Trần Viết Đại Hưng
Từ trước đến nay, ai cũng nghĩ Hồ chí Minh là một lãnh tụ với quyền uy tuyệt đối, xem ra quyền hạn còn hơn ông vua ngày xưa vì cả nước đều bắt buộc phải kính mến ngưỡng mộ ông như một ông thánh sống. Sau khi miền Nam bị cưỡng chiếm năm 1975, Đảng Cộng sản lấy tên ông để đặt cho thành phố Sài gòn và đi đâu người ta cũng thấy khẩu hiệu "Sống, chiến đấu, lao động theo gương Bác Hồ vĩ đại ". Người ta nghĩ ông có một quyền uy tuyệt đối như Kim nhật Thành ở Bắc Hàn hay Fidel Castro ở Cuba. Nhưng rồi dần dà với những bí mật dần dần được tiết lộ ra bởi những đảng viên dưới quyền như Nguyễn văn Trấn, Sơn Tùng với những bằng chứng cụ thể, người ta thấy ông đã bị thất sủng vào lúc cuối đời. Hai nhân vật Lê Duẩn và Lê đức Thọ đã "đì " và ăn hiếp ông đến độ tàn tệ như đã ăn hiếp Võ nguyên Giáp và hai ông họ Lê này đã có lần mưu sát hụt Hồ chí Minh. Vì sao một người chủ tịch Đảng kiêm chủ tịch nước và vốn là một cán bộ Cộng sản gộc do Quốc tế Cộng sản đưa về Việt Nam hoạt động như Hồ chí Minh lại bị thứ đàn em như Lê Duẩn và Lê đức Thọ khống chế đến độ ông coi như không còn một chút quyền hành tối thiểu nào trong những năm tháng cuối đời ? Ông đã phạm những sai lầm nào để đến nỗi thất thế như thế. Bài viết này xin trưng ra những tài liệu do những đảng viên dưới quyền viết để chúng ta có thể suy luận thêm về lý do tại làm sao Hồ chí Minh đã bị tước hết quyền hành bởi Lê Duẩn và Lê đức Thọ ? Nhân đó mà có một cái nhìn trung thực hơn về lịch sử và diễn tiến hành động của Đảng Cộng sản Việt Nam.
|
Vào năm 1995, nhà xuất bản Văn Nghệ ở hải ngoại cho xuất bản cuốn sách "Viết cho mẹ & Quốc hội" của Đảng viên cao cấp Nguyễn văn Trấn. Cuốn sách này được coi như "kinh thiên động địa" vì những lời nói thật, nói thẳng của người Đảng viên gốc Nam kỳ này. Trong cuốn sách, Nguyễn văn Trấn có thuật lại một cuộc họp trong đó Lê đức Thọ tỏ ra hống hách và coi Hồ chí Minh không ra cái gì cả. Nguyễn văn Trấn viết:
"Chuyện họp lần thứ 9 này làm sao tôi biết được vài điều muốn khóc?
Ôi ! Người rất thân với tôi là Bùi công Trừng và Ung văn Khiêm (chưa nói đến Lê Liêm và Xuân Thủy, nhà ở cách bứt khó gặp)
Với cái giọng "mẹ đời", Bùi công Trừng nói với tôi:
_ Cái thằng Lê đức Thọ trước giờ họp, nó đi đi, lại lại trong phòng, như thể đội trưởng một tổ pháo đi kiểm tra đốc thúc pháo binh chuẩn bị.
Nó không hút thuốc. Nhưng hôm nay nó cầm lon thuốc Đại Tiền Môn ở tay này, tay kia nó cầm bật lửa thứ như chày giã gạo. Nó đi lựa mặt mà chìa lon. Nguyễn khánh Toàn tay ăn hút thấy thuốc lá Trung Quốc như lân thấy pháo. Nó mở hộp lấy một điếu, ngậm rồi chìa mồm ra. Thằng Thọ đánh bật lửa cái "beng". Đứng xa thấy thằng Toàn gật đầu. Thọ đi đến chỗ thằng Huy. Ce petit – thằng nhỏ nầy bợ hộp thuốc. Lê đức Thọ cũng đánh lửa một cái beng. Thằng Huy khoát mồi lửa, chưa đốt thuốc có lẽ nó đang còn tìm lời văn "Mao nhiều"
Ở một góc phòng thằng Hà huy Giáp đứng, Lê đức Thọ tới, nói cái gì, thằng Giáp nghiêm sắc mặt gật gật đầu.
Ba vị ấy được Lê đức Thọ coi là ba tay có lý luận và mời – biểu – lên tiếng.
Mà trời ơi, dưới triều đại Hồ chí Minh ai được Lê đức Thọ để ý có cảm tình là má thằng đó đẻ nó đêm rằm tháng bảy.
_ Tao nói cho mầy nghe nha, Bùi công Trừng nói tiếp, về chuyện lão Hồ chí Minh. Tao nghe, thằng Thọ âm mưu lật đổ ông già, và lấy Nguyễn chí Thanh thay. Ông lão chỉ còn làm người chuyên nghiên cứu lý luận Mác - Lê nin. Chuyện nước giao cho Nguyễn chí Thanh. Việc Đảng, Statuquo – Lê Duẩn. Cái thằng tự nhiên lại muốn làm Khổng Tử này, khó lật đổ nó lắm. Vì nó có công trạng ở Nam Bộ, và mấy bà má ôm nó chum chủm trong lòng.
Mầy coi, coi nó tội nghiệp không. Đồng chí Hồ chí Minh muôn vàn kính yêu của chúng ta bận bộ đồ lụa gụ, chủ trì hội nghị mà day mặt ra sân. Có lỗ tai tự nhiên nó phải hứng những lời công kích mạt sát Liên Xô. Khi chướng tai quá quay vô, đưa tay để nói, thì thằng Thọ lễ phép Bắc hà, "Bác hãy để cho anh em người ta nói đã mà".
Tao đếm lão Hồ, đưa tay mấy lần, lần nào thằng Thọ cũng kịp ngăn. Cuối cùng ông cũng cho hội nghị nghe, ông nói ca dao bằng tiếng khóc:
Khi thương trái ấu cũng tròn
Khi ghét bồ hòn cũng méo
Và ông nói xụi lơ: thấy lợi người ta cho tên lửa vô; thấy bất lợi người ta rút ra. Có chi mà !
Bùi công Trừng nói với tôi như vậy
Còn Ung văn Khiêm:
_ Trước khi vào hội nghị, tao có tranh thủ nói riêng với ông cụ, là tao sẽ không đưa ra cái nháp bản tuyên bố chung của tao và Novotny, cho ông cụ yên tâm. Vì trong bản thảo ấy ông cụ có thêm mấy chỗ, còn mang tuồng chữ của monsieur Hồ chí Minh rành rành. Tao nghĩ bản thảo ấy đưa ra không phân bua gì cho tao, mà chỉ làm thớt cho Sáu Thọ băm ông cụ.
Và mày coi thằng thủ trưởng khoa giáo của mày (ý nói Tố Hữu). Khi tao đứng tại chỗ phát biểu ý kiến, thằng Huy đi ngang qua, nó phun nước miếng, và đoạn tao nói chủ trương hòa bình là trung thành với Lénine. Tao mỉm cười bụng nói: A, thằng nhỏ mày dám đái đầu ông Xá
Hội nghị 9 này có thông qua cái "nghị quyết 9" và mấy anh ấy nói là cũng có trên 10 ủy viên trung ương không bỏ thăm.
Anh Khiêm lộ bí mật
_ Tao có hỏi mí ông cụ có bỏ thăm không. Ông cụ làm thinh
"Nghị quyết 9" tạo một cao trào trấn áp, khủng bố đảng viên. Nó cho lập ra Ban xét tội và kết án trực thuộc Bộ Chính Trị của Trung ương Đảng. Ban này có mấy ban viên, tôi không nói. Chỉ nói người đứng thớt là Lê đức Thọ, người làm heo là Trần quốc Hoàn (tôi nói giọng thịt luộc Chợ Đệm).
Hai vị này toàn quyền quy kết tội: xét lại chống đảng, âm mưu lật đổ, phản cách mạng, tay sai đế quốc ….. ( Trích "Viết cho mẹ & Quốc Hội" của Nguyễn văn Trấn, trang 327, 328, 329, nhà xuất bản Văn Nghệ, California )
Những ai vốn thường nghĩ là Hồ chí Minh là nhân vật có hoàn toàn quyền sinh sát trong tay trong chuyện điều hành nội bộ Đảng hẳn sẽ rất kinh ngạc khi đọc đoạn văn trên. Nguyễn văn Trấn đã thuật lại lời nói của những người bạn ông trong hội nghị 9, diễn tả cái lối xử sự lấn lướt, hỗn láo của Lê đức Thọ đối với nhân vật thường được nghĩ là có quyền uy tuyệt đối là Hồ chí Minh. Cuộc đời thấy vậy mà không phải vậy. Người ta không thể tưởng tượng ra cái cảnh Lê đức Thọ "ăn hiếp" Hồ chí Minh thô bạo và thô bỉ đến như vậy. Cần phải ghi nhớ là thời điểm xảy ra câu chuyện trên là vào cuối năm 1963.
Mới đây nhà văn Sơn Tùng, vốn là một chuyên gia nghiên cứu về Hồ chí Minh, được mệnh danh là "Nhà Hồ chí Minh học" đến nói chuyện với khóa 40 của lớp "Đào tạo cán bộ quản lý ngành giáo dục" . Ông Sơn Tùng còn tiết lộ thêm nhiều chuyện động trời như vào trận Mậu Thân 1968, Lê Duẩn và Lê đức Thọ đẩy Võ nguyên Giáp sang Hungary "chữa bệnh" và tống Hồ chí Minh sang Trung Cộng cho rảnh mắt. Lúc Hồ chí Minh về nước bằng máy bay, Duẩn và Thọ cho cán bộ phi trường đổi đèn hiệu sân bay để cố tình gây ra tai nạn cho chiếc phi cơ chở Hồ chí Minh, có nghĩa là mượn tai nạn để giết Hồ chí Minh. Có lẽ số mạng còn lớn nên Hồ chí Minh không chết trong cuộc bố trí do Duẩn và Thọ bày ra và tiếp tục sống đến năm 1969.
Bài nói chuyện của Sơn Tùng được ghi thành văn bản và được phổ biến rộng rãi trên Internet làm nhiều người ngạc nhiên. Dĩ nhiên Sơn Tùng nói những âm mưu của Duẩn và Thọ sau khi Duẩn và Thọ qua đời.
Nhà văn Sơn Tùng kể lại chuyện Duẩn và Thọ mưu sát Hồ chí Minh như sau:
" ... Trong bài viết của ông Vũ Kỳ mà ta đọc báo, ta không để ý vì ông ấy viết kín đáo để đăng báo Văn Nghệ, báo Tiền Phong, báo Nghệ An số tết 1998, hồi đó ông chủ trương đăng trên ba tờ báo đó. Nội dung bài báo là: Năm 1967 Bộ Chính Trị mời Bác Hồ đang chữa bệnh ở Trung quốc về để thông qua việc Tổng tiến công 1968. Khi họp lần thứ nhất Bác đã không đồng ý chủ trương Tổng tiến công và nổi dậy. Bác chỉ đồng ý tập kích chiến lược rồi rút ra ngay. Ông Giáp cũng chủ trương như vậy nhưng ở thế thiểu số nên ông đi chữa bệnh ở Hungary. Nhưng sắp đến tết Mậu Thân rồi nên phải thông qua chủ trương đó để đi vào cái tết, nên phải mời Bác về. Ông Vũ Kỳ viết bài báo như sau:
Trên máy bay chỉ có bác, ông Vũ Kỳ và người lái máy bay chuyên cơ từ Trung quốc về. Lúc đó đã báo cho bộ đội phòng không từ giờ này ... đến giờ này ... trên bầu trời nước ta từ hướng này ... phương vị này ... tuyệt đối không nổ súng. Thời đó đang chiến tranh, vào giờ đó là xuất hiện máy bay của ta. Khi máy bay về tới vùng trời Hà nội, sân bay Nội Bài khi đó là sân bay quân sự nên máy bay xuống sân bay Gia Lâm. Người lái báo cáo với anh Vũ Kỳ ngồi bên cạnh (Bác ngồi phía sau hút thuốc):
_ Thưa anh, tín hiệu đường băng lệch 15 độ, bây giờ làm sao đây?
_ Quan sát lại đi! Ông Vũ Kỳ nói.
_ Em là người lái mà lái máy bay cho Bác thì em nhìn sao được ! Người lái nói
Máy bay lượn hai vòng không dám xuống vì theo ông nếu hạ cánh thì máy bay sẽ chạy đến Phố Nổi, thì tan xương chứ.
_ Bây giờ làm thế nào? Quay trở lại không được, xăng hết rồi, giờ quy định cũng đã hết rồi, phòng không nó bắn chết, mà xuống theo tín hiệu thì không an toàn.
_ Phải xuống theo trí nhớ thôi, cậu có xuống được không? Ông Kỳ nói
Cuối cùng xuống theo trí nhớ (của người lái), chứ không xuống theo đèn tín hiệu, vì trên máy bay báo đi báo lại, nhưng dưới sân bay vẫn không thay đổi, trên báo "tín hiệu chệch" dưới vẫn cứ để thế, không sửa.
Vòng một vòng và máy bay hạ cánh chạm đất an toàn, thở đánh phào một cái. Bác vẫn ngồi ung dung hút thuốc. Ở dưới sân bay vẫn yên tĩnh
_ An toàn rồi anh ơi !
Mừng quá, nói to lắm nhưng Bác làm như không nghe thấy.
Ra khỏi máy bay (ông Vũ Kỳ tả) thì thấy đồng chí Lê Duẩn, Lê đức Thọ ra đón, một lúc thì thấy ông Đồng, chỉ có thế thôi, không còn ai đón Bác cả.
"Chuyện họp lần thứ 9 này làm sao tôi biết được vài điều muốn khóc?
Ôi ! Người rất thân với tôi là Bùi công Trừng và Ung văn Khiêm (chưa nói đến Lê Liêm và Xuân Thủy, nhà ở cách bứt khó gặp)
Với cái giọng "mẹ đời", Bùi công Trừng nói với tôi:
_ Cái thằng Lê đức Thọ trước giờ họp, nó đi đi, lại lại trong phòng, như thể đội trưởng một tổ pháo đi kiểm tra đốc thúc pháo binh chuẩn bị.
Nó không hút thuốc. Nhưng hôm nay nó cầm lon thuốc Đại Tiền Môn ở tay này, tay kia nó cầm bật lửa thứ như chày giã gạo. Nó đi lựa mặt mà chìa lon. Nguyễn khánh Toàn tay ăn hút thấy thuốc lá Trung Quốc như lân thấy pháo. Nó mở hộp lấy một điếu, ngậm rồi chìa mồm ra. Thằng Thọ đánh bật lửa cái "beng". Đứng xa thấy thằng Toàn gật đầu. Thọ đi đến chỗ thằng Huy. Ce petit – thằng nhỏ nầy bợ hộp thuốc. Lê đức Thọ cũng đánh lửa một cái beng. Thằng Huy khoát mồi lửa, chưa đốt thuốc có lẽ nó đang còn tìm lời văn "Mao nhiều"
Ở một góc phòng thằng Hà huy Giáp đứng, Lê đức Thọ tới, nói cái gì, thằng Giáp nghiêm sắc mặt gật gật đầu.
Ba vị ấy được Lê đức Thọ coi là ba tay có lý luận và mời – biểu – lên tiếng.
Mà trời ơi, dưới triều đại Hồ chí Minh ai được Lê đức Thọ để ý có cảm tình là má thằng đó đẻ nó đêm rằm tháng bảy.
_ Tao nói cho mầy nghe nha, Bùi công Trừng nói tiếp, về chuyện lão Hồ chí Minh. Tao nghe, thằng Thọ âm mưu lật đổ ông già, và lấy Nguyễn chí Thanh thay. Ông lão chỉ còn làm người chuyên nghiên cứu lý luận Mác - Lê nin. Chuyện nước giao cho Nguyễn chí Thanh. Việc Đảng, Statuquo – Lê Duẩn. Cái thằng tự nhiên lại muốn làm Khổng Tử này, khó lật đổ nó lắm. Vì nó có công trạng ở Nam Bộ, và mấy bà má ôm nó chum chủm trong lòng.
Mầy coi, coi nó tội nghiệp không. Đồng chí Hồ chí Minh muôn vàn kính yêu của chúng ta bận bộ đồ lụa gụ, chủ trì hội nghị mà day mặt ra sân. Có lỗ tai tự nhiên nó phải hứng những lời công kích mạt sát Liên Xô. Khi chướng tai quá quay vô, đưa tay để nói, thì thằng Thọ lễ phép Bắc hà, "Bác hãy để cho anh em người ta nói đã mà".
Tao đếm lão Hồ, đưa tay mấy lần, lần nào thằng Thọ cũng kịp ngăn. Cuối cùng ông cũng cho hội nghị nghe, ông nói ca dao bằng tiếng khóc:
Khi thương trái ấu cũng tròn
Khi ghét bồ hòn cũng méo
Và ông nói xụi lơ: thấy lợi người ta cho tên lửa vô; thấy bất lợi người ta rút ra. Có chi mà !
Bùi công Trừng nói với tôi như vậy
Còn Ung văn Khiêm:
_ Trước khi vào hội nghị, tao có tranh thủ nói riêng với ông cụ, là tao sẽ không đưa ra cái nháp bản tuyên bố chung của tao và Novotny, cho ông cụ yên tâm. Vì trong bản thảo ấy ông cụ có thêm mấy chỗ, còn mang tuồng chữ của monsieur Hồ chí Minh rành rành. Tao nghĩ bản thảo ấy đưa ra không phân bua gì cho tao, mà chỉ làm thớt cho Sáu Thọ băm ông cụ.
Và mày coi thằng thủ trưởng khoa giáo của mày (ý nói Tố Hữu). Khi tao đứng tại chỗ phát biểu ý kiến, thằng Huy đi ngang qua, nó phun nước miếng, và đoạn tao nói chủ trương hòa bình là trung thành với Lénine. Tao mỉm cười bụng nói: A, thằng nhỏ mày dám đái đầu ông Xá
Hội nghị 9 này có thông qua cái "nghị quyết 9" và mấy anh ấy nói là cũng có trên 10 ủy viên trung ương không bỏ thăm.
Anh Khiêm lộ bí mật
_ Tao có hỏi mí ông cụ có bỏ thăm không. Ông cụ làm thinh
"Nghị quyết 9" tạo một cao trào trấn áp, khủng bố đảng viên. Nó cho lập ra Ban xét tội và kết án trực thuộc Bộ Chính Trị của Trung ương Đảng. Ban này có mấy ban viên, tôi không nói. Chỉ nói người đứng thớt là Lê đức Thọ, người làm heo là Trần quốc Hoàn (tôi nói giọng thịt luộc Chợ Đệm).
Hai vị này toàn quyền quy kết tội: xét lại chống đảng, âm mưu lật đổ, phản cách mạng, tay sai đế quốc ….. ( Trích "Viết cho mẹ & Quốc Hội" của Nguyễn văn Trấn, trang 327, 328, 329, nhà xuất bản Văn Nghệ, California )
Những ai vốn thường nghĩ là Hồ chí Minh là nhân vật có hoàn toàn quyền sinh sát trong tay trong chuyện điều hành nội bộ Đảng hẳn sẽ rất kinh ngạc khi đọc đoạn văn trên. Nguyễn văn Trấn đã thuật lại lời nói của những người bạn ông trong hội nghị 9, diễn tả cái lối xử sự lấn lướt, hỗn láo của Lê đức Thọ đối với nhân vật thường được nghĩ là có quyền uy tuyệt đối là Hồ chí Minh. Cuộc đời thấy vậy mà không phải vậy. Người ta không thể tưởng tượng ra cái cảnh Lê đức Thọ "ăn hiếp" Hồ chí Minh thô bạo và thô bỉ đến như vậy. Cần phải ghi nhớ là thời điểm xảy ra câu chuyện trên là vào cuối năm 1963.
Mới đây nhà văn Sơn Tùng, vốn là một chuyên gia nghiên cứu về Hồ chí Minh, được mệnh danh là "Nhà Hồ chí Minh học" đến nói chuyện với khóa 40 của lớp "Đào tạo cán bộ quản lý ngành giáo dục" . Ông Sơn Tùng còn tiết lộ thêm nhiều chuyện động trời như vào trận Mậu Thân 1968, Lê Duẩn và Lê đức Thọ đẩy Võ nguyên Giáp sang Hungary "chữa bệnh" và tống Hồ chí Minh sang Trung Cộng cho rảnh mắt. Lúc Hồ chí Minh về nước bằng máy bay, Duẩn và Thọ cho cán bộ phi trường đổi đèn hiệu sân bay để cố tình gây ra tai nạn cho chiếc phi cơ chở Hồ chí Minh, có nghĩa là mượn tai nạn để giết Hồ chí Minh. Có lẽ số mạng còn lớn nên Hồ chí Minh không chết trong cuộc bố trí do Duẩn và Thọ bày ra và tiếp tục sống đến năm 1969.
Bài nói chuyện của Sơn Tùng được ghi thành văn bản và được phổ biến rộng rãi trên Internet làm nhiều người ngạc nhiên. Dĩ nhiên Sơn Tùng nói những âm mưu của Duẩn và Thọ sau khi Duẩn và Thọ qua đời.
Nhà văn Sơn Tùng kể lại chuyện Duẩn và Thọ mưu sát Hồ chí Minh như sau:
" ... Trong bài viết của ông Vũ Kỳ mà ta đọc báo, ta không để ý vì ông ấy viết kín đáo để đăng báo Văn Nghệ, báo Tiền Phong, báo Nghệ An số tết 1998, hồi đó ông chủ trương đăng trên ba tờ báo đó. Nội dung bài báo là: Năm 1967 Bộ Chính Trị mời Bác Hồ đang chữa bệnh ở Trung quốc về để thông qua việc Tổng tiến công 1968. Khi họp lần thứ nhất Bác đã không đồng ý chủ trương Tổng tiến công và nổi dậy. Bác chỉ đồng ý tập kích chiến lược rồi rút ra ngay. Ông Giáp cũng chủ trương như vậy nhưng ở thế thiểu số nên ông đi chữa bệnh ở Hungary. Nhưng sắp đến tết Mậu Thân rồi nên phải thông qua chủ trương đó để đi vào cái tết, nên phải mời Bác về. Ông Vũ Kỳ viết bài báo như sau:
Trên máy bay chỉ có bác, ông Vũ Kỳ và người lái máy bay chuyên cơ từ Trung quốc về. Lúc đó đã báo cho bộ đội phòng không từ giờ này ... đến giờ này ... trên bầu trời nước ta từ hướng này ... phương vị này ... tuyệt đối không nổ súng. Thời đó đang chiến tranh, vào giờ đó là xuất hiện máy bay của ta. Khi máy bay về tới vùng trời Hà nội, sân bay Nội Bài khi đó là sân bay quân sự nên máy bay xuống sân bay Gia Lâm. Người lái báo cáo với anh Vũ Kỳ ngồi bên cạnh (Bác ngồi phía sau hút thuốc):
_ Thưa anh, tín hiệu đường băng lệch 15 độ, bây giờ làm sao đây?
_ Quan sát lại đi! Ông Vũ Kỳ nói.
_ Em là người lái mà lái máy bay cho Bác thì em nhìn sao được ! Người lái nói
Máy bay lượn hai vòng không dám xuống vì theo ông nếu hạ cánh thì máy bay sẽ chạy đến Phố Nổi, thì tan xương chứ.
_ Bây giờ làm thế nào? Quay trở lại không được, xăng hết rồi, giờ quy định cũng đã hết rồi, phòng không nó bắn chết, mà xuống theo tín hiệu thì không an toàn.
_ Phải xuống theo trí nhớ thôi, cậu có xuống được không? Ông Kỳ nói
Cuối cùng xuống theo trí nhớ (của người lái), chứ không xuống theo đèn tín hiệu, vì trên máy bay báo đi báo lại, nhưng dưới sân bay vẫn không thay đổi, trên báo "tín hiệu chệch" dưới vẫn cứ để thế, không sửa.
Vòng một vòng và máy bay hạ cánh chạm đất an toàn, thở đánh phào một cái. Bác vẫn ngồi ung dung hút thuốc. Ở dưới sân bay vẫn yên tĩnh
_ An toàn rồi anh ơi !
Mừng quá, nói to lắm nhưng Bác làm như không nghe thấy.
Ra khỏi máy bay (ông Vũ Kỳ tả) thì thấy đồng chí Lê Duẩn, Lê đức Thọ ra đón, một lúc thì thấy ông Đồng, chỉ có thế thôi, không còn ai đón Bác cả.
Phải nhận thấy ông Vũ Kỳ (nguyên là người luôn ở bên cạnh Hồ chí Minh) rất khéo léo khi trình bày vấn đề máy bay gặp vấn đề đáp vì đèn hiệu dưới sân bay chệch hướng. Mới đọc thì người ta tưởng đây là một sự trục trặc thường tình về chuyện kỹ thuật đáp của máy bay. Vì vậy bài báo kể chuyện này mới được ba tờ báo đăng. Nhưng nếu đọc và suy luận kỹ thì ta thấy ông Kỳ đã khéo léo tố cáo âm mưu giết Hồ chí Minh của Lê Duẩn và Lê đức Thọ bằng cách ra lệnh cho đèn hiệu dưới sân bay trệch hướng để phi công không đáp được theo kỹ thuật phi hành. Dấu hiệu rõ rệt nhất cho chuyện mưu sát là khi người phi công thấy đèn chệch hướng không đáp được (có lẽ đáp vào ban đêm), ông ta tìm cách liên lạc với bên dưới bằng vô tuyến nhưng bên dưới không trả lời ! Vũ Kỳ sau khi kể chuyện này trên báo thì bị bộ chính trị kêu lên "hỏi thăm sức khỏe" ngay. Có lẽ vì quá uất ức vì chuyện mưu sát Hồ, mà nếu hôm ấy máy bay bị tai nạn thì Vũ Kỳ cũng đã tan xác theo với Hồ vì Vũ Kỳ có mặt trên chuyến máy bay ấy !
Số Hồ chí Minh chưa chết nên viên phi công đã đáp máy bay chở ông và Vũ Kỳ theo trí nhớ và đã bình an chứ không gây ra tai nạn. Trước đây cựu chiến binh Trần dũng Tiến cũng đã viết bài lên tiếng về vấn đề này (có lẽ sau khi đọc và suy luận về bài viết của Vũ Kỳ). Dĩ nhiên Trần dũng Tiến cũng chỉ mạnh dạn lên tiếng âm mưu hãm hại Hồ chí Minh bằng tai nạn phi cơ của Duẩn và Thọ sau khi Duẩn và Thọ qua đời. Mới đây Trần dũng Tiến cũng mới bị bắt vào tù, nối gót theo nhà tranh đấu Phạm quế Dương và Nguyễn đan Quế cũng vừa bị bắt vì bị tố cáo là chuyển e-mail này nọ. Cộng sản nghĩ là khi ruồng bố những người đấu tranh như thế thì chế độ chúng sẽ an toàn hơn, nhưng những chuyện chúng làm chỉ càng ngày càng làm cho giọt nước tràn ly và báo trước những xáo động lớn trong những ngày sắp tới.
Trở lại chuyện Lê Duẩn và Lê đức Thọ. Hai ông này đều hoạt động ở miền Nam và khi ra Bắc thì hai ông liên kết với nhau để khống chế quyền lực trong Đảng. Cựu Đại tá Bùi Tín, trong những cuốn sách xuất bản ở hải ngoại, đã kể nhiều chuyện cụ thể hai ông phối hợp với nhau để "đì" Võ nguyên Giáp như thế nào. Trong đó có chuyện hai ông đẩy cho Giáp chức "cai đẻ", Giáp phải cắn răng mà nhận vì không dám chống đối để rồi làm trò cười cho nhân dân vì không ai có thể tưởng tượng nổi chuyện một ông đại tướng cầm quân giờ đây đi lo chuyện đẻ đái của phụ nữ ! Giáp không dám đương đầu với liên minh Thọ – Duẩn ngay từ lúc đầu vì yếu thế và điều này làm cho Duẩn, Thọ coi thường và hạ nhục Giáp thêm. Bùi Tín chỉ nói đến chuyện Duẩn, Thọ "làm tình, làm tội" Võ nguyên Giáp thôi chứ không hề đề cập đến chuyện Duẩn, Thọ "ăn hiếp" luôn cả Hồ chí Minh. Có lẽ Bùi Tín không biết và không tưởng tượng nổi một nhân vật trông có vẻ có quyền uy tuyệt đối như Hồ chí Minh lại bị phe Duẩn, Thọ khống chế. Người ta nói Duẩn, Thọ ghen tức về cái hào quang Điện biên Phủ mà Võ nguyên Giáp và Hồ chí Minh có được trước mặt nhân dân và thế giới nên cố làm một chuyện vĩ đại tương tự là xâm chiếm cho được miền Nam. Trở lại chuyện Tổng công kích tết Mậu Thân 1968 thì thấy uy lực của Duẩn Thọ đã quá rõ ràng. Mặc dù cả Võ nguyên Giáp và Hồ chí Minh phản đối chuyện tổng công kích vì thấy khó thành công nhưng phe Duẩn, Thọ vẫn cứ tiến hành chuyện đánh Mậu Thân. Giáp lúc ấy là Bộ trưởng quốc phòng thì bị đẩy qua Hungary "chữa bệnh", Hồ chí Minh thì bị tống qua Trung Cộng sau khi đọc một bài thơ xuân cổ động cho việc tấn công.
(Đó là mấy câu thơ: Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua. Thắng trận tin vui khắp nước nhà. Nam Bắc thi đua đánh giặc Mỹ. Tiến lên ! Toàn thắng ắt về ta ).Một trận đánh lớn như trận tết Mậu Thân mà Bộ trưởng quốc phòng Võ nguyên Giáp bị đẩy đi xa, chủ tịch nước kiêm chủ tịch Đảng Hồ chí Minh cũng bị đẩy ra khỏi nước thì đủ thấy phe Duẩn, Thọ đã hoàn toàn nắm quyền sinh sát trong Đảng.
Trong cuốn hồi ký "Đêm giữa ban ngày" , nhà văn Vũ thư Hiên có kể lại chuyện mẹ của Vũ thư Hiên có ý trách ông Hồ, trong chức vụ chủ tịch nước, đã tỏ ra bội bạc và vô tình không can thiệp cứu giúp khi phe Lê Duẩn và Lê đức Thọ bắt giữ giam cầm ông Vũ đình Huỳnh (là chồng bà cũng như là thân phụ ông Hiên) . Ông Huỳnh là bí thư cho ông Hồ trước đây. Lời trách cứ đó không đúng lắm vì ở giai đoạn bắt ông Vũ đình Huỳnh thì Lê Duẩn và Lê đức Thọ đã tước hết quyền hành của ông Hồ rồi thì làm sao ông Hồ có thể ra tay cứu giúp người bí thư cũ của ông là cụ Vũ đình Huỳnh được.
Nhà văn Sơn Tùng còn có dịp nói chuyện với Đại tá cựu chiến Binh Cao Nham và được Đại tá Cao Nham tiết lộ thêm về chi tiết Lê Duẩn đòi giành công đánh trận Mậu Thân như sau:
"Đầu năm 2001, tôi (Sơn Tùng) có dịp nói chuyện với Đại tá cựu chiến binh Cao Nham. Trong câu chuyện có một chi tiết tôi không thể quên, theo lời đồng chí Cao Nham về cuộc Tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân năm 1968, ông Lê Duẩn nói với Bác Hồ, "Đề nghị Bác để tôi đánh trận này, nếu không thắng tôi xin từ chức Tổng bí thư nhưng với điều kiện Bác phải cách chức Võ nguyên Giáp" (không nói lý do ?)
Và trận đánh kết quả không như ý ông Duẩn, vào đợt 2 ông Duẩn lại nói với Bác cũng với đề nghị trên, kết qủa cũng không đạt như ý ông, tiếp đến đợt 3 một lần nữa ông Duẩn lại nhắc lại đề nghị trên, nhưng kết quả không hơn gì các đợt trước.
Vậy là cả 3 dợt của Tổng tiến công và nổi dậy như ông Duẩn chủ trương không đạt như ý định, đương nhiên ông phải " từ chức " như ông tự xác định với Bác chứ ("quá tam" mà) nhưng không thấy ông tỏ thái độ nào cả (trong câu chuyện kể của đồng chí Cao Nham)
Tuy nhiên (có thể theo tôi hiểu) Bác Hồ cũng không muốn có sự xáo trộn nhân sự xảy ra khi sự nghiệp giải phóng miền Nam chưa hoàn thành, nên (vẫn đồng chí Cao Nham kể), Bác nói:
_ Chú Duẩn có uy tín với đồng bào miền Nam thì chú cứ làm Tổng bí thư, còn chú Giáp giỏi quân sự thì cứ để chú ấy làm Bộ trưởng Quốc Phòng.
Về chủ trương Tổng tiến công và nổi dậy, Bác Hồ và ông Giáp không tán thành nhưng vì thiểu số nên phải phục tùng, phải chấp hành, nhưng vì lợi ích không để tổn thất lớn cho lực lượng ta nên Bác đặt vấn đề và hỏi ông Giáp:
_ Có cách nào làm giảm thiệt hại ?
Ông Giáp nói:
_ Chỉ còn cách đánh vào các căn cứ gần giới tuyến để kéo bớt lực lượng địch ra ngoài này.
Vì thế ta mới thấy có các trận đánh ác liệt dọc đường 9, Cồn Tiên, Dốc Miếu, Khe Sanh, A Sao, A lưới. Địch phải kéo ra 4 sư đoàn để đối phó với ngoài này, và Tổng thống Giôn-sơn đã có một câu tuyên bố nổi tiếng, "Phải tử thủ với Khe Sanh" chính là vào lúc đó.
Thật ra, câu trả lời của Đại tá Cao Nham cho rằng ông Hồ và Võ nguyên Giáp đứng về phía thiểu số nên đành phải theo lệnh của Lê Duẩn tiến hành cuộc Tổng tấn công Mậu Thân 1968 là một giải thích không hợp lý. Nếu ông Hồ có toàn quyền uy lực chính trị trong tay thì Lê Duẩn làm sao dám cãi lời ông. Chuyện Hồ chí Minh và Võ nguyên Giáp không cản nổi quyết định đánh trận Mậu Thân do Lê Duẩn chủ trương cho thấy Hồ và Giáp đã tỏ ra "lép vế" trước quyền lực của Lê Duẩn rồi. Cho nên sau này chuyện Lê Duẩn và Lê đức Thọ làm những hành động thô bỉ nhằm hạ nhục Võ nguyên Giáp như Bùi Tín đã kể và chuyện Thọ và Duẩn đi đến quyết định tạo dựng tai nạn máy bay để dứt điểm Hồ chí Minh là điều tất yếu phải xảy ra và cũng dễ hiểu thôi. Vấn đề đặt ra ở đây là tại sao hai nhân vật có uy thế lừng lẫy trong và ngoài nước như Hồ chí Minh và Võ nguyên Giáp lại bị thất thế trước phe nhóm Lê Duẩn và Lê đức Thọ. Hồ và Giáp đã phạm sai lầm nghiêm trọng nào chăng? Điều này chưa thấy ai đưa ra câu trả lời hợp lý và rốt ráo. Có thể Võ nguyên Giáp biết rõ chuyện này vì ông là người trong cuộc nhưng trong hoàn cảnh hiện nay, ông chẳng thể lên tiếng để biện minh cho sự thất thế của Hồ chí Minh và của chính ông trước phe Duẩn, Thọ. Khi lên tiếng thì coi như ông đã phá tan huyền thoại đoàn kết keo sơn của cấp lãnh đạo Đảng và chắc chắn nhóm cầm quyền hiện nay sẽ không để ông yên ổn sống nốt những ngày cuối đời.
Chỉ sau khi Duẩn, Thọ qua đời mới có những bài viết phê phán sự độc đoán chuyên quyền của hai nhân vật này. Riêng Nguyễn văn Trấn thì phê phán Lê đức Thọ từ lúc y còn sống trong cuốn sách "Viết cho mẹ & quốc hội" nhưng cuốn sách của Nguyễn văn Trấn chỉ được lưu hành ở hải ngoại và đương nhiên là bị cấm xuất bản trong nước. Còn Trần dũng Tiến, Sơn Tùng chỉ mới phê phán Duẩn Thọ sau khi cặp bài trùng này qua đời.
Cách đây không lâu, một cán bộ cao cấp trong Mặt Trận Giải phóng Miền Nam là Lữ Phương, có viết một bài về Hồ chí Minh nhan đề, " Huyền Thoại Hồ chí Minh " cũng đã nói lên chuyện phe Lê Duẩn – Lê đức Thọ đã thật sự khống chế phe Hồ chí Minh – Võ nguyên Giáp như sau:
"... Không biết có khi nào suy ngẫm lại những cái đã qua, ông cảm thấy những bất ổn trong những vở kịch do mình tạo ra hay không, nhưng từ bên ngoài, nhiều người đã thấy khá nhiều những bực bội, buồn phiền gây ra cho ông bởi chính cái đám âm binh cách mạng của ông. Có nhiều chuyện không vui vẻ lắm, nhưng chuyện ông bị cho ra rìa suốt trong quãng đời còn lại trước khi ông mất là đáng chú ý nhất. Sau cải cách ruộng đất năm 1956 ở miền Bắc, do nhập từ Trung Quốc, quá thất đức và sai lầm, ông đưa Võ nguyên Giáp, uy tín như cồn sau Điện Biên Phủ, ra thay mặt Đảng xin lỗi nhân dân, sau đó định sẽ lên thế chỗ Trường Chinh làm Tổng bí thư. Lúc bấy giờ ở Liên Xô, Krushchev đang thắng thế với đường lối hòa bình, trong Đảng Việt Nam cũng có xu hướng ấy. Nhưng tình hình Việt Nam lại không thuận lợi để phát triển. Do cường độ cuộc chiến tranh ở miền Nam đã lên cao, đường lối quyết liệt dùng bạo lực để giải quyết chiến tranh thắng thế đã đưa cánh Lê Duẩn – Lê đức Thọ lên nắm quyền.
Về Võ nguyên Giáp thì kết quả ai cũng nhìn thấy: bị quy là kẻ cầm đầu chủ nghĩa xét lại và bị trù dập suốt một thời gian dài, đến khi Lê Duẩn chết mới thôi. Còn về Hồ chí Minh thì dường như chẳng có gì, nhưng thật sự cũng đã chịu số phận chung với tướng Giáp. Bên ngoài thì vẫn đi đây đi đó, chỉ đạo việc này việc kia..nhưng bên trong đã dần dà bị cô lập, chỉ giữ vai trò của một ngọn cờ tượng trưng, không có ảnh hưởng gì lắm tới những quyết định lớn. Theo một bài viết của Vũ Kỳ (đăng trên một số báo Văn Nghệ Xuân cách đây vài năm), công lao của Hồ chí Minh trong cuộc "Tổng tấn công và nổi dậy 1968" vỏn vẹn chỉ có bài thơ, "Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua. Thắng lợi tin vui khắp mọi nhà ..." Sau khi ghi âm bài thơ này thì ông được đưa đi nghỉ. Vũ Kỳ thuật rằng ông Hồ chỉ biết ngày giờ cuộc "Tổng tấn công và nổi dậy" nổ ra qua Đài phát thanh nghe được ở nơi ông được gửi đi nghỉ là Bắc Kinh – cùng với giọng đọc của ông, ra rả suốt ngày về bài văn vần nói trên. Nhiều người đã nói đến nhiều khuynh hướng đối nghịch nhau trong Đảng Cộng sản Việt Nam thời chiến tranh; nhưng qua câu chuyện trên, ta thấy có hai xu hướng chính trong suốt một thời gian dài: Lê Duẩn – Lê đức Thọ đối đầu với Hồ chí Minh – Võ nguyên Giáp.
Dù sao chế độ vẫn cần sự thiêng liêng của ông để tạo ra sự thiêng liêng cho chính mình nên cái chết của ông cũng đã được cánh Lê Duẩn / Lê đức Thọ khai thác triệt để để "xài" một cách thoải mái. Ngày chết của ông là 2-9 vì trùng với ngày Quốc Khánh nên người ta dời lại 3-9-1969. Trong di chúc cuối cùng, ông muốn được hỏa táng và đem tro rải xuống biển hoặc chôn vào một vùng đất nào đó, người ta lại bỏ không biết bao nhiêu tiền bạc ra ướp xác và xây lăng nghìn đời cho ông."
Như vậy rõ ràng cánh Lê Duẩn – Lê đức Thọ đã hoàn toàn khống chế cánh Hồ chí Minh – Võ nguyên Giáp. Trong trận Tổng tấn công Mậu Thân, Hồ bị đưa đi nghỉ ở Bắc Kinh, Giáp bị tống qua Hungary (gọi là "chữa bệnh" !) vì phe Duẩn –Thọ muốn giành công hoàn toàn nếu cuộc Tổng tấn công thành công. Đúng ra, Hồ chí Minh trong chức vụ chủ tịch nước và Đảng, Võ nguyên Giáp với cương vị Bộ trưởng quốc phòng, Hồ và Giáp phải ở Hà Nội để góp phần chỉ huy và điều động cuộc Tổng tiến công Mậu Thân 1968. Sự thật phũ phàng cho thấy Hồ và Giáp bị phe Duẩn – Thọ tống cổ đi xa ra khỏi nước để Duẩn và Thọ rảnh tay mà điều động mọi chuyện. Điều đó cho thấy không còn nghi ngờ nữa là phe Lê Duẩn – Lê đức Thọ đã khống chế hoàn toàn phe Hồ chí Minh và Võ nguyên Giáp. Vì uy tín của Hồ chí Minh quá lớn trước nhân dân và quốc tế nên Duẩn - Thọ vẫn núp bóng Hồ chí Minh để điều hành công việc nhưng bên trong thì Hồ chí Minh bị phe Duẩn – Thọ tước hết quyền hành. Riêng Võ nguyên Giáp thì phe Duẩn – Thọ không coi ra gì cả, và có lúc đã đẩy cho Giáp giữ chức vụ "cai đẻ" để làm nhục Giáp. Giáp ngoan ngoãn nhận chức vụ "cai đẻ" làm trò cười cho nhân dân vì không dám cãi và chống lại quyền sinh sát đang nằm trong tay Duẩn – Thọ.
Có người cho rằng Lê Duẩn có viết vài cuốn sách trong đó Duẩn hết lời ca tụng, kính mến Hồ như thánh sống thì làm sao có chuyện Lê Duẩn lấn át quyền hành Hồ chí Minh được? Muốn trả lời câu hỏi khó khăn này thì phải đọc mấy cuốn sách của cựu Đại tá Bùi Tín viết ra ở hải ngoại. Bùi Tín có kể Duẩn có lần gặp đám nhà báo như Bùi Tín, Duẩn huênh hoang khoe khoang là tài năng của Duẩn hơn Hồ xa, Hồ thì luôn luôn khúm núm, trọng vọng Mao còn Duẩn thì khi qua Bắc Kinh, dám nói chuyện tay đôi với Mao. Nếu Lê Duẩn thực lòng kính mến Hồ chí Minh thì không đời nào lại có cách ăn nói "phạm thượng" như thế. Chuyện Duẩn ca tụng Hồ trong sách của Duẩn chỉ là một vở kịch mà Duẩn đóng quá khéo trước mặt nhân dân Việt Nam và thế giới mà thôi.
Năm 1997 ông Nguyễn minh Cần (nguyên Phó chủ tịch ủy ban hành chính thành phố Hà Nội) đã tung ra bài viết "Vài mẫu chuyện về cuộc đời Hồ chí Minh" trong đó ông nêu lên một chuyện động trời là có một cô gái người Nùng tên Nông thị Xuân, ăn nằm với Hồ chí Minh có một đứa con trai rồi sau đó bị giết bằng búa bủa vào đầu, được ngụy trang dưới hình thức một tai nạn ô tô. Ông Nguyễn minh Cần đã kể lại câu chuyện tàn bạo, thê thảm này với những chi tiết cụ thể như sau:
"Sau khi rời Hà Nội đi Moskva( Mạc tư khoa)theo học ở Trường đảng cao cấp của Trung ương Đảng cộng sản Liên Xô hồi năm 1962, và nhất là sau khi tôi đã ra khỏi hàng ngũ đảng cộng sản hồi đầu tháng 6 năm 1964, trong lòng tôi luôn luôn bị ám ảnh bởi một câu chuyện mà càng ngày tôi càng thấy rõ có cái gì đây đầy oan khuất, đầy mờ ám, rất là nghiêm trọng, mà bây giờ ở ngoài nước, trong hàng chục năm, lắm lúc tôi cảm thấy bó tay không thể nào tìm hiểu được. Chuyện thế này: hồi cuối những năm 50 đầu những năm 60, tôi là Phó chủ tịch ủy ban hành chánh thành phố Hà Nội, nên thường ngày tôi xuống các cơ sở. Nhưng sáng hôm đó, tôi nhớ là vào đầu xuân, tôi phải đến thường trực tại ủy ban, thì anh Nguyễn quốc Hùng, ủy viên trong ủy ban, phụ trách văn phòng, bước vào phòng tôi, hồi hộp nói, "Báo cáo anh có một việc xảy ra, có một người đàn bà bị ô tô cán ở đoạn đường Nhật Tân phía đi lên Chèm.." Tôi đưa mắt nhìn Quốc Hùng, có vẻ hơi ngạc nhiên, nhưng không nói gì. Ngạc nhiên vì trong óc thoáng một ý nghĩ, xe ô tô cán người ở Hà nội, chẳng phải là chuyện gì hiếm, sao anh ấy lại báo cáo với mình. Tôi im lặng chờ đợi. Quốc Hùng nói tiếp, "Nhưng mà, anh à, theo sự điều tra thì không phải là xe cán người, mà đây là làm ra vẻ xe cán người…" Dừng lại một lúc, anh nói thêm, "Mà ... theo báo cáo thì chiếc xe ấy chạy từ Chủ tịch phủ ra.." Mấy tiếng cuối cùng " từ Chủ tịch phủ ra " đã gây cho tôi một cảm giác thật mạnh. Nhưng lúc đó, thật ra, tôi không hề có mảy may ý nghĩ là việc này có liên quan gì đến vị Chủ tịch nước mà hồi đó, tôi chân thành kính yêu và tin tưởng. Một ý nghĩ thoáng qua trong óc: hay là bọn phục vụ ở Chủ tịch phủ đã làm bậy bạ cái gì đây với chị kia, rồi giết đi và bày trò cán xe ? Suy nghĩ một lúc, tôi nói, "Theo quyết định của cấp trên, mọi vấn đề thuộc về công an, tòa án thì do bí thư Thành ủy giải quyết, nhất là những chuyện có dính dấp đến trên, việc này không thuộc thẩm quyền của ủy ban hay Thành ủy, vậy hôm nay, anh đến gặp anh Tuyên báo cáo ngay cho anh ấy biết để giải quyết thì hơn."
Hôm sau, gặp lại, tôi hỏi thì Quốc Hùng cho biết: đã báo cáo rồi và anh Tuyên bảo anh sẽ trực tiếp làm việc với anh Thân (tức Lê quốc Thân, hồi đó là Giám đốc Sở công an Hà nội, về sau được thăng chức Thứ trưởng Bộ công an). Khoảng một tuần sau, nhân gặp Trần danh Tuyên, bí thư Thành ủy kiêm Phó chủ tịch ủy ban hành chính thành phố, tôi tranh thủ hỏi về vấn đề đó, thì anh ta lạnh lùng gạt đi, "Thôi, việc đó xong rồi" . Biết là không thuận lợi cho một cuộc trao đổi cởi mở, nên tôi im. Khi đã ở nước ngoài, trong nhiều năm tôi cứ băn khoăn mãi về chuyện đó.
Hồi tháng 7 năm 1993, khi gặp nhà văn Vũ thư Hiên, một người "cùng cảnh ngộ", tức là cùng bị dính vào "vụ án xét lại – chống đản ", đã sang được Moskva, tôi mới đem chuyện đó kể ra. Hiên bật người lên, vui mừng ra mặt, dường như anh được thêm một người nữa biết cái chuyện "thâm cung bí sử" này và chuyện tôi kể cho anh lại một lần nữa xác nhận điều mà cụ thân sinh của anh, ông Vũ đình Huỳnh, đã dặn dò anh. Hiên nói liền, "Nhưng không phải ô tô từ Chủ tịch phủ phóng ra đâu, anh ạ. Mà từ phố Hàng Bông Nhuộm đi lên Nhật Tân.." Tôi đáp lời, "Chính là Quốc Hùng nói với tôi thế ! " Rồi Hiên thủng thẳng tâm sự với tôi, "Có một hôm, ông cụ tôi bảo tôi lên xe, chúng tôi đi lên Hồ tây, rồi theo đường Quảng Bá đi lên đường Nhật Tân, chỗ làng đào, anh biết chứ ?" Tôi trả lời theo kiểu dân Bắc, "Biết quá đi, chứ lị ! Từ năm 1951, tôi phụ trách ngoại thành cơ mà." Yên trí là tôi biết rõ địa thế vùng này, anh kể tiếp: Dừng xe lại, hai bố con ra xe, ông cụ dẫn anh đến một đoạn đường, hình như một bên có rặng ổi, rồi bảo, "Con ơi, con nhớ những lời bố dặn đây ! Tới đây, đánh dấu một vụ án mạng, một vụ oan khuất khủng khiếp mà Trần quốc Hoàn (ủy viên bộ chính trị, bộ trưởng công an ) là chính danh thủ phạm. Con hãy ghi nhớ, khi có dịp thì nói lên sự thật..."
Câu chuyện đại để thế này: Có một chị nữ thanh niên người Nùng ở Cao Bằng, tên là Nông thị Xuân, được đưa đến " phục vụ "Bác Hồ, cô Xuân đưa em gái là Nông thị Vàng và một cô em họ nữa về Hà nội. Sau đó, cô Xuân đẻ cho Bác một đứa con trai, được đặt tên là Nguyễn tất Trung, và còn có tin đồn, có thêm một đứa con gái nữa tên Nguyễn thị Trinh..Thế rồi Trần quốc Hoàn hiếp cô Xuân tại nhà phố Hàng Bông Nhuộm, sau đó giết chết, rồi bày trò xe ô tô cán người ở đường Nhật Tân để lấp liếm tội ác. Sau khi cô chị bị giết, cô em chạy về Cao Bằng, rồi cũng bị giết nốt để " bịt đầu mối " , và người em họ cô Xuân cũng không thoát khỏi bàn tay đẫm máu. Người yêu của cô Vàng đã viết thư tố cáo hung thủ. "
Qua câu chuyện cô Nông thị Xuân, người ta thấy những vấn đề khúc mắc cần phải làm sáng tỏ như sau :
Chuyện Hồ chí Minh cho đem cô Nông thị Xuân về " phục vụ" chứng tỏ ông ta cũng có một đời sống tình cảm và sinh lý của một người đàn ông bình thường. Ông không được lấy cô Nông thị Xuân vì bị phe Duẩn, Thọ chống đối, họ muốn ông làm một biểu tượng cao cả, suốt đời hy sinh cho sự nghiệp giải phóng đất nước. Ở miền Bắc, người ta có lưu truyền một ý kiến cho rằng, " Sở dĩ Bác Hồ không lấy vợ vì Bác đóng vai Bác của toàn dân, nay nếu Bác lấy một người dân làm vợ, hóa ra Bác mà lấy cháu làm vợ hay sao ! " Đây là một ý kiến nhằm thần thánh hóa con người Hồ chí Minh, coi ông như một vị thánh, một siêu nhân, không có một đời sống tình cảm nhục dục thông thường như mọi người.
Còn chuyện cô Xuân bị dùng búa đánh vỡ sọ rồi sau đó phi tang bằng một tai nạn ô tô thì vấn đề đặt ra ở đây là: Ai đã ra lệnh cho Bộ trưởng công an Trần quốc Hoàn giết cô Xuân? Có phải vì muốn đóng vai thánh mà Hồ chí Minh ra lệnh cho Trần quốc Hoàn làm chuyện giết người tàn bạo khủng khiếp này không? Và Trần quốc Hoàn, sau khi nhận lệnh từ Hồ chí Minh, đã cưỡng bức cô Xuân trước khi giết vì tội gì mà không hưởng một đóa hoa tuyệt sắc trước khi tiêu diệt thì "phí của trời " đi. Và Trần quốc Hoàn coi như chỉ làm theo lệnh của Chủ tịch Hồ chí Minh nên không sợ những vấn đề liên lụy, rắc rối khi thi hành tội ác giết cô Xuân. Nếu lý luận này đúng thì Hồ chí Minh đã đi đến tận cùng của sự tàn nhẫn độc ác. Ăn nằm với một người đàn bà rồi cho đàn em thủ tiêu để bảo vệ " thanh danh" của mình.
Có thể lệnh giết cô Xuân đến từ phe Duẩn, Thọ và ông Hồ đang đứng thế yếu, đành phải chấp nhận chuyện đàn em thủ tiêu vợ mình mà không dám lên tiếng một lời để phản đối. Hy vọng với thời gian sẽ còn nhiều nhân chứng lên tiếng để làm sáng tỏ vụ án nhiều oan khuất này. Nếu theo lý luận này, thì Trần quốc Hoàn cũng chỉ thi hành lệnh của cấp trên và không sợ những sự rắc rối sau ngày án mạng xảy ra. Nếu lý luận này đúng thì một lần nữa chứng tỏ quyền hành sinh sát của phe Duẩn, Thọ, đã không coi Hồ chí Minh ra gì và sẵn sàng ra tay làm những điều tổn hại đau đớn đến tình cảm của Hồ.
Chắc chắn với chức vụ bộ trưởng Công an, không bao giờ Trần quốc Hoàn dám giết cô Nông thị Xuân nếu không có lệnh của cấp trên. Vấn đề ở đây là Hồ chí Minh ra lệnh hay phe nhóm Duẩn Thọ cho phép thi hành chuyện giết người kinh tởm này ? Đó là điều chúng ta phải tìm hiểu và đưa ra lời kết luận chính xác, công bình và vô tư.
Tóm lại, qua những tài liệu rõ ràng, cụ thể do Nguyễn văn Trấn, Nguyễn minh Cần và Vũ thư Hiên đưa ra thì quả thật Hồ chí Minh đã bị thất thế trước phe Duẩn Thọ. Câu hỏi đặt ra ở đây là tại sao một người sáng lập Đảng như Hồ chí Minh lại bị thứ đàn em như Duẩn Thọ khống chế một cách thô bạo như vậy. Thời điểm Hồ chí Minh bị thất sủng của Hồ chí Minh xảy ra từ đầu những năm 1960. Phải chăng vì hậu quả của cuộc cải cách ruộng đất mà Hồ chí Minh bị mất uy tín và bị đàn em lấn lướt, ăn hiếp như những chuyện đã kể ở trên? Ở đây cũng cần nhắc lại là sau vụ cải cách ruộng đất kinh hoàng đẫm máu, Tổng bí thư Trường Chinh bị mất chức Tổng bí thư, nhường lại chức này cho Lê Duẩn từ miền Nam ra nắm lấy. Phải chăng Hồ chí Minh cũng bị một số phận tương tự như Trường Chinh sau vụ cải cách ruộng đất sai lầm nghiêm trọng ?
Những học giả Tây phương sau này biên soạn về cuộc đời Hồ chí Minh đều thú nhận cuộc đời Hồ chí Minh có những bí mật, những uẩn khúc không giải thích nổi vì bản thân ông muốn che giấu cũng như bộ máy tuyên truyền của nhà cầm quyền muốn bưng bít những chi tiết lịch sử không có lợi cho họ . Hy vọng sau Nguyễn văn Trấn, Vũ Kỳ, Sơn Tùng, Nguyễn minh Cần, Vũ thư Hiên sẽ còn thêm nhiều nhân chứng khác lên tiếng để vén cái màn " thâm cung bí sử " của con người Hồ chí Minh. Nếu được như thế, người ta sẽ hiểu rõ vị thế, uy quyền của Hồ chí Minh rõ ràng hơn trong những năm cầm quyền để từ đó có thể có những nhận định trung thực hơn nữa về lịch sử Việt Nam cận đại.
Số Hồ chí Minh chưa chết nên viên phi công đã đáp máy bay chở ông và Vũ Kỳ theo trí nhớ và đã bình an chứ không gây ra tai nạn. Trước đây cựu chiến binh Trần dũng Tiến cũng đã viết bài lên tiếng về vấn đề này (có lẽ sau khi đọc và suy luận về bài viết của Vũ Kỳ). Dĩ nhiên Trần dũng Tiến cũng chỉ mạnh dạn lên tiếng âm mưu hãm hại Hồ chí Minh bằng tai nạn phi cơ của Duẩn và Thọ sau khi Duẩn và Thọ qua đời. Mới đây Trần dũng Tiến cũng mới bị bắt vào tù, nối gót theo nhà tranh đấu Phạm quế Dương và Nguyễn đan Quế cũng vừa bị bắt vì bị tố cáo là chuyển e-mail này nọ. Cộng sản nghĩ là khi ruồng bố những người đấu tranh như thế thì chế độ chúng sẽ an toàn hơn, nhưng những chuyện chúng làm chỉ càng ngày càng làm cho giọt nước tràn ly và báo trước những xáo động lớn trong những ngày sắp tới.
Trở lại chuyện Lê Duẩn và Lê đức Thọ. Hai ông này đều hoạt động ở miền Nam và khi ra Bắc thì hai ông liên kết với nhau để khống chế quyền lực trong Đảng. Cựu Đại tá Bùi Tín, trong những cuốn sách xuất bản ở hải ngoại, đã kể nhiều chuyện cụ thể hai ông phối hợp với nhau để "đì" Võ nguyên Giáp như thế nào. Trong đó có chuyện hai ông đẩy cho Giáp chức "cai đẻ", Giáp phải cắn răng mà nhận vì không dám chống đối để rồi làm trò cười cho nhân dân vì không ai có thể tưởng tượng nổi chuyện một ông đại tướng cầm quân giờ đây đi lo chuyện đẻ đái của phụ nữ ! Giáp không dám đương đầu với liên minh Thọ – Duẩn ngay từ lúc đầu vì yếu thế và điều này làm cho Duẩn, Thọ coi thường và hạ nhục Giáp thêm. Bùi Tín chỉ nói đến chuyện Duẩn, Thọ "làm tình, làm tội" Võ nguyên Giáp thôi chứ không hề đề cập đến chuyện Duẩn, Thọ "ăn hiếp" luôn cả Hồ chí Minh. Có lẽ Bùi Tín không biết và không tưởng tượng nổi một nhân vật trông có vẻ có quyền uy tuyệt đối như Hồ chí Minh lại bị phe Duẩn, Thọ khống chế. Người ta nói Duẩn, Thọ ghen tức về cái hào quang Điện biên Phủ mà Võ nguyên Giáp và Hồ chí Minh có được trước mặt nhân dân và thế giới nên cố làm một chuyện vĩ đại tương tự là xâm chiếm cho được miền Nam. Trở lại chuyện Tổng công kích tết Mậu Thân 1968 thì thấy uy lực của Duẩn Thọ đã quá rõ ràng. Mặc dù cả Võ nguyên Giáp và Hồ chí Minh phản đối chuyện tổng công kích vì thấy khó thành công nhưng phe Duẩn, Thọ vẫn cứ tiến hành chuyện đánh Mậu Thân. Giáp lúc ấy là Bộ trưởng quốc phòng thì bị đẩy qua Hungary "chữa bệnh", Hồ chí Minh thì bị tống qua Trung Cộng sau khi đọc một bài thơ xuân cổ động cho việc tấn công.
(Đó là mấy câu thơ: Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua. Thắng trận tin vui khắp nước nhà. Nam Bắc thi đua đánh giặc Mỹ. Tiến lên ! Toàn thắng ắt về ta ).Một trận đánh lớn như trận tết Mậu Thân mà Bộ trưởng quốc phòng Võ nguyên Giáp bị đẩy đi xa, chủ tịch nước kiêm chủ tịch Đảng Hồ chí Minh cũng bị đẩy ra khỏi nước thì đủ thấy phe Duẩn, Thọ đã hoàn toàn nắm quyền sinh sát trong Đảng.
Trong cuốn hồi ký "Đêm giữa ban ngày" , nhà văn Vũ thư Hiên có kể lại chuyện mẹ của Vũ thư Hiên có ý trách ông Hồ, trong chức vụ chủ tịch nước, đã tỏ ra bội bạc và vô tình không can thiệp cứu giúp khi phe Lê Duẩn và Lê đức Thọ bắt giữ giam cầm ông Vũ đình Huỳnh (là chồng bà cũng như là thân phụ ông Hiên) . Ông Huỳnh là bí thư cho ông Hồ trước đây. Lời trách cứ đó không đúng lắm vì ở giai đoạn bắt ông Vũ đình Huỳnh thì Lê Duẩn và Lê đức Thọ đã tước hết quyền hành của ông Hồ rồi thì làm sao ông Hồ có thể ra tay cứu giúp người bí thư cũ của ông là cụ Vũ đình Huỳnh được.
Nhà văn Sơn Tùng còn có dịp nói chuyện với Đại tá cựu chiến Binh Cao Nham và được Đại tá Cao Nham tiết lộ thêm về chi tiết Lê Duẩn đòi giành công đánh trận Mậu Thân như sau:
"Đầu năm 2001, tôi (Sơn Tùng) có dịp nói chuyện với Đại tá cựu chiến binh Cao Nham. Trong câu chuyện có một chi tiết tôi không thể quên, theo lời đồng chí Cao Nham về cuộc Tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân năm 1968, ông Lê Duẩn nói với Bác Hồ, "Đề nghị Bác để tôi đánh trận này, nếu không thắng tôi xin từ chức Tổng bí thư nhưng với điều kiện Bác phải cách chức Võ nguyên Giáp" (không nói lý do ?)
Và trận đánh kết quả không như ý ông Duẩn, vào đợt 2 ông Duẩn lại nói với Bác cũng với đề nghị trên, kết qủa cũng không đạt như ý ông, tiếp đến đợt 3 một lần nữa ông Duẩn lại nhắc lại đề nghị trên, nhưng kết quả không hơn gì các đợt trước.
Vậy là cả 3 dợt của Tổng tiến công và nổi dậy như ông Duẩn chủ trương không đạt như ý định, đương nhiên ông phải " từ chức " như ông tự xác định với Bác chứ ("quá tam" mà) nhưng không thấy ông tỏ thái độ nào cả (trong câu chuyện kể của đồng chí Cao Nham)
Tuy nhiên (có thể theo tôi hiểu) Bác Hồ cũng không muốn có sự xáo trộn nhân sự xảy ra khi sự nghiệp giải phóng miền Nam chưa hoàn thành, nên (vẫn đồng chí Cao Nham kể), Bác nói:
_ Chú Duẩn có uy tín với đồng bào miền Nam thì chú cứ làm Tổng bí thư, còn chú Giáp giỏi quân sự thì cứ để chú ấy làm Bộ trưởng Quốc Phòng.
Về chủ trương Tổng tiến công và nổi dậy, Bác Hồ và ông Giáp không tán thành nhưng vì thiểu số nên phải phục tùng, phải chấp hành, nhưng vì lợi ích không để tổn thất lớn cho lực lượng ta nên Bác đặt vấn đề và hỏi ông Giáp:
_ Có cách nào làm giảm thiệt hại ?
Ông Giáp nói:
_ Chỉ còn cách đánh vào các căn cứ gần giới tuyến để kéo bớt lực lượng địch ra ngoài này.
Vì thế ta mới thấy có các trận đánh ác liệt dọc đường 9, Cồn Tiên, Dốc Miếu, Khe Sanh, A Sao, A lưới. Địch phải kéo ra 4 sư đoàn để đối phó với ngoài này, và Tổng thống Giôn-sơn đã có một câu tuyên bố nổi tiếng, "Phải tử thủ với Khe Sanh" chính là vào lúc đó.
Thật ra, câu trả lời của Đại tá Cao Nham cho rằng ông Hồ và Võ nguyên Giáp đứng về phía thiểu số nên đành phải theo lệnh của Lê Duẩn tiến hành cuộc Tổng tấn công Mậu Thân 1968 là một giải thích không hợp lý. Nếu ông Hồ có toàn quyền uy lực chính trị trong tay thì Lê Duẩn làm sao dám cãi lời ông. Chuyện Hồ chí Minh và Võ nguyên Giáp không cản nổi quyết định đánh trận Mậu Thân do Lê Duẩn chủ trương cho thấy Hồ và Giáp đã tỏ ra "lép vế" trước quyền lực của Lê Duẩn rồi. Cho nên sau này chuyện Lê Duẩn và Lê đức Thọ làm những hành động thô bỉ nhằm hạ nhục Võ nguyên Giáp như Bùi Tín đã kể và chuyện Thọ và Duẩn đi đến quyết định tạo dựng tai nạn máy bay để dứt điểm Hồ chí Minh là điều tất yếu phải xảy ra và cũng dễ hiểu thôi. Vấn đề đặt ra ở đây là tại sao hai nhân vật có uy thế lừng lẫy trong và ngoài nước như Hồ chí Minh và Võ nguyên Giáp lại bị thất thế trước phe nhóm Lê Duẩn và Lê đức Thọ. Hồ và Giáp đã phạm sai lầm nghiêm trọng nào chăng? Điều này chưa thấy ai đưa ra câu trả lời hợp lý và rốt ráo. Có thể Võ nguyên Giáp biết rõ chuyện này vì ông là người trong cuộc nhưng trong hoàn cảnh hiện nay, ông chẳng thể lên tiếng để biện minh cho sự thất thế của Hồ chí Minh và của chính ông trước phe Duẩn, Thọ. Khi lên tiếng thì coi như ông đã phá tan huyền thoại đoàn kết keo sơn của cấp lãnh đạo Đảng và chắc chắn nhóm cầm quyền hiện nay sẽ không để ông yên ổn sống nốt những ngày cuối đời.
Chỉ sau khi Duẩn, Thọ qua đời mới có những bài viết phê phán sự độc đoán chuyên quyền của hai nhân vật này. Riêng Nguyễn văn Trấn thì phê phán Lê đức Thọ từ lúc y còn sống trong cuốn sách "Viết cho mẹ & quốc hội" nhưng cuốn sách của Nguyễn văn Trấn chỉ được lưu hành ở hải ngoại và đương nhiên là bị cấm xuất bản trong nước. Còn Trần dũng Tiến, Sơn Tùng chỉ mới phê phán Duẩn Thọ sau khi cặp bài trùng này qua đời.
Cách đây không lâu, một cán bộ cao cấp trong Mặt Trận Giải phóng Miền Nam là Lữ Phương, có viết một bài về Hồ chí Minh nhan đề, " Huyền Thoại Hồ chí Minh " cũng đã nói lên chuyện phe Lê Duẩn – Lê đức Thọ đã thật sự khống chế phe Hồ chí Minh – Võ nguyên Giáp như sau:
"... Không biết có khi nào suy ngẫm lại những cái đã qua, ông cảm thấy những bất ổn trong những vở kịch do mình tạo ra hay không, nhưng từ bên ngoài, nhiều người đã thấy khá nhiều những bực bội, buồn phiền gây ra cho ông bởi chính cái đám âm binh cách mạng của ông. Có nhiều chuyện không vui vẻ lắm, nhưng chuyện ông bị cho ra rìa suốt trong quãng đời còn lại trước khi ông mất là đáng chú ý nhất. Sau cải cách ruộng đất năm 1956 ở miền Bắc, do nhập từ Trung Quốc, quá thất đức và sai lầm, ông đưa Võ nguyên Giáp, uy tín như cồn sau Điện Biên Phủ, ra thay mặt Đảng xin lỗi nhân dân, sau đó định sẽ lên thế chỗ Trường Chinh làm Tổng bí thư. Lúc bấy giờ ở Liên Xô, Krushchev đang thắng thế với đường lối hòa bình, trong Đảng Việt Nam cũng có xu hướng ấy. Nhưng tình hình Việt Nam lại không thuận lợi để phát triển. Do cường độ cuộc chiến tranh ở miền Nam đã lên cao, đường lối quyết liệt dùng bạo lực để giải quyết chiến tranh thắng thế đã đưa cánh Lê Duẩn – Lê đức Thọ lên nắm quyền.
Về Võ nguyên Giáp thì kết quả ai cũng nhìn thấy: bị quy là kẻ cầm đầu chủ nghĩa xét lại và bị trù dập suốt một thời gian dài, đến khi Lê Duẩn chết mới thôi. Còn về Hồ chí Minh thì dường như chẳng có gì, nhưng thật sự cũng đã chịu số phận chung với tướng Giáp. Bên ngoài thì vẫn đi đây đi đó, chỉ đạo việc này việc kia..nhưng bên trong đã dần dà bị cô lập, chỉ giữ vai trò của một ngọn cờ tượng trưng, không có ảnh hưởng gì lắm tới những quyết định lớn. Theo một bài viết của Vũ Kỳ (đăng trên một số báo Văn Nghệ Xuân cách đây vài năm), công lao của Hồ chí Minh trong cuộc "Tổng tấn công và nổi dậy 1968" vỏn vẹn chỉ có bài thơ, "Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua. Thắng lợi tin vui khắp mọi nhà ..." Sau khi ghi âm bài thơ này thì ông được đưa đi nghỉ. Vũ Kỳ thuật rằng ông Hồ chỉ biết ngày giờ cuộc "Tổng tấn công và nổi dậy" nổ ra qua Đài phát thanh nghe được ở nơi ông được gửi đi nghỉ là Bắc Kinh – cùng với giọng đọc của ông, ra rả suốt ngày về bài văn vần nói trên. Nhiều người đã nói đến nhiều khuynh hướng đối nghịch nhau trong Đảng Cộng sản Việt Nam thời chiến tranh; nhưng qua câu chuyện trên, ta thấy có hai xu hướng chính trong suốt một thời gian dài: Lê Duẩn – Lê đức Thọ đối đầu với Hồ chí Minh – Võ nguyên Giáp.
Dù sao chế độ vẫn cần sự thiêng liêng của ông để tạo ra sự thiêng liêng cho chính mình nên cái chết của ông cũng đã được cánh Lê Duẩn / Lê đức Thọ khai thác triệt để để "xài" một cách thoải mái. Ngày chết của ông là 2-9 vì trùng với ngày Quốc Khánh nên người ta dời lại 3-9-1969. Trong di chúc cuối cùng, ông muốn được hỏa táng và đem tro rải xuống biển hoặc chôn vào một vùng đất nào đó, người ta lại bỏ không biết bao nhiêu tiền bạc ra ướp xác và xây lăng nghìn đời cho ông."
Như vậy rõ ràng cánh Lê Duẩn – Lê đức Thọ đã hoàn toàn khống chế cánh Hồ chí Minh – Võ nguyên Giáp. Trong trận Tổng tấn công Mậu Thân, Hồ bị đưa đi nghỉ ở Bắc Kinh, Giáp bị tống qua Hungary (gọi là "chữa bệnh" !) vì phe Duẩn –Thọ muốn giành công hoàn toàn nếu cuộc Tổng tấn công thành công. Đúng ra, Hồ chí Minh trong chức vụ chủ tịch nước và Đảng, Võ nguyên Giáp với cương vị Bộ trưởng quốc phòng, Hồ và Giáp phải ở Hà Nội để góp phần chỉ huy và điều động cuộc Tổng tiến công Mậu Thân 1968. Sự thật phũ phàng cho thấy Hồ và Giáp bị phe Duẩn – Thọ tống cổ đi xa ra khỏi nước để Duẩn và Thọ rảnh tay mà điều động mọi chuyện. Điều đó cho thấy không còn nghi ngờ nữa là phe Lê Duẩn – Lê đức Thọ đã khống chế hoàn toàn phe Hồ chí Minh và Võ nguyên Giáp. Vì uy tín của Hồ chí Minh quá lớn trước nhân dân và quốc tế nên Duẩn - Thọ vẫn núp bóng Hồ chí Minh để điều hành công việc nhưng bên trong thì Hồ chí Minh bị phe Duẩn – Thọ tước hết quyền hành. Riêng Võ nguyên Giáp thì phe Duẩn – Thọ không coi ra gì cả, và có lúc đã đẩy cho Giáp giữ chức vụ "cai đẻ" để làm nhục Giáp. Giáp ngoan ngoãn nhận chức vụ "cai đẻ" làm trò cười cho nhân dân vì không dám cãi và chống lại quyền sinh sát đang nằm trong tay Duẩn – Thọ.
Có người cho rằng Lê Duẩn có viết vài cuốn sách trong đó Duẩn hết lời ca tụng, kính mến Hồ như thánh sống thì làm sao có chuyện Lê Duẩn lấn át quyền hành Hồ chí Minh được? Muốn trả lời câu hỏi khó khăn này thì phải đọc mấy cuốn sách của cựu Đại tá Bùi Tín viết ra ở hải ngoại. Bùi Tín có kể Duẩn có lần gặp đám nhà báo như Bùi Tín, Duẩn huênh hoang khoe khoang là tài năng của Duẩn hơn Hồ xa, Hồ thì luôn luôn khúm núm, trọng vọng Mao còn Duẩn thì khi qua Bắc Kinh, dám nói chuyện tay đôi với Mao. Nếu Lê Duẩn thực lòng kính mến Hồ chí Minh thì không đời nào lại có cách ăn nói "phạm thượng" như thế. Chuyện Duẩn ca tụng Hồ trong sách của Duẩn chỉ là một vở kịch mà Duẩn đóng quá khéo trước mặt nhân dân Việt Nam và thế giới mà thôi.
Năm 1997 ông Nguyễn minh Cần (nguyên Phó chủ tịch ủy ban hành chính thành phố Hà Nội) đã tung ra bài viết "Vài mẫu chuyện về cuộc đời Hồ chí Minh" trong đó ông nêu lên một chuyện động trời là có một cô gái người Nùng tên Nông thị Xuân, ăn nằm với Hồ chí Minh có một đứa con trai rồi sau đó bị giết bằng búa bủa vào đầu, được ngụy trang dưới hình thức một tai nạn ô tô. Ông Nguyễn minh Cần đã kể lại câu chuyện tàn bạo, thê thảm này với những chi tiết cụ thể như sau:
"Sau khi rời Hà Nội đi Moskva( Mạc tư khoa)theo học ở Trường đảng cao cấp của Trung ương Đảng cộng sản Liên Xô hồi năm 1962, và nhất là sau khi tôi đã ra khỏi hàng ngũ đảng cộng sản hồi đầu tháng 6 năm 1964, trong lòng tôi luôn luôn bị ám ảnh bởi một câu chuyện mà càng ngày tôi càng thấy rõ có cái gì đây đầy oan khuất, đầy mờ ám, rất là nghiêm trọng, mà bây giờ ở ngoài nước, trong hàng chục năm, lắm lúc tôi cảm thấy bó tay không thể nào tìm hiểu được. Chuyện thế này: hồi cuối những năm 50 đầu những năm 60, tôi là Phó chủ tịch ủy ban hành chánh thành phố Hà Nội, nên thường ngày tôi xuống các cơ sở. Nhưng sáng hôm đó, tôi nhớ là vào đầu xuân, tôi phải đến thường trực tại ủy ban, thì anh Nguyễn quốc Hùng, ủy viên trong ủy ban, phụ trách văn phòng, bước vào phòng tôi, hồi hộp nói, "Báo cáo anh có một việc xảy ra, có một người đàn bà bị ô tô cán ở đoạn đường Nhật Tân phía đi lên Chèm.." Tôi đưa mắt nhìn Quốc Hùng, có vẻ hơi ngạc nhiên, nhưng không nói gì. Ngạc nhiên vì trong óc thoáng một ý nghĩ, xe ô tô cán người ở Hà nội, chẳng phải là chuyện gì hiếm, sao anh ấy lại báo cáo với mình. Tôi im lặng chờ đợi. Quốc Hùng nói tiếp, "Nhưng mà, anh à, theo sự điều tra thì không phải là xe cán người, mà đây là làm ra vẻ xe cán người…" Dừng lại một lúc, anh nói thêm, "Mà ... theo báo cáo thì chiếc xe ấy chạy từ Chủ tịch phủ ra.." Mấy tiếng cuối cùng " từ Chủ tịch phủ ra " đã gây cho tôi một cảm giác thật mạnh. Nhưng lúc đó, thật ra, tôi không hề có mảy may ý nghĩ là việc này có liên quan gì đến vị Chủ tịch nước mà hồi đó, tôi chân thành kính yêu và tin tưởng. Một ý nghĩ thoáng qua trong óc: hay là bọn phục vụ ở Chủ tịch phủ đã làm bậy bạ cái gì đây với chị kia, rồi giết đi và bày trò cán xe ? Suy nghĩ một lúc, tôi nói, "Theo quyết định của cấp trên, mọi vấn đề thuộc về công an, tòa án thì do bí thư Thành ủy giải quyết, nhất là những chuyện có dính dấp đến trên, việc này không thuộc thẩm quyền của ủy ban hay Thành ủy, vậy hôm nay, anh đến gặp anh Tuyên báo cáo ngay cho anh ấy biết để giải quyết thì hơn."
Hôm sau, gặp lại, tôi hỏi thì Quốc Hùng cho biết: đã báo cáo rồi và anh Tuyên bảo anh sẽ trực tiếp làm việc với anh Thân (tức Lê quốc Thân, hồi đó là Giám đốc Sở công an Hà nội, về sau được thăng chức Thứ trưởng Bộ công an). Khoảng một tuần sau, nhân gặp Trần danh Tuyên, bí thư Thành ủy kiêm Phó chủ tịch ủy ban hành chính thành phố, tôi tranh thủ hỏi về vấn đề đó, thì anh ta lạnh lùng gạt đi, "Thôi, việc đó xong rồi" . Biết là không thuận lợi cho một cuộc trao đổi cởi mở, nên tôi im. Khi đã ở nước ngoài, trong nhiều năm tôi cứ băn khoăn mãi về chuyện đó.
Hồi tháng 7 năm 1993, khi gặp nhà văn Vũ thư Hiên, một người "cùng cảnh ngộ", tức là cùng bị dính vào "vụ án xét lại – chống đản ", đã sang được Moskva, tôi mới đem chuyện đó kể ra. Hiên bật người lên, vui mừng ra mặt, dường như anh được thêm một người nữa biết cái chuyện "thâm cung bí sử" này và chuyện tôi kể cho anh lại một lần nữa xác nhận điều mà cụ thân sinh của anh, ông Vũ đình Huỳnh, đã dặn dò anh. Hiên nói liền, "Nhưng không phải ô tô từ Chủ tịch phủ phóng ra đâu, anh ạ. Mà từ phố Hàng Bông Nhuộm đi lên Nhật Tân.." Tôi đáp lời, "Chính là Quốc Hùng nói với tôi thế ! " Rồi Hiên thủng thẳng tâm sự với tôi, "Có một hôm, ông cụ tôi bảo tôi lên xe, chúng tôi đi lên Hồ tây, rồi theo đường Quảng Bá đi lên đường Nhật Tân, chỗ làng đào, anh biết chứ ?" Tôi trả lời theo kiểu dân Bắc, "Biết quá đi, chứ lị ! Từ năm 1951, tôi phụ trách ngoại thành cơ mà." Yên trí là tôi biết rõ địa thế vùng này, anh kể tiếp: Dừng xe lại, hai bố con ra xe, ông cụ dẫn anh đến một đoạn đường, hình như một bên có rặng ổi, rồi bảo, "Con ơi, con nhớ những lời bố dặn đây ! Tới đây, đánh dấu một vụ án mạng, một vụ oan khuất khủng khiếp mà Trần quốc Hoàn (ủy viên bộ chính trị, bộ trưởng công an ) là chính danh thủ phạm. Con hãy ghi nhớ, khi có dịp thì nói lên sự thật..."
Câu chuyện đại để thế này: Có một chị nữ thanh niên người Nùng ở Cao Bằng, tên là Nông thị Xuân, được đưa đến " phục vụ "Bác Hồ, cô Xuân đưa em gái là Nông thị Vàng và một cô em họ nữa về Hà nội. Sau đó, cô Xuân đẻ cho Bác một đứa con trai, được đặt tên là Nguyễn tất Trung, và còn có tin đồn, có thêm một đứa con gái nữa tên Nguyễn thị Trinh..Thế rồi Trần quốc Hoàn hiếp cô Xuân tại nhà phố Hàng Bông Nhuộm, sau đó giết chết, rồi bày trò xe ô tô cán người ở đường Nhật Tân để lấp liếm tội ác. Sau khi cô chị bị giết, cô em chạy về Cao Bằng, rồi cũng bị giết nốt để " bịt đầu mối " , và người em họ cô Xuân cũng không thoát khỏi bàn tay đẫm máu. Người yêu của cô Vàng đã viết thư tố cáo hung thủ. "
Qua câu chuyện cô Nông thị Xuân, người ta thấy những vấn đề khúc mắc cần phải làm sáng tỏ như sau :
Chuyện Hồ chí Minh cho đem cô Nông thị Xuân về " phục vụ" chứng tỏ ông ta cũng có một đời sống tình cảm và sinh lý của một người đàn ông bình thường. Ông không được lấy cô Nông thị Xuân vì bị phe Duẩn, Thọ chống đối, họ muốn ông làm một biểu tượng cao cả, suốt đời hy sinh cho sự nghiệp giải phóng đất nước. Ở miền Bắc, người ta có lưu truyền một ý kiến cho rằng, " Sở dĩ Bác Hồ không lấy vợ vì Bác đóng vai Bác của toàn dân, nay nếu Bác lấy một người dân làm vợ, hóa ra Bác mà lấy cháu làm vợ hay sao ! " Đây là một ý kiến nhằm thần thánh hóa con người Hồ chí Minh, coi ông như một vị thánh, một siêu nhân, không có một đời sống tình cảm nhục dục thông thường như mọi người.
Còn chuyện cô Xuân bị dùng búa đánh vỡ sọ rồi sau đó phi tang bằng một tai nạn ô tô thì vấn đề đặt ra ở đây là: Ai đã ra lệnh cho Bộ trưởng công an Trần quốc Hoàn giết cô Xuân? Có phải vì muốn đóng vai thánh mà Hồ chí Minh ra lệnh cho Trần quốc Hoàn làm chuyện giết người tàn bạo khủng khiếp này không? Và Trần quốc Hoàn, sau khi nhận lệnh từ Hồ chí Minh, đã cưỡng bức cô Xuân trước khi giết vì tội gì mà không hưởng một đóa hoa tuyệt sắc trước khi tiêu diệt thì "phí của trời " đi. Và Trần quốc Hoàn coi như chỉ làm theo lệnh của Chủ tịch Hồ chí Minh nên không sợ những vấn đề liên lụy, rắc rối khi thi hành tội ác giết cô Xuân. Nếu lý luận này đúng thì Hồ chí Minh đã đi đến tận cùng của sự tàn nhẫn độc ác. Ăn nằm với một người đàn bà rồi cho đàn em thủ tiêu để bảo vệ " thanh danh" của mình.
Có thể lệnh giết cô Xuân đến từ phe Duẩn, Thọ và ông Hồ đang đứng thế yếu, đành phải chấp nhận chuyện đàn em thủ tiêu vợ mình mà không dám lên tiếng một lời để phản đối. Hy vọng với thời gian sẽ còn nhiều nhân chứng lên tiếng để làm sáng tỏ vụ án nhiều oan khuất này. Nếu theo lý luận này, thì Trần quốc Hoàn cũng chỉ thi hành lệnh của cấp trên và không sợ những sự rắc rối sau ngày án mạng xảy ra. Nếu lý luận này đúng thì một lần nữa chứng tỏ quyền hành sinh sát của phe Duẩn, Thọ, đã không coi Hồ chí Minh ra gì và sẵn sàng ra tay làm những điều tổn hại đau đớn đến tình cảm của Hồ.
Chắc chắn với chức vụ bộ trưởng Công an, không bao giờ Trần quốc Hoàn dám giết cô Nông thị Xuân nếu không có lệnh của cấp trên. Vấn đề ở đây là Hồ chí Minh ra lệnh hay phe nhóm Duẩn Thọ cho phép thi hành chuyện giết người kinh tởm này ? Đó là điều chúng ta phải tìm hiểu và đưa ra lời kết luận chính xác, công bình và vô tư.
Tóm lại, qua những tài liệu rõ ràng, cụ thể do Nguyễn văn Trấn, Nguyễn minh Cần và Vũ thư Hiên đưa ra thì quả thật Hồ chí Minh đã bị thất thế trước phe Duẩn Thọ. Câu hỏi đặt ra ở đây là tại sao một người sáng lập Đảng như Hồ chí Minh lại bị thứ đàn em như Duẩn Thọ khống chế một cách thô bạo như vậy. Thời điểm Hồ chí Minh bị thất sủng của Hồ chí Minh xảy ra từ đầu những năm 1960. Phải chăng vì hậu quả của cuộc cải cách ruộng đất mà Hồ chí Minh bị mất uy tín và bị đàn em lấn lướt, ăn hiếp như những chuyện đã kể ở trên? Ở đây cũng cần nhắc lại là sau vụ cải cách ruộng đất kinh hoàng đẫm máu, Tổng bí thư Trường Chinh bị mất chức Tổng bí thư, nhường lại chức này cho Lê Duẩn từ miền Nam ra nắm lấy. Phải chăng Hồ chí Minh cũng bị một số phận tương tự như Trường Chinh sau vụ cải cách ruộng đất sai lầm nghiêm trọng ?
Những học giả Tây phương sau này biên soạn về cuộc đời Hồ chí Minh đều thú nhận cuộc đời Hồ chí Minh có những bí mật, những uẩn khúc không giải thích nổi vì bản thân ông muốn che giấu cũng như bộ máy tuyên truyền của nhà cầm quyền muốn bưng bít những chi tiết lịch sử không có lợi cho họ . Hy vọng sau Nguyễn văn Trấn, Vũ Kỳ, Sơn Tùng, Nguyễn minh Cần, Vũ thư Hiên sẽ còn thêm nhiều nhân chứng khác lên tiếng để vén cái màn " thâm cung bí sử " của con người Hồ chí Minh. Nếu được như thế, người ta sẽ hiểu rõ vị thế, uy quyền của Hồ chí Minh rõ ràng hơn trong những năm cầm quyền để từ đó có thể có những nhận định trung thực hơn nữa về lịch sử Việt Nam cận đại.
Trần Viết Đại Hưng
No comments:
Post a Comment