Monday, August 31, 2009

Dư âm một tên tuổi bị lãng quên...

The clock starts clicking nearly at the END...


"Chắc cũng chẳng còn bao lâu nữa ... Thôi thế cũng xong … Đỡ tốn giấy mực và công sức của Quý vị..."


*****
    Phạm Duy với phiên tòa đấu tố của báo An Ninh Thế Giới
Nguyễn Thanh Ty

Phạm Duy, khứa lão nhạc sĩ «Thị trấn giữa đường» khi hưởng ứng Nghị quyết thuốc dưỡng thai hiệu Nhành Mai số 36 của Bắc Bộ phủ để về quê «ăn khế ngọt» và «gặm cỏ non» đã nâng bi Việt cộng một câu rất thối: - Tôi chỉ chống gậy chứ không chống cộng.

Khứa này đối với người Việt hải ngoại, sau một thời gian ‘giận thì giận mà thương thì thương’, giờ đây chẳng còn ai buồn lý tới nữa. Thiên hạ hãy còn nhiều việc quan trọng trong đời sống cần phải lo toan. Cái tên Phạm Duy vì vậy đã ‘ô tô ma tích’ lặng lẽ, âm thầm đi vào nghĩa trang, chui sâu vào huyệt mộ do khứa tự đào sẵn.

Chẳng ai hơi đâu đi «dội gió tanh mưa máu» lên khứa làm chi cho nó hao nhiệt như tên Nguyễn Đắc Xuân suy bụng ta ra bụng người, vu vạ. Có chăng, chính giặc cộng, lũ bán nước cầu vinh, mới đúng là đối tượng cho người Việt tỵ nạn dội những thứ ấy lên đầu. Khứa Phạm Duy chẳng qua là một nhạc sĩ có tài, tiếc thay lại vô đức, chẳng là cái đinh gì cả. Người Việt hải ngoại thương khứa vì cái tài nên góp tiền giúp cho khứa sống «khoẻ» hơn ba chục năm tỵ nạn xứ người. Giờ phút thứ 25 khứa nghe lời cáo già, phủi tay, quay mặt lại với ân nhân, nên người ta buồn lòng, trách kẻ vô ơn vài câu cho nhẹ bụng rồi mau chóng quên đi mà thôi.

Nhưng ngược lại, ở trong nước, đám lục tặc cùng nghề ca xướng với khứa lão đã ganh ăn, ghét ở, như gà ghét tiếng gáy của nhau, vẫn không để yên cho khứa ‘gặm cỏ non, chơi trống bỏi’. Chúng nó luôn quấy rầy khứa, bêu rếu khứa về cái tội ‘về thành’, về cái tội giỏi hơn chúng, về cái tội được nhiều người xúm nhau nghe nhạc của khứa mà không thèm nghe nhạc chúng, về cái tội khứa được đảng quay sang o bế khứa hơn o bế công lao theo ‘cách mạng’ của chúng …

Chúng uất máu.

Ngay từ lúc khứa mới ‘chống gậy’ về nước, vừa mới ‘gặm vài cọng cỏ non’ chưa đã cái sự đời thì ngày 13/03/2006, hai tên lục tặc, một tên là nhạc nô Nguyễn Lưu (?), một tên là văn nô Chu Lai (?) xúm nhau, tiền pháo hậu xung, chơi khứa tới tấp, tơi tả, tối mặt, tối mũi!

Khứa Phạm Duy nhà ta, đang lúc bị cứng họng, có miệng gặm cỏ non mà không có miệng để phân bua và van xin rằng-thì-là "Ới các đồng chí ơi! Tớ chạy lại mà! Đừng có đánh tớ!…", thì may cho khứa, phước đức ông bà còn sót lại, khứa được bà Giám đốc Công ty Văn hóa Phương Nam đánh hơi thấy khứa sẽ là con gà trống đẻ trứng vàng cho mình, nên cưng khứa như cưng vàng 4 số 9, bèn xung phong liều mình Lê Lai nhảy ra đỡ đạn cho khứa.

Bà bới tóc ngược, vắt đuôi gà, vén váy, vỗ bẹn bồm bộp rồi lấy cái lá đa Nghị quyết 36, loại bùa trấn yêu, trừ qủy, úp vào mặt, dán vào mõm hai tên lục tặc Nguyễn Lưu và Chu Lai, làm cho chúng sợ xanh máu mặt, ngậm mồm lại mà chạy te cờ.

Tưởng đâu thế là yên cái thân già, khứa lại ‘vô tư’ dung giăng, dung dẻ tiếp tục cuộc ‘Thiên duyên tình mộng’ với các em nhí mông to, chân dài. Ngờ đâu, khi nghe em Bảo Yến quằn quại, rú lên cái đoạn ‘Em cuốn chân anh, anh gác chân em, ta khóa nhau trên giường tình. Anh cuốn lưng cong, em cuốn lưng ong cho sét âm dương nổ tung’ khiến cho mấy anh chị cán đực, cán cái của báo An Ninh Thế Giới chịu đời không thấu. Nghe Bảo Yến mời gọi mà thằng bé của mấy cán ‘nhạy cảm’ cứ xù lông cổ lên, đứng ‘khóc ngoài quan ải’, làm cho mấy cán đâm ra dị ứng, ngứa mắt, ngứa tai lắm lắm.

Vì thế, cuối tháng 4/2009, đám văn nô, bồi bút báo An Ninh Thế Giới xúm nhau lập ra một ‘Tòa án nhân dân’ ngay tại tòa soạn, rập y theo khuôn mẫu thời ‘Cải cách ruộng đất’ năm 1954 với bản cáo trạng có tên là «Phạm Duy và những điều cần phải nói» để đấu tố khứa Phạm Duy, do báo nô Khánh Thy ngồi ghế Chánh án, còn ba anh cò mồi gồm nhạc nô Trọng Bằng, Phạm Tuyên, Hồng Đăng đứng ra đấu, kể tội.

Dưới đây xin lược thuật lại phiên Tòa đấu tố ấy:

Chánh án Khánh Thy làm vẻ ‘khẩn trương’ rất kịch, tuyên đọc bản án:

«Sau nhiều lần ngoái đầu về cố quốc, Tết 2005, nhạc sĩ Phạm Duy, chính thức trở về với quê hương, mảnh đất luôn luôn coi trọng tình nghĩa, không bao giờ ‘đánh người chạy lại’. Ông đã chọn TP Hồ Chí Minh làm nơi sinh sống cho những năm tháng cuối đời của mình. Sau không ít những ấp ủ, liveshow ‘Ngày trở về’ của Phạm Duy đã vang lên trong một đêm diễn duy nhất tại Nhà hát lớn Hà Nội vào cuối tháng 3/2009. Sự trở về của bản thân nhạc sĩ Phạm Duy và âm nhạc của ông mới đây đã làm dậy lên một làn sóng báo chí quan tâm. Tuy nhiên, không ít điều xuất hiện trên một số phương tiện thông tin đại chúng xung quanh đêm nhạc Phạm Duy đã gây nên những bức xúc cho người chính trực.

Nhìn lại bản chất vấn đề, đánh giá một cách công bằng nhất những giá trị đích thực của Phạm Duy và âm nhạc của ông, báo An Ninh Thế Giới đã mở ra một phiên Tòa nhỏ để mời các nhạc sĩ lớn, những người có tên tuổi, có trọng lượng trong nền âm nhạc Việt Nam thẩm định sự kiện này.»

Chánh án Khánh Thy vừa dứt bản cáo trạng, nhạc nô cò mồi Trọng Bằng hăng hái dơ tay xung phong kể tội trước:

«Tôi có đọc trên báo thấy có nhiều lời tâng bốc cũng hơi là lạ, không quen. Nhạc sĩ Phạm Duy nếu nói ngắn gọn chỉ 4 ‘thứ’ thôi. Thứ nhất, anh là người đầu kháng chiến chống Pháp có một số bài được quần chúng yêu thích. Thứ hai, anh bỏ tổ quốc ra đi, lúc đó cả nước nói anh đi theo giặc, đi phục vụ địch. Thứ ba, khi anh về nước, anh nói anh trở về nguồn cội. Cả một cuộc kháng chiến chống Mỹ, chúng tôi viết hàng ngàn bài hát, hàng ngàn ca khúc. Chúng tôi viết và được phát trên Đài Tiếng nói Việt Nam hôm trước thì hôm sau cả nước hát và hát cho đến bây giờ.
Thứ tư, tôi muốn nói là anh về thì cứ về, cứ thế mà làm việc, cứ sáng tác, cứ viết được gì thì viết, cống hiến được gì thì cống hiến chứ đừng lợi dụng lúc này mà tâng bốc mình lên như vị nọ, vị kia như một nhà sáng tạo ghê gớm. Vì nói đến Phạm Duy, những người chân chính ở Việt Nam đã biết cả rồi, biết Phạm Duy thế nào trong quá khứ.

Sự trở về của Phạm Duy là sự ưu ái của Đảng và Nhà nước, sự rộng lượng của nhân dân ta, nên đừng đặt mình ở vị trí cao. Dư luận chúng ta hơi dễ dãi và nhẹ dạ. Quá khứ đối với dân tộc của Phạm Duy là một tội lỗi. Ông không thể so sánh với bất cứ một nhạc sĩ nào đã tham gia cách mạng, càng không thể so sánh với Văn Cao.Văn Cao là một con người trình độ, là một nhà nghiên cứu dân tộc, là một người toàn diện … Khi chúng tôi đi đánh Mỹ, thì ông làm gì ?Người hiểu biết đều hiểu rõ ông là tác giả của các bài hát chống lại cách mạng, chống lại nhân dân, chống lại công cuộc giải phóng dân tộc …

Đang lúc nhạc nô Trọng Bằng hăng máu, đấu tố anh nhạc sĩ chống gậy Phạm Duy đến nỗi văng nước miếng, sùi cả bọt mép thì nhạc nô Phạm Tuyên sốt ruột, nhấp nhổm đứng lên, ngồi xuống mấy lần, giơ tay xin phát biểu. Chánh án Khánh Thy phải gỏ búa xuống bàn mấy lần mới ngắt được sự hăng tiết … vịt của «Nghệ sĩ nhân dân» Trọng Bằng.

Đến lượt nhạc nô Phạm Tuyên đấu tố cũng hăng con cà cuống không kém phần:

«Nghe tin ông Phạm Duy về, tôi nghĩ đó là một sự trở về nguồn cội thôi. Dân gian có câu ‘Đánh kẻ chạy đi chứ ai đánh kẻ chạy lại’. Chính lúc đó các nhạc sĩ ở TP Hồ Chí Minh cũng cho rằng không nên làm rùm beng câu chuyện này, nhưng báo chí đề cao quá như vừa rồi thì người ta không tán thành. Một số anh em trong Hội Âm nhạc TP Hồ Chí Minh gặp tôi và nói rằng không nên làm như thế.Tuy nhiên việc đánh giá về phẩm chất nghệ thuật thì phải nhìn cả một quá trình. Đóng góp như thế nào, sai lầm như thế nào.

Nếu bây giờ ta quên đi phần sai lầm, thậm chí gạt bỏ hết mọi sai lầm để tâng bốc phần đóng góp thì như thế chẳng công bằng với các nhạc sĩ trong nước. Có một số anh em nhạc sĩ sau khi đọc báo nói về «Ngày về» của Phạm Duy, sự trở lại rầm rộ, được báo chí săn đón, tâng bốc thái quá đã phải thốt lên: «Trời đất ơi, thế thì thành tựu âm nhạc của chúng ta mấy chục năm qua nhỏ nhoi quá nhỉ !»….

Sau khi nhạc sĩ Phạm Duy rời bỏ đất nước ra đi, thậm chí có một thời gian đưa âm nhạc phục vụ chính quyền Mỹ-ngụy, tôi nghĩ rồi sẽ có lúc bản thân anh Phạm Duy phải nhìn vào sự thật. Ngay vấn đề đem âm nhạc phục vụ cho sự nghiệp cách mạng thì làm thế nào mà so sánh nỗi với Văn Cao hay bất cứ một nhạc sĩ nào tham gia cách mạng. Cho nên đánh giá về con người, nhất là đánh giá về tác phẩm thì phải rất thận trọng, công bằng và đúng bản chất, một phần nào đó phải có giới hạn. Đừng chạy theo thị hiếu mà quá đề cao sự đóng góp của nhạc sĩ Phạm Duy, như vậy mới xứng đáng với lịch sử, với những người đã đổ máu xương cho đất nước, cho dân tộc được có ngày hôm nay.

Nhạc nô Phạm Tuyên đấu một thôi, một hồi không kịp thở, giọng nói sắc bén, lên bỗng xuống trầm, kích động người nghe, khiến cả đấu trường như sôi máu lên, mọi người lăm lăm nắm tay giơ cao lên và hét lớn:

- Giết nó! Giết nó! Đồ quân phản động! Phản quốc!

Nhưng một đấu tố viên khác, nhạc nô Hồng Đăng, đã kịp đứng lên xin góp phần tố cáo tội ác và phản bội của tên ‘Việt gian phản đảng’ chạy theo Mỹ ngụy. Chánh án Khánh Thy lại phải gõ búa xuống bàn liên hồi, ‘quần chúng yêu nước’ mới chịu hạ bớt xuống cơn cuồng nhiệt.

Nhạc nô Hồng Đăng xem ra đang ‘bức xúc’ lắm nên đấu rất ‘khẩn trương’:

«… Nhưng gần đây, báo chí lại rộ lên về những chương trình của Phạm Duy. Tôi cũng nghe rất nhiều người phàn nàn là tác phẩm của Phạm Duy là như thế mà báo chí tâng bốc, đề cao đến mức y như là nhân vật số một của âm nhạc Việt Nam hiện nay và là người nhạc sĩ kỳ tài. Điều ấy là vô lý, như thế là không đúng, huống hồ gì lại xem như người có công lớn( ?!) Có một thời nghe nói các tác phẩm của ông cũng không được người ta ưa chuộng lắm đâu, ngay cả ở nước ngoài. Như thế đừng nghĩ rằng tất cả các anh em khác không ra gì. Chúng ta có những tên tuổi lừng lẫy như Đỗ Nhuận, Văn Cao, Lê Yên, Nguyễn Đức Toàn, Huy Du, Hoàng Vân, Lưu Hữu Phước, Nguyễn Xuân Khoát, và còn rất nhiều người khác đã gắn bó với những ngày gian khổ, thiếu thốn cùng cực của đất nước … Anh Duy ạ! Từ ngày anh ra đi, nền âm nhạc của chúng ta khác trước nhiều lắm. Từ một đội ngũ thưa thớt thời của anh, giờ đây không biết bao nhiêu tên tuổi nổi lên một cách xứng đáng, có hiểu biết, có tìm tòi, khác xa cái thời anh bỏ khu III, khu IV mà đi. Điều đáng nói là mong cho anh có nhiều đêm nhạc tốt đẹp, trong khi hàng trăm, hàng nghìn người không có nổi kinh phí để lo một đêm nhạc của riêng mình dù tác phẩm cứ ngồn ngộn ra đấy … đành cay đắng mà chịu thiệt thòi. Tất nhiên anh Phạm Duy có kiêu một chút cũng chẳng sao! Thói thường mà! Nhưng những người hướng dẫn dư luận có lẽ nên nghĩ kỹ một tý để khách quan hơn. Còn riêng một chi tiết nhỏ về chuyên môn: Các anh em nhạc sĩ sau này khai thác dân ca vào sáng tác mới giỏi hơn anh nhiều lắm … Có thể kể Thái Cơ, Phó Đức Phương, Trần Tiến, Nguyễn Cường, Văn Thành Nho, Nguyễn Đình Bàng, Lê Mây … Tư liệu này ở Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Viện Nghiên cứu Âm nhạc Việt Nam đều có cả …

Hồng Đăng dứt lời, ngoái cổ về phía quần chúng đợi những tiếng hò hét như lúc nãy để hoan hô cổ vũ lời đấu tố của mình. Nhưng đấu trường hoàn toàn im lặng, chẳng một ai giơ tay hay ho he một tiếng nào. Đang lúc ngỡ ngàng, bỗng chợt có hai, ba giọng hô to nổi lên trong đám đông, lạc lỏng một cách lố bịch rất buồn cười:

- Giết nó! Chặt đầu nó! Bỏ tù cho nó rục xương! Bắt nó đền tội nợ máu!

Mọi người quay đầu nhìn lại xem là ai. Té ra mấy đồng chí văn nô, bồi bút thuộc hạng cá kèo trong báo An Ninh Thế Giới rất quen mặt, được chỉ định phân công làm cò mồi đứng rãi rác, chen lẫn trong đám đông ngờ nghệch, sáng nay bị mấy ông Tổ trưởng dân phố lùa vào ngồi, đứng cho đông, để tăng cao khí thế đấu tranh, để kích động tâm lý đấu tố đạt hiệu quả.

Mọi người bây giờ mới hiểu ra, khi có cò mồi bắt giọng thì đám đông khờ khạo kia chẳng cần biết ất giáp gì cũng lập tức hô theo một cách rất ‘vô tư’. Cái không khí đấu tố ở miền Nam bây giờ không được như ở miền Bắc năm 1954, trong các đợt ra quân CCRĐ. Khi ấy quần chúng đã được đảng ta cho học tập chỉ thị, đả thông, hiệp thông và ra lệnh trước nên hò hét đả đảo, hô chém, hô giết rất ăn khớp theo mấy cán cò mồi cài cắm sẵn trong quần … chúng.

Đám đông được lửa mồi nóng đít, miệng bật lên tiếng hò hét y như lúc trước:

- Giết nó! Giết nó!

Nạn nhân khổ chủ «Thị trấn giữa đàng» đúng là đang mắc nạn « Ách giữa đàng mang vào cổ», nhạc sĩ Phạm Duy nhà ta trong một lúc nông nỗi, thấy anh họa sĩ Nguyễn văn Liễu tự Trịnh Cung tài cán chỉ nhỏ bằng tờ giấy vệ sinh của mình thường dùng sáng tác nhạc trong nhà xí, tiền bạc thuộc loại ‘bô xu’, mà về Việt Nam còn vớ được một em trong băng «Năm con ngựa trời» nõn nà, thơm phức như mùi sầu riêng như thế thì tài đức như ta đây, thế nào chẳng dư sức ôm gọn ‘bốn con ngựa trời’ còn lại!

Thế là một ngày không được đẹp trời cho lắm, lão nhạc sĩ đa tài mà lắm tật vứt bỏ ‘chống cộng’, hăng hái một tay ‘chống gậy’, một tay giơ cao lá đa Nghị quyết 36, giã từ ‘Thị trấn giữa đàng’ đã từng cưu mang lão hơn 30 năm tị nạn, quyết chí về quê ‘ăn khế ngọt’ và hưởng ‘gái đẹp ngon mà rẻ’.

Giờ đây lão đang đứng chết trân giữa trận tiền (vòng vây đấu tố của Tòa án nhân dân An Ninh Thế giới) y như Từ Hải bị Hồ Tôn Hiến dụ hàng. Có miệng ăn mà không có miệng nói. Vì trót: Bó thân về với triều đình (Việt Cộng), (Làm thân) Hàng thần lơ láo, phận mình ra chi!

(Tiếc thay, trong hoạt cảnh bi hài này lại không có một em sexy chân dài nào đóng vai nàng Kiều nhỏ vài giọt nước mắt cho anh hàng thần nhạc sĩ ngã xuống đất cái đụi coi chơi.)

Đang trong lúc thập phần nguy hiểm đến tính mạng, không biết lúc nào cái đám dân ngu ngốc, ngờ nghệch kia sẽ say máu theo lời kích động của mấy tên cò mồi, hùa nhau vào đánh hội đồng rồi moi gan, uống máu mình như kịch bản đấu tố ‘Cải cách Ruộng Đất’ năm 1954 đã từng xảy ra, thì bỗng nhiên có tiếng nói, giọng miền Trung nặng trịch vang lên oang oang:

- Khoan đã! Đừng gấp! Các đồng chí cho em nhờ tí! Em có đôi điều xin thưa trước với quí Tòa, sau đó hẵng chém giết hay dùng bừa cày cho đứt cổ hắn ta cũng chẳng muộn!

Cả phiên Tòa lấy làm ngạc nhiên, lạ lùng. Xưa nay giữa cuộc đấu tố chỉ có máu và xác chết chứ chưa hề có ai dám lên tiếng ngăn cản ‘tiếng nói nhân dân’ xử tội bọn ‘trí phú địa hào, Việt gian, phản quốc’ cả. Chẳng ai có gan cóc tía dám nói lời khác đảng. Có mà vạ lây chết người!

Mọi người đổ mắt nhìn về phía có giọng nói phát ra. Thì ra là ‘Nhà Huế học’ Nguyễn Đắc Xuân, từng khét tiếng là ‘Đao phủ thủ có máu lạnh’ giết người không ghê tay trong vụ Tết Mậu Thân năm 1968 ở Huế.

- Các anh thiếu một tấm lòng!

Nhà Huế học kiêm đao phủ thủ xứ Huế Nguyễn đắc Xuân hô to đủ ba lần câu ‘Các anh thiếu một tấm lòng’ y như tên Việt gian Nguyễn văn Trỗi bị xử bắn trong Nam mà Tố Hữu ở ngoài Bắc bấm nút điều khiển từ xa cho nó hô đủ ba lần câu ‘Hồ Chí Minh muôn năm’ trước khi về với bác vậy.
Hô xong, Nguyễn Đắc Xuân quay mặt đối diện với Phạm Tuyên chứ không thèm nhìn về phía hai anh lục tặc Trọng Bằng, Hồng Đăng và bắt đầu mở máy nói:

«Anh Phạm Tuyên kính mến,

Cảm tưởng đầu tiên của tôi là các lời đấu tố của các anh không có điều gì mới về tiểu sử trích ngang của nhạc sĩ Phạm Duy. Trong bộ sưu tập của tôi, tôi có hàng trăm bài của các lực lượng lưu vong chống cộng đã dội ‘gió tanh mưa máu’ lên Phạm Duy vì cái tội hưởng ứng Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị đảng cộng sản Việt Nam. Và, tôi cũng có không ít những bài viết phê phán Phạm Duy ngay ở trong nước trước và sau 30/04/1975. Phạm Duy là một nhạc sĩ, một người bình thường, chứ không phải là một kẻ sĩ. Con người bình thường thì có khối chuyện hay và cũng lắm chuyện dở. Báo chí, sách vở và chính Phạm Duy đã, đang và sẽ viết tiếp những chuyện dở của Phạm Duy. Nhưng viết những chuyện dở ấy để hiểu mặt phải, mặt trái của một nhạc sĩ lớn chứ không viết vì đố kỵ, vì trâu cột ghét trâu ăn.

Phạm Duy tự mình hưởng ứng Nghị Quyết 36 của đảng nên sớm về nước. Không rõ Hội nhạc sĩ Việt Nam, các anh Trọng Bằng, Phạm Tuyên, Hồng Đăng đã có lần nào đưa tinh thần Nghị Quyết 36 đến với nhạc sĩ Phạm Duy chưa? Nếu chưa thì các đảng viên quan chức của Hội nhạc sĩ Việt Nam phải kiểm điểm vì các anh đã không thực hiện Nghị quyết của đảng… Các anh đã có hành động gì, sáng tác gì có giá trị cho công cuộc hòa hợp, hòa giải dân tộc xây dựng đất nước giàu mạnh chưa?»

Nghe đồng chí ‘Huế học’ Nguyễn đắc Xuân thuyết một hồi, ba anh đại nhạc sĩ cung đình của đảng ta ngồi ngẫn người ra, mồm há hốc, không biết có phải vì ngạc nhiên hay vì quá tức giận cho thằng nhãi nhép, ranh con nào đây dám to tiếng với các quan chức như thế.

Đắc (ý) Xuân lờ đi thái độ đó, thản nhiên bước đến gần Phạm Tuyên, đặt tay lên vai, miệng cười đễu, ghé sát tai Phạm Tuyên nói nhỏ nhưng âm thanh cả phòng đấu tố ai cũng nghe rõ được từng lời. Thái độ bắt chước y chang ‘Bác’ đến Đền Đức Thánh Trần, quàng vai, vuốt dế Đức Hưng Đạo để cợt nhã một cách hỗn hào, giọng điệu ngang vai, bằng vế bác bác, tôi tôi:

‘Bác anh hùng tôi cũng anh hùng
Tôi bác cùng chung nghiệp kiếm cung’

«Anh Tuyên, chổ thân tình, ‘vừa là đồng chí vừa là anh em’ tôi xin nói nhỏ với anh: Chúng ta lên án nhạc sĩ Phạm Duy bỏ kháng chiến ‘về thành’. Giả dụ lúc đó Phạm Duy không ‘về thành’ mà cứ tiếp tục ở lại công tác cho đến 30/04/75, anh có tưởng tượng được tình cảnh Phạm Duy và gia đình anh ấy ở miền Bắc sẽ như thế nào không? Với tài năng và phong cách của Phạm Duy thì không thể trung thành tận tụy với chế độ như Phạm Tuyên, không thể nhẫn nhục, chịu đựng như Tô Hải, không thể chịu ngồi yên in bóng mình lên vách như Văn Cao. Chắc chắn Phạm Duy sẽ đứng về phía những văn nghệ sĩ mà lịch sử gọi là ‘Nhóm Nhân văn’. Khi ấy Phạm Duy sẽ không tránh khỏi tù tội. Nếu không chết trong tù, anh ấy sẽ âm thầm viết Hồi ký, bút ký, truyện ký gì đó tố cáo, bôi bác chế độ ta, tàn mạt gấp nhiều lần so với hồi ký của Tô Hải đang được cư dân mạng toàn cầu chăm chú đọc hiện nay. Phạm Duy ra đi để trở về, chắc chắn tốt hơn những người ở lại tại chỗ rồi phải sống giả dối, chờ hưởng hết bổng lộc vinh quang của chế độ rồi quay đầu chửi lại chế độ, chửi đồng chí, đồng đội và chửi luôn mình như đã xảy ra trong giới nhạc sĩ Việt Nam. Và có ai dám bảo đảm với đảng, trong ngăn kéo, trong ổ nhớ máy vi tính của anh em ta không còn những bút ký, hồi ký, tự bạch như Nguyễn Mạnh Đăng, Nguyễn Khải, Tô Hải không? Các anh đã có ‘những điều cần phải nói’ với những người đã tự thú và cả những người đang chờ cơ hội để bộc lộ mình chưa?

Đội trưởng Đội CCRĐ Phạm Tuyên thời kinh tế thị trường bị ‘Nhà Huế học kiêm Đao phủ thủ’ Nguyễn Đắc Xuân mắng sa sả vào mặt như mắng con như thế mà vẫn ngồi cúi đầu chịu trận, miệng ngậm hột thi, im như thóc, không cãi được một lời.

Nguyễn Đắc Xuân, trên đà ‘Đại thắng mùa Xuân’, lấy trớn xốc tới trước mặt nhạc sĩ Trọng Bằng, chỉ tay thẳng vào trán, mắng:

‘Này anh Trọng Bằng, anh đấu nhạc sĩ Phạm Duy là «Ông không thể so sánh ông với bất cứ một nhạc sĩ nào đã tham gia cách mạng vì thế ông không thể so sánh với nhạc sĩ Văn Cao. Không thể ví được, Văn Cao là một con người có trình độ, là một nhà nghiên cứu dân tộc, ông Văn Cao là một người toàn diện»

«Anh là em anh Trọng Loan, về tuổi đời cũng như tuổi nghệ thuật âm nhạc đều thuộc lứa đàn em của nhạc sĩ Phạm Duy. Một nghệ sĩ đàn em dám đấu tố một nghệ sĩ đàn anh với giọng cửa quyền, gia trưởng, lệnh lạc như thế là khiếm lễ. Với tư cách là người từng lãnh đạo âm nhạc Việt Nam, nếu cần anh cảnh báo cho nhạc sĩ Phạm Duy biết điều gì đó thì anh nên viết một công văn gởi riêng cho nhạc sĩ Phạm Duy hơn là ra đây đấu tố. Vì đấu tố ở đây, người trong nước và ngoài nước họ có thể hiểu lầm là cái ‘cửa quyền’ vẫn còn tồn tại trong giới âm nhạc Việt Nam thời hội nhập.

Anh đã đọc được bài viết nào chứng tỏ Phạm Duy đã tự so sánh mình với các nhạc sĩ đã tham gia cách mạng ? Anh căn cứ vào luật lệ nào mà cấm Phạm Duy không được so sánh với Văn Cao ? Luật vườn hay luật ruộng ?

Sao ông nguyên Tổng thư ký Hội nhạc sĩ Việt Nam lại đi đánh giá nhạc sĩ Văn Cao tùy tiện dễ dãi tầm thường như vậy? Cách đánh giá như thế thì Việt Nam có đến hàng ngàn Văn Cao theo kiểu Trọng Bằng.

Đánh giá Văn Cao như thế là Trọng Bằng đã hạ thấp giá trị Văn Cao xuống thấp một ngàn lần. »
Ông nhạc sĩ Tổng thư ký Hội nhạc sĩ Việt Nam Trọng Bằng, vốn có tật cà lăm, bị tên đao phủ thủ Nguyễn Đắc Xuân, nói giọng Quảng Trị nặng trịch đã khó nghe rồi, mà hắn nói liên tu bất tận, toàn là những lý lẽ đúng tới ‘ba phải’, nên không có cơ hội để phản bác. Khuôn mặt Trọng Bằng giận dữ ban đầu đỏ bầm như máu chảy Tết Mậu Thân dưới bàn tay khát máu của bọn Nguyễn Đắc Xuân, Hoàng Phủ Ngọc Tường giết người hàng loạt, rồi chuyển sang xanh xám, tái mét vì bị hắn lật tẩy, cái tẩy tham quyền và đố kỵ.

Nguyễn Đắc Xuân bỏ mặc cho Trọng Bằng ngồi run rẫy, hai tay ôm lấy đầu, trán đẫm mướt mồ hôi lạnh, quay sang phía nhạc nô Hồng Đăng, hắng giọng mấy cái rồi bắt đầu mô ran:

«Anh Hồng Đăng đấu rằng: ‘So sánh một cách thẳng thắn, những bài hát của Phạm Duy ‘có một vài bài công chúng thích và không phải bài nào công chúng cũng thích’ rõ ràng là không đúng. Nhưng tôi có thể đồng ý nếu anh nói ‘Nhạc Phạm Duy tôi chỉ thích được vài bài’. Anh là một nhạc sĩ, tác giả của sáu, bảy trăm nhạc phẩm, lại là nguyên Phó Tổng thư ký Hội nhạc sĩ Việt Nam khóa IV và khóa V, Tổng biên tập tạp chí Âm Nhạc và tờ Thế Giới Âm nhạc nên tôi không dám đưa ra đây tài liệu vị trí của nhạc sĩ Phạm Duy trong lịch sử tân nhạc Việt Nam sợ múa rìu qua mắt thợ, vốn là một nhà báo, để chứng minh anh đấu thiếu chính xác, tôi chỉ trưng dẫn ra đây những gì tôi đang có trong tay và những hoạt động âm nhạc vừa diễn ra mấy năm gần đây.
Theo Công ty Phương Nam cho biết, Bộ Văn hóa Du lịch& Thể thaoVN đã cho phép Công ty Phương Nam lưu hành, in ấn 6 danh sách nhạc Phạm Duy gồm 66 bài. (danh sách 66 bài, không trích)

Phần lớn những nhạc phẩm được lưu hành của Phạm Duy đã được Phương Nam Phim dàn dựng đưa vào 5 CD và đã sản xuất 50.000 CD.

Song song với 50.000 CD nhạc Phạm Duy tung ra thị trường, các đêm nhạc Phạm Duy cũng đã tổ chức. Giá vé bán chính thức ở Nhà hát lớn Hà Nội có đến 3 loại từ 800.000Đ, 600.000Đ và thấp nhất là 400.000Đ.

Qua những con số thống kê trên chứng tỏ đã có một ‘hiện tượng’ Phạm Duy. Đối với ông ‘anh Cả’ Văn Cao cũng chưa từng tạo nên hiện tượng như thế. Đáng lẽ chúng ta phải nhìn thẳng vào hiện tượng đó, tìm hiểu vì sao người ta lại thích nhạc Phạm Duy đến thế, các ca sĩ hát nhạc Phạm Duy, các cách dàn dựng, các cách tiếp thị làm sao mà thành công đến thế để rút kinh nghiệm. Các anh không làm việc đó mà lại dùng cái biện pháp quá cũ là ‘đe, nẹt’ và làm ngơ trước sự thật.

Nguyễn Đắc Xuân nói sùi bọt mép, hình như sắp hụt hơi nên ngưng lại mấy giây, đưa mắt nhìn ba anh cò mồi đấu tố viên đang cúi mặt, cụp tai tiu nghĩu và cái đám ‘diễn viên quần chúng’ ngờ nghệch lúc nãy rất hăng tiết vịt đòi chém, đòi giết bây giờ ai nấy cũng đều xui xị như gà mắc mưa rũ cánh, im thin thít. Cả đấu trường rơi vào bầu không khí lặng thinh, lạnh ngắt như Chùa Bà Đanh, cả tiếng con nhặng bay vù vù bám vào mặt người nọ, người kia cũng nghe rõ mồn một.
Còn mấy bộ mặt văn nô, bồi bút cò mồi chen trong đám quần chúng lúc nãy, hô khẩu hiệu mấy lần để kích động khí thế đấu tố, giờ đây cũng lặng lẽ chuồn êm hồi nào mất tiêu.

Sau khi lấy lại hơi sức, Đắc (ý) Xuân nhà ta hạ giọng tâm sự với kiểu ‘Một khúc tâm tình của người Quảng Trị’:

«Thưa các anh, tôi không có nhiều thì giờ và cũng không dám trích 1/3 lương hưu để mua vé đi nghe nhạc Phạm Duy, nhưng mỗi lần đọc báo và internet biết sự thành công của những đêm nhạc Phạm Duy, tôi hết sức mừng rỡ, nói đúng hơn là sướng, ‘đả đời’ lắm. Để cho những người chống Việt Nam (sic) ở nước ngoài, những người đã dội ‘gió tanh mưa máu’ lên Phạm Duy, khi anh hưởng ứng Nghị quyết 36 về với cội nguồn, thấy rằng người nghệ sĩ chân chính chỉ đứng trên quê hương mình, phục vụ dân chúng của mình mới được vinh dự, mới được thành công đến như thế, chứng tỏ Phạm Duy đã đi đúng đường.

Tôi không hiểu vì sao mà cả ba anh, Trọng Bằng - nguyên Tổng Thư ký Hội nhạc sĩ Việt Nam, anh Hồng Đăng – Phó TTK Hội NSVN và anh Phạm Tuyên - người đứng đầu Hội NS Thủ đô Hà Nội, hôm nay kéo nhau đến đây để đấu tố nhạc sĩ Phạm Duy nhiều điều như thế. Có thể nói đó là ý kiến của cả giới nhạc sĩ VN đối với nhạc sĩ Phạm Duy. Vấn đề các anh đấu tố hôm nay mà các anh không nghĩ tới đó là gợi lên chuyện của chính nội bộ nhạc sĩ Việt Nam chứ không phải chuyện của nhạc sĩ Phạm Duy vừa ở Hoa Kỳ về định cư ở quê nhà.

Về phần anh Trọng Bằng, anh Hồng Đăng, tôi phải nói thẳng với các anh rằng, các anh khoe rằng ‘chúng tôi viết hàng ngàn bài hát, hàng ngàn ca khúc, được đài phát thanh Tiếng nói Việt Nam phát đi hôm trước thì hôm sau cả nước hát và hát cho đến tận bây giờ’. Xin lỗi các anh cái điều quá khoe khoan lố bịch này nhé.Các con tôi ngày nay đều trên dưới 30 tuổi, đều có ăn học, có bằng cấp hơn tôi, ưa thích âm nhạc, rất thích những bài hát ‘khai thác từ dân ca’ , đặc biệt là nhạc phát triển từ dân ca Tây nguyên của Nguyễn Cường, nhưng tôi bảo chúng hát cho tôi nghe một bài của các anh thì đứa nào cũng cười trừ. Thực tế nó như thế đó, anh Hồng Đăng ạ, anh nghĩ lại xem thử câu nói lúc nãy với nhạc sĩ Phạm Duy «khai thác dân ca vào sáng tác mới, giỏi hơn anh nhiều lắm» của anh còn đúng không ?

Với riêng anh Trọng Bằng, thật tình mà nói, tôi chán anh quá! Ngày xưa mỗi lần được xem qua Tivi GS NSND Trọng Bằng -tốt nghiệp trường nhạc của Liên Xô điều khiển ban nhạc giao hưởng rất bề thế của VN, tôi rất tin tưởng và tự hào. Nhưng rồi năm 2006 ra Hà Nội ghé thăm các bạn cũ đồng nghiệp ở báo Lao Động, tôi vô tình nghe kể chuyện xí căng đan ‘nhạc sĩ Trọng Bằng đạo nhạc’, tôi tá hỏa. Các bạn kể rằng: GS NSND Tổng thư ký Hội nhạc sĩ VN tự đưa tác phẩm Ouverture Chào mừng của ông ra đề nghị xét tặng giải thưởng Hồ Chí Minh thì bị nhạc sĩ Vĩnh Cát tố cáo là tác phẩm Ouverture Chào mừng của nhạc sĩ Trọng Bằng không chỉ copy ý tưởng mà chép nguyên văn các chủ đề (thème) và cách phối âm phối khí trong bản giao hưởng số 5 của Shostakhovich và tác phẩm giao hưởng số 7 của Prokofiev. Bốn đại tá nhạc sĩ quân đội nổi tiếng là Huy Thục, Nguyên Nhung, Doãn Nho và Nguyễn đức Toàn cũng tố cáo nhạc sĩ Trọng Bằng với nội dung tương tự. Nhạc sĩ Trọng Bằng không bảo vệ được tác phẩm của mình, cuối cùng phải xin ‘rút khỏi danh sách đề cử giải thưởng Hồ chí Minh’. Thật hú hồn. Ông Tổng thư ký Hội nhạc sĩ VN mà đi đạo nhạc, đi tranh giải văn học nghệ thuật cao nhất nước, bị tố cáo phải rút lui thì hết chỗ nói chuyện đạo đức với bất cứ người làm nghệ thuật già trẻ, cũ mới nào rồi.

Với một cú ‘knock out’ như vậy đáng lẽ anh Trọng Bằng phải tu tỉnh, nhìn lại mình, kiểm điểm những ấu trĩ, những thiếu sót của mình đối với anh em đống nghiệp, bao dung, thông cảm với những người không được may mắn như mình, vỗ về, xoa dịu những nỗi đau của đồng nghiệp v.v… Nhưng … than ôi !

Tiếng nói oang oang như lệnh vỡ của ‘Nhà Huế học kiêm đao phủ thủ’ lúc đầu vang vang giữa đấu trường càng về sau theo diễn tiến tình cảm của ‘Bà Tú Để’ thương hại anh nhạc sĩ ‘ăn cắp nhạc Trọng Bằng, giọng Nguyễn đắc Xuân càng lúc càng nhỏ dần.

Đến khi tắt hẵn với hai tiếng ‘than ôi’, nhìn lại thấy quang cảnh đấu trường giờ đây vắng ngắt. Quần chúng bị mấy ông Tổ trưởng dân phố lùa đi từ sáng sớm để dự phiên Tòa đấu tố của báo An Ninh Thế giới bày trận, có lẽ vì khát nước và đói bụng và nhất là ngồi nghe toàn những chuyện chúng tranh ăn, đấu đá nhau rất ruối bu, bố láo, bố lếu chẳng ăn nhậu gì tới mình cả lại mất thì giờ cả buổi sáng nên rất bực mình đã rủ nhau chuồn êm.

Trong phòng xử giờ chỉ còn trơ lại choen hoẻn có 6 ‘nghệ sĩ nhân dân bất đắc dĩ’ rất e hèm. Can phạm bị đấu tố là khứa Phạm Duy không biết đã ngủ khò tự bao giờ. Cái đầu tóc bạc phơ của khứa dựa vào vành móng ngựa, ngoẹo một bên, cái miệng há ra, một dòng nước rãi nhễu dài bên mép. Tiếng ngáy rò rò như kéo cưa vang lên giữa bầu không khí yên ắng nghe rõ mồn một. Trông khứa lúc này hệt như một trẻ thơ.

Trên bàn chủ tọa, quan tòa dỏm Khánh Thy, từ lúc đọc bản cáo trạng xong, chẳng biết nói gì thêm ngoài việc gõ búa cũng đang tơ lơ mơ ngủ gật. Cặp mắt ráng nhướng lên cho tỉnh ngủ mà nó cứ ‘ô tô ma tích’ nhắm ríu lại theo nhịp điệu ¾ ‘chát chát xình’ của chiếc đầu hói bóng lưỡng gật xuống, giật lên, hình như nó không chịu vâng lời của cái cần cổ.

Rồi hình như cảm được sự vắng lặng bất ngờ của phòng đấu tố, Chánh án Khánh Thy giật mình choàng tỉnh, quơ vội cái búa đập chát, chát … ba tiếng xuống mặt bàn để ra uy như thường lệ, rồi ngượng nghịu cất tiếng kết thúc:

- Buổi đấu tố nhạc sĩ Phạm Duy ngày hôm nay bất ngờ phát sinh ra nhiều vấn đề ‘nhạy cảm’ đột xuất có liên quan đến ‘bí mật quốc gia’ vì vậy phiên Tòa tạm ngưng để chờ cơ quan công an, cảnh sát và nhân dân ‘xắn tay vào cuộc’ thu thập thêm chứng cớ ‘sự trở về của can phạm đã làm dậy lên một làn sóng báo chí, gây nên những bức xúc cho người chính trực’ một cách đầy đủ rồi ta sẽ đấu tranh tiếp. Ngày giờ sẽ được báo An Ninh Thế Giới thông báo rộng rãi liên tiếp một tuần lễ trước phiên xử.

Bây giờ mời các đồng chí về nhà nghỉ cho khoẻ. Còn can phạm hãy đợi đấy!

* * *
Xuyên qua buổi đấu tố nhạc sĩ Phạm Duy của báo An Ninh thế giới, người ta nhận rõ ra mấy điều:

- Nghị quyết 36 của BCT cộng sản Việt Nam dùng để chiêu dụ người Việt hải ngoại về nước, nói dzậy mà không phải dzậy. Nó là cái bẫy rập được ngụy trang bằng khế ngọt và gái chân dài. Ai dại dột nghe lời đâm đầu về là kể như nộp mạng, sớm muộn cũng tan xương nát thịt với chúng. Cái câu “Đánh kẻ chạy đi, không đánh người chạy lại” lần này đã cho thấy rõ sự bịp bợm gian manh bên trong. Đảng chỉ cần đô xanh chứ không cần chất xám.

- Chuyện bọn văn nô, báo nô Việt cộng xúm nhau hai lần đánh nhạc sĩ Phạm Duy là một bài học rất ‘hiện thực’ cho những “sĩ ” nào ở hải ngoại vẫn còn u mê mơ tưởng “chùm khế ngọt” bừng tỉnh, kịp mở mắt.

- Một bầy nhạc nô miền Bắc suốt 60 năm, ăn lương đảng, chuyên chế tạo nhạc cung đình theo chỉ thị của đảng để phục vụ tuyên truyền chế độ phi nhân, số lượng đến mấy chục ngàn bài, trong một sớm một chiều đã bị 66 bản nhạc của Phạm Duy (dù chỉ mới được Việt Cộng cho phép chừng ấy), một nhạc sĩ tự do của miền Nam, đánh bại thê thảm.

Mặc dù nhân cách của Phạm Duy không được tốt như âm nhạc của ông ta nhưng so với đám nhạc nô ở Việt Nam hãy còn cao hơn mấy bậc. Đám này ganh tị, đố kỵ với Phạm Duy một cách rất hạ tiện chẳng qua vì kém tài mà thôi.

Riêng “Nhà Huế học kiêm đao phủ thủ” Nguyễn Đắc Xuân nhân cơ hội này, mượn Phạm Duy làm cái cớ, bênh vực khứa thì ít mà để lớn tiếng mắng mỏ, sỉ vã đám “đồng chí” đàn anh thì nhiều cho hả sự ghen tức, uất hận âm ỷ trong lòng mấy chục năm nay.

Cái thứ con hoang, ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản, phản chủ chạy theo giặc để mong được chút vinh hoa cặn bã, rốt cục bị nó đá đít cho ra rìa, đáng đời lắm thay. Hận mà không than thở được đành nuốt hận, câm miệng. Ngữ ấy làm so sao bì ngang hàng được với thứ con ruột, hạt giống đỏ của đảng.

Cả cái đám trí thức mơ ngủ trong cái quái thai “Mặt trận giải phóng miền Nam” còn bị quăng vào thùng rác thì sá gì cái thứ lóc chóc, loi choi nửa mùa như Nguyễn Đắc Xuân…lại có tham vọng làm “lãnh tụ”, đi lấy máu bà con, dòng họ mình trong vụ thảm sát Tết Mậu Thân để lập công dâng đảng làm đà tiến thân!

Nguyễn Đắc Xuân dèm chê nhạc nô Trọng Bằng đạo nhạc, không có tư cách nói chuyện đạo đức mà không biết mắc cỡ, tự rờ gáy, soi gương nhìn lại mặt mình. Nguyễn Đắc Xuân, “Nhà Huế học” tự mình vẽ bùa cho mình đeo, cũng nổi tiếng về việc đạo tư liệu, đạo văn không kém trong câu chuyện “Cái nghiên mực Tức Mặc Hầu” và “Về một quãng đời của Trịnh Công Sơn”.(2)
Cũng cùng một giuộc như nhau, cá mè một lứa cả! ./.

Ghi chú:
1. Đọc giả nào muốn biết thêm chi tiết cuộc đấu tố này, xin đọc bài: “Nhạc Phạm Duy và những điều cần phải nói” và bức thư của N. Đ.X gửi nhạc sĩ Phạm Tuyên trên báo An Ninh Thế Giới tháng 4/09.
2. Xin đọc “Cái nghiên mực Tức Mặc Hầu” của Nguyễn văn Lục và hồi ký “Về một quãng đời của TCS” của tác giả Nguyễn Thanh Ty

Nguyễn Thanh Ty
13/06/09
*****
    Phạm Duy Vĩnh biệt thôn đoài!
Nguyễn Thiếu Nhẫn
Source: http://www.bacaytruc.com/index.php?option=com_content&task=view&id=3145&Itemid=37


.....Vì chút quyền lợi cuối đời nhạc sĩ Phạm Duy đã trở về Việt Nam nói những lời xum xoe bợ đỡ, nịnh hót, nhận tội để xin xỏ Đảng và Nhà nước cho ông được “hoạt động thu âm, thu hình và phổ biến tác phẩm”, để làm một đêm nhạc “Phạm Duy cuối đời nhìn lại”.

Tiếc thay! Vì chút danh lợi cuối đời mà nhạc sĩ Phạm Duy đã tự mình… vĩnh biệt thôn Đoài!

LTG. - Xin thưa ngay đây chỉ là cái tựa của một bài viết để quý vị có quen biết với nhạc sĩ Phạm Duy khỏi thắc mắc, chất vấn vì ông ta ở Midway City mà ông ta thường dịch ra là “Thị Trấn Giữa Đường” chớ đâu có ở thôn Đông, thôn Đoài nào đâu mà bảo là Phạm Duy vĩnh biệt … thôn Đoài!

Vào năm 1995, chúng tôi có viết bài “Phạm Duy vẫn ở thôn Đoài”, lấy từ tựa đề do nhà thơ Trần Dạ Từ đặt, và tờ báo đăng tải bài viết này là tạp chí Thế Kỷ 21. Vào khoảng năm 1993, khi mới định cư ở Thụy Điển, nhà thơ Trần Dạ Từ được nhạc sĩ Phạm Duy nhờ viết lời giới thiệu cho quyển Hồi Ký. Trong bài viết đại ý nhà thơ ca ngợi là tù nhân ở nơi nhà thơ bị giam giữ là trại tù Phan Đăng Lưu rất “biết ơn” nhạc sĩ Phạm Duy đến nỗi cứ khi vắng mặt cai tù là các tù nhân bèn “ới” nhau “Phạm Duy đi”, tức mang nhạc Phạm Duy ra mà hát.

Dù thiên kiến đến thế mấy, chúng ta cũng không thể phủ nhận nhạc sĩ Phạm Duy là một thiên tài đã đóng góp rất nhiều cho nền âm nhạc Việt Nam. Chúng ta “mang ơn” Phạm Duy cũng như chúng ta đã “mang ơn” Nguyễn Trãi với “Bình Ngô đại cáo”: “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân/Quân điếu phạt chỉ vì khử bạo”; mang ơn thái-sơn-lục-bát Nguyễn Du với “chữ tài liền với chữ tai một vần/Hải đường lả ngọn đông lân/Giọt sương treo nặng cành xuân la đà/Rằng trong lẽ phải có người, có ta”; mang ơn Nguyễn Đình Chiểu với “Trai thời trung hiếu làm đầu/Gái thời tiết hạnh làm câu trau mình”; mang ơn Lam Phương với “em ơi nếu một không thành thì sao/Non cao đất rộng biết đâu mà tìm?... Tàu đưa ta đi tàu sẽ đón ta về. Quê hương sẽ sống lại yêu thương…” v.v…

Với bài viết này, người viết không làm chuyện khen phò mã tốt áo! Cũng không có ý đả kích nhạc sĩ Phạm Duy. Chúng tôi chỉ xin ghi lại những bài báo ở hải ngoại cũng như ở trong nước có liên quan đến nhạc sĩ Phạm Duy, để đọc giả có cái nhìn chính xác về những việc làm của nhạc sĩ Phạm Duy.

- Bài thứ nhất, là một trích đoạn trong bài “Buồn vui Cali”, tác giả là Người Cali, đăng trong tạp chí Dân Chủ Mới số 43, phát hành vào tháng 6 năm 1995, như sau:

“… Thêm một Phạm Duy, ngày xưa nhà cao cửa rộng, con cái toàn làm lính kiểng, nhờ những bài “Tình ca”, “Kỷ vật cho em”… chửi Cộng sản và mang tình tự dân tộc, giờ đã mấy phen xin về Việt Nam nhưng bị tụi Việt Cộng từ chối. Ông “già không nên nết này” đã trả lời cuộc phỏng vấn của nhật báo “Người Việt” ra ngày thứ Sáu 28-4-95 trong bài “Cảm nghĩ của người Việt hải ngoại về 30/4”, do ký giả Lý Kiến Trúc thực hiện rằng: “Trong hai mươi năm thế giới đã đổi thay, Berlin đã thay đổi thì tất nhiên Hà Nội cũng phải thay đổi. Và tôi, tôi cũng thay đổi cái suy nghĩ của tôi, cũng như một số người khác, về cuộc sống ở đây. Ví dụ như những năm đầu đến Mỹ, tôi nghĩ có lẽ tôi sẽ sống và chết ở đây, nhưng hôm nay tôi lại thấy tôi có thể về được. Đừng bắt tôi suy nghĩ như năm bảy mươi nhăm. Về cái cuộc sống của tôi, thì trước kia tôi chuẩn bị chết ở đây, còn bây giờ tôi chuẩn bị chết ở Việt Nam. Điều đó có ảnh hưởng đến công việc làm. Như trước kia, tôi cũng như mọi người, chống một cái gì đó đến tận cùng… cho đến bây giờ cái lối chống cũ nó không cải tiến được, nên cũng chẳng gọi là theo được.”

Để kết thúc bài phỏng vấn, nhật báo Người Việt hỏi nhạc sĩ Phạm Duy cảm tưởng về ngày 30-4, ông hoan hỉ trả lời: “Tôi rất vui mừng, vì tôi cảm thấy cái ngày tôi chết… tôi sẽ chết tại quê hương, chứ không phải tôi sống tại quê hương, không lâu đâu …”

Đó, những lời tâm huyết của một thiên tài âm nhạc của Việt Nam Cộng Hòa trước đây như thế đấy! Nhà thiên tài đã viết trong cuốn hồi ký của đời mình rằng ông ta đã từng “có hơn hai trăm mối tình mật thiết với đàn bà” trong thời gian ông ta nổi tiếng và đã có gia đình, “bỏ vùng Cộng sản về với Quốc Gia vì sinh kế, chứ không phải vì lý tưởng …”

- Bài thứ hai, được đăng ở trang 26, tạp chí Thời Sự số 2 ở Florida như sau:

“Nhạc sĩ Phạm Duy có chụp hình chung với Đại sứ Việt Cộng hay không?”

Gần đây có một vài tờ báo đưa tin nhạc sĩ Phạm Duy đã đến tòa Đại sứ CS Trịnh Ngọc Thái vào ngày 07-01-1995. Tin này đã gây xôn xao dư luận không ít trong hàng ngũ những người Quốc Gia từng yêu mến một nghệ sĩ tài ba tên tuổi như nhạc sĩ Phạm Duy.

Chúng tôi đã gặp nhạc sĩ Phạm Duy và đã được nhạc sĩ cho biết như sau:

“Tôi xin khẳng định với quý anh là Phạm Duy này không hề quen biết với ông đại sứ Trịnh Ngọc Thái bao giờ để mà nói câu như thế, cũng chưa từng chụp hình với ông ấy. Bức hình mà một số báo đưa ra là hình tôi chụp với một người bạn thân tên Nguyễn Văn Tuyên tại nhà riêng của ông ấy, chứ không phải Đại sứ Cộng sản Trịnh Ngọc Thái.”

Nhạc sĩ Phạm Duy còn cho biết ông đã yêu cầu tờ Ép-Phê ở Paris do ông Trần Trung Quân chủ trương đăng tin sai phải đính chính, nếu không ông sẽ đưa ra tòa về tội vu cáo. Tạp chí Ép-Phê đã đăng lời “cáo lỗi” trên mặt báo, nguyên văn như sau:

“Cáo lỗi

Trong ấn bản số 4, phát hành tháng 2-1995, nơi trang 12, phóng viên Dương Thiện Ý đã viết: “Nhạc sĩ Phạm Duy tuyên bố: Tôi bỏ chiến khu đi ra thành chẳng qua vì cuộc sống kinh tế. Thực tâm mà nói, 40 năm nay tôi chẳng ưa thích gì ‘bọn ngụy miền Nam’, cùng với một tấm hình với lời ghi chú: ‘Từ trái qua phải: Đại sứ VC Trịnh Ngọc Thái, Phạm Duy và ông Trần Văn Khê.’

Nay phối kiểm lại, nhạc sĩ Phạm Duy cho biết ông chỉ chụp hình chung với ông Trần Văn Khê và một người bạn thân chứ không phải là đại sứ VC Trịnh Ngọc Thái, cũng như chưa bao giờ tuyên bố câu nói trên. Thành thật xin lỗi nhạc sĩ Phạm Duy về sự sơ suất ngoài ý muốn này.Tạp chí Ép-Phê.”

- Bài thứ ba là một trích đoạn trong bài “Từ Chế Lan Viên đến Nam Chi – 4 Điểm Chiến Thuật Trong Âm Mưu Du Kích Văn Hóa của Cộng sản” của tác giả Trần Ngọc Lũ, đăng trên tạp chí Tân Văn số Xuân Mậu Thìn như sau:

“… Có lần trong bài viết có tựa đề ‘Văn hóa thực dân mới chết hay chưa chết?’ đăng trên tạp chí Văn Học, Hà Nội số 05-06-1985. Chế Lan Viên quai mỏ ra chửi rủa Phạm Duy:

“Cái anh nhạc sĩ dân ca, dâm ca, tục ca từng tuyên bố: “Moa thì có lý tưởng mẹ gì ngoài tình và tiền”, anh ấy năm kia lại giở trò lý tưởng rồi. Đêm ấy tôi ở Bruxelles (Bỉ) đang nói chuyện với anh chị em Việt kiều, thì cách chỗ tôi một cây số thôi, Phạm Duy cùng đoàn nghệ thuật của anh ta đang thóa mạ Tổ quốc.”

Hai năm sau, trên tạp chí Sông Hương số 21, xuất bản tại Huế vào tháng 9-19986, cũng lại Chế Lan Viên viết về Phạm Duy, nhưng giọng điệu khác hẳn. Tưởng như lúc này cuối năm 1986, Chế Lan Viên vừa viết vừa cầm khăn mù-xoa thút thít:

“Mất Phạm Duy, chúng ta tiếc lắm, vì anh có tài lớn. Nhưng chúng ta làm sao được! Anh ấy bỏ chúng ta chứ chúng ta đâu có bỏ anh. Hồi đi Bình Trị Thiên với tôi năm 49, anh viết “Bên ni, bên tê”, “Bà mẹ Gio Linh” rất xúc động. Nhưng anh đã “dinh tê” về HàNội …

Sau chiến thắng vĩ đại của ta hồi năm 75, hình như anh lại xúc động lại. Anh Trần Văn Khê ở Pháp về, hỏi ý kiến anh Tố Hữu, anh Tố Hữu bảo “bỏ khúc giữa, lấy khúc đầu và khúc đuôi.” Nghĩa là quên đi thời Phạm Duy theo Pháp và theo Mỹ, chỉ nhớ cái gì đẹp nhất trước kia và nên, sau này …

… Chúng ta kiên trì, nhưng biết làm sao được! Nếu Phạm Duy cóc cần sự kiên trì ấy, 1979 tôi đang ở thủ đô Bruxelles của Bỉ. Đêm ấy cách chỗ tôi 800 mét, đoàn của Duy đang biểu diễn và chửi rủa chúng ta. Tôi chỉ biết nhắn:

- Mọi người đều tùy thích có thể yêu thương hay nguyền rủa trong đời. Nhưng tổ quốc chúng ta đang ốm … Cần gì phải chửi, chờ cho mẹ khỏe ra, giàu lên rồi ai muốn đi đâu thì đi.”

Hai bài viết, cách nhau hai năm. Vẫn cũng một người viết về một người khác mà sao giọng điệu cứ như nước với lửa? Tôi không nói đến sự ngụy biện cố tình đồng hóa Tổ quốc với chế độ Cộng sản của Chế Lan Viên. Chỉ xin bạn đọc lưu ý sự khác nhau trong hai bài viết về cách gọi tên. Ở bài đầu, viết 1984, đăng báo 1985, là “cái anh nhạc sĩ”, “anh”, “anh ấy”… một cách trịch thượng hằn học, xấc láo. Ở bài dưới, viết và đăng cuối 1986, ngược lại, rất ngọt ngào. Hoặc gọi là “anh”, “anh Phạm Duy”. Ra vẻ kính mến. Hoặc gọi “Phạm Duy” không. Ra vẻ thân mật. Hoặc gọi là “Duy” thôi. Ra chừng âu yếm.

… Tại sao bỗng dưng Chế Lan Viên viết về Phạm Duy và đổi giọng ngọt ngào với Phạm Duy?

Câu trả lời đầu tiên là: nhờ Trần Văn Khê.

Hãy để ý đến câu văn thật ngắn trong đoạn viết về Phạm Duy của Chế Lan Viên mới dẫn ở trên: “Anh Trần Văn Khê ở Pháp về, hỏi ý kiến anh Tố Hữu…” Trần Văn Khê hỏi ý kiến Tố Hữu về việc gì? Về Phạm Duy. Trước khi đi hỏi ý kiến, Trần Văn Khê làm gì? Báo cáo. Có lẽ nắm bắt được một nét giao động, buồn nản nào đó trong tâm lý Phạm Duy những ngày khắc khoải lưu xứ ở nước ngoài. Trần Văn Khê về báo cáo ngay với “lãnh đạo” bàn bạc ra lệnh. Kẻ thừa hành là Chế Lan Viên. Đoạn viết về Phạm Duy của Chế Lan Viên là một nỗ lực “chiêu dụ” trong âm mưu du kích văn hóa của Cộng Sản nhắm vào Việt kiều.

- Bài viết thứ tư, do tạp chí Làng Văn ở Canada đăng tải, đại ý cho biết trong lần gặp gỡ học giả Lê Hữu Mục ở Quận Cam, nhạc sĩ Phạm Duy đã tuyên bố là “ông ta sáng tác nhạc trong cầu xí”, là “ông ta không chống Cộng, chỉ có chống gậy mà thôi”, và “nếu ai cho ông ta 10 ngàn đô-la ông ta sẽ sáng tác nhạc ca tụng Hồ Chí Minh (sic!). Dư luận rùm beng lên. Nhạc sĩ Phạm Duy tuyên bố ông ta không có tuyên bố những lời bậy bạ như thế và cho biết sẽ mướn luật sư kiện tờ báo nào đã vu cáo cho ông ta, nhưng không hiểu vì sao, sau đó, mọi chuyện đều chìm xuồng.

Ít lâu sau, cũng theo tin báo chí, nhạc sĩ Phạm Duy đã được VC cho phép về Việt Nam. Khi trở lại Hoa Kỳ ông ta tuyên bố sẽ về Việt Nam mở hai quán cà phê lấy tên “Phạm Duy”, một tiệm ở Hà Nội, một tiệm ở Sàigòn thì tha hồ mà hốt bạc (sic!).

- Bài viết thứ năm là một bài phỏng vấn do phóng viên Nguyễn Đông Thức của tuần báo Tuổi Trẻ ở trong nước, có nội dung như sau:

Phóng viên (PV): 30 năm qua, ông vẫn sáng tác đều đặn?

- Phạm Duy (PD): Vâng. 30 năm ở Mỹ, tôi viết được khoảng 300 ca khúc. Và riêng trong 10 lần về nước bốn năm qua, tôi đã viết được tập Hương ca, gồm 10 ca khúc về quê hương, bắt đầu với Trăm năm bến cũ (phổ nhạc bài thơ Về thôi của Lưu Trọng Văn), Hương rừng (phổ vài câu thơ trong Hương rừng Cà Mau của Sơn Nam), Lời mẹ dặn (phổ thơ Phùng Quán)… và kết thúc bằng Tây tiến (thơ Quang Dũng), thể hiện sự hùng tráng của dân tộc Việt… Mong ước thứ ba hiện nay của tôi là được giới thiệu các ca khúc này với đồng bào trong nước.

- PV: Mong ước thứ ba, ở tuổi 85? vậy còn thứ nhì, thứ nhất?

- PD: Tôi vừa nộp đơn xin Nhà nước Việt Nam cho phép phổ biến 9 ca khúc cũ của tôi, gồm 5 ca khúc tôi viết trong thời gian dân tộc kháng chiến chống Pháp (Tình ca, Bà mẹ Gio Linh, Quê nghèo, Nương chiều, Ngày trở về) và 4 ca khúc phổ thơ (Áo anh sứt chỉ đường tà - phổ Màu tím hoa sim của Hữu Loan, Ngậm ngùi - thơ Huy Cận, Mộ khúc – thơ Xuân Diệu, Thuyền viễn xứ - thơ Hà Huyền Chi). Đây chính là mong ước thứ nhì của tôi. Nhưng điều mà tôi đang thiết tha mong đợi nhất chính là được trở về sống và làm việc hẳn ở quê nhà. Tôi mong được về hẳn, đưa tất cả con cái cùng sự nghiệp của mình về…

- PV: Vì sao và từ khi nào ông muốn về?

- PD: Năm 1994, tôi được anh Lưu Trọng Văn – là con của một người bạn tôi, nhà thơ Lưu Trọng Lư - tặng cho bài thơ Về thôi. Có mấy câu đã làm tôi hết sức xúc động và quyết định phải về: Về thôi … Làm gì có trăm năm mà chờ. Làm gì có kiếp sau mà đợi… Vâng, thật sự tôi đã muốn về từ lâu. Tôi đã quyết định chuyển sang bước sáng tác mới. Bài “Về thôi” của anh Văn càng cho tôi thấy rõ tôi chẳng còn được bao năm nữa, đã muốn làm gì thì phải làm ngay thôi…

- PV: Nếu được cho phép trở về, ông sẽ làm gì?

- PD: Tôi sẽ viết thêm một số ca khúc về quê hương sau một chuyến đi xuyên Việt, tiếp tục nghiên cứu dân ca và sẽ xin phép được… biểu diễn.

- PV: Ông vẫn có thể hát ở tuổi này?

- PD: Chứ sao!

Và nhạc sĩ Phạm Duy lập tức hát cho tôi nghe bài Trăm năm bến cũ. Tôi nhìn người nhạc sĩ già đang nhắm mắt say sưa hát và thầm nghĩ cuộc hành trình “nghìn trùng xa cách” về lại bến cũ của ông chắc chắn sẽ không chút dễ dàng, nhưng quả thật ông không còn nhiều thời gian để có thể chờ đợi lâu hơn. Dù ông đã có làm gì đi nữa thì tôi vẫn tin trong sự rộng mở của dân tộc Việt, sau cùng ông sẽ thực hiện được mong ước lớn cuối đời: về với quê nhà, với nơi chốn đã từng cho ông viết những câu “Tôi yêu tiếng nước tôi, từ khi mới ra đời …” và nhiều ca khúc nữa một thời đã làm rung động biết bao người.”

- Bài viết thứ sáu là bài “Nhạc sĩ Phạm Duy, những dự định, niềm vui và niềm tin” được đăng tải trên bán nguyệt san Trẻ, số 174, phát hành ngày 15-02-2005. Tạp chí Trẻ có tòa sọan tại Westmister, Nam California. Đây là một số trích đoạn trong bài phỏng vấn này:

- Bác nghĩ như thế nào khi 30 năm qua Nhà nước Việt Nam chưa cho phổ biến tác phẩm nào của nhạc sĩ Phạm Duy?

- Theo tôi nghĩ. Chính quyền nào cũng có một đường lối chính trị. Trong giai đoạn trước, đất nước đã có sự phân chia rõ rệt. Có người coi tôi là người của “quốc gia”, nhưng nói thế thì hơi quá. Suy cho cùng thì tôi cũng chỉ là một nhạc sĩ. Trong cuộc chia cắt đất nước suốt một quãng thời gian dài 20 năm, có thể có những tác phẩm của tôi không được sự đồng tình của bên này hay bên kia, nhưng với thời cuộc lúc bấy giờ, cũng như một số người khác tôi không thể chống lại chính quyền Sàigòn, có nhiều lúc tôi không thể làm gì khác ngoài cách viết để kiếm sống và để kéo “một đoàn tàu” gồm 1 vợ 8 con. Nếu xét về dĩ vãng thì ai cũng có tội hết. (do người viết bài này gạch đít).

- Thế trong 30 năm sống trên đất Mỹ, bác đã có tham dự những tổ chức nào chống lại Nhà nước Việt Nam, đã lên diễn đàn hoặc đã phát biểu trước giới báo chí những lời chống lại Nhà nước Việt Nam không?

- Ô không! Never and never! Tôi không quan tâm tới những chuyện đó, mặc dù gia đình tôi có nhận những lá thư mời gọi tham gia các tổ chức này nọ. Nhưng cả nhà chúng tôi không một ai tham gia một đảng phái chống đối nào. Với giới báo chí cũng vậy, tôi không hề phát biểu điều gì chống lại quê hương. Nếu quý vị biết có một tờ báo nào đã đăng tin tôi về điều này quý vị hãy cho tôi biết để tôi cải chính …

- Bác quả là một người lạc quan. Nhưng ngẫm lại chặng đường dài của cuộc đời mình, bác có thấy trong lòng còn điều gì ray rứt, buồn phiền hay phải hối hận không?

- Trước kia, có một người bạn là ông Tạ Tỵ đã viết quyển sách về tôi với tựa đề “Phạm Duy, còn đó nỗi buồn”. Có lần ông ấy hỏi tôi về nỗi buồn và tôi trả lời: “Tôi buồn vì tôi thành công mà đất nước thì chưa thành công. Tôi đã thành công và được công chúng đón nhận ngay từ tác phẩm đầu tay “Cô Hái Mơ” phổ thơ Nguyễn Bính, hồi ấy số lượng nhạc sĩ sáng tác khá ít ỏi, chỉ đếm trên đầu ngón tay. Còn đất nước lúc bấy giờ đang bị chia cắt hai miền, năm 72 chiến sự quyết liệt dữ dội kéo theo nhiều điều nghiệt ngã đau buồn. Theo tôi, đất nước chỉ thành công khi nào núi sông liền một dải, nhân dân được sống trong hòa bình, no ấm … Nhưng ông ấy không hiểu ý tôi nên đã viết một cách chủ quan tùy tiện về những chuyện tình cảm và chuyện vui chơi lan man. Mặc dù nội dung tác phẩm ông ấy hết lời ca ngợi Phạm Duy, nhưng theo tôi, đó chỉ là quyển “Phạm Duy còn đó nỗi buồn, cười”. Và tôi đã không muốn nhắc đến trong hồi ký của tôi.

- Thế, có còn niềm ray rứt nào làm nhạc sĩ Phạm Duy nặng lòng khi trở về Việt Nam?

- Tôi không quan tâm về thế chế chính trị. Tôi chỉ cần một quần chúng để tôi hát. Những lần về nước trước đây, thú thật tôi vẫn cảm thấy lòng buồn bã và khắc khoải. Vì thấy cái chỗ đứng của nhạc sĩ Phạm Duy trong lòng công chúng còn quá chông chênh. Vâng, tôi cảm thấy mình như một thân cây đã bị nhổ lên đem trồng ở một vùng đất khác, bây giờ đem về trồng lại trên mảnh đất cũ ngày xưa thì bộ rễ chưa thể cắm sâu vào lòng đất, nên thân cành vẫn chông chênh, nghiêng ngả. Bây giờ thấy Duy Quang được hát trước đông đảo khán giả Việt Nam, được hoan nghênh xem như là 50% tôi rồi. Tôi về đây xem như được 100% rồi …

- Bác đã ví mình như một thân cây đã nhổ lên đem trồng ở một vùng đất khác, giờ đem về trồng lại trên mảnh đất cũ thì bộ rẽ chưa thể cắm sâu vào lòng đất, nên thân cành vẫn chông chênh – đó là sự khắc khoải trong cảm nhận của những lần về nước trước đây. Còn bây giờ? Bác mong ước gì khi trở về VN lần này.

- Tôi rất vui khi thấy đất nước ngày càng có nhiều chính sách cởi mở thông thoáng với kiều bào, nhất là khi Nghị quyết 36 kêu gọi thực hiện sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc, không phân biệt thành phần và lý do ra đi … Ở tuổi 85, mong muốn cuối đời của tôi là được trở về sinh sống trên quê cha đất tổ, theo quy luật mà ông bà ta đã đúc kết “lá rụng về cội” Là người nghệ sĩ, tôi tha thiết mong muốn được góp phần vào đời sống âm nhạc tại quê nhà …

- Trong cả gia tài gần một ngàn tác phẩm, bác nghĩ những tác phẩm nào của bác sẽ được các cấp có thẩm quyền xem xét đồng ý cho lưu hành?

-Tôi nghĩ nếu phải bỏ đi 50% tôi cũng thực sự vui lòng. Tôi nghĩ đó là một sự “gạn đục khơi trong” cần phải có. Cái gì đục thì mình mạnh dạn bỏ đi, những gì tinh khôi trong trẻo thì nên giữ lại.

- Bác có tin là ý nguyện của Bác sẽ được cấp có thẩm quyền chấp thuận?

- Trước kia thì không, nhưng bây giờ thì tôi rất hy vọng Nhà nước sẽ xem xét và sớm chấp thuận. Tôi thực sự cảm động khi vừa qua, con tôi là ca sĩ Duy Quang đã được Nhà nước cho phép được biểu diễn tại Việt Nam, điều đó tạo cho tôi một niềm tin rằng Chính phủ Việt Nam luôn rộng lượng đối với những người Việt Nam muốn trở về đóng góp xây dựng đất nước.”

Bài viết của nhà thơ Chế Lan Viên cách đây 20 năm nằm trong âm mưu “chiêu dụ những người có tài, có tầm ảnh hưởng lớn trong cộng đồng người Việt ở hải ngoại. Để họ động lòng đừng tiếp tục đấu tranh. Để họ làm ngơ mặc kệ bao nhiêu tội ác đang hoành hành trên quê hương khốn khổ. Để những tù nhân chính trị tại Việt Nam vẫn cứ “bình yên” trong các trại tù. Để hàng triệu người dân vô tội tiếp tục bị xua đi vùng kinh tế mới như những bầy súc vật. Để họ cứ tiếp tục hát tình ca, làm văn chương thuần túy dỗ giành nhau thiếp dần trong giấc ngủ lưu đày.”

Nhạc sĩ Phạm Duy là một người có tài, có tầm ảnh hưởng lớn trong cộng đồng người Việt ở hải ngoại. Việt Cộng tìm cách “chiêu dụ” ông là chuyện không có gì khó hiểu. Báo chí hải ngoại viết về ông là chuyện đương nhiên.

Khi nhạc sĩ Phạm Duy chối cãi và hăm dọa “kiện đứa nào” nói ông về Việt Nam, chúng tôi có viết bài “Phạm Duy vẫn ở thôn Đoài”. Bài viết này đã được phổ biến trên nhiều tờ báo tại hải ngoại, vào năm 1995

Mới đây, qua hai bài trả lời phỏng vấn của báo Tuổi Trẻ ở trong nước và bán nguyệt san Trẻ tại hải ngoại, đọc những câu nhạc sĩ Phạm Duy xum xoe, bợ đỡ Nhà nước VC, gửi đơn đến Bộ Thông Tin, Văn hóa, Cục Nghệ thuật biểu diễn và các cơ quan liên hệ xin xỏ để được “hoạt động thu âm, thu hình và phổ biến tác phẩm”, bắn tiếng dù cho Nhà nước VC có dẹp bỏ 50% sáng tác của ông thì ông cũng rất vui lòng … những người đã từng ái mộ nhạc sĩ Phạm Duy bỗng cảm thấy “thần tượng” của mình hoàn toàn … sụp đổ!

Nghe nhạc sĩ Phạm Duy cho biết là ông ta quyết định trở về Việt Nam vì được Lưu Trọng Văn tặng cho ông ta bài thơ “Về thôi” vào năm 1994, mọi người đều cảm thấy ngỡ ngàng; nhưng những ai có đọc bài viết “Quê hương, lối về” đăng trên tạp chí Pháp Luật số Xuân Nhâm Ngọ (năm 2000) ở Việt Nam, thì chẳng có gì ngạc nhiên.

Lưu Trọng Văn là nhà văn gốc bộ đội, con của nhà thơ Lưu Trọng Lưu, mà nhạc sĩ Phạm Duy khoe là bạn của ông ta. Trong bài viết “Quê hương, lối về”, Lưu Trọng Văn đề nghị lập ra một “Bộ người Việt Nam ở nước ngoài” để quản lý Việt kiều hải ngoại như sau:

“Chúng ta có các sứ quán nhưng trách nhiệm lớn nhất của các sứ quán là công tác ngoại giao nên không hề có bộ phận quản lý nhà nước giúp đỡ những công dân Việt hoặc Việt kiều ở nước sở tại. Chúng ta có Ủy ban Người nước ngoài nhưng Ủy ban này lại chưa được đặt ngang tầm một cơ quan lớn của chính phủ và cũng không có các văn phòng đặt ở nước ngoài. Nhiều bà con Việt kiều cho rằng Quốc hội cần lập ra một bộ, đó là ‘Bộ người Việt Nam ở nước ngoài.’ Tất cả các việc liên quan đến Việt kiều, bộ này có trách nhiệm lo. Khi hình thành ‘Bộ người Việt Nam ở nước ngoài’, chúng ta mới có bộ máy kinh phí để trước hết thống kê ba triệu người Việt Nam ở nước ngoài sinh sống ra sao, làm việc ra sao, có nhu cầu gì …”

Trong bài viết, Lưu Trọng Văn cho rằng Việt Nam ngày nay đổi mới rồi, và dẫn chứng những người “có vấn đề” với Đảng và Nhà nước bây giờ đã về Việt Nam rất thoải mái – như giáo sư Nguyễn Ngọc Giao, giáo sư Đặng Tiến, nhạc sĩ Phạm Duy. Sợ người đọc không tin, bài viết của Lưu Trọng Văn còn đăng kèm hình Đặng Tiến, Phạm Duy chụp chung với những cán bộ Cộng Sản thứ thiệt như Nguyễn Đắc Xuân, Hoàng Phủ Ngọc Tường - những kẻ đã chít “dải khăn sô cho Huế” vào Tết Mậu Thân 1968. Trong bài viết, Lưu Trọng Văn còn quả quyết nhạc sĩ Phạm Duy có tới thăm mộ cha ông là nhà thơ Lưu Trọng Lư.

Để được thực hiện ước mơ cuối đời là được về sinh sống ở Việt Nam và “làm được một đêm nhạc ‘Phạm Duy cuối đời nhìn lại”, do chính ông ta đứng điều khiển từ đầu tới cuối,” qua hai bài phỏng vấn, nhất là bài phỏng vấn của bán nguyệt san Trẻ có toà soạn tại Westminster tại Hoa Kỳ, nhạc sĩ Phạm Duy đã phải nói những lời xum xoe bợ đỡ Nhà nước VC làm những người đã từng ái mộ ông lòng tràn ngập đắng cay. Thấy nhạc sĩ Phạm Duy biện bạch là trong 30 năm sống ở hải ngoại chưa bao giờ phát biểu những lời chống lại Nhà nước Việt Nam mà ngán ngẫm. Lại càng ngán ngẫm hơn khi thấy nhạc sĩ Phạm Duy đã phải biện bạch và bác bỏ quyển “Phạm Duy nỗi buồn còn đó” của nhà văn Tạ Tỵ đã viết để ca tụng ông ta vào năm 1972.

Tôi tin rằng nhạc sĩ Phạm Duy đã rất thành thật khi viết trong hồi ký là đã “bỏ vùng Cộng Sản về với Quốc Gia vì sinh kế, chứ không phải vì lý tưởng”. Khi hiệp định đình chiến ký kết vào năm 1954, nhạc sĩ Phạm Duy và gia đình đã cùng 1 triệu người miền Bắc lên tàu há mồm di cư vào Nam sinh sống và sáng tác, nay lại tuyên bố: “Có người coi tôi là người của “quốc gia”, nhưng nói thế thì hơi quá” nghe có vẻ chướng tai làm sao. Chuyện càng trái khoáy là vì muốn “minh định lập trường”, muốn chứng tỏ là mình đã “sáng mắt, sáng lòng” với Đảng và Nhà nước, nhạc sĩ Phạm Duy đã tự mâu thuẫn khi phủ nhận những gì mà nhà văn Tạ Tỵ đã viết về ông trong quyển “Phạm Duy nỗi buồn còn đó” khi phát biểu: “… Tôi buồn vì tôi thành công mà đất nước thì chưa thành công … Theo tôi, đất nước chỉ thành công khi nào núi sông liền một dải, nhân dân được sống trong hòa bình, no ấm”. Không biết nhạc sĩ Phạm Duy sẽ trả lời như thế nào khi Công an Văn hóa thành Hồ đặt câu hỏi: “Vào ngày 30-04-1975, đất nước đã thống nhất, núi sông liền một dải, nhân dân được sống trong hòa bình no ấm … vì sao ông và gia đình lại tìm mọi cách leo lên Đệ Thất hạm đội của đế quốc Mỹ để … chạy trốn tổ quốc cùng với bọn đĩ điếm, ma cô?”

Không ai trách gì một ông già 85 tuổi muốn về Việt Nam để chờ chết. Hoạ sĩ, nhà văn Tạ Tỵ là một cựu tù nhân chính trị, ở tù VC hơn 10 năm, ra hải ngoại đã viết hồi ký “Đáy Địa Ngục” để tố cáo tội ác của Cộng sản, về cuối đời đã về sống và chết tại Việt Nam.

Khổng Tử có câu: “Ngũ thập tri thiên mệnh”, tức “tới 50 tuổi mới biết mệnh trời”, và “Lục thập nhi thuận nhĩ”, có nghĩa “tới 60 tuổi nghe thấy đều thông hiểu cả”. Nhạc sĩ Phạm Duy tới 85 tuổi mới “tri thiên mệnh”, nhưng vẫn chưa “nhi thuận nhĩ”.

Vì chút quyền lợi cuối đời nhạc sĩ Phạm Duy đã trở về Việt Nam nói những lời xum xoe bợ đỡ, nịnh hót, nhận tội để xin xỏ Đảng và Nhà nước cho ông được “hoạt động thu âm, thu hình và phổ biến tác phẩm”, để làm một đêm nhạc “Phạm Duy cuối đời nhìn lại”.

Tiếc thay! Vì chút danh lợi cuối đời mà nhạc sĩ Phạm Duy đã tự mình… vĩnh biệt thôn Đoài!

Nguyễn Thiếu Nhẫn - San José
*****

LM dáng kính Thaddeus Nguyễn văn Lý không được csVN ân xá


VietCatholic News (31 Aug 2009 09:05)

Linh mục được gần 40 Thượng nghị sỹ Hoa Kỳ đòi trả tự do "vô điều kiện" không có tên trong danh sách gần 5.500 người được ân xá.

Ông Lê Thế Tiệm, thứ trưởng Bộ Công an phát biểu tại họp báo công bố danh sách tù nhân được ân xá:

''Lần này Nguyễn Văn Lý không được đặc xá vì ... đặc xá chỉ dành cho những người biết ăn năn hối cải.''

Ông Tiệm cũng nói Linh mục Lý đã được đặc xá một lần nhưng ''tái phạm''.

Em gái của vị Linh mục, người đã ngoài 60 tuổi, nói với AFP sức khỏe của ông đang xấu đi kể từ sau khi bị ngã hồi tháng Năm.

Linh mục Lý bị Tòa án Nhân dân Thừa Thiên Huế phạt tù tám năm hồi tháng 04/2007 vì tội Tuyên truyền chống Nhà nước XHCN Việt Nam, theo Điều 88 Bộ Luật Hình sự.

Cùng bị xử với ông tại phiên tòa có bốn nhân vật bất đồng chính kiến khác, lãnh án từ 18 tháng đến sáu năm.

Vụ xét xử và án tù dành cho LM Nguyễn Văn Lý đã gây phản ứng gay gắt từ một số chính trị gia Hoa Kỳ. Thậm chí lúc đó, đã có yêu cầu từ dân biểu Frank Wolf đòi cách chức Đại sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội vì không có hành động trong vụ này.

Hồi đầu tháng Bảy, 37 Thượng Nghị sỹ Mỹ đã gửi thư cho Chủ tịch Nguyễn Minh Triết, người ký lệnh đặc xá đợt này, yêu cầu trả tự do cho vị Linh mục.

Thư ngỏ của 37 vị Thượng nghị sỹ viết rằng phiên tòa xử LM Nguyễn Văn Lý "sai sót nghiêm trọng", vì ông Lý không được mời luật sư bào chữa.

Các Thượng nghị sỹ nhắc lại cam kết của Việt Nam trong việc bảo vệ quyền lợi cho bị cáo tại các phiên tòa như quyền được coi là vô tội khi chưa bị buộc tội, quyền được mời luật sư bào chữa.

Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam mới đây cũng lên tiếng chỉ trích Việt Nam bắt bớ công dân vì các hoạt động mà ở nước ngoài chỉ là những hành động ''bình thường'' để thúc đẩy xã hội sống theo pháp luật.

Hai luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân cũng không có tên trong đợt đặc xá mới nhất này.

Trước đó, nói chuyện với BBC, bà Trần Thị Lệ, thân mẫu luật sư Lê Thị Công Nhân, người hiện đang ngồi tù vì tội 'Tuyên truyền chống Nhà nước XHCN' nói cũng đã gửi đơn xin ân xá cho con gái.

"Cuối tháng Bảy tôi đã gửi đơn cho các lãnh đạo nhà nước, đề nghị họ trả tự do cho Công Nhân sớm vì Công Nhân bị một số bệnh, mong được về sớm để điều trị bệnh."

Bà nói không hy vọng gì nhiều:

"Có nhiều tiêu chuẩn cho việc được xin đặc xá, ngoài về thời gian, như phải tuân thủ quy định trại giam, phải ăn năn hối lỗi, phải được các phạm nhân khác bầ chọn ..."

"Công Nhân thì vẫn khẳng định mình không có tội, không ăn năn hố lỗi, nên trong thi đua của trại không bao giờ được thứ hạng cao."

Việt Nam cũng đang chuẩn bị đưa ra xét xử các nhân vật mới bị bắt về tội ''tuyên truyền chống nhà nước xã hội chủ nghĩa''.

Bộ Công an Việt Nam nói trong số gần 5.500 phạm nhân được đặc xá có 13 người phạm tội về xâm phạm an ninh quốc gia và 19 người nước ngoài từ các nước Trung Quốc (4), Campuchia (4), Canada (2), Hoa Kỳ (1), Đài Loan và Nam Hàn mỗi nước hai người, và Úc, Lào, Miến Điện và Congo mỗi nước một người.

BBC
*****

  • Dissident priest not on Vietnam amnesty list

  • (AFP)
    Source: http://www.google.com/hostednews/afp/article/ALeqM5i5LpGC0akx4TTW-dMbpcZHXLgtsg


    Dissident Catholic priest Nguyen Van Ly, during
    his trial for spreading propaganda in the central
    city of Hue, Vietnam
    HANOI — A dissident Catholic priest whose release has been sought by US lawmakers failed to make an amnesty list of more than 5,000 prisoners announced by Vietnam on Monday.

    Nguyen Van Ly, jailed for eight years in 2007, is in deteriorating health, his sister told AFP shortly before government officials announced the amnesty to mark Vietnam's September 2 National Day.

    Ly was convicted at a half-day trial in the city of Hue for spreading propaganda against the communist state, in a case that drew condemnation from diplomats, Vietnam watchers and human rights groups.

    Prosecutors said Ly was a founding member of the banned "Bloc 8406" pro-democracy coalition, named after the April 8, 2006 date on which it was launched, and that he was also a driving force behind the outlawed Vietnam Progression Party (VPP).

    "Nguyen Van Ly this time is not granted amnesty because... amnesty is only granted to persons who make progress in their rehabilitation," Le The Tiem, Vice Minister of Public Security, told a news conference.

    Tiem said Ly had received amnesty once "but then he committed new violations."

    Ly, who is in his early 60s, has been jailed three times since the 1970s for a total of 14 years.

    In early July a bipartisan group of 37 United States senators sent a letter to Vietnam's President Nguyen Minh Triet calling for Ly's "immediate and unconditional release," saying his trial appeared "seriously flawed."

    Triet signed the decision granting amnesty to 5,459 prisoners.

    "The state of my brother's health has deteriorated since mid-July," after a fall in his cell in May, said Ly's sister, Nguyen Thi Hieu, who visited him last Wednesday.

    "His arm and his right foot are lightly paralysed. He was walking with difficulty and needs people at his side to help him move around the room," she said, adding prison officials had given him medication.

    Tiem said Ly's health "is now good."

    He said that 13 people who broke national security laws were granted amnesty.

    These included 11 ethnic minorities from the Central Highlands. They were convicted between 2003 and 2006 for sabotaging the policy of "national unity" or for disturbing security, a separate government statement said.

    Two others, convicted in 2004 of opposition to the regime, were also freed, it said.

    The amnesty comes as Vietnam says it is preparing to try another national security case involving human rights lawyer Le Cong Dinh and others recently arrested and accused of anti-state activities.

    US ambassador Michael Michalak last week expressed concern over those arrests as well as Vietnam's efforts to crack down on the media and to "criminalise free speech."

    Among those granted amnesty were 794 women and 19 foreigners: four Chinese, two South Koreans, four Cambodians, two Canadians, an American, one Australian, two from Taiwan and one each from Laos, Myanmar and Congo, Tiem said.

    *****

  • Hà Nội từ chối ân xá linh mục Nguyễn Văn Lý và luật sư Lê thị Công Nhân nhân lễ Quốc khánh

  • Ánh Nguyệt,RFI

    Nhân lễ Quốc khánh 2009, chính quyền Việt Nam ban hành lệnh ân xá cho 5.459 tù nhân. Trong danh sách này không có tên linh mục Nguyễn Văn Lý. Việt Nam cũng không xét đặc xá cho trường hợp nào tương tự như nhà đấu tranh vì dân chủ Lê Thị Công Nhân.

    Tin AFP hôm nay cho biết nhân lễ Quốc khánh 2009, chính quyền Việt Nam ban hành lệnh ân xá cho 5.459 tù nhân. Trong danh sách này không có tên linh mục Nguyễn Văn Lý mặc dù tình trạng sức khoẻ của ông bị suy yếu và có lời yêu cầu của nhóm 37 thượng nghị sĩ Mỹ hồi đầu tháng bảy.

    Theo ông Lê Thế Tiệm, thứ trưởng bộ Công An, Ủy viên thường trực Hội đồng Đặc xá trung ương được AFP trích dẫn, linh mục Nguyễn Văn Lý không được xét ân xá kỳ này vì chính sách khoan hồng của Hà Nội chỉ áp dụng đối với những người có tiến bộ trong cải tạo.

    Trả lời câu hỏi của nhà báo nước ngoài ông Lê Thế Tiệm cho biết tình trạng sức khoẻ của cha Lý vẫn tốt; trái với tin tức của gia đình phạm nhân đưa ra.

    Theo bà Nguyễn thị Hiếu, em của cha Lý xác nhận với AFP, từ giữa tháng bảy cha Lý bị suy sụp sức khoẻ sau một vụ té ngã trong phòng giam. Tay và chân phải của cha Lý bị liệt nhẹ, việc đi đứng rất khó khăn nên cần có người trợ giúp.

    Vào đầu tháng bảy, một nhóm 37 thượng nghị sĩ Hoa Kỳ cũng đã yêu cầu chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết "trả tự do tức khắc và vô điều kiện" cho linh mục Nguyễn Văn Lý, bị phạt 8 năm tù giam trong phiên xử năm 2007 về tội tuyên truyền chống chế độ.

    Cũng trong kỳ ân xá năm nay, Hà Nội đã trả tự do cho 13 người bị xếp vào tội xâm phạm an ninh quốc gia . Nhưng theo lời thứ trưởng bộ Công An Lê Thế Tiệm trong lần này không xét đặc xá cho trường họp nào tương tự với nhà đấu tranh vì dân chủ Lê Thị Công Nhân.

    Lê Thị Công Nhân là thành viên của Khối 8406 và đồng thời là đảng viên của đảng Thăng Tién Việt Nam. Luật sư Lê Thị Công Nhân bị bắt tạm giam tại Hà Nội vào ngày 06.03.2007 với lý do "hoạt động tuyên truyền chống chế độ và bị xoá tên khỏi Luật sư đoàn Hà Nội".

    Ánh Nguyệt

    Những đồn đóan chung quanh cuộc tiếp xúc giữa Nguyễn Tấn Dũng và Giám mục Nguyễn Văn Nhơn

  • Những Đồn Đoán Chung Quanh Cuộc Tiếp Xúc Giữa Nguyễn Tấn Dũng và Giám mục Nguyễn Văn Nhơn, Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam

  • Micae Lê Văn Ấn

    1. Nguyên nhân có những đồn đoán:

    Trong khi vấn đề Việt Cộng để cho Trung Cộng khai thác bâuxít ở Tân Rài, thuộc Cao Nguyên Trung Phần đang làm cho toàn dân lo sợ và phẫn uất. Một cuộc cách mạng của toàn dân chưa biết bùng nỗ lúc nào. Vì đây là kế hoạch xích hóa đất nước Việt Nam của Trung Cộng. Các thành phần trí thức, các cựu cán bộ, đảng viên Cộng Sản, thành phần quân đội VC mà tướng Võ Nguyên Giáp, dù bao năm qua, VC đã loại trừ ông, đã gắn cho ông những chức vụ để sỉ nhục ông, đã lấy con cháu ông làm phương tiện như con tin để ông ngậm miệng, và cũng để làm cho cái hào quang “Điện Biên Phủ” của ông bị lu mờ. Thế mà Võ Nguyên Giáp cũng đã mấy lần lên tiếng đề nghị VC dẹp bỏ, không cho Trung Cộng khai thác bâu xít ở Cao Nguyên Trung Phần, biết bao nhiêu nhà khoa học đưa ý kiến với những chứng cớ rõ ràng sự nguy hại cho môi trường sống của sinh vật cũng như thực vật, nhất là Cao Nguyên Trung Phần là cao điểm chiến thuật khống chế Đông Dương, ai chiếm được Cao Nguyên là bẻ đôi Việt Nam. Thế mà Việt Cộng đã cúi đầu để cho Trung Cộng khai thác với công nhân của chúng đem từ Hoa Lục sang. Phong trào chống đối Trung Cộng khai thác bâuxít Cao Nguyên làm cho Việt Cộng run sợ hơn bao giờ cả.

    Trong khi vụ bảo vệ đất của giáo xứ Thái Hà vẫn còn âm ỉ cháy ngầm chưa biết sẽ bùng nổ lại bất cứ lúc nào. Nguy hiểm cho Việt Cộng là Thái Hà chẳng những nằm tại Thủ Đô, nơi có đầy đủ tai mắt ngoại quốc lại còn nằm sát những cơ quan đầu não Việt Cộng mà giáo dân Thái Hà có thể tập trung mấy ngàn, có thể lên đến hàng vạn khi giáo dân giáo phận Hà Nội hưởng ứng giúp Thái Hà. Trong quá khứ, các lực lượng này đã “tập dượt”. Vạn nhất cuộc diện Thái Hà bùng nổ, Việt Cộng không thể làm một Thiên An Môn tại Hà Nội khi mà giáo dân “cài răng lược” với các cơ sở đầu não VC. Vạn nhất mà cuộc diện này xảy ra, có tới 70, 80% quân đội Việt Cộng sẽ không bắn vào dân, mà giúp dân đòi hỏi VC phải thỏa mãn những đòi hỏi tối thiểu và chính đáng của người dân.

    Nhưng trên hết và quan trọng hơn hết là đầu não của cuộc diện Thái Hà nói riêng và toàn quốc nói chung lại là Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt, cái đinh này VC đã cố gắng nhổ cho bằng được nhưng thất bại khi HĐGMVN đã trả lời VC: Đức TGM Ngô Quang Kiệt “không làm gì sai luật Giáo Hội CGVN”.

    Gần đây, điểm nóng nhất là TAM TÒA. Tam Tòa 3 năm gần đây mới trực thuộc sự dẫn dắt của giáo phận Vinh, một giáo phần có nửa triệu giáo dân, mà Đức Cha giáo phận Cao Đình Thuyên tuyên bố giáo phận Vinh có những 500 ngàn Cao Đình Thuyên. Câu tuyên bố này có nhiều ý nghĩa, những ý nghĩa sau đây khiến Việt Cộng lo ngại: nửa triệu Cao Đình Thuyên có nghĩa là tất cả Công giáo Vinh đoàn kết nửa triệu người như một. Câu tuyên bố do vấn đề Tam Tòa mà có, có nghĩa là nửa triệu người sẽ đứng lên đòi hỏi Việt Cộng trả lại những gì chúng đã cướp đoạt, đã hành hạ, đàn áp … Tam Tòa phải trả lại cho Tam Tòa. Nửa triệu người này đoàn kết một lòng, trải dài trên 3 tình Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình. Nếu Trung Cộng chiếm Cao Nguyên, tìm được xuống biển Nha Trang; bẻ đôi Việt Nam được thì Nghệ Tĩnh Bình nếu có cuộc đấu tranh bất bạo động xảy ra, Việt Cộng phải đối diện vấn đề sinh tử với Công Giáo. Nghệ Tĩnh Bình là những địa danh chiến lược trong lịch sử, thủ cũng như công rất nguy hiểm cho đối phương.

    Việt Cộng khi đàn áp dã man giáo dân Tam Tòa, đánh đập một cách có dự mưu các linh mục và giáo dân các nơi khác đến, là chúng có âm mưu biến Tam Tòa thành Điện Biên Phủ để bao nhiêu giáo dân đến đó đều bị chận đường tiêu diệt dễ dàng, làm một trận thư hùng để cho Công Giáo Việt Nam cạch đến già. Giáo phận Vinh mạnh lắm, nhưng không thể “kéo quân” vào Tam Tòa, vì chỉ có độc đạo, dễ dàng cho Việt Cộng phục kích tiêu diệt.

    Việt Cộng đã lầm. Giáo phận Vinh không phải là quân Pháp, Đức cha Cao Đình Thuyên không phải là viên tướng chỉ huy Đông Dương hồi đó.

    Cần gì phải kéo giáo dân vào Tam Tòa làm bia cho Việt Cộng bắn? Ở đâu đấu tranh tại đó, với chiến thuật bạo động, giáo phận Vinh cũng có thể cấm đường Việt Cộng liên lạc Bắc Nam vậy. Những địa danh Ba Làng, Quỳnh Lưu nằm trong 3 tỉnh Nghệ Tĩnh Bình, giáo dân giáo phận Vinh cũng là những kẻ bám trụ trong thời chiến và được mệnh danh là “Khu Tư”. Sự đánh đập dã man giáo sĩ và giáo dân của Việt Cộng, cô lập 100% giáo dân Tam Tòa là VC muốn dụ Công giáo vào một Điện Biên Phủ, nhưng “Điểm” của giáo phận Vinh (nếu cuộc đấu tranh xảy ra) không phải là Tam Tòa mà bất cứ đâu ở trong 3 tỉnh trực thuộc. Đức Giám Mục Cao Đình Thuyên là dân Nghệ Tỉnh, hòa hoãn, nhẫn nại trong khi VC gấp rút, nóng nảy. Rất nguy hiểm cho VC.

    Đức Cha Nguyễn Văn Nhơn, một giám mục trẻ mà được HĐGM bầu làm chủ tịch. Trách nhiệm nặng nề, mọi quyết định đều phải đắn đo suy nghĩ, nhất là cầu nguyện, vì nếu có quyết định sai lầm sẽ đưa GHCGVN vào một cuộc chiến, có nhiều tử đạo nhưng về mặt dân tộc, sẽ là cơ hội làm giảm sức chống xâm lăng Trung Cộng.

    HĐGMVN lại vừa qua La Mã hội họp với Đức Giáo Hoàng, viếng mộ Thánh Phê Rô về, chắc chắn Đức Cha Chủ Tịch biết nhiều chuyện, biết kết quả những “đề nghị” của VC mà Đức Cha Chủ Tịch chuyển cho Vatican hay do các nguồn tin khác cung cấp, biết thái độ của ĐTGM Ngô Quang Kiệt ra sao v.v… “liệu HĐGMVN hay Vatican có đề cập đến vụ bức ép Đức Cha Kiệt từ chức hay không? V.v… và v.v… Nhiều chuyện lắm, nhưng những chuyện này không thể trao đổi bằng văn bản, bằng điện thoại. Hơn nữa, nếu VC có hứa gì đi nữa, mà hứa bằng miệng thì cũng dễ để cho gió bay. Do đó, mà cuộc gặp gỡ giữa Đức Cha Chủ Tịch Nguyễn Văn Nhơn với Nguyễn Tấn Dũng là một nhu cầu cần thiết. Người ta hỏi Nguyễn Tấn Dũng nhân cơ hội thị sát Tân Rài mà gặp Đức Cha Nhơn hay Tân Rài chỉ là cái cớ để có cuộc gặp gở với Đức Cha Nhơn?

    2. Những lời đồn đoán:

    Sau cuộc họp, cả 2 phía Công giáo và VC đều không có tuyên bố nào chính thức. Do đó, mặc sức cho VC “đồn đoán” mà cũng mặc sức cho Công Giáo và dân chúng ngoài Công giáo đồn đoán. Cái đồn đoán “ưu tiên một” là sự từ chức của Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt. Đồn đoán thứ 2 là ai sẽ thay Đức Cha Kiệt, đồn đoán thứ 3 là vụ Tam Tòa. Còn nhiều đồn đoán khác nhưng cũng chỉ phụ thuộc vào 3 ưu tiên nói trên mà thôi.

    a. Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt rời Việt Nam hay phải rời Hà Nội.

    VC Hà nội đã xác định yêu cầu HĐGMVN đưa Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt ra khỏi Hà Nội. Điều này nếu xảy ra thì VC đã có một thắng lợi lớn nhất từ trước đến nay. Bứng Đức TGM Ngô Quang Kiệt ra khỏi Hà Nội cũng có nghĩa là “thuận ta thì sống, nghịch ta thì … đi”. Không chết cũng bị thương, cũng bị loại khỏi vòng chiến. Đức Tổng Kiệt đi rồi thì Đức Tổng mới làm được gì, nếu không nói là mọi sự phải “hòa giải, hòa hợp với VC, nói nôm na là VC bảo sao nghe vậy, nếu không thì … “đi”. Sự ra đi của Đức TGM Ngô Quang Kiệt cũng ảnh hưởng rất xấu cho Giao Phận Vinh.

    Trên thực tế, chuyện của Công Giáo hôm nay chỉ là chuyện PHỤ, chuyện chính và cấp bách nhất là chuyện BÁN NƯỚC VÀ RƯỚC KẺ THÙ TRUYỀN KIẾP. Dù muốn, dù không, người Công Giáo phải dùng nhân, vật, lực của mình để đóng góp với toàn dân trong cuộc đấu tranh này. Đó là điều bắt buộc. Và VC phải diệt cuộc đấu tranh của Công Giáo, một trong những mũi nhọn đang tấn công chúng bằng chiến thuật bất bạo động.

    Nhưng nếu một TGM Quốc Doanh - dĩ nhiên, bởi vì cớ không quốc doanh của ĐTGM Kiệt, ngài mới bị VC bứng đi – thay thế Đức Cha Kiệt thì tinh thần chiến đấu chống bè lũ bán nước rước giặc Tàu Cộng của dân tộc nói chung, Hà Nội nói riêng sút giảm rất nhiều!!! Về chiến lược chắc chắn sẽ có biện pháp (sẽ bàn sau) nhưng trước mắt là một sự sút giảm to lớn, có lợi cho Trung Cộng và tôi tớ của chúng. Đó là sự thật. Vậy thì “Điểm” của cuộc gặp gỡ này, nói thì không nói nhưng phải hiểu là vì nạn xâm lăng của Trung Cộng chính là Điểm.

    Cũng vì ĐIỂM của cuộc gặp gỡ là cuộc xâm lăng của Trung Cộng nên người ta sợ, rất sợ Đức Cha Nhơn có thể mắc mưu VC Nguyễn Tấn Dũng. Nếu sự “mắc mưu” xảy ra thì trách nhiệm trước Giáo Hội là việc PHỤ, trách nhiệm trước lịch sử dân tộc, trách nhiệm chống bè lũ bán nước rước giặc Trung Cộng xích hóa Việt Nam là việc CHÍNH. Vì sự xích hóa lần này cũng đồng nghĩa với Việt Nam bị xóa tên trên bản đồ thế giới, hay chỉ là một quận, một huyện của Trung Cộng.

    - Ai có lợi, ai có hại?

    Cộng Sản có lợi: Việc Cộng đã công khai yêu cầu HĐGMVN đưa Đức TGM Ngô Quang Kiệt ra khỏi Hà Nội. HĐGMVN đã không chấp nhận. Trong 2 lần thăm viếng Việt Nam, Phái đoàn Tòa Thánh cũng nhận được đề nghị của VC đưa Đức TGM Ngô Quang Kiệt ra khỏi Hà Nội, nhưng đã bị phái đoàn Tòa Thánh bác bỏ. Việt Cộng coi như “thua” Công Giáo. Ngày nào Đức TGM Kiệt còn hiện diện tại Hà Nội, ngày đó Thái Hà còn vững niềm tin, còn sẵn sàng hy sinh cho công lý và sự thật. Ngày đó Thái Hà còn là một niềm tin cho các giáo xứ khác trên toàn quốc. Do đó, sự ra đi của Đức TGM Ngô Quang Kiệt là một thắng lợi lớn cho Việt Cộng. “Sát nhất nhơn, vạn nhơn cụ”. Ảnh hưởng này rất lớn đối với các giám mục còn muốn mình không phải là chủ chăn thuê. Nói cách khác, Việt Cộng coi như đã khống chế toàn bộ HĐGMVN. Lâu nay, HĐGMVN đã im lặng trước những việc làm hại dân hại nước ai cũng thấy mà HĐGMVN đã im lặng, nay qua biến cố ĐTGM Ngô Quang Kiệt Hội Đồng vẫn im lặng, hoặc tiến thêm một bước nữa: “ủng hộ triệt để các chính sách lớn của đảng và Nhà Nước”, như vụ bâuxít chẳng hạn.

    Sự ra đi của Đức TGM Ngô Quang Kiệt làm sụp đổ niềm tin và sự kính trọng của giáo sĩ và giáo dân, đối với HĐGMVN và có thể nói đối với Vatican. Họ vào nhà thờ không khác gì Phật tử vào chùa sư quốc doanh. Khó khăn nhất là phần vụ của các linh mục, người trung gian giữa Giám mục và giáo dân. Lịch sử sẽ viết thế nào về Giáo Hội Công Giáo trong giai đoạn này/ Hỏi tức là trả lời.

    - Đánh đổi được gì?

    Vì xảy ra trong một cuộc tiếp xúc, dù Nguyễn Tấn Dũng có hứa hẹn gì cũng chỉ là hứa miệng. Vả chăng, “Trên Chính Phủ còn có Đảng”. Nguyễn Tấn Dũng chỉ là cái đầu con rùa, vì lợi ích cho Đảng mà cái đầu thụt vào hay lòi ra. Do đó, lời VC hứa làm sao tin? Nhưng nếu VC “giữ lời hứa” thì đổi được gì? Bang giao với Tòa Thánh? Đức Giáo Hoàng sẽ được phép viếng Việt Nam ? Vatican trọn quyền phong chức giám mục, đào tạo, phong chức, thuyên chuyển linh mục không phải xin phép VC? Trả lại toàn bộ đất đai cho Giáo Hội Công Giáo?

    Dù cho sự ra đi của Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt đánh đổi tất cả những quyền lợi này cũng không cân xứng với sự phá vỡ lòng tin của giáo dân, của dân chúng đối với HĐGM nói riêng và GHCG nói chung. Huống gì, Nguyễn Tấn Dũng chỉ hứa miệng suông.

    b. Ai người thay thế?

    Cũng do những lời đồn đoán thì có 2 vị hy vọng nhất được chọn thay thế chức vụ TGMHà Nội:

    - Đức Cha Nguyễn Văn Nhơn.

    Từ khi Việt Cộng muốn Đức TGM Ngô Quang Kiệt ra đi thì lời đồn đoán ở Đàlạt rằng Đức Cha Nhơn đương nhiên thay thế chỗ trống đó. Một giám mục còn trẻ mà được bầu làm Chủ Tịch HĐGM lại được Nguyễn Tấn Dũng đích thân đến thăm thì Đức Cha Nhơn được lòng cả 2 bên VC và Giáo Hội. Hơn nữa, sự ra đi của Đức Tổng Kiệt thế nào mà chẳng có ý kiến của Đức Cha Chủ tịch HĐGMVN? Do vậy, Đức Cha Nguyễn Văn Nhơn bị nghi là người lý tưởng để ra Hà Nội. Nhưng theo lẽ thường, kẻ viết bài này không tin Đức Cha Nguyễn Văn Nhơn có can đảm nhận lãnh “thập giá” (chứ không phải Thánh Giá) này. Dù muốn dù không, dù thật hay giả, sự ra đi của Đức Tổng Kiệt cũng có ý kiến của Đức Cha Nhơn, mà nay lại thay người mình muốn đổi đi thì trong hành chánh quốc gia cũng ít ai làm chuyện đó, huống gì trong Giáo Hội, đưa đồng môn đi để mình thay thế chắc Đức Cha Nhơn sẽ nghĩ lại. Mang tiếng lắm. Hơn nữa, làm TGM Hà Nội sau khi ĐứcTGM Kiệt ra đi là một chức vụ rất khó khăn đối với giáo dân và giáo sĩ Hà Nội. Muốn đưa Đức Tổng Kiệt về Hà Nội, Giáo Hội đã phải đưa ngài ra Lạng Sơn trước, sau đó làm Giám Quản Tổng Giáo Phận rồi mới lên chính thức. Dù cho VC có chiếu cố, Đức Cha Nhơn chắc chắn sẽ thoái thác vì quá trắng trợn. Sự trắng trợn này cũng do VC muốn, đó là hạ uy tín trước khi ban chức.

    - Đức Tổng Giám Mục Nguyễn Như Thể.

    Ngài TGM Nguyễn Như Thể có công im lặng trong vụ Dòng Thiên An bị cướp đất, trong vụ linh mục Nguyễn Văn Lý và nhất là vụ ngài từ chức trào Đức Tổng Giám Mục Nguyễn Kim Điền. Tiêu chuẩn này đối với Việt Cộng như thật là lý tưởng. Hơn nữa, ở Huế người ta chuẩn bị tinh thần để đưa ngài ra Hà Nội lâu rồi, có người đã gọi ngài là Hồng Y. Nhưng cũng như trường hợp Đức Cha Nhơn, ra Hà Nội dù được nhận mủ Hồng Y cũng rất vất vả cho ngài hay bất kỳ ai vì dân gian sẽ đồn đoán rằng xũng y như Đảng, hạ đồng môn để mình được thay thế là chuyện ít người làm, Đức Tổng Thể có can đảm làm không?

    Nhưng nói vậy mà không phải vậy, có khi:

    - Không có ai thay.

    Đây là điều khả tín, hy vọng nhất, vì các vị được đề nghị dù muốn dù không cũng thấy không ổn. Không ổn về uy tín, không ổn vì đồng môn, không ổn vì lịch sử Giáo Hội. Nhưng chắc chắn nhất là Việt Cộng chưa muốn, Việt Cộng cần thời gian để thử thách, hứa hẹn và để bất cứ Giám Mục nào cũng có thể lên TGM Hà Nội. Trống ngôi? Đã có Đức Cha Phụ Tá Laurent Chu Văn Minh đỡ tay thay việc. Tình trạng này làm kẻ viết bài này nhớ một kỷ niệm buồn: trong cuộc bầu cử Tổng Thống Đệ Nhị Cộng Hòa có tất cả 17 liên danh. Theo dư luận thì liên danh do cụ TVL. thụ ủy yếu nhất. Bà con đã gặp cụ và khuyên cụ nên rút lui “vì Mỹ đã sắp đặt xong rồi”. Cụ cương quyết tiếp tục và khẳng định sẽ thắng lợi, vì chính người Mỹ đã đến tiếp xúc và cho biết trong 17 liên danh, họ chỉ tín nhiệm liên danh cụ, bằng cớ là họ yểm trợ cụ đến 60 ngàn dollars. Rốt cuộc cụ cầm đèn đỏ.

    - Vụ Bâuxít:

    Cuộc tiếp xúc giữa Thủ tướng Việt Cộng Nguyễn Tấn Dũng và Đức Cha Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục thế nào cũng đề cập đến vụ Bâuxít, và vì Nguyễn Tấn Dũng đã tuyên bố vụ bâuxit là kế hoạch lớn của Đảng thì trong cuộc tiếp xúc này Nguyễn Tấn Dũng chỉ có nước ca ngợi “thắng lợi” của bâuxịt và xin HĐGMVN ủng hộ. Ở vào vị thế của Đức Cha Nhơn lúc đó thì không ủng hộ cũng chỉ ậm à cho qua chuyện. Và thế là Nguyễn Tấn Dũng có quyền tuyên bố Đức Cha Chủ Tịch đã đồng ý!

    Kết luận:

    Đây là những sự đồn đoán, nghĩa là có cái trúng mà cũng có cái trật. Kẻ viết bài này muốn nhắc lại một câu của một giáo dân rằng: “Một ông già hơn 2 ngàn năm tuổi đừng để cho một đứa “con nít 70 tuổi” qua mặt. Giáo Hội Công Giáo chỉ tính từ Tân Ước đã có 2009 tuổi, không kể 60 tuổi tính nhầm. Không thể nào thua trí của một đảng Cộng Sản có 77 năm (1917-1990) hưởng thọ. Đảng Cộng Sản Việt Nam chỉ là một đứa con lai căng cha Nga mẹ Tàu. Nay lại đổi giới tính qua Mỹ. Xin các bậc đừng để chúng qua mặt, vì chút danh phận. Ngoài ra, Hội Đồng Giám Mục mà Đức Cha Nguyễn Văn Nhơn là Chủ tịch cũng nên nghĩ tới một điều quan trọng đối với Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt: Việt Cộng là vua thù dai, trả thù dai và không từ một thủ đoạn nào đối với kẻ thù cũng như với bạn. Xin các Đấng Bậc Bề Trên hãy nghĩ đến điều đó. Vì những gì xảy ra cho Đức TGM Ngô Quang Kiệt sau này, quý vị chịu trách nhiệm phần lớn. Riêng về Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt, như ngài đã tâm sự với thánh Phê Rô tại La Mã “Lạy thánh Phê Rô xin cho chúng con noi gương ngài, hiểu biết những yếu đuối của chúng con, hiểu biết tình yêu thương của Chúa hiểu biết sức mạnh của Chúa để chúng con phó thác, để Chúa thắt lưng và dẫn chúng con đến nơi nào Chúa muốn”. Vâng lời cho đến chết như Đức Giê Su, phó thác và ở chức vụ cố gắng làm tròn trách nhiệm: nên Thánh.

    Xin đừng đổ trách nhiệm cho Vatican . Đành rằng “những Đức Ông cố vấn Việt Nam trong triều đình Vatican rất “sùng” Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, nhưng tiếng nói của HĐGMVN Vatican không thể không quan tâm. Nói cách khác đức TGM Ngô Quang Kiệt ra khỏi Hà Nội như ý muốn của Việt Cộng hay không là do HĐGMVN mà Đức Cha Nguyễn Văn Nhơn là Chủ tịch.

    Những sự đồn đoán trên đây cũng là những gì mà một trong mấy triệu giáo dân Việt Nam trăn trở, thao thức, đau đớn phải viết ra.

    Ước mong rằng những ĐỒN ĐOÁN này chỉ là ĐỒN ĐOÁN.

    Ngày Lễ Thánh Gioan Tẩy Giả, 2009
    Một giáo dân bất xứng

    Micae Lê Văn Ấn

    Ông Vịt kìu yêu ... quái!

    Ông Việt kiều yêu ... quái!

    Lê Minh

    Cách đây mấy tuần tại Hà Nội, nhà nước CSVN đã cho ra đời cái gọi là “Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài”. Theo bản tin của trang điện tử Diễn đàn Doanh nghiệp thì hội nghị này có sự tham dự của nhiều cán bộ “gộc” như Phó thủ tướng Phạm Gia Khiêm, cựu phó chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa, thứ trưởng của nhiều bộ ngành khác nhau, và “gần 300 doanh nhân, doanh nghiệp kiều bào đến từ gần 40 quốc gia, vùng lãnh thổ; hơn 40 đại biểu của các cơ quan trung ương và địa phương; gần 80 đại diện lãnh đạo các tập đoàn, tổng công ty, hiệp hội ngành nghề và doanh nghiệp trong nước”.

    Trang báo điện tử của ĐCSVN thì đã xác nhận rằng Hiệp hội này “chịu sự quản lý Nhà nước của Bộ Ngoại giao và các bộ, ngành khác có liên quan về lĩnh vực Hiệp hội hoạt động”, và Hiệp hội ra đời là do “yêu cầu của công tác vận động người Việt Nam ở nước ngoài theo tinh thần Nghị quyết 36-NQ/TW của Bộ Chính trị”.

    Như vậy thì cái hiệp hội này nhận lãnh nhiệm vụ chính trị theo yêu cầu của nhà nước CSVN đề ra thông qua Nghị quyết 36-NQ/TW. Vấn đề đã quá rõ ràng, không có gì phải bàn cãi thêm về mục đích thành lập của cái Hiệp hội này. Thế nhưng, chung quanh câu chuyện thành lập cái hiệp hội này lại có một vài “chuyện bên lề “ có liên quan, thiết tưởng cũng nên mổ xẻ.

    Chuyện bên lề trước tiên là bản tin về hội nghị thành lập Hiệp hội này là một bản tin chính trị, thế nhưng nó lại được trang web tiếng Việt của đài ABC Radio Úc, là trang Bay Vút trịnh trọng loan tải đầy đủ chi tiết với hơn 2 trang và hình ảnh, và đương nhiên là có cả hình cờ đỏ và “bác Hồ” ngồi chễm chệ trên sân khấu.

    Được biết, cả hai hệ thống truyền thanh & truyền hình ABC và SBS đều là sở hữu nhà nước của Úc, tức là được tài trợ bằng tiền thuế của dân Úc, trong đó có cộng đồng người Úc gốc Việt. Nhưng trớ trêu thay hai cơ sở này lại sử dụng tiền thuế của dân Úc và dân Úc gốc Việt tỵ nạn không đúng chỗ! Trước đây đã có vụ việc đài truyền hình SBS cho phát sóng đài VTV1 của VC đã bị người tỵ nạn phản đối dữ dội; Rồi mới đây nhất là ban giám đốc đài SBS Radio cho phát sóng quảng cáo buổi trình diễn văn nghệ Tứ đại Thiên Vương do VC tổ chức tại Melbourne Crown Casino, bất chấp sự can gián phản đối của ban phát thanh viên Việt Ngữ và thính giả người Việt.

    Đó là chuyện bên lề liên quan đến xứ Úc, còn chuyện sắp được kể ra đây là chuyện bên lề có liên quan đến xứ ... Mỹ.

    Đó là câu chuyện của me-xừ Việt kiều Mỹ tên là Calvin Trần. Ông “Việt kiều yêu nước” này là một tỵ nạn chính cống, đến Mỹ từ những năm 77-78. Năm 1991, theo tiếng gọi của “tổ quốc”, ông quay về vì đã nhận ra “những người cộng sản rất tốt, rất dễ thương”.

    Ông “Việt kiều yêu nước” này là một trong số 270 “đại biểu” tham dự hội nghị thành lập “Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài”. Có lẽ ông Việt kiều này đẹp trai nên đã được 2 phóng viên nữ của tờ Đại Đoàn Kết và Lao Động thay nhau phỏng vấn.

    Tưởng cũng chẳng có gì đáng nói vì hầu hết các cuộc phỏng vấn “Việt kiều yêu nước” đều na ná giống nhau. Thế nhưng ông Việt kiều Calvin Trần này thì chơi trội hơn những người khác vì phong cách trả lời rất ư là yêu ... quái! Khi được phóng viên An Mỹ của tờ Lao Động mớm mồi hỏi “Trong lúc nhiều người đang nuôi “giấc mơ Mỹ”, được sống ở Mỹ, còn ông lại từ bỏ cuộc sống đó để trở về VN. Vì sao vậy?” thì ông đã cao hứng và trả lời y như ... thật: “...Tôi là một doanh nhân kiều bào, và nói thật, tôi thấy sống ở VN rất sung sướng. Tôi cũng đã từng rời bỏ VN ra đi, do những tuyên truyền lệch lạc về chế độ cộng sản. Nhưng sau một thời gian, tôi nhận thấy những người cộng sản rất tốt, rất dễ thương và tôi trở về nước.

    Ông “Vịt kiều yêu quái”, Calvin Trần

    Nghe vui tai nhỉ. Không biết ông Việt kiều học thuộc lòng bài bản này hồi nào mà trả lời ngọt quá, nói tỉnh queo đến độ không biết liêm sỉ là gì.

    Nếu ông nói rằng “ở VN rất sung sướng” thì xin mời ông bỏ quốc tịch Mỹ về ở luôn Việt Nam, xin làm công dân CHXHCNVN cho sướng, tội gì mà đi làm Việt kiều Mỹ cho nó cực thân. Mà quên, xin ông đi hỏi hơn 80 triệu dân Việt trong nước xem họ có “Tự do - Hạnh phúc” không rồi hãy đưa ra kết luận.

    Nói rằng do “những tuyên truyền lệch lạc về chế độ cộng sản” mà năm xưa ông đã phải lên tàu để đi vượt biển thì e là quá lố bịch rồi đấy. Cái năm xưa mà ông còn ở VN, trước khi đi vượt biển, thì làm gì có cái hệ thống tuyên truyền nào ngoài cái “loa phường”. Ông là con nít lên ba, hay là một thanh niên ba mươi khi đó mà bị “tuyên truyền lệch lạc”?.

    Ông chỉ về VN mới mấy năm mà nhận thức của ông “tiến bộ” thật, đến đỗi phải thốt lên rằng “những người cộng sản rất tốt, rất dễ thương”. Ái chà, quý hóa quá, “Bác Hồ” mà còn sống chắc thế nào bác cũng chạy đến ôm hôn ông chùn chụt, xoa đầu khen ông hết lời: “Cháu của Bác ngoan quá”.

    Nói gì thì nói cũng phái cám ơn ông Việt kiều Calvin Trần, vì ông đã sốt sắng “thay mặt Đảng và Nhà nước”, đứng ra kêu gọi Việt kiều nào có lòng “yêu nước” hãy về VN mà làm ăn bởi vì “ở VN rất sung sướng”.

    Người ta nói cộng sản quái quỷ, mà ông thì quá “yêu nước”, yêu người cộng sản đến đỗi “nhận thấy những người cộng sản rất tốt, rất dễ thương”, cho nên phải cho ông cái danh hiệu “Việt kiều yêu quái” là vậy!

    Úc Châu, ngày 31/08/2009

    Lê Minh