Nguyễn Khắp Nơi
Hôm đi dự buổi lễ 49 năm Biệt Động Quân ở Sydney vào tháng 7 vừa qua, tôi có gặp lại một người bạn cũ. Hàn huyên ba điều bẩy chuyện xong rồi, hai anh em chào nhau hẹn ngày tái ngộ. Anh bạn tươi cười nói lời từ giã:
- “Về tới nhà, tôi sẽ ... điện cho anh liền đó!”
Tôi giật mình, hỏi lại người bạn:
“Anh nói sao? Anh ... ĐIỆN ... cho tôi?
Đừng! Đừng làm vậy, điện giựt tôi chết thì sao?
Tôi còn nhiều chuyện phải làm ... Tôi chưa muốn chết đâu!”
Anh bạn tôi tỏ vẻ ngạc nhiên, nhìn tôi kỹ hơn một chút, rồi cười, có vẻ chê tôi nhà quê, không biết dùng danh từ mới. Cười xong, anh mới vui vẻ móc túi lấy ra cái điện thoại , lắc qua lắc lại vài cái rồi trả lời tôi:
- Không phải tôi cho điện giựt anh đâu! Tôi chỉ dùng cái điện thoại cầm tay này để .... ĐIỆN cho anh mà thôi. Ý tôi muốn nói, tôi . . . GỌI ĐIỆN THOẠI cho anh đó mà, anh hiểu không?
(Ghi chú: điên thoại này được chế ra để chỉ cầm bằng tay thôi, không được cầm bằng ... chân đâu đó)
Tôi nghe anh giải thích, thì mừng quá, nói liền lập tức:
“Trời đất ơi! Vậy mà tôi cứ tưởng tôi nói câu nào lỡ lời, làm anh giận tôi, nên mới .... cho Điện dựt tôi vài cái cho bõ ghét chớ! Anh gọi điện thoại cho tôi, thì cứ việc nói “Gọi điện thoại” cho rồi, nói chi “Điện” nghe ghê quá, làm cho tôi chẳng hiểu gì cả!”
Anh bạn ngại ngùng cho cái quê mùa của tôi, trả lời:
“Bây giờ ai cũng nói như vậy hết trơn hà! Bộ anh ... ít có gặp ai? Ít có nói chuyện với ai lắm hả?”
Bạn bè lâu ngày mới gặp lại, tranh luận nhiềulàm chi cho mất lòng! Tôi liền gài số de:
“Vậy ... anh về mạnh giỏi nha, nhớ gọi điện thoại cho tôi liền nha!”
Anh bạn đã leo lên xe lái đi rồi, mà tôi vẫn còn đứng yên một chỗ, bâng khuâng suy nghĩ:
Có thật là cái TIẾNG VIỆT của tôi đã quá cổ xưa rồi, không còn ai nói nữa, hay chăng?
Có thật là, cái TIẾNG VIỆT mà tôi đang nói, không phải là tiếng Việt mà mọi người chung quanh tôi đang nói?
Nói gì thì nói, điều mình nói ra phải ... có lý một chút, thì người nghe mới biết mình là ai? Mới hiểu mình muốn nói cái gì?
Điện, có nghĩa là dòng điện, do máy phát điện tạo ra. dùng để tạo ra năng lượng khác, dùng để chạy máy, để thắp sáng những ngọn đèn điện.
Muốn đặt tên những loại máy móc dùng điện để hoạt động, chúng ta được dùng chữ “Điện”ghép chung với tên của dụng cụ đó. Ví dụ: Đèn điện, Quạt điện, Máy điện toán ...
Cũng theo cách gọi tên nói trên, cái máy dùng để nói chuyện với người khác qua dòng điện, được gọi là “Điện Thoại”.
Khi sử dụng những loại máy chạy bằng điện này, chúng ta phải thêm một động từ ở đằng trước. Thí dụ: MỞ Máy lạnh, MỞ Đèn, MỞ Quạt điện, GỌI Điện thoại ...
Cũng tùy theo cách thức sử dụng, mà chúng ta có “Điện Nhà” là loại điện nhe, dùng để chạy máy móc nhỏ trong nhà. “Điện Kỹ Nghệ” là dòng điện mạnh, dùng để chạy các loại máy móc lớn trong các nhà máy sản xuất.
Do đó, “Điện” chỉ là một “Danh Từ Phụ” mà thôi. Nếu chúng ta nói độc nhất một chữ “Điện” không thôi, sẽ không đủ nghĩa. Người nghe sẽ không hiểu, phải đặt câu hỏi “Điện gì? (Điện nhà? Điện kỹ nghệ?) hoặc Điện dùng làm gỉ? (Máy phát điện? Đèn Điện? . . .)
Người bạn của tôi, khi dùng một chữ “Điện” không thôi, anh đã làm một công hai việc:
Biến chữ “Điện” trở thành “Điện Thoại” và cho nó thêm một công việc làm, là GỌI ĐIỆN THOẠI.
Thay vì nói “GỌI ĐIỆN THOẠI” anh chỉ nói “ĐIỆN” mà thôi, để người nghe tự hiểu là anh muốn nói cái gì.
Nếu dịch câu nói của anh bạn tôi ra tiếng anh, câu nói đó sẽ như sau:
“Whenever I got home, I will . . . ELECTRIC you straigh away”
Và nếu chúng ta đồng ý theo cách gọi của anh, vậy thì khi cái biên lai tiền điện thoại (Telephone bill) gởi tới cho anh, anh ta sẽ gọi cái biên lai này là gì?
BIÊN LAI . . . TIỀN ĐIỆN hay chăng?
Và khi cái biên lai tiền ĐIỆN TIÊU THỤ (Electricity bill) gởi tới cho anh, anh sẽ gọi nó là gỉ? cũng gọi là BIÊN LAI . . . TIỀN ĐIỆN hay sao?
Anh có thể nào cầm cái biên lai tiền điện thoại ra qưầy trả tiền mà nói với nhân viên phụ trách:
“Cho tôi trả cái biên lai tiền . . . Điện”?.
Rồi sau đó lại đưa cái biên lai tiền Điện ra mà nói:
“Cho tôi trả cái biên lại tiền . . . Điện”?
Nếu anh ta làm như vậy, chắc chắn nhân viên phụ trách việc trả tiền sẽ nói với anh ta:
Cái biên lai này là “BIÊN LAI TIỀN ĐIỆN THOẠI”, còn cái biên lai kia là “BIÊN LAI TRẢ TIỀN ĐIỆN”.
DO ĐÓ, DÙNG CHỮ “ĐIỆN” ĐỂ THAY THẾ CHO CHỮ “GỌI ĐIỆN THOẠI” LÀ KHÔNG ĐÚNG!
Thực sự thì đây không phải là lần đầu tiên tôi được nghe chữ “ĐIỆN” thay thế cho câu ‘GỌI ĐIỆN THOẠI”! Tôi đã được nghe cái câu này từ hồi 1975 lận!
Lúc đó, vào khoảng cuối tháng 5 năm 1975, bọn “Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam”, với danh xưng là “Ủy Ban Quân Quản” đã tổ chức một lớp học, đặt tên là “Học Tập Cải Tạo” tại “Hội Việt Mỹ” cũ. Tôi và một số bạn bè đã bị mời tham dự lớp học này. Thuyết trình viên là tên Trịnh Đình Ban, lúc đó đang được trao cho chức vụ Hội trưởng hội “Trí Thức Yêu Nước”. Sau khi học xong, tất cả chia ra từng “Tổ” nhỏ để . . . tìm hiểu thêm. Tên Ban được gài vào tổ của chúng tôi, vì thế tổ này được đưa vào văn phòng của hắn để họp tổ. Đang khi họp, thì có chuông điện thoại reo vang, Ban nhấc máy điện thoại lên nghe người nào đó gọi cho y. Nghe xong, y nói vào trong máy với một giọng kẻ cả:
“Thôi, cứ . . . nhất trí như vậy đi! Tôi đang bận . . . lên lớp. Để khi nào xong, tôi sẽ . . . ĐIỆN cho đồng chí.”
Một cô bạn tôi, ngồi gần y, thắc mắc liền:
“Anh Ban nói “Điện” có nghĩa là gỉ? tôi không hiểu!
Tên Ban hân hoan giải thích:
“Điện là danh từ riêng của người “Cộng Sản” chúng tôi, thay cho chữ “Gọi điện thọai” của bọn “Ngụy”.
Tôi đã ngứa miệng, nói thêm vào :
“Tại sao không nói “Gọi điện thoại” cho dễ hiểu?”
Tên Ban đã quay lại nhìn tôi, lên giọng:
“Chúng tôi là người Cộng Sản, chúng tôi dùng danh từ của chúng tôi. Chữ này không đúng với các anh, nhưng đúng với chúng tôi. Các anh không hiểu ngôn từ của chúng tôi bây giờ, nhưng sau này rổi cũng phải hiểu, cũng phải dùng thôi!”
Nói xong, hắn không họp với chúng tôi nữa, mà đứng dậy bỏ đi, nói rằng bận họp với các “Đồng chí lãnh đạo”. Khi lấy hồ sơ từ trong ngăn kéo bàn viết, không biết do vô tình hay cố ý, hắn đã làm rơi khẩu súng “Colt 45” xuống dưới sàn. Ban không nhặt khẩu súng lên ngay, mà cứ để đó một lúc rồi sau đó mới từ từ nhặt nên bỏ vào trong cặp, bước ra khỏi phòng họp.
Trong trường hợp tôi kể ra ở trên, tên Ban đã có lý của hắn: Hắn là Việt Cộng, hắn dùng tiếng của Việt Cộng.
Còn những người như chúng ta, không phải là Việt Cộng, vậy chúng ta có nên dùng những từ ngữ của Việt Cộng hay chăng?
Từ xưa, người Việt của chúng ta chia ra làm ba sắc dân chính: Dân Miền Bắc,dân Miền Trung và dân Miền Nam. Tuy dân cả ba miền cùng nói một thứ tiếng VIỆT, nhưng cách phát âm lại hoàn toàn khác nhau, và trong nhiều trường hợp, chúng ta dùng chữ cũng khác nhau nữa.
Nhưng, kể từ 1975, Tiếng Việt của chúng ta, ngoài sự khác biệt vì lý do địa lý, phong tục, tập quán, lại còn có sự khác nhau vì lý do chính trị nữa:
Tiếng Việt của Việt Nam Cộng Hòa, và Tiếng Việt của Cộng Sản.
Ngày xưa, ông bà chúng ta thường nói:
“Chửi cha không bằng pha tiếng!”
Vậy, chúng ta có nên . . . pha tiếng hay không?
Trong cuộc sống giao dịch hàng ngày, không phải chúng ta chỉ nghe có một chữ “Điện” không mà thôi, chúng ta chắc chắn còn được nghe rất nhiều danh từ lại tai, không đúng nghĩa khác nữa:
Hẳn bạn có nghe ai đó nói:
· “BỨC XÚC quá!”
BỨC XÚC là cái gì? Tôi dám chắc với các bạn, những người đang dùng chữ “Bức xúc” cũng không hiểu ý nghĩa của chữ này, và lại càng không biết viết “BỨC XÚC” hay là “BỨC SÚC” nữa đó! Trong tự điển tiếng Việt của Nguyễn Văn Khôn, chăc chắn không có chữ này. Tại sao không dùng chữ KHÓ CHỊU, hoặc BỰC MÌNH?
· VẤN NẠN là cái gì? Tại sao không dùng TỆ NẠN, mà lại phải đi nhập cảng cái chữ mà mình không hiểu, không biết?
· CÓ VẤN ĐỀ! VẤN ĐỀ GỈ MỚI ĐƯỢC CHỨ? Chỉ nói khơi khơi . . . Có vấn đề, ai mà hiểu bạn có vấn đề gỉ? Ăn không được? Ngủ không yên?
· ĐĂNG KÝ! Bạn còn nhớ, cái chữ đăng ký này dùng lúc nào không? Lúc bọn Việt Cộng lùa bạn đi “Đăng ký học tập cải tạo” đó! Bạn phải thù ghét cái chữ đó chứ! Sao lại dùng nó nhiều quá vậy? Tại sao bạn không dùng chữ “GHI DANH” hoặc “GHI TÊN” có phải là hay và đẹp biết bao nhiêu không?
· Tại sao bạn phải nói “CĂN HỘ”, thay vì một danh từ đẹp đẽ “CĂN NHÀ” hoặc “CÁI NHÀ”?
Hồi nhỏ, bạn chơi đùa với chúng bạn, có bao giờ bạn hát bài hát:
“Cái nhà là nhà của ta,
Ông Cố Ông Cha lập ra ,
Chúng ta hãy gìn giữ lấy,
MUÔN NĂM VỚI NƯỚC VỚI NHÀ”
Nếu một tên Cộng Sản, nói những chữ ngô nghê như vậy, bạn và tôi sẽ không thắc mắc gì hết, vì nó là thằng Cộng Sản, nó nói tiếng của chúng nó.
Nếu một du học sinh qua Úc du học, nói những tiếng như trên, bạn vả tôi cũng sẽ không thắc mắc, vì các cháu đã được học như vậy từ nhỏ rồi.
Nhưng còn bạn,
Rõ ràng bạn là Người Lính Việt Nam Cộng Hòa!
Rõ ràng bạn là Người Việt đã bỏ xứ ra đi vì không chịu được chế độ hà khắc, không tôn trọng nhân quyền của bọn Việt Cộng.
Bạn đã chiến đấu chống lại bọn Cộng sản, bạn đã chối bỏ chế độ Cộng sản, bạn đã hy sinh mạng sống để ra đi Tìm Tự Do,
Tại sao bạn lại quay trở lại, dùng những chữ, những câu của bọn Cộng Sản vậy?
Khi dùng những danh từ của Cộng sản, chúng ta đã:
TỰ NÔ LỆ VĂN HÓA VỚI VIỆT CỘNG.
TỰ GIẾT CHẾT NỀN VĂN HÓA VIỆT NAM CỘNG HÒA.
MAI ĐÂY, THẾ HỆ SAU CÓ CÒN AI BIẾT TÓI VIỆT NAM CỘNG HÒA NỮA HAY KHÔNG?
A. TẠI SAO CÓ NHỮNG NGƯỜI DÙNG NHỮNG DANH TỪ CỘNG SẢN?
A1. BỊ NHIỄM, VÌ “HỌC TẬP CẢI TẠO” QUÁ LÂU,
Đã có rất nhiều anh em chúng ta, bị bọn Việt Cộng giam cầm quá lâu, hàng ngày phải dủng những ngôn ngữ của bọn Việt Cộng, đâm ra quen đi. Đến khi được trở lại với gia đình, với xã hội Tự Do, họ chưa đổi trở lại với ngôn ngữ của Việt Nam Cộng Hòa ngay được. Điều này cũng đúng! Nhưng, đã hơn chục năm rồi, không lẽ chưa đủ thời gian để anh em chúng ta bỏ những cái gì của Việt Cộng đi hay sao? Một khi đã thoát ra khỏi ngục tù cộng sản rồi, đâu còn có ai bắt buộc nữa đâu mà anh em còn phải dùng những chữ nghĩa không có văn hóa ấy! Đã có rất nhiều chiến hữu khác, dù ở trong hoàn cảnh tù đầy, cũng vẫn giữ vững văn hóa của mình, cho đến bây giờ cũng không hề tiêm nhiễm một chữ nào của bọn Việt Cộng cả. Đáng khâm phục thay!
A2. ĐI VỀ VIỆT NAM LÀM ĂN, PHẢI CHỊU NGẢ THEO VĂN HÓA CỘNG SẢN
Có một số người, vì nhu cầu sinh sống, đã trở lại Việt Nam để mua bán làm ăn. Vì phải tiếp xúc với bọn Việt cộng hàng ngày, những người này đã bị tiêm nhiễm văn hóa cộng sản, thở ra rặt những “Hồ Hởi Phấn khởi, Ổn Định, Khẩn trương . . . Chính người dân Việt ở trong nước đều gọi Sài Gòn là thành phố thân yêu của họ, thì bọn con buôn xấu xa này đã luôn luôn dùng “Thành Phố Hồ Chí Minh” mỗi khi phải nhắc tới thành phố Sài Gòn. Cũng có một số những con buôn, bị bọn Việt cộng dùng tiền mua chuộc, bắt phải tổ chức những buổi văn nghệ, đem đám ca sĩ Việt cộng qua Úc, qua Mỹ trình diễn cái gọi là văn hóa cộng sản. Khi làm việc với bọn Việt Cộng, đương nhiên họ cũng phải nói theo chúng vậy.
Cũng có những tờ báo, không dính dáng làm ăn gì với Việt Cộng hết, mỗi khi viết bài quan điểm thì viết chống cộng rất mạnh, nhưng khi mở tờ báo ra đọc, chúng ta mới hỡi ôi, vì bài vở đa số là lấy từ những bài báo do bọn bồi bút Việt cộng viết sẵn bỏ lên Internet, làm cho tờ báo giống y như những tờ báo do bọn Việt Cộng cho phép xuất bản.
Cũng có một số người, đi biểu tình chống “Văn Hóa Vận” rất là hăng say, nhưng ở nhà lại gắn đĩa ăng ten để bắt đài Việt Cộng từ Việt Nam, cho con cháu học và xem những chương trình truyền hỉnh của Việt cộng.
A3. CỐ TÌNH DÙNG VĂN HÓA VIỆT CỘNG, VÌ COI CHÚNG LÀ KẺ MẠNH.
Một số người khác, đã cố tình dùng những chữ, những câu nói của Việt cộng, vì cho rằng đó là ngôn ngữ mới, ngôn ngữ của kẻ mạnh.
Họ đã cho rằng, Tiếng Việt của Việt Nam Cộng Hòa chỉ còn được dùng bởi những người Lính cũ, những người Việt thuộc Thế Hệ Thứ Nhất vượt biên tìm tự do. Những người này, từ từ sẽ đi vào dĩ vãng hết, tiếng Việt của họ, do đó mà cũng tàn lụi theo. Vậy thì dùng ngôn ngữ của họ làm gì nữa! Thói đời phù thịnh chứ chẳng ai phù xuy! Đó là lý do giải thích tại sao họ dùng văn hóa của Cộng sản.
Họ là những người không phân biệt được đâu là chữ nghĩa văn hóa, chỉ thấy người ta nói thì bắt chước nói theo, chứ họ không biết gì về Cộng Sản cả.
B. TẠI SAO CHÚNG TA KHÔNG NÊN DÙNG NHỮNG TỪ NGỮ CỦA VIỆT CỘNG?
B1. VÌ CHÚNG TA LÀ NGƯỜI QUỐC GIA, CHÚNG TA DÙNG TỪ NGỮ CỦA CHÚNG TA.
Đúng! Đúng lắm! Chúng ta là người Quốc Gia, chúng ta dùng ngôn ngữ riêng của chúng ta để chứng tỏ điều đó.
Ra ngoài đường, nếu bạn nghe ai đó hỏi:
“Đi đâu mà nhanh thế?”
Thì chắc chắn, bạn sẽ nghĩ rằng, người này là người Miền Bắc.
Nếu người đó nói:
“Đi mô mà mau rứa?”
Bạn sẽ cho rằng, người đó là người Miền Trung.
Nếu người đó hỏi:
“Đi đâu mà lẹ quá dzậy?”
Bạn sẽ cho rằng, người đó là người Miền Nam.
Tiếp theo, nếu người đó hỏi bạn:
“Đi đâu mà . . . khẩn trương thế?”
Bạn nghĩ sao? Người này thuộc thành phần nào?
Có phải rằng, bạn nghĩ, người này, nếu không là “Cán Ngố”, cũng là dân Bắc Kỳ 75?
Bạn không thể nào cho rằng, người đặt câu hỏi này là người của Việt Nam Cộng Hòa được! Vì lời nói của anh ta đã chứng tỏ anh ta là ai rổi mà! (Ngôn ngữ của chúng ta, có dùng chữ khẩn trương, nhưng dùng trong một trường hợp nào đó, chứ không dùng trong bất cứ trường hợp nào. Ví dụ: Vì tình trạng khẩn trương của đất nước, chính phủ phải ra lệnh giới nghiêm.)
Chúng ta đã chối bỏ chủ nghĩa Cộng Sản, đã hy sinh mạng sống của mình để vượt biên tìm tự do, chúng ta phải hãnh diện về hành động này, phải luôn luôn tự hào chúng ta là con dân của một chế độ CỘNG HÒA, TỰ DO, DÂN CHỦ, chúng ta có văn hóa riêng và phải có nhiệm vụ gìn giữ nền văn hóa này.
Từ khi bọn Việt Cộng cưỡng chiếm được Miền Nam, chúng đã ra sức tiêu hủy tất cả những gì gọi là Văn Hóa Của Miền Nam Việt Nam, mà chúng đặt cho cái tên là “Tàn Dư Của Mỹ Ngụy” Chúng đã cấm dùng sách giáo khoa, đốt hết tất cả các sách báo, phim ảnh, tài liệu trong văn khố, và đặt ra những từ ngữ riêng của chúng để bắt chúng ta phải nghe, phải dùng.
Chúng ta phải có nhiệm vụ giữ gìn lại tất cả những gì còn lại, để chứng tỏ rằng, bọn Việt Cộng không thể tiêu diệt được nền Văn Hóa của chúng ta.
B2. NGÔN NGỮ CỦA VIỆT NAM CỘNG HÒA CÓ ĐẦY ĐỦ Ý NGHĨA VÀ CÓ VĂN HỌC.
Ngôn ngữ của chúng ta, đa số là những danh từ kép, nghe nhẹ nhàng, êm ái và cũng rất đầy đủ ý nghĩa. Tiếng Việt mà chúng ta đang dùng, tuy chỉ mới được sáng tạo ra từ thời Pháp, nhưng càng ngày càng phong phú hơn lên. Với ngôn ngữ này, chúng ta đã tạo ra những áng thơ văn bất hủ, những bản nhạc thật hay mà bọn Việt Cộng, dù có dùng hàng trăm hàng ngàn văn công, cũng không thể nào bắt chước được.
Ngôn ngữ của Cộng Sản, không thể nào gọi là văn hóa được, vì nó được tạo ra bởi những đầu óc không có chữ nghĩa, văn hóa. Đối với Cộng Sản, văn hóa chỉ làm ru ngủ con người, bọn trí thức không có giá trị bằng một cục phân bón, vậy thì ngôn ngữ của chúng cũng chỉ là một cục phân mà thôi.
Với chữ nghĩa văn hóa của chúng ta, chúng ta mới có những bài thơ thật hay, như:
“Nhớ nhà châm điếu thuốc,
Khói huyền bay lên cao!
Nếu dịch ra tiếng Việt Cộng, bài thơ này sẽ là:
“Nhớ CĂN HỘ, THẮP ĐIẾU THUỐC,
KHÓI ĐEN KHẨN TRƯƠNG BAY LÊN CAO”
Ngôn ngữ của Việt Cộng, nghe cộc lốc, trơ trẽn. Vì muốn làm khác đi và ngắn hơn so với ngôn ngữ của chúng ta, nên sẽ không bao giờ đủ nghĩa và nghe rất đơn điệu.
Ví dụ: Khi nói về xe hơi, chúng ta gọi là XE VẬN TẢI, thì Việt Cộng cố tình sửa lại cho khác đi, cho ngắn đi, chúng gọi là XE TẢI. Chúng ta gọi là TIỂU BANG thì chúng cắt ngắn đi, gọi là BANG. Nhưng khi chúng ta nói LIÊN BANG, thì bọn chúng không còn cách nào khác, đảnh phải theo chúng ta mà gọi là Liên Bang.
Khi không thể nào làm ngắn đi được, chúng đảo ngược chữ của chúng ta để tạo nên chữ của chúng. Ví dụ: Chúng ta nói ĐƠN GIẢN, thì bọn chúng đổi lại thành GIẢN ĐƠN. Và SINH SẢN thì chúng đổi lại thành SẢN SINH
Vì không có tầm hiểu biết về chữ nghĩa, nên bọn Việt Cộng vớ được chữ nào là dùng chữ nấy, chứ không hiểu rõ chữ đó có nghỉa là gì. Bọn chúng luôn luôn dùng những chữ có ý nghĩa mạnh bạo trong những trường hợp thông thường, làm cho những từ ngữ đó trở thành ngây ngô, khó hiểu,
Ví dụ, Khi dùng chữ BIẾN CỐ, chúng ta chỉ dùng để chỉ một tình trạng nguy ngập của đất nước: ĐỨNG TRƯỚC BIẾN CỐ THIÊN TAI, CHÚNG TA PHẢI MAU CHÓNG LO VIỆC CỨU TRỢ. Nhưng bọn Việt Cộng lại đổi chữ này ra SỰ CỐ và dùng trong bất cứ trường hợp nào: SỰ CỐ TRỜI MƯA.
Khi chúng ta dùng chữ ỔN ĐỊNH, là chỉ một tình trạng của quốc gia hoặc tình hình của nền kinh tế: TÌNH THẾ ĐÃ ỔN ĐỊNH, TÌNH HÌNH KINH TẾ ĐÃ ỔN ĐỊNH. Nhưng bọn Việt Cộng thì dùng chữ này ở bất cứ trường hợp nào: XIN MỌI NGƯỜI ỔN ĐỊNH CHỖ NGỒI
C. LÀM SAO ĐỂ GIỮ VỮNG VĂN HÓA VIỆT NAM CỘNG HỎA?
Dễ lắm!
Đừng nói những từ ngữ của bọn Cộng Sản. Chúng tôi xin kèm theo đây một số từ ngữ để chúng ta dễ dàng đối chiếu và dùng cho đúng chữ.
Đừng đi xem văn nghệ của bọn Văn Công Cộng Sản. Đi xem bọn chúng trình diễn tức là đã tiếp tay với bọn chúng để xóa bỏ văn hóa của chúng ta đi, chúng ta đã vô tình ... thi hành Nghị Quyết 36 dùm cho bọn chúng đó. Khi bọn Việt Cộng đem văn công đi biểu diễn, Cộng Đồng chúng ta đi biểu tình chống đối là chuyện đương nhiên phải làm. Nhưng điều tiên quyết phải làm là: Bảo nhau đừng đi xem bọn chúng. Đừng để tình trạng cha đi biểu tình, con đi xem hát.
Quý vị chủ báo, chủ đài phát thanh, truyền hình, hãy ngưng trích những bài báo, ngưng đăng những tin tức của bọn Việt Cộng đã viết sẵn trên internet. Nếu quý vị hô hào mọi người gìn giữ văn hóa Việt Nam Cộng Hòa, thì quý vị phải làm gương trước nhất.
Đừng đọc, đừng nghe những tờ báo, những đài phát thanh nào chỉ chuyên dùng những từ ngữ Cộng Sản. Bọn Việt Cộng sở dĩ đưa ra Nghị Quyết 36 để đẩy mạnh việc tuyên truyền văn hóa của chúng ra hải ngoại, là vì chúng ta còn chống đối. Nếu chúng ta không phản ứng, một ngày nào đó, Văn Hóa Việt Nam Cộng Hòa Sẽ Mất Đi.
Nguyễn Khắp Nơi
Hôm đi dự buổi lễ 49 năm Biệt Động Quân ở Sydney vào tháng 7 vừa qua, tôi có gặp lại một người bạn cũ. Hàn huyên ba điều bẩy chuyện xong rồi, hai anh em chào nhau hẹn ngày tái ngộ. Anh bạn tươi cười nói lời từ giã:
- “Về tới nhà, tôi sẽ ... điện cho anh liền đó!”
Tôi giật mình, hỏi lại người bạn:
“Anh nói sao? Anh ... ĐIỆN ... cho tôi?
Đừng! Đừng làm vậy, điện giựt tôi chết thì sao?
Tôi còn nhiều chuyện phải làm ... Tôi chưa muốn chết đâu!”
Anh bạn tôi tỏ vẻ ngạc nhiên, nhìn tôi kỹ hơn một chút, rồi cười, có vẻ chê tôi nhà quê, không biết dùng danh từ mới. Cười xong, anh mới vui vẻ móc túi lấy ra cái điện thoại , lắc qua lắc lại vài cái rồi trả lời tôi:
- Không phải tôi cho điện giựt anh đâu! Tôi chỉ dùng cái điện thoại cầm tay này để .... ĐIỆN cho anh mà thôi. Ý tôi muốn nói, tôi . . . GỌI ĐIỆN THOẠI cho anh đó mà, anh hiểu không?
(Ghi chú: điên thoại này được chế ra để chỉ cầm bằng tay thôi, không được cầm bằng ... chân đâu đó)
Tôi nghe anh giải thích, thì mừng quá, nói liền lập tức:
“Trời đất ơi! Vậy mà tôi cứ tưởng tôi nói câu nào lỡ lời, làm anh giận tôi, nên mới .... cho Điện dựt tôi vài cái cho bõ ghét chớ! Anh gọi điện thoại cho tôi, thì cứ việc nói “Gọi điện thoại” cho rồi, nói chi “Điện” nghe ghê quá, làm cho tôi chẳng hiểu gì cả!”
Anh bạn ngại ngùng cho cái quê mùa của tôi, trả lời:
“Bây giờ ai cũng nói như vậy hết trơn hà! Bộ anh ... ít có gặp ai? Ít có nói chuyện với ai lắm hả?”
Bạn bè lâu ngày mới gặp lại, tranh luận nhiềulàm chi cho mất lòng! Tôi liền gài số de:
“Vậy ... anh về mạnh giỏi nha, nhớ gọi điện thoại cho tôi liền nha!”
Anh bạn đã leo lên xe lái đi rồi, mà tôi vẫn còn đứng yên một chỗ, bâng khuâng suy nghĩ:
Có thật là cái TIẾNG VIỆT của tôi đã quá cổ xưa rồi, không còn ai nói nữa, hay chăng?
Có thật là, cái TIẾNG VIỆT mà tôi đang nói, không phải là tiếng Việt mà mọi người chung quanh tôi đang nói?
Nói gì thì nói, điều mình nói ra phải ... có lý một chút, thì người nghe mới biết mình là ai? Mới hiểu mình muốn nói cái gì?
Điện, có nghĩa là dòng điện, do máy phát điện tạo ra. dùng để tạo ra năng lượng khác, dùng để chạy máy, để thắp sáng những ngọn đèn điện.
Muốn đặt tên những loại máy móc dùng điện để hoạt động, chúng ta được dùng chữ “Điện”ghép chung với tên của dụng cụ đó. Ví dụ: Đèn điện, Quạt điện, Máy điện toán ...
Cũng theo cách gọi tên nói trên, cái máy dùng để nói chuyện với người khác qua dòng điện, được gọi là “Điện Thoại”.
Khi sử dụng những loại máy chạy bằng điện này, chúng ta phải thêm một động từ ở đằng trước. Thí dụ: MỞ Máy lạnh, MỞ Đèn, MỞ Quạt điện, GỌI Điện thoại ...
Cũng tùy theo cách thức sử dụng, mà chúng ta có “Điện Nhà” là loại điện nhe, dùng để chạy máy móc nhỏ trong nhà. “Điện Kỹ Nghệ” là dòng điện mạnh, dùng để chạy các loại máy móc lớn trong các nhà máy sản xuất.
Do đó, “Điện” chỉ là một “Danh Từ Phụ” mà thôi. Nếu chúng ta nói độc nhất một chữ “Điện” không thôi, sẽ không đủ nghĩa. Người nghe sẽ không hiểu, phải đặt câu hỏi “Điện gì? (Điện nhà? Điện kỹ nghệ?) hoặc Điện dùng làm gỉ? (Máy phát điện? Đèn Điện? . . .)
Người bạn của tôi, khi dùng một chữ “Điện” không thôi, anh đã làm một công hai việc:
Biến chữ “Điện” trở thành “Điện Thoại” và cho nó thêm một công việc làm, là GỌI ĐIỆN THOẠI.
Thay vì nói “GỌI ĐIỆN THOẠI” anh chỉ nói “ĐIỆN” mà thôi, để người nghe tự hiểu là anh muốn nói cái gì.
Nếu dịch câu nói của anh bạn tôi ra tiếng anh, câu nói đó sẽ như sau:
“Whenever I got home, I will . . . ELECTRIC you straigh away”
Và nếu chúng ta đồng ý theo cách gọi của anh, vậy thì khi cái biên lai tiền điện thoại (Telephone bill) gởi tới cho anh, anh ta sẽ gọi cái biên lai này là gì?
BIÊN LAI . . . TIỀN ĐIỆN hay chăng?
Và khi cái biên lai tiền ĐIỆN TIÊU THỤ (Electricity bill) gởi tới cho anh, anh sẽ gọi nó là gỉ? cũng gọi là BIÊN LAI . . . TIỀN ĐIỆN hay sao?
Anh có thể nào cầm cái biên lai tiền điện thoại ra qưầy trả tiền mà nói với nhân viên phụ trách:
“Cho tôi trả cái biên lai tiền . . . Điện”?.
Rồi sau đó lại đưa cái biên lai tiền Điện ra mà nói:
“Cho tôi trả cái biên lại tiền . . . Điện”?
Nếu anh ta làm như vậy, chắc chắn nhân viên phụ trách việc trả tiền sẽ nói với anh ta:
Cái biên lai này là “BIÊN LAI TIỀN ĐIỆN THOẠI”, còn cái biên lai kia là “BIÊN LAI TRẢ TIỀN ĐIỆN”.
DO ĐÓ, DÙNG CHỮ “ĐIỆN” ĐỂ THAY THẾ CHO CHỮ “GỌI ĐIỆN THOẠI” LÀ KHÔNG ĐÚNG!
Thực sự thì đây không phải là lần đầu tiên tôi được nghe chữ “ĐIỆN” thay thế cho câu ‘GỌI ĐIỆN THOẠI”! Tôi đã được nghe cái câu này từ hồi 1975 lận!
Lúc đó, vào khoảng cuối tháng 5 năm 1975, bọn “Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam”, với danh xưng là “Ủy Ban Quân Quản” đã tổ chức một lớp học, đặt tên là “Học Tập Cải Tạo” tại “Hội Việt Mỹ” cũ. Tôi và một số bạn bè đã bị mời tham dự lớp học này. Thuyết trình viên là tên Trịnh Đình Ban, lúc đó đang được trao cho chức vụ Hội trưởng hội “Trí Thức Yêu Nước”. Sau khi học xong, tất cả chia ra từng “Tổ” nhỏ để . . . tìm hiểu thêm. Tên Ban được gài vào tổ của chúng tôi, vì thế tổ này được đưa vào văn phòng của hắn để họp tổ. Đang khi họp, thì có chuông điện thoại reo vang, Ban nhấc máy điện thoại lên nghe người nào đó gọi cho y. Nghe xong, y nói vào trong máy với một giọng kẻ cả:
“Thôi, cứ . . . nhất trí như vậy đi! Tôi đang bận . . . lên lớp. Để khi nào xong, tôi sẽ . . . ĐIỆN cho đồng chí.”
Một cô bạn tôi, ngồi gần y, thắc mắc liền:
“Anh Ban nói “Điện” có nghĩa là gỉ? tôi không hiểu!
Tên Ban hân hoan giải thích:
“Điện là danh từ riêng của người “Cộng Sản” chúng tôi, thay cho chữ “Gọi điện thọai” của bọn “Ngụy”.
Tôi đã ngứa miệng, nói thêm vào :
“Tại sao không nói “Gọi điện thoại” cho dễ hiểu?”
Tên Ban đã quay lại nhìn tôi, lên giọng:
“Chúng tôi là người Cộng Sản, chúng tôi dùng danh từ của chúng tôi. Chữ này không đúng với các anh, nhưng đúng với chúng tôi. Các anh không hiểu ngôn từ của chúng tôi bây giờ, nhưng sau này rổi cũng phải hiểu, cũng phải dùng thôi!”
Nói xong, hắn không họp với chúng tôi nữa, mà đứng dậy bỏ đi, nói rằng bận họp với các “Đồng chí lãnh đạo”. Khi lấy hồ sơ từ trong ngăn kéo bàn viết, không biết do vô tình hay cố ý, hắn đã làm rơi khẩu súng “Colt 45” xuống dưới sàn. Ban không nhặt khẩu súng lên ngay, mà cứ để đó một lúc rồi sau đó mới từ từ nhặt nên bỏ vào trong cặp, bước ra khỏi phòng họp.
Trong trường hợp tôi kể ra ở trên, tên Ban đã có lý của hắn: Hắn là Việt Cộng, hắn dùng tiếng của Việt Cộng.
Còn những người như chúng ta, không phải là Việt Cộng, vậy chúng ta có nên dùng những từ ngữ của Việt Cộng hay chăng?
Từ xưa, người Việt của chúng ta chia ra làm ba sắc dân chính: Dân Miền Bắc,dân Miền Trung và dân Miền Nam. Tuy dân cả ba miền cùng nói một thứ tiếng VIỆT, nhưng cách phát âm lại hoàn toàn khác nhau, và trong nhiều trường hợp, chúng ta dùng chữ cũng khác nhau nữa.
Nhưng, kể từ 1975, Tiếng Việt của chúng ta, ngoài sự khác biệt vì lý do địa lý, phong tục, tập quán, lại còn có sự khác nhau vì lý do chính trị nữa:
Tiếng Việt của Việt Nam Cộng Hòa, và Tiếng Việt của Cộng Sản.
Ngày xưa, ông bà chúng ta thường nói:
“Chửi cha không bằng pha tiếng!”
Vậy, chúng ta có nên . . . pha tiếng hay không?
Trong cuộc sống giao dịch hàng ngày, không phải chúng ta chỉ nghe có một chữ “Điện” không mà thôi, chúng ta chắc chắn còn được nghe rất nhiều danh từ lại tai, không đúng nghĩa khác nữa:
Hẳn bạn có nghe ai đó nói:
· “BỨC XÚC quá!”
BỨC XÚC là cái gì? Tôi dám chắc với các bạn, những người đang dùng chữ “Bức xúc” cũng không hiểu ý nghĩa của chữ này, và lại càng không biết viết “BỨC XÚC” hay là “BỨC SÚC” nữa đó! Trong tự điển tiếng Việt của Nguyễn Văn Khôn, chăc chắn không có chữ này. Tại sao không dùng chữ KHÓ CHỊU, hoặc BỰC MÌNH?
· VẤN NẠN là cái gì? Tại sao không dùng TỆ NẠN, mà lại phải đi nhập cảng cái chữ mà mình không hiểu, không biết?
· CÓ VẤN ĐỀ! VẤN ĐỀ GỈ MỚI ĐƯỢC CHỨ? Chỉ nói khơi khơi . . . Có vấn đề, ai mà hiểu bạn có vấn đề gỉ? Ăn không được? Ngủ không yên?
· ĐĂNG KÝ! Bạn còn nhớ, cái chữ đăng ký này dùng lúc nào không? Lúc bọn Việt Cộng lùa bạn đi “Đăng ký học tập cải tạo” đó! Bạn phải thù ghét cái chữ đó chứ! Sao lại dùng nó nhiều quá vậy? Tại sao bạn không dùng chữ “GHI DANH” hoặc “GHI TÊN” có phải là hay và đẹp biết bao nhiêu không?
· Tại sao bạn phải nói “CĂN HỘ”, thay vì một danh từ đẹp đẽ “CĂN NHÀ” hoặc “CÁI NHÀ”?
Hồi nhỏ, bạn chơi đùa với chúng bạn, có bao giờ bạn hát bài hát:
“Cái nhà là nhà của ta,
Ông Cố Ông Cha lập ra ,
Chúng ta hãy gìn giữ lấy,
MUÔN NĂM VỚI NƯỚC VỚI NHÀ”
Nếu một tên Cộng Sản, nói những chữ ngô nghê như vậy, bạn và tôi sẽ không thắc mắc gì hết, vì nó là thằng Cộng Sản, nó nói tiếng của chúng nó.
Nếu một du học sinh qua Úc du học, nói những tiếng như trên, bạn vả tôi cũng sẽ không thắc mắc, vì các cháu đã được học như vậy từ nhỏ rồi.
Nhưng còn bạn,
Rõ ràng bạn là Người Lính Việt Nam Cộng Hòa!
Rõ ràng bạn là Người Việt đã bỏ xứ ra đi vì không chịu được chế độ hà khắc, không tôn trọng nhân quyền của bọn Việt Cộng.
Bạn đã chiến đấu chống lại bọn Cộng sản, bạn đã chối bỏ chế độ Cộng sản, bạn đã hy sinh mạng sống để ra đi Tìm Tự Do,
Tại sao bạn lại quay trở lại, dùng những chữ, những câu của bọn Cộng Sản vậy?
Khi dùng những danh từ của Cộng sản, chúng ta đã:
TỰ NÔ LỆ VĂN HÓA VỚI VIỆT CỘNG.
TỰ GIẾT CHẾT NỀN VĂN HÓA VIỆT NAM CỘNG HÒA.
MAI ĐÂY, THẾ HỆ SAU CÓ CÒN AI BIẾT TÓI VIỆT NAM CỘNG HÒA NỮA HAY KHÔNG?
A. TẠI SAO CÓ NHỮNG NGƯỜI DÙNG NHỮNG DANH TỪ CỘNG SẢN?
A1. BỊ NHIỄM, VÌ “HỌC TẬP CẢI TẠO” QUÁ LÂU,
Đã có rất nhiều anh em chúng ta, bị bọn Việt Cộng giam cầm quá lâu, hàng ngày phải dủng những ngôn ngữ của bọn Việt Cộng, đâm ra quen đi. Đến khi được trở lại với gia đình, với xã hội Tự Do, họ chưa đổi trở lại với ngôn ngữ của Việt Nam Cộng Hòa ngay được. Điều này cũng đúng! Nhưng, đã hơn chục năm rồi, không lẽ chưa đủ thời gian để anh em chúng ta bỏ những cái gì của Việt Cộng đi hay sao? Một khi đã thoát ra khỏi ngục tù cộng sản rồi, đâu còn có ai bắt buộc nữa đâu mà anh em còn phải dùng những chữ nghĩa không có văn hóa ấy! Đã có rất nhiều chiến hữu khác, dù ở trong hoàn cảnh tù đầy, cũng vẫn giữ vững văn hóa của mình, cho đến bây giờ cũng không hề tiêm nhiễm một chữ nào của bọn Việt Cộng cả. Đáng khâm phục thay!
A2. ĐI VỀ VIỆT NAM LÀM ĂN, PHẢI CHỊU NGẢ THEO VĂN HÓA CỘNG SẢN
Có một số người, vì nhu cầu sinh sống, đã trở lại Việt Nam để mua bán làm ăn. Vì phải tiếp xúc với bọn Việt cộng hàng ngày, những người này đã bị tiêm nhiễm văn hóa cộng sản, thở ra rặt những “Hồ Hởi Phấn khởi, Ổn Định, Khẩn trương . . . Chính người dân Việt ở trong nước đều gọi Sài Gòn là thành phố thân yêu của họ, thì bọn con buôn xấu xa này đã luôn luôn dùng “Thành Phố Hồ Chí Minh” mỗi khi phải nhắc tới thành phố Sài Gòn. Cũng có một số những con buôn, bị bọn Việt cộng dùng tiền mua chuộc, bắt phải tổ chức những buổi văn nghệ, đem đám ca sĩ Việt cộng qua Úc, qua Mỹ trình diễn cái gọi là văn hóa cộng sản. Khi làm việc với bọn Việt Cộng, đương nhiên họ cũng phải nói theo chúng vậy.
Cũng có những tờ báo, không dính dáng làm ăn gì với Việt Cộng hết, mỗi khi viết bài quan điểm thì viết chống cộng rất mạnh, nhưng khi mở tờ báo ra đọc, chúng ta mới hỡi ôi, vì bài vở đa số là lấy từ những bài báo do bọn bồi bút Việt cộng viết sẵn bỏ lên Internet, làm cho tờ báo giống y như những tờ báo do bọn Việt Cộng cho phép xuất bản.
Cũng có một số người, đi biểu tình chống “Văn Hóa Vận” rất là hăng say, nhưng ở nhà lại gắn đĩa ăng ten để bắt đài Việt Cộng từ Việt Nam, cho con cháu học và xem những chương trình truyền hỉnh của Việt cộng.
A3. CỐ TÌNH DÙNG VĂN HÓA VIỆT CỘNG, VÌ COI CHÚNG LÀ KẺ MẠNH.
Một số người khác, đã cố tình dùng những chữ, những câu nói của Việt cộng, vì cho rằng đó là ngôn ngữ mới, ngôn ngữ của kẻ mạnh.
Họ đã cho rằng, Tiếng Việt của Việt Nam Cộng Hòa chỉ còn được dùng bởi những người Lính cũ, những người Việt thuộc Thế Hệ Thứ Nhất vượt biên tìm tự do. Những người này, từ từ sẽ đi vào dĩ vãng hết, tiếng Việt của họ, do đó mà cũng tàn lụi theo. Vậy thì dùng ngôn ngữ của họ làm gì nữa! Thói đời phù thịnh chứ chẳng ai phù xuy! Đó là lý do giải thích tại sao họ dùng văn hóa của Cộng sản.
Họ là những người không phân biệt được đâu là chữ nghĩa văn hóa, chỉ thấy người ta nói thì bắt chước nói theo, chứ họ không biết gì về Cộng Sản cả.
B. TẠI SAO CHÚNG TA KHÔNG NÊN DÙNG NHỮNG TỪ NGỮ CỦA VIỆT CỘNG?
B1. VÌ CHÚNG TA LÀ NGƯỜI QUỐC GIA, CHÚNG TA DÙNG TỪ NGỮ CỦA CHÚNG TA.
Đúng! Đúng lắm! Chúng ta là người Quốc Gia, chúng ta dùng ngôn ngữ riêng của chúng ta để chứng tỏ điều đó.
Ra ngoài đường, nếu bạn nghe ai đó hỏi:
“Đi đâu mà nhanh thế?”
Thì chắc chắn, bạn sẽ nghĩ rằng, người này là người Miền Bắc.
Nếu người đó nói:
“Đi mô mà mau rứa?”
Bạn sẽ cho rằng, người đó là người Miền Trung.
Nếu người đó hỏi:
“Đi đâu mà lẹ quá dzậy?”
Bạn sẽ cho rằng, người đó là người Miền Nam.
Tiếp theo, nếu người đó hỏi bạn:
“Đi đâu mà . . . khẩn trương thế?”
Bạn nghĩ sao? Người này thuộc thành phần nào?
Có phải rằng, bạn nghĩ, người này, nếu không là “Cán Ngố”, cũng là dân Bắc Kỳ 75?
Bạn không thể nào cho rằng, người đặt câu hỏi này là người của Việt Nam Cộng Hòa được! Vì lời nói của anh ta đã chứng tỏ anh ta là ai rổi mà! (Ngôn ngữ của chúng ta, có dùng chữ khẩn trương, nhưng dùng trong một trường hợp nào đó, chứ không dùng trong bất cứ trường hợp nào. Ví dụ: Vì tình trạng khẩn trương của đất nước, chính phủ phải ra lệnh giới nghiêm.)
Chúng ta đã chối bỏ chủ nghĩa Cộng Sản, đã hy sinh mạng sống của mình để vượt biên tìm tự do, chúng ta phải hãnh diện về hành động này, phải luôn luôn tự hào chúng ta là con dân của một chế độ CỘNG HÒA, TỰ DO, DÂN CHỦ, chúng ta có văn hóa riêng và phải có nhiệm vụ gìn giữ nền văn hóa này.
Từ khi bọn Việt Cộng cưỡng chiếm được Miền Nam, chúng đã ra sức tiêu hủy tất cả những gì gọi là Văn Hóa Của Miền Nam Việt Nam, mà chúng đặt cho cái tên là “Tàn Dư Của Mỹ Ngụy” Chúng đã cấm dùng sách giáo khoa, đốt hết tất cả các sách báo, phim ảnh, tài liệu trong văn khố, và đặt ra những từ ngữ riêng của chúng để bắt chúng ta phải nghe, phải dùng.
Chúng ta phải có nhiệm vụ giữ gìn lại tất cả những gì còn lại, để chứng tỏ rằng, bọn Việt Cộng không thể tiêu diệt được nền Văn Hóa của chúng ta.
B2. NGÔN NGỮ CỦA VIỆT NAM CỘNG HÒA CÓ ĐẦY ĐỦ Ý NGHĨA VÀ CÓ VĂN HỌC.
Ngôn ngữ của chúng ta, đa số là những danh từ kép, nghe nhẹ nhàng, êm ái và cũng rất đầy đủ ý nghĩa. Tiếng Việt mà chúng ta đang dùng, tuy chỉ mới được sáng tạo ra từ thời Pháp, nhưng càng ngày càng phong phú hơn lên. Với ngôn ngữ này, chúng ta đã tạo ra những áng thơ văn bất hủ, những bản nhạc thật hay mà bọn Việt Cộng, dù có dùng hàng trăm hàng ngàn văn công, cũng không thể nào bắt chước được.
Ngôn ngữ của Cộng Sản, không thể nào gọi là văn hóa được, vì nó được tạo ra bởi những đầu óc không có chữ nghĩa, văn hóa. Đối với Cộng Sản, văn hóa chỉ làm ru ngủ con người, bọn trí thức không có giá trị bằng một cục phân bón, vậy thì ngôn ngữ của chúng cũng chỉ là một cục phân mà thôi.
Với chữ nghĩa văn hóa của chúng ta, chúng ta mới có những bài thơ thật hay, như:
“Nhớ nhà châm điếu thuốc,
Khói huyền bay lên cao!
Nếu dịch ra tiếng Việt Cộng, bài thơ này sẽ là:
“Nhớ CĂN HỘ, THẮP ĐIẾU THUỐC,
KHÓI ĐEN KHẨN TRƯƠNG BAY LÊN CAO”
Ngôn ngữ của Việt Cộng, nghe cộc lốc, trơ trẽn. Vì muốn làm khác đi và ngắn hơn so với ngôn ngữ của chúng ta, nên sẽ không bao giờ đủ nghĩa và nghe rất đơn điệu.
Ví dụ: Khi nói về xe hơi, chúng ta gọi là XE VẬN TẢI, thì Việt Cộng cố tình sửa lại cho khác đi, cho ngắn đi, chúng gọi là XE TẢI. Chúng ta gọi là TIỂU BANG thì chúng cắt ngắn đi, gọi là BANG. Nhưng khi chúng ta nói LIÊN BANG, thì bọn chúng không còn cách nào khác, đảnh phải theo chúng ta mà gọi là Liên Bang.
Khi không thể nào làm ngắn đi được, chúng đảo ngược chữ của chúng ta để tạo nên chữ của chúng. Ví dụ: Chúng ta nói ĐƠN GIẢN, thì bọn chúng đổi lại thành GIẢN ĐƠN. Và SINH SẢN thì chúng đổi lại thành SẢN SINH
Vì không có tầm hiểu biết về chữ nghĩa, nên bọn Việt Cộng vớ được chữ nào là dùng chữ nấy, chứ không hiểu rõ chữ đó có nghỉa là gì. Bọn chúng luôn luôn dùng những chữ có ý nghĩa mạnh bạo trong những trường hợp thông thường, làm cho những từ ngữ đó trở thành ngây ngô, khó hiểu,
Ví dụ, Khi dùng chữ BIẾN CỐ, chúng ta chỉ dùng để chỉ một tình trạng nguy ngập của đất nước: ĐỨNG TRƯỚC BIẾN CỐ THIÊN TAI, CHÚNG TA PHẢI MAU CHÓNG LO VIỆC CỨU TRỢ. Nhưng bọn Việt Cộng lại đổi chữ này ra SỰ CỐ và dùng trong bất cứ trường hợp nào: SỰ CỐ TRỜI MƯA.
Khi chúng ta dùng chữ ỔN ĐỊNH, là chỉ một tình trạng của quốc gia hoặc tình hình của nền kinh tế: TÌNH THẾ ĐÃ ỔN ĐỊNH, TÌNH HÌNH KINH TẾ ĐÃ ỔN ĐỊNH. Nhưng bọn Việt Cộng thì dùng chữ này ở bất cứ trường hợp nào: XIN MỌI NGƯỜI ỔN ĐỊNH CHỖ NGỒI
C. LÀM SAO ĐỂ GIỮ VỮNG VĂN HÓA VIỆT NAM CỘNG HỎA?
Dễ lắm!
Đừng nói những từ ngữ của bọn Cộng Sản. Chúng tôi xin kèm theo đây một số từ ngữ để chúng ta dễ dàng đối chiếu và dùng cho đúng chữ.
Đừng đi xem văn nghệ của bọn Văn Công Cộng Sản. Đi xem bọn chúng trình diễn tức là đã tiếp tay với bọn chúng để xóa bỏ văn hóa của chúng ta đi, chúng ta đã vô tình ... thi hành Nghị Quyết 36 dùm cho bọn chúng đó. Khi bọn Việt Cộng đem văn công đi biểu diễn, Cộng Đồng chúng ta đi biểu tình chống đối là chuyện đương nhiên phải làm. Nhưng điều tiên quyết phải làm là: Bảo nhau đừng đi xem bọn chúng. Đừng để tình trạng cha đi biểu tình, con đi xem hát.
Quý vị chủ báo, chủ đài phát thanh, truyền hình, hãy ngưng trích những bài báo, ngưng đăng những tin tức của bọn Việt Cộng đã viết sẵn trên internet. Nếu quý vị hô hào mọi người gìn giữ văn hóa Việt Nam Cộng Hòa, thì quý vị phải làm gương trước nhất.
Đừng đọc, đừng nghe những tờ báo, những đài phát thanh nào chỉ chuyên dùng những từ ngữ Cộng Sản. Bọn Việt Cộng sở dĩ đưa ra Nghị Quyết 36 để đẩy mạnh việc tuyên truyền văn hóa của chúng ra hải ngoại, là vì chúng ta còn chống đối. Nếu chúng ta không phản ứng, một ngày nào đó, Văn Hóa Việt Nam Cộng Hòa Sẽ Mất Đi.
- HÃY GIỮ VỮNG NỀN VĂN HÓA, NGÔN NGỮ CỦA VIỆT NAM CỘNG HÒA.
Nguyễn Khắp Nơi
- BẢNG ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ
- Chất lượng - Phẩm chất tốt (vừa quality và quantity)
Chế độ - Quy chế
Chỉ đạo - Lãnh đạo
Chỉ tiêu - Định suất
Chủ trì - Chủ tọa
Chữa cháy - Cứu hỏa
Chiêu đãi - Thết đãi
Chui - Lén lút
Chứng minh nhân dân - Thẻ Căn cuớc
Công đoàn - Nghiệp đoàn
Công nghiệp - Kỹ nghệ
Công trình - Công tác
Cơ bản - Căn bản
Cửa khẩu - Phi cảng, Hải cảng
Cụm từ - Nhóm chữ
Cứu hộ - Cứu cấp
Diện - Thành phần
Dự kiến - Phỏng định
Đảm bảo - Bảo đảm
Đăng ký - Ghi danh
Đột xuất - Bất ngờ
Đường băng - Phi đạo
Đường cao tốc - Xa lộ
Gia công - Làm ăn công
Giản đơn - Đơn giản
Hạch toán - Kế toán
Hải quan - Quan Thuế
Hát đôi - Song ca
Hát tốp - Hợp ca
Hậu cần - Tiếp liệu
Học vị - Bằng cấp
Hệ quả - Hậu quả
Hiện đại - Tối tân
Hộ Nhà - Gia đình
Hộ chiếu - Sổ Thông hành
Hồ hởi - Phấn khởi
Hộ khẩu - Tờ khai gia đình
Hoành tráng - Nguy nga, tráng lệ, đồ sộ
Hữu nghị - Thân hữu
Huyện - Quận
Kênh - Băng tần(Channel)
Khẩn trương - Nhanh lên
Khâu - Bộ phận
Kiều hối - Ngoại tệ
Kinh qua - Trải qua
Làm việc - Thẩm vấn, điều tra
Liên hệ - Liên lạc (Contact)
Linh tinh - Vớ vẩn
Múa đôi - Khiêu vũ
Nắm bắt - Nắm vững
Năng nổ - Siêng năng, tháo vát
Nghệ nhân - Nghệ sĩ
Nghĩa vụ quân sự - Quân dịch
Nghiêm túc - Nghiêm chỉnh
Nghiệp dư - Tài tử
Người nước ngoài - Ngoại kiều
Phần cứng - Cương liệu
Phần mềm - Nhu liệu
Phó Tiến Sĩ - Cao Học
Phục hồi nhân phẩm - Hoàn lương
Phương án - Kế hoạch
Quản lý - Quản trị
Quảng trường - Công trường
Quân hàm - Cấp bực
Quy hoạch - Kế hoạch
Quy trình - Tiến trình
Sơ tán - Tản cư
Sư - Sư đoàn
Sự cố - Trở ngại
Tên lửa - Hỏa tiễn
Tham gia lưu thông (xe cộ) - Lưu hành
Tham quan - Thăm viếng
Thanh lý - Thanh toán, chứng minh
Thân thương - Thân mến
Thu nhập - Lợi tức
Thư giãn - Tỉnh táo, giải trí
Tiên tiến - Xuất sắc
Tiến công - Tấn công
Tiêu dùng - Tiêu thụ
Tính thuyết phục - Khả tín
Tờ rơi - Truyền đơn
Tranh thủ - Cố gắng
Trí tuệ - Kiến thức
Triển khai - Khai triển
Tư duy - Suy nghĩ
Tư liệu - Tài liệu
Từ - Tiếng
Ùn tắc - Tắt nghẽn
Vấn nạn - Vấn đề
Vận động viên - Lực sĩ
Vô tư - Tự nhiên
Xe con - Xe du lịch
Xe khách - Xe đò
Xử lý - Xét xử
No comments:
Post a Comment