Thursday, September 18, 2008

Từ Thoai Kịch “Lá Sầu Riêng” Đến Kịch Nói “Kiện Tác Quyền”


Trương Minh Hòa

Tại miền Nam trước 1975, sinh hoạt văn hóa, nghệ thuật được phát triển, nên hầu như tất cả mọi người đều biết đến những nghệ sĩ tài danh trên sân khấu kịch nghệ, cải lương như Thanh Nga, Út Bạch Lan, Thẩm Thúy Hằng ... và nhất là Kim Cương qua vở thoại kịch lừng danh mang tựa đề "Lá Sầu Riêng". Sau 1975, vở thoại kịch nầy lại được trình diễn rộng rãi qua các đoàn văn công khắp nơi, được đài truyền hình trình chiếu nhiều lần trong thời gian dài với sự dàn dựng, nhập vai của Kim Cương; đánh bạt những vở kịch nói chủ lực được Cộng Sản mang từ miền Bắc vào như: Đất Chuyển, Đại Đội Trưởng của tôi hay vở kịch ca tụng tên khủng bố Nguyễn Văn Trỗi "Sống như anh" ... thế mới biết là vở "thoại kịch" nầy đã biến thành "KỊCH NÓI" một cách nhanh chóng, không cần "kinh qua thời kỳ quá độ" như lý thuyết của Karl Marx đưa ra về giai đoạn chuyển tiếp để đi từ "chế độ tư bản sang Cộng Sản"; do đó chỉ sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 là miền Nam bị "đổi đời" từ sinh hoạt, xã hội, văn hóa, nghệ thuật ... giống như sự lộ mặt của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn với "nối vòng tay lớn", sau nầy là thiếu tá Quân Đội Nhân Dân và một số tên Việt Cộng nằm vùng đội lớp "văn nghệ sĩ" từng trà trộn trong dân chúng, núp dưới bình phong "nghệ thuật" để thực hiện nhiều công tác văn hóa, trí vận với sự chỉ đạo của trung tướng Trần Bạch Đằng, là Bí Thư Đặc Khu Ủy Saigon, phát triển hệ thống nằm vùng từ cơ sở đến cả bộ tổng tham mưu, sau nầy phát giác với tên Lưu Nghi và có cơ sở in ấn, phát hành báo "Cờ Giải Phóng" tại đường Phát Diệm, quận Nhì, Saigòn, do cán bộ cao cấp thành ủy tên là Phạm Trọng Tần, tức Hai Tân điều hành.

Kim Cương, tên thật là Nguyễn Thị Kim Cương, cái tên nầy trùng với một người em gái của cô (tức hai chị em lấy cùng một tên, đây cũng là điểm đáng ghi nhận), là một nghệ sĩ đa tài, có nhan sắc, duyên dáng, nên dành được nhiều cảm tình của đa số người Việt tại miền Nam trước 1975. Kim Cương từng đi trình diễn nhiều nơi, quen biết nhiều giới chức cao cấp trong chính quyền và quân đội, nên uy tín rất cao. Nữ nghệ sĩ Kim Cương có người em trai là trung úy Nguyễn Ngọc Thố, tử thương trong trận tổng công kích tết Mậu Thân 1968, thuộc tiểu khu Bình Dương. Kim Cương là người kín đáo, ngoài lãnh vực nghệ thuật, ít khi để lộ ra điều gì, là đặc trưng của những cán bộ nằm vùng cao cấp, với nguyên tắc "trèo cao, lặn sâu". Tuy nhiên cái vị thế của Kim Cương rất đặc biệt, không phải như các cụm tình báo chiến lược A 22, A 26, A 54 ... vì Kim Cương xuất hiện hàng ngày trước công chúng, thì đương nhiên là các cơ quan tình báo, phản gián cũng lưu ý, nhưng không thể tìm ra được chứng cớ, ngoại trừ việc Kim Cương đi tham dự cuộc triển lãm của Việt Minh năm 1953 tại Củ Chi.

Sau hiệp định Geneve, lúc đó Kim Cương được 17 tuổi, đi lưu diễn nhiều nơi qua đoàn cải lương do mẹ cô làm chủ là đoàn Bảy Nam; cô bắt đầu sự nghiệp với vở tuồng Lâm Sanh Xuân Nương, nên được nhà báo nổi tiếng miền Nam về bài viết sân khấu là Nguyễn Ang ca chú ý, tán dương là một nghệ sĩ thượng thặng. Từ năm Kim Cương được 20 tuổi, đã viết nhiều vở thoại kịch với bút hiệu HOÀNG DŨNG, nổi tiếng như vở "Cô Bé Lọ Lem" dựa theo câu chuyện "les Fables de la Fontaine, do cô "tự biên, tự diễn" và dành được nhiều ái mộ của khán giả. Trong số khoản 70 kịch bản do Kim Cương biên soạn dưới bút hiệu Hoàng Dũng như Trà Hoa Nữ, Nước Mắt Trẻ Thơ, Tôi là Mẹ ..v...v... thì vở "Lá Sầu Riêng" là nổi tiếng nhất, được nhiều người biết từ trước 1975, sau ngày miền Nam bị lọt vào tay giặc Cộng và nay bỗng sống lại vở "Lá Sầu Riêng" từ trong nước đến hải ngoại qua các tờ báo, đài phát thanh tiếng Việt.

Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, lửa cháy nhà lòi ra mặt chuột, những tên gián điệp, nằm vùng, bọn đón gió xuất đầu lộ diện, chúng nhảy múa ăn mừng chiến thắng thời cơ, mà từ suốt 1954 đến 1975, người Cộng Sản không bao giờ nghĩ đến, như là giấc mơ biến thành hiện thực với: "Tuổi lớn rồi mà như ngây thơ, ba mươi năm ta mới gặp nhau, vui sao nước mắt lại trào?" (trích từ một câu trong bản nhạc "Mùa Xuân Trên Thành Phố Hồ Chí Minh"). Những kẻ núp bóng tôn giáo như linh mục Chân Tín, Nguyễn Ngọc Lan, Phan Khắc Từ ... hồ hởi phấn khởi, rạng rở ăn mừng "đại thắng mùa xuân" được đăng nơi trang đầu của các tờ báo như Saigon Giải Phóng, Nhật Báo Nhân Dân, Tin Sáng của Ngô Công Đức ... nữ nghệ sĩ Kim Cương cũng không ngoại lệ, giống như Thẩm Thúy Hằng ra đón những đoàn quân từ Trường Sơn, bưng biền, trong khi tuyệt đại đa số dân chúng lo sợ. Còn Thanh Nga thì vẫn đi hát, đến tối chủ nhật ngày 26 tháng 11 năm 1978, sau vở tuồng Thái Hậu Dương Văn Nga, trên đường về nhà, cùng với chồng là luật sư Phạm Duy Lan, bị ám sát chết. (vụ án nầy vẫn còn nằm trong bí mật, chỉ có đảng Cộng Sản là biết rõ ai là thủ phạm)

Kim Cương xuất hiện vào trung tuần tháng 5 năm 1975, cùng với một số cán bộ cao cấp trong ngành công an trong một vài công tác và tuần lễ sau thì cả hai cơ quan truyền thông lớn nhất của đảng Cộng Sản là tờ Nhân Dân, Quân Đội Nhân Dân đều đăng tải một bài tường thuật, nơi trang nhất, tiết lộ: Kim Cương là Thượng Tá Công An, một cán bộ nằm vùng, hoạt động đắc lực tại niềm Nam trước đây. Được biết, nhóm gia đình nghệ sĩ gồm Kim Cương, Thanh Nga, Phùng Há, Năm Phỉ ... là chỗ thâm tình với gia đình bà BÙI THỊ NGA (vợ của kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát). Theo lời tiết lộ của La Thoại Tân cho biết "Kim Cương là Việt Cộng nằm vùng". Thời gian qua mau, từ 1975 đến nay, nhất là cái vở thoại kịch trước 1975 biến thành kịch nói "Lá Sầu Riêng" đã bị chìm sâu vào quên lãng, chỉ có là dư âm ngày cũ qua sự hồi niệm của những người lớn tuổi, từng sinh sống tại miền Nam. Nhưng bỗng nhiên "Lá Sầu Riêng" sống lại, giống như "ông lái đò" bỗng hồi tưởng lại cái thời xuân sanh năm nào, cũng không khác gì tên chúa ngục Hỏa Lò, đại tá công an phục viên Trần Trọng Duyệt, đã 75 tuổi, lên tiếng xác nhận từng biết và là "quản giáo" của thượng nghị sĩ, nay là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa John Mc Cain. Tất nhiên đều có nguyên do, nên vụ Kim Cương nộp đơn kiện nữ ca sĩ Hương Lan và Trung Tâm Thúy Nga đòi bồi thường, gây ồn ào, vì đã "xâm phạm tác quyền", dùng vở " Lá Sầu Riêng" mà không có sự "nhất trí" của tác giả, còn tự ý sửa chữa nữa.

Việt Nam dưới chế độ Cộng Sản, là vương quốc lừa đảo, nên đây là cái xã hội hổn độn, từ cán bộ, đảng viên đến dân chúng, mạnh ai nấy kiếm sống: "xã hội chủ nghĩa, không chôm chĩa lấy gì mà sống". Là chế độ nuôi dưỡng tham nhũng, ăn chận để giữ đảng (nếu diệt hết nạn nầy, lấy ai bảo vệ đảng?), tham nhũng nơi nầy bể thì đổi đi nơi khác, leo lên cao hơn, cứ thế mà phát huy. Do đó, tình trạng chụp giựt từ buôn bán, học đường, tác quyền ... là điều đương nhiên xảy ra hàng ngày, được đảng và nhà nước mặc nhiên công nhận, dù sông có thể cạn, núi có thể mòn, song cái "chân lý" ấy không bao giờ thay đổi. Cho nên, bất cứ công trình nghệ thuật như sách vở, phim, nhạc ... vừa mới phát hành bất cứ nơi nào trên thế giới, khi những "đỉnh cao trí tệ nòi người" cảm thấy bán được là lập tức được sao chép, tung ra thị trường với giá bèo, làm nhiều tác quyền bị thiệt hại nặng. Nhưng tại Việt Nam cũng như Trung Cộng, là nơi có rất nhiều "cơ sở sao chép nhân dân", thì cũng được "nhà nước, nhân dân" bảo vệ, làm sao mà tiêu diệt được.

Nhiều tác quyền bị "biên chế" một cách "sáng tạo lẫn tối tạo" từ nhiều thập niên qua, những người xâm phạm tác quyền vẫn "thanh tâm trường sang lậu", càng ngày càng "hiện đại" hóa để theo kịp đà tiến bộ của khoa học kỹ thuật. Nếu muốn ngăn chận tình trạng "xâm phạm tác quyền" thì trước hết phải kết tội các "kỹ sư" chế ra máy móc, vì đây mới chính là nguyên nhân gây ra. Nhiều khi ăn cắp của người mà còn nói ngược, như trường hợp của nhạc sĩ Bảo Chấn, đã chôm chĩa nhạc của nhạc sĩ Keiko Matsui, chỉ dịch sang lời Việt "Tình Thôi Xót Xa", bị tác giả lên tiếng, thì nhạc sĩ tài ba lổi lạc "hậu" Bảo Chấn" áp dụng triết lý hành động lừa đảo của đảng: "lấy của người làm của mình, cách mạng đi từ không đến có", do đó Bải Chấn đã ra nhờ cơ quan nhà nước là "Ủy ban Nhân Dân Phường" để xác nhận là tác giả và Keiko Matsui là người ăn cắp tác quyền; đáng lẽ ra thì Keiko Matsui phải bồi thường cho Bảo Chấn, quả là ăn ngược nói ngạo, lý luận ngang bướng như Vẹm. Những vụ ăn cắp tác quyền nhan nhản ở Việt Nam, thế mà không ai thưa, vì thưa ai bây giờ? Nhiều khi lổ tiền luật sư, khi mà những người sao chép (defendent) không có tài sản thế chân, bán dĩa sang nào thì dùng để mua gạo ngày ấy. Tuy nhiên, Việt Nam cũng từng lợi dụng luật quốc tế để tranh tụng, đòi tiền như: vụ kiện chất độc da cam, vụ kiện về cá tôm, may mặc, dù "không thành công, cũng thành thông lệ" và họ rút được nhiều kinh nghiệm quí báu để thưa gởi.

Chuyện vi phạm tác quyền chỉ có hiệu lực chế tài qua hệ thống pháp lý ở các nước tự do, còn các nước độc tài thì kiện thưa cũng chẳng khác nào "nước đổ đầu vịt". Người Cộng Sản rất "nhạy bén", họ thường đưa những vụ thưa kiện, tranh chấp sang các nước dân chủ, để gây tiếng vang, nhờ các cơ quan truyền thông tư nhân phổ biến dùm. Tuy nhiên kể từ sau ngày ký thương ước với Mỹ, vào tổ chức WTO, bề ngoài nhằm chứng tỏ thiện chí trong việc thực thi những cam kết đối với các tổ chức quốc tế và mặt khác thì đảng và nhà nước Cộng Sản "điều nghiên" và áp dụng luật quốc tế, nhưng họ chỉ dùng thứ gì có lợi mà thôi. Tệ hơn là Việt Cộng cho con cháu đi du học tại các nước dân chủ, ngoài thu thập kiến thức khoa học kỹ thuật, chúng không áp dụng những hình thức sinh hoạt dân chủ để áp dụng tại Việt Nam; trái lại còn nghiên cứu khe hở luật pháp các nước tư bản để pha trộn với "luật rừng" biến thành luật buôn bán nô lệ, phụ nữ qua luật "di trú". Các du học sinh nầy cũng chỉ là "ngày nay học tập, ngày mai buôn người"; những nước Âu Mỹ đã sai lầm khi ban cấp học bổng hàng năm cho du sinh Việt Nam, họ không bao giờ muốn thay đổi chế độ, vì thay đổi như thế là làm thiệt hại gia đình,quyền lợi, nhưng nhờ thế mà các nước Cộng Sản càng củng cố.

Chuyện thưa gởi, được giải quyết tại các tòa án nước ngoài, như ở Mỹ, chi phí pháp lý đâu có rẻ, thế mà những người đâm đơn kiện, nhờ những công ty luật nước ngoài cũng phải có tiền. Từ vụ da cam, cá trơn, tôm, hàng may mặc ... nói là của tư nhân, nhưng thực ra thì có đảng và nhà nước đứng sau lưng chi trả, chớ tư nhân làm sao chịu nổi chi phí. Do đó vụ Kim Cương kiện ca sĩ Hương Lan và Trung Tâm Nhạc Thúy Nga về tội sử dụng tác quyền mà không qua ý kiến, thương lượng với tác giả, cũng phải "do đảng và nhà nước chủ trương, chi trả" qua cái công ty là Việt Copyright. Tuy nhiên, người ta đặt câu hỏi: tại sao Kim Cương lại kiện trong thời điểm nầy? Người Cộng Sản làm bất cứ cái gì cũng có "ý đồ và mục đích yêu cầu".

Theo lời Kim Cương thì vở "lá Sầu Riêng" là di sản của mẹ là bà Bảy Nam, sáng tác năm 1963, nên đây là một trong những lý do chánh đáng được nguyên đơn (plaintif) đưa ra. Tuy nhiên, xin mách nước với ông Tô Văn Lai là: đừng lo, tác phẩm nầy do Hoàng Dũng viết, nên yêu cầu Kim Cương xác định xem sự "quan hệ hữu cơ" giữa hai tên" Kim Cương và Hoàng Dũng" như thế nào? Và bên nguyên cáo phải nêu ra chứng cớ để nói là tác phẩm đó của Kim Cương?. Mới đây, Kim Cương đã lên tiếng đồng ý xù Hương Lan, vì cô ca sĩ nầy đã đăng báo trong nước để xin lổi, mặt khác cô ca sĩ từng là người "tiên phong về nguồn ca hát" mở đường cho văn nghệ sĩ đón gió trở cờ hải ngoại trở về "giao lưu văn hóa"; nhưng Hương Lan chỉ là "tép riêu" nếu có thắng kiện cũng không thu được tiền, đôi khi còn lổ tiền luật sư, khi bị cáo khai "bankrupt", thế là cái chuyện" nắm người có tóc, chớ ai nắm kẻ trọc đầu". Nên hiện nay cái mục tiêu chánh vẫn là Trung Tâm Thúy Nga. Nhưng ông Tô Văn Lai, chối dài là: không có trách nhiệm, vì các nghệ sĩ làm ra phim, đưa cho trung tâm "bán", lời bao nhiêu thì trả cho nghệ sĩ, như vậy là coi như "trớt quớt".

Được biết cái Trung Tâm Thúy Nga cũng từng tung ra nhiều "chưởng" vớt cả quân lực Việt Nam Cộng Hòa qua khẩu B 40, làm rối loạn cả hàng ngũ quốc gia hải ngoại và MC kiêm nhà văn Ngã Ba Ông Tạ: "khẳng định: "Cuộc chiến nầy là tiền kiếp", ngoài ra còn ru ngủ, cổ động tình yêu "quê hương là chùm khế ngọt, cây đa đầu làng".... rất có tác dụng để mời gọi những "khúc ruột nghìn dậm nối liền" trở về "đường xưa lối cũ" mà du lịch, du hý, du dâm ... về mua đất, mua nhà, làm ăn, buôn bán, đem tài năng về giúp đảng và nhà nước ... cũng được coi là "có công với cách mạng" đấy. Mặt khác, ở trong nước, nhiều băng nhạc của Thúy Nga cũng đã được sao chép, bán công khai, nhưng Thúy Nga có thưa làm gì? Nay thì Kim Cương thưa, cũng có lý do và mục đích.

Ngày nay, đảng và nhà nước Việt Cộng đang ngồi trên đống lửa với các vấn đề nan giải có thể đe dọa đến sự tồn vong:

- Kinh tế suy sụp, lạn phát gia tăng phản lực đến gần 30%, có khả năng làm tiêu tán chế độ-Lòng dân bất mãn cực độ, chồng chất từ hàng nhiều thập niên-Vật giá leo thang "máy" và càng ngày trở thành "không người lái", tạo ra nhiều cuộc đình công phản đối-Lòng dân sôi sục khi biết chắc là đảng Cộng Sản và Hồ Chí Minh đã dâng bán hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, hàng ngàn cây số vuông vùng biên giới cho quan thầy Trung Cộng trong thời gian gần đây, nhiều hỏa mù tung ra như:

- Trung Cộng có "phương án tác chiến" chiếm Việt Nam trong vòng 31 ngày

- Dùng cò mồi kêu gọi người Việt hải ngoại cùng nhau chống Trung Cộng để giành lại lãnh thổ, hải đảo ... tất cả những hỏa mù đó tan biến nhanh chóng, trở thành phản tác dụng khi mà mọi người đều thuộc lòng câu: "Đừng nghe những gì Cộng Sản nói, hãy nhìn kỹ những gì Cộng Sản làm".

Cho nên con bài Kim Cương vẫn còn là sáng giá, là thần tượng của những người lớn tuổi, nhất là giới quân nhân cán chính miền Nam, định cư ở các cường quốc thế giới; có thể coi là lực lượng nòng cốt, vững tinh thần nhất trong cuộc chiến chống Cộng vẫn chưa chấm dứt "ta vẫn còn sống đây". Do đó, vụ Kim Cương đâm đơn kiện ca sĩ Hương Lan và trung tâm Thúy Nga thì cũng có thể coi đây là cuộc "dàn cảnh cò mồi", nhưng là kế "thanh đông kích tây" có khả năng kéo sự chú ý của nhân dân Việt trong vài ngoài nước theo sát mà quên đi những vấn đề mà đảng Cộng Sản đang bù đầu, rối trí, phập phòng lo sợ nhất hiện nay.

Kim Cương đúng là "nghệ sĩ cứu đảng" cũng như thiền xu Thích Nhất Vẹm: "Mượn Phật cứu đảng" hay các linh mọp quốc doanh: “dòng Chúa cứu đảng"... nhất là trong lúc nguy khốn; rồi đây vụ nầy cũng chỉ là trò hề và sau cùng thì đâu lại vào đấy, nhưng lúc nầy là thời điểm mà hai bên cần tranh luận thật nhiều, càng gay cấn càng hay, để được các cơ quan truyền thông trong, ngoài nước đang tải, phổ biến, vụ nầy càng to thì đảng càng có lợi. Do đó, vụ Kim Cương thưa ca sĩ đón gió và trung tâm trở cờ chỉ là trò hề, hay nói đúng là "vở kịch lói vô duyên" được tung ra đúng thời điểm nguy kịch của đảng.

Trương Minh Hòa

No comments:

Post a Comment