Trần Việt Trình
Chữ “tử hình” có nguồn gốc từ Hán Việt 死刑 có nghĩa là hình phạt chết. Tử hình là hình phạt xử chết một người vi phạm một trọng tội nào đó đã được đề ra. Trong lịch sử, hầu hết mọi xã hội đều có án tử hình và nó cũng được xem là giải pháp cuối cùng ngăn cản tội ác hữu hiệu nhất. Có rất nhiều tội ác dẫn đến tử hình, từ tội trộm cướp, tội giết người đến tội phản quốc.
Trong năm mươi năm trở lại đây, phần đông các nước dân chủ ở Châu Âu và Châu Mỹ Latinh đã hủy bỏ án tử hình. Hiện nay trên thế giới vẫn còn 64 quốc gia áp dụng án tử hình đối với những kẻ phạm trọng tội, trong khi đã có tới 90 nước xóa bỏ án tử hình, 11 nước chỉ áp dụng trong những hoàn cảnh đặc biệt, và 32 nước mặc dầu còn tồn tại án tử hình trên giấy tờ nhưng đã không áp dụng ít nhất từ 10 năm nay. Việt Nam là một trong những nước vẫn còn duy trì án tử hình.
Việc dùng án tử hình tại VN là một sự trừng phạt vô cùng dã man. Những vụ xét xử bất công thường xuyên tại VN dễ dẫn đến những sai lầm công lý trầm trọng và có thể đưa đến những bản án tử hình đi ngược lại các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế. Hội Ân Xá Quốc Tế kêu gọi chính phủ VN tiến hành các bước nhằm xóa bỏ hoàn toàn án tử hình thể theo các tiêu chuẩn quốc tế và khuyến cáo của Liên Hiệp Quốc. Hội Ân Xá Quốc Tế cực lực phản đối án tử hình, coi đó là một sự vi phạm quyền sống, thiếu nhân đạo và hạ nhân phẩm, như được nêu ra trong Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền (UDHR - điều 3 và 5) và Công uốc quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR - điều 6 và 7).
Lần cuối cùng Việt Nam bãi bỏ một số án tử hình cách đây đúng 10 năm. Tháng 7 năm 1999, Hội Ân Xá Quốc Tế đã lấy làm phấn khởi khi VN giảm con số tội tử hình từ 44 xuống còn 29. Tuy nhiên những năm qua Hội Ân Xá Quốc Tế không khỏi lo ngại trước những tin báo về tình trạng gia tăng đáng kể con số án tử hình được áp dụng tại VN, đặc biệt với các tội liên quan tới ma túy và các tội kinh tế. Từ đó đến nay đã 10 năm rồi VN vẫn duy trì 29 tội danh với hình phạt tử hình. Ngày 2 tháng 7 năm nay Văn phòng Chủ tịch nước đã công bố luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật Hình Sự Việt Nam (Luật số 15/1999/QH10) và bãi bỏ án tử hình 8 tội danh. Đó là các tội hiếp dâm (Điều 111), tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 139), tội buôn lậu (Điều 153), tội đưa hối lộ (Điều 289), tội làm - tàng trữ, vận chuyển lưu hành tiền giả, ngân phiếu giả (Điều 180), tội chiếm đoạt tàu bay, tàu thủy (Điều 221), tội hủy hoại vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự (Điều 334), và tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 197).
Với việc sửa đổi bổ sung Bộ Luật Hình Sự lần này, lãnh đạo CSVN đã gian manh “khoan hồng” tội chết cho 6 tội danh để huỷ bỏ án tử hình cho hai tội kinh tế và tham nhũng mà các ông bị ám ảnh bấy lâu nay.
Hiện nay, ở VN tệ nạn tham nhũng được coi là quốc nạn, do đó việc tiếp tục duy trì và áp dụng hình phạt tử hình đối với hai tội danh này là cần thiết. Tuy nhiên, những đối tượng nào ở VN có khả năng phạm tội về kinh tế và tham nhũng đến mức có thể bị lãnh án tử hình? Tội phạm kinh tế phải chịu án tử hình thì phải là những tay tư bản đỏ làm ăn bất chính, chuyên đầu cơ trục lợi lớn chứ không lý người dân buôn thúng bán bưng!? Thành phần tư bản đỏ này hầu hết là con cái hay thân bằng quyến thuộc của cán bộ, quan chức lớn trong đảng hay trong bộ máy nhà nước. Còn về tội tham nhũng thì nhất định chỉ có cán bộ và quan chức nhà nước chứ người dân thường thì làm gì mà phạm vào tội này được!? Tham nhũng đến mức phải lãnh án tử hình thì phải là mấy ông lãnh đạo chóp bu mà thôi. Chính vì những lý do đó cho nên từ trước đến nay dù có tham nhũng cách mấy, làm ăn bất chính đến đâu, đầu cơ trục lợi đến cỡ nào chẳng có ông cán bộ, quan chức hay tên tư bản đỏ nào bị đem ra xử tử hình.
Ngày 24 tháng 2 năm 2007 phóng viên Thanh Trúc của đài RFA đưa tin “Dân thường lãnh án tử hình, viên chức nhà nước được miễn” qua đó một nữ can phạm của một vụ án nhà đất ở Gò Vấp lại lãnh án tử hình trong lúc bốn viên chức nhà nước dính líu đến vụ này thì chỉ bị mỗi người mười mấy năm tù mà thôi. Trong năm can phạm ra trước vành móng ngựa chỉ mình bà Phạm Thị Tuyết Lan là thường dân, bốn người còn lại đều là viên chức nhà nước. Đó là các ông Dương Công Hiệp, nguyên phó phòng quản lý đô thị quận Gò Vấp, ông Trần Kim Long, nguyên chủ tịch quận Gò Vấp, ông Lê Minh Châu, nguyên giám đốc công ty địa ốc Gò Môn, và ông Nguyễn Văn Tính, nguyên bí thư quận uỷ. Ông Dương Công Hiệp “được” kêu án 18 năm tù, ông Trần Kim Long 11 năm và ông Lê Minh Châu 10 năm. Câu hỏi đặt ra là giữa 5 người phạm tội này thì ai dẫn dắt ai, dân thường không thể chủ mưu một vụ tham ô như vậy, và tại sao ruồi to chui lọt còn ruồi con bị mắc lưới? Nếu không có sự tiếp tay của những người có chức quyền thì dù có ba đầu sáu tay bà Phạm Thị Tuyết Lan cũng không làm được chuyện tày trời như thế!
Ấy vậy mà tập đoàn lãnh đạo vẫn chưa yên tâm, đưa ông Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường lên tiếng kiến nghị để bỏ luôn cái luật tử hình về hai tội danh này cho chắc ăn. Trong kỳ họp lần thứ 2 khóa XII của Quốc hội CSVN, ông Hà Hùng Cường cho biết chính phủ đang kiến nghị sửa Bộ Luật Hình Sự bỏ hình phạt tử hình đối với một số loại tội như kinh tế và tham nhũng. Nói là đang kiến nghị mà ông Bộ trưởng Tư pháp đã biết chắc là sẽ được vì Ủy ban Pháp luật và Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã đồng ý chỉ còn chờ Quốc hội thông qua. Chuyện CSVN âm mưu bỏ án tử hình tội kinh tế và tham nhũng là cả một trò hề đầy gian manh. Nhưng đối với họ trò hề cũng được, gian manh cũng chẳng sao miễn là họ ăn ngon ngủ yên, không còn bị cái án tử hình ám ảnh trong đầu mỗi khi làm những chuyện tày trời là được. Đã thế họ còn gian xảo sử dụng nó để tuyên truyền lừa đảo là chế độ cộng sản cũng nhân đạo như ai.
Với bản chất luôn giấu diếm, che đậy và gian xảo cố hữu, chính quyền CSVN thường không công bố các con số chính thức về số án tử hình được áp dụng và các vụ hành quyết được tiến hành. Thường thì chỉ có một số rất ít trường hợp được giới truyền thông chính thức đưa tin. Các vụ hành quyết luôn được thực hiện bằng cách xử bắn, thường cho dân chúng chứng kiến để thấy được “bạo lực cách mạng”, nhằm răn đe, phòng ngừa và trừng trị nghiêm khắc người phạm tội.
Trong thời gian gần đây, dư luận quốc tế, đặc biệt là các tổ chức theo dõi tranh đấu cho nhân quyền thường nói đến Điều 88 cuả Bộ Luật Hình Sự về “tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Điều này vẫn được giữ nguyên trong bộ luật hình sự sửa đổi. Điều khoản này là cốt lỏi của bộ luật, là tối cần thiết và cần phải duy trì triệt để để đảng cầm quyền làm công cụ hạ độc thủ cá nhân hay tập thể nào có hành động chống lại chính quyền và hành vi “xâm phạm an ninh quốc gia”.
Đó là những điều luật và bản án áp đặt cho dân lành, còn tội ác của đảng và cấp lãnh đạo thì sao?
Từ khi đảng CSVN cướp quyền, họ đã liên tiếp phạm biết bao nhiêu tội ác đối với quốc gia dân tộc:
Những tội ác này của Đảng Cộng Sản Việt Nam cùng tập đoàn lãnh đạo thật trời không dung, đất không tha và toàn dân oán hờn!!! Những tội ác tày trời này nằm vào điều khoản nào trong 344 Điều của Bộ Luật Hình Sự đây? Bộ luật hình sự này được xây dựng trên cơ sở bảo vệ chế độ. Chương 1 Điều 1 có ghi rõ “Bộ luật hình sự có nhiệm vụ bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân”. “Bảo vệ quyền làm chủ của nhân dân” ư? Nhân dân làm gì có chút quyền làm chủ để mà bảo vệ!?
“Bảo vệ lợi ích của Nhà nước” thì có! Bao nhiêu quyền hành đều được tóm gọn trong tay của một nhóm người rất nhỏ có tên là Ban Chấp hành Trung ương và Bộ chính trị Đảng. Họ có quyền buôn dân bán nước và hành cho dân tộc điêu linh, hành cho đất nước điêu tàn. Tội ác nào cũng có thể tha, ân xá hay giảm khinh nhưng những tội ác tày trời này của bè lũ CSVN đối với quốc gia và dân tộc chỉ đáng xử tử hình.
Trong năm mươi năm trở lại đây, phần đông các nước dân chủ ở Châu Âu và Châu Mỹ Latinh đã hủy bỏ án tử hình. Hiện nay trên thế giới vẫn còn 64 quốc gia áp dụng án tử hình đối với những kẻ phạm trọng tội, trong khi đã có tới 90 nước xóa bỏ án tử hình, 11 nước chỉ áp dụng trong những hoàn cảnh đặc biệt, và 32 nước mặc dầu còn tồn tại án tử hình trên giấy tờ nhưng đã không áp dụng ít nhất từ 10 năm nay. Việt Nam là một trong những nước vẫn còn duy trì án tử hình.
Việc dùng án tử hình tại VN là một sự trừng phạt vô cùng dã man. Những vụ xét xử bất công thường xuyên tại VN dễ dẫn đến những sai lầm công lý trầm trọng và có thể đưa đến những bản án tử hình đi ngược lại các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế. Hội Ân Xá Quốc Tế kêu gọi chính phủ VN tiến hành các bước nhằm xóa bỏ hoàn toàn án tử hình thể theo các tiêu chuẩn quốc tế và khuyến cáo của Liên Hiệp Quốc. Hội Ân Xá Quốc Tế cực lực phản đối án tử hình, coi đó là một sự vi phạm quyền sống, thiếu nhân đạo và hạ nhân phẩm, như được nêu ra trong Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền (UDHR - điều 3 và 5) và Công uốc quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR - điều 6 và 7).
Lần cuối cùng Việt Nam bãi bỏ một số án tử hình cách đây đúng 10 năm. Tháng 7 năm 1999, Hội Ân Xá Quốc Tế đã lấy làm phấn khởi khi VN giảm con số tội tử hình từ 44 xuống còn 29. Tuy nhiên những năm qua Hội Ân Xá Quốc Tế không khỏi lo ngại trước những tin báo về tình trạng gia tăng đáng kể con số án tử hình được áp dụng tại VN, đặc biệt với các tội liên quan tới ma túy và các tội kinh tế. Từ đó đến nay đã 10 năm rồi VN vẫn duy trì 29 tội danh với hình phạt tử hình. Ngày 2 tháng 7 năm nay Văn phòng Chủ tịch nước đã công bố luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật Hình Sự Việt Nam (Luật số 15/1999/QH10) và bãi bỏ án tử hình 8 tội danh. Đó là các tội hiếp dâm (Điều 111), tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 139), tội buôn lậu (Điều 153), tội đưa hối lộ (Điều 289), tội làm - tàng trữ, vận chuyển lưu hành tiền giả, ngân phiếu giả (Điều 180), tội chiếm đoạt tàu bay, tàu thủy (Điều 221), tội hủy hoại vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự (Điều 334), và tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 197).
Với việc sửa đổi bổ sung Bộ Luật Hình Sự lần này, lãnh đạo CSVN đã gian manh “khoan hồng” tội chết cho 6 tội danh để huỷ bỏ án tử hình cho hai tội kinh tế và tham nhũng mà các ông bị ám ảnh bấy lâu nay.
Hiện nay, ở VN tệ nạn tham nhũng được coi là quốc nạn, do đó việc tiếp tục duy trì và áp dụng hình phạt tử hình đối với hai tội danh này là cần thiết. Tuy nhiên, những đối tượng nào ở VN có khả năng phạm tội về kinh tế và tham nhũng đến mức có thể bị lãnh án tử hình? Tội phạm kinh tế phải chịu án tử hình thì phải là những tay tư bản đỏ làm ăn bất chính, chuyên đầu cơ trục lợi lớn chứ không lý người dân buôn thúng bán bưng!? Thành phần tư bản đỏ này hầu hết là con cái hay thân bằng quyến thuộc của cán bộ, quan chức lớn trong đảng hay trong bộ máy nhà nước. Còn về tội tham nhũng thì nhất định chỉ có cán bộ và quan chức nhà nước chứ người dân thường thì làm gì mà phạm vào tội này được!? Tham nhũng đến mức phải lãnh án tử hình thì phải là mấy ông lãnh đạo chóp bu mà thôi. Chính vì những lý do đó cho nên từ trước đến nay dù có tham nhũng cách mấy, làm ăn bất chính đến đâu, đầu cơ trục lợi đến cỡ nào chẳng có ông cán bộ, quan chức hay tên tư bản đỏ nào bị đem ra xử tử hình.
Ngày 24 tháng 2 năm 2007 phóng viên Thanh Trúc của đài RFA đưa tin “Dân thường lãnh án tử hình, viên chức nhà nước được miễn” qua đó một nữ can phạm của một vụ án nhà đất ở Gò Vấp lại lãnh án tử hình trong lúc bốn viên chức nhà nước dính líu đến vụ này thì chỉ bị mỗi người mười mấy năm tù mà thôi. Trong năm can phạm ra trước vành móng ngựa chỉ mình bà Phạm Thị Tuyết Lan là thường dân, bốn người còn lại đều là viên chức nhà nước. Đó là các ông Dương Công Hiệp, nguyên phó phòng quản lý đô thị quận Gò Vấp, ông Trần Kim Long, nguyên chủ tịch quận Gò Vấp, ông Lê Minh Châu, nguyên giám đốc công ty địa ốc Gò Môn, và ông Nguyễn Văn Tính, nguyên bí thư quận uỷ. Ông Dương Công Hiệp “được” kêu án 18 năm tù, ông Trần Kim Long 11 năm và ông Lê Minh Châu 10 năm. Câu hỏi đặt ra là giữa 5 người phạm tội này thì ai dẫn dắt ai, dân thường không thể chủ mưu một vụ tham ô như vậy, và tại sao ruồi to chui lọt còn ruồi con bị mắc lưới? Nếu không có sự tiếp tay của những người có chức quyền thì dù có ba đầu sáu tay bà Phạm Thị Tuyết Lan cũng không làm được chuyện tày trời như thế!
Ấy vậy mà tập đoàn lãnh đạo vẫn chưa yên tâm, đưa ông Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường lên tiếng kiến nghị để bỏ luôn cái luật tử hình về hai tội danh này cho chắc ăn. Trong kỳ họp lần thứ 2 khóa XII của Quốc hội CSVN, ông Hà Hùng Cường cho biết chính phủ đang kiến nghị sửa Bộ Luật Hình Sự bỏ hình phạt tử hình đối với một số loại tội như kinh tế và tham nhũng. Nói là đang kiến nghị mà ông Bộ trưởng Tư pháp đã biết chắc là sẽ được vì Ủy ban Pháp luật và Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã đồng ý chỉ còn chờ Quốc hội thông qua. Chuyện CSVN âm mưu bỏ án tử hình tội kinh tế và tham nhũng là cả một trò hề đầy gian manh. Nhưng đối với họ trò hề cũng được, gian manh cũng chẳng sao miễn là họ ăn ngon ngủ yên, không còn bị cái án tử hình ám ảnh trong đầu mỗi khi làm những chuyện tày trời là được. Đã thế họ còn gian xảo sử dụng nó để tuyên truyền lừa đảo là chế độ cộng sản cũng nhân đạo như ai.
|
Với bản chất luôn giấu diếm, che đậy và gian xảo cố hữu, chính quyền CSVN thường không công bố các con số chính thức về số án tử hình được áp dụng và các vụ hành quyết được tiến hành. Thường thì chỉ có một số rất ít trường hợp được giới truyền thông chính thức đưa tin. Các vụ hành quyết luôn được thực hiện bằng cách xử bắn, thường cho dân chúng chứng kiến để thấy được “bạo lực cách mạng”, nhằm răn đe, phòng ngừa và trừng trị nghiêm khắc người phạm tội.
Trong thời gian gần đây, dư luận quốc tế, đặc biệt là các tổ chức theo dõi tranh đấu cho nhân quyền thường nói đến Điều 88 cuả Bộ Luật Hình Sự về “tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Điều này vẫn được giữ nguyên trong bộ luật hình sự sửa đổi. Điều khoản này là cốt lỏi của bộ luật, là tối cần thiết và cần phải duy trì triệt để để đảng cầm quyền làm công cụ hạ độc thủ cá nhân hay tập thể nào có hành động chống lại chính quyền và hành vi “xâm phạm an ninh quốc gia”.
Đó là những điều luật và bản án áp đặt cho dân lành, còn tội ác của đảng và cấp lãnh đạo thì sao?
Từ khi đảng CSVN cướp quyền, họ đã liên tiếp phạm biết bao nhiêu tội ác đối với quốc gia dân tộc:
- - Tháng 9 năm 1958, Phạm Văn Đồng đại diện đảng CSVN, ký “công hàm” gởi thủ tướng Trung Cộng Chu Ân Lai chấp nhận hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa thuộc về Trung Cộng
- Tháng 12 năm 1999, CSVN ký Hiệp Ước Biên Giới nhường cho Trung Cộng hàng ngàn cây số vuông, trong đó 2/3 thác Bản Dốc và Ải Nam Quan của Việt Nam nay thuộc về Trung Cộng
- Tháng 12 năm 2000, CSVN ký Hiệp Ước Phân Định Vịnh Bắc Bộ, dâng hiến gần 11,000 cây số vuông trên biển cho Trung Cộng.
- Đàn áp các tôn giáo, mà gần đây nhất là vụ đàn áp dã man gây thương tích cho nhiều giáo dân vô tội tại giáo xứ Tam Tòa, cướp đoạt đất đai, tài sản của các Giáo Hội và của người dân oan vô tội trong nhiều thập niên qua.
- Đàn áp và giam cầm những người bất đồng chính kiến đang đấu tranh đòi dân chủ và nhân quyền cho dân tộc.
- Đầu năm 2009, nhà cầm quyền CSVN lại phạm thêm một tội ác tầy trời nữa. Bất chấp dư luận của quần chúng và ý kiến của các nhà khoa học, chúng đã cho phép các công ty Trung Quốc được khai thác quặng Bauxite ở Cao nguyên Trung phần Việt Nam. Đó là tội phạm về môi trường được quy định trong Bộ Luật Hình Sự Việt Nam (Điều 185). Tội phạm này nghiêm trọng vì hành vi của nó không những nguy hại trực tiếp đến đời này mà còn ảnh hương đến những đời sau.
Những tội ác này của Đảng Cộng Sản Việt Nam cùng tập đoàn lãnh đạo thật trời không dung, đất không tha và toàn dân oán hờn!!! Những tội ác tày trời này nằm vào điều khoản nào trong 344 Điều của Bộ Luật Hình Sự đây? Bộ luật hình sự này được xây dựng trên cơ sở bảo vệ chế độ. Chương 1 Điều 1 có ghi rõ “Bộ luật hình sự có nhiệm vụ bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân”. “Bảo vệ quyền làm chủ của nhân dân” ư? Nhân dân làm gì có chút quyền làm chủ để mà bảo vệ!?
“Bảo vệ lợi ích của Nhà nước” thì có! Bao nhiêu quyền hành đều được tóm gọn trong tay của một nhóm người rất nhỏ có tên là Ban Chấp hành Trung ương và Bộ chính trị Đảng. Họ có quyền buôn dân bán nước và hành cho dân tộc điêu linh, hành cho đất nước điêu tàn. Tội ác nào cũng có thể tha, ân xá hay giảm khinh nhưng những tội ác tày trời này của bè lũ CSVN đối với quốc gia và dân tộc chỉ đáng xử tử hình.
Trần Việt Trình
No comments:
Post a Comment