Trần Nam
Ở Việt Nam, không ai lạ gì ông Nguyễn Tấn Dũng giữ chức vụ Thủ Tướng nước CHXHCNVN quyền uy chính trị một cõi. Tuy nhiên, ít ai biết về mặt kinh tế, con gái ông Nguyễn Tấn Dũng, tức Nguyễn Thanh Phượng lại là người có thể nắm giữ và ảnh hưởng đến kinh tế cả nước.
Nguyễn Thanh Phượng năm nay 29 tuổi, từng du học nước ngoài, có bằng quản trị kinh doanh (MBA) Đại học Thụy sĩ và là chủ tịch Hội Đồng Quản Trị công ty Việt Nam Holding Asset Management, một công ty đầu tư với số vốn từ 500 – 800 tỷ đồng và có khả năng vận động vốn nóng lên cả 100 triệu USD từ các nhà đầu tư nước ngoài nhờ uy tín và quan hệ; chỉ vì Nguyễn Thanh Phượng là con gái của Nguyễn Tấn Dũng. Một cô gái trẻ, tuổi đời còn non, kinh nghiệm còn mỏng mà có thể thành công về quan hệ thương trường có tính quốc tế như vậy thì hoặc là Thanh Phượng có thực tài, hoặc là chỉ vì nhờ cậy quyền uy của bố Dũng mà lên theo công thức “Bố nắm Chính trị - Con giữ Kinh tế - Cả Nước Xuống Hố”.
Câu hỏi đặt ra là ở tuổi 29, nếu Nguyễn Thanh Phượng không phải là con của Nguyễn Tấn Dũng thì liệu có ai dám đưa cho cô ấy cả trăm triệu mỹ kim để đầu tư không? Có doanh nhân nào ở Việt Nam dám bỏ tiền vào quỹ đầu tư Việt Capital Fund với số vốn 700 – 800 tỉ đồng không? Trả lời phỏng vấn báo Tuổi Trẻ hồi tháng 10 năm 2006, Phượng cho biết: ”Trong công việc, cái luôn thiếu nhất của người trẻ là kinh nghiệm. Kinh nghiệm thì cần có thời gian, đây là điều mà những người trẻ không thể nóng vội. Tôi nghĩ đánh giá thực lực của một người không nhất thiết chỉ nhìn vào tuổi đời mà phải dựa vào quá trình học tập và đặc biệt là kinh nghiệm hay những việc cụ thể mà họ đã làm. Hơn nữa, phải tiếp xúc trực tiếp thì qua đó các tố chất của họ mới có cơ hội bộc lộ. Còn việc một công ty quản lý quỹ huy động được vốn là do các nhà đầu tư tin tưởng vào thị trường, vào chiến lược, vào cách tổ chức hoạt động ..., quan trọng nhất là họ phải tin vào đội ngũ lãnh đạo công ty, trong đó trình độ, kinh nghiệm, uy tín và vai trò của mỗi thành viên đều được đặc biệt quan tâm. Tôi tin rằng tuy là thành viên lãnh đạo trẻ nhất của công ty nhưng tôi cũng có những đóng góp thiết thực vào việc thành lập, tổ chức, tuyển chọn thành viên thích hợp vào các vị trí then chốt cho VCFM, cũng như huy động vốn cho quĩ đầu tư Viet Capital Fund.”
Vậy thì kinh nghiệm của Nguyễn Thanh Phượng có được gì mà nắm trong tay một số tiền khổng lồ để đầu tư và khuynh đảo thị trường Việt Nam ? Hai năm qua thị trường chứng khoán Việt Nam đã bị lũng đoạn, thổi phồng để giới đại gia trong lãnh vực tài chánh, có quan hệ mật thiết với Đảng CSVN làm mưa làm gió thị trường chứng khoán. Họ đã nhanh chóng làm giàu bằng những thủ đoạn “phù phép”, mà trong cơ chế tài chánh minh bạch ở các nước phương Tây không cho phép. Nhờ vào những quan hệ chồng chéo và thủ đoạn “tay trong tay ngoài”, chứng khoán Việt Nam một sớm một chiều cất cánh.
Hiện nay, thị trường đã đổ, giá sàn cổ phần rớt trung bình 60% và còn có khả năng tuột dốc thê thảm, kéo theo biết bao kẻ mất trắng, dẫn đến tình trạng suy sụp và lụn bại về kinh tế. Không riêng gì giới tài chánh Việt Nam, mà cả giới đầu tư nước ngoài ham ăn xổi cũng ôm đầu máu. Tài phiệt Đại Hàn, Đài Loan đã bốc hơi cả tỷ dollars cho thị trường chứng khoán Việt Nam. Hiện nay, vốn của Capital Fund còn lại bao nhiêu? bản lãnh và kinh nghiệm của Nguyễn Thanh Phượng nằm ở chổ nào thì lúc này là lúc cả nước cần biết. Hãy công bố minh bạch số tiền còn lại từ quỹ Capital Fund do Thanh Phượng quản lý. Hãy cho nhân dân Việt Nam biết rõ từ năm 2006 đến nay Thanh Phượng đã đầu tư vào lãnh vực nào? Capital Fund có trách nhiệm và góp phần làm sụp đổ chứng khoán Việt Nam không? những việc gì cụ thể như Thanh Phượng đã phát biểu trên tờ Thanh Niên? Nhân dân Việt Nam cần biết rõ là có phải Thanh Phượng thành công nhờ tài năng của chính mình hay chỉ nhờ dựa vào cái bóng của bố Nguyễn Tấn Dũng.
Về mặt đạo đức, bố Nguyễn Tấn Dũng giữ vai trò Thủ tướng thì con gái Nguyễn Thanh Phượng không thể hoạt động “độc lập” trong lãnh vực tài chánh, đầu tư chứng khoán và các lãnh vực kinh tế trọng yếu cả nước được. Cho dù không có bằng chứng để cáo buộc sự liên hệ về gia đình, ảnh hưởng chính trị và kinh tế, tuy nhiên tính minh bạch (transparency) và mâu thuẫn về quyền lợi (conflict of interests) không cho phép một đìều như vậy có thể hiện hữu. Đối với các quốc gia Phương Tây, trên căn bản luật pháp công minh và độc lập, quan hệ bố con về chính trị và kinh tế còn là vấn đề cần phải giải thích, thuyết phục trước công luận; thì trong cơ chế độc đảng như ở Việt Nam, khi đảng CS nắm giữ vai trò quyền lực, đứng trên luật pháp thì quan hệ bố nắm chính trị, con hoạt động về kinh tế là một quan hệ có tính mờ ám và mang chỉ dấu tham nhũng cao. Đìều này chưa nói đến sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các đối tác về tài chánh tại Việt Nam, trong đó Thanh Phượng nhờ ảnh hưởng của Nguyễn Tấn Dũng có thể qua mặt và không có đối thủ trên thương trường.
Thủ tướng Thái đã bị nhân dân Thái phản đối, bị mất uy tín, dẫn đến mất hẳn quyền lãnh đaọ cũng vì quan hệ mập mờ trong liên hệ giữa kinh tế gia đình và chính trị quốc gia. Nhờ quyền lực và ảnh hưởng của vai trò Thủ tướng Thái, ông và gia đình đã nắm giữ những công ty kinh tế mang tầm vóc quốc gia. Trong quá trình đìều hành chính trị cả nước, gia đình ông đã thừa hưởng vị thế chính trị của ông để lủng đoạn và làm giàu. Giọt nước tràn ly làm nhân dân Thái nổi giận khi ông và gia đình đã bán đi công ty tư nhân trong lãnh vực truyền thông cho giới đầu tư Tân Gia Ba. Cuộc mua bán đã không minh bạch và trốn tránh tiền thuế. Hậu quả của mối liên hệ chồng chéo chính trị và kinh tế gia đình này đã dẫn đến sự kiện ông Thủ tướng Thái và vợ con đã phải chạy trốn lưu vong khi Thái nổ ra cuộc đảo chánh.
Mối quan hệ kinh tế chồng chéo này không chỉ thể hiện ở quan hệ gia đình, huyết thống như: bố -con, vợ- chồng, anh- em trong bối cảnh đất nước nằm trong tay bộ máy lãnh đạo do đảng CSVN độc quyền. Nó phát triển và mang tầm vóc rộng ở lãnh vực quốc doanh – tư nhân trong đó các công ty quốc doanh do nhà nước đỡ đầu, mở rộng ảnh hưởng và vai trò của nó qua việc tạo ra hàng loạt các công ty kinh doanh "tư nhân" trong những lãnh vực kinh tế khác.
Những công ty quốc doanh khổng lồ như tập đoàn dầu khí Việt Nam (Vietnam Oil & Gas Corp) chuyển hướng đầu tư thêm vào ngân hàng và khách sạn, tập đoàn điện lực (Vietnam Electricity Corp) thì nhảy vào lãnh vực du lịch với số vốn 250 triệu mỹ kim, công ty tàu thủy Việt Nam (Vinashin), được ưu đãi vay 3 tỷ dollars từ ngân hàng nhà nước để đầu tư vào kinh doanh hàng hải, giao dịch chứng khoán và cả nấu rượu bia…
Khi mối quan hệ chân rết bắt đầu hình thành, độc quyền kinh tế do vai trò quốc doanh, cộng thêm ảnh hưởng và quan hệ chính trị vì là con cưng của đảng trên bình diện kinh tế. Những đứa con quốc doanh này vươn vòi bạch tuột ra để lũng đoạn nền kinh tế. Vô hình chung, một mặt trận công ty quốc doanh hình thành, với số vốn và tài sản từ quốc gia, với quan hệ chính trị vì là người của đảng và với thành phần điều hành bất tài, vô trách nhiệm; họ đã và đang phá nát nền kinh tế Việt Nam.
Nền kinh tế tại Việt Nam không mang tính cạnh tranh, công khai “lành mạnh” mà chỉ có tính quan hệ quyền lực ngầm “gia đình trị và đảng trị”. Một nền kinh tế mang bản chất “kinh tế thị trường” nhưng lại dựa vào quan hệ “quyền lực ngầm”, tay trong tay ngoài, thì về lâu dài phải dẫn đến tệ trạng phá sản, bị lũng đoạn và chi phối từ nhiều thế lực. Khi mà Lê Nam Thắng, con trai Lê Đức Thọ nắm Bộ Bưu Chính Viễn Thông, Lê Mạnh Hà, con trai Lê Đức Anh nắm sở Bưu chính - Viễn Thông Tp. Hồ chí Minh, Trương Gia Bình, con rể Võ Nguyên Giáp làm tổng giám đốc công ty FPT, Ngô Hoàng Hải con rể Nông Đức Mạnh giữ phòng tư vấn PMU18, và Nguyễn Thanh Phượng con gái Nguyễn Tấn Dũng nắm Việt Capital Fund v.v… thì bức tranh kinh tế, chính trị tại Việt Nam đã biểu lộ quá rõ.
Nói cách khác, quan hệ cha con của Thủ tướng VC Nguyễn Tấn Dũng và Nguyễn Thanh Phượng và nhiều quan hệ khác đã giải thích rõ bản chất của cái goị là nền “kinh tế thị trường” theo định hướng “chủ nghĩa xã hội” tại Việt Nam.
Việt Nam đang trong giai đoạn thử thách, viễn ảnh sụp đổ khó tránh khỏi mà nạn nhân trực tiếp chính là nhân dân lạo động. Khi lạm phát đã qua mặt 25%, thị trường chứng khoán sụp, nhập khẩu thâm thủng, tiền mất giá và xăng dầu không còn được nhà nước có khả năng bù lỗ trong thời gian gần, Việt Nam có mời ông Chủ tịch Quỹ dự trữ Liên bang Mỹ về làm cố vấn cũng không cứu vãn kịp. Với số tiền dự trữ 20 tỷ dollars, VC Nguyễn Tấn Dũng đang kỳ vọng có thể đưa Việt Nam vượt cơn khó khăn mà không cần Quỹ tiền tệ quốc tế trợ giúp. Việt Nam như một cái thùng lủng đáy, đổ bao nhiêu cũng không vừa vì bản chất của nền kinh tế "man dại" và thiếu một cơ chế độc lập để kiểm soát. Cuộc thăm viếng tại Hoa Thịnh Đốn hôm 24/6 vừa qua có thể Dũng đang nhờ Mỹ một lời hứa hẹn nếu Việt Nam phải đưa tay mượn nợ. Còn một đối tác có thể giúp Dũng qua cơn khó khăn hiện nay nhưng rất khó thuyết phục, trừ trường hợp ông Dũng và lãnh đạo đảng CSVN phải sửa đổi cơ chế chính trị; đó là tập thể người Việt hải ngoại.
Theo con số không chính thức, năm ngoái người Việt hải ngoại đã gửi về Việt Nam gần 10 tỷ dollars, một số tiền cho không biếu không giúp nền kinh tế VN sống "kiếp tầm gửi". Lãnh đạo đảng CSVN vẫn muối mặt xin viện trợ từ Trung Quốc và chấp nhận làm thân phận chư hầu. Điều nghịch lý là số tiền Trung Quốc viện trợ chắng thấm gì so với số ngoại tệ của người Việt gửi về. Vậy mà họ vẫn cứ giữ thái độ thù nghịch với Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại.
Nếu VC Nguyễn Tấn Dũng thuyết phục được người Việt hải ngoại gửi thêm 50% số tiền so với năm ngoái, Việt Nam có thể sống sót qua cơn khủng hoảng. Nhưng nếu người Việt Hải ngoại nhận ra sức mạnh kinh tế, họ chỉ cần giãm 50% số tiền gửi về trong năm 2009, giảm chứ không cắt thì Việt Nam sẽ khốn đốn ra trò.
Trần Nam
Ở Việt Nam, không ai lạ gì ông Nguyễn Tấn Dũng giữ chức vụ Thủ Tướng nước CHXHCNVN quyền uy chính trị một cõi. Tuy nhiên, ít ai biết về mặt kinh tế, con gái ông Nguyễn Tấn Dũng, tức Nguyễn Thanh Phượng lại là người có thể nắm giữ và ảnh hưởng đến kinh tế cả nước.
Nguyễn Thanh Phượng năm nay 29 tuổi, từng du học nước ngoài, có bằng quản trị kinh doanh (MBA) Đại học Thụy sĩ và là chủ tịch Hội Đồng Quản Trị công ty Việt Nam Holding Asset Management, một công ty đầu tư với số vốn từ 500 – 800 tỷ đồng và có khả năng vận động vốn nóng lên cả 100 triệu USD từ các nhà đầu tư nước ngoài nhờ uy tín và quan hệ; chỉ vì Nguyễn Thanh Phượng là con gái của Nguyễn Tấn Dũng. Một cô gái trẻ, tuổi đời còn non, kinh nghiệm còn mỏng mà có thể thành công về quan hệ thương trường có tính quốc tế như vậy thì hoặc là Thanh Phượng có thực tài, hoặc là chỉ vì nhờ cậy quyền uy của bố Dũng mà lên theo công thức “Bố nắm Chính trị - Con giữ Kinh tế - Cả Nước Xuống Hố”.
Câu hỏi đặt ra là ở tuổi 29, nếu Nguyễn Thanh Phượng không phải là con của Nguyễn Tấn Dũng thì liệu có ai dám đưa cho cô ấy cả trăm triệu mỹ kim để đầu tư không? Có doanh nhân nào ở Việt Nam dám bỏ tiền vào quỹ đầu tư Việt Capital Fund với số vốn 700 – 800 tỉ đồng không? Trả lời phỏng vấn báo Tuổi Trẻ hồi tháng 10 năm 2006, Phượng cho biết: ”Trong công việc, cái luôn thiếu nhất của người trẻ là kinh nghiệm. Kinh nghiệm thì cần có thời gian, đây là điều mà những người trẻ không thể nóng vội. Tôi nghĩ đánh giá thực lực của một người không nhất thiết chỉ nhìn vào tuổi đời mà phải dựa vào quá trình học tập và đặc biệt là kinh nghiệm hay những việc cụ thể mà họ đã làm. Hơn nữa, phải tiếp xúc trực tiếp thì qua đó các tố chất của họ mới có cơ hội bộc lộ. Còn việc một công ty quản lý quỹ huy động được vốn là do các nhà đầu tư tin tưởng vào thị trường, vào chiến lược, vào cách tổ chức hoạt động ..., quan trọng nhất là họ phải tin vào đội ngũ lãnh đạo công ty, trong đó trình độ, kinh nghiệm, uy tín và vai trò của mỗi thành viên đều được đặc biệt quan tâm. Tôi tin rằng tuy là thành viên lãnh đạo trẻ nhất của công ty nhưng tôi cũng có những đóng góp thiết thực vào việc thành lập, tổ chức, tuyển chọn thành viên thích hợp vào các vị trí then chốt cho VCFM, cũng như huy động vốn cho quĩ đầu tư Viet Capital Fund.”
Vậy thì kinh nghiệm của Nguyễn Thanh Phượng có được gì mà nắm trong tay một số tiền khổng lồ để đầu tư và khuynh đảo thị trường Việt Nam ? Hai năm qua thị trường chứng khoán Việt Nam đã bị lũng đoạn, thổi phồng để giới đại gia trong lãnh vực tài chánh, có quan hệ mật thiết với Đảng CSVN làm mưa làm gió thị trường chứng khoán. Họ đã nhanh chóng làm giàu bằng những thủ đoạn “phù phép”, mà trong cơ chế tài chánh minh bạch ở các nước phương Tây không cho phép. Nhờ vào những quan hệ chồng chéo và thủ đoạn “tay trong tay ngoài”, chứng khoán Việt Nam một sớm một chiều cất cánh.
Hiện nay, thị trường đã đổ, giá sàn cổ phần rớt trung bình 60% và còn có khả năng tuột dốc thê thảm, kéo theo biết bao kẻ mất trắng, dẫn đến tình trạng suy sụp và lụn bại về kinh tế. Không riêng gì giới tài chánh Việt Nam, mà cả giới đầu tư nước ngoài ham ăn xổi cũng ôm đầu máu. Tài phiệt Đại Hàn, Đài Loan đã bốc hơi cả tỷ dollars cho thị trường chứng khoán Việt Nam. Hiện nay, vốn của Capital Fund còn lại bao nhiêu? bản lãnh và kinh nghiệm của Nguyễn Thanh Phượng nằm ở chổ nào thì lúc này là lúc cả nước cần biết. Hãy công bố minh bạch số tiền còn lại từ quỹ Capital Fund do Thanh Phượng quản lý. Hãy cho nhân dân Việt Nam biết rõ từ năm 2006 đến nay Thanh Phượng đã đầu tư vào lãnh vực nào? Capital Fund có trách nhiệm và góp phần làm sụp đổ chứng khoán Việt Nam không? những việc gì cụ thể như Thanh Phượng đã phát biểu trên tờ Thanh Niên? Nhân dân Việt Nam cần biết rõ là có phải Thanh Phượng thành công nhờ tài năng của chính mình hay chỉ nhờ dựa vào cái bóng của bố Nguyễn Tấn Dũng.
Về mặt đạo đức, bố Nguyễn Tấn Dũng giữ vai trò Thủ tướng thì con gái Nguyễn Thanh Phượng không thể hoạt động “độc lập” trong lãnh vực tài chánh, đầu tư chứng khoán và các lãnh vực kinh tế trọng yếu cả nước được. Cho dù không có bằng chứng để cáo buộc sự liên hệ về gia đình, ảnh hưởng chính trị và kinh tế, tuy nhiên tính minh bạch (transparency) và mâu thuẫn về quyền lợi (conflict of interests) không cho phép một đìều như vậy có thể hiện hữu. Đối với các quốc gia Phương Tây, trên căn bản luật pháp công minh và độc lập, quan hệ bố con về chính trị và kinh tế còn là vấn đề cần phải giải thích, thuyết phục trước công luận; thì trong cơ chế độc đảng như ở Việt Nam, khi đảng CS nắm giữ vai trò quyền lực, đứng trên luật pháp thì quan hệ bố nắm chính trị, con hoạt động về kinh tế là một quan hệ có tính mờ ám và mang chỉ dấu tham nhũng cao. Đìều này chưa nói đến sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các đối tác về tài chánh tại Việt Nam, trong đó Thanh Phượng nhờ ảnh hưởng của Nguyễn Tấn Dũng có thể qua mặt và không có đối thủ trên thương trường.
Thủ tướng Thái đã bị nhân dân Thái phản đối, bị mất uy tín, dẫn đến mất hẳn quyền lãnh đaọ cũng vì quan hệ mập mờ trong liên hệ giữa kinh tế gia đình và chính trị quốc gia. Nhờ quyền lực và ảnh hưởng của vai trò Thủ tướng Thái, ông và gia đình đã nắm giữ những công ty kinh tế mang tầm vóc quốc gia. Trong quá trình đìều hành chính trị cả nước, gia đình ông đã thừa hưởng vị thế chính trị của ông để lủng đoạn và làm giàu. Giọt nước tràn ly làm nhân dân Thái nổi giận khi ông và gia đình đã bán đi công ty tư nhân trong lãnh vực truyền thông cho giới đầu tư Tân Gia Ba. Cuộc mua bán đã không minh bạch và trốn tránh tiền thuế. Hậu quả của mối liên hệ chồng chéo chính trị và kinh tế gia đình này đã dẫn đến sự kiện ông Thủ tướng Thái và vợ con đã phải chạy trốn lưu vong khi Thái nổ ra cuộc đảo chánh.
Mối quan hệ kinh tế chồng chéo này không chỉ thể hiện ở quan hệ gia đình, huyết thống như: bố -con, vợ- chồng, anh- em trong bối cảnh đất nước nằm trong tay bộ máy lãnh đạo do đảng CSVN độc quyền. Nó phát triển và mang tầm vóc rộng ở lãnh vực quốc doanh – tư nhân trong đó các công ty quốc doanh do nhà nước đỡ đầu, mở rộng ảnh hưởng và vai trò của nó qua việc tạo ra hàng loạt các công ty kinh doanh "tư nhân" trong những lãnh vực kinh tế khác.
Những công ty quốc doanh khổng lồ như tập đoàn dầu khí Việt Nam (Vietnam Oil & Gas Corp) chuyển hướng đầu tư thêm vào ngân hàng và khách sạn, tập đoàn điện lực (Vietnam Electricity Corp) thì nhảy vào lãnh vực du lịch với số vốn 250 triệu mỹ kim, công ty tàu thủy Việt Nam (Vinashin), được ưu đãi vay 3 tỷ dollars từ ngân hàng nhà nước để đầu tư vào kinh doanh hàng hải, giao dịch chứng khoán và cả nấu rượu bia…
Khi mối quan hệ chân rết bắt đầu hình thành, độc quyền kinh tế do vai trò quốc doanh, cộng thêm ảnh hưởng và quan hệ chính trị vì là con cưng của đảng trên bình diện kinh tế. Những đứa con quốc doanh này vươn vòi bạch tuột ra để lũng đoạn nền kinh tế. Vô hình chung, một mặt trận công ty quốc doanh hình thành, với số vốn và tài sản từ quốc gia, với quan hệ chính trị vì là người của đảng và với thành phần điều hành bất tài, vô trách nhiệm; họ đã và đang phá nát nền kinh tế Việt Nam.
Nền kinh tế tại Việt Nam không mang tính cạnh tranh, công khai “lành mạnh” mà chỉ có tính quan hệ quyền lực ngầm “gia đình trị và đảng trị”. Một nền kinh tế mang bản chất “kinh tế thị trường” nhưng lại dựa vào quan hệ “quyền lực ngầm”, tay trong tay ngoài, thì về lâu dài phải dẫn đến tệ trạng phá sản, bị lũng đoạn và chi phối từ nhiều thế lực. Khi mà Lê Nam Thắng, con trai Lê Đức Thọ nắm Bộ Bưu Chính Viễn Thông, Lê Mạnh Hà, con trai Lê Đức Anh nắm sở Bưu chính - Viễn Thông Tp. Hồ chí Minh, Trương Gia Bình, con rể Võ Nguyên Giáp làm tổng giám đốc công ty FPT, Ngô Hoàng Hải con rể Nông Đức Mạnh giữ phòng tư vấn PMU18, và Nguyễn Thanh Phượng con gái Nguyễn Tấn Dũng nắm Việt Capital Fund v.v… thì bức tranh kinh tế, chính trị tại Việt Nam đã biểu lộ quá rõ.
Nói cách khác, quan hệ cha con của Thủ tướng VC Nguyễn Tấn Dũng và Nguyễn Thanh Phượng và nhiều quan hệ khác đã giải thích rõ bản chất của cái goị là nền “kinh tế thị trường” theo định hướng “chủ nghĩa xã hội” tại Việt Nam.
Việt Nam đang trong giai đoạn thử thách, viễn ảnh sụp đổ khó tránh khỏi mà nạn nhân trực tiếp chính là nhân dân lạo động. Khi lạm phát đã qua mặt 25%, thị trường chứng khoán sụp, nhập khẩu thâm thủng, tiền mất giá và xăng dầu không còn được nhà nước có khả năng bù lỗ trong thời gian gần, Việt Nam có mời ông Chủ tịch Quỹ dự trữ Liên bang Mỹ về làm cố vấn cũng không cứu vãn kịp. Với số tiền dự trữ 20 tỷ dollars, VC Nguyễn Tấn Dũng đang kỳ vọng có thể đưa Việt Nam vượt cơn khó khăn mà không cần Quỹ tiền tệ quốc tế trợ giúp. Việt Nam như một cái thùng lủng đáy, đổ bao nhiêu cũng không vừa vì bản chất của nền kinh tế "man dại" và thiếu một cơ chế độc lập để kiểm soát. Cuộc thăm viếng tại Hoa Thịnh Đốn hôm 24/6 vừa qua có thể Dũng đang nhờ Mỹ một lời hứa hẹn nếu Việt Nam phải đưa tay mượn nợ. Còn một đối tác có thể giúp Dũng qua cơn khó khăn hiện nay nhưng rất khó thuyết phục, trừ trường hợp ông Dũng và lãnh đạo đảng CSVN phải sửa đổi cơ chế chính trị; đó là tập thể người Việt hải ngoại.
Theo con số không chính thức, năm ngoái người Việt hải ngoại đã gửi về Việt Nam gần 10 tỷ dollars, một số tiền cho không biếu không giúp nền kinh tế VN sống "kiếp tầm gửi". Lãnh đạo đảng CSVN vẫn muối mặt xin viện trợ từ Trung Quốc và chấp nhận làm thân phận chư hầu. Điều nghịch lý là số tiền Trung Quốc viện trợ chắng thấm gì so với số ngoại tệ của người Việt gửi về. Vậy mà họ vẫn cứ giữ thái độ thù nghịch với Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại.
Nếu VC Nguyễn Tấn Dũng thuyết phục được người Việt hải ngoại gửi thêm 50% số tiền so với năm ngoái, Việt Nam có thể sống sót qua cơn khủng hoảng. Nhưng nếu người Việt Hải ngoại nhận ra sức mạnh kinh tế, họ chỉ cần giãm 50% số tiền gửi về trong năm 2009, giảm chứ không cắt thì Việt Nam sẽ khốn đốn ra trò.
Trần Nam
No comments:
Post a Comment