Từ thế kỷ 18 thành phố Đà Nẵng thay thế Hội An giữ vai trò quan trọng, là cửa ngõ giao thông về ngoại thương, phát triển kinh tế của miền Trung. Những thương thuyền ngoại quốc từ các nước Âu Châu, Mỹ hay các quốc gia Á Châu như Trung Hoa, Nhật, Ấn Độ, Macau, Singapore, Manila từng lui tới cảng Đà Nẵng qua nhiều giai đoạn khác nhau. Về địa danh Đà Nẵng theo tài liệu lịch sử có nhiều danh xưng như: Hàn Cảng, Hiện Cảng … nhưng người ta thường gọi là: Hàn, Tourane, Đà Nẵng
Từ năm 1817 thực dân Pháp từ bỏ ban giao bằng ngôn ngữ, thay thế bằng vũ lực là tàu đồng, súng đại bác với đoàn quân viễn chinh thiện chiến. Năm 1847 vì nhu cầu bành trướng thế lực ở Viễn Đông, tìm thị trường tiêu thụ và khai thác vật liệu rẻ. Việt Nam có bông vải, lụa, đường, gạo, café, cao su, quế gỗ quý. Những quốc gia ở Á Châu như: Ấn Độ, Trung Hoa, Mã Lai, Phi Luật Tân đều bị các nước Tây phương xâm lăng. (triều đình Việt Nam thi hành chính sách bế môn tỏa cảng cấm đạo, tình hình trong nước không ổn định, giặc giã nổi lên khắp nơi, thêm nạn giết giáo sĩ truyền giáo là một cái cớ để Pháp xâm lăng). Ngoại trừ Thái Lan và Nhật Bản còn độc lập. Thái Lan ký hiệp ước thương mại dễ dàng với Anh năm 1826 và Hoa Kỳ năm 1833, với Pháp 1856, khôn khéo ngoại giao với người Tây phương tránh được tai họa xâm lăng, Nhật Bản từ năm 1868 mở đầu công cuộc Minh Trị Duy Tân (Meiji Ishin) Cuộc cải cách nầy đã tạo nên một thời đại mới cho nước Nhật. Minh Trị Thiên Hoàng (Mutsohito) chủ trương canh tân đất nước, theo lối giáo dục, thương mại của Tây phương, Nhật Bản trở thành quốc gia quân chủ lập hiến giàu mạnh
Tóm lược những điểm chính trong biến cố lịch sử (1859-1945)
Đà Nẵng có vị trí chiến lược quan trọng, nhiều lần tàu chiến Pháp vào Đà Nẵng thử sức với quân VN, đại tá Lapierre cho tàu Gloire bắn phá ngày 15.04.1847, ngày 26.09.1856 Lelieur cho tàu Catinat bắn phá các pháo đài bảo vệ Đà Nẵng. Tiếp theo chính sách sai lầm của vua Tự Đức với thảm kịch xử chém Giám mục Maria Diaz Sanjunjo người Tây Ban Nha ngày 20.07.1857. Nên Pháp lôi kéo quân Tây Ban Nha tham chiến tại Việt Nam.
Liên quân Pháp-Tây Ban Nha vào Sơn Trà mở màn cho cuộc chiến xâm lược Việt Nam, giai đoạn tấn công mở màn từ 01.09.1858 đến năm 1959 Pháp và Tây Ban Nha chiếm vùng đất hữu ngạn sông Hàn, khống chế vịnh Đà Nẵng và sông Hàn được 1 năm sáu tháng hai mươi hai ngày (01.09.1959 đến 23.03.1960) Trong thời gian đánh Đà Nẵng Pháp chia quân vào Nam từ 10.02.1859 đánh lấy thành Gia Định. Sau khi chiếm thắng Gia Định, De Genouilly trở ra Đà Nẵng ngày 20.04.1958, những trận đánh ác liệt xảy ra, đô đốc Genouilly bị bệnh nên phó đề đốc Page lên thay thế ngày 01.11.1859. Bộ Hải quân và thuộc địa Pháp ra lệnh Page tái chiếm Sài Gòn, qua những lần thương thuyết với triều đình Huế không thành công. Page tự động công bố Sài Gòn là hải cảng thương mại tự do ngày 22.02.1860. Vì bận tham chiến với Anh ở Trung Hoa. Page ra lệnh ngày 23.03.1860 rút toàn bộ quân khỏi Đà Nẵng vào Sài Gòn cố thủ, Page đưa quân sang mặt trận bên Trung Hoa. Sau khi giải quyết xong ở Tàu, Pháp tiếp tục quyết tâm xâm lăng Việt Nam, trở lại Gia Định ngày 07.02.1861 chiếm Ba Tỉnh Miền Đông Nam Kỳ. Ngày 25.02.1861 đánh đồn Kỳ Hòa, thành bị vỡ, Nguyễn Tri Phương bị thương, tán lý Nguyễn Duy tử trận, Gia Định bị chiếm đóng, liên quân Pháp Tây Ban Nha chiếm Mỹ Tho, Định Tường, Biên Hoà, Vĩnh Long. Ngày 11.04.1861 phó đề đốc Léonard Chaener ra nghị định xây dựng thành phố Sài gòn trên vùng đất rộng 2.500 ha
Những cuộc nội chiến ở Bắc kỳ càng ngày thêm phức tạp, phó đề đốc Bonard gởi chiến thuyền ra Đà Nẵng uy hiếp triều đình Huế, trước tình hình rối ren như vậy phải trên bàn thương thuyết, bắt đầu ngày 28.05.1862 các quan đại diện cho triều đình là Phan Thanh Giản, Lâm Duy Hiệp đến Sài Gòn và Louis Bonard đại diện Pháp cùng ký hòa ước Nhâm Tuất ngày 05.06.1862. (gồm 11 điều khoản) Việt Nam chịu nhiều thiệt hại, dù trong có điều trả lại Vĩnh Long. Sau Hiệp ước Nhâm Tuất triều đình Huế muốn chuộc lại 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ, nên cử phái đoàn Phan Thanh Giản, Phạm Phú Thứ, Ngụy Khắc Đản đến Paris 13.09.1863. Nhưng chuyến đi vận động ngoại giao của phái đoàn Việt Nam hoàn toàn thất bại, trước tham vọng chiếm Việt Nam làm thuộc địa.
Chính phủ Pháp bổ nhiệm phó đề đốc Bonard làm tư lệnh toàn quyền hành chánh và quân sự. Ngày 15.06.1867 De la Grandière chỉ huy đoàn quân 1200 nguời, 400 lính tập với tàu chiến pháo hạm từ sông Sài Gòn đến chiếm Mỹ Tho, Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên. Sau khi mất ba tỉnh miền Tây, Phan Thanh Giản (1796-1867) tuyệt thực uống thuốc độc tự tử ngày 05.07.1867
Pháp đánh Hà Nội, ngày 20.01.1873 đại uý Francìs Garnier tấn công thành Hà Nội, con trai Phò mã Nguyễn Lâm tử thương, Nguyễn Tri Phương (1800-1873) bị thương, ông nhịn đói chịu đau từ trần 20.02.1873. Pháp tiếp tục đánh chiếm phủ Hoài Đức, Gia Lâm, Hưng Yên, Phủ Lý, Hải Dương, Ninh Bình, Nam Định. Một tháng sau, F. Garnier bị giết (chặt đầu) ở Cầu Giấy. Trong thời gian nầy đại diện phái đoàn Huế Nguyễn Văn Tường và Philastre cùng ký thỏa ước đầu tiên ngày 05.01.1874 Pháp phải trả lại Ninh Bình, Nam Định, Đến ngày 06.02.1874, Nguyễn Văn Tường và Philastre ký thỏa ước thứ 2, nhiều khoản cho quân Pháp đồn trú ở Hải Phòng đặt một trú sứ Pháp với quân hộ vệ ở Hà Nội. Vua Tự Đức lo ngại các thỏa ước đã ký, nhưng vẫn để Nguyễn Văn Tường vào Sài Gòn cùng Lê Tuấn bàn chuyện ký hoà ước mới.
Hoà ước Giáp Tuất 15.03.1874 gồm có 22 điều khoản, Hoà ước ký xong chánh sứ Lê Tuấn từ trần 17.03.1874, Nguyễn Văn Tường về Huế. Dupré bàn giao chức thống đốc cho phó đề đốc Krantz, về Pháp 16.03.1874
Pháp đánh Bắc Kỳ lần thứ 2 lấy cớ khai thông sông Hồng gặp khó khăn. Đại tá Henri Rivière rời Sài Gòn với đoàn quân 500 người và tàu chiến ngày 26.03.1882 đến Hải Phòng ngày 02.4.1874 và hôm sau tới Hà Nội. Tổng đốc Hoàng Diệu cử tuần phủ Nguyễn Hữu Xứng đến yều cầu Henri R. cho biết lý do đến Hà Nội. Ngày 04.04 Henri R. đến gặp Hoàng Diệu cho biết đến bảo vệ kiều dân Pháp và yêu cầu Hoàng Diệu bỏ các công sự phòng thủ. Hoàng Diệu không thuận, sáng ngày 25.04 .1882 Henri R. dàn quân trước thành gởi tối hậu thư buộc Hoàng Diệu giao thành đầu hàng trước 8 giờ sáng. Hoàng Diệu quyết tử chiến, nhưng không thể giữ thành được, để tránh thiệt hại ông ra lệnh binh sĩ rút lui, Hoàng Diệu (1828-1882) vào văn miếu viết tờ di biểu gởi về triều đình và thắt cổ tự tử. Triều đình cử Trần Đình Túc tới Hà Nội ngày 10.05.1882 Henri R. tuyên bố trả thành Hà Nội hai bên cùng giải quyết vấn đề địa phương. Giai đoạn nầy Nhà Thanh và Pháp muốn chia hai Bắc Kỳ, Trung Hoa điều quân qua Việt Nam vì mưu lợi, trong lúc Pháp muốn chiến trọn Bắc Kỳ. Nhưng ngày 10.12.1882 tại Thiên Tân, Bourée và Lý Hồng Chương tạm ước về Bắc Kỳ theo đó Trung Hoa chiếm phía bắc sông Hồng, Pháp thuộc về phiá nam Sông Hồng. Vì quyền lợi về hầm và tài nguyên Pháp muốn độc quyền chiếm đóng cả Bắc Kỳ, sau đó xoá bỏ tạm ước Thiên Tân ký với Tàu.
Cuối năm 1882 Quốc hội Pháp đồng ý tăng viện trợ cho Henri Revière 750 quân. Henri R. rời Hà Nội 23.03.1883 đến thành Nam Định 25.03. yêu cầu tổng đốc đầu hàng nhưng tổng đốc Võ Trọng Bình không trả lời, ngày 27.03 quân pháp tấn công chiếm thành, giao cho thiếu tá P.Bandens trấn giữ rồi rút quân về Hà Nội. Ngày 19.05 1883 Henri R. hành quân ngoại ô Hà Nội đang bị quân Việt Nam và cờ Đen bao vây. Henri R. chỉ huy vuợt qua khu Cầu Giấy bị bắn chết
Thực dân Pháp tiếp tục đánh chiếm các tỉnh Bắc Kỳ chuẩn bị đánh kinh thành Huế, phó đề đốc Courbet được lệnh đánh Thuận Hoá ngày 11.8.1883 của bộ Hải quân và Thuộc địa. Pháp đánh Thuận An, ngày 20.08.1883 quân Việt phải rút lui, ngày 21.8 triều đình cử quan thượng bạc Nguyễn Trọng Hợp đến Thuận An đề nghị đình chiến, cuối cùng phái đoàn Việt Nam phải ký hòa ước Quý Mùi 25.08.1883, sau đó hoà ước Giáp Thân, ngày 06.06.1884 thực dân Pháp đặt nền bảo hộ tại Việt Nam. Từ đó là những trang sử đau buồn cho Việt Nam. Dân tộc Việt Nam luôn tranh đấu qua nhiều phòng trào đánh Tây, muốn thoát khỏi vòng nô lệ nên máu xương của dân quân tiếp tục đổ ra trên dòng sông lịch sử, cho đến ngày dành lại độc lập năm 1945
Đà Nẵng là địa danh góp mặt với đầy đủ vẻ bi hùng trong lịch sử, từ thương mại đến ngoại giao, đã biến thành chiến trường đầu tiên máu lửa. Đà Nẵng bị 62 năm làm nhượng địa cho thực dân Pháp. Ngày 27 tháng 8 năm Mậu Tý, tức ngày 01-10-1888, vua Đồng Khánh ký đạo dụ nhượng hẳn cho Pháp quyền sở hữu hoàn toàn thành phố Hà Nội, thành phố Hải Phòng và khu Đà Nẵng. Theo đạo dụ này, khu Đà Nẵng gồm 5 xã cắt ra từ huyện Hòa Vang: Hải Châu, Phước Ninh, Thạch Thang, Nam Dương, Nại Hiên Tây. Dụ này được Toàn quyền Đông Dương chuẩn y bằng Nghị định ngày 02-10-1888. Thành phố Đà Nẵng lúc bấy giờ có diện tích 10.000ha (tương đương với 20.000 mẫu ta). Nhượng địa Đà Nẵng thay đổi theo từng thời gian đã trở thành một thành phố theo mô hình Tây phương, lấy thương mại làm nguồn sống và phát triển, đứng đầu thành phố là Đốc Lý (thị trưởng) có Hội Đồng Thị Xã.
Năm 1902 Hội An vẫn còn là trung tâm thương mại quan trọng, Pháp cho làm con đường sắt kiểu Deceauvillle, được gọi là Tramway de l‘ilôt de l’Observatoire à Faifoo) nối liền Đà Nẵng Hội An hoạt động tới năm 1916 thì bị dẹp bỏ. Nhiều công ty lớn của Pháp đến Đà Nẵng đầu tư phát triển mạnh như: Messageries Maritmes (hàng hải), hãng Chargeurs- Réunis, Sica (hãng rượu), BGI (hãng bia) Esso (Xăng dầu), Eiffel.(cầu đường) ..v.v .... Đông Dương Ngân Hàng (Banque de l‘ Indochine); Pháp Hoa Ngân Hàng (Banque Franco-Chinois), Ngân hàng Nông Tín Bình Dân (Banque de Crédit Populaire Agricole), hệ thống khách sạn, nhà máy, bưu điện. Y tế. Cảng Đà Nẵng mở rộng đào vét sâu hơn, nhiều thương thuyền ngọai quốc có trọng tải lớn cập bến dễ dàng. Tuy nhiên trước năm 1922 ở Đà Nẵng còn dùng đèn khí đá Carbure, đèn manchon, đèn treo Hoa kỳ đốt bằng dầu lửa. Đến năm 1923 Cty SIPEA (Société Industrielle pour les eaux et L‘ Electricité en Asie) trúng thầu khai thác về điện lực đem lại ánh sáng văn minh đầu tiên về điện cho Đà Nẵng. Hệ thống cung cấp nước máy chưa thực hiện, nên phải dùng giếng bơm hay giếng đào
Từ năm 1927 có hãng xe đò của người Việt ra đời cạnh tranh với hãng xe STACA của Pháp. Vì nhu cầu khai thác kinh tế tại Đà Nẵng, Chính quyền Đông Dương cho mở hải cảng và đường hỏa xa năm 1905 có GA chính đường Lagrée (Nguyễn Hoàng ngày nay) vì nhu cầu cho việc chuyển hàng hoá nên Phòng Thương mại làm thêm đường rầy tới bờ sông Hàn, nên người ta thường gọi GA LỚN và GA CHỢ Hàn. Dân số Đà Nẵng năm 1936 khoảng 25.000 người), người Hoa cũng đến buôn bán kinh doanh thành các bang: Quảng Đông, Phúc Kiến, Triều Châu, Hải Nam và Hẹ
Sau thế chiến thứ II. 1939-1945 lịch sử Việt Nam đã bị ảnh hưởng
Nhật đảo chánh Pháp ngày 09.03.1945 tại Đông Dương, Đại sứ Matsumoto Shunichi tuyên bố trao trả độc lập cho VN (?) „châu Á trả về cho người châu Á “Ngày 11 tháng 3 năm 1945, vua Bảo Đại tuyên bố độc lập, chế độ bảo hộ và thuộc điạ của Pháp cáo chung. Hòa ước Giáp Thân ký ngày 06.06.1884 dưới thời vua Kiến Phúc (trị vì 1883-1884) vô giá trị. Ngày 17.04.1945 thành lập Chính phủ Trần Trọng Kim
Ngày 20.07.1945 toàn quyền Nhật Tsuchihasshi long trọng trao trả các thành phố nhượng địa mà họ đã chiếm lại của người Pháp, từ đó danh từ Đà Nẵng chính thức thay thế tên gọi Tourane dưới thời thuộc điạ
Ngày 06.8. và 09.8.1945 Hoa Kỳ thả hai quả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki, Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng Đồng Minh ngày 14.8.1945.
Ngày 25.08.1945 vua Bảo Đại thoái vị, kết thúc triều đại nhà Nguyễn trị vì qua 143 năm (1802- 1945).
Ngày16.09.1945 quân Pháp núp bóng quân Anh để trở lại Việt Nam
Ngày 13.03.1946 một thỏa hiệp ký kết giữa Pháp-Hoa.Trung Hoa đồng ý để cho Pháp thay thế trong việc giải giới quân Nhật ở Đông Dương từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc.
Ngày 27.3.1946 một lữ đoàn Thủy quân lục chiến Pháp gồm 700 quân đổ bộ lên cảng Đà Nẵng (1)
Ngày 19.12.1946 cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ, Đà Nẵng cũng như nhiều nơi khác nằm trong chiến tranh mới “cuộc chiến không còn chiến tranh thuộc địa mà là cuộc chiến giữa cộng sản và thế giới tự do”. Đà Nẵng có một thời gian ngắn bị đổi là Thái Phiên. Vì nhu cầu của tình hình Việt nam và thế giới, Pháp bắt buộc phải lựa chọn một giải pháp chính trị mới cho Việt Nam và giải pháp đó không gì tốt hơn là chọn cựu hoàng Bảo Đại. Cuối tháng 12.1947, cựu hoàng đến Pháp thương thuyết.
Ngày 05.06.1948 cựu hoàng về vịnh Hạ Long ký kết thỏa ước Hạ Long trên tàu Duguay-Trouin, thừa nhận VN dưới sự lãnh đạo của quốc trưởng Bảo Đại một quốc gia độc lập nằm trong Liên Hiệp Pháp. Sau thỏa hiệp nầy quốc trưởng Bảo Đại sang Paris ký thỏa ước Elysée với Tổng thống Pháp là Vincent Auriol. Ngày 08.03.1949 Pháp thừa nhận VN là một quốc gia. Như vậy qua thỏa ước Elysée, Pháp đã giải kết những hoà ước trước đây nhà Nguyễn đã ký kết với Pháp. Thời gian Pháp đô hộ, người dân Đà Nẵng- Quảng Nam luôn đấu tranh chống Pháp qua các phong trào Nghĩa Hội (1885) Phong trào Duy Tân (1905) đến vụ xin xâu chống thuế „Trung Kỳ Dân Biến“ (1908), Ủy ban khởi nghĩa(1916) Việt Nam Quang Phục Hội Trung Kỳ của Thái Phiên, Lâm Nhĩ, Hồ Cảnh Vinh, Phan Thành Tài, Lê Cơ với Trần Cao Vân giúp vua Duy Tân khởi nghĩa dù thất bại, nhưng đã làm thực dân Pháp ăn ngủ không yên
Di tích lịch sử và văn hoá
Ngày 03.01.1950 chính phủ Pháp chính thức trao trả Đà Nẵng thuộc về Việt Nam. Phần lớn thế hệ chúng tôi sinh ra trong thời điểm đó ở Đà Nẵng, đi học, ít chú ý đến biến cố địa đanh, lịch sử của quân dân Việt Nam chống Tây. Kiến thức về lịch sử, địa lý rất hạn hẹp vì chỉ học những giờ Sử điạ ở trường mà thôi. Những thập niên qua với tinh thần trở về nguồn của đồng hương Xứ Quảng, phát hành Đặc san xuân, hàng năm Đại hội liên Trường, ngày giỗ cụ Phan Châu Trinh do Hội ái hữu trường trung học PCT tổ chức, nhờ hệ thống xa lộ thông tin (Information superhighway), tôi có cơ hội liên lạc với các bạn một thời Phan Châu Trinh khắp nơi trên thế giới, làm tôi hồi tưởng lại kỷ niệm về Quảng Nam Đà Nẵng, mái trường xưa
Thời thuộc điạ, người Pháp không thực sự muốn khai hoá dân tộc Việt Nam, giới hạn phát triển các trường Trung và Đại học, trước năm 1936 trường Quốc Học Huế chỉ dạy hết bậc cao tiểu học (trung học đệ nhất cấp) bằng cao tiểu còn gọi là bằng thành chung (Diplôme d’ Etudes Primaires Supérieures) từ năm 1936-1937 trường QH. đổi thành Khải Định bắt đầu mở ban tú tài.
Suốt thời gian bị nhượng địa cho Pháp, Đà Nẵng chỉ có các trường tiểu học dành cho Pháp gọi là École Française và hai trường cho Nam (École des Garçons) và Nữ (École des Jeunes Filles). Tỉnh Quảng Nam đông dân nhất miền Trung không có trường Trung học, những thế hệ trước phải ra học ở Huế, Hà Nội hay Sài Gòn. (năm 1927 Pháp cho mở tú tài bản xứ (baccalauréat local) cho đến năm 1930 được công nhận như tú tài chính quốc (baccalauréat metropolitian).
Sau khi Đà Nẵng được trao trả „độc lập“ do đề nghị của chính quyền, ông Bửu Đài thị trưởng và ông Giám đốc Nha học chánh Trung Việt, ngày 07.08.1952 Thủ hiến Trung Việt ông Lê Quang Thiết, ký công văn số 3214-VP-SV cho phép mở lớp Đệ thất (lớp 6) đầu tiên, khai giảng 15.09.1952 niên học (1952-1953) 50 học sinh tạm thời học chung ở trường Nam tiểu học. Niên khoá (1953-1954) số lớp tăng lên gồm 3 lớp đệ thất và 2 lớp đệ lục, tất cả khoảng 300 học sinh
Ngày 06.05.1954 quyền tổng trưởng bộ Quốc Gia Giáo Dục và Thanh Niên Bộ Giáo Dục ban hành nghị quyết số 95_GD-NĐ. Thành lập các trường trung học công lập đầu tiên miền Trung như: TH Đào Duy Từ (Đồng Hới) TH Nguyễn Hoàng (Quảng Trị), TH Trần Quý Cáp (Hội An) TH Võ Tánh (Nha Trang) TH.Duy Tân (Phan Rang) TH Phan Bội Châu (Phan Thiết) Phan Châu Trinh (Đà Nẵng), có truyền thống giống như các trường Quốc Học Huế, Chu Văn An Hà Nội, Pétrus Ký Sài Gòn.
Thành lập trường trung học công lập đầu tiên tại Đà Nẵng, cố giáo sư toán Bùi Tấn đã đề nghị tên trường là một trong ba danh nhân: Phan Châu Trinh, Trần Cao Vân, Thái Phiên và Hội Đồng giáo sư đa số chọn là Phan Châu Trinh (niên khoá 1954-1955). Mỗi năm số lượng lớp học tăng, phải xây trường mới, đó là khu đất đối diện trường Nam tiểu học, vốn là một vũng sình lầy, nằm trong phạm vi của bốn đoạn đường Lê Lợi, song song với Duy Tân (nay Nguyễn Chí Thanh), đường Nguyễn Hoàng (nay là Hải Phòng), song song với đường Thống Nhất (nay Lê Duẩn)
Ngày 19.05.1961 Bộ trưởng Quốc gia Giáo Dục Trần Hữu Thể ký nghị định số 768-GD/PC/ND chính thức mở rộng lập các trường trung học đệ nhất cấp và đệ nhị cấp. Niên khoá 1958-1959 là năm đầu tiên trường Phan Châu Trinh có thêm lớp đệ tam (lớp10) gồm đủ các ban A-B-C; (A khoa học thực nghiệm, B toán Lý, C văn chương và sinh ngữ), học đến lớp đệ nhị thi tú tài phần1, phải ra Huế học tiếp thi tú tài toàn phần.
Ngày 11.09.1962, Bộ trưởng Quốc gia giáo dục Nguyễn Quang Trình ký nghị định số 1448-GD/PC/NĐ các trường trung học đệ nhất cấp thành nhị cấp trong đó có trường trung học Phan Châu Trinh. Hiệu đoàn PCT được giáo sư nhạc Hoàng Bích Sơn sáng tác. Năm 1966 giáo sư Đoàn Văn Toàn dạy vẽ dựng cốt và tạc tượng cụ Phan Châu Trinh tại số 5 Đống Đa Đà Nẵng, do học sinh đóng góp phế liệu bằng đồng, bà Châu Liên con gái cụ Phan và nhà văn Nguyễn Văn Xuân góp ý sửa chữa, hoàn thành kinh phí 37.000 đồng trả cho thợ đúc đồng. Ngày 24.03.1966 khánh thành dựng tượng trước cột cờ sân trường, đó cũng là húy nhật thứ 40 cụ Phan Châu Trinh.
Trường Phan Châu Trinh có cả nam, nữ riêng; lớp chúng tôi không có nữ sinh. Sau nầy có trường nữ trung học Hồng Đức thì trường PCT vắng bóng hồng, dù phượng vĩ còn nở đỏ ở sân trường. Đà Nẵng một thời vang bóng, hồi đầu thế kỷ do sự phát triển của thành phố đông dân hơn.Từ năm 1965 vì chiến tranh người dân từ các quận mất an ninh đã về Đà Nẵng sinh sống, làm sở Mỹ, đời sống sung túc hơn. Nhiều trường Trung học công lập: Thanh Khê, Đông Giang, Nguyễn Trường Tộ, Quốc Gia Nghiã Tử, Nữ trung học Hồng Đức, Văn Hoá Quân Đội, Kỹ thuật. Ngoài ra còn có nhiều trường trung, tiểu học tư thục như Bồ Đề, Sao Mai, Thánh Tâm, Phan Thanh Giản, Tây Hồ, Bán công Nguyễn Công Trứ, Pascal, Thọ Nhơn Nhờ sự vận động nhiều năm của các vị nhân sĩ Đà Nẵng, mùa xuân năm 1974 Viện Đại Học Cộng Đồng được thành lập (chương trình học như của Hoa kỳ)
Trường Phan Châu Trinh không ngừng phát triển, từ nhà trệt những năm sau xây thêm lầu, có thư viện, phòng thí nghiệm, thính đường sinh hoạt văn hóa, sân bóng rổ. Trường trở nên đồ sộ, có uy tín lớn đào tạo nhiều nhân tài hữu ích cho quốc gia và xã hội. Tính đến ngày 29.03.1975, trường Phan Châu Trinh có 68 lớp gồm 42 lớp đệ nhất cấp và 26 lớp đệ nhị cấp. Giới trẻ ham thích thể thao đều biết sân vận động nằm bên cạnh cầu Vồng, có từ năm 1943 “Sport-Tournaìs” sau này gọi sân vận động Chi Lăng
Bảo tàng Chàm Đà Nẵng thành lập từ năm 1915, dưới sự bảo trợ của viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp tại Việt Nam. Kiến trúc mô phỏng theo đường nét kiểu tháp Chàm. Trưng bày hiện vật điêu khắc bằng đá và đất nung (có niên đại từ thế kỷ thứ 7 đến thế kỷ thứ 15), các hiện vật khai quật từ Quảng Bình đến Bình Định.
Đà Nẵng tiếp xúc văn minh Tây phương đầu tiên, những Giáo sĩ truyền đạo có nhiều cơ hội gieo đức tin Thiên Chúa. Nhưng chỉ có một nhà Nguyện ở thành Điện Hải, nhà thờ Phú Thượng ở cách xa thị xã 20 km (ngã ba Hoà Khánh đi Bà Nà) xây năm 1876 nơi đó còn có dòng tu kín Phao lô, nhà thờ Chính tòa Đà Nẵng trên đường Độc Lập xây năm 1923, nhà thờ lớn duy nhất được xây dưới thời nhượng địa. Ðến năm 1963 khi Ðức Cố Giám mục Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi được Tòa Thánh bổ nhiệm về làm Giám mục Ðà Nẵng tiên khởi (giáo phận mới thành lập).
Làn sóng di cư năm 1954 từ Bắc vào Đà Nẵng có những khu định cư Thanh Bồ, Đức Lợi, Tam Tòa là giáo dân Công Giáo, đã xây dựng thêm nhà thờ. Giáo dân luôn có bổn phận với tổ quốc và dân tộc, trái với dư luận: "ai theo Thiên Chúa là rước Pháp vào và theo Pháp phản quốc." cũng như ngày nay những nhóm khủng bố thường phát xuất từ những người Hồi Giáo cuồng tín, nhưng không phải tất cả tín đồ Hồi Giáo đều là khủng bố. Phúc Âm được rao giảng từ các Thừa sai, Giáo sĩ người Tây phương tới Việt Nam từ thế kỷ thứ 16, không phải thực dân Pháp mang Thiên Chúa giáo vào Việt Nam. Những hiểu lầm oan nghiệt cho Giáo dân làm tay sai cho Tây, nên họ phải sống tập trung với nhau để tự bảo vệ. Trường hợp Giáo dân ở vùng Trà Kiệu (2) thuộc quận Duy Xuyên Quảng Nam, phải đương đầu với phong trào Văn Thân chống Tây. Theo lý thuyết, Đà Nẵng là đất của Tây, nhưng đạo Phật phát triển mạnh có nhiều chùa như :
Chùa Phổ Đà: khởi dựng năm 1927, tổ khai sơn là Hòa thượng Thích Tôn Thắng , chùa được trùng tu vào các năm 1937, 1945, 1983 hệ Chính tông Phật giáo nơi nầy đào tạo nhiều tăng ni nổi tiếng, trước có tên Phật học viện Trung phần , năm 1961 đổi tên là Phổ Đà, điạ chỉ 332 Phan Châu Trinh.
Chùa Tam Bảo: xây từ năm 1953-1963, chùa có 5 tháp cao do thợ Quảng Nam pha màu trước khi nung ngói, tạo ra 5 màu sắc biểu tượng của Phật giáo. Đây là chùa theo phái Nam Tông(từ Ấn Độ sang), trước chùa có 2 cây bồ đề là cây con của bộ đề Đạo tràng (nơi Thích Ca thành Phật), Chùa có 2 tầng tháp nơi cất giữ một phần nhỏ Xá Lợi Phật. Toạ lạc số 327 Phan Châu Trinh
Chùa Pháp Lâm: Năm 1936 do nhóm cư sĩ “An Nam Phật Học” thuộc Chi Hội Đà Nãng đứng ra xây dựng, chùa được trùng tu năm 1970 là trụ sở của tỉnh Hội Phật Giáo. Ngoài ra còn các chùa Từ Vân, Bảo Nghiêm, Từ Tôn và các chùa nổi tiếng ở Ngũ Hành Sơn
Hội Thánh Tin Lành: Năm 1911 các mục sư đến từ Mỹ là: R.A. Jaffray, Paul M. Hoster, G. liloryd Hugles mua đất và năm 1913 xây dựng nhà Thờ bằng lá tại đường Khải Định. Đạo Tin Lành cũng gặp khó khăn với chính quyền Pháp, Pháp sợ ảnh hưởng của Mỹ đến Việt Nam(?). Lúc đầu chỉ có 20 tín đồ trong đó có 2 người thuộc hoàng tộc: Công Tôn Nữ Thị Hầu và Công Tôn Nữ Tú Oanh (cháu nội vua Minh Mạng), mãi đến năm 1922 Hội Thánh được xây lại bằng gạch ngói, mục sư Hoàng Trọng Thừa làm Hội trưởng đầu tiên.
Đạo Cao Đài: Năm 1956 đạo Cao Đài khánh thành Trung Hưng Bửu tòa, ra mắt Hội thánh truyền giáo Cao Đài. Sau nầy có các thánh thất như Trung Thành, Trung Đồng, Liên Hoa, Trung Bửu, Trung Tâm Thánh Thất Tịnh
Trước 1975 Đà Nẵng có các rạp Ciné Chợ Cồn (Tân Thanh), Trưng Vương, Li Đô, Kim Châu, Kinh Đô, Kim. Ngoài ra còn có nhà hát Hòa Bình những quán cafe hữu tình như Lộng Ngọc, Quỳnh Châu, Ngọc Anh. Câu lạc bộ Phượng Hoàng, các quán bê thui ở đường Ông Ích Khiêm, Hội Khuyến Học, Hội Việt Mỹ. Nhiều Ty, cơ sở hành chánh lớn của vùng I. Bộ chỉ Huy Quân Đoàn I, sư Đoàn I Không quân, bộ tư lệnh Hải Quân ở Tiên Sa, phi trường Đà Nẵng. Bệnh viện toàn khoa, bệnh viện Duy Tân của Quân đội. bến xe chợ Cồn đi liên tỉnh, bến xe Diên Hồng (công trường con gà cũ) đi Non Nước, Sơn Trà, ở ngã năm Hoàng Diệu có bến xe “Traction?” đi Huế. và đường xe lửa hoạt động giới hạn giữa Huế. Đà Nẵng chỉ có một cầu De Lattre để qua vùng biển Mỹ Khê, ngoài ra còn có chiếc phà qua lại trên sông Hàn.
Đà Nẵng phía Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên, phía Tây giáp tỉnh Quảng Nam, phía Đông là biển Đông. Cách Hà Nội 764 km, Sài Gòn 964 km. Trước 1975 dân số khoảng nửa triệu người. Năm 2009 dân số tăng lên hơn 867.545 người, diện tích 1.255,5 km² (trong đó có 305 km² của Hoàng Sa), mật độ trung bình 690/ km². Biển 15.000 km². Hiện nay có 6 quận và 2 huyện Hòa Vang và Hoàng Sa. Hệ thống giáo dục có 15 trường đại học, học viện; 17 trường cao đẳng; nhiều trường trung học chuyên nghiệp, trung tâm dạy nghề và hơn 200 trường học phổ thông. Có 17 bệnh viện đa khoa và chuyên khoa, 11 bệnh viện và trung tâm y tế quận huyện, 47 trạm y tế xã phường và trên 900 phòng khám chữa bệnh tư nhân, cùng với sự hình thành của trường Đại học Y Dược và trường Đại học Kỹ thuật Y tế. Cảng Đà Nẵng sâu có 9 cầu cảng dọc theo sông Hàn, sân bay quốc tế, có nhiều xí nghiệp lớn của các ngành dệt, sản xuất hàng tiêu dùng, công nghệ chế biến, công nghệ cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng (theo tài liệu của thành phố Đà Nẵng).
Sông Hàn dài 204 km, thơ mộng chảy qua Đà Nẵng. Bờ biển dài khoảng 30 km cát trắng mịn, có nhiều bãi tắm đẹp như: Non Nước, Mỹ Khê, Tiên Sa, Thanh Bình, Thanh Khê, Mỹ An, Xuân Thiều, Nam Ô. Chung quanh bán đảo Sơn Trà có nhiều san hô, Ngũ Hành Sơn cách Đà Nẵng khoảng 7 km là một thắng cảnh đẹp, đứng ở Non Nước có thể nhìn thấy xa xa là cù lao Chàm.
Từ năm 1817 thực dân Pháp từ bỏ ban giao bằng ngôn ngữ, thay thế bằng vũ lực là tàu đồng, súng đại bác với đoàn quân viễn chinh thiện chiến. Năm 1847 vì nhu cầu bành trướng thế lực ở Viễn Đông, tìm thị trường tiêu thụ và khai thác vật liệu rẻ. Việt Nam có bông vải, lụa, đường, gạo, café, cao su, quế gỗ quý. Những quốc gia ở Á Châu như: Ấn Độ, Trung Hoa, Mã Lai, Phi Luật Tân đều bị các nước Tây phương xâm lăng. (triều đình Việt Nam thi hành chính sách bế môn tỏa cảng cấm đạo, tình hình trong nước không ổn định, giặc giã nổi lên khắp nơi, thêm nạn giết giáo sĩ truyền giáo là một cái cớ để Pháp xâm lăng). Ngoại trừ Thái Lan và Nhật Bản còn độc lập. Thái Lan ký hiệp ước thương mại dễ dàng với Anh năm 1826 và Hoa Kỳ năm 1833, với Pháp 1856, khôn khéo ngoại giao với người Tây phương tránh được tai họa xâm lăng, Nhật Bản từ năm 1868 mở đầu công cuộc Minh Trị Duy Tân (Meiji Ishin) Cuộc cải cách nầy đã tạo nên một thời đại mới cho nước Nhật. Minh Trị Thiên Hoàng (Mutsohito) chủ trương canh tân đất nước, theo lối giáo dục, thương mại của Tây phương, Nhật Bản trở thành quốc gia quân chủ lập hiến giàu mạnh
Tóm lược những điểm chính trong biến cố lịch sử (1859-1945)
Đà Nẵng có vị trí chiến lược quan trọng, nhiều lần tàu chiến Pháp vào Đà Nẵng thử sức với quân VN, đại tá Lapierre cho tàu Gloire bắn phá ngày 15.04.1847, ngày 26.09.1856 Lelieur cho tàu Catinat bắn phá các pháo đài bảo vệ Đà Nẵng. Tiếp theo chính sách sai lầm của vua Tự Đức với thảm kịch xử chém Giám mục Maria Diaz Sanjunjo người Tây Ban Nha ngày 20.07.1857. Nên Pháp lôi kéo quân Tây Ban Nha tham chiến tại Việt Nam.
Liên quân Pháp-Tây Ban Nha vào Sơn Trà mở màn cho cuộc chiến xâm lược Việt Nam, giai đoạn tấn công mở màn từ 01.09.1858 đến năm 1959 Pháp và Tây Ban Nha chiếm vùng đất hữu ngạn sông Hàn, khống chế vịnh Đà Nẵng và sông Hàn được 1 năm sáu tháng hai mươi hai ngày (01.09.1959 đến 23.03.1960) Trong thời gian đánh Đà Nẵng Pháp chia quân vào Nam từ 10.02.1859 đánh lấy thành Gia Định. Sau khi chiếm thắng Gia Định, De Genouilly trở ra Đà Nẵng ngày 20.04.1958, những trận đánh ác liệt xảy ra, đô đốc Genouilly bị bệnh nên phó đề đốc Page lên thay thế ngày 01.11.1859. Bộ Hải quân và thuộc địa Pháp ra lệnh Page tái chiếm Sài Gòn, qua những lần thương thuyết với triều đình Huế không thành công. Page tự động công bố Sài Gòn là hải cảng thương mại tự do ngày 22.02.1860. Vì bận tham chiến với Anh ở Trung Hoa. Page ra lệnh ngày 23.03.1860 rút toàn bộ quân khỏi Đà Nẵng vào Sài Gòn cố thủ, Page đưa quân sang mặt trận bên Trung Hoa. Sau khi giải quyết xong ở Tàu, Pháp tiếp tục quyết tâm xâm lăng Việt Nam, trở lại Gia Định ngày 07.02.1861 chiếm Ba Tỉnh Miền Đông Nam Kỳ. Ngày 25.02.1861 đánh đồn Kỳ Hòa, thành bị vỡ, Nguyễn Tri Phương bị thương, tán lý Nguyễn Duy tử trận, Gia Định bị chiếm đóng, liên quân Pháp Tây Ban Nha chiếm Mỹ Tho, Định Tường, Biên Hoà, Vĩnh Long. Ngày 11.04.1861 phó đề đốc Léonard Chaener ra nghị định xây dựng thành phố Sài gòn trên vùng đất rộng 2.500 ha
Những cuộc nội chiến ở Bắc kỳ càng ngày thêm phức tạp, phó đề đốc Bonard gởi chiến thuyền ra Đà Nẵng uy hiếp triều đình Huế, trước tình hình rối ren như vậy phải trên bàn thương thuyết, bắt đầu ngày 28.05.1862 các quan đại diện cho triều đình là Phan Thanh Giản, Lâm Duy Hiệp đến Sài Gòn và Louis Bonard đại diện Pháp cùng ký hòa ước Nhâm Tuất ngày 05.06.1862. (gồm 11 điều khoản) Việt Nam chịu nhiều thiệt hại, dù trong có điều trả lại Vĩnh Long. Sau Hiệp ước Nhâm Tuất triều đình Huế muốn chuộc lại 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ, nên cử phái đoàn Phan Thanh Giản, Phạm Phú Thứ, Ngụy Khắc Đản đến Paris 13.09.1863. Nhưng chuyến đi vận động ngoại giao của phái đoàn Việt Nam hoàn toàn thất bại, trước tham vọng chiếm Việt Nam làm thuộc địa.
Chính phủ Pháp bổ nhiệm phó đề đốc Bonard làm tư lệnh toàn quyền hành chánh và quân sự. Ngày 15.06.1867 De la Grandière chỉ huy đoàn quân 1200 nguời, 400 lính tập với tàu chiến pháo hạm từ sông Sài Gòn đến chiếm Mỹ Tho, Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên. Sau khi mất ba tỉnh miền Tây, Phan Thanh Giản (1796-1867) tuyệt thực uống thuốc độc tự tử ngày 05.07.1867
Pháp đánh Hà Nội, ngày 20.01.1873 đại uý Francìs Garnier tấn công thành Hà Nội, con trai Phò mã Nguyễn Lâm tử thương, Nguyễn Tri Phương (1800-1873) bị thương, ông nhịn đói chịu đau từ trần 20.02.1873. Pháp tiếp tục đánh chiếm phủ Hoài Đức, Gia Lâm, Hưng Yên, Phủ Lý, Hải Dương, Ninh Bình, Nam Định. Một tháng sau, F. Garnier bị giết (chặt đầu) ở Cầu Giấy. Trong thời gian nầy đại diện phái đoàn Huế Nguyễn Văn Tường và Philastre cùng ký thỏa ước đầu tiên ngày 05.01.1874 Pháp phải trả lại Ninh Bình, Nam Định, Đến ngày 06.02.1874, Nguyễn Văn Tường và Philastre ký thỏa ước thứ 2, nhiều khoản cho quân Pháp đồn trú ở Hải Phòng đặt một trú sứ Pháp với quân hộ vệ ở Hà Nội. Vua Tự Đức lo ngại các thỏa ước đã ký, nhưng vẫn để Nguyễn Văn Tường vào Sài Gòn cùng Lê Tuấn bàn chuyện ký hoà ước mới.
Hoà ước Giáp Tuất 15.03.1874 gồm có 22 điều khoản, Hoà ước ký xong chánh sứ Lê Tuấn từ trần 17.03.1874, Nguyễn Văn Tường về Huế. Dupré bàn giao chức thống đốc cho phó đề đốc Krantz, về Pháp 16.03.1874
Pháp đánh Bắc Kỳ lần thứ 2 lấy cớ khai thông sông Hồng gặp khó khăn. Đại tá Henri Rivière rời Sài Gòn với đoàn quân 500 người và tàu chiến ngày 26.03.1882 đến Hải Phòng ngày 02.4.1874 và hôm sau tới Hà Nội. Tổng đốc Hoàng Diệu cử tuần phủ Nguyễn Hữu Xứng đến yều cầu Henri R. cho biết lý do đến Hà Nội. Ngày 04.04 Henri R. đến gặp Hoàng Diệu cho biết đến bảo vệ kiều dân Pháp và yêu cầu Hoàng Diệu bỏ các công sự phòng thủ. Hoàng Diệu không thuận, sáng ngày 25.04 .1882 Henri R. dàn quân trước thành gởi tối hậu thư buộc Hoàng Diệu giao thành đầu hàng trước 8 giờ sáng. Hoàng Diệu quyết tử chiến, nhưng không thể giữ thành được, để tránh thiệt hại ông ra lệnh binh sĩ rút lui, Hoàng Diệu (1828-1882) vào văn miếu viết tờ di biểu gởi về triều đình và thắt cổ tự tử. Triều đình cử Trần Đình Túc tới Hà Nội ngày 10.05.1882 Henri R. tuyên bố trả thành Hà Nội hai bên cùng giải quyết vấn đề địa phương. Giai đoạn nầy Nhà Thanh và Pháp muốn chia hai Bắc Kỳ, Trung Hoa điều quân qua Việt Nam vì mưu lợi, trong lúc Pháp muốn chiến trọn Bắc Kỳ. Nhưng ngày 10.12.1882 tại Thiên Tân, Bourée và Lý Hồng Chương tạm ước về Bắc Kỳ theo đó Trung Hoa chiếm phía bắc sông Hồng, Pháp thuộc về phiá nam Sông Hồng. Vì quyền lợi về hầm và tài nguyên Pháp muốn độc quyền chiếm đóng cả Bắc Kỳ, sau đó xoá bỏ tạm ước Thiên Tân ký với Tàu.
Cuối năm 1882 Quốc hội Pháp đồng ý tăng viện trợ cho Henri Revière 750 quân. Henri R. rời Hà Nội 23.03.1883 đến thành Nam Định 25.03. yêu cầu tổng đốc đầu hàng nhưng tổng đốc Võ Trọng Bình không trả lời, ngày 27.03 quân pháp tấn công chiếm thành, giao cho thiếu tá P.Bandens trấn giữ rồi rút quân về Hà Nội. Ngày 19.05 1883 Henri R. hành quân ngoại ô Hà Nội đang bị quân Việt Nam và cờ Đen bao vây. Henri R. chỉ huy vuợt qua khu Cầu Giấy bị bắn chết
Thực dân Pháp tiếp tục đánh chiếm các tỉnh Bắc Kỳ chuẩn bị đánh kinh thành Huế, phó đề đốc Courbet được lệnh đánh Thuận Hoá ngày 11.8.1883 của bộ Hải quân và Thuộc địa. Pháp đánh Thuận An, ngày 20.08.1883 quân Việt phải rút lui, ngày 21.8 triều đình cử quan thượng bạc Nguyễn Trọng Hợp đến Thuận An đề nghị đình chiến, cuối cùng phái đoàn Việt Nam phải ký hòa ước Quý Mùi 25.08.1883, sau đó hoà ước Giáp Thân, ngày 06.06.1884 thực dân Pháp đặt nền bảo hộ tại Việt Nam. Từ đó là những trang sử đau buồn cho Việt Nam. Dân tộc Việt Nam luôn tranh đấu qua nhiều phòng trào đánh Tây, muốn thoát khỏi vòng nô lệ nên máu xương của dân quân tiếp tục đổ ra trên dòng sông lịch sử, cho đến ngày dành lại độc lập năm 1945
Đà Nẵng là địa danh góp mặt với đầy đủ vẻ bi hùng trong lịch sử, từ thương mại đến ngoại giao, đã biến thành chiến trường đầu tiên máu lửa. Đà Nẵng bị 62 năm làm nhượng địa cho thực dân Pháp. Ngày 27 tháng 8 năm Mậu Tý, tức ngày 01-10-1888, vua Đồng Khánh ký đạo dụ nhượng hẳn cho Pháp quyền sở hữu hoàn toàn thành phố Hà Nội, thành phố Hải Phòng và khu Đà Nẵng. Theo đạo dụ này, khu Đà Nẵng gồm 5 xã cắt ra từ huyện Hòa Vang: Hải Châu, Phước Ninh, Thạch Thang, Nam Dương, Nại Hiên Tây. Dụ này được Toàn quyền Đông Dương chuẩn y bằng Nghị định ngày 02-10-1888. Thành phố Đà Nẵng lúc bấy giờ có diện tích 10.000ha (tương đương với 20.000 mẫu ta). Nhượng địa Đà Nẵng thay đổi theo từng thời gian đã trở thành một thành phố theo mô hình Tây phương, lấy thương mại làm nguồn sống và phát triển, đứng đầu thành phố là Đốc Lý (thị trưởng) có Hội Đồng Thị Xã.
Năm 1902 Hội An vẫn còn là trung tâm thương mại quan trọng, Pháp cho làm con đường sắt kiểu Deceauvillle, được gọi là Tramway de l‘ilôt de l’Observatoire à Faifoo) nối liền Đà Nẵng Hội An hoạt động tới năm 1916 thì bị dẹp bỏ. Nhiều công ty lớn của Pháp đến Đà Nẵng đầu tư phát triển mạnh như: Messageries Maritmes (hàng hải), hãng Chargeurs- Réunis, Sica (hãng rượu), BGI (hãng bia) Esso (Xăng dầu), Eiffel.(cầu đường) ..v.v .... Đông Dương Ngân Hàng (Banque de l‘ Indochine); Pháp Hoa Ngân Hàng (Banque Franco-Chinois), Ngân hàng Nông Tín Bình Dân (Banque de Crédit Populaire Agricole), hệ thống khách sạn, nhà máy, bưu điện. Y tế. Cảng Đà Nẵng mở rộng đào vét sâu hơn, nhiều thương thuyền ngọai quốc có trọng tải lớn cập bến dễ dàng. Tuy nhiên trước năm 1922 ở Đà Nẵng còn dùng đèn khí đá Carbure, đèn manchon, đèn treo Hoa kỳ đốt bằng dầu lửa. Đến năm 1923 Cty SIPEA (Société Industrielle pour les eaux et L‘ Electricité en Asie) trúng thầu khai thác về điện lực đem lại ánh sáng văn minh đầu tiên về điện cho Đà Nẵng. Hệ thống cung cấp nước máy chưa thực hiện, nên phải dùng giếng bơm hay giếng đào
Từ năm 1927 có hãng xe đò của người Việt ra đời cạnh tranh với hãng xe STACA của Pháp. Vì nhu cầu khai thác kinh tế tại Đà Nẵng, Chính quyền Đông Dương cho mở hải cảng và đường hỏa xa năm 1905 có GA chính đường Lagrée (Nguyễn Hoàng ngày nay) vì nhu cầu cho việc chuyển hàng hoá nên Phòng Thương mại làm thêm đường rầy tới bờ sông Hàn, nên người ta thường gọi GA LỚN và GA CHỢ Hàn. Dân số Đà Nẵng năm 1936 khoảng 25.000 người), người Hoa cũng đến buôn bán kinh doanh thành các bang: Quảng Đông, Phúc Kiến, Triều Châu, Hải Nam và Hẹ
Sau thế chiến thứ II. 1939-1945 lịch sử Việt Nam đã bị ảnh hưởng
Nhật đảo chánh Pháp ngày 09.03.1945 tại Đông Dương, Đại sứ Matsumoto Shunichi tuyên bố trao trả độc lập cho VN (?) „châu Á trả về cho người châu Á “Ngày 11 tháng 3 năm 1945, vua Bảo Đại tuyên bố độc lập, chế độ bảo hộ và thuộc điạ của Pháp cáo chung. Hòa ước Giáp Thân ký ngày 06.06.1884 dưới thời vua Kiến Phúc (trị vì 1883-1884) vô giá trị. Ngày 17.04.1945 thành lập Chính phủ Trần Trọng Kim
Ngày 20.07.1945 toàn quyền Nhật Tsuchihasshi long trọng trao trả các thành phố nhượng địa mà họ đã chiếm lại của người Pháp, từ đó danh từ Đà Nẵng chính thức thay thế tên gọi Tourane dưới thời thuộc điạ
Ngày 06.8. và 09.8.1945 Hoa Kỳ thả hai quả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki, Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng Đồng Minh ngày 14.8.1945.
Ngày 25.08.1945 vua Bảo Đại thoái vị, kết thúc triều đại nhà Nguyễn trị vì qua 143 năm (1802- 1945).
Ngày16.09.1945 quân Pháp núp bóng quân Anh để trở lại Việt Nam
Ngày 13.03.1946 một thỏa hiệp ký kết giữa Pháp-Hoa.Trung Hoa đồng ý để cho Pháp thay thế trong việc giải giới quân Nhật ở Đông Dương từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc.
Ngày 27.3.1946 một lữ đoàn Thủy quân lục chiến Pháp gồm 700 quân đổ bộ lên cảng Đà Nẵng (1)
Ngày 19.12.1946 cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ, Đà Nẵng cũng như nhiều nơi khác nằm trong chiến tranh mới “cuộc chiến không còn chiến tranh thuộc địa mà là cuộc chiến giữa cộng sản và thế giới tự do”. Đà Nẵng có một thời gian ngắn bị đổi là Thái Phiên. Vì nhu cầu của tình hình Việt nam và thế giới, Pháp bắt buộc phải lựa chọn một giải pháp chính trị mới cho Việt Nam và giải pháp đó không gì tốt hơn là chọn cựu hoàng Bảo Đại. Cuối tháng 12.1947, cựu hoàng đến Pháp thương thuyết.
Ngày 05.06.1948 cựu hoàng về vịnh Hạ Long ký kết thỏa ước Hạ Long trên tàu Duguay-Trouin, thừa nhận VN dưới sự lãnh đạo của quốc trưởng Bảo Đại một quốc gia độc lập nằm trong Liên Hiệp Pháp. Sau thỏa hiệp nầy quốc trưởng Bảo Đại sang Paris ký thỏa ước Elysée với Tổng thống Pháp là Vincent Auriol. Ngày 08.03.1949 Pháp thừa nhận VN là một quốc gia. Như vậy qua thỏa ước Elysée, Pháp đã giải kết những hoà ước trước đây nhà Nguyễn đã ký kết với Pháp. Thời gian Pháp đô hộ, người dân Đà Nẵng- Quảng Nam luôn đấu tranh chống Pháp qua các phong trào Nghĩa Hội (1885) Phong trào Duy Tân (1905) đến vụ xin xâu chống thuế „Trung Kỳ Dân Biến“ (1908), Ủy ban khởi nghĩa(1916) Việt Nam Quang Phục Hội Trung Kỳ của Thái Phiên, Lâm Nhĩ, Hồ Cảnh Vinh, Phan Thành Tài, Lê Cơ với Trần Cao Vân giúp vua Duy Tân khởi nghĩa dù thất bại, nhưng đã làm thực dân Pháp ăn ngủ không yên
Di tích lịch sử và văn hoá
Ngày 03.01.1950 chính phủ Pháp chính thức trao trả Đà Nẵng thuộc về Việt Nam. Phần lớn thế hệ chúng tôi sinh ra trong thời điểm đó ở Đà Nẵng, đi học, ít chú ý đến biến cố địa đanh, lịch sử của quân dân Việt Nam chống Tây. Kiến thức về lịch sử, địa lý rất hạn hẹp vì chỉ học những giờ Sử điạ ở trường mà thôi. Những thập niên qua với tinh thần trở về nguồn của đồng hương Xứ Quảng, phát hành Đặc san xuân, hàng năm Đại hội liên Trường, ngày giỗ cụ Phan Châu Trinh do Hội ái hữu trường trung học PCT tổ chức, nhờ hệ thống xa lộ thông tin (Information superhighway), tôi có cơ hội liên lạc với các bạn một thời Phan Châu Trinh khắp nơi trên thế giới, làm tôi hồi tưởng lại kỷ niệm về Quảng Nam Đà Nẵng, mái trường xưa
Thời thuộc điạ, người Pháp không thực sự muốn khai hoá dân tộc Việt Nam, giới hạn phát triển các trường Trung và Đại học, trước năm 1936 trường Quốc Học Huế chỉ dạy hết bậc cao tiểu học (trung học đệ nhất cấp) bằng cao tiểu còn gọi là bằng thành chung (Diplôme d’ Etudes Primaires Supérieures) từ năm 1936-1937 trường QH. đổi thành Khải Định bắt đầu mở ban tú tài.
Suốt thời gian bị nhượng địa cho Pháp, Đà Nẵng chỉ có các trường tiểu học dành cho Pháp gọi là École Française và hai trường cho Nam (École des Garçons) và Nữ (École des Jeunes Filles). Tỉnh Quảng Nam đông dân nhất miền Trung không có trường Trung học, những thế hệ trước phải ra học ở Huế, Hà Nội hay Sài Gòn. (năm 1927 Pháp cho mở tú tài bản xứ (baccalauréat local) cho đến năm 1930 được công nhận như tú tài chính quốc (baccalauréat metropolitian).
Sau khi Đà Nẵng được trao trả „độc lập“ do đề nghị của chính quyền, ông Bửu Đài thị trưởng và ông Giám đốc Nha học chánh Trung Việt, ngày 07.08.1952 Thủ hiến Trung Việt ông Lê Quang Thiết, ký công văn số 3214-VP-SV cho phép mở lớp Đệ thất (lớp 6) đầu tiên, khai giảng 15.09.1952 niên học (1952-1953) 50 học sinh tạm thời học chung ở trường Nam tiểu học. Niên khoá (1953-1954) số lớp tăng lên gồm 3 lớp đệ thất và 2 lớp đệ lục, tất cả khoảng 300 học sinh
Ngày 06.05.1954 quyền tổng trưởng bộ Quốc Gia Giáo Dục và Thanh Niên Bộ Giáo Dục ban hành nghị quyết số 95_GD-NĐ. Thành lập các trường trung học công lập đầu tiên miền Trung như: TH Đào Duy Từ (Đồng Hới) TH Nguyễn Hoàng (Quảng Trị), TH Trần Quý Cáp (Hội An) TH Võ Tánh (Nha Trang) TH.Duy Tân (Phan Rang) TH Phan Bội Châu (Phan Thiết) Phan Châu Trinh (Đà Nẵng), có truyền thống giống như các trường Quốc Học Huế, Chu Văn An Hà Nội, Pétrus Ký Sài Gòn.
Thành lập trường trung học công lập đầu tiên tại Đà Nẵng, cố giáo sư toán Bùi Tấn đã đề nghị tên trường là một trong ba danh nhân: Phan Châu Trinh, Trần Cao Vân, Thái Phiên và Hội Đồng giáo sư đa số chọn là Phan Châu Trinh (niên khoá 1954-1955). Mỗi năm số lượng lớp học tăng, phải xây trường mới, đó là khu đất đối diện trường Nam tiểu học, vốn là một vũng sình lầy, nằm trong phạm vi của bốn đoạn đường Lê Lợi, song song với Duy Tân (nay Nguyễn Chí Thanh), đường Nguyễn Hoàng (nay là Hải Phòng), song song với đường Thống Nhất (nay Lê Duẩn)
Ngày 19.05.1961 Bộ trưởng Quốc gia Giáo Dục Trần Hữu Thể ký nghị định số 768-GD/PC/ND chính thức mở rộng lập các trường trung học đệ nhất cấp và đệ nhị cấp. Niên khoá 1958-1959 là năm đầu tiên trường Phan Châu Trinh có thêm lớp đệ tam (lớp10) gồm đủ các ban A-B-C; (A khoa học thực nghiệm, B toán Lý, C văn chương và sinh ngữ), học đến lớp đệ nhị thi tú tài phần1, phải ra Huế học tiếp thi tú tài toàn phần.
Ngày 11.09.1962, Bộ trưởng Quốc gia giáo dục Nguyễn Quang Trình ký nghị định số 1448-GD/PC/NĐ các trường trung học đệ nhất cấp thành nhị cấp trong đó có trường trung học Phan Châu Trinh. Hiệu đoàn PCT được giáo sư nhạc Hoàng Bích Sơn sáng tác. Năm 1966 giáo sư Đoàn Văn Toàn dạy vẽ dựng cốt và tạc tượng cụ Phan Châu Trinh tại số 5 Đống Đa Đà Nẵng, do học sinh đóng góp phế liệu bằng đồng, bà Châu Liên con gái cụ Phan và nhà văn Nguyễn Văn Xuân góp ý sửa chữa, hoàn thành kinh phí 37.000 đồng trả cho thợ đúc đồng. Ngày 24.03.1966 khánh thành dựng tượng trước cột cờ sân trường, đó cũng là húy nhật thứ 40 cụ Phan Châu Trinh.
Trường Phan Châu Trinh có cả nam, nữ riêng; lớp chúng tôi không có nữ sinh. Sau nầy có trường nữ trung học Hồng Đức thì trường PCT vắng bóng hồng, dù phượng vĩ còn nở đỏ ở sân trường. Đà Nẵng một thời vang bóng, hồi đầu thế kỷ do sự phát triển của thành phố đông dân hơn.Từ năm 1965 vì chiến tranh người dân từ các quận mất an ninh đã về Đà Nẵng sinh sống, làm sở Mỹ, đời sống sung túc hơn. Nhiều trường Trung học công lập: Thanh Khê, Đông Giang, Nguyễn Trường Tộ, Quốc Gia Nghiã Tử, Nữ trung học Hồng Đức, Văn Hoá Quân Đội, Kỹ thuật. Ngoài ra còn có nhiều trường trung, tiểu học tư thục như Bồ Đề, Sao Mai, Thánh Tâm, Phan Thanh Giản, Tây Hồ, Bán công Nguyễn Công Trứ, Pascal, Thọ Nhơn Nhờ sự vận động nhiều năm của các vị nhân sĩ Đà Nẵng, mùa xuân năm 1974 Viện Đại Học Cộng Đồng được thành lập (chương trình học như của Hoa kỳ)
Trường Phan Châu Trinh không ngừng phát triển, từ nhà trệt những năm sau xây thêm lầu, có thư viện, phòng thí nghiệm, thính đường sinh hoạt văn hóa, sân bóng rổ. Trường trở nên đồ sộ, có uy tín lớn đào tạo nhiều nhân tài hữu ích cho quốc gia và xã hội. Tính đến ngày 29.03.1975, trường Phan Châu Trinh có 68 lớp gồm 42 lớp đệ nhất cấp và 26 lớp đệ nhị cấp. Giới trẻ ham thích thể thao đều biết sân vận động nằm bên cạnh cầu Vồng, có từ năm 1943 “Sport-Tournaìs” sau này gọi sân vận động Chi Lăng
Bảo tàng Chàm Đà Nẵng thành lập từ năm 1915, dưới sự bảo trợ của viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp tại Việt Nam. Kiến trúc mô phỏng theo đường nét kiểu tháp Chàm. Trưng bày hiện vật điêu khắc bằng đá và đất nung (có niên đại từ thế kỷ thứ 7 đến thế kỷ thứ 15), các hiện vật khai quật từ Quảng Bình đến Bình Định.
Đà Nẵng tiếp xúc văn minh Tây phương đầu tiên, những Giáo sĩ truyền đạo có nhiều cơ hội gieo đức tin Thiên Chúa. Nhưng chỉ có một nhà Nguyện ở thành Điện Hải, nhà thờ Phú Thượng ở cách xa thị xã 20 km (ngã ba Hoà Khánh đi Bà Nà) xây năm 1876 nơi đó còn có dòng tu kín Phao lô, nhà thờ Chính tòa Đà Nẵng trên đường Độc Lập xây năm 1923, nhà thờ lớn duy nhất được xây dưới thời nhượng địa. Ðến năm 1963 khi Ðức Cố Giám mục Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi được Tòa Thánh bổ nhiệm về làm Giám mục Ðà Nẵng tiên khởi (giáo phận mới thành lập).
Làn sóng di cư năm 1954 từ Bắc vào Đà Nẵng có những khu định cư Thanh Bồ, Đức Lợi, Tam Tòa là giáo dân Công Giáo, đã xây dựng thêm nhà thờ. Giáo dân luôn có bổn phận với tổ quốc và dân tộc, trái với dư luận: "ai theo Thiên Chúa là rước Pháp vào và theo Pháp phản quốc." cũng như ngày nay những nhóm khủng bố thường phát xuất từ những người Hồi Giáo cuồng tín, nhưng không phải tất cả tín đồ Hồi Giáo đều là khủng bố. Phúc Âm được rao giảng từ các Thừa sai, Giáo sĩ người Tây phương tới Việt Nam từ thế kỷ thứ 16, không phải thực dân Pháp mang Thiên Chúa giáo vào Việt Nam. Những hiểu lầm oan nghiệt cho Giáo dân làm tay sai cho Tây, nên họ phải sống tập trung với nhau để tự bảo vệ. Trường hợp Giáo dân ở vùng Trà Kiệu (2) thuộc quận Duy Xuyên Quảng Nam, phải đương đầu với phong trào Văn Thân chống Tây. Theo lý thuyết, Đà Nẵng là đất của Tây, nhưng đạo Phật phát triển mạnh có nhiều chùa như :
Chùa Phổ Đà: khởi dựng năm 1927, tổ khai sơn là Hòa thượng Thích Tôn Thắng , chùa được trùng tu vào các năm 1937, 1945, 1983 hệ Chính tông Phật giáo nơi nầy đào tạo nhiều tăng ni nổi tiếng, trước có tên Phật học viện Trung phần , năm 1961 đổi tên là Phổ Đà, điạ chỉ 332 Phan Châu Trinh.
Chùa Tam Bảo: xây từ năm 1953-1963, chùa có 5 tháp cao do thợ Quảng Nam pha màu trước khi nung ngói, tạo ra 5 màu sắc biểu tượng của Phật giáo. Đây là chùa theo phái Nam Tông(từ Ấn Độ sang), trước chùa có 2 cây bồ đề là cây con của bộ đề Đạo tràng (nơi Thích Ca thành Phật), Chùa có 2 tầng tháp nơi cất giữ một phần nhỏ Xá Lợi Phật. Toạ lạc số 327 Phan Châu Trinh
Chùa Pháp Lâm: Năm 1936 do nhóm cư sĩ “An Nam Phật Học” thuộc Chi Hội Đà Nãng đứng ra xây dựng, chùa được trùng tu năm 1970 là trụ sở của tỉnh Hội Phật Giáo. Ngoài ra còn các chùa Từ Vân, Bảo Nghiêm, Từ Tôn và các chùa nổi tiếng ở Ngũ Hành Sơn
Hội Thánh Tin Lành: Năm 1911 các mục sư đến từ Mỹ là: R.A. Jaffray, Paul M. Hoster, G. liloryd Hugles mua đất và năm 1913 xây dựng nhà Thờ bằng lá tại đường Khải Định. Đạo Tin Lành cũng gặp khó khăn với chính quyền Pháp, Pháp sợ ảnh hưởng của Mỹ đến Việt Nam(?). Lúc đầu chỉ có 20 tín đồ trong đó có 2 người thuộc hoàng tộc: Công Tôn Nữ Thị Hầu và Công Tôn Nữ Tú Oanh (cháu nội vua Minh Mạng), mãi đến năm 1922 Hội Thánh được xây lại bằng gạch ngói, mục sư Hoàng Trọng Thừa làm Hội trưởng đầu tiên.
Đạo Cao Đài: Năm 1956 đạo Cao Đài khánh thành Trung Hưng Bửu tòa, ra mắt Hội thánh truyền giáo Cao Đài. Sau nầy có các thánh thất như Trung Thành, Trung Đồng, Liên Hoa, Trung Bửu, Trung Tâm Thánh Thất Tịnh
Trước 1975 Đà Nẵng có các rạp Ciné Chợ Cồn (Tân Thanh), Trưng Vương, Li Đô, Kim Châu, Kinh Đô, Kim. Ngoài ra còn có nhà hát Hòa Bình những quán cafe hữu tình như Lộng Ngọc, Quỳnh Châu, Ngọc Anh. Câu lạc bộ Phượng Hoàng, các quán bê thui ở đường Ông Ích Khiêm, Hội Khuyến Học, Hội Việt Mỹ. Nhiều Ty, cơ sở hành chánh lớn của vùng I. Bộ chỉ Huy Quân Đoàn I, sư Đoàn I Không quân, bộ tư lệnh Hải Quân ở Tiên Sa, phi trường Đà Nẵng. Bệnh viện toàn khoa, bệnh viện Duy Tân của Quân đội. bến xe chợ Cồn đi liên tỉnh, bến xe Diên Hồng (công trường con gà cũ) đi Non Nước, Sơn Trà, ở ngã năm Hoàng Diệu có bến xe “Traction?” đi Huế. và đường xe lửa hoạt động giới hạn giữa Huế. Đà Nẵng chỉ có một cầu De Lattre để qua vùng biển Mỹ Khê, ngoài ra còn có chiếc phà qua lại trên sông Hàn.
Đà Nẵng phía Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên, phía Tây giáp tỉnh Quảng Nam, phía Đông là biển Đông. Cách Hà Nội 764 km, Sài Gòn 964 km. Trước 1975 dân số khoảng nửa triệu người. Năm 2009 dân số tăng lên hơn 867.545 người, diện tích 1.255,5 km² (trong đó có 305 km² của Hoàng Sa), mật độ trung bình 690/ km². Biển 15.000 km². Hiện nay có 6 quận và 2 huyện Hòa Vang và Hoàng Sa. Hệ thống giáo dục có 15 trường đại học, học viện; 17 trường cao đẳng; nhiều trường trung học chuyên nghiệp, trung tâm dạy nghề và hơn 200 trường học phổ thông. Có 17 bệnh viện đa khoa và chuyên khoa, 11 bệnh viện và trung tâm y tế quận huyện, 47 trạm y tế xã phường và trên 900 phòng khám chữa bệnh tư nhân, cùng với sự hình thành của trường Đại học Y Dược và trường Đại học Kỹ thuật Y tế. Cảng Đà Nẵng sâu có 9 cầu cảng dọc theo sông Hàn, sân bay quốc tế, có nhiều xí nghiệp lớn của các ngành dệt, sản xuất hàng tiêu dùng, công nghệ chế biến, công nghệ cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng (theo tài liệu của thành phố Đà Nẵng).
Sông Hàn dài 204 km, thơ mộng chảy qua Đà Nẵng. Bờ biển dài khoảng 30 km cát trắng mịn, có nhiều bãi tắm đẹp như: Non Nước, Mỹ Khê, Tiên Sa, Thanh Bình, Thanh Khê, Mỹ An, Xuân Thiều, Nam Ô. Chung quanh bán đảo Sơn Trà có nhiều san hô, Ngũ Hành Sơn cách Đà Nẵng khoảng 7 km là một thắng cảnh đẹp, đứng ở Non Nước có thể nhìn thấy xa xa là cù lao Chàm.
|
Tài liệu tham khảo
1. Sau hiệp định Genève (20.07.1954) Hoa Kỳ quyết định ủng hộ VNCH để chận đứng làn sóng cộng sản và Trung cộng. Ngày 08.03.1965, tiểu đòan 3 thuỷ quân lục chiến thuộc lữ đoàn 9 Hoa Kỳ đầu tiên đổ bộ lên bãi biển Xuân Thiều (Nam Ô) thuộc xã Hoà Hiệp, huyện Hoà Vang nay thuộc quận Liên Chiểu Đà Nẵng, cùng ngày tiểu đoàn thứ 2 được không vận từ Nhật đến sân bay Đà Nẵng. Sau đó hơn nửa triệu quân Đồng Minh vào Việt Nam giúp VNCH chống cộng sản. Cuộc chiến kéo dài gần 30 năm khoái lửa, bom đạn tàn phá quê hương, Người Mỹ vì quyền lợi của nước Mỹ nên Hiệp định Paris ký ngày 07.01.1973 Hoa Kỳ rút quân khỏi Việt Nam, bỏ mặc người bạn đồng minh VNCH cho đến ngày bức tử 30.04.1975
Theo dư luận, tuần dương hạm Trịnh Hòa 鄭和 Zhèng Hé/ Cheng Ho đến cảng Đà Nẵng từ 18 đến ngày 22.11.2008 từ đó đã có nhiều vụ căng thẳng xảy ra trong khu vực thềm lục địa biển Đông Việt Nam bị ảnh hưởng, đang vào vụ cá nam mà mấy trăm tàu tại chợ cá Thọ Quang và cảng cá Đà Nẵng phải đậu bến vì lệnh của Tàu Cộng cấm đánh bắt cá ba tháng ở biển Đông? Hải quân Trung Cộng giống như bọn cướp biển, ăn cướp cá của ngư dân, thường gây tai nạn đe dọa ngư dân Việt Nam trong khi đó đảng CSVN chỉ lên tiếng lấy lệ. Dâng biển cho bọn Tàu cộng để thụ hưởng quyền lợi, không chú ý đến quyền lợi dân tộc và đất nước !
2. Theo một số sử gia thì trước khi các linh mục Dòng Tên do Cha Buzomi dòng Phanxicô dẫn đầu, đến Hội An và các vùng phụ cận để chính thức tổ chức công cuộc truyền giáo ở Ðàng Trong (1615). Năm 1625 đạo Công Giáo được rao giảng khắp các xứ lớn ở miền Nam. Một điều khác là sử liệu cũng cho chúng ta biết là nhà thờ Trà Kiệu đã có trước thời 1681 - 1682 đã được các Cha dòng Phanxicô cai quản cho đến khoảng năm 1810 mới bàn giao lại cho các Linh mục thừa sai Hội Truyền Giáo nước ngoài Ba-lê (MEP) (lịch sử giáo xứ Trà Kiệu)
Lịch sử Đà Nẵng - nhà văn Võ Văn Dật (Việt Nam California 2007)
Non nước xứ Quảng - Lê Minh Quốc (nhà xuất bản Trẻ Việt Nam 2002)
Bộ Việt Sử Đại Cương nhà văn Trần Gia Phụng NxB Non nước Toronto
Quảng Nam Trong lịch sử Trần Gia Phụng NxB Non nước Toronto 2003
Án Tích Cộng sản Việt Nam Trần Gia Phụng NxB Non Nước Troronto 2001
Lê Minh Quốc trong Non nước xứ Quảng tập 3 trang 100. Nxb ở Saigon Viet Nam năm 2002
Trích tài liệu về Đà Nẵng
Từ 10/1955 đến 29/3/1975
Chính phủ Việt Nam Cộng hòa thành lập thị xã Đà Nẵng gồm 3 quận với 18 khu phố (tương đương với phường).
- Quận I: gồm 9 khu phố: Xương Bình, Phước Ninh, Thiệu Bình, Hải Châu, Thạch Thang, Nam Dương, Hòa Thuận, Bình Thuận, Nại Hiên.
- Quận II: gồm 10 khu phố: Thạc Gián, Hà Khê, An Khê, Phú Lộc, Phục Đán, Chính Trạch, Xuân Đán, Tam Tòa, Thanh Khê, Xuân Hòa.
- Quận III: gồm 9 khu phố: An Hải, Mân Quang, Cổ Mân, Nam Thọ, Mỹ Khê, Phước Trường, Nại Hiên Đông, Tân Thái, Thượng Nghĩa.
31-7-1962
Chính phủ Việt Nam Cộng hòa ra sắc lệnh 162-NV chia tỉnh Quảng Nam thành hai tỉnh Quảng Nam và Quảng Tín. Tỉnh Quảng Nam có 9 quận, 1 thị xã, 144 xã. Tỉnh lỵ đặt tại thị xã Hội An. Tỉnh Quảng Tín có 6 quận, 1 thị xã, 89 xã. Tỉnh lỵ đặt tại thị xã Tam Kỳ.
Sau khi chính quyền Việt Nam Cộng hòa chia tỉnh Quảng Nam thành hai tỉnh Quảng Nam và Quảng Tín, chính quyền cách mạng tỉnh Quảng Nam chấp hành Nghị quyết của Khu ủy V, chia Quảng Nam thành hai tỉnh mới để tiện việc tổ chức, chỉ đạo, đối phó với âm mưu của địch.
Phía bắc là tỉnh Quảng Đà gồm 5 huyện (Hòa Vang, Đại Lộc, Thống Nhất, Điện Bàn, Duy Xuyên), thành phố Đà Nẵng, thị xã Hội An.
Phía nam là tỉnh Quảng Nam gồm 6 huyện (Quế Sơn, Nam Tam Kỳ, Bắc Tam Kỳ, Thăng Bình, Tiên Phước, Trà Sơn).
11-1967
Khu ủy V ra quyết định sáp nhập tỉnh Quảng Đà và thành phố Đà Nẵng thành Đặc khu Quảng Đà.
6-1-1973
Chính phủ Việt Nam Cộng hòa ra nghị định giữ nguyên 3 quận như cũ, chỉ sáp nhập 28 khu phố bên dưới cấp quận thành 19 phường. Thị xã Đà Nẵng được đặt dưới quyền điều hành của Hội đồng thị xã, gồm 12 ủy viên, do một thị trưởng đứng đầu.
- Quận I: gồm 7 phường: Triệu Bình, Xương Bình, Thạch Thang, Hải Châu, Nam Phước, Bình Hiên, Hòa Thuận.
- Quận II: gồm 5 phường: Chính Gián, Thạc Gián, An Khê, Thanh Lộc Đán, Hà Tam Xuân.
- Quận III: gồm 7 phường: Nam Thọ, Mân Quang, Mân Thái, An Hải Tây, Phước Mỹ, Nại Nghĩa, An Hải Bắc.
No comments:
Post a Comment