Monday, September 22, 2008

Sự Độc Hại Khôn Lường Của "Đóa Hồng Gai Dỏm"


Trương Minh Hòa

"Hoa nào không tàn.?
Tình nào không phai.?
Rượu nào uống không say?"

Đó là ba câu "đối vui để nhậu" thường được các tay "chưởng môn, thủ trưởng, tổng bí thư, chủ tịch ... của đảng De Chai "mang ra" thảo luận" góp ý, phê bình, tự phê và có thưởng, phạt với những "chất cay" có tốn tiền. Tuy nhiên các bà thì hổng "hồ hởi phấn khởi" khi mà các ông cùng nhau làm "cách mạng" biến bàn tiệc thành "đại hội đảng De Chai" cùng nhau nói những điều lúc tỉnh hổng ai dám nói:

"Ai uống rượu mà chưa hề say xỉn.
Ai say sưa mà hổng la lối bao giờ.
Dậy mà đi, dậy mà đi.."

Trở lại câu hỏi, xin được trả "nhời" rằng: - Hoa ny long, làm bằng giấy mới hổng tàn - Tình mẫu, phụ tử, yêu nước hổng bao giờ phai - Rượu nào uống cũng say, nhưng chỉ có những người không biết uống rượu và không rớ tới rượu là "đảm bảo" hổng bao giờ bị say, xỉn như cái tên của Tổng bí Thư đảng Cộng Sản Lào được dịch sang tiếng Việt "Say Xỉn Đâm Ra Sảng", sớm trở thành cái tên lừng danh tại Việt Nam, nhất là giới bình dân học vụ .

Nói về Hoa, thì hoa hồng là cũng có gai, ngụ ý nói là "gái đẹp thì khó cua" hay những phụ nữ thuộc thành phần "Can Trường Trong Chiến Bại" cũng là "hồng gai" đấy. Do đó, người phụ nữ tên Nguyễn Thanh Nga, nghe đâu có tên Nguyễn Thị Liên và tên cúng cơm Nguyễn Thị Sáu, sinh quán ở Quảng Nam, quận Thường Đức, xã Lộc Vĩnh, nay "trú quán" ở Hoa Kỳ, viết cuốn sách "Đóa Hồng Gai", được tác giả mang đi ra mắt nhiều nơi ở Mỹ, Úc ... có người tò mò mua thử về xem để biết "Đóa Hồng xứ Quảng có gai như thế nào?", đó có phải là "Đóa Hồng Goy" hay có điều chi "Lọa rứa?" chứa đựng trong 246 trang giấy, được tác giả giải bày tâm sự trong "một phút tâm tình người Hà Tỉnh".

Đọc những bài viết phân tích rất hay trên Tinparis về quyển sách có tựa đề là "Đóa Hồng Gai" của Nguyễn Thanh Nga, tình cờ mượn được một quyển, thoạt đầu nhìn bìa in màu với hoa hồng vàng (một nở, một búp) và cái hậu là cảnh núi non xanh đen, chân trời bàng bạc mây, kỹ thuật in ấn tiên tiến, giá bán chỉ có 15 Đô Mỹ thôi. Đặc biệt bên dưới cái bìa sách có hàng chữ lớn: "HỒI KÝ của một nữ cựu tù nhân chính trị, TÁI BẢN LẦN THỨ 5. Với một số chương và đoạn được bổ túc 2007", sách lại in tại California, nơi có nhiều người Việt tỵ nạn, thuộc loại sách có giá trị theo một số người thường nghĩ. Nhìn cái tựa thôi, bỗng giựt mình và "giựt luôn con mắt" vì không ngờ sách nầy lại bán chạy "như thịt chó ở Việt Nam trong thời cao điểm dịch cúm gia cầm, heo tai sanh, bò lông mồm lở móng" khi mà: "chó lên bàn, gà xuống hố". Bên trong, tác giả có cho biết là rời Việt Nam 1992, và sách xuất bản đầu tiên tại California vào mùa xuân năm Tân Tỵ, 2001. Đến 2007, đã có tới "5 lần tái bản" thì quả là sách hay chớ bộ!

Những ai từng viết, xuất bản sách, biết ngay cái thị trường sách ở hải ngoại như thế nào. Nhất là các "nhà thơ" bỏ tiền túi in, lại bỏ thêm tiền đãi nhà hàng, vừa bán vừa cho, thế mà vẫn chưa giải quyết được tập thơ, cuối cùng phải xây nhà kho để chứa. Một sự thật phủ phàng là hầu hết các tác giả, nhà văn, nhà báo, từng có tên tuổi trước 1975 đều "ngậm ngùi" như Huy Cận: "vườn hoang Trinh nữ khép đôi là sầu" khi mà:

" Sách xuất bản nhiều mà người đọc chẳng bao nhiêu.
Khi người ta vẫn thờ ơ ngày ra mắt"

Một quyển sách hay như: Tôi phải sống của linh mục Nguyễn Hữu Lễ, cũng chưa chắc tái bản tới 5 lần như "Đóa Hồng Gai", thì đây là cuốn sách hay "quá cỡ thợ mộc" nên mới có nhiều người mua và tái bản, và sau nầy sách có thể in câu lớn ở bìa trước "tái bản lần thứ một ngàn" cũng chẳng sao, vì đây là "tác giả giữ bản quyền". Mặt Trận Hoàng Cơ Minh, khi mới "khởi nghiệp kháng chiến dỏm" để thu được nhiều tiền, đầu tư món hàng "lòng yêu nước của người Việt tỵ nạn Cộng Sản" nên mới có cái màn nói láo như: chiến khu có quay phim phổ biến như món chào hàng, nhiều kháng đoàn số 72, 81 ... (làm thế nào để cho danh số các đơn vị kháng chiến với hai số cộng lại là 9 mới hên và làm ăn khá) ... có tới 10 ngàn tay súng, có Phong Trào yểu trợ kháng chiến thu tiền khắp nơi, rần rộ ... nhưng sau nầy khi biết là dỏm, nên cái tổ chức nầy đã tiếp tay với Việt Cộng trong việc "đánh sập lòng tin của dân chúng" trước các tổ chức chống Cộng thiệt, làm suy yếu, phân hóa ở hải ngoại. Tác giả Nguyễn Thanh Nga tiết lộ trong quyển hồi ký là có từng tham gia kháng chiến Hoàng Cơ Minh ở Việt Nam, nhằm đánh bóng và xác nhận những chuyện "nay đánh chiếm xã nầy, mai quận kia, làm thiệt hại nhiều đơn vị Việt Cộng" là có thiệt, chứ không phải là thứ "tin tức khí tượng cho tàu chạy ven biển" hoặc "báo cáo khí tượng thủy văn" từng được báo kháng Chiến đăng tải, một thời toàn dân "hải ngoại" rất ư là "hồ hởi phấn khởi" để đóng tiền, với lòng tin là trước sau gì Mặt Trận Hoàng Cơ Minh cũng "làm nên lịch sử" như Hồ Chí Minh, chỉ với một nhóm nhỏ, ngồi dưới gốc cây đa Tân Trào mà sau nầy chiếm hết nước Việt Nam. Nhất là nhìn thấy hai tấm hình của "Bác Hồ" và "Bác Hoàng" na ná giống nhau từ cách ăn mặc, quàng khăn rằn, để râu ... và lừa đảo cũng giống nhau luôn.

Trang thứ hai, bên trong có ghi hàng chữ, mới đọc qua, có cảm tưởng như đây là quyển sách được "Thiên Chúa Giáo" hỗ trợ mạnh, với hàng chữ: "Library of Congress Cathologing –in-Publication data Txu-321-856" và bên dưới có một đoạn tiếng Anh, đại khái như các sách vở, phim, video ... với "tác giả giữ bản quyền"; như vậy là sách nầy do chính tác giả in và bán, chứ không phải do nhà xuất bản thực lo hết. Nơi Lời Tựa lần tái bản thứ năm, tác giả tiết lộ là được nhà đạo diễn hãng phim "Principal" của Anh Quốc là bà Beccie Eve phỏng vấn nên mới viết thêm nhiều chi tiết.

Theo đó, có thể là trong tương lai, quyển sách nầy cũng có thể "được đóng thành phim" tiếng Anh, được phổ biến toàn cầu, dự tranh giải Oscar không chừng và tác giả thu bạc triệu cũng không có gì quá đáng. Giống như thiền sư Thích Nhất Hạnh, từng được báo Người Việt của đám Đỗ Ngọc Yến đánh bóng như là "Phật sống" tầm cỡ như Đức Đa Lai Đa Ma Tây Tạng, và được Ngọc Hân (lúc còn làm trưởng đài, nay nghỉ việc), đài SBS Úc Châu dành một bài đọc khá dài từ báo Người Việt, về một tác phẩm mang tên: "Đường Xưa Mây Trắng" được một tỷ phú Ấn Độ tâm đắc, động não, khởi trí, giác ngộ và có "DỰ ÁN" đóng thành phim ở Hồ Ly Vọng (Mỹ quốc), theo đó, tác giả thiền sư Thích Nhất Hạnh hổng thèm nhận thù lao "bạc triệu", coi tiền là "đồ bỏ" nhưng lại in 2 lần sách của Hoàng Hoa mà không cho tác giả biết. Việc thực hiện cuốn phim "Đường xưa mây trắng" được tác giả ra điều kiện là các diễn viên nào muốn đóng vai, chỉ cần qua Làng Mai học một khóa "Thiền Tiếp Hiện" là nhập vai thần kỳ, chỉ "giản đơn" thế thôi. Sau thời gian được đánh bóng, ồn ào, không biết cái vụ đóng phim đi tới đâu, nhưng thiền sư Nhất Hạnh được tiếng thơm với cái "hợp đồng kỳ lạ", vị "phật sống Làng Mai chất lượng" như thế ấy..

Tác giả Nguyễn Thanh Nga viết thêm về cái ngày ra mắt sách tại San Jose, Bắc California vào cuối tháng 9 năm 2001, ký giả Nguyễn Dương đã viết một bài tường thuật rất cảm động đăng trên tờ báo Dân Việt với tựa đề "đó không phải là buổi ra mắt sách mà trí tưởng tượng của tôi có thể nghĩ đến, mà là một buổi khóc thương cho quê hương, cho mình và cho đồng bào ruột thịt. ..". Tác giả còn hãnh diện được "lăng Xê" do Trung Tâm Thúy Nga, nơi từng bắn quả B 40 vào tập thể quân lực VNCH với cảnh "gióng chuông ru ngủ" của thiền sư Nhất Hạnh và Mc kiêm nhà văn Ngã Ba Ông Tạ: "cuộc chiến nầy là tiền kiếp"; tức là "chúng ta đang sống ở kiếp sau, thì nên quên kiếp trước để "hòa hợp hòa giải" với Cộng Sản ... Nguyễn Thanh Nga viết tiếp: "Tôi đã được mời lên trong chương trình Paris By Night 90 của Trung Tâm Thúy Nga trình diễn ở Long Beach, California, trong hai đêm 15 và 16 tháng 9 năm 2007, với đề tài Chân Dung Người Phụ Nữ Việt Nam. và cũng là một trong những phụ nữ Việt Nam được tuyên dương". Như vậy là tác giả tự đánh bóng mình sau khi được trung tâm Thúy Nga đưa lên tận mây xanh, đúng là "tự biên tự diễn", cũng là thứ "nữ anh hùng không người lái". Ngày nay sao lắm anh hùng, nhất là ở Việt Nam, anh hùng đầy đường, trên đồng ruộng và đương nhiên là bất cứ anh hùng chống Pháp, đánh Mỹ, dũng sĩ diệt chuột ... đều phải ngồi Ao Cá Bác Hồ đề góp công xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa "giàu đẹp, rừng vàng bạc biển".

Nội dung cuốn sách cũng như bản nhạc Trịnh Công Sơn "Mỗi ngày như mọi ngày" với nhiều chương như: Quê tôi ở vùng xôi đậu, Vào Đời, Đà Nẵng trong cơn hỗn loạn, Cuộc hành trình gian khổ, Bị bắt và bị thẩm vấn (hoạt động phục quốc), Trại tù Tiên Lãnh, Những ngày lưu vong trên chính quê hương mình, Chân Trời mới và phụ bản (tiểu sử tác giả và Bằng tưởng lệ). Như vậy, thì sách cũng không có gì gọi là:

"Rằng hay thì thật là hay.
Đọc qua mới biết sách nầy dỏm ghê"

Cuốn sách nầy không thể sánh với "thép đen" của Đặng Chí Bình, Tắm Máu Đen của Võ Đại Tôn, Ó Đen của Lý Tống, Tầng Địa Ngục của Đổ Văn Phúc, Đoạn Trường Bất khuất của Phạm Trần Anh ... hoặc nhiều tác giả khác viết về tù đày, di tản. Nhưng lại tái bản tới NĂM LẦN thật là "LỌA" nhỉ! Không biết tác giả có học qua lối nói láo của Việt Cộng qua các tài liệu xuất bản "in lần thứ ..." của nhà xuất bản Sự Thật về các quyển sách của đảng và có bị ảnh hưởng lối nói láo của Mặt Trận Hoàng Cơ Minh, nay là Việt Tân?. Tuy nhiên "gần mực thì đen", được tác giả Nguyễn Thị Thanh Nga "thành thật khai báo trong sách" là người từng có hoạt động kháng chiến trong Mặt Trận ngay tại Việt Nam, và có mối quan hệ hữu cơ với Mặt Trận khi ra hải ngoại, nên cũng lây luôn cái" ruyền thống nói láo" của Việt Tân .

Phần "Vào Đời" lúc mới 19 tuổi, không nói rõ là có đậu bằng "Tú tòi hưa" hay là "chứng chỉ học trình lớp đệ tứ" (ngay cả phần bổ túc sau nầy về sơ yếu lý lịch cũng không bổ túc thêm văn bằng) ... tác giả tả cảnh nghèo gia đình, bỏ học đi tìm việc làm. Nhờ bà mẹ là cán sự y tá, thường tới nhà chích thuốc chửa bịnh cho gia đình Đại Tá Nguyễn Bính Thuần, là Trung Tâm Trưởng Trung Tâm Bình Định Phát Triển Quân Khu 1, nên nhờ đại tá kiếm việc làm. Rồi được đại tá giới thiệu, được nhận vào làm việc ở Nha Đại Diện Bộ Phát Triển Nông Thôn Quân Khu 1. Nếu tác giả Nguyễn Thanh Nga ngừng tại đây thì hay biết mấy, hổng có ai "théc méc". Nhưng tác giả viết: "ngày 15 tháng 5 năm 1971, tôi đến Nha nầy trình diện. Tôi được dẫn vào gặp Đại Tá Hà Thúc Sanh ..." và phần cuối với VÀI HÀNG VỀ TÁC GIẢ, có viết: "vì lý lịch đáng tin cậy, tháng 9 năm 1971, tôi được Nha Đại Diện Bộ Phát Triển Nông Thôn Quân Khu 1 cử làm đại diện Nha tại Văn Phòng Thường Trực Ủy Ban Phượng Hoàng Quân Khu 1 ....". Theo lời của tác giả, thì quả đây là "thiên tài" của phụ nữ nói riêng và đất nước nói riêng, chỉ mới nhận việc mà đã lên chức mau như "bong bóng gà thổi bằng ống đu đủ". Bình thường, khi vào làm công chức, nếu không tốt nghiệp trường Quốc Gia Hành Chánh, ở ngoại quốc, có bằng cấp cao .... các nhân viên có bằng trung học, kể cả tú tài cũng phải có ngạch trật và làm một thời gian mới "thăng tiến" nếu làm việc đàng hoàng và có khả năng. Nhất là trong ngàn tình báo, phản gián Phượng Hoàng, mà có một "đại diện cấp quân khu của Nha Đại Diện Bộ Phát Triển Nông Thôn" làm việc, mà nhân viên nầy lại mới vào chưa đầy 5 tháng, chưa quen việc văn phòng và non nót trong lãnh vực tình báo, thì làm sao đảm nhận công việc rất quan trọng, cần đòi hỏi chuyên môn, kinh nghiệm.

Do đó chỗ làm việc nầy đâu phải dễ dàng vào, nhưng Nguyễn Thanh Nga nhờ "lý lịch tốt" mà leo lên, tác giả có muốn "bôi nhọ chính quyền miền Nam à!". Việt Cộng có nguyên tắc thu nhận người và cả học đường, dựa theo "lý lịch", còn tài cán, khả năng là không thành vấn đề "Hồng hơn chuyên". Như vậy tác giả "Đóa hồng Gai" nầy cho là miền Nam cũng thu nhận người theo "lý lịch, quen biết" cũng như Việt Cộng, chớ không theo khả năng. Như vậy cơ quan Phát Triển Nông Thôn, Phượng Hoàng là coi như "đồ bỏ" nên mới thu nhận nhân viên cao cấp qua cách đó.

Nói về hoạt động "phục quốc", tác giả từng gặp linh mục Trần Ngọc Hiệu, thành hình tổ chức Phục Quốc vùng Hố Nai, tác giả viết ở trang 88: "Sau khi hỏi thăm, tôi mới biết địch đã có một kế hoạch rất tinh vi để thanh toán tổ chức Phục Quốc. Được tin linh mục Hiệu cho đi tuyển mộ người tham gia kháng chiến, địch cho một số cựu quân nhân VNCH xâm nhập vào để theo dõi và hình thành một tổ chức phục quốc giả tuyển mộ người cho Phục Quốc để lùa bắt những người tham gia kháng chiến vào rọ và xúc trọn".

Quân lực VNCH bị bức tử do người lãnh đạo Nguyễn Văn Thiệu phá nát quân đội trước khi ra đi an toàn qua các lịnh lạc bất nhất làm mất quân khu 1 và 2, đồng minh qua cái đảng Dân Chủ Mỹ chứa quá nhiều thành phần phản chiến, ỡm ờ, cấp tiến dỏm. Sau này 30 tháng 4 năm 1975, Việt Cộng trả thù hèn hạ, tập trung hàng trăm ngàn chiến sĩ bị tù đày. Tuy nhiên, trong nhiều tổ chức phục quốc, kháng chiến, giới quân nhân được coi là nồng cốt và họ bị bắt, hành hạ, giết hại khá nhiều. Nhưng tác giả "đóa hồng gai" lại chụp mũ "cựu quân nhân VNCH" phản bội, trở thành tay sai Việt Cộng, giả vờ tổ chức phục quốc kháng chiến để bắt những người tham gia. Như vậy, quân lực VNCH sau 1975 đã "trở thành cò mồi cho Việt Cộng" hay sao?.Thật là đau lòng cho những người từng sống chết cho quê hương, bị tù đày nghiệt ngã, nay còn bị chụp mũ làm tay sai cho Việt Cộng sau 1975. Đây là những điều mà Cộng Sản Việt Nam muốn bôi nhọ quân lực từng giáng lên đầu bọn giặc, tay sai ngoại bang Nga Tàu những đòn chí tử trên khắp chiến trường từ Quảng Trị đến mũi Cà Mau qua những chiến tích: Mậu Thân 1968, Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 ... từng làm bạt vía kinh hồn nhiều sư đoàn chánh qui Bắc Việt, những đơn vị du kích cấp huyện đến miền.

Sau 1975, đòn thù "tắm máu khô" qua hệ thống trại tù cải tạo đã giết chết hàng chục ngàn chiến sĩ. Việt Cộng thù dai, nên năm 1976, chúng vội xuất bản quyển "Bộ Mặt Thật Tướng Ngụy", rồi trung tâm Thúy Nga với B40 .... Tuy nhiên những hình ảnh hào hùng của quân lực Việt Nam Cộng Hòa sống mãi trong lòng mọi người "anh không chết đâu anh" khiến bọn Việt Cộng, tay sai, đón gió căm tức, tìm mọi cách bôi nhọ hình ảnh "trung thành với tổ quốc" thành "phản bội tổ quốc" mà cái tác phẩm "Đóa Hồng Gai" của tác gỉa Nguyễn Thanh Nga bằng cách bôi nhọ quân lực VNCH lần nữa, nhưng lại nhân danh là một "nữ cựu tù nhân chính trị" thì quả là điều không thể chấp nhận được.

Chương chót với "chân trời mới", trước khi được phỏng vấn, Nguyễn Thanh Nga có báo cho ông tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Quốc Nội của Mặt Trận, được khuyên ở lại Việt Nam với hứa hẹn cung cấp đầy đủ phương tiện sống, điều nầy tác giả muốn tuyên truyền là: Mặt Trận trước đây mạnh lắm, có thiệt, chứ hổng phải dỏm ... và ngày nay đảng Việt Tân đúng là tổ chức có tầm vóc lớn ở quốc nội. Tuy nhiên tác giả từ chối và muốn "QUI MÃ" để chữa bịnh và trước khi sắp qua Mỹ, được Mặt Trận đề nghị đến San Jose để được giúp đỡ, nhưng tác giả liên lạc với bạn bè ở Michigan, nên tháng 11 năm 1992 đi Mỹ trong danh sách H.O 10 và sau đó liên lạc, Mặt Trận, Liên Minh Việt Nam Tự do ... và hàng tháng được cấp một số tiền để tiêu dùng.

Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác có câu nói chí lý: "đọc sách biết được điều hay là tốt, nhưng biết được cái dở là tốt hơn". Đọc "Đóa Hồng Gai", mới nhìn cái tựa là biết ngay "dỏm", nhưng sách nầy trở thành cái "hay" cho những người "dỏm", khi họ dùng sách như một tài liệu về cuộc đời của một phụ nữ, là nhân viên "cao cấp" nhưng" thiếu hay không nói đến trình độ học vấn "như Việt Cộng chủ trương: "nhỏ không học lớn làm tổng bí". Đóa Hồng Gai nầy đâm vào quân lực VNCH bởi cái gai có thuốc độc của kẻ thù vẫn luôn nhắm vào một lực lượng dù tan hàng trên hình thức nhưng "nghĩa vụ đấu tranh, diệt Cộng cứu nước vẫn tồn tại mãi mãi trong lòng mỗi quân nhân, qua ba đề cương: tổ quốc-danh dự-trách nhiệm".

Nếu trong tương lai, những người có bằng cấp cao thuộc thành phần "khoa bảng" trong Hội Chả Giò Việt Nam dịch "đóa Hồng gai" bằng Anh, Pháp ngữ (họ có khả năng làm được) thì đây là đại họa cho dân tộc, khi người ngoại quốc đọc sách, họ không hiểu gì nhiều về cuộc chiến, nên tin tác giả là "người thật, việc thật" hiện đang sống tại Mỹ và nếu sách phổ biến, trở thành tài liệu cho nhiều thế hệ, thì quả là nguy hiểm vô cùng. Đọc sách, biết ngay tác giả là người có nhiều tham vọng, muốn nổi tiếng như cồn, và có thể trở thành một bình phong cho những tổ chức tay sai Việt Cộng khai thác, đầu độc tiếp; biết đâu sau nầy nhờ Hội Chả Giò Việt Nam trong đảng Vịt Tìm, sách được dịch ra ngoại ngữ, là điều đáng cảnh báo.

Trương Minh Hòa


No comments:

Post a Comment