Sunday, September 27, 2009

Cộng sản Việt Nam bác bỏ các đề nghị cải tổ hồ sơ nhân quyền của Liên Hiệp Quốc - Lê Minh

Human Righst Watch - Lê Minh lược dịch

Những vụ bố ráp các tiếng nói đối lập gần đây cho thấy Việt Nam không cam kết Bảo vệ Nhân quyền

(New York, 25 tháng 9, năm 2009): Hôm nay Tổ chức Giám sát Nhân quyền (HRW - Human Rights Watch) nói rằng, trong phiên họp cuối của cuộc Kiểm điểm Thường kỳ Toàn diện của Hội đồng Nhân quyền LHQ trong tuần này, csVN đã bác bỏ và không đếm xỉa tới hàng trăm kiến nghị cải tổ hồ sơ nhân quyền vốn đang trở nên tồi tệ hơn.

Bà Elaine Pearson, vị Phó Giám đốc phân bộ HRW Á Châu nói rằng “Thật không tưởng tượng nổi, Việt Nam đã liên tục bắt bớ giam cầm hàng trăm nhà đối kháng, và đấu tranh tôn giáo, bất chấp lời kiến nghị của Hội đồng Nhân quyền LHQ. Chưa hết, chỉ trong vòng bốn tháng kể từ ngày họp vừa rồi của tổ chức này, Việt Nam đã bắt thêm nhiều người nữa”.

Mặc dầu có nhiều bằng chứng quá hiển nhiên, nhưng VN vẫn khẳng định trước Hội đồng Nhân quyền LHQ rằng họ “không có tù nhân lương tâm”, chẳng có ai bị bắt vì chỉ trích chính phủ, mà đó chỉ là những người vi phạm luật lệ VN; rằng bộ luật hình sự của VN “tuân thủ với luật quốc tế” và “không hề có hành vi tra tấn, đối xử tồi tệ những người phạm luật và những người bị tam giam đang chờ thẩm vấn”.

Trong bản báo cáo cuối cùng của VN đệ nạp đến Hội đồng Nhân quyền LHQ hôm 24/09, là một phần của tiến trình xét duyệt đối với tất cả các quốc gia thành viên, chính phủ VN đã từ chối thảo luận cũng như trả lời các kiến nghị của hội đồng này.

Thay vào đó là VN đã bác bỏ 45 kiến nghị của các quốc gia thành viên. Những kiến nghị này bao gồm yêu cầu VN bãi bỏ kiểm duyệt internet và Blog và những ngăn cấm đối với các phương tiện truyền thông tư nhân; cho phép các tổ chức, cá nhân đẩy mạnh vấn đề nhân quyền, bày tỏ ý kiến đối lập một cách công khai; cho phép các tổ chức tôn giáo ghi danh hoạt động, và giải quyết tận gốc vấn đề tài sản của các giáo hội; tiến dần đến việc bãi bỏ án tử hình; bãi bỏ hoặc sửa đổi bộ luật hình sự vì nó cho phép hình sự hóa các tiếng nói đối lập và trả tự do cho các tù nhân lương tâm.

VN cũng từ chối đưa ra lời mời các chuyên gia nhân quyền của LHQ đến thăm VN, bao gồm các chuyên viên điều tra về tự do phát biểu, tự do tôn giáo, tra tấn, bảo vệ nhân quyền và vấn đề bạo hành đối với phụ nữ, và Tổ công tác LHQ về tình trạng bắt bớ giam cầm bừa bãi.

Bà Pearson còn nói thêm, “Việt Nam, một thành viên của Hội đồng Bảo an LHQ - là một sự chế nhạo đối với tư cách thành viên tại Hội đồng Nhân quyền LHQ. Mặc dầu đã ký vào các công ước quốc tế, nhưng Việt Nam đã bác bỏ những kiến nghị hữu tình nhất, chẳng hạn như cho phép người dân đẩy mạnh vấn đề nhân quyền hoặc bày tỏ quan điểm”.

Trong số 93 kiến nghị mà phía chính phủ VN chấp thuận, thì rất nhiều trong số đó chỉ là những lời tuyên bố chung chung, chẳng hạn như “chính phủ Việt Nam sẽ nghiêm túc nghiên cứu và xem xét thực hiện với khả năng tốt nhất cho phép“. Ngoài ra phía VN cũng tuyên bố rằng đã thực thi, hoặc là đang trong tiến trình thực thi những kiến nghị về tự do tôn giáo và ngăn ngừa bạo lực và kỳ thị đối với các nhóm sắc tộc thiểu số.

Bà Pearson nói, “cũng như Trung Quốc, Việt Nam đã cự tuyệt các đề nghị của Hội đồng Nhân quyền LHQ để cải thiện hồ sơ nhân quyền. Qua cuộc Kiểm điểm Thường kỳ Toàn diện của Hội đồng Nhân quyền LHQ ta thấy được rằng VN không hề có ý định cải thiện hồ sơ nhân quyền”.

Trong một diễn tiến tích cực khác, sau cuộc làm việc giữa Việt Nam và Hội đồng Nhân quyền LHQ hồi tháng 5, chính phủ VN đã giảm các trọng tội phải lãnh án tử hình.

Lẫn tránh và chối bỏ việc vi phạm nhân quyền

Để tìm kiếm sự hậu thuẫn từ các quốc gia “có cùng suy nghĩ” trong cách hành xử đối với vấn đề nhân quyền và giảm nghèo, VN đã gởi một phái đoàn hùng hậu gồm 25 thành viên cao cấp để vận động, tranh thủ sự ủng hộ từ những quốc gia này.

Trong bản báo cáo của mình, VN đã trích dẫn lời của phái đoàn Cuba ca ngợi sự thành công của VN là “dựa trên một hệ thống chính trị do người dân tự lựa chọn”, và luôn bảo vệ các sắc tộc thiểu số; trong khi trích dẫn thêm lời ủng hộ của Sri Lanka rằng “Hơn quốc gia nào hết, Việt Nam luôn bảo vệ nhân quyền của người dân mình và trên toàn thế giới, qua cuộc đấu tranh dành độc lập, tự do và tiến bộ xã hội”.

Đài truyền hình trung ương VN còn phát đi 20 phút tranh luận đối thoại trước đó của 7 quốc gia thành viên thân thiện với mình, nhưng đến phần chỉ trích gay gắt của Canada thì họ lại cắt bỏ đi.

Có ít nhất 15 quốc gia thành viên, gồm cả Cộng hòa Tiệp là quốc gia đang luân phiên giữ chức chủ tịch tại thời điểm tháng 5 vừa rồi, đã không thể phát biểu được vì hết giờ. Trong số 60 quốc gia thành viên phát biểu được thì có rất nhiều nước đã đưa ra nhiều kiến nghị mạnh mẽ, bao gồm các nước Á Căn Đình, Úc, Áo, Azerbaijan, Ba Tây, Burkina Faso, Canada, Chí Lợi, Phần Lan, Pháp, Đức, Ái Nhĩ Lan, Ý, Mã Lai, Mễ Tây Cơ, Hòa Lan, Tân Tây Lan, Na Uy, Ba Lan, Nam Hàn, Thụy Điển , Thụy Sĩ, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ.

Giam cầm bừa bãi

Trong khi VN chối bỏ các cáo buộc về bắt bớ và giam cầm bừa bãi những nhà đối lập, bảo vệ nhân quyền, chủ Blog và các nhà hoạt động đấu tranh tự do tôn giáo, thì họ lại bắt thêm một số kể từ tháng 5 vừa qua.

Ví dụ, chỉ riêng trong tháng 8 vừa qua, các cơ quan báo chí truyền thông nhà nước đã tường thuật việc bắt giam 27 người bị cho là có liên quan đến Đảng Dân Chủ VN, chỉ vì đảng cầm quyền không cho phép bất cứ đảng phái nào hoạt động ngoại trừ ĐCSVN.

Trong số những người bị bắt, có tối thiểu năm người, trong đó có vị luật sư nổi tiếng Lê Công Định, bị các buộc tội trạng xâm phạm nền an ninh quốc gia. Hơn một chục người bị bắt hồi năm ngoái cũng bị cáo buộc tội trạng tương tự và đang chờ ra tòa.

Ngoài ra còn có nhiều cuộc bắt bớ khác mà không ai biết đến. Chẳng hạn như hôm 30 tháng 5, công an bắt Huỳnh Ba, một nhà đấu tranh dân oan đã lãnh đạo những cuộc biểu tình của nông dân người Khmer đòi đất đai bị cướp ở đồng bằng sông Cửu Long. Kể từ khi bị bắt, ông bị giam tại nhà tù tỉnh Sóc Trăng nhưng không ai có thể liên lạc được.

Kể từ tháng 5 vừa qua, có hơn 30 người Thượng thuộc các nhóm Tin Lành ở Gia Lai đã bị bắt, bị đánh đập tra tấn tàn tệ, chỉ vì họ nhóm họp thờ phượng tại gia. Ngoài ra còn có thêm 9 người Thượng mới bị xử, mà trong số đó có người bị xử đến 12 năm tù vì tội “xâm phạm an ninh quốc gia”, nhập thêm vào con số 300 người Thượng đã bị bắt kể từ năm 2001.

Bà nói rằng “Những cuộc bắt bớ các tiếng nói đối lập và các nhà hoạt động tôn giáo diễn ra liên tục, ngay cả trong khi Hội đồng Nhân quyền LHQ đang họp để thẩm định, cho thấy VN không hề tôn trọng các cam kết với quốc tế nhân quyền. Các quốc gia thành viên cần phải gởi cho VN một thông điệp rõ ràng là VN phải tôn trọng các cam kết quốc tế về nhân quyền”.

Human Righst Watch
Lê Minh lược dịch


No comments:

Post a Comment