Wednesday, June 30, 2010

LUẬT SỬ DỤNG "I" VÀ "Y" - Nguyễn Phước Đáng

Nguyễn Phước Đáng

1. LUẬT SỬ DỤNG "I" VÀ "Y"

Bây giờ tôi đọc "y" ra "Y gờ-réc" đàng hoàng, chớ hồi bé bỏng tiểu học tôi đọc nhại theo người lớn là "Y cà-rết".

Ðọc theo chữ quốc ngữ, đó là "y dài", đối chọi lại với "i ngắn". Người mình quen thấy sao nói vậy, thấy nó dài thì gọi là dài, còn thấy nó ngắn thì gọi là ngắn để phân biệt 2 chữ cái đồng âm dị tự nầy. Người ta từng đặt tên "dê trên" cho "d" "dê dưới" cho "gi", cũng theo cái thấy “d” viết cao lên trên, và "gi" viết kéo xuống dưới.

Y dài, i ngắn gây tranh luận triền miên, cho đến nay vẫn chưa phân thắng bại. Phe tự coi là tiến bộ thì thích dùng i ngắn. Chỉ khi nào kẹt lắm mới dùng y dài. Gặp tên vua Bảo Ðại Vĩnh Thuỵ , gặp tên ca sĩ Thanh Thuý , gặp chức vụ Uỷ viên ... họ mới ráng xài y dài, nghĩa là khi nào kẹt gặp chữ có vần hoà âm họ mới lôi y dài ra chịu trận, còn không thì họ xài tuốt luốt i ngắn hết. Thế kỷ , nước Mỹ, ly tách ... họ viết thế kỉ , nước, li tách ... và còn xác định thẳng rằng viết như vậy mới đúng nữa. Hai trường học ở Thị Xã Long Xuyên mang chung một tên, toạ lạc sát vách nhau, một trường tên là cấp 1 Mỹ Long, còn trường kia tên là cấp 2 Long. Sau một thời gian, bị nhiều lời đàm tiếu, nói ra nói vào, những người "cấp tiến" sửa lại là "cấp 2 Mỹ Long".

Như vậy, dùng y dài cũng được, mà dùng i ngắn cũng được!

Theo tôi, không có luật sử dụng i y , mà chỉ có một vài quy tắc sử dụng, tùy theo suy nghiệm của từng người.

Một số nhà ngôn ngữ nói rằng "mỗi âm nên biểu thị bằng 1 ký hiệu (chữ cái) thôi". Vậy i y đồng âm (phát ra tiếng giống nhau) vậy nên dùng i thôi, dùng chi y cho thêm rắc rối.

Có vị còn phát biểu đến chỗ quá trớn, bảo rằng chữ mây viết mâi cũng đọc ra mây được (đúng với ngôn ngữ học).

Thực tế thì không đơn giản như vậy. Bây giờ mà bỏ hẳn y thì chữ Việt sẽ rối loạn. Nói vậy, có nghĩa là không thể lấy i thay cho y được. Có nhiều trường hợp, âm i đứng một mình hay đứng cuối chữ thì viết y hay i đều phát âm giống nhau, vậy viết bằng i thì gọn hơn. Tuy nhiên, tính như vậy cũng chưa hẳn là hay, vì xét về ý nghĩa của từng chữ, thì 2 chữ đồng âm dị nghĩa mà có 2 dạng chữ khác nhau thì hay hơn là đồng âm, đồng tự mà dị nghĩa. Nói cách khác, 2 chữ viết khác nhau, có 2 nghĩa khác nhau hay hơn là 2 chữ giống nhau mà có 2 nghĩa khác nhau.

Thí dụ: Viết trí vànhí. 2 chữ,(khác mặt chữ, khác nghĩa) thì hay hơn là viếttrí và nhí (giống mặt chữ, khác nghĩa)

Giáo Sư Nguyễn Ðình-Hoà không coi y dài là một nguyên âm trong hệ thống mẫu tự quốc ngữ. Có lẽ giáo sư coi y dài chỉ là biến thể của i ngắn.

Có người còn "lạc đề" khi tham chiếu văn phạm Anh ngữ, coi y là phụ âm. Tôi nói đó là lạc đề, vì nghiên cứu chữ Việt mà lấy chữ Anh vào, để buộc chữ Việt phải như chữ Anh. Những vị nầy nghiên cứu chữ Việt mà lệ thuộc, chịu ảnh hương chữ Anh thậm tệ.

Tôi để ý thấy có 4 trường hợp y dài thay thế i ngắn:

1. Thay i ngắn trong chữ có vần hoà âm. (Bắt buộc phải dùng y dài)

Thí dụ: thu (m), Tuy (nhiên), suy (nghĩ) ... (thu+ , tu+y , su+y ...)

2. Thay i ngắn khi bán nguyên âm đứng đầu chữ.

Thí dụ: yết (kiến), yến (tiệc), yên (ổn) ... Ta viết iết, iến, iên thì phát âm đã đúng với tiếng nói rồi, nhưng quy tắc quốc ngữ buộc khi bán nguyên âm đứng đầu chữ thì i phải thay bằng y.

3. Thay i ngắn khi vần xuôi có u ráp với vần ngược hoặc vần hợp âm có i.

Thí dụ: xuýt (xoa), (họ) huỳnh , (đêm) khuya , khuỷu (tay). Chữ Việt không có vần yt, ynh, ya, yu ..., mà chỉ có vần it, inh, ia, iu ... Khi các vần nầy ráp với vần xuôi có u như xu, hu, khu ... thì i được thay bằng y (xu+ýt , hu+nh , khu+ya , khu+u).

4. Thay i ngắn khi vần xuôi có u ráp với vần ngược có.

Thí dụ: tuyết (trắng), (họ) Nguyễn , thuyên chuyển ... Cũng vậy, chữ Việt không có vần yêt, yên ..., mà chỉ có vần iêt, iên ... khi các vần nầy ráp với vần xuôi có u như tu, ngu, thu, chu ... thì i được thay bằng y (tu+yết , Ngu+yễn, thu+yên, chu+yển...)

Bây giờ xét qua công dụng của y dài trong việc hình thành chữ viết quốc ngữ đang dùng hiện nay. Nói cách khác, xét về vị trí của y dài trong chữ quốc ngữ, thì y dài có đủ 4 công dụng của 1 nguyên âm:

1. Y dài đứng một mình tạo được 1 chữ, ghi được 1 lời nói.

Thí dụ: (Sao) y , ý (kiến)...

2. Y dài đứng đầu chữ tạo được 1 chữ, ghi được 1 lời nói.

Thí dụ: (Thương) yêu, (chim) yến ...

3. Y dài đứng giữa chữ tạo được 1 chữ, ghi được 1 lời nói.

Thí dụ: (hoa) Qunh, (diễn) thuyết, luyện (tập), (họ) Nguyễn...

4. Y dài đứng cuối chữ tạo được 1 chữ ghi được 1 lời nói.

Thí dụ: ký (sự), (thủ) qu , thu (thủ)...

Thật là khó khi tranh luận về y dài, i ngắn.

Lý giải như cách thứ nhì, phân tích thẳng vào thực tế chữ quốc ngữ đang dùng, thì y dài có 4 công dụng y như các nguyên âm a, e, ê, i, o, ô, ơ, u, ư, thì nó phải là nguyên âm.

Lý giải như cách thứ nhứt, xét đến các quy tắc quốc ngữ trước, để chỉ ra rằng có rất nhiều trường hợp y dài chỉ giữ vai trò thay thế i ngắn mà thôi. Các quy tắc đó có thật, mặc dù hầu hết chúng ta không đọc thấy trong văn kiện hay tài liệu nào. Ta biết theo suy luận hợp lý mà thôi.

Dù quả thật như vậy đi nữa, chúng ta cũng không loại hẳn y dài ra khỏi hệ thống mẫu tự quốc ngữ được:

1. Không thể lấy i ngắn thay y dài trong các chữ có vần hoà âm được.

Thí dụ: Tuy (nhiên), khuy (áo)...

2. Không thể lấy i ngắn thay y dài ráp thành vần hợp âm với bán nguyên âm â được.

Thí dụ:y (là)..., (hướng) Tây , (đám) mây, thầy (giáo) ...

3. Không thể lấy i ngắn thay y dài ráp với nguyên âm a để tạo thành 1 vần nghiêng qua âm â.

Thí dụ: dạy (học), (bái) lạy , hay (giỏi), (số) bảy ...

Vậy ta có lối thoát nào cho vấn đề y-dài-i-ngắn được êm dịu không? Nghĩa là có biện luận nào hy vọng thuyết phục được cả đôi bên không?

Tôi xin mạo muội nêu ra sau đây đôi điều biện luận về vị trí hay công dụng thực sự của y dài trong chữ quốc ngữ.

Ðiều quan trọng bậc nhất là: "Y dài không có chức năng tạo vần ngược, cũng như không có chức năng tạo vần hợp âm".

Tất cả các nguyên âm a, e, ê, i, o, ô, ơ, u, ư và bán nguyên âm ă, â, iê, uô, ươ đều ráp được với phần lớn phụ âm để tạo thành vần ngược. Riêng y dài thì không. Chúng ta đâu từng thấy vần ngược yt, yc, yn, ym, ych, ynh, yp ...

Các nguyên âm a, e, ê, i, o, ô, ơ, u, ư đều tạo được vần hợp âm. Riêng y dài thì không. Chúng ta đâu từng thấy vần hợp âm ya, yu.

Do vậy, ta có 2 hệ quả sau đây:

1. Y dài không có công dụng đứng đầu chữ:

(Không tạo ra được vần ngược hay vần hợp âm thì làm sao đứng đầu chữ được?)

2. Y dài không có công dụng đứng giữa chữ:

(Không tạo ra vần ngược hay vần hợp âm được thì lấy gì để ráp với các phụ âm phía trước để được đứng giữa?)

Tuy nhiên, nhóm người sáng tạo chữ quốc ngữ lại đưa ra 2 quy tắc làm cho y dài có cơ hội có được chức năng đứng đầu chữ và đứng giữa chữ. Hai quy tắc đó là:

1. Bán nguyên âmkhi đứng đầu chữ, thì i ngắn phải được thay thế bằng y dài.

Thí dụ: Ðáng lẽ phải viết iết kiến, iến anh, iên ổn... nhưng ta bị quy tắc trên khống chế, nên phải viết yết kiến, yến anh, yên ổn. Trong trường hợp nầy, nếu không có quy tắc trên, ta viết với i ngắn, khi phát âm, các chữ đó cũng cho ra tiếng nói giống hệt như ta viết với y dài, như hiện nay.

2. Vần ngược hay vần hợp âm có i ngắn và vần ngược có bán nguyên âm khi ráp với u hay vần xuôi có u thì i ngắn phải được thay thế bằng y dài.

Thí dụ: Ðáng lẽ ta phải viết: Uình uịch (u+ình, u+ịch) , họ Huình (hu+ình) , họ Nguiễn (Ngu+iễn), canh khuia (Khu+ia), khuỉu (khu+ỉu) tay... nhưng ta bị quy tắc trên khống chế, nên phải viết: Uỳnh uỵch, họ Huỳnh, họ Nguyễn, canh khuya, khuỷu tay.

Thật ra quốc ngữ đâu có vần ngược ynh, ych, mà chỉ có inh, ich. Quốc ngữ cũng không có vần ngược yên: Nếu có vần yên , thì ta có thể ráp với các phụ âm khác như vầy sao để thành tạo các chữ: tyên (t + yên) , thyên (th + yên), myên (m + yên) ...? Quốc ngữ cũng không có vần hợp âm ya, yu. Nếu có thì ta có thể viết như vầy sao týa (má), (cây) mýa, (cái) dỹa, (xá)-xýu, nýu (kéo )...? Trong trường hợp nầy, nếu không có quy tắc trên, ta viết với i ngắn, khi phát âm, các chữ đó cũng cho ra tiếng nói giống hệt như ta viết với y dài, như hiện nay.

Vậy thì, nếu ta vẫn còn công nhận 2 quy tắc trên trong việc sử dụng y dài đứng đầu chữ và đứng giữa chữ, thì y dài có đủ tiêu chuẩn (có 4 chức năng để thành tạo chữ như kể ở trên) để được coi là nguyên âm như những nguyên âm khác.

Theo tôi, 2 quy tắc trên không cần thiết, nó chỉ tạo thêm ngoại lệ vô ích, vì không cần lấy y dài thay i ngắn, mà chữ viết với i ngắn, khi phát âm cũng chẳng khác biệt với chữ viết với y dài.

Còn nếu ta gạt bỏ 2 quy tắc trên, thì y dài chỉ còn có 2 công dụng trong việc thành tạo chữ: đứng một mình và đứng sau cùng để thành tạo chữ. Theo tôi, chỉ 1 công dụng "đứng một mình" mà thành tạo được một chữ ghi được một lời nói thôi cũng đủ để y dài được coi là nguyên âm rồi. Các bán nguyên âm ă, â, iê, uô, ươ không có chức năng tiên quyết nầy.

Bỏ 2 quy tắc trên, ta xoá bớt được ngoại lệ cho i ngắn, y dài. Mà cái gì "ít ngoại lệ chừng nào thì lại hay và tốt chừng nấy".

Người xưa ỡm ờ, vừa bóp xiết, giới hạn chức năng của y, lại vừa mở cửa ngách cho y thoát ra, nên gây phiền phức, gây tranh luận trong đám con cháu về chuyện y-dài-i-ngắn triền miên, chưa biết đến bao giờ mới dứt.

Cho đến nay chưa có cơ quan hay cá nhân nào đủ uy tín định đặt được quy tắc sử dụng "i" ngắn, "y" dài. Phần lớn đang sử dụng theo nếp cũ, coi y dài có 4 công dụng tạo chữ như các nguyên âm khác. Họ dùng y dài nhiều bình thường. Một số khác, được đào tạo từ miền Bắc, và một số ít theo thời, ở miền Nam, lại sử dụng rất ít y dài. Lúc nào kẹt lắm, khi dùng i ngắn mà không thể phát âm ra đúng tiếng nói, thì họ mới dùng đến y dài. Ngoài những chữ có vần hoà âm cần y dài, họ cũng không thể dùng i ngắn trong các chữ có vần ay hay ây. Câu nói "Miền Tây, dân cày cấy mà hát hò rất hay", đâu có ai viết là "Miền Tâi, dân cài cấi mà hát hò rất hai".

Nguyễn Phước Đáng


Khi Bài Hát Trở Về - Trần Trung Đạo

Trần Trung Đạo

Nếu phải xếp hạng những bài hát được sinh ra và lớn lên cùng với thăng trầm của đất nước, với thao thức của thanh niên, sinh viên, học sinh, với tâm trạng của những người lính trẻ trong cuộc chiến tranh tự vệ đầy gian khổ ở miền Nam trước đây, tôi tin, Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ của nhạc sĩ du ca Nguyễn Đức Quang sẽ là một trong những bài ca được xếp hàng đầu.

Không giống như một số hành khúc quen thuộc trong giới trẻ trước 1975 như Dậy Mà Đi của Nguyễn Xuân Tân, Tổ Quốc Ơi Ta Đã Nghe của La Hữu Vang thiết tha, mạnh mẽ nhưng chỉ giới hạn trong các phong trào sinh viên tranh đấu và ngay khi ra đời đã bị Đảng sử dụng cho mục đích tuyên truyền trong các trường đại học, các đô thị miền Nam, hay Việt Nam Việt Nam của Phạm Duy chan chứa tình dân tộc, kêu gọi người người thương mến nhau nhưng thiếu đi cái hùng khí, sôi nổi của tuổi trẻ, Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ của Nguyễn Đức Quang không dừng lại ở nỗi đau của đất nước mà còn nói lên cả những bi thương, công phẫn, thách đố của tuổi trẻ Việt Nam trước những tàn phá của chiến tranh và tham vọng của con người. Trong vườn hoa âm nhạc Việt Nam, Việt Nam quê hương ngạo nghễ nổi bật lên như một biểu tượng cho khát vọng của một dân tộc đã vượt qua bao nhiêu gian nan khốn khó để tồn tại và vươn lên cùng các dân tộc khác trên mặt đất nầy.
    Ta như nước dâng dâng tràn có bao giờ tàn
    Đường dài ngút ngàn chỉ một trận cười vang vang
    Lê sau bàn chân gông xiềng của thời xa xăm
    Đôi mắt ta rực sáng theo nhịp xích kêu loang xoang.
Lời nhạc của Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ tương đối khó nhớ nhưng nhờ cách sử dụng ngôn ngữ trẻ trung, mạnh mẽ, tượng thanh, tượng hình như “tiếng cười ngạo nghễ”, “xích kêu loang xoang”, “trên bàn chông hát cười đùa vang vang” hay “Da chân mồ hôi nhễ nhại cuộn vòng gân trời” đã làm cho Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ trở thành độc đáo, không giống như những bài ca yêu nước khác với những ý tưởng quen thuộc và lời ca phần lớn là lập lại nhau. Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ đẹp tự nhiên như một đoá lan rừng, không mang màu sắc chính trị, không nhằm cổ võ hay biện minh cho một chủ nghĩa nào, không cơ quan nhà nước nào chỉ đạo thanh niên sinh viên học sinh phải hát và bài hát cũng chẳng nhằm phục vụ lợi ích riêng của chính quyền, tôn giáo hay đảng phái chính trị nào.

Trước 1975, từ thành phố đến thôn quê, từ các trường trung học tỉnh lẻ đến đại học lớn như Huế, Sài Gòn, từ các phong trào Hướng Đạo, Du Ca đến các tổ chức trẻ của các tôn giáo như Thanh niên Công giáo, Gia đình Phật tử, từ các quân trường Đà Lạt, Thủ Đức, Quang Trung, Nha Trang đến các tổ chức, đoàn thể xã hội từ thiện đều hát Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ.

Sau 1975, bài hát theo chân hàng trăm ngàn sĩ quan và viên chức miền Nam đi vào tù. Nhiều hồi ký, bút ký kể lại Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ đã được hát lên, kín đáo hoặc cả công khai, ở nhiều trại tù khắp ba miền đất nước. Trong tận cùng của đói khát, khổ nhục, đớn đau, Việt Nam quê hương ngạo nghễ đã hoá thành những hạt cơm trắng, hạt nếp thơm nuôi sống tinh thần những người lính miền Nam sa cơ thất thế.

Những năm sau đó, bài hát, như tác giả của nó và hàng triệu người Việt khác lên đường ra biển tìm tự do. Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ lại được hát lên giữa Thái bình dương giông bão, hát lên ở các trại tị nạn Palawan, Paula Bidong, Panat Nikhom trong nỗi nhớ nhà, hát lên ở Sungai Besi, White Head trong những ngày chống cưỡng bách hồi hương, hát lên ở San Jose, Santa Ana, Boston, Paris, Oslo, Sydney trong những cuộc biểu tình cho tự do dân chủ Việt Nam, hát lên ở các trại hè, trại họp bạn Hướng Đạo, các tổng hội sinh viên Việt Nam tại hải ngoại.

Nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang, trong buổi phỏng vấn dành cho chương trình Tiếng Nói Trẻ đã kể lại câu chuyện ra đời của Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ trong âm nhạc Việt Nam: “…Thế bài Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ cũng vậy, nó không phải là một bài ca tôi nghĩ là quá lớn, nhưng lúc bấy giờ khi tôi kết thúc tập Trường Ca vào năm 1965, cuối 1965 hay đầu 1966 gì đó, khoảng thời gian đó, 10 bài trường ca, những bài như Nỗi buồn nhược tiểu, Tiếng rống đàn bò, Lìa nhau, Thảm kịch khó nói v.v. những bài nói về đất nước của mình rất là khổ sở, tôi nghĩ nên kết nó bằng một bài hát có tiếng gọi hùng tráng và tha thiết hơn. Thành ra tôi viết bài Việt Nam quê hương ngạo nghễ một cách rất là dễ dàng. Tất cả những ý đó tôi đem vào hết trong bài hát đó để nó vượt qua cái khốn khó, vượt qua cái quê hương nhỏ bé, nhược tiểu mà trở thành một nước to lớn, và lòng người cực kỳ dũng mãnh. Viết xong bài đó tôi nghĩ chỉ kết thúc tập Trường Ca mà thôi, không ngờ về sau càng ngày đi các nơi càng thấy nhiều người ưa thích bài đó, có lẽ đáp được ước vọng của nhiều người, tôi nghĩ tiếng gọi đáp ứng đúng được tiếng của nhiều người, không riêng gì giới trẻ đâu, cả người lớn tuổi ở các hội đoàn về sau này, rồi đi vào trong quân đội, đi rất nhiều nơi. Thành ra, tôi cho đó là một bài hát tự nó trưởng thành nhưng khi viết tôi chỉ đúc kết cho tập Trường Ca lúc đó mà thôi.”

Thật đơn giản và tự nhiên như thế. Không một ông bộ trưởng Bộ Chiêu Hồi nào đặt hàng hay một ông tổng ủy trưởng Dân Vận nào chỉ thị anh phải viết. Anh viết không phải để thi đua sáng tác hay mong mang về giải thưởng, huân chương. Trong tâm hồn của một nghệ sĩ chân chính, tình yêu nước bao giờ cũng là sự thôi thúc tự nguyện. Anh viết Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ để kết thúc tập trường ca của riêng anh nhưng cũng nối tiếp tập trường ca lớn hơn của đất nước.

Sau ba mươi năm, nhiều nhạc sĩ, ca sĩ đã trở về qua nhiều ngã, trong nhiều tư cách khác nhau, một số tình ca sáng tác trước 1975 đã được nghe lại trong nước, nhưng đây là lần đầu tiên một bài hát đã về lại quê hương qua ngã của trái tim, trở về trong vòng tay nồng ấm của tuổi trẻ Việt Nam.

Bất ngờ và cảm động, một buổi sáng tuần trước, khi đi dạo một vòng qua các blog Việt ngữ, tôi bắt gặp không chỉ những mẩu tin nóng viết vội vàng trên đường phố, những đoạn phim biểu tình vừa mới đưa lên YouTube, những tấm hình ghi lại cảnh xô xát giữa đồng bào, sinh viên với công an, nhưng còn được nghe lại bài hát quen thuộc Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ. Tôi cảm nhận qua lần gặp gỡ đó một niềm vui chung khi có một bản nhạc mà các em sinh viên Việt Nam ở California, Washington DC, Oslo, Paris, Hà Nội, Sài Gòn cùng hăng say hát trong những cuộc biểu tình chống Trung Quốc bành trướng bá quyền mà không cảm thấy ngần ngại, nghi ngờ, xa cách.
    Ta khua xích kêu vang dậy trước mặt mọi người
    Nụ cười muôn đời là một nụ cười không tươi
    Nụ cười xa vời nụ cười của lòng hờn sôi
    Bước tiến ta tràn tới tung xiềng vào mặt nhân gian.
Trong số một trăm em đang hát trong nước hôm nay có thể hơn chín mươi em chưa hề nghe đến tên Nguyễn Đức Quang lần nào, và nếu có nghe, có đọc qua bộ máy tuyên truyền của Đảng, cũng chỉ là một “nhạc sĩ ngụy đã theo chân đế quốc”. Biết hay không biết, nghe hay không nghe không phải là điều quan trọng. Điều quan trọng là bài hát đã đáp ứng được ước vọng về tương lai và tình yêu tổ quốc của tuổi trẻ. Tổ quốc, vâng, không có gì lớn hơn tổ quốc.

Văn hoá không phải chỉ là đời sống của một dân tộc mà còn là những gì giữ lại được sau những tàn phá, lãng quên. Việt Nam quê hương ngạo nghễ sau 30 tháng Tư 1975 hẳn đã nằm trong danh sách các tác phẩm “văn hoá đồi trụy” mà Đảng tìm mọi cách để xóa bỏ, tận diệt.

Thế nhưng, như giọt nước rỉ ra từ kẽ đá và như bông hoa mọc giữa rừng gai, bài hát đã sống sót, đã ra đi và đã trở về. Để tồn tại, một bài thơ, một bản nhạc cũng phải trải qua những gạn lọc, những cuộc bỏ phiếu công bằng không chỉ của người nghe, người đọc dưới một chế độ chính trị nào đó mà còn của cả lịch sử lâu dài. Bài hát phát xuất từ tình yêu nước trong sáng như Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ sẽ ở lại rất lâu trong lòng tuổi trẻ Việt Nam hôm nay và nhiều thế hệ mai sau.

Là một người thích tham gia các sinh hoạt văn nghệ cộng đồng, bài hát mang tôi về thời trẻ tuổi của mình. Tôi còn nhớ, mùa hè 1973, khi còn là sinh viên năm thứ nhất, Việt Nam quê hương ngạo nghễ cũng là nhạc sinh hoạt chính của trại hè sinh viên toàn quốc quy tụ đại diện sinh viên các trường đại học và cả sinh viên du học về nghỉ hè, do Bộ Giáo Dục Và Thanh Niên tổ chức lần đầu và có lẽ cũng là lần cuối tại trường Thiếu Sinh Quân, Vũng Tàu. Đêm trước ngày chia tay, chúng tôi không ai ngủ được. Ngày mai sẽ mỗi người mỗi ngả, chị về Huế, anh về Đà Lạt, em về Cần Thơ và đa số chúng tôi sẽ trở lại Sài Gòn. Cùng một thế hệ chiến tranh như nhau, khi chia tay biết bao giờ còn gặp lại. Những ngày tháng đó, cuộc chiến vẫn còn trong cao điểm.

Mỹ đã rút quân nên máu chảy trên ruộng đồng Việt Nam chỉ còn là máu Việt Nam. Thảm cảnh của mùa hè đỏ lửa chưa qua hết. Trên khắp miền Nam, đâu đâu cũng có đánh nhau, đâu đâu cũng có người chạy giặc. Mơ ước của tuổi trẻ chúng tôi là được thấy một ngày đất nước hoà bình, một ngày quê hương không còn nghe tiếng súng. Đêm cuối trại hè, chúng tôi ngồi quây quần thành một vòng tròn rộng quanh cột cờ trường Thiếu Sinh Quân và hát nhạc cộng đồng như để vơi đi những vương vấn, lo âu đang trĩu nặng trong lòng. Bài hát được hát nhiều nhất trong đêm đó là Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ, và khi điệp khúc cất lên cũng là khi chúng tôi hát trong nước mắt:
    Máu ta từ thành Văn Lang dồn lại
    Xương da thịt này cha ông miệt mài
    Từng giờ qua cười ngạo nghễ đi trong đau nhức không nguôi.
    Chúng ta thành một đoàn người hiên ngang
    Trên bàn chông hát cười đùa vang vang
    Còn Việt Nam triệu con tim này còn triệu khối kiêu hùng.
Những giọt nước mắt của tuổi sinh viên nhỏ xuống xót thương cho dân tộc mình. Tại sao có chiến tranh và tại sao chiến tranh đã xảy ra trên đất nước chúng tôi mà không phải tại một quốc gia nào khác? Mấy tháng sau, tháng Giêng năm 1974, bài hát Việt Nam quê hương ngạo nghễ đã được hát vang trên đường phố Huế, Đà Nẵng, Sài Gòn, Cần Thơ sau khi Hoàng Sa rơi vào tay Trung Quốc. Những bản tin đánh đi từ Đà Nẵng, danh sách những người hy sinh được đọc trên các đài phát thanh làm rơi nước mắt. Và hôm nay, ba mươi ba năm sau, trong cái lạnh mùa đông trên xứ người, những lời nhạc Việt Nam quê hương ngạo nghễ từ YouTube phát ra như xoáy vào tim. Tôi lại nghĩ đến các anh, những người đã hy sinh ở Hoàng Sa tháng Giêng năm 1974, ở Trường Sa tháng Ba năm 1988. Các anh khác nhau ở chiếc áo nhưng cùng một mái tóc đen, một màu máu đỏ, một giống da vàng, cùng ăn hạt gạo thơm, hạt muối mặn, cùng lớn lên bằng giòng sữa mẹ Việt Nam, và cùng chết dưới bàn tay hải quân Trung Quốc xâm lăng.

Việt Nam, sau ba mươi ba năm “độc lập, tự do” vẫn chưa thoát ra khỏi số phận nhược tiểu bị xâm lược, vẫn chưa tháo được cái vòng kim cô Trung Quốc trên đầu. Việt Nam có một lãnh hải dài trên ba ngàn cây số nhưng thực tế không còn có biển. Cả hành lang Đông hải rộng bao la từ Hải Nam đến Hoàng Sa và xuống tận Trường Sa đã bị Trung Quốc chiếm. Nếu vẽ một đường cung dọc theo lãnh hải đó, ngư dân Việt Nam chỉ còn có thể đi câu cá ven bờ chứ không thể đánh cá như ngư dân Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan hay các quốc gia khác trong vùng biển Đông. Phía sau tấm bảng in đậm “mười sáu chữ vàng” hữu nghị thắm thiết giữa hai Đảng Cộng sản Việt Nam và Trung Quốc là thân xác của ngư dân Việt Nam trôi bềnh bồng dọc các hải đảo của tổ tiên mình để lại.

Trong suốt dòng lịch sử, hoạ xâm lăng từ phương Bắc vẫn là mối đe doạ thường xuyên. Khác với các thời đại trước đây, cái bất hạnh của Việt Nam ngày nay không phải chỉ là mất đất nhưng mất đất mà không đòi lại được ngay. Cuộc kháng Nguyên lần thứ nhất trong hàng vương tước nhà Trần chỉ có mỗi Trần Nhật Hiệu chủ trương “Nhập Tống” và lần thứ hai chỉ có Trần Ích Tắc và đám hầu tước Trần Kiện, Trần Văn Lộng, Trần Tú Viên chủ trương “Hàng Nguyên” nhưng ngày nay, về mặt lập trường quan điểm, Việt Nam có đến 14 Trần Ích Tắc và 160 Trần Kiện. Trận đụng độ giữa Việt Nam và Trung Quốc diễn ra tại Trường Sa năm 1988 theo tác giả Daniel J. Dzurek trong biên khảo “Xung Đột Trường Sa: Ai có mặt trước?” (The Spratly Islands Dispute: Who’s on First?) chỉ kéo dài vỏn vẹn 28 phút và Việt Nam chịu đựng hầu hết thương vong. Với một giới lãnh đạo tham quyền cố vị và sự chênh lệch quá xa về kỹ thuật chiến tranh như thế, cuộc đấu tranh giành lại hai quần đảo sẽ vô cùng khó khăn.

Dù sao, tuổi trẻ Việt Nam, khác với các thế hệ Tân Trào, Pác Bó trước đây, thế hệ Hoàng Sa, Trường Sa ngày nay có nhiều cơ hội tiếp xúc, học hỏi và so sánh giữa chế độ các em đang sống với các tư tưởng tự do dân chủ, khoa học kỹ thuật tiên tiến, nhờ đó, hy vọng các em sẽ có những chọn lựa đúng cho mình và cho đất nước phù hợp với dòng chảy của văn minh nhân loại.

Trong cuộc chiến Việt Nam dài mấy mươi năm Đảng đã sản xuất ra không biết bao nhiêu bài hát, bài thơ kích động lòng yêu nước nhưng tại sao các em không đọc, không hát nữa? Như một độc giả trong nước đã trả lời, đơn giản chỉ vì chúng nhạt nhẽo. Ý thức sâu sắc đó đã được thể hiện không chỉ trong khẩu hiệu các em hô mà ngay cả trong những bài hát các em hát. Sau những “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng”, “Dậy mà đi”, “Nối vòng tay lớn” của những ngày đầu phong trào, các bạn trẻ trong nước đã đi tìm những nhạc phẩm nói lên lòng yêu nước trong sáng, tích cực, không bị ô nhiễm, chưa từng bị lợi dụng và họ đã tìm được Việt Nam quê hương ngạo nghễ.
    Ta như giống dân đi tràn trên lò lửa hồng
    Mặt lạnh như đồng cùng nhìn về một xa xăm
    Da chân mồ hôi nhễ nhại cuộn vòng gân trời
    Ôm vết thương rỉ máu ta cười dưới ánh mặt trời.
Mỗi khi nhắc đến những khó khăn đất nước, chúng ta thường nghe đến những “bất hạnh”, “nỗi đau”, “tính tự ti mặc cảm”, vâng đó là một thực tế hôm nay, thế nhưng dân tộc Việt Nam “vốn xưng nền văn hiến đã lâu, nước non bờ cõi đã chia, phong tục Bắc Nam cũng khác” như Nguyễn Trãi khẳng định, không phải chỉ biết đau, biết tự ti mặc cảm mà thôi nhưng từ những nỗi đau đã biết lớn lên bằng tự hào và kiêu hãnh làm người Việt Nam. Chỗ dựa tinh thần của tuổi trẻ Việt Nam hôm nay không có gì khác hơn là lịch sử. Không thể làm nên lịch sử mà không cần học lịch sử. Lịch sử sẽ là vũ khí, là hành trang trong hành trình tranh đấu cho một nước Việt Nam mới, cũng như để xây dựng một Việt Nam tươi đẹp sau nầy.
    Ta khuyên cháu con ta còn tiếp tục làm người
    Làm người huy hoàng phải chọn làm người dân Nam
    Làm người ngang tàng điểm mặt mày của trần gian
    Hỡi những ai gục xuống ngồi dậy hùng cường đi lên.
Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ như giọt nước mắt bi tráng của tuổi trẻ Việt Nam ngày nào nhỏ xuống trên quê hương chiến tranh khốn khổ, đã bốc thành hơi, tụ thành mây và sau bao năm vần vũ khắp góc bể chân trời đã trở về quê hương qua ánh mắt của em, qua nụ cười của chị, qua tiếng hát của anh, hồn nhiên và trong sáng. Từ “vết thương rỉ máu” của một dân tộc đã từng bị nhiều đế quốc thay phiên bóc lột, lợi dụng và hôm nay còn đang chịu đựng trong áp bức của độc tài đảng trị, Việt Nam quê hương ngạo nghễ cất lên như một lời khuyên, hãy sống và hãy vững tin vào lịch sử, sẽ có một ngày, sẽ có một ngày.

Trần Trung Đạo


Làm Sao Để Bài Trừ Nạn Buôn Người Ở Việt Nam? - BPSOS

BPSOS
(Boat People SOS)


Buôn người là vấn đề ở tầm vĩ mô, nghĩa là do ảnh hưởng chính sách và mang tính hệ thống. Muốn bài trừ thì phải thay đổi ở tầm vĩ mô. Bằng không thì chỉ là đối phó với hậu quả–giúp cho một người thì lại có thêm cả ngàn người trở thành nạn nhân.

Muốn thay đổi về vĩ mô thì phải dùng thế, phải có sách lược, và phải kiên trì. Đó là kế hoạch của Liên Minh CAMSA,với những đặc điểm sau đây.

Tập trung vào buôn lao động: Việt Nam cố tình phô trương với quốc tế nỗ lực chống buôn tình dục nhằm che đậy tình trạng buôn lao động–bỏ con tép để bắt con tôm vì kỹ nghệ buôn lao động có quy mô lớn và dính đến chính quyền còn buôn tình dục chỉ là hoạt động lẻ tẻ của cá nhân. Các tổ chức hoạt động chống buôn người ở Việt Nam phải tập trung thuần tuý vào lãnh vực buôn tình dục. Vì không muốn bị rơi vào kế này của nhà nước Việt Nam, Liên Minh CAMSA tuy giúp đỡ những trường hợp phụ nữ bị buôn tình dục nhưng đặt trọng tâm chính vào buôn lao động. Một khi phá vỡ được mạng lưới buôn lao động thì cũng sẽ làm giảm đi tình trạng buôn tình dục vì nhiều phụ nữ bị lường gạt vào kỹ nghệ mãi dâm qua con đường lao động ngoài nước.

Truy từ ngọn đến gốc: Việt Nam hoàn toàn phủ nhận tình trạng buôn lao động và lúc nào con số báo cáo của nhà nước về nạn nhân buôn lao động cũng là 0. Để chứng minh ngược lại, Liên Minh CAMSA hoạt động ở những quốc gia có đông người lao động Việt Nam và đã có luật chống buôn người để qua đó truy ra nạn nhân và rồi vận động các quốc gia ấy áp dụng luật có sẵn. Lúc ấy Việt Nam không thể nào phủ nhận rằng có buôn lao động từ Việt Nam.

Can thiệp toàn diện: Thay vì trải mỏng năng lực, Liên Minh CAMSA tập trung vào một số nhỏ trường hợp buôn lao động mà dấu tích buôn người không thể chối cãi. Với mỗi hồ sơ như vậy, Liên Minh CAMSA không chỉ can thiệp và giải cứu nạn nhân mà còn có luật sư lập hồ sơ để từng bước nhắm vào các đầu mối buôn người: chủ sử dụng lao động, công ty xuất khẩu lao động ở Việt Nam, các giới chức chính quyền liên can, và hệ thống luật pháp cũng như chính sách dung túng cho tội phạm buôn người.

Nói cách khác, kế hoạch này tựa vào những hồ sơ nạn nhân ở tầm vi mô để đạt những thay đổi ở vĩ mô. Muốn đạt được điều này, Liên Minh CAMSA tận khai thác luật quốc tế, mà đặc biệt là luật chống buôn người của Hoa Kỳ. Chính nhờ những hồ sơ cụ thể tích luỹ từ hai năm qua mà Liên Minh CAMSA đã chứng minh được là có tình trạng buôn lao động rất phổ biến ở Việt Nam. Vì vậy, ngày 14 tháng 6 vừa qua Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã đưa Việt Nam vào danh sách các quốc gia cần theo dõi về tình trạng buôn người.

Trước áp lực quốc tế, nhiều quốc gia đã ban hành luật chống buôn người. Khi chính sách đã thay đổi, luật lệ được ban hành thì vấn đề can thiệp và giải cứu nạn nhân sẽ thuận lợi hơn. Và như vậy Liên Minh CAMSA lại có nhiều cơ sở vững chãi hơn nữa để thúc đẩy thêm cho những thay đổi về chính sách. Kế hoạch này đã được áp dụng thành công ở Mã Lai và Đài Loan. Một khi đã có lượng hồ sơ tương đối nhiều do hoạt động ở các quốc gia ngoài Việt Nam, bước kế tiếp là áp dụng kế hoạch đối với Việt Nam. Cứ vậy, Liên Minh CAMSA huy động thế và lực quốc tế để đẩy lùi dần thế và lực của đường dây buôn ngườI ở Việt Nam.

Một ví dụ điển hình là trường hợp 31 công nhân Việt làm cho hãng đúc nhôm Spektra Alucast. Năm 2009, Liên Minh CAMSA bắt đầu can thiệp cho số công nhân này. Luật Sư Daniel Lo, Quản Trị Chương Trình CAMSA ở Mã Lai, lập hồ sơ cho các nạn nhân để kiện hãng Spektra Alucast ra toà. Đầu năm 2010, 8 công nhân trong số này bị cảnh sát Mã Lai bắt để trục xuất vì không có chiếu khán lao động, do công ty không gia hạn. Nương vào luật chống buôn người mà Mã Lai đã phải ban hành năm 2007 sau khi bị Hoa Kỳ xếp vào Hạng 3, Ls. Lo thuyết phục được toà án tha bổng 8 công nhân. Không những vậy, cơ quan công lực Mã Lai thừa nhận đây là một vụ buôn người và bắt đầu cuộc điều tra để truy tố.

Trong khi ấy, nhân viên đại sứ quán Việt Nam đã tìm mọi cách để áp lực công nhân phải nhận tội để rồi bị trục xuất. Thậm chí họ còn ra tận toà án để gây trở ngại cho phiên toà, và mới đây nhất, nhân viên đại sứ quán Việt Nam đã áp lực 8 công nhân này, sau khi họ được xét là nạn nhân buôn lao động, ký giấy cam kết không thưa kiện công ty xuất khẩu lao động sau khi hồi hương.

Liên Minh CAMSA đã báo động cho Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ biết về trường hợp này. Mọi hành động như vậy xảy sau ngày 14 tháng 6, 2010 đều được ghi nhận bởi Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ để xếp hang Việt Nam vào năm 2011. Nếu Việt Nam không thay đổi tốt hơn thì hoặc sẽ ở lại danh sách theo dõi hoặc sẽ rơi xuống Hang 3. Một quốc gia ở trong danh sách theo dõi hai năm liền thì sang năm thứ ba tự động rơi xuống Hạng 3 nếu không cải thiện. Quốc gia ở Hạng 3 bị chế tài theo luật chống buôn người của Hoa Kỳ.

Trước đây có người đã thắc mắc rằng làm sao Liên Minh CAMSA có thể bài trừ tận gốc nạn buôn lao động và cho rằng giỏi lắm thì chỉ can thiệp được cho vài ngàn hồ sơ. Kế hoạch của Liên Minh CAMSA là nương vào số hàng ngàn hồ sơ đã và đang can thiệp làm đòn bẩy, qua vận động áp lực quốc tế về chính trị và kinh tế, để đưa đến những thay đổi về chính sách và hệ thống luật pháp ở quốc gia có nạn buôn người, kể cả Việt Nam. Cho đến nay, kế hoạch này đã thành công ở một số quốc gia tiếp nhận người lao động Việt Nam và đã có tiến triển bước đầu đối với Việt Nam, khi Hoa Kỳ đưa Việt Nam vào danh sách cần theo dõi.

Liên Minh Bài Trừ Nô Lệ Mới Ở Á Châu, viết tắt là CAMSA (Coalition to Abolish Modern-day Slavery in Asia) trong tiếng Anh, hiện gồm năm tổ chức thành viên: BPSOS, Uỷ Ban Hoa Kỳ Bảo Vệ Người Lao Động Việt Nam, Liên Hội Người Việt Canada, Hiệp Hội Nhân Quyền Quốc Tế (Đức), và Tenaganita (Mã Lai). Sau một năm hoạt động, Liên Minh CAMSA đã can thiệp cho trên 30 vụ lớn nhỏ, ảnh hưởng đến ba ngàn công nhân. Liên Minh CAMSA cần sự yểm trợ của đồng bào để tiếp tục phát triển hoạt động nhằm can thiệp và trợ giúp nạn nhân, truy tố thủ phạm, và thúc đẩy những thay đổi về chính sách của các quốc gia.

Mọi đóng góp yểm trợ cho Liên Minh CAMSA, xin đề cho và gởi về:

BPSOS/CAMSA (Coalition to Abolish Modern-day Slavery in Asia)
PO Box 8065
Falls Church, VA 22041 – USA


Monday, June 28, 2010

Texas woman 'unable to gain weight'




Texas woman Lizzie Velasquez is unable to put on any weight
A woman who weighs just 25 kilograms and has almost zero per cent body fat must eat every 15 minutes to stay healthy.

Lizzie Velasquez, 21, has a rare condition that prevents her from gaining weight and eats 60 small meals a day, The Sun reports.

The student from Texas in the US consumes up to 8000 calories daily and despite standing at 157 centimetres has never weighed more than 27.3 kilograms in her entire life.

She was born four weeks prematurely weighing just over one kilogram.

Her survival amazed doctors who say she was born with little amniotic fluid protecting her in the womb.

At the time, it was predicted Miss Velasquez would never be able to walk or have a normal life but her bones, brains and internal organs developed normally.

She told The Sun she is upset by people who accuse her of being anorexic.

"When I meet new people I have to say: 'Hi, I'm Lizzie and I have this rare syndrome, I am not anorexic'," she was quoted as saying.

"I eat every 15-20 minutes to keep my energy levels up.

"I eat small portions of crisps, sweets, chocolate, pizza, chicken, cake, doughnuts, ice cream, noodles and pop tarts all day long, so I get pretty upset when people accuse me of being anorexic."

"I weigh myself regularly and if I gain even one pound I get really excited."

Miss Velasquez came close to death at the age of 16 from a ruptured appendix and at 19 was the recipient of a blood transfusion after suffering extreme anaemia.

Her case has been studied worldwide and she is currently part of a genetic study at the University of Texas Southwestern Medical Center in Dallas.
It's believed she may be suffering a form of Neonatal Progeroid Syndrome, a condition that causes accelerated ageing, fat loss and tissue degeneration.

Miss Velasquez has two younger siblings who are both of average weight and height.

Source: http://au.news.yahoo.com/a/-/world/7480873/woman-eats-15-minutes-stay-healthy



Source: http://news.ninemsn.com.au/world/1077994/texas-woman-lizzie-velasquez-unable-to-gain-weight



Sunday, June 27, 2010

Võ Sĩ Lê Cung phục thù Scott Smith trong giải Strikeforce/M-1 Global 26/6/2010

    Cung Le (7-1) hạ đo ván Scott Smith (17-7) chưa đầy hai hiệp
Hiệp nhất: Smith tấn công tới tấp và đẩy Cung Le sát hàng rào. Trận đấu tại San Jose nên thành phần ủng hộ Cung Le rất đông đảo. Nhiều người mang theo cờ vàng ba sọc đỏ để phất lên nhằm cổ vỏ tinh thần Cung Le. Trong hiệp này Cung Le lui vào thế thủ và chờ đợi trả đòn. Đúng với chiến thuật đã chuẩn bị, Smith tìm cách tấn công với ý định hạ gục Cung Le ngay trong hiệp đầu.

Hiệp nhì: Ngay khi bắt đầu, hai bên đã tấn công nhau ngay. Cung Le tung những cú đá liên tục vào võ sĩ Smith. Ngọn cước cuối cùng trúng vào bụng Smith và anh ta chứng tỏ rất đau. Cung Le tiến gần và giáng hàng loạt cú đấm dứt điểm. Và ở phút 1:46 của hiệp hai, Smith bị đo ván.

Trước đây, Scott Smith luôn bày tỏ sự bực dọc khi phải đấu với Cung Le lần thứ hai trong hai trận đấu nhưng sau khi thua Cung Le trong trận đấu hồi hộp tối thứ Bảy tại HP Pavilion, Scott Smith có vẻ muốn tái đấu lần thứ ba. Theo Scott Smith sau trận bị đánh gục trong hiệp hai, “Đấu với Cung Le, tôi rất hân hạnh được bước vào võ đài với võ sĩ này. Dù thắng, huề hay thua, đấu với Cung Le cũng xứng đáng tham gia.” Mặc dù thời gian ngắn hơn trận trước giữa Cung Le (7-1) và Smith (17-7) chứng tỏ đây là đậu thư hùng hấp dẫn của tổ chức The Strikeforce.

Mặc dù Smith đã vận dụng chiều cao đẩy Cung Le lùi trong hiệp đầu nhưng hiệp sau Cung Le đã phản công dần bằng ngọn cước độc đáo của anh. Và với cú đá ruột của mình, Cung Le đã dứt điểm luôn trận đấu võ đài lần thứ hai giữa hai võ sĩ nỗi tiếng. Đây là một chiến thắng đáng ghi của võ sĩ Cung Le vì trong những ngày trước Cung Le phải tập trung lo lắng chuyện gia đình. Như Cung Le mô tả “đây là một tuần nhiều chuyện xảy ra cho tôi. Vợ tôi chuyễn bụng 14 giờ và phải sanh con chúng tôi trong điều kiện khó. Tối thứ Sáu chỉ ngủ được 4 hay 5 giờ.”

Dù sao, Cung Le cũng đã vượt qua và chiến thắng một trận oanh liệt.

Source: http://nguoivietboston.com/?p=26222


http://www.youtube. com/watch? v=DgBBNnyyItI
http://www.youtube. com/watch? v=rnLb67EbzWE
http://www.youtube. com/watch? v=crXSYLOL7JM
http://www.youtube. com/watch? v=4Y-id5Kfpno
http://www.youtube. com/watch? v=IBcP6SLgXoU
http://www.youtube. com/watch? v=kcrY0RAWbfc
http://www.youtube. com/watch? v=0jp8uNpOaaE

Phiếm: Nếu Việt Nam Cộng Hòa thắng … - Trần Văn Giang

    “Điều mà tôi biết chắc chắn đó là: Tôi không phải là Mác-xít”
    (F. Engels – cha đẻ của thuyết cộng sản, bạn thân của Karl Marx - viết trong một lá thư gởi cho bạn là Eduard Bernstein ngày 2 tháng 11 năm 1882).

    “As Karl Marx used to say about the French "Marxists" in the 1870s, What is certain is that I myself am not a Marxist”
    (in Friedrich Engels’ letter to Eduard Bernstein of 2 November 1882)
Trần Văn Giang

Đã có nhiều lời kêu gọi, nhắn nhủ, mồi chài ... thành thật cũng có, lừa phỉnh cũng có của cả phe ta lẫn phe cs thứ thiệt, cs cò mồi, cs điếu đóm, cs phản tỉnh, cs giờ thứ 25 (30/4)… về vấn đề gọi là “hãy quên quá khứ”, “nhìn về tương lai”, “hòa hợp hòa giải …” làm cho một số lớn phe ta (tỵ nạn cs) ở hải ngoại đang có sẵn lượng mỡ hơi cao trong máu hoang mang rồi nhào dzô “hồ hởi” tham gia tổ chức này, hội đoàn nọ với các chủ trương / cương lĩnh “cương điệu” loạn xà bần, cùng với ban chấp hành gồm các thành viên “tả pín lù” liệt kê thành tích lại tùy hỷ với hoạt động nồi chõ; rồi chửi bới lẫn nhau nghe như hát hay … Bài này rất tiếc lại không bàn về cái hũ “tương chao” “hãy quên quá khứ , nhìn về tương lai …” mà lại thử “hoang tưởng” vẽ lại một quang cảnh “không thực” (unreal) và góp bừa vài ý kiến may ra làm sáng tỏ những hoang mang không cần thiết vô bổ đang lưu hành qua các “tuyến” truyền thông Việt ngữ (loại truyền thông chỉ làm cho áp huyết người đọc lên cao một cách “vô tư” lãng xẹc). Đó là vấn đề:

Nếu (“what if”) trong cuộc chiến tranh Nam Bắc – Quốc cộng vừa qua, chính quyền miền Nam (VNCH) thắng cộng sản bắc việt thì điều gì sẽ xảy ra? và điều gì đã không xảy ra?

Trước hết, tạm dùng như tiền đề, người viết mạo muội trình bày vài ý kiến chủ quan cá nhân về các vấn đề chính trị đang sôi nổi; rồi sau đó xin kính mời quý vị đọc giả cùng tha hồ tham gia, trao đổi nhận định, quan điểm, nhận xét, bàn loạn, chụp mũ (nếu cần!)…

Hồ chí minh

Nếu miền Nam (VNCH) thắng, chăm phần chăm, HCM sẽ được coi như là hồ chính mi gian dâm, một tên vô lại thất học, nhân vật chính trị gian ác, lường gạt quốc tế, nhưng lại ngu xuẩn nhắm mắt nhắm mũi tuân theo mệnh lệnh phản dân tộc của quan thầy cs quôc tế “cắt mạng” biết bao nhiêu sinh linh Việt vô tội, đưa dân tộc và đất nước Việt Nam vào con đường oan nghiệt tàn hại đến xuống hàng chó ngựa qua con đường chủ nghĩa xã hội vô duyên thối hoắc. Huyền thoại thần thánh, tư tưởng và đạo đức của HCM sẽ chỉ thấy có trong các trang mục vui cười, chuyện cấm đàn bà, chuyện cấm trẻ em dưới 18 tuổi. Tất nhiên sẽ không bao giờ có cái gọi là “lăng bác Hồ” tốn kém công quỹ và lãng phí địa ốc (real estate) … Nếu “lăng” loại này đã lỡ xây cất xong rồi thì sẽ có 3 trường hợp xẩy ra cho kiến trúc sai lầm lớn lao này:
    - Một là sẽ bị san bằng thành bình địa, biến thành trại nuôi súc vật (animal farm) hay bãi đậu xe (parking lot);

    -Hai là sẽ được dùng làm viện bảo tàng để triển lãm các tội ác diệt chủng, hại dân, bán nước của HCM và tập đoàn csvn;

    - Ba là sẽ được sửa chữa lại thành nhà xí công cộng với giá “khuyến mãi” phải chăng để giải tỏa bớt phần nào quốc nạn đái đường, ỉa bụi của dân Hà nội …
Việt Nam

Nếu miền Nam (VNCH) thắng, đầu tiên, hiển nhiên sẽ không có hàng trăm, hàng ngàn quân cán chính miền Nam bị ngang nhiên xử tử, tù đầy, hành hạ, tra tấn trong các trại “tù cải tạo” của cs. Lịch sử cho thấy Hoa kỳ và đồng minh sau khi thắng trận ở Âu châu cũng như tại Thái bình dương không hề bao giờ lập ra tại tập trung để “cải tạo” hàng trăm ngàn người thuộc phe thua trận (phe trục Nhật - Đức). Hoa kỳ và đồng minh chỉ đem ra xử ở “Tòa án tội ác chiến tranh” tổng cộng 112 nhân vật dân sự và tư lệnh quân đội quan trọng của Đức quốc xã (trong đó 11 người lãnh án từ hình) và 43 nhân vật dân sự và tư lệnh quân đội quan trọng thuộc quân phiệt Nhật (chỉ 7 người lãnh án tử hình). Những người Đức và Nhật bị tử hình (xử bắn hoặc treo cổ) đều có thành tích nổi tiếng đã giết hàng ngàn, hàng trăm ngàn dân vô tội và tù binh đồng minh. VNCH cũng theo cái tiền lệ này, dưới sự giám sát của quốc tế và đồng minh, sẽ đem xử các tội phạm chiến tranh cs qua các “Tòa án tội ác chiến tranh”. Dĩ nhiên, một số nhỏ gồm nhân vật lãnh đạo chóp bu cs sẽ được cho đi chầu lê-nin vì đã có thành tích khát máu giết hại dân Việt như Hồ chí minh (nếu còn sống), Trường chinh (qua vụ “Cải cách ruộng đất 1953-1956” phát động bởi chủ tịch nhà nước cs Hồ chí minh dựa theo mô hình “thổ địa cải cách” của Trung cộng 1946–1949; Trường chinh chỉ đạo trực tiếp qua chức vụ tổng bí thư đảng csvn, đã giết và bức tử trên 100 ngàn dân vô tội). VNCH sẽ xóa sổ, cho lên bảng phong thần ngồi ngắm gà khỏa thân cái đám điếu đóm Hoàng phủ ngọc Tường, Hoàng phủ ngọc Phan, Nguyễn đắc Xuân, Lê văn Hảo, Trần quan Long, Phan chánh Dinh …. đã nhúng tay vào máu đồng bào Huế trong vụ thản sát tết Mậu thân 1968 (Theo tổng kết của Douglas Pike, và từ các quan sát viên độc lập không thân Mỹ và VNCH, năm 1970 thì trong vụ thảm sát tết Mậu thân 1968 tại Huế của cs tổng số dân sự tử vong ở Huế và vùng phụ cận là 7.600 - chết lẫn mất tích, có trên 2000 người vẫn còn mất tích).

Nếu miền Nam (VNCH) thắng, sẽ không có ai hưỡn di tản di tiếc, chạy trốn bỏ quê hương làm khỉ gì?. Rồi ngày hôm nay sẽ còn có hàng trăm ngàn người vô tội vẫn còn đang sống sót, không phải bỏ xác ngoài biển cả, không bị hải tặc Thái lan hãm hiếp, cướp bóc … trên đường vượt biên vượt biển tìm tự do.

Nếu miền Nam (VNCH) thắng, sự thống nhất nước Việt Nam mới thật sự có ý nghĩa bời vì dân miền Nam tự do đã có cơ hội sống tiếp cận, thấm nhuần văn minh giòng chính (main stream) của thế giới tự do (chứ không phải loại văn minh “đỉnh cao” đểu giả bánh vẽ qua tuyên truyền khoác lác, thông tin một chiều bưng bít của cs) dễ dàng chấp nhận và bao bọc dân miền Bắc (bằng chứng như đã thấy dân Tây Đức của khối tự do gánh vác gánh nặng của cs Đông Đức sau khi bức tường Bá linh bị đập bỏ).

Nếu miền Nam (VNCH) thắng, sự sung túc, trù phú của miền Nam dễ cảm hóa, dễ khai hóa dân miền Bắc một cách êm thắm.

Nếu miền Nam (VNCH) thắng, người miền Nam (VNCH) sẽ không thể làm cho người miền Nam có cái mặc cảm ngây ngô “cà rem ở miền bắc nhiều quá ăn không hết phải đem phơi” hay là “ôi thôi cái gì chứ ở ngoài Bắc ti-vi và tủ lạnh chạy đầy đường…” quái đản…

Nếu miền Nam (VNCH) thắng, sử sách nước Việt sẽ được ghi chép đúng sự thật. Sài gòn vẫn mang cái tên là thân yêu hiền hòa “Sài gòn Hòn ngọc viễn đông” với các con đường và công viên mang tên các anh hùng dân tộc chống tầu chống Pháp chứ không mang tên những tên cha căng chú kiết cs quốc tế hay các thứ thổ phỉ, giả tưởng bố láo, trợ lý rẻ tiền, “hài” nhảm nhí ba xu của cs như loại Lê-nin, Xít-ta-lin, HCM, Lê duẫn, Lê văn tám, Võ thị sáu, Nguyễn văn trỗi, Nguyễn thị minh khai, Nguyễn văn cừ, Hồ tùng mậu,

Nếu miền nam (VNCH) thắng, thể chế chính trị của Việt Nam sẽ tiếp tục tiến triển theo khuôn khổ thể chế dân chủ thực sự dân chủ Tây phương với 3 ngành Lập pháp, Hành pháp và Tư pháp độc lập và kiểm soát lẫn nhau (“check and balance”) chứ không theo có cái thể chế cs man rợ độc đảng hoành hành áp bức dân theo luật rừng như đảng cướp mafia ở Việt Nam: “đảng là nhà nước”, “đảng và nhà nước là một”, “quốc hội (lập pháp) nhà nước (hành pháp) và tòa án nhân dân (tư pháp) là một”, “đại biểu quốc hội là do đảng cử dân bầu!”. Cái gì cũng có “đảng” nhúng tay vào; cái gì cũng “văn hóa đảng …”. Tất cả là vì “đảng” “do đảng” thì dân chủ và dân tộc đâu có nghĩa gì đâu?!

Nếu miền Nam (VNCH) thắng, người Việt Nam ở mọi nơi sẽ không có “nỗi buồn” đến nỗi phải dùng những từ ngữ nghèo nàn, ngược ngạo tréo lưỡi, ngớ ngẩn … như hiện nay. Anh ngữ vẫn tiếp tục là một ngoại ngữ phổ thông. Nga và Hoa ngữ chỉ có trong sách tự điển bán tại tiệm sách chứ sẽ không có lớp học, không có ai điên khùng đi học hai ngoại ngữ bần tiện này làm cái quái gì.

Nếu miền Nam (VNCH) thắng, không có người miền Bắc tràn vào miền Nam cướp nhà cướp đất, cư xử với dân miền Nam ngày nay tệ còn hơn cách cư xử của những tên thực dân ngoại chủng đã đến cai trị Việt Nam ngày trước.

Nếu miền Nam (VNCH) thắng, bản chất người miền Nam hiền hòa, nhân hậu, bao dung, với sự xung túc no ấm sẽ không có các cuộc dàn xếp trả thù tiểu nhân hèn hạ và những vụ vơ vét của cải chở về Bắc như đã thấy từ người miền Bắc sau ngày 30 tháng 4 năm 1975.

Nếu miền Nam (VNCH) thắng, nước Việt Nam sẽ có một nền kinh tế phồn thịnh nhất nhì Đông nam Á. Việt Nam sẽ là một nước sản xuất và xuất cảng hàng tiêu thụ mạnh mẽ như Đại hàn (cùng hoàn cảnh với Việt Nam - nhưng cs Bắc hàn không thắng Nam hàn), Đài loan, Tân gia ba … chứ không là một quốc gia nghèo rách rưới như ăn mày, bị khinh rẻ, chịu nhục nhã, đi làm điếm, làm lao động giá rẻ mạt ở nước láng giềng không hơn gì Việt Nam, xếp hàng xin lấy chồng Đại hàn, Đài loan, Trung quốc ...

Nếu miền Nam (VNCH) thắng, người dân Việt Nam phó thường dân, dân ngu khu đen mỗi ngày ra ngõ không gặp phải anh hùng, kiệt xuất, liệt sĩ, tiến sĩ…

Nếu miền Nam (VNCH) thắng, Trịnh công sơn có lẽ còn sống và có vợ con đàng hoàng yên ổn; và thay vì TSC hát:
    “Từ Bắc vô Nam nối liền nắm tay
    Ta đi từ đồng hoang vu vượt hết núi đồi…”
thì TCS sẽ hát:
    “Bao nhiêu năm rồi còn mãi u mê
    Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt …”
Nếu miền Nam (VNCH) thắng, Phạm duy không cần thiết phải lộ chân tướng phản thùng “chống gậy”; đỡ phải thất công sáng tác loại nhạc “tình người (?)” loại “nhổ rồi liếm” như loại bài “54, 75”
    “Một ngày bảy lăm, con bỏ hết giang sơn
    Hai mươi năm tình, yêu người yêu cuộc sống!
    Giờ nơi nước mình niềm đau thay nỗi vui
    Sàigòn đã chết rồi, phải mang tên xác người
    Một ngày dĩ vãng, ôi gần hay xa!
    Ðất nước hai phen chứng kiến bao chia lìa
    Ðời của cha con: hai lần vẫy chào
    Chào từ giã quê hương trong hận đau …”
Hoa kỳ

Nếu miền Nam (VNCH) thắng, uy tín của Hoa kỳ trên vai trò đồng minh và khả năng yểm trợ kinh tế quân sự sẽ gia tăng mạnh mẽ hơn. Ảnh hưởng của Hoa kỳ trong vấn đề đối tác thương mại và đầu tư ở Việt Nam cũng vậy. Riêng sự đầu tư mạnh mẽ của Hoa kỳ vào Việt Nam sẽ làm đời sống dân Việt khá hơn về mọi mặt - mức sống (standard of living), y tế an sinh (health & welfare), giáo dục và đào tạo (education & training).

Nếu miền Nam (VNCH) thắng, có một số người Việt cứ thong thả nộp đơn xin di dân (immigrant) sang sinh sống ở Hoa kỳ chứ không phải đi chui, như hoàn cảnh dân Việt vượt biên tỵ nạn cs khố rách áo ôm hay FOB, ODP, HO đến Mỹ!!! tương tự như dân Nhật và dân Đại hàn đã di dân sang Mỹ từ nhiều thế kỷ qua; rồi lập các phố Nhật “Little Tokyo” hay phố Đại hàn “Korean town” trên các thành phố lớn ở Hoa kỳ.

Nếu miền Nam (VNCH) thắng, cựu chiến binh Hoa kỳ tham chiến ở Việt Nam (Vietnam veterans) sẽ có mức độ trầm cảm (depression) rất thấp. Những tên trước đây từng ồn ào biểu tình phản chiến chống đối chính sách tham chiến ở Việt Nam của chính quyền Hoa kỳ sẽ được xem như như những tên phản bội, hèn nhát thay vì những người yêu chuộng hòa bình.

Nếu miền Nam (VNCH) thắng, Hoa kỳ có thể sẽ công nhận là “chất độc da cam” (Agent Orange) đã gây độc hại gây ung thư và khuyết tật (birth defects); và sẽ tận tình tài trợ, giúp đỡ các nạn nhân người Việt.

Nếu miền Nam (VNCH) thắng, Hoa kỳ sẽ xây đài tưởng niệm chiến sĩ Hoa kỳ tham gia chiến tranh Việt Nam tai Việt Nam thay vì ở Washington DC.

Nếu miền Nam (VNCH) thắng, phim “Killing Fields” sẽ chỉ thuần túy là một phim thuộc loại giả phim tưởng (fiction) của Hollywod; và sẽ không đọat được giải gì cả ..

Nếu miền Nam (VNCH) thắng, Hoa kỳ sẽ xây Disneyland tại Hà nội, Huế và Sài gòn; sẽ mở quán hamburger Mac Donald và cà phê Starbucks tại mỗi góc đường của các thanh phố lớn; sẽ mở hàng loạt các sòng bài (casinos) tại biên giới Việt-Trung hoa và Việt-Cam bốt để dân tầu và dân Miên tha hồ vui vẻ xếp hàng đến chung tiền cho Việt Nam thay vì cứ lăm le chiếm đất, lấn dân, lấn biển …

Trung cộng

Nếu miền Nam (VNCH) thắng, sự hiện diện của Hoa kỳ ở Việt Nam làm Trung cộng không dám ngang nhiên “chấn áp” Việt nam và các nước lân cận như chúng ta đang thấy. Kể từ năm 1971, người Mỹ đã có ý định bỏ rơi Việt Nam, TT Nixon bắt đầu cho thi hành việc rút quân đội Mỹ có hệ thống ra khỏi Việt Nam trong chương trình gọi là “Việt nam hóa chiến tranh Việt Nam” (Vietnamization of the VietNam war / Peace in Honor ? – “rút lui ? trong danh dự”). Đánh hơi được sự kiện then chốt này (và sự thỏa thuận ngầm giữa Nixon và Chu ân lai) Trung cộng đã cưỡng chiếm của Việt Nam các đảo Hoàng sa năm 1974; rồi Trường sa năm 1988,

Nếu miền Nam (VNCH) thắng, thì với ảnh hưởng chính trị cũng như sức mạnh quân sự của Hoa kỳ ở Việt Nam, Trung cộng không thể và không có đủ khả năng xâm lăng Việt Nam và “dậy cho Việt nam một bài học” năm 1979 … Ngoại trừ Trung cộng muốn có thế chiến thứ III. Theo Luật sư Lê Chí Quang, chính phủ “cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” đã “nhượng bộ” cho Trung cộng chiếm đóng, kiểm sóat vùng lãnh địa biên giới (khoảng 720 kí-lô-mét vuông) và lãnh hải (3200 hải lý vuông – vào khoảng 11,000 ki-lô-mét vuông) của Việt Nam.

Nếu miền nam (VNCH) thắng, sức mạnh kinh tế của Việt Nam ở Á châu sẽ không cho phép hàng hóa rẻ tiền, thiếu phẩm chất, nguy hại của Trung cộng thao túng thị trường và đầu độc dân Việt Nam như ngày hôm nay.

Đông nam Á

Nếu miền Nam (VNCH) thắng, không có sự triệt thoái quân sự của Hoa kỳ ở Việt Nam thì sẽ không có thuyết “Domino” ;Có nghĩa là, Cam bốt vẫn tiếp tục nhận sự viện trợ của Hoa kỳ, sẽ đứng vững không mất vào tay thổ phỉ Khmer đỏ; và sẽ không có chuyện “Killing Field” làm cho một phần ba dân Cam bốt (trên 2 triêu nhân mạng) bị giết bởi Khmer đỏ man rợ.

Nếu miền Nam (VNCH) thắng, sẽ không có cuộc chiến tranh biên giới Việt - Cam bốt năm 1977-1978 (kéo dài mãi đến năm 1989 mới ngưng hẳn) làm hàng ngàn thanh niên Việt và Cam bốt hy sinh. Dân Việt sẽ tiếp tục sang buôn bán giao thương với dân Cam bốt thay vì trẻ con Việt Nam chạy sang Cam bốt làm điếm để sống, để nuôi gia đình nghèo ở Việt nam.

Nếu miền Nam (VNCH) thắng, sự hiện hiện của người Mỹ ở Việt Nam cùng với các kỹ thuật khoa học tân tiến nhất hoàn cầu sẽ thiết lập các cơ sở tiên đoán và dự phòng thiên tai (chẳnh hạn như động đất, sóng thần..) cho vùng Đông nam Á … Có lẽ sẽ làm giảm thiểu rất nhiều những tổn thất về tài sản và nhân mạng trong trận sóng thần Tsunami vào tháng 12 năm 2004 (làm thiệt mảng trên 230 ngàn người!)

Toàn cầu (Global)

Nếu miền Nam (VNCH) thắng, hàng hóa “Made inVietnam” sẽ tràn ngập thị trường thế giới; sẽ hiên ngang đối chọi với hàng hóa “Made in China”. Việt Nam sẽ làm cho hàng hóa “Made in China” thực sự là biểu hiệu của sự khinh bỉ made in china …

Lời cuối

Câu chuyện “Nếu miền Nam (VNCH) thắng…” chưa thể chấm dứt ở đây. Người viết chỉ chỉ xin tạm ngừng để nghỉ xả hơi và chờ đợi …

Ngoài ra, cũng nên biết, cộng sản luôn luôn tuyên truyền láo khoét là:

“Chủ nghĩa tư bản đang đứng bên bờ vực thẳm!”

Nhưng mà hiện nay cs lại cho là chủ nghĩa cộng sản vinh quang, vô địch tiến xa hơn tư bản một bước!. Thử tính lại, “chủ nghĩa cộng sản đang (đứng / nằm / ngồi) ở đâu vậy?” (mà hình như chỉ còn có “4” nước cs “vinh quang” trên mặt đất thì phải?)

Chờ xem! “Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt?”

Trần Văn Giang



Thursday, June 24, 2010

Thánh Tích Đạo Phật Giáo Hòa Hảo - Trần Gia Phụng



Trần Gia Phụng

Kính thưa các Bậc Trưởng thượng,

Thưa quý quan khách,

Tôi xin cảm ơn Ban Tổ chức đã tạo điều kiện cho tôi phát biểu hôm nay, nhân dịp Lễ Khai Đạo Phật Giáo Hòa Hảo (PGHH) lần thứ 71. Tôi đã thưa chuyện tại diễn đàn nầy nhiều lần. Nay thêm một lần nữa cũng là dịp tôi xin ôn lại chuyện lịch sử. Ôn lại những kinh nghiện lịch sử trong quá khứ rất thiết thực và ích lợi để chúng ta nhìn về tương lai.

Kính thưa quý vị,

Lần nầy, chúng tôi xin trình bày về những thánh tích của đạo PGHH. Tôi xin giới thiệu sơ lược các thánh tích chính của PGHH: Thánh địa PGHH là làng Hòa Hảo, quận Tân Châu, tỉnh Châu Đốc, nay thuộc thị trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang. Làng Hòa Hảo là nơi Đức Giáo chủ Huỳnh Phú Sổ (1920-1947) khai sáng đạo PGHH ngày 18 tháng 5 năm kỷ mão tức ngày 4-7-1939. Tổ đình PGHH là ngôi nhà của ông bà Huỳnh Công Bộ, nơi sinh trưởng của Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ. An Hòa Tự là ngôi chùa do Đức Phật Thầy Tây An (1807-1856) đặt tên và do đệ tử của ngài xây dựng. Đức Phật Thầy Tây An là người sáng lập môn phái Bửu Sơn Kỳ Hương hay Phật giáo Tứ ân, tiền thân của PGHH. Trải qua nhiều đời trụ trì và nhiều lần trùng tu, An Hòa Tự được xây thành mái ngói tường vôi từ năm 1936. Sau khi Huỳnh Giáo chủ khai sáng đạo PGHH, nhiều vị trong ban Trị sự chùa quy y với Đức Thầy và làm văn tự hiến chùa. Khi trở về thăm viếng chùa, ngày 8-7-1945, Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ cung thỉnh lư hương từ tổ đình và an vị lư hương nơi chánh điện An Hòa Tự.

Kính thưa quý vị,

Phật giáo Hòa Hảo là tông phái Phật giáo do Đức Giáo chủ Huỳnh Phú Sổ (1920-1947) khai sáng ngày 18 tháng 5 năm kỷ mão (4-7-1939), tại làng Hòa Hảo, quận Tân Châu, tỉnh Châu Đốc (nay là tỉnh An Giang). Sau khi thành lập, đạo PGHH càng ngày càng phát triển, khiến người Pháp lo ngại. Từ tháng 5-1940 đến tháng 10-1942, Pháp liên tục giam giữ Đức Huỳnh Phú Sổ ở nhiều nơi khác nhau. Cuối cùng, do sự can thiệp của quân đội Nhật, Huỳnh giáo chủ được thả và được đưa về sống ở Sài Gòn từ tháng 10-1942.

Năm 1945, sau khi Nhật Bản đầu hàng, Đức Huỳnh Phú Sổ đóng một vai trò quan trọng trong phong trào đòi độc lập dân tộc. Ngày 21- 9-1946, Đức Thầy chính thức thành lập Việt Nam Dân Chủ Xã Hội Đảng, gọi tắt là Dân Xã Đảng, được đồng bào miền Tây hưởng ứng mạnh mẽ. Tuyên ngôn của Dân Xã Đảng do Giáo chủ Huỳnh Phú Sổ công bố, nhấn mạnh: "Việt Nam Dân Xã Đảng là một đảng dân chủ, chủ trương thiệt thi triệt để nguyên tắc chánh trị của chủ nghĩa dân chủ: "chủ quyền ở nơi toàn thể nhân dân". Đảng Dân Xã chủ trương "toàn dân chánh trị, thế tất đảng chống độc tài bất cứ hình thức nào." (Ban Trị sự Trung ương Phật giáo Hòa Hảo Hải ngọai ấn hành, Sấm giảng thi văn toàn bộ của Đức Huỳnh Giáo Chủ, Houston: 2004, tr 533.)

Chủ trương của Đức Thầy và Dân Xã Đảng hoàn toàn đi ngược với chủ trương của Việt Minh cộng sản. Đức Thầy bị Việt Minh cộng sản hãm hại nhiều lần. Nhân một cuộc xô xát giữa Dân Xã Đảng và VM, VM mời Đức Thầy đến họp ngày 16-4-1947, để giải quyết các cuộc xung đột giữa lực lượng hai bên tại Sa Đéc. Trên đường tham dự cuộc họp, đoàn của Đức Thầy bị tấn công tại kênh Đốc Vàng Hạ (thôn Tân Phú, Kiến Phong). Đức Thầy biệt tích từ đó. (Theo: http://hoahao.org). Tín đồ Phật giáo Hòa Hảo tin rằng Đức Thầy vẫn còn sống.

Những lý do chính khiến VM cộng sản trước sau quyết tâm hãm hại Đức Huỳnh Phú Sổ và PGHH vì lúc đó tín đồ PGHH là một khối quần chúng có tổ chức khá chặt chẽ, nên Việt Minh CS rất lo sợ và đề phòng PGHH. Khối tín đồ của PGHH lại là nông dân. Cộng sản Việt Nam theo chủ trương của Mao Trạch Đông, lấy nông thôn bao vây thành thị, và xem nông dân là thành phần nòng cốt của cuộc cách mạng. Thế mà nông dân miền Tây nam tin tưởng vào PGHH hơn là tin tưởng CSVN. Đối với CSVN, đó là một "tội" nặng mà CSVN không thể dung thứ được.

Cộng sản chủ trương hợp tác hóa nông nghiệp, thâu tóm ruộng vườn, đất đai của nông dân vào các hợp tác xã nông nghiệp do CS quản lý, trong khi PGHH chủ trương khẩn hoang, lập trại do nông dân làm chủ, vừa sản xuất, vừa tu học. Nói cách khác chủ trương nông nghiệp giữa hai bên hoàn toàn trái ngược nhau. Nếu chủ trương của Đức Thầy được truyền bá, thì cộng sản không thể tuyên truyền và phát triển trong quần chúng nông thôn. Vì vậy, Cộng sản liên tục đánh phá Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ và PGHH.

Chủ trương đánh phá đạo PGHH của CSVN tiếp tục sau ngày 30-4-1975, khi đảng CSVN cầm quyền trên toàn cõi Việt Nam. Chính sách đàn áp tôn giáo của CSVN rất khôn ngoan. Các tôn giáo có nhiều liên hệ quốc tế như Phật giáo, Ky-Tô giáo La-Mã, các tông phái Tin Lành, thì CSVN có phần dè dặt khi đụng chạm, vì có thể bị dân chúng các nước trên thế giới phản đối, ảnh hưởng xấu đến ngoại giao hay ngoại thương. Trái lại, các tôn giáo địa phương như PGHH là một tôn giáo thuần túy Việt Nam, không có liên hệ quốc tế, nên CSVN công khai thẳng tay đàn áp.

Ngay khi vừa chiếm miền Nam, chẳng những CSVN bắt giam, hành hạ, ngược đãi những tín đồ PGHH muốn hành đạo theo truyền thống tín lý của PGHH, mà CSVN còn tịch thu Trụ sở Văn phòng Giáo hội PGHH Trung ương (Hội đồng Trị sự Trung ương) tại Ấp 1, thị trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang, dùng trụ sở nầy làm văn phòng huyện Phú Tân, tỉnh An Giang. Ngoài ra, CSVN tịch thu luôn Viện Đại học Hòa Hảo được thành lập ở Long Xuyên năm 1972, sáu trường Trung học, hai bệnh viện ở tỉnh An Giang do PGHH điều hành và vài trăm độc giảng đường ở các tỉnh, quận có nhiều tín đồ PGHH.

Trong thời gian gần đây, CSVN kiếm cách xóa bỏ tiếp những di tích lịch sử của PGHH, như ngày 10-11-2005, CSVN phá bỏ Thư viện Thánh địa PGHH, tháng 04-2008 đập phá hai ngôi chợ tên là Chợ Đình và chợ Mỹ Lương, do Đức ông Huỳnh Công Bộ thiết lập gần Tổ đình PGHH. Vào tháng 3 năm nay (2010), lại có tin CSVN lấy lý do trùng tu An Hòa Tự để đập phá An Hòa Tự trong khi An Hòa Tự vẫn đang ở tình trạng hoàn hảo, nhờ tín đồ chăm sóc hàng ngày.

Ở đây, tôi xin mở ngoặc một chút. Tại các nước trên thế giới, những di tích cổ xưa, dầu cổ lỗ lỗi thời, dầu hư hao vì thời tiết qua thời gian, người ta vẫn giữ gìn nguyên bản để bảo tồn di tích lịch sử chứ không đập phá để xây dựng lại. Đặc biệt, người ta rất hãnh diện về tuổi tác của những di tích lịch sử nầy

Kính thưa quý vị,

Chính sách văn hóa của CSVN là cắt đứt quá khứ với hiện tại, xóa bỏ tất cả những truyền thống văn hóa đi ngược với chủ nghĩa cộng sản. Vì vậy, CSVN tiêu hủy những tài liệu lịch sử, di tích văn hóa, tượng đài, miếu mạo của người xưa nhằm chôn vùi quá khứ. Đó là lý do CSVN đổi tên trường và đập phá tượng Phan Thanh Giản ở Cẩn Thơ, nhằm cắt đứt truyền thống hào hùng của trí thức miền Nam xuất thân từ ngôi trường mang tên anh hùng dân tộc Phan Thanh Giản.

Di tích lịch sử tôn giáo là những thánh tích ràng buộc đời sống tâm linh của tín đồ với quá khứ tôn giáo. Cộng sản VN đập phá các thánh tích PGHH nhằm xóa bỏ những kỷ niệm thiên liêng của PGHH thời khai đạo, ngõ hầu cắt đứt đời sống tâm linh của tín đồ PGHH với giáo sử PGHH.

Tín đồ PGHH ở trong nước đang bị đàn áp dữ dội, mà vẫn can đảm đứng lên đòi hỏi bảo vệ thánh tích của mình. Chúng ta hiện nay đang định cư ở những nước tự do dân chủ, chúng ta có bổn phận lên tiếng tố cáo âm mưu đen tối của nhà cầm quyền CSVN, nhằm bảo vệ những thánh tích của PGHH, bởi vì đây cũng là những di tích lịch sử của dân tộc Việt Nam.

Lịch sử luôn luôn biến chuyển. Không có chế độ nào bền vững lâu dài. Chỉ có dân tộc là trường tồn. Vậy chúng ta phải lên tiếng bảo vệ những di tích lịch sử qua khỏi cơn hoạn nạn hiện nay dưới chế độ CSVN. Chắc chắn, một lúc nào đó, chế độ CSVN sẽ bị giải thể, nhưng PGHH luôn luôn trường tồn với dân tộc. Qua khỏi cơn hoạn nạn, Giáo hội PGHH trong nước sẽ phát triển bình thường trở lại và những thánh tích của PGHH sẽ tồn tại cùng đất nước và dân tộc.

Trân trọng cảm tạ quý vị đã lắng nghe và kính chào quý vị.

Trần Gia Phụng
(Toronto, 20-6-2010)

Wednesday, June 23, 2010

TÌM RA SỰ THẬT “THỰC”? - Linh mục Pascal Nguyễn Ngọc Tỉnh ofm

Linh mục Pascal Nguyễn Ngọc Tỉnh ofm

Bối cảnh của một chuyến đi

Nhằm đánh dấu 350 năm thành lập hai giáo phận đầu tiên và 50 năm thành lập hàng giáo phẩm Việt Nam, Năm Thánh 2010 đã khai mạc trọng thể tại Sở Kiện, Hà Nội dịp lễ các thánh Tử Đạo Việt Nam 24-11-2009. Chỉ hơn một tháng sau thì xảy ra vụ thánh giá Đồng Chiêm bị đập nát. Người tín hữu Công Giáo vừa bàng hoàng và phẫn nộ trước hành vi báng bổ của chính quyền cộng sản, vừa ngạc nhiên và đau đớn khi thấy tuyệt đại đa số các giám mục hai giáo tỉnh Huế và Sài Gòn hoàn toàn thinh lặng. Không một lời nói, không một cử chỉ hiệp thông với anh chị em giáo tỉnh Hà Nội. Tình trạng phân hoá trong nội bộ Công Giáo càng thêm trầm trọng và phơi bày công khai khi đức cha Phê-rô Nguyễn Văn Nhơn được bổ nhiệm làm Tổng Giám Mục (TGM) Phó Hà Nội với quyền kế vị, và chỉ mấy hôm sau là Đức TGM Giu-se Ngô Quang Kiệt rời khỏi Việt Nam giữa đêm hôm khuya khoắt, chẳng khác chi một kẻ tội đồ bị trục xuất khỏi quê hương.

Chính trong bối cảnh đó mà Hồng Y Phạm Minh Mẫn (ĐHY), Tổng Giám Mục Sài Gòn, đã lên đường đi Rô-ma gặp các quan chức cấp cao của Toà Thánh, và sau khi trở về, đã có bài trả lời phỏng vấn liên quan đến chuyến đi; bài trả lời đó được đăng tài trên tuần báo Công Giáo & Dân Tộc, số 1762, tuần lễ từ 18-06 đến 24-06-2010. Xin được chia sẻ một vài suy nghĩ sau khi đọc bài trả lời phỏng vấn đó.

Tại sao đi? Đi để làm gì?

Hồng Y nói: Trong tình hình một số ý kiến trên mạng hay qua truyền tai nhau, tạo nên dư luận gây ít nhiều hoang mang và bất ổn trong cộng đoàn Giáo hội và xã hội, ví dụ như một vài dư luận cho rằng có sự tắc trách của Bộ Truyền giáo, sự thoả hiệp của Bộ Ngoại giao, sự cấu kết của một ít nhân vật trong Giáo hội vì tư lợi, sự ngây ngô của Vatican…, một số giám mục đề nghị tôi đi tìm hiểu sự thật “thực” tận gốc rễ. Qua những lời trên đây, HY vừa cho ta thấy nguyên nhân nào khiến ngài rời Việt Nam để có mặt tại Vatican từ ngày 30-05 đến 03-06-2010, vừa cho thấy mục tiêu của chuyến đi, đó là để tìm hiểu sự thật “thực” tận gốc rễ. Chuyến đi này không phải là một chuyện hoàn toàn cá nhân, nhưng còn theo lời đề nghị của “một số giám mục”. Các vị này là những ai, gồm bao nhiêu người, nắm chức vụ gì trong Hội Đồng Giám Mục Việt Nam (HĐGM/VN), ngài không nói.

Những hoạt động trong chuyến đi

Tại Rô-ma, những người đầu tiên được HY gặp gỡ và thăm hỏi là những linh mục, tu sĩ, giáo dân Việt Nam được ngài gửi tới học. Đây là chuyện bình thường, nhưng chắc không ở trong mục tiêu quan trọng của chuyến đi. Ngay cả việc đi thăm đức hồng y Etchegaray cũng vậy, cũng chỉ là một cuộc thăm viếng xã giao.

Nhưng hai cuộc gặp quan trọng hơn cả trong chuyến đi này, trước hết là cuộc gặp tại Bộ Ngoại Giao Toà Thánh sáng ngày 01-06, với vị Ngoại trưởng là Đức TGM Dom. Mamberti, và với Thứ trưởng, đức ông Ern. Ballestrero; kế đến là cuộc gặp tại Bộ Truyền Giáo với Tổng Trưởng là ĐHY Ivan Dias. Tại mỗi nơi, HY Phạm Minh Mẫn đã “giải bày tình hình do dư luận tạo ra”. Ngài đã nói những gì, giải bày thế nào thì không ai biết. Nhưng phần trả lời, thì tại cả hai nơi, ngài đã nhận được một nội dung hoàn toàn giống nhau. Phía Bộ Ngoại Giao thì Bộ đã “lắng nghe và tôn trọng ý kiến cùng bản thân của đương sự” (tức là Đức TGM Hà Nội Giu-se Ngô Quang Kiệt). Tại Bộ Truyền Giáo cũng vậy, Bộ “luôn lắng nghe và tôn trọng ý kiến cùng bản thân của người liên hệ” (vẫn là Đức Tổng Kiệt). Và dựa vào cách làm của cả hai bộ là “lắng nghe và tôn trọng ý kiến cùng bản thân của người liên hệ”, cuối cùng “Đức Thánh Cha chấp thuận lời Đức Cha Ngô Quang Kiệt xin từ nhiệm Tổng Giám Mục Hà Nội vì lý do sức khoẻ”. Và đây là sự thật “thực” ĐHY đã phải vượt bao nhiêu ngàn cây số đến tận Rô-ma để cất công đi tìm.

Nói nôm na là như thế này: Sở dĩ có “dư luận gây ít nhiều hoang mang và bất ổn trong cộng đồng Giáo Hội và xã hội” là do việc Đức Giáo Hoàng bổ nhiệm đức cha Nguyễn Văn Nhơn thay thế đức cha Ngô Quang Kiệt trong cương vị Tổng Giám Mục Hà Nội. Việc thay thế đó bắt nguồn từ việc đức cha Kiệt xin từ chức vì lý do sức khoẻ. Và trong việc này, cả hai bộ Ngoại Giao cũng như Truyền Giáo đều tôn trọng ý kiến, nguyện vọng của đương sự.

Tóm lại: mấu chốt của vấn đề, hay là sự thật “thực”, chính là việc đức cha Ngô Quang Kiệt xin từ chức mà thôi. Có gì đâu mà phải ầm ĩ!

Những điều gây thắc mắc

Thế nhưng đối với công luận, mọi chuyện không đơn giản như thế. Giả sử đức cha Kiệt lâm trọng bệnh, không còn khả năng lãnh đạo, hay đến tuổi về hưu, thì bất cứ vị nào được Đức Giáo Hoàng bổ nhiệm thay thế, cộng đồng tín hữu cũng hoan hỷ đón nhận. Lịch sử đã chứng minh điều đó. Nhưng việc đức cha Kiệt rời khỏi chức vụ TGM Hà Nội, lại chính là đòi hỏi của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam, qua văn thư đề ngày 23-09-2008 của ông Nguyễn Thế Thảo, Chủ tịch Uỷ Ban Nhân Dân Thành phố Hà Nội, gửi HĐGM/VN do đức cha Nguyễn Văn Nhơn làm Chủ tịch. Vậy thì điều người tín hữu Việt Nam muốn biết, đó là mối tương quan giữa hai sự việc: giữa đòi hỏi của nhà cầm quyền Hà Nội và việc Đức Giáo Hoàng chấp thuận cho đức cha Kiệt từ chức. Điều người tín hữu Việt Nam nóng lòng muốn được soi sáng là HĐGM/VN đóng vai trò nào trong việc thay thế TGM Hà Nội, Đức Cha Ngô Quang Kiệt. Cũng liên quan đến vụ việc này, một nhân vật quan trọng khác mà tín hữu Công Giáo Việt Nam muốn có thông tin, đó là vị đại diện Toà Thánh đến thăm Việt Nam lần chót, vào đầu năm 2009: Đức ông Cao Minh Dung. Đâu là vai trò của đức ông trong việc liên quan đến Đức Tổng Kiệt? Trong bài trả lời phỏng vấn, HY Phạm Minh Mẫn có cho biết là chiều ngày 02-06 ngài đã “gặp gỡ linh mục, tu sĩ Việt Nam đang làm việc tại Vatican”, nhưng nhân vật mà mọi người chờ đợi là đức ông Cao Minh Dung thì ĐHY không hề nhắc tới. Như thế cũng có nghĩa là thắc mắc của người tín hữu Việt Nam liên quan đến đức ông Cao Minh Dung, vẫn chưa có câu trả lời.

Liệu có tìm ra sự thật “thực”?

HY Phạm Minh Mẫn có một kiểu nói khá độc đáo khi thêm tính từ “thực” vào danh từ “sự thật” (sự thật “thực”). Điều này chẳng phải không có lý do. Là vì trong chế độ hiện thời tại Việt Nam, mọi phương tiện truyền thông đều nằm trong tay Nhà Nước. Có nhiều đài truyền hình và truyền thanh trên khắp nước, từ trung ương tới địa phương, với trên dưới 700 tờ báo, nhưng tất cả chỉ nói những điều được phép nói. Khi đề cập đến chuyện nói dối, nói láo … trong xã hội chúng ta đang sống hôm nay, nhà văn Nguyễn Khải đã viết trong tập Tuỳ Bút của ông: “… các cuộc trả lời phỏng vấn báo chí, diễn văn tại các buổi lễ kỷ niệm, báo cáo của đảng, của chính phủ, của quốc hội, tất cả đều dùng các từ rất mơ hồ, ít cá tính và ít trách nhiệm nhất. Và nói dối, nói dối hiển nhiên, không cần che đậy… Nói dối lem lẻm, nói dối lỳ lợm, nói không biết xấu hổ, không biết run sợ. Người nói nói trong cái trống không, người nghe tuy có mặt đấy nhưng cũng chỉ nghe có những tiếng vang của cái trống không. Nói để giao tiếp đã trở thành nói để không giao tiếp gì hết; nói để mà nói …”. Chính vì vậy mà khi nổ ra vụ Toà Khâm Sứ – Thái Hà chẳng hạn, nếu chỉ dựa vào báo đài của Nhà Nước, hay cả khi đọc báo Công Giáo & Dân Tộc, không ai biết được: thực sự chuyện gì đã xảy ra.

Và điều ta phải đặc biệt quan tâm, là tình trạng này chẳng phải không ảnh hưởng đến truyền thông Công Giáo. Hôm xảy ra vụ Đồng Chiêm chẳng hạn, đố ai vào trang mạng của HĐGM mà tìm được thông tin! Còn trang mạng của Toà TGM Tp. HCM, trong bài “Tự do báo chí là nhựa sống của nền dân chủ”, lấy nguồn từ Vietvatican, thì chuyện trớ trêu là đã cắt xén đoạn nói đến Trung Quốc, Bắc Hàn, Việt Nam … cũng như đoạn sau đây: “Tất cả các chính quyền và các tổ chức nói trên đều theo đường lối cai trị độc tài, sợ hãi sự thật, chủ trương ngu dân, nên tìm mọi cách và đưa ra mọi luật lệ để kèm kẹp con người và đất nước trong tình trạng nô lệ, chậm tiến, dốt nát …”.

Một ví dụ khác, đó là nếu có ai nghe đoạn ghi âm lời đức cha Nguyễn Văn Khảm, Giám mục Phụ tá Sài Gòn, nói về chuyến đi Hoa Kỳ của ĐHY Phạm Minh Mẫn đến Long Beach chủ toạ Đại lễ Lòng Thương Xót Chúa, rồi đem đối chiếu với vô số thông tin liên quan trên mạng, đố ai biết được sự thật “thực” ở chỗ nào. Và ví dụ cuối cùng là dịp lễ nhậm chức của Đức Tân TGM Hà Nội ngày 07-05-2010: nếu có ai vào trang mạng của Uỷ Ban Kinh Thánh mà đọc bài của Peter Nguyễn Minh Trung, thì 15.000 chữ ký của thỉnh nguyện thư gửi Đức Giáo Hoàng đã bị hô biến thành panô với những chữ “Nguyễn Văn Nhơn, Bùi Văn Đọc, Võ Đức Minh: biến khỏi trái đất này !” Vậy thì câu hỏi dai dẵng vẫn cứ đeo đuổi chúng ta là: sự thật “thực” ở đâu?

Sự thật “thực” về Giáo Hội Việt Nam?

HY Phạm Minh Mẫn vượt núi băng ngàn đến tận Rô-ma để tìm sự thật “thực”, nhưng liệu ngài có giúp được Đức Giáo Hoàng tìm ra sự thật “thực” về Giáo Hội Việt Nam? Dĩ nhiên Đức Giáo Hoàng biết những thay đổi diễn ra tại Việt Nam trong mọi lãnh vực kể cả tôn giáo. Ngày nay cuộc sống khá hơn, người dân được tương đối tự do hơn. Các tôn giáo được phép xây cất, tổ chức lễ lạt, huấn luyện chức sắc, đi ra nước ngoài, v.v… Du khách đến Việt Nam lác mắt khi thấy các nhà thờ ngày Chúa nhật động nghẹt người, ơn gọi linh mục, tu sĩ rất đông, số đi ra nước ngoài truyền giáo đến cả ngàn. Đó là mặt tích cực, và cũng là mặt nổi. Trong khi đó, các lãnh vực như y tế, giáo dục, xã hội … đều là độc quyền của Nhà Nước. Đi xin tiền giúp người nghèo thì được, nhưng tranh đấu cho quyền lợi của người nghèo, đòi hỏi sự công bằng cho người nghèo thì không. Tôn giáo không được tự do phục vụ con người. Trong một chế độ độc tài toàn trị, thì “đối thoại”“hợp tác” chỉ là những mỹ từ của người chấp nhận ngửa tay xin. Xin cái gì ? Thưa xin lại những quyền chính đáng của mình đã bị nhà cầm quyền tước đoạt. Sự thật “thực” phũ phàng là như thế. Liệu Đức Giáo Hoàng có biết rằng Giáo Hội Công Giáo Việt Nam hôm nay, chỉ vì muốn thoả hiệp với nhà cầm quyền để được yên thân, mà đánh mất khả năng ngôn sứ: quay lưng lại người nghèo, hững hờ với các tôn giáo bạn, thờ ơ với vận mạng dân tộc, với tương lai đất nước? Liệu Đức Giáo Hoàng có biết rằng khi thánh giá tại Đồng Chiêm bị đập nát, tuyệt đại đa số các giám mục hai giáo tỉnh Huế và Sài Gòn đã ngậm miệng làm thinh? Thế thì trước câu hỏi: liệu Đức Giáo Hoàng có biết được sự thật “thực” về Giáo Hội Việt Nam hôm nay, xem ra chưa có câu trả lời!

Kết luận

Đạt tới chân thiện mỹ là khát vọng tự nhiên của con người. Khát vọng tìm cho ra sự thật càng mãnh liệt khi con người sống trong môi trường đầy dẫy những lừa lọc, gian dối. Tìm cho ra sự thật, đó là mối quan tâm của ĐHY Phạm Minh Mẫn khi ngài nói đến sự thật “thực” và đã cất công đi tìm. Nhưng khi sự thật mình đi tìm lại chính là sự thật mình muốn có bằng bất cứ giá nào, thì liệu sự thật mình khám phá ra, đã là sự thật “thực” hay chưa? Người đọc bài của ĐHY vẫn cứ phải tự tìm lấy câu trả lời. Không biết đến bao giờ Giáo Hội Công Giáo Việt Nam mới tìm lại được sự bình an đã mất, mới tìm lại được sự đồng tâm nhất trí đã tan rã, mới tìm lại được lòng tin tưởng kính mến đã nhạt phai đối với hàng giáo phẩm kể từ khi Đức Cha Giu-se Ngô Quang Kiệt rời khỏi chức vụ TGM Hà Nội trong một hoàn cảnh còn nhiều ẩn số chưa được giải mã?

Sài-gòn, ngày 24 tháng 06 năm 2010
Pascal Nguyễn Ngọc Tỉnh ofm
pascaltinh@gmail.com