Wednesday, September 3, 2008

Hũ tương thúi Phật giáo Úc châu


Trương Minh Hòa

Nhiều người cứ tin tưởng một cách máy móc, nhất là giới Phật tử, thì chùa là nơi thanh tịnh, tăng ni là những người đã thấy được kiếp nhân sinh phù du như bọt nước, cõi đời là tạm bợ, giác ngộ chân lý của đức Phật, tình nguyện quy y "Phật-Pháp-Tăng" để kiếp sau được giải thoát khỏi kiếp luân hồi.

Từ chiếc áo cà sa, đầu cạo trọc, nói năng toàn là những lời nói từ tốn đượm vẻ hiền đức chững chạc, âm lượng khoan thai với những từ ngữ của đạo Phật toàn là chuyện "làm lành lánh dữ, từ bi, nhân ái, yêu thương ...", gặp nhau là chấp tay xá dài với câu mở đầu "Nam Mô A Di Đà Phật", thật là "thiện tai! Thiện tai!" (ngoại trừ tông phái thiền Tiếp Hiện của Sư Ôm Thích Nhất Vẹm, giáo chủ Lang Môn, khi gặp nhau không chấp tay mà ÔM hôn theo kiểu Liên Sô, như tổng bí thư đảng Cộng Sản Liên Sô Breznev ôm hôn Hồ Chí Minh khi gặp nhau trong thời hai tên nầy còn sống; nhưng chuyện hai người khác phái ôm hôn kiểu nầy dễ bị hiểu làm là GAY lắm), rảnh rang thì lần chuỗi hạt Bồ Đề để cho tâm tính bình lặng như mặt nước, lại thường hay mở rộng tấm lòng từ bi, kêu gọi Phật Tử đóng góp để cứu tế khi có thiên tai ở bất cứ nơi nào trên thế giới; một điều dễ nhận ra là: dù tăng ni với tấm long "đại-bác" đến đâu, cũng ít vị nào ai dám bán chùa do mình làm chủ, bá tánh đóng góp, để dành tất cả tiền cứu giúp những người lâm nạn như câu người ta thường nói: "Cứu một người còn có phước lớn hơn cất năm, bảy ngôi chùa".

Cho nên chùa là nơi có thể tin tưởng, vì nơi nầy toàn là những người hiền đức, không tranh đua, bỏ qua hết cả lục dục thất tình, danh lợi để mai sao khi viên tịch, hy vọng về Niết Bàn, thoát khỏi kiếp luân hồi. Thầy, ni cô là những người được nhiều Phật Tử tin cậy là có đạo đức, có kiến thức về Phật pháp, lại là người ngày đêm công phu kinh mõ kề cận "tượng Phật", đi xa hơn, trong xã hội, thầy là những vị" lãnh đạo tinh thần", được các M.C giới thiệu trịnh trọng trong các buổi lễ, sinh hoạt cộng đồng .... chức lãnh đạo nầy không có nhiệm kỳ, không người bầu, nhưng được giữ suốt đời. Tuy nhiên, cái địa vị mang tính cách "lãnh đạo" ấy có dính dáng đến đời, nhất là trong lãnh vực chính trị, ấy thế mà một số thầy rất hãnh diện làm "lãnh đạo tinh thần" nhưng lại tuyên bố "PHI CHÍNH TRỊ" thế mới là "trật đường rầy xe lửa", nhưng đó là "cái khôn" của những kẻ "láu cá vặt": khi hưởng lợi thì nhào ra lãnh trước, lúc hữu sự thì lặn mất; nhất là các sư từ Việt Nam sang, lợi dụng lối "phi chánh trị" để từ chối không chịu thuyết pháp bất cứ nơi nào có lá cờ vàng ba sọc đỏ, hát quốc ca, một số chùa mà trong lúc còn cần bá tánh đóng góp hoàn thành, thì treo cờ, nhưng sau khi khi đã xây xong là "phi chính trị"; hoặc là một số ngôi chùa hải ngoại do đám sư "về nguồn" trụ trì, lúc khánh thành thì treo cờ vàng cả chùa, từ cổng đến chánh điện, nếu cần phô trương cũng mời cả những vị danh tiếng như "Đức Đa Lai Đa Ma" khi đi ngang qua, đến chùa để dựa vào uy tín hầu lừa đảo bá tánh và những người quốc gia, sau nầy thì lột cờ, phi chính trị, hết xôi rồi chuyện .... đây là mưu đồ thâm độc, lợi dụng tôn giáo để triệt hạ biểu tượng tự do, hồn thiêng sông núi của dân Việt Nam. Phi chính trị nhưng không bao giờ "PHI ĐÔ LA" thế mới là lối tu ngày nay.

Vì sự tin tưởng theo tập quán "trọng Phật kính tăng" ăn sâu vào truyền thống của Phật tử, nên một số tăng ni thuộc loại: "mượn đạo tạo đời" cụ thể là: "mượn đạo tạo TIỀN" mới có môi trường hoạt động, tiếp tục gây bao "nghiệp báo", làm hoen ố uy danh Đức Pht và cả tôn giáo, nên việc "cúng dường, vung bồi công quả" cho những ngôi chùa với các " gian tăng" là vô tình tiếp tay cho kẻ gây thêm nghiệp báo, chớ không phải là có phước; nhất là từ ngày có đảng Cộng Sản vô thần, cán bộ Cộng Sản xâm nhập vào Phật Giáo từ trước 1975 đến nay, ngay cả hải ngoại cũng không tránh khỏi "công an giả sư" xuất ngoại thuyết pháp, thu tiền, tuyên truyền, ru ngủ, gây phân hóa hàng ngũ Phật Tử , làm công tác tôn giáo vận, cũng có khả năng gây dựng" chi bộ đảng" dưới tàng lộng tôn giáo, đường dây tình báo, gián điệp ... có thể nói là giới "ni sư từ Việt Nam" sang rất là đa dạng, khó khám phá, chỉ trừ khi thấy giấy "Công Vụ Lịnh" như tên gián điệp đội lớp tu sĩ Phật Giáo Thích Thông Kỉnh. Người Việt tỵ nạn, bỏ hết tài sản, mồ mả ông bà, kể cả việc coi thường mạng sống, bỏ nước vượt biển, vượt biên đi tìm tự do, thường lo sợ công an, cán bộ phát giác trên đường đi; nhưng ngày nay, công an, cán bộ tôn giáo vận, mặc chiếc áo cà sa, được một số cơ sở Phật Giáo hải ngoại, nhất là sư và chùa "về nguồn" ủng hộ, sư từ trong nước được tôn kính, thuyết pháp dạy đạo, được coi là "lời vàng ngọc" nên có thu vào dĩa CD, DVD để phổ biến, đây là thực tế phủ phàng.

Những người tỵ nạn Cộng Sản ngày xưa bị công an, cán bộ bức hại đủ điều, thì ngày nay lại chấp tay chào cung kính "công an, cán bộ tôn giáo vận" mặc áo cà sa mà cứ ngỡ đây là sư, thì quả là đau lòng cho đạo Phật và vong linh của hàng triệu người chết oan vì đại họa Cộng Sản, trên đường đi tìm tự do. Nhờ nhiều Phật tử "thuần thành" kiểu Tam Tạng nên mà quái Cộng Sản tiếp tục mượn áo cà sa, thuyết pháp ca ma Cộng Sản ở ngay tại "thế giới Tây Phương Cực Lạc", tiếp tục ru ngủ, thu tiền và làm công tác tôn giáo vận một cách an toàn.

Tại Úc Châu cũng có Phật tử, dù dân số ở đây khoản 200 ngàn, nhưng nghe đâu có đến 65 ngôi chùa và ngày nay đang trên đà "tăng vọt" khi có nhiều chùa bảo lãnh sư, ni ở bên Việt Nam sang tu học, bành trướng Phật Giáo, tình hình xuất ngoại rần rộ nầy của các tu sĩ Phật Giáo cũng là nghịch lý, vì trong nước Phật Giáo đang bị trù dập, đàn áp, nên rất cần những tu sĩ để cứu nguy cho đạo; mặt khác hàng triệu Phật tử đang cần các thầy, ni cô hướng dẫn quần chúng để bảo vệ đạo pháp; nhưng ở hải ngoại không cần sư, ni sang để "tu" và hoằng pháp; như vậy, họ xuất ngoại để làm gì? Phật Giáo Úc Châu cũng có những xáo trộn như ngoài đời, với cảnh lừa lọc, đấu tố theo kiểu cải cách ruộng đất; tuy nhiên vì các sư, ni rất là "thanh tâm trường an lạc" nên những chuyện động trời ở hậu liêu thường được che dấu rất kỹ, nhờ vậy mà chùa mới thu được nhiều tiền, thầy trở thành "tư bản Phật giáo" sau thời gian tu hành, tài sản hàng triệu Mỹ kim là điều có thật tại hải ngoại. Thời gian chân ướt chân ráo mới định cư, Phật Giáo Úc Châu có danh xưng là "Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam Tại Úc Đại Lợi" và sau nầy sát nhập thêm Tân Tây Lan, khi chưa có tài sản thì "đệ đệ, huynh huynh" tình đồng đạo khắt khít như "chuông với mõ, như tương với chao", nếu nói theo cái tình hữu nghị Việt-Trung thì: "tình đồng đạo đời đời bền vững như răng với môi"; thế nên sau khi có tài sản do Phật tử đóng góp thì: "không có Tình đồng đạo vĩnh viễn, mà chỉ có quyền lợi mà thôi".

Cuộc tranh chấp nổ ra nhiều nơi tại Úc Châu, điển hình như ở Tây Úc, một cư sĩ tên là Lê Tấn Kiết, tức là ông Mười Một, lấy pháp danh Đại Hỷ, dù không viết, đọc rành tiếng Việt (đương nhiên là kinh Phật cũng chưa chắc gì rành), nhưng cũng là người có tấm long "với Phật", là những người tỵ nạn đầu tiên đến vùng đất nầy, nên có cơ hội hơn nhiều người đến sau, qui tụ Phật tử, mướn căn nhà ở số 45 Money Street, lập ra "Niệm Phật Đường Chánh Giác", sau mua đứt căn nhà, đổi thành chùa Chánh Giác, ở ngay trung tâm phố Perth, nay có giá trị bạc triệu, có cả cư xá dành cho mướn. Vị cư sĩ nầy từng tuyên bố mục đích cất chùa với huê lợi hàng đầu với nhiều người rằng: "một ngôi chùa bằng ba cái SHOPS", dù nhiều người biết người xây chùa "không phải để tu" mà là THAY MƯỢN thiền môn làm THƯƠNG MẠI, nhưng vì kính Phật mà đi chùa, cúng dường, công quả, thế nên vị chủ chùa thu được nhiều lợi nhuận mà khỏi phải "lao động vinh quang", ai cũng biết vị chủ chùa nầy từ ngày qua Úc đến già, không đi làm gì cả, nhưng lại có nhiều tiền nhờ bá tánh "vung bồi công đức"; rồi dùng tiền đó chi, hiến tặng, đóng góp cho các hội đoàn, dần dần trở thành "ân nhân" hay "mạnh thường quân" của các hội đoàn địa phương, nên sớm trở thành "thân hào nhân sĩ"; thế nên, vị cư sĩ nầy từng có nhiều ảnh hưởng lớn đến Cộng Đồng Người Việt Tự Do Tây Úc trong suốt mấy thập niên qua, hầu như các buổi lễ cộng đồng, khi vị "lãnh đạo tinh thần" nầy có mặt, thì MC thường giới thiệu: "Bác Lê Tấn Kiết, đại diện chùa Chánh Giác"; ngay cả vị chủ tịch trẻ cộng đồng là luật sư Nguyễn Quốc Duy từng gọi ông Lê Tấn Kiết bằng câu: "NIÊN TRƯỞNG TỐI CAO CỦA CỘNG ĐỒNG" trên đài phát thanh SBS và đài phát thanh Tây Úc và trong các buổi lễ; giống như "chủ tịch Hồ Chí Minh VĨ ĐẠI" vậy.

Sự ảnh hưởng nầy được nhìn thấy qua các cuộc bầu cử cộng đồng, vị cư sĩ nầy thường là trưởng Ban Tổ Chức Bầu Cử, thời chủ tịch Nguyễn Quốc Duy, quỹ Lotto hiến tặng số tiền lên đến 320 ngàn cho cộng đồng, thay vì đại diện Lotto tới văn phòng cộng đồng trao tiền, thì lại kéo đến chùa Chánh Giác và ông Lê Tấn Kiết lên đài phát thanh SBS nói năng, khiến người dân tưởng đây là công lao do ông ta vận động vậy. Từ một người bình thường, không rành chữ nghĩa, dựa vào tượng Phật, uy tín Phật Giáo mà làm nên cơ nghiệp, uy danh là nhờ nhiều Phật tử thuần thành đóng góp.

"Nước lã mà quấy nên hồ.
Tay mơ, dựa Phật, tiền vô ào ào"

Tình hình nầy kéo dài đến năm 1982 khi có vị sư tên là đại đức Thích Phước Nhơn, được chùa bảo lãnh từ trại tỵ nạn, sang ở chùa Chánh Giác để tu; nào ngờ vị sư nầy muốn làm hội trưởng Phật Giáo Tây Úc, nên tranh chấp với cư sĩ Lê Tấn Kiết, thế là "mặt trận Phật giáo miền Tây không yên tỉnh" khai hỏa sau nhiều tháng ngày có lời qua tiếng lại, kình chống nhau quyết liệt ngay trong chùa. Vào lễ Vu Lan năm 1984, đại đức Thích Phước Nhơn vận động các "sư huynh" ở Tổng Hội Phật Giáo xuống dàn xếp, rồi cũng không xong, thế là một cuộc "đem Phật xuống đường" tại Tây Phương diễn ra, các chư tôn công đức mang tượng Phật, bàn thờ ra khỏi chùa Chánh Giác, có một số Phật tử ủng hộ, đau lòng thay, bàn thờ Phật lại đặt ngay trước ngả ba đường Money và Monger, đó là một "động chứa đĩ có licence" của người Úc; cũng như trước đây đám Thích Trí Quang đem cả tượng Phật đặt trên đống rác trong chiến dịch mang Phật xuống đường 1966 vậy. Rồi Đại đức Thích Phước Nhơn mang bàn thờ Phật đến "an vị" tại một căn nhà mướn ở đường Albert (North Perth) để tu tạm, sau đó dời lên vùng Wanneroo cất ngôi Phổ Quang rất lớn, xưng là viện chủ; nay thì thượng tọa Phước Nhơn tu hành thành đạt viên mãn, có trong tay 3 ngôi chùa, giao cho ba ni cô trụ trì, còn thượng tọa thì xưng là "phương trượng" như Thiếu Lâm Tự vậy; nên ngày nay Phật Tử không biết vị Phương Trượng đang ở đâu, vì có 3 chùa ở ba nơi khác nhau?. Một số Phật tử trước đây từng đóng góp công quả, khi đến chùa xưa, thì tự hỏi: "giờ nầy sư ở đâu?".

Tiếp theo là những thông báo khai trừ, trong một tờ QUYẾT ĐỊNH, do hòa thượng Thích Phước Huệ, là Viện Hội Chủ Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam tại Úc Đại Lợi, số 04/83/ VHC/QĐ, đề ngày 4 tháng 12 năm 1983, có đoạn như sau: "Những hành động của ông Lê Tấn Kiết, chứng tỏ đương sự là một con người không có tư cách của một Phật Tử, không giữ được các hạnh tốt của một CÁN BỘ PHẬT GIÁO theo giáo luật ...". Cuộc xung đột kéo dài đến khi huề thượng Thích Phước Huệ cần "thu phục" chùa để tách Phật Giáo Úc Châu ra làm 2 cánh như trước 1975 ở miền Nam, nên vào tháng 5 năm 1999, hòa thượng Phước Huệ sang Tây Úc, được ông chủ chùa Chánh Giác Lê Tấn Kiết tiếp đón nồng nhiệt, tổ chức ngay buổi thuyết pháp vào lúc 7 giờ tối ngày 15-5-1999, ông chủ chùa tuyên dương rằng: "Hòa thượng Thích Phước Huệ có công đức VĨ ĐẠI đối với Phật Giáo Úc Châu ...". Được biết cánh "Phước Huệ Công Đức Tòng Lâm" có hơn 30 ngôi chùa, nay xây thêm đạo tràng ở Sydney, xây mấy chục tượng Phật ở Tân Tây Lan; theo lời đại đức Thích Phước Tấn, người lo xây tượng cho biết là: các người làm tượng phải giữ thanh khiết trong lúc làm việc trong vòng 5 năm, có nghĩa là người xây tượng không được "chút chút" với vợ hay bất cứ người khác phái (được quảng bá những lời phỏng vấn và gây quỷ trên đài phát thanh SBS ở Sydney do Ngọc Hân đảm trách trước đây), không biết có vị nào làm công tác xây tượng Phật nầy dám hy sinh đến 5 năm chuyện "giã gạo ban đêm" như bài hát: "tiếng chày trên sóc Bam Bo".

Tuy nhiên gần đây thì chính "sư phụ vô vàng kính yêu" của vị đại đức nêu trên đã có mối quan hệ HỮU CƠ (đừng nói lái mà làm mất tôn kính nhé) với một phụ nữ có pháp danh Diệu Đ... trong suốt 15 năm mà "thanh tâm vẫn trường an lạc" vì không ai biết, nay đã được phổ biến khắp thế giới. Đây cũng có thể chỉ là "phần tảng băng nổi" trong cuộc đời và sự nghiệp "tu đạo" của vị "giáo hội chủ" Phật Giáo Úc Đại Lợi và Tân Tân Lan, vì trước đây, khi còn tu ở Việt Nam cũng có "Năm Thợ May"; do đó trong bốn thứ khoái của các vị thâm Nho thời xưa, có cái khoái: "hòa thượng động phòng hoa chúc dạ", thì vị hòa thượng Phước Huệ chắc là đã biết biến "đời là bể khổ" thành ra "đời là bể sướng" và cũng có thể có nhiều người nữa trên đường "hành đạo" và cùng "đưa nhau vào cõi mơ hồ nào đây", nên không có cái tâm trạng "bỡ ngỡ" khi vị hòa thượng tu gần hết cả đời, bổng cưới vợ và biết được "hang Pác Pó" lần đầu mà động não: "mặt trời chân lý rọi trong tim". Hòa Thượng Phước Huệ thể hiện tinh thần "tu đạo" lẫn "đạo tu" theo phái Tiếp Hiện, không biết Ngài và thiền sư Thích Nhất Vẹm, ai khai sáng trước?. Tuy nhiên, trong cùng một con người như ngài hòa thượng Thích Phước Huệ mà đóng hai vai mới là chuyện phi thường: lúc mặc áo cà sa thì là cao tăng, nhưng khi cỡi áo cà sa thì là "người phàm", thật là vẹn toàn "đạo và đời", cái ranh giới giữa đạo-đời rất mong manh, chỉ cởi lớp áo là xong, không cần "kinh qua thời kỳ quá độ".

Tại Úc Châu, cánh Phước Huệ không có những hoạt động chống Cộng, nhưng từ thiện là "chủ yếu", lại thêm bảo lãnh sư từ Việt Nam sang tu, ngày nay nổi bật có sư Minh Hiếu, là người hoạt động mạnh, đi cổ động xây thêm chùa tại nhiều nơi ở Úc Châu. Không biết tiền đâu là làm rình rang như thế? Dựa theo tài liệu từ quyển Bạch Thư của hòa thượng Thích Tâm Châu, nhân chuyến đi thăm Úc Châu, phát hành năm 1994 tại chùa Phật Quang, với những biến cố như sau:
Từ 1994, hủ tương thúi Phật Giáo Úc Châu đã có, nhưng hủ tương nầy được che kín bằng "tượng Phật", huề thượng Thích Tâm Châu, sang Úc Châu năm đó, tình cờ xem lại cuốn phim thu băng ghi lại cảnh "biểu tình đấu tố" của một số Phật tử do đám Phước Huệ giựt dây tại thị xã Footscray ở tiểu bang Victoria (Melbourne) vào chiều ngày 4 tháng 11 năm 1993. Mục đích tối hậu là giành chùa Quang Minh do hòa thượng Huyền Tôn bỏ công sức gầy dựng.Ngày 7-6-1993, Hòa Thượng Thích Phước Huệ đã vận động chữ ký của các sư, ni theo ông, gồm 13 người, yêu cầu:

- Thu hồi các chúc vụ Giáo Hội của thầy Huyền Tôn.
- Thuyên chuyển thầy Huyền Tôn ra khỏi tiểu bang victoria.
- Cấm thầy Huyền Tôn không được tham dự các đại lễ.
Qua 3 yêu sách trên, đủ thấy là hòa thượng Thích Phước Huệ đúng là "công đức tùm lum, tà la". Lấy quyền và tư cách gì để đuổi một người ra khỏi tiểu bang, giáo hội? Trong khi nước Úc theo thể chế tự do, bất cứ công dân Úc nào cũng có quyền đi lại, lựa chọn nơi cư trú tự do. Cái "chế độ" hộ khẩu đâu có ở Úc, thế mà Phước Huệ muốn áp dụng.

Ngày 17 tháng 9 năm 1993, huề thượng Thích Huyền Tôn viết bức tâm thư gởi cho huề thượng Thích Phước Huệ, 6 trang đánh máy, với các điểm chánh:

- Lập Hội Đồng Quản Trị Chùa Quang Minh (Melbourne).
- Cho biết chùa PHƯỚC HUỆ (Sydney) là ngôi chùa của giáo hội hay là chùa tư của riêng hòa thượng Phước Huệ?
- Giáo Hội công nhận ba thầy: Tâm Minh, Bổn Điền, Quảng Nghiêm vẫn là người trong giáo hội.
- Thu hồi thầy Minh Trí, trụ trì chùa Quang Minh về nơi cũ.

Hòa thượng Huyền Tôn nhận là đã lầm lổi khi tôn phong thượng tọa Thích Tắc Phước, tức là Thích Phước Huệ lên ngôi vị Huề thượng (sau nầy chính Thích Phước Huệ bảo các đệ tử trong cánh làm cái lễ gọi là SUY TÔN HÒA THƯỢNG, được đài phát thanh SBS, do Ngọc Hân đánh bóng, ca tụng công đức trên toàn quốc, nghe lễ suy tôn, thính giả tưởng đâu là Ngài Phước Huệ là Giáo Hoàng vậy). Sự vận động ngầm, tổ chức của cánh Phước Huệ, nên vào ngày 25 tháng 10 năm 1993, có 4 người trong chùa Quang Minh gồm toàn là nữ: Nguyễn Thị Phú, Bùi Thị Hồng Nhung, Thái Ngọc Bích, Đoàn thị Kim Hoa, đồng ký tên gởi lên Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương Giáo Hội Phật Giáo Úc Đại Lợi tố cáo huề thượng Thích Huyền Tôn có các tội như sau: chủ mưu bạo hành, hối mại quyền thế và hăm dọa ... họ yêu cầu:

- Khai trừ thầy Huyền Tôn ra khỏi giáo hội.
- Yêu cầu thầy Huyền Tôn bồi thường.
- Yêu cầu can thiệp với Bộ Di Trú đưa nội vụ ra tòa.

Chiều ngày 4 tháng 11 năm 1993, bà NGUYỄN THỊ PHÚ cùng với một số Phật Tử của chùa Quang Minh tổ chức một cuộc biểu tình nhỏ ngay tại trung tâm thành phố Footsray với biểu ngữ bô nhọ huề thượng Thích Huyền Tôn, bà Phú chấp tay lạy những người đi đường để xin chữ ký, hình ảnh nầy chẳng khác nào cảnh đấu tố "trí, phú, địa, hào ..." ở miền Bắc sau 1954. Đến ngày 5 tháng 11 năm 1993 (ngày hôm sau), bà Nguyễn Thị Phú với thỉnh nguyện thư và 200 chữ ký gởi lên huề thượng Thích Phước Huệ, yêu cầu trục xuất huề thượng Huyền Tôn ra khỏi chùa Quang Minh.

Vào ngày 6 tháng 11 năm 1993, có một lá thư của một người không tiện nêu tên, gởi đến các tăng ni, chư tôn trong giáo hội, phân tích rất kỷ và coi cuộc biểu tình của bà Phú là ÂM MƯU của Cộng Sản, cần phải đạp tan, nếu không có hại cho đạo pháp. Đến ngày 8 tháng 11 năm 1993, ni cô HẠNH THẮNG viết một bức tâm thư gởi đến chư huề thượng, thượng tọa, đại đức, thư nói rõ về cô Nguyễn Thị Phú và Bùi Thị Hồng Nhung là ân nhân của cô; nhưng hai cô nầy định kéo cô vào con đường "Đồng tình luyến ái", cô không chịu chiều theo, nên các cô kia ghen tức mà vu khống, đặt điều.

Sau này, sự thật phơi bày, ai tu thật, tu giả đều khó thoát khỏi "quả báo nhản tiền", sau đó cánh Phước Huệ phát triển mạnh, từ thiện với quỹ VABAT, tổ chức quyên góp tiền về Việt Nam cứu trợ, mổ mắt cườm thoải mái (có phổ biến và những cuộc điện đàm từ Việt Nam do các sư chùa Phước Huệ nói từ Việt Nam, đang làm việc từ tâm). Không cần dùng kiếng chiếu yêu, ma quái bị "kiếng thời gian" làm lộ nguyên hình, nên cái vụ Scandal của huề thượng Thích Phước Huệ là điều khó dấu, dưới ánh mặt trời không có gì bí mật, nhất là "cái cục cưng của anh ...." tiết lộ trước công luận về: "con đường tình ta đi..." từ lâu và dĩ nhiên là huề thượng Thích Phước Huệ nay đã thấm thía câu ca: "Đường vào tình yêu có trăm lần vui, có vạn lần sầu ...". Tuy nhiên, từ vụ nầy mới lòi ra vài tờ báo ở Úc Châu vẫn còn "kính tăng Phước Huệ" như là người CÔNG ĐỨC đầy mình nay thành CỨT-ĐÔNG bay mùi thúi khắp nơi, dù các vị nầy được coi là những nhà báo nổi tiếng, kỳ cựu ở Úc Châu trước đây, nhưng bây giờ thì đã "Đổi Mới" theo thời cuộc "đón gió và hơi đồng" mà làm ra của cải vật chất và từng ra vào Việt Nam. Những người làm trong các ban chấp hành cộng đồng mà về Việt Nam làm ăn, có cơ sở, thì không thể tin được; những người làm chủ báo mà về Việt Nam thường xuyên, được thoải mái đi đây đi đó, thì đây không phải là những cơ quan truyền thông chống Cộng, có lập trường rõ ràng, toàn là thứ "xanh vỏ đỏ lòng" nên đế cao cảnh giác, không nên mua báo là ủng hộ cho chúng có tài chánh hoạt động ngầm cho Việt Cộng qua nghị quyết 36.

Vài tờ báo nầy được đồng hương Úc Châu biết rõ cái mục đích làm truyền thong "thương mại" nên có thể quảng cáo cho bất cứ dịch vụ, thương nghiệp nào để có tiền, như quảng cáo các dịch vụ cho Vietnam Airline, các đoàn văn công, đánh bóng cả con gái của tên Việt gian Nguyễn Cao Kỳ là Nguyễn Cao Kỳ Duyên (có lần đang hình ả tươi cười khi về Việt Nam, có ý định đóng phim), họ "núp bóng văn nghệ" để làm lợi cho giặc Cộng. Từ đó, người ta đặt câu hỏi là: tại sao vài tờ báo nầy lại muốn nhận chìm xuồng vụ "Phước Huệ công đức tùm lum"? Nhưng đây cũng là "ngưu tầm ngưu, mã tầm mã", họ binh vực nhau dù biết sai trái cũng đều có cái NHÂN thầm kính bên trong, chớ không phải tự nhiên mà có, bên trong ắt hẳn có sự quan hệ chằn chịt quyền lợi, làm ăn, nhất là có cơ sở tại Việt Nam. Hy vọng sẽ có nhiều chuyện" tùm lum khác" cũng lần lượt phơi bày trước công luận như chuyện giải mật văn khố của các nước dân chủ trên thế giới vậy.

PHẦN ĐỀ NGHỊ:

Nhân đây, xin "gợi ý" cho những tiến sĩ, giáo sư, học giả, học thiệt, học chơi, học giỡn học dỏm, học nhiều mà không hiểu, có học mà đếch có hạnh ... của nhóm GIAO ĐIỂM có thêm những đề tài để đưa lên trang web, xin đề nghị sau đây:

- Nhiều tác giả có viết đề tài: ĐỐI THOẠI VỚI GIÁO HOÀNG JOHN PAUL ĐỆ NHỊ, nhưng có lẽ viết bằng tiếng Việt, mà đăng trên Giao Điểm là trớt quớt, ngay cả những người Việt cũng ít ai vào đây để tìm hiểu vì biết trang báo điện tử nầy rất rõ lập trường; mặt khác khi còn sống, đức Giáo Hoàng cũng không quỡn đọc, nhất là viết bằng tiếng Việt; chắc chắn là mục đích của Giao Điểm là nhằm "khiêu khích" những tín đồ Thiên Chúa và kích động chia rẻ giữa các tôn giáo. Ai cũng biết Đức Giáo Hoàng John Paul Đệ Nhị là người làm tan cả khối Cộng Sản Quốc Tế qua mắc xích Ba Lan, nên những tác giả nầy "oán đức Giáo Hoàng" lắm, làm sụp đổ cả "chỗ dựa vững chắc như thành đồng vách sắt" của "đỉnh cao trí tệ loài người" tại Bắc Bộ Phủ. Cho nên xin đề nghị những cây viết "có lắm bằng cấp cao của Giao Điểm" nên viết đề tài thực tế, bằng tiếng Việt, thì có nhiều người đọc như: ĐỐI THOẠI VỚI THIỀN SƯ THÍCH NHẤT HẠNH hay là ĐỐI THOẠI VỚI HUỀ THƯỢNG THÍCH PHƯỚC HUỆ. (sau vụ scandal nầy)

- Cũng nhiều tác giả Giao Điểm viết đề tài: TẠI SAO KHÔNG THEO ĐẠO CHÚA?, nay đề nghị viết đề tài: TẠI SAO PHẬT TỬ KHÔNG THÈM ĐI CHÙA?

- Đề tài CÔNG GIÁO TRÊN BỜ VỰC THẨM của Charlie Nguyễn, xin đề nghị viết đề tài: PHẬT GIÁO TRONG THỜI MẠT PHÁP.

- Đề tài CÔNG GIÁO HUYỀN THOẠI VÀ TỘI ÁC cũa Charlie Nguyễn, xin đề nghị viết để tài: PHẬT GIÁO VÀ SƯ HỔ MANG, DÂM ÁC TĂNG ....

Chúc những cây viết Giao Điểm viết một cách trung thực, có luận lý của "người có học, có trình độ" văn hóa, để có thể tạm thuyết phục người đọc; chớ lối viết từ xưa đến nay theo kiểu "ngụy chứng, ngụy biện" theo tinh thần của các báo chí trong nước, là coi như thất bại, lòi ra cái dỏm trong đó. Nếu không cải thiện lối viết thì đề nghị nên mang bằng cấp về Việt Nam để "thân tặng" cho chủ nhân các Ao Cá Bác Hồ, cũng là góp một bàn tay phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Trương Minh Hòa

No comments:

Post a Comment