Bác sĩ Nguyễn Tiến Cảnh
Tôi không tính viết về vấn đề này vì nó khá tế nhị, dễ bị đụng chạm. Nhất là nó liên quan đến vấn đề bản sắc của một cá nhân hay đoàn thể hay một lý tưởng mà người ta đang theo đuổi. Nhưng sau khi thăm hỏi nhiều ý kiến và suy nghĩ đắn đo tôi quyết định viết. Viết không phải để làm “tắc nghẽn” đường hiệp thông nhưng để làm sáng tỏ vấn đề cho những ai “không biết” hoặc “cố tình” không muốn biết .
Hơn nữa, cổ nhân nói (thuyết TRI-HÀNH hiệp nhất của Vương dương Minh): “Biết mà không làm là chưa biết / Vị hữu tri nhi bất hành giả, Tri nhi bất hành, chỉ thị vị tri”. Nói một cách khác biết điều sai trái mà không lên tiếng phản đối là đồng lõa. Chúa Giêsu cũng đã nói: “…hãy lên mái nhà mà nói; hãy nói ra giữa ban ngày điều anh em nghe trong bóng tối hoặc nghe rỉ tai…” (Mt. 10: 27)
Đó là lý do tôi viết bài này. Rất ngắn gọn và chỉ nói về một vài điểm cần phải nói mà thôi.
Khi quí vị đọc bài này thì quí vị cũng đã đọc bức thư của ĐHY Mẫn gửi ba giám mục Việt Nam nói về lá cờ vàng ba sọc đỏ trong đại hội giới trẻ thế giới 2008 tại Sidney, Úc Châu (WYD 2008). Mở đầu bức thư bằng lý do tại sao ĐHY đi dự đại hội giới trẻ thế giới rồi nhân đó kết án lá cờ vàng ba sọc đỏ lồng khung trong bộ áo tôn giáo đạo đức.
TẠI SAO HY MẪN LẠI NÓI TỚI CỜ VÀNG BA SỌC ĐỎ?
Bức thư của HY Mẫn thực sự không phải là thư mục vụ gửi cho giới trẻ tham dự đại hội WYD 2008 mà là thư gửi cho ba giám mục Việt Nam sẽ tham dự đại hội. Bức thư lại được phóng ra hải ngoại và hải ngoại đọc được bức thư trong khi ở trong nước chưa ai biết. Có thể ba giám mục kia cũng chưa kịp đọc thư nữa. Tại sao HY Mẫn lại viết một cách gián tiếp như vậy ? Với tư cách là HY, người cha nhân lành viết thẳng cho giới trẻ, nhắn nhủ khuyên biểu chúng thì hay biết mấy!
Vấn đề nổi cộm là HY Mẫn lại xác định chắc như đinh đóng cột là cờ vàng ba sọc đỏ “đã làm tắc nghẽn con đường hiệp thông của các bạn trẻ” khi nhắc tới ba lần đại hội trước ở Pháp, Đức, Canada mà không đưa ra bằng chứng, trong khi ĐHY đã ca ngợi ba lần đại hội trước là thành công! Có chăng là cờ vàng đã làm tắc nghẽn nghị quyết 36. Hay là lần này vì HY chính thức tham dự đại hội nên sợ có cờ vàng ba sọc đỏ xuất hiện mà HY không ưa?
CỜ VÀNG BA SỌC ĐỎ CÓ LÀM TẮC NGHẼN SỰ HIỆP THÔNG KHÔNG?
Thực sự cờ vàng ba sọc đỏ có làm tắc nghẽn con đường hiệp thông của giới trẻ không? Theo nhận xét thì có thể nói không một bạn trẻ nào ở hải ngoại lại e dè, hận thù hay ghét bỏ những người trẻ hiện đang sống ở trong nước. Chúng tôi sinh hoạt gần gũi và thường xuyên với giới trẻ nên biết rất rõ vấn đề đó. Trong gia đình con cháu chúng tôi cũng vậy. Chúng được giáo dục khai phóng, tự do, cởi mở thân thiện với mọi người, đừng kể giới trẻ công giáo với tinh thần bác ái yêu thương mọi người thì chuyện tắc nghẽn hiệp thông giữa giới trẻ trong và ngoài nước lại càng không bao giờ có. Không rõ giới trẻ trong nước có e dè gì với giới trẻ ở hải ngoại không? Tôi cũng nghĩ là không? Bởi lẽ không một người trẻ nào ở trong nước ra hải ngoại chơi mà không mong ước được ở lại. Hiện nay khá nhiều du sinh Việt Nam sau khi học xong đã tìm mọi cách để được ở lại ngay cả chấp nhận ở lại bất hợp pháp. Đó là chưa nói về tình gắn bó thắm thiết của đồng bào hải ngoại với quốc nội. Mỗi khi người trong nước bị ức hiếp bất công hoặc bị tai ương bão lụt thì đồng bào hải ngoại cấp kỳ lo lắng giúp đỡ để họ mau thoát cảnh khốn khổ. Bằng cớ là đồng bào hải ngoại gửi về cho bà con anh em ho hàng cả hảng tỷ mỹ kim mỗi năm. Xem vậy đủ biết không có vấn đề tắc nghẽn hiệp thông giữa hai giới trẻ trong và ngoài nước như HY Mẫn nói. Giới trẻ Việt Nam hải ngoại khi giương cao cờ vàng ở đại hội là biểu lộ bản sắc của mình, tinh thần tự do dân chủ mà họ hằng bảo vệ và trân quí, cũng như bất cứ một quốc gia nào khác như Anh, Pháp, Mỹ, Tây Ban Nha … giương cờ quốc gia của họ mà thôi. Họ đâu có ý phản đối hay “sự cố” làm tắc nghẽn con đường hiệp thông của ai đâu…Có chăng là cung cách ĐHY viết về lá cờ vàng đã khơi mào làm tắc nghẽn hiệp thông giữa trong và ngoài nước, nhất là đồng bào công giáo. Có thể vì ngài không ưa lá cờ vàng ba sọc đỏ nên ngài không muốn nhìn nó mà thôi? Hay ngài sợ nhà cầm quyền Việt Nam , đảng CSVN phật lòng? Nếu vậy thì ngài lại tự mẫu thuẫn, không thành thực với lòng mình, với cả giáo huấn của Giáo Hội: “….Giáo Hội Công Giáo chưa bao giờ được xây dựng trên nền tảng một chủ nghĩa trần thế” (4).
Từ chỗ không ưa cờ vàng ba sọc đỏ mà HY đã cắt nghĩa biểu tượng lá cờ một cách chủ quan, gượng gạo và ví von áp đặt … Cờ vàng ba sọc đỏ không bao giờ và sẽ chẳng bao giờ là “biểu trưng một ‘ thói đời’ mang tính đối kháng”. Đồng bào hải ngoại liều chết bỏ nước ra đi “vì không thể sống dưới chế độ cộng sản độc tài áp chế được nên phải tìm một lối sống thích hợp với bản tính con người trong xã hội công dân thật sự với đầy đủ tự do dân chủ và nhân quyền…” mà Thiên Chúa đã phú bẩm cho họ từ lúc mới thụ thai và lúc vừa mới sinh ra. Đó là lý tưởng của họ, quyền tự do của họ, không ai có quyền lăng mạ.
THẾ NÀO LÀ BIỂU TƯỢNG MỘT LÁ CỜ
Lá cờ luôn luôn là biểu tượng lý tưởng của một đoàn thể, tổ chức hay quốc gia dân tộc. Lá cờ là linh hồn của đất nước. Lá cờ rất quan trọng và phải được gìn giữ, bảo trọng hơn cả vị nguyên thủ quốc gia. Diễn giải biểu tượng lá cờ với hình thức giả dụ ví von dài dòng với mục đích đi đến chỗ chà đạp lá cờ mà mình không ưa và muốn khai trừ nó là thiếu tình bác ái, không tôn trọng tự do của người khác. “Lá cờ…có lúc chỉ là biểu trưng của một thói đời mang tính đối kháng”.
Đọc câu diễn tả lá cờ như vậy, người ta nghĩ là nó chỉ có thể được nói ra nơi cửa miệng của một chính trị gia mưu sỉ và hiểm độc. Nếu giới trẻ có giương lá cờ vàng nơi đại hội thì cũng không đến nỗi bị một giáo chủ của mình quở trách thậm tệ đến như thế. Một khi đã chà đạp lá cờ vàng như vậy thì hẳn là có ý muốn nêu cao lá cờ đỏ của phía đối nghịch? ĐHY Mẫn lại ví von Mẹ Việt Nam mặc áo Vàng, áo Đỏ, lúc Lành lúc Rách nhưng vẫn là “Mẹ đã dày công sinh thành dưỡng duc con dân Việt Nam, vẫn là mẹ đã để lại cho dân tộc VN một di sản vô giá…một nền văn hóa khá phong phú với những giá trị tinh thần và đạo đức….” Đúng vậy, nhưng không phải bà mẹ Việt Nam nào cũng là mẹ hiền, luôn luôn đùm bọc che chở, giúp đỡ tất cả mọi đứa con đồng đều như nhau từ đứa giàu đến đứa nghèo, từ trí thức, công nhân, thợ thuyền, thương gia cho đến nông dân, lao động tay chân. Bà mẹ nào chủ trương đấu tranh giai cấp, gây cảnh con tố cha mẹ, vợ tố chồng, bạn bè tố cáo nhau … Bà mẹ nào ăn cướp tài sản ruộng vườn của dân? Bà mẹ nào chiếm đoạt nhà thờ, chùa chiền, học đường, nhà thương, cơ sở bác ái giáo dục của các tôn giáo? Chắc chắn không phải bà Mẹ Việt Nam mặc áo vàng. Đâu là di sản vô giá và văn hóa phong phú của dân tộc với những giá trị tinh thần và đạo đức mà bà Mẹ áo đỏ đem lại như ĐHY miêu tả? Phải chăng là một nền văn hóa người bóc lột người, một nền văn hóa sự chết mà ĐGH Gioan Phaolo II đã kết án, một xã hội tha hóa với đầy dẫy tham nhũng, bất công, hận thù, kỳ thị, áp bức, gian dối, trí trá và lừa bịp, một nền giáo dục phi nhân bản, phi con người, phi tôn giáo, một nền giáo dục thương mại / mua bán bằng cấp, một nền giáo dục một chiều chủ trương “hồng hơn chuyên” chỉ để phục vụ đảng CSVN, một nền giáo dục vô giáo dục.
Không thể lấy hình ảnh bà Mẹ hiền để nhập nhàng trí trá đánh lận giữa Hiền với Ác hầu che dấu khỏa lấp tội lỗi của Ác mẫu.
Đánh tráo giữa hai hình ảnh bà Mẹ vẫn chưa đủ, ĐHY lại đem Chúa và Giáo Hội ra làm bùa hộ mệnh để đánh bóng cho biện luận của mình. ĐHY đã dấu kín con người “chính trị” trong cái áo Mẹ Hiền và Tôn Giáo bằng những lời hay ý đẹp thì quả là mưu trí.
KẾT LUẬN
Tôi sinh ra đời vào một thời tao loạn, chịu ảnh hưởng của cả hai Mẹ: Có nước mắt, có mồ hôi, có tiếng cười tiếng khóc, có cả no cả đói, có hân hoan mừng vui, có tiếng than van thở dài lo âu. Rồi lớn lên trong chinh chiến bom đạn. Tôi đã từng thắc mắc ai nêu cảnh tang thương này để phải ba lần chạy trốn rời bỏ nơi thân yêu. Lần đầu mẹ bế chạy giặc ra Hanội. Lúc đó tôi chưa hiểu gì cả. Lần thứ hai phải rời bỏ nơi chôn nhau cắt rốn vô Nam , tôi được bố mẹ và các cha xứ biểu “vào Nam để giữ đạo”. Lúc đó tuy chưa khôn lớn đủ nhưng cũng biết thắc mắc tại sao phải vào Nam mới giữ được đạo? Lần thứ ba gần đây nhất đã phải chạy trối chết vượt sóng gió đại dương bất kể hiểm nguy để có được Tự Do, để bảo vệ lá cờ vàng ba sọc đỏ.
Tôi được bà mẹ áo vàng nuôi dưỡng giáo dục thành nhân và thành danh. Khi tốt nghiệp vì bổn phận công dân tôi đáp lời sông núi ra đi bảo vệ quê hương. Tôi đã từng chứng kiến biết bao nhiêu đồng bạn ngã gục trong lửa đạn. Những đêm dài nằm nghe tiếng súng pháo kích để sáng mai nhìn thảm cảnh đàn bà con nít, ông già bà cả vô tội tan thây nát xác, nhà tan cửa nát. Chúng tôi có lúc đã phải xông pha lửa đạn để cứu những thương bệnh binh và dân lành vô tội, cả những người lính cộng sản bị thương nơi trận địa để rồi khi bà mẹ áo Đỏ chiếm đoạt được miền Nam đã lừa chúng tôi vào những trại gọi là học tập cải tạo để giáo dục: “Các anh là kẻ có tội vì đã cứu sống / chữa lành những tên ngụy cho chúng khỏe mạnh để chúng tiếp tục đánh phá cách mạng. Các anh tuyên úy đã giải tội và tha tội cho lính ngụy để chúng được sạch tội, thảnh thơi thoải mái trở lại tiếp tục truy lùng đánh giết cách mạng. Tất cả các anh đáng tội phải chết”. Và khá nhiều bạn bè, đồng đội chúng tôi đã nằm xuống một cách rất thê thảm …
Những Đại Lộ kinh hoàng, những Mùa hè Đỏ Lửa, những trận mưa pháo / bắn sẻ vào dân lành, vào bệnh viện, vào những bệnh nhân, vào những xác chết hai lần, vào linh địa La Vang …, tất cả tôi đều chứng kiến tận mắt. Rồi thảm trạng Tết Mậu Thân ở Huế đã hằn xâu vào tim óc chúng tôi để nhận ra ai là mẹ áo Đỏ ai là Mẹ áo Vàng. Những người lính chiến đã liều chết để treo cho được lá cờ vàng lên cố đô Huế, lên cổ thành Quảng trị. Đến khi mẹ Áo Vàng không thể bảo vệ được chúng tôi thì chúng tôi bằng mọi cách thoát khỏi Mẹ Áo Đỏ tìm nơi tự do hầu bảo vệ lá cờ vàng, tượng trưng cho tự do, dân chủ và tình người. Không ai có quyền ngăn cản chúng tôi, có quyền xỉ nhục lá cờ vàng ba sọc đỏ.
Thiết nghĩ tất cả đồng bào Việt Nam ở hải ngoại bỏ nước ra đi sau sau 30-4-1975 đều có cùng một tâm trạng như chúng tôi.
Pace Island, Florida 17-6-2008
Bác sĩ Nguyễn Tiến Cảnh
Tôi không tính viết về vấn đề này vì nó khá tế nhị, dễ bị đụng chạm. Nhất là nó liên quan đến vấn đề bản sắc của một cá nhân hay đoàn thể hay một lý tưởng mà người ta đang theo đuổi. Nhưng sau khi thăm hỏi nhiều ý kiến và suy nghĩ đắn đo tôi quyết định viết. Viết không phải để làm “tắc nghẽn” đường hiệp thông nhưng để làm sáng tỏ vấn đề cho những ai “không biết” hoặc “cố tình” không muốn biết .
Hơn nữa, cổ nhân nói (thuyết TRI-HÀNH hiệp nhất của Vương dương Minh): “Biết mà không làm là chưa biết / Vị hữu tri nhi bất hành giả, Tri nhi bất hành, chỉ thị vị tri”. Nói một cách khác biết điều sai trái mà không lên tiếng phản đối là đồng lõa. Chúa Giêsu cũng đã nói: “…hãy lên mái nhà mà nói; hãy nói ra giữa ban ngày điều anh em nghe trong bóng tối hoặc nghe rỉ tai…” (Mt. 10: 27)
Đó là lý do tôi viết bài này. Rất ngắn gọn và chỉ nói về một vài điểm cần phải nói mà thôi.
Khi quí vị đọc bài này thì quí vị cũng đã đọc bức thư của ĐHY Mẫn gửi ba giám mục Việt Nam nói về lá cờ vàng ba sọc đỏ trong đại hội giới trẻ thế giới 2008 tại Sidney, Úc Châu (WYD 2008). Mở đầu bức thư bằng lý do tại sao ĐHY đi dự đại hội giới trẻ thế giới rồi nhân đó kết án lá cờ vàng ba sọc đỏ lồng khung trong bộ áo tôn giáo đạo đức.
TẠI SAO HY MẪN LẠI NÓI TỚI CỜ VÀNG BA SỌC ĐỎ?
Bức thư của HY Mẫn thực sự không phải là thư mục vụ gửi cho giới trẻ tham dự đại hội WYD 2008 mà là thư gửi cho ba giám mục Việt Nam sẽ tham dự đại hội. Bức thư lại được phóng ra hải ngoại và hải ngoại đọc được bức thư trong khi ở trong nước chưa ai biết. Có thể ba giám mục kia cũng chưa kịp đọc thư nữa. Tại sao HY Mẫn lại viết một cách gián tiếp như vậy ? Với tư cách là HY, người cha nhân lành viết thẳng cho giới trẻ, nhắn nhủ khuyên biểu chúng thì hay biết mấy!
Vấn đề nổi cộm là HY Mẫn lại xác định chắc như đinh đóng cột là cờ vàng ba sọc đỏ “đã làm tắc nghẽn con đường hiệp thông của các bạn trẻ” khi nhắc tới ba lần đại hội trước ở Pháp, Đức, Canada mà không đưa ra bằng chứng, trong khi ĐHY đã ca ngợi ba lần đại hội trước là thành công! Có chăng là cờ vàng đã làm tắc nghẽn nghị quyết 36. Hay là lần này vì HY chính thức tham dự đại hội nên sợ có cờ vàng ba sọc đỏ xuất hiện mà HY không ưa?
CỜ VÀNG BA SỌC ĐỎ CÓ LÀM TẮC NGHẼN SỰ HIỆP THÔNG KHÔNG?
Thực sự cờ vàng ba sọc đỏ có làm tắc nghẽn con đường hiệp thông của giới trẻ không? Theo nhận xét thì có thể nói không một bạn trẻ nào ở hải ngoại lại e dè, hận thù hay ghét bỏ những người trẻ hiện đang sống ở trong nước. Chúng tôi sinh hoạt gần gũi và thường xuyên với giới trẻ nên biết rất rõ vấn đề đó. Trong gia đình con cháu chúng tôi cũng vậy. Chúng được giáo dục khai phóng, tự do, cởi mở thân thiện với mọi người, đừng kể giới trẻ công giáo với tinh thần bác ái yêu thương mọi người thì chuyện tắc nghẽn hiệp thông giữa giới trẻ trong và ngoài nước lại càng không bao giờ có. Không rõ giới trẻ trong nước có e dè gì với giới trẻ ở hải ngoại không? Tôi cũng nghĩ là không? Bởi lẽ không một người trẻ nào ở trong nước ra hải ngoại chơi mà không mong ước được ở lại. Hiện nay khá nhiều du sinh Việt Nam sau khi học xong đã tìm mọi cách để được ở lại ngay cả chấp nhận ở lại bất hợp pháp. Đó là chưa nói về tình gắn bó thắm thiết của đồng bào hải ngoại với quốc nội. Mỗi khi người trong nước bị ức hiếp bất công hoặc bị tai ương bão lụt thì đồng bào hải ngoại cấp kỳ lo lắng giúp đỡ để họ mau thoát cảnh khốn khổ. Bằng cớ là đồng bào hải ngoại gửi về cho bà con anh em ho hàng cả hảng tỷ mỹ kim mỗi năm. Xem vậy đủ biết không có vấn đề tắc nghẽn hiệp thông giữa hai giới trẻ trong và ngoài nước như HY Mẫn nói. Giới trẻ Việt Nam hải ngoại khi giương cao cờ vàng ở đại hội là biểu lộ bản sắc của mình, tinh thần tự do dân chủ mà họ hằng bảo vệ và trân quí, cũng như bất cứ một quốc gia nào khác như Anh, Pháp, Mỹ, Tây Ban Nha … giương cờ quốc gia của họ mà thôi. Họ đâu có ý phản đối hay “sự cố” làm tắc nghẽn con đường hiệp thông của ai đâu…Có chăng là cung cách ĐHY viết về lá cờ vàng đã khơi mào làm tắc nghẽn hiệp thông giữa trong và ngoài nước, nhất là đồng bào công giáo. Có thể vì ngài không ưa lá cờ vàng ba sọc đỏ nên ngài không muốn nhìn nó mà thôi? Hay ngài sợ nhà cầm quyền Việt Nam , đảng CSVN phật lòng? Nếu vậy thì ngài lại tự mẫu thuẫn, không thành thực với lòng mình, với cả giáo huấn của Giáo Hội: “….Giáo Hội Công Giáo chưa bao giờ được xây dựng trên nền tảng một chủ nghĩa trần thế” (4).
Từ chỗ không ưa cờ vàng ba sọc đỏ mà HY đã cắt nghĩa biểu tượng lá cờ một cách chủ quan, gượng gạo và ví von áp đặt … Cờ vàng ba sọc đỏ không bao giờ và sẽ chẳng bao giờ là “biểu trưng một ‘ thói đời’ mang tính đối kháng”. Đồng bào hải ngoại liều chết bỏ nước ra đi “vì không thể sống dưới chế độ cộng sản độc tài áp chế được nên phải tìm một lối sống thích hợp với bản tính con người trong xã hội công dân thật sự với đầy đủ tự do dân chủ và nhân quyền…” mà Thiên Chúa đã phú bẩm cho họ từ lúc mới thụ thai và lúc vừa mới sinh ra. Đó là lý tưởng của họ, quyền tự do của họ, không ai có quyền lăng mạ.
THẾ NÀO LÀ BIỂU TƯỢNG MỘT LÁ CỜ
Lá cờ luôn luôn là biểu tượng lý tưởng của một đoàn thể, tổ chức hay quốc gia dân tộc. Lá cờ là linh hồn của đất nước. Lá cờ rất quan trọng và phải được gìn giữ, bảo trọng hơn cả vị nguyên thủ quốc gia. Diễn giải biểu tượng lá cờ với hình thức giả dụ ví von dài dòng với mục đích đi đến chỗ chà đạp lá cờ mà mình không ưa và muốn khai trừ nó là thiếu tình bác ái, không tôn trọng tự do của người khác. “Lá cờ…có lúc chỉ là biểu trưng của một thói đời mang tính đối kháng”.
Đọc câu diễn tả lá cờ như vậy, người ta nghĩ là nó chỉ có thể được nói ra nơi cửa miệng của một chính trị gia mưu sỉ và hiểm độc. Nếu giới trẻ có giương lá cờ vàng nơi đại hội thì cũng không đến nỗi bị một giáo chủ của mình quở trách thậm tệ đến như thế. Một khi đã chà đạp lá cờ vàng như vậy thì hẳn là có ý muốn nêu cao lá cờ đỏ của phía đối nghịch? ĐHY Mẫn lại ví von Mẹ Việt Nam mặc áo Vàng, áo Đỏ, lúc Lành lúc Rách nhưng vẫn là “Mẹ đã dày công sinh thành dưỡng duc con dân Việt Nam, vẫn là mẹ đã để lại cho dân tộc VN một di sản vô giá…một nền văn hóa khá phong phú với những giá trị tinh thần và đạo đức….” Đúng vậy, nhưng không phải bà mẹ Việt Nam nào cũng là mẹ hiền, luôn luôn đùm bọc che chở, giúp đỡ tất cả mọi đứa con đồng đều như nhau từ đứa giàu đến đứa nghèo, từ trí thức, công nhân, thợ thuyền, thương gia cho đến nông dân, lao động tay chân. Bà mẹ nào chủ trương đấu tranh giai cấp, gây cảnh con tố cha mẹ, vợ tố chồng, bạn bè tố cáo nhau … Bà mẹ nào ăn cướp tài sản ruộng vườn của dân? Bà mẹ nào chiếm đoạt nhà thờ, chùa chiền, học đường, nhà thương, cơ sở bác ái giáo dục của các tôn giáo? Chắc chắn không phải bà Mẹ Việt Nam mặc áo vàng. Đâu là di sản vô giá và văn hóa phong phú của dân tộc với những giá trị tinh thần và đạo đức mà bà Mẹ áo đỏ đem lại như ĐHY miêu tả? Phải chăng là một nền văn hóa người bóc lột người, một nền văn hóa sự chết mà ĐGH Gioan Phaolo II đã kết án, một xã hội tha hóa với đầy dẫy tham nhũng, bất công, hận thù, kỳ thị, áp bức, gian dối, trí trá và lừa bịp, một nền giáo dục phi nhân bản, phi con người, phi tôn giáo, một nền giáo dục thương mại / mua bán bằng cấp, một nền giáo dục một chiều chủ trương “hồng hơn chuyên” chỉ để phục vụ đảng CSVN, một nền giáo dục vô giáo dục.
Không thể lấy hình ảnh bà Mẹ hiền để nhập nhàng trí trá đánh lận giữa Hiền với Ác hầu che dấu khỏa lấp tội lỗi của Ác mẫu.
Đánh tráo giữa hai hình ảnh bà Mẹ vẫn chưa đủ, ĐHY lại đem Chúa và Giáo Hội ra làm bùa hộ mệnh để đánh bóng cho biện luận của mình. ĐHY đã dấu kín con người “chính trị” trong cái áo Mẹ Hiền và Tôn Giáo bằng những lời hay ý đẹp thì quả là mưu trí.
KẾT LUẬN
Tôi sinh ra đời vào một thời tao loạn, chịu ảnh hưởng của cả hai Mẹ: Có nước mắt, có mồ hôi, có tiếng cười tiếng khóc, có cả no cả đói, có hân hoan mừng vui, có tiếng than van thở dài lo âu. Rồi lớn lên trong chinh chiến bom đạn. Tôi đã từng thắc mắc ai nêu cảnh tang thương này để phải ba lần chạy trốn rời bỏ nơi thân yêu. Lần đầu mẹ bế chạy giặc ra Hanội. Lúc đó tôi chưa hiểu gì cả. Lần thứ hai phải rời bỏ nơi chôn nhau cắt rốn vô Nam , tôi được bố mẹ và các cha xứ biểu “vào Nam để giữ đạo”. Lúc đó tuy chưa khôn lớn đủ nhưng cũng biết thắc mắc tại sao phải vào Nam mới giữ được đạo? Lần thứ ba gần đây nhất đã phải chạy trối chết vượt sóng gió đại dương bất kể hiểm nguy để có được Tự Do, để bảo vệ lá cờ vàng ba sọc đỏ.
Tôi được bà mẹ áo vàng nuôi dưỡng giáo dục thành nhân và thành danh. Khi tốt nghiệp vì bổn phận công dân tôi đáp lời sông núi ra đi bảo vệ quê hương. Tôi đã từng chứng kiến biết bao nhiêu đồng bạn ngã gục trong lửa đạn. Những đêm dài nằm nghe tiếng súng pháo kích để sáng mai nhìn thảm cảnh đàn bà con nít, ông già bà cả vô tội tan thây nát xác, nhà tan cửa nát. Chúng tôi có lúc đã phải xông pha lửa đạn để cứu những thương bệnh binh và dân lành vô tội, cả những người lính cộng sản bị thương nơi trận địa để rồi khi bà mẹ áo Đỏ chiếm đoạt được miền Nam đã lừa chúng tôi vào những trại gọi là học tập cải tạo để giáo dục: “Các anh là kẻ có tội vì đã cứu sống / chữa lành những tên ngụy cho chúng khỏe mạnh để chúng tiếp tục đánh phá cách mạng. Các anh tuyên úy đã giải tội và tha tội cho lính ngụy để chúng được sạch tội, thảnh thơi thoải mái trở lại tiếp tục truy lùng đánh giết cách mạng. Tất cả các anh đáng tội phải chết”. Và khá nhiều bạn bè, đồng đội chúng tôi đã nằm xuống một cách rất thê thảm …
Những Đại Lộ kinh hoàng, những Mùa hè Đỏ Lửa, những trận mưa pháo / bắn sẻ vào dân lành, vào bệnh viện, vào những bệnh nhân, vào những xác chết hai lần, vào linh địa La Vang …, tất cả tôi đều chứng kiến tận mắt. Rồi thảm trạng Tết Mậu Thân ở Huế đã hằn xâu vào tim óc chúng tôi để nhận ra ai là mẹ áo Đỏ ai là Mẹ áo Vàng. Những người lính chiến đã liều chết để treo cho được lá cờ vàng lên cố đô Huế, lên cổ thành Quảng trị. Đến khi mẹ Áo Vàng không thể bảo vệ được chúng tôi thì chúng tôi bằng mọi cách thoát khỏi Mẹ Áo Đỏ tìm nơi tự do hầu bảo vệ lá cờ vàng, tượng trưng cho tự do, dân chủ và tình người. Không ai có quyền ngăn cản chúng tôi, có quyền xỉ nhục lá cờ vàng ba sọc đỏ.
Thiết nghĩ tất cả đồng bào Việt Nam ở hải ngoại bỏ nước ra đi sau sau 30-4-1975 đều có cùng một tâm trạng như chúng tôi.
Pace Island, Florida 17-6-2008
Bác sĩ Nguyễn Tiến Cảnh
No comments:
Post a Comment