Monday, August 10, 2009

HẬU QUẢ BA NĂM XÁO TRỘN TẠI MIỀN TRUNG (1964 - 1967) - Mường Giang

Mường Giang

Theo J.Race viết trong The lost revolution cho biết ý đồ xâm lăng Miền Nam VN của Hồ Chí Minh và cộng đảng, đã có từ năm 1958 khi Hà Nội ra lệnh cho các cán bộ nằm vùng tại VNCH, khui lại các hầm vũ khí được cán binh chôn dấu trước khi tập kết ra Bắc, khi đất nước chia hai vào tháng 7-1954. Cũng trong năm này, khi Lê Duẩn từ miền Nam trở ra Bắc, thì Hà Nội lập tức họp Trung ương đảng lần thứ 15 để thành lâp đảng bộ miền Nam, tức Mặt Trận Giải Phóng vào ngày 20- 12-1960, tấn công VNCH bằng hai mặt trận chính trị và võ trang, mà mở đầu là ba cuộc nổi loạn, gọi là đồng khởi tại Trà Bồng (Quảng Ngãi), Mõ Cầy (Bến Tre) và Bắc Ruộng (Bình Thuận).

Ngày nay dù có bị bôi bác đến mức nào chăng nửa, thì sự thật cũng là sự thật. Ðó là thành quả sau chín năm hiện hữu của nền đệ nhất Cọng Hòa Miền Nam từ 1955 đến ngày 01-11-1963, đã tạo được một chính quyền hợp hiến và nền an ninh trật tự, suốt từ Bến Hải vào tới Cà Mâu. Nên ai muốn nói gì thì nói, tính cho tới ngày mất nước, mất đạo sau tháng 4-1975, Giáo Hội Phật giáo-Việt Nam Thống Nhất (GHPGVNTN) tại Miền Nam VN, nhờ hoàn cảnh thuận tiện của đất nước, nên đã thăng hoa rực rỡ nếu đem so sánh với thời kỳ từ năm 1954 trở về trước, hay với Giáo Hội Phật Giáo Quốc Doanh của Bắc Việt từ 1945-1975, vì đã thực hiện rất nhiều công trình lợi ích cho xã hội, trong đó quan trọng nhất vẩn là lãnh vực giáo dục.

Từ năm 1964 Viện Hóa Ðạo hoạt động rất mạnh, đào tạo được một số tăng ni trẻ tuổi, có kiến thức văn hoá lẫn Phật pháp cao và đã trở thành những cao tăng, học giả, kiến thức cũng như đạo đức vang vọng khắp năm châu. Nhiều người trong số này, được gởi sang tu học tại Ấn Ðộ, Tích Lan, Nhật, Pháp kể cả Hoa Kỳ. Khắp nơi chùa chiền được tu bổ cũng như xây dựng thêm, nổi tiếng như các chùa Việt Nam Quốc Tự, Vĩnh Nghiêm.

Tại các tỉnh thị, thành phố kể cả các thị trấn lớn từ bên này cầu Hiền Lương-Quảng Trị, vào tận Cà Mâu, Hà Tiên ... ở đâu cũng có các Khuông Hội Phật Giáo và các trường tiểu-trung học Bồ Ðề. Theo thống kê của Tổng Vụ Giáo Dục, thuộc Viện Hóa Ðạo, tính tới ngày 16-06-1967, khắp Miền Nam đã có 80.000 học sinh tiểu trung học, do 400 giáo chức, dạy dỗ tại 112 trường Bồ Ðề.

Ngoài ra Ðại Học Vạn Hạnh tại Sài Gòn, cũng đã được khai giảng từ niên khóa 1967, do sư ông Thích Minh Châu ( Ðinh Văn Nam) làm viện trưởng. Bên cạnh còn có thượng tọa Thích Thiện Ân tốt nghiệp tại Mỹ, là khoa trưởng Văn Khoa và Nhân Văn. Vì nhà trường áp dụng theo lối giáo dục Hoa Kỳ, cấp chứng chỉ cho các khóa học hằng ba tháng ... nên sinh viên theo học rất đông, để có chứng chỉ hoãn dịch. Sau tháng 5-1975, tất cả các cơ sở cũng như chùa chiền, nhà thờ của Phật giáo, đạo Thiên Chúa, Tin Lành, Cao Ðài, Hòa Hảo. đều bị giặc Hồ cướp đoạt tích biên, để đảng làm của riêng hay công sở. Nhiều chức sắc tôn giáo, bị giam tù đến chết nơi ngục thất, trong số này có nhiều tuyên uý, bị gạt đi tù tận các trại giam nơi biên giới Hoa-Lào-Việt.

Nay đọc lại những bài báo cũ của Lý Chánh Trung, đăng rải rác trên các tờ Ðất Mới, Ðối Diện, Ðiện Tín, Tin Sáng, Lập Trường ... công khai nhục mạ, chống đối chính quyền Miền Nam VN, đồng thời hết lòng trung hiếu, ca tụng Hồ Chí Minh và VC, ta mới thấy thấm thía về cái giá tự do, mà người VN từ sau ngày 30-04-1975 đã đổi bằng máu lệ, vàng tiền cùng sinh mạng, khi liều chết vượt biển tìm tự do trên biển Ðông. Tất cả đều là tội lỗi oan nghiệt, qua những tiếng khóc nức nở của các nạn nhân chiến tranh trong suốt 20 năm qua. Tất cả đều do Hồ Chí Minh và cộng đảng, vì tham lợi đảng phái và sự nghiệp cá nhân, mà bất chấp mọi thủ đoạn gây nên cảnh núi xương sông máu, khiến cho không biết bao nhiêu triệu đồng bào phải vong thân khổ lụy, lôi kéo theo đất nước và dân tộc Việt sắp bị Tàu đỏ thôn tính và đồng hóa trong một tương lai gần, có thể đếm được trên đầu mười ngón tay.

Sau khi Hiệp định Geneve được ký kết vào năm 1954, tại Huế CS gài lại một số cán bộ nằm vùng làm cơ sở, móc nối dụ dỗ nhiều thành phần khoa bảng, thượng lưu của đất thần kinh vào đảng. Huế muôn đời vẫn còn đó, nên ai làm sao có thể quên được những tên tuổi trí thức đương thời như Lê Khắc Quyến, Nguyễn Tuyên, Bùi Tường Huân, Nguyễn Duy Tài, Trần Quang Thuận ... và Ðai Học Huế với một số sinh viên theo giặc, lợi dụng tự do tín ngưỡng và nền dân chủ pháp trị phôi thai của VNCH, để “dùng chính quả tim mình, làm trái phá mở đường rước xe tăng và bộ đội Hà Nội vào đô hộ dân tộc”.

Huế những năm chống Mỹ cứu đảng, từ 1964-1967 qua các giáo sư sinh viên CS nằm vùng trong đại học như Trần Quang Long, Ngô Kha, Phan Duy Nhân, Lê Thanh Xuân, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Trần Vàng Sao, Lê Minh Trường, Nguyễn Ðắc Xuân. Những người này đến đại học trốn lính và mượn phương tiện Quốc Gia, để vót nhọn thơ thành chông xuyên qua gan những người lính trận VNCH, đang bảo vệ mạng sống cho mình. Cũng sẽ mài thơ như kiếm sắt, chặt đầu đồng bào Miền Nam theo đạo Thiên Chúa tại Huế, Ðà Nẳng, để đào sâu thêm sự chia rẽ lương giáo.

Chính Hoàng Phủ Ngọc Tường, tên phản tặc sát nhân đồng bào Huế trong Tết Mậu Thân 1968, đã vênh váo thừa nhận là bọn chúng chỉ lợi dụng sự học hành, để tranh đấu, nổi loạn, ném lựu đạn đuổi Mỹ, chống Quốc Gia, hoàn thành sự nghiệp rước cọng sản về dầy mã tổ Hồng Lạc, như ngày nay chúng ta đã thấy. Tóm lại sự nhục nhã của một thời loạn lạc nay đã là một pho sử miệng, muôn đời cười chê đám trí thức no cơm ấm cật, dư thừa thể xác ký sinh, nên không biết làm gì hơn bằng làm tay sai cho giặc, đâm sau lưng chiến sĩ và đồng bào mình.

Sau khi hổn loạn chính trị miền Trung được dập tắt vào giữa năm 1966. Tại Thừa Thiên-Huế, Trung tá Phan Văn Khoa làm Tỉnh Trưởng, được lệnh Trung Ương mở lại hồ sơ có liên quan tới Hoàng Phủ Ngọc Tường và các nhân vật tại trường Bồ Ðề (Huế), có dính dấp tới VC nhưng Trưởng Ty Cảnh Sát Quốc Gia tỉnh này là Ðoàn Công Lập, một cán bộ VC nằm vùng, đã cố tình che chở cho đồng bọn, bằng cách thi hành án lệnh một cách chậm trể và sơ sài, giúp cho những tên trên có đủ thời gian thoát thân, để hoàn tất kế hạch tổng tấn công và tắm máu đồng bào Huế vào Tết Mậu Thân năm 1968.

Ngay trong ngày 27-1-1973, khi Lê Ðức Thọ cùng Kissinger đang nâng ly mừng hiệp ước ngưng bắn tại Nam VN được ký kết ở Ba Lê, thì cũng trong thời gian đó, khắp hang cùng ngõ hẹp trên lãnh thổ VNCH, bộ đội VC đã tấn công dành dân chiếm đất. Tại Bình Thuận, cùng lúc VC tấn công 21 xã ấp, từ Tuy Phong vào tới ranh giới Bình Tuy, nhưng quy mô nhất vẫn là tại Sa Huỳnh tỉnh Quảng Ngãi, trong ý đồ của Hà Nội là chiếm vùng này để cắt đôi lãnh thổ VNCH. Ngày 25-03-1973, VC tấn công và bao vây Trại Tống Lê Chân cách An Lộc 15 km, do TĐ 92 Biệt Ðộng Quân trấn giữ.

Trong bờ, khói lửa triền miên, thì ở ngoài biển Ðông qua sự đồng tình của Nixon-Kissinger, cùng với tờ văn tự bán nước của Hồ Chí Minh-Phạm Văn Ðồng ký năm 1958, Trung Cộng xua tàu chiến cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa ngày 17-01-1974. Tháng 10-1974 quận Thường Ðức tỉnh Quảng Nam bị thất thủ. Kế tiếp tỉnh Phước Long, mở đầu cho cuộc xâm lăng công khai của CS Bắc Việt, qua cái gọi là Hiệp định ngưng bắn hòa bình mà Mỹ đã dàn dựng với cọng sản quốc tế tại Pháp năm 1973. Máu đổ thành sông, thây cao hơn núi, đó cũng là nhờ phần công đức của một ít người miền Nam, ăn cơm Quốc Gia thờ Ma VC, đâm lén những vết dao trí mạng vào hông đồng bào, đồng đội mình.

Rồi trong lúc cọng sản Bắc Việt đêm ngày tấn công VNCH trên khắp các mặt trận, kể cả tại Sài Gòn cũng như các thành phố lớn khác. Người lính VNCH lúc đó vừa phải trực diện với cái chết từng giây phút tại mặt trận, để bảo vệ mạng sống ký sinh cặn bã của bọn phản chiến, thiên cộng đang ẩn núp khắp nơi ở hậu phương, trong chùa, nhà thờ, tòa soạn, trường học. Bọn này đang sống như người ngoại cuộc, dửng dưng trước sự đau khổ chết chóc của đồng bào, dù chúng cũng là người VN cũng phải ăn và thở để mà sống, nên cũng phải có trách nhiệm làm người đi bằng chân chứ không phải bò lết như súc vật ?

Càng bi thảm hơn là lúc cộng sản đang tiến quân như vũ bão, thì hậu phương Miền Nam có những bộ óc hư hoại điên khùng, hết bày trò ký giả đi ăn mày, tới biểu tình đòi hòa hợp. Tất cả đang say men phản chiến của đám Hippy nghiện ngập ma túy “The Beatles” đã làm loạn tại Mỹ, của Bertraud Russell, Jean Paul Sartre, Herbert, Marcuse công khai tán tụng Hồ Chí Minh và cọng sản, hô hào hòa bình, đòi quân dân miền Nam phải buông súng đầu hàng, để chim bồ câu trắng từ Hà Nội bay tới, mang hạnh phúc no ấm cho đồng bào miền Nam, như trong ca khúc phản chiến của Tôn Thất Lập.

Tai Hoa Kỳ, Pháp, Nhật nhiều con ông cháu cha của VNCH được học bổng du học, vừa có tương lai, lại tha hồ trốn nghĩa vụ quân dịch nhưng nhiều tên no cơm ấm cật, tán tận lương tâm, chạy theo phản chiến chống lại đồng bào mình. Trong số trên, hung hăng nhất vẫn là Nguyễn Thái Bình theo học ngành kỹ sư. Tên Việt gian này vì làm loạn quá tại Mỹ nên bị trục xuất về nước và ngay khi phi cơ vừa đáp xuống phi trường Tân Sơn Nhất-Sài Gòn, đã dở trò không tặc cướp máy bay, nên bị lực lượng an ninh bắn chết năm 1972.

Ðồng thời hằng ngày trên các tờ Hành Trình, Ðối Diện, Ðất Nước, Tin Văn, Vấn Ðề, Ðiện Tín ... với Nhất Hạnh, Lý Chánh Trung, Nguyễn văn Trung (chủ biên Hành Trình), Thế Nguyên (Trình bày), Nguyễn Ngọc Lan, Nguyễn Trọng Văn (Tin Văn), Lữ Phương, Chân Tín ... công khai phỉ báng chính quyền qua các bài viết ca tụng cọng sản một chiều. Các sự kiện này, nếu xảy ra trên đất Bắc hay tại VN sau ngày 30-04-1975, liệu bọn sâu bọ mang lớp người trên, có được toàn mạng trước Bắc Bộ Phủ hay không? Ðó mới là chân lý ‘ không có gì bằng độc lập tự do’ dù là tối thiểu tại VNCH từ 1955-1975.

Các bài báo và sách vở loại này, hiện được đảng tái bản và lưu hành tràn lan tại các tiệm sách hải ngoại, muốn biết cứ mua mà đọc cho biết. Ðiều này cũng đâu có gì lạ, vì từ tháng 6-1967 tới tháng 4-1975, các tờ báo trên là cơ quan tuyên truyền của Mặt Trận GPMN do cán bộ văn công Hà Nội là Nguyễn văn Bổng chỉ đạo. Còn Vũ Hạnh, Minh Trang, Ngụy Ngữ thì len lỏi vào các tạp chí Bách Khoa, Văn để phun nọc.

1966 là năm cực kỳ hỗn loạn tại miền Nam. Ðây là hậu quả của ba năm xáo trộn chính trị, sau khi nhà Ngô bị sụp đổ vào ngày 1-11-1963. Quyền lực của chính phủ quốc gia rơi rớt đâu có khác gì cỏ rác, được chuyền từ tay bọn loạn tướng Dương văn Minh, Trần Thiện Khiêm tới Nguyễn Khanh, Nguyễn Cao Kỳ và tạm chấm dứt tranh giựt vào cuối năm 1967 khi tướng Nguyễn Văn Thiệu, được bầu làm Tổng Thống nền đệ nhị cọng hòa miền Nam. Cũng từ đó, an ninh trật tự mới được vãn hồi.

Ðối với các sử gia hiện đại, thì giai đoạn 1964-1967 là thời kỳ của LOẠN TƯỚNG - KIÊU TĂNG, vì say mê giấc mộng kê vàng, mờ mắt trước tiện nghi vật chất Mỹ và quyền lực của thế nhân, đã gây nên cuộc khủng hoảng chính trị nội bộ, trong lúc xã hội đang thăng hoa, trên con đường phát triển tột bực về vật chất lẫn tinh thần.

Quân Ðoàn I hỗn loạn vì cuộc nội chiến đẫm máu từ ngày 10/3/1966 - 24/6/1966, giữa quân đội trung ương và phe ly khai tại Huế, Ðà Nẳng, Quảng Ngãi của Nguyễn văn Mẫn, Phan xuân Nhuận, Ðàm quang Yêu chỉ với lý do bộ ba ‘Thiệu-Kỳ-Có‘ chưa kịp lập chính phủ dân sự theo ý muốn của phe đối lập cũng như đã cách chức Nguyễn Chánh Thi.

CS Bắc Việt đã ợi dụng cơ hội trên để tổ chức lực lượng võ trang, qua cái gọi là “lực lượng tranh thủ cách mạng” của Bùi Tường Huân, Lê Tuyên, Lê Khắc Quyến trà trộn trong phe ly khai, xúi giục Phật Tử đem bàn thờ Phật từ chùa ra ngoài đường, để ngăn chận các cuôc tiến quân từ Sài Gòn ra dẹp loạn. Ðồng thời chọn các chùa đình làm công sự phòng thủ, mục đích gây cảnh đổ vỡ chết người, để phe đối lập và Hà Nội có cớ hội, tố cáo chính quyền VNCH đàn áp Phật Giáo VN, qua báo chí trong và ngoài nước, nhất là tổ chức Liên Hiệp Quốc lúc nào cũng chực chờ chia phần ăn ké các chiến lợi phẩm, để dâng công làm vui bác đảng.

Trong lúc người quốc gia đâm chém tận tuyệt, thì CS nằm vùng trong trường học, chùa nhà thờ, đêm ngày không những vót thơ văn thành chông giết người, mà còn lợi dụng những hoá chất học cụ trong phòng thí nghiệm, để làm thành những chai bom đặc nổ cháy, có sức công phá không thua gì lưu đạn. Ngô Kha giáo sư, em rể Trịnh Công Sợn, chỉ huy du kích VC qua tên “chiến đoàn Nguyễn Ðại Thức” chận đánh TQLC. Hoa Kỳ trên đèo Hải Vân, bị bắt làm tù binh và chết trong khám. Trần quang Long cũng bị thương, được thả, tiếp tục theo VC rồi chết tại Tây Ninh trước 1975. Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ngọc Phan, Nguyễn Ðắc Xuân chỉ huy Ðoàn Phật Tử Quyết Tử phá làng đốt xóm, thất bại trốn ra bưng và theo bộ đội Bắc Việt trở về Huế trong tết Mậu Thân 1968, chôn sống, giết đồng bào, đau thương không kể xiết, ngàn năm bia miệng còn truyền.

Tóm lại lý do chính của các cuộc biến động chính trị năm 1966, ngoài việc đảo lộn đen trắng để bôi bác chính quyền VNCH qua màn đàn áp tôn giáo, bịa chuyện từ cửa miệng sư Bất Hạnh việc trực thăng võ trang Mỹ, hạ cánh xuống làng quê Nam VN, để bắt cóc đàn bà, con gái, mà băng nhạc Thúy Nga 40 đã từng dàn dựng. Tất cả các sự kiện trên, đều không phải là sự trùng hơp hay ngẫu hứng, mà là hành động có nghị quyết chỉ thị của đảng, trước một khúc quanh lịch sử, trong cuộc chiến tranh Ðông Dương lần thứ II (1960-1975), khi người Mỹ và các nước Ðồng Minh của Hoa Kỳ chính thức đổ quân vào giúp VNCH, ngăn chận cuộc xâm lăng Miền Nam, của Ðế quốc đệ tam cọng sản quốc tế.

Theo các tài liệu hiện còn lưu trữ, từ ngày 7-9/2/1966 Mỹ và Nam VN đã họp thượng đỉnh tại Honolulu. Phía Hoa Kỳ gồm có TT.Johnson và các phụ tá J.Gardner, Orville Freman, Robert Koman, James Humprey, Phía VNCH, phái đoàn do các tướng Thiệu, Kỳ, Có, Thắng. cầm đầu. Sau đó, hơn nửa triệu quân Mỹ cũng như Ðồng Minh (Úc, Tân Tây Lan, Ðại Hàn, Thái Lan, Phi Luật Tân và Ðài Loan) liên tục vào giúp VNCH.

Nói chung, từ năm 1966 ố 1973 quân Mỹ đã hiên diện khắp nơi, chiến đấu bên cạnh QLVNCH lấy lại thế chủ động chiến trường, làm cho CS từ trong Nam ra ngoài Bắc đều giao động lung túng. Năm 1966 cũng là thời điểm Ðồng Minh và Mỹ tại VNCH hành quân “ TÌM VÀ DIỆT DỊCH”, phá tan gần như tất cả các căn cứ sào huyệt của VC kể cả Cục R tại Củ Chi, Hố Bò, Tây Ninh. Trong lúc đó, QLVNCH thì đặt trọng tâm “Bình Ðịnh Nông Thôn” sàng lọc, khám phá những thành phần VC nằm vùng. Hai kế hoạch hành quân một lúc, cộng thêm với sự có mặt của các sư đoàn tinh nhuệ Hoa Kỳ, Ðại Hàn, Úc, Tân Tây Lan tại Sài Gòn cũng như các tỉnh, đã đánh bật VC ra khỏi nông thôn, thành thị từ lúc đó.

Và hậu quả của các biến cố chính trị khắp hậu phương miền Nam, mà trọng điểm ở Huế, Ðà Nẳng.. qua ba năm xáo trộn (1964-1967) cũng chỉ là sự thay đổi sách lược đấu tranh cưởng chiếm miền Nam, của Võ Nguyên Giáp và Nguyễn Chí Thanh trước cường độ leo thang của chiến tranh mỗi ngày một ác liệt. Cũng từ đó, chiến dịch “Chống Mỹ cứu đảng” hầu như lan tràn khắp nước, chẳng những lôi kéo các tôn giao vào mê hồn trận, mà còn dụ bịp các tâm hồn nam nữ học sinh trong trắng, nhất là giới trung lưu con ông cháu cha, thừa mứa thì giờ và tiền bạc, nên rất dễ sa vào miệng lưởi tuyên truyền của các cán bộ đảng viên CS chuyên nghiệp..

Viết tại Xóm Cồn Hạ Uy Di

Tháng 8-2009
Mường Giang


No comments:

Post a Comment