VỀ
ÂM MƯU CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN TRUNG HOA
CHIẾM ĐOẠT HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA
VỚI SỰ ĐỒNG LÕA CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT
NAM
NGUY CƠ BẤT ỔN TRONG KHU VỰC VÀ THẾ GIỚI
CENTER FOR VIETNAM STUDIES
259 Meridian Avenue, #7
San Jose, CA. 95126
E-mail: http://vietresearch@yahoo.com/
2008
Mục lục
Phần I: Công Bố
- Dẫn Nhập p. 02
- Tuyên Bố của Ủy Ban Bảo Vệ Sự Vẹn Toàn Lãnh Thổ VN về việc Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa loan báo Biên Giới Mới trên Biển Đông, ngày 8 tháng 8, 006 p. 04
- Tuyên Bố của Ủy Ban Bảo Vệ Sự Vẹn Toàn Lãnh Thổ VN về việc Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa thiết lập cơ quan hành chánh để quản trị các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, ngày 12 tháng 12, 07. p. 07
- Tuyên Bố số 2 của Ủy Ban Bảo Vệ Sự Vẹn Toàn Lãnh Thổ VN về việc Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa thiết lập cơ quan hành chánh gọi là Tam Sa, ngày 21 tháng 12,07 p. 08
- Hình và Bản đồ p. 12
Phần II. Chủ Quyền VN về Địa Lý trên Hoàng Sa và Trường Sa.
Học gỉa Vũ hữu San, Địa Lý Biển Đông vói Trường Sa và Hoàng Sa, UBBVSVTLT, 1994.
- Dữ kiện về địa lý: khoảng cách giữa các đảo gần nhất đối với Lục địa TH và VN và Bản đồ. p.13
Phần III. Chủ Quyền về phương diện Lịch Sử.
- Chủ quyền Việt nam trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Tiến sĩ Trần huy Bích, Đại Học University of Southern California, 2006. p. 14
Phần IV: Chủ Quyền về Pháp Lý.
- La Souveraineté Sur Les Archipels Paracels et Spratleys, Prof. Monique Chemillier-Gendreau, Paris, 1996 p. 16
- Conclusions et Bases De Règlement Du Differend, Prof. Monique Chemillier-Gendreau, 1996, Paris. p. 20
Phần V: Biển Đông và Hòa Bình và An Ninh trong Vùng
- “Biển Đông và An Ninh trong Vùng Đông Nam Á” GS. Nguyễn Văn Canh, Viện Nghiên Cứu Hoover về Chiến Tranh, Cách Mạng và Hòa Bình, Đại Học Stanford và Giám Đốc Trung Tâm Nghiên Cứu Việt nam, 1995. p. 23
Kết Luận. p.29
- Các Bản Đổ cổ về Hoàng Sa trang 30 và bìa
I. DẪN NHẬP
PHẦN I: CÔNG BỐ
Ngày 10 tháng 5, năm 2008
Lấn chiếm Hoàng Sa và Trường Sa của TC và An Ninh trong vùng và thế giới
Đảng Cộng Sản Trung Hoa (TC) vào tháng 6 năm 2006 phổ biến một bản đồ vẽ Biển Đông của Việt nam mà người ta quen gọi là Biển Nam Hải là lãnh hải mới của TC. Bản đồ mới này gồm cả Hoàng Sa và Trường Sa của Việt nam. Rồi đến, tháng 11, 2007, TC chính thức thiết lập một cơ quan hành chánh địa phương, lấy tên là Tam Sa, thuộc quyền tỉnh Hải Nam để công khai quản trị hai vùng quần đảo này.
Đứng trước sự việc TC ngang nhiên chiếm lãnh hải của VN, Đảng Cộng Sản VN (VC) từ cả hai chục năm nay chỉ đưa ra lời tuyên bố rỗng tuyếch gọi là phản kháng. Chúng không có một hành vi nào để bảo vệ lãnh thổ của VN. Việc bán nước bọt đó chỉ là hành vi che dấu sự chuyển nhượng âm thầm đất đai của Việt nam cho TC.
Chủ Nghĩa Bá quyền của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa (CHNDTH) và Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa VN (CHXHCNVN).
Vào năm 1992, CHNDTH ban hành một đạo luật tuyên bố rằng Biển Đông là của chúng, rằng bất cứ tàu quân sự hay tàu khoa học nào của ngoại quốc đi ngang qua Biển Đông phải xin phép chính quyền Trung Hoa, nếu không sẽ bị đánh đắm. Sau đó, TC ra tuyên cáo cấm ngư dân Việt đánh cá trong Biển Đông, hoặc loan báo các cuộc tập trận trong vùng. Vào tháng 7, năm 2007, một đơn vị hải quân TC bắn chết 1 ngư dân Việt và làm một số bị thương, cũng như đánh chìm ngư thuyền Việt, gần đảo Trường Sa vì lý do “xâm phạm lãnh hải” của chúng. Vụ bắn giết này xảy ra trước sự chứng kiến của tàu hải quân của VC. Tàu ấy chỉ đứng nhìn …Trong khi đó, TC công khai tuyên bố rằng đã có “thỏa thuận chung” giữa TC và VC về chủ quyền của TC trên vùng biển này.
Ngoài ra, vào năm 1999, hai bên đã ký một hiệp ước phân định biên giới phía Bắc VN. VC đã nhượng đất cho TC. Nhiều dãy núi trước đây là của VN thuộc tỉnh Hà Giang và Lạng Sơn nay thuộc lãnh thổ TH. Năm 2000, chúng ký một hiệp ước khác, nhượng 11,000 cây số vuông thuộc Vịnh Bắc Việt cho TC. Mới đây, tháng 11 năm 2007, khi Quốc Vụ Viện của CHNDTH thiết lập huyện Tam Sa để chính thức quản trị các quần đảo của VN, cả ngàn sinh viên Việt nam tại các Đại Học Hà nội và Sàigòn biểu tình phản kháng. Không hài lòng với các cuộc biểu tình của sinh viên Việt, Tần Cương, phát ngôn viên của Bộ Ngoại Giao TC trách cứ (báo chí quốc tế dùng chữ chided) lãnh đạo CHXHCNVN về sự việc này. Lê Dũng thuộc Bộ Ngoại Giao CHXHCNVN biện bạch rằng CHXHCNVN không đỡ đầu các cuộc phản kháng ấy và gọi đó là các hành vi “tự phát”(1). Sau đó, hàng ngàn mật vụ và quân nhân mặc quần áo dân sự, được huy động để triệt tiêu các cuộc biểu tình phản kháng để thỏa mãn những yêu sách của quan thày của chúng ngồi ở Bắc Kinh. Việc bóp nghẹt các cuộc biểu tình đó đến nay còn tiếp diễn ở Hà nội và Sài gòn. Sinh viên bị hăm dọa, gồm cả việc cảnh sát xâm phạm vào thân thể sinh viên, và tống giam họ vào các các trại tù để thỏa mãn các đòi hỏi của TC.
CHXHCNVN dưới sự lãnh đạo của VC, ngày nay trở thành một thành viên không thường trực của Hội Đồng Bảo An của Liên Hiệp Quốc, lại đóng vai trò tay sai cho TC bành trướng về phía Nam. Ở vị trí này, CHXHCNVN trở thành công cụ cho TC để kiểm soát Biển Đông, như thế kiểm soát hành lang đường biển giữa Đông và Tây. Khả năng quân sự của TC đang được kiện toàn và phát triển, nay gồm cả hỏa tiễn liên lục địa và võ khí chống hỏa tiễn đang làm cán cân quân sự thay đổi trong vùng Đông Á và như thế có ảnh hưởng đến tình hình thế giới. Về căn cứ bí mật hải quân mới được xây ở Hải Nam là Tam Á, mà Richard Fisher của Tạp Chí Jane‟s Intelligence Review số ra ngày 15 tháng 4, 08 nói rằng "căn cứ ấy có thể chứa được 6 hàng không mẫu hạm và khoảng 20 tàu ngầm nguyên tử loại 094". Căn cứ ấy được thiết lập là nhằm mục tiêu bành trướng này, ngoài căn cứ quân sự (như phi trường trên Đảo Phú lâm) đã được xây trên quần đảo Hoàng Sa và được sử dụng như là tiền đồn cho các cuộc hành quân quân sự tiến về phía Nam. Việc vẽ lại bản đồ nới rộng lãnh hải của TC và bao gồm cả Hoàng Sa và Trường Sa mà không gập một phản ứng tích cực nào của CHXHCNVN là một bằng chứng rằng VC đóng góp vào tham vọng bành trướng của Bắc Kinh.
Các hỏa tiễn nguyên tử liên lục địa trang bị từ các tàu ngầm này là loại có nhiều đầu đạn nguyên tử. Căn cứ Tam Á sẽ giúp cho tàu ngầm 094 có chỗ trú ẩn sâu dưới 5000 thước tây trong vùng Nam đảo Hải Nam.
Vấn đề này chắc chắn sẽ gây ra bất ổn trong vùng và trên căn bản đó, CHXHCNVN không thích ứng với vai trò của một thành viên của tổ chức quốc tế có uy tín.
Mặt khác, trong những năm qua, lãnh đạo của TC nói rất nhiều về tham vọng của họ trong việc khống chế Biển Đông. Hơn nữa, Chì hạo Điền, Bộ trưởng Quốc Phòng, kiêm Phó Chủ Tịch Quân Ủy Trung Ương của TC trong bài nói chuyện cho cán bộ quân đội vào ngày 18 thang 8, 2005 với để tài “CHIẾN TRANH KHÔNG XA CHÚNG TA” đã công khai nói rõ ý định của họ và đưa ra những đường nét chính trong âm mưu chinh phục thế giới, “dù rằng có phải hi sinh ½ dân số Trung Hoa”. Trong tình thế này, người ta không loại bỏ sự đóng góp của Ban lãnh đạo VC cho các nỗ lực của TC như là một công cụ trong tuyến đầu để thực hiện âm mưu này để phục vụ quan thày đang che chở cho chúng. Như thế sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng cho đời sống của nhân loại và là nguyên do đe dọa cho toàn thể thế giới.
Vì lý do này, chúng ta
- nêu ra vấn đề này để báo động cho Liên Hiệp Quốc về nguy cơ mà CHXHCNVN, một thành viên không thường trực của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc sẽ gây ra cho hòa bình thế giới, và kêu gọi quí vị ấy tìm cách ngăn chặn để VC ngưng đóng vai trò tay sai đó. Mặt khác, chúng ta kêu gọi tất cả thành viên Liên Hiệp Quốc trục xuất CHXHCNVN ra khỏi tổ chức của quí vị vì đang chơi trò chơi hai mặt nguy hiểm: khi chấp nhận làm Hội Viên LHQ là để đóng góp cho Hòa Bình của thế giới, CHXHCNVN lại âm thầm phục vụ như một công cụ nguy hiểm cho TC mà quôc gia này lại âm mưu phá hủy mục tiêu cao quí đó. Là một quốc gia chư hầu của TC, CHXHCNVN sẽ tích cực và mạnh mẽ đóng góp vào mục tiêu bành trướng của TC và như vậy gây tang tóc đau thương cho toàn thế giới.
- cũng kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới tự do và các hội viên LHQ áp dụng các biện pháp thích hợp để đối phó với Trung Hoa Đỏ để
A) Phần đất của Việt nam trên biên giới phía Bắc, và chừng 11,000 cây số vuông trong vùng Vịnh phải được trả về cho chân chính sở hữu chủ. Đó là dân tộc Việt nam. Việc chuyển nhượng năm 1999 và 2000 là hành vi bất hợp pháp mà Đảng Công Sản VN thực hiện với Đảng CSTH. Đây không phải do nhân dân Việt nam thực hiện.
B) Quần Đảo Hoàng Sa và một số chừng 20 đảo trong Quần Đảo Trường Sa cũng phải được trao trả cho nhân dân Việtnam. Các đảo ậy bị TC cướp đoạt bằng bạo lực trong những năm 1956, 1974 và
1988.
Những kẻ sử dụng bạo lực để chiếm đoạt đất đai của người khác không thể được tưởng thưởng vì đó là sự khuyến khích để các hành vi bất hợp pháp của chúng được tiếp tục.
C) Kế hoạch bành trướng phải bị ngăn chặn và Trung Hoa Đỏ phải trở thành một thành viên văn minh của Cộng Đồng thế giới.
Làm như thế là LHQ đóng góp vào mục tiêu hòa bình.
Thành viên Liên Hiệp Quốc cần có can đảm chấm dứt những điều xấu, không để chúng xảy ra.
Kèm theo đây là một số tài liệu chứng minh Biển Đông là một phần lãnh thổ của Việt nam từ cổ thời và chứng minh rằng âm mưu lấn chiếm của TC có sự đồng lõa của VC là nguồn gốc gây ra bất ổn trong vùng và cho cả thế giới. Đại diện Tổng Hộ Cựu Tù Nhân Chính Trị sẽ đến gặp một số giới chức Liên Hiệp Quốc và một số giơi chức các quốc gia lớn về mối nguy cơ này. Các tài liệu gồm có:
1) Các bản tuyên bố của Ủy Ban Bảo Vệ Sự Vẹn Toàn Lãnh Thổ về a) Chủ Quyền của Việt nam trên Biển Đông (2006);
b) TC thiết lập huyện Tam Sa để hợp thức hóa sự chiếm sứ Biển Đông (2007), và
c) Chiến thuật của TC làm giảm bợt căn thẳng do Sinh Viên Viêt nam biểu tình (2007).
2) Dữ Kiện về Địa Lý và Bản Đồ chứng minh Chủ Quyền Việt nam trên Hoàng Sa và Trường Sa
3) Chủ Quyền về Lịch Sử của Việt nam trên Hoàng Sa và Trường Sa
4) Chủ Quyền về Pháp Lý của Việt nam trên Hoàng Sa và Trường Sa
5) Biển Đông và An Ninh trong Vùng và Thế giới.
(1) Trong mối bang giao giữa các quốc gia, không bao giờ và cũng chưa bao giờ có xảy ra những hành vi miệt thị công khai ở mức như thế và người ta chứng kiến tinh thần chịu đựng như vậy của lảnh đạo VC ở mức rất cao. Đặc biệt là cách cư xử này lại phát xuất từ một viên chức cấp thấp về ngoại giao của TC đối với lãnh đạo VC và đã xảy ra nhiều lần trong vài chục năm nay. Cách đối xử như thế đối với lãnh đạo VC trong quá khứ từ họ Hồ trở xuống còn được cả hai bêu dấu kín; chỉ có ít tin tức bị tiết lộ về sau Trong hiện tại lãnh đạo về Đảng như Nông đức Mạnh, và nhà nước như Nguyễn minh Triết, Nguyễn tấn Dũng v.v. vẫn tỏ ra hài lòng công khai chấp nhận cách đối xử ấy. Thí dụ như vụ bắn giết ngư phủ Việt ở Trường Sa một tháng trước khi Nguyễn minh Triết đi TC vào tháng 5 2007, hay đang xảy ra khi Nguyễn phú Trọng, Chủ Tịch Quốc Hội đang thăm TC. Họ vẫn tỏ ra vui vẻ, tươi cười, lại còn tuyên bố: bang giao giữa 2 đảng và 2 quốc gia đã được “nâng lên một cầm cao mới”, như Nông đức Mạnh bị thư ký của Hồ Cẩm Đào gọi điện thoại trách cứ về vụ sinh viên Việt biểu tính chống TC xâm chiến Hoàng Sa và Trường Sa vào tháng 12, 07, đã nói: “Vì tình hữu n ghị đời đời bền vững với Trung Quốc, lãnh đạo Việt Nam sẵn sàng hiến dâng tất cả !” . (theo Giáo sư Carl Thayer thuộc Học viện Quốc Phòng Úc). Người ta còn ngạc nhiên hờn nữa là Đảng VC áp dụng mọi biện pháp ngăn chặn sinh viên biểu tình chống quân xâm lăng. Và Đảng này đã thanh công; như lời Nguyễn tấn Dũng tuyên bố “bảo đảm ” rước đuốc Bắc Kinh vào tháng 4 vừa qua được an toàn, nghĩa là không có biểu tình chống đối gây xá trộn. Lãnh đạo VC còn làm hơn những gì mà Bắc kinh đòi hỏi: cho cảnh sát mặc sắc phục bảo vệ chừng 30 thanh niên TC biểu tình trước Tòa Đại Sứ TC ngay tại Hà nội với khẩu hiệu “Hoàng Sa và Trường Sa là của Trung Quốc” vào tháng 12, 07 và cảnh sát cũng bảo vệ từ 150 -200 thanh niên TC ăn mặc đồng phục Olympic 2008 với cờ quat ngang nhiên và kiêu hãnh diễn hành công khai , nói tiếng Tàu một cách ồn ào như một thách đố với toàn thể dân tộc Việt, ngay trên đường phố Sài gòn vào 29 tháng 4 vừa qua, .
II. UỶ BAN BẢO VỆ SỰ VẸN TOÀN LÃNH THỔ TUYÊN BỐ
v/v Trung Cộng vẽ lại bản đồ biên giới trong đó gồm cả Biển Đông vào tháng 6, 2006
Trong tháng 6, 06, cục Bản Đồ của TC phổ biến một bản đồ mới, vẽ lại ranh giới nước Trung Hoa, nói rằng để điều chỉnh lại cho đúng.Trong đó Trung cộng vẽ lại bản đồ vùng Biển Đông.
Nhìn vào bản đồ mới, diện tích lãnh hải này đã được Trung cộng nới rộng thêm rất nhiều: về phía Tây, đường ranh ấy tiến sát gần bờ biển Việt nam hơn. So với bản đồ mà học gỉa Choon Ho Park kèm theo trong bài viết cho Tập San, Đại Học Luật Harvard trước đây, ranh giới mới vùng biển này khác xa.
Nếu lấy kinh tuyến 109 làm chuẩn, thì các khác biệt tại vài vùng như sau:
- Từ bờ biển quận Tư Nghĩa, Tỉnh Quảng Ngãi, phía dưới vĩ tuyến 15, khoảng cách tới đường ranh của bản đồ 1978 của Trung cộng được tính là chừng 120 hải lý. Với bản đồ 2006, khoảng cách đó chỉ còn chừng 70 hải lý. Sai biệt là 50 hải lý.
-Từ hải cảng Cam Ranh, Nha Trang, phía trên vĩ tuyến 12, khoảng cách tới đường ranh của bản đồ 1978 là chừng 230 hải lý. Nay khoảng cách đó chỉ còn độ 45 hải lý. Sai biệt là 185 hải lý.
Vào đầu thập niên 1980, Lê minh Nghĩa, Chủ Tịch Ủy Ban Thềm Lục Địa,Văn Phòng Thủ Tướng VC, phàn nàn rằng vùng Biển Đông có 3.5 triệu cây số vuông, Trung Hoa muốn chiếm 3 triệu. Nay phần diện tích mà Trung cộng muốn chiếm sẽ gia tăng nhiều hơn, vì khoảng cách đường ranh với bờ biểncác quốc gia hải cận, như Phi Luật Tân, Mả Lai Á cũng bị thu ngắn thêm.
Đây là hành vi lấn chiếm mới nhất trên Biển Đông của Đảng Cộng Sản Trung Hoa.
Tưởng cũng nên nhắc lại các hành vi lấn chiếm đã qua liên quan đến hải phận Việt nam của nhóm theo đuổi chủ nghĩa bá quyền TC trên Biển Đông.
- Vào năm 1956, hải quân Trung cộng đánh chiếm vùng phía Đông của quần đảo Hoàng Sa là Tuyên Đức và 19 tháng 1, 1974, chúng đánh chiếm nốt khu Nguyệt Thiềm về phía Tây của Quần đảo này. Hải quân Việt nam Công Hoà được đưa ra bảo vệ, nhưng không giữ được sau các trận đánh khốc liệt
- Vào ngày 4 tháng 9 năm 1958, Thủ tướng TC là Chu ân Lai tuyên bố Trung cộng là chủ Biển Đông gồm cả các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Và 10 ngày sau Việt cộng Phạm văn Đồng với tư cách Thủ tướng gửi ngay một công hàm công nhận bản tuyên bố đó.
- Đến năm 1988, Trung cộng đưa hải quân xuống phía Nam, đánh chiếm 6 đảo thuộc Trường Sa. Đến năm 1992, theo các hãng thông tấn quốc tế thì chúng chiếm cả thẩy 8 đảo. Nay, xem lại các đảo trên bản đồ, thì có tất cả trên 10 đảo thuộc vào tay chúng. Cũng vào năm 1992, chúng dựng một cột mốc trên đảo Đa Lạc, 1 trong 10 đảo ấy để đánh dấu Chủ Quyền.
- Vào tháng 2, 1992, Quốc Hội Trung Cộng ban hành một đạo luật tuyên bố rằng những tầu chiến và tầu khoa học đến Biển Đông dù chỉ đi qua, phải xin phép, nếu không sẽ bị đánh chìm.
- Tháng 5, 1992, Trung cộng ký một khế ước với công ty Crestone, một công ty dầu hỏa nhỏ của Hoa Kỳ có trụ sở ở Denver, Colorado, cho phép công ty này tìm dò dầu hoả trên một diện tích là 25,000 cây số vuông, ở ngoài khơi Trung Việt. Một phần vùng này trùng với một khu vực mà Việt cộng đã nhượng cho công ty Total của Pháp tìm dò dầu hoả. Tuy nhiên, cuối thập niên 1980, Total đã bỏ đi vì tìm không thấy dầu. Thompson, chủ tịch Công ty dầu này còn tuyên bố rằng hải quân Trung cộng hứa sẽ dùng võ lực bảo vệ hoạt động của công ty này.
Trên đây không kể đến các hành động khác của Trung cộng có mục đích “hành sử chủ quyền” như lên tiếng chống lại VC khi VC xây dựng một công trình nào đó trên một hòn đảo mà VN đang quản trị, như trước đây khi một công ti Du Lịch ở Nha Trang thuộc Hải quân của VC đưa một toán gồm hơn 100 du khách dưới danh nghĩa đi du lịch, thăm một dàn đang khoan dầu trong Biển Đông.
ÂM MƯU LẤN CHIẾM THÊM.
Vào tháng 12, 2005, một phái đoàn đại diện Ngoại Giao VC họp ở Bắc Kinh, loan báo rằng hai bên sẽ họp và xúc tiến công tác nghiên cứu thăm dò dầu khí chung trong vùng Biển Đông. Trong khi đó, TC kêu gọi sớm thực hiện công tác này.
Việc hợp tác chung này nêu ra vấn đề là: VC bắt đầu lùi một bước khác để cho TC tiến thêm một bước tiến vào vị trì làm chủ Biển Đông. Từ vị trí KHÔNG CÓ GÌ, TC được mời vào ngồi khai thác tay đôi với VC. Công tác này được thực hiện dưới danh nghĩa hợp tác, để cùng nhau chia lợi. Như vậy là hợp thức hoá vị trí chủ quyền cho TC, dù chỉ là ½. Việc này sẽ được giải thích là vì lợi ích của 2 quốc gia, ngõ hầu đánh lạc hướng dư luận, y như đã xảy ra trong vùng Vịnh trước đây, dù phải cắt 11,000 cây số vuông cho TC, cũng vì lợi ích của 2 dân tộc.
Về phía TC thì TC luôn coi Biển Đông thuộc chủ quyền của chúng. Kể từ thời Hồ chí Minh vào thập niên 1950, và qua các hoạt động xác nhận chủ quyền cả bằng võ lực về sau, TC không bao giờ nhìn nhận VN có chủ quyền trong vùng này. Với bản đồ vừa mới phổ biến, khi hợp tác chung như vậy, TC lại là chủ nhân ông ban cấp cho VC được tham dự vào việc tìm dò, rồi khai thác tài nguyên và hay nói khác đi, VC chỉ là một kẻ đứng bên ngoài được gia ân và hưởng phần chia.
Tóm lại, hợp tác chung tìm dò dầu khí và khai thác tài nguyên, kể cả trong lòng Biển Đông là một bước khác của VC tìm cách giúp hợp pháp hoá chủ quyền của TC trên Biển Đông trong tiến trình dâng đất dâng biển cho TC kể từ thời Hồ chí Minh cho đến nay.
TRÊN VÙNG VỊNH BẮC VIỆT
Theo bản đồ của Crane nêu trên, Trung cộng từ lâu đã vẽ đường phân chia vùng vịnh mà chúng đòi hỏi. Căn cứ vào đó, Trung cộng ngay từ những năm 1980 và 1990 đã có các hoạt động xác nhận chủ quyền: như trong nhiều lần trong nhiều năm đưa tầu khoa học để tìm dò dầu hoả vào Vịnh Bắc việt hoạt động.
Có lần, tầu của Trung cộng vào sát cửa bể Thái Bình, cách cửa bể có 70 cây số (tương đương với 37 hải lý) để tìm dò dầu hoả. Chúng hoạt động có bài bản theo đuổi mục tiêu này: Các tầu ấy hoạt động tại một địa điểm sâu trong vịnh về phía Việt nam, trong vòng chừng 1 hay 2 tuần, rồi khi VC lên tiếng xác nhận chủ quyền, thì chúng rút đi, và tuyên bố rằng công tác khảo cứu đã hoàn tất. Việc này làm cho VC tưởng rằng vì phản đối của VC, dù chỉ tuyên bố xuông, nên TC đã ngưng công tác tìm kiếm. Đó là chưa kể đến các hoạt động đánh cá liên tục của ngư dân Trung cộng vào sát bờ bể Việt nam trong thời gian này.
Đến năm 2000, Nông Đức Mạnh (là Tổng Bí Thư Đảng CSVN), chủ tịch nước Trần đức Lương đi Bắc Kinh để ký hai hiệp ước về phân chia ranh giới và hiệp ước đánh cá chung trong vùng vịnh.
Về hiệp ước phân chia Vịnh, nếu so sánh với bản đồ Crane mà TC đưa ra mấy chục năm trước, thì đường phân ranh do hiệp ước 2000 vẽ lại về chủ quyền vùng Vịnh Bắc Việt, thì không có gì khác biệt. Cũng cần nhấn mạnh lại rằng với hiệp ước 2000 này VC đã nhượng 11,000 cây số vuông cho TC, nếu so với làn ranh mà Công Ước Constan 1887 của Hiệp Ước Thiên tân (1885) qui định.
Còn về Hiệp Ước đánh cá chung, thì có 2 vùng: Vùng phía Nam Vĩ tuyến 20 với thời hạn là 12 năm và có thể gia hạn thêm 3 năm và vùng quá độ, nhỏ hơn, về phía Bắc Đảo Bạch Long Vĩ, có thời hạn là 4 năm. Tại vùng phía Nam vĩ tuyến 20, mỗi bên kết ước góp vào 30.5 hải lý để có một diện tích là 35,000 cây số vuông hay khoảng 29% tổng số diện tích của Vịnh. Đó là sự lấn chiếm "hợp pháp" mà Đảng Cộng Sản Việt nam đã chính thức nhượng về phần Vịnh cho Trung Cộng.
Về hoạt động lấn chiếm trong Vịnh kể cả từ khi VC ký hiệp ước, TC tỏ ra là chủ nhân ông trong toàn thể vùng Vịnh, nghĩa là kể cả phần phía Đông đường ranh mới, một cách công khai và trắng trợn trước mặt của Đảng CSVN.
Vào 8 tháng 1, 05, 3 tàu tuần cảnh của hải quân TC với trang bị tối tân vây, bắn vài ngư thuyền (bằng gỗ) của ngư dân thuộc Thanh Hoá tại một địa điểm khoảng 12 cây số về phía Tây của đường ranh mới, gần điểm chuẩn 14 trên đường phân ranh theo hiệp ước 2000. Nói khác đi, địa điểm này nằm hoàn toàn trong phần lãnh hải của Việt nam. Các tàu hải quân đó khi đến gần ngư thuyền của Việt nam, chúng hạ cờ TC, và bất thần nổ súng, giết chết ngay 8 ngư phủ trong một thuyền, đánh đắm các thuyền khác và bắt sống một số ngư phủ, mang vể giam tại Hải Nam (không kể khoảng 84 ngư dân Việt khác vào thời điểm ấy đang bị giam tại đó vì bị bắt từ trước). Một thuyền khác trong nhóm này đang hoạt động ở xa, thấy sự việc xảy ra, bỏ chạy. Ngư thuyền này bị đuổi theo, mang nhiều vết đạn, chạy thoát về đến tận đất liền tỉnh Thanh Hoá. Lúc đó tàu hải quân TC mới bỏ đi. Đó là chưa kể đến việc việc ngư dân TC „trấn lột‟ cá của ngư dân Việt trong vùng vịnh, „vì không có giấy phép hành nghề‟ dù trong phần lãnh hải của VN. Việc trấn lột này như vậy là do hiệp ứơc đánh cá "ban cấp" cho họ.
Ngoài ra, từ 2001 (dù lúc đó hiệp ước mới được ký sơ bộ, và chưa đựoc Quốc Hội VC phê chuẩn) đã có cả ngàn vi phạm lãnh thổ của ngư dân TC trong địa phận tỉnh Quảng Bình. Riêng năm 2002, có hơn 1,000 vụ. Ngư dân TC đã coi toàn vùng Vịnh Bắc Việt như phần đất của chúng. Và như vậy, ngư dân Việt chỉ còn hành nghề "hợp pháp" trong vùng mà một quốc gia hải cận có chủ quyền lãnh hải là 12 hải lý mà thôi. Năm 2005, VC lại có nhượng bộ khác là có một thoả hiệp mới với Trung cộng để hải quân TC và VC cùng với nhau “tuần tra‟ trong vùng Vịnh.
ỦY BAN LONG TRỌNG TUYÊN BỐ:
I. VỚI TRUNG CỘNG:
1. Hiệp ứơc phân định lại vùng Vịnh Bắc Việt và đánh cá chung là do Đảng CSVN thực hiện với Đảng Cộng sản Trung Hoa. Đây là hành vi bất hợp pháp của Đảng CSVN. Ủy Ban đòi hỏi tối thiểu là đường ranh do Công Ước Constan 1887 được sử dụng làm căn bản để giải quyết tranh chấp này. Nhân dân Việt nam phủ nhận hành vi này của Đảng Công Sản Việt nam.
2. Toàn vùng Biển Đông trong đó có cả các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt nam. Trung cộng đã mang quân xuống đánh chiếm Hoàng Sa vào những năm 1956 và 1974; đánh chiếm 10 đảo thuộc Quần đảo Trường Sa từ năm 1988. Các hành vi khác kể cả việc vẽ lại bản đồ vào tháng 6, 2006 vừa qua là bất hợp pháp, có mục đích là thực hiện chủ nghĩa bá quyền của TC. Tất cả các hoạt động này là bất hợp pháp.
II. VỚI VIỆT CỘNG:
1. Hành vi chuyển nhượng tài sản của quốc dân Việt nam dù bất cứ lý do gì, nhất là để đổi lại việc ngoại bang yểm trợ ngõ hầu giữ vững địa vị và quyền lợi là một trọng tội đối với dân tộc. Quốc dân Việt nam không bao giờ tha thứ cho các hành vi ấy.
2. Về việc Trung Cộng vẽ lại Bản Đồ trên vùng Biển Đông, đây là một hành vi công khai tích cực lấn chiếm lãnh hải của Việt nam. VC chỉ phản ứng lấy lệ, nói xuông rằng theo lịch sử Biển Đông là của VN, kêu gọi giữ nguyên trạng để thưong thảo. Các phản ứng yếu ớt này đã được nghe thấy từ cả mấy thập niên nay, được nhắc đi nhắc lại, cốt ý là để cho mọi người biết rằng VC có phản ứng. Ngay cả đến trường hợp, khi hải quân TC bắn giết công dân của VN, phản ứng cũng chỉ ở mức ấy, lấy lệ và kêu gọi thương thuyết, và chấm dứt hành vi như vậy, và không dám đi xa hơn hay mạnh hơn. Hầu hết các hành vi của TC tỏ ra không nương tay đối với lãnh đạo Đảng CSVN kể cả xúc phạm đến danh dự của họ dù họ là Thừa sai tự nguyện.
3. Vì Đảng CS độc quyền lãnh dạo quốc gia, mà lại không cho phép quốc dân tham dự vào việc bảo vệ lãnh hải, bảo vệ chủ quyền quốc gia, Ủy Ban đòi hỏi VC lâm thời tối thiểu phải hành động theo Công Ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982.
Phạm vi ranh giới vẽ trong bản đồ của TC đã trắng trợn vi phạm lãnh thổ VN. Theo điều 56, thì thẩm quyền chuyên độc về kinh tế của quốc gia hải cận là 200 hải lý và điều 76 qui định về Thềm Lục Địa cũng là 200 hải lý. TC đã vi phạm cả hai đều này.VC đã gia nhập Công Ước vào 25 tháng 7 năm 1994, Trung cộng: ngày 7 tháng 6, 1996. Cả hai đều là thành viên quốc tế theo luật này, và điều 287 của Phần XV của Công Ước về giải quyết các tranh chấp có trù liệu các biện pháp pháp lý cần thiết, trong đó có phân giải của Toà án quốc tế.
4. Ủy Ban cũng đòi hỏi lãnh đạo VC phải chấm dứt nhiệm vụ thừa sai cho ngoai bang, phải can đảm tích cực bảo vệ lãnh thổ và nhất là chấm dứt hành vi hay hành động liên quan đến âm mưu nhượng thêm kể cả hợp thức hoá chủ quyền trên Biển Đông cho kẻ thù của dân tộc. Không một lý do nào, kể cả sợ hãi quan Thày, mà lặng thinh trước vấn đề này có thể được chấp nhận.
5. Ủy Ban cũng cảnh cáo rằng nhờ vai trò thừa sai này của VC, chẳng bao lâu kẻ thù truyền kiếp của dân tộc sẽ vẽ lại ban đồ trên đất liền trong đó toàn thể nước Việt nam sẽ là một tỉnh của TC.
Làm tại California ngày 8 tháng 8, 2006.
Đại diện: GS Nguyễn văn Canh
III. BẢN LÊN TIẾNG CỦA ỦY BAN BẢO VỆ SỰ VẸN TOÀN LÃNH THỔ VỀ VIỆC TRUNG CỘNG THIẾT LẬP CƠ QUAN HÀNH CHÁNH TAM SA.
Gần đây nhà cầm quyền Trung Cộng thiết lập một cơ quan hành chánh cấp huyện lấy tên là Tam Sa để quản trị 3 vùng quần đảo trong đó có Hoàng Sa và Trường Sa của Việt nam. Huyện Tam Sa là một phần của thuộc tỉnh Hải Nam.
Đây là một bước tiến mới trong hoạt động tuyên bố về chủ quyền trong chủ thuyết bành trướng lãnh hải của Trung Cộng với mưu đồ hợp thức hóa chủ quyền của chúng trên hai quần đảo ấy của Việt nam.
Về Hoàng Sa, vào năm 1956, khi quân đội Pháp rút khỏi Việt nam, có một khoảng trống quyền lực quân sự, Trung cộng đưa quân đền chiếm khu phía Đông của Hoàng Sa là Tuyên Đức.Lúc đó Quân Đội quốc gia Việt nam mới được thành lập, không đủ sức mạnh hải quân để bảo vệ vùng này. Rồi đến năm 1974, vào thời điểm quân đội Mỹ rút khỏi Việtnam, Trung cộng lại đem quân chiếm nốt phần phía Tây của
quần đảo này là Nguyệt Thiềm. Lúc đó quân lực Việt nam Cộng Hòa gủi chiến hạm ra trấn giữ. Hải quân Việt nam giao tranh ác liệt với hải quân Trung cộng và đánh chìm hai chiến hạm của chúng. Tuy nhiên, Hải quân Việt nam Cộng Hòa đã không đủ sức bảo vệ lãnh hải của ông cha để lại.
Từ năm 1988, biết rằng Liên Bang Sô Việt không còn tham vọng khống chế vùng này, và không ngăn chặn sự bành trướng của Trung Cộng về phía Nam, Trung cộng mang quân xuống chiếm một số đảo của Trường Sa. Việt cộng không kháng cự nổi. Đến năm 1992, chúng chiếm cả thày 8 đảo và đặt mốc chủ quyền trên đảo Đa Lạc.
Năm 1992, Quốc Hội Trung Cộng ban hành một đạo luật tuyên bố rằng vùng Đông hải của Việt nam là lãnh hải của Trung Cộng, rằng các tàu quân sự và tàu khoa học đi qua khu vực này phải xin phép, nếu không sẽ bị đánh chìm.
Tháng 6, 2006 vừa qua, chúng phổ biến một bản đồ mới. Đường ranh của Bản đồ này vào sát bờ biển Việtnam, chiếm luôn cả một phần thềm lục địa Việtnam mà Luật biển 1982 qui định là 200 hải lý.
Về hành sử chủ quyền, gần đây nhất, ngày 9 tháng 7, 07, Trung cộng bắn vào thuyền đánh cá của ngư dân Việt nam ở một địa điểm cách xa bờ biển Việt nam 300km, một ngư dân bị giết và nhiều người bị thương. Ba tháng trước đó hồi tháng 4,07, cũng đã có xảy ra những bắn giết tương tự, vì Trung cộng cấm tàu hải quân của Việt cộng và ngư dân Việt họat động tại vùng này. Sự việc giết người này xảy ra trước khi Nguyễn minh Triết đi thăm Trung cộng vào tháng 5. Trung cộng còn đe dọa các công ti ngoại quốc khai thác dầu khỉ trong phần lãnh hải của Việt nam: phản đối công ti BP đặt ống dẫn khí đốt từ Nam Côn Sơn vào đất liền. Vì vậy, vào ngày 14 tháng 6, BP chính thức từ bỏ dự án đã ký với Việt cộng tìm dò dầu hỏa tại một khu phía Nam Trường Sa vì lý do trên.
Huyện Tam Sa được thiết lập là để Trung Cộng hớp thức hóa sự hành sử chủ quyền của chúng trên vùng Biển Đông của Việt nam.
Ủy Ban Bảo Vệ Sự Vẹn Toàn Lãnh Thổ long trọng tuyên cáo:
1) Đối với Trung Cộng. Ủy Ban cực lực lên án hành vi xâm lăng từng bước của chúng nhằm chiếm trọn Biển Đông của Việt Nam và vụ thiết lập quận Tam Sa là hành vi mới nhất. Dân tộc Việt nam không bao giờ chấp nhận các hành vi xâm lược này.
2) Đối với Việt cộng: Ủy Ban đòi hỏi Đảng Cộng Sản Việt nam phải có trách nhiệm giữ gìn lãnh thổ lãnh hải của tiền nhân để lại.
Trong suốt hơn nửa thế kỷ chiếm quyền, Đảng Cộng Sản Việt nam với sự lãnh đạo của Hồ chí Minh, nhất là gần 2 thập niên qua, kể từ ngày Việt cộng thiết lập bang giao với Trung Cộng vào tháng 11-1991, đã hoặc âm thầm hay công khai xúc tiến mạnh mẽ và hoàn tất tiến trình việc dâng hiến đất đai của tổ quốc cho kẻ thù truyền kiếp của dân tộc. Âm thầm chuyển như “thỏa thuận chung” về thẩm quyền lãnh hải của Trung cộng trên vủng Trường Sa mà Trung cộng viện dẫn để biện hộ cho việc bắn giết ngư phủ Việt vào 9 tháng 7 vừa qua.Công khai như các hiệp ước phân chia lãnh thổ và vùng Vịnh Bắc Việt mà các Đảng Cộng sản Việt nam và Trung Hoa đã thỏa thuận và ký kết vào năm 1999 và 2000.
Các biến cố xâm lăng liên tục trong những năm gần đây của Trung Cộng chứng tỏ sự khuất phục của Việt cộng đối với quan thày của chúng. Mỗi khi có một biến cố, kể cả giết ngư phủ Việt hành nghề kể trên, Việt cộng cũng chỉ nhắc đi nhắc lại một mâi một câu: “về lịch sử, Việt nam có bằng cớ không thể tranh cãi có chủ quyền trên Biển Đông.”,trong khi đó lãnh thổ và lãnh hải dần dần thu hẹp.
Vì độc quyền lãnh đạo, Đảng này đã tiếp tay cho quan thày tiêu diệt mọi lực lượng chống đối, bóp nghẹt mọi tiếng nói. Vì thế tiềm lực dân tộc bị hủy hoại, khó có thể giữ gìn được cõi bờ.
Ngày 10 tháng 12 vừa qua, hàng trăm thanh niên sinh viên kiêu hùng của dân tộc tại hai trường Đại học Hà nội và Sàigòn đã bắt đầu phất cao ngọn cờ: chống TRUNG QUỐC XÂM LĂNG, chống BÀNH TRƯỚNG ,và còn hô khẩu hiệu: THANH NIÊN VIỆT NAM BẢO VỆ TỔ QUỐC, dù có âm mưu ngăn chặn các cuộc biểu tình ấy của Đảng Cộng sản Việt nam. Sinh viên tại Sài gòn chất vấn nẩy lửa “thành đoàn” về biến cố này. Thanh niên Việt đã công khai đứng lên nhận trách nhiệm bảo vệ tổ quốc.
Chỉ có thể bảo vệ được sự toàn vẹn lãnh thổ, Đảng Cộng sản phải ra đi. Và sự kiện biểu tình này của Sinh Viên là khởi đầu một tiến trình mới cho dân tộc trong nhiệm vụ bảo vệ cõi bờ. Việt cộng không còn có thể ngậm miệng được nữa. Chúng không còn lựa chọn nào khác: hoặc chúng phải đứng về phía Dân Tộc, hoặc phải đứng về phía Trung cộng và tiếp tục làm thừa sai cho ngoại bang.
Làm tại California 12 tháng 12 năm 2007
Đại diện: GS Nguyễn văn Canh
IV. ỦY BAN BẢO VỆ SỰ VẸN TOÀN LÃNH THỔ BẢN LÊN TIẾNG VỀ VỤ TAM SA LẦN THỨ 2
Báo South China Morning Post xuất bản tại Hồng Kông ngày 18 tháng 12,07 đăng tin rằng một số viên chức Hải Nam đã bác bỏ chuyện có việc lập Tam Sa trong nghị trình công việc của họ.
Bài của tác giả Kristine Kwok mang tựa đê "Kế hoạch quy hoạch các hải đảo thành phố đã bị bác bỏ", nói rằng "cuộc tranh cãi ngoại giao giữa Trung Quốc với Việt Nam về cá quần đảo tranh chấp nay có diễn biến mới".
Vẫn theo nguồn tin này, chính quyền địa phương nói họ không có kế hoạch thanh lập thành phố cấp huyện Tam Sa để quản lý ba quần đảo trong đó có Hoàng Sa và Trường Sa.
Sự việc này có ý nghĩa gì?
Việc thiết lập huyện Tam Sa là do Quốc Vụ Viện (QVV) của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa thực hiện vào cuối tháng 11. QVV là cơ quan quyền lực cao nhất trong hệ thống chính quyền của quốc gia này. Tỉnh Hải Nam chỉ là một cơ quan chính quyền địa phương, có nhiệm vụ thi hành nhiệm vụ mà chính quyền trung ương giao cho.
Giới chức chính quyền Văn Xương, Hải Nam không thể bác bỏ lệnh của một cấp cao hơn trong hệ thống công quyền. Mặt khác, lý do viện dẫn để bác bỏ quyết định của QVV là có “tranh chấp về ngoại giao giữa Việt nam và Trung Hoa.” Lý do này không thể biện minh được quyết định ấy của Hải Nam, vì lẽ một cấp hành chánh địa phương không có quyền can dự vào công tác bang giao với nước khác.
Vậy giải thích như thế nào sự việc này? Ta thấy rằng các cơ quan chính quyền trong hệ thống cộng sản chỉ là một đòan thể ngoại vi của Đảng CS. Đảng CS Trung Hoa (TC) ra lệnh cho QVV làm ra một đạo luật căn bản là thiết lập Huyện Tam Sa. Nay vì gặp trở ngại mà Đảng thấy có tầm quan trọng, nên cho phép một cơ quan hành chánh địa phương bác bỏ quyết định của cơ quan cao hơn, thay vì chính QVV phải thu hồi đạo luật ấy. Đó là một bước thụt lùi.
Câu hỏi kế tiếp: trở ngại đó là gì đến nỗi một cơ quan cấp dưới như tỉnh Hải Nam lại dám bác bỏ quyết định của cấp trên, một cơ quyền lực cao nhất nước? Đó là “ sức ép ngoại giao” như Bản tin nói. Sức ép này có phải đến từ Đảng Cộng Sản Việt nam (VC) không? Câu trả lời là không, vì các đối thoại giữa Tần Cương và Lê Dũng và cả phát biểu của Tổng Bí Thư VC Nông đức Mạnh cho thấy VC rất e dè, quá sợ sệt và tỏ ra nhu nhược trước kẻ đàn anh TC: Thí dụ Tần Cương không ngần ngại “mắng” (Báo chí quốc tế dùng động từ CHIDED) VC về việc để cho thanh niên sinh viên biểu tình chống TC xâm lăng, Lê Dũng chỉ dám trả lời rằng biểu tình ấy là “tự phát”, dù TC biết rằng các cuộc biểu tình không phải do VC lãnh đạo, xúi dục, mà trái lại VC còn cố gắng ngăn cản , nhưng không thành công.
Vậy sức ép đó là các cuộc biểu tình trong hai ngày chủ nhật: 9 và 16 tháng 12 vừa qua mà ra.
Tóm lại, TC đã ý thức được sức mạnh của dân tộc Việt qua các cuộc biểu tình kể trên và rõ ràng nhượng bộ các đòi hỏi của thanh niên sinh viên Việtnam. Cộng sản biết rằng biểu tình là một phương thức đấu tranh có tấm quan trọng lớn lao trong mọi hoạt động của Đảng, kể cả thực hiện âm mưu chiếm chính quyền. Trước khí thế đó của thanh viên sinh viên VN chúng lẳng lặng rút lui, nhưng để cho tỉnh Hải Nam tuyên bố bác bỏ cơ quan mà Trung Ương lập ra trong mưu đồ xâm lăng lãnh hải của Việtnam. Đây là chiến thuật của chúng để chờ cho tình thế lắng dịu rối lại tiến bước.
ỦY BAN NGHIÊM KHẮC ĐÒI HỎI:
I. ĐỐI VỚI TC:
TC phải chấm dứt mọi âm mưu lấn chiếm Biển Đông của Việt nam. TC phải làm các việc sau đây:
A) Về phương diện TUYÊN BỐ CHỦ QUYỀN:
1) QVV ra một văn kiện khác để hủy bỏ văn kiện thành lập Huyện Tam Sa mà chúng ban hành vào cuối tháng 11, 07 vừa qua.
2) Hủy bỏ tất cả các bản đồ mà chúng đã vẽ từ các thập niên 1970 trong đó Hoàng Sa và Trường Sa nằm trong lãnh hải TC; đặc biệt là Bản Đồ mới nhất được phổ biến vào tháng 6 năm 2006 vừa qua. Ranh giới của Bản này nằm sát bờ biển VN: Khoảng cách từ bờ biển quận Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi ra tới ranh giới mới đó chỉ còn 70 hải lý; và từ hải cảng Cam Ranh, chỉ còn 45 hải lý. Sự lấn chiếm này bao trùm cả thềm lục địa và khu vực đặc quyền kinh tế của quốc gia hải cận như VN mà Công ước quốc tế 1982 qui định là 200 hải lý.
Khoảng cách đó có mưu đồ bót nghẹt sự sinh tồn của dân tộc Việt.
3) Hủy bỏ đạo luật mà chúng ban hành tháng 2 năm 1992 trong đó TC tuyên bố chúng có chủ quyển trên toàn vùng Biển Đông.
B) Về phương diện HÀNH SỬ CHỦ QUYỀN
1) TC phải chấm dứt mọi hoạt động trên vùng Biển Đông: như cấm chỉ ngư dân Việt đánh cá trong vùng này. Trong tháng 7 vừa qua: hải quân TC bắn chết một ngư dân Việt và làm bị thương một số khác đang đánh cá tại một địa điềm cách Việtnam 300km về phía Nam, gân đảo Trường Sa có sự chứng kiến của hải quân VC (đứng nhìn cảnh giết người này).
2) Chấm dứt đe dọa các công ti dầu ngoại quốc tìm dò dầu khí tại Biển Đông: như đe dọa BP của Anh dù đã ký khế ước tìm dò dầu khí khiến công ti này phải bỏ đi; hủy bỏ hợp đồng với Crestone đã ký vào tháng 5 năm 1992 cho phép công ti này tìm dò dầu khì trong một khu vực 25,000km2 , ngoài khơi Trung Việt.
3) Trả lại toàn bộ quần Đảo Hoàng Sa và khoảng 20 đảo trong vùng Trường Sa (12 đảo trong một nhóm ở phía Bắc và 8 đảo trong một nhóm ở phía Nam);
4) Hủy bỏ Bia chủ quyền đặt trên Đảo Đa Lạc vào năm 1988.
II. ĐỐI VỚI VC:
Khi thiết lập huyện Tam Sa, TC hoàn tất công tác trong tiến trình Tuyên Bố Chủ Quyền trên phương diên Quốc Tế Công Pháp. Khi sự việc này xảy ra, Nhóm lãnh đạo VC vẫn im tiếng. Sự im lặng của chúng tương đương với sự đồng ý, hay mặc thị thừa nhận việc xâm lăng của TC.
Khi sinh viên thanh niên biết được sự việc này và phản ứng, chúng cố gắng tìm cách ngăn chặn. Văn thư đề ngày 7 tháng 12, 07 cấm sinh viên biểu tình của Phó hiệu trưởng trường Đại Học Công Nghệ Hà nội, có tên là Hà quang Thụy là một thí dụ. Phó Hiệu trưởng là bí thư Đảng ủy, là người nắm quyền quyết định mọi việc trong cơ sở này. Văn thư đó còn đòi hỏi cả các “thủ trưởng” phải góp phần vào việc ngăn chặn biểu tình. Ngoài ra, có rất nhiều tin tức cho thấy con số mật vụ được lãnh đạo VC tung ra để ngăn cản rất to lớn. Con số mật vụ được tung ra tại Hà nội nhiều gấp 3 lần con số sinh viên biểu tình là 800 người. Chúng đi sát với từng sinh viên để lôi kéo từng người. Chúng cũng thuyết phục sinh viên chấm dứt biểu tình. Chúng hăm dọa như mời sinh viên về đồn cảnh sát đê “làm việc”…
Khi bị Tần Cương, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao TC quở trách, Lê Dũng của VC biên hộ rằng: đây là biểu tình tự phát, nghĩa là VC không chủ trương chống lại sụ xâm lăng của TC và không dám trả lời quở trách của Tần Cương. Nông đức Mạnh cũng bày tỏ một thái độ tương tự.
Quả thực, VC có ngăn cấm biểu tình của sinh viên, trước khi sự việc ấy xảy ra như Lê Dũng khai với Tần Cương một cách chính thức.
Ngoài ra, do sức ép của quần chúng về việc xâm lăng trắng trợn này, Lê Dũng cũng vẫn có một lời tuyên bố rỗng tuyếch như từ nhiều chục năm qua, khi nói rằng “VN có đầy đủ bằng cớ lịch sử và pháp lý không thể chối cãi được về chủ quyền trên Biển Đông”, trong khi đó lãnh thổ bị thu hẹp dần.
Vùa mới vài ngày qua, khi nghe tin tỉn Hải Nam hủy bỏ việc thành lập huyện Tam Sa, nhóm lãnh đạo VC nắm lấy cơ hội phản ứng lại đối với sự xâm chiếm lãnh hải của TC. Chúng xì một tin tức cho biết rằng Tỉnh Khánh Hòa sẽ phản đối việc lập Tam Sa của TC mà trước đó lãnh đạo chóp bu của Đảng không dám làm, để chạy tội. Bản tin đó nói “Theo lịch làm việc, chiều 21/12 sau khi nghe Thường trực HĐND báo cáo về việc Quốc vụ viện Trung Quốc phê chuẩn thành lập thành phố Tam Sa thuộc tỉnh Hải Nam (Trung Quốc), bao gồm cả 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, HĐND tỉnh Khánh Hoà sẽ thông qua Nghị quyết phản đối việc làm sai trái của phía Trung Quốc.” “Sẽ ra thông cáo” là để dò xét xem các quan thày Bắc Kinh phản ứng như thế nào?
Lãnh đạo VC hãy chấm dứt sự hèn nhát của mình. Phải trở về với dân tộc để được tha thứ. Để bảo vệ đất tổ, VC phải
A) Về vùng Trường Sa va Hoàng Sa:
1) Công bố và ngưng mọi âm mưu mà TC gọi là hai bên đã có « nhận thức chung » mà TC đã công khai nêu ra trong việc VC đồng ý ngầm chuyển nhượng vùng Biển Đông cho TC.
2) Tìm mọi biện pháp đòi lại Hoàng Sa và bảo vệ Trường Sa. Công khai hóa các biện pháp ấy.
3) Chấm dứt các biện pháp chia rẽ, hù dọa và dùng các thủ thuật lưu manh đối với các sinh viên đứng lên bảo vể đất tổ.
B) Các vùng biên giới và Vịnh Bắc Việt, VC phải có trách nhiệm đòi lại phần đất đã chuyển nhượng qua các hiệp ước 1999 và 2000.
1) Biên giới trên đất liền: Các dãy núi tại tỉnh Hà Giang là Núi Đất hay 1509 thuộc huyện Vị Xuyên nay đã trở thành Lão Sơn của TC; Núi Bạc hay 1250 thuộc huyện Yên Minh, nay là Giải Âm Sơn thuộc TC; và các dãy khác: 1545,772, 233. Tại Lạng Sơn, các dãy 820, 636 thuộc xã Quốc Khánh, huyện Tràng Định; khu vực Bình Độ 400 sau cột mốc 26 thuộc huyện Cao Lộc cũng đã thuộc TC.
2) Vùng Vịnh Bắc Việt: Đã nhượng cho TC 11,000km2 và với hiệp Ước Nghề Cà, VC đã nhượng cho Trung cộng quyền ưu tiên đánh cá cho ngư dân TC làm thiệt hại đến sự sống còn của ngư dân Việt, và cả những tài nguyên trong lòng biển.
TC đã ý thức được sức mạnh của dân tộc, nên bề ngoài đã nhương bộ vụ Tam Sa. Nhân cơ hội này, VC phải có trách nhiệm đòi lại các phần đất và lãnh hải đã mất bằng cách:
1) cấp thời đưa ra Tòa Án Quốc Tế. Với tư cách là chủ thể quyền lợi, và có quyền lơi bị xâm phạm, VC phải ra lệnh cho Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt nam nêu vấn đề ấy, viện dẫn các hiệp ước ấy được ký kết một cách bất bình đẳng và do sự ép buộc, gây thiệt hại cho dân tộc Việt … Mục đích là để tái lập ranh giới pháp lý mà Hiệp ước Thiên Tân 1884, cùng với công ước 1885 và 1895 đã qui định.
2) Trong trường kỳ, phải tạo sức mạnh để lấy lại đất. Không thể chấp nhận được tình trạng một tư lệnh hải quân VC vùng duyên hải Cam Ranh khi trả lời một cách tức giận câu hỏi của một ký giả ngoại quốc về tại sao hải quân VN chỉ đứng nhìn, không bảo vệ ngư dân bị bắn, giết ở Trường Sa vào tháng 7 vừa qua rằng « các ông ra Hà nội mà hỏi ». Thanh niên Sinh Viên trong cuộc biểu tình đã đòi hỏi: Thanh Niên Việt Nam bảo vệ tổ quốc. Không thể từ chối đáp ứng các đòi hỏi chính đáng ấy.
3) Tối thiểu thì VC phải bắt chước Phi Luật Tân là vào năm 1994, khi khám phá thấy TC xây một kiến trúc 4 tầng lầu tại vùng biển Mischiefs, hải quân Phi đã mang mìn cho nổ sập kiến trúc ấy. Một bia chủ quyền của TC đặt trên đảo Đa Lạc từ 1988 vẫn còn nguyên. Tại sao VC không phá sập. Lúc này, VC có dám làm không ?
VC phải có trách nhiệm bảo vệ đất đai của tổ quốc. Không vì bất cứ lý do gì có thể thoái tránh trách nhiệm này.
Quốc dân Việt nam sẽ quyết định tội trạng bán nước của chúng.
III VỚI THANH NIÊN SINH VIÊN:
Ủy Ban hết lời ca ngợi sự hy sinh, lòng dũng cảm của các anh chị thanh niên sinh viên qua các cuộc biểu dương sức mạnh vào hai ngày chủ nhật: 9 và 16 tháng 12 vừa qua. Các anh chị là những người anh hùng. Nhìn vào các blogs phát đi từ Hà nội, và Sàigòn mọi người thấy hãnh diện rằng VN ngày nay có được con dân như vậy. Họ xứng đáng là con cháu các anh hùng, Trưng Trắc, Trưng Nhị, Lý thường Kiệt, Trần quốc Tuấn, Quang Trung… Họ có can đảm thách đố ngay cả đối với các những Thái Thú bản xứ của ngoại bang, độc tài phi nhân trên đất mình, khi đứng lên đòi lại đất tổ. Cùng với các hỗ trợ của đồng bào ruột thịt hải ngoại với biết bao nhiêu quyết nghị, bản lên tiếng qua các phương tiện truyền thông đại chúng, với các cuộc biểu tình tại khắp các thành phố lớn trên thê giới hỗ trợ cho các anh chị ấy, các anh chị đã thành công: Đảng CSTH đã lùi một bước.
Khi chúng lùi, chúng ta tiến lên và đừng quên rằng lãnh dạo VC nhân dịp này lại cướp công của các anh chị và sau đó tìm cách ru ngủ và làm tê liệt hóa tinh thần đấu tranh để hỗ trợ cho ngoại bang lại tiếp tục xâm lăng.
Ủy Ban tin rằng một tương lai tươi sáng đang mở ra cho dân tộc và các anh chị là những người cầm ngọn cờ tiên phong, nhập cuộc để mang lại độc lập, tự do cho dân tộc.
Đất nước mong chờ ở các anh chị!
Dân tộc Việt có tồn tại được hay không là ở nơi các anh chi!
Làm tại California ngày 21 tháng 12, 07.
Đại diện: GS Nguyễn văn Canh
Cầu cho hàng không mẫu hạm
Quân cảng Sanya
Hàng không mẫu hạm Kuznetsov
Hàng không mẫu hạm Varyag
Phi trường trên đảo Woody Bản đồ ranh giới mới
PHẦN II: YẾU TỐ ĐỊA LÝ & BẢN ĐỒ VỀ CHỦ QUYỀN VN
I. HOÀNG SA nằm ngoài khơi Trung phần Việt nam, gần các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng
Nam, Trong nhiều thế kỷ đã qua, Hoàng Sa đặt dưới quyền quản trị của tỉnh Quảng Nam.
KHOẢNG CÁCH GẦN NHẤT GIỮA HOÀNG SA và
- HẢI NAM: từ đảo Pattle của Hoàng Sa (tọa độ: 16 độ 32’ N, và 111 độ 36’’ E) tới mũi Ling-sui, đảo Hải Nam (tọa độ: 18 độ 22’N và 110 độ 03’E) là 140 hải lý.
- LỤC ĐỊA TRUNG HOA: từ đảo Pattle của Hoàng Sa tới lục địa Trung Hoa là 235 hải lý.
- VIET NAM: từ đảo Tri tôn, Hoang Sa (tọa độ: 15 độ 47‟N, và 111 độ 12‟E) tới Cù lao Ré, Vietnam (tọa độ: 15 độ 22‟N, và 109 độ 07‟E) là 123 hải lý
- Từ đảo Tri tôn tới mũi Batangan, lục địa Vietnam (tọa độ: 15 độ 14‟ N, và 108 degree 56‟E) là
135 hải lý.
II. TRƯỜNG SA nằm ở mãi phía Nam:
Quần đảo Trường Sa nằm xa về phía Nam. Qua nhiều thế kỷ, Quần đảo này được đặt dưới quyền quản trị của tỉnh Phước Tuy.
KHOẢNG CÁCH GIỮA TRƯỜNG SA VỚI VIỆT NAM VÀ TRUNG HOA
Trường Sa nằm cách đảo gần nhất của Hoàng sa là 350 hải lý hoặc cách đảo xa nhất của Hoàng Sa nằm ở phía bắc là 500 hải lý; và cách lục địa Trung Hoa là 735 hải lý.
Đảo lớn nhất của Trường Sa la Spratly (tọa độ: 08 độ38‟N và 111 độ 33‟E), nằm cách Vũng Tàu: 305 hải lý, và Vịnh Cam Ranh: 250 hải lý.(1)
(1)Vũ hữu San, “Địa Lý Biển Đông với Hoàng Sa và Trường Sa” (EASTERN SEA GEOGRAPHY AND PARACEL, SPRATLY ARCHIPELAGOES), UBBVSVTLT, 1995, trang. 108, 161 and Map 109
PHẦN III. CHỦ QUYỀN VIỆT NAM TRÊN CÁC QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA VỀ LỊCH SỬ
GS Trần huy Bích, Đại học USC,
5 tháng 1, 06
I. Tài liệu Tây Phương:
1. Journal de Batavia do công ty Hòa Lan là “Compagnie hollandaise des Indes orientales” vào năm 1637 ghi rằng các đảo thuộc Hoàng Sa (Paracel islands) là lãnh thổ Việt nam (phân nửa phía Nam gọi là Cochinchina vào lúc đó). Sự kiện này được tóm tắt trong một bài nhan đề là “La compagnie des Indes néerlandaises et l‟Indochine” do tác giả W.J.M. Buch, ấn hành trong Bulletin de l’École francaise d’Extreme-Orient, vol. XXXVI, năm 1936, tr. 134.
2. Sổ nhật ký của tàu của người Pháp là Amphitrite trong năm 1701 cũng ghi "the Paracel Islands" là lãnh thổ của Vietnam (vào thời gian đó, phân nửa phía Bắc gọi là Vương quốc Annam và nửa phía Nam là Cochinchina).
3. Tác giả người Pháp là Jean Baptiste Chaigneau (1769-1825) trong cuốn hồi ký, Le mémoire sur la Cochinchine, do nghiên cứu gia ngưới Pháp là A. Salles ấn hành và chú giải trong Bulletin des Amis du Vieux Hue (no. 2, April-June 1923), phát hiện ra rằng vào năm 1816, Vua Gia Long của Triếu Nguyễn thiết lập chủ quyền Việt nam trên quần đảo Hoàng Sa.
4. Trong cuốn Univers, histoire et description de tous les peuples, de leurs religions, moeurs et coutumes, ấn hành năm 1834, Giám Mục người Pháp tên là Jean Louis Taberd (1794-1870) viết rằng các đảo Paracel Islands được người Việt nam gọi là Hoàng Sa (Yellow Sands) và họ chiếm các đảo ấy nhiều năm trước. Giám Mục Taberd cũng xác nhận rằng vào năm 1816, Vua Gia Long đích thân đi thuyền ra đảo ấy và cắm cờ Việt nam trên đó.
5. Trong Bản đồ có danh hiệu là “An Nam Đại Quốc Họa Đồ” (Map of the Kingdom of Annam), ấn hành năm 1838, Giám Mục Taberd in Paracel Islands là lãnh thổ Vietnam, và gọi là “Paracel hay Cat Vang” (Paracel or Cat Vang). (Cat Vang, or Yellow Sands).
6. Trong một báo cáo đặt tên là “Les Archipels Hoang Sa et Truong Sa, Territoire Vietnamien” (The Hoang Sa and Truong Sa Archipelagoes, Vietnamese Territory) do Bộ Pháp Quốc Hải Ngoại làm năm 1981 và tàng trữ tại Trung Tân Văn Khố Hải Ngoại tại Aix-en-Provence với mã số CAOM Br 14279, các tác giả nêu ra rằng “the Paracel and Spratly Islands không bao giờ thuộc về Trung Hoa.”
7. Sau khi nhiên cứu một cách toàn diện, học giả Pháp Monique Chemillier-Gendreau kết luận trong một tác phẩm quan trọnng của bà là, La souveraineté sur les archipels Paracels et Spratleys (Paris: L‟Harmattan, 1996) rằng Việt nam có chủ quyền lâu đời và rất vững chắc đối với quần đảo Hoàng Sa. Nói về sự lên án Trung Hoa sử dụng võ lực theo luật quốc tế và theo sự phản kháng liên tục chống lại sự xâm chiếm của Trung Cộng, bà cho rằng việc chuyển đổi sự chiếm đống của Trung Hoa thành quyền pháp định “không thể nào có được.” Nghiên cứu của bà đưa tới kết luận rằng Việtnam là quốc gia duy nhất có chủ quyền pháp lý vững chãi để đòi hỏi chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa. Bà bác bỏ sự đòi chủ quyền của Trung Hoa. Việc đòi chủ quyền trên quần đảo Trường Sa thì rất dễ. “Họ (TH) không có một quyên pháp định nào và đây chỉ là một khía cạnh của chính sách bành trướng về hải phận.”
II. Tài liệu của Trung Hoa:
1. Sư Thích Đại Sán (Shi Dashan: 1633-1705), tu sĩ cửa chùa Chang-shou ở Quảng Đông (gần Guangzhou) trong hồi ký của ông tên là Hai wai ji shi (Ghi chép một chuyến đi hải ngoại) viết về chuyến đi của ông tới phần nửa phía Nam của Việt nam vào năm 1695 có mói tới các đảo Hoàng Sa là lãnh thổ Việt nam và tiết lộ rằng triều đình Việt nam có gửi tàu ra tuần tra thường xuyên các đảo ấy.
2. Trước năm 1909, không có một bản đồ nào của các triều đại người Tàu nói gì về Hoàng Sa và Trường Sa. Tất cả các bản đồ cho tới nhà Minh chỉ cho thấy phần cực Nam của trung Hoa là đảo Hải Nam
III. Tài liệu Vietnam:
1. Các đảo Hoàng Sa và Trường Sa được bao gồm trong các bản đồ Việt nam, dưới tên: “Hoàng Sa” và “Vạn Lý Trường Sa” từ năm 1686 trong một bộ bản đồ gọi là Thiên Nam Tứ Chí Lộ Đồ Thư, do Đỗ Bá Công Đạo thu thập Bộ bản đồ này về sau được nhập vào các bản đồ đã vẽ từ trước và được ấn hành giữa các năm 1470 và 1497 với tên là Hồng Đức Bản Đồ.
2. Trong cuốn Phủ Biên Tạp Lục, viết năm 1776, học giả Lê Quý Đôn (1726-1784) mô tả một số hoạt động hàng năm của hải quân mà chính quyền của phân nửa Miền Nam thực hiện vào thời đò trên các đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
3. Một số nguồn tài liệu dưới triều Nguyễn ( 1082- 1945) như:
. Lịch Triều Hiến Chương Loại Chi (1821)
. Hoàng Việt Dư Địa Chí (1833)
. Đại Nam Thực Lục Tiên Biên (1821-1844)
. Đại Nam Thực Lục Chính Biên (1848-1864)
. Khâm Định Đại Nam Hội Diễn Sử Lê (1851)
. Đại Nam Nhất Thống Chí (1882-1910)
. Châu Ban (Sổ ghi chép của triều đình) dưới thời vua Gia Long (1802-1819) tới đời vua Tự Đức (1847-1883).Tất cả đều nói đến các hoạt động gồm cả công tác thám sát về tài nguyên và địa lý do triều đình Việt nam và cơ quan chính quyền địa phương thực hiện trên các đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Thí dụ năm 1836, vua Minh Mạng ( 1820-1640) ra lệnh trồng cây, dựng chùa và bia trên đảo Hoàng Sa
4. Bộ Bản đồ chính thức gọi là Đại Nam Nhất Thống Toàn Đồ vẽ năm 1834 dưới thời vua Minh Mạng cũng như các bản đồ Việt nam sau đó luôn luôn cho thấy tên Việt nam là quần đảo Hoàng Sa và Vạn Lý Trường Sa.
5. Sau khi Pháp chiếm Việt nam vào cuối thế kỷ XIX, nhà cấm quyền Pháp tiếp tục quản trị quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Các hải đăng được xây theo đề nghị của Toàn quyền Paul Doumer vào năm 1899. Nhiều chuyến du hành thám hiểm hay nghiên cứu được tổ chức và các bản đồ hải quân chính xác và tỉ mỉ hơn về sau được vẽ lại 6. Cuối thế chiến II, theo lời mới của chính phủ Hoa Kỳ, một hội nghị gồm 51 quốc gia được mở ra tại San Fancisco vào tháng 7, năm 1951 với mục đích là dàn xếp thời hậu chiến và các mội liên hệ với Nhật bản. Trong hội nghị đó, Thủ tướng Trần văn Hữu đại diện quốc gia Việt nam xác nhận chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Lới tuyên bố về chủ quyền này không một quốc gia tham dư Hội nghị nào chống đối.
7. Sau khi người Pháp rút khỏi Việt nam năm 1955, Việt Nam Cộng Hòa (Nam Việt nam) tiếp tục quản trị các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trung Hoa chiếm khu phía Đông của Hoàng Sa là Tuyên Đức vào năm 1956 và chiếm Khu phía Tây là Nguyệt Thiềm vào năm 1974. Trong cuộc hải chiến quyết liệt năm 1974, một tàu hải quân Việt nam và 2 tàu của Trung Hoa bị chìm. Các đảo này bị Trung Hoa chiếm và quản trị từ đó đến nay.
8. Năm 1988, Trung Hoa đưa hải quân xuống chiếm một số đảio thuộc Trường Sa. Đung độ đã xảy ra, Hải quân VC không chống cự nổi. Một số chết va bị bắt. Lúc đó TC chiếm 6 đảo. Trong nhưng năm kế tiếp, TC lân chiếm thêm. Đến nay vào khoảng 20 đảo bị chiếm
óm lại, như đã được xác nhận bởi các tác giả của tài liệu do Bộ Ngoại Giao Pháp Quốc Hải Ngoại thu thập và phổ biến vào năm 1981, cho đến khi Trung Hoa lần đầu tiên biểu lộ ý muốn chiếm đảo Hoàng Sa và đưa tàu đến một đảo hoang vu cắm cờ vào năm 1909, cho đến lúc đó, không bao giờ Hoang Sa và Trường Sa thuộc Trung Hoa. Mặt khác, từ trước thế kỷ thứ XVII, Việt nam đã thực sự chiếm đóng, thực sự quản trị và được quôc tế nhìn nhận có thẩm quyền trên cac quần đảo ấy.
LƯU Ý: Xin xem hai bản đồ rất cổ của Tây Phƣơng mà Trung Tâm Nghiên Cứu Việt nam (Center for Vietmam Studies) in ở hai trang cuối của Bìa Tài liệu này. Một Bản đồ in năm 1594 và một cái khác in năm 1606 cho thấy Hoàng Sa là của Cochinchina hay là của VN.
PHẦN IV. CHỦ QUYỀN VỀ PHÁP LÝ
PHẦN V: BIỂN ĐÔNG VÀ AN NINH TRONG VÙNG ĐÔNG NAM Á
GS Nguyen van Canh *
29 - 4-95
LTS: Phóng Viên Tường Vân hân hạnh ghi lại bài Nói Chuyện ứng khẩu của GS Nguyễn văn Canh trong buổi ra mắt cuốn ĐỊA LÝ BIỂN ĐÔNG VỚI TRƯỜNG SA của Học Giả Vũ Hữu San tại Phòng Hội Thánh Đƣờng Tự Do, San Jose, California ngày 29 tháng 4 năm 1995, nhân dịp kỷ niệm ngày mà cách đây 20 năm Việt Nam Cộng Hòa lọt vào tay Cộng Sản.
Buổi ra mắt cuốn sách này đƣợc đặt dƣới sự bảo trợ của Ủy Ban Bảo Vệ Sự Vẹn Toàn Lãnh Thổ Việtnam. Dù trời mƣa và có một số sinh hoạt khác, đã có tới 300 vị khán thính giả đến tham dự, ngồi chật hết hội trƣờng của Thánh Đƣờng, chiếm hết 270 ghế. Nhiều vị đến muộn không còn ghế ngồi, và phải đứng nghe suốt gần 3 giờ đông hồ. Phần lớn quan khách là các vị trí thức, các nhà lãnh đạo của Việtnam. Rất nhiều anh chị em sinh viên đại diện 10 trƣờng Đại Học trong vùng đến sinh hoạt và tham dự. Bài viết này đƣợc GS Canh bổ túc thêm chi tiết cho đầy đủ.
Đông Hải, một phần đất nối dài của Việtnam trên mặt biển, nay đang là một nơi mà một số quốc gia hải cận tuyên bố có chủ quyền và đang tranh nhau lấn chiếm. Đó là Trung Cộng, Đài Loan, Mã Lai, Phi Luật Tân và Brunei. Ngoài ra, Đông Hải có một vị trí quan trọng vì đường giao thông hàng hải vận tải hàng hóa và nguyên liệu giữa Đông và Tây nằm trong đó. Do đó, các quốc gia Tây Phương ở Âu Châu, Bắc Mỹ, và trong vùng Đông Á cũng có quyền lợi kinh tế thương mại.
Đông hải là một khu vực có nhiều tiềm năng kinh tế về ngư nghiệp và khoáng sản. Do đó, an ninh Biển Đông là một vấn đề có liên hệ đến nhiều quốc gia trên thế giới. Đặc biệt đối với Việtnam, Biển Đông là tài sản của dân tộc chúng ta.
Câu hỏi đặt ra là yếu tố nào hiện nay là nguyên nhân gây ra bất ổn trong vùng ?
Trong mấy tuần lễ qua, Phi Luật Tân có cảnh cáo Trung Cộng về việc thiết lập một số kiên trúc và cắm cờ trên 5 đảo đá ngầm quanh vùng đảo Mischiefs mà Phi Luật Tân nhận có chủ quyền. Trung Cộng lúc đầu phủ nhận. Sau đó vì có bằng cớ rõ rệt, Trung Cộng lại nói rằng đó là những kiến trúc giúp cho ngư dân Trung Cộng tá túc khi hành nghề. Thứ Trưởng ngoai giao Phi Luật Tân đến Trung Cộng để thương thảo về vấn đề này vào ngày 19 tháng 3 vừa qua. Đồng thời Phi cho hải quân ra đặt chất nổ phá hủy kiến trúc ấy; có kiến trúc lớn bằng nhà 3 tầng lầu.
Đây là sự kiện mới nhất trong một chuỗi dài hoạt động : lấn chiếm dần dần của Trung Cộng trong vùng biển Đông của Việtnam.
XÂM CHIẾM HOÀNG SA. Bắt đầu từ năm 1956, khi quân đội Pháp rút khỏi Việtnam, và Việtnam vừa mới thu hồi được độc lập, quân đội mới được thành lập, hải quân chưa có gì, thừa cơ hội có một khoảng trống quyền lực tại vùng này, Trung Cộng đưa hải quân ra đánh chiếm nhóm Tuyên Đức, nằm về phía Đông quần Đảo Hoàng Sa.
Rồi đến tháng 1 năm 1974, vào lúc quân đội Hoa Kỳ rút lui khỏi Việtnam, lại có một khoảng trống quyền lực khác tại vùng này, Trung Cộng liền mang quân xuống chiếm nhóm Nguyệt Thiềm, nằm về phía Tây Hoàng Sa, Hải quân Việtnam Cộng Hòa ra mang quân đến đổ bộ một số đảo, đánh chiếm lại phần đất mà cha ông chúng ta đã để lại. Chiến hạm Trần Khánh Dư -HQ.04- mà Cựu Hải Quân Trung Tá Vũ Hữu San, tác giả cuốn sách ra mắt hôm nay trước mặt quí vị là hạm trưởng, cùng với 10 chiến hạm khác đến tập trung ở đảo Duy Mộng thuộc nhóm Nguyệt Thiềm để đánh đuổi quân xâm lăng, đòi lại các đảo đã bị chiếm.
Theo tài liệu của Trung Cộng, cuộc chiến đấu diễn ra như sau:
- Ngày 17 tháng 1, Hải Quân Việtnam cho đổ quân lên đảo Kim Ngân (hay Vĩnh Lạc), xông vào đảo Cam Tuyền hạ cờ Trung Cộng và trục xuất quân Trung Cộng mà chúng gọi là ngư dân đang trấn giữ đảo này.
- Ngày 18, chiếm hạm Việtnam đụng vào 2 chiến hạm Trung Cộng: 402 và 407, và rồi sau đó lại đụng làm hư hại chiếc 407 ở phía Bắc đảo Linh Dương (Bạch Qui)
- Sáng sớm ngày 19, Hải Quân Việtnam tiến chiếm đảo Thâm Hàng (Quang Hòa và sau đó Việtnam cho oanh tạc cơ đến bắn xuống đảo này.
Báo chí Trung Quốc nói về biến cố này: Saigòn cho rằng một chiếc tàu Trung Cộng có ý định tiến về hướng Khu Trục Hạm Trần Khánh Dư và các hạm đỉnh của Việt Nam pháo kích vào các tuần phòng của Trung Cộng. Cuộc hải chiến bắt đầu và diễn ra ở đảo Thâm Hàng.
Trung Cộng báo cáo là phía Việt nam có 2 người chết, 2 bị thương, một chiến hạm chở hơn 100 người bị đắm và một chiếc bị tổn thương. Về phía Trung Cộng, thì Việt nam loan báo là một chiếm hạm bị bắn chìm. Và sau đó, toàn bộ quân Việt nam rút về đảo San Hô (Tri tôn), Kim Ngân và Cam Tuyền.
- Ngày 20 tháng 1: 2 nhóm quân Trung Cộng phối hợp với 4 chiến đấu cơ Mig 21 và 23 trong khoảng 20 phút đã đánh đuổi binh sĩ Việtnam khỏi đảo San Hô, Cam Tuyền và Kim Ngân.
Ba chiến hạm Việtnam rút về Đà Nẵng, chở theo 4 binh sĩ chết, và 20 người bị thương: hơn100 thất tung và 48 người bị bắt.
Toàn quần đảo Hoàng Sa từ đó lọt vào tay Trung Cộng .
Một điểm đáng lưu ý ở đây là cũng theo tài liệu trích từ báo chí của Bắc Kinh, thì ngày 1 tháng 2, 74, đài Phát Thanh Liên Sô ở Mạc Tư Khoa khi nói về biến cố Hoàng Sa đã trách cứ giai cấp lãnh đạo Trung Cộng như sau: Sự kiện quần đảo Tây Sa (danh từ Trung Cộng gọi Hoàng Sa) đã gây một phản ứng rất mạnh mẽ khắp thế giới, sẽ đưa tới những tình trạng bất ổn và đáng cảnh giác. Bức địa đồ do Trung Quốc phát hành đều bị các quốc gia Á Châu nhận thấy các nhà lãnh đạo Trung Cộng bộc lộ ý đồ xâm lược. Trong khi đó Đảng Cộng Sản Việt Nam theo chính sách của Hồ Chí Minh đề ra, với văn thư của Phạm Văn Đồng vào tháng 9, 1958 công nhân toàn vùng Trường Sa và Hoàng Sa là của Trung Cộng, chúng đã hoàn toàn im lặng; một thái độ ưng thuận, đồng lõa với tội phạm .
LẤN CHIẾM TRƯỜNG SA
Vào tháng 3 năm 1988, Trung Cộng đưa Hải Quân tiến sâu về phía Nam, đánh chiếm một số đảo của Trường Sa. Chúng đánh đắm 2 tàu của Việt Cộng. Ba thủy thủ bị chết, 74 bị bắt và một số bị mất tích. Rồi lần lượt, Trung Cộng thỉnh thoảng lại cho quân tiến chiếm thêm một đảo. Trung Cộng đã chiếm cả thảy 8 đảo, và lần cuối cùng vào tháng 7, 92, chúng cho một tàu kéo và một số tàu nhỏ, mang quân đổ bộ lên đảo đá ngầm Đa Lạc và dựng một MỐC đánh dấu chủ quyền ở đây.
Ngoài ra, Trung Cộng có nhiều hoạt động khác:
Vào năm 1983, chúng cho vẽ lại một bản đồ cho vùng Đông Hải mà chúng gọi là Nam Hải, và tuyên bố rằng chúng có chủ quyền trên toàn vùng này. Ranh giới vùng này gồm: về phía Đông, sát với bờ bể Phi luật Tân: về phía Tây, giáp với bờ bể Việtnam; và về phía Nam, giáp với Mã Lai Á. Đến tháng 2 năm 1992, Quốc Hội Trung Cộng thông qua một đạo luật nói rằng vùng lãnh hải đó là của Trung Cộng và các tàu quân sự cũng như các tàu khoa học (ám chỉ tàu tìm dò dầu hỏa) trước khi đi qua vùng này phải xin phép, nếu không sẽ bị đánh chìm Ba tháng sau, chúng ký với Công Ty tìm dầu Crestone có trụ sở ở Denver, Colorado, Hoa Kỳ, một khế ước tìm dò dầu hỏa nằm trong vùng phía tây Trường Sa với một diện tích 25.000 cây số vuông. Thompson chủ tịch công ty này loan báo rằng Trung Công hứa dùng quân sự bảo vệ công tác tìm dầu và khoan dầu. Theo tài liệu, thì vùng này trùng với khu vực trước đây Việt Cộng đã ký với Công Ty Total của Pháp để tìm dò dầu hỏa. Công Ty Total đã bỏ khu vực này vào đầu năm vì các giếng ở đó là giếng khô, không đào được dầu.
Trong tháng 8, 92 Trung Cộng cho ra khơi 2 tàu khoa học là Phấn Đấu 5, dàn khoan tìm dò dầu hỏa, tiến sâu vào Vịnh Bắt Việt, cách cảng Ba Lạt 112 cây số về phía Đông, tầu Nam Hải 6, tàu nghiên cứu địa chất học ở cửa bể Hải Phòng, cách Thái Bình 70 hải lý về phía Bắc. Hoạt động của hai tàu khoa học này nằm sâu trong đường ranh giới thuộc phạm vi lãnh hải của Việtnam do Hiệp Ước 1887 giữa Pháp và Trung Hoa ký kết và qui định.
Vậy việc xây cất các kiến trúc to lớn bằng xi măng cốt sắt, cắm cờ, và thả các phao sắt đánh dấu chủ quyền trên khu vực Mischiefs trong mấy tháng qua là những hoạt động mới nhất biểu lộ ý đồ bá quyền của Trung Cộng trong vùng này tố cáo hành vi bá quyền của TC.
Xây dựng lực lượng hải quân và biến Hoàng Sa thành căn cứ để chuẩn bị tiến xa về phương Nam:
Một trong chương trình Tứ Hiện Đại Hóa của Đặng Tiểu Bình đưa ra năm 1978 là Hiện Đại Hóa Quân Đội. Canh Tân Hải Quân là một phần chính trong chương trình này. Vào năm 1991,Trung Cộng đã mua của Nga Sô một phi đoàn máy bay SU-27, tương đương với F.16 A (lọai máy bay tối tân của Mỹ), mua 6 máy bay vận tải II để tăng cường cho Hạm Đội Biển Xanh của chúng. Từ khi biến cố Thiên An Môn xảy ra cho đến 1991,Trung Cộng đã bỏ ra 2 tỉ Mỹ Kim để canh tân quân đội. Ngân sách quốc phòng gia tăng mỗi năm là 10% trong vòng những năm tới. Đã có các báo cáo cho biết Trung Cộng đang điều đình mua một hàng không mẫu hạm loại Tbilisi, 60,000 tấn (đang đóng) hay Varyag 67,000 tấn của Ukraine. Đây là loại mẫu hạm Cuznetsov của Nga, có thể chở được 18 phản lực SU-27 hay 25 Migs-29. Trị giá một mẫu hạm như vậy là 2 tỉ Mỹ Kim. Trung Cộng cũng đang cải biến một tàu hàng khổng lồ thành một mẫu hạm. Để tăng cường tầm xa của các phản lực cơ xuống vùng Đông Hải của Việtnam, tới Mã Lai Á, Trung Cộng đã mua kỹ thuật tiếp tế nhiên kiệu trên không của Iran và đã cải biến phóng pháo cơ H-6 cho mục đích này.
Tầm xa của máy bay SU-27 nếu không sử dụng kỹ thuật tiếp liệu trên không, hiện nay chỉ có thể tới hành quân chừng nửa giờ tại vùng Trường Sa mà thôi.
Về căn cứ xuất phát, Hải quân Trung Cộng đã xây một phi cơ cánh liền lên xuống, trên đảo Phú Lâm (Woody) của quần Đảo Hoàng Sa, xây hồ chứa nước ngọt, và doanh trại cho quân trú phòng. Hiện nay đã có cả ngàn quân Trung Cộng trú đóng trên đó. Chúng cũng biến Nam Hải thành một căn cứ là căn cứ Hải quân tiền phương khác, không những để gia tăng sức mạnh của chúng trong vùng Đông Hải, mà còn là căn cứ tuần tiễu hải quân.
Chương trình canh tân này sẽ hoàn tất vào năm 2.000.
Tham vọng bá chủ của Trung Cộng dĩ nhiên không dừng ở Biển Đông.
Hiện nay, Trung Cộng có một hạm đội rất mạnh đối với các quốc gia trong vùng. Hạm đội ấy gồm
300,000 quân, hơn 900 tàu chiến các loại và 100 tàu ngầm và cả ngàn phóng pháo cơ.
Tuyên bố của các nhà lãnh đạo quân đội Trung Cộng về mục đích canh tân hải quân.
Các nhà lãnh đạo quân đội không giấu díếm ý đồ của họ khi canh tân hải quân. Phó Tổng tư Lệnh quân đội Trung Cộng, tướng Zhang Xusan nói với tờ China Daily (7 tháng 4, 92) rằng đây là lúc hải quân phải trợ lực sự phát triển kinh tế trong vùng gồm cả các đảo thuộc vùng tranh chấp Trường Sa. Phó Đô Đốc Zhang Lianzhong, Tư Lệnh Hải Quân, cũng vào thời gian này còn cho China News Services biết rằng “Quân Ủy Hội đã ra lệnh cho Hải Quân phải sẵn sàng bảo vệ hữu hiệu lãnh hải và các vùng biển kế cận; vì thế chúng tôi phải hiểu rằng với việc khai thác lòng biển, tình hình hải quân sẽ phức tạp hơn, và cuộc chiến đấu dành quyền trên đại dương sẽ khốc liệt hơn.”
Ý đồ của Trung Cộng trong việc lấn chiếm vùng Đông Hải của Việtnam đã rõ rệt trong hành động cũng như được biểu lộ công khai của các tướng lãnh Trung Cộng xác nhận ý định khống chế vùng này.
Đây chính là nguyên nhân gây ra bất ổn trong vùng.
Trước thái độ và hành vi của TC như vậy, các quốc gia có quyền lợi liên hệ phản ứng như thế nào?
Ta phải xét trường hợp Đảng Cộng Sản Việtnam trước.
Ta cần phải phân chia phản ứng của Việt Cộng làm 3 thời kỳ: trước 1975; 1975-1991; và sau
1991.
Trước 1975: Như đã trình bày ở trên, Trung Cộng mang quân xâm chiếm Hoàng Sa làm 2 đợt : lần 1 vào năm 1956. Lúc này Việt Cộng đã làm chủ Bắc Việt theo Hiệp Định Genève 1954, và Hồ Chí Minh không có một phản ứng gì, chống lại sự xâm lăng ấy. Rồi Hồ Chí Minh còn đi xa hơn là những gì mà mọi người tưởng: chuyển nhượng toàn vùng Đông Hải cho Trung Cộng qua văn thơ của Phạm Văn Đồng vào ngày 14 tháng 9 năm 58.
Đến tháng 1, 1974, lúc này Mỹ đã rút quân khỏi Việtnam, Trung cộng chiếm nốt Hoàng Sa và hải quân Việt nam đã đổ xương máu, anh dũng giao tranh đòi lại đất. Trong khi đó, Việt Cộng giữ một thái độ lăng thinh, dù Nga Sô tố cáo hành vi bá quyền của TC.
1975 - 1991: Lợi dụng một khoảng trống khác trong vùng là lúc này Hải quân Liên Sô đã giảm bớt ảnh hưởng trong vùng biển Đông, Trung Cộng bắt đầu tiến sâu xuống phía Nam, chiếm một số đảo trong vùng Trường Sa.
Vào tháng 3, 1988, Trung Cộng bắt đầu thực hiện ý đồ này. Việt Cộng có mang hải quân ra ngăn chặn, nhưng không chống nổi hải quân Trung Cộng. Một số đảo bị mất.
Tại sao Việt Cộng lại thay đổi thái độ, từ việc bán nước sang chống lại Trung Cộng như trên?
Chúng ta biết rằng Lê Duẩn sang Liên Sô ký Hiệp Ước Tương Trợ và Hợp Tác với Liên Sô ngày 3 tháng 11, 79.
Hiệp ước này có nói tới việc tham khảo lẫn nhau trong trường hợp một trong hai bên kết ước xâm lăng. Như vậy đây là một hiệp ước có cả tính cách an ninh. Tôi cần phải nhấn mạnh ở đây là Lê Duẩn là Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Việtnam. Hơn một tháng sau, vào dịp Noel, Việt Cộng mang 135,000 quân sang đánh ở Cao Miên. Tàu của Hải Quân Liên Sô chở quân đội Việt Cộng và quân trang quân dụng của Nga Sô vào chiến trường Miên cho Việt Cộng. Chiến phí do Liên Sô đài thọ. Như thế đây là thời kỳ Việt Cộng cam kết theo đường lối và mục tiêu của Liên Sô. Đó là ngăn chặn sự bành trướng của Trung Cộng ở phía Nam, mở rộng ảnh hưởng của Nga Sô tiến tới kiểm soát Đông Nam Á, và tiếp sức cho Liên Sô tiến vào Ấn Độ Dương, nhất là lấy căn cứ Cam Ranh làm bàn đạp, để hợp nhất với mũi dùi khác mà Nga Sô mấy tháng sau đó đã mang quân tràn vào A Phú Hãn với ý đồ tiến vào Ba Tư, để kiểm soát kho dầu vùng Vịnh Ba Tư. Tuy nhiên cả hai mũi tấn công đó bị thất bại. Tại A Phú Hãn, Liên Sô bị du kích xứ này cầm chân do viện trợ của Mỹ. Tại Cao Miên, Việt Cộng bị chặn đứng không tiến đánh sang Thái Lan được, dù đã bắt đầu, vì Pol Pot được sự hỗ trợ của Bắc Kinh. Đồng thời Bắc Kinh mang 350.000 quân tiến đánh và cầm chân 600.000 quân Việt Cộng tại vùng biên giới Việt Hoa.
Trong thời gian này, Việt Cộng làm tay sai cho Liên Sô, và tin rằng với sự chi viện cũng như cam kết trong Hiệp Ước 1979 Liên Sô sẽ hỗ trợ. Việc này đã không xảy ra.
Từ giữa năm 1984, Trung Ương Đảng Bộ Liên Sô đã thay đổi đường lối đối với Khối Tư Bản, sau khi chịu gánh nặng quá sức và lâu dài chi viện cho tất cả các đảng Cách Mạng trên thế giới. Liên sô đưa Gorbachev lên để thực thi đường lối mới ấy. Đường lối ấy đã được Liên Sô được phản ảnh trong chỉ thị cho Nguyễn Đức Bình, người cầm đầu phái đoàn Cộng Sản Việtnam, sang họp ở Mạc Tư Khoa vào tháng 6, 1988 để làm căn bản soạn thảo cương lãnh cho Đại Hội VII của Cộng Sản Việtnam được tổ chức vào tháng 6, 1991. Đó là Hợp Tác thay vì Đối Đầu với Tư Bản (không còn quan niệm ai thắng ai đối với Tư Bản nữa).
Trong chiều hướng ấy, viện trợ cho Việt Cộng dần dần giảm đi và Liên sô không còn nhu cầu cầm chân Trung Cộng như trước nữa (thực hiện chính sách hòa hoãn với TC).
Vì vậy, Việt Cộng một mình đánh nhau với Trung Cộng ở ngoài khơi Trường Sa, và Liên sô chỉ đứng nhìn mà không hỗ trợ hay can thiệp.
Từ 1991 trở về sau:
Việc tiếp xúc trở lại với Trung Cộng được Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Linh, Cố vấn Ban Chấp Hành Trung Ương Phạm Văn Đồng và Thủ Tướng Đỗ Mười bí mật đi Trung Cộng vào tháng 9, 1990 và chỉ được gặp Tổng Bí Thư, Thủ Tướng Trung Cộng ở Thành Đô. Những điều kiện gì mà Trung Cộng đòi hỏi ở Việt Cộng không được tiết lộ vào lúc đó.
Nhưng về sau, mọi người đều biết là Việt Cộng phải ký vào Hiệp Định Hòa Bình ở Cao Miên (ký tháng 10,90) và đặc biệt là phải loại bỏ phe thân Nga nằm trong Ban Lãnh Đạo Đảng. Và Việt Cộng thực hiện đòi hỏi này của TC vào Đại Hội VII, tháng 6 năm 1991. Các điều kiện tiên quyết đã được thỏa mãn và Trung Cộng cho Việt Cộng được bang giao.
Kể từ đó, Trung Cộng được coi là người lãnh đạo mới cho Việt Cộng, thay thế Liên Sô: từ chính sách mở cửa kinh tế, khép chặt về chính trị; cải cách và quản trị kinh tế tiến tới kinh tế thị trường, quân đội làm kinh tế, cả đến Không quân Trung Cộng làm ăn (liên doanh) với tư bản ngoại quốc trong lãnh vực viễn thông, nhất nhất Việt Cộng làm theo y như Trung Cộng ...
Trong chiều hướng ấy, mỗi khi Trung Cộng chiếm thêm một đảo hay có một hoạt động xâm lấn lãnh thổ như đã xảy ra ở trong vùng Trường Sa trong những năm qua, Việt Cộng phản đối rất yếu ớt: như yêu cầu Trung Cộng đừng tái diễn việc này nữa. Nặng hơn là, lời tuyên bố ấy có kèm theo câu xáo ngữ: việc này làm cho tình hình trở nên nghiêm trọng, đồng thời xác nhận Viêtnam có chủ quyền mà thôi. Ngay cả đến một điều phản kháng cũng không có. Phương thức của Trung Cộng là cứ mỗi khi chiếm một đảo, Trung Cộng lai kêu gọi Việt Cộng thương thuyết.
Đây là chiến thuật đánh và đàm mà Trung Cộng dạy Việt Cộng để đánh nhau với Pháp và Mỹ tại
Việtnam, ngõ hầu làm tê liệt dần đối phương. Nay VC lại bị TC làm tê liệt với chiến thuật này.
Trong vụ Mischiefs mấy tuần lễ vừa qua, dù rằng khu này thuộc lãnh thổ Việtnam và Phi Luật Tân tuyên bố có chủ quyền, và dù rằng Phi Luật Tân với lực lượng hải quân yếu nhất trong vùng, chỉ có 30 chiếc tàu tuần rất cũ và rỉ nước và 77 chiếc máy bay F-5 cũ, đã dám ngang nhiên triệt hạ các công sự và MỐC đánh dấu chủ quyền của Trung Cộng. Với biến cố này, Việt Cộng đã phân phát một bản tuyên bố nói rằng việc Trung Hoa xây cơ sở trên khu đá ngầm này là một diễn biến nghiêm trọng , và Việtnam chống lại hành động bành trướng làm cho tình hình phức tạp hơn và đe dọa hòa bình, ổn cố, hợp tác và phát triển trong vùng.
Để nhắc lại quan điểm của Trung Cộng về vùng biển này, cuối năm vừa qua, Pan Shiying, Giám Đốc Viện Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế của Trung Cộng có nói với một số viên chức Mỹ tại Hồng Công rằng nếu Việt Cộng tiếp tục bác khước quan điểm của Trung Cộng về đề nghị hợp tác khai thác chung, thì Trung Cộng sẽ không còn lựa chọn nào khác hơn là dùng võ lực để kiểm soát vùng này.
Hành động của Việt Cộng từ đó nay là: kêu gọi thương thuyết, và vận động ngoại giao. Khi công ty Crestone ký khế ước với Trung Cộng để tìm dò dầu hỏa, Nguyễn Mạnh Cầm nhờ vận động với Bộ Trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ Christopher Warren ra lệnh cho Crestone hủy bỏ khế ước. Mặt khác, Việt Cộng vận động với ASEAN lên tiếng chống lại việc xâm lăng của Trung Cộng, nhưng các quốc gia này không thống nhất lập trường, và rõ ràng là có một số quốc gia trong khối ASEAN e dè, sợ làm mất lòng Trung Cộng. Hội Nghị các Bộ Trưởng ASEAN hợp vào tháng 7. 94 vừa qua biểu lộ rõ thái độ ấy. Còn các quốc gia khác ?
Việc bành trướng sức mạnh hải quân này gây ra một mối ưu tư trong vùng về chủ nghĩa bá quyền của Trung Cộng.
Trước hết là các quốc gia trong khối ASEAN.
Thoạt tiên Nam Dương rất hăm hở đề nghị các hội nghị thương thảo để tìm cách giải quyết vấn đề một cách Hòa Bình (bằng đường lối thương thuyết) . Có một số hội nghị đã họp từ 1991. Trung Cộng đồng ý, tuy nhiên với 2 điều kiện 1) Chủ quyền của Trung Cộng trên Đông Hải là vấn đề bất khả tranh cãi; 2) Chỉ thương thảo song phương với từng quốc gia tuyên bố đòi chủ quyền để liên doanh khai thác tài nguyên mà thôi. ASEAN cũng không thống nhất lập trường về việc lên án Trung Cộng xâm lăng. Hai quốc gia tiêu biểu cho việc này là Nam Dương và Mã Lai. Một điều dễ hiểu là Nam Dương không đòi hỏi chủ quyền trên đảo nào tại vùng này. Hơn nữa Nam Dương còn ở xa vùng tranh chấp.
Mã Lai do dự, sợ đụng chạm. Tuy nhiên quốc gia này nhìn thấy nguy cơ trong lâu dài. Do đó, Mã Lai đã mua của Hoa Kỳ 30 máy bay F.16. Trong tháng rồi, Mã Lai đã đặt mua thêm 18 chiếc Mig 29 của Nga và đặt mua của Hoa Kỳ một số máy bay F18A và sẽ được giao vào năm 1997.
Còn Phi Luật Tân lại muốn vận động kín đáo với Trung Cộng mà thôi, nghĩ rằng quốc gia họ là một hải đảo. Trung Cộng khó có thể với tới đảo này. Có lẽ sau vụ Mischiefs, Phi sẽ có thái độ khác.
Tháng 7, 95 tới, Việt Cộng được chính thức gia nhập ASEAN, dù Hội này miễn cả cho VC đóng lệ phí. Liệu Việt Cộng hy vọng gì ở ASEAN tiếp tay chống Trung Cộng ? Về vấn đề bành trướng của Trung Cộng, Việt Cộng và ASEAN với tư cách toàn khối có những mục đích riêng tư khác nhau: Việt Cộng muốn mượn tay khối này để bảo vệ lãnh hải của mình trong khi đó ASEAN vội cho Việt Cộng là thành viên của khối để khi Trung Cộng đe dọa đến an toàn và lãnh thổ của họ thì Việt Cộng sẽ được sử dụng là vùng trái đệm, đỡ đòn cho các quốc gia ấy. Nói khác đi, ASEAN lại có ý định dùng Việt Cộng như một tên đánh thuê, bảo vệ chúng. Chừng nào, quyền lợi ASEAN và Việt Cộng cùng gặp nhau một điểm thì chừng đó sẽ có đoàn kết chống chủ nghĩa bá quyền Trung Cộng. Còn nếu chỉ vì một số đảo của Việtnam mất thêm nữa vào tay Trung Cộng, thì không chắc ASEAN giúp ích gì cho Việt Cộng.
Đài Loan đã mua của Mỹ 150 máy bay F 16 A để lo phòng thủ. Đài Loan và Trung Cộng cùng lập trường là vùng Biển Đông thuộc về Hoa Lục. Sau khi Trung Cộng chiếm vùng Mischiefs, Đài Loan cho tàu quân sự ra tuần tiễu vùng đảo Thái Bình mà Đài Loan đã chiếm đoạt từ lâu. Việt Cộng có phản ứng mạnh mẽ hơn về vụ chiếm đoạt này.
Nhật Bản tuyên bố là cuộc chạy đua võ trang trong vùng này là một mối ưu tư của họ. Họ cũng phải xét lại chính sách quốc phòng và gia tăng ngân sách để võ trang.
Các quốc gia Đông Á đều ý thức được nguy cơ là nếu Trung Cộng khống chế vùng Biển Đông, thì các quốc gia của họ lâm nguy, vì sự sinh tồn của họ dựa vào hành lang chạy qua eo biển Malacca giữa Ấn Độ Dương và Biển Đông.
Vai trò của Hoa Kỳ ? Cho đến nay Hoa Kỳ vẫn tỏ ra không ưu tư gì đến những biến chuyển trong vùng. Khi những gì xảy ra tại Đông Hải vào giữa năm 1992 làm các quốc gia trong vùng tỏ ra ưu tư
lớn lao, Đô Đốc Larson, lúc đó là Tư Lệnh tại Thái Bình Dương tuyên bố rằng Hoa Kỳ không ủng hộ việc quốc gia nào đòi chủ quyền và cảnh cáo việc TC dùng võ lực gây bất ổn trong vùng. Bộ Trưởng QP Mỹ cũng tuyên bố tương tự.
Rồi đến vụ Mischiefs vừa qua, Phóng viên tờ Viễn Đông vào giữa tháng 2 hỏi viên chức Ngũ Giác Đài về Mỹ có hay biết gì về biến cố Mischiefs, thì được trả lời rằng Mỹ không sử dụng máy bay P3 tuần thám trong vùng, vì lẽ không ai đe dọa vùng này cả. Mỹ cũng không dùng vệ tinh theo dõi vùng này, vì lẽ vùng này không có gì là ưu tiên, hay nói khác đi là không để ý đến vùng này. Vì phẫn nộ trước việc Trung Cộng thiết lập các kiến trúc đó cả 4 tháng trước mà Mỹ không hay biết, Đô Đốc Richard Mackee, Tư Lệnh Hạm Đội Mỹ vùng Thái Bình Dương vào đầu tháng 3 trong khi thăm Nam Dương nói lại rằng: Tôi không nói rằng chúng tôi biết điều ấy. Giải thích thêm về việc này, ông ta nói: Tôi sẽ không nói về những tin tức chúng tôi có sẵn. Nhưng tôi không ngạc nhiên nhiều. Một tuần lễ sau đó, Đô Đốc William Owens, Phó Chủ Tịch Ủy Ban Tham Mưu Mỹ đến Nam Dương nói rằng: Mỗi ngày đều có rất nhiều hoạt động xảy ra tại vùng Trường Sa. Việc chia sẻ các tin tức tính báo ở khắp nơi trên thế giới không phải là chính sách quân sự của chúng tôi. Như vậy là Hoa Kỳ không muốn bị lôi cuốn vào tranh chấp ấy.
Chúng ta cũng nên tìm hiểu xem mức độ mà Hoa Kỳ dấn thân trong vùng Biển Đông. Nói chung Hoa Kỳ hiện nay đang thu rút hoạt động của mình trên nhiều vùng thế giới.
Hoa Kỳ chỉ tham dự khi có quyền lợi quan trọng. Tại vùng này, quyền lợi chiến lược của Hoa Kỳ là hòa bình và ổn cố. Nếu có bất ổn, Hoa Kỳ sẽ can thiệp để tránh phải đương đầu với một cuộc chiến tranh qui mô hơn. Đi kèm theo, là quyền lợi kinh tế thương mại. Trong năm 1993, giá trị thương mại vận chuyển qua vùng biển Đông này là 300 tỉ Mỹ Kim. Dĩ nhiên vùng Á Châu Thái Bình Dương trong thập niên tới con số ấy sẽ to lớn hơn nhiều và có ảnh hưởng sâu đậm đến nền kinh tế quốc nội Hoa Kỳ. Đó là chưa kể đến quyền lợi sinh tử của Nhật Bản, Đại Hàn và Đài Loan có tác động đối với Mỹ.
Theo tôi, Mỹ sẽ chỉ can thiệp khi có bất ổn. Cũng cần phải xác định mức độ bất ổn để can thiệp. Mức độ ấy phải khá trầm trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của Mỹ. Về điểm này Trung Cộng rất khôn ngoan: hành vi lấn chiếm của chúng rất từ từ và cố ý không gây xáo trộn. Tình trạng này sẽ kéo dài từ nay cho tới năm 2.000, là năm Trung Cộng hoàn tất chương trình hiện đại hóa hải quân của chúng. Sau thời điểm 2.000 ấy, có thể Trung Cộng sẽ hung hãn hơn. Đây là mối nguy cơ nhãn tiền lớn cho nhiều quốc gia. Vào lúc nào đó, quyền lợi thiết thân của Hoa Kỳ hay của đông minh bị nguy hại, Hoa Kỳ mới có thái độ rứt khoát. Hiện nay, mối đe dọa của Trung Cộng đã có, nhưng đe dọa này chỉ được coi là ở trong phạm vi ý đồ bành trướng hay nói khác đi chưa có một hành vi bạo lực qui mô để gây ra bất ổn trong vùng, để có thể đụng chạm tới quyền lợi sinh tử (vital) của Mỹ.
Vấn đề này còn tùy thuộc những biến thiên của tình hình chính trị, kinh tế quốc nội của Trung Cộng từ nay đến lúc đó.
Tuy nhiên mộng bá chủ của Trung Cộng không bao giờ chấm dứt.
Riêng về phía Việt Cộng, đây là một tội phạm rất lớn đối với dân tộc. Đảng CS độc quyền lãnh đạo đất nước. Đảng này theo sự chỉ đạo của ngoại bang, hết Liên Sô, Trung Cộng đã và liên tục tiêu diệt mọi sinh lực quốc gia. Ngày nay quốc dân hầu như không còn phương tiện bảo vệ, vì lẽ tiềm lực quốc gia chúng đã theo lệnh ngoại nhân tiêu diệt hết. Quân lực tinh nhuệ của Miền Nam đã bị loại trừ hẳn. Tài nguyên quốc gia cần huy động trong công cuộc bảo vệ lãnh hải đã bị phung phí và khô cạn. Trí tuệ của dân tộc được tận dụng để phục vụ ngoại bang. Đoàn kết quốc gia bị phá nát. Đất nước không còn khả năng chống đỡ các cuộc xâm lăng. Vì thế chúng tỏ ra thụ động hay làm ngơ trước các vụ lấn chiếm dần dần lãnh thổ. Ngày nay, chúng không còn gì, ngoài việc kêu la hay phàn nàn mỗi khi một đảo bị chiếm. Chúng cũng nghĩ tới việc chạy chọt tìm kiếm một số đồng minh mới trong vùng để giúp bảo vệ lãnh hải. Các đồng minh mới này thực sự cũng không có sức mạnh gì, và sẽ dùng VC như một tay sai để bảo vệ sự độc lập và vẹn toàn lãnh thổ của họ mà thôi. Một số trong đó lại đang dòm ngó và có âm mưu sâu xé lãnh thổ của VN.
Tương lai vùng Biển Đông thật là đen tối. Một ngày không xa các quốc gia hải cận sẽ dần dần xâu xé và chiếm cứ hết phần tài sản của tiền nhân để lại làm của riêng của họ. Những gương sáng oai hùng trong lịch sử Việt như phá Tống, bình Nguyên, bảo vệ nền tự chủ và vẹn toàn lãnh thổ không được chúng coi trọng. Chúng lại theo con đường của Lê chiêu Thống, Trần Ích Tắc để được hưởng quyền lợi riêng của phe nhóm. Đây đích thực là một điều ô nhục cho dân tộc Việt.
*Nguyên van Canh , “Biển Đông và Hòa Bình Đông Nam Á” ,Cộng Sản Trên Đất Việt,,Kiến Quốc, 2002, tr.353-368.
KẾT LUẬN
Tóm lại, với chính sách hiện hữu là “hợp tác toàn diện” giữa hai đảng và hai Nhà Nước như Đảng Cộng Sản Trung Hoa đề ra từ cả thập niên nay, Đảng CSVN đã thực thi dần dân và cẩn thận. TC đã từ lâu cấy các thành phần trung thành vào nắm các chức vụ then chốt hàng đầu trong cơ cấu lãnh đaọ của Đảng CSVN và Nhà Nước XHXCVN. Một cơ quan siêu mật vụ, Tổng Cục 2 đã được thiết lập để kiểm soát và điều khiển tất cả các cơ quan nhà nước, gồm cả các Bộ Quốc Phòng, Nội Vụ cốt để duy trì mọi hoạt động phù hợp với đường lối hành động của Đảng CS TH.
Từ năm 1991, lãnh đạo Đảng CSTH có tiếng nói quyết định trong việc bổ nhiệm các chức vụ quan trong như Tổng Bí Thư Đảng CSVN, Chủ tịch Nước, Thủ Tướng v.v. của Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt nam. Hậu quả là những việc chuyển nhượng đất đai ở Biên giới phía Bắc và nhường cho TC 11,000 cây số vuông trong vùng Vịnh Bắc Việt được thực hiện một cách dễ dàng và êm thấm qua các hiệp ước 1999 và 2000 dù khi ký kết các hiệp ước ấy, chúng thực thực hiện âm thầm. Sự khuất phục của Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt nam đối với Đảng CSTH còn đi xa hơn. Chúng không dám phản ứng gì khi hải quân Trung Cộng vào ngày 8 tháng 1 năm 2005 giết 8 ngư phủ Việt nam và bắt một số mang về giam ở Đảo Hải Nam, cũng như đánh đắm một số ngư thuyến Việt, dù họ hành nghề trong phạm vi lãnh hải mới trong vùng Vịnh Bắc Việt. Hải quân TC còn đuổi một ngư thuyền Việt chạy vào tận bờ biển tỉnh Thanh Hóa, rồi mới bỏ đi. Tháng 7 năm 2007 vừa qua, hải quân TC bắn chết một ngư dân Việt, làm một số bị thương khi thuyền đánh cá của những người này hoạt động gần đáo Hoàng Sa, một đảo lới nhất trong vùng Quần Đảo này trước sự chứng kiến của một tàu của hải quân của CHXHCNVN đang có mặt tại chỗ. Mới đây, cảnh sát và quân dội được huy động để dập tắt hay bót nghẹt các cuộc biểu tình của Sinh Viên tại Hà Nội và Sài gòn chống rước đuốc Thế Vận Hội 2008 dự trù đi ngang qua quần đảo Trường Sa, sau khi Tần Cương phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Cộng công khai quở trách CHXHCNVN vì đã không ngăn cản các sinh viên biếu tình vào ngày 9 và 16 tháng 12, 07.
Đây chỉ là vài thí dụ về những gì đã xảy ra từ nắm 1991
Đảng CSVN đã cố gắng hết sức để phục vụ quyền lợi của TC, mà một trong các quyền lợi ấy dĩ nhiên là sự bành trướng của TC về Đông Nam Á. Và rối VC sẽ là một lực luợng tiền phong trên tuyến đầu để thực hiện mục tiêu này dưới sự lãnh đạo của TC.
Các thành viên của Liên Hiệp Quốc và các nhà lãnh đạo trrên thế giới nên quan sát kỹ và theo sát hành vi của Đại Diện CHXHCNVN tại Liên Hiệp Quốc trong các cuộc bàn cãi và biếu quyết và ta sẽ khám phá thấy rằng các hành vi và lập trường của y là phản ảnh của chính sách quan thày của y về những vấn đề quốc tế quan trọng.
Trong tình thế đó, Đảng CSVN sẽ tiếp tay cho quan thày Trung cộng của chúng trong âm mưu bành trướng. sẽ đóng góp vào mối bất ổn cho toàn vùng và kể cả khi mà TC có đủ điều kiện thực hiện âm mưu bá chủ thế giới.
Sự lệ thuộc và phục vụ quyền lơi quan thày là một truyền thống của Đảng CSVNcó từ thời Hồ chí Minh.Trước đây, Đảng này đã cố gắng nhưng không thành công đóng góp vào sự bành trướng của quan thày cũ là Liên Bang Sô Viết để một mặt ngăn chặn chủ nghĩa bá quyền của Trung Cộng và mặt khác tiếp sức cho Liên sô để bành trướng thế lực ở Đông Nam Á và làm bàn đạp tiến tới Ân Độ Dương. Tuy nhiên kế hoạch đó đã bị bẻ gãy, khi Liên Bang Sô Viết từ bỏ ý định ấy vào cuối thập niện 1980. Nay, ĐCSVN tìm vào chỗ dựa mới là Trung Cộng, và cũng sẽ tỏ ra mẫn cán và sẽ tỏ ra đắc lực phục vụ quan thày này để tỏ trung thành, dù có một thời chúng coi là Trung cộng kẻ thù nguy hiểm nhất và lên án kẻ thù ấy một cách nặng nề.
1Jodocus, Hondius “Insular Southeast Asia”, Mainland Southeast Asia orientals, 1606, p 196
Remarks: Cofta de Pracel belongs to Cochinchina.
Remarks: Cofta de Pracel has belonged to Cochinchina
2 Indes, Petrus Placius, 1594. This example was published by J. Vischer, 1617
Thomas Suarez “Early Mapping of Southeast Asia” Periplus Editions (HK),Ltd., Hongkong, 1999, p.174
Bản tiếng Anh:
ON
RED CHINA‘S SCHEME OF EXPANSION OVER PARACELS & SPRATLYS WITH COLLUSION OF
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM:
Danger of Instability in the Region
CENTER FOR VIETNAM STUDIES
259 Meridian Avenue, #7
San Jose, CA. 95126
E-mail: vietresearch@yahoo.com
2008
CONTENTS
Part I: Statements:
• Open Letter to The Honorable Ban Ki-moon, Secretary General and Members of the United Nations, May 10, 2008, The Federation of Associations of Former Vietnamese Political
Prisoners................. p. 01
• Declaration on the Announcement of the People‘s Republic of China New Boundary Map, August 08, 2006, The Committee on Protection of Territorial Integrity of Vietnam........... p. 04
• Declaration on the People‘s Republic of China‘s Establishment of a New Administrative Agency to Manage Paracels and Spratlys of Vietnam, December 12, 2007, The Committee on Protection of Territorial Integrity of Vietnam................. p. 07
• Declaration no. 2 on the People‘s Republic of China‘s Establishment of Administrative Agency called Sansha, December 21, 2007, The Committee on Protection of Territorial Integrity of Vietnam............................ p. 09
Part II: Geographic Data & Map showing Vietnam’s ownership of the Eastern Sea
• Geographic Data................. p. 12
• Distances between nearest islands of Hoang Sa to points of mainland............. p. 13
-Vu huu San “Dia Ly Bien Dong voi Truong Sa va Hoang Sa”, 1994
Part III. Historical Review of the Sovereignty on the archipelagoes
• Vietnam‘s Sovereignty over the Paracels and Spratly Archipelagoes, January 05, 2006, Dr. Tran Huy Bich, University of Southern California......................... p. 14
Part IV: Legal Aspects of Vietnam’s Sovereignty
• La Souveraineté Sur Les Archipels Paracels Et Spratleys, Prof. Monique Chemillier- Gendreau, 1996, Paris p. 16
• Conclusions Et Bases De Règlement Du Differend, Prof. Monique Chemillier-Gendreau,
1996, Paris................................ p. 20
Part V: Danger of China’s Scheme of Expansion
• The Eastern Sea and Security in Southeast Asia, 1995, Dr. Nguyen Van Canh, Visiting Scholar, Hoover Institution on War, Revolution and Peace, Stanford University and Director, Center for Vietnam Studies................................... p. 23
Conclusion............................. p.29
The Federation of Associations of Former Vietnamese Political Prisoners......................... p. 28
Early Maps of Paracels back covers
62 W. Kingsbridge Rd
Bronx, New York 10468 (718) 364- 3673
E-Mail:http://%20tonghoictnctvn@yahoo.com/
May 10, 2008
The Honorable Ban Ki-moon, Secretary General and Members of the United Nations.
UN Headquarters
New York, NY 10017
Subject: Paracel and Spratly Archipelagoes and Security in South East Asia
Dear Mr. Ban and Ladies and Gentlemen:
The Federation of Associations of Former Vietnamese Political Prisoners (herein called the Federation) is an organization established by a number of former Vietnamese political prisoners in the USA. We are a large number of 500,000 members of the Republic of Vietnam who had survived brutal atrocities perpetrated by the Communist Party of Vietnam (CPV) after South Vietnam was taken militarily in 1975.
The Federation is an international organization with 33 chapters in the USA and 4 others in Europe and Australia.
The Federation calls your attention to the fact that the Communist Party of China (CPC) in June 2006 released a map prescribing Vietnam’s Eastern Sea that some one has called South China Sea as a new territory of China. It includes Paracels and Spratlys of Vietnam. Then 5 months later, in November, the CPC officially established a new local governmental agency, Sansha, under the authority of Province of Hainan to officially and publicly manage the two archipelagoes.
In front of the “taking over” of the territory of Vietnam, the Communist Party Vietnam (CPV) only paid some hollow weak lip services against the People’s Republic of China (PRC). Not a single positive action is taken to protect Vietnam’s territory. The lip service is merely an act to cover up the CPV’s transfer of the territory of Vietnam to its counterpart.
PRC’ hegemony and the Socialist Republic of Vietnam (SRV).
In 1992, the PRC promulgated a law stipulating that any foreign military ship or vessel on scientific missions that travel through the Eastern Sea must obtain a permission from the Chinese authorities or they will be sunk. After that, the PRC issued an announcement forbidding Vietnamese fishermen to work in the Eastern Sea or conducted military exercises in the region. In last July 2007, a Chinese Naval unit killed and wounded Vietnamese fishermen near Spratly island, and sank Vietnamese fishing boats because of “encroachment of its waters.” The killing took place in front of a Vietnamese naval unit while it stood still and watched. China claimed that there is a “mutual understanding” between Vietnam and China over the Chinese sovereignty of the region.
Besides, back in 1999, the two sides signed a treaty of delimitation of the Northern border. The CPV made a territorial concession to CPC. Several chains of mountains originally part of Vietnam’s land in Ha Giang and Lang Son provinces now belong to China. And in 2000, another treaty was signed, yielding 11,000 kilometers of the Tonkin Bay to China. Recently in Nov. 2007, when China’s National Assembly set up Sansha, hundreds of Vietnamese students at universities of Hanoi and Saigon protested. In reaction to the protests, a spokesman of China ‘s ministry of foreign affairs chided Vietnam leadership over the fact. Vietnam replied that the demonstrations were spontaneous, not sponsored by the CPV. And after the incident, hundreds of secret police were mobilized to suppress the move of the students, to satisfy “its master” sitting in Beijing. The suppression is going on in Hanoi and Saigon. Students and journalists have been harassed, including physical abuses by police, and imprisoned in compliance with CPC’s demands.
The SRV under the leadership of the CPV, now even having become a non-permanent member of the UN Security Council has just played a ‘puppet’ role for CPC expansionism to the South. With this position, SRV is instrumental to the CPC for controlling the Eastern Sea, thus the sea lane between the Eat and the West. China's expanding and improving military capabilities, which now include intercontinental-range missiles and anti-satellite weaponry, are changing the military balance in East Asia , thus affect the situation throughout the world. The secret newly built Naval Base in Hainan, Sanya for hosting at least five aircraft carriers and possibly 20 nuclear submarines (094 type) aims at this purpose, besides military installations (such as an airfield on Woody) having been built on the Paracel archipelagoes and served as outposts for their military move. The graphic inclusion of the Paracel and Spratly archipelagoes on the China map receiving no positive reaction from Vietnam is a testimony to the fact that the CPV has been involved in the CPC scheme of expansion.
The submarine-launched nuclear ballistic missiles (SSBN) on these subs contain multi war heads.
The opening of the Sanya base helps the CPC’s 094 SSBNs find a 5000- meter deep operating areas south of Hainan island.
This will absolutely cause instability for the region and as a consequence Vietnam is not compatible with a role of a member of the prestigious world organization.
On the other hand, for the past recent years, leaders of the Communist Party of China have been talking about ambitions to control the world. Chi Haotian, Minister of Defense and also Vice Chairman of the PartyCentral Military Commission in his Aug. 18, 2005 speech entitled “War Is Not Far From Us” openly disclosed their intentions and mapped out strategies to conquer the world, even if a half of the total Chinese population is sacrificed. Under these situations, the Communist Party of Vietnam leadership would greatly contribute to the efforts as an instrument to serve their protectors. This will seriously affect the livelihood of mankind and is a cause of a real threat to the entire world.
- We raise this issue to warn the United Nations about a danger that SRV, a non permanent member of the Security Council will cause to the peace of the region and the world, and call upon you to look for a way to stop the CPV to play such a role. On the other hand, we call on all members of the United Nations to evict the SRV from your organization for playing a double standard game: while accepting a membership of the UN to contribute to the peace of the world, SRV secretly serves as an instrument to China that aims at destroying its noble objective. A vassal state of the Communist China, SRV will be actively and strongly contributing to the CPC scheme of expansionism and thus spreading sufferings to the whole world.
- We also call on leaders of the free world and UN members to apply such appropriate measures to deal with Red China so that:
A) Part of the land on Vietnam‘s Northern border, and some 11,000 square kilometers in the Tonkin Bay be returned to their legitimate owner that is the Vietnamese people. The transfers in 1999 and 2000 were done illegally by the CPV to its counterpart, not by the Vietnamese people.
B) The Paracels and some twenty islands in Spratlys be also returned to their legitimate owner. The islands were taken by military forces in 1956, 1974 and 1988 and afterwards.
C) The scheme of expansionism be stopped and Red China become a civilized member of the world community.
Members of the UN need to have a courage to stop such bad things from happening.
Attached are documents showing that the Eastern Sea has been part of Vietnam’s territory since old times and that CPC and CPV are sources of danger of instability in the region and the entire world:
1) Declarations by the Committee on Protection of Territorial Integrity of Vietnam, on “Vietnam’s Sovereignty over the Eastern Sea” (2006), on “the CPV’s hand-over of territorial waters to the CPC”( 2007), and also on “the CPC’s scheme of territorial expansion.” (2007)
2) Geographic data: Measuring of distances from Hoang Sa & Truong Sa to China and Vietnam, Vu huu San, Eastern Sea Geography and Paracel, Spratly Archipelagoes, 1994,
3) Sovereignty over the Eastern Sea, an historical study of the sovereignty over the Eastern Sea, by Dr. Tran huy Bich, a scholar, University of Southern California.
4) “ La Souvereineté sur les Archipels Paracels et Spratlys”, an extract of paragraphs written by Professor Monique Chemillier- Gendreau, Faculté de Droit, Paris, 1996.
5) “ The Eastern Sea and Stability in South East Asia” (1995) by Dr. Nguyên van Canh, visiting scholar, Hoover Institution on Peace, War and Revolution, Stanford University, also Director of Center for Vietnam Studies, California.
Sincerely,
Nguyen trung Chau:
President
Enclosures
EXECUTIVE COMMITTEE:
Mr. Nguyên trung Chau, President; Mr. Nguyên tuong Thuoc and Mr.Nguyên nhu Duoc, Vice Presidents; Mr. Ly van Long, Secretary Gen.; Mr. Dao minh Chau, Secretary; Mr. Dao ngoc Hong, Treasurer Gen.; Mr. Nguyên van Diêu, Treasurer; Mr. Cao Gia, Education; Mr. Nguyên xuân Tung, Communication; Mr.Nguyên van Thanh, Website; Mr. Ly van Su, Mr. Hoang van Minh and Mr. Ly van Long, Radio Broadcasting
INSPECTORATE:
Mr. Nguyên van Qui, California; Mr. Hoangv an Minh, Oaklahoma; Mr. Le van Sanh, Texas; Mr. Hoang van Tang, New York; Mr. Mai Khuyên, Northern California;Mr. Tran Ngoan, New Jersey; Mr. Nguyên ky Thanh, Georgia.
ADVISORY BOARD:
Father Nguyên huu Le, New Zealand; Former Gen. Ton that Xung; Dr. Nguyên manh Tiên, Australia; Engineer Duong van Loi, Europe; Former Assembly Member Pham ngoc Hop, Souther Ca; Prof. Nguyên van Canh Northern Ca, USA; Dr Nguyên xuân Dung, Washington, USA; Dr Doan Yên, Southern Ca; Mr. Huynh cong Anh, Former President of the Federation; Mr. Dao van Binh, Former President of the Federation and Mr. Nguyên xuân Tung, Chinh Viet Editor.
Figure 1. Sanya Secret Naval Base in Hainan
COMMITTEE ON PROTECTION OF TERRITORIAL INTEGRITY OF VIETNAM
259 Meridian Ave # 7
San Jose CA 95126
E-mail:http://canhgnuyen1@yahoo.com/
DECLARATION
On the announcement of the People’s Republic of China’s new boundary map
In June 2006, China’s (PRC) cartographers made public a new boundary map, saying that this updating was aimed at adjusting the boundary lines.
In this new map her territorial waters at the Eastern Sea (also known as South China Sea outside of Vietnam) are much expanded. To the west, the boundary line moves closer to Vietnam coastline, far different from the map in Choon Ho Park’s study, published earlier in Harvard University Review. The difference is as follows:
. The distance from the coastline at Tu Nghia district, Quang Ngai province, below the 15th parallel, to China’s 1978 map boundary line was about 120 nautical miles. Now with this 2006 map, the distance is about 70 nautical miles. The difference is 50 nautical miles.
. From Cam Ranh seaport, Nha Trang, above the 12th parallel, to the boundary line the distance was about 230 nautical miles in the 1978 map; now it is 45 nautical miles. The difference is 185 nautical miles.
Early in the 1980 decade, Mr. Le Minh Nghia , Chairman of the Committee On Self Continent of the Vietnamese Prime Minister’s Office stated about this matter : “The East Sea is an area of 3.5 million sq. miles large. China claims ownership of 3 millions.” Now, she claims more. The area will be larger because the distance between boundary lines and the coastlines of the Philippines, Malaysia are shortened.
This last incident in 2006 is the most recent Chinese encroachment following the previous military attacks in the past within Chinese hegemonic attempt, such as:
. In 1956, China’s naval forces launched an attack to occupy Tuyen Duc (Amphitrite), in the east of the Hoang Sa Islands.
. In 1974, on January 19 they again invaded and occupied Nguyet Thiem (Crescent), in the west of the Hoang Sa Islands. One naval unit of the Republic of Vietnam’s Navy (in South Vietnam) was deployed out to the site to defend, but failed.
. On 4 September 1958, China’s Prime Minister Chou en Lai asserted the Chinese sovereignty over the Hoang Sa and Truong Sa (Spratly) archipelagoes. Ten days later, Prime Minister Pham Van Dong of Vietnam sent him an Official Note to substantiate Chou’s assertion.
. In 1988, China’s naval forces moved farther to the south to attack and take control of 6 islets of the Truong Sa Archipelago. In 1992, the world media revealed that China has occupied 8 islets. Looking at the map, China as of now has occupied 10 islets all together, and erect a boundary marker on Da Lac (Nam Xun) reef in 1992 in the attempt to substantiate her sovereignty over the Truong Sa.
. In 1992, China’s National Assembly promulgated a law stating that any warships, vessels on scientific survey mission come to, or even just navigate through the South China Sea (Eastern Sea) must have permission of China, or otherwise they will be sunk.
. In 1992, China conceded to the Creston Corporation a contract of oil exploration in a maritime zone of 25,000 sq. kilometers offshore Central Vietnam, and China’s Navy promised to use military forces to protect the Creston’s personnel while working in the area. Part of this conceded zone had been granted earlier for oil exploration to the French Total Company by the Socialist Republic of Vietnam. This Company had dropped the contract after its unsuccessful exploration.
. China has often engaged in aggression in regards to the matter of affirmation of sovereignty. For example China’s objection was made to a Travel Agency of Vietnam when taking a group of tourists for a visit to an oil drilling site at the waters offshore Nha Trang, Central Vietnam.
Chinese attempts:
In December 2005, a meeting between China and Vietnam was held in Beijing, the Vietnamese delegation made known to the public a joint project of oil exploration of the two countries in the Eastern Sea. The Chinese delegation at the same time suggested the project to begin without delay. This cooperation has indicated that Vietnam has given China a chance to implicitly assert ownership of the Eastern Sea. The project was described as a cooperation for the sake of the two nations’ interests. It was obvious that the Vietnamese authorities have officially confirmed China’s ownership, though a half. Similarly, Vietnam has yielded 11,000 sp. kilometers surface of waters to China when the term “ for the two nations’ interests” was previously pronounced.
China always considered herself the legitimate sovereign of the Eastern Sea. During the Ho Chi Minh time in the 1950’s and the later periods all negotiations between the two countries, and violence employed many a time by China have bore indication that China never recognized Vietnam’s sovereignty over these archipelagoes. Now, with such a new map recently made public, and such joint project that just came out, it looked as if China has given Vietnam a favor to participate in the oil exploration. In other words, China has given Vietnam as an outsider, instead of a sovereign, a favor to share interests.
In brief, Ho Chi Minh and his successors have granted China as gifts the territorial sea and land of Vietnam.
Chinese attempts to assert sovereignty over the Eastern Sea have been obviously seen during 1980 through 1990. Many a time in many years Chinese vessels on oil survey missions intruded the waters of the Gulf of Bac Bo (Tonkin). Once, a Chinese vessel even intruded deep within 70 nautical miles the seaport of Thai Binh.
In 2000, General Secretary Nong Duc Manh of the Communist Party of Vietnam and Chairman Tran Duc Luong came to Beijing to sign two agreements (1) Delimitation of boundaries on land, and (2) Division of the waters on the Tonkin Bay and Cooperation on fishing in the Gulf. These two agreements have cut to grant China 11,000 sq. kilometers surface of waters when referring to the 1877 Constan Convention, as determined by the Tien Tsin Treaty, 1885. Furthermore, at the location south of the 20th parallel in the joint fishing agreement, each side agreed to add 30.5 nautical miles so as to make the area as large as 35,000 sq. kilometers, or 29% of the Gulf. Vietnam in this agreement has officially allowed China to share ownership of resources in the Gulf.
On 8 January 2005, three well armed patrol steel vessels of China intruded the waters offshore Thanh Hoa, 12 kilometers to the west beyond the new boundary line, near point 14 on the boundary line in the Agreement 2000. This location lies inside the territorial waters of Vietnam. The Chinese national flags on those vessels were lowered down when approaching a group of Vietnamese fishing wooden boats. Suddenly, the Chinese from those vessels shot and killed 8 Vietnamese fishermen in one boat, destroyed others, captured and took Vietnamese fishermen to their Hainan island. All captured fishermen were put in jail, where 84 other Vietnamese fishermen were being detained.
Chinese fishing boats often went in the area inside the Vietnamese territorial waters for pillages. Often, the catch of fish on board Vietnamese fishing boats was looted on the ground that those fishermen did not have Chinese permit. These pillages arose as a consequence from the joint fishing agreement.
In 2001, before the Joint Fishing Agreement was ratified by the Vietnamese National Assembly hundreds of violations by Chinese fishermen have been reported in the area of Quang Binh province. In 2002 only, over 1000 violations were reported. With the Agreement, Chinese fishermen considered the Gulf waters theirs, and Vietnamese fishermen were limited within only 12 nautical miles to do fishing in a coastal nation as a sovereign of full rights.
Since 2005, the Vietnamese authorities have made another concession in an agreement that China’s Navy and Vietnam’s Navy do together “patrolling rounds” in the Gulf.
The Committee earnestly makes this declaration:
TO THE PRC
1. That the agreement on the re-marking boundary lines in the waters of the Gulf of Tonkin, and the agreement on the Cooperation on Fishing were merely a business between the Communist Party of Vietnam and the Communist Party of China. It was an illegal act committed by the Communist Party of Vietnam.
The Committee demands that at least the boundary line as determined in the Constan 1887 Convention be used as basis for discussion on the dispute.
The Vietnamese people negate the Communist Party of Vietnam’s act in this agreement.
2. That the whole area of the Eastern Sea on which the Hoang Sa and Truong Sa exist, belongs to Vietnam’s sovereignty.
3. that China occupied militarily Hoang Sa in 1956 an 1974, and took 12 islets on the Truong Sa Islands in 1988 and 1992 and China produced a new map in 2006, all these acts are illegal and represent Chinese hegemonic attempts.
TO THE SRV
1.That the act to transfer national territorial heritage in whatever circumstances, particularly in return for foreign support benefited by a group of individuals to stay on in power and to seek interests is a crime of treason, for which the Vietnamese people will never grant forgiveness.
2. That China produced new boundary lines on the waters in the Eastern Sea is an act to openly invade and rob from Vietnam territorial waters. The SRV reacted perfunctorily in saying Vietnam has owned the islands historically. The language in SRV ’s reaction statement about this matter this time was the same heard in the past many years. The same expression was performed when Vietnamese fishermen were killed by Chinese naval forces.
3. That the SRV have never allowed the Vietnamese people to participate in the safeguarding national sovereignty over the territorial waters, and brutally suppressed all oppositions to. China’s hegemonic ambitions.
The COMMITTEE demands that
1.the CPV leadership for the time being need to act in compliance with the United Nations 1982 Convention on Law of the Sea. China’s new boundary map is an obvious violation on Vietnam’s territory. Article 56 defines that the coastal nation has sole exploitation rights over all natural resources within 200 nautical miles, and Article 76 defines that the continental shelf is 200 nautical miles. China has obviously violated these two articles. Vietnam and China became adherents of this Convention on 25 July 1994 and 7 June 1996, respectively. As members of the United Nations, both sides are bound to comply with Article 287 of Part XV of the Convention in regards to settlement of dispute. It is a legal measure, and arbitration of the International Tribunal.
2. the CPV leadership stop all acts of servitude to serve foreigners It must courageously take action to safeguard territorial integrity of sea and land, stop conceding to the enemy sovereignty over the territorial waters in the Eastern Sea.
The COMMITTEE also warns that because of the Vietnamese leadership’s role as a “henchman” of the longtime enemy of the Vietnamese people, the Communist Party of China will soon produce again a new map to make Vietnam a province of China.
California, 8 August 2006
Dr. Nguyen Van Canh , President
Translated by Loc Pham, MA
Board of Governors: Professor Vu quoc Thuc, Professor Nguyên cao Hach, Dr. Nguyên van Canh, Mr. Vu ngoc Tuyên, lawyer. Executive President: Dr. Nguyên van Canh
Associate: Mr. Loc Pham., MA
COMMITTEE ON PROTECTION OF TERRITORIAL INTEGRITY OF VIETNAM
259 Meridian Ave # 7
San Jose CA 95126
E-mail: http://canhgnuyen1@yahoo.com/
DECLARATION
On the People’s Republic of China’s establishment of a New Administrative Agency to manage Paracels and Spratlys of Vietnam.
In November 2007, the PRC’s National Assembly issued a decree ordering an Administrative Agency on district level be established the mission of which is to manage three islands, called the Sansha. Two of these three islands are Hoang Sa (Paracel) and Truong Sa (Spratly) of Vietnam. The agency is part of the administration of Hainan province, China.
Such incident is considered as a new Chinese encroachment onto the territorial waters of Vietnam in the attempt to expand her waters limit so as to eventually assert over the Hoang Sa and Truong Sa of the Vietnamese sovereignty.
Historical Overview
In 1956, there was a power vacuum in the area after the departure of the French Armed Forces. China took this opportunity and sent troops out to attack and occupy Tuyen Duc ( Amphitrite group) in the eastern part of the Hoang Sa Islands. This incident happened at the time when South Vietnam was just in the middle of the building of her Armed Forces, therefore unable to counter attack. In 1974, at the time of the withdrawal of U.S. armed forces from Vietnam, Chinese troops again attacked and took control of Nguyet Thiem (Crescent group) in the western part of this Island. There was a fierce battle between Chinese naval forces and South Vietnamese naval forces. The former underwent a big casualty, and one battleship was sunk and another got severely injured.. However, the control of this island was lost to the Chinese.
In 1988, Chinese troops attacked and took control of several islets on the Truong Sa archipelago. The Socialist Republic of Vietnam’s military forces were not able to defend. As of 1992 Chinese forces took control of 12 islets, and put up a boundary marker on the reef of Da Lac (Nan Xun).
In 1992, the National Assembly of China promulgated a law stating that Biên Dong ( Eastern Sea) of Vietnam belongs to the Chinese sovereignty, and that all warships, vessels on scientific survey mission must have permission of China when traveling through this zone, or they will be sunk
In 2006, China made public a new boundary map. The new boundary line on this map moves closer to Vietnam coastline, taking over part of the continental shelf of Vietnam, 200 nautical miles as defined in Law of the Sea, United Nations, 1982.
Question of Sovereignty
- The most recent incident took place on 9 July 2007 at a location 300 kilometers from Vietnam coastline. Chinese naval forces shot at Vietnamese fishing boats killing one fisherman. Several others were wounded. Three months earlier (July 07), a similar incident has occurred in this location after a Chinese warning that no Vietnamese fishing boats are allowed to navigate at this zone. This incident happened prior to Nguyen Minh Triet’ s state visit to China in May 2007.
- China threatened foreign companies working on oil exploration in the waters of Vietnam, making objection to the BP Corporation vis-à-vis the building of a pipe-conduit to transport gas from Con Son Island to the mainland. Due to this objection the BP Corporation had to cancel (14 June 2007) a project of oil exploration at the waters around the South Truong Sa archipelago.
- The incident of the Sansha in question is a sign that China wants to exercise her sovereignty over the entire Eastern Sea of Vietnam.
The COMMITTEE declares
TO CHINA (PRC)
That the Chinese leadership’s aggressive acts are aiming at taking over the whole EASTERN SEA of Vietnam eventually, and that the establishment of a new administration system to manage the two archipelagoes of Vietnam is a most recent proof of aggression. The Vietnamese people will never tolerate this act.
TO THE SRV
That SRV is liable for conceding the national territorial heritage to PRC
Throughout over half a century, Ho Chi Minh and his successors of the Communist Party of Vietnam, particularly in the past two decades since the diplomatic relations re-established with China (November 1991) have either secretly or openly granted land of our fatherland territory to the longtime enemy. Secretly, the agreement on sovereignty over the Truong Sa has been granted to China. Consequently, the Chinese authorities could claim that they have a right to murder Vietnamese fishermen recently on 9 July near Truong Sa island.
Openly, the agreements on the territory boundary, and on the division of the Gulf of Tonkin in 1999 and 2000 were signed by the Communist Party of Vietnam and the Communist Party of China.
The aggressive acts of China in the recent past have indicated that the Vietnamese leadership has always been submissive to the Chinese as their “master”. In regards to Chinese aggressive acts on the territorial waters, the Vietnamese authorities always reacted with a repeated statement, “Vietnam’s sovereignty over the Islands is a historical fact with unquestionable and undeniable proofs”, and doing nothing else, even they kept silent when Vietnamese fishermen were killed by Chinese soldiers.
The Communist Party of Vietnam as a “ Chinese lackey”, with sponsorship of the Communist Party of China as a “master” has harnessed all opposition in the country, hence internal national forces destroyed. All voices of opposition have been silenced so as to transfer part of Vietnam’s territory peacefully to China Recently, on December several hundreds of university students in Hanoi and Saigon stood up in their peaceful demonstration to raise their voice against China’s aggressive acts in her territorial expansion. scheme They all were suppressed after the CPC spokesman chided the CPV for “having allowed protests to happen.”
The Communist Party of Vietnam must end this game so as to let the Vietnamese people to perform such duty. Such demonstrations of Vietnamese youth was a starting point of the road to protect national territorial heritage.
The Vietnamese communists should not keep mouth shut, either take side with the fellow citizens to protect national interests, or side with China to continue serving Chinese interests a “servant”.
California, December 12, 2007
Dr. Nguyen Van Canh, President
Translated by Mr. Loc Pham, MA
Board of Governors: Professor Vu quoc Thuc, Professor Nguyên cao Hach, Dr. Nguyên van Canh, Mr. Vu ngoc Tuyên, lawyer. Executive President: Dr. Nguyên van Canh
Associate: Mr. Loc Pham.. MA
259 Meridian Ave # 7
San Jose CA 95126
E-mail: http://canhgnuyen1@yahoo.com/
DECLARATION No 2
On the People’s Republic of China’s establishment of administrative Agency called Sansha
The South China Morning Post in Hong Kong reported on 18 December 2007 that some government officials of Hainan have denied an administrative agency to be established on the Hainan islands. Kristine Knok wrote in her article disclosed that a plan to establish the agency by the National Assembly has been turned down by the local government, and added that the negotiations between China and Vietnam are entering a new direction. The same source reported that the local government said there is no plan to establish such an administrative agency on district level to manage three islands, among these are Hoang Sa (Paracel) and Truong Sa (Spratly) of Vietnam. An official of Van Xuong, Hainan said only the Sanya (Tam A) exists under his local government ’s control, and not the Sansha.
What significance do these statements convey?
China’s National Assembly issued a decree on this matter in late November. The National Assembly is a top power in this country’s ruling system. The Hainan government is a local authority, and is supposed to carry out orders from the central government. The Van Xuong authority can not reject orders from higher authorities in the public administration system. Assumed that this local government has turned down a decision of the National Assembly on the ground that there is a dispute on foreign affairs between the two countries, this reason cannot be accepted because a local administration agency is not allowed to meddle in any business concerning foreign affairs with another country.
We all know that in the communist ruling system all public offices are borne out of the communist party parent-organization. The Communist Party of China had its National Assembly issue a decree to establish the district of Sansha. Now that the decree creates a grave problem, the Party behind the scene ordered a local authority to reject such decision, not the National Assembly to destroy it.
Why? According to that news account, there is a “diplomatic pressure”. If so, does this pressure come from the Communist Party of Vietnam? The answer is no. Because through the dialog between the spokesmen of both sides, and also through what the CPV General Secretary Nong Duc Manh has said, we can say that the Vietnamese leadership was hesitant to react, confusing before the Chinese National Assembly’ s decision, but tried to behave submissively towards its “big brother.” One foreign news account has reported the word “chide” used by the Chinese spokesman when telling Vietnam to stop and suppress demonstrations by students from Saigon and Hanoi universities against China’s aggression over the Eastern Sea with respect to the establishment of Sansha, and the Vietnamese spokesman replied that the students protests were “spontaneous action”. So, we can say that the pressure generated from the demonstrations on 9 and 12 December.
China was aware of the significance of Vietnamese people’s resistance against China manifested in those demonstrations, and has therefore responded to the demands of students. The communists experienced that demonstration is a way of struggle, and possibly a means to seize power.
However, we should see it as a trick when the Hainan authorities rejected the above mentioned decree. The trick aimed at deceiving world opinion at this moment so as to reduce opposition from the Vietnamese people. .The agency for now is dormant.
The COMMITTEE demands that
CHINA (PRC)
Must do away with all of her attempts to take possession of the EASTREN SEA that belongs to Vietnam.
A
1. Supersede the decree on the Sansha agency by another equivalent legal procedure to nullify it.
2. Destroy all the maps that have been produced since 1970 containing details related to the Hoang Sa and Truong Sa, and the 2006 map.
3. Nullify the law promulgated in February 1992 asserting China’s sovereignty over the EASTERN SEA.
B
1. Must stop all aggressive acts on the Eastern Sea (just like all incidents mentioned in the Committee’s declaration on December 12, 2007).
2. Must stop threatening foreign companies working on oil exploration at the Eastern Sea, as has been reported in the Committee’s declaration on 12 December 2007.
3. Move out from the Hoang Sa Islands, and some 20 islets on the Truong Sa Islands (the cluster of 12 islets in the northern part, and the cluster of 8 islets in the southern part).
4. Remove the boundary marker erected on Da Lac reef in 1988.
The COMMITTEE warns
THE SRV
- The Vietnamese SRV keeping silent before the illegal acts of China in creating the Sansha agency that has a duty to manage the Hoang Sa and Truong Sa. Archipelagoes constitutes an act of approval of the Chinese aggression.
- Regarding forbidding students’ demonstrations against China’s aggression. Some following facts are recorded: The 7 December 2007 memorandum of the Hanoi Industrial Engineer University reads: “Students are not permitted to participate in any demonstration against China;. Responsible staff of the school must prevent demonstrations to be organized.” Secretly, a large army of secret police was mobilized to prevent such demonstrations from happening. On the 9 of December, 2007, 800 university students in the demonstration were surrounded by a police force three time bigger. Many students were taken to police stations for interrogation.
- In response to the Chinese spokesman’s harsh language in his statement asking Vietnam to stop demonstrations against China’s aggression, the Vietnamese spokesman dared only say in his reply “it was spontaneous action”, meaning that the Vietnamese authorities did not sponsor any protest against Chinese aggression. That language was also found in the CPV General Secretary Nong Duc Manh statement about this matter.
- After angry protests against China’s aggression were heard, the Vietnamese spokesman sent in the air the same statement already used times and times before that: “Vietnam has owned the islands historically, with unquestionable proofs”. In reality, every time such statement was repeated, national territory was diminished in size.
- Students’ perfunctory reaction was even shown after China had dropped the Sansha plan. As for the CPV, only after the Chinese National Assembly ‘s decree was rejected by the local Hainan authorities, the Vietnamese leadership then had their local government of Khanh Hoa raised a local protest.
- The Vietnamese leadership ought to stop all wrongdoings and disgraceful acts, need to join the fellow citizens in the safeguarding national territorial heritage.
The Vietnamese leadership is required to
A
Re the Hoang Sa and Truong Sa matters:
1. Stop doing what had been done in the past on behalf of the CPC as the later has described as “mutual understanding”, and to make public the secret deal regarding secret transferring ownership of the EASTERN SEA to China.
2. Seek all possible measures / solutions to take the ownership of the Hoang Sa back to Vietnam, and to organize full protection of the Truong Sa.
3.Stop all illegal, immoral measures to prevent students from protesting against Chinese aggression.
B
Re the land boundary and the Gulf of Tonkin:
Nullify all the agreements with China in 1999 and 2000, and demand the CPC to return to Vietnam
1. the mountain ranges of Ha Giang province:
- Nui Dat or 1509 in Vi Xuyen district, (now, Lao Son of China)
- Nui Bac or 1250 in Yen Minh district,(now, Giai Am Son of China)
- and 1545, 773, 233
2. the mountain ranges of Lang Son: province:
- 820, 636 at Quoc Khanh village, Trang Dinh district;
- Binh Do 400 area behind boundary marker No 26 in Cao Loc district.
3. in Gulf of Tonkin:
- 11,000 sq .kilometers area of waters having been granted to China.
- Abolishing the agreement on cooperation of fishing and exploitation of maritime resources.
Because the CPC leadership has been aware of the angry and strong protests in the Vietnamese mass population, and has therefore “destroyed” the decree issued by their National Assembly on the Sanha matter, the CPV leadership should take this opportunity to claim back from China the ownership of all territorial sea and land lost to the later.
The COMMITTEE demands that
1. the CPV order the Socialist Republic Of Vietnam to immediately bring this case to the International Tribunal, claiming that the treaties were signed under undue influence with its inequalities that do damage to the Vietnamese people’s interests, so as to re-establish the boundary as determined by the Tien Tsin Treaty in 1884, together with the Convention 1885
2. In the long range, the CPV build up strong military forces to claim back the lost territory if China refuses the demands. It is not tolerable to see a Vietnamese military commander in charge of the coast lines in an angry reply to a foreign correspondent asking as to why a Vietnamese naval unit stood watching their fellow fishermen
being shot at near Spratly island in last July by Chinese military units, without protecting them, when he replied “you should go to Hanoi and ask my superiors about it” Vietnamese students in the last two demonstration in Hanoi and Saigon demand that they go to the front to protect the territory. The CPV can’t reject their legitimate demands.
3. At least the CPV follow the Philippines ’ footsteps in using mines to destroy the structures built by China in 1994 in the Mischiefs. The CPV must send out troops to remove the boundary marker erected by the Chinese on Da Lac reef. Why does the CPV dare not do it?
The CPV has a duty to protect the national territory. There is no reason for such excuses, including keeping silence. The Vietnamese people will decide on their crimes.
California, December 21, 2007
Dr. Nguyen Van Canh, President
Translated by Loc Pham
Board of Governors: Professor Vu quoc Thuc, Professor Nguyên cao Hach, Dr. Nguyên van Canh, Mr. Vu ngoc Tuyên, lawyer. Executive President: Dr. Nguyên van Canh
Associate: Mr. Loc Pham, MA.
II GEOGRAPHIC DATA
1. HOANG SA is off the coast of Central Vietnam, close to Quang trị, Thua Thiên and Quang Nam provinces of Central Vietnam. For many centuries, it has been managed by Quang Nam administration.
SHORTEST DISTANCES BETWEEN HOANG SA and
- HAINAN , from Pattle Island, Hoang Sa ( 16 degree 32’N, and 111 degree 36’E) to Ling-sui Pt, Hainan (18 degree 22’N, and 110 degree 03’E)……. …………140 nautical miles
- MAINLAND CHINA, from Pattle to Mainland China:……………………..235 nautical miles
-VIET NAM, from Triton, Hoang Sa (15 degree 47’N, and 111 degree 12’E) to Cu lao Re, Vietnam ( 15 degree 22’N,109 degree 07’E)………………………123 nautical miles
- From Triton to Cap Batangan, Mainland Vietnam (15 degree 14’ N, and 108 degree 56’E):…….................................................................................135 nautical miles.
2. TRUONG SA lies in the South DISTANCE BETWEEN TRƯƠNG SA and VIETNAM AND CHINA.
Truong Sa is much farther down the South. It has also been managed by the Phuoc Tuy Province also for many centuries. It is 350 nautical miles away from the nearest island of Hoang Sa to the South or 500 nautical miles from the farthest island in the North, thus 735 miles from Mainland China. The biggest island is Spratly (08 degree 38’N and 111 degree 55’ E), situated 305 nautical miles from Cap St Jacques of South Vietnam, or 250 nautical miles from Cam Ranh Bay (1)
-----
(1) Source: Vu huu San, “Đia Ly Biên Dong voi Hoang Sa va Truong Sa” (EASTERN SEA GEOGRAPHY AND PARACEL, SPRATLY ARCHIPELAGOES), UBBVSVTLT, 1995, pp. 108, 161 and Map 109
Distances between nearest islands of Hoang Sa to points of Main Land, reprinted from Map of Southeast Asia, National Geographic Society, Washington DC, 1968
III
VIETNAM’S SOVEREIGNTY OVER THE PARACEL AND SPRATLY ARCHIPELAGOES
Dr. Tran huy Bich, University of Southern California
January 5, 2006
I. In Western sources:
1. Journal de Batavia by the Dutch company “Compagnie hollandaise des Indes orientales” in 1637 recorded the Paracel Islands as territories of Vietnam (the southern half was known as “Cochinchina” at that time). That fact was summarized in the article “La compagnie des Indes néerlandaises et l’Indochine” by W.J.M. Buch, published in Bulletin de l’École francaise d’Extreme-Orient, vol. XXXVI, year 1936, p. 134.
2. Logbook of the French ship Amphitrite for the year of 1701 also recorded the Paracel Islands as territories of Vietnam (at that time, the northern half was known as “Kingdom of Annam,” and the southern half, “Cochinchina”).
3. The French author Jean Baptiste Chaigneau (1769-1825) in his book, Le mémoire sur la Cochinchine, published and annotated by the French researcher A. Salles in Bulletin des Amis du Vieux Hue (no. 2, April-June 1923), revealed that in 1816, the Vietnamese Emperor Gia Long of the Nguyen dynasty established Vietnamese sovereignty over the Paracel Islands.
4. In his book Univers, histoire et description de tous les peuples, de leurs religions, moeurs et coutumes, published in 1834, the French bishop Jean Louis Taberd (1794-1870) wrote that the Paracel Islands were known as Hoàng Sa (Yellow Sands) by the Vietnamese, and were occupied by them for several years. He also confirmed that in the year of 1816, the Vietnamese Emperor Gia Long sailed to those islands in person, and had the Vietnamese flag (at that time) planted on it.
5. In his map entiled “An Nam Đại Quốc Họa Đồ” (Map of the Kingdom of Annam), published in 1838, Bishop Taberd (mentioned above) had the Paracel Islands printed as Vietnamese territories, and named them as “Paracel seu Cat Vang” (Paracel or Cat Vang). (Cat Vang, or Yellow Sands, is the Vietnamese name for the Paracels).
6. In a report entitled “Les Archipels Hoang Sa et Truong Sa, Territoire Vietnamien” (The Hoang Sa and Truong Sa Archipelagoes, Vietnamese Territory) conducted by the French Ministry of Foreign Affairs in 1981 and stored at France’s Centre des Archives d’Outre-Mer in Aix-en-Provence by the code CAOM Br 14279, the authors pointed out that the Paracel and Spratly Islands “never belonged to China.”
7. After a thorough research, the French scholar Monique Chemillier-Gendreau concluded in one of her most important works, La souveraineté sur les archipels Paracels et Spratleys (Paris: L’Harmattan, 1996) that Vietnam has “ancient and well-founded rights” to the Paracel Islands. On the condemnation of China’s use of force by international law, and by Vietnam’s continuing protestations against Chinese occupation, she considers the transforming of Chinese occupation into a legal right “impossible.” Her study leads to the conclusion that Vietnam was “the only holder of a legally founded title,” justifying its claim over the Paracels. She also dismisses the Chinese claim over the Spratlys, “It is easy to see that the Chinese claim to the Spratlys has no legal basis, and is just one aspect of a maritime expansion policy.”
II. In Chinese sources:
1. The Buddhist monk Shi Dashan (in Vietnamese, Thích Đại Sán, 1633-1705), Abbot of the Chang-shou Pagoda in Guangdong (near Guangzhou), in his memoir entitled Hai wai ji shi (Records of an overseas trip), written about a trip made to the southern half of Vietnam in 1695, mentioned the Paracel Islands as Vietnamese territories, and disclosed that the Vietnamese court sent vessels to patrol those islands on a regular basis.
2. Prior to 1909, none of the maps drawn by Chinese imperial dynasties mentioned the Paracel and Spratly Islands. All maps up to the end of the Qing Dynasty showed that the southernmost part of China was the island of Hainan.
III. In Vietnamese sources:
1. The Paracel and Spratly Islands were included in Vietnamese maps (under the names of “Hoàng Sa” and “Vạn Lý Trường Sa”) since 1686, in the set of maps entitled Thiên Nam Tứ Chí Lộ Đồ Thư, compiled by Đỗ Bá Công Đạo. That set of maps was later incorporated in a larger set which was drawn previously, and was published between 1470 and 1497 under the title Hồng Đức Bản Đồ.
2. In his book Phủ Biên Tạp Lục, written in 1776, the scholar Lê Quý Đôn (1726-1784) described various annual and naval activities performed by the administration of the southern half of Vietnam at that time on the Paracel and Spratly Islands.
3. Several sources under the Nguyen Dynasty (1802-1945) such as:
. Lich Trieu Hien Chuong Loai Chi (1821)
. Hoang Viet Du Dia Chi (1833)
. Dai Nam Thuc Luc Tien Bien (1821-1844)
. Dai Nam Thuc Luc Chinh Bien (1848-1864)
. Kham Dinh Dai Nam Hoi Dien Su Le (1851)
. Dai Nam Nhat Thong Chi (1882-1910)
. Chau Ban (Imperial Court Records) from the reign of Emperor Gia Long (1802-1819) to the reign of Emperor Tu Duc (1847-1883) all mentioned several activities, including geographical and resource surveys by the Vietnamese imperial court and local administration on the Paracel and Spratly Islands. For examples, in 1836, Emperor Minh Mang (1820-1840) ordered trees to be planted, a stele and a temple erected on the Paracel Islands.
4. The set of official maps entitled Dai Nam Nhat Thong Toan Do (Complete Maps of the Great Viet-Nam) drawn in 1834 under the reign of the Emperor Minh Mang as well as all subsequent Vietnamese maps, always showed the Paracel Islands under the Vietnamese name “Hoang Sa,” and the Spratly Islands under the Vietnamese name of “Truong Sa” or “Van Ly Truong Sa.”
5. After Vietnam was conquered by France at the end of the 19th century, the French authorities continued to administer the Paracel and Spratly Islands. Lighthouses were built at the proposal of Governor General Paul Doumer in 1899. Several research and exploration trips were organized, and more precise and meticulous naval maps were later compiled.
6. After the end of World War II, at the invitation of the U.S. government, a Conference between 51 nations for the purpose of post-war settlement and relations with Japan was opened in San Francisco in July 1951. In thatConference, Prime Minister Tran Van Huu, who represented the State of Vietnam, confirmed Vietnam’s sovereignty over the Paracel and Spratly Islands. His sovereignty declaration met with no challenge from any of other participants to the Conference.
7. After the French withdrew from Vietnam in 1955, the Republic of Vietnam (South Vietnam) continued the administration of the Paracel and Spratly Islands. However, in 1956, China sent its troops to take the Eastern group of the Paracels which is Amphitrite. Near the end of the Vietnam War, China again sent its naval forces to seize Crescent, the Western group of the archipelago in a surprise attack in January 1974. After a tense battle in which one Vietnamese ship and two Chinese ships were sunk, the larger Chinese forces prevailed. The islands were taken and administered by China since then.
8. In 1988, China and Vietnam clashed at sea over possession of some reefs in the Spratly Islands. Two Vietnamese transport ships supporting a landing party of Vietnamese soldiers were sunk by Chinese gunboats. At this time, 6 islands were taken by the Chinese forces. Until now, some twenty of them have been in China’s hands
In summary, as confirmed by the authors of the report compiled and released by the French Ministry of Foreign Affairs in 1981, until China first showed its interest in the Paracel Islands, and sent some of its ships to one of the unoccupied islands of this archipelago to plant its flag in 1909, neither the Paracels nor the Spratlys belonged to China. On the other hand, since the 17th century, Vietnam has established effective occupation, effective administration, and has enjoyed internationally recognized jurisdiction over those islands.
LA SOUVERAINETE SUR LES ARCHIPELS PARACELS ET SPRATLYS
Prof. Monique Chemillier-Gendreau, Faculte de Droit, Paris, 1996
>
Printed with permission from the author and the publisher.
V
THE EASTERN SEA AND SECURITY IN SOUTH EAST ASIA *
Nguyen van Canh
24 April 1995
Bien Dong or The Eastern Sea
Historically, Bien Dong (the Eastern Sea, also called the South China Sea outside of Vietnam) has been since its nationhood the territorial waters of Vietnam, and is now bursting into a dispute for sovereignty among the People’s Republic of China, the Republic of China (Taiwan), Malaysia, the Philippines, Brunei and Vietnam. The Eastern Sea has appeared an important maritime world corner owing to its commercial activities with sea vessels transporting merchandises and raw materials to and from other continents. Consequently, it has become a source of common interests benefited by countries in Europe, North America, and South East Asia. Since the Eastern Sea may potentially turn out to be an economic exploitation of fishery and minerals, it has become a concern of security to a number of countries in the world.
The Eastern Sea is our national heritage. We now have a question to raise : What has built up the dispute, the battle with one another for ownership ? In April 1995, the Philippines gave a warning to the People’s Republic of China about constructing structures and hoisting their national flag on the Mischiefs claimed by the Philippines. China’s denial was followed right afterwards by saying that those installations were made available for fishermen to use as shelters when working in the area. Finally, all those installations – among them a 3-storey concrete building, were demolished by the Philippine naval forces. Such was the most recent encroachment by the PRC in their longtime scheme of transgression at the Eastern Sea inside the territorial waters of Vietnam.
Chinese encroachment on the Hoang Sa (Paracel) archipelago began in 1956 at the time South Vietnam was just in the middle of the building of her Armed Forces, after the departure of the French armed forces (after the Geneva Agreement to partition temporarily Vietnam into North and South). Taking advantage of a vacuum of power, China at this time deployed their troops out to attack and occupy the Tuyen Duc (Amphitrite) cluster in the eastern part of Paracel. In 1974, at the time of the withdrawal of US armed forces from South Vietnam, when another vacuum of power existed, Chinese troops again attacked and took control of the Nguyet Thiem (Crescent) cluster in the West. This incident has made it known that since then the PRC has got control of the whole archipelago. This act of aggression has been revealed by the very Chinese press when reporting a comment of the then Soviet authorities on the Moscow radio that the Paracel incident committed by the People’s Republic of China has met with an extreme adverse response by the world judgment. The PRC’s newly published map has also disclosed her scheme of aggression.
Invasion of Spratly.
In March 1988, the PRC’s naval forces attacked and occupied islands in the southern part of the Spratly archipelago. The Socialist Republic of Vietnam underwent a heavy toll : two boats were sunk, three sailors were killed, 74 were captivated, and soldiers were reported missing. Chinese attacks continued now and then to take one after another; gradually 8 islands were under Chinese control. The last attack was launched in July 1992 to occupy Da Lac ( Nan Xun) reef. Then, the Chinese used a trawler supported by naval ships carrying a boundary marker and putting it up on the reef so as to substantiate their sovereignty over the Spratly archipelago.
In 1983, the PRC reprinted a newly re-marked map accompanied by an announcement to assert her sovereignty over the whole area at the Eastern Sea. The boundary of the new map got close to the coastline of the Philippines in the East, to that of Vietnam in the West, and to that of Malaysia in the South. In Feb. 1992, the PRC National Assembly promulgated a law announcing her sovereignty over the area of the Eastern Sea, and stating that any warships, or vessels on scientific survey mission navigating through this region must have permission of the PRC, or they would be sunk.
Three months later in the same year, the PRC conceded to the Creston Corporation at Denver, Colorado, USA a contract for oil exploration at the maritime area of 25,000 square kilometers, west of the Paracel archipelago, and the PRC’s Navy promised military forces would be used if needed to protect the Creston’s personnel while working in the area. This conceded surface had been accorded earlier for oil exploration to the French Total Company by the Socialist Republic of Vietnam. This Company had dropped the contract after its unsuccessful exploration.
In August 1992, one Chinese vessel on oil survey mission intruded the waters of the Gulf of Tonkin, 112 kilometers far from the seaport of Ba Lat, Vietnam, and another vessel on seismic study tour penetrated deep into the waters near the Haiphong seaport, just 70 nautical miles from the Thai Binh province. These two vessels have gone beyond the maritime boundary line of Vietnam determined by the Convention 1887 between France and the then China. Together with these aggressive acts, the most recent incident on the Mischiefs of the Philippines has demonstrated the PRC’s ambition to become a hegemonic country in the region.
Deng Xiaoping’s expansionism.
Modernization of the Chinese naval forces was one among the Four-Modernization Program that Deng Xiaoping introduced in 1978. In 1991, the PRC bought from Russia 24 SU-27 bombers and 4 transport aircrafts. From the Tiananmen Square incident to 1991 China has spent two billion US dollars to modernize their armed forces. Budget for national defense will increase by 10% every year as it has been reported in the years to come. It has been reported that a negotiation between the PRC and Ukraine is under way for a purchase of a carrier, Tbilisi /60,000 tons or Varyag / 67,000 tons. The carrier of this kind can carry 18 SU-27 or 25 Migs-25, at 2 billion US dollars each. China is transforming a huge commercial ship into a warship, and has bought from Iran a technology for fueling in the air so as to widen the flight range of aircrafts from the Eastern Sea as far as to Malaysia. For this purpose a modification to the aircraft H-6 has been completed. On the Phu Lam (Woody) island in the Paracel a new runway, a fresh water reservoir, and a barrack for housing soldiers have been constructed. It has been reported that a thousand soldiers are at present stationed on this island. Paracel is now an advanced Chinese naval post to move South.
Figure 2. Airfield on Woody
Figure 3.Varyag aircraft carrier
Figure 4. Varyag is equivalent to Russian Kuznetsov
The PRC Navy now ranks first in military power in the region with 300,000 soldiers, 900 battle ships, 100 submarines, and 1000 air fighters. Their modernization of armed forces was aiming at a control of the whole maritime surface in the region. General Zhang Xusan, Deputy to the Commander-in Chief was reported as saying on the China Daily (April 7, 1992) that “our naval forces now are to back up the economic development in the region comprising all the disputed islands of the Spratly chain.” Vice Admiral Zhang Lianzhong, commander of the Chinese Naval Forces at the same time made it known on the China News Services that “the Communist Party of China Military Council has put out an order that their naval forces be ready to protect their territorial waters and the neighboring areas; as a consequence, with the economic exploitation at the deep sea, the situation would become more complicated and the struggle to control the sea would become more severe.” Together with their aggressive scheme at the Eastern Sea inside the territorial waters of Vietnam, the statements of these Chinese generals have confirmed their ambition of dominance over the region. This is the root of the present dispute in the region.
The Socialist Republic of Vietnam ‘s reactions:
1 – Before 1975, the PRC ‘s military occupation of Paracel was composed of two phases: The first attack on Paracel was launched in 1956. The incident took place when Ho Chi Minh controlled North Vietnam following the 1954 Geneva Agreement that temporarily divided the country into North and South. No action by Ho chi Minh was taken against the Chinese aggression including a single statement to oppose it. Ho Chi Minh was practically submissive in granting the archipelago to the PRC. This act was also shown later in his Prime Minister Pham Van Dong ‘s official note on September 14, 1958 to the PRC’s Prime Minister Chou en Lai. The PRC’s second attack was made on Paracel in 1974 right after the withdrawal of US armed forces from South Vietnam. The Republic of Vietnam ‘s naval forces was deployed out to strongly and heroically resist the Chinese invaders. The battles were fierce and intense. A Chinese destroyer was sunk, another got seriously hurt. A ship of the Naval forces of the Republic was sunk. Some died with the ship, and some 50 troops were captured by the Chinese. It was a surprise that the Chinese invasion met with strong protest from Russia against the Chinese act of aggression toward a hegemonic ambition, while North Vietnam kept completely quiet.
2 – 1975- 1991
During the years after Hanoi took over South Vietnam, the PRC ‘s aggression continued to move further south into the Eastern Sea. It was in 1988 Hanoi reacted for the first time in naval battles against Chinese attacks on the islands in Spratly, but finally several islands were lost to China.
Why Hanoi’s reaction changed from “submissive” in the past to now “against” the Chinese attacks ? We noticed that an agreement of mutual assistance and cooperation was signed by USSR and Vietnam in 1979. Le Duan the then CPV Secretary-general signed this agreement in which there was a mention saying the two countries will consult each other when one country is invaded. This may translate that the question of security of the two countries also lay in this agreement. And the Socialist Republic of Vietnam would be protected in case of invasion by PRC. One month later, with an army of 135,000 soldiers Vietnam launched an attack on Kampuchea. Russian ships carried Vietnamese troops and military materials to Kampuchea. War costs were provided by the USSR. Vietnam in this period took side with the Russians to stop the Chinese power expansion in the region, and to promote Russian influence in South Eastern Asia and all the way as far as to the Indian Ocean, using Cam Ranh Bay as a starting point.
In 1988, Russia reduced assistance, economic and military as well to Hanoi, i.e. Russia no longer intended to provide sponsorship to Hanoi, China began to take military actions in area south of Spratly. As a consequence, Russia just stood still, watching the Chinese aggression.
The last of the eight islands was taken in July 1992.
3- After 1991:
In September 1990, CPV Secretary general Nguyên van Linh, Premier Do Muoi and CPV Central Committee Advisor secretly came to China and met with CPC leaders in Cheng Du to ask for re-establishment of diplomatic relationships. It was there the CPV leaders made concessions, including transfer of a part of the territory in
Northern border (1999), 11,000 square kilometers in the Tonkin Bay (2000)and the Eastern Sea in exchange for the CPC’s support for maintaining socialism in Vietnam.
Regarding territorial concessions including the Eastern Sea, CPV Secretary general Do Muoi with a support of Chief of State Le duc Anh, No 2 person in the PolitBuro in June 1992 Central Executive Committee’s meeting stated that “socialism is a great interest of the party, and land and sea issues are of no significance. We need to sacrifice minor things in exchange for bigger ones.”
The Chinese scheme of expansion has been carefully calculated and implemented during the past sixty years.
Briefly, Chinese hegemony is a threat to the region stability. So long as the Chinese Blue Sea Fleet has not been successfully activated, the region enjoys safety. However, when China’s navy becomes strong enough, there will be serious problems for countries in the West. The sea lane through Malacca straight will be blocked by Chinese naval forces when they are able and dare to do so, especially with a support of the CPV playing a role of a puppet to carry the CPC’s expansionist scheme, the world would be in trouble./.
X X
In conclusion, with the present policy of “entire and full cooperation” as put out by the communist party of China (CPC) over a decade ago, the communist party of Vietnam (CPV) has implemented it gradually, and carefully. The CPC has long planted its faithful Vietnamese agents to hold key positions in a leading body at the top level of the CPV apparatus. A super intelligence or super Secret Service agency, “the General Department 2” has been established to control and direct all state agencies, including Defense and Security Ministries, so as to maintain all activities in compliance with the CPC line of action. Moreover, since 1991, CPC leaders have had a say in appointing such important positions as Secretary General of the CPV; Chief of State and Prime Minister of SRV. As a consequence, concessions of territories on the Northern boundaries and transfer of 11,000 square kilometers of the Tonkin Bay to China in 1999 and 2000 were made easily and smoothly, though at first secretly. SRV dared not have any reaction against the January 8, 2005 killing of 8 Vietnamese fishermen , sinking their wooden boats and capturing others by a Chinese naval patrol unit in an area located at the west side of the new boundary line of the Tonkin Bay. Moreover, a Chinese patrol ship chased a Vietnamese fishing boat to the shore of Thanh Hoa province before leaving. In July 2007, a Vietnamese fisherman was killed and several others were wounded near Patty island while a Vietnamese naval ship stood still watching the event. Recently, SRV police and military personnel were mobilized to suppress and suffocate all anti-2008 Olympic demonstrations after the spokesman of the Chinese Ministry of Foreign Affairs openly chided Hanoi for not preventing students of Hanoi and Saigon universities from so doing on Dec. 9 and 16, 2007…. These are few examples of what has happened since 1991.
The CPV has been working hard to serve the latter ‘s interests, one of which of course is Chinese expansionism in South East Asia and SRV will be then an advance force in the front line to achieve this objective under the direction of Red China.
UN members should look at and monitor SRV ambassador’s behavior at UN debates and proceedings and will find out that he will take side with his Chinese master on important issues./.
* An excerpt from Dr Nguyen Van Canh’s book: Cong San Tren Dat Viet (Communism on Vietnam’s Soil), Chapter XIII, Vol. II., Kien Quoc,(California) 2003, pp. 353-368 ; summarized and translated by Pham Loc.
* Dr. Nguyen van Canh, Visiting Scholar, Hoover Institution on War, Revolution and Peace, StanfordUniversity and Director, Center For Vietnam Studies, California.
No comments:
Post a Comment