Sunday, June 29, 2008

Lá Cờ Vàng Nền Cộng Hòa Tổ Quốc Việt Nam Là Một

Lá Cờ Vàng Nền Cộng Hòa Tổ Quốc Việt Nam Là Một
Ngày 19/06/2008 - Phan nhật Nam



    Cờ bay!
    Cờ bay!
    Giữa vũng lửa
    Trầm trầm dân, lính nước mắt ứa
    Một lần Cờ bay Vàng thành xưa
    Bao phần máu xương Người Việt đổ...
Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ là chung của tất cả Chúng Ta - Dân Tộc nơi Phương Nam dựng phận nghiệp Khổ Đau nhưng Siêu Việt. Cờ Vàng Ba Sọc đỏ là mối biễu tượng thuần thành, chính thống nhất. Bởi Cờ đã dựng lên uy nghi suốt giải quê hương từ Ải Nam Quan, miền núi cực bắc Đồng Đăng, Cao Bằng, Lạng Sơn, đến Mũi Cà Mâu, vùng đầm lầy Quản Long, An Xuyên, cuối nguồn Cửu Long, Sông Cái.


    Dẫu Cờ mất đi quyền hiện diện chính trị.
    Nhưng Cờ vẫn linh thiêng vĩnh hằng tồn tại nơi trái tim, và hơi thở chúng ta.
    Cờ bay không ngừng như máu chảy tự thân.
    Lá Cờ Vàng - Nền Cộng Hòa - Tổ Quốc Việt Nam là Một.
Ngày 26 Tháng Mười, Năm 1955, nền Cộng Hòa khai sinh ở Thủ Đô Sài Gòn với danh hiệu chính thức: Việt Nam Cộng Hòa thay thế danh hiệu Quốc Gia Việt Nam, thể chế chính trị thành hình từ 8 tháng Ba, 1949, ngày Hiệp Ước Elysée ký kết giữa Tổng Thống Cọng Hòa Pháp Vincent Auriol và Quốc Trưởng Bảo Đại chấm dứt 65 năm thuộc Pháp (1884-1949). Chức vụ nguyên thủ quốc gia, "Tổng Thống thay thế danh xưng Quốc Trưởng". Ngày 8 tháng 3, 1956, Quốc Hội Lập Hiến Việt Nam Cộng Hòa chính thức công bố Lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ là Quốc Kỳ, Quốc Huy của nước là hình Cây Trúc biễu tượng Tinh Thần Chính Nhân, Đại Nghĩa của Dân Tộc Việt Nam. Chúng ta hôm nay cần nhắc lại những sự kiện, thời điểm lịch sử kể trên để cùng nhau xác chứng lại một điều hiễn nhiên: Lá Cờ Vàng, danh hiệu Việt Nam Cộng Hòa là một Thực Thể Chính Trị- Biễu Tượng Quốc Gia- Lý Chính Nghĩa- Sức Chiến Đấu của vạn, triệu Người Việt dài theo cùng Thế Kỷ 20 và trước đây, lẫn mai hậu. Dẫu hôm nay có những âm mưu đê tiện, thâm độc đòi xoá bỏ đi biễu tượng cao quý nhiệm mầu trên vì nại cớ chúng đã có liên hệ với những nhân sự, vụ việc gây nhiều lầm lỡ của giai đoạn từ sau cuộc đại chiến thế giới lần hai (1945) đến ngày thiên thu uất hận 30 tháng 4, 1975. Chúng ta phải vô cùng sáng suốt cảnh giác trước mưu hiễm của kẻ nghịch cùng đồng lõa và kiên trì giữ vững niềm tin, sức chiến đấu: Bởi máu của anh em ta, của cả dân tộc khổ nạn đã tô thắm thêm ba đỏ vạch sắc son nầy. Và Cộng Hòa không chỉ là danh xưng về thể chế chính trị, nhưng là mục đích tối thượng của toàn khối Người Việt luôn kiên tâm thực hiện Sống xứng đáng Giá Tri. Con Người, giữ gìn bền bỉ Phẩm Tính Dân Tộc. Nền Cộng Hòa, Cờ Tam Tài "Xanh-Trắng-Ðỏ" luôn là biễu tượng huy hoàng, vĩ đại của Dân Tộc Pháp, và cũng của toàn nhân loại về nỗ lực thực hiện ý niệm "Cộng Hòa-Tự Do Dân Chủ", dẫu Cách Mạng 1789 phải trả bằng giá máu kinh hoàng của bao người vô tội do tay những kẻ khủng bố tàn nhẫn. Mao Trạch Đông đã không tùy nghi vô cớ liên kết cách mạng vô sản với cuộc Chiến Tranh Nha Phiến 1884 giữa Triều Đình nhà Thanh với những đại cường Tây Phương trong buổi lễ vĩ đại ngày 1 tháng 10, 1949 nơi Quảng Trường Thiên An Môn mừng lần thành lập nước Cộng Hòa Nhân Dân - Bởi đấy là Truyền Thống chiến đấu giữ nước của Dân Tộc Trung Hoa. Chúng ta không thể tạo dựng nên điều vô cớ, bởi lá Cờ Vàng quả thật đã thấm đẫm lượng máu vô hạn của lớp lớp Người Việt quyết tử để Dân Tộc tồn sinh. Giòng máu oanh liệt của nhị vị Trưng Nữ Vương hòa xuống Hát Giang năm 43 lúc nước vừa mới tượng hình được tiếp nối với lượng sóng sông Bạch Đằng của kỳ giữ nước quang vinh, Thế Kỷ 13 quân Nhà Trần đánh tan ba lần đạo binh bách thắng Nguyên Mông. Từ bậc quân vương, đến người lính đầu bạc, cũng như ngựa đá phải chồn chân, hãn huyết xông lên trận tiền giữ nước. Đấy cũng là giòng máu kiên trung, hiến thân cho mệnh nước hằng tuôn chảy không ngừng khi Chiến Hạm Nhựt Tảo-Hải Quân 10 chìm xuống, hòa lẫn màu biển Hoàng Sa ngày 19 tháng 1, 1974, cùng thân xác Hạm Trưởng Ngụy Văn Thà, và những Người Lính Hải Quân Quân Lực Cộng Hòa giữ gìn trời, biển phương Nam. Thế nên, Cờ không chỉ giới hạn là biễu hiện của riêng những chế độ cầm quyền, với Quốc Gia Việt Nam hay hai nền Cộng Hòa. Và Cộng Hòa là ý niệm tối thượng của cuộc sống- chiến đấu bất tận trên vùng đất lửa phương Nam. Dẫu sống vô cùng nguy biến đau thương như hằng hằng những đoàn người chạy loạn cộng sản-Từ cuộc di cư vĩ đại năm 1954 rời bỏ Miền Bắc; lần chạy nạn Tổng Công Kích Mậu Thân 1968; cảnh Mùa Hè Đỏ Lửa suốt ba vùng đất nước năm 1972, và lần oan khốc uất hận khi mất Cao Nguyên từ ngày 10 tháng 3, 1975 để đến hôm nay hiện thực với hai triệu người có mặt ở hải ngoại ố Những NGƯỜI VIỆT TY. NẠN CỘNG SẢN ĐỂ THỰC HIỆN Ý NIỆM CỘNG HÒA. Vậy, chúng ta phải khẳng định lại thêm một lần: Lá Cờ Vàng - Danh Hiệu Cộng Hòa là sức mạnh chuyển giòng đấu tranh xuyên suốt lịch sử từ những lần vị quốc vong thân sáng ngời trung liệt của Hoàng Diệu, Nguyễn Tri Phương khi thành mất; của Trương Công Định, liệt sĩ Vàm Láng, Gò Công; của Nguyễn Trung Trực với chiến công vang động giòng Vàm Cỏ, Long An: "Hỏa hồng Nhật Tảo oanh thiên địa. Kiếm bạc Kiên Giang khốc quỷ thần", cho đến lần Cờ lên trên Kỳ Đài Cố Đô Huế, sáng Mùa Xuân Mậu Thân, 24 tháng Hai, 1968.


    Quân dân ta nên một lần bật khóc
    Khi lá Cờ Vàng Ba Sọc
    Lừng lững lên cao
    Giữa mờ sương xứ Huế sáng Xuân nào!
Danh hiệu Cộng Hòa bao gồm trong lời hô uy dũng của mười ba Liệt Sĩ Quốc Dân Đảng "Việt Nam Độc Lập Muôn Năm" nơi Yên Bái, sáng sông núi gờn gợn đau thắt, 17 tháng 6, 1930, không khác ý niệm quyết tử "Việt Nam Cộng Hòa Muôn Năm" của trung đội lính Nhảy Dù do Thiếu Úy Huỳnh Văn Thái chỉ huy, đã chọn giây phút báo đền ân nghĩa quê hương với chính xác thân mình nỗ tung bởi trái lựu cuối cùng, buổi sáng 30 tháng Tư, 1975 nơi bùng binh Ngã Sáu, Chợ Lớn. Danh hiệu Cộng Hòa linh thiêng kia đã bừng lên soi rạng khoảng trời đất u tối sáng 29 tháng 4, 1975 khi chiếc Hỏa Long C119 của Trung Úy Nguyễn Văn Thành bốc cháy trên không gian Tân Sơn Nhất, Gia Định. Và giá trị Cộng Hòa mải mải tồn tại trong thanh âm quyết liệt của Hồ Ngọc Cẩn, Trần Văn Bá khi đối diện với nòng súng của trung đội hành hình. Chúng ta hôm nay cũng tương tự tình cảnh của những người Việt lưu vong đầu thế kỷ ở Sa Khôn, Thái Lan, với tất lòng đau xót như đã một lần được Tú Tài Đặng Thúc Hứa, đồng chí của nhị vị tiền bối Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh diễn dạt khi nhớ về quê nhà đang trong cơn điêu linh nhục thãm:


Vùng Quê Hải, gió tanh mưa máu, án ba đào vì tình thế xui nên.
Cõi Viêm Bang, núi thịt cồn xương, nỗi bi thảm xưa nay chưa có.
Ngoài ngàn dặm trông về cố quốc,
Non sầu bể thảm, quặn ruột gan chín khúc tơ vò.
Cuộc trăm năm tưởng tới đồng tâm,
Cỏ úa hoa dàu, dẫu sắt đá cũng hai hàng lệ nhỏ.


Nỗi Đau cào xé nầy luôn bừng bừng cùng mối Ước Nguyện sắc son - Lần dựng lên trong nắng Miền Nam mầu uy nghi rực rỡ Cờ Vàng, và câu hát đã một lần vang động núi sông lẫm liệt cảm động ánh sáng vĩnh cửu Cộng Hòa.

Cờ bay! Cờ bay!
Trên thành phố thân yêu

Vừa chiếm lại đêm qua bằng máu!!

CHÚNG TA PHẢI HÁT LẠI THÊM MỘT LẦN CÂU HÁT BI HÙNG NẦY TRÊN TOÀN CÕI QUÊ HƯƠNG

Viết để nhắn nhở, vững tin Nghĩa Lớn - Việt Nam Cộng Hòa

Phan nhật Nam

26 Tháng Mười, 1955 — 26 Tháng Mười, 2002. Phan nhật Nam

Saturday, June 28, 2008

Thông Cáo Chung Của Hoa Kỳ Và Viêt Nam Cộng Sản



Thông Cáo Chung Giữa Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ Và Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

• (Bản tiếng Việt do Khánh Ðăng lược dịch)

Tổng thống George W. Bush đón mừng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đến viếng thăm Hoa Kỳ và Tòa Bạch Ốc ngày hôm qua, cho cuộc hội kiến song phương lần thứ tư giữa lãnh đạo hai nước như từng xảy ra trong bốn năm qua. Tổng thống và Thủ tướng đã thảo luận những tiến bộ đạt được kể từ khi hai vị gặp nhau lần trước đây tại Việt Nam vào năm 2006, và hứa sẽ có những nỗ lực cụ thể để đưa mối quan hệ song phương ngày càng bền chặt này đi tới.

Hai nhà lãnh đạo đồng ý rằng quan hệ này được đặt căn bản trên một tình hữu nghị tích cực đang phát triển, tôn trọng lẫn nhau, và chung một quyết tâm theo đuổi sự hợp tác có tính cách xây dựng và đa diện trên nhiều vấn đề khác nhau, để góp phần vào việc phát triển sâu đậm thêm mối quan hệ này, vì quyền lợi lâu dài của cả hai nước. Hai nhà lãnh đạo cũng chia sẻ tầm nhìn và mục tiêu về một khu vực Á Châu - Thái Bình Dương ổn định, vững chắc, dân chủ và hoà bình, và và trao đổi về việc góp phần của Hoa Kỳ và Việt Nam trong tương lai cho mục tiêu đó.

Hai nhà lãnh đạo hoan nghênh việc gia tăng thêm quan hệ kinh tế, ghi nhận mức giao thương hai chiều vượt qua 12 tỷ đô la năm 2007 và Hoa Kỳ hiện là thị trường xuất cảng hàng đầu của Việt Nam. Thủ tướng Dũng xác định quyết tâm của Việt Nam nhằm duy trì sự ổn định kinh tế vĩ mô và cương quyết thực hiện các điều cam kết với Tổ chức Mậu dịch Thế giới, Hiệp định Thương mại Song phương, Hiệp định Khung về Thương mại và Ðầu tư; cải thiện hệ thống luật pháp, và tạo ra những điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài và gia tăng mức giao thương với Việt Nam.

Hai nhà lãnh đạo đồng ý rằng quan hệ kinh tế và thương mại thì quan trọng trong mối quan hệ song phương. Cả hai tuyên bố rằng Hoa Kỳ và Việt Nam sẽ bắt đầu thương lượng để tiến tới một Hiệp định Đầu tư Song phương, biểu hiện sự cam kết của hai bên để mở rộng các chế độ đầu tư và công bình, không phân biệt, và đối xử minh bạch với đầu tư nước ngoài.

Tổng thống Bush xác nhận Hoa Kỳ đang nghiêm trọng xem xét lại lời thỉnh cầu của Việt Nam xin được chọn lựa như một thừa kế nhân của chương trình Hệ thống Ưu đãi thuế quan phổ cập (Generalized System of Preferences program), và ông đã thừa nhận lời thỉnh cầu của Việt Nam xin được công nhận là có Quy chế Kinh tế Thị trường. Hai nhà lãnh đạo đã ghi nhận tầm quan trọng của những nỗ lực trong khuôn khổ Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Á Châu -Thái Bình Dương (APEC) nhằm quảng bá cho việc mở rộng và buôn bán tự do, bao gồm triển vọng của một Vùng Mậu dịch Tự do trong khu vực Á Châu - Thái Bình Dương. Tổng thống Bush cũng nhắc lại sự phản đối tổng quát của Hoa Kỳ trong việc giới hạn xuất cảng thực phẩm trong lúc giá cả đang gia tăng.

Hai nhà lãnh đạo kêu gọi tất cả các nước cùng tham gia trong các nỗ lực nhằm giải quyết vấn đề thực phẩm thế giới. Tổng thống Bush tái xác nhận quyết tâm của Hoa Kỳ trong việc theo đuổi các hành động nhằm duy trì hoặc khuếch trương thêm các mức trợ giúp hiện tại và giải quyết các tình trạng cơ bản đã đưa đến giá cả thực phẩm gia tăng.

Hai nhà lãnh đạo thảo luận việc mở rộng và tăng cường đối thoại cao cấp giữa hai nước; hai vị tán thành việc sáng lập ra một phương cách đối thoại mới về chính trị - quốc phòng và kế hoạch chính sách, để cho phép có thêm các cuộc thảo luận sâu đậm và thường xuyên hơn về các đề tài an ninh và chiến lược. Hai nhà lãnh đạo ghi nhận lợi ích của sự đối thoại cởi mở và vô tư về các đề tài liên quan đến nhân quyền và các quyền tự do căn bản. Tổng thống Bush và Thủ tướng Dũng đồng ý về tầm quan trọng của tinh thần thượng tôn luật pháp trong các xã hội hiện đại, và Tổng thống Bush nhấn mạnh đến tầm quan trọng trong việc cổ xuý để cải thiện việc thực hiện nhân quyền và tạo điều kiện cho các tín đồ tôn giáo và người dân tộc thiểu số. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thông báo cho Tổng thống Bush về các chính sách và nỗ lực mà Việt Nam đã thực hiện được trong lãnh vực này, và Tổng thống Bush ghi nhận các nỗ lực này của Việt Nam cho đến nay và khuyến khích cho sự tiến bộ hơn nữa. Trong dịp kỷ niệm lần thứ 60 ngày ra đời của Bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền, hai nhà lãnh đạo tái xác nhận sự cam kết của họ nhằm cổ võ và bảo đảm cho nhân quyền và các quyền tự do căn bản khác.

Hai nhà lãnh đạo hài lòng với những thành công của người Mỹ gốc Việt và ghi nhận sự đóng góp của họ vào việc quảng bá quan hệ giữa hai nước. Tổng thống Bush hoan nghênh những đóng góp này và nhắc lại sự ủng hộ của chính phủ Hoa Kỳ đối với Việt Nam về chủ quyền quốc gia, an ninh, và toàn vẹn lãnh thổ.

Tổng thống Bush bày tỏ lòng biết ơn đối với sự hợp tác của Việt Nam trong nỗ lực nhân đạo giữa hai nước để đạt đến việc tìm kiếm đầy đủ nhất có thể làm được về những người Mỹ hiện vẫn còn mất tích trong chiến tranh và thiện ý của Việt Nam nhằm thực hiện thêm các biện pháp phụ, ghi nhận rằng chương trình hợp tác hoạt động tìm kiếm chung (Joint Field Activities ) đã cho phép việc nhận diện và hồi hương di hài của 629 quân nhân Hoa Kỳ, và ông tái xác nhận sự trợ giúp tiếp tục của chính phủ Hoa Kỳ trong việc thu thập thông tin về các nỗ lực tìm kiếm người mất tích của phía Việt Nam. Thủ tướng Dũng cũng nêu rõ sự trợ giúp của Hoa Kỳ trong phạm vi này. Thủ tướng Dũng tán thành những tiến bộ song phương trong việc giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường ở gần các vị trí có kho chứa chất dioxin ở Việt Nam, đặc biệt là việc tiếp tục đưa vào xử dụng 3 triệu đô la do Hoa Kỳ tài trợ cho việc dọn dẹp các khu vực bị ô nhiễm và cho các dự án y tế.

Tổng thống Bush chúc mừng Thủ tướng Dũng về nhiệm kỳ 2 năm làm thành viên trong Hội đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc của Việt Nam. Hai nhà lãnh đạo xác nhận rằng hai nước sẽ tiếp tục hội ý với nhau về các vấn đề cấp thiết sẽ được đề ra tại Hội đồng Bảo An. Thủ tướng thông báo với Tổng thống rằng Việt Nam đang hoàn thành một phương pháp sửa soạn cho việc tham dự có hiệu quả vào các hoạt động gìn giữ hoà bình của Liên Hiệp Quốc Thủ tướng Dũng cám ơn Tổng thống Bush về lời mời Việt Nam tham dự vào chương trình Sáng kiến Hoạt động Hoà bình Toàn cầu (Global Peace Operations Initiative), mà qua đó Việt Nam sẽ tham gia vào các khoá huấn luyện và các sinh hoạt khác của hoạt động gìn giữ hoà bình. Tổng thống Bush ghi nhận chuyến viếng thăm đến Việt Nam đang diễn ra của tàu nhân đạo USNS Mercy .

Hai nhà lãnh đạo bày tỏ lòng mong muốn nhằm nâng cao thêm mối quan hệ của Hoa Kỳ với Hiệp hội các Quốc gia Ðông Nam Á (ASEAN), và Tổng thống Bush bày tỏ sự tán thành của ông về vai trò tích cực của Việt Nam trong ASEAN. Hai nhà lãnh đạo thảo luận về các phạm vi phối hợp với khối ASEAN , trong đó có việc trợ giúp nhân đạo và cho trận bão Nargis. Tống thống Bush nhắc lại rằng Hoa Kỳ sẵn sàng cộng tác với khối ASEAN, Liên Hiệp Quốc và các tổ chức phi chính phủ khác để đem thêm trợ giúp nhân đạo vô cùng cần thiết đến những người bị ảnh hưởng bởi cơn bão tàn khốc này, và cả hai đã thảo luận về sự cần thiết cho các nhân viên cứu trợ quốc tế có một lối tiến vào mau chóng đến các khu vực bị tai họa.

Hai nhà lãnh đạo nhấn mạnh về sự quan trọng của hợp tác giáo dục và đồng ý sẽ phát động thành lập một Toán Đặc nhiệm Giáo dục song phương cao cấp để phác hoạ ra một lộ trình và nhận diện các thể thức hiệu quả cho việc nâng cao vấn đề hợp tác giáo dục giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Hai nhà lãnh đạo cũng hoan nghênh Chương trình Fulbright ở Việt Nam được tiếp tục thành công, và số lượng ngày càng gia tăng của sinh viên Việt Nam lựa chọn đến du học tại Hoa Kỳ. Tổng thống Bush nhấn mạnh sự quan trọng của một chương trình Ðoàn Hoà bình (Peace Corps) trong tương lai tại Việt Nam. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đồng ý trên nguyên tắc đối với dự kiến của Tổng thống về một chương trình như vậy và hai phía sẽ tiếp tục thảo luận để hoàn tất các thoả thuận dàn xếp có liên quan.

Thủ tướng Dũng cám ơn Tổng thống Bush về sự trợ giúp trong Kế hoạch Cứu tế Khẩn cấp cho bệnh AIDS (PEPFAR), đồng thời ghi nhận rằng nhiều người ở Việt Nam, bao gồm nhiều trẻ em yếu đuối, hiện thời đang nhận sự chăm sóc, giúp đỡ và được chữa trị bằng thuốc chống vi trùng gây bệnh AIDS.

Tổng thống Bush bày tỏ sự cam kết của ông nhằm tiếp tục phát triển sự hợp tác trong chương trình nhận con nuôi liên quốc gia giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, hầu bảo đảm cho lợi ích cao nhất cho đứa trẻ, tôn trọng các quyền căn bản của đứa bé, và ngăn ngừa nạn bắt cóc và buôn bán trẻ em. Thủ tướng Dũng nhấn mạnh rằng Việt Nam chia sẻ các mục tiêu này và nêu rõ rằng Việt Nam sẽ xúc tiến nhanh việc chuẩn bị để sớm sủa gia nhập vào Công ước Hague về Con nuôi Liên quốc gia. Thủ tướng cũng hoan nghênh sự trợ giúp kỹ thuật của Hoa Kỳ trong việc tạo điều kiện thuận tiện cho vấn đề này.

Thủ tướng Dũng cám ơn Tổng thống Bush về sự trợ giúp của Hoa Kỳ đối với Luật Năng lượng Nguyên tử của Việt Nam cũng như về thông tin và huấn luyện kỹ thuật cho an toàn hạt nhân.

Cuối cùng, hai nhà lãnh đạo thảo luận về sự hợp tác trong vấn đề khí hậu. Thủ tướng Dũng và Tổng thống Bush hoan nghênh việc khai trương đề án Mạng lưới Nghiên cứu Đồng bằng và Quan sát Toàn cầu (DRAGON) tại Việt Nam, mà đề án này sẽ thiết lập ra một học viện ở Trường Đại học Cần Thơ để phối hợp huấn luyện và nghiên cứu việc tạo ra các hệ sinh thái lành mạnh và các khu vực đồng bằng có khả năng chịu đựng chống đỡ được. Hai nhà lãnh đạo cũng đồng ý sẽ cùng nhau làm việc để cổ xuý các nỗ lực của Việt Nam nhằm thích nghi với và làm nhẹ đi ảnh hưởng của khí hậu thay đổi, bao gồm việc lập ra một tiểu ban mới trong phạm vi Hiệp định song phương về Khoa học và Kỹ thuật, để trao đổi và phối hợp kế hoạch đề xướng chung.



Joint Statement Between the United States of America and the Socialist Republic of Vietnam

President George W. Bush welcomed Prime Minister Nguyen Tan Dung to the United States of America and to the White House yesterday for the fourth bilateral meeting between leaders of our two countries in as many years. The President and the Prime Minister discussed the progress made since they last met in Vietnam in 2006 and committed to specific efforts to carry this increasingly robust bilateral relationship forward. The two leaders agreed the relationship is based on a positive, growing friendship, mutual respect, and a shared commitment to pursuing constructive and multifaceted cooperation on a wide range of issues that will contribute to the development of the depth of the relationship, which is in the long-term interests of both countries. They also shared their vision and goals for a stable, secure, democratic, and peaceful Asia-Pacific region and discussed future U.S.-Vietnam contributions to that end.

The leaders welcomed the deepening economic ties, noting that two-way bilateral trade topped $12 billion in 2007 and that the United States is Vietnam's top export market. Prime Minister Dung affirmed Vietnam's resolve to maintain macroeconomic stability and determination to implement its commitments under the World Trade Organization, the Bilateral Trade Agreement, and the Trade and Investment Framework Agreement; improve its legal system; and create conditions favorable for foreign investors and trade growth.

The two leaders agreed that trade and economic ties are significant to the bilateral relationship. They announced that the United States and Vietnam would initiate negotiations toward a Bilateral Investment Treaty, signaling our commitment to open investment regimes and fair, non-discriminatory, and transparent treatment of foreign investment. President Bush affirmed that the United States is seriously reviewing Vietnam's request to be designated as a beneficiary of the Generalized System of Preferences program, and he acknowledged Vietnam's request to be accorded Market Economy Status. They noted the importance of efforts within the Asia-Pacific Economic Cooperation (APEC) forum to promote free and open trade and investment, including the prospect of a Free Trade Area of the Asia-Pacific. President Bush reiterated the United States' general opposition to restrictions on food exports at a time of rising prices. The two leaders called on all countries to join in the effort to solve the world food problem. President Bush reaffirmed the United States' commitment to pursuing actions to maintain or expand existing assistance levels and to address the underlying conditions contributing to high food prices.

The two leaders discussed expanding and strengthening our senior-level dialogues. They endorsed the creation of new political-military and policy planning talks, which will allow for more frequent and in-depth discussions on security and strategic issues. The two leaders noted the benefit of an open and candid dialogue on issues relating to human rights and fundamental freedoms. President Bush and Prime Minister Dung agreed on the importance of the rule of law in modern societies, and President Bush underscored the importance of promoting improved human rights practices and conditions for religious believers and ethnic minorities. Prime Minister Dung informed President Bush of the policies and efforts made by Vietnam in this area, and President Bush took note of Vietnam's efforts to date and encouraged further progress. On the occasion of the 60th anniversary of the Universal Declaration on Human Rights, the two leaders reaffirmed their commitment to promoting and securing fundamental human rights and liberties.

The two leaders were pleased with the successes of Vietnamese Americans and noted their contribution to the promotion of the relationship between the two countries. President Bush welcomed these contributions and reiterated the U.S. government's support for Vietnam's national sovereignty, security, and territorial integrity.

President Bush expressed appreciation for Vietnam's cooperation in our joint humanitarian effort to achieve the fullest possible accounting for Americans who remain missing in action and Vietnam's willingness to carry out additional measures, noting that the Joint Field Activities have allowed for the identification and repatriation of the remains of 629 U.S. soldiers and reaffirmed the U.S. government's continued assistance in obtaining information for Vietnam's own accounting efforts. Prime Minister Dung highlighted the United States' assistance in this area as well. Prime Minister Dung applauded bilateral progress in addressing environmental contamination near former dioxin storage sites in Vietnam, particularly the ongoing implementation of $3 million in U.S. funding for environmental remediation and health projects.

President Bush congratulated Prime Minister Dung on his country's two-year membership on the United Nations Security Council. The two leaders reaffirmed that the two countries will continue consultations on the pressing issues that will face the Security Council. The Prime Minister informed the President that Vietnam is completing the preparatory process for its effective participation in UN peacekeeping operations. Prime Minister Dung thanked President Bush for the invitation for Vietnam to participate in the Global Peace Operations Initiative (GPOI), through which Vietnam will participate in training courses and other activities on peacekeeping operations. President Bush noted the ongoing visit of the humanitarian ship the USNS Mercy to Vietnam.

The two leaders expressed their wish to enhancing further U.S. relations with the Association of Southeast Asian Nations (ASEAN), and President Bush expressed his appreciation for Vietnam's active role in ASEAN. The two leaders discussed the areas of cooperation with ASEAN, including humanitarian assistance and Cyclone Nargis. President Bush reiterated that the United States is willing to work with ASEAN, the United Nations, and other non-governmental organizations to bring additional, much-needed humanitarian assistance to those affected by the devastating cyclone, and they discussed the need for entry and prompt access to all international aid workers to the disaster area.

The two leaders underscored the importance of cooperation on education and agreed to launch a high-level bilateral Education Task Force that will chart a roadmap and identify effective modalities for enhanced U.S.-Vietnam education cooperation. The two leaders also welcomed the continued success of the Fulbright Program in Vietnam and the growing number of Vietnamese students who choose to study in the United States. President Bush underscored the importance of a future Peace Corps program in Vietnam. Prime Minister Dung agreed in principle to the President's proposal on such a program and that the two sides will continue discussion to finalize related arrangements.

Prime Minister Dung thanked President Bush for assistance under the President's Emergency Plan for AIDS Relief (PEPFAR), noting that many people in Vietnam, including vulnerable children, are now receiving care, support, anti-retroviral treatment.

The President expressed his commitment to continue the development of intercountry adoption cooperation between the United States and Vietnam that ensures the best interests of the child, respects his or her fundamental rights, and prevents the abduction and trafficking of children. The Prime Minister underscored that Vietnam shares these goals and stressed that Vietnam will speed up preparations for an early accession to the Hague Convention on Intercountry Adoptions. The Prime Minister also welcomed U.S. technical assistance in facilitating this step.

Prime Minister Dung thanked President Bush for the United States' assistance on Vietnam's Atomic Energy Law as well as for technical information and training on nuclear safety.

Finally, the two leaders discussed cooperation on climate issues. Prime Minister Dung and President Bush welcomed the commencement of the Delta Research and Global Observation Network (DRAGON) project in Vietnam, which will establish an institute at Can Tho University to cooperate on training and research to produce healthy ecosystems and sustainable deltas. The two leaders also agreed to work together to promote Vietnamese climate change adaptation and mitigation efforts, including the formation of a new subcommittee under the bilateral Science and Technology Agreement to discuss and coordinate joint initiatives.

http://www.whitehouse.gov/news/releases/2008/06/20080625-4.html

Tên Cẩu Cao Cầy Chuyên Lòn Trôn, bợ Dái ...

Trương Minh Hòa

Cái tên Cẩu Cao Cầy, nổi tiếng khắp ta bà thế giái, nhất là đối với dân Việt Nam trong, ngoài nước về thành tích, tư tưởng, hành vi và đủ thứ khác, thời thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan còn sống đã nói: "ông Cầy phải quỳ lạy đồng bào để xin tha thứ cho cái tội nói nhăng nói cuội", lúc đó Cầy chỉ mới ngửi mùi thúi xác ướp Hồ Chủ Tịch và bắt đầu đón gió, nhưng chưa có gì ngoài lối nói huênh hoang; nếu cái tên nầy viết theo kiểu chữ "văn minh hang Pác Pó" thuộc đỉnh cao trí tệ nòi người và sau nầy được nối tiếp sự nghiệp làm "Kách mệnh" qua nền văn hóa Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây, bao trùm cả nền "văn minh miệt vườn" ở miền bưng biền, mật khu, mật đít được viết là KẨU KAO KẦY. Một con người "dĩ đại" nầy được bao quanh bằng nhiều thứ giai thoại, giai thụi .... kể cả tánh hay mê "giai nhân" mà nhiều khi làm nên những trò khỉ nịnh đầm lố bịch, coi như ngoài binh thư, bí quyết dạy "dê", dám lái cả phi cơ để thả dê, thật là "Kỳ cục". Ngoài ra Cầy còn tự nhận là Con Phật, vì quá giác ngộ, giác nghiệt, mà sau nầy, động não viết thành quyển sách tiếng Anh, tựa là "Budha Child", thi đua sáng tác, tối tác với thiền Xu Thích Nhất Vẹm với nhiều tác phẩm lừng lẫy như: The Lotus in the sea of fire .... nếu gặp khi hang Pác Pó treo cờ đỏ, thì đây mới là "Cờ Hồng cài Háng".

Tuy rằng tự biên tự diễn, tự xưng là "Con Phật", thuộc dạng "không người lái" như chuyện mạo danh "nhân dân" của tập đoàn Việt Cộng, không ai bầu mà cứ xưng là lãnh đạo, lãnh điếc, lãnh chó, lãnh mèo, lãnh chuột ..... đó là những chức vụ "không người lái" như thủ tướng, chủ tịt nhà nước, chủ tịch quốc hội, đại biểu quốc hộ i... nhất là cái chức cao nhất, vua không ngai là Tổng Bí Thư, thì cũng đâu có ai bầu. Tâm tánh của Cẩu Cao Cầy luôn có nhiều "sự cố" với những NGHIỆP BÁO trên đường "hành lạc" hành nghề mối lái, là thứ NGÁO BỊP nhưng cứ mượn danh Phật mà "lên vùng" để vụ lợi. Bản tánh tiền hậu bất nhất "khi trồi, khi sụt, khi có, khi không" và cũng thuộc dạng: "khi cứng, khi mềm, khi xìu, khi ểnh ..." trong việc hành xử, từ lập trường đến hành động tạo cho hắn một chỗ đứng vững chắc trên "đống rác của dân tộc". Do đó Cẩu Cao Cầy đúng là "Evil Child" là tỳ kheo: Thích Thịt Chó, Thích chơi bời, Thích nhậu nhẹt, Thích đá gà, Thích Mỹ Kim, Thích lếu láo, Thích để râu, Thích bài bạc, Thích cướp vợ, Thích trở cờ, Thích Đón Gió, Thích Việt Cộng, nên trở thành Thích lòn trôn, Thích nâng bi, Thích bợ dái .... tất cả dồn chung vào danh hiệu: "tỳ kheo Thích Đủ Thứ".

Thời kỳ đệ nhất Cộng Hòa, vì ham danh và thích làm nổi, nên gã Cầy đứng chung hàng ngũ "phản tướng" với Dương Văn Minh lãnh đạo, trở thành "Thích đảo chánh", thành công sau ngày 1 tháng 11 năm 1963, trở thành "thích thủ tướng" với chức vụ "Chủ Tịch Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương"; cao hứng huênh hoang "Thích Bắc Tiến" rồi sau đó thì sanh ra: "thích tổng thống", nhưng mộng bất thành biết nói sao, không thể cạnh tranh nổi với Nguyễn Văn Thiệu. Chính ví "thích danh lợi" mà Cẩu Cao Cầy lọt vào bẫy của đám Vi Si đội lớp sinh viên học sinh như: Lên Văn Nuôi, Huỳnh Tấn Mẫm, Hạ Đình Nguyên, Võ Như Lành, Phan Công Trinh, Nguyễn Thị Yến ... viện trợ cho đám nầy 2 ngàn quả lựu đạn MK3 để ném phá cuộc bầu cử 1971, Cầy còn cho mượn nhà trong dinh phó tổng thống để Việt Cộng lập mật khu ngay trong thủ đô Saigon, xuất phát biểu tình, đánh phá, gây rối loạn miền Nam. Trước ngày 30 tháng 4 năm 1975, Cầy lăng xăng tuyên bố vung vít "tử thủ" rồi sau đó dông mất hơn ai hết, trở thành "Thích Di Tản" hay "thích ra khơi", nếu không tuyên bố vung vít mà chạy thì cũng thông cảm; nhưng nói mà dông thì đó là tác phong "thích chạy xịt" của gã Cầy nầy. Trong suốt thời gian dài cư trú tại Mỹ, Cẩu Cao Cầy chưa hề tham gia chống Cộng, đóng góp công sức vào sinh hoạt cộng đồng; trái lại hay tuyên bố huênh hoang, đạt danh hiệu "Thích phổi Bò" và tự cao tự đại, được các hội đoàn, nhất là không quân mời, nhưng Cầy không làm gì, ngoài việc đến đó nói láo, phô trương và "thích nhảy đầm". Đừng nghe những gì Cẩu Cao Cầy nói, hãy nhìn kỹ những gì Cầy làm" là câu tục ngữ dành cho Việt Cộng, nhưng cũng áp dụng với Cầy thì trúng phóc, trước đây Cầy tuyên bố "Bắc Tiến", nhưng sau nầy thì "Tiến về Bắc" trở Việt Nam làm con bài tuyên vận cho Vẹm, là thứ giẻ rách của đảng cướp, trở thành "Cháu ghẻ Bác Hồ", tuyên bố vung vít, làm môi giới mở khách sạn, sân golf ... nhưng bảo là: giúp dân Việt Nam có công việc làm, từ đó trở thành "thích cò mồi" và "thích xạo ke". Ngày xưa thì: "nhất tướng công thành vạn cốt khô", ngày nay tình hình thay đổi: "đón gió trở cờ, vạn kiếp nhơ".

"Còn tiền, còn gái, còn người .
Ngày nay đón gió, bị chửi gấp mười lần qua".

Cẩu Cao Cầy đã "hoàn thành công tác một cách xuất sắc trong nghề lòn trôn, nâng dái:" quả xứng đáng là "đỉnh cao trí tệ nòi ... chồn", thực hiện đúng theo "nời dạy" của Chủ tặc Hồ Chí Mén vĩ dạy đĩ: "Đâu cần Cao Cầy có, đâu khó có Cao Cầy".

"Ai đón gió mà không hề bợ dái.?
Ai lòn trôn mà vinh dự bao giờ?
Dậy mà đi, dậy mà đi.."

Hồ Chí Minh là người có nhiều "sự cố cực kỳ chất lượng", nhưng tất cả đều là thứ ngồi trên đầu thiên hạ, như cái danh hiệu "cha già dân tộc" chỉ nới 57 tuổi, áp đặt cả nước, bất kể cả những cụ già lớn tuổi lão làng, kể cả anh chị ruột của hắn; còn đối với nhi đồng, đảng viên, cán bộ .... Hồ Chí Minh cũng dành thân thương danh hiệu là: "cháu ngoan Bác Hồ"; nếu là thuộc gia đình đi theo đảng, lập nhiều thành tích cướp của giết người, thì đây là thứ "cháu ruột Bác Hồ", được đảng chiếu cố, sau nầy trở thành giai cấp lãnh đạo, Mafia đỏ; bên cạnh đó cũng có thứ "cháu ghẻ Bác Hồ", là thứ chầu rìa, đón gió trở cờ, theo đớm an tàng, trở thành công cụ phụ vụ cho đám "cháu ruột Bác Hồ. Trong thành phần cháu ghẻ, có Cẩu Cao Cầy.

Sau khi trở thành "cháu ghẻ Bác Hồ" thì Cầy phải biết phục tùng, lòn trôn, nâng dái, bợ háng .... "cháu Ruột Bác Hồ" để được bố thí chút "cơm thừa, cá cặn". Con ruột có "chế độ" ưu tiên hơn con ghẻ là thế ấy. Trong cổ tích như con Tấm con Cám, chuyện con ruột được dành nhiều quyền lợi là vậy. Nhưng Cầy đâu phải là "con ghẻ" lâu năm, được Bác và đảng nuôi từ nhỏ đến "nhớn", nhưng là thứ "cháu ghẻ ngang hông" tự nguyện trở về liếm gót, làm con ghẻ cho đảng mà "lòng phơi phới một tương lai ... đón gió" thật không hổ danh là:

"Cà chớn, cà chớn, đại cà chớn.
Lòn trôn, lòn trôn, đại lòn trôn".

Khi cháu ruột đi đâu, thì cháu ghẻ cũng phải lẽo đẻo theo sau để lo phục dịch, nâng bi, bợt đít ... năm 2007, cháu ngoan ruột Bác Hồ là Nguyễn Minh Triết đến Mỹ, cũng có mặt cháu ghẻ Cẩu Cao Cầy lăng xăng, bợ đỡ, tuyên bố um sùm, được mớm mồi, mạo nhận là "đại diện cộng đồng hải ngoại", nếu không có an ninh, cảnh sát bảo vệ thì cũng dám ăn dép, tát tai lắm. Mới đây đứa cháu ruột Bác Hồ là Võ Văn Kiệt, tức Sáu Dân, người được Bác phong quân hàm "tà lọt" nhưng sau nầy "dzợt lên thủ tướng", vì Kiệt là người có công rất lớn trong việc đi tìm gái đẹp ở miền Nam để giải ra đất Bắc "Cống Hồ" nên dần dần thăng tiến quan chức. Khi Sáu Dân giả từ đảng cướp để "tiêu diêu nơi miền hỏa ngục" thì cháu ghẻ Bác Hồ là Cẩu Cao Cầy đến, làm cái job "đạo tì" cấp cao, với vòng hoa tím, weston, cà vạt; cúc cung tận tụy phục vụ từ cháu ruột còn sống đến cháu mãn phần, Cầy quả đúng là người mặt chay mày đá.

Cuối tháng 6 năm 2008, cháu ngoan ruột Nguyễn Tấn Dũng, hổn danh là Dũng Xà Mâu, lại làm một chuyến "quy mã" ăn mày tiếp, thì cũng thấy cháu ghẻ Cẩu Cao Cầy có mặt, lo lòn trôn, bợ dái để làm tròn trách nhiệm của kẻ cam tâm làm tôi tớ.

Khoa Học gia Dương Nguyệt Ánh, làm MC trong DVD "Lá Thư Từ Chiến Trường" có nói: "đặc tính của Không Quân là anh em không bao giờ bỏ nhau". Nhưng đối với con chim sắt "Cẩu Cao Cầy" thì đây là ngoại lệ, Cầy vì ăn phải "C...Vẹm" mà lú lẫn, tâm thần bấn loạn, u mê ám chướng mà bỏ hết anh em Không Quân, trở về "đăng ký" làm cháu ghẻ Bác Hồ, nên trở thành "không quần" lúc Cầy đi dạo phố với quần tà lỏn. Từ đó rụng hết cánh, trở thành: "nếu là chim, tôi trở thành loài chim KHÔNG CÁNH", là thứ Chim mà qúy bà, cô coi là "kẻ thù ta đâu phải là mầy, giết mầy rồi, ta sống với ai?". Loài Chim không cánh nào có khả năng bay được, chỉ còn "nghiệp chuyên" là lủi:

"Lủi, lủi, lủi, cứ lủi mãi không ngừng nghỉ.
Cho nước nôi theo đó tuông tràn.
Cho Bác Hồ cương cứng tiến vào hang.
Nay Pác Pó luôn chờ chim không cánh".

Không biết Cầu Cao Cầy có loại thần dược gì mà râu ria "vẫn mãi mãi um tùm, mọc đầy cả mép", đúng là: "râu mép người Sơn Tây" nên cũng có thể xứng đáng chân truyền để học "khẩu quyền" bí kíp "dâm học tinh hoa" của Bác để lại? Cũng có thể là Cầy được các cháu ruột Bác Hồ cho dùng thang thuốc Bắc bí mật hơn cả bí mật quốc phòng, có tên là "toa thuốc Bác Mao cho Bác Hồ", cũng có thể dùng thai nhi ngâm với nhao, mật ong Hà Giang .... nhưng hình như có uống loại "sữa con rận chúa số 36" là loài rận hiếm quí, tưởng chừng như tuyệt giống từ thời 9 năm khiến chán 1945-1954, nghe đâu được đảng "phát hiện" được ở tận "đáy quần ... chúng", là tàn dư thời kỳ đánh Tây giành ĐẬP LỘT và rận chúa được gầy giống lại, nuôi theo lối "quy hoạch, quy mô" đúng khoa học kỹ thuật. Nghe đồn từ nguồn tin "khí tượng, báo cáo thủy văn": Sữa con rận chúa 36 hay lắm quý vị ơi!. Ai rụng hết lông háng, uống vào là mọc um tùm trở lại, bất kể tuổi tác, huống chi bịnh hói đầu, hói nách ... sữa rận chúa 36 còn trị mất ngủ kinh niên, người lớn tuổi uống vào là "ngủ luôn" không bao giờ "dậy mà đi", ai làm nhà hàng, chủ nhà hàng "nâu năm" bị bịnh "mặt lám xì" cứ uống là hết "lám", bảo đảm "money back guarantee" là không bao giờ bị "lám háng" nếu phơi nắng suốt ngày, thích hợp cho giới "lông gia" (nông gia)... xin hỏi ông Cầy rõ để chỉ dùm loại thuốc nào mà giữ cho "trán luôn bóng láng như thoa mỡ trừu, râu luôn um như tình hữu nghị Việt –Trung đời đời bền vững, như râu với ria". Tục ngữ có câu:

"Mấy đời bánh đúc có xương.
Mấy đời mẹ ghẻ mà thương con chồng"

Cháu ghẻ Bác Hồ là Cẩu Cao Cầy, mới nhập vào hàng ngũ "cháu ngoan Bác Hồ" không lâu, so ra thì thời trước cũng có nhiều cháu ghẻ thâm niên như Nguyễn Hữu Thọ, Huỳnh Tấn Phát, Dương Quỳnh Hoa, Trương Như Tảng .... dù đã hết lòng làm tròn nhiệm vụ của Bác giao phó, nhưng sau khi thành công, thì đám cháu ruột thân thương gốc Bắc đã cho các cháu ghẻ về vườn, vui thú điền viên và có quyền chửi đảng, chửi những đứa cháu ruột nầy, có nhiều người trở thành "phản tỉnh bằng lời" và phản phé khi "phản tỉnh" mà vẫn: "ai yêu Bác Hồ Chí Minh bằng các em nhi đồng"; như cháu ngoan Nguyễn Ngọc Giao, phát ngôn viên Mặt Trợn Phi Dân Tộc "Phỏng Dái" Miền Nam của luật sư Nguyễn Hữu Thọ, sau nầy phản tỉnh mà vẫn "đêm qua em mơ em gặp Bác Hồ" và hối tiếc cái thời: "bác cùng chúng cháu hành quân", là thời cướp của, giết người, làm hại nước, mà vẫn tự hào "làm cách mạng". Với những kinh nghiệm xương máu của đám cháu ghẻ Bác Hồ tồn đọng từ thời kỳ đánh Tây, đánh Mỹ ... thì liệu Cầy có đền bền vững để lòn trôn, bợ dái những cháu ruột Bác Hồ để kiếm chút cơm thừa cá cặn hay không?.

Trương Minh Hòa

Thursday, June 26, 2008

Bố Nắm Chính Trị - Con Giữ Kinh Tế - Cả Nước Xuống Hố.

Trần Nam

Ở Việt Nam, không ai lạ gì ông Nguyễn Tấn Dũng giữ chức vụ Thủ Tướng nước CHXHCNVN quyền uy chính trị một cõi. Tuy nhiên, ít ai biết về mặt kinh tế, con gái ông Nguyễn Tấn Dũng, tức Nguyễn Thanh Phượng lại là người có thể nắm giữ và ảnh hưởng đến kinh tế cả nước.

Nguyễn Thanh Phượng năm nay 29 tuổi, từng du học nước ngoài, có bằng quản trị kinh doanh (MBA) Đại học Thụy sĩ và là chủ tịch Hội Đồng Quản Trị công ty Việt Nam Holding Asset Management, một công ty đầu tư với số vốn từ 500 – 800 tỷ đồng và có khả năng vận động vốn nóng lên cả 100 triệu USD từ các nhà đầu tư nước ngoài nhờ uy tín và quan hệ; chỉ vì Nguyễn Thanh Phượng là con gái của Nguyễn Tấn Dũng. Một cô gái trẻ, tuổi đời còn non, kinh nghiệm còn mỏng mà có thể thành công về quan hệ thương trường có tính quốc tế như vậy thì hoặc là Thanh Phượng có thực tài, hoặc là chỉ vì nhờ cậy quyền uy của bố Dũng mà lên theo công thức “Bố nắm Chính trị - Con giữ Kinh tế - Cả Nước Xuống Hố”.

Câu hỏi đặt ra là ở tuổi 29, nếu Nguyễn Thanh Phượng không phải là con của Nguyễn Tấn Dũng thì liệu có ai dám đưa cho cô ấy cả trăm triệu mỹ kim để đầu tư không? Có doanh nhân nào ở Việt Nam dám bỏ tiền vào quỹ đầu tư Việt Capital Fund với số vốn 700 – 800 tỉ đồng không? Trả lời phỏng vấn báo Tuổi Trẻ hồi tháng 10 năm 2006, Phượng cho biết: ”Trong công việc, cái luôn thiếu nhất của người trẻ là kinh nghiệm. Kinh nghiệm thì cần có thời gian, đây là điều mà những người trẻ không thể nóng vội. Tôi nghĩ đánh giá thực lực của một người không nhất thiết chỉ nhìn vào tuổi đời mà phải dựa vào quá trình học tập và đặc biệt là kinh nghiệm hay những việc cụ thể mà họ đã làm. Hơn nữa, phải tiếp xúc trực tiếp thì qua đó các tố chất của họ mới có cơ hội bộc lộ. Còn việc một công ty quản lý quỹ huy động được vốn là do các nhà đầu tư tin tưởng vào thị trường, vào chiến lược, vào cách tổ chức hoạt động ..., quan trọng nhất là họ phải tin vào đội ngũ lãnh đạo công ty, trong đó trình độ, kinh nghiệm, uy tín và vai trò của mỗi thành viên đều được đặc biệt quan tâm. Tôi tin rằng tuy là thành viên lãnh đạo trẻ nhất của công ty nhưng tôi cũng có những đóng góp thiết thực vào việc thành lập, tổ chức, tuyển chọn thành viên thích hợp vào các vị trí then chốt cho VCFM, cũng như huy động vốn cho quĩ đầu tư Viet Capital Fund.”

Vậy thì kinh nghiệm của Nguyễn Thanh Phượng có được gì mà nắm trong tay một số tiền khổng lồ để đầu tư và khuynh đảo thị trường Việt Nam ? Hai năm qua thị trường chứng khoán Việt Nam đã bị lũng đoạn, thổi phồng để giới đại gia trong lãnh vực tài chánh, có quan hệ mật thiết với Đảng CSVN làm mưa làm gió thị trường chứng khoán. Họ đã nhanh chóng làm giàu bằng những thủ đoạn “phù phép”, mà trong cơ chế tài chánh minh bạch ở các nước phương Tây không cho phép. Nhờ vào những quan hệ chồng chéo và thủ đoạn “tay trong tay ngoài”, chứng khoán Việt Nam một sớm một chiều cất cánh.

Hiện nay, thị trường đã đổ, giá sàn cổ phần rớt trung bình 60% và còn có khả năng tuột dốc thê thảm, kéo theo biết bao kẻ mất trắng, dẫn đến tình trạng suy sụp và lụn bại về kinh tế. Không riêng gì giới tài chánh Việt Nam, mà cả giới đầu tư nước ngoài ham ăn xổi cũng ôm đầu máu. Tài phiệt Đại Hàn, Đài Loan đã bốc hơi cả tỷ dollars cho thị trường chứng khoán Việt Nam. Hiện nay, vốn của Capital Fund còn lại bao nhiêu? bản lãnh và kinh nghiệm của Nguyễn Thanh Phượng nằm ở chổ nào thì lúc này là lúc cả nước cần biết. Hãy công bố minh bạch số tiền còn lại từ quỹ Capital Fund do Thanh Phượng quản lý. Hãy cho nhân dân Việt Nam biết rõ từ năm 2006 đến nay Thanh Phượng đã đầu tư vào lãnh vực nào? Capital Fund có trách nhiệm và góp phần làm sụp đổ chứng khoán Việt Nam không? những việc gì cụ thể như Thanh Phượng đã phát biểu trên tờ Thanh Niên? Nhân dân Việt Nam cần biết rõ là có phải Thanh Phượng thành công nhờ tài năng của chính mình hay chỉ nhờ dựa vào cái bóng của bố Nguyễn Tấn Dũng.

Về mặt đạo đức, bố Nguyễn Tấn Dũng giữ vai trò Thủ tướng thì con gái Nguyễn Thanh Phượng không thể hoạt động “độc lập” trong lãnh vực tài chánh, đầu tư chứng khoán và các lãnh vực kinh tế trọng yếu cả nước được. Cho dù không có bằng chứng để cáo buộc sự liên hệ về gia đình, ảnh hưởng chính trị và kinh tế, tuy nhiên tính minh bạch (transparency) và mâu thuẫn về quyền lợi (conflict of interests) không cho phép một đìều như vậy có thể hiện hữu. Đối với các quốc gia Phương Tây, trên căn bản luật pháp công minh và độc lập, quan hệ bố con về chính trị và kinh tế còn là vấn đề cần phải giải thích, thuyết phục trước công luận; thì trong cơ chế độc đảng như ở Việt Nam, khi đảng CS nắm giữ vai trò quyền lực, đứng trên luật pháp thì quan hệ bố nắm chính trị, con hoạt động về kinh tế là một quan hệ có tính mờ ám và mang chỉ dấu tham nhũng cao. Đìều này chưa nói đến sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các đối tác về tài chánh tại Việt Nam, trong đó Thanh Phượng nhờ ảnh hưởng của Nguyễn Tấn Dũng có thể qua mặt và không có đối thủ trên thương trường.

Thủ tướng Thái đã bị nhân dân Thái phản đối, bị mất uy tín, dẫn đến mất hẳn quyền lãnh đaọ cũng vì quan hệ mập mờ trong liên hệ giữa kinh tế gia đình và chính trị quốc gia. Nhờ quyền lực và ảnh hưởng của vai trò Thủ tướng Thái, ông và gia đình đã nắm giữ những công ty kinh tế mang tầm vóc quốc gia. Trong quá trình đìều hành chính trị cả nước, gia đình ông đã thừa hưởng vị thế chính trị của ông để lủng đoạn và làm giàu. Giọt nước tràn ly làm nhân dân Thái nổi giận khi ông và gia đình đã bán đi công ty tư nhân trong lãnh vực truyền thông cho giới đầu tư Tân Gia Ba. Cuộc mua bán đã không minh bạch và trốn tránh tiền thuế. Hậu quả của mối liên hệ chồng chéo chính trị và kinh tế gia đình này đã dẫn đến sự kiện ông Thủ tướng Thái và vợ con đã phải chạy trốn lưu vong khi Thái nổ ra cuộc đảo chánh.

Mối quan hệ kinh tế chồng chéo này không chỉ thể hiện ở quan hệ gia đình, huyết thống như: bố -con, vợ- chồng, anh- em trong bối cảnh đất nước nằm trong tay bộ máy lãnh đạo do đảng CSVN độc quyền. Nó phát triển và mang tầm vóc rộng ở lãnh vực quốc doanh – tư nhân trong đó các công ty quốc doanh do nhà nước đỡ đầu, mở rộng ảnh hưởng và vai trò của nó qua việc tạo ra hàng loạt các công ty kinh doanh "tư nhân" trong những lãnh vực kinh tế khác.

Những công ty quốc doanh khổng lồ như tập đoàn dầu khí Việt Nam (Vietnam Oil & Gas Corp) chuyển hướng đầu tư thêm vào ngân hàng và khách sạn, tập đoàn điện lực (Vietnam Electricity Corp) thì nhảy vào lãnh vực du lịch với số vốn 250 triệu mỹ kim, công ty tàu thủy Việt Nam (Vinashin), được ưu đãi vay 3 tỷ dollars từ ngân hàng nhà nước để đầu tư vào kinh doanh hàng hải, giao dịch chứng khoán và cả nấu rượu bia…

Khi mối quan hệ chân rết bắt đầu hình thành, độc quyền kinh tế do vai trò quốc doanh, cộng thêm ảnh hưởng và quan hệ chính trị vì là con cưng của đảng trên bình diện kinh tế. Những đứa con quốc doanh này vươn vòi bạch tuột ra để lũng đoạn nền kinh tế. Vô hình chung, một mặt trận công ty quốc doanh hình thành, với số vốn và tài sản từ quốc gia, với quan hệ chính trị vì là người của đảng và với thành phần điều hành bất tài, vô trách nhiệm; họ đã và đang phá nát nền kinh tế Việt Nam.

Nền kinh tế tại Việt Nam không mang tính cạnh tranh, công khai “lành mạnh” mà chỉ có tính quan hệ quyền lực ngầm “gia đình trị và đảng trị”. Một nền kinh tế mang bản chất “kinh tế thị trường” nhưng lại dựa vào quan hệ “quyền lực ngầm”, tay trong tay ngoài, thì về lâu dài phải dẫn đến tệ trạng phá sản, bị lũng đoạn và chi phối từ nhiều thế lực. Khi mà Lê Nam Thắng, con trai Lê Đức Thọ nắm Bộ Bưu Chính Viễn Thông, Lê Mạnh Hà, con trai Lê Đức Anh nắm sở Bưu chính - Viễn Thông Tp. Hồ chí Minh, Trương Gia Bình, con rể Võ Nguyên Giáp làm tổng giám đốc công ty FPT, Ngô Hoàng Hải con rể Nông Đức Mạnh giữ phòng tư vấn PMU18, và Nguyễn Thanh Phượng con gái Nguyễn Tấn Dũng nắm Việt Capital Fund v.v… thì bức tranh kinh tế, chính trị tại Việt Nam đã biểu lộ quá rõ.

Nói cách khác, quan hệ cha con của Thủ tướng VC Nguyễn Tấn Dũng và Nguyễn Thanh Phượng và nhiều quan hệ khác đã giải thích rõ bản chất của cái goị là nền “kinh tế thị trường” theo định hướng “chủ nghĩa xã hội” tại Việt Nam.

Việt Nam đang trong giai đoạn thử thách, viễn ảnh sụp đổ khó tránh khỏi mà nạn nhân trực tiếp chính là nhân dân lạo động. Khi lạm phát đã qua mặt 25%, thị trường chứng khoán sụp, nhập khẩu thâm thủng, tiền mất giá và xăng dầu không còn được nhà nước có khả năng bù lỗ trong thời gian gần, Việt Nam có mời ông Chủ tịch Quỹ dự trữ Liên bang Mỹ về làm cố vấn cũng không cứu vãn kịp. Với số tiền dự trữ 20 tỷ dollars, VC Nguyễn Tấn Dũng đang kỳ vọng có thể đưa Việt Nam vượt cơn khó khăn mà không cần Quỹ tiền tệ quốc tế trợ giúp. Việt Nam như một cái thùng lủng đáy, đổ bao nhiêu cũng không vừa vì bản chất của nền kinh tế "man dại" và thiếu một cơ chế độc lập để kiểm soát. Cuộc thăm viếng tại Hoa Thịnh Đốn hôm 24/6 vừa qua có thể Dũng đang nhờ Mỹ một lời hứa hẹn nếu Việt Nam phải đưa tay mượn nợ. Còn một đối tác có thể giúp Dũng qua cơn khó khăn hiện nay nhưng rất khó thuyết phục, trừ trường hợp ông Dũng và lãnh đạo đảng CSVN phải sửa đổi cơ chế chính trị; đó là tập thể người Việt hải ngoại.

Theo con số không chính thức, năm ngoái người Việt hải ngoại đã gửi về Việt Nam gần 10 tỷ dollars, một số tiền cho không biếu không giúp nền kinh tế VN sống "kiếp tầm gửi". Lãnh đạo đảng CSVN vẫn muối mặt xin viện trợ từ Trung Quốc và chấp nhận làm thân phận chư hầu. Điều nghịch lý là số tiền Trung Quốc viện trợ chắng thấm gì so với số ngoại tệ của người Việt gửi về. Vậy mà họ vẫn cứ giữ thái độ thù nghịch với Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại.

Nếu VC Nguyễn Tấn Dũng thuyết phục được người Việt hải ngoại gửi thêm 50% số tiền so với năm ngoái, Việt Nam có thể sống sót qua cơn khủng hoảng. Nhưng nếu người Việt Hải ngoại nhận ra sức mạnh kinh tế, họ chỉ cần giãm 50% số tiền gửi về trong năm 2009, giảm chứ không cắt thì Việt Nam sẽ khốn đốn ra trò.

Trần Nam

Tuyên bố chung của CĐNVTD Úc châu về nhận đinh của HY Phạm Minh Mẫn


Cộng Đồng Người Việt Tự Do Úc Châu
Vietnamese Community in Australia

PO Box 2115 Footscray VIC 3011
Tel: 0411 7565 552

Email:
sicmaa@satlink.com.au


CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT TỰ DO ÚC CHÂU

TUYÊN BỐ CHUNG VỀ NHẬN ĐỊNH CỦA ĐỨCHỒNG Y PHẠM MINH MẪN

Vào đầu tháng 6 vừa qua, trên trang mạng Tiếng Vọng Gioan Baotixita có đăng tải lá thư của Đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn gửi cho một số vị Giám Mục tại Việt Nam, trong đó Đức Hồng Y ngụ ý rằng trong Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới tới đây tại Sydney, lá cờ vàng ba sọc đỏ là “một sự cố làm tắc nghẽn con đường hiệp thông của các bạn trẻ VN” và chỉ “biểu trưng một thói đời mang tính đối kháng”. Qua bức thư này, đa số đều có thể hiểu được là Đức Hồng Y không muốn trông thấy lá cờ vàng hiện diện trong ngày Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới.

CĐNVTD Úc Châu đã thảo luận và chia sẻ với Tuyên Úy Đoàn Cộng Đồng Công Giáo VN tại Úc Châu, và đã đưa đến kết luận chung là lá thư trên chỉ phản ảnh quan điểm riêng của Đức Hồng Y chứ không phải là quan điểm của CĐ Công Giáo VN Úc Châu cũng như của Ban Tổ Chức Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới Sydney.

CĐNVTD Úc Châu nhận định như sau:

1. Mặc dù rất tôn trọng vị trí lãnh đạo tôn giáo của Đức Hồng Y, CĐNVTD/UC hoàn toàn không đồng ý với những quan điểm của Đức Hồng Y về lá cờ vàng và sự hiện diện của cờ vàng trong ngày Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới.

2. CĐNVTD Úc Châu và đại đa số người Việt cư ngụ tại Úc Châu đều công nhận và coi lá cờ vàng ba sọc đỏ là tượng trưng cho các giá trị nhân bản và tự do dân chủ của người Việt, và là biểu tượng chính thức của người Việt tị nạn Cộng Sản.

3. CĐNVTD Úc Châu không bao giờ chấp nhận lá cờ đỏ của Đảng Cộng Sản VN. Lá cờ này không bao giờ được coi là biểu tượng đại diện cho người Việt sinh sống tại Úc, đặc biệt là cho Giới Trẻ Công Giáo VN tham dự Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới.

4. CĐNVTD Úc Châu kêu gọi tất cả các thanh niên và đồng hương người Việt nếu đi tham dự Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới 2008 tại Sydney, hãy mang theo lá cờ vàng ba sọc đỏ, để lá cờ thiêng liêng, biểu tượng chung của người Việt yêu tự do chúng ta có dịp hãnh diện tung bay trong dịp lễ hội quốc tế quan trọng này.

Úc Châu, ngày 23 tháng 6 năm 2008

. CT/BCH/CĐNVTD/Úc Châu : Ông Nguyễn Thế Phong
. CT/BCH/CĐNVTD/NSW : LS Võ Trí Dũng
. PCT/BCH/CĐNVTD/VIC : Ông Nguyễn Văn Bon
. CT/BCH/CĐNVTD/Nam Úc : Ông Đoàn Công Chánh Phú Lộc
. CT/BCH/CĐNVTD/Tây Úc : Ông Phạm Lê Hoàng Nam
. CT/BCH/CĐNVTD/ACT : Ông Lê Công
. CT/BCH/CĐNVTD/Wollongong : Bà Trần Hương Thủy
. CT/BCH/CĐNVTD/Bắc Úc : Ông Lê Tấn Thiện
. CT/BCH/CĐNVTD/Queensland :
BS Bùi Trọng Cường

Tuesday, June 24, 2008

Đại Hội Liên Minh Tự Do Việt Nam Hay là tập hợp những người không biết nói «yes, we cannot »

Lê Hùng Bruxelles

Nhân đọc bài viết «Tâm Tình Của Người Trong Nước » của Như Hà đăng tải trên Vietnam Exodus, nói về chuyện chuẩn tướng Lý Tòng Bá sắp tổ chức «Đại Hội Việt Nam Cộng Hoà tại Mỹ - Những tín hiệu buồn và vui », nên tôi viết bài nầy.

Thói thưòng người Việt của chúng ta, nhất là người Việt lớp tuổi «vạn sầu » muốn làm lãnh tụ cứ bám lấy cái văn hoá «ưa làm cha » kẻ khác nên trong tổ chức lắm chuyện thiếu minh bạch. Hôm nay, bên Mỹ, người lây giòng máu văn hoá đó có Bà TNS Hillary Clinton, cựu đệ nhất phu nhân một thời. Trong cuộc bầu cử sơ bộ vừa qua, vì cái máu «ưa làm cha người Mỹ » nên đi đâu bà cũng nói câu «Yes, we can». Dù cho bà đã chiếm được 18 triệu cử tri, nhưng vẫn thất bại trước đối thủ Obama, có lẽ chỉ vì bà không bao giờ lượng định sức lực mình để dám nói câu «yes, we cannot». Để dễ hiểu hơn, người viết xin lấy chuyện Đại hội Paris ngày 8/6/2008 của tổ chức Liên Minh Tự Do Việt Nam để chứng minh.

Nhớ lại năm 1945, khi giặc Cộng mới về làng, Hồ Chí Minh muốn áp đão các tổ chức chính trị lập trường quốc gia, đã lấy cái tên Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội của Quốc Dân Đảng cắt xén thành Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh, thì hôm nay cả trời Paris thiên hạ đang xầm xí về cái tên xưng của tổ chức «Liên Minh Tự Do Việt Nam», có ăn cắp cái tên «Liên Minh Việt Nam Tự Do» của Mặt Trận và Việt Tân hay không ? Ăn cắp cả tên gọi và ăn cắp cả mầu xanh nền trắng trên phướn chưng bày! Đây là chuyện hoàn toàn Thiếu Minh Bạch mà quần chúng và báo chí đang bàn cãi!. Đáng ra hai ông Lý Tòng Bá và Lại Thế Hùng không nên làm như vậy, vì việc đó chứng tỏ cho cộng đồng người Việt tại Âu Châu nghi ngờ và nhận rõ các ông là con đẻ làm cờ chạy hiệu cho Việt Tân, mà Việt Tân thì xưa nay ai lại không biết thủ thuật «ưa nắm đầu» tất cả mọi tổ chức chính trị khác. Nếu thật tổ chức LMTDVN độc lập riêng rẽ, thì có gì xấu xa để quần chúng chán ghét mà các ông phải làm nhập nhằng như vậy ? Gián tiếp hay trực tiếp, Liên Minh Tự Do VN hay Liên Minh VN Tự Do, đi lại ai cũng rõ là sản phẩm của mặt trận Hoàng Cơ Định và Đỗ Hoàng Cơ Điềm mà thôi.

Thực ra Cộng đồng chống cộng tại hải ngọai đâu thù ghét Việt Tân, nhưng chỉ ghét cái dụng ý «thiếu minh bạch» của tổ chức Việt Tân thì đúng hơn. Đó là cái chiến thuật lươn lẹo của con «tu hú» suốt ngày đêm, từ năm nầy qua tháng nọ, đi mượn «ổ quạ» để đẻ trứng và trao cho quạ nuôi con. Đi từ chủ trương thiếu minh bạch, trong tổ chức thường cố tạo ra ý thức lừa đảo nhau. Cho nên xưa nay, từ Mặt Trận đến Việt Tân, nội bộ đoàn viên và lãnh tụ thường xẩy ra chuyện chào xáo chém giết lẫn nhau là điều không lạ. Ai đời, cùng một tổ chức chính trị mà đảng viên và lãnh tụ đêm ngày lo chuyện giết nhau, không chịu ngồi phân tách kỹ chiến thuật chiến lược để bổ khuyết cho nhau. Tổ chức cứ làm bừa, làm theo kiểu «cả vú lấp miệng em» miễn sao cho có tiếng vỗ tay áp đảo quần chúng trong hội trường là đủ !.

Ngày đại hội thì rùm beng, đến khi tan cuộc thì âm thầm! Quần chúng đang đợi cả nửa tháng nay, vẫn không thấy báo chí và các diễn đàn internet đăng tải một lời. Theo thông cáo thì có nhiều chính khách Paris được mời tham dự, như thư mời ông Bùi Tín (Paris) đến tranh luận và tướng Trần Văn Trung (Paris) đến làm chủ tọa, nhưng chẳng thấy mặt mũi ai. ! Vỏn vẹn chỉ có sự hiện diện vài ba người vùng Strasbourg, nơi ông Lai Thế Hùng đang cư ngụ. Có lẽ người Việt vùng Paris đã thấy cái tên Liên Minh Tự Do Việt Nam là một sự lừa lọc thiếu minh bạch chăng ? Đó là một thất bại ê chề !

Trên bàn chủ toạ có 5 vị, 4 vị đến từ các nước khác và 1 vị đang cư ngụ tại Paris. Đó là cựu Thiếu tướng Lý Tòng Bá (Cali), cựu giáo sư Hồ Nam Trân (Thụy sĩ), cựu giáo sư Vũ Thành Hoan (Cali), cựu thẩm phán Trần Đức Lai (Mulhouse) và cựu đại tá Nguyễn Phúc Tửng (Paris). Lúc phát biểu, ông chủ tịch Lý Tòng Bá thì muốn liên kết bao trùm mọi tổ chức chính trị và những lực lượng quân dân chính VNCH để bắt Việt Cộng lui về bên kia vĩ tuyến 17. Người nghe có cảm tưởng ông tướng Bá trong cơn chiêm bao đang ngủ mớ ! Ông phó chủ tịch Vũ Thành Hoan thì lôi chuyện bài hát quốc ca «Này thanh niên ơi đứng lên đáp lời sông núi» vừa mới hát sau lễ chào cờ mà chửi, ông cũng chẳng tiếc lời nguyền rủa luôn chính quyền Ngô đình Diệm đã dùng bài hát nầy làm quốc ca. Thiên hạ thấy cũng ngồ ngộ!. Còn ông Nguyễn Phúc Tửng, người mệnh danh chủ tịch liên hội đoàn Paris,thì sợ người ta chất vần tính ấm ớ hội tề của ông hay sao mà suốt buổi chủ tọa lại ngồi nhắm mắt. Ông phó chủ tịch Trần Đức Lai thì nói chuyện đâu đâu ở bên vùng núi sông Rhin xa quá ... buồn ngủ. Chẳng ai thèm nghe !.

Đến lượt ông chủ tọa Hồ Nam Trân trình bày bài tham luận thì thính giả mới thức giấc. Có tiếng vỗ tay và tiếng cười. Giữa hội trường trung tâm FIAP lao xao như bừng tỉnh sau 43 năm ngủ ngáy mê man kể từ ngày lật đổ chính quyền Ngô Đình Diệm. Thật vậy, khi ông giáo sư Hồ Nam Trân trình bày về «danh dự quốc thể và trách nhiệm», thì trên màn ảnh hiện lên hình cố TT Ngô Đình Diệm. Ông dẫn chứng sách báo ngoại quốc đã ca tụng Ngô Đình Diệm về đức tính đó. Mọi người đưa ra câu hỏi phải chăng đây là nhóm Cần Lao đã bắt đầu lộ diện? Và câu trả lời là đảng Cần Lao ra mặt thì chẳng sao ?. Sự thật là hơn 40 năm nay, ngoài đám quân thần Đỗ Mậu quân ủy Cần Lao phản phúc và nhóm Giao Điểm, chứ chưa ai nói đảng Cần Lao là cộng sản hay tay sai bán nước.

Chuyện tréo cẳng ngỗng là trước giờ ông giáo sư Hồ Nam Trân phát biểu thì vì lý do «đen tối» nào đó, ban tổ chức lại bắt ông Trân phải bỏ tiền túi 180 euros để có haut parleur và màn ảnh !. Chẳng nhẽ vì cái tấm hình của ông Ngô Đình Diệm mà lại bày trò để rút tiền ông chủ tọa đi ăn thịt quay hay sao?

Tóm lại, trên bàn chủ tọa mỗi người giữ một điệu nhạc, và điệu nào cũng tỏ ra là «yes, we can», nhất thiết không nhận ra rằng «yes, we cannot». Đó là điều tệ hại trong chiến thuật của một tổ chức chính trị khi ra mắt «chào hàng». Đúng như lời ông trưởng ban tổ chức kiêm Tổng Thư Ký LMTDVN, Lại Thế Hùng, đã nói rõ : «Tam nhân đồng hành, tất hữu tam sư»! Câu tuyên bố của ông Lai Thế Hùng làm cho thính giả không hiểu ông TTK đang kết tội hay đang «bơm dầu» cho 5 vị ngồi trên bàn chủ toạ ? Kết cục, thiên hạ chẳng ai hiểu tổ chức Liên Minh Tự Do Việt Nam nầy muốn gì ?

Trong phần chất vấn, người ta lại thấy ông Chu Chỉ Nam (tức Chu Vũ Hoan) một thời báo chí Paris đã nói về sự liên kết của ông ta với người em Chu Vũ Ca và Hoàng Việt Cương bên Canada, gạt gẫm dân Việt và Ba Tàu từ Đông Âu mua tên trong danh sách di dân «ma» qua Canada. Ngoài ra, hai anh em Chu Chỉ Nam và Chu Vũ Ca cũng là người đã sập bẫy được nhiều thanh niên yêu nước chân thành (Lê Hoàn Sơn, Phạm Anh Dũng, Phạm Văn Thành) để cho VC đày ải suốt 6 năm giữa rừng thiêng nước độc, may nhờ chính phủ Pháp can thiệp mới còn mạng về sống với vợ con bên Paris! Hôm nay Chu Chỉ Nam lại được LMTDVN mời làm Hội đồng Chủ tịch đứng ra đọc bài tham luận về «Dân Chủ và Tự Do». Đó cũng là chuyện «ma nớp» !

Điều cần nói thêm là há lẽ con người chính trị «muôn mặt» cuả ông Chu Vũ Hoan không biết thì giờ dành cho chất vấn là gì hay sao? Thì giờ chất vấn không có nghĩa là nói theo một đề tài do mình tưởng tượng ra, mà người đứng ra chất vấn phải dựa vào các lời của Chủ Toạ Đoàn đã «trình diễn», nêu lên những phần còn tối nghĩa, những ẫn ý nằm trong lời nói của người đã phát biểu, hầu làm sáng tỏ vấn đề. Vì vậy nên mọi chương trình các đại hội đều có ghi rõ thì giờ «phát biều» và thì giờ «chất vấn». Nếu ông Hoan muốn dùng diễn đàn LMTDVN để khoe tài văn chương của ông, thì ít ra ông cũng cho thính giả biết thế nào là Dân Chủ và thế nào là Tự Do, chứ ông nói như đứa trẻ đọc bài thì cũng là chuyện hơi ... kỳ. Dân Chủ đâu phải ai cũng làm chủ, ai cũng như ai. Tôi có cảm tưởng ông Hoan chưa hiểu nỗi khái niệm về «dân chủ» nên ông đã «tự do» lên cầm chiếc micro làm trật đường rầy cho ngày Đại Hội LMTDVN. !

Có 2 người đứng ra chất vấn và đã hiểu thế nào là chất vấn. Đó là cựu thiếu tá Phạm Văn Đức, chủ nhiệm tờ tam nguyệt san Quân Đội tại Paris, khi ông thẳng thắn thưa với ông Lý Tòng Bá về chức vụ «chuẩn tướng hay thiếu tướng». Nhưng đó là ý kiến xây dựng của một cựu quân nhân qua nhãn quan «hệ thống quân giai». Ông Phạm Văn Đức lặp đi lặp lại hơn chục lần là cố làm sáng tỏ cách xưng hô về cấp bậc trong quân đội cho mọi người biết. Ông là một người trọng sự thật và biết giá trị của sự MINH BẠCH, chứ thật ra trong hàng thính giả cũng chẳng ai quan tâm lắm về chức tước chuẩn tướng và thiếu tướng.

Người thứ hai đứng ra chất vấn mà mọi người đều ghi nhận rõ ràng về lập trường chống cộng. Đó là ông Trần Hồng Paris, cựu thuyền trưởng hàng hải miền VNCH. Ông Trần Hồng dám nêu ra sự thật về mặt «chính trị lằng nhằng» của hai ông đang ngồi trên bàn chủ toạ. Đó là ông cựu Đại tá Nguyễn Phúc Tững, người mệnh danh «thủ lãnh liên hội đoàn tại Pháp» và ông giáo sư Vũ Thành Hoan (Cali), qua chức tước phó Chủ tịch ban Thường vụ Hội Đồng Chủ tịch LMTDVN. Nếu nói thật ra đây thì càng thê thảm hơn.

Kết cuộc đại hội của LMTDVN chỉ là thủ đoạn vặt do ông Lai Thế Hùng bày ra để chưng bày trên giấy tờ tuyên truyền thiếu minh bạch mà thôi. Ông Lại Thế Hùng chắp vá bằng cách mượn tiếng kẻ khác để phỉnh gạt một số người dễ tính đàng xa. Trên phương diện hợp lực tranh đấu đối đầu với Việt Cộng, đại hội nầy chỉ làm mất đi một tiếng nói cũng là điều đáng tiếc. Điều đó ông Lại Thế Hùng cũng không nên trách, vì ông chưa nắm vững tổ chức, mà tự ví mình như viên Tổng Tư Lệnh phong tước cho một số Phó Chủ Tịch Hội Đồng có lập trường «xôi đậu», đi lại chỉ vài người đếm đầu ngón tay.

Từ ông tướng chủ tịch Nguyễn Tòng Bá đến ông Tổng Thư Ký Lại Thế Hùng và bạn hữu của ông trong tổ chức LMTDVN, - lớp người không biết thực lực của mình để nói «yes, we cannot» - , cũng là điều đưa đến sự thất bại hoàn toàn hôm nay và mai sau. Xin quý ông xem đây là ý kiến xây dựng. Tôi cám ơn.

Lê Hùng Bruxelles.


Chú thích: Theo bản thông báo của LMTDVN thì Đại Hội gồm có :

* THÀNH PHẦN CHỦ TỌA ÐOÀN: Cựu Trung Tướng Trần Văn Trung (Paris), cựu Thiếu Tướng Lý Tòng Bá (Chủ Tịch Ban Thường Vụ Hội Ðồng Chủ Tịch LMTDVN - Santa-Ana, California - HK), cựu Thẩm Phán Trần Ðức Lai (Phó Chủ Tịch Ban Thường Vụ Hội Ðồng Chủ Tịch LMTDVN – Mulhouse - Pháp), GS Vũ Thành Hoan (Phó Chủ Tịch Ban Thường Vụ Hội Ðồng Chủ Tịch LMTDVN – Santa-Ana, California - Hoa Kỳ) và GS Hồ Nam Trân (Phó Chủ Tịch Ban Thường Vụ Hội Ðồng Chủ Tịch LMTDVN – Lausanne - Thụy Sỹ).

* THÀNH PHẦN ÐIỀU HỢP ÐOÀN : GS Lai Thế Hùng (Tổng Thư Ký Ủy Ban Ðiều Hợp Trung Ương LMTDVN – Strasbourg - Pháp), nhà văn Chu Chi Nam (Thành viên Hội Ðồng Chủ Tịch/ LMTDVN – Paris), nhà văn, nhà thơ Ðỗ Bình, Chủ Tịch Câu Lạc Bộ Văn Hóa Việt Nam Paris (Thành Viên Hội Đồng Chủ Tịch/LMTDVN –Paris).


* THÀNH PHẦN THƯ KÝ ÐOÀN : ông Cao Tấn Hưng (LMTDVN/ÂC – Strasbourg, Pháp), ông Nguyễn Văn Sáu (LMTDVN/ÂC – Dusseldorf, Ðức), ông Trần Tỉnh Lê (thành viên Hội Ðồng Chủ Tịch/LMTDVN/ÂC – Munchen, Ðức) hoặc bà Lê Thanh Kham (thành viên Hội Ðồng Chủ Tịch/LMTDVN/ÂC –Nancy, Pháp).

CON BỊNH UNG THƯ KINH TẾ VN ĐANG HẤP HỐI TRONG CƠN SỐT TÍN DỤNG

Trương Minh Hòa

Đồng tiền là "huyết mạch" luân lưu một cách điều hòa trong một cơ chế lành mạnh, nên không có những cơn sốt tín dụng, là nguyên nhân kéo theo khủng hoảng kinh tế và cuối cùng là biến động chính trị, đưa đến sụp đổ một chính quyền nếu theo thể chế dân chủ, hay bạo loạn đối với một chế độ độc tài, Cộng Sản. Cũng giống như lượng máu trong cơ thể, với thành phần máu lành mạnh hay bịnh bịnh do nhiều nguyên nhân; hầu như tất cả những chứng bịnh đều được báo trước qua triệu chứng đầu tiên là máu, nên khi lâm bịnh, máu bị nóng lên, gia tăng nhiệt độ, từ 37 độ C bình thường tăng dần đến 41 hay 42 độ là có khả năng đưa đến tử vong dễ dàng. Từ những kinh nghiệm và bản chất quan trọng của máu, nên người hiểu biết chút về y học, khi có những triệu chứng bất thường trong cơ thể nhưng không bị sốt, thì không quan ngại; nhưng nếu bị sốt là nên đi đến bác sĩ để tìm ra căn bịnh. Khoa học ngày nay tiến bộ, việc thử máu rất quan trọng để tìm ra căn bịnh, nhờ vậy mà khám phá ra những chứng máu mở, tiểu đường, ung thư ....

Máu cũng như tiền, trong bất cứ một quốc gia nào, tiền tệ là thứ rất cần để giao dịch trong nước và các nước khác. Đồng tiền cũng phải có giá trị trong nước và được các nước khác công nhận để dựa vào đó mà quy định giá trị sản phẩm, dịch vụ các thứ đều phải có tiền; tại các quốc gia Tây Phương, cái gì cũng phải dựa theo đồng tiền mà định giá, ngay cả việc qui định bồi thường thiệt hại cơ thể trong các tai nạn lao động cũng phải dựa theo tiền để ấn định mỗi phần cơ thể bị thiệt hại, để các công ty bảo hiểm chi trả tương ứng và luật sư cũng biết giới hạn mà đòi tiền bồi thường cho thân chủ.

Tiền được lưu hành một cách rộng rải, bình thường trong bất cứ quốc gia nào, ngoài những yếu tố như: sản xuất, uy thế quốc gia còn có chữ TÍN là rất quan trọng, nên mới được gọi đồng tiền là "tín dụng". Sau khi thế chiến thứ hai chấm dứt, nước Đức bị chia hai: miền Đông theo chế Cộng Sản, Tây theo thể chế tự do. Thời ấy, kinh tế suy sụp, đồng tiền Mark coi như thua cả giấy lộn, đến nỗi mua một con tem gởi thư cũng phải mang một bó tiền ... thế mà nhờ Hoa Kỳ viện trợ trong chương trình Marshall và dân Tây Đức có tinh thần cao, tin tưởng vào đồng tiền Mark của quốc gia minh dù đang trong cơn suy thoái, mất giá, trong khi đó có đồng Mỹ Kim song hành, thế là nhờ lòng tin nầy mà đồng Mark phục hồi, chẳng những không bị đồng Mỹ Kim áp đảo, mà dân chúng còn dựa vào đồng Mỹ Kim để quy định, nâng giá đồng Mark dần dần, sau nầy được dân Đức nói chung và thế giới TÍN nhiệm, trở thành một trong những thứ ngoại tệ giá trị trên thế giới.

Tại Việt Nam, sau 1975, đảng và nhà nước CSVN với chính sách muốn vơ vét hết tài sản dân chúng miền Nam vào tay thiểu số cầm quyền; hành vi nầy giống như đảng cướp hung tợn, sau khi dùng vũ lực khống chế chủ nhà, trấn lột hết vàng, tiền, tài sản .... để cho dân miền Nam theo kịp đà nghèo khổ với nhân dân miền Bắc sau hơn 20 năm xây dựng" chuẩn thiên đàng Cộng Sản là xã hội chủ nghĩa" do Hồ Chí Minh mang từ Liên Sô, Trung Cộng để tròng vào cổ dân miền Bắc. Biện pháp đổi tiền được phát động nhiều đợt từ tháng 8 năm 1975 đến năm 1976, dù đổi tiền nhiều lần nhưng kết quả vẫn như cũ; vì sau khi đợt đổi tiền nầy chấm dứt, dân không dại gì lưu trữ, tín nhiệm đồng bạc có in hình Hồ Chí Minh do nhà nước in ra nữa, thế là vàng là thứ "tín dụng duy nhất" lưu hành trong cả nước, khiến đồng tiền Hồ càng mất uy tín; do đó, những đợt đổi tiền không mang lại những kết quả đảng Cộng Sản mong muốn theo nhãn quan "đầu tôm" của những kẻ ít học, tham lam, tàn ác, "giản đơn" như đặt mìn, pháo kích vào khu đông dân cư, chặt đầu, bắt cóc, khủng bố việc điều hành kinh tế quốc gia rất phức tạp, đòi hỏi người điều hành phải có một trình độ tối thiểu; nhưng bất hạnh thay, toàn đảng Cộng Sản được đào tạo để cướp của, giết người theo chủ nghĩa Marx Lenin, ngụy trang bằng "đấu tranh giai cấp, cải tạo xã hội".....

Những biện pháp "ngu si đần độn" bằng đổi tiền, là lối ăn cướp quy mô, ăn cướp có chính sách nầy coi như "tự hủy hoại uy tín" của đồng tiền nhà nước phát hành từ dạo ấy. Sau khi đế quốc Đỏ Liên Sô và toàn thể khối Cộng Sản Đông Âu sụp đổ, Việt Cộng hốt hoảng, ban hành chính sách đổi mới giả, nhằm cứu đảng trong giai đoạn "thoái trào", chứ không cứu đảng tồn tại mãi mãi như các thể chế chính trị dân chủ, thường thay đổi chính quyền sau những lần bầu cử tự do. Từ đó đồng Mỹ Kim và vàng là hai thứ "tín dụng" được cả dân lẫn cán bộ Cộng Sản mặc nhiêm coi là "bản vị" trao đổi "chủ yếu" từ chuyện việc mua bán từ căn nhà, lo hối lộ, tham nhũng .... đều được tín bằng cây vàng hay Mỹ Kim, càng ngày càng biến đồng bạc Việt Nam mất "tín nhiệm", và nhất là trong các cuộc khủng hoảng kinh tế, tiền tệ, thì đồng tiền Hồ càng bị mất giá, trở thành "trớt quớt" trong sinh hoạt xã hội:

    "Mất giá, mất giá, đại mất giá.
    Khánh tận, khánh tận, đại khánh tận"
Tiền là thứ vô cùng cần thiết, không tiền, không có trao đổi; nên tiền phải cân bằng với sản lượng quốc gia, tín nhiệm ... tiền thiếu như thiếu máu cũng dể đì đến khủng hoảng, như ở Hoa Kỳ trong thời gian gần đây, sự kiện thiếu hụt tín dụng khiến nước Mỹ lâm vào bịnh "thiếu máu" và làm tăng cơn sốt tiền tệ, ảnh hưởng đến nền kinh tế cả nước và lan rộng sang toàn cầu; biện pháp đầu tiên là nước Mỹ, thế là tổng thống George.W.Bush bèn bơm tiền hàng trăm tỷ từ ngân hàng trữ kim vào để cân bằng số tín dụng, cứu nguy cho nền kinh tế. Khi đồng Mỹ Kim dư thừa, tạo nên hiện tượng "dư máu" cũng không tốt, cũng có khả năng đưa đến khủng hoảng tín dụng khi mà tiền nhiều mà mua hàng không nhiều, gây nên lạm phát; thế là các kinh tế gia, lãnh đạo đất nước phải "xì bớt" đưa đồng Mỹ Kim sang các nước khác để cân bằng nền kinh tế ... cứ thế mà điều chỉnh, để cho nền kinh tế quốc gia bình thường. Cung cầu cân bằng và tiền tệ cũng cân bằng với sản xuất là lý tưởng mà các kinh tế gia luôn muốn đạt tới, nhằm đưa đất nước đến thịnh vượng.

Các khoa học gia phân tích máu có nhiều loại như: A, B, AB, O ... thì tiền luân lưu trong một quốc gia cũng có nhiều thứ; tuy nhiên, trong một quốc gia ổn định, dân chúng tín nhiệm đồng tiền của nước mình có giá trị, dù bên cạnh có sự lưu hành của các thứ ngoại tệ mạnh như Mỹ, Úc, Gia kim,Euro ..... đồng tiền trong nước không "đối kháng" với ngoại tệ giá trị, trái lại bổ sung cho nhau trong việc trao đổi từ trong nước đến ngoại thương. Trái lại một quốc gia không ổn định, như các nước tàn dư Cộng Sản, đồng bạc do nhà nước phát hành không dựa vào những quy tắc tiền tệ quốc tế, tức là đồng tiền do đảng và nhà nước tùy tiện in, phát hành, nên luôn ở trong tình trạng bấp bênh về giá trị; ngoài ra yếu tố rất quan trọng là: không được dân chúng TÍN NHIỆM, nên cả dân lẫn cán bộ đều dùng các thứ ngoại tệ có giá trị ổn định khác lưu hành trong nước, nhất là đồng Mỹ Kim để lưu trữ làm của, định giá mua bán, hối lộ tại Việt Nam, từ lâu, huyết mạch luân lưu trong nước lộn xộn, bất ổn từ khi mới chiếm được miền Nam 1975, chính lối điều hành kinh tế theo quan niệm kẻ cướp, quản trị theo kinh tế không tuân hành theo những quy tắc "cung cầu" mà dùng bạo lực áp đặt, đây là lối điều hành kinh tế theo "nghị quyết" với sự hỗ trợ của công an, hệ thống Ủy Ban Nhân Dân từ cấp xã đến tỉnh, đàn áp từ nhân dân đến tiền tệ.

Do đó, huyết mạch luân lưu trong nước đã mất thăng bằng ngay từ đầu, đồng tiền Hồ lưu hành với các bản vị khác như Mỹ Kim, Úc, Gia kim và càng ngày càng ngày càng hất đồng tiền Hồ ra khỏi hầu bao dự trữ của dân lẫn cán bộ. Hệ thống đảng quyền cũng "hồ hởi phấn khởi" trước uy tín của đồng Mỹ Kim được "đảm bảo" giá trị quốc tế, nên tên nào cũng cố vơ vét tiền Đô để gởi, chuyển cho các ngân hàng ngoại quốc cho chắc ăn, chớ ai dại gì xây kho thiệt lớn để chứa đồng tiền Hồ, mà giá trị càng xuống dốc thảm hại từng ngày; nếu dự trữ giấy đi cầu còn có lợi hơn nhiều. Máu có quá nhiều thứ cùng lưu hành, ép đồng tiền Hồ xuống phá giá, thế là nạn lạm phát cứ gia tăng như hỏa tiển phóng lên không gian, vô phương cứu chữa, trở thành "ung thư kinh tế". Mặt khác, sản lượng quốc gia bị giới hạn trong nông nghiệp, chủ yếu là xuất cảng gạo, cà phê .... dầu thô, và nhờ nguồn ngoại tệ từ các nhà doanh thương nước ngoài vào vừa tìm thị trường và vừa cấu kết với đảng bóc lột sức lao động của dân. Kinh tế Việt Nam giống như con bịnh ung thư, sống được là nhờ nguồn thuốc từ bên ngoài chích vào, là ngoại tệ do người Việt hải ngoại gởi về hàng năm, tăng dần, đến nay lên hàng chục tỷ Mỹ Kim; lượng tiền do công nhân lao động nước ngoài mang về; cũng phải hàng tỷ mỗi năm, khuyến khích đảng Cộng Sản càng gia tăng dịch vụ buôn bán nô lệ hiện đại hóa bằng luật di trú, lao động quốc tế, là thành tích của các "du học sinh" con đảng cháu bác học hỏi ở các nước ngoài, mang về nước "điều nghiên", lợi dụng khe hở dể biến thành luật" buôn bán nô lệ, tình dục" mang tính các liên quốc. Dù Liên Hiệp Quốc, các nước chống lại, lên án việc buôn bán nô lệ, nhưng đảng và nhà nước Việt Cộng sáng tạo, luồn lách nhờ đám du sinh trở về, qua mặt thế giới, buôn người công khai, thỉnh thoảng còn được Liên Hiệp Quốc cung cấp tiền cho kẻ bán nô lệ Việt Cộng để chống lại việc buôn bán nô lệ, quả là trái tai gai mắt và phí phạm tiền, hỗ trợ cho kẻ buôn bán nô lệ có thêm tiền để tiếp tục hành nghề.

Tình trạng khủng hoảng nhiên liệu, là nguyên nhân nằm ngoài vòng "quản lý kinh tế" của Việt Cộng, nên đảng và nhà nước không thể ban hành "nghị quyết" để bắt giá xăng xuống, ngay cả ông cố nội Công an, kể cả Hồ Chí Minh sống dậy cũng không tài nào đưa giá xăng xuống theo như ý họ. Phải nói là trong quá khứ, đảng Cộng Sản cũng đã thành công trong việc "dùng nghị quyết, công an" để điều hành kinh tế miền Bắc sau 1954, nhưng sau 1975 thì lối quản trị nầy tỏ ra "lạc hậu, lỗi thời, phản động"; người thành công dùng nghị quyết sau 1975 phải nói đến PHAN VĂN KHẢI (người dân còn gọi hắn với các tên thân thương là PHAN VĂN KHỈ), là thủ tướng "không người bầu" cũng như "đồng hồ không người lái", là người đã áp dụng thành công Nghị Quyết trong việc Diệt Chuột, từ đó Khải được đạt danh hiệu là "anh hùng diệt chuột", song hành với anh hùng đánh Tây, anh hùng chống Mỹ, anh hùng lao động, anh hùng tham nhũng, anh hùng móc ngoặc, anh hùng anh cắp của công .... khi lượng cầu "quá tải" với cung, thì việc lạm phát là điều khó tránh khỏi, dù sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi. Từ khủng hoảng quan hệ sản xuất sang nhiên liệu, lòng tin tác động mạnh vào tiền tệ, nên các thứ tiền hiếm qúy như Mỹ Kim càng cao giá, trái lại đồng tiền Hồ phải tuột sốc xuống "thiên đàng bãi rác" là điều phải xảy đến, hiện tượng đồng tiền Hồ tụt giá 30% và nay đang trên đà xuống nữa.

    " Xuống, xuống, xuống nữa .... tiền Hồ, không ngừng nghỉ.
    Cho Đô La ngự trị chốn thương trường.
    Cho dân nghèo hết gạo, cả nước hết xăng.
    Cho tiền Hồ Chủ Tịch thay đồ chùi đít".
Tại các nước tự do, lạm phát là vấn đề được tất cả các chính phủ đặt ưu tiên hàng đầu; đây là vấn đề sinh tử cho bất cứ đảng phái chính trị đương quyền, nếu không thì nhiệm kỳ sau chịu khó ra ngoài làm "đối lập". Mức lạm phát thường rất khiêm nhường, khi vượt quá 4% là cả nước la ầm lên, các cơ quan truyền thông tha hồ mà bình luận, uy tín chính phủ giảm dần và chờ ngày thất cử. Nhưng tại Việt Nam, lạm phát tăng đến 30% là điều vô cùng bất thường, đó là hiện tượng sốt tiền tệ, đưa đến nhiều hậu quả khôn lường. Một điều quan trọng khác là dân chúng càng "dị ứng" với bất cứ cái gì của đảng và nhà nước đưa ra, nhất là đồng bạc mang hình Hồ Chí Minh, nên trong nước, huyết mạch đã lộn xộn từ lâu, đưa đến rối loạn "cơ năng" khác, đến nay do tác động bên ngoài, như giọt nước cuối cùng làm tràn ly nước đầy, là "luật cùng tất biến", khiến cho tình hình càng tồi tệ: từ khủng hoảng nhiên liệu, nhu yếu phẩm (gạo hàng đầu), tiền tệ khiến cho con bịnh ung thư kinh tế Việt Nam càng đi dần đến sụp đổ. Những nhà đại kinh tế gia "đỉnh cao trí tuệ loài người" bèn ra sức trấn an bằng thủ đoạn lừa đảo, họ tưởng dân Việt Nam vẫn "ngoan ngoãn như Cháu Ngu Bác Hồ", cứ nhắm mắt đi theo tấn bản chỉ đường của đảng, mà "lòng phơi phới một tương lai ..... ĐEN TỐI".

Biện pháp dùng lợi nhuận cao để dân chúng đem đồng Mỹ Kim gởi các ngân hành nhà nước hoàn toàn thất bại, chẳng những dân không gởi mà còn rút tiền Đô để cất hay gởi ngân hàng ngoại quốc cho chắc ăn. Nhà nước ngu như thời "bộ lạc", lúc trao đổi bàng vỏ xò, khi vỏ xò hết là cứ ra biển lấy về làm tiền trao đổi. Ngày nay nhà nước Việt Cộng in thêm tiền Hồ để đổi lấy tiền Đô, là lối điếm đàng "đem rác đổi tiền" thì dân cũng đâu có ngu mà đổi. Những kẻ lãnh đạo còn ngu si, đần độn, phản ứng thụ động bằng lối suy nghĩ nông cạn như ếch ngồi đáy giếng: kiềm hãm giá đồng bạc Hồ với đồng Mỹ Kim, khi thấy giá Mỹ Kim tăng vài lần trong ngày; họ tưởng là dùng công an để đàn áp dân thì có thể thành công bước đầu, nhưng dùng "bạo lực" để đàn áp đồng tiền là hoàn toàn thất bại; khi tiền càng bị ép giá, dân chúng càng phản ứng ngược lại, nên hiện tượng trao đỗi Mỹ Kim trong thị trường chợ đen càng phát triển, dù đảng ra lịnh cho công an kiểm soát, ngăn cấm.

Sự kiện nầy giống như việc chơi số Đề, sau 1975 đảng cấm, nhưng giới chơi số đề, các thầu số đề vẫn "sống mạnh, sống vững chắc" giữa đám công an, các bộ từ hạ tầng cơ sở đến thượng tầng kiến trúc. Khi đồng Mỹ Kim bị ép giá đi theo "tấm bản chỉ đường của đảng" là điều vô cùng nguy hiểm như câu: "càng áp bức càng đấu tranh cao", như quả bóng bị nén hơi, đến lúc nào đó nổ tung, sức công phá mạnh; cái gương của xứ Á Căn Đình còn đây, tổng thống De La Rua ép giá đồng Mỹ Kim ngang với đồng Peso, với chủ tâm ổn định thị trường, nào ngờ cung cầu mất thăng bằng, đưa đến sụp đổ chính phủ. Nhưng sau đó thì chính phủ mới lên cầm quyền, nhờ thể chế chính trị tự do nên nước nầy vượt qua cơn suy thoái, kinh tế phục hồi.

Việt Cộng thì khác, là nước độc tài, càng áp dụng những biện pháp kinh tế theo quan điểm của kẻ thống trị, không mang lại kết quả và có tác dụng ngược lại. Đảng có thể dự trữ số ngoại tệ hơn 20 tỷ Mỹ Kim, hoặc hơn nữa, nếu tung ra thị trường, cũng không thể cứu nguy cho nền kinh tế, vì vấn đề sản xuất, cung cầu, tín nhiệm vẫn không thể "khắc phục" được. Khác với Hoa Kỳ, khủng hoảng tín dụng được chính phủ bơm tiền vào, tạo thăng bằng vì nước Mỹ chỉ dùng một thứ tiền được dân và thế giới tín nhiệm có câu: "The God we trust"; trong khi khủng hoảng tín dụng ở Việt Nam, nơi có nhiều thứ "tín dụng" khác lưu hành ngoài vàng như Mỹ Kim nếu đảng tung 20 tỷ, hay 100 tỷ (nếu có) thì số Mỹ Kim ấy tự nhiên biến mất vào túi của nhân dân một cách mau lẹ, tình trạng mất giá tiền Hồ càng tồi tệ hơn. Chưa kể đến số Mỹ Kim lưu hành "quá tải" đưa đến tình trạng vật giá leo thang thêm nữa; nhưng không bơm tiền cứu nguy cũng sụp đổ vì lượng ngoại tệ khan hiếm và tiền Hồ càng mất dần giá trị, thua cả giấy đi cầu. Bề nào cũng chết, là viễn ảnh đen tối, trước mắt, không xa của cái "bóng ma diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch nước ngoài", nay xuất hiện qua cơn sốt tín dụng. Cộng Sản không sụp đổ bằng sức mạnh quân sự; nhưng sức mạnh nhân dân và tiền giấy mới là lực lượng vô địch, từng vật ngã những nước Cộng Sản giàu, mạnh nhất trong khối, nên tàn dư Cộng Sản Trung Quốc, Việt Nam cũng phải sụp đổ bởi nhân dân bị mất hết tiền, tự động đồng lòng đứng lên khắp nơi để "giành lấy chính quyền về tay nhân dân" thì đảng Cộng Sản có công an, bộ đội, vũ khí, tàn ác cũng không thể cưỡng lại sức mạnh quần chúng, như biển, khi nổi cơn thịnh nộ, thì con thuyền nào chịu nổi, nhất là con thuyền Cộng Sản đã mụt nát từ lâu. Từ ngay bây giờ, người dân trong nước hay người Việt hải ngoại hãy có những biện pháp đối phó để không bị thiệt hại quyền lợi:

- Rút hết tiền từ ngân hành nhà nước, đổi thành tiền Đô, hay bất cứ ngoại tệ ổn định nào như Úc Kim, Gia Kim, Euro,.... mang sang ký thác tại các ngân hàng quốc tế, các nước dân chủ có chi nhánh tại Việt Nam (không nên gởi cho các ngân hàng của Trung Cộng, vì nước nầy cũng khó tránh khỏi khủng hoảng tín dụng như Việt Nam)

- Không vì tiền lời cao mà mắc lừa nhà nước, đem tiền gởi họ là coi như đem trứng gởi cho ác.

- Dân nước ngoài lỡ làm ăn, hãy mau chuyển tiền qua các ngân hàng ngoại quốc, tìm cách rút lui càng sớm càng tốt để tránh thiệt hại.

- Đi du lịch cũng nên hạn chế, chỉ khi nào cần thiết, vì tình hình kinh tế nầy, cuộc bạo loạn có khả năng xảy ra bất cứ lúc nào. Có khi đám đông cuồng nhiệt dễ gây thiệt hại đến sinh mạng, an toàn bản thân.

Con bịnh ung thư kinh tế Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ngày nay đang trong giai đoạn hấp hối trước sự hoành hành từ những tế bào, cơ cấu, nhất là não bộ cũng đã bị ung thối từ lâu. Những tác động bên ngoài qua cuộc khủng hoảng tiền tệ, thực phẩm, nhiên liệu làm gia tăng thêm sự "tắt thở" của một cơ thể bệ rạt, sống nhờ từ những nguồn tiếp tế bên ngoài. Nếu những người trong đảng Cộng Sản nhìn thấy tương lai mù mịt ấy, thì những người còn chút gì nghĩ đến quốc dân, hãy tự đứng lên dùng lối "tự giết chết" cái thây ma đảng Cộng Sản ngay, để đoái công chuộc tội và được nhân dân khoan hồng; còn chờ đến nước tới trôn mới nhảy thì e là quá muộn đấy!.

Trương Minh Hòa

Quan ngại đối với thư viết ngày 4 tháng 6 năm 2008 của Đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn


CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT TỰ DO ÚC CHÂU
PO Box 2115 Footscray VIC 3011
Fax: 03 9687 9198 Email: CongDongViet@gmail.com
Website: ausviet.net

CT: Ông Nguyễn Thế Phong

VIETNAMESE COMMUNITY IN AUSTRALIA-NSW CHAPTER INC.
CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT TỰ DO ÚC CHÂU TIỂU BANG NSW

P.O. BOX 34, BANKSTOWN NSW 1885
Tel. 02-9790 3934 - 02-9796 8035
Fax: 02-9796 3794


Kính gửi LM Nguyễn Minh Thúy
Chủ Tịch, Tuyên Úy Đoàn Việt Nam, Úc Châu
31-33 Chipala Road
Westminster, WA 6061

17 tháng 6 năm 2008

Kính thưa Cha,

Đại diện Cộng Đồng Người Việt Tự Do Úc Châu, chúng tôi gửi thư này đến quý Cha để bày tỏ sự quan ngại đối với bức thư của Đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn đề ngày 4 tháng 6 năm 2008, đăng trên website Tiếng Vọng Gioan Baotixita.

Trong những ngày vừa qua, chúng tôi đã nhận được rất nhiều phản ứng của đông đảo đồng hương, nhiều cơ quan truyền thông và hội đoàn trong Cộng Đồng Người Việt tỏ ý bất mãn đối với những điều mà ĐHY Phạm Minh Mẫn đã viết trong thư, đặc biệt là đoạn 2 và đoạn 3 của lá thư, và đã yêu cầu Cộng Đồng phải có phản ứng trước những nhận định của ĐHY về lá cờ vàng ba sọc đỏ. Nhận thấy đây là một vấn đề hết sức tế nhị nên chúng tôi muốn trình bày việc này với qúy Cha trước để tìm cách tránh những xáo trộn, đổ vỡ có thể sẽ xẩy ra.

Trong đoạn 2 của lá thư, ĐHY tỏ ý quan ngại rằng sự hiện diện của lá cờ vàng ba sọc đỏ trong Đại Hội Giới Trẻ Công Giáo Thế Giới tới đây tại Sydney sẽ là một trở ngại "gây tắc nghẽn cho con đường hiệp thông của các bạn trẻ Công Giáo Việt Nam". Trên thực tế, lá cờ vàng đã hiện diện cùng các phái đoàn Giới Trẻ Công Giáo Việt Nam hải ngoại trong tất cả các kỳ Đại Hội trước tổ chức ở các quốc gia khác mà không hề "gây tắc nghẽn hiệp thông" như ĐHY đã nhận định, ngoài việc khiến chế độ Cộng Sản Việt Nam khó chịu và bực bội. Cho dù một số thanh niên Công Giáo từ Việt Nam đến có thể cảm thấy không thoải mái, thì đây cũng là cơ hội tốt để họ hiểu thêm về nguyện vọng chính đáng của người Việt hải ngoại, trong đó có các bạn trẻ Công Giáo. Điều này không thể được gọi là “gây tắc nghẽn hiệp thông”, trái lại còn tăng thêm sự hiểu biết thông cảm giữa các bạn trẻ. Vào thời điểm gần đến ngày Đại Hội Sydney, nhận định trên của ĐHY đã tạo nhiều thắc mắc, nghi ngờ, khiến nhiều người đã cho rằng có áp lực của Cộng Sản Việt Nam ở đằng sau việc này.

Và nếu lá cờ vàng ba sọc đỏ “gây tắc nghẽn hiệp thông” như ngài đã nói, thì như vậy các phái đoàn Giới Trẻ Việt Nam Hải Ngoại sẽ mang lá cờ nào để biểu trưng cho họ trong Đại Hội? Hay ĐHY muốn tất cả các thanh niên Công Giáo Việt Nam trong nước và hải ngoại cùng đứng chung dưới lá cờ đỏ sao vàng của Cộng Sản Việt Nam? Đây là điều mà chế độ Cộng Sản Việt Nam rất mong muốn; và dĩ nhiên là điều mà tất cả Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại không chấp nhận.

Trong đoạn 3, khi nói về biểu tượng của một lá cờ, ngài cho rằng “có lúc lá cờ chỉ biểu trưng một thói đời mang tính đối kháng”! Theo nội dung (context) của lá thư, nhận định đó là một sỉ nhục đối với Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại, từ hơn 30 năm nay đã cố gắng hết sức để tranh đấu giữ vững lá cờ vàng ba sọc đỏ là lá cờ của dân tộc Việt Nam, là biểu tượng của tự do dân chủ, và cũng là biểu tượng của người Việt tỵ nạn. Cuộc tranh đấu hiện nay chống chế độ độc tài Cộng Sản Việt Nam dành lại tự do dân chủ cho đất nước là bổn phận, là nhiệm vụ thiêng liêng của người Việt yêu nước ở hải ngoại cũng như trong quốc nội. Lá cờ vàng mà chúng ta hằng tôn trọng không thể bị nhục mạ, bị coi như "một thói đời mang tính đối kháng" như ĐHY đã nói.

Trong cuộc chiến chống chế độ độc tài cộng sản dành lại độc lập, tự do, dân chủ cho dân tộc Việt Nam hiện nay, lá cờ vàng ba sọc đỏ là một vấn đề hết sức quan trọng và nhậy cảm. Nhiều năm qua, Cộng Sản Việt Nam đã cố gắng gây áp lực với một số quốc gia có người Việt tỵ nạn sinh sống, yêu cầu họ không chấp nhận lá cờ biểu tượng của người Việt tỵ nạn này. Một số cơ quan chính quyền, trường học đã xử dụng cờ đỏ sao vàng là cờ của Cộng Sản Việt Nam như biểu trưng cho người Việt, và đã gây phẫn nộ trong cộng đồng người Việt. Nhưng sau khi được giải thích đa số những cơ quan trách nhiệm đã tỏ ý hối tiếc vì họ không hiểu rõ vấn đề, và đã đưa lá cờ vàng ba sọc đỏ vào thay thế. Gần đây một số tiểu bang tại Hoa Kỳ và Canada đã công nhận cờ vàng ba sọc đỏ là lá cờ của cộng đồng người Việt. Nay vị lãnh đạo cao cấp nhất của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam mà lại có những nhận định tiêu cực về lá cờ vàng ba sọc đỏ như vậy, không khỏi gây ra bất mãn, chống đối đưa đến những chia rẽ trong Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại cũng như ngay trong nội bộ Cộng Đồng Công Giáo. Trên nhiều diễn đàn ngôn luận đã có những bài viết bình luận về sự việc này, hầu hết đều không đồng ý với lá thư của ĐHY. Chắc chắn trong thời gian tới đây, đồng hương sẽ đòi hỏi CĐNVTD tại Úc Châu phải chính thức lên tiếng.

Chúng tôi được biết rằng ĐHY Phạm Minh Mẫn sẽ sang Sydney tham dự Đại Hội Giới Trẻ Công Giáo Thế Giới vào tháng Bảy sắp tới đây. Chắc chắn rằng Cộng Sản Việt Nam sẽ không bỏ qua cơ hội quý báu này để khai thác lá thư, gây xáo trộn, đào sâu chia rẽ giữa người không Công Giáo với người Công Giáo và ngay cả giữa người Công Giáo với nhau. Sự phẫn nộ của đồng hương có thể dẫn đến những hình thức phản ứng mạnh mẽ như biểu tình phản đối, rất tai hại cho danh tiếng của ĐHY cũng như tạo ra hố sâu chia rẽ khó bề hàn gắn trong cộng đồng người Việt tại Úc Châu. Chính vì mối lo ngại này mà chúng tôi muốn trình bày việc này với quý Cha để xin quý Cha suy nghĩ, ngõ hầu có những hướng dẫn và ngăn ngừa trước khi những việc không hay có thể xảy ra.

Ban Chấp hành Cộng Đồng Người Việt Tự Do Úc Châu sẵn sàng hỗ trợ Cộng Đồng Công Giáo trong việc đón tiếp các bạn trẻ Việt Nam từ khắp nơi trên thế giới đến Sydney tham dự Đại Hội Giới Trẻ Công Giáo Thế Giới. Trong tinh thần đó chúng tôi tha thiết kính xin quý Cha cố gắng cùng chúng tôi tìm mọi biện pháp để tránh những xáo trộn có thể xảy ra, có ảnh hưởng không tốt cho các bạn trẻ Việt Nam và lễ hội quan trọng này.

Rất mong nhận được sớm phúc đáp của quý Cha ngõ hầu Ban Chấp Hành CĐNVTD có đủ dữ kiện để sửa soạn bày tỏ lập trường chính thức khi công chúng đòi hỏi. Trong khi chờ đợi, Ban Chấp Hành chúng tôi rất sẵn sàng gặp gỡ quý Cha để thảo luận về vấn đề này.

Trân trọng,

TM/ BCH/CĐNVTD/LBUC
Nguyễn Thế Phong
Chủ Tịch

TM/ BCH/CĐNVTD/NSW
Võ Trí Dũng
Chủ Tịch

Đồng kính gửi:
ĐÔ Nguyễn Minh Tâm
Quản Nhiệm Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam, Nam Úc
29 South Terraces
Pooraka, SA 5059

LM Nguyễn Khoa Toàn
Tuyên Úy Trưởng Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam, Sydney

92 The River Road
Revesby, NSW 2212

LM Chu Văn Chi
Tuyên Úy Đặc Trách Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới
Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam, Sydney
92 The River Road
Revesby, NSW 2212

Saturday, June 21, 2008

VIỄN ẢNH “VẼ ĐƯỜNG CHO HƯƠU CHẠY ”

Thanh Hà,

Với tư cách là giáo dân Công Giáo tỵ nạn CS thuộc Cộng Đồng Người Việt Tự Do tại Úc Châu, chúng tôi thật bàng hoàng và tủi nhục khi đọc nội dung lá “thư ngỏ” viết bởi Hồng Y Gioan B. Phạm Minh Mẫn TGP SàiGòn gởi đến Giám Mục Giuse Vũ Văn Thiên đặc trách Mục Vụ Giới Trẻ, Giám Mục Phaolô Bùi văn Đọc đặc trách Giáo Lý Đức Tin và Giám Mục Giuse Đặng Đức Ngân cai quản Giáo Phận Lạng Sơn là những vị Giám Mục sẽ đi tham dự Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới vào tháng 7 năm 2008 tổ chức tại thành phố Sydney, Úc Châu. Nội dung chính bày tỏ sự lo ngại về hình ảnh lá cờ vàng ba sọc đỏ và đưa ra những “biện luận” trong mục tiêu nhằm ngăn ngừa trường hợp hình ảnh lá cờ vàng ba sọc đỏ hiện diện tại Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới Úc Châu. Trước nội dung nghiêm trọng ấy, là giáo dân Công Giáo tỵ nạn CS, chúng tôi không thể làm ngơ.

“Thư ngỏ” viết ngày 4/6/2008 công bố vào ngày thứ Sáu 6/6/2008 được gửi đến các địa chỉ điện thư một cách RỘNG RÃI cho Dân Chúa và Đồng Bào Việt Nam ở khắp nơi. Hai ngày sau đó, phải chăng gặp sự phản ứng mạnh mẽ qua các bài viết đóng góp ý kiến xác đáng từ các vị thức giả khắp nơi, lá thư ngỏ ấy đã “biến mất” trên trang mạng http://www.conggiaovietnam.net/ trong tiểu mục LỜI CHỦ CHĂN!

Hình ảnh lá cờ vàng ba sọc đỏ là biểu tượng và là căn cước tỵ nạn của những người Việt tỵ nạn CS khắp nơi trên toàn thế giới, không bao giờ chấp nhận sống dưới chế độ độc tài toàn trị CS đã phải liều thân bỏ nước ra đi tìm sự sống trong sự chết kể từ sau ngày Quốc Hận 30/4/1975.

Trong những ngày qua, với bản tính dè dặt thường lệ, chúng tôi tự tìm hiểu:

1. Vì sao Hồng Y Phạm Minh Mẫn, vị lãnh đạo cao cấp của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam đứng hàng thứ nhì sau Đức Hồng Y Phạm Đình Tụng, đã tự nguyện thay mặt chế độ Việt gian csVN ngang nhiên đả phá hình ảnh lá cờ vàng ba sọc đỏ?? Nhận thấy lời kêu gọi của Hồng Y Phạm Minh Mẫn rất nguy hiểm vì có tầm ảnh hưởng lớn rộng đối với các Giáo Sĩ và Giáo Dân Công Giáo còn kém ý thức hoặc còn mơ hồ về lịch sử cờ vàng ba sọc đỏ để có thể phân biệt rõ đâu là biểu tượng đích thực và nguyên thủy của quốc gia đất nước VN.

2. Vì sao Hồng Y Phạm Minh Mẫn và một số Giám Mục, tu sĩ, được chế độ CS cho phép thường xuyên xuất hiện tại những Cộng Đồng Người Việt tỵ nạn CS tại Hải Ngoại qua những chuyến đi gọi là “mục vụ”? Mặc dầu trên thực tế, chúng tôi nhận thấy những người Công Giáo tỵ nạn CS tại Hải Ngoại không có nhu cầu “mục vụ” đòi hỏi Giáo Hội Công Giáo Việt Nam phải có bổn phận giúp đỡ.

Nhằm minh chứng, căn cứ vào Danh Sách Ban Thường Vụ và Đặc Trách các Ủy Ban của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam nhiệm kỳ 2007-2010, Hồng Y Phạm Minh Mẫn đặc trách về Uỷ Ban Di Dân.

Trong chức vụ này, Hồng Y Phạm Minh Mẫn đã hình thành ba Ban Mục vụ Di Dân: Di dân nội địa, Di dân người nước ngoài tại VN, Di dân Hải Ngoại.

Trong một lá thư Hồng Y Phạm Minh Mẫn gửi LM Nguyễn Thanh Liêm là Chủ Tịch Liên Đoàn Công Giáo VN tại Hoa Kỳ khi đề cập về Mục Vụ Di Dân, xin trích dẫn ở đoạn 1 như sau, viết theo chữ nghiêng:

Đối với người Công Giáo VN tại Hải Ngoại, Giáo Hội tại VN có bổn phận:

    • Giúp họ duy trì và củng cố sự hiệp thông với đời sống Giáo Hội tại VN;

    • Giúp họ bảo tồn những giá trị tinh thần và đạo đức trong truyền thống văn hoá của dân tộc mình.

    “……Trong Ban MV Di Dân hải ngoại có nhiệm vụ liên hệ với các cộng đoàn CGVN hải ngoại, nhằm nắm bắt tình hình và nhu cầu mục vụ, rồi cùng nhau xem xét coi cần và có thể làm những gì để đáp ứng nhu cầu của CGVN hải ngoại, đặc biệt trong 2 nhiệm vụ đã nêu trên…”

Phải chăng những lời đưa đẩy của Hồng Y Phạm Minh Mẫn đặc trách về Muc Vụ Di Dân là những giải pháp đề nghị có tác dụng “hữu hiệu” giúp cho chế độ Việt gian csVN theo Nghị Quyết 36 nương nhờ vào Giáo Hội Công Giáo Việt Nam nhằm chính thức thò tay ra kiểm soát giáo dân Hải Ngoại…. hay nói theo kiểu ví von là “vẽ đường cho hươu chạy” trước tiên là bằng cách dị ứng lá cờ vàng ba sọc đỏ để khỏi làm tắc nghẽn con đường “hiệp thông” hay nói cho đúng nghĩa hơn là con đường “hòa hợp hòa giải”!!

Tóm lại:

Là những người Quốc Gia tỵ nạn CS tại Hải Ngoại, chúng tôi luôn ý thức đề cao cảnh giác và tẩy chay trước những lời đề nghị, kêu gọi với nội dung đầu độc, lợi dụng tôn giáo làm công cụ tuyên truyền ….. có lợi cho CS.

Là những bậc phụ huynh của thế hệ các em sinh ra và trưởng thành tại Hải Ngoại, chúng tôi luôn hướng dẫn những thế hệ tiếp nối. Thế hệ thanh thiếu niên tại Hải Ngoại đều ý thức, thấu hiểu rõ về nguồn gốc tỵ nạn CS của bậc cha ông mình và lịch sử lá cờ vàng ba sọc đỏ là biểu tượng chính đáng nhất của Dân Tộc Việt.

Là những người Việt tỵ nạn CS trong đại gia đình Cộng Đồng Người Việt Tự Do Úc Châu sẽ cùng với các thanh thiếu niên trẻ tham dự đông đảo ngày WYD2008, những lá cờ vàng ba sọc đỏ CHÍNH NGHĨA sẽ tung bay chào đón Đức Giáo Hoàng Benedicto XVI sang thành phố Sydney Úc Châu tham dự Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới 2008.
Úc Châu 2008

Thanh Hà

Một Lá Cờ Biểu Tượng Cho Điều Gì ?

Nguyễn An Quý

Một Lá Cờ Biểu Tượng Cho Điều Gì ?

Đó là câu mà Đức Hồng y Gioanbaotixita Phạm Minh Mẫn đã viết trong bức thư ngỏ gởi Đức Cha chủ tịch Uỷ Ban Giám mục Đặc trách Mục vụ giới trẻ, Đức Cha chủ tịch Ủy Ban Giám mục đặc trách về giáo lý đức tin và Đức Giám mục Lạng sơn. Câu hỏi này nằm ở mục đánh số 3 theo thứ tự của bức Thư ngỏ dài 2 trang gồm có 6 mục. Thư đề Tháng kính Thánh tâm Chúa Giêsu, ngày 4 năm 2008. Bức thư được phổ biến công khai trên trang mạng http://www.Conggiaovietnam.net và tôi cũng đã nhận được bức thư này vào ngày 6 tháng 6 năm 2008 do http://www.conggiaovietnam@gmail.com gởi vào hộp thư của tôi. Người gởi có cái tên rất là kêu: tiengvonggioanbaotixita với email như trên. Tôi kể đầu đuôi câu chuyện của bức thư hơi dài một chút, với mục đích để xác minh rằng, Đức Hồng y có ý muốn phổ biến cho mọi người Việt tỵ nạn khắp nơi trên thế giới, (chứ không phải chỉ gởi cho ba vị Giám mục trên). Chủ đích là Hồng y muốn được mọi người am tường về vấn đề mà ngài đã đưa ra, cũng như để nhắc nhở các bạn trẻ Việt Nam khắp nơi trên thế giới thấy được rằng lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ là nguyên nhân làm tắc nghẽn con đường hiệp thông của các bạn trẻ Việt Nam, cũng như để mọi gia đình có con em chuẩn bị lên đường tham dự ngày giới trẻ tại Úc, hay những ai cùng với con em đi tham dự thì liệu đó mà lo cho ổn.

Để có sự công minh chính đại, tôi xin ghi lại nguyên văn 3 mục trong thư ngỏ; 1, 2, và 3
(người viết chỉ lưu ý 3 mục này thôi) được ghi chữ nghiêng như sau:

    1. Đức Hồng y G. Pell mới biên thư tha thiết mời cá nhân tôi đến Sydney dự WYD 2008. Thấy không từ chối đuợc, tôi phải cắt bớt chuyến đi công tác mục vụ di dân của tôi và những ngày nghỉ để đáp lời mời của Ngài. Sau khi suy nghĩ mình phải làm gì đem lại lợi ích thiêng liêng cho các bạn trẻ VN từ nhiều châu lục quy tụ về một chỗ để cùng gặp gỡ Chúa và gặp gỡ nhau, để làm chứng cho niềm tin của mình, tôi muốn chia sẻ vài ý nghĩ với quý Đức Cha sẽ có mặt trong WYD. Mục đích là cùng nhau giúp cho các bạn trẻ,- là sức sống của Giáo Hội, của đất nước-, khai thông con đường hiệp thông với Chúa là Cha trên trời, hiệp thông với nhau là con một Cha, là anh em một nhà. Một sự hiệp thông phong phú hóa, tăng lực cho sức sống trẻ của các bạn.

    2. WYD ba lần trước ở Pháp, Đức, Canađa, đều có một sự kiện mà một số bạn trẻ ở một số nơi coi như một sự cố làm tắc nghẽn con đường hiệp thông của các bạn trẻ VN. Sự cố đó là lá cờ vàng ba sọc đỏ đã được dương lên trong lúc các bạn trẻ VN từ nhiều châu lục quy tụ lại để cử hành phụng vụ hoặc sinh hoạt chung.

    3. Một lá cờ biểu tượng cho điều gì?

    Có lúc lá cờ được coi là biểu tượng cho một đất nước, lúc khác được coi là biểu ttưng một ch ủnghĩa, chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa quốc gia…Có lúc chỉ biểu trưng một hhói đời mang tính đối kháng. Giám muụ của tôi, cách đây hơn 30 năm, cách đây 30 năm, lúc còn sinh thời, đã để lại cho các tín hữu và cho bản thân tôi bài học lịch sử này: người mẹ VN, lúc mặc áo vàng( cờ vàng) lúc mặc áo đỏ( cờ đỏ), lúc mặc áo lành, lúc áo rách, vẫn là người mẹ đã dày công sinh thành dưỡng dục con dân VN, vẫn là người mẹ đã để lại cho dân tộc VN một di sản vô giá. Di sản đó là truyền thống văn hóa của dân tộc VN, một nền văn hóa khá phong phú với những giá trị tinh thần và đạo đức.
    (Hết trích).
Qua nội dung 3 tiết mục của thư ngỏ vừa nêu trên đây, người viết xin được lạm bàn chút đỉnh. Đây là bức thư gởi 3 vị Giám mục tại Việt Nam, chắc các vị này sẽ được nhà nước cộng sản Việt Nam cho đi dự Ngày Giới trẻ thế giới năm 2008 tại Úc. Như vậy, việc suy nghĩ về ”sự cố lá cờ vàng ba sọc đỏ”(sic) mà ngài Hồng y đã rất lo lắng sợ sẽ được dương cao tại WYD 2008 có giá trị gì không, khi Hồng y gởi đến ba vị Giám mục này? Ba vị Giám mục này có quyền để quyết định được vấn đề cấm dương cao ngọn cờ vàng ba sọc đỏ tại WYD 2008 không? Qua đó người viết nghĩ, nó chỉ có tác dụng để chứng minh với Bắc Bộ phủ rằng, ngài Hồng y đã có công lớn trong việc vận động triệt hạ lá cờ mà tập thể người Việt tỵ nạn nói riêng và toàn dân Việt Nam nói chung, vốn trân quý xưa nay. Đây là điểm son mà chắc chắn ngài Hồng y sẽ được Bắc Bộ phủ ghi vào Sổ Vàng của đảng để ban huân chương cao quý của đảng nay mai.

Lá cờ vàng ba sọc đỏ có làm tắc nghẽn con đường hiệp thông của các bạn trẻ Việt Nam không? Không hiểu ngài Hồng y đã căn cứ vào đâu để kết tội cho các Ban Tổ chức ngày Giới trẻ trước đây như ở Pháp, ở Đức, ở Canada đã cho dương lên ngọn cờ vàng để làm tắc nghẽn sự hiệp thông của các bạn trẻ Việt Nam ? Xin các bạn trẻ trả lời cho Hồng y biết sự hư thực ra sao?

Xin thưa với ngài Hồng y. Với Đức tin của người Kitô hữu, tôi tin chắc, tất cả các bạn trẻ Việt Nam trên thế giới quy tụ về tại Sydney năm nay, kể cả các bạn trẻ Công giáo taị Việt Nam đến tham dự (xin miễn kể những người trẻ thuộc đảng viên đảng công sản Việt Nam, có thể đám Quốc doanh sẽ lập phái đoàn đi tham dự). Tất cả các bạn trẻ Việt nam này, chắc chắn sẽ không bị di ứng, khi đứng chung dưới lá cờ vàng ba sọc đỏ, nên xin ngài đừng vội kết tội lá cờ này đã làm tắc nghẽn sự hiêp thông mà tội nghiệp. Ngài Hồng y có bằng cớ nào để chứng tỏ toàn dân Việt Nam sung sướng đứng dưới bóng cờ đỏ của đảng cộng sản Việt Nam không? Toàn dân Việt Nam đã quá đau khổ bởi sự áp đặt ngọn cờ máu, cờ tay sai của Đệ Tam Quốc tế cộng sản vào đất nước Việt Nam, chẳng lẽ Hồng y không biết sao? Ngài không thấy ngày đêm dân oan khiếu kiện khắp nơi và ngay tại Sài Gòn đó sao? Hay là ngài bận lo chuyện mục vụ di dân, lo tính toán chuyện dẹp bỏ cờ vàng ba sọc đỏ, mà quên mất nỗi đau của người dân trong nước?

Một lá cờ biểu tượng cho điều gì?

Xin thưa với Hồng y: Lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ là Quốc Kỳ Việt Nam có trước khi ông Hồ lên chóp Ba đình trương ra ngọn cờ máu. Các đảng phái Quốc gia lúc bấy giờ đã tá hoả tam tinh, khi thấy cờ máu này xuất hiện tại Ba Đình. Từ lâu, Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ đã trở thành hồn thiêng sông núi của Dân tộc Việt Nam, nên mọi người dân từ thuở thiếu thời đã biết tôn trọng lá cờ này. Môn công dân giáo dục ở miền Nam trước đây, đã dạy học sinh, hễ khi đi ngang qua nơi đang cử hành lễ chào cờ, thì phải đứng lại ở thế nghiêm trang, cất mũ nón, hướng về Quốc kỳ là lá Cờ vàng ba sọc đỏ mà Hồng y đang mong muốn dẹp bỏ đây. Tôi muốn nói đến giá trị thiêng liêng của ngọn cờ vàng. Mặc dù hôm nay, trên trường Quốc tế, ngọn cờ này không còn là Quốc kỳ Việt Nam nữa. Nhưng đây là ngọn cờ biểu tượng cho hồn thiêng sông núi của những người Việt Quốc gia không cộng sản, vì cớ gì Hồng y lại đem ra pha trò diễu cợt khi viết vào thư ngỏ một cách vô trách nhiệm, tôi nói vô trách nhiệm vì ngài Hồng y đã lôi vị Giám mục quá cố nào đó, đã lôi luôn cả các tín hữu vào phe Hồng y để pha trò đùa cợt: “Giám mục của tôi, cách đây hơn 3o năm, lúc còn sinh thời, đã để lại cho các tín hữu và cho bản thân tôi bài học lịch sử này: người mẹ VN, lúc mặc áo vàng(cờ vàng), lúc mặc áo đỏ( cờ đỏ), lúc mặc áo lành, lúc áo rách…” (nguyên văn). Hồng y có cảm thấy sung sướng khi người mẹ Việt Nam đang mặc áo rách không? Hồng y cứ thử hỏi những bà mẹ chiến sĩ đã từng nuôi Việt cộng dưới hầm trong nhà của các mẹ ở các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu long, hôm nay họ có thích mặc áo đỏ, áo rách không? Đó là những bà mẹ dân oan đang đi khiếu kiện tại Sài Gòn đấy.

Một lá cờ biểu tượng cho điều gì?

Xin thưa với Hồng y: Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ là biểu tượng cho nhân bản, biểu tượng cho một nền tự do chân chính, biểu tượng cho công lý, cho nhân quyền và cho phẩm giá của con người. Quân Dân miền Nam đã anh dũng chiến đấu và đã chết dưới ngọn cờ này để bảo vệ lý tưởng tự do.

Năm 1954, theo ngọn cờ nhân bản này mà cả triệu người miền Bắc đã bỏ hết mọi sự, để vào miền Nam dưới bóng cờ này. Ngày nay hơn 3 triệu người Việt sống khắp nơi trên thế giới, nhất là tại các nước đông người Việt tỵ nạn, đồng bào Việt Nam nhờ bóng cờ vàng ba sọc đỏ này, mà họ gọi đuợc nhau khi cần thiết. Tại đất nước Hoa Kỳ, nhiều thành phố, nhiều Tiểu bang, Cộng đồng người Việt Nam đã tốn bao công sức để vận động Chính quyền các nơi công nhận ngọn cờ nhân bản này. Người Việt Nam trên thế giới, hễ đi đến đâu, thấy có bóng cờ vàng ba sọc đỏ, thì họ sung sướng quy tụ lại, niềm tin cậy và quý mến nhau là ở chỗ này đây. Trong các lần ngày Giới trẻ Thế giới trước đây, các bạn trẻ Việt nam khắp nơi đều sung sướng và hãnh diện quy tụ với nhau dưới bóng cờ vàng. Đức Giáo Hoàng Phaolô II trước đây cũng như vị Giáo Hoàng đương kim, hễ thấy ở đâu có bóng cờ vàng ba sọc đỏ thì các Ngài đều vẫy tay chào: Việt nam. Việt nam. Bản thân người viết rất ngạc nhiên về lời phán của Hồng y Mẫn cho rằng, lá cờ vàng ba sọc đỏ đã làm tắc nghẽn con đường hiệp thông của các bạn trẻ Việt nam. Đây là ý tưởng không trong sáng chút nào hết, nếu không nhầm thì mục đích chỉ nhắm chuẩn bị kế hoạch dẹp bỏ Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ theo Nghị quyết 36, để khi ngài Hồng y xuất hiện tại các Cộng đoàn mà ngài sẽ đến làm công tác gọi là mục vụ di dân, khỏi phải lo sợ khi bóng cờ nhân bản này xuất hiện. Được biết Hồng y Phạm Minh Mẫn đã được HĐGMVN giao cho công tác mục vụ di dân như lời ngài Hồng y đã khoe với Cha Nguyễn Thanh Liêm, Chủ tịch LĐCGVN Hoa Kỳ, trong một bức thư gởi cho Cha Liêm cũng vào tháng 6 năm 2008 này. Tôi đã có bức thư này đang nằm trong hộp thư của tôi, nên cũng xin được mách một chút về ngài Hồng y đã quá cẩn thận lo xa, khi than phiền với Cha Liêm trong thư gởi Cha Liêm như sau: “Tôi có đến thăm VP Immigration and Refugee của HĐGM Hoa Kỳ tại Washington DC. Lúc bấy giờ Cha McGuire, tiền nhiệm cha Chính OP, và tôi có hỏi một câu: “Người CGVN đã định cư từ lâu ở Hoa Kỳ, sao họ vẫn là Refugee?”.

Cùng một thời điểm: Hồng y Mẫn vừa lên án Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ làm tắc nghẽn con đường hiệp thông và vừa nêu thắc mắc tại sao cứ duy trì chữ tỵ nạn hoài vậy? Đây không phải là chuyện đạo đức bình thường của một vị Hồng y đâu. Điều này lại được đặt vấn đề với vị Chủ tịch LĐCGVN Hoa Kỳ. Khi đặt vấn đề này với Cha Liêm, thử hỏi Cha Liêm có quyền xóa bỏ chữ tỵ nạn của người Việt Nam lưu vong được không? Cho nên vấn đề đặt ra, người viết nghĩ cũng tương đương với việc nêu Cờ Vàng làm tắc nghẽn hiệp thông với ba vị Giám mục tại Việt Nam . Xét cho cùng, trong tháng 6 năm 2008, Hồng y Phạm Minh Mẫn chắc chắn sẽ được ghi vào sổ vàng của Bắc Bộ phủ đến 2 lần, ngon không? Đây có phải là việc thực hiện Nghị quyết 36 không, xin để mọi người thẩm định ?

“Người CGVN đã định cư từ lâu ở Hoa kỳ, sao họ vẫn là Refugee ?

Xin thưa với Hồng y
, Chữ Tỵ nạn cộng sản, nói gọn là tỵ nạn, đó là căn cước của chúng tôi, là căn cước của những người bỏ nước ra đi, của những người đã nhất quyết không sống chung với cộng sản, là căn cước của những người bất hợp tác với chế độ cộng sản. Người tỵ nạn khác với những cán bộ cộng sản mà Bắc Bộ phủ đã tung ra hải ngoại để quậy phá cộng đồng người Việt tỵ nạn. Chữ tỵ nạn, tự nó có một giá trị tinh thần lớn lao, tự nó đã liên kết những người Việt nam chạy trốn cộng sản đang ở hải ngoại, những người Việt nam không thân cộng sản lại với nhau, chứ không phải có một giá trị về mặt vật chất. Những ai ở hải ngoại mà tiếp tay cho cộng sản thì cái tinh thần tỵ nạn cộng sản tự nó biến mất. Cùng với danh nghĩa tỵ nạn là ngọn Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ, không môt thế lực nào xóa bỏ nổi đâu. Nỗi trăn trở của Hồng y là muốn xóa bỏ chữ tỵ nạn để gọi chúng tôi là dân tha phương cầu thực hay sao?

Tôi muốn dẫn chứng một chút về bức thư của Hồng y Phạm Minh Mẫn gởi cho Cha Nguyễn Thanh Liêm tại Hoa Kỳ, về chuyện Hồng y đã trăn trở vấn đề có liên quan đến chuyện ty nạn, vì tôi tự nghĩ, từ chuyện Tỵ nạn đến Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ mà Hồng y đã nêu ra cùng thời điểm. Hai bức thư nêu hai vấn đề khác nhau, tuy hai mà một, nên xin được kết hợp vào bài này để có thêm một chút cho rộng đường dư luận về ngài Hồng y Phạm Minh Mẫn.

Xét cho cùng thì đây không phải là chuyện đơn giản hay bình thường, đây là sự kiện đáng cho mọi người Việt Nam tỵ nạn cần suy gẫm về ngài Hồng y.

Viết đến đây, người viết không quên chuyện Quốc nội. Khi Linh mục Nguyễn Văn Lý bị toà án nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế bịt miệng trong phiên xử án ngày 30-3-2007. Vài chức sắc của Giáo hội Công giáo Việt Nam cùng phụ hoạ với nhà nước cộng sản Việt Nam cho rằng Linh mục Nguyễn Văn Lý “làm chính trị”, ngài Hồng y thì cho rằng, vì ở xa, nên không hiểu hết được “ý nghĩa thâm sâu trong đời sống nghịch lý” của Linh mục Nguyễn Văn Lý. Cả thế giới đều biết giá trị cuộc đấu tranh bất bạo động của Cha Lý là đòi Tự do Tôn giáo, Tự do Dân chủ và Nhân quyền cho Việt Nam. Thế nhưng Hồng y lại cho vì ở xa nên không hiểu được ý nghĩa thâm sâu trong đời sống nghịch lý. Cha Lý sống nghịch lý vì đã dám đương đầu chống cộng sản? Đối lại, sao ngài Hồng y ở bên kia bờ đại dương lại dám quả quyết rằng, những ngày Giới trẻ thế giới trước đây ở Pháp, ở Đức, ở Cananda vì có ngọn cờ vàng nên đã làm tắc nghẽn con đường hiệp thông của các bạn trẻ Việt Nam. Ai biết, xin mách giúp ?

Đây có phải là ý nghĩa thâm sâu của những hành tung chính trị (đề bài của TS Sao Việt) không?

Seattle, ngày 19 tháng 6 năm 2008.
Tưởng Nhớ ngày Đức Giáo Hoàng GioanPhalo II Phong Thánh cho 117 vị Tử Đạo Việt Nam vừa tròn 20 năm.
Một giáo dân tầm thường
Nguyễn An Quý