Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu
Đinh Lâm Thanh
Hãy kiên nhẫn thêm một thời gian nữa để chờ xem lịch sử đánh giá, lúc bấy giờ chúng ta mới có thể kết luận một cách chính xác về con người và sự nghiệp của cựu tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Trong giai đoạn nầy thì hãy còn quá sớm, vì không thể căn cứ trên những tài liệu thiếu chính xác của một số người bị thất sũng hoặc vì ân oán cá nhân, đã vội vã phê phán về một vị cựu tổng thống vừa nằm xuống không lâu. Nhiều hồi ký do một vài tướng lãnh cũng như những cựu công chức cao cấp viết ra, mà trong đó, ngoài việc chạy tội và tự đánh bóng đề cao cá nhân, người ta thấy khá nhiều mâu thuẩn theo quan niệm riêng tư hoặc mực độ tình cảm cá nhân của họ đối với cựu tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Ngoài ra còn một số tài liệu của nhóm bồi bút cộng sản gồm toàn luận điệu tráo trở và bóp méo lịch sử cận đại thì không thể căn cứ vào đó để viết về vai trò lãnh đạo của một tổng thống Việt Nam Cộng Hòa.
Bài viết nầy không có tính cách sử liệu. Đây là quan điểm của một công dân, một người lính phải buông súng giữa đường và hôm nay vẫn còn cầm viết tiếp tục tranh đấu, muốn bày tỏ lòng ngưỡng mộ của mình đối với Cựu Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu nhân ngày lễ giỗ thứ 8 của ông.
Theo quan điểm của tôi, cựu tổng thống Nguyễn Văn Thiệu là một người can đảm và yêu nước. Thật vậy, trong cảnh dầu sôi lửa bỏng những ngày cuối cùng của nền Đệ Nhị Cộng Hòa mà từ nội địa ra đến hải ngoại, nếu có một lãnh tụ nào thật sự có thái độ can đảm và thật tâm yêu nước thì đó là một điều quý hiếm và cần phải ghi nhận để nêu gương cho những người khác. Ngoài hai vị tổng thống tiền nhiệm Ngô Đình Diệm và Trần Văn Hương (dù ông Trần Văn Hương chỉ chấp chánh một giai đoạn ngắn) là những vị nặng tình với quốc gia dân tộc thì chỉ còn ông Nguyễn Văn Thiệu là một người xứng đáng để nhắc đến trong những ngày giỗ.
Những ai đã trải qua dưới thời lãnh đạo của cựu tổng thống Nguyễn Văn Thiệu thì không thể quên được những âm mưu phá hoại từ nội bộ do một số tướng lãnh nhận đã ân huệ và tiền bạc từ ngoại bang để thi hành chỉ thị của cộng sản và tôn giáo cũng như để phản bội lại chính nghĩa quốc gia, đồng đội và anh em chiến sĩ thuộc quyền. Chính những vị tướng nầy đã chạy theo ngoại bang và cộng sản, quay lại ám hại chính thể Việt Nam Cộng Hòa. Hơn nữa, tình hình bất ổn chính trị xảy ra thường nhật từ Sài Gòn đến Huế với những cuộc biểu tình xuống đường chống đối của sinh viên, công nhân, con nít, bà già trầu … do cộng sản phối hợp với CIA chỉ huy nhằm yểm trợ cho cuộc tháo chạy của Mỹ cũng như xâm lăng của miền Bắc. Những hành động quấy rối hậu phương đã lung lạc tinh thần đồng thời bó tay người lính đang ngày đêm chiến đấu chống quân thù bảo vệ từng tất đất quê hương. Mặt khác, Mỹ chuẩn bị rút quân tháo chạy sau khi buộc Việt Nam Cộng Hòa phải chấp nhận Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam như một thực thể đối lập của miền Nam, đồng thời chính phủ Mỹ thông báo chương trình cắt giảm và chấm dứt viện trợ quân sự để ép buộc tổng thống Nguyễn Văn Thiệu phải chấp nhận ký vào thỏa ước Versaille. Thỏa ước nầy là âm mưu để dọn đường cho Mỹ ra đi trong danh dự đồng thời giúp cộng sản dễ dàng treo cờ, chiếm đất, dành dân theo kế hoạch ngưng chiến tại chỗ kiểu da beo.
Thời bấy giờ ít ai hiểu được nỗi khổ tâm của một người lãnh đạo quốc gia mà hời hợt nhận định tình hình chính trị quân sự một cách nông cạn theo chiều hướng cộng sản và thành phần chủ trương hòa giải hòa hợp, từ đó người ta đánh giá thấp về vai trò lãnh đạo cũng như những cố gắng đối đầu của tổng thống Nguyễn Văn Thiệu với người Mỹ. Cần phải nhìn nhận một điều, dù bất cứ ai tài giỏi đến đâu cũng không thể chống đở một lúc với 3 thế lực đang đánh vào vị nguyên thủ quốc gia. Bên trong thì nội thù muôn mặt do cộng sản Hà Nội điều động qua một số tướng lãnh, là những người đã bất tài mà còn tham vọng, các viên chức nội các ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản, thành phần trí thức xanh vỏ đỏ ruột, sinh vên học sinh bỏ học a dua làm chính trị, con nít bà già trầu ngốc nghếch xuống đường theo lệnh của cha thầy. Ngoài mặt trận thì quân chính quy cộng sản và Tàu cộng đã có mặt hầu hết trong các hang cùng ngõ hẽm. Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa phải tiết kiệm súng đạn, nguồn tiếp liệu bị cắt giảm và yểm trợ không-hải-lực bị hạn chế. Điều nầy chứng tỏ chính người Mỹ và thành phần phản bội quốc gia đã trói tay tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Đồng thời người Mỹ không quên đem số phận của tổng thống Ngô Đình Diệm ra làm áp lực buộc tổng thống Nguyễn Văn Thiệu phải từ chức.
Các tài liệu giải mật đã cho thấy, vì quyền lợi mà người Mỹ đã thông đồng với khối cộng để cạn tàu ráo máng với một đồng minh. Họ đã đạp lên lời hứa danh dự của một cường quốc đứng đầu khối tự do bằng cách đóng cửa rút cầu, mà điều đáng nói nhất là việc chuyển giao trách nhiệm chiến đấu chống cộng sản cho QLVNCH nhưng lại cúp hẳn hoàn toàn các hình thức viện trợ quân sự, ngay cả súng đạn theo nhu cầu chiến trường, chỉ tương đương với một số tiền nhỏ là 300 triệu dollars !
Bị vây đánh phá từ ba phía nhưng ông Nguyễn Văn Thiệu đã can đảm chịu đựng cho đến giờ phút chót để rồi phải bàn giao chức vụ lại cho một người khác. Ngày cuối cùng, tổng thống Nguyễn Văn Thiệu lên tuyền hình tâm tình, cám ơn và tuyên bố từ chức để chia tay đồng bào, ông uất nghẹn nói không nên lời. Những giọt nước mắt của một tổng thống đã nhỏ xuống khi phải ngậm đắng nuốt cay vì không thể phơi bày tất cả sự thật phủ phàng trước mặt quốc dân. Điều nầy biểu lộ lòng yêu nước thiết tha cũng như tư cách con người của một nhà lãnh đạo.
Rồi chuyến đi lưu vong của một vị nguyên thủ quốc gia giữa đường gãy cánh mà gia tài mang theo không gì hơn ngoài nỗi uất hận của một người phải chịu bó tay trước âm mưu của ngoại bang và cộng sản. Cuộc sống kín đáo và thanh đạm của cựu tổng thống Nguyễn Văn Thiệu từ London đến Boston đã trả lời một cách rõ ràng những lời vu khống về tài sản quốc gia mà ông đã mang theo. Hơn nữa, sự im lặng trong những ngày còn lại ở quê người cũng chứng minh cho chúng ta thấy cái nhân cách và liêm sỉ của một nhà chính trị lưu vong, vì có thể tổng thống Nguyễn Văn Thiệu cũng nhận thấy mình còn những thiếu sót trong vai trò lãnh đạo.
Đinh Lâm Thanh
Bài viết nầy không có tính cách sử liệu. Đây là quan điểm của một công dân, một người lính phải buông súng giữa đường và hôm nay vẫn còn cầm viết tiếp tục tranh đấu, muốn bày tỏ lòng ngưỡng mộ của mình đối với Cựu Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu nhân ngày lễ giỗ thứ 8 của ông.
Theo quan điểm của tôi, cựu tổng thống Nguyễn Văn Thiệu là một người can đảm và yêu nước. Thật vậy, trong cảnh dầu sôi lửa bỏng những ngày cuối cùng của nền Đệ Nhị Cộng Hòa mà từ nội địa ra đến hải ngoại, nếu có một lãnh tụ nào thật sự có thái độ can đảm và thật tâm yêu nước thì đó là một điều quý hiếm và cần phải ghi nhận để nêu gương cho những người khác. Ngoài hai vị tổng thống tiền nhiệm Ngô Đình Diệm và Trần Văn Hương (dù ông Trần Văn Hương chỉ chấp chánh một giai đoạn ngắn) là những vị nặng tình với quốc gia dân tộc thì chỉ còn ông Nguyễn Văn Thiệu là một người xứng đáng để nhắc đến trong những ngày giỗ.
Những ai đã trải qua dưới thời lãnh đạo của cựu tổng thống Nguyễn Văn Thiệu thì không thể quên được những âm mưu phá hoại từ nội bộ do một số tướng lãnh nhận đã ân huệ và tiền bạc từ ngoại bang để thi hành chỉ thị của cộng sản và tôn giáo cũng như để phản bội lại chính nghĩa quốc gia, đồng đội và anh em chiến sĩ thuộc quyền. Chính những vị tướng nầy đã chạy theo ngoại bang và cộng sản, quay lại ám hại chính thể Việt Nam Cộng Hòa. Hơn nữa, tình hình bất ổn chính trị xảy ra thường nhật từ Sài Gòn đến Huế với những cuộc biểu tình xuống đường chống đối của sinh viên, công nhân, con nít, bà già trầu … do cộng sản phối hợp với CIA chỉ huy nhằm yểm trợ cho cuộc tháo chạy của Mỹ cũng như xâm lăng của miền Bắc. Những hành động quấy rối hậu phương đã lung lạc tinh thần đồng thời bó tay người lính đang ngày đêm chiến đấu chống quân thù bảo vệ từng tất đất quê hương. Mặt khác, Mỹ chuẩn bị rút quân tháo chạy sau khi buộc Việt Nam Cộng Hòa phải chấp nhận Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam như một thực thể đối lập của miền Nam, đồng thời chính phủ Mỹ thông báo chương trình cắt giảm và chấm dứt viện trợ quân sự để ép buộc tổng thống Nguyễn Văn Thiệu phải chấp nhận ký vào thỏa ước Versaille. Thỏa ước nầy là âm mưu để dọn đường cho Mỹ ra đi trong danh dự đồng thời giúp cộng sản dễ dàng treo cờ, chiếm đất, dành dân theo kế hoạch ngưng chiến tại chỗ kiểu da beo.
Thời bấy giờ ít ai hiểu được nỗi khổ tâm của một người lãnh đạo quốc gia mà hời hợt nhận định tình hình chính trị quân sự một cách nông cạn theo chiều hướng cộng sản và thành phần chủ trương hòa giải hòa hợp, từ đó người ta đánh giá thấp về vai trò lãnh đạo cũng như những cố gắng đối đầu của tổng thống Nguyễn Văn Thiệu với người Mỹ. Cần phải nhìn nhận một điều, dù bất cứ ai tài giỏi đến đâu cũng không thể chống đở một lúc với 3 thế lực đang đánh vào vị nguyên thủ quốc gia. Bên trong thì nội thù muôn mặt do cộng sản Hà Nội điều động qua một số tướng lãnh, là những người đã bất tài mà còn tham vọng, các viên chức nội các ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản, thành phần trí thức xanh vỏ đỏ ruột, sinh vên học sinh bỏ học a dua làm chính trị, con nít bà già trầu ngốc nghếch xuống đường theo lệnh của cha thầy. Ngoài mặt trận thì quân chính quy cộng sản và Tàu cộng đã có mặt hầu hết trong các hang cùng ngõ hẽm. Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa phải tiết kiệm súng đạn, nguồn tiếp liệu bị cắt giảm và yểm trợ không-hải-lực bị hạn chế. Điều nầy chứng tỏ chính người Mỹ và thành phần phản bội quốc gia đã trói tay tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Đồng thời người Mỹ không quên đem số phận của tổng thống Ngô Đình Diệm ra làm áp lực buộc tổng thống Nguyễn Văn Thiệu phải từ chức.
Các tài liệu giải mật đã cho thấy, vì quyền lợi mà người Mỹ đã thông đồng với khối cộng để cạn tàu ráo máng với một đồng minh. Họ đã đạp lên lời hứa danh dự của một cường quốc đứng đầu khối tự do bằng cách đóng cửa rút cầu, mà điều đáng nói nhất là việc chuyển giao trách nhiệm chiến đấu chống cộng sản cho QLVNCH nhưng lại cúp hẳn hoàn toàn các hình thức viện trợ quân sự, ngay cả súng đạn theo nhu cầu chiến trường, chỉ tương đương với một số tiền nhỏ là 300 triệu dollars !
Bị vây đánh phá từ ba phía nhưng ông Nguyễn Văn Thiệu đã can đảm chịu đựng cho đến giờ phút chót để rồi phải bàn giao chức vụ lại cho một người khác. Ngày cuối cùng, tổng thống Nguyễn Văn Thiệu lên tuyền hình tâm tình, cám ơn và tuyên bố từ chức để chia tay đồng bào, ông uất nghẹn nói không nên lời. Những giọt nước mắt của một tổng thống đã nhỏ xuống khi phải ngậm đắng nuốt cay vì không thể phơi bày tất cả sự thật phủ phàng trước mặt quốc dân. Điều nầy biểu lộ lòng yêu nước thiết tha cũng như tư cách con người của một nhà lãnh đạo.
Rồi chuyến đi lưu vong của một vị nguyên thủ quốc gia giữa đường gãy cánh mà gia tài mang theo không gì hơn ngoài nỗi uất hận của một người phải chịu bó tay trước âm mưu của ngoại bang và cộng sản. Cuộc sống kín đáo và thanh đạm của cựu tổng thống Nguyễn Văn Thiệu từ London đến Boston đã trả lời một cách rõ ràng những lời vu khống về tài sản quốc gia mà ông đã mang theo. Hơn nữa, sự im lặng trong những ngày còn lại ở quê người cũng chứng minh cho chúng ta thấy cái nhân cách và liêm sỉ của một nhà chính trị lưu vong, vì có thể tổng thống Nguyễn Văn Thiệu cũng nhận thấy mình còn những thiếu sót trong vai trò lãnh đạo.
Đinh Lâm Thanh
No comments:
Post a Comment