Sunday, September 21, 2008

Cải cách thụt lùi "Lệ Làng Đầu Hàng Luật Đảng"

  • Trương Minh Hòa
Nguồn tin "giựt con mắt" từ trong nước cho biết là tên thủ tướng "không người lái", gốc du kích Nguyễn Tấn Dũng, tức là Dũng Xà Mâu, trong tháng 9 năm 2008, tỏ ra rất "tâm đắc" trong cái "tình huống hồ hởi phấn khởi" đưa ra chuyện người dân bầu trực tiếp chức vụ chủ tịch ủy ban nhân dân xã, mới nhìn qua thì đây là hình thức sinh hoạt dân chủ, vì "từ ngày có Bác và có đảng" thì cái gì cũng là "nhân dân làm mọi, nhà nước ngồi trên đầu và đảng hưởng hết". Đối với những thế hệ trẻ sau cuộc chiến Việt Nam, nhất là những người từng "sống, lao động, học tập, chiến đấu, theo gương Bác Hồ vĩ đại" suốt đời, chưa bao giờ nhìn thấy bất cứ chức vụ nào được "nhân dân bầu ra trực tiếp" thì vui mừng vô cùng, vì đảng có nguyên tắc cơ bản là: "Chỉ định người lãnh đạo tất cả các chức vụ từ trung ương đến cơ sở địa phương", ngay cả trong các trại tù, các chức sắc đại diện tù, thường được ban quản giáo chỉ định, dựa theo "sơ yếu lý lịch" qua gia đình có người "tham gia cách mạng" hay là thành phần "tù xạo, tù ăn ten"; nên khi mới nghe qua thì đây được coi là một "cải cách vượt chỉ tiêu" chỉ mới xảy ra cái thời thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nầy.

Theo nguồn tin ấy, thì đầu tiên được áp dụng tại 4 thành phố và 6 tỉnh lỵ để làm "THÍ ĐIỂM", nhưng đây cũng chỉ là thủ đoạn vặt của những "thằng điếm" và các "THÍM ĐĨ" trong cái tổ chức đầu não siêu cướp "băng đảng Cộng Sản Việt Nam" mà thôi. Bầu ra cái chức chủ tịch ủy ban nhân dân xã, nhưng còn những chức vụ khác trong ủy ban nhân dân xã thì có bầu không?. Bản chất của đảng cướp Cộng Sản là gian manh, nên chắc chắn là ủy ban nhân dân gồm những thành viên quan trọng đều là đảng viên, thì vị chủ tịch "dân bầu trực tiếp" cũng chỉ là con rối, bù nhìn, không có quyền hành gì cả, ngoại trừ nghi lễ, dự tiệc và ký tên, thị thực những văn bản do ủy ban đưa tới; hay nói đúng hơn là" vị chủ tịch được dân bầu cử trực tiếp" chỉ là công cụ của đảng mà thôi, chứ nào có thực quyền, làm được những gì mà nhân dân giao phó qua lá phiếu?. Đảng cướp Cộng Sản được coi đầu não "xưởng làm hàng giả" nên thường bày ra nhiều sản phẩm: dân chủ cuội, phản tỉnh giả, đấu tranh dỏm, nhà dân chủ phòng lạnh, nhà trí thức cò mồi .... điển hình là cái tổ chức "xưởng gật", gồm toàn là thứ đại biểu "đảng cử dân bầu", cũng là đảng viên hay là "thân hữu" của đảng, được Mặt Trận Tổ Quốc xác nhận "sơ yếu lý lịch tốt" mới được quyền nộp đơn ứng cử, khi được nằm trong danh sách ứng cử viên, thì chắc chắc không thất cử, trái lại tỷ lệ dân chúng" tín nhiệm" rất cao, thông thường từ 90% trở lên.

"DÂN CỬ đảng đề, khỏe GIỮ CÂN.
THẾ SỰ sinh ra THỨ XỆ ngần.
ÔNG NGHỊ gật gù, lầm Y-NGỌNG.
THÍ ĐIỂM bầu cho THÍM ĐĨ lần.
GIỜ CƯƠNG dân chủ, GIƯƠNG CỜ đỏ.
ĐẶT MỖI Mác-Lê, ĐỔI MẶT cần.
MẸO VẶT mị dân, lòi MẶT VẸO.
TĂNG CƯỜNG là phiếu, đảng TƯỜNG CĂN."

Đây là sự "thụt lùi cải cách" mà thằng thủ tướng không người lái Dũng Xà Mâu đưa ra trong thời điểm đảng Cộng Sản Việt Nam đang đương đầu với những "tình huống cực kỳ khó khăn thời thượng", có khả năng đưa đến sụp đổ bất cứ lúc nào:

- Nền kinh tế toàn diện suy sụp vô phương cứu chửa, dù có cái đầu máy "kinh tế thị trường" do bọn "tư bản phản động", nhưng không thể cái cái đuôi "định hướng xã hội chủ nghĩa" nặng nề, nên tình trạng lạm phát vượt chỉ tiêu và cũng "không người lái", vật giá thì tiếp tục "leo thang máy", nạn chợ đen, chợ chui, hàng giả, dỏm lan tràn hơn cả dịch cúm gia cầm; đảng và nhà nước gồm đa số là thành phần "dốt mà làm lớn" không thể kiểm soát được thị trường do không am hiểu thế nào là "kinh tế thị trường" qua những biến động uyển chuyển.

- Dân chúng bất mãn cùng cực, dân oan, không phân biệt gia đình dân hay là "cựu Việt Cộng" càng gia tăng số lượng, công nhân đình công càng đông từ Bắc chí Nam, đòi tăng lương.

- Vụ giáo dân Thái Hà cầu nguyện đòi đất đai bị ăn cướp, bây giờ Giáo Dân Việt Nam đã có kinh nghiệm qua vụ đòi Khâm Sứ ở Hà Nội, bị hứa cuội nên cuộc cầu nguyện đòi đất càng quyết liệt ....

- Dân chúng đã biết vụ tên VẨU thủ tướng Phạm Văn Đồng ký "công hàm" dâng hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa cho quan thầy Trung Cộng vào ngày 14 tháng 9 năm 1958, kèm theo vụ cắt hàng ngàn cây số vuông vùng biên giới Việt-Trung.

- Tên ngoại trưởng Nguyễn Mạnh Cầm đã ký kết với các nước thượng nguồn trong cái Ủy Ban Sông Mekong, tạo cơ hội cho Thái Lan, Lào, Trung Cộng, tự ý xây nhiều con đập thủy điện, lmà cạn dòng ở hạ nguồn, khiến cho hơn 10 triệu dân cư miền Nam thuộc lưu vực sông Cửu Long trở nên nghèo khổ chưa từng thấy, tình trạng thất thu thủy sản, đất bị nhiễm mặn, cho nên dân chúng càng thù ghét cái đảng bán nước, hại dân, gian ác Công Sản.

Cái gọi là bầu cử ra chủ tịch ủy ban nhân dân xã, mới nghe tưởng đâu là bây giờ đảng Cộng Sản đang có chiều hướng cải cách dân chủ dần dần, bắt đầu từ cấp xã, rồi tỉnh, trung ương; chuyện nầy chắc là có một số cò mồi, thời cơ, đón gió, gián điệp nằm vùng, tổ chức chống Cộng cuội, tung ra cái tin "hồ hởi phấn khởi" và nhất là cái tên Dũng Xà Mâu, khi mới vừa được đảng đưa lên làm thủ tướng vài cuối năm 2007, thì được đám "bưng bô" nầy đội lên đầu, cho là một Gorbechov hay ít ra cũng là một Boris Yelsin Việt Nam. Nhưng mà "còn lâu" mới có chuyện đảng Cộng Sản tự nhiên trả lại quyền tự do cho dân, nếu chúng không bị dân chúng đứng lên trừng trị, lật đổ như ở Liên Sô, Đông Âu; điển hình như một nhóm ăn cướp, sau khi vào nhà, vơ vét tài sản, có đời nào bọn cướp "tự giác" mang hết của cải ăn cướp ra cảnh sát đầu thú, tình nguyện trả lại cho khổ chủ; nhưng đảng cướp chỉ bị khuất phục khi cảnh sát, nhân viên an ninh dùng vũ lực đúng mức để dẹp tan.

Tên Dùng Xà Mâu nên "điều nghiên" lịch sử Việt Nam cho kỷ, nên nhớ là đi tìm các sách sử ở các nguồn khác mới có; chứ lục lọi trong các thư viên do nhà xuất bản "Sự Thật" hay các thư viện của Trường Chính Trị Nguyễn Ái Quốc, Viện Nghiên Cứu Marx Lenin của Hoàng Minh Chính trước đây ... là không bao giờ thấy. Cái chuyện dân chủ cấp xã đã có từ lâu, từ thời phong kiến, vua cũng dành cho dân làng cái quyền "bầu cử" ra chức sắc tự trị, nên mới có câu "phép vua thua lệ làng". Thời nước ta bị thực dân Pháp cai trị có ban "Hội Tề" gồm các lão làng, điền chủ, phú hộ, người lớn tuổi có uy tín, với các chức Hương Cả, Hương Quản, Lục Bộ ... được dân bầu ra, tuy rằng quyền hành không nhiều, nhưng cũng được tự do sinh hoạt dân chủ trong làng; nhưng đối với chính quyền thực dân cấp cao, thì ban Hội Tề không thể đi ngược lại những quyết định bất công, trong tinh thần "phủ binh phủ, huyện binh huyện", nên từ đó có câu "ấm ớ hội tề". Thời quốc gia giành được phân nửa giang sơn từ vĩ tuyến 17 đến Mũi Cà Mau, chính quyền dân chủ được dân bầu từ tổng thống, nhưng vì đất nước trong tình trạng chiến tranh do đảng Cộng Sản Bắc Việt và tay sai Việt Cộng khủng bố miền Nam, nên chính quyền cấp tỉnh, quận do quân nhân đảm trách, nhưng xã thì vẫn do dân bầu, tiếp nối truyền thống "lệ làng" đã có từ thời phong kiến. Hệ thống xã tại miền Nam thay tên từ "Hội Tề" sang Hội Đồng Hương Chính và sau cùng là "Hội Đồng Xã" do dân bầu trực tiếp. Thời đệ nhị Cộng Hòa, dân cử được thực hiện qua Hội Đồng Tỉnh, là thứ "quốc hội cấp tiểu bang" bên cạnh vị tỉnh trưởng và ban tham mưu để lo cho nguyện vọng của dân; nếu sau nầy, khi tình hình ổn định, có nghĩa là Việt Cộng bị đánh bại, thì hệ thống chính quyền từ trung ương đến địa phương đều do dân bầu, giống như các nước dân chủ với 3 hệ thống: liên bang, tiểu bang và địa phương (các hội đồng thành phố).

Thằng Dũng Xà Mâu đưa ra cải cách "thụt lùi" về sự bầu cử chức chủ tịch ủy ban nhân dân xã, chỉ là lối mị dân, nhưng hắn ló cái đuôi khi cho là ai muốn ra làm chủ tịch xã cũng phải do đảng giới thiệu và "nhất trí", như vậy, cái lối dân chủ nầy là "trớt quớt" như bầu quốc hội bù nhìn từ thời Hồ Chí Minh đến nay. Tuy nhiên, Dũng Xà Mâu cũng có lý do, vì hệ thống chính quyền từ trung ương đến địa phương vẫn còn nặng nề, mang theo cả hệ thống cồng kềnh, nên hắn dự tính "bãi bỏ cái hội đồng nhân dân cấp huyện, quận" cũng không nằm ngoại múc đích "ăn trọn gói". Lý do là trong bất cứ thương nghiệp nào, có quá nhiều cấp "trung gian" thì làm sao thu được nhiều lợi nhuận? Hệ thống đảng và nhà nước từ trung ương, tỉnh, huyện, xã, ấp, có quá nhiều tay "trung gian", nên khi tiền hối lộ, ăn chận, cắt xén từ bên dưới, đưa qua nhiều tay, thì phải bị hao hụt. Do đó cái bước đầu là bải bỏ một cơ cấu trung gian là huyện, quận và có thể sau nầy tiến xa hơn, để cho trung ương kiểm soát và ăn trọn gói, khỏi chia chác cho cấp dưới.

Người Cộng Sản coi nhân dân là công cụ để dựng, giữ, nuôi đảng. Từ một nhóm người, biết khai thác lòng yêu nước của nhân dân qua các chiêu bài: "đánh Tây, Mỹ" và sau khi nắm quyền, tìm mọi cách vơ vét túi tiền, cướp tài sản nhân dân và chính quyền các cấp được nhân dân nuôi bằng các hình thức hối lộ, bắt nạt. Tuy nhiên, hai chữ nhân dân được dùng để đặt tên cho một số cơ cấu, tổ chức đảng, nhà nước như:

- Quân đội nhân dân (do nhân dân cung cấp nhân lực, súng đạn do Nga Tàu cung cấp, đảng lãnh đạo)
- Công An nhân Dân (là công cụ đắc lực của đảng để đàn áp nhân dân)
- Ủy Ban nhân dân xã, huyện, tỉnh (là những chức vụ không bao giờ do nhân dân bầu, mà lại có quyền cai trị nhân dân bằng luật rừng).

Nhưng tiền thì "ngân hàng nhà nước", các chức vụ cao cấp như: tổng bí thư, thủ tướng, chủ tịch nhà nước (chớ không phải là chủ tịch nhân dân).... ngay cả các chức như xã ủy, huyện ủy, tỉnh ủy ... dù là những chức vụ "lãnh đạo, ngồi trên đầu nhân dân" nhưng không được gắn liền với hai chữ "nhân dân" cả. Như vậy, thì các chức lãnh đạo từ trung ương đến địa phương trong chế độ Cộng Sản đã tự thú và tự tố cáo: đây là hệ thống cai trị bất hợp pháp, phi dân chủ, chỉ là bộ máy cai trị của một băng đảng cướp mà thôi.

Dũng Xà Mâu là người có "sáng kiến" như đây cũng là "tối kiến" trong cái "cải cách thụt lùi" đầy gian trá của một tay chơi bài ba lá vụn; khi hắn tung ra con bài tẩy, ai cũng biết, nên khó có người u mê nào nhào vô, chỉ có đám "cò mồi" chung quanh hò hét về "cải cách dân chủ đáng khen ngợi" và dần dần tiến tới "dân chủ đa nguyên" nhưng theo công thức "đảng lãnh đạo". Cái vụ làng tự trị đã có từ lâu, chắc có lẽ tên Dũng Xà Mâu là "đỉnh cao trí tệ nòi người" có mấy cái bằng đại học treo văn phòng, nhưng chưa có dịp "điều nghiên" nhiều sách hay (chứ không phải sách vở, hay sách dở) của các sử gia, nên mới đưa ra cái sáng kiến "bầu cử trực tiếp chức vụ chủ tịch ủy ban nhân dân xã".

Nếu thí điểm nầy thành công, thì trong tương lai, cái chủ trương "dân chủ tập trung" có thêm được nhiều tiền hơn, không còn qua tay trung gian là hệ thống huyện, quận. Như thế, thì các nước dân chủ Âu Mỹ nhìn thấy: "Việt Nam đang có cải thiện dân chủ" để họ yên tâm mang tiền vào đầu tư, cấp viện và các nhà thầu chấp nhận chi trả hối lộ cho các quan chức số tiền 15% công trình để trúng thầu; tức là các cơ quan cấp viện của các chính phủ dân chủ cứ đổ tiền vào Việt Nam và 15% vào túi những "đỉnh cao trí tệ nòi người" một cách sáng tạo, an toàn nếu bị đổ bể thì chuyển sang nơi khác, tiếp tục "phục vụ nhân dân".

Trương Minh Hòa



No comments:

Post a Comment