Wednesday, September 30, 2009

Hành Trang và cuộc Lên Đường - Bảo Giang

Bảo Giang

Ngày 08-9-2006, một số người trẻ ở trong nước đã làm cuộc vận hành mang tính lịch sử khi tự minh đứng dậy làm cuộc Thăng Tiến, rồi kêu mời toàn dân và các đoàn thể chính trị phi cộng sản hãy cùng nhau tiến về mục tiêu của đất nước là hoàn tất hành trình tranh đấu cho Tự Do Dân Chủ, Nhân Quyền và Công Lý cho Việt Nam.

Khi đứng dậy, xắp xếp hành trang và nhập cuộc hành trình tranh đấu cho Tư Do, Dân Chủ, Nhân Quyền và Công Lý cho Việt Nam, những người trẻ như Lê thị Công Nhân, Nguyễn Phong, Nguyễn bình Thành và các thành viên Thăng Tiến, nói chung, tuy không có bề dầy kinh nghiệm trong đấu tranh sắt máu chính trị, nhưng bắt nguồn từ Tấm Lòng cho đất nước, do truyèn thống của Tiền Nhân để lại, họ đã khẳng định và công bố một đường lối, một chương trình lâu dài để cùng thực hiện với non sông, không phải là một hoài bão, nhưng là một cuộc cải cách toàn diện nhằm Thăng Tiến Việt Nam và đưa Việt Nam vào trường quốc tế bằng chính những giá trị cao quý Việt Nam là:

“Thăng Tiến Tổ quốc Việt Nam về các phương diện kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, tâm linh để Dân tộc được sống trong một Đất nước hòa bình, độc lập, tự do; Xã hội đạo đức, văn minh; Quốc Dân thịnh vượng, hạnh phúc.

- Bênh vực và bảo vệ các quyền lợi hợp pháp của toàn thể Đồng bào Việt Nam, không phân biệt chủng tộc, văn hóa, tôn giáo, chính kiến, quốc nội, hải ngoại, cụ thể là:

a. Các Nhân quyền và Dân quyền cơ bản (26 quyền, xem tài liệu đính kèm).
b. Các phúc lợi an sinh, xã hội theo tiêu chuẩn quốc tế.
c. Tái lập và thực thi các quyền tư hữu trọn vẹn và chính đáng của toàn Dân.

* Bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và quyền lợi của Dân tộc và Tổ quốc Việt Nam trước Quốc tế. ( trích cương lĩnh tạm thời).

Ở đây, họ không tạo ra một triết thuyết mới cho hành trình tranh đấu, nhưng cuộc Thăng Tiến Việt Nam do họ chủ trương được khẳng định đặt trên những nền tảng giá trị nhân bản, giá trị tín ngưỡng mà toàn thể nhân loại văn minh ngày nay đang thực hiện hay đang hướng tới là:

1. Các học thuyết nhân bản về xã hội và kinh tế đã được các Nước dân chủ, văn minh áp dụng có hiệu quả và uy tín để xây dựng hòa bình, công lý, nhân quyền, dân quyền, thăng tiến văn hoá, xã hội và phát triển kinh tế ổn định, bền vững.

2. Các Tuyên ngôn và Công ước Quốc Tế về Nhân quyền và Dân quyền của Liên Hiệp Quốc.
3. Các giá trị tín ngưỡng, tôn giáo.
4. Truyền thống văn hoá, đạo đức tốt đẹp và bền vững của Dân tộc Việt Nam.
5. Khát vọng của toàn Dân Việt Nam về Hòa bình, Sự thật, Công bằng, Nhân ái, Tự do, Dân chủ”. (trích CLTT)

Khi đem Tâm Tình để thực hiện một giấc mơ Tự Do Dân Chủ, Nhân Quyền và Công Lý cho đất nước, những người trẻ này không chủ trương dùng dép râu, dao mã tấu để đấu tố, bịt mặt và diệt tình người hay đòi phanh thây uống máu quân thù như Việt cộng. Trái lại, bằng tâm tình khoan dung nhân ái, họ đã công bố phương thức thực hiện hành trình Thăng Tiến Việt Nam bằng lương tri và nhân bản là:

1. Đấu tranh ôn hòa và bất bạo động bằng các phương cách:

a. Sử dụng mọi phương tiện truyền thông đại chúng để phổ biến trung thực và đầy đủ các thông tin nhằm giúp Quốc dân và Quốc tế nhận thức đúng đắn về mọi vấn đề liên quan đến sinh mệnh của Dân tộc Việt Nam.
b. Tập hợp và tổ chức Quốc Dân đòi lại 26 Nhân quyền và Dân quyền cơ bản.
c. Hướng dẫn quần chúng từng bước giành quyền lãnh đạo Đất nước thông qua bầu cử tự do và công bằng”(trích CLTT).

Nhưng tại sao những người trẻ thuộc thế hệ ba mươi, bốn mưoi này đã ngối lại bên nhau, cùng luận bàn và đưa ra một chương trình hành động để tranh đấu cho mục tiêu tối hậu là Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền, Công Lý cho Việt Nam? Chẳng lẽ, họ không thể tìm ra được bầt cứ một hình ảnh nào khả dĩ khá trong mớ lý thuyết và thực hành hỗn độn của nhà nước Việt cộng từ khi họ mở mắt chào đời cho đến nay chăng?

Hay sau mấy chục năm bị nhồi sọ, bị bịt mắt, nay họ đã nhìn rõ cái bộ mặt cực gian ác của cái gọi là “tư tưởng và đạo đức” Hồ chí Minh là kẻ đẻ ra cái nhà nước Việt cộng này? Hoặc gìa, họ đã nhận chân được cả một guồng máy chính trị, lãnh đạo của nhà nước Việt cộng này chỉ chạy được là do chất nhờn bịp bợm, dối trá, vô đạo của các thế hệ cán cộng nhớn nhỏ gắn kết lại, nên buộc tuổi trẻ phải thay đổi tư duy, đứng dậy và lên đường làm cuộc Thăng Tiến Việt Nam?

Để có thể trả lời những câu hỏi này một cách đứng đắn, tưởng cũng nên nhắc qua một qúa trình của lịch sử cận đại, ngõ hầu, có thể giải thích đụợc nguyên do tạo nên cuộc hành trình Thăng Tiến Việt Nam mà giới trẻ Việt Nam ngày nay đang hướng tới.

Đầu thế kỷ mười chín, Nguyễn Ánh nhờ Giám Mục Bá Da Lộc hỗ trợ mà thắng cuộc chiến với nhà Tây Sơn để lập thành triều đại nhà Nguyễn trên toàn cõi Việt Nam. Nhưng với chính sách bế môn tỏa cảng và đặc biệt là cuộc bách hại tôn giáo đẫm máu dưới thời Minh Mạng, Thiệu Tri, Tự Đức, đã là một cái cớ để cho bọn thực dân Pháp làm cuộc viễn chinh tại Đông Dương và đặt Việt Nam dưới ách đô hộ của chúng.

Cuộc chiến chống ngoại xâm bắt đầu nổ ra từ đó và lên đến cao điểm vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 với những cuộc kháng chiến lừng lẫy của cụ Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Nguyển Thiện Thuật, Đinh Công Tráng ….. và sau này là việc các đảng phái quốc gia ra đời. Một trong những đảng phái Quốc Gia gây ấn tượng trong lòng dân chúng vào thời gian này là Việt Nam Quốc Dân Đảng., Phong Trào Duy Tân ….v.v ..

Vào đầu thập niên 1930, Hồ chí Minh, tên tay sai và làm nô lệ cho cộng sản Quốc Tế đã cùng với một số bộ hạ như Trần Phú, Đặng Xuân Khu, Phạm văn Đồng … đã thành lập chi bộ cộng sản đầu tiên tại Việt Nam với danh xưng là đảng Cộng Sản Đông Dương. Từ đây chúng phát triển và áp đặt vào xã hội thuần lương của Việt Nam chủ thuyết Tam vô: Vô gia đình, vô tôn giáo và vô tổ quốc của cộng sản. Để có thể thực hiện chủ thuyết này trên phần đất Việt Nam, chúng trìệt để áp dụng sách lược khủng bố chính trị để mưu cướp. chính quyền.

Duới chiêu bài giải phóng dân tộc, chúng đã lừa gạt được rất đông đảo hàng ngũ đồng bào Việt Nam từ công nông thương đến học sinh và giới sỹ phu cùng nổi dậy để đánh đuổi thực dân Pháp. Kết qủa, ngày 02-9-1945 chúng đã cướp công kháng chiến của toàn dân và công bố thành lập nhà nước Việt cộng với cái tên là: Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.

Sau ngày 02-9-1945, bộ mặt thật của Hồ chí Minh và cộng sản đã lộ nguyên hình là những kẻ nô tài phục vụ cho đế quyền cộng sản quốc tế thay vì nhu cầu giải phóng dân tộc và độc lập cho Việt Nam. Rât nhiều các nhân sỹ và đồng bào Việt Nam đã trực tiếp quay mũi súng chống lại bọn Việt Minh do Hồ lãnh đạo, trong đó có cả đức cố Giám Mục Hồ Ngọc Cẩn và dẫn đến cuộc di cư vĩ đại từ bắc vào Nam năm 1954.

Hiệp định Geneve chia đôi đất nước ngày 20-7-1954 là kết qủa phải đến trong âm mưu thôn tính dần dần toàn cõi Việt Nam của cộng sản thế giới.

Cuộc đấu tố từ 1954-1957 dưới mỹ từ cải cách rộng đất thực chất chỉ là cuộc bạo hành chính trị nhằm tiêu diệt nền luân lý trong xã hội Việt Nam và đặt nền móng cho sự việc tước đoạt quyền tư hữu và tóm gọn tài sản của toàn dân vào tay chi bộ đảng cộng sản đông dương, và đó cũng là cuộc khởi đầu để chúng thi hành chủ nghĩa Tam Vô trên toàn cõi Việt Nam. Bởi lẽ không diêt được niềm tin của con người với con người, không dùng chính sách ngu dân và đấu tố, cộng sản không bao giờ có thể thực hiện nổi sách lược tam vô để đồng hóa con người như một sinh vật chỉ biết lao động cho cái chủ nghĩa duy vật tồi tệ của chúng

Ngày 30-4-1975 cộng sản nhuộm đỏ toàn cõi Việt Nam. Các cấp lãnh đạo của miền nam, người thì tuẫn tiết vì dân, kẻ bỏ ra hải ngoại và phần lớn thì bị cộng sản trả thù bằng những năm tháng trong ngục tù. Từ đó, chúng đã tạo ra làn sóng người vượt biên vượt biển, trốn chạy cộng sản vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại.

Dưới sự chỉ đạo của lá cờ đỏ mà Việt cộng cắm từ buị lau, bờ cỏ cho đến đầu đường xó chợ, có thể nói, học sinh Việt Nam không hề được học hỏi về luân lý, đạo đức xã hội, không hề được day dỗ để biết thế nào là Nhân Lễ Nghĩa Trí Tín. Trái lại, họ chỉ được dạy về cái gọi là “tư tưởng và đạo đưc Hồ chí Minh” “đạo đức cách mạng Việt cộng”, hoặc học về những phương cách “đấu tố tư bản, đấu tố tự do”, “đấu tố những người muốn giữ gìn và bảo vệ công lý và nhân phẩm con người”…

Với cuộc cách mạng đấu tố công lý, tiêu diệt tình người và sự triệt để áp dụng nền văn hóa dép râu nón cối ấy vào xã hội Việt Nam. Hiện tình đất nước Việt Nam hôm nay ra sao và thế hệ Việt Nam hôm nay thấy những gì?

Trong khuôn khổ hạn hẹp của bài báo, chúng tôi sẽ không đề cập đến phần, nhìn xem Việt Nam ngày nay ra sao. Mà chỉ viết về những ưu tư của thế hệ hôm nay và cuộc hành trình Thăng Tiến Việt Nam của họ mà thôi.

Sau khi thấy máu Việt tộc cứ mãi nhỏ xuống theo ngọn cờ đỏ của Việt cộng, ( nhỏ xuống bằng đủ mọi cách, từ dân oan cho đến triệt hạ tư do và bóp nghẹt công lý và đàn áp các nhà dân chủ) Người tuổi trẻ Việt Nam không thể không nghĩ đến đến những ngôn từ làm nền cho cái khẩu hiệu của nhà nước này là : Độc Lập, Tự Do, Ấm No, Hạnh Phúc mang ý nghĩa gì? Đó là hướng đi hay là một cuộc lừa dối vĩ đại?.

A. Chữ Độc Lập:

Đây là một từ ngữ người ta không thể sờ thấy được, nhưng có thể cảm nghiệm được. Hơn thế, ngươì ta có thể sẽ lấy chính máu xương của mình ra mà bảo vệ lấy sự độc lập của dân tộc. Hãy xem, Việt cộng đã làm gì cho hai chữ Độc Lập này?

1. Trước mắt, họ thấy, Việt cộng và guồng máy lãnh đạo nhà nước này luôn luôn dùng những loại từ đao to, búa lớn về chữ Độc Lập để khoa trương, lừa bịp hơn là thực hành. Bỏi lẽ, chính những kẻ lãnh đạo cái nhà nước này là những kẻ đã ký giấy bán nước cho ngoại bang. Điển hình là Hồ chí Minh và Phạm văn Đồng vì làm thân nô lệ cho tàu nên chúng đã đại diện cho cái nhà nước ấy mà công nhận chủ quyền về lãnh hải của Trung Cộng trên đảo Hoàng Sa và Trường Sa vào năm 1958. Trong khi đó, vì nền Độc Lập và chủ quyền của đất nước, năm 1974, dân quân miền nam đã liều chết để giữ Hoàng Sa và Trường Sa. Ở đây cũng nên nhắc lại là, trong lúc người miền nam hy sinh để bảo vệ mảnh đất của quê hương thì bọn Việt cộng miền bắc như đã đồng lõa với bọn tàu bằng cách nhân cơ hội này, mở rộng chiến tranh tại miền nam. Kết qủa, Trường Sa Hoàng Sa rơi vào tay Tàu cộng mà Việt cộng không dám có nửa lời phản đối.

2. Việt cộng sẽ giải thích chữ Độc Lập ra sao, sau khi Phạm văn Đồng, Hò chí Minh ký công hàm bán nươc năm 1958, lại đến phiên Nguyễn Mạnh Cầm, Lê Đức Anh, Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu ký Nghị Định Thư về biên giới và lãnh hải vào năm 1999 và 2000 để nhường nhiều phần đất và lãnh hãi của Tiền Nhân cho tàu cộng?

3. Việt cộng sẽ trả lời ra sao khi cấm cản các sinh viên học sinh và mọi tầng lớp nhân nhân biểu tình chống bọn bành trướng trung cộng khi chúng cưỡng chiếm Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam? Chúng sẽ trả lời ra sao khi hàng ngũ công an Việt cộng đàn áp nhân dân thì cực kỷ tài giỏi, nhưng lại là những đầy tớ trung thành và tận tụy lo cho tàu cộng khi đứng làm rào cản an ninh cho hàng ngũ tàu cộng phất cờ tàu trên đất nước Việt? Và chúng sẽ trả lời ra sao về vệc có hàng đoàn hàng lũ di dân tàu cộng sang sinh sống trên đất Việt mà không cần có hộ chiều và nhà nước Việt cộng cũng không thể kiểm soát được những kẻ di dân gỉa dạng du khách này hiện đang cu ngụ ở những nơi nào trên đất nước Việt nam. Chúng có dám kiểm tra giấy tờ những kẻ di dân chiếm đất này không?
Ôi! Độc Lập!
B. Chữ Tự Do:

Trên giấy trắng mực đen, ngay cả trên cái gọi là tờ giấy biên nhận hiến pháp của nhà nước Việt cộng cũng công nhận qiyền tự do hội họp, sinh hoạt cũng như tự do tôn giáo của người dân. Kết qủa, người ta thấy những gì?.

Lãnh đạo Việt cộng có toàn quyền tự do, xưa là đấu tố nhân dân nay là mở quy hoạch vùng này, mai mở quy hoạch vùng khác để cướp đoạt quyền tư hữu về điền thổ của người dân để buôn bán và chia chác cho nhau và cho ngoai nhân để kiếm lời. Trong khi đó ngươì chủ thực sự của mảnh đất qua nhiều đời thì trở thành trắng tay. Điển hình là cuộc cải cách ruộng đất ở ngoài bắc từ 54-1957 chúng đã giết chết khoảng 60 ngàn người và tóm gọn toàn bộ đất đai vào tay nhà nước. Nay thì các hợp tác xã chắc không còn và sổ đỏ, ( giấy chủ quyền đất) hẳn là nằm trong tay các đảng viên nhớn nhỏ? Ngay những tài sản của tôn giáo, chúng cũng tìm cách chiếm đoạt. Bởi lẽ, những vị trí ấy toàn là những vị trí bán được nhiều tiền mà cán bộ nhà nước không cần phải mua. Cứ tự do mà chiếm cứ, buôn bán chia nhau là hợp pháp luật!

Riêng phần tự do hội họp, tự do ngôn luận, báo chí, truyền bá tư tưởng chúng viết trên tờ giấy lộn thì xin … kiếu. Người dân tưởng nhầm là có và đòi hỏi Tự Do thì cánh của nhà tù lúc nào cũng mở rộng. Hãy vào đó mà thực hiện giấc mộng tự do trên giấy!. Bởi vi trong cuốn Pháp Chế Xã Hội Chủ Nghĩa, địch từ tiếng Nga được in ở Hà Nội vào năm 1988, trong đó nhà nước Việt cộng như ngầm công bố câu nói nền tàng của Frederic Engels, là cơ sở xây dựng chế độ này là ...” Nhà nước được lập nên không phải vì Tự Do, Nói cách khác, có nhà nước thì không có Tự Do, mà có tự do thì không có nhà nước xã hội chủ nghĩa”

Hỡi ơi, Tự Do!
C. Chữ Ấm No

Lớp cán cộng được nhà nước Việt cộng định nghĩa là đầy tớ của nhân dân phát xuất từ ngày 02-9-1945 và bùng nổ, phấn khởi hồ hởi phát triển sau mùa đấu tố 54-57 đến nay thì nhà sang cửa rộng Cơ sở thì nơi nào cũng có Riêng người được phong làm chủ đất nước thì biến thành dân oan đi khiếu kiện đòi đất đòi nhà trên bề diện cả nước. Hai giai cấp nòng cốt lãnh đạo và đi làm cách mạng, đẻ ra nhà nước Việt cộng là Nông Dân và Công Nhân thì nay sửa soạn Xuống Hố Cả Nước. Bởi lẽ, nông dân không còn mảnh ruộng để cày bừa. Nếu có thì sống trên ruộng lúa mà lo không có gạo nấu cơm. Phần công nhân thì có lẽ chưa bao giờ sức lao động của họ bị bóc lột thô bạo đến như thế. Ấy là chưa kể đến những móc ngoặc từ nhà nước với giới chủ nhân để trân lộc sức lao động cần cù của người dân. Và cũng chưa nói tới việc nhà nước bán dân đi làm nô lệ lao động, nô lệ tình dục ở nước ngoài và cũng chưa nói tới việc thiều dinh dưỡng trầm trọng đối với các trẻ em ở trong nước..
Ấm No ở đâu ra?

D. Chữ Hạnh Phúc

Từ điển Việt Nam thời Việt cộng cũng có chữ Hạnh Phúc hay sao? Chuyện này cũng lạ và khôi hài như chuyện Hồ chí Minh không có vợ, không có con đấy nhỉ? Hồ nói phét một đời là hy sinh cho dân cho nước, và không có vợ không có con! Nay thì Tăng tuyết Minh và Nông thị Xuân ở đâu? Hồ chí Minh là kẻ độc ác và vô gia đình như thế thì hạnh phúc của người dân kiếm ở đâu ra? Nếu có thì hẳn là do câu chuyên sau: ”Dưới chân dung Hồ chủ tịch, mặc quần xong, đồng chí bố hỏi con gái? Thế lào? Xoàng, thua cả bác và anh nhớn? Ai bảo thế? Mẹ!”
Đấy, hạnh phúc của xã hội chủ nghĩa là thế đấy.

Bởi những lý do ấy, tuổi trẻ Việt Nam hôm nay không thể ngồi yên. Trái lại, họ đã kiểm tra lại hành trang rồi lên đường, làm cuộc Thăng Tiến cho đất nước. Khi đi, họ đã biết trước là chẳng có cuộc tranh đấu nào không có mồ hôi, máu và nước mắt. Và cũng chẳng có vinh quang nào mà không kết tụ bằng nước mắt và máu. Thành qủa của cuộc Thăng Tiến Việt Nam không tự nhiên mà có, nhưng phải vào cuộc và tranh đấu bằng toàn bộ sức mạnh và ý chí của mình. Như thế, hành trình của người trẻ Việt Nam hôm nay có thể sẽ khởi đi từ nhà trường đến nhà tù cộng sản rồi vào xã hội. Tuy nhiên, bước đi thăng trầm ấy không thể ngăn cản được những dòng máu còn nóng, còn nặng tình với quê hương và dân tộc. Trái lại. Họ vẫn đi. Đi trong hiên ngang, đi trong tự tin của dân tộc như Lê thị công Nhân, một trong những ngưòi trẻ kiệt xuất của Việt Nam trong lớp Thăng Tiến ấy đã khẳng định rằng:

Lê Thị Công Nhân
“Gia đình tôi đã chuẩn bị cho trường hợp xấu nhất, đó là tôi sẽ bị khởi tố và có thể bị đi tù. Nhưng tôi xin khẳng định một lần nữa, đó vẫn chưa phải là điều tồi tệ nhất có thể xảy ra …”

“Nhưng tôi xin khẳng định bằng tất cả lương tâm, trách nhiệm và tình cảm của mình đối với đất nước Việt Nam và dân tộc Việt Nam là tôi sẽ chiến đấu tới cùng cho dù chỉ còn có một mình tôi để đấu tranh, trước hết là giành lấy Nhân Quyền cho chính mình, và giành lấy Nhân Quyền, Dân Chủ và Tự Do cho người dân Việt Nam. Cộng sản Việt Nam đừng có mong chờ bất kỳ một điều gì gọi là thỏa hiệp, chứ đừng nói là đầu hàng từ phía tôi.” (LTCN)

Ngày nay, Lê thị Công Nhân và nhiều nhà Dân Chủ khác đã Nhập Ngục Cứu Quốc và cả thế giới loài người đã nghe và súc động vì những lời nhân bản ấy.

Chúc các bạn trẻ vững tiến trên đường Thăng Tiến. Và hoàn tất sứ mạng lịch sử đem lại Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền và Công Lý cho Việt Nam.

… Em ơi, Tổ Quốc chờ em đấy,
Mau lớn khôn lên giữ cõi bờ…
Bảo Giang



Tuesday, September 29, 2009

Kỷ niệm ngày giỗ lần thứ 8 của Cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu (29/9/2001 – 29/9/2009) - Đỗ Văn Phúc


Ngày giỗ thứ 8 năm 2009




Nhớ về người Tư Lệnh cũ
Cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu (29/9/2001 – 29/9/2009)

Trong các đơn vị thuộc vùng 3 Chiến thuật, Sư đoàn 5 Bộ binh là đại đơn vị trấn nhậm một trọng điểm có tầm sinh tử đối với thủ đô Sài Gòn nhất. Do đó, các cuộc binh biến không thể thiếu sự đóng góp của Sư đoàn 5 BB. Đại tá Nguyễn Văn Thiệu nhờ vào chức vụ Tư lệnh SĐ5BB mà đã được mời tham gia vào cuộc đảo chánh lật đổ cố Tổng thống Ngô Đình Diệm vào ngày 1 tháng 11 năm 1963.

Từ các căn cứ ở Bình Dương, chỉ cách Sài Gòn không đầy 30 ki lô mét, các đơn vị mang số 5 đỏ giữa ngôi sao trắng đã được nhanh chóng điều động về thủ đô chiếm cứ các cơ quan trọng yếu của chế độ. Trong tấm ảnh chụp chung của các Tướng lãnh tham gia đảo chính, Đại Tá Thiệu lúc đó còn ngồi một cách khiêm tốn ở hàng sau giữa những ông tướng có vẻ hùng hổ, tự đắc. Khuôn mặt ông Thiệu ngày đó còn gầy guộc, nhưng đã thấy trong đôi mắt nét sắc sảo, hứa hẹn một bước tiến chính trị rộng mở trong tương lai.

Là một sĩ quan cấp úy nhỏ nhoi trong đội quân cả triệu người, thì hiểu biết được bao nhiêu mà dám viết về một Tổng thống, một Tổng Tư Lệnh Quân đội! Nhất là về cố Tổng thống Thiệu, người đã được công chúng và nhiều sử gia nhận xét thiếu công minh cho đến khi các tài liệu dần dần được giải mật và công bố để trả lại cho ông phần nào sự công bằng.

Lần đầu tiên tôi được gần ông nhất là ngày lễ mãn khoá của Khoá 1 Sĩ quan hiện dịch Chiến Tranh Chính Trị vào đầu tháng 5 năm 1969. Sau đại lễ huy hoàng tại vũ đình trường, các tân thiếu úy được đưa vào hội trường mới xây phía sau lưng toà nhà Bộ Chỉ Huy. Nơi đây, chúng tôi sắp hàng một để lần lược bước đến nhận quà do Tổng thống trao tận tay. Đó là một cây bút bi hiệu Parker, trên đó có in huy hiệu của Tổng Thống bằng kim nhũ và một cửa sổ nhỏ để mỗi lần bấm thì hiện ra theo thứ tự các dòng chữ biểu hiện ba mục tiêu mà chính phủ của ông đã đề ra: xây dựng dân chủ, giải quyết chiến tranh, và cải tạo xã hội.

Nhận xét đầu tiên khi đối mặt vị Tổng thống là ông có khuôn mặt nhỏ nhưng rất thông minh, đôi mắt sáng sắc sảo, và nụ cười rất thân tình, cởi mở. Nhờ đó, những tân thiếu úy đã không cảm thấy khoảng cách quá xa đối với người lãnh đạo cao nhất của quốc gia và quân đội. Ông đã dùng cơm với chúng tôi sau khi ban một huấn thị ngắn và đầy ý nghĩa của một người anh đối với các em vừa chuẩn bị bước vào cuộc chiến gian nguy.

Vì đường công danh chính trị của ông phát xuất từ Sư Đoàn 5 Bộ binh, nên mối quan tâm của ông đối với sư đoàn này cũng có phần đặc biệt ưu đãi. Các tư lịnh sư đoàn thường là những vị thân tín của Tổng thống Thiệu và rất có tương lai trong binh nghiệp. Sau khi ra trường tôi may mắn phục vụ sư đoàn này, và đã từng hãnh diện khi nhìn thấy tấm hình của vị cựu Tư lịnh Nguyễn Văn Thiệu treo trong các phòng họp cấp Sư đoàn và Trung đoàn. Ngoài cái biệt danh “Sư Đoàn Nùng” (vì là hậu thân của một đơn vị toàn người Nùng từ miền Thượng Du Bắc Việt chuyển vào sau hiệp định Geneve), người ta còn gọi chúng tôi là “lính ông Thiệu”.

Thuyên chuyển qua Không Quân cuối năm 1971, tôi không được vinh dự tham chiến trận An Lộc vào Mùa Hè Đỏ Lửa năm 1972, nên không được có mặt công kênh Tổng thống khi ông đến chiến trường ủy lạo binh sĩ giữa lúc tiếng súng còn chưa dứt ở các đồn diền cao su quanh thị trấn An Lộc đổ nát. Chúng tôi quý ông ở điểm này. Là một nguyên thủ quốc gia, ông có quyền hưởng những ngày tết an toàn ở thủ đô trong không khí hạnh phúc của gia đình. Nhưng không có Tết nào mà ông không tìm đến với các đơn vị tiền đồn hẻo lánh. Trong bộ ka ki bốn túi bình dị, chiếc nón jockey đen có phù hiệu hai con rồng, Tổng thống Thiệu đã mang lại cho những người lính chiến chúng tôi niềm an ủi sâu xa thể hiện một mối quan tâm mà hiếm khi thấy được ở những vị lãnh đạo khác.

Tính bình dị của ông, lần nữa tôi được thấy khi ông đến thăm Căn Cứ 20 Chiến Thuật Không Quân ở Phan Rang. Hồi đó là gần cuối năm 1972, sau khi chúng tôi hoàn tất việc tiếp nhận căn cứ từ Không Lực Hoa Kỳ. Một đại đơn vị tân lập của Không Quân Việt Nam đang thành hình, đi vào ổn định để tích cực tham gia chiến đấu ở Vùng 2 Chiến thuật.

Tổng thống đã đến với chúng tôi, ăn tối với các sĩ quan tại Câu Lạc Bộ trên ngọn đồi nhìn ra hướng bờ biển Ninh Chữ. Không một chút quan cách, lễ nghi, ông đã tươi cười trò chuyện cùng chúng tôi trong hơn hai tiếng đồng hồ. Ông đã trao cho Căn cứ một món tiền nhỏ và dí dỏm: “Thường là cấp nhỏ hối lộ cấp trên! Bây giờ thì tôi hối lộ các anh”. Số là Tổng thống còn bà mẹ già đang ở trong căn nhà gần bờ biển. Hàng ngày, các phản lực cơ của Không đoàn 92 Chiến Thuật cất cánh thường bay qua phía làng của Tổng Thống. Tiếng gầm rú của động cơ quấy nhiễu không khí yên bình của bà cụ, làm bà sợ hãi. Ông Tổng Tư Lệnh phải hối lộ cho thuộc cấp để yêu cầu bay chệch một chút, né cái làng Ninh Chữ kia ra.

Miền Nam mất.

Người ta đổ lỗi cho nhau. Người chịu nhiều tai tiếng là Tổng thống Thiệu.

Dĩ nhiên, ông không thể tránh phần trách nhiệm nặng nề đã làm mất miền Nam mà hậu quả là Cộng sản đã đưa đẩy mười lăm triệu đồng bào vào hỏa ngục, gần ba trăm ngàn đồng đội vào các trại tù khắc nghiệt mà hậu quả có hàng chục ngàn đã chết cách này hay cách khác, cùng với cả triệu người liều thân vượt biển mà con số bỏ thây làm mồi cho cá lên đến hơn một nửa.

Ông cũng bị tai tiếng về tài sản miền Nam, điển hình là 16 tấn vàng mà thực tế là đã do tên phản bội Nguyễn Văn Hảo trao lại cho bọn Việt Cộng. Lưu vong ra nước ngoài, ông đã sống ẩn dật, không ồn ào phô trương mà âm thầm chịu đựng búa rìu dư luận. Có thể ông có tài sản lên đến bạc triệu đô la. Nhưng nó đáng kể vào đâu nếu so sánh với con số hàng tỷ đô là mà bọn Việt Cộng thủ đắc hiện nay ?

Tôi cầu xin vong linh cố Tổng Thống tha thứ vì chính tôi cũng đã có lần viết thiếu công bằng về ông khi nhìn sự thất bại của miền Nam theo cách nhìn hạn hẹp của mình. Làm lãnh tụ một nước nhỏ, hoàn toàn lệ thuộc về kinh viện và quân viện của ngoại bang, thì việc quyết định không thể nào tự chủ được. Tổng thống Diệm cũng vì yêu nước, kiên cường trước áp lực Mỹ mà bị thảm sát. Tổng thống Thiệu đã vẫy vùng mà không thoát được. Ông cũng đã từng chứng tỏ sự can đảm, cứng rắn đến độ căng thẳng với Mỹ trong thời gian chuẩn bị Hoà Đàm Paris. Ông cũng từng đối đầu với tên cáo già Henry Kissinger và đã bị tên Do Thái này gán cho những từ ngữ không đẹp. Tựu trung, ông đã chứng minh bản lãnh, lòng yêu nước, trí thông minh đáng để chúng ta khâm phục hơn là trách cứ. Sự thành bại của miền Nam hoàn toàn nằm ngoài tầm tay của chúng ta.

Duy chỉ có một điều chúng tôi trách ông. Đó là việc dùng người của ông thiên về cảm tình, sự trung thành hơn là dựa trên khả năng. Tiếc thay cho những anh tài không được trọng dụng, mà thay vào đó là những tướng lãnh thiếu kinh nghiệm chiến đấu, một số thì đầy lòng tham. Hậu quả là nạn tham nhũng đã làm suy giảm tinh thần chiến đấu của quân dân miền Nam. Quân Lực VNCH có hơn trăm vị tướng mà con số vị trong sạch tài đức chỉ đếm trên đầu ngón tay. Mà ngay họ cũng chẳng ngồi lâu hay được trọng dụng đúng với khả năng. Khi thành lập đảng Dân Chủ, Tổng Thống Thiệu đã vì an toàn chính trị của mình mà làm tan vỡ khối đại đoàn kết quốc gia giữa các đảng phái chính trị và tôn giáo. Những năm đấu thập niên 1970, khi tình hình quân sự rất khả quan, phải chi ông chú tâm vào cuộc chiến bài trừ tham nhũng, nâng đỡ đối lập, phát huy thêm tự do để tăng cường sức mạnh quần chúng thì có hy vọng cải thiện phần nào cách nhìn của người Mỹ và cuộc chiến đã không kết thúc theo chiều hướng bi đát như đã xảy ra năm 1975.
Nói gì đi nữa thì công và tôi của một vị Tổng thống phải chờ thêm thời gian để phán đoán. Những cuốn sách do các chính khách, báo giới cả Mỹ lẫn Việt viết ra sau này, những tài liệu được giải mật đã đem lại phần nào sự xét đoán công minh về vị Tổng thống thứ hai của chế độ Cộng Hoà Việt Nam.

Hôm nay, nhân ngày giỗ lần thứ 8 của cố Tổng Thống, tôi mua chai Chivas Regal (loại rượu mà ông thường dùng), rót ra một chung để kính mời người cựu Tư Lệnh Sư Đoàn. Tôi vẫn quý ông về lòng ái quốc và những đức tính hiếm hoi trong vai trò người lãnh đạo quốc gia và nhất là người Tổng Tư Lệnh Tối Cao của Quân Lực VNCH.

Chúng ta sẽ nhớ mãi câu nói của ông:
    ”Sống mà không có Tự do, thì coi như đã chết”
    (To live without freedom is to have already died.)
Austin, tháng 9, 2009
Kỷ niệm ngày giỗ lần thứ 8 của Cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu (29/9/2001 – 29/9/2009)

Đỗ Văn Phúc
oooOooo

Bài điếu văn của cựu Chuẩn Tướng Phan Hòa Hiệp đọc trước linh cửu Cố Tổng Thống NGUYỄN VĂN THIỆU ngày 5/10/2001
    Kính thưa Phu Nhân Tổng Thống NGUYỄN VĂN THIỆU và gia đình,
    Kính thưa các cấp cựu Tướng Lãnh,
    Kính thưa các vị Quan Khách.
Hôm nay tôi được chỉ định đại diện Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đến đây để thành kính nghiêng mình trước linh cữu của cựu Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) và cũng là vị Tổng Tư Lệnh Tối Cao của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa (QLVNCH). Trước sự mất mát lớn lao của gia đình, QLVNCH chúng tôi xin trân trọng chia buồn cùng phu nhân và tang quyến.
    Kính thưa Tổng Thống NGUYỄN VĂN THIỆU,

    Từ đâu đó chúng ta đã từng nghe những lời như sau:

    "Như ngọn gió, ta từ đâu tới ?
    Ai trả lời câu hỏi giùm ta.
    Cõi trần một thoáng vút qua,
    Dẫu trăm năm tuổi ... chỉ là giấc mơ !"
Giấc mơ nào thì cũng vô cùng ngắn ngủi, vì đời người như gió thoảng qua, và nơi kiếp phù sinh có ai sống mãi bao giờ.

Xuất thân từ khóa I Sĩ Quan Võ Bị Huế năm 1948. Tiếp theo chuỗi thời gian dài, Tổng Thống đã phục vụ dưới cờ qua khắp các chiến trường Trung Nam Bắc và qua các chức vụ từ Trung Ðội Trưởng, Ðại Ðội Trưởng, Tiểu Ðoàn Trưởng, Tư Lệnh Sư Ðoàn, Quân Ðoàn đến Tổng Trưởng Bộ Quốc Phòng, và cuối cùng là Chủ Tịch Ủy Ban Lãnh Ðạo Quốc Gia rồi Tổng Thống nền Ðệ Nhị Việt Nam Cộng Hòa.

Ðã 3 lần phục vụ tại Trường Võ Bị Sĩ Quan Dalat. Vào năm 1951, Tổng Thống là Sĩ Quan Huấn Luyện Viên của Khóa 5 Võ Bị Dalat, một khóa nổi tiếng trong lịch sử của Trường, đã đào tạo ra nhiều vị Tư Lệnh Sư Ðoàn và Quân Ðoàn cho QLVNCH.

Hai lần sau đó Tổng Thống đã đảm nhiệm chức vụ Chỉ Huy Trưởng của Trường nầy vào các năm từ 1957 và 1958 tới 1960.

Trong chức vụ trên, Tổng Thống đã dày công xây dựng nền tảng cho Trường Võ Bị từ ngày đầu tiên của nền Ðệ Nhất Cộng Hòa - Từ cải tổ chương trình huấn luyện liên quân cho đến các nghi thức, lễ phục, phù hiệu, trong đó có phần lễ Truy Ðiệu Tử Sĩ đã tạo nhiều cảm xúc lưu truyền đến ngày nay. Tổng Thống cũng tổ chức lại phần quan trọng trong chương trình Văn Hóa, kéo dài thời gian huấn luyện 4 năm đào tạo, các sinh viên Võ Bị ra trường có trình độ cấp Ðại Học để đảm nhiệm được những chức vụ chuyên môn ngoài lãnh vực quân sự.

Ngày 19 tháng 6 năm 1965, Tổng Thống đã cùng các Tướng Lãnh trong Hội Ðồng Quân Nhân đứng ra đảm nhiệm trách vụ lịch sử, lãnh đạo Quốc Gia sau một thời gian đất nước bị xáo trộn và khủng hoảng khắp nơi. Ðể lấy lại niềm tin cho Quốc dân và Quân Ðội, Hội Ðồng Quân Nhân dưới sự lãnh đạo của Tổng Thống đã đưa ra quyết tâm:
    1. Tôn trọng tinh thần dân chủ và
    2. Quân Ðội phải triệt để phục vụ toàn dân.
Từng bước một, Tổng Thống cùng toàn thể Chính Phủ chấn chỉnh an ninh trật tự, nêu cao tinh thần Quân Ðội, thực hiện cuộc bầu cử Quốc Hội với Bản Hiến Pháp mở đầu cho giai đoạn dân chủ căn bản của nền Ðệ Nhị Cộng Hòa.

Và từ đó ngày 19 tháng 6 cũng trở thành Ngày Quân Lực và ngày này đã gắn liền tên tuổi của Tổng Thống cùng các vị Tướng Lãnh đã can đảm ra nắm quyền lo việc đất nước lúc bấy giờ.

Trong thời gian lãnh đạo, Tổng Thống luôn luôn có mặt tại các chiến trường, đặc biệt trong các trận chiến lớn lao và khốc liệt để thăm viếng, ủy lạo, khuyến khích tinh thần các cấp quân dân chống lại quân thù.

Mặt trận An Lộc, Trị Thiên như dầu sôi lửa bỏng, cả thế giới cùng theo dõi lo ngại, Tổng Thống cũng đã đến tận nơi để chia sẻ nỗi hiểm nguy và khổ cực của quân dân.

Giai Ðoạn từ 1971 đến tháng 4-1975 là giai đoạn hết sức khó khăn cho vị lãnh đạo như Tổng Thống - Mặt trận dồn dập tiếng súng không dứt, ngày đêm Tổng Thống phải theo dõi chiến trường, mặt khác Tổng Thống phải liên tục đấu trí hòa đàm trước những áp lực và dối trá của Ðồng Minh đã không muốn cho chúng ta tham dự trực tiếp vào bàn thảo Hiệp Ðịnh Ba-Lê.

Từng giờ từng phút, lúc nào Tổng Thống cũng tỏ ra điềm tĩnh và can đảm ra sức tranh đấu quyết liệt cho quyền lợi và sự mất còn của quốc gia Việt Nam cho đến giây phút cuối cùng.

Nhưng than ôi!

Làm sao được khi mà tay của Tổng Thống cũng như của các Tướng Lãnh ngoài mặt trận đã bị trói chặt, khi mà vận nước đã đến hồi đen tối và khi mà lòng trời cũng đứng về phía mạnh và hình như Ngài cũng đã quyết định bắt buộc dân tộc Việt Nam phải trải qua một kiếp nạn không thể tránh khỏi thì từ Tổng Thống cho đến 17 triệu dân Miền Nam cũng đành cam số phận mà thôi.

Từ khi ra nước ngoài, Tổng Thống cũng không ngại miệng tiếng thị phi vẫn luôn luôn cố gắng gặp gỡ nhiều cấp và cũng đã có nhiều dịp tâm sự cùng các cựu Sĩ Quan Võ Bị Dalat cũng như các chiến hữu khác, để khuyên nhủ anh em cố gắng giữ vững niềm tin, Quân Lực VNCH cố gắng giải phóng đất nước và mong anh em đừng bao giờ bỏ cuộc.
    Kính thưa Tổng Thống,
25 năm tại đất người, Tổng Thống thường khuyên anh em đừng bỏ cuộc nhưng hôm nay Tổng Thống đã bỏ cuộc ra đi vĩnh viễn về nơi an nghỉ. Lần bỏ cuộc nầy không có ai có thể trách cứ Tổng Thống được cả - Nghĩa Tử - Nghĩa Tận.

Thật vậy, từ ngày mất nước Tổng Thống đã bị nhiều nguồn dư luận lên án gần như đôi lúc quá khắt khe trong 2 việc là: Tổng Thống đã bỏ chạy không ở lại chiến đấu cùng anh em như lời đã hứa và sau đó là không lo gì cho đồng bào tỵ nạn cả.

Hôm nay ở đây nhắc lại, chúng tôi không đủ tư cách luận công hay giải oan vì lịch sử về sau sẽ nhận xét công bằng hơn - lịch sử bao giờ cũng khách quan và công bằng. Nhưng dù gì công việc làm đã qua và tinh thần tranh đấu bất khuất của Tổng Thống đối với Quốc gia, đối với đất nước thì quả những nguồn dư luận kia có phần khắt khe và có phần nào oan uổng cho người có lòng.

Việc Tổng Thống ra đi hay ở lại, đã là một sự trả giá xong xuôi giữa Cộng sản và Ðồng minh của chúng ta rồi. Hơn nữa sự ra đi của Tổng Thống là một áp lực đe dọa lấy cớ nếu Tổng Thống không đi thì Miền Nam không thể nào giải quyết được; Và đó là điều kiện căn bản Cộng sản đòi hỏi nhiều năm trên bàn hội nghị, và đó cũng là màn bịp bợm mua bán của BẠN và THÙ.

Về việc đồng bào tỵ nạn, có thể một vài tờ báo ngoại quốc diễn đạt lệch lạc và sai hẳn ý nghĩ của Tổng Thống. Làn sóng người Việt tỵ nạn lên đến hằng triệu người, cả thế giới phải điên đầu góp tay cứu giúp còn chưa xong, làm sao Tổng Thống có thể làm gì được khi thân phận chính mình cũng đang là một người tỵ nạn không biết về đâu.
    Thưa Tổng Thống,
Trong sự mất mát lớn lao của đất nước qua 25 năm nay, chúng tôi biết Tổng Thống là người chịu đựng đau khổ âm thầm nhất, người chịu đắng cay nhiều nhất, nhưng Tổng Thống luôn luôn cố giữ yên lặng nuốt trôi tất cả buồn giận của thế nhân. Tất cả mọi người không ai bao giờ muốn mình có lỗi cả, chỉ việc đổ lỗi cho vị lãnh đạo là mình được yên tâm rồi ? Ðến ngay cả những kẻ mưu mô bán đứng miền Nam Việt Nam cho Cộng sản cũng đã tạo ra dư luận là QLVNCH là bất lực và tham nhũng để mất miền Nam!

Chúng tôi biết trong nhà Tổng Thống, đặc biệt trong phòng đọc sách bị cấm không một ai được vào để ở đó Tổng Thống đôi lúc giam mình, yên lặng suy nghĩ hằng ngày hằng đêm.

Cũng có những buổi chiều ngồi bên hồ vắng, Tổng Thống đã lặng đi hằng giờ trầm ngâm suy tưởng cho chính mình và cho đất nước rằng biết bao giờ được thanh bình và hơn 70 triệu dân thoát khỏi ách Cộng sản để có được tự do no ấm.
    Kính thưa Tổng Thống,
Thôi, từ xưa tới nay, dễ mấy ai vội đem sự thành bại luận anh hùng?

Tôi xin đọc vài vần thơ dưới đây của một cựu sinh viên Sĩ Quan Khóa 12 Võ Bị Dalat để tiễn đưa anh linh Tổng Thống cùng cánh Hoa Dù...bay về nơi vĩnh cửu - Nơi đó có hằng rừng Quốc và Quân kỳ - Nơi đó có những Hiệu kỳ của 4 Quân Ðoàn cùng toàn thể Hiệu kỳ của các Quân Binh Chủng, Nha Sở thuộc QLVNCH đang chờ chào đón Tổng Thống:
    "Chúng ta, trước như sau, vẫn Ðúng,
    Dưới trời xanh, sừng sững hiên ngang.

    Lời thề xưa ... vẫn rền vang:


    - Không nề gian khổ, chẳng màng lợi danh !
    Ai luận việc không thành, cứ xét.
    Mặc cho đời suy tính thiệt hơn.
    Chúng ta ... không có gì buồn,
    Tiếc chăng,
    Tiếc chăng chẳng được chiến trường phơi thây !"
Hôm nay tụ họp nơi đây, trên 11 vị Tướng Lãnh, hàng trăm Sĩ Quan các cấp từ các nơi đổ về đứng bên cạnh Tổng Thống, nhưng chưa hết, xin Tổng Thống lướt qua hàng trăm vòng hoa chung quanh, gần như đầy đủ tên tuổi các Tướng Lãnh đều về đây tiễn đưa Tổng Thống.

Chúng tôi cũng xin nguyện trước linh cữu của Tổng Thống vẫn luôn ghi tạc nhớ lời khuyên của Tổng Thống là Không bao giờ bỏ cuộc cho đến lúc toàn dân Việt Nam được giải phóng và tự do, no ấm. Nếu không làm được chúng tôi cũng xin bỏ mình theo Tổng Thống nơi đất người.

Một lần nữa, chúng tôi xin cầu nguyện linh hồn của cố Tổng Thống NGUYỄN VĂN THIỆU ra đi được an bình và được mọi sự che chở trong vòng tay đầy ân sủng của đấng Từ Bi Toàn Năng Cao Cả trên trời.
    Muôn vàn tiếc thương - Nghìn thu vĩnh biệt.
Phan Hòa Hiệp
oooOooo



















TỔNG THỐNG NGUYỄN VĂN THIỆU MỘT NGƯỜI CAN ĐẢM VÀ YÊU NƯỚC - Đinh Lâm Thanh


Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu

Đinh Lâm Thanh

Hãy kiên nhẫn thêm một thời gian nữa để chờ xem lịch sử đánh giá, lúc bấy giờ chúng ta mới có thể kết luận một cách chính xác về con người và sự nghiệp của cựu tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Trong giai đoạn nầy thì hãy còn quá sớm, vì không thể căn cứ trên những tài liệu thiếu chính xác của một số người bị thất sũng hoặc vì ân oán cá nhân, đã vội vã phê phán về một vị cựu tổng thống vừa nằm xuống không lâu. Nhiều hồi ký do một vài tướng lãnh cũng như những cựu công chức cao cấp viết ra, mà trong đó, ngoài việc chạy tội và tự đánh bóng đề cao cá nhân, người ta thấy khá nhiều mâu thuẩn theo quan niệm riêng tư hoặc mực độ tình cảm cá nhân của họ đối với cựu tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Ngoài ra còn một số tài liệu của nhóm bồi bút cộng sản gồm toàn luận điệu tráo trở và bóp méo lịch sử cận đại thì không thể căn cứ vào đó để viết về vai trò lãnh đạo của một tổng thống Việt Nam Cộng Hòa.

Bài viết nầy không có tính cách sử liệu. Đây là quan điểm của một công dân, một người lính phải buông súng giữa đường và hôm nay vẫn còn cầm viết tiếp tục tranh đấu, muốn bày tỏ lòng ngưỡng mộ của mình đối với Cựu Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu nhân ngày lễ giỗ thứ 8 của ông.

Theo quan điểm của tôi, cựu tổng thống Nguyễn Văn Thiệu là một người can đảm và yêu nước. Thật vậy, trong cảnh dầu sôi lửa bỏng những ngày cuối cùng của nền Đệ Nhị Cộng Hòa mà từ nội địa ra đến hải ngoại, nếu có một lãnh tụ nào thật sự có thái độ can đảm và thật tâm yêu nước thì đó là một điều quý hiếm và cần phải ghi nhận để nêu gương cho những người khác. Ngoài hai vị tổng thống tiền nhiệm Ngô Đình Diệm và Trần Văn Hương (dù ông Trần Văn Hương chỉ chấp chánh một giai đoạn ngắn) là những vị nặng tình với quốc gia dân tộc thì chỉ còn ông Nguyễn Văn Thiệu là một người xứng đáng để nhắc đến trong những ngày giỗ.

Những ai đã trải qua dưới thời lãnh đạo của cựu tổng thống Nguyễn Văn Thiệu thì không thể quên được những âm mưu phá hoại từ nội bộ do một số tướng lãnh nhận đã ân huệ và tiền bạc từ ngoại bang để thi hành chỉ thị của cộng sản và tôn giáo cũng như để phản bội lại chính nghĩa quốc gia, đồng đội và anh em chiến sĩ thuộc quyền. Chính những vị tướng nầy đã chạy theo ngoại bang và cộng sản, quay lại ám hại chính thể Việt Nam Cộng Hòa. Hơn nữa, tình hình bất ổn chính trị xảy ra thường nhật từ Sài Gòn đến Huế với những cuộc biểu tình xuống đường chống đối của sinh viên, công nhân, con nít, bà già trầu … do cộng sản phối hợp với CIA chỉ huy nhằm yểm trợ cho cuộc tháo chạy của Mỹ cũng như xâm lăng của miền Bắc. Những hành động quấy rối hậu phương đã lung lạc tinh thần đồng thời bó tay người lính đang ngày đêm chiến đấu chống quân thù bảo vệ từng tất đất quê hương. Mặt khác, Mỹ chuẩn bị rút quân tháo chạy sau khi buộc Việt Nam Cộng Hòa phải chấp nhận Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam như một thực thể đối lập của miền Nam, đồng thời chính phủ Mỹ thông báo chương trình cắt giảm và chấm dứt viện trợ quân sự để ép buộc tổng thống Nguyễn Văn Thiệu phải chấp nhận ký vào thỏa ước Versaille. Thỏa ước nầy là âm mưu để dọn đường cho Mỹ ra đi trong danh dự đồng thời giúp cộng sản dễ dàng treo cờ, chiếm đất, dành dân theo kế hoạch ngưng chiến tại chỗ kiểu da beo.

Thời bấy giờ ít ai hiểu được nỗi khổ tâm của một người lãnh đạo quốc gia mà hời hợt nhận định tình hình chính trị quân sự một cách nông cạn theo chiều hướng cộng sản và thành phần chủ trương hòa giải hòa hợp, từ đó người ta đánh giá thấp về vai trò lãnh đạo cũng như những cố gắng đối đầu của tổng thống Nguyễn Văn Thiệu với người Mỹ. Cần phải nhìn nhận một điều, dù bất cứ ai tài giỏi đến đâu cũng không thể chống đở một lúc với 3 thế lực đang đánh vào vị nguyên thủ quốc gia. Bên trong thì nội thù muôn mặt do cộng sản Hà Nội điều động qua một số tướng lãnh, là những người đã bất tài mà còn tham vọng, các viên chức nội các ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản, thành phần trí thức xanh vỏ đỏ ruột, sinh vên học sinh bỏ học a dua làm chính trị, con nít bà già trầu ngốc nghếch xuống đường theo lệnh của cha thầy. Ngoài mặt trận thì quân chính quy cộng sản và Tàu cộng đã có mặt hầu hết trong các hang cùng ngõ hẽm. Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa phải tiết kiệm súng đạn, nguồn tiếp liệu bị cắt giảm và yểm trợ không-hải-lực bị hạn chế. Điều nầy chứng tỏ chính người Mỹ và thành phần phản bội quốc gia đã trói tay tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Đồng thời người Mỹ không quên đem số phận của tổng thống Ngô Đình Diệm ra làm áp lực buộc tổng thống Nguyễn Văn Thiệu phải từ chức.

Các tài liệu giải mật đã cho thấy, vì quyền lợi mà người Mỹ đã thông đồng với khối cộng để cạn tàu ráo máng với một đồng minh. Họ đã đạp lên lời hứa danh dự của một cường quốc đứng đầu khối tự do bằng cách đóng cửa rút cầu, mà điều đáng nói nhất là việc chuyển giao trách nhiệm chiến đấu chống cộng sản cho QLVNCH nhưng lại cúp hẳn hoàn toàn các hình thức viện trợ quân sự, ngay cả súng đạn theo nhu cầu chiến trường, chỉ tương đương với một số tiền nhỏ là 300 triệu dollars !

Bị vây đánh phá từ ba phía nhưng ông Nguyễn Văn Thiệu đã can đảm chịu đựng cho đến giờ phút chót để rồi phải bàn giao chức vụ lại cho một người khác. Ngày cuối cùng, tổng thống Nguyễn Văn Thiệu lên tuyền hình tâm tình, cám ơn và tuyên bố từ chức để chia tay đồng bào, ông uất nghẹn nói không nên lời. Những giọt nước mắt của một tổng thống đã nhỏ xuống khi phải ngậm đắng nuốt cay vì không thể phơi bày tất cả sự thật phủ phàng trước mặt quốc dân. Điều nầy biểu lộ lòng yêu nước thiết tha cũng như tư cách con người của một nhà lãnh đạo.

Rồi chuyến đi lưu vong của một vị nguyên thủ quốc gia giữa đường gãy cánh mà gia tài mang theo không gì hơn ngoài nỗi uất hận của một người phải chịu bó tay trước âm mưu của ngoại bang và cộng sản. Cuộc sống kín đáo và thanh đạm của cựu tổng thống Nguyễn Văn Thiệu từ London đến Boston đã trả lời một cách rõ ràng những lời vu khống về tài sản quốc gia mà ông đã mang theo. Hơn nữa, sự im lặng trong những ngày còn lại ở quê người cũng chứng minh cho chúng ta thấy cái nhân cách và liêm sỉ của một nhà chính trị lưu vong, vì có thể tổng thống Nguyễn Văn Thiệu cũng nhận thấy mình còn những thiếu sót trong vai trò lãnh đạo.

Đinh Lâm Thanh


PHẢI TRẢ LẠI SỰ THẬT LỊCH SỬ CHO VNCHQUA VIỆC 16 TẤN VÀNG Y CỦA NGÂN HÀNG QUỐC GIA ÐÃ BỊ CS HÀ NỘI CƯỚP VÀO NGAY 1-5-1975 - Mường Giang

Mường Giang

Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã vĩnh viễn ra đi nhưng ý chí chống cộng quyết liệt của Ông, đã nổi bật trong những năm đảm nhiệm chức vụ lãnh đạo Quốc Gia (6/1965 -4/1975) và đã chứng minh qua câu nói hùng hồn, bất hủ ‘Ðừng nghe những gì cọng sản nói, hãy nhìn những gì cọng sản làm ‘ Nhưng nhức nhối nhất vẫn là câu nói ‘ Còn đất nước thì còn tất cả’ . Thật vậy từ ngày VNCh bị sụp đổ vào trưa 30-4-1975, người miền Nam VN đã mất hết theo vận mệnh của đất nước từ tài sản, mạng sống kể cả cái quyền ‘ biểu tình chống chính quyền ‘..mà Hiến Pháp VNCH có qui định.

Tổng thống Ngô Ðình Diệm có công giữ vững VNCH trong chín năm và Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu là người đã tiếp tục lèo lái con thuyền Quốc-Gia, chiến đấu trong điều kiện vô cùng khó khăn, dầu sôi lửa bỏng trước áp lực bành trướng của cọng sản quốc tế, trong lúc đồng minh Hoa Kỳ lúc đó, không bao giờ có thực tâm yểm trợ hữu hiệu cho QLVNCH. Nhưng với quyết tâm của TT.Thiệu, chính phủ và toàn dân, cũng như sự chiến đấu anh dũng của quân lực Miền Nam. Nhờ vậy VNCH mới tồn tại được cho tới ngày 30-4-1975.

Và bây giờ dù ai có thương ghét, hoan hô hay đả đảo, thì cựu Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu cũng đã trở thành người thiên cổ vào ngày 29-9-2001, tại Boston tiểu bang Massachusetts, Hoa Kỳ hưởng thọ 78 tuổi. Ông mất để tự mình chấm dứt những oan khiên, lụy phiền chồng chất. Tất cả đều là hậu quả tất yếu của mười năm làm người lãnh đạo VNCH, chống lại cuộc xâm lăng của cọng sản Bắc Việt và bọn Việt Gian tay sai nằm vùng tại hậu phương.

Ðây là một cuộc chiến bi thảm nhất của dân tộc VN, vì phải đương đầu với toàn khối cọng sản quốc tế, được tiếp tay công khai, bởi một số ít người,luôn được ưu tiên trong xã hội miền Nam lúc đó, suốt cuộc chiến. Chúng là thành phần ngụy hòa của VNCH, gồm đám quan quyền đa số xuất thân từ lính Tây, bị thất sủng, hay vẫn đang tại chức nhưng bất mãn vì túi tham chưa đầy. Bên cạnh đó là một bọn người vong ơn bạc nghĩa, tất cả mang mặt nạ trí thức khoa bảng nhưng trái tim và cõi hồn thì bần tiện ích kỷỳ. Nhưng trên hết vẫn là nỗi buồn nhược tiểu VN, trước thái độ và hành động kiêu căng của đồng minh Hoa Kỳ, luôn ỷ vào đồng đô la viện trợ, bắt buộc VNCH phải phục tùng, rồi cuối cùng vì quyền lợi riêng tư, mà trơ trẽn bán đứng bạn bè cho cộng sản Bắc Việt vào ngày 30-4-1975.

Công hay tội của những người có liên hệ tới vận mệnh Quốc Gia Dân Tộc, hiện nay có ai dám vỗ ngực nói là mình có đủ tư cách để phê phán, khen chê ? tuy rằng ai cũng cho là mình có quyền nói lên sự thật, dù chỉ nghe lóm, nghe kể hay mao tôn cương sự kiện theo báo chí một chiều. Ngày nay, lịch sử hầu như đã được bật mí, nên tất cả những uẩn khúc của nhân loại đã được phơi bầy ra ánh sáng và ai cũng được đọc, biết hay nghe người khác kể. Thôi thì tất cả hãy dành cho lịch sử mai này quyết định, trong đó chắc sẽ không chừa ai, mà có luôn mấy kẻ tư cách chẳng ra gì, thế nhưng lúc nào cũng đạo đức giả. Ngoài ra còn có cả bia đá và bia miệng, cũng là một phần của lịch sử, xưa nay không hề biết thiên vị ai, dù đó là vua chúa, sử gia hay kẻ hèn nghèo trong xã hội.

Vì lịch sử không bao giờ tự bẻ cong ngòi bút và chạy theo đuôi phường mạnh, để phê phán hàm hồ. Bởi vậy mới có những câu chuyện sử về Hồ Quý Ly, Mạc Ðăng Dung.. và gần đây là Hồ Chí Minh, Phạm Văn Ðồng, Lê Khả Phiêu, Lê Ðức Anh, Ðổ Mười, Nông Ðức Mạnh, Nguyễn Minh Triết, Nguyễn Tấn Dũng.. cùng với bè nhóm trên dưới của đảng cọng sản, đang chờ ngày đền tội trước sự quật khởi của đồng bào VN trong và ngoài nước. . khi đảng CS VN ngày nay đã công khai bán nước cho Tàu Ðỏ, cướp bốc giết hại đồng bào và chà đạp nhân quyền, tự do tôn giáo của dân tộc mà rùng rợn nhất là sự kiện quyết tâm hủy hoại Phật Giáo VNTN, Cao Ðài, Hòa Hảo và Thiên Chúa Giáo.

Bỗng dưng cảm thấy nghẹn ngào, khi nghĩ tới số phận hẳm hiu của những vị lãnh đạo quốc gia cận đại, từ Cựu Hoàng Bảo Ðại, cố Tổng thống Ngô Ðình Diệm, Trần văn Hương.. nay tới phiên cố Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Tất cả gần như không được ngủ yên nơi chín suối, chẳng những từ bộ máy tuyên truyền của kẻ thù cọng sản, mà tàn nhẫn hơn là do chính miệng của những người thường mệnh danh là sử gia, thật sư chỉ là những thợ viết không tim óc, thường mượn sự tự do quá trớn để trả thù đời, sau khi đất nước trải qua một cuộc bể dâu tận tuyệt, ông xuống hàng chó và sâu bo côn trùngỳ thành người viết văn viết sử hay lảnh đạo chính trị ba làng, nổi danh nhờ bè nhóm bợ lưng trét phấn hằng ngày trên báo.

Ba mươi bốn năm Việt Nam sống ngoi ngóp trong thiên đàng xã nghĩa, mới thật thấm thía và ý nghĩa biết bao về câu nói của người xưa, nay vẫn còn văng vẳng bên tai, hiển hiện trong mắt.. Tóm lại điều quan trọng của chúng ta hôm nay, nhất là những sử gia hiện đại, có dám bắt chước Tư Mã Thiên hay ít nhất như Phạm Văn Sơn, Tạ Chí Ðại Trường, Nguyễn Ðức Phương, Phạm Phong Dinh, Trần Gia Phụng hay ít nhất như Tú Rua, Duyên Anh năm nào, đã gục chết trước bạo lực, khủng bố , vì dám đối diện với sự thật, để nói lên những điều tai nghe mắt thấy , qua sự hiểu biết của mình, bằng lương tri và trái tim nhân bản VN.

Những tên ngụy văn, ngụy sử, nguỵ quân tử và ngụy sĩ quan công chức VNCH của một thời hỗn mang điên loạn , giờ đã không còn thời cơ lên chức trời, để lấy giấy gói lửa hay dùng tay che mặt trời. Bởi vì hiện nay, gần như tất cả các văn khố trên thế giới, kể cả Nga Sô-Trung Cộng cũng đang lần hồi bạch hóa nhiều tài liệu lịch sử, có liên quan tới chiến cuộc Ðông Ðương, Ðảng và các nhân vật cọng sản quốc tế VN liên hệ, trong đó có chân tướng Hồ Chí Minh mà thơi gian qua nhiều trí thức trong nước, dù đang bị VC kềm kẹp kê súng vào đầu hay bịt miệng. Thế nhưng họ vẫn hiên ngang lột trần sự thật về cái gọi là ‘huyền thoại Hồ Chí Minh ‘qua những câu chuyện thật khiến cho ai cũng ghê tởm và mở mắt.

Ðất nước hiện nay đang ngả nghiêng trong bảo tố vì sự xâm lăng không tiếng súng của kẻ thù truyền kiếp Trung Cộng. Ðảng và các chóp bu cọng sản VN, qua Ðổ Mười, Lê Ðức Anh, Nông Ðức Mạnh, Trần Ðức Lương, Phan Văn Khải, Nguyễn Khoa Ðiềm, Nguyễn Minh Triết, Lê Khả Phiêu, Nguyễn tấn Dũng ... đang theo gót đàn anh thuở trước dâng đất, bán biển, đem tài nguyên của dân tộc cống hiến cho ngoại bang, vinh thân phì gia và tìm một chỗ dựa để kéo dài quyền lực, được xây dựng trên núi xương sông máu VN, suốt bảy mươi lăm năm qua.

Nhưng thời cơ đã thay đổi rồi, vận mệnh của đất nước sớm muộn gì cũng do toàn dân định đoạt mà tiêu biểu là cuộc xuống đường của người dân cả nước liên tục ngày qua ngày đòi ngụy quyền Hà Nội phải trả lại đất đai tài sản và quyền làm người VN đã bị đảng VC cưởng đoạt. Máu và nước mắt đồng bào đã đổ tại Tòa Khâm Sứ và Ấp Thái Hà Hà Nội cũng như qua các cuộc phản kháng chống VC bán nước cho Tàu Ðỏ khắp nơi. Ðó là sự báo hiệu ngày tàn của đảng cướp cho dù chúng có ba hoa trên báo chí quốc doanh hay đưa bộ máy công an ra kềm kệp hù dọa, thì kết cuộc sụp đổ của chế độ ‘ cướp cạn ‘ cũng không thay đổi dù sớm hay muộn.

Nên những câu chuyện ba xạo, mà đài VC hải ngoại BBC tại Luân Ðôn vừa mới phổ biến, có liên quan tới Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiêu trước và sau 1975, cho dù nói là của Văn khố Vương quốc Anh, thì cũng chẳng có ai tin, vì tất cả những gì về Cuộc chiến Ðông Dương lần 2 (1960-1975), do bọn trí thức Tây phương-Hoa Ky dàn dựng ngày nay, đều dựa theo các tài liệu tuyên truyền của VC.

- TỔNG THỐNG THIỆU: VỤ 16 TẤN VÀNG VÀ SỰ TỪ CHỨC RA KHỎI NƯỚC

Sau ngày 30-4-1975, qua phút huy hoàng ngắn ngủi cũng là thời gian mặt nạ những kẻ nằm vùng, đâm sau lưng người lính VNCH được lột, kết thúc vai trò làm hề của trí thức miền Nam. Từ đó, tất cả đều nếm chung niềm tân khổ, nhưng người dân và lính chỉ hận hờn vì đầy đoạ, trái lại người trí thức phản bội năm nào, mới là thành phần bị thiệt thòi nhất., vì vừa bị mất hết những đặc quyền đặc lợi mà chế độ cũ dành cho lớp người khoa bảng, luôn được ngồi trên đầu dân đen miền Nam, lại phải mang thêm sự bóp nát lương tâm vì hối hận và trên hết đã thấu rõ nguyên tắc của xã nghĩa: ’TRÍ THỨC THUA CỤC PHÂN VÌ VÔ DỤNG VÀ PHẢN TRẮC LẬT LỌNG.

Nhưng người trong nước thì an lòng chịu đựng, ngược lại có một số loạn thần nhanh chân chui được vào lòng máy bay Mỹ, chạy ra hải ngoại lúc đó, hay mới đây qua các diện vượt biên, đoàn tụ, tù nhân chính trị ... vẫn tiếp tục to miệng làm hề, dù rằng nay đã biển dâu, ông bà sư cố ... cũng y chang xếp hàng như me Mỹ, Ba Tàu Chợ Lớn và bần dân xóm biển.

Màn chửi rủa, đổ tội, vu khống Miền Nam vì tham nhũng bất tài nên thua VC.. được chấm dứt, khi thành đồng tổ phu Mac Lê, tan hoang, sụp nát vào năm 1990, chẳng những ở Ðông Âu, khắp năm châu , mà còn ngay tại Tổng Ðàn Nga Sô Viết. Cũng từ đó, xã nghĩa thiên đàng thu gọn tại Tàu Cộng, Viêt Cộng, Hàn Cộng và Cu Ba. Rồi các dĩnh cao tại Bắc Bộ Phủ vì cái ăn bản thân cùng sự sống của đảng, đã muối mặt, mở cửa đổi mới, trải thảm đỏ, lạy mời những kẻ thù năm nao như Mỹ, Pháp, Nhật, Nam Hàn, Ðài Loan kể cả Liên Xô, Âu Châu vào, để cùng nhau hợp sức, kết đoàn, làm nhanh sự sụp đổ của một quốc gia mang tên VN, từng liệt oanh lừng lẫy dưới trời Ðông Nam Á.

Cũng nhờ mở cửa, những tin tức bán nước hại dân và đại họa tham nhũng cả nước, từ lớn tới bé của Cộng Ðảng bị quốc dân phanh phui, tràn lan khắp chân trời góc biển và ngay trên mạng truyền thống quốc tế từng giờ, đã khóa kín những cái miệng thúi của bọn trí thức bợ bưng VC, vẫn còn lẫn quẫn trong tập thể người Việt hải ngoại, đợi dịp và cơ hội đâm sau lưng đồng bào, như chúng từng làm khi còn sống tại VNCH, trong cảnh no cơm ấm cật, ai chết mặc bay, vô luân vô tích sự.

Theo tin của Nguyễn Hữu từ Paris được đăng trên tờ Việt Nam Hải Ngoại, số 132 ngày 31-1-1983, thì Nguyễn Văn Hảo, nguyên phó thủ tướng dưới triều hoàng đế Dương văn Minh hai ngày, nhờ bảo vệ được ‘16 Tấn Vàng, tài sản của quốc dân Miền Nam’, để dâng cho tập đoàn Lê Duẩn, Lê Ðức Thọ, Phạm văn Ðồng ngay khi chúng vào được Sài Gòn, buổi trưa ngày 30-4-1975. Theo nguồn tin từ các hàng thần VC, ngay khi vào Sài Gòn, thì 16 tấn vàng trên, cùng tiền vàng ngân phiếu chứng khoáng của VNCH được lệnh kiểm kê ngay và được Duẩn-Thọ, dùng máy bay chở về dấu tại Côn Sơn-Hải Dương. Sau đó đảng nhóm, tự chia chác ăn xài. Cũng nhờ công lao hãn mã trên, nên Hảo Tiến Sĩ, được VC cho xuất ngoại công khai sang Pháp. Tại Ba Lê, Y ngự trong một khách sạn sang đẹp , mà chủ nhân cũng là chủ của Nhà Hàng Ðồng Khánh tại Chợ Lớn năm nào.

Sự việc Nguyễn Văn Hảo xuất ngoại bằng thông hành chính thức và liên hệ thường trực với tòa đại sứ VC tại Pháp, cho thấy Y ra ngoại quốc với sứ mạng bí mật. Hiện nay Hảo được Cao Thị Nguyệt, vợ góa của tướng Hòa Hảo Ba Cụt, bảo lãnh sang Mỹ, trước đó ở Texas.

Tuy VC đã cưỡng chiếm được miền Nam gần 34 năm qua, nhưng duới đống tro tàn của quá khứ, vẫn còn âm ỷ các sự kiện nóng bỏng của cận sử VN, trong đó ác nhất là chuyện ‘Tổng Thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu, tẩu tán 16 tấn vàng y của Ngân Hàng Quốc Gia VN, khi chạy ra ngoại quốc, vào nhưng ngày cuối thàng 4-1975‘. Ðây là một sự kiện lớn của người Việt Quốc Gia, trong và ngoài nước. Và dù nay mọi sự đã được sáng tỏ, số vàng trên được Nguyễn Văn Hảo giữ lại và chiều ngày 30-4-1975, đem dâng cho Lê Duẩn, chở ngay về Bắc.

Theo tài liệu của Nguyễn Tiến Hưng, trong tác phẩm ‘ Bí Mật Dinh Ðộc Lập ‘, cũng là người chủ xướng trong việc, dùng 16 tấn vàng dự trữ tại Ngân Hàng Quốc Gia, theo thời giá lúc đó là 120 triệu Mỹ Kim, để mua vũ khí đạn dược, cung cấp cho QLVNCH tiếp tục chiến đấu, chờ xin viện trợ của nước khác, vì Hoa Kỳ qua đảng Dân Chủ phản chiến, đã chấm dứt giúp đỡ miền Nam theo cuộc họp báo ngày 14-4-1975 tại Hoa Thịnh Ðốn.

Ai cũng biết, từ tháng 4-1975, miền Nam đã mất tinh thần, vì sự tan rã của hai quân đoàn 1 và 2 khi triệt thoái, theo lệnh của TT Nguyễn Văn Thiệu. Thêm vào đó là sự việc Hoa Kỳ cố ý cắt đứt hết viện trợ, trong lúc đồng minh của mình đang dần mòn thoi thóp chiến đấu trong tuyệt vọng, vì cạn kiệt đan súng, nhiên liệu. Do trên, liên tiếp qua nhiều phiên họp tại dinh Ðộc Lập, Nguyễn Tiến Hưng đề nghị dùng số vàng dự trữ, để mua súng đạn. Song song là việc tăng cường canh gác, bảo vệ trụ sở Ngân Hàng trung ương, tại Bến Chương Dương-Sài Gòn, đề phòng Cọng Sản Bắc Việt thừa dịp đánh cướp, vì tin tức các cuộc họp kín, chắc chắn đã bị điệp viên nằm vùng ngay dinh tổng thống, báo về Bắc Bộ Phủ. Và lần này, VC đã xuống tay trước, để chúng không bị hố như hồi tháng 8-1945, để mất toi số vàng bạc châu báu dự trử , tại Viện phát hành giấy bạc Ðông Dương (Institut d’Emission) ở Hà Nội.

Như vậy theo kết quả buổi họp, có đủ các tướng Thiệu, Khiêm, Viên, Quang.. số vàng trên sẽ được gởi ra ngoại quốc. Người nhận chỉ thị thi hành là Lê Quang Uyển, Thống Ðốc Ngân Hàng VNCH. Ông có nhiệm vụ thuê mướn may bay chuyên chở ( hàng không Mỹ TWA,Pan Am) và hãng bảo hiểm quốc tế Lloyd’s tại Luân Ðôn, Anh Quốc. Nhưng kế hoạch bất thành, vì tin mật bị lộ ra ngoài, với sự xuyên tạc đầy ác ý : ‘ Thiệu mang 16 tấn vàng theo ra ngoại quốc, sau khi từ chức’. Tin trên khiến các hãng máy bay cũng như công ty bảo hiểm từ chối chuyên chở, vì sợ bị phạm pháp.

Cuối cùng Chính Phủ VNCH phải nhờ Bộ Ngoại Giao Mỹ, qua Ðại Sứ Martin giúp. Sự việc kéo dài tới khi TT Thiệu từ chức và Phó Tổng Thống Trần Văn Hương lên thay thế. Ngày 26-4-1975, Tòa Ðại Sứ Mỹ ở Sài Gòn, mới cho biết, đã tìm được một hãng bảo hiểm số vàng trên nhưng giá trị chỉ còn 60.240.000 Mỹ kim, mất đi nữa nếu tính theo thời giá. Riêng việc chuyên chở, cũng phải hoàn tất trước ngày 27-4-1975 vì phi cơ đang đậu sẵn tại phi trường Clark, Manila, Phi Luật Tân, sẵn sàng tới Sài Gòn chuyển vàng.

Nguyễn Văn Hảo bấy giờ là Phó Thủ Tướng, phụ trách kinh tế, được ủy nhiệm thi hành công tác trên. Nhưng Y đoán biết VNCH sẽ thất thủ trong nay mai. Do trên đã manh tâm phản bội, thừa cơ hội lập công dâng cho VC, để mong vinh thân phì gia. Y vào gặp thẳng TT.Trần Văn Hương, hăm đoạ và áp lực đủ điều. Rốt cục Hương vì sợ trách nhiệm, nên đành giao số 16 tấn vàng trên cho Nguyễn Văn Hảo giữ lại, chờ giao nạp cho VC. Nhờ thế, sau ngày 30-4-1975, tên trí thức trở cờ, ăn cơm quốc gia lật lọng, hàm tiến sĩ Nguyễn Văn Hảo, được những người chủ Rừng Xanh, trả ơn cho chức ‘ Cố Vấn Kinh Tế’, trong chính phủ Ma Miền Nam. Sau đó không lâu, tiến sĩ giấy cũng theo vận nước, tàn với mặt trận. Rồi cũng như bao kẻ khác, bò tới Mỹ, trốn nhủi tại một vùng nào đó ở TX, ôm hận và xú danh muôn thu ngàn kiếp trong sử Việt.

- 16 Tấn Vàng bị VC cướp đem về Bắc chia nhau xài

Tài Liệu Trích Dẫn

Người “buôn tiền” thành bộ trưởng

Năm 1986, Lữ Minh Châu làm Bộ trưởng Tổng giám đốc Ngân hàng CSVN. Trước đó, ngày 30/4/1975, với tư cách là Trưởng ban Quân quản các ngân hàng Sài Gòn - Gia Ðịnh, đương sự là người tổ chức tiếp quản toàn bộ tiền, vàng của VNCH.Trước đó nữa, Châu cũng là một trong những người chỉ huy , đường dây buôn tiền lậu, để nuôi VC phản loạn tại NVM, qua bí danh Ba Châu.

Theo lời hắn tứa với báo chí, thì “đường dây buôn tiền”, tức là Ban Tài chính đặc biệt của Trung ương Cục là do Phạm Hùng lập ra, có Mười Phi là trưởng, còn Châu là phó.

- Nguyễn Văn Thiệu không và không thể lấy được 16 tấn vàng

Nhân vừa rồi báo chí lật lại vụ Nguyễn Văn Thiệu “cuỗm” 16 tấn vàng khi bỏ chạy ra nước ngoài, chuyện này có liên hệ tới Lữ Minh Châu, vào ngày 30/4/1975, hắn được chỉ định làm Trưởng ban Quân quản các ngân hàng Sài Gòn - Gia Ðịnh.

Chuyện Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu mang theo 16 tấn vàng hồi đó được báo chí loan tin, sau này người nói có người nói không. Gần đây BBC lại đề cập đến thông tin này. Mới đây nhất Báo Tuổi Trẻ có một loạt bài dẫn lời các nhân chứng nói rằng không có chuyện đó. Nhưng cho đến nay vẫn chưa có thông tin chính thức từ phía Nhà nước về vấn đề này.

Còn Ba Châu thì: “Hoàn toàn không có. 16 tấn vàng vẫn còn nguyên vẹn trong kho của ngân hàng”. “Nguyễn Văn Thiệu không lấy vàng đi, tại sao lâu nay Nhà nước mình không nói lại cho rõ?”. “Mình biết rất rõ là số vàng đó vẫn còn, đã được kiểm kê cẩn thận và đưa vào tài sản quốc gia, nhưng không đính chính vì đó là tin đồn đăng trên báo chí, có ai đặt câu hỏi chính thức với Nhà nước đâu”. “Sự thật là Nguyễn Văn Thiệu có ý định lấy đi 16 tấn vàng đó không?”. “Sau này chúng ta mới biết Nguyễn Văn Thiệu có kế hoạch đưa số vàng đó đi, nhưng không đưa đi được. Lấy số vàng đó đi là không dễ chút nào hết”. “Còn tiền thì sao? Theo hồi ức của ông Huỳnh Bửu Sơn đăng trên Tuổi Trẻ thì tổng giá trị giấy bạc dự trữ trong kho lúc đó được kiểm kê hơn 1.000 tỉ đồng, gấp đôi lượng tiền lưu hành tại miền Nam...”. “Toàn bộ tiền và vàng dự trữ trong ngân hàng chúng ta tiếp quản nguyên vẹn cùng với đầy đủ hồ sơ sổ sách.

Theo thống kê thì khối lượng tiền trong lưu thông thời điểm đó là 615 tỉ, gồm tiền mặt trong lưu thông 440 tỉ, còn lại nằm trong tài khoản tiền gửi. Tôi không thể nhớ chính xác số giấy bạc dự trữ, những số liệu kiểm kê đó vẫn còn trong hồ sơ lưu trữ. Trong kho dự trữ còn có 125 tỉ tiền in theo kiểu mới chưa phát hành, riêng số giấy bạc này được lệnh phải thiêu hủy, vì đó là số giấy bạc mà chính quyền Sài Gòn chuẩn bị để đổi tiền”. “Còn châu báu, nữ trang?”. “Châu báu, nữ trang là đồ người ta gửi tại ngân hàng. Những thứ đó phải trả lại cho người gửi”.

“Khi tiếp quản, liệu tiền, vàng có bị thất thoát không?”. “Theo tôi thì không thể. Ngân hàng của chính quyền cũ quản lý rất chặt, ta cũng chặt”. “Số vàng đó sau này đi về đâu?”. “Nó trở thành tài sản quốc gia, được quản lý theo luật pháp của chính quyền cách mạng, sau đó là của Nhà nước Việt Nam thống nhất”. “Còn tiền?”. “Tiền cũng vậy, được đưa vào lưu thông, đến năm 1976 thì đổi tiền mới”.

Hoàng Hải Vân

Mới đây vào ngày 19-12-2005, cái gọi là Ðài BBC Luân Ðôn, đưa một bản tin giựt gân, nói là dựa theo tài liệu mật, đã được Cục Văn khố Anh cho phổ biến. , trong đó có nói về sự ra đi của Tổng thóng VNCH Nguyễn Văn Thiệu,từ hơn 30 năm trước. Theo nhận xét của tất cả các nhà viết sử hiện nay cũng như những người trước đây, từng liên hệ hiểu biết về hậu trưong chính trị Nam VN trong Dinh Ðộc Lập, thì tin trên hoàn toàn láo khoét, bịa xạo và rõ ràng nhất cho thấy, đây là tài liệu của VC, đã có sẳn từ trước, nhằm bôi bác, làm mất uy tín người Việt Quốc Gia, cũng như chính quyền VNCH thời trước.

Cũng theo nguồn tin VC trên, thì TT.Thiệu đã bỏ trốn khỏi Sài Gòn vào cuối tháng 4-1975, bằng trực thăng Mỹ, chở từ đất liền ra Hạm đội 7 ngoài hải phận. Sau đó mới tới Ðài Loan với vợ con và các phụ tá. Sở dĩ có tình trạng thúi tha này, là vì sau ngày Miền Nam bị sụp đổ, người Tây phương cũng như Việt hải ngoại, khi muốn tìm hiểu về thực trạng của cuộc chiến vừa qua, hay tới tìm tài liệu tham khảo tại các văn khố Pháp, Anh, Mỹ, các thư viện mà gần hết sach báo, tài liệu được sản xuất ở Bắc Bộ Phủ hay của bọn nhà văn, nhà báo thân hoặc theo cọng sản. Do trên nội dung chỉ viềt một chiều, nói tốt tất cả cho đảng và phe mình với chủ đích mạt sát những người Miền Nam VN thua trận.

Trong lúc đó những vị nguyên thủ như Trần Văn Hương, Nguyễn Văn Thiệu.kể cả Thủ tướng Trần Thiện Khiêm, thì im lặng lại không viết hồi ký. Còn đa số các vị tướng lãnh có lương tâm, tự cảm thấy mình có tội với đồng bào và đất nước sau ngày 30-4-1975, nên cũng không muốn viết gì về những kỷ niệm đau thương cũ, cuối cùng để cho bí mật cận sử, chôn vùi theo thân xác, tạo cớ cho bọn bồi bút, ngụy sử của cả trăm phía, hư cấu, viết xạo, nhục mạ các chiến sĩ Quốc gia, mà Ðài BBC Luân Ðôn đã làm, là một biểu tượng đáng phỉ nhổ.

Theo các nhà biên khảo về chiến tranh VN, thì tin tức có liên quan tới sự ra đi của TT.Thiệu, đầu tiên được xì ra, do Trưởng phòng CIA của Mỹ ở Sài Gòn là Frank Sneepp, viết trong ‘ Decent Interval ‘ , từ trang 434-437., xuất bản tại Hoa Kỳ năm 1978. Theo đại sứ Martin, thì chính mình, thay vì nhờ cơ quan Dao giúp, lại yêu cầu Giám đốc CIA ở VN, lúc đó là Polgar, giúp đưa TT.Thiệu, Thủ tướng Khiêm đi Ðài Loan bằng chiếc DC-6 của Tòa Ðại sứ Mỹ, từ Thái Lan bay qua Sài Gòn, trong đêm 25-4-1975.. Theo Snepp viết, thì TT Thiệu đã bỏ trốn khỏi VN, vì khi ra đi, chẳng có một giấy tờ của VNCH hay Hoa Kỳ cho phép.hay chứng nhận.

Còn tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng, trong sách ‘ khi Ðồng Minh tháo chạy ‘ vừa xuất bản, viết về sự ra đi của TT.Thiệu và Thủ tướng Khiêm nơi trang 391-392, cũng chỉ dựa theo tài liệu từ ‘ Decent Interval ‘ của Frank Snepp nhưng sai chi tiết, khi nói TT.Thiệu ngồi giữa tướng Timmes và một sĩ quan tùy viên VN, trong lúc đó ông ngồi giữa Polgar và Timmes.

Nhưng qua lời kể lại của một nhân chứng, đã cùng đi với TT.Thiệu và đến Mỹ vào tháng 6-1975, hiện còn sống tại Nam California, thì trước khi ra đi, TT Thiệu và người này, có tới văn phòng của TT.Trần Văn Hương, để trình một bức thư, đại ý ‘ Theo lệnh TT.Hương, cựu TT.Thiệu, Thủ tướng Khiêm sẽ hướng dẫn một Phái đoàn, tới các quốc gia Ðông Nam Á, để giải độc .. ’ ’ ’ ’Sau đó đoàn người, gồm TT.Thiệu, Thủ tướng Khiêm và tuỳ tùng, rời nhà trong Bộ TTM, lái xe chạy theo hướng Sài Gòn, Chợ Lớn, đường Nguyễn Văn Thoại, Trường đua Phú Thọ, Lăng Cha Cả.. rồi mới vào cổng Phi Long, ra phi đạo, lúc đó có mặt Ðại sứ Martin, chào tiển biệt. Như vậy, theo nguồn tin này, đã hoàn toàn khác hẳn với lời Frank Snepp, là TT Thiệu đi Ðài Loan, có giấy tờ của Chính phủ VNCH giới thiệu với nhà cầm quyền Ðài Loan, chứ không phải bỏ trốn.

Vẫn từ lời kể trên, thì chính Frank Snepp là tài xế trong chiếc xe chở TT Thiệu, ghế trước còn có Trung Tá tùy viên Tôn Thất Ái Chiêu, xe từ nhà Thủ tướng Khiêm, trong Bộ TTM tới phi trường Tân Sơn Nhất. Băng sau TT Thiệu ngồi giữa tướng Timmes và Ðại tá Chánh tuỳ viên Nguyễn Văn Ðức. Sau khi tới Ðài Loan, TT Thiệu đã xin tới Anh định cư, mà không vào Mỹ.

Sau này khi viết về cuộc chiến VN, thủ tướng sau cùng của VNCH là Nguyễn Bá Cẩn, đã có nhận xét rất xác thực, đã diển tả thái độ hờ hửng của đồng bào Miền Nam qua suốt cuốc chiến. Sỡ dỉ có sự đối xữ trên, không phải vì chính phủ VNCH, chỉ kiểm soát được 30% dân số và phần còn lại chỉ là đám lục bình trôi nổi như nhận xét của một sử gia nào đó. Thật sự Miền Nam hoàn toàn khác biệt với chế độ độc tài khủng bố của Bắc Việt. Ngoài ra hầu hết các nhà lãnh đạo của Miền Nam từ Cưu Hoàng Bảo Ðại tới các vị Tổng thống Diệm, Thiệu, Hương.. quá tự do và nhân đạo. Trong lúc đó, do cơ quan tuyên truyền của Miền Nam yếu kém, phần nửa hầu hết trình độ hiểu biết của đồng bào rất hạn hẹp, nhất là ở nông thôn, miền núi, xóm biển.. nên đã bị giặc Cộng dụ dổ, đầu độc. Ðã vậy dân chúng còn thờ ơ lãnh đạm với thời cuộc, hầu như chỉ muốn giao phó hết cho chính quyền, quân đội, ai chết mặc bây.

Người dân đã vậy, đất nước càng bất hạnh vì đã không có một vị lãnh đạo nào, đủ khả năng đạo đức, tầm vóc để ứng phó kịp thời với hoàn cảnh, nhìn thấu đáo toàn diện chính sách của Hoa Kỳ, để mà phối trí kịp thời lực lượng bảo vệ lãnh thổ, trong lúc khẩn cấp. Thêm vào đó, còn có các chính khách sa lông, nhiều nhà báo thân Cộng nằm vùng, luôn thừa nước đục thả câu, tìm cách phá rối xách động mọi người, chống lại chính quyền, giúp cho giặc có cơ hội cưởng chiếm đất nước. Tới khi Sài Gòn thất thủ, sau ngày 1-5-1975 , những thành phần trí thức xôi thịt trên,cũng bị VC vắt chanh bỏ võ, đào thải không thương tiếc chút công lao đã dâng hiến cho đảng.

Lịch sử VN suốt mấy ngàn năm, trang nào cũng đẵm đầy máu lệ, chứ không phải chỉ có giai đoạn đau thướng mất nuớc, dưới thời các vị TT Thiệu và Hương .Nay cũng đã hơn ba mươi ba năm (1975-2008), mà đồng bào cả nước vẫn phải sống trong hàng rào kẻm gai, trước súng đạn mã tấu dao găm, trong màn lưới vô hình rình rập của công an, bộ đội, cán bộ và ngay chính thân nhân mình.. trong thân phận của kiếp đời nô lệ, phó thường dân, ngay chính quê hưng mình, mới là điều thương tâm thống hận.

Ðiều này cho thấy đất nước tới nay vẫn đâu có kẻ hùng tài minh đức thật sự, để cầm đầu toàn dân nổi dậy, diệt tan cái đám sâu bọ lạc hậu già nua VC, vẫn còn ngồi trên đầu cả nước, chẳng những bán nước cho Tàu và bọn tư bản, mà còn bóc lột, đầy đoạ cả một dân tộc, càng lúc càng lún thúi trong ảo vọng xã họi chủ nghĩa, hiện bị nhân loại vút vào quên lãng.

Ðến nay VN còn chưa có lãnh đạo, trong lúc đất nước rối rấm như tơ vò, lãnh thổ thị bị Tàu đỏ cưởng chiếm, đồng bào cả nước hải sợ vì nạn cướp giựt công khai của đảng VC, các tôn giáo bất lực trước khủng bố tại Hà Nội.. thì những người như Ngô Ðình Diệm, Nguyễn Văn Thiệu, Trần Văn Hương.qua dòng cận sử hai mươi năm tồn tại của VNCH, cho dù có bị ganh tị, bôi bác, ít ra họ cũng xứng đáng đại diện cho Nam VN trong giai đoạn lịch sử thời đó.

Cho nên nói thì ai cũng nói được vì nói là độc quyền của con người đâu có đóng thuế dù ở bẹn Mỹ hay Âu Châu.

Viết từ Xóm Cồn Hạ Uy Di

Tháng 9-2009
Mường Giang



Sunday, September 27, 2009

Bản tường trình Chuyến Đi Thăm Linh mục dáng kính Tađêô Nguyễn Văn Lý tại Trại tù Ba Sao, tỉnh Hà Nam - Lê Quang Quý

Linh mục Tađêô Nguyễn Văn Lý
LM GB Lê Quang Quý

Linh nục Tađêô Nguyễn Văn Lý
HUẾ - Sau lần thăm nuôi linh mục Tađêô Nguyễn Văn Lý trở về, chị ruột ngài, bà Nguyễn Thị Hiểu, đã cho Tòa Tổng Giám Mục Huế biết những thông tin về sức khỏe không được tốt của ngài. Hai Đức Cha và các Cha trong Giáo Phận đã cầu nguyện nhiều cho ngài luôn được mọi sự bình an.

Tòa Tổng Giám Mục Huế đã cử hai linh mục đại diện Giáo Phận, là linh mục Gioan Baotixita Lê Quang Quý, Quản xứ Nhà thờ Trí Bưu, kiêm Hạt Trưởng Hạt Quảng Trị, và linh mục Bênêđictô Lê Quang Viên, Quản Lý Nhà Chung, đi thăm linh mục Tađêô Nguyễn Văn Lý vào ngày 17 tháng 9 năm 2009.

Trước khi gặp linh mục Tađêô Nguyễn Văn Lý, hai linh mục đại diện Giáo Phận đã gặp Ban Giám Đốc Trại tù và Bộ Công An, và đã trao đổi những điều như sau:

1. Tòa Tổng Giám Mục yêu cầu Bộ Công An và Ban Giám Đốc Trại tù cho linh mục Nguyễn Văn Lý đi bệnh viện khám và chữa bệnh.

Về đề nghị nầy, Bộ Công An và Ban Giám Đốc Trại tù đồng ý theo yêu cầu của Tòa Tổng Giám Mục Huế, là để linh mục Nguyễn Văn Lý được đi chữa bệnh bên ngoài Trại tù với điều kiện linh mục Nguyễn Văn Lý yêu cầu.

2. Tòa Tổng Giám Mục Huế yêu cầu Bộ Công An và Ban Giám Đốc Trại tù xem xét để linh mục Nguyễn Văn Lý sớm trở về với Giáo Phận Huế.

Về đề nghị nầy, Bộ Công An và Ban Giám Đốc Trại tù chưa có ý kiến.

3. Tòa Tổng Giám Mục Huế đề nghị Trại tù hãy tạo mọi điều kiện để linh mục Nguyễn Văn Lý được làm phận vụ của một linh mục và tạo điều kiện cho gia đình của ngài được phép thường xuyên thăm nuôi.

Về đề nghị nầy, Bộ Công An và Ban Giám Đốc Trại tù chấp thuận.

Sau khi hai linh mục đại diện đã trao đổi với Bộ Công An và Ban Giám Đốc Trại tù xong, linh mục Nguyễn Văn Lý được mời lên để nói chuyện.

Trước mặt đại diện Bộ Công An và Ban Giám Đốc Trại tù, hai linh mục của Toà Tổng Giám Mục Huế nói lại ba điều đã đề nghị trên đây để cho linh mục Nguyễn Văn Lý nghe và xin ngài cho ý kiến.

Linh mục Nguyễn Văn Lý rất vui vẻ khi được hai linh mục đại diện Tòa Tổng Giám Mục Huế ra thăm với tình anh em linh mục. Ngài nhờ hai linh mục đại diện chuyển những lời sau đây đến hai Đức Cha và các Cha:

“Con rất vui sướng khi được Hai Đức Cha và các Cha Giáo phận Huế lo lắng và cầu nguyện cho con rất nhiều, đặc biệt là hình ảnh của Hai Đức Cha đã yêu thương con, hình ảnh mà con thấy rõ như hôm nay, là khi nghe tin con đau chưa biết thật hư thế nào, hai Đức Cha đã thu xếp gởi hai cha đến đây và còn gởi quà cho con nữa. Xin hai Đức Cha và quý Cha trong Giáo phận nhà tiếp tục cầu nguyện cho con. Mỗi ngày, trong khi con dâng lễ, hình ảnh hai Đức Cha và quý Cha cũng như mọi người trên Đất Nước Việt Nam, luôn hiện diện trong tâm trí con. Con xin dâng lên Thiên Chúa tất cả mọi ưu tư của Giáo Phận vì Thiên Chúa là tình yêu”.

Trong cuộc nói chuyện, linh mục Nguyễn Văn Lý còn cho hai linh mục đại diện biết thêm vài suy tư của ngài như sau:

“Con xin cám ơn Tòa Tổng Giám Mục Huế đã đề nghị những ý kiến với Trại và vị đại diện Bộ Công An để con được khám và chữa bệnh ở bên ngoài Trại. Đối với con, con chưa thấy có nhu cầu vì con vẫn chưa đến nỗi gì, trong lúc bên cạnh con, biết bao anh em khác cũng đang đau ốm, nhưng không được săn sóc cách đặc biệt như con. Con được Trại cử một bác sĩ giỏi để khám bệnh và phát thuốc cho con mỗi ngày. Trong thâm tâm, con thấy cũng áy náy vì làm phiền Trại và bác sĩ hơi nhiều. Nên con có đề nghị với Trại rằng từ nay, xin bác sĩ khám bệnh cho con mỗi tuần một lần là đủ rồi, để thì giờ lo cho các anh em khác”.

“Mỗi ngày, con được Trại cấp thuốc tai biến để uống. Thế là từ nay, thứ thuốc này sẽ gắn liền với cuộc đời của con như hình với bóng. Còn loại thuốc bổ não mà Trại cấp cho con uống, thì không hạp lắm vì đôi lúc con cảm thấy khó chịu, nên con đã tâm sự với bác sĩ để xin thay loại thuốc này. Trại đã đồng ý, thế là con xin gia đình mỗi lần thăm, thì đem thuốc ra cho con uống, vì uống nhiều thuốc tây quá, cũng không tốt. Hơn nữa, con cũng muốn cho gia đình con có tinh thần chia sẻ bớt gánh nặng cho Trại vì Trại không chỉ có một mình con, mà còn có nhiều anh em khác nữa. Con biết rằng con chỉ là hạt cát nhỏ của vũ trụ bao la này, một cơn gió thoảng qua, cũng làm nó biến đi, nhưng sao Chúa lại thương con như thế! Biết bao người hiền lành đạo đức, nhưng họ cũng bệnh tật đau yếu rồi chết, nên con xem những ngày trong tù là những ngày tháng con tĩnh tâm để nhận ra tình Chúa vẫn yêu con”.

“Con cũng nói cho hai cha biết sự việc con bị tai biến xảy ra như thế nào”.

“Lần thứ nhất, vào ngày 13/5/2009, con đi lui đi tới trong phòng để lần hạt, thì con thấy máu đen rơi vãi dưới nền nhà, nhưng không biết do đâu, vì mình có bị thương tích gì đâu mà chảy máu. Tìm mãi thì máu bầm đó xuất ra từ dưới bìu. ... Con gọi bác sĩ đến thì bác sĩ đã cho con uống thuốc và xức thuốc để cầm máu, và con thấy mình vẫn không sao. Lần này, con có viết thư gởi về gia đình để nói sự việc như vậy, nhưng không rõ vì sao mà gia đình lại không nhận được tin do con gởi”.

“Lần thứ hai, vào ngày 25/5/2009, con lại bị nặng hơn bởi vì ngày hôm đó, con nhận được tờ báo Nhân Dân, nội dung trong đó có mục nói láo trắng trợn về con như sau: nói con có những hành vi xấu, chống đối Nhà Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa khi ra tước Tòa án vì con đã đạp đổ vành móng ngựa, vung tay chống trả lại người thi hành công vụ ..., nhưng lúc đó, sức đâu mà con chống cự, khi con bị người ta giữ chặt và cách con hai mét, làm sao mà con đạp đổ vành móng ngựa được. Bực tức vì những lời nói xuyên tạc trên tờ báo nầy, con đã bị choáng ngợp, rồi bị té ngửa, chảy máu một chút sau đầu do bị rách da. Sau đó, con thấy tay chân mình hơi bị cứng đi, nhưng các bác sĩ cũng đã kịp thời để chữa trị cho con. Ngày 14/7/2009, con viết một lá thư xin gia đình ra thăm con vào dịp đầu tháng 8/2009, mặc dù chữ viết của con lần này không được đẹp lắm vì căn bệnh tai biến. Con nói thế để hai cha biết rõ sự việc”.

“Hai cha biết không, mặc dù ở trong Trại, nhưng con biết cũng khá nhiều tin tức bên ngoài, như chuyện ở giáo xứ Loan Lý, chuyện ở Tam Tòa và nhiều chuyện khác nữa. Con nói vậy để hai cha biết rằng con luôn hiệp thông và cầu nguyện cho Giáo Phận nhà”.

Khi hai linh mục hỏi thăm đời sống của ngài thế nào ở trong Trại tù, thì linh mục Nguyễn Văn Lý nói:

“Con cho hai cha biết sơ qua, là giờ giấc ngủ thì tự do, lúc nào mệt là ngủ thôi, sáng thức dậy, làm xong phận vụ của mình, là coi ti vi và đọc báo, trồng cây cảnh chơi trong vườn, rồi đem chưng trong phòng cho có màu xanh. Chỗ ở thì phòng ốc cũng khá lắm, được lót men và có phòng vệ sinh tắm rửa đàng hoàng. Ăn uống thì đôi lúc cũng không có giờ giấc cho lắm vì vừa ăn, vừa xem ti vi, vừa đọc báo, nên đôi lúc, con cũng làm khổ bác sĩ đôi chút”.

Trước khi kết thúc buổi gặp mặt, linh mục Lê Quang Quý giải tội cho linh mục Nguyễn Văn Lý.

Hai linh mục đại diện Toà Tổng Giám Mục Huế chia tay linh mục Nguyễn Văn Lý, sau một giờ thăm viếng.

Tường trình từ Huế, ngày 20 tháng 9 năm 2009
Linh mục Gioan Baotixita Lê Quang Quý, Quản Xứ Trí Bưu, Hạt Trưởng Hạt Quảng Trị
Linh mục Bênêđictô Lê Quang Viên, Quản Lý Nhà chung

LM GB Lê Quang Quý


Chú “tỏn” Lê Dũng! - Nguyễn Thanh Ty

Ngày 20/8/09, Bộ Ngoại Giao CSVN bổ nhiệm bà Nguyễn Phương Nga làm người phát ngôn mới của cơ quan này, thay thế cho ông Lê Dũng, được chuyển công tác, nhận nhiệm vụ mới, làm Tổng Lãnh sự tại Houston, Texas, Huê Kỳ.

Thời gian tại vị chức phát ngôn viên 6 năm, ông Dũng đã làm tròn bổn phận được hai việc cực kỳ quan trọng mà đảng đã giao phó.

Đó là chối và nói láo. Chối leo lẻo và nói láo không đỏ mặt.

Có lẽ do thành tích xuất sắc này mà ông Lê Dũng được cất nhắc lên chức một cách nhanh chóng như vậy chăng !

Ngày xưa thời đệ nhất, đệ nhị Việt Nam Cộng Hòa dân gian có câu vè: “Được làm vua, thua làm đại sứ” để chỉ những vị quan to súng ngắn thất sủng bị “lưu đày” xa xứ.

Trái lại ngày nay, chức vị đại sứ của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ nghĩa Việt Nam là sự gia ơn bổng lộc, địa vị của đảng dành cho công thần có công bảo vệ chế độ mà không cần có tài năng ngoại giao.

Xin đơn cử hai việc gần đây nhất để minh họa nghề “chối” và “nói láo”của ông Lê Dũng đã huy động hết năng suất của cái lưỡi gỗ:

1. Chối:

Giám đốc về Châu Á của HRW (Tổ chức theo dõi nhân quyền), ông Brad Adams, với bản phúc trình dài 32 trang có tựa đề «Vẫn chưa phải thiên đường cho công nhân», tuyên bố với báo giới: «Bằng việc bắt giữ các lãnh đạo nổi bật về lao động, chính phủ Việt Nam tìm cách xóa sổ phong trào công đoàn độc lập như Tổ chức Công Nông Thống nhất và Công đoàn Độc Lập được thành lập cuối năm 2006. Chính phủ tiếp tục nhắm vào sách nhiễu các nhà hoạt động độc lập, những người bị coi là mối đe dọa đối với đảng cộng sản vì họ có khả năng thu hút và tổ chức nhiều người. Trong số 8 người bị kết án từ năm 2006, ba người hiện vẫn còn trong tù, trong khi những người khác bị theo dõi chặt chẽ»

Lập tức, ông Lê Dũng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao, được hãng AFP trích dẫn nói: «Tổ chức HRW thường đưa ra thông tin sai lạc, không phản ảnh đúng tình hình tại Việt Nam. Hiến pháp Việt Nam đảm bảo mọi công dân có quyền bình đẳng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quyền khiếu nại và tố cáo, quyền lao động, học tập, chăm sóc sức khoẻ … không phân biệt giới tính, sắc tộc, tôn giáo. Nhà nước Việt Nam nỗ lực xây dựng kiện toàn các thiết chế đảm bảo quyền con người trên thực tế. Trong những năm qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong việc đảnm bảo quyền con người và đây là nhân tố quan trọng đưa đến thành công của công cuộc đổi mới ở Việt Nam».

Dư luận trong và ngoài nước hơn 60 năm nay, ai ai cũng đều biết rõ rằng đảng và nhà nước Việt Nam đã ngồi xổm, phóng uế trên Hiến pháp và luật pháp từ lâu, có coi trọng nó gờ ram nào đâu, mà ông Dũng cứ đem hai món hàng cá gỗ ế độ đó ra phô diễn đánh trống thổi kèn hoài coi bộ mệt tai quá.

Sau lời tuyên bố của ông Dũng, đài BBC bình luận rất ê càng: «Và như thường lệ thì ‘cái máy nói’ Lê Dũng vẫn phải phát ra ‘bản photocopy’ những tuyên bố bác bỏ những cáo buộc trên của ‘Tổ chức Theo dõi Nhân quyền’. »

2. Nói láo:

Sau khi Trung Quốc tuyên bố hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa sáp nhập vào lãnh thổ của mình thành huyện Tam Sa, nhiều ngư dân Việt Nam đánh cá trong phạm vi lãnh hải này đã bị lính hải quân Trung Quốc sát hại, bắt giữ, cướp tàu thuyền và đòi tiền chuộc mạng, thì ông Lê Dũng, trước sau, chỉ tuyên bố lếu láo, qua quít một câu không ăn nhập gì với tình thế dầu sôi lửa bỏng của ngư dân Quảng Đà: «Việt Nam khẳng định có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa».

Trong thời gian con đen Việt Nam «đang treo trên đầu lửa đỏ» của bọn hải quân bá quyền Bắc kinh rất cần đến sự cứu giúp của đảng và nhà nước Việt Nam thì hệ thống tuyên truyền của đảng gồm 700 tờ báo, 67 đài hình, đài nói, hãng thông tấn quốc gia, đài truyền hình kỹ thuật số, 10 báo điện tử, 130 trang tin điện tử bỗng nhiên bị á khẩu, im hơi lặng tiếng một cách rất kỳ bí. Không một tin tức gì về ngư dân Quảng Đà bị lính Trung Quốc bắt, giết được loan tin. Kể cả ba tờ báo Hà Nội Mới, Công An nhân dân, An Ninh thủ đô luôn luôn cầm đèn chạy trước ô tô, kiêm nhiệm luôn nhiệm vụ của công an bắt người và định tội của tòa án, lần này cũng trốn biệt. Những cụm từ đao to búa lớn thường xuyên xuất hiện trên mặt báo trang nhất như: chính quyền xắn tay áo vào cuộc, lực lượng ta đón lỏng tóm trọn ổ, công an ta bắt khẩn cấp tại trận, pháp luật ta trừng trị thích đáng bọn phạm pháp, bọn tội phạm gục đầu nhận tội … cũng biến mất tăm luôn. Và đặc biệt bộ đội anh hùng ta, lực lượng công an anh hùng ta cũng lẫn như chuột vào bóng tối. Chẳng thấy có một chiếc tàu nào, một lính nào dám ra khơi cứu ngư dân đang bị bọn Tàu ô đuổi cướp, giết hại liên tục trên hải phận Hoàng Sa.

Vừa lúc ấy, Trung Quốc lại trưng ra bằng cớ là tờ công hàm của Thủ tướng Phạm văn Đồng đã ký dâng cho Thủ tướng Chu Ân Lai Trung Cộng, cộng nhận chủ quyền 2 quần đảo này thuộc Trung Quốc từ năm 1958 làm cho Lê Dũng cứng họng không trả lời được vì đã nói láo. Và cũng khớp mõm luôn Bộ Ngoại Giao và Bộ 4T không ú ớ được.

Bản photocopy "Việt Nam khẳng định có đầy đủ bằng chứng …" ông Lê Dũng không phải chỉ dùng đôi lần mà là luôn luôn. Cứ mỗi lần bọn Tàu phù chiếm thêm đất liền, lấn thêm biển của tổ quốc Việt Nam, ông Dũng lại lập lại nguyên văn không sai một dấu chấm, dấu phẩy, để rồi sau đó đất liền cứ mất, biển cứ mất, Tây nguyên cứ mất, nhân dân cứ bị bọn Tàu hiếp đáp.

Cũng phải thôi ! Chẳng trách cứ gì ông Lê Dũng được, bởi ông chỉ là cái lưỡi gỗ của Bộ Chính trị đảng CSVN bảo nói sao thì nói vậy, đố dám nói khác đi.

Và nhất là ông Lê Dũng này cũng giống ông Tấn Dũng kia, chẳng ai có tài ba, giỏi giang gì, cứ nhờ phe đảng đôn đẩy lẫn nhau, cứ thế mà lên.

Gặp hên thì lên như diều gặp gió như Ba Dũng tức Tưởng thú Nguyễn tấn Dũng.

Nay ông Lê Dũng sắp trở thành người đứng đầu của Tòa Lãnh sự quán Việt Nam tại Houston, Texas, quyền uy một cõi, rồi đây sẽ tha hồ hò hét, hô phong hoán vũ, người Việt tỵ nạn ở Houston sẽ có cơ xanh máu mặt với ông í chứ chẳng chơi !

Chớ Ông Lê Dũng, cái lưỡi gỗ của đảng là ai vậy? Gốc gác ra sao? Ông đã có thành tích gì ngoài việc xử dụng cái lưỡi gỗ sáu năm nay ở Bộ Ngoại giao một cách máy móc?

Ông Lê Dũng, theo lý lịch trích ngang, thì chẳng có chữ nào gọi là « nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương» cả.

Một trong những con chó sủa của Bộ Ngoại giao csVN tại Houston, Texas Lê Dũng
Lê Dũng sinh năm 1961.
1983 làm việc tại Bộ Ngoại Giao.
1984-1986: Đi nghĩa vụ, làm công tác thông tin.
1986: Về công tác lại tại Vụ Báo chí, Bộ Ngoại giao.
2003 đến nay: Vụ trưởng Vụ Báo chí Bộ Ngoại giao, Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao.

Nhưng theo nhà báo Lê ngọc Sơn trong bài viết «Lê Dũng – Người phát ngôn may mắn «số 5» {HYPERLINK http://www.svvn.vn/vn/news/nhanvat/1401.svvn} thì, ông Dũng lớn lên nhờ bà mẹ có nghề may «áo nhỏ» (xú chiêng) nuôi nấng, cho ăn học. Lấy được vợ cũng nhờ mẹ sai đi mua chỉ rồi yêu luôn cô bán chỉ. Ông Sơn kết luận: «Thế mới hay áo xú chiêng, màn và chỉ cũng dệt nên mối tình đẹp».

Ngoài ra, ông Lê Dũng chẳng có tài gì đặc biệt ngoài việc đi mua chỉ cho mẹ may xú chiêng. Ông chỉ thích nấu cơm và dọn dẹp nhà cửa giúp bà xã và có lúc nhà báo Sơn đã được ông Dũng mời: ‘lúc nào rỗi mời Sơn đến nhà, anh nấu món rau muống xào và món tái dê để mời cậu’ …

Nhà báo Sơn cho biết, sở dĩ ông Dũng được chọn làm người phát ngôn cho đảng là vì ông nhờ cầm tinh con trâu. Tác giả chứng minh rằng nhiều vị trong cơ quan đảng nhờ sinh nhằm năm con trâu mà hanh thông đường hoạn lộ nhất là trong ngành môi miếng, miệng lưỡi.

Chẳng hạn như ông Vũ Khoan, sinh năm con trâu, tức năm Đinh Sửu, 1937, làm tới chức Thứ trưởng thường trực Bộ này. Rồi bà Hồ thể Lan, người phát ngôn nữ đầu tiên, cũng tuổi đó. Và ông Lê Dũng, 1961, đích thị là tuổi Tân Sửu.

Không biết hai ông Doãn trong Bộ 4T có sinh đúng năm con trâu không, mà blogger Đinh Tấn Lực ngày tối cứ réo tên xách mé hai ông này bằng cái câu « Doãn ơi ta bảo Doãn này » thay cho câu «Trâu ơi ta bảo trâu này» của bài học thuộc lòng trong sách Quốc Văn Giáo khoa thư lớp Đồng Ấu, nghe rất ngứa cái lổ nhĩ, mỗi khi hai ông đăng đàn đe nẹt, hù dọa giới cầm bút và giới blog độc lập phải biết cách «đi lề bên phải» để khỏi phạm húy mà bị tai bay vạ gió, búa rìu của đảng bủa xuống đầu, xuống cổ.

Cũng không biết ông nhà báo Lê ngọc Sơn này có ý xỏ xiên ông Vũ Khoan và ông Lê Dũng không, chứ theo Học Lạc thì con trâu chỉ có «trong bụng lam nham ba lá sách, ngoài cằm lém đém một chòm râu. Nghé ngọ già đời quen nghé ngọ» mà thôi.

Và điều đặc biệt hơn nữa là ông Lê Dũng được « trúng » chức vụ phát ngôn vào thế hệ thứ 5. Nhà báo Sơn nói rằng người Việt mê tín tin rằng số 5 là may mắn. Từ đó, người ta (?) thường gọi ông bằng cái tên thân mật là «Người số 5».

Té ra là do ông may mắn chứ chẳng phải tài cán gì. Hay không bằng hên là vậy.

Cũng theo ông nhà báo Lê ngọc Sơn tiết lộ cho biết, ông Lê Dũng tuy là ở thân phận «quan trên trông xuống, người ta trông vào» nhưng bản tính rất bình dân. Mấy người làm việc ở các Đại sứ quán nói đủ thứ về ông: Từng nhìn thấy ông Lê Dũng nhậu ở vĩa hè! Rồi ‘tớ thấy ông ấy cầm cái đùi gà ở một quán bia và vừa nhâm nhi vừa đọc thơ, vừa dzô với bạn bè’, thôi thì đủ kiểu. (Link dẫn trên)

Riếng đối với ông Sơn, thì lại hoàn toàn ngược lại: Anh bảo: ‘từ ngày làm phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao (2003) anh mất đi vẻ tự nhiên vốn có của mình, ăn nói dè dặt hơn, người phát ngôn là đại diện tiếng nói, hình ảnh của Bộ, tiếng nói một quốc gia, nên từ khi nhận nhiệm vụ này anh phải từ giả thói quen ngồi ăn bún gánh ở vĩa hè,uống một tách trà đá ở quán cóc cạnh ga Hà Nội …

Và Lê Dũng tâm sự: ‘Người ta sểnh nhà ra thất nghiệp, chứ mình sểnh miệng là ra thất nghiệp ngay, nhiều khi ‘vạ’ từ miệng mà ra, do vậy mỗi lời nói cần được ‘cân, đong, đo, đếm’ kỹ càng’.

Và ông Sơn tò mò đến việc Lê Dũng sẽ ứng xử thế nào với các câu hỏi khó của những phóng viên ‘lão làng’ của làng báo thế giới thì được Lê Dũng đưa ra một ‘bảo bối’ của nghề phát ngôn : « Nếu ông hỏi tôi 100 lần câu hỏi đó, tôi cũng sẽ nhắc lại với anh đúng 100 lần câu trả lời tôi vừa nói ».

Hèn chi, sợ sểnh miệng ra ăn mày, ông Lê Dũng cứ ‘sao y bổn chánh’ của BCT cho vào máy nói để sẵn, đúng lúc cứ bấm nút phát ra là chắc ăn như bắp hầm.

Có lẽ do cái sợ ‘vạ miệng’ hay ‘sểnh miệng’ mà từ ngày 24/8/09, bốn ngày sau khi được thăng chức Tổng Lãnh sự tại Houston, Texas, ông Dũng bay ngay sang gặp bà Betty Mc Cutchan nhân viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ở Houston để tìm địa điểm ‘thích hợp’ khánh thành Tòa Tổng Lãnh sự trong tháng 9/09, cho đến nay, 12/9/09, ngày viết bài này, ông vẫn ‘kín miệng, thủ khẩu như bình’, êm ru bà rù, không cho người Việt cư ngụ ở Hoa Kỳ nói chung, ở Houton nói riêng, biết địa điểm và ngày giờ khánh thành, để họ ‘hồ hởi phấn khởi’ hè nhau vài ngàn người chuẩn bị cờ quạt, chiêng trống, dàn chào, nhã nhạc ra sân bay đón rước ông và phái đoàn về tận Tòa Lãnh sự cho long trọng chu đáo.

Thế mới gọi là phải phép chứ. Sao kỳ vậy cà ?

Cứ theo như bản tin của Thông tấn xã Việt Nam thì: «Việc mở cơ quan Tổng Lãnh sự quán ở Houston sẽ tạo thêm cầu nối trực tiếp giữa cộng đồng người Việt Nam ở Mỹ với trong nước, cũng như tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc giải quyết các vấn đề liên quan đến bảo hộ quyền công dân, bảo vệ lợi ích chính đáng của các pháp nhân Việt Nam có mặt tại bang Texas. Tổng lãnh sự quán này sẽ góp phần bảo vệ lợi ích của cộng đồng người Việt Nam ở Mỹ nhất là những người có các mối quan hệ thân tộc, đầu tư, buôn bán với trong nước.»

Đó là việc «thiên kinh địa nghĩa» của đảng ta lo cho «khúc ruột ngàn dặm».

Được đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam ở tận phía bên kia nửa vòng trái đất, ngày đêm quan tâm lo lắng cho sự an nguy, thịnh vượng ‘khúc ruột ngàn dặm’ của mình e bị bọn đế quốc bóc lột xương máu, phải thò cánh tay nối dài qua tận bên này để lập Tòa lãnh sự giúp đỡ, bảo vệ. Người Việt ở Houston nghe thấy, cảm động quá, đã mấy tuần lễ liền, cơm giỏ rượu bầu, trẻ già trai gái chia nhau tản mác, lùng sục khắp nơi trong thành phố Houston để tìm cho ra địa điểm của Tòa tổng lãnh sự mà chào đón, tung hê.

Nhất là nghe thêm tin anh Ba Dũng, người luôn yêu sự thật, đích thân đến cắt băng khai trinh vào giờ khánh thành nữa chứ ! Chao ôi! Vinh dự to lớn nào bằng !.

Nhưng, người Việt ở Houston đã vô cùng thất vọng và thất bại trong sự truy tầm tung tích ông vì ông Tổng lãnh sự đến giờ phút này vẫn bặt tăm, nhàn cá !

Ông Lê Dũng ơi ! Giờ này ông ở đâu ? Bến Hải hay Cà Mau? Làm ơn, làm phước chút coi !

Đáng lý ra giờ này, ông và tùy tùng phải trống rung, cờ mở rềnh rang, bắt loa đi khắp phố phường mà loa lên rằng cái sự «máu là máu Việt Nam, thịt là thịt Việt Nam, khúc ruột ngàn dặm thân yêu ôi ! Chúng tui đây nè ! Chúng tui đến để bắt tay bà con, ruột thịt xa cách 34 năm với trăm nhớ ngàn thương đây nè» ! mới phải điệu chuồn chuồn hay lý con sáo sang sông với chùm khế ngọt chứ !

Chắc là có cái gì không chính danh chăng nên phải bí mật, lén lút như thế ?. Thường thì danh đã không chính thì ngôn không thuận được.

Một dúm người Việt tỵ nạn đang cư ngụ ở Houston thì có gì đáng cho đảng csvn, đại diện là ông Tổng lãnh sự phải e ngại?

Hay phải chăng «vì là một tập đảng điêu ngoa bán nước hại dân chỉ biết đàn áp dân chúng thế cô trong nước nhưng lại quỵ luỵ với Trung cộng nên tin tức địa điểm Tòa Tổng Lãnh sự và ngày giờ khánh thành phải giấu nhẹm không cho người Việt ở Houston biết, sợ họ tổ chức Ngày Biểu Dương Lực lượng» để phản đối như thông báo của Ủy Ban Đặc Nhiệm Chống Tòa Lãnh Sự Cộng sản của Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia và Phụ Cận thông báo ngày 03 tháng 9 năm 1009 đã viết?

Hay là ông Lê Dũng đã thuộc nằm lòng câu «kính nhi viễn chi» của các đồng sự đàn anh đi nhậm chức đại sứ ở các nước tự do hay các đoàn đại biểu của đảng và nhà nước mỗi khi « bị gậy » đi xin viện trợ, đã được «khúc ruột ngàn dặm» đón rước tận tình bằng hai món cà chua và trứng thối mà lánh mặt để gọi là «cẩn tắc vô áy náy» chăng?

Đàn anh của ông Lê Dũng đi làm đại sứ ở các nơi đã từng lập được nhiều kỳ tích, kỳ danh (chẳng phải kỳ công) như Đại sứ Mò Sò ở Mỹ, Đại sứ Sờ Mông ở Singapore, Đại sứ Sừng tê giác ở Nam Phi, đại sứ Trốn ngõ sau ở Nhật v.v… không biết lần này ông Tổng sự Dũng sẽ lập nên ‘quái tích’ gì đây ? Hãy chờ xem !

Riêng với người viết bài này, cứ mỗi lần có tin phái đoàn của đảng và nhà nước ta công du sang các nước đế quốc tư bản để ‘kêu gọi đầu tư’ vào Việt Nam (để cùng đảng ta ra sức bóc lột sức lao động của nhân dân Việt Nam đến tận cái lai quần) cứ lén lén, lút lút thậm thụt đi ngõ sau chứ chẳng có bao giờ dám ngang nhiên, đàng hoàng đi cửa trước cho nở mặt, nở mày xứng đáng là một nước độc lập, có chủ quyền, ngang vai bằng vế với các quốc gia khác trên thế giới, như Ngài Tổng bí thư họ Nông mới đây công du ở Úc, thì cứ cảm thấy xấu hổ quá chừng chừng.

Và cứ mỗi lần như thế thì lại nhớ đến câu chuyện tiếu lâm dân gian kể chuyện thằng ‘tỏn’ mà buồn cười.

‘Tỏn’ không phải là cái tên, một danh từ mà là một âm thanh, một tiếng động phát ra từ phía dưới hậu môn. Nói thô tục gọi là đánh địt hay còn gọi là đánh rắm.

Chuyện kể có anh chàng nọ, mỗi sáng sớm đều phải đến nhà hai chị em nhà kia ở làng bên để làm rể. Anh chàng muốn ngắm nghía cô em nên tỏ ra rất e dè và kính nể bà chị lắm lắm. Một hôm, anh đến sớm quá, trời còn tối mịt, nên phải ngồi ở cửa sau chờ trời sáng. Đúng lúc bà chị dậy sớm, ra sau đi giải. Anh chàng phải vội lẫn vào bụi rậm gần đấy để núp. Trong cảnh thanh vắng, cô chị cứ tưởng không ai nên cứ ‘vô tư’ tháo nước tồ tồ. Lại còn «hiệp đồng ba mũi giáp công như đảng ta đánh Mỹ» đánh rắm bộp, bộp … mấy cái, theo kiểu mấy bà nhà quê ví von chuyện đi buôn đương nhiên phải có lãi như chuyện ‘đi đái lại lời cái địt’. Anh chàng nghe, thấy, buồn cười quá, cố nhịn cười mà không làm sao nén được. Hơi trong bụng cứ cuồn cuộn, cuối cùng bất thần phát ra một tiếng ‘tỏn’ rõ to làm bà chị giật mình, vội kéo quần lên, quay lại thấy ông em rể tương lai đang nhấp nhổm trong bụi rậm, ngượng quá bèn đọc luôn câu thơ chữa thẹn:

- Chào chú ‘tỏn’ đến khi nao?
Anh chàng ở rể cũng ngượng không kém nhưng cũng cố gượng gạo trả lời:
- Dạ ! Em đến khi trăng hãy còn cao, nước trong khe nước chảy ào ào, ếch trong giếng ếch kêu oạp oạp.

Hy vọng rằng, ông Tổng lãnh sự tương lai Lê Dũng với một sứ mạng quan trọng đến Houston là để ‘tạo điều kiện liên quan đến việc bảo hộ quyền công dân, bảo vệ lợi ích của cộng đồng người Việt ở Mỹ…’ nên đường đường, chính chính, ưỡn ngực hiên ngang, phất cờ máu xốc tới, ngẫng cao đầu cho người biết mặt, chúa biết tên chứ đừng lén lén, lút lút, giấu tông tích như mèo giấu kít, thậm thò, thậm thụt ở cửa sau như cảnh anh chàng đi ở rể kia để đến khi người Việt ở Houston thình lình bắt gặp vặn hỏi:

- Chào chú ‘tỏn’ Lê Dũng đến khi nào? thì lúc ấy tình cảnh sẽ bẽ bàng biết bao.

Mong lắm thay!

Nguyễn Thanh Ty