Thế Huy
Từ ít lâu nay một số người đã đề cập tới quan điểm đấu tranh của nhà thơ Nguyễn Chí Thiện, xuyên qua những bài nói chuyện của ông tại các nơi, trong hơn một năm qua. Các lời khen, chê đưa ra thật nhiều và rất mâu thuẫn với nhau, nhưng đa số sự khen, chê đó chưa dược dẫn chứng rõ ràng hoặc thiếu dữ kiện chứng minh để có thể đi đến những kết luận được coi là chính xác, nên đã làm nhiều người hoang mang, không rõ lập trường và thân thế nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ra sao? Việc đả kích hoặc yểm trợ nhà thơ Nguyễn Chí Thiện đã gây rạn vỡ ít nhiều trong cộng đồng người Việt hải ngoại và đã khiến một số người trong hàng ngũ đấu tranh có những ý kiến xung đột và trở nên hiềm khích với nhau.
Trước sự kiện đó, chúng tôi thấy cần phân tích và nhìn vấn đề một cách khách quan tối đa, nhằm nêu ra những gì được gọi là chưa sáng tỏ hoặc mâu thuẫn giữa quan điểm của thi sĩ Vô Danh, tác giả tập thơ Vô Đề (được trao cho tòa đại sứ Anh ở Hà Nội ngày 16.7.1979) và quan niệm đấu tranh của nhà thơ Nguyễn Chí Thiện hiện nay. Sở dĩ việc phân biệt đó được đặt ra, vì một số người đoan chắc rằng nhà thơ Nguyễn Chí Thiện đang có mặt tại hải ngoại không phải là thi sĩ Vô Danh, tác giả tập thơ Vô Đề, mà hầu hết chúng ta đã được đọc qua ít nhiều từ 17 năm qua. Mổ xẻ để tìm hiểu về sự kiện đó là một công việc tế nhị, khó khăn và có thể sẽ có người cho là người viết có ý đánh phá nhà thơ Nguyễn Chí Thiện. Nhưng vì mục đích muốn cho sự thật được sáng tỏ, để từ đó, tất cả chúng ta đánh giá đúng về con người và nhìn đúng sự việc, nên chúng tôi nghĩ đến việc đưa ra những điểm được coi là bất thường và mâu thuẫn, đã làm một số người thắc mắc, để chúng ta cùng nhau suy nghĩ, góp ý và thảo luận một cách vô tư, nghiêm chỉnh, hầu đưa đến một kết luận công bình và hữu lý nhất. Bởi, mọi sự lầm lẫn trong công cuộc đấu tranh sẽ đem lại những tai hại lớn lao không những cho chúng ta mà còn di họa cho tương lai của đất nước.
Chúng tôi quan niệm rằng khi nhận định về bất cứ một sự kiện hay một nhân vật nào, người làm công việc phân tích phải bỏ ra ngoài mọi thứ tình cảm cá nhân, mọi thứ “vị tình” mà chỉ mổ xẻ sự việc với sự vô tư tối đa để bảo đảm tính chất xác thực của nó.
Những chi tiết nêu ra không hề là những lời cáo buộc hay bắt bẻ mà là những điều cần được soi sáng, nếu cá nhân của người được nói đến, thấy trong đó có sự sai lầm hoặc ngộ nhận. Mọi người sẽ nói chuyện với nhau một cách chân thành, công bằng, bình tĩnh và tương kính để mọi khúc mắc được giải tỏa, mọi việc sẽ rõ trắng, đen.
- I. MÂU THUẪN về THÂN THẾ
1. Khác biệt về tuổi tác
Nhà thơ Nguyễn Chí Thiện cho hay ông sinh ngày 27.2.1939. Theo đó thì biến chuyển Mùa Thu năm 1945, khi CS cướp chính quyền tại Hà Nội thì NCT mới 6 tuổi. Nếu NCT là thi sĩ Vô Danh thì vô lý, vì trong tập thơ Vô Đề, tác giả Vô Danh lúc đó đã vào tuổi 20. Nhớ lại biến chuyển đó, thi sĩ Vô Danh viết:
Nhà thơ Nguyễn Chí Thiện cho hay ông sinh ngày 27.2.1939. Theo đó thì biến chuyển Mùa Thu năm 1945, khi CS cướp chính quyền tại Hà Nội thì NCT mới 6 tuổi. Nếu NCT là thi sĩ Vô Danh thì vô lý, vì trong tập thơ Vô Đề, tác giả Vô Danh lúc đó đã vào tuổi 20. Nhớ lại biến chuyển đó, thi sĩ Vô Danh viết:
“Tuổi hai mươi, tuổi bước vào đời
Hồn lộng cao, gió thổi chơi vơi…
…Tuổi đôi mươi nhìn đời thơ dại
Ngỡ cờ sao rựng rỡ [ghi chú: cờ VC]
Tô thắm xứ sở yêu thương
Có ngờ đâu giáo giở đã lên đường
Hung bạo phá tan bờ kim cổ.”
Hồn lộng cao, gió thổi chơi vơi…
…Tuổi đôi mươi nhìn đời thơ dại
Ngỡ cờ sao rựng rỡ [ghi chú: cờ VC]
Tô thắm xứ sở yêu thương
Có ngờ đâu giáo giở đã lên đường
Hung bạo phá tan bờ kim cổ.”
Giả dụ thi sĩ Vô Danh là thi sĩ NCT, và dù lúc ấy mới 6 tuổi, nhưng tự đặt mình vào tuổi tráng niên để nói lên niềm vui của thế hệ trẻ thời ấy khi thấy đất nước được Độc Lập (nhưng thực ra đã thoát từ ách thống trị của Thực Dân để đi vào một gông cùm khác còn nghiệt ngã hơn). Giả thuyết này không vững vì chính tác giả Vô Danh đã nói rằng thơ của ông là tất cả sự thật, là cùm kẹp, là máu ho lao, chứ không vẽ vời thêm bớt gì cả. Điều đó có nghĩa là nếu nhà thơ NCT là thi sĩ Vô Danh thì ít nhất ông phải sinh vào khoảng 1925, chứ không thể là 1939.
Cũng trong việc tìm hiểu tuổi tác của thi sĩ Vô Danh, người ta thấy trong bài “Tôi Đã Đi” sáng tác năm 1963, ông viết:
‘Tôi đã đi hơn nửa đoạn đường đời
Mà chưa gặp bao la và ngớt tạnh!
Buổi cất bước hồn tôi là rượu mạnh
Giờ rượu kia nhạt loãng tựa hơi sương
…Nửa đời trước đã đi vào mất mát
Của ước mơ vụn vỡ tới chân nền
Liệu ai còn can đảm gan bền
Xây lại giấc mơ vàng vụn nát!”
Mà chưa gặp bao la và ngớt tạnh!
Buổi cất bước hồn tôi là rượu mạnh
Giờ rượu kia nhạt loãng tựa hơi sương
…Nửa đời trước đã đi vào mất mát
Của ước mơ vụn vỡ tới chân nền
Liệu ai còn can đảm gan bền
Xây lại giấc mơ vàng vụn nát!”
(trang 136, bản dịch Hoa Địa Ngục của Nguyễn Ngọc Bích)
Bài thơ này làm năm 1963, khi nhà thơ NCT 24 tuổi. Với tuổi ấy, nhà thơ không thể nghĩ là mình đã sống hơn nửa đời người được. Đời một người thường được tính là 70 tuổi. Tâm trạng trên chỉ đúng nếu ông sinh vào khoảng 1925 như giả thuyết đã nêu ra ở trên vì năm đó (1963) ông đã 38 tuổi. Với tuổi xấp xỉ 40 ấy, tác giả mới có thể nói là mình sống hơn nửa đời người được.
Tập thơ Hoa Địa Ngục 2, trong một bài rất dài từ trang 46 đến trang 48, nhà thơ NCT viết về kỷ niệm và những hình ảnh an bình khi ông còn ở tuổi thanh niên, đã biết uống rượu, có bạn gái và uống cà phê pha rượu mạnh:
Bài thơ này làm năm 1963, khi nhà thơ NCT 24 tuổi. Với tuổi ấy, nhà thơ không thể nghĩ là mình đã sống hơn nửa đời người được. Đời một người thường được tính là 70 tuổi. Tâm trạng trên chỉ đúng nếu ông sinh vào khoảng 1925 như giả thuyết đã nêu ra ở trên vì năm đó (1963) ông đã 38 tuổi. Với tuổi xấp xỉ 40 ấy, tác giả mới có thể nói là mình sống hơn nửa đời người được.
Tập thơ Hoa Địa Ngục 2, trong một bài rất dài từ trang 46 đến trang 48, nhà thơ NCT viết về kỷ niệm và những hình ảnh an bình khi ông còn ở tuổi thanh niên, đã biết uống rượu, có bạn gái và uống cà phê pha rượu mạnh:
“Ta nhớ những buổi tối mùa đông
Đi xi nê về ăn phở ấp chảo
Phở nóng, rượu cay, tỏi ớt càng cay!
… Ta ngồi bên ly cà phê pha rượu mạnh
Nhìn dòng người, dòng xe khoe tươi lộng lẫy
…Quanh hồ Gươm ta mặc toàn đồ trắng dạo chơi
…Mùa hè, ăn bánh tôm bên hồ Tây
Cô bạn ngồi bên như nàng tiên vậy”
(1986)
Đi xi nê về ăn phở ấp chảo
Phở nóng, rượu cay, tỏi ớt càng cay!
… Ta ngồi bên ly cà phê pha rượu mạnh
Nhìn dòng người, dòng xe khoe tươi lộng lẫy
…Quanh hồ Gươm ta mặc toàn đồ trắng dạo chơi
…Mùa hè, ăn bánh tôm bên hồ Tây
Cô bạn ngồi bên như nàng tiên vậy”
(1986)
Năm 1986 nhà thơ NCT hồi tưởng quá khứ và làm bài thơ này. Người ta tự hỏi: Cái thời vàng son, thanh bình đó là thời điểm nào? Trước khi CS chia đôi đất nước? Tối đa, năm 1952/1953, nhà thơ NCT mới 13, 14 tuổi. Ở ngoài Bắc, thời đó, người thanh niên có học, gia đình nề nếp, biết uống rượu, có bạn gái phải là tuổi trên dưới 20. Ông NCT 20 tuổi năm 1959. Chẳng lẽ vào năm 1959 hoặc vào đầu thập niên 1960, dưới thời CS, mà ở Hà Nội có người công tử mặc toàn đồ trắng dạo chơi quanh Hồ Gươm nhàn hạ, thanh bình, sung túc và sang trọng như thế sao? Những năm ấy mà khung cảnh Hà Nội còn nhộn nhịp, lộng lẫy và nhiều xe hơi đến thế sao? Hình ảnh đó chỉ có thể có được trước năm 1954. Nếu quả thật khi nhà thơ NCT ở vào tuổi 20 (1959) mà ông còn được sống như thế thì hẳn ông phải thuộc vào thành phần được ưu đãi. Nhà thơ NCT khẳng định rằng những gì được nói đến trong thơ, ông không thêm bớt mà còn “theo sát sự thật tới độ tỉ mỉ”. Nếu tại Hà Nội những năm 1959/1960 mà còn cảnh ấy thì điều đó làm nhiều người rất ngạc nhiên.
Nhà thơ cũng cho biết rằng ông tốt nghiệp trung học năm 1955, tức là năm 1954 mới 15 tuổi ông đã đậu tú tài 1, nghĩa là ông phải làm đơn xin miễn tuổi để dự thi? Nghề nghiệp chính thức của ông là dạy Anh văn và Pháp văn. Ông đi tù lần đầu từ tháng 5.61 đến tháng 11.64, lần thứ nhì từ tháng 2.66 đến tháng 7.77. Trong thời gian được thả từ tháng 11.64 đến tháng 2.66 thì ông dịch sách và cư trú tại Hải Phòng.
2.Về gia đình
Thi sĩ Vô Danh là người con độc nhất trong gia đình, không vợ, không con. Trong tập thơ Vô Đề ông viết:
Nhà thơ cũng cho biết rằng ông tốt nghiệp trung học năm 1955, tức là năm 1954 mới 15 tuổi ông đã đậu tú tài 1, nghĩa là ông phải làm đơn xin miễn tuổi để dự thi? Nghề nghiệp chính thức của ông là dạy Anh văn và Pháp văn. Ông đi tù lần đầu từ tháng 5.61 đến tháng 11.64, lần thứ nhì từ tháng 2.66 đến tháng 7.77. Trong thời gian được thả từ tháng 11.64 đến tháng 2.66 thì ông dịch sách và cư trú tại Hải Phòng.
2.Về gia đình
Thi sĩ Vô Danh là người con độc nhất trong gia đình, không vợ, không con. Trong tập thơ Vô Đề ông viết:
“Tôi, một kẻ không gia đình, bè bạn
Sống một mình, bệnh hoạn, xanh xao
Chủ nhật, ngày thường tôi thấy như nhau
Những khi buồn tôi đem điếu ra lau
Hoặc khe khẻ ngâm vài câu thơ cổ.”
Sống một mình, bệnh hoạn, xanh xao
Chủ nhật, ngày thường tôi thấy như nhau
Những khi buồn tôi đem điếu ra lau
Hoặc khe khẻ ngâm vài câu thơ cổ.”
Bài thơ này cho chúng ta thấy hình ảnh một người có thể lớn hơn nhà thơ NCT một thế hệ, biết khá nhiều về thơ cổ, chịu ảnh hưởng, của văn hóa Trung Hoa, và cũng còn là người theo Tây học, có đủ khả năng để viết bức thư kèm theo tập thơ Vô Đề, nhờ Toà Đại Sứ Anh phổ biến.
Qua hơn 100 bài sáng tác suốt thời gian đi tù, in trong tập thơ Vô Đề, thi sĩ Vô Danh không hề đề cập đến ai trong thân quyến, ngoại trừ cha mẹ ông, khiến người ta cho rằng ông không còn người thân ruột thịt nào khác.
Trong khi đó, nhà thơ NCT cho hay ông có hai người chị, một người tên là Hảo và một người anh theo quân đội Quốc Gia, di cư vào Nam năm 1954, tên là Nguyễn Công Giân, cựu trung tá P2/TTM hiện nay ở Mỹ.
Hoa Địa Ngục tập 2, trang 144 ông viết:
Ba chục năm trời không thấy mặt nhau
Non nuớc chia đôi, rồi tù lao thăm thẳm
Em vẫn mơ ngày tay anh em nắm
Nước mắt sẽ trào ra sung sướng, thương đau
Ruột thịt chia lìa đớn đau
Gặp nhau anh chị em mình sẽ khóc
Chìm đắm giữa lao tù chết chóc
Em vẫn cầu trời cho bốn anh chị em mình
Có ngày được ăn bữa cơm đoàn tụ bên nhau…”
Non nuớc chia đôi, rồi tù lao thăm thẳm
Em vẫn mơ ngày tay anh em nắm
Nước mắt sẽ trào ra sung sướng, thương đau
Ruột thịt chia lìa đớn đau
Gặp nhau anh chị em mình sẽ khóc
Chìm đắm giữa lao tù chết chóc
Em vẫn cầu trời cho bốn anh chị em mình
Có ngày được ăn bữa cơm đoàn tụ bên nhau…”
Ngoài ra trong tập HĐN 2, nhà thơ cũng nhiều lần vọng tưởng đến ngày cũ, trong đó có hình ảnh của anh chị, qua các bài thơ in ở các trang 43, 47… Tuy nhiên, người ta cũng có thể cho rằng, sau này với tuổi đời chồng chất, con người nghĩ đến tình ruột thịt nhiều hơn, và tâm tư đó được thể hiện qua tập thơ HĐN 2.
3.Bệnh lý
Thi sĩ Vô Danh bị bệnh lao nặng, ho ra máu sau nhiều năm bị cùm kẹp, đày ải. Ông viết:
3.Bệnh lý
Thi sĩ Vô Danh bị bệnh lao nặng, ho ra máu sau nhiều năm bị cùm kẹp, đày ải. Ông viết:
Thơ của tôi không có gì là đẹp
như cướp vồ, cùm kẹp, máu ho lao
như chết chóc, mồ hôi, báng súng!
Thơ của tôi là những gì kinh khủng
như Đảng, Đoàn, như Lãnh Tụ, Trung Ương
thơ của tôi kém phần tưởng tượng
nó thật như tù, như đói, như đau thương!
thơ của tôi chỉ để đám dân thường
nhìn thấu tim đen phường quỷ đỏ.”
như cướp vồ, cùm kẹp, máu ho lao
như chết chóc, mồ hôi, báng súng!
Thơ của tôi là những gì kinh khủng
như Đảng, Đoàn, như Lãnh Tụ, Trung Ương
thơ của tôi kém phần tưởng tượng
nó thật như tù, như đói, như đau thương!
thơ của tôi chỉ để đám dân thường
nhìn thấu tim đen phường quỷ đỏ.”
Khi được hỏi là có bị bệnh lao hay không, nhà thơ NCT trả lời rằng ông không bị lao mà bị suy yếu thần kinh. Nếu ông là tác giả tập thơ Vô Đề và bị ho lao, bị đày đọa trong tù CS thêm 12 năm, khổ sở, thiếu thuốc men thì người bệnh khó sống sót được đến nay. Tóm lại là thi sĩ Vô Danh bị lao nặng, còn nhà thơ NCT thì không, và hai người không thể là một, nếu cả hai đều nói đúng sự thật.
4. Tấm hình chụp nhà thơ NCT trong văn phòng giám thị trại Ba Sao
Ngay trang bìa của tập thơ HĐN2, xuất bản tại Mỹ năm 1996, nhà thơ NCT đã cho in tấm hình chụp ông trong văn phòng trại tù. Qua đó, người ta thấy dù ở tù nhà thơ vẫn ăn mặc tươm tất, ngồi uống trà với tên giám thị trại Ba Sao như trong một cuộc mạn đàm an nhàn, thoải mái. Người ta ghi nhận văn phòng có cả sa lông, khá lịch sự so với một trại giam. Điều đó làm cho một số người có cảm tưởng là trong chế độ lao tù CS, tù nhân cũng được đối xử khá nhân từ và tử tế. Tuy nhiên, việc đó vẫn chưa quan trọng. Việc đáng nói ở đây là: ai đã chụp tấm hình ấy? Có lẽ là nhân viên trại tù chụp? Vì chắc chắn họ mới có quyền đó! Nếu vậy, tại sao nhà thơ NCT lại có một tấm để đem in cho chúng ta xem? Nếu đó là tấm hình nhằm tạo một bộ mặt sạch sẽ, “đạo đức giả” cho chế độ lao tù CS thì tại sao nhà thơ NCT lại có thể thờ ơ cho in vào bìa sách? CS đưa tấm hình này và ép ông in vào tập thơ ấy chăng? Nhà thơ NCT có vô tình khi cho in nó ngay ở trang bìa như thế không?
Ông Nguyễn Công Giân, anh của nhà thơ NCT, sĩ quan Phòng 2/TTM, có thể làm chứng rằng: ngay dưới thời VNCH, những hình chụp trong trại giam cũng không bao giờ lọt được vào tay tù nhân, nếu không vì một mục đích liên quan nào đó! Dĩ nhiên, dưới chế độ công an trị, VC còn nghiêm ngặt và cẩn thận ngàn lần hơn nữa. Thế thì, tại sao nhà thơ có tấm ảnh ấy?
5. Khả năng sinh ngữ
Trong Lời Nói Đầu của tập thơ HĐN 2, nhà thơ NCT tiết lộ rằng người dân chỉ cần ca ngợi hàng hóa Pháp, Mỹ hay chê bai sản phẩm của Nga, Tàu cũng đủ đi tù. Từ sự kiện ấy, tôi tự hỏi: Trong tình thế đó, người ta có thể mang từ điển, sách vở chữ Pháp và chữ Anh vào để tù nhân trau dồi, học thêm không? Chắc là không! Vì cũng trong Lời Nói Đầu, nhà thơ NCT cho hay là trong tù công an khám xét và kiểm soát thường xuyên! Vậy thì, ông chỉ có thể học Anh, Pháp trước 1954.
Với tuổi 15 nhà thơ NCT đã thuộc rất nhiều thơ cổ, thuộc nhiều chuyện Tàu, điển tích; khá giỏi Hán văn mà còn làu thông cả hai sinh ngữ Anh, Pháp; để nhiều chục năm sau đó, ra khỏi tù còn có thể dịch sách hoặc dạy học được thì ông học tất cả những thứ đó hồi nào? Ông học chữ Pháp ở đâu để có đủ khả năng viết lá thư kèm theo tập thơ Vô Đề đưa vào Toà Đại Sứ Anh? Vả lại, sinh ngữ rất dễ quên, nếu không thường xuyên sử dụng. Có người nói rằng ông học trường Lycée Albert Sarraut ở Hà Nội trước đây. Hiện nay, tại Paris có Hội Cựu Học Sinh Lycée Albert Sarraut, do một người Pháp làm chủ tịch nên chỉ cần biết là nhà thơ học tại đó năm nào thì người ta sẽ rất dễ dàng kiểm chứng. Đọc bức thư thi sĩ Vô Danh gửi cho Tòa Đại Sứ Anh, người ta phải nhận rằng một người nhiều chục năm không sử dụng chữ Pháp như ông mà viết được như thế thì trình độ Pháp văn của ông phải vững lắm! Nhưng người lớn tuổi càng không thể quên rằng thời điểm 1945-1949 là những năm ở miền Bắc, hầu hết mọi người đều phải tản cư rồi hồi cư, nên dĩ nhiên, việc học của giới trẻ bị gián đoạn và chậm trễ rất nhiều. Nhiều người bằng tuổi nhà thơ NCT mà khi di cư vào Nam mới bắt đầu học lớp Nhất để thi tiểu học.
Năm 1954, ngay sau thời buổi loạn ly ấy, nhà thơ mới 15 tuổi, học trường Tây mà đã có bằng tú tài 1, thì có lẽ thanh niên cả Hà Nội lẫn Hải Phòng đều ít nhiều nghe tiếng. Có người cho hay là nhà thơ NCT chỉ được người chị ruột tên Hảo, dạy tiếng Pháp cho ông khoảng 6 tháng. Nếu điều đó đúng thì chắc chắn ông không thể viết được một lá thư suông sẻ, gẫy gọn và súc tích bằng tiếng Pháp, nguyên văn như sau:
4. Tấm hình chụp nhà thơ NCT trong văn phòng giám thị trại Ba Sao
Ngay trang bìa của tập thơ HĐN2, xuất bản tại Mỹ năm 1996, nhà thơ NCT đã cho in tấm hình chụp ông trong văn phòng trại tù. Qua đó, người ta thấy dù ở tù nhà thơ vẫn ăn mặc tươm tất, ngồi uống trà với tên giám thị trại Ba Sao như trong một cuộc mạn đàm an nhàn, thoải mái. Người ta ghi nhận văn phòng có cả sa lông, khá lịch sự so với một trại giam. Điều đó làm cho một số người có cảm tưởng là trong chế độ lao tù CS, tù nhân cũng được đối xử khá nhân từ và tử tế. Tuy nhiên, việc đó vẫn chưa quan trọng. Việc đáng nói ở đây là: ai đã chụp tấm hình ấy? Có lẽ là nhân viên trại tù chụp? Vì chắc chắn họ mới có quyền đó! Nếu vậy, tại sao nhà thơ NCT lại có một tấm để đem in cho chúng ta xem? Nếu đó là tấm hình nhằm tạo một bộ mặt sạch sẽ, “đạo đức giả” cho chế độ lao tù CS thì tại sao nhà thơ NCT lại có thể thờ ơ cho in vào bìa sách? CS đưa tấm hình này và ép ông in vào tập thơ ấy chăng? Nhà thơ NCT có vô tình khi cho in nó ngay ở trang bìa như thế không?
Ông Nguyễn Công Giân, anh của nhà thơ NCT, sĩ quan Phòng 2/TTM, có thể làm chứng rằng: ngay dưới thời VNCH, những hình chụp trong trại giam cũng không bao giờ lọt được vào tay tù nhân, nếu không vì một mục đích liên quan nào đó! Dĩ nhiên, dưới chế độ công an trị, VC còn nghiêm ngặt và cẩn thận ngàn lần hơn nữa. Thế thì, tại sao nhà thơ có tấm ảnh ấy?
5. Khả năng sinh ngữ
Trong Lời Nói Đầu của tập thơ HĐN 2, nhà thơ NCT tiết lộ rằng người dân chỉ cần ca ngợi hàng hóa Pháp, Mỹ hay chê bai sản phẩm của Nga, Tàu cũng đủ đi tù. Từ sự kiện ấy, tôi tự hỏi: Trong tình thế đó, người ta có thể mang từ điển, sách vở chữ Pháp và chữ Anh vào để tù nhân trau dồi, học thêm không? Chắc là không! Vì cũng trong Lời Nói Đầu, nhà thơ NCT cho hay là trong tù công an khám xét và kiểm soát thường xuyên! Vậy thì, ông chỉ có thể học Anh, Pháp trước 1954.
Với tuổi 15 nhà thơ NCT đã thuộc rất nhiều thơ cổ, thuộc nhiều chuyện Tàu, điển tích; khá giỏi Hán văn mà còn làu thông cả hai sinh ngữ Anh, Pháp; để nhiều chục năm sau đó, ra khỏi tù còn có thể dịch sách hoặc dạy học được thì ông học tất cả những thứ đó hồi nào? Ông học chữ Pháp ở đâu để có đủ khả năng viết lá thư kèm theo tập thơ Vô Đề đưa vào Toà Đại Sứ Anh? Vả lại, sinh ngữ rất dễ quên, nếu không thường xuyên sử dụng. Có người nói rằng ông học trường Lycée Albert Sarraut ở Hà Nội trước đây. Hiện nay, tại Paris có Hội Cựu Học Sinh Lycée Albert Sarraut, do một người Pháp làm chủ tịch nên chỉ cần biết là nhà thơ học tại đó năm nào thì người ta sẽ rất dễ dàng kiểm chứng. Đọc bức thư thi sĩ Vô Danh gửi cho Tòa Đại Sứ Anh, người ta phải nhận rằng một người nhiều chục năm không sử dụng chữ Pháp như ông mà viết được như thế thì trình độ Pháp văn của ông phải vững lắm! Nhưng người lớn tuổi càng không thể quên rằng thời điểm 1945-1949 là những năm ở miền Bắc, hầu hết mọi người đều phải tản cư rồi hồi cư, nên dĩ nhiên, việc học của giới trẻ bị gián đoạn và chậm trễ rất nhiều. Nhiều người bằng tuổi nhà thơ NCT mà khi di cư vào Nam mới bắt đầu học lớp Nhất để thi tiểu học.
Năm 1954, ngay sau thời buổi loạn ly ấy, nhà thơ mới 15 tuổi, học trường Tây mà đã có bằng tú tài 1, thì có lẽ thanh niên cả Hà Nội lẫn Hải Phòng đều ít nhiều nghe tiếng. Có người cho hay là nhà thơ NCT chỉ được người chị ruột tên Hảo, dạy tiếng Pháp cho ông khoảng 6 tháng. Nếu điều đó đúng thì chắc chắn ông không thể viết được một lá thư suông sẻ, gẫy gọn và súc tích bằng tiếng Pháp, nguyên văn như sau:
“Monsieur,
C’est au nom des millions de victimes innocentes de la dictature , déjà succombèes ou subissant encore une mort lente et douloureuse dans les bagnnes communistes, que je vous prie de faire publier ces poèmes dans votre pays libre. C’est le fruit de mes vingt ans de travail. La plupart en ont été nées dans mes années de détention. Je pense qu’à nous, les victimes, il appartient plus qu’à personne d’autre de montrer au monde les souffrances incroyables de notre peuple opprimé et torturé à merci…
De ma vie brisèe, il ne reste qu’un seul rêve, c’est de voir le plus grand nombre possible d’hommes prendre conscience de ce que le communisme est un grand fléau de l’humanité. Veuillez agréer, Monsieur, l’expression de ma profonde reconnaissance ainsi que celle de mes compatriotes infortunés!.”
C’est au nom des millions de victimes innocentes de la dictature , déjà succombèes ou subissant encore une mort lente et douloureuse dans les bagnnes communistes, que je vous prie de faire publier ces poèmes dans votre pays libre. C’est le fruit de mes vingt ans de travail. La plupart en ont été nées dans mes années de détention. Je pense qu’à nous, les victimes, il appartient plus qu’à personne d’autre de montrer au monde les souffrances incroyables de notre peuple opprimé et torturé à merci…
De ma vie brisèe, il ne reste qu’un seul rêve, c’est de voir le plus grand nombre possible d’hommes prendre conscience de ce que le communisme est un grand fléau de l’humanité. Veuillez agréer, Monsieur, l’expression de ma profonde reconnaissance ainsi que celle de mes compatriotes infortunés!.”
Tạm dịch:
“Thưa ông,
Nhân danh hàng triệu nạn nhân vô tội của chế độ độc tài, đã ngã gục hay còn đang phải kéo dài cái chết chậm chạp và đau đớn trong ngục tù CS, tôi xin ông vui lòng cho xuất bản tập thơ này tại phần đất tự do của quý quốc. Đây là kết quả hai muơi năm làm việc của tôi. Phần lớn được sáng tác trong những năm tôi bị giam cầm. Tôi nghĩ rằng hơn ai hết, chính chúng tôi, những nạn nhân, có trách nhiệm phơi bày cho thế giới thấy sự đau đớn không thể tưởng tượng nỗi của dân tộc tôi đang bị áp bức và hành hạ thẳng tay…
Cuộc đời tan nát của tôi chỉ còn một ước mơ, đó là được thấy nhiều người ý thức rằng chủ nghĩa CS là một tai họa khủng khiếp cho nhân loại. Xin ông nhận nơi đây lòng biết ơn sâu xa của tôi, cũng như của đồng bào bất hạnh của tôi”
[Bức thư không ký tên]
Nhân danh hàng triệu nạn nhân vô tội của chế độ độc tài, đã ngã gục hay còn đang phải kéo dài cái chết chậm chạp và đau đớn trong ngục tù CS, tôi xin ông vui lòng cho xuất bản tập thơ này tại phần đất tự do của quý quốc. Đây là kết quả hai muơi năm làm việc của tôi. Phần lớn được sáng tác trong những năm tôi bị giam cầm. Tôi nghĩ rằng hơn ai hết, chính chúng tôi, những nạn nhân, có trách nhiệm phơi bày cho thế giới thấy sự đau đớn không thể tưởng tượng nỗi của dân tộc tôi đang bị áp bức và hành hạ thẳng tay…
Cuộc đời tan nát của tôi chỉ còn một ước mơ, đó là được thấy nhiều người ý thức rằng chủ nghĩa CS là một tai họa khủng khiếp cho nhân loại. Xin ông nhận nơi đây lòng biết ơn sâu xa của tôi, cũng như của đồng bào bất hạnh của tôi”
[Bức thư không ký tên]
Nếu cho rằng ông nhờ ai sửa chữa hoặc viết hộ thì lại càng vô lý hơn vì trong chế độ VC kìm kẹp, mọi người phải nghi ngờ và báo cáo lẫn nhau ấy, không ai điên rồ đến độ nhờ người khác viết hộ, và cũng chẳng ai muốn dính líu vào một bức thư bị coi là “phản động” như thế.
6. Sinh quán và trú quán
Nếu người viết không lầm thì nhà thơ NCT sinh quán ở Hà Nội, và năm 1959 về sống tại Hải Phòng. Trong chuyến đi gặp gỡ người Việt tại Âu Châu vào giữa năm 1996, ông được mời nói chuyện và dùng cơm ở vùng St. Quentin-en Yvelines, thuộc ngoại ô Paris . Trong cuộc mạn đàm giữa bữa cơm, ông Giác, một người quê quán tại Hải Phòng, sinh năm 1936, hiện cư trú tại Ivry/Seine, hỏi thăm nhà thơ về một số người có tiếng tại địa phương, và nhất là về một số địa danh ở Hải Phòng trước sự có mặt của một số người ngồi chung bàn, nhưng nhà thơ NCT có vẽ ngỡ ngàng, ậm ừ, hầu như không biết, khiến ông Giác rất ngạc nhiên. Ông Giác cũng cho biết thêm rằng năm 1954, ông đậu bằng tú tài 1, lúc 18 tuổi đã được coi là sớm lắm vì hầu hết những người bạn cùng lứa tuổi với ông mới học lớp đệ ngũ, và nhà thơ NCT còn kém hơn ông tới 3 tuổi.
7. Nhà thơ NCT và Phong Trào Nhân Văn Giai Phẩm
Không hiểu có lúc nào nhà thơ NCT xác nhận là ông ở trong số các nhà văn dính líu đến Vụ Án NVGP hay không, nhưng chẳng hiểu vì đâu, dư luận hầu hết cho rằng ông có tham gia phong trào này.
Cũng cân nhắc lại là trong cuộc Cải Cách Ruộng Đất được CS phát động từ năm 1954 tới 1956 tại miền Bắc, đã gây hoang mang kinh hoàng không những trong dân chúng mà còn làm chấn động hàng ngũ VC, bởi nhiều tên cán bộ rất có công với Đảng cũng vẫn bị đấu tố và sát hại vì họ bị xếp vào thành phần tư sản. Do đó, Hồ Chí Minh bắt buộc phải trấn an bằng cách truất chức Tổng bí thư Đảng của Trường Chinh, người chỉ huy cuộc cải cách. Song song với việc gọi là Sửa Sai ấy, cuối năm 1956, HCM đưa ra một cái bẫy khác để triệt gọn mầm mống chống đối của thành phần trí thức còn ngấm ngầm bất mãn. HCM kêu gọi trí thức thẳng thắn phê bình các khuyết điểm và sai lầm của Đảng để Đảng sửa sai. Một số nhà văn, nhà thơ tin vào sự biết điều của y. Đó là lý do thành hình Phong Trào và của các số báo NVGP với các bài viết nói lên nỗi bất bình của một số người tiêu biểu cho giới sĩ phu miền Bắc nói chung. Việc gài bẫy này đã đưa nhiều chục nhà thơ, nhà văn và trí thức trong cũng như ngoài đảng vào tù, trong đó có Nguyễn Mạnh Tường và Trần Đức Thảo, là hai người có bằng tiến sĩ, từ Pháp về tham gia kháng chiến. Sau khi HCM đoạt được mục đích, phong trào bẫy sập này bị dập tắt ngay.
Nếu nhà thơ NCT tham gia phong trào này, thì tại sao không ai tìm thấy bài viết nào có tên ông? Vả lại, thời đó NCT mới 17/18 tuổi, hẳn rằng chưa mấy tiếng tăm. Hơn nữa, người ta cần hiểu rằng ngôi thứ trên các chiếc chiếu văn học VN, nhất là ở Bắc Hà, vô cùng khó khăn, nghiệt ngã. Một thanh niên trẻ mới vào đời, ở tuổi ấy (ngoại trừ là thần đồng) dù tài giỏi tới đâu cũng khó được các bậc truởng thượng, danh vọng cho ngồi chung chiếu.
Tác giả Nguyễn Hưng Quốc, trên VNTP số ra mới đây, tiết lộ rằng có người đã hỏi hai ông Nguyễn Mạnh Tường [còn sống] và Trần Đức Thảo [mới chết ở Pháp vài năm nay] thì cả hai đều không biết ai là NCT trong nhóm NVGP cả. Sự kiện ấy chẳng biết sai, đúng ra sao? Riêng về thi sĩ Vô Danh, tác giả tập thơ Vô Đề [sinh khoảng 1925] thì với khả năng và tuổi tác ấy, rất có thể có tên trong phong trào này, nhưng thật ra, người ta cũng chưa biết rõ tên tuổi thật của ông ra sao, để tiện việc tra cứu!
8. Thi sĩ Vô Danh đã có thời lầm tưởng CS là nguời yêu nước
Ngoài việc năm 1945, khi nhìn cờ đỏ sao vàng của VC đã tưởng rằng đó là lá cờ đã tô thắm màu xứ sở yêu thưong, thi sĩ Vô Danh “hình như” đã có thời đi theo cái Đảng bạo tàn ấy vì lầm lẫn. Ông viết:
“Mỗi lầm lỡ, một mảnh lòng rạn vỡ
Song thời gian hàn gắn được đôi phần
Riêng cái lầm nơi đất đỏ [ý nói CS] dung thân
Thời gian khoét to và sâu bất tận!
Cuộc đời tôi có nhiều lầm lẫn
Lầm nơi, lầm lúc, lầm người
Nhưng cái lầm to uổng phí cả đời
Là đã ngốc, nghe và tin CS”
[1963]
Song thời gian hàn gắn được đôi phần
Riêng cái lầm nơi đất đỏ [ý nói CS] dung thân
Thời gian khoét to và sâu bất tận!
Cuộc đời tôi có nhiều lầm lẫn
Lầm nơi, lầm lúc, lầm người
Nhưng cái lầm to uổng phí cả đời
Là đã ngốc, nghe và tin CS”
[1963]
Nếu nhà thơ NCT là thi sĩ Vô Danh thì ông quá nhỏ vào năm 1945 nên chẳng biết gì để lầm lỡ. Năm 1954-1956, khi VC giết hàng trăm ngàn người một cách tàn bạo thì nhà thơ mới 15/17 tuổi. Không lẽ, sau biến cố kinh hoàng ấy, khi vào tuổi trưởng thành [khoảng 1957-1960] ông NCT còn tin CS để rồi năm 1963 phải thốt ra qua lời thơ đau đớn trên?
9. Năm 1960 thi sĩ Vô Danh đã bị tù nhiều lần
Tập thơ Vô Đề, trong một bài thơ đề năm 1960, thi sĩ Vô Danh viết:
9. Năm 1960 thi sĩ Vô Danh đã bị tù nhiều lần
Tập thơ Vô Đề, trong một bài thơ đề năm 1960, thi sĩ Vô Danh viết:
Đời Tôi Sẽ
Đời tôi rồi sẽ tới đâu?
Lòng tôi cũng chẳng tìm câu trả lời!
Nhà lao nay bước chân rời
Ngày mai có thể như chơi lại vào
Đất này là thế biết sao?
Tội hay vô tội luật nào xét cho?
………………
Nhiều khi tôi tự nhủ mình
Phải phòng lúc bất thình lình bị tôm
Áo quần sắp sẵn sớm hôm
Để khi bị bắt là ôm đi liền!
Cuộc đời kể cũng hơi phiền.
[1960]
Đời tôi rồi sẽ tới đâu?
Lòng tôi cũng chẳng tìm câu trả lời!
Nhà lao nay bước chân rời
Ngày mai có thể như chơi lại vào
Đất này là thế biết sao?
Tội hay vô tội luật nào xét cho?
………………
Nhiều khi tôi tự nhủ mình
Phải phòng lúc bất thình lình bị tôm
Áo quần sắp sẵn sớm hôm
Để khi bị bắt là ôm đi liền!
Cuộc đời kể cũng hơi phiền.
[1960]
Nội dung của bài thơ cho thấy thi sĩ Vô Danh đã ra vào nhà tù VC đôi lần, trước khi làm bài thơ này năm 1960. Ngược lại, nhà thơ NCT cho hay là ông bị tù lần đầu vì lệnh tập trung cải tạo từ tháng 5/1961 đến tháng 11/1964. Lần thứ hai từ tháng 2/1966 đến tháng 7/1977 và lần thứ ba từ tháng 7/1979 đến tháng 10/1991. Điều đó làm người ta ngạc nhiên, vì nếu nhà thơ NCT là tác giả của tập thơ Vô Đề thì ông đã bị VC bỏ tù từ trước năm 1960, như bài thơ vừa dẫn chứng, chứ không phải đến tháng 5/1961 mới đi tù lần đầu như sự tiết lộ của ông!
- II. NHỮNG ĐIỂM ĐÁNG GHI NHẬN VỀ QUAN ĐIỂM CỦA NHÀ THƠ NCT
1. Về vấn đề Hòa Hợp Hòa Giải với VC
Nhận định về v/đ HHHG Quốc/Cộng, nhà thơ nói ngụ ý rằng: không thể nói truyện HHHG khi VC cỡi lên đầu, lên cổ, bịt miệng kẻ khác, ngồi ở trên mà vỗ xuống được. Muốn HHHG thì họ phải tuột xuống, nói chuyện bình đẳng để bàn việc xây dựng đất nước.
Câu nói gợi hình đó được nhiều người tán thưởng, nhưng ý nghĩa đích thực của nó là: Chấp nhận nói chuyện, bàn thảo, thương lượng với nhà cầm quyền CS, nhưng với điều kiện là VC chấm dứt việc bắt bớ, kìm kẹp như từ trước tới nay. Chủ trương này trái ngược với lập trường của tác giả tập thơ Vô Đề vì thi sĩ Vô Danh quan niệm là phải tận diệt mọi mầm mống CS, chứ không thảo luận hay hợp tác với chúng được.
Bình thường, trước khi hai phía đối nghịch ngồi vào bàn hội nghị thì cả hai đều nghĩ rằng mình không thể đè bẹp nỗi đối phương nên phải thương lượng, nhân nhượng nhau tới một mức độ nào đó có thể chấp nhận được. Nếu chúng ta yếu thì nhất định VC chẳng đếm xỉa! Ngược lại, nếu chúng ta nắm nhiều ưu thế thì cứ tiếp tục phát triển để sau đó triệt tận gốc bọn tội đồ bất lương đã đày đọa cả dân tộc suốt mấy chục năm qua, chứ tại sao lại phải bàn chuyện xây dựng đất nước với bọn người chắc chắn là không bao giờ nghĩ đến việc ấy?
Ngoài ra, khi nói đến thảo luận là nghĩ đến việc sẽ đi đến một giải pháp êm đẹp và hòa bình, chấp nhận lẫn nhau. Qua ý nghĩa của lời phát biểu trên, nhà thơ NCT đặt điều kiện là VC phải chấm dứt việc áp chế, đàn áp thì mới nói đến chuyện HHHG được. Điều đó có nghĩa là: Các cuộc thảo luận ấy có thể sẽ đi đến kết quả là VC vẫn cầm quyền, hay ít ra, VN sẽ có một chính quyền hỗn hợp Quốc/Cộng, chứ không có việc VC thảo luận với người Quốc Gia để rồi bó tay chịu chết hoặc lặng lẽ ra đi. Nếu vậy, VC chẳng dại gì làm việc ấy, nhất là trong tình thế hiện nay.
2. Vấn đề dân chủ đa nguyên
Một số người, có lẽ dựa vào các bài nói chuyện của nhà thơ để đi đến kết luận rằng ông ủng hộ vấn đề đòi hỏi VC chấp nhận cho thành lập các đảng phái và hoạt động tự do ở VN. Thật ra, đây là hình thức sinh hoạt mà các nước tự do, dân chủ đã áp dụng ngót một thế kỷ qua, không có gì mới lạ, đáng nói. Tuy nhiên, trong bối cảnh chính trị ở VN hiện nay, khi vấn đề này được một số người Việt thiên tả ở hải ngoại đưa ra và cổ súy thì chiêu bài này đã làm nhiều người dị ứng vì người ta hiểu rằng nó hàm chứa ý nghĩa việc dọn đường cho VC tái lập một số đảng ma mãnh như đã từng lập ra các đảng tay sai và bù nhìn trước đây, để CS vẫn nắm quyền. Dĩ nhiên, trong trường hợp chẳng đặng đừng, để tô điểm bộ mặt dân chủ giả tạo, VC sẽ cho các đảng như Đại Việt, Quốc Dân Đảng hoạt động, nhưng do những người ở trong nước, ít nguy hiểm đối với chúng, chỉ huy. Hơn nữa, trong mấy chục năm bị truy lùng, đàn áp, đảng viên của hai đảng ấy còn lại bao nhiêu người, ở tuổi nào, còn đủ nhiệt tình, đủ sức khỏe và lực lượng để đuơng đầu với tình thế không? Vả lại, với tư thế của kẻ nắm quyền và với con số hơn hai triệu đảng viên dù chỉ vì cơm áo, VC dư sức đè bẹp bất cứ đảng phái nào, dù các đảng phái ấy có liên minh với nhau cách nào chăng nữa.
Với quá khứ lịch sử và với kinh nghiệm đã xảy ra, người ta cho việc đòi VC áp dụng dân chủ đa nguyên trong lúc này là để “trù liệu một lối thoát cho VC” nếu chẳng may, trong tương lai chúng bị rơi vào một thế yếu, và đó là kế hoạch do chính VC đề xướng để đứng đàng sau chỉ huy. Chống “chiêu bài dân chủ đa nguyên trong khi VC vẫn cầm quyền” vì người ta coi đó là kế hoạch lùi một bước dể tiến ba bước của VC. Dụng tâm của việc đòi VC áp dụng chế độ Dân Chủ Đa Nguyên trong lúc này là nhìn nhận VC như một “thực thể hữu quyền”, “có chính danh” để từ đấy, đúng chung và đòi chia chác chút quyền uy, bổng lộc với chúng, dù biết rõ chúng vẫn là thứ phản trắc, bất nhân.
Một số người tán đồng việc áp dụng nguyên tắc Dân Chủ Đa Nguyên ở VN [nghĩa là mọi chính đảng đều được hoạt động tự do], nhưng đảng CS phải bị cấm vì đó là một đảng có tội với đất nước trong quá trình lịch sử suốt mấy chục năm qua.
3. Văn học phản kháng là có thật
Trong các cuộc gặp gỡ có tính cách tâm sự với nhà thơ, chỉ có vài người khác hiện diện, tôi kể lại việc ngày Nhân Quyền năm 90, tôi được mời nói chuyện tại PZEN trước hơn 1.000 người thuộc thành phần lao động hợp tác và nghiên cứu sinh do VC gửi sang Tiệp. Đó là những người “tỏ ra” có chiều hướng chống nhà nước VC và muốn xin tỵ nạn chính trị, đúng lúc Tiệp vừa thoát ách CS và kịch tác gia Vaclav Havel vừa được bầu làm Tổng thống. Dạo ấy, người viết phân tích về một số vấn đề, trong đó có “phong trào Văn Học Phản Kháng” đang là một hiện tượng nóng bỏng và được nhiều người ca ngợi. Người viết kể với nhà thơ rằng đã vạch ra cho họ thấy các điểm chưa tích cực của những nhà văn như Dương Thu Hương, Nguyễn Huy Thiệp, Trần Mạnh Hảo… vì những người ấy chỉ đề cập đến các tệ trạng có tính cách cục bộ, địa phương của các cá nhân mà chưa dám đụng tới những sai lầm căn bản của chế độ và nhất là của chủ nghĩa. Chính những thứ đó mới là nguồn gốc căn bản của nỗi đau thương mà con người trong xã hội ấy phải chịu đựng. Những sai lầm đó chẳng khó khăn gì để tìm ra, nhất là với các nạn nhân sống nhiều chục năm ngay trong môi trường ấy. Vả lại, trước phong trào Văn Học Phản Kháng ở VN, các nhà văn Nga lưu vong đã đề cập tới những nguyên nhân đó từ nhiều chục năm trước. Người viết cho là việc đả kích của giới cầm bút ở quốc nội vẫn nằm trong “vòng phấn giới hạn và được cho phép của chế độ”, bởi lẽ nó chỉ được bắt đầu sau khi Nguyễn văn Linh, TBT Đảng ra lệnh cởi trói văn học. Nó không là sự tự phát mà chỉ là việc “thực hiện chỉ thị và kế hoạch” của đảng CS mà thôi.
Sư thiếu khâm phục, được coi là ghẻ lạnh về hiện tượng được đánh giá là can trường đó đã khiến một số nghiên cứu sinh VN ấm ức, bởi đối với họ, Dương Thu Hương, Nguyễn HuyThiệp và các người tham gia phong trào ấy là những thần tượng . Tôi nói với nhà thơ rằng hôm ấy tôi giải thích là tôi không chỉ trích những người tham gia phong trào, mà là chỉ cho họ và mọi người thấy sự kém tích cực của họ và vạch cho họ nhìn rõ điểm cốt lỏi cần phải đả kích và khuyến khích họ đi xa hơn nữa mà thôi. Người viết kết luận là: Nhóm Văn Học Phản Kháng chỉ dám nói tới những gì được đảng CS “cho phép” nói. Nhà thơ trả lời rằng hai chữ “cho phép” nên sửa lại là “có cơ hội”. Theo đó, ý kiến của nhà thơ NCT được hiểu là: Văn Học Phản Kháng mấy năm trước đây tại VN là một phong trào tự phát sau khi giới cầm bút ở trong nước được cởi trói, chứ không do CSVN đạo diễn. Nhân dịp này nhà thơ cũng cho hay rằng Dương Thu Hương sau chuyến đi Pháp và một vài nước Âu Châu về thì bị nhà nước gây khó khăn và phiền phức lắm! Nếu quả thật như thế, thì một câu hỏi khác được đặt ra là: Với kinh nghiệm bất lợi khi cho Dương Thu Hương đi Pháp như thế, tại sao mới đây VC lại gởi Nguyễn HuyThiệp, một người cũng thuộc khuynh hướng ấy, đi Mỹ. Họ không sợ ông này trở chứng hay sao?
4. Sự chống đối của giới cầm bút ở trong nước vẫn tiếp tục
Từ nhận định ấy của nhà thơ, người viết hỏi lại rằng nếu việc gọi là phản kháng ấy không được đạo diễn thì tại sao khi Đảng ra lệnh “hết cởi trói” thì không một ai dám hé môi hay viết lách, nói năng chi nữa? Nhà thơ NCT cho hay là sự phản kháng đó vẫn còn, nhiều người vẫn viết. Và để chứng minh điều đó, ông tiết lộ rằng hiện nay trong ngăn kéo ở tủ của ông, ở Mỹ, còn rất nhiều bản thảo các tác phẩm của một số văn nghệ sĩ gửi cho ông để nhờ xuất bản. Họ vẫn liên lạc để nhắc nhở, thúc hối ông cho in và họ sẵn sàng chấp nhận mọi tai họa về các tác phẩm ấy. Dĩ nhiên người viết không hỏi thêm là các tác phẩm gì, do ai viết, nhà thơ đem theo khi qua Mỹ hay nó mới được gửi sang vì đấy là việc tế nhị và là vấn đề liên quan đến sự an toàn của những người còn ở lại. Tuy nhiên, qua sự tiết lộ ấy, người viết khuyến khích nhà thơ cho xuất bản càng sớm càng tốt để đồng bào hải ngoại và mọi người đánh giá đúng mức thiện chí, tâm tư của giới cầm bút và của khuynh hướng chống đối ở VN. Vì nếu họ chống đối thật mà bị mọi người ghẻ lạnh, đả kích thì đó không những là điều bất công , vô lý mà còn vô tình gây phân hóa, làm giảm hiệu năng, bất lợi cho nổ lực lật đổ CS nói chung.
Nhận định về v/đ HHHG Quốc/Cộng, nhà thơ nói ngụ ý rằng: không thể nói truyện HHHG khi VC cỡi lên đầu, lên cổ, bịt miệng kẻ khác, ngồi ở trên mà vỗ xuống được. Muốn HHHG thì họ phải tuột xuống, nói chuyện bình đẳng để bàn việc xây dựng đất nước.
Câu nói gợi hình đó được nhiều người tán thưởng, nhưng ý nghĩa đích thực của nó là: Chấp nhận nói chuyện, bàn thảo, thương lượng với nhà cầm quyền CS, nhưng với điều kiện là VC chấm dứt việc bắt bớ, kìm kẹp như từ trước tới nay. Chủ trương này trái ngược với lập trường của tác giả tập thơ Vô Đề vì thi sĩ Vô Danh quan niệm là phải tận diệt mọi mầm mống CS, chứ không thảo luận hay hợp tác với chúng được.
Bình thường, trước khi hai phía đối nghịch ngồi vào bàn hội nghị thì cả hai đều nghĩ rằng mình không thể đè bẹp nỗi đối phương nên phải thương lượng, nhân nhượng nhau tới một mức độ nào đó có thể chấp nhận được. Nếu chúng ta yếu thì nhất định VC chẳng đếm xỉa! Ngược lại, nếu chúng ta nắm nhiều ưu thế thì cứ tiếp tục phát triển để sau đó triệt tận gốc bọn tội đồ bất lương đã đày đọa cả dân tộc suốt mấy chục năm qua, chứ tại sao lại phải bàn chuyện xây dựng đất nước với bọn người chắc chắn là không bao giờ nghĩ đến việc ấy?
Ngoài ra, khi nói đến thảo luận là nghĩ đến việc sẽ đi đến một giải pháp êm đẹp và hòa bình, chấp nhận lẫn nhau. Qua ý nghĩa của lời phát biểu trên, nhà thơ NCT đặt điều kiện là VC phải chấm dứt việc áp chế, đàn áp thì mới nói đến chuyện HHHG được. Điều đó có nghĩa là: Các cuộc thảo luận ấy có thể sẽ đi đến kết quả là VC vẫn cầm quyền, hay ít ra, VN sẽ có một chính quyền hỗn hợp Quốc/Cộng, chứ không có việc VC thảo luận với người Quốc Gia để rồi bó tay chịu chết hoặc lặng lẽ ra đi. Nếu vậy, VC chẳng dại gì làm việc ấy, nhất là trong tình thế hiện nay.
2. Vấn đề dân chủ đa nguyên
Một số người, có lẽ dựa vào các bài nói chuyện của nhà thơ để đi đến kết luận rằng ông ủng hộ vấn đề đòi hỏi VC chấp nhận cho thành lập các đảng phái và hoạt động tự do ở VN. Thật ra, đây là hình thức sinh hoạt mà các nước tự do, dân chủ đã áp dụng ngót một thế kỷ qua, không có gì mới lạ, đáng nói. Tuy nhiên, trong bối cảnh chính trị ở VN hiện nay, khi vấn đề này được một số người Việt thiên tả ở hải ngoại đưa ra và cổ súy thì chiêu bài này đã làm nhiều người dị ứng vì người ta hiểu rằng nó hàm chứa ý nghĩa việc dọn đường cho VC tái lập một số đảng ma mãnh như đã từng lập ra các đảng tay sai và bù nhìn trước đây, để CS vẫn nắm quyền. Dĩ nhiên, trong trường hợp chẳng đặng đừng, để tô điểm bộ mặt dân chủ giả tạo, VC sẽ cho các đảng như Đại Việt, Quốc Dân Đảng hoạt động, nhưng do những người ở trong nước, ít nguy hiểm đối với chúng, chỉ huy. Hơn nữa, trong mấy chục năm bị truy lùng, đàn áp, đảng viên của hai đảng ấy còn lại bao nhiêu người, ở tuổi nào, còn đủ nhiệt tình, đủ sức khỏe và lực lượng để đuơng đầu với tình thế không? Vả lại, với tư thế của kẻ nắm quyền và với con số hơn hai triệu đảng viên dù chỉ vì cơm áo, VC dư sức đè bẹp bất cứ đảng phái nào, dù các đảng phái ấy có liên minh với nhau cách nào chăng nữa.
Với quá khứ lịch sử và với kinh nghiệm đã xảy ra, người ta cho việc đòi VC áp dụng dân chủ đa nguyên trong lúc này là để “trù liệu một lối thoát cho VC” nếu chẳng may, trong tương lai chúng bị rơi vào một thế yếu, và đó là kế hoạch do chính VC đề xướng để đứng đàng sau chỉ huy. Chống “chiêu bài dân chủ đa nguyên trong khi VC vẫn cầm quyền” vì người ta coi đó là kế hoạch lùi một bước dể tiến ba bước của VC. Dụng tâm của việc đòi VC áp dụng chế độ Dân Chủ Đa Nguyên trong lúc này là nhìn nhận VC như một “thực thể hữu quyền”, “có chính danh” để từ đấy, đúng chung và đòi chia chác chút quyền uy, bổng lộc với chúng, dù biết rõ chúng vẫn là thứ phản trắc, bất nhân.
Một số người tán đồng việc áp dụng nguyên tắc Dân Chủ Đa Nguyên ở VN [nghĩa là mọi chính đảng đều được hoạt động tự do], nhưng đảng CS phải bị cấm vì đó là một đảng có tội với đất nước trong quá trình lịch sử suốt mấy chục năm qua.
3. Văn học phản kháng là có thật
Trong các cuộc gặp gỡ có tính cách tâm sự với nhà thơ, chỉ có vài người khác hiện diện, tôi kể lại việc ngày Nhân Quyền năm 90, tôi được mời nói chuyện tại PZEN trước hơn 1.000 người thuộc thành phần lao động hợp tác và nghiên cứu sinh do VC gửi sang Tiệp. Đó là những người “tỏ ra” có chiều hướng chống nhà nước VC và muốn xin tỵ nạn chính trị, đúng lúc Tiệp vừa thoát ách CS và kịch tác gia Vaclav Havel vừa được bầu làm Tổng thống. Dạo ấy, người viết phân tích về một số vấn đề, trong đó có “phong trào Văn Học Phản Kháng” đang là một hiện tượng nóng bỏng và được nhiều người ca ngợi. Người viết kể với nhà thơ rằng đã vạch ra cho họ thấy các điểm chưa tích cực của những nhà văn như Dương Thu Hương, Nguyễn Huy Thiệp, Trần Mạnh Hảo… vì những người ấy chỉ đề cập đến các tệ trạng có tính cách cục bộ, địa phương của các cá nhân mà chưa dám đụng tới những sai lầm căn bản của chế độ và nhất là của chủ nghĩa. Chính những thứ đó mới là nguồn gốc căn bản của nỗi đau thương mà con người trong xã hội ấy phải chịu đựng. Những sai lầm đó chẳng khó khăn gì để tìm ra, nhất là với các nạn nhân sống nhiều chục năm ngay trong môi trường ấy. Vả lại, trước phong trào Văn Học Phản Kháng ở VN, các nhà văn Nga lưu vong đã đề cập tới những nguyên nhân đó từ nhiều chục năm trước. Người viết cho là việc đả kích của giới cầm bút ở quốc nội vẫn nằm trong “vòng phấn giới hạn và được cho phép của chế độ”, bởi lẽ nó chỉ được bắt đầu sau khi Nguyễn văn Linh, TBT Đảng ra lệnh cởi trói văn học. Nó không là sự tự phát mà chỉ là việc “thực hiện chỉ thị và kế hoạch” của đảng CS mà thôi.
Sư thiếu khâm phục, được coi là ghẻ lạnh về hiện tượng được đánh giá là can trường đó đã khiến một số nghiên cứu sinh VN ấm ức, bởi đối với họ, Dương Thu Hương, Nguyễn HuyThiệp và các người tham gia phong trào ấy là những thần tượng . Tôi nói với nhà thơ rằng hôm ấy tôi giải thích là tôi không chỉ trích những người tham gia phong trào, mà là chỉ cho họ và mọi người thấy sự kém tích cực của họ và vạch cho họ nhìn rõ điểm cốt lỏi cần phải đả kích và khuyến khích họ đi xa hơn nữa mà thôi. Người viết kết luận là: Nhóm Văn Học Phản Kháng chỉ dám nói tới những gì được đảng CS “cho phép” nói. Nhà thơ trả lời rằng hai chữ “cho phép” nên sửa lại là “có cơ hội”. Theo đó, ý kiến của nhà thơ NCT được hiểu là: Văn Học Phản Kháng mấy năm trước đây tại VN là một phong trào tự phát sau khi giới cầm bút ở trong nước được cởi trói, chứ không do CSVN đạo diễn. Nhân dịp này nhà thơ cũng cho hay rằng Dương Thu Hương sau chuyến đi Pháp và một vài nước Âu Châu về thì bị nhà nước gây khó khăn và phiền phức lắm! Nếu quả thật như thế, thì một câu hỏi khác được đặt ra là: Với kinh nghiệm bất lợi khi cho Dương Thu Hương đi Pháp như thế, tại sao mới đây VC lại gởi Nguyễn HuyThiệp, một người cũng thuộc khuynh hướng ấy, đi Mỹ. Họ không sợ ông này trở chứng hay sao?
4. Sự chống đối của giới cầm bút ở trong nước vẫn tiếp tục
Từ nhận định ấy của nhà thơ, người viết hỏi lại rằng nếu việc gọi là phản kháng ấy không được đạo diễn thì tại sao khi Đảng ra lệnh “hết cởi trói” thì không một ai dám hé môi hay viết lách, nói năng chi nữa? Nhà thơ NCT cho hay là sự phản kháng đó vẫn còn, nhiều người vẫn viết. Và để chứng minh điều đó, ông tiết lộ rằng hiện nay trong ngăn kéo ở tủ của ông, ở Mỹ, còn rất nhiều bản thảo các tác phẩm của một số văn nghệ sĩ gửi cho ông để nhờ xuất bản. Họ vẫn liên lạc để nhắc nhở, thúc hối ông cho in và họ sẵn sàng chấp nhận mọi tai họa về các tác phẩm ấy. Dĩ nhiên người viết không hỏi thêm là các tác phẩm gì, do ai viết, nhà thơ đem theo khi qua Mỹ hay nó mới được gửi sang vì đấy là việc tế nhị và là vấn đề liên quan đến sự an toàn của những người còn ở lại. Tuy nhiên, qua sự tiết lộ ấy, người viết khuyến khích nhà thơ cho xuất bản càng sớm càng tốt để đồng bào hải ngoại và mọi người đánh giá đúng mức thiện chí, tâm tư của giới cầm bút và của khuynh hướng chống đối ở VN. Vì nếu họ chống đối thật mà bị mọi người ghẻ lạnh, đả kích thì đó không những là điều bất công , vô lý mà còn vô tình gây phân hóa, làm giảm hiệu năng, bất lợi cho nổ lực lật đổ CS nói chung.
- III. NHỮNG SỰ KIỆN BẤT THƯỜNG VÀ NGHỊCH LÝ
1.Tự do trong chế độ CSVN hiện nay
Nhà thơ cho biết là đã gặp ông Hoàng Minh Chính chuyện trò, tâm sự nên đã nói thẳng với HMC rằng, tại sao đương sự cứ lảm nhảm về vụ án “xét lại, chống Đảng” làm gì, lẽ ra phải nói về những điều khác quan trọng hơn. Nhà thơ kể là đã bảo HMC rằng: Nếu y làm Tổng bí thư Đảng thì có lẽ y cũng tàn ác chẳng thua gì những tên đầu sỏ CS đâu. Nhận xét này rất đúng. Nhưng người ta thắc mắc rằng: nếu Hoàng Minh Chính và Nguyễn Chií Thiện đều bị VC xếp vào loại chống đối, bị theo dõi thường xuyên thì không lẽ, hệ thống công an VC thờ ơ tới độ để hai người tự do gặp nhau, để rất có thể, bàn nhau chống đối hoặc làm phản nữa chăng?
Ông NCT cũng cho hay là có đến thăm viếng hoặc gặp gỡ một số nhân vật hay văn nghệ sĩ hữu danh trên lầu của Hội Nhà Văn. Ông cũng chụp hình với các nhà thơ Nguyễn Hữu Đang, Phùng Cung, Phùng Quán, Lê Dũng… có thể với nhiều người khác nữa… và cả với Việt kiều Nguyễn Hữu Hiệu, em ruột của nhà thơ Viên Linh [trong khi đó VL giữ chức Chủ tịch Văn Bút VNHN, thành phần mà VC cho là Biệt Kích Văn Hóa] từ Mỹ về thăm. Điều đó làm người ta suy nghĩ. Bởi nếu ông là người, dù được thả, nhưng vẫn bị VC theo dõi, thì ông có được phép đi lại, gặp gỡ tùy tiện như thế không? Người được ông đến thăm, phỏng chừng họ có tiếp và chụp cả hình với ông không, khi việc đến thăm đó chỉ có thể có hại chứ không lợi ích gì cho họ? Tuy nhiên, nếu sự thật là thế, phải chăng đã đến lúc chúng ta phải xét lại toàn bộ việc đánh giá về CS, vì trong chế độ ấy, một cựu tù nhân được coi là phản động như nhà thơ NCT mà còn được tự do giao tiếp, gặp gỡ những người có thành tích chống Đảng như HMC hoặc một số cán bộ hay văn nghệ sĩ khác? Ngay trong chế độ dân chủ Tây phương, sự đi lại, liên lạc của những thành phần được coi là nguy hiểm và bị quản thúc cũng vẫn luôn luôn được giới an ninh canh chừng, theo dõi.
Sự kiện trên cũng nói lên một điều đáng quan tâm khác là: Sự liên hệ, giao tiếp giữa hai thành phần làm việc cho chế dộ và những người có thành tích chống phá chế độ [như ông NCT] hài hòa và tự nhiên đến thế hay sao? Điều đáng nói thêm nữa: Đâu là lằn ranh, chiến tuyến, sự phân biệt giữa Bạn và Thù khi hai bên thường xuyên chuyện trò và lui tới với nhau?
2. Tình người giữa những kẻ trước đây ở hai chiến tuyến đối nghịch
Tháng 10/96, nhà thơ đến thăm tôi tại Paris và sau đó hai ngày, ông ăn cơm với tôi tại nhà một người bạn của tôi, cũng ở Paris . Trong các cuộc mạn đàm riêng rẽ đó, tôi nói đến sự ảnh hưởng của xã hội CS đối với con người, để đi tới kết luận là: Nếu con người phải sống nhiều chục năm trong một xã hội mánh mung, lường đảo, đói khổ và tàn ác như xã hội CS, “nếu không có ý chí mạnh mẽ” thì sẽ bị ảnh hưởng và sẽ cuốn theo, nên khó lòng tin được. Lý do là: Sống trong môi trường ấy, con người tất nhiên phải hội nhập và tàn nhẫn, lường gạt và mánh mung để tranh sống và dần dần sẽ trở thành cá tính, dù họ cũng chỉ là nạn nhân của chế độ và những người đáng thương mà không đáng trách. Qua đó, nhà thơ tâm sự rằng nhận xét đó không đúng, vì ngay khi bị tù đày, ông vẫn được “những người CS bị tù” chung giúp đỡ và an ủi.. Nếu không, ông không thể sống sót được đến nay. Người viết rất ngạc nhiên nhưng không quả quyết rằng nhà thơ nói sai, vì không ở trong hoàn cảnh ấy. Từ lâu, hầu hết chúng ta đều cho rằng: Đã theo VC thì con người sẽ mất dần nhân tính, sẽ bị ép buộc phải tàn ác, tố cáo và kiểm soát lẫn nhau và lâu dần sẽ trở nên thói quen hoặc cá tính. Lời tâm sự và câu trả lời của nhà thơ khiến người viết nghĩ ngợi rất nhiều. Cảnh đói khổ, tranh cướp trong tù VC, giết nhau vì một củ sắn, củ khoai đã được thi sĩ Vô Danh, nhà thơ NCT và cả hàng trăm tác giả khác nói đến. Lời tiết lộ ấy đi ngược lại các khung cảnh cay nghiệt mà chính ông đã viết tại trang 164, trong HĐN 2 mới xuất bản:
Nhà thơ cho biết là đã gặp ông Hoàng Minh Chính chuyện trò, tâm sự nên đã nói thẳng với HMC rằng, tại sao đương sự cứ lảm nhảm về vụ án “xét lại, chống Đảng” làm gì, lẽ ra phải nói về những điều khác quan trọng hơn. Nhà thơ kể là đã bảo HMC rằng: Nếu y làm Tổng bí thư Đảng thì có lẽ y cũng tàn ác chẳng thua gì những tên đầu sỏ CS đâu. Nhận xét này rất đúng. Nhưng người ta thắc mắc rằng: nếu Hoàng Minh Chính và Nguyễn Chií Thiện đều bị VC xếp vào loại chống đối, bị theo dõi thường xuyên thì không lẽ, hệ thống công an VC thờ ơ tới độ để hai người tự do gặp nhau, để rất có thể, bàn nhau chống đối hoặc làm phản nữa chăng?
Ông NCT cũng cho hay là có đến thăm viếng hoặc gặp gỡ một số nhân vật hay văn nghệ sĩ hữu danh trên lầu của Hội Nhà Văn. Ông cũng chụp hình với các nhà thơ Nguyễn Hữu Đang, Phùng Cung, Phùng Quán, Lê Dũng… có thể với nhiều người khác nữa… và cả với Việt kiều Nguyễn Hữu Hiệu, em ruột của nhà thơ Viên Linh [trong khi đó VL giữ chức Chủ tịch Văn Bút VNHN, thành phần mà VC cho là Biệt Kích Văn Hóa] từ Mỹ về thăm. Điều đó làm người ta suy nghĩ. Bởi nếu ông là người, dù được thả, nhưng vẫn bị VC theo dõi, thì ông có được phép đi lại, gặp gỡ tùy tiện như thế không? Người được ông đến thăm, phỏng chừng họ có tiếp và chụp cả hình với ông không, khi việc đến thăm đó chỉ có thể có hại chứ không lợi ích gì cho họ? Tuy nhiên, nếu sự thật là thế, phải chăng đã đến lúc chúng ta phải xét lại toàn bộ việc đánh giá về CS, vì trong chế độ ấy, một cựu tù nhân được coi là phản động như nhà thơ NCT mà còn được tự do giao tiếp, gặp gỡ những người có thành tích chống Đảng như HMC hoặc một số cán bộ hay văn nghệ sĩ khác? Ngay trong chế độ dân chủ Tây phương, sự đi lại, liên lạc của những thành phần được coi là nguy hiểm và bị quản thúc cũng vẫn luôn luôn được giới an ninh canh chừng, theo dõi.
Sự kiện trên cũng nói lên một điều đáng quan tâm khác là: Sự liên hệ, giao tiếp giữa hai thành phần làm việc cho chế dộ và những người có thành tích chống phá chế độ [như ông NCT] hài hòa và tự nhiên đến thế hay sao? Điều đáng nói thêm nữa: Đâu là lằn ranh, chiến tuyến, sự phân biệt giữa Bạn và Thù khi hai bên thường xuyên chuyện trò và lui tới với nhau?
2. Tình người giữa những kẻ trước đây ở hai chiến tuyến đối nghịch
Tháng 10/96, nhà thơ đến thăm tôi tại Paris và sau đó hai ngày, ông ăn cơm với tôi tại nhà một người bạn của tôi, cũng ở Paris . Trong các cuộc mạn đàm riêng rẽ đó, tôi nói đến sự ảnh hưởng của xã hội CS đối với con người, để đi tới kết luận là: Nếu con người phải sống nhiều chục năm trong một xã hội mánh mung, lường đảo, đói khổ và tàn ác như xã hội CS, “nếu không có ý chí mạnh mẽ” thì sẽ bị ảnh hưởng và sẽ cuốn theo, nên khó lòng tin được. Lý do là: Sống trong môi trường ấy, con người tất nhiên phải hội nhập và tàn nhẫn, lường gạt và mánh mung để tranh sống và dần dần sẽ trở thành cá tính, dù họ cũng chỉ là nạn nhân của chế độ và những người đáng thương mà không đáng trách. Qua đó, nhà thơ tâm sự rằng nhận xét đó không đúng, vì ngay khi bị tù đày, ông vẫn được “những người CS bị tù” chung giúp đỡ và an ủi.. Nếu không, ông không thể sống sót được đến nay. Người viết rất ngạc nhiên nhưng không quả quyết rằng nhà thơ nói sai, vì không ở trong hoàn cảnh ấy. Từ lâu, hầu hết chúng ta đều cho rằng: Đã theo VC thì con người sẽ mất dần nhân tính, sẽ bị ép buộc phải tàn ác, tố cáo và kiểm soát lẫn nhau và lâu dần sẽ trở nên thói quen hoặc cá tính. Lời tâm sự và câu trả lời của nhà thơ khiến người viết nghĩ ngợi rất nhiều. Cảnh đói khổ, tranh cướp trong tù VC, giết nhau vì một củ sắn, củ khoai đã được thi sĩ Vô Danh, nhà thơ NCT và cả hàng trăm tác giả khác nói đến. Lời tiết lộ ấy đi ngược lại các khung cảnh cay nghiệt mà chính ông đã viết tại trang 164, trong HĐN 2 mới xuất bản:
“Tù tội bây giờ nghĩ mà đau khổ
Chỉ vì mẫu sắn, cọng rau
Đã sẵn sàng hãm hại chém đâm nhau
Cái chuyện cùng cảnh, giúp nhau, thương nhau đã thành truyện cổ!”
Chỉ vì mẫu sắn, cọng rau
Đã sẵn sàng hãm hại chém đâm nhau
Cái chuyện cùng cảnh, giúp nhau, thương nhau đã thành truyện cổ!”
Câu hỏi được đặt ra, phải chăng trong hai lần bị tù trước đây, người CS bị tù chung có một số giúp đỡ, an ủi nhà thơ, nhưng lần bị bắt sau cùng, khi làm bài thơ này thì tình thế đã đổi thay? Lời tâm sự của nhà thơ trong cuộc mạn đàm làm người ta liên tưởng tới một điểm khác: ở tù con người dễ thông cảm với nhau, dù trước đây người ta ở hai chiến tuyến khác nhau? Từ sự kiện ấy, người ta nghĩ thêm rằng: “Người CS” bị chế độ bỏ tù, một ngày nào đó có thể đứng chung hàng ngủ với những kẻ mà trước đây họ coi là kẻ thù không? Chúng ta, những nạn nhân của CS, có thể chấp nhận HHHG với nhóm cựu đảng viên VC bị chế độ bạc đãi và lợi dụng không? Đây là một vấn nạn lớn, tế nhị và phức tạp nhưng bài viết này không có mục đích mổ xẻ sự kiện đó mà chỉ nhằm nói đến quan điểm của nhà thơ nên không thể đi vào chi tiết. Người viết sinh quán tại một nơi ráp gianh với Liên Khu Tư của CS nên đã được phụ huynh kể lại cho nghe về những cuộc đấu tố của VC tại vùng Thanh Hóa đầu thập niên 1950, với các cảnh vu vạ, quy chụp, phản trắc, hành hạ con người thảm thương tới chết giữa đấu trường và cả các cuộc chôn sống nạn nhân rùng rợn, man rợ hơn cả thời trung cổ. Những điều này cũng đã được mô tả phần nào trong cuốn “Tình Người Bên Kia Chiến Tuyến” của tác giả Đỗ Quốc Anh Thư! Đó là những dấu ấn không nhòa phai được về hình ảnh và về nhân tính của người CS nói chung.
3. Trong cấp lãnh đạo của CSVN nhiều người muốn trở thành Yeltsin
Cũng trong các cuộc mạn đàm chỉ có một vài người khác tham dự, nhà thơ đã cho biết nội bộ VC nát bét, chứ không hợp nhất như một số người suy nghĩ! Tình hình có thể nổ tung bất cứ lúc nào vì bọn chúng, một số khá đông, có máu “Thủy Hử” trong người, nhiều tên có thể trở thành Yeltsin như Tổng thống hiện nay tại Nga. Nhận xét đó có nghĩa là rất có thể trong bọn đầu sỏ VC sẽ có kẻ đứng lên làm đảo lộn tình thế, để VN thoát khỏi cảnh ngục tù, bế tắc hiện nay, như Yeltsin đã làm trước đây. Tưởng cũng cần nhắc lại rằng Yeltsin cũng là một đảng viên kỳ cựu của CS Nga, nhưng sau nhiều chục năm mê muội, ông xé thẻ đảng và ít lâu sau, là người đã cứu nước Nga ra khỏi ách CS. Có thể nhà thơ ở trong nước nên nhìn rõ vấn đề và có liên hệ rộng rãi nên đánh giá tình hình sát với thực tế hơn chăng? Riêng đồng bào hải ngoại ít ai tin tưởng là việc ấy có thể xảy ra. Nếu niềm hy vọng ấy có thể thành sự thật, phải chăng người Việt hải ngoại nên tạo thêm cơ hội để nó sớm xảy ra và sẵn sàng trong tư thế yểm trợ những vị Yelsin VN ấy cho dễ thành công?
Trong các cuộc nói chuyện trước cử tọa, nhà thơ cũng nói ngụ ý là Cộng Đồng NgườI Việt HảI NgoạI yểm trợ cuộc đấu tranh ở trong nước. Câu hỏi đặt ra là: Đó là cuộc đấu tranh nào? Do ai khởi xướng? Yểm trợ cuộc đấu tranh của Phật giáo hay Đoàn Viết Hoạt? Nguyễn Đan Quế? Hoặc yểm trợ Nguyễn Hộ, La văn Liếm? Lê Hồng Hà? Tiêu Dao Bảo Cự? Hà Sĩ Phu? Dương Thu Hương? Hay yểm trợ tất cả? Bất cứ ai gọi là đấu tranh mình cũng yểm trợ, không cần để ý vì lý do nào mà họ chống đối? Nếu thế, vấn đề sẽ trở nên phức tạp, vì NgườI Việt HảI Ngoại không nắm đủ chi tiết về những việc xảy ra ở trong nước nên việc yểm trợ, cổ võ hoặc nghi ngờ, đả phá phong trào này, phe cánh khác cũng đã và sẽ còn tiếp tục gây đổ vỡ trong khối Người Việt Tiị Nạn CS nói chung.
Nếu ghép hai sự việc được nêu ra trong tiểu mục vừa được đề cập đến ở trên, người ta tự hỏi: Phải chăng nhà thơ nhắn chúng ta yểm trợ những Yeltsin VN sẽ xuất hiện ở quốc nội? Với cái nhìn có thể mang ít nhiều tính cách chủ quan, một số người tự hỏi: Chả biết ông Yeltsin VN tương lai nào đó có thật tâm không, hay lại là con bài của Bộ Chính Trị VC, nhằm đưa đất nước vào cảnh khốn cùng khác nữa không?
Trong khi đó, tập thơ HĐN 2, trang 168, nhà thơ viết:
“Hờn căm năm tháng nấu nung sôi
Sôi mãi cũng bốc hơi rồi cạn
Phải sử dụng hờn căm, ôi các bạn
Đúng vào lúc nó sục sôi!”
Sôi mãi cũng bốc hơi rồi cạn
Phải sử dụng hờn căm, ôi các bạn
Đúng vào lúc nó sục sôi!”
Và trang 171:
“Đảng viên Đảng rèn không còn nhân tính
Nhường chỗ cho thú tính phát sinh
Năm rồi năm, thú tính tăng dần
Tăng mãi, tới khi thành đảng tính”
Nhường chỗ cho thú tính phát sinh
Năm rồi năm, thú tính tăng dần
Tăng mãi, tới khi thành đảng tính”
Không biết câu này được sáng tác năm nào vì không đề ngày, nhưng chắc chắn nó được làm khi nhà thơ còn uất hận, hờn căm còn sôi, nên ông cho là ai đã theo VC thì chỉ còn thú tính. Nhận xét ấy trái ngược với quan điểm khi ông được tự do rồi ra hải ngoại “hận thù đã cạn” nên mới tin là bọn VC cao cấp còn có một số người muốn trở thành Yeltsin?
Nhà thơ cũng nhận định rằng bọn cán bộ VC chẳng còn ai tin tưởng vào Chủ Nghĩa Cộng Sản mà chỉ vì tiền và lợi nhuận mà thôi! Đúng ra, việc họ có còn vọng tưởng chủ nghĩa của họ nữa hay không, vẫn không là vấn đề làm chúng ta bận tâm. Họ hết tin nhưng họ vẫn cầm quyền, vẫn áp dụng một chế độ khắc nghiệt, vẫn đày đọa và đàn áp thì người dân vẫn khổ, tương lai đất nước vẫn tối tăm, và chúng ta vẫn có bổn phận phải hất đổ chúng xuống. Nay chưa làm nỗi, nhưng chúng ta phải nuôi quyết tâm ấy.
4. Ai muốn làm người lãnh đạo cuộc chống Cộng thì về VN mà làm
Ông Phạm Công Q., một người có lòng và thiện chí, cách đây 14 năm hoạt động tích cực trong Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam, nhưng chỉ một thời gian ngắn sau đã rút lui và hiện ở Paris. Năm 1996, khi mới hay tin nhà thơ tới Mỹ, ông Q. đã viết một bức thư ngỏ gửi cho nhiều người, nhiều tổ chức, ở nhiều nước khác nhau để gợi ý về việc tất cả nên kết hợp với nhau, tìm một khuôn mặt đáng tin tưởng là nhà thơ NCT, nhằm thành hình một cơ cấu thống nhất, có đường lối, để làm sống lại khí thế đấu tranh hầu lật đổ VC. Khi nhà thơ tới Paris , ông này đã gặp gỡ, bàn thảo về ý kiến trên. Trước sự khẩn khoản ấy, nhà thơ trả lời rằng, việc đó không thể thực hiện được vì chắc chắn sẽ bị nhiều người đánh phá, vì lý do này hay lý do khác. Nhà thơ nói ngụ ý là ở hải ngoại mà làm lãnh tụ thì ai cũng làm được, và việc đó sẽ gây ra cảnh không ai chịu ai và hiềm khích lẫn nhau, mà chẳng làm được gì. Muốn lãnh đạo phải về trong nước, mà ở trong nước thì ngo ngoe là VC thịt ngay. Nhà thơ nhắc ông Q. là “Dục tốc bất đạt” nghĩa là không nên vội vàng, việc có thể làm được lúc này là thành hình một tờ báo có chất lượng và một đài phát thanh để gửi tiếng nói về trong nước! Điều này làm ông Q. thất vọng, vì theo ông, đã hơn 20 năm lưu vong mà chưa làm được gì đáng kể thì bây giờ phải làm mạnh hơn, chứ làm báo hay đài phát thanh cũng khó đi đến kết quả được coi là thực tiễn.
Điều đáng ghi nhận là: Theo nhà thơ thì NVHN chỉ đóng một vai trò yểm trợ thuần túy. Nếu vậy việc then chốt là ở VN. Nhưng ông cũng cho hay là tại quốc nội, nếu ta có một ngàn quân, VC sẽ huy động hàng chục sư đoàn đến tiêu diệt ngay. Ai ngo ngoe là bị bắt liền. Vậy chúng ta yểm trợ ai? Yểm trợ những người Q’G bị bắt? Yểm trợ bằng cách đòi VC thả họ ra? Hay yểm trợ các người VC khó giam cầm như Nguyễn Hộ, Lê Hồng Hà, La văn Liếm? Vai trò của chúng ta dừng lại ở đấy sao?. Nếu vì một lý do nào đó, VC thả họ sau khi đã bày binh bố trận để đốt cháy họ, như làm cháy nhiều người khác, thì chúng ta nghĩ gì?. Sợ “Dục tốc bất đạt” nên chúng ta cứ chờ đợi mãi sao? Chờ đợi, nhưng chờ ai? Và đợi gì? Chờ đợi Yeltsin VN đứng lên? Hay chờ cho CS tự nó hủy diệt và xâu xé lẫn nhau? Vai trò của chúng ta chỉ nên thụ động như thế chăng?
Trong HĐN 2, trang 166, nhà thơ viết:
“Đảng như hòn đá tảng
Đè lên vận mạng quê hương
Muốn sống trong hòa hợp yêu thương
Việc trước nhất phải tìm phương hất xuống
Nếu không tiêu diệt nỗi những thế lực bạo tàn man rợ nhất
Chúng mãi mãi đây thời nòi giống nguy nan!
Không! Chúng sẽ tự cắn xé lẫn nhau, sẽ tự lụi tàn
Như một lò than, dù không ai dập tắt!”
Đè lên vận mạng quê hương
Muốn sống trong hòa hợp yêu thương
Việc trước nhất phải tìm phương hất xuống
Nếu không tiêu diệt nỗi những thế lực bạo tàn man rợ nhất
Chúng mãi mãi đây thời nòi giống nguy nan!
Không! Chúng sẽ tự cắn xé lẫn nhau, sẽ tự lụi tàn
Như một lò than, dù không ai dập tắt!”
Ý nghĩa của hai đoạn này mâu thuẫn với nhau vì đoạn đầu theo ý nhà thơ, mọi người muốn sống trong hòa hợp yêu thương thì phải hất bọn tội ác CS xuống, nhưng đoạn hai, ông lại nghĩ là dù không lật đổ thì với thời gian, chúng cũng cắn xé, tranh giành nhau rồi tự lụi tàn. Thế thì người ta để nó tự hủy diệt, có thể sẽ lâu nhưng nhàn hạ, ít nguy hiểm hơn. Điều mâu thuẫn đó khiến một số người cho rằng hai đoạn thơ trên phải do hai người có hai cái nhìn khác nhau sáng tác.
Theo tin tức từ các tạp chí Việt ngữ tại Hoa Kỳ, thì tháng 11/1995, trong cuộc gặp gỡ hơn 150 văn thi hữu, ký giả và chủ tịch các hội đoàn do ông Chữ Bá Anh và một số người khác tổ chức ở Trung Tâm Eden, thành phố Fall Church, Virginia, nhà thơ nói:
“…Tôi có một điều day dứt mà bấy lâu không bộc lộ được là có một số người nói chuyện Hòa Hợp Hòa Giải với CS tức HHHG Dân Tộc. Trò này thì CS đã nói từ năm 1945. Từ năm 1945, HCM đã hô hào HHHG. Ông Hồ kêu gọi các nhà tư sản có tiền thì giúp tiền, có vàng thì góp vàng. Các điền chủ, phú nông có lúa, có ruộng thì giúp vào để kháng chiến. Tất cả cùng đứng lên đánh Pháp, nhưng sau đó tư sản và địa chủ đều bị thanh toán. Họ chết dần mòn trong ngục tù. Tài sản, ruộng đất thì bị tước đoạt. Trong suốt quá trình 50 năm qua, lúc nào người CS cũng kêu gọi H`HH`G, nhưng trên thực tế thì họ chẳng HHHG với ai cả! Điều này thì chắc chắn các bạn đều đã biết rõ. Nhưng tôi phân vân không hiểu tại sao lại có một số người Việt ở hải ngọai lại đi hô hào cho việc HHHG?...”
Nhưng sau đó nhà thơ lại nói tiếp:
“Về bản chất thì CS không bao giờ có thể hòa hợp với chúng ta được vì điều kiện đầu tiên để hòa hợp là phải bình đẳng. Bình đẳng có nghĩa là phải đa nguyên, đa đảng, cùng nhau bàn chuyện xây dựng đất nước. Chỉ khi nào CS chấp nhận dân chủ đa nguyên thì chúng ta mới có thể bỏ qua những tội ác của họ và mới có thể nói đến chuyện hòa hợp, chung lưng, chung sức xây dựng lại đất nước VN của chúng ta”
Lời phát biểu của nhà thơ trong dịp này mang cùng một ý nghĩa với hình ảnh mà ông đưa ra trước đó, tức là không thể nói chuyện với VC nếu họ cứ tiếp tục đàn áp, tiếp tục ở trên đè xuống. Theo ý ông, chúng ta có thể HHHG với VC khi nào họ không đàn áp nữa, chấp nhận bình đẳng và áp dụng nguyên tắc dân chủ đa nguyên. Theo ông nghĩ thì VC không thể và không khi nào chấp nhận cho các đảng phái tự do hoạt động…nên ông đặt vấn đề đa nguyên, đa đảng như một hình thức “thách đố”. Tuy nhiên, trong tương lai, giả dụ VC vì xâu xé lẫn nhau mà lâm vào thế yếu, biết đâu lúc ấy chúng chẳng đổi chiều, giả vờ chấp nhận hòa hoãn với các thành phần khác như HCM đã áp dụng trong mặt trận Việt Minh để có dịp chỉnh đốn nội bộ, rồi trở mặt tiêu diệt những người đã ngây thơ hợp tác. Cái thế của VC lúc này mạnh hơn thế lực của nhóm HCM trong thập niên 1940 rất nhiều vì hiện nay VC nắm quyền, có đầy đủ bộ máy kìm kẹp, có quân đội, công an và một đội ngũ hơn hai triệu đảng viên hết lòng theo Đảng để bảo vệ bổng lộc và áo cơm. Việc thách thức này là một thái độ dại dột, liều lĩnh của một kẻ đánh phé đang xui mà chơi trò “tháu cáy cạn láng” trước khi bỏ cuộc, đi về… nên đối thủ đang hên, thừa tiền sẵn sàng cười khẩy, bắt ngay…
Nếu quả thật nhà thơ tuyên bố như thế thì tại sao hôm ấy cử toạ 150 người, gồm toàn những thức giả, các nhà báo, những vị chủ tịch các đoàn thể có thành tích và kinh nghiệm đấu tranh, không ai lên tiếng, và sau đó cũng không ai bình luận hay có ý kiến gì? Người viết không muốn tin là nhà thơ có lập trường và chủ trương như thế!
Hơn nữa, nếu người ta nhớ không lầm thì cũng khoảng thời gian cuối năm 1995, nhà thơ đã ngụ ý nói rằng, người CS sẽ phải trả lời về những gì họ đã làm trong suốt 50 năm gây toàn bộ tội ác. Nhưng qua bài tường thuật vừa được chép lại một phần như trên, người ta lại nhìn thấy ông không những muốn ân xá, bỏ qua tội ác của VC mà còn có ý định hợp tác để xây dựng đất nước. Hai lập trường này mâu thuẫn với nhau. Vả lại, qua kinh nghiệm sống mấy chục năm với VC, chắc chắn nhà thơ không thể nghĩ rằng mọi người có thể bàn chuyện làm việc nghĩa, “xây dựng” với bọn lưu manh cả đời ăn cướp, bởi đấy là việc viễn vông, điên rồ và vô ích! Bản chất của CS trong trường hợp đó phải chăng đã bị bỏ quên?
5. Những khúc mắc trong liên hệ giữa ông Trần Nhu và nhà thơ
Nhiều người không rõ ông Trần Nhu, người bạn tù của nhà thơ, ra hải ngọai trong trường hợp nào, từ năm nào, nhưng trước khi nhà thơ đi Mỹ, ông Trần Nhu đã in một cuốn sách, phân tích, dẫn giảng thơ NCT với tất cả lòng khâm phục. Khi nhà thơ tới S.Francisco, ông Trần Nhu đã ra phi trường đón, chụp rất nhiều hình kỷ niệm và nghe nói ông là người đã góp phần vào việc vận động cho nhà thơ qua Mỹ. Trước đây chính ông Nhu xác nhận rằng tác giả tập thơ Vô Đề là nhà thơ NCT. Theo chúng tôi biết thì chỉ hơn 1 tháng, sau khi nhà thơ tới Mỹ, ông TN đã xung khắc với nhà thơ và nặng lời khi nói về nhà thơ với một số người thân. Tuy nhiên, ông Nhu vẫn quả quyết rằng NCT là người đã đưa tập thơ Vô Đề vào Tòa Đại Sứ Anh ở Hà Nội năm 1979. Điều đáng nói hơn nữa là: Ông Nhu tiết lộ rằng tháng 7.79, chính ông cùng với nhà thơ NCT từ Hải Phòng ra Hà Nội làm công việc ấy! Nếu sự kiện này đúng thì điều đó có nghĩa là: hai người cùng bàn với nhau về chuyến mạo hiểm này. Việc đó chứng tỏ ông Nhu quen với nhà thơ ở trong tù, có lẽ trước 1979 và hai người có sự gần gũi, thân tình và tin tưởng tuyệt đối với nhau.
Người viết cũng được tin là cuối năm 1995 hoặc đầu năm 1996, khi nhà thơ trở lại gặp gỡ đồng bào vùng Bắc Cali, ông Nhu đã soạn sẵn một bài viết để giới thiệu ông Thiện nhưng sau đó ông Nhu bất mãn và cáo bệnh, không đến dự buổi nói chuyện ấy! Việc bất bình, đổ vỡ đó nếu vì quyền lợi hoặc cá nhân thì đó là việc riêng giữa hai người, chúng ta không nên đề cập tới, nhưng nếu nó bắt nguồn từ những lý do khác thì người ta muốn biết nguyên nhân và sự lên tiếng của mỗi bên, vì rất có thể từ đấy, người ta biết rõ hơn về thân thế của hai người và về những khúc mắc quanh việc ai là tác giả của tập thơ Vô Đề. Nếu nó là tác phẩm của nhà thơ NCT thì: Sự khác biệt về thân thế, về quan điểm xuyên qua những sự kiện được nêu ra ở trên sẽ được giải thích ra sao? Ông Nhu là bạn tù của nhà thơ, thì đó là giai đoạn nào? Trong chế độ ấy mà nhà thơ tin ông đến thế sao? Ông Nhu sang Mỹ bằng cách nào? Vượt biển? Được gia đình bảo lãnh, thuộc diện HO hay được VC cho đi chính thức? Việc ông tháp tùng nhà thơ ra HN để đem tập thơ Vô Đề vào TĐS Anh có đúng không? Một người có tên là Minh Thi cũng nhận là bạn tù với nhà thơ, trước đây nghe nói đã góp tiền gửi về giúp nhà thơ, nhưng hơn một năm nay, vì đâu ông này không xuất hiện, lên tiếng?
Các yếu tố đó nếu được làm sáng tỏ sẽ là những chi tiết giúp mọi người suy nghĩ để tìm ra những kết luận được xem là có căn bản về các vấn nạn liên quan đến nhà thơ, môt người ngót hai chục năm qua vẫn coi là biểu tượng của tinh thần chồng Cộng kiên trì, dứt khoát.
- IV. KHẨU KHÍ TRONG HAI TẬP THƠ VÔ ĐỀ VÀ HOA ĐỊA NGỤC 2
Trong suốt mấy trăm bài được in trong tập thơ Vô Đề, người ta thấy tác giả Vô Danh có lời lẽ phẩn nộ, cay đắng VC tới cực điểm. Trong bài “Không Có Gì Quý Hơn Độc Lập Tự Do” thi sĩ Vô Danh gọi HCM là “thằng” và “nó” vào năm 1968, hơn một năm trước khi HCM chết:
“Không có gì quý hơn độc lập, tự do!
Tôi biết nó, thằng nói câu nói đó!
Tôi biết nó, đồng bào miền Bắc này biết nó!
Việc nó làm, tội phạm nó ra sao?
Nó đầu tiên đem râu nó bện vào hình xác lão Mao lông lá
Bàn tay Nga đầy băng tuyết giá,
cũng ngoài, qua lục địa Trung Hoa
Không phải xoa đầu, mà túm tóc nó từ xa
Nó đứng không yên, tất bật điên đầu
Lúc rụi vào tàu, lúc rúc vào Nga
Nó gọi Tàu Nga là cha anh nó
và tình nguyện làm con chó nhỏ
xông xáo giữ nhà, gác ngõ cho cha anh!
Nó tận thu từng quả trứng, quả chanh
học lối hung tàn của cha anh nó
Cuộc chiến tranh chết vội hết thanh niên
đương diễn ra triền miên ghê gớm đó
cũng là do Nga giật, Tàu co,
tiếp nhiên liệu, gây mồi cho nó!
Súng, tăng, tên lửa, tàu bay
nếu không, nó đánh bằng tay?
Ôi đó! Thứ độc lập không gì quý hơn của nó
Tôi biết rõ, đồng bào miền Bắc này biết rõ
việc nó làm, tội phạm nó ra sao!
Nó là tên trùm đao phủ năm nào
hồi cải cách đã đem tù ra bắn,
độ nửa triệu nông dân rồi bảo là lầm lẫn!
Đường nó đi trùng điệp bất nhân
hầm hập trời đêm nguyên thủy!
Đói khổ dựng cờ đại súy!
Con cá, lá rau nát nhàu quản lý!
Tiếng thớt, tiếng dao vọng từ hồi ký!
Nó tập trung hàng chục vạn ngụy quân
nạn nhân của đường lối “khoan hồng chí nhân” của nó!
“Tự do” không thời hạn đi tù!
Mắt nó nhìn ai cũng hóa kẻ thù
Vì ai cũng đói mòn, nhục nhằn cắn răng tạm nuốt.
Hiếm có gia đình không có người bị nó cho đi tàu suốt
Đất có thầm câm cũng chẳng được tha
Tất cả phải thành loa!
Sa sả ngày đêm ca tụng nó và đảng nó!
Đó là thứ tự do không gì quý hơn của nó!
Ôi độc lập tự do
Xưa cũng vì quý hai thứ đó
Đất Bắc mắc lừa mất vào tay nó
Nhưng nay mà vẫn có người mơ hồ nghe nó
Nó mới vạn lần cần nguyền rủa thật to.”
(1968)
Tôi biết nó, thằng nói câu nói đó!
Tôi biết nó, đồng bào miền Bắc này biết nó!
Việc nó làm, tội phạm nó ra sao?
Nó đầu tiên đem râu nó bện vào hình xác lão Mao lông lá
Bàn tay Nga đầy băng tuyết giá,
cũng ngoài, qua lục địa Trung Hoa
Không phải xoa đầu, mà túm tóc nó từ xa
Nó đứng không yên, tất bật điên đầu
Lúc rụi vào tàu, lúc rúc vào Nga
Nó gọi Tàu Nga là cha anh nó
và tình nguyện làm con chó nhỏ
xông xáo giữ nhà, gác ngõ cho cha anh!
Nó tận thu từng quả trứng, quả chanh
học lối hung tàn của cha anh nó
Cuộc chiến tranh chết vội hết thanh niên
đương diễn ra triền miên ghê gớm đó
cũng là do Nga giật, Tàu co,
tiếp nhiên liệu, gây mồi cho nó!
Súng, tăng, tên lửa, tàu bay
nếu không, nó đánh bằng tay?
Ôi đó! Thứ độc lập không gì quý hơn của nó
Tôi biết rõ, đồng bào miền Bắc này biết rõ
việc nó làm, tội phạm nó ra sao!
Nó là tên trùm đao phủ năm nào
hồi cải cách đã đem tù ra bắn,
độ nửa triệu nông dân rồi bảo là lầm lẫn!
Đường nó đi trùng điệp bất nhân
hầm hập trời đêm nguyên thủy!
Đói khổ dựng cờ đại súy!
Con cá, lá rau nát nhàu quản lý!
Tiếng thớt, tiếng dao vọng từ hồi ký!
Nó tập trung hàng chục vạn ngụy quân
nạn nhân của đường lối “khoan hồng chí nhân” của nó!
“Tự do” không thời hạn đi tù!
Mắt nó nhìn ai cũng hóa kẻ thù
Vì ai cũng đói mòn, nhục nhằn cắn răng tạm nuốt.
Hiếm có gia đình không có người bị nó cho đi tàu suốt
Đất có thầm câm cũng chẳng được tha
Tất cả phải thành loa!
Sa sả ngày đêm ca tụng nó và đảng nó!
Đó là thứ tự do không gì quý hơn của nó!
Ôi độc lập tự do
Xưa cũng vì quý hai thứ đó
Đất Bắc mắc lừa mất vào tay nó
Nhưng nay mà vẫn có người mơ hồ nghe nó
Nó mới vạn lần cần nguyền rủa thật to.”
(1968)
Tuy nhiên cũng có lúc thi sĩ Vô Danh gọi HCM là Bác, nhưng ý nghĩa của chữ “Bác” ấy cũng không kém phần miệt thị. Bài này làm ngày 19.5, đúng vào dịp sinh nhật thứ 74 của HCM:
“Hôm Nay 19.5
Hôm nay 19.5
Tôi nằm
Toan làm thơ chưởi Bác
Vần thơ mới hơi phang phác
Thì tôi thôi
Tôi nghĩ Bác
Chính trị gia sọt rác
Không đáng để tôi
Đổ mồ hôi
Làm thơ
Dù là thơ chửi Bác
Đến thằng Mác
Tổ sư Bác!
Cũng chưa được tôi nguệch ngoạc vài câu!
Thôi hơi đâu
Mặc thây bọn văn sĩ cô đầu
Vuốt râu, xoa đầu, mơn trớn Bác
Thế rồi tôi đi làm việc khác
Kệ cha Bác”
(1964)
Hôm nay 19.5
Tôi nằm
Toan làm thơ chưởi Bác
Vần thơ mới hơi phang phác
Thì tôi thôi
Tôi nghĩ Bác
Chính trị gia sọt rác
Không đáng để tôi
Đổ mồ hôi
Làm thơ
Dù là thơ chửi Bác
Đến thằng Mác
Tổ sư Bác!
Cũng chưa được tôi nguệch ngoạc vài câu!
Thôi hơi đâu
Mặc thây bọn văn sĩ cô đầu
Vuốt râu, xoa đầu, mơn trớn Bác
Thế rồi tôi đi làm việc khác
Kệ cha Bác”
(1964)
Trong HĐN 2, nhà thơ NCT khi nói đến HCM, cũng gọi y là Bác, cũng nói đến sự vô tình, bất nhân, bất nghĩa của y, nhưng kém phần cay độc, ít sâu sắc và nhẹ nhàng hơn, có thể vì HCM đã chết? Bài “Bác Hồ” sáng tác năm 1981, trang 34, nhà thơ viết:
“Mấy chục năm xa nước, Bác
không viết phong thư nào về thăm gia đình trong nước.
Cách mạng thành công,
Bác vịn cớ bận, bất cần
Bác Hồ ơi, Bác không yêu nhà, Bác làm sao yêu được nước!
Không yêu người thân,
Bác làm sao yêu được nhân dân!
Chỉ những kẻ ngu đần
Bị mê lóa bởi tuyên truyền điêu trá
Mới tin Bác là đạo cao đức cả
Yêu nước thương nòi, có nghĩa, có nhân
Đến chị ruột Bác kia, khi còn sống ở dương trần
Cũng từ Bác, coi là không có Bác
Vì Bác đối với thâm tình quá bạc
Chị Bác…bà Thanh … nói vậy nhiều lần
Bác vu cho bà là bị tâm thần!
Bác ranh ma, Tây không bắt nỗi một lần
Làm cách mạng ở nước ngoài thoải mái
Bác xứng đáng được tôn là cáo quái
Bác quái hơn nhiều so với lũ tay chân!”
(1981)
không viết phong thư nào về thăm gia đình trong nước.
Cách mạng thành công,
Bác vịn cớ bận, bất cần
Bác Hồ ơi, Bác không yêu nhà, Bác làm sao yêu được nước!
Không yêu người thân,
Bác làm sao yêu được nhân dân!
Chỉ những kẻ ngu đần
Bị mê lóa bởi tuyên truyền điêu trá
Mới tin Bác là đạo cao đức cả
Yêu nước thương nòi, có nghĩa, có nhân
Đến chị ruột Bác kia, khi còn sống ở dương trần
Cũng từ Bác, coi là không có Bác
Vì Bác đối với thâm tình quá bạc
Chị Bác…bà Thanh … nói vậy nhiều lần
Bác vu cho bà là bị tâm thần!
Bác ranh ma, Tây không bắt nỗi một lần
Làm cách mạng ở nước ngoài thoải mái
Bác xứng đáng được tôn là cáo quái
Bác quái hơn nhiều so với lũ tay chân!”
(1981)
Người ta cũng ghi nhận là trong tập thơ mới xuất bản, nhà thơ đăng nhiều bài thuộc các thể thơ mà thi sĩ Vô Danh không xử dụng trong tập thơ Vô Đề trước đây, đó là thể thơ 3 và 4 chữ, khiến một số người cho là thơ vè hoặc sớ táo quân. Vài bài tiêu biểu như sau:
“Cuộc Đời
Cuộc đời xán lạn
Cuộc đời khốn nạn
Tình yêu tình bạn
Hạnh phúc khổ oan
Cười hát than van
Ngọt bùi tâu toan
Tỉnh táo mê man
Hào hùng chán nản
Thủy chung lứa phản
Giàu có nghèo hèn
Vinh hiển lầm than
Tướng lĩnh vua quan
Tất cả đều tàn
Tất cả đều tan
Theo giòng thời gian
Vang mãi vô hạn
Tiếng lòng chứa chan!
Sáng mãi vô hạn
Ngọn lửa tâm can!”
(1988, HĐN 2, trang 94)
Hoặc như trang 72/73:
“Dù đầu bạc,
Dù đói rạc,
Dù lực tàn
Vẫn bền gan
Vẫn sáng tác
Việc sống thác
Là việc khác
Không thể cản
Không làm nản
Không cần bàn”
(1988)
Dã tâm Đảng
Quá rõ ràng
Để vững vàng
Ngồi làm chủ
Để dễ dàng
Hút máu mủ
Dân phải mụ
Dân phải ngu
Dân phải mù
Phải bỏ tù
Những thằng sáng
Dám phỉ báng
Đảng sói lang
Dám nói toang
Những sự thực
Dù khốn cực
Vẫn tích cực
Chống lại Đảng!
(1986)
Cuộc đời xán lạn
Cuộc đời khốn nạn
Tình yêu tình bạn
Hạnh phúc khổ oan
Cười hát than van
Ngọt bùi tâu toan
Tỉnh táo mê man
Hào hùng chán nản
Thủy chung lứa phản
Giàu có nghèo hèn
Vinh hiển lầm than
Tướng lĩnh vua quan
Tất cả đều tàn
Tất cả đều tan
Theo giòng thời gian
Vang mãi vô hạn
Tiếng lòng chứa chan!
Sáng mãi vô hạn
Ngọn lửa tâm can!”
(1988, HĐN 2, trang 94)
Hoặc như trang 72/73:
“Dù đầu bạc,
Dù đói rạc,
Dù lực tàn
Vẫn bền gan
Vẫn sáng tác
Việc sống thác
Là việc khác
Không thể cản
Không làm nản
Không cần bàn”
(1988)
Dã tâm Đảng
Quá rõ ràng
Để vững vàng
Ngồi làm chủ
Để dễ dàng
Hút máu mủ
Dân phải mụ
Dân phải ngu
Dân phải mù
Phải bỏ tù
Những thằng sáng
Dám phỉ báng
Đảng sói lang
Dám nói toang
Những sự thực
Dù khốn cực
Vẫn tích cực
Chống lại Đảng!
(1986)
Mỗi nhà thơ, nhà văn có một khẩu khí và một văn phong khác nhau. Dù tác giả một bài viết hoặc một bài thơ có đổi bút hiệu hay ký tên gì chăng nữa, nếu tinh ý, người ta cũng không mấy khó khăn nhận ra, vì văn là người. Mỗi tác giả có một sắc thái khác nhau. Kẻ viết bài này không có khả năng của một người làm công tác phê bình văn học, nên chỉ nêu một vài điểm đã được một số người đề cập tới mà không đưa ra nhận xét về trình độ thơ văn của thi sĩ Vô Danh và của nhà thơ NCT, cũng như về việc thật hay giả trong khía cạnh này. Việc đó xin dành cho độc giả và các vị có kinh nghiệm chuyên môn trong lãnh vực ấy.
- V. THAY LỜI KẾT
Người viết thấy cần nhắc lại là các sự kiện được đề cập, không có ý quyết đoán, khẳng định hoặc cáo buộc nhà thơ hay bất cứ ai. Một phần là những suy nghĩ của cá nhân mình và một phần khác, người viết nói lên ý kiến của một số người cũng rất băn khoăn, thắc mắc, nhưng không có cơ hội và phương tiện để nói ra. Bài này cũng được gửi cho nhà thơ Nguyễn Chí Thiện, vì người viết, dù đã hai lần gặp riêng nhưng vẫn chưa đủ thời giờ thảo luận với nhà thơ về những khúc mắc được nói đến ở trên.
Người viết cũng hiểu là: Trong việc giao tế, những gì được coi là lời tâm sự, tiết lộ riêng giữa các cá nhân thì không nên nhắc lại với người khác, và nhất là trên báo,. Tuy nhiên, trong trường hợp này, nội dung của các điều nói riêng ấy lại là việc chung, liên quan đến các sự thật rất cần thiết cho cuộc đấu tranh hiện nay. Vả lại, những chi tiết của lời tâm sự đó sẽ giúp chúng ta giải tỏa được một phần các vấn nạn và thắc mắc của một số người về quan điểm của nhà thơ. Chúng tôi đã suy nghĩ, đắn đo rất lâu khi tiết lộ những điều ấy. Đó là một sự lựa chọn và là một quyết định khó khăn làm người viết băn khoăn và áy náy.
Nêu các vấn nạn liên quan đến một nhân vật đang được quần chúng nể phục là một việc rất tế nhị và rất dễ bị ngộ nhận. Chúng tôi cũng biết rằng khi đặt vấn đề, người viết dù cố gắng, cũng khó tránh được những điều có thể bị coi là bắt bẻ, hạch sách, hoặc thiếu thiện cảm, về những người được nói đến. Công việc phức tạp và nhiêu khê là ở đó, nhưng nếu ngại như thế, thì không lẽ chúng ta cứ yên lặng, để vô tình nuôi dưỡng sự hoài nghi, chia rẽ, xói mòn sự đoàn kết vốn dĩ rất mong manh, trong khối người Việt chống Cộng nói chung?
Chúng tôi hy vọng rằng mọi người sẽ suy nghĩ, thảo luận một cách thẳng thắn và vô tư để soi sáng những gì được coi là mâu thuẫn, khúc mắc đang cản trở sự đồng tâm và hăng say cần thiết trong cuộc đấu tranh rất chênh lệch giữa chúng ta và kẻ thù CS hiện nay. Khi mọi việc đã rõ ràng, minh bạch, những người có thiện tâm sẽ vững lòng, tin tưởng lẫn nhau để mở đầu cho một khúc quanh mới khởi sắc hơn, hầu góp phần nhỏ bé của mình vào việc tháo bỏ ách thống trị CS và phục hưng đất nước.
Thế Huy
Trích Văn Nghệ Tiền Phong số 512 tháng 5.1997, trang 9, 10, 11, 12, 13, 70, 71, 72,73, 74Người viết cũng hiểu là: Trong việc giao tế, những gì được coi là lời tâm sự, tiết lộ riêng giữa các cá nhân thì không nên nhắc lại với người khác, và nhất là trên báo,. Tuy nhiên, trong trường hợp này, nội dung của các điều nói riêng ấy lại là việc chung, liên quan đến các sự thật rất cần thiết cho cuộc đấu tranh hiện nay. Vả lại, những chi tiết của lời tâm sự đó sẽ giúp chúng ta giải tỏa được một phần các vấn nạn và thắc mắc của một số người về quan điểm của nhà thơ. Chúng tôi đã suy nghĩ, đắn đo rất lâu khi tiết lộ những điều ấy. Đó là một sự lựa chọn và là một quyết định khó khăn làm người viết băn khoăn và áy náy.
Nêu các vấn nạn liên quan đến một nhân vật đang được quần chúng nể phục là một việc rất tế nhị và rất dễ bị ngộ nhận. Chúng tôi cũng biết rằng khi đặt vấn đề, người viết dù cố gắng, cũng khó tránh được những điều có thể bị coi là bắt bẻ, hạch sách, hoặc thiếu thiện cảm, về những người được nói đến. Công việc phức tạp và nhiêu khê là ở đó, nhưng nếu ngại như thế, thì không lẽ chúng ta cứ yên lặng, để vô tình nuôi dưỡng sự hoài nghi, chia rẽ, xói mòn sự đoàn kết vốn dĩ rất mong manh, trong khối người Việt chống Cộng nói chung?
Chúng tôi hy vọng rằng mọi người sẽ suy nghĩ, thảo luận một cách thẳng thắn và vô tư để soi sáng những gì được coi là mâu thuẫn, khúc mắc đang cản trở sự đồng tâm và hăng say cần thiết trong cuộc đấu tranh rất chênh lệch giữa chúng ta và kẻ thù CS hiện nay. Khi mọi việc đã rõ ràng, minh bạch, những người có thiện tâm sẽ vững lòng, tin tưởng lẫn nhau để mở đầu cho một khúc quanh mới khởi sắc hơn, hầu góp phần nhỏ bé của mình vào việc tháo bỏ ách thống trị CS và phục hưng đất nước.
Thế Huy
No comments:
Post a Comment