Dùi Đục
Tâm Thức Việt Nam
Sau khi ông Võ Văn Kiệt cựu Thủ tướng cộng sản Việt Nam vừa từ trần, lập tức đã có một số nguồn dư luận nổi lên xoay quanh về con người lãnh tụ cộng sản này. Ông Võ Văn Kiệt là lãnh tụ cộng sản theo đúng nghĩa đen, bởi khi còn tại quyền với chức vụ Thủ tướng, ông ta là một trong ba ông trùm, đứng ở vị trí thứ 3 trong đảng cộng sản sau hai ông Đỗ Mười và Lê Đức Anh, tạo thành một thế chân vạc nắm trọn quyền hành trong đảng. Tin loan đi nói rằng trong một cuộc đấu tranh phe phái tranh giành quyền lực vào năm 1997, Võ Văn Kiệt đã bị buộc rút lui khỏi ghế Thủ tướng và Bộ chính trị mặc dù chưa hết nhiệm kỳ Thủ tướng, cùng với Tổng bí thư Đỗ Mười, Chủ tịch nước Lê Đức Anh. Nhưng ngay cả khi ba ông này lui vào phía sau hậu trường với các vai trò cố vấn trong Ban Chấp hành Trung ương đảng, thì lại có tin rằng ảnh hưởng của ba ông trùm này vẫn phủ kín trong mọi sinh hoạt đảng, và mỗi ông trùm này đều có hàng tá tay em vẫn cung cúc phục quyền. Vì vậy để chỉ rõ vai trò của ba ông trùm trong bóng tối này, người ta đã gọi các ông này là thái thượng hoàng của triều đại biến thái cộng sản Việt Nam.
Tựu chung lại thì các nguồn dư luận này, đặc biệt là qua các bài viết được lưu hành tại hải ngoại đã đánh giá ông Võ Văn Kiệt là một nhà lãnh đạo đã có nhiều công sức đóng góp vào quá trình (đổi mới) ở Việt Nam, kể từ khi Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh tuyên bố chính sách (đổi mới) vào năm 1986 Ngoài ra các nguồn dư luận trên còn cho rằng ông Võ Văn Kiệt là một nhà dân chủ (sic) khi ông đưa ra tuyên bố đòi cải tổ trong nội bộ đảng, đòi thực thi dân chủ trong nội bộ đảng. Mới thoạt nhìn thì những đánh giá và nhận định trên về ông Võ Văn Kiệt có phần nào đúng căn cứ trên những việc ông làm, đặc biệt là những bài viết chỉ trích chính sách của đảng cộng sản của ông ở vào những năm tháng cuối đời. Nhưng nếu chỉ căn cứ vào một số các bài viết và những việc ông làm gọi là (đổi mới) khi còn đương nhiệm chức Thủ tướng để cho rằng ông Võ Văn Kiệt là một người có công trạng lớn với đất nước thì e rằng điều này quả là cường điệu. Có thực là ông Võ Văn Kiệt bất chấp tất cả mọi áp lực từ bên trong nội bộ đảng của ông để thực tâm đổi mới hầu cứu nguy đất nước hay không? Hay chỉ là đổi mới để cứu nguy đảng tránh khỏi sự sụp đổ? Sau 10 năm kể từ năm 1975 đến 1985 đảng cộng sản Việt Nam đã cho thi hành chính sách toàn trị giáo điều, kinh tế tập trung, bành trướng đế quốc Liên sô sang Lào, Miên, mà hậu quả là bị chính phủ Hoa Kỳ ban hành luật cấm vận, bị thế giới lên án và bao vây phong tỏa ngoại giao. Xương máu nhân dân bị đổ vào cuộc chiến phi nghĩa tại Kampuchia, đảng cộng sản Việt Nam đã kéo đất nước và dân tộc xuống tận cùng vực thẳm, kinh tế quốc gia bị khánh tận, tài nguyên đất nước bị cạn kiệt cho hai cuộc chiến thi hành nghĩa vụ quốc tế vô sản trước và sau năm 1975. Đứng trước một cuộc sụp đổ toàn diện như vậy, đảng cộng sản Việt Nam không còn con đường lựa chọn nào khác hơn là phải cải tổ và đổi mới để sống còn. Hệ quả như ta đã thấy ngày hôm nay với một cuộc đổi mới không kế hoạch, không định hướng của một nền "kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa" hoang dã, Việt Nam ngày nay lại phải đối đầu với một vấn nạn mới "lạm phát phi mã" và nạn phát triển bừa bãi gây ảnh hưởng môi trường trầm trọng, ảnh hưởng đến thế hệ Việt Nam bây giờ và mai sau. Và cũng cũng thử nhìn lại quá trình đổi mới trong suốt thời gian ông Võ Văn Kiệt làm Thủ tướng, với một vài kết quả hào nhoáng bên ngoài, thực tế cho thấy, Việt Nam vẫn chìm đắm trong đói nghèo. Vẫn áp bức về chính trị, vẫn đàn áp về tôn giáo, vẫn tụt hậu về giáo dục. Kinh khủng hơn cả là nạn tham nhũng hoàng hoành, tham nhũng đã trở thành quốc nạn do các quan chức, cán bộ cốt cán nhà nước và đảng thực hiện, chức vụ càng to tham nhũng càng nhiều. Và cũng chính ông Võ Văn Kiệt, người đã ký ban hành nghị định 31/CP cho phép công an bắt giam người khi chưa được xét xử. Nếu có một sự thay đổi và đổi mới, thì sự thay đổi và đổi mới này đến từ những cán bộ đảng và nhà nước, từ những cán bộ cộng sản thuần thành, với áo quần đại cán rập khuôn Trung Cộng, biến thành những tay tư bản đỏ giàu xụ, nhà cao tường kín, biệt thự xa hoa, xe hơi đời mới, học đòi ăn chơi theo thời thượng. Cá nhân ông Võ Văn Kiệt và gia đình ông ta cũng không ngoại lệ. người ta còn nhớ khi Võ Văn Kiệt chủ trương dự án xây dựng đường dây tải điện cao thế Nam - Bắc thì chính vợ ông (bà Cầm vợ anh Sáu Dân) là người thầu cung cấp vật liệu cho dự án, và Lan Anh con gái ông thì mua đất thuộc quyền quản trị của quân đội với giá rẻ để xây dựng các siêu thị tầm cỡ tại Sài Gòn.
Đặc điểm của những người cộng sản bị thất sủng cho dù ở bất cứ vị trí nào trong đảng, là họ chỉ lên tiếng nói đòi hỏi này nọ khi họ không còn nằm ở vị trí quyền lực nữa. Điểm qua các khuôn mặt tiêu biểu cho sự kiện này thì gồm có các ông, Trần Độ, Hoàng Minh Chính, Bùi Tín, Nguyễn Hộ, Nguyễn Trấn, Võ Văn Kiệt, Thử nhìn lại xem có ai trong hàng ngũ lãnh đạo đảng cộng sản thực sự dân chủ hóa đất nước, thực sự chấm dứt vai trò đảng cộng sản độc quyền lãnh đạo, bạch hóa các hiệp định biên giới giữa Trung Cộng và Việt Nam, cho thấy ai là thủ phạm chủ trương ký kết nhượng bộ đất và biển cho Tầu … vân vân.
Đừng nghe những gì người Cộng sản nói, hãy nhìn những gì những người CS làm. Câu nói này áp dụng cho tay lãnh đạo kỳ cựu CS Võ Văn Kiệt quả là không sai. Những điều này nói ra không phải là để nhắm vào một cái xác vô hồn, mà là để chỉ vào những luận cứ tạo ngộ nhận về bản chất những người CS mà mục đích là giúp cho chế độ và lãnh đạo CS biến thái êm xuôi, trở thành đối tác bán nước buôn dân, với chiêu bài vì tự do dân chủ và phát triển.
Dùi Đục
Tâm Thức Việt Nam
Sau khi ông Võ Văn Kiệt cựu Thủ tướng cộng sản Việt Nam vừa từ trần, lập tức đã có một số nguồn dư luận nổi lên xoay quanh về con người lãnh tụ cộng sản này. Ông Võ Văn Kiệt là lãnh tụ cộng sản theo đúng nghĩa đen, bởi khi còn tại quyền với chức vụ Thủ tướng, ông ta là một trong ba ông trùm, đứng ở vị trí thứ 3 trong đảng cộng sản sau hai ông Đỗ Mười và Lê Đức Anh, tạo thành một thế chân vạc nắm trọn quyền hành trong đảng. Tin loan đi nói rằng trong một cuộc đấu tranh phe phái tranh giành quyền lực vào năm 1997, Võ Văn Kiệt đã bị buộc rút lui khỏi ghế Thủ tướng và Bộ chính trị mặc dù chưa hết nhiệm kỳ Thủ tướng, cùng với Tổng bí thư Đỗ Mười, Chủ tịch nước Lê Đức Anh. Nhưng ngay cả khi ba ông này lui vào phía sau hậu trường với các vai trò cố vấn trong Ban Chấp hành Trung ương đảng, thì lại có tin rằng ảnh hưởng của ba ông trùm này vẫn phủ kín trong mọi sinh hoạt đảng, và mỗi ông trùm này đều có hàng tá tay em vẫn cung cúc phục quyền. Vì vậy để chỉ rõ vai trò của ba ông trùm trong bóng tối này, người ta đã gọi các ông này là thái thượng hoàng của triều đại biến thái cộng sản Việt Nam.
Tựu chung lại thì các nguồn dư luận này, đặc biệt là qua các bài viết được lưu hành tại hải ngoại đã đánh giá ông Võ Văn Kiệt là một nhà lãnh đạo đã có nhiều công sức đóng góp vào quá trình (đổi mới) ở Việt Nam, kể từ khi Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh tuyên bố chính sách (đổi mới) vào năm 1986 Ngoài ra các nguồn dư luận trên còn cho rằng ông Võ Văn Kiệt là một nhà dân chủ (sic) khi ông đưa ra tuyên bố đòi cải tổ trong nội bộ đảng, đòi thực thi dân chủ trong nội bộ đảng. Mới thoạt nhìn thì những đánh giá và nhận định trên về ông Võ Văn Kiệt có phần nào đúng căn cứ trên những việc ông làm, đặc biệt là những bài viết chỉ trích chính sách của đảng cộng sản của ông ở vào những năm tháng cuối đời. Nhưng nếu chỉ căn cứ vào một số các bài viết và những việc ông làm gọi là (đổi mới) khi còn đương nhiệm chức Thủ tướng để cho rằng ông Võ Văn Kiệt là một người có công trạng lớn với đất nước thì e rằng điều này quả là cường điệu. Có thực là ông Võ Văn Kiệt bất chấp tất cả mọi áp lực từ bên trong nội bộ đảng của ông để thực tâm đổi mới hầu cứu nguy đất nước hay không? Hay chỉ là đổi mới để cứu nguy đảng tránh khỏi sự sụp đổ? Sau 10 năm kể từ năm 1975 đến 1985 đảng cộng sản Việt Nam đã cho thi hành chính sách toàn trị giáo điều, kinh tế tập trung, bành trướng đế quốc Liên sô sang Lào, Miên, mà hậu quả là bị chính phủ Hoa Kỳ ban hành luật cấm vận, bị thế giới lên án và bao vây phong tỏa ngoại giao. Xương máu nhân dân bị đổ vào cuộc chiến phi nghĩa tại Kampuchia, đảng cộng sản Việt Nam đã kéo đất nước và dân tộc xuống tận cùng vực thẳm, kinh tế quốc gia bị khánh tận, tài nguyên đất nước bị cạn kiệt cho hai cuộc chiến thi hành nghĩa vụ quốc tế vô sản trước và sau năm 1975. Đứng trước một cuộc sụp đổ toàn diện như vậy, đảng cộng sản Việt Nam không còn con đường lựa chọn nào khác hơn là phải cải tổ và đổi mới để sống còn. Hệ quả như ta đã thấy ngày hôm nay với một cuộc đổi mới không kế hoạch, không định hướng của một nền "kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa" hoang dã, Việt Nam ngày nay lại phải đối đầu với một vấn nạn mới "lạm phát phi mã" và nạn phát triển bừa bãi gây ảnh hưởng môi trường trầm trọng, ảnh hưởng đến thế hệ Việt Nam bây giờ và mai sau. Và cũng cũng thử nhìn lại quá trình đổi mới trong suốt thời gian ông Võ Văn Kiệt làm Thủ tướng, với một vài kết quả hào nhoáng bên ngoài, thực tế cho thấy, Việt Nam vẫn chìm đắm trong đói nghèo. Vẫn áp bức về chính trị, vẫn đàn áp về tôn giáo, vẫn tụt hậu về giáo dục. Kinh khủng hơn cả là nạn tham nhũng hoàng hoành, tham nhũng đã trở thành quốc nạn do các quan chức, cán bộ cốt cán nhà nước và đảng thực hiện, chức vụ càng to tham nhũng càng nhiều. Và cũng chính ông Võ Văn Kiệt, người đã ký ban hành nghị định 31/CP cho phép công an bắt giam người khi chưa được xét xử. Nếu có một sự thay đổi và đổi mới, thì sự thay đổi và đổi mới này đến từ những cán bộ đảng và nhà nước, từ những cán bộ cộng sản thuần thành, với áo quần đại cán rập khuôn Trung Cộng, biến thành những tay tư bản đỏ giàu xụ, nhà cao tường kín, biệt thự xa hoa, xe hơi đời mới, học đòi ăn chơi theo thời thượng. Cá nhân ông Võ Văn Kiệt và gia đình ông ta cũng không ngoại lệ. người ta còn nhớ khi Võ Văn Kiệt chủ trương dự án xây dựng đường dây tải điện cao thế Nam - Bắc thì chính vợ ông (bà Cầm vợ anh Sáu Dân) là người thầu cung cấp vật liệu cho dự án, và Lan Anh con gái ông thì mua đất thuộc quyền quản trị của quân đội với giá rẻ để xây dựng các siêu thị tầm cỡ tại Sài Gòn.
Đặc điểm của những người cộng sản bị thất sủng cho dù ở bất cứ vị trí nào trong đảng, là họ chỉ lên tiếng nói đòi hỏi này nọ khi họ không còn nằm ở vị trí quyền lực nữa. Điểm qua các khuôn mặt tiêu biểu cho sự kiện này thì gồm có các ông, Trần Độ, Hoàng Minh Chính, Bùi Tín, Nguyễn Hộ, Nguyễn Trấn, Võ Văn Kiệt, Thử nhìn lại xem có ai trong hàng ngũ lãnh đạo đảng cộng sản thực sự dân chủ hóa đất nước, thực sự chấm dứt vai trò đảng cộng sản độc quyền lãnh đạo, bạch hóa các hiệp định biên giới giữa Trung Cộng và Việt Nam, cho thấy ai là thủ phạm chủ trương ký kết nhượng bộ đất và biển cho Tầu … vân vân.
Đừng nghe những gì người Cộng sản nói, hãy nhìn những gì những người CS làm. Câu nói này áp dụng cho tay lãnh đạo kỳ cựu CS Võ Văn Kiệt quả là không sai. Những điều này nói ra không phải là để nhắm vào một cái xác vô hồn, mà là để chỉ vào những luận cứ tạo ngộ nhận về bản chất những người CS mà mục đích là giúp cho chế độ và lãnh đạo CS biến thái êm xuôi, trở thành đối tác bán nước buôn dân, với chiêu bài vì tự do dân chủ và phát triển.
Dùi Đục
No comments:
Post a Comment