Nhiệm vụ duy nhất của quân đội trong thời bình là bảo vệ đất nước, lúc chiến tranh thì cứu nước và sau khi mất nước, tất nhiên phải giành lại nước. Vậy, những ai cầm súng dưới màu cờ quốc gia thì thật xứng đáng là những người con thân yêu của tổ quốc. Đối với Việt Nam, thanh niên là nòng cốt với truyền thống bất khuất sẵn có trong người cộng thêm tấm lòng thiết tha quê hương, vì thế, họ đã quyết định chọn con đường cầm súng làm lý tưởng (hiện dịch), hoặc hiên ngang lên đường tòng quân theo lệnh tổng động viên (trừ bị) thì thành phần trẻ chính là thành phần ưu tú của xã hội. Trong quân ngũ, dù mang màu áo nào và thuộc quân binh chủng gì thì nhiệm vụ của người lính bao giờ cũng được xác định minh bạch là lấy lý tưởng quốc gia, sự toàn vẹn lãnh thổ cũng như an cư lạc nghiệp của người dân làm mục đích dấn thân để phục vụ quê hương và tổ quốc. Do đó quân đội trong thời bình và chiến tranh không bao giờ được phép tham gia bất cứ một hoạt động gì ngoài trọng trách cầm súng chống kẻ thù, dù kẻ thù đó là ai và từ đâu đến. Như vậy có thể nói rằng, đây chính là mục tiêu chính trị duy nhất của những người lính của quân lực Việt Nam Cộng Hòa.
Đối với thời bình, nhiệm vụ của quân đội là thuần túy giữ nước. Nhưng lúc chiến tranh thì người lính phải chấp nhận hy sinh tất cả, từ bản thân cho đến gia đình để đối mặt kẻ thù ngoài chiến trường nhằm bảo vệ từng tất đất, từng gang biển của tổ tiên để lại cũng như phối hợp với các cơ quan cảnh sát và dân sự nhằm ổn định an ninh tại hậu phương. Nhưng nếu nước mất nhà tan, như trường hợp Việt Nam, thì những người lính còn sống sót sau cuộc chiến phải làm gì ? Đây chính là một vấn đề đặc biệt cần đặt ra cho bất cứ những ai đã một thời cầm súng phục vụ dưới cờ Quốc Gia. Mặc dù tập thể chiến sĩ lưu vong tại hải ngoại ngày nay không còn hàng ngũ chặt chẽ theo tổ chức quân đội, không còn vũ khí trong tay, không có địa bàn hoạt động nhưng trong trường hợp đặc biệt nầy, tình thế không cho phép bất cứ ai hoặc tổ chức nào tuyên bố rằng ‘quân đội không làm chính trị’ như dưới thời bình. Nếu nói vậy, chẳng khác gì tập thể chiến sĩ hải ngoại đã trở thành những hội ái hữu như những tổ chức dân sự không ngoài mục đích trình diễn hay họp mặt hằng năm với bộ quân phục trên người. Thật vậy, người lính hải ngoại hôm nay tuy tay không súng nhưng vẫn còn trách nhiệm, vẫn còn danh dự, vẫn tâm hồn, vẫn còn chí khí, vẫn còn khả năng cũng như nhân lực thì phải tập hợp thành một khối để ‘giành lại nước’, phải đi tiên phong trong các hoạt động tranh đấu của cộng đồng và phải nhận trách nhiệm vai trò đầu tàu cho công cuộc giải thể chế độ cộng sản hiện nay tại quê nhà. Có như vậy truyền thống hào hùng anh dũng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa sẽ không mai một khi những bộ quân phục diễn hành sẽ hai dần màu áo theo thời gian !
Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa với một quá khứ oai hùng từ hàng chục năm qua, những người cầm súng đã anh dũng chiến đấu chống việt gian cộng sản. Nhưng tiếc thay, vận nước đã đến đường cùng vì nội thù đánh phá cũng như trở mặt của người bạn đồng minh. Dân Miền Nam làm sao quên được, trong thời chiến, người lính ngày đêm hành quân giết giặc ở chiến trường thì tại hậu phương, nhóm thất sủng, chủ bại và cò mồi tuân lệnh cộng sản miền Bắc cũng như người bạn đồng minh xúi giục những tên nằm vùng trong Nam xúi giục và lùa con nít bà già xuống đường ăn vạ quấy phá, nhóm trí thức đòi buông súng bắt tay hòa giải, đám văn nghệ sĩ vác bị gậy ăn mày ! Đây chính là những lát dao đâm ngay vào lưng những người cầm súng bảo vệ quê hương và đồng bào ruột thịt vô tội. Như vậy, Việt Nam với một vị trí quan trọng chiến lược về quân sự, kinh tế, thương mãi thì quốc gia nhỏ bé nầy không thể nào thoát khỏi ảnh hưởng của những tên trùm quốc tế tư bản cũng như bọn cộng sản gian manh. Nếu không thể dùng vũ lực để xâu xé thì chúng chọn giải pháp bắt tay cùng nhau hưởng lợi và một khi xem Việt Nam là món hàng trao đổi, thì chúng bất chấp cả cam kết lẫn danh dự; một mặt, cột tay trói chân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa (Mỹ và nhóm chủ bại) và mặt khác, hợp lực đánh phá từ ngoài tiền tuyến vào đến hậu phương (cộng sản Hà Nội, Tàu cộng và nhóm cò mồi ở miền Nam). Việt Nam đã bị cắt hẳn phương tiện như súng ống đạn dược trong lúc phải đương đầu với việc đánh phá từ hậu phương đến tiền tuyến, nhưng những người cầm súng vẫn luôn luôn anh dũng chiến đấu cho đến giờ thứ 25. Và cuối cùng, khốn nạn thay ! Những người con thân yêu của đất nước phải tức tưởi buông súng giữa đường theo lệnh đầu hàng vô điều kiện, và gần nửa triệu anh hùng hôm qua, nay trở thành những người tù trong nháy mắt để rồi tủi nhục xếp hàng vào tù. Một nhà tù dã man mọi rợ của lớp người đã không có thông minh lại còn thiếu văn minh nên chúng đã trả thù và giết hại gần cả trăm ngàn người con thân yêu của Miền Nam.
Vai trò người lính của QLVNCH sau ngày mất nước còn quan trọng hơn cả thời bình lẫn thời chiến, vì bổn phận của những ai đã một thời cầm súng, tại hải ngoại hôm nay, phải kết hợp thành một lực lượng nòng cốt để giành lại tổ quốc thân yêu của chúng ta trong bàn tay cộng sản. Không thể đơn thuần hoài niệm và nuối tiếc những gì đã mất qua bộ quân phục bên ngoài, mà phải có những hành động cụ thể để xứng đáng làm đầu tàu cho công cuộc tranh đấu của toàn dân. QLVNCH lúc nầy chưa đến cơ hội cầm lại súng nhưng người lính VNCH đừng quên:
1. Giữ lấy Trách Nhiệm bằng cách tập hợp dưới màu cờ tổ quốc để trở thành một đội quân có truyền thống hào hùng của những người cầm súng trước đây. Hãy mặc lên người những bộ quân phục của chúng ta ngày trước để làm sống lại thời oanh liệt, nhưng xin đừng chắp vá khoác lên người những bộ quân phục của nước bạn đồng minh mà trên đó lại gắn thêm huy hiệu của Quân binh chủng cũng như cấp bậc của QLVNCH trước kia ! Đành rằng đây là quyền của mỗi người ở tại các xứ tự do, không ai có quyền bàn đến, nhưng xét cho cùng thì cũng là một điều đau lòng cho tập thể chiến sĩ chúng ta, vì một số (vài ba người) quân nhân cũ thích chạy theo hình thức cầu danh vô tội vạ nhưng có phương hại ít nhiều đến màu cờ sắc áo của QLVNCH. Cũng giống như trường hợp xử dụng quân phục ngày trước vài ba lần trong các cuộc lễ hằng năm rồi sau đó cất vào tủ áo, thì chúng ta chưa vinh danh trọn vẹn màu áo của quân đội. Hình thức bên ngoài nầy, trước tiên sẽ đưa đến những ý nghĩ không mấy đẹp cho người ngoại quốc đồng thời làm mất niềm tin đối với toàn dân Việt Nam đang trông chờ hành động cụ thể của những người cầm súng trước kia. Bộ áo bên ngoài không thể tạo nên sức mạnh cũng không đem lại sự đoàn kết tập thể chiến sĩ chúng ta, mà điều quan trọng là, khi cởi bộ áo ra, những người lính ngày trước vẫn là những chiến sĩ tiên phong trong việc ‘giành lại nước’ đang nằm trong kềm kẹp của tập đoàn cộng sản.
2. Giữ lấy Danh Dự là phải biết quý trọng cấp bậc và huy chương đã được ban thưởng trước kia. Dù khiêm nhượng và nhỏ bé như cấp ‘binh nhất’ hay những ngôi sao của ‘tướng lãnh’, hoặc từ những ‘huy chương bậc nhỏ’ cho đến ‘bảo quốc huân chương’ cao quý cũng đều do quyết định của thượng cấp ban thưởng tùy theo thâm niên công vụ hay công trạng chiến trường thì đó cũng là những phần thưởng danh dự vô giá mà kết quả đều do công sức, mồ hôi, xương máu của chính mình, hay phải nói thật chính xác, là của các đồng đội và thuộc cấp đã ‘xanh cỏ’ để cho người may mắn sống sót ‘đỏ ngực’. Vậy có thể nói rằng, dù cấp bậc ‘binh nhất’ hay huy chương ‘công vụ bội tinh’ cũng đều có những giá trị tuyệt vời vì đó là kết của chiến công thật sự thì chắc chắn có giá trị hơn những cấp ‘úy-tá-tướng’ tự phong, dù đã tan hàng và giáng đoạn công vụ trên 35 năm qua mà một số tổ chức hoặc cá nhân ở hải ngoại vẫn tự gắn cấp bậc thêm cho mình đôi khi còn nhảy vọt vài ba cấp ! Điều buồn mà người Việt Quốc Gia hải ngoại thuờng nói đến là một số (xin nhấn mạnh một số rất ít) từ bỏ cấp bậc của mình ngày trước để mang cấp bậc của nước ngoài, rồi tự động tổ chức gắn lon sĩ quan cấp úy hoặc cấp tá cho nhau, trong đó gồm số người chưa một ngày cầm súng chiến đấu trong hàng ngũ QLVHCN trước kia. Xuyên qua vấn đề nầy, người Việt hải ngoại đều thấy rằng quân đội ngoại quốc muốn nhờ những ‘người lính Việt Nam không súng’ làm những công việc không công thay cho họ. Mới nhìn qua, đây là một sự tình nguyện tốt, có thiện chí, chứng tỏ sự hợp tác giữa hai giới quân nhân hưu trí của chủ nhà và người định cư. Nhưng xét cho cùng thì mọi người đều thấy đau lòng đối với những vị sĩ quan cũ của QLVNCH, họ hân hoan trong bộ quân phục tự bỏ tiền ra may để được mang lên cổ lên vai cấp bậc của quân đội nước ngoài !
3. Bảo vệ lấy Tổ Quốc là nhiệm vụ của các cấp chỉ huy lớn nhỏ trong QLVNCH bằng những hành động chính đáng và hữu ích chứ không phải những việc nhỏ nhặt như tranh giành các chức vụ trong các các tổ chức hội đoàn cựu quân nhân ở hải ngoại. Phải đặt quyền lợi tổ quốc lên trên tất cả mọi tranh chấp cá nhân, đoàn thể có như vậy mới xác định được mục tiêu và hành động chính đáng của những người đã một thời cầm súng. Có đặt tinh thần tổ quốc lên trên thì mới thấy được con đường chính nghĩa và biết được vai trò và bổn phận của một đạo quân lưu vong. Và nếu còn giữ được tinh thần tổ quốc thì người lính năm xưa mới chấp nhận khép mình dưới màu cờ quốc gia, dưới một tập thể quân đội oai hùng đã anh dũng chiến đấu chống cộng sản từ hằng chục năm qua, đồng thời nếu vì tổ quốc thì hãy nhận lấy trách nhiệm của một người cầm súng đóng góp công sức cho việc tranh đấu chung của toàn dân nhằm giải thể nhanh chóng chế độ cộng sản. Vì tương lai tổ quốc người lính năm xưa hãy dành thời giờ tranh cãi đối chất vô ích trên các diễn đàn cũng như trong những cuộc bầu cữ và hội họp để hướng dẫn con cháu nối tiếp con đường đã đi.
Được như vậy, một khi chúng ta nằm xuống thì vẫn còn lớp hậu duệ của những người lính ngày trước sẽ lấy lại danh dự cho ông cha mình và sẵn sàng dấn thân đi theo con đường chính nghĩa, thì mai đây, một tập thể quân đội của nền Đệ Tam Cộng Hòa sẽ lớn mạnh nhất của vùng Đông Nam Á. Chính thành phần trẻ nầy sẽ chứng minh một cách hùng hồn rằng Việt Nam tuy mất, quân đội bị bứt tử tan hàng, nhưng cha ông của họ là những người lính Việt Nam Cộng Hòa ngày trước vẫn giữ được tinh thần Tổ Quốc, biết bảo vệ Danh Dự và thi hành đứng đắn Trách Nhiệm của mình.
Đinh Lâm Thanh
Đối với thời bình, nhiệm vụ của quân đội là thuần túy giữ nước. Nhưng lúc chiến tranh thì người lính phải chấp nhận hy sinh tất cả, từ bản thân cho đến gia đình để đối mặt kẻ thù ngoài chiến trường nhằm bảo vệ từng tất đất, từng gang biển của tổ tiên để lại cũng như phối hợp với các cơ quan cảnh sát và dân sự nhằm ổn định an ninh tại hậu phương. Nhưng nếu nước mất nhà tan, như trường hợp Việt Nam, thì những người lính còn sống sót sau cuộc chiến phải làm gì ? Đây chính là một vấn đề đặc biệt cần đặt ra cho bất cứ những ai đã một thời cầm súng phục vụ dưới cờ Quốc Gia. Mặc dù tập thể chiến sĩ lưu vong tại hải ngoại ngày nay không còn hàng ngũ chặt chẽ theo tổ chức quân đội, không còn vũ khí trong tay, không có địa bàn hoạt động nhưng trong trường hợp đặc biệt nầy, tình thế không cho phép bất cứ ai hoặc tổ chức nào tuyên bố rằng ‘quân đội không làm chính trị’ như dưới thời bình. Nếu nói vậy, chẳng khác gì tập thể chiến sĩ hải ngoại đã trở thành những hội ái hữu như những tổ chức dân sự không ngoài mục đích trình diễn hay họp mặt hằng năm với bộ quân phục trên người. Thật vậy, người lính hải ngoại hôm nay tuy tay không súng nhưng vẫn còn trách nhiệm, vẫn còn danh dự, vẫn tâm hồn, vẫn còn chí khí, vẫn còn khả năng cũng như nhân lực thì phải tập hợp thành một khối để ‘giành lại nước’, phải đi tiên phong trong các hoạt động tranh đấu của cộng đồng và phải nhận trách nhiệm vai trò đầu tàu cho công cuộc giải thể chế độ cộng sản hiện nay tại quê nhà. Có như vậy truyền thống hào hùng anh dũng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa sẽ không mai một khi những bộ quân phục diễn hành sẽ hai dần màu áo theo thời gian !
Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa với một quá khứ oai hùng từ hàng chục năm qua, những người cầm súng đã anh dũng chiến đấu chống việt gian cộng sản. Nhưng tiếc thay, vận nước đã đến đường cùng vì nội thù đánh phá cũng như trở mặt của người bạn đồng minh. Dân Miền Nam làm sao quên được, trong thời chiến, người lính ngày đêm hành quân giết giặc ở chiến trường thì tại hậu phương, nhóm thất sủng, chủ bại và cò mồi tuân lệnh cộng sản miền Bắc cũng như người bạn đồng minh xúi giục những tên nằm vùng trong Nam xúi giục và lùa con nít bà già xuống đường ăn vạ quấy phá, nhóm trí thức đòi buông súng bắt tay hòa giải, đám văn nghệ sĩ vác bị gậy ăn mày ! Đây chính là những lát dao đâm ngay vào lưng những người cầm súng bảo vệ quê hương và đồng bào ruột thịt vô tội. Như vậy, Việt Nam với một vị trí quan trọng chiến lược về quân sự, kinh tế, thương mãi thì quốc gia nhỏ bé nầy không thể nào thoát khỏi ảnh hưởng của những tên trùm quốc tế tư bản cũng như bọn cộng sản gian manh. Nếu không thể dùng vũ lực để xâu xé thì chúng chọn giải pháp bắt tay cùng nhau hưởng lợi và một khi xem Việt Nam là món hàng trao đổi, thì chúng bất chấp cả cam kết lẫn danh dự; một mặt, cột tay trói chân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa (Mỹ và nhóm chủ bại) và mặt khác, hợp lực đánh phá từ ngoài tiền tuyến vào đến hậu phương (cộng sản Hà Nội, Tàu cộng và nhóm cò mồi ở miền Nam). Việt Nam đã bị cắt hẳn phương tiện như súng ống đạn dược trong lúc phải đương đầu với việc đánh phá từ hậu phương đến tiền tuyến, nhưng những người cầm súng vẫn luôn luôn anh dũng chiến đấu cho đến giờ thứ 25. Và cuối cùng, khốn nạn thay ! Những người con thân yêu của đất nước phải tức tưởi buông súng giữa đường theo lệnh đầu hàng vô điều kiện, và gần nửa triệu anh hùng hôm qua, nay trở thành những người tù trong nháy mắt để rồi tủi nhục xếp hàng vào tù. Một nhà tù dã man mọi rợ của lớp người đã không có thông minh lại còn thiếu văn minh nên chúng đã trả thù và giết hại gần cả trăm ngàn người con thân yêu của Miền Nam.
Vai trò người lính của QLVNCH sau ngày mất nước còn quan trọng hơn cả thời bình lẫn thời chiến, vì bổn phận của những ai đã một thời cầm súng, tại hải ngoại hôm nay, phải kết hợp thành một lực lượng nòng cốt để giành lại tổ quốc thân yêu của chúng ta trong bàn tay cộng sản. Không thể đơn thuần hoài niệm và nuối tiếc những gì đã mất qua bộ quân phục bên ngoài, mà phải có những hành động cụ thể để xứng đáng làm đầu tàu cho công cuộc tranh đấu của toàn dân. QLVNCH lúc nầy chưa đến cơ hội cầm lại súng nhưng người lính VNCH đừng quên:
1. Giữ lấy Trách Nhiệm bằng cách tập hợp dưới màu cờ tổ quốc để trở thành một đội quân có truyền thống hào hùng của những người cầm súng trước đây. Hãy mặc lên người những bộ quân phục của chúng ta ngày trước để làm sống lại thời oanh liệt, nhưng xin đừng chắp vá khoác lên người những bộ quân phục của nước bạn đồng minh mà trên đó lại gắn thêm huy hiệu của Quân binh chủng cũng như cấp bậc của QLVNCH trước kia ! Đành rằng đây là quyền của mỗi người ở tại các xứ tự do, không ai có quyền bàn đến, nhưng xét cho cùng thì cũng là một điều đau lòng cho tập thể chiến sĩ chúng ta, vì một số (vài ba người) quân nhân cũ thích chạy theo hình thức cầu danh vô tội vạ nhưng có phương hại ít nhiều đến màu cờ sắc áo của QLVNCH. Cũng giống như trường hợp xử dụng quân phục ngày trước vài ba lần trong các cuộc lễ hằng năm rồi sau đó cất vào tủ áo, thì chúng ta chưa vinh danh trọn vẹn màu áo của quân đội. Hình thức bên ngoài nầy, trước tiên sẽ đưa đến những ý nghĩ không mấy đẹp cho người ngoại quốc đồng thời làm mất niềm tin đối với toàn dân Việt Nam đang trông chờ hành động cụ thể của những người cầm súng trước kia. Bộ áo bên ngoài không thể tạo nên sức mạnh cũng không đem lại sự đoàn kết tập thể chiến sĩ chúng ta, mà điều quan trọng là, khi cởi bộ áo ra, những người lính ngày trước vẫn là những chiến sĩ tiên phong trong việc ‘giành lại nước’ đang nằm trong kềm kẹp của tập đoàn cộng sản.
2. Giữ lấy Danh Dự là phải biết quý trọng cấp bậc và huy chương đã được ban thưởng trước kia. Dù khiêm nhượng và nhỏ bé như cấp ‘binh nhất’ hay những ngôi sao của ‘tướng lãnh’, hoặc từ những ‘huy chương bậc nhỏ’ cho đến ‘bảo quốc huân chương’ cao quý cũng đều do quyết định của thượng cấp ban thưởng tùy theo thâm niên công vụ hay công trạng chiến trường thì đó cũng là những phần thưởng danh dự vô giá mà kết quả đều do công sức, mồ hôi, xương máu của chính mình, hay phải nói thật chính xác, là của các đồng đội và thuộc cấp đã ‘xanh cỏ’ để cho người may mắn sống sót ‘đỏ ngực’. Vậy có thể nói rằng, dù cấp bậc ‘binh nhất’ hay huy chương ‘công vụ bội tinh’ cũng đều có những giá trị tuyệt vời vì đó là kết của chiến công thật sự thì chắc chắn có giá trị hơn những cấp ‘úy-tá-tướng’ tự phong, dù đã tan hàng và giáng đoạn công vụ trên 35 năm qua mà một số tổ chức hoặc cá nhân ở hải ngoại vẫn tự gắn cấp bậc thêm cho mình đôi khi còn nhảy vọt vài ba cấp ! Điều buồn mà người Việt Quốc Gia hải ngoại thuờng nói đến là một số (xin nhấn mạnh một số rất ít) từ bỏ cấp bậc của mình ngày trước để mang cấp bậc của nước ngoài, rồi tự động tổ chức gắn lon sĩ quan cấp úy hoặc cấp tá cho nhau, trong đó gồm số người chưa một ngày cầm súng chiến đấu trong hàng ngũ QLVHCN trước kia. Xuyên qua vấn đề nầy, người Việt hải ngoại đều thấy rằng quân đội ngoại quốc muốn nhờ những ‘người lính Việt Nam không súng’ làm những công việc không công thay cho họ. Mới nhìn qua, đây là một sự tình nguyện tốt, có thiện chí, chứng tỏ sự hợp tác giữa hai giới quân nhân hưu trí của chủ nhà và người định cư. Nhưng xét cho cùng thì mọi người đều thấy đau lòng đối với những vị sĩ quan cũ của QLVNCH, họ hân hoan trong bộ quân phục tự bỏ tiền ra may để được mang lên cổ lên vai cấp bậc của quân đội nước ngoài !
3. Bảo vệ lấy Tổ Quốc là nhiệm vụ của các cấp chỉ huy lớn nhỏ trong QLVNCH bằng những hành động chính đáng và hữu ích chứ không phải những việc nhỏ nhặt như tranh giành các chức vụ trong các các tổ chức hội đoàn cựu quân nhân ở hải ngoại. Phải đặt quyền lợi tổ quốc lên trên tất cả mọi tranh chấp cá nhân, đoàn thể có như vậy mới xác định được mục tiêu và hành động chính đáng của những người đã một thời cầm súng. Có đặt tinh thần tổ quốc lên trên thì mới thấy được con đường chính nghĩa và biết được vai trò và bổn phận của một đạo quân lưu vong. Và nếu còn giữ được tinh thần tổ quốc thì người lính năm xưa mới chấp nhận khép mình dưới màu cờ quốc gia, dưới một tập thể quân đội oai hùng đã anh dũng chiến đấu chống cộng sản từ hằng chục năm qua, đồng thời nếu vì tổ quốc thì hãy nhận lấy trách nhiệm của một người cầm súng đóng góp công sức cho việc tranh đấu chung của toàn dân nhằm giải thể nhanh chóng chế độ cộng sản. Vì tương lai tổ quốc người lính năm xưa hãy dành thời giờ tranh cãi đối chất vô ích trên các diễn đàn cũng như trong những cuộc bầu cữ và hội họp để hướng dẫn con cháu nối tiếp con đường đã đi.
Được như vậy, một khi chúng ta nằm xuống thì vẫn còn lớp hậu duệ của những người lính ngày trước sẽ lấy lại danh dự cho ông cha mình và sẵn sàng dấn thân đi theo con đường chính nghĩa, thì mai đây, một tập thể quân đội của nền Đệ Tam Cộng Hòa sẽ lớn mạnh nhất của vùng Đông Nam Á. Chính thành phần trẻ nầy sẽ chứng minh một cách hùng hồn rằng Việt Nam tuy mất, quân đội bị bứt tử tan hàng, nhưng cha ông của họ là những người lính Việt Nam Cộng Hòa ngày trước vẫn giữ được tinh thần Tổ Quốc, biết bảo vệ Danh Dự và thi hành đứng đắn Trách Nhiệm của mình.
Đinh Lâm Thanh
No comments:
Post a Comment