Trương Minh Hòa
Tôn giáo có mặt lâu đời trên hành tinh nầy, song hành với biết bao thăng trầm qua nhiều biến cố trong đời sống nhân loại với thiên tai, chiến tranh ... tôn giáo được hầu hết các dân tộc coi đây là chỗ dựa vững chắc và không thể thiếu trong sinh hoạt tâm linh, đời sống của con người, nên các chế độ cai trị từ thời đại thần quyền, phong kiến đến thời đại văn minh ngày nay vẫn còn sự hiện hữu của tôn giáo. Như vậy đương nhiên tôn giáo có ảnh hưởng rất nhiều đến tất cả các chế độ, thế chế chính trị ở mọi thời đại; tức là tôn giáo cũng làm chính trị theo tôn chỉ được thể hiện dưới danh nghĩa của Trời, Phật, Chúa, thần linh ... trong mục đích cao đẹp "cứu thế, giúp đời", sự đóng góp hữu ích của tôn giáo được đánh giá là rất tích cực trong công cuộc giúp đỡ cho các chính quyền ổn định hơn, đỡ phần tội phạm, tốn kém ngân sách chi trả cảnh sát, nhà tù, tòa án, luật sư,... với tôn chỉ lấy tình thương làm đầu, được coi là "chính sách" không bao giờ thay đổi của tất cả các tôn giáo, nhằm xây dựng một xã hội lành mạnh, đi xa hơn là một thế giới hòa bình, an lạc; bởi tất cả các tôn giáo đều hướng dẫn con người làm điều lành, tránh điều ác. Tuy nhiên hầu hết các tôn giáo đều có những sai lầm tai hại, do những suy nghĩ lệch lạc của các chức sắc, hàng giáo phẩm có tâm tà, ý gian, lợi dụng bình phong tín ngưỡng để thủ lợi cá nhân, bè phái, mượn đạo tạo đời; nên trên thế gian nầy, thường xảy ra tình trạng có nhiều chức sắc tôn giáo nhúng tay vào đời quá đậm bằng những thủ đoạn khuynh đảo chính quyền, gây nên bao thảm họa cho loài người.
Thời trung cổ ở Âu Châu, quyền lực của các vị tu sĩ Thiên Chúa Giáo bao trùm cả châu lục nầy, các vua chúa thường mặc nhiên tuân hành theo ý kiến, lời khuyên, chỉ bảo của các giáo sĩ cao cấp như Hồng y, Giáo Hoàng, các lãnh chúa nghe theo các linh mục, giám mục, tổng giám mục địa phương, mỗi khi có chuyện trọng đại hay chuyện lợi lộc cá nhân, bè phái cần sự cố vấn và cả sự ủng hộ của các vị lãnh đạo. Thế giới Hồi Giáo càng khắc nghiệt hơn, giáo quyền lấn lướt cả chính quyền từ ngày xưa và nay tại nhiều nước vẫn còn duy trì ảnh hưởng sâu đậm, nên họ vẫn coi kinh Koran là mẫu mực để điều hành đất nước, vị thế lãnh đạo quan trọng của các giáo sĩ ( Cleric) thường được hầu hết các chính quyền vị nể, nên tình trạng xã hội, dân trí không theo kịp với thời đại dân chủ, tự do, điển hình là nhiều nước ở Trung Đông vẫn còn coi phụ nữ là thứ công cụ sanh sản, nô dịch, phục vụ sinh lý cho đàn ông; phụ nữ bị đối xử bất công từ hàng ngàn năm lịch sử đến nay, nên họ không được quyền tham gia các công việc quốc gia; nhiều nước còn cấm phụ nữ không được lái xe, ngồi cạnh người khác phái, làm việc trong các công sở, như tại quốc gia Hồi Giáo khá nhất là Arab Saudi, luật pháp nhẹ tay đối với tội hiếp dâm phụ nữ, họ coi đó là chuyện không đáng lưu tâm ... dù biết đây là vi phạm nhân quyền trầm trọng, nhưng Tổ Chức Liên Hiệp Quốc cũng đành bó tay, để mặc cho các chế độ tôn giáo trị được tự do cai trị dân bằng giáo luật, ảnh hưởng giáo sĩ quyền lực, được chính quyền kính nể. Đây là điều vô cùng tai hại, các quốc gia dân chủ vì quyền lợi quốc gia mà làm lơ để cho các chế độ tôn giáo trị mặc tình vi phạm quyền sống của con người.
Tôn giáo là một thế lực chính trị rất quan trọng tại hầu hết các quốc gia trên thế giới, bất kể là dân chủ, độc tài, Cộng Sản. Các nước Hồi Giáo thì đương nhiên giáo quyền khuynh đảo chính quyền như Iran sau khi giáo chủ Khomeini lật đổ vua Paul Palevi đến nay, vai trò Giáo Sĩ Hồi Giáo rất lớn trong các chính quyền; tại Phi Luật Tân, dù là một nước dân chủ, có bầu cử, nhưng muốn đắc cử tổng thống, dân biểu, nghị sĩ ... các ứng cử viên, đảng phái cũng phải được hậu thuẫn của các tu sĩ Thiên Chúa Giáo, nếu được các linh mục, giám mục, Hồng Y lên tiếng ủng hộ cũng đắc cử không khó. Nam Dương là nước dân chủ, có bầu cử tự do, nhưng vai trò Hồi Giáo rất quan trọng, hầu như các đảng phái cũng đều muốn có Hồi Giáo đứng sau lưng, nên ông giáo sĩ lãnh đạo tổ chức Hồi Giáo cực đoan Jemayh Islamyah là Abu Bakir Bashir có dính dáng đến vụ 2 đánh bom ở Bali, tòa đai sứ Úc ở thủ đô Jakarta, sát hại hơn 220 người địa phương và ngoại quốc, nhưng chính quyền chỉ giam ông một thời gian nhằm xoa dịu những phản ứng quốc tế từ các nước Tây Phương và thả ra sau đó, bất chấp những chỉ trích của nước Úc với 88 người bị chết.
Tuy nhiên, một số người không am tường về sinh hoạt và ảnh hưởng của tôn giáo đối với đời, nhất là chính quyền mà cho là "TÔN GIÁO PHI CHÍNH TRỊ". Thật ra, tôn giáo làm chính trị tích cực nhất trong tất cả các đảng phái, tổ chức ... nên các vị tu sĩ được người đời phong chức "LÃNH ĐẠO TINH THẦN", một chức lãnh đạo do giáo hội tấn phong, được người đời mặc nhiên công nhận và kính trọng; đây là một chức lãnh đạo cao quý nắm phần hồn, không nhiệm kỳ quy định và cũng chẳng cần dân bầu cử, có nhiều vị lãnh đạo tinh thần duy trì chức lãnh đạo đến mãn phần và thường được người đời kính mến, nhắc nhở, nhất là trong tôn giáo của họ. Ông tổ Cộng Sản Karl Marx sinh ra trong gia đình Do Thái, sau nầy trở thành tín hữu Tin Lành, nên biết được vai trò lãnh đạo tinh thần của các tôn giáo rất quan trọng trong sinh hoạt chính trị, ảnh hưởng đến chính quyền; do đó ông ta muốn làm giảm thế lực hay triệt tiêu hoàn toàn mọi tôn giáo càng tốt để thực hiện cái triết duy vật, vô thần, nên Marx thẳng thừng cho rằng: "tôn giáo là thuốc phiện".
Trong chế độ Cộng Sản, tôn giáo là kẻ thù không đội trời chung với đảng Cộng Sản, là thế lực chính trị lớn luôn cạnh tranh quyền lực với thiểu số lãnh đạo đảng và nhà nước; tôn giáo đúng là thế lực thầm lặng nhưng có sức mạnh vô địch, không có vũ khí nào có thể chém đứt, bắn thủng, tiêu diêt; tôn giáo uyển chuyển như dòng nước, thầm lặng như không khí, nhưng có khi dũng mảnh như trận cuồng phong, sóng thầnn ... có khả năng san bằng bình địa bất cứ thứ gì nằm trong vòng ảnh hưởng, bài học ở Liên Sô và các nước Cộng Sản Đông Âu về sức mạnh của tôn giáo đã xảy ra, làm cho các nước Cộng Sản tàn dư như Việt Nam, Trung Cộng phập phòng lo sợ, nên họ phản ứng điên cuồng bằng những biện pháp vá víu, cổ điển qua hành vi khủng bố, giam cầm các tu sĩ không theo đảng.Tuy nhiên, càng đàn áp thì lòng tin vào tôn giáo càng cao, là điều mà người Cộng Sản cũng phải công nhận "áp bức nhiều, đấu tranh cao".
Tôn Giáo là thế lực chính trị quan trọng tại các quốc gia, nhất là các nước theo chế độ Cộng Sản, dưới nhản quan của kẻ vô thần và triết học Marx Lenin, thì tôn giáo luôn đe dọa thế độc quyền chính trị của đảng và đối nghịch lại chủ trương của người Cộng Sản như lửa với nước; tức là tôn giáo là chánh đạo thì không bao giờ "hòa hợp hòa giải" với tà đạo ma quỷ Cộng Sản vô thần: tôn giáo chủ trương hòa bình, nhân ái, thương yêu nhau, bình đẳng trong khi người Cộng Sản chủ trương chiến tranh, dùng bạo lực để khống chế loài người, bốc lột, chém giết qua chính sách đấu tranh giai cấp, cải tạo xã hội, kích động hận thù, sử dụng bạo lực như công cụ duy trì chính quyền, khủng bố như câu nói đầy bản chất hiếu chiến của Lenin: "ngày nào ngọn cờ đỏ chưa phất phới trên toàn cầu, là người Cộng Sản không ngừng đấu tranh".
Cho nên tôn giáo tại các nước Cộng Sản là kẻ thù số một, đảng cần thanh toàn bằng tất cả các thủ đoạn từ đàn áp, triệt hạ, lập ra giáo hội theo đảng để dùng "tôn giáo diệt tôn giáo" là sách lược đúng theo giáo điều của Marx là khai thác tối đa tất cả "mâu thuẫn nội tại" trong xã hội, gia đình để họ cấu xé, đấu tố lẫn nhau và người hưởng lợi tất cả chính là đảng Cộng Sản; sách lược nầy đảng đã từng thành công trong các cuộc chém giết dã man trong cái gọi là cải cách ruộng đất, đánh tư sản qua hình thức "đấu tố" lẫn nhau để được an thân tạm thời, trong một giai đoạn và sau nầy áp dụng cả vào các tôn giáo, trong đó có việc kích động tôn giáo nầy hiềm khích với tôn giáo khác là sách lược của đảng; sự kiện nầy đã xảy ra ở Việt Nam qua các tu sĩ Phật Giáo khối Ấn Quang, lợi dụng sự thiên vị của tổng thống Ngô Đình Diệm, nên kích động hận thù với Công Giáo.
Thời kỳ ấy ở miền Nam, hàng ngày có những cuộc biểu tình của Phật Giáo và những tin đồn thất thiệt về các giáo sứ, giáo dân đánh nhau với các tín đồ Phật Giáo, làm dân chúng, tín đồ của hai tôn giáo hoang mang; từ đó tạo ấn tượng thù hằn nhau, chắc chắn là nọc độc thù hằn giữa các tín đồ của các tôn giáo vẫn còn tồn đọng trong đầu óc của một số người chưa tỉnh, chưa nhận ra âm mưu thâm độc của đảng Cộng Sản vô thần gây ra trước 1975.
Tại nước Úc, dù là nước dân chủ, nhưng trong làn sóng tỵ nạn cũng có vài thành phần có hành vi như thế, điển hình như Hoàng Nguyên Nhuận (tên thật là Hoàng Văn Giàu) phát hành tờ báo Chuyển Luân ở Sydney, kích động thù hiềm, đánh phá, chia rẽ các tôn giáo, mà mục tiêu của hắn cũng không khác khối Ấn Quang trước năm 1975, nhắm vào Công Giáo, cuộc chiến tranh bảo vệ lý tưởng tự do miền Nam Việt Nam trước 1975 bị xuyên tạc trong một bài báo của Hoàng Nguyên Nhuận đăng trên tờ Chuyển Luân, cho là: "âm mưu bành trướng, xâm lược, thống trị của đế quốc Mỹ và Tòa Thánh Vatican". Hoàng Nguyên Nhuận ngưng làm tờ báo Chuyển Luân khá lâu do sự phản ứng khác mạnh của đồng bào và các cơ quan truyền thông Việt ngữ tại Úc, có lần vào tháng 10 năm 2001, song hành với chuyến sang Hoa Kỳ của Thiền sư Nhất Hạnh trong lúc Hoa Kỳ lãnh đạo đồng minh đánh vào A Phú Hãn để tận diệt sào huyệt Al Qaeda, ở các tiểu bang miền Đông, thì đài phát thanh Little Saigon có thông báo học giả Hoàng Nguyên Nhuận đến thuyết giảng và gặp mặt một số người Việt, không biết với mục đích gì.? Chắc chắn đây không phải là trường hợp ngẫu nhiên, nhưng đây cũng không nằm ngoài luật nhân quả nhà Phật.
Tại Việt Nam, tôn giáo chân chính luôn bị đảng Cộng Sản rình rập, bắt bớ, triệt hạ các tự viện, cơ sở tôn giáo và các tu sĩ lãnh đạo tinh thần được nhiều tín đồ kính trọng và có uy tín quốc tế như huề thượng Quảng Độ, Huyền Quang ... linh mục Nguyễn Văn Lý ... Song hành với chính sách thâm độc "dùng gậy ông đập lưng ông", các giáo hội do nhà nước thành lập được ban cấp nhiều quyền lợi vật chất cũng như quyền hành, tìm cách dẹp các giáo hội chân chính qua nhiều biện pháp, kể cả cạm bẫy như dùng miệng của tân sứ quán Mỹ yêu cầu huề thượng Quảng Độ nộp đơn xin phép hoạt động (là lọt vào bẫy của lũ quỷ đỏ vô thần), dùng hình thức sinh hoạt để phong chức lãnh đạo, nhằm đồng hóa giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất vào giáo hội quốc doanh.
Nhưng đảng Cộng Sản không thể lừa bịp được những chư tăng cao trọng tuổi tác, dầy kinh nghiệm với Cộng Sản, Ngài không nhận bất cứ thứ gì của quỷ đỏ đưa ra, đúng là "cái gì của đảng Cộng Sản hoàn lại cho đảng"; sự xuất hiện của các giáo hội thân nhà nước Cộng Sản là do trong tôn giáo có một số tu sĩ chưa đủ đức độ, tâm tánh chao đảo, hay do những cán bộ Cộng Sản được đảng phối trí vào nằm vùng, trở thành lãnh đạo tinh thần, làm hệ lụy rất nhiều đến uy tín của tôn giáo; đó cũng là một trong những ý đồ thâm hiểm của người Cộng Sản trong chính sách tận diệt mọi tín ngưỡng để dân chúng không còn tin vào tôn giáo nữa, nhưng đảng là thứ tôn giáo vô thần duy nhất thay thế. Thời kỳ bao cấp ở miền Bắc sau 1954, cán bộ Cộng Sản lý luận một cách ngây ngô rằng: "Ông Thích Ca, Jesus không cấp phát lương thực, phương tiện cho nhân dân sinh sống ... nhưng chỉ có đảng và Bác là ban cấp tất cả".
Dưới chế độ Cộng Sản, tôn giáo chỉ có hai con đường: bị tiêu diệt và phục vụ đảng; chớ không bao giờ có tự do tôn giáo, bề ngoài đảng cho phép dân, tu sĩ được quyền "tự do cúng bái, lễ lạc" kể cả mê tín dị đoan, để làm màu mè với thế giới và các nước cấp viện, nhưng không cho phép bất cứ những sinh hoạt nào mang tính cách cạnh tranh quyền lực như giảng đạo, truyền bá tư tưởng nhân ái và nhất là quyền lãnh đạo tinh thần của các chức sắc, ngoại trừ các chức sắc tùng phục đảng và lãnh tụ Cộng Sản như họ kính mến Trời, Phật, Chúa. Kinh điển các tôn giáo không quan trọng, nhưng chỉ có triết học vô thần Marx Lenin là "nền tảng" cho các kinh Phật, thánh kinh; tức là đảng vô thần chủ trương diệt tận gốc tôn giáo từ nguồn gốc triết lý. Chủ nghĩa vô thần Marx Lenin làm cho các tôn giáo điêu đứng từ nền tảng, được các tu sĩ do nhà nước "chỉ đạo" trở thành những kẻ phá đạo tích cực, tinh vi và nguy hiểm nhất, là kẻ nội thù của tôn giáo (đồng nghĩa với quỷ phá nhà chay, quỷ sa tăng giả làm thiên sứ). Theo truyền thống tốt đẹp của tất cả các tôn giáo là phục vụ dân tộc, giáo dân, tín đồ nên tôn giáo song hành với sự tồn vong của đất nước. Tức là tôn giáo là một bộ phận không thể tách rời của dân tộc, là xương sống vững chắc, chỗ dựa tâm linh để đưa đất nước tiến lên, giúp dân tộc vững tin chống ngoại xâm. Hoa Kỳ là đệ nhất siêu cường thời đại, chính phủ và người dân lấy đức tin vào thượng đế, nên trong tờ giấy bạc với tên gọi đồng Dollar có câu: "THE GOD WE TRUST".
Bảo vệ đất nước là ưu tiên hàng đầu, nước mất nhà tan và đạo bại là điều không ai phủ nhận. Do đó các tôn giáo ngày nay ở Việt Nam đặt ưu tiên hàng đầu "giải trừ quốc nạn", khi đất nước thanh bình, tự do thì đạo pháp đương nhiên phải có, đạo được yên, như câu nói của Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ, vị khai sáng Phật Giáo Hòa Hảo: "Đất nước bình, thân ta mới YÊN, bờ cõi lặng, thân ta mới ẤM".
Tuy nhiên bất cứ quốc gia nào bị tôn giáo khuynh đảo, tức là đem đất nước phục vụ cho tôn giáo, có khi đưa đất nước đến bờ vực thẩm, như tập đoàn Taliban, Iran với chủ trương Hồi Giáo trị đó là lý do mà dân Thổ Nhỉ Kỳ gần đây tổ chức nhiều cuộc biểu tình qui mô nhằm phản đối một chế độ cầm quyền áp dụng theo kinh Hồi Giáo, có khả năng gây ảnh hưởng đến các quyền tự do, dân chủ của người dân. Đối với người Cộng Sản, họ cũng sử dụng tôn giáo, không phải tôn trọng tín ngưỡng, nhưng người Cộng Sản dùng tôn giáo như một công cụ phục vụ chế độ lúc chưa triệt hạ hết các tôn giáo; khi tôn giáo hoàn toàn bị tiêu diệt thì đảng Cộng Sản sẽ ra tay đối tượng sau cùng là các tôn giáo do họ nhào nặn ra; cái gương của những địa chủ khai minh tiến bộ, tư sản dân tộc, trí thức yêu nước thời đánh Tây, họ đóng góp tài sản, máu xương để xây dựng đảng Cộng Sản, thần tượng Hồ Chí Minh và sau năm 1954, đảng không nương tay giết nhiều người thuộc "trí phú địa hào" ở nông thôn, tư sản thành thị và những trí thức từng góp công giúp đảng lớn mạnh. Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam sau năm 1975, bị giải thể và những tên tay sai bị đá văng ra khỏi cơ quan quyền lực, nhiều cán bộ gốc miền Nam bị phục viên, hay cho về hạ tầng công tác. Đó là những bài học "cụ thể" để những vị lãnh đạo tinh thần nào đã trót làm tay sai cho quỷ đỏ vô thần, hãy nên tự biết thân phận, sớm quay về với chánh đạo.
Tôn giáo đào tạo tu sĩ, giáo sĩ, khả năng thu phục quần chúng qua trình độ thuyết giảng, tác phong đạo đức; tuy nhiên các vị lãnh đạo tinh thần không được đào tạo để trở thành những nhà lãnh đạo chính quyền; do đó quan niệm của chính trị gia không giống như quan niệm chính trị của các vị lãnh đạo tinh thần; giống như các nhà quân sự chuyên môn chỉ giỏi đánh giặc nhưng không chuyên môn trong lãnh vực hành chánh, tài chánh; mỗi địa hạt đều có ưu điểm và khuyết điểm, không nên dẫm lên hay khuynh đảo nhau. Nếu các tu sĩ lãnh đạo tinh thần thọt sâu vào chính quyền, cố tình dùng ảnh hưởng tôn giáo để khuynh loát chính quyền, tức là đem cái của mình không chuyên môn để khuynh đảo nghề nghiệp của người khác, dù rằng mục đích của họ cũng được coi là chánh đáng, vì dùng quyền lực của chánh quyền để củng cố, phát triển đạo, có lợi cho đạo của họ là chuyện trước mắt, nên được một số tín đồ ủng hộ việc làm; tuy nhiên có khi đây là một đại họa cho đất nước, dân tộc khi các tu sĩ đi quá xa, thọt sâu vào một vấn đề mà họ không được đào tạo chuyên môn, chẳng khác anh thợ sửa xe làm công việc của một y tá hay anh thư ký (tai hại trầm trọng dễ làm chết người là nếu anh thợ nầy lại thay bác sĩ giải phẫu).
Miền Nam trước 1975, tôn giáo ảnh hưởng rất lớn trong chính quyền, có lợi cho đất nước như các tôn giáo Hòa Hảo, Cao Đài chiêu mộ lính đồng đạo để thành lập các đơn vị cấp đại đội, tiểu đoàn địa phương quân thời thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ làm chủ tịch Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương, như linh mục Công Giáo Nguyễn Lạc Hóa (thường gọi là cha Hóa), quy tụ những người Thiên Chúa Giáo gốc các dân tộc thiểu số thượng du Bắc Việt di cư, khai phá vùng hoang vu, có nhiều Việt Cộng, lập nên đặc khu Hải Yến. Nhưng cũng có những việc tai hại vô cùng như trường hợp linh mục HOÀNG QUỲNH, có nhiều ảnh hưởng đến chính phủ đệ nhị Cộng Hòa vì tổng thống Nguyễn Văn Thiệu là người Công Giáo sùng đạo, tin cha sứ hơn người thân, thuộc cấp, nên Cộng Sản lợi dụng để xâm nhập qua ngõ nhà thờ, thế là đức Giám Mục Hoàng Quỳnh là người vô tình đưa cụm tình báo chiến lược Cộng Sản A 22 vào tận Dinh Độc Lập nằm vùng nhiều năm mà không hay; biết bao tin tức tối mật bị lọt vào tay Hà Nội, chắc chắn là có nhiều chiến sĩ bị hy sinh trong các cuộc hành quân, khi địch biết trước lộ trình. Những tên gián điệp nầy nhờ bình phong của Lm Hoàng Quỳnh, nên gây nhiều uy tín đối với ông Thiệu (cũng cùng là con chiên với nhau), không ai ngờ bên cạnh vị tổng thống, kiêm tổng tư lịnh quân lực Việt Nam Cộng Hòa với hơn 1 triệu chiến sĩ dũng cảm, có mặt của cố vấn chính trị Huỳnh Văn Trọng, bên trong là tên siêu điệp viên Cộng Sản.
Bên Phật Giáo, đặc biệt là khối Ấn Quang là nơi đáng nghi ngại, xuất phát nhiều cuộc biến động làm suy yếu chính quyền, có lợi cho Cộng Sản. Nhờ trung tướng Dương Văn Minh đảo chánh ngày 1-11-1963, ông thả tất cả tù chính trị, và biện minh là nạn nhân Ngô Triều, trong đó có nhiều cơ sở gián điệp nằm vùng, bị chính phủ Ngô Đình Diệm triệt hạ tan tác, không ngóc đầu dậy; do đó ông Minh là người thả cọp về rừng, là ân nhân của nhiều tên siêu điệp, cán bộ cao cấp Cộng Sản, nên sau ngày 30-4-1975, ông lập công to với đảng Cộng Sản và được ưu ái nhiều quyền lợi, sau cùng cho xuất ngoại.
Ông Minh là người phản bội đê hèn đối với chính thể Việt Nam Cộng Hòa, phản dân hại nước qua hai sự kiện lớn có liên quan đến vận mệnh đất nước: cuộc đảo chánh 1-11- 1963 và bàn giao miền Nam cho giặc Cộng ngày 30-4-1975. Những hành vi của ông Minh có quan hệ đến Phật Giáo khối Ấn Quang và đương nhiên là có lợi rất nhiều cho Cộng Sản, nhất là qua cái chết của tổng thống Ngô Đình Diệm, cố vấn Ngô Đinh Nhu là món quà vô cùng qúy giá "dâng Bác và đảng"; món quà "bàn giao trong vòng trật tự" cũng là một kỳ công lớn đối với kẻ kế thừa Hồ Chí Minh là tên đại cuồng sát Lê Duẫn; tác giả của kế hoạch "tắm máu khô" qua hệ thống tù cải tạo quân nhân cán chính miền Nam. Do đó ông Dương Văn Minh không xứng đáng được đứng chung hàng ngũ quân lực Việt Nam Cộng Hòa, là một kẻ phản bội "ăn cơm quốc gia thờ ma Cộng Sản". Nói về sự khuynh đảo của Phật Giáo Án Quang đối với dân tộc Việt Nam, thì "Cộng Nghiệp" của những tu sĩ trong khối nầy quá lớn, nếu không muốn nói là họ tiếp tay cho quỷ đỏ thôn tín miền Nam, mà câu tục ngữ "núp bóng từ bi đâm sau lưng chiến sĩ" là sự phản ảnh trung thực của quần chúng đối với thành phần tu sĩ nầy. Người lãnh đạo khối Ấn Quang là thượng tọa Thích Trí Quang, một nhân vật lãnh đạo tinh thần danh tiếng đối với một số Phật Tử có tinh thần "trọng Phật Kính Tăng" một cách máy móc, trở thành những Tam Tạng thời đại, trong chuyện ngụ ngôn Tây Du Ký, không nhìn thấy ma quái giả thành Phật mà cứ quỳ lại. Nhờ những Tang Tạng nầy mà Thích Trí Quang mới có thế lực, ảnh hưởng đến chính quyền, có lần báo Times của Hoa Kỳ còn cho là Thích Trí Quang là người làm rung chuyển Tòa Bạch Ốc; có thể quá đáng nhưng thời ấy thì Thích Trí Quang là thế lực vô hình bao trùm trong giới Phật Tử và chính quyền miền Nam. Nhiều Phật Tử gọi bằng ÔN là từ ngữ rất tôn kính của người Huế, thông thường gọi bằng Ông; do đó việc ông ta gây nên bao biến động tại Việt Nam là điều dễ hiểu và tướng Dương Văn Minh là người chịu ảnh hưởng nặng nề với vị tu sĩ nầy. Nổi bật là vụ biến động Phật Giáo miền trung năm 1966, thời thiếu tướng Không Quân Nguyễn Cao Kỳ, một Phật tử thuần thành, làm chức cao nhất nước là Chủ Tịch Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương, thì làm gì có đàn áp Phật Giáo? Thế mà Phật Giáo dưới sự lãnh đạo tinh thần của Thích Trí Quang đã đứng dậy nhằm triệt hạ chính phủ miền Nam. Nếu không nhờ quyết tâm của thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan thì miền Trung mất vào tay Cộng Sản và từ đó các đơn vị chính qui Bắc Việt có đất làm tuyến xuất phát tiến chiến luôn quân khu 2 dễ dàng, và sau cùng là "tiến vào Saigon, trận cuối là trận nầy". Nếu chuyện nầy xảy ra thì làm gì đại tướng ngố Văn Tiến Dũng huênh hoang "đại thắng mùa xuân". Ngày 30-4-1975, trong lúc dân chúng miền Nam phập phòng lo sợ kẻ cướp từ rừng núi Trường Sơn, từ đồng ruộng miền Nam ... nối liền cánh tay lông lá, thì khối Phật Giáo Ấn Quang huy động hơn 500 tăng ni ra đón đoàn quân giặp cướp Cộng Sản và sau đó họ làm lễ kỷ niệm sinh nhật của Hồ Chí Minh một cách long trọng, hơn cả vía Đức Phật, Bồ Tác vào ngày 19-5-1975. Phật Giáo chủ trương cấm sát sanh, thế mà thượng tọa Thích Trí Quang và một số lãnh đạo Ấn Quang đã thừa thắng xông lên sau ngày đảo chánh lật đổ chính phủ đệ nhất Cộng Hòa, gây áp lực với trung tướng Nguyễn Khánh để xử tử người em út của chí sĩ Ngô Đình Diệm là Ngô Đình Cẩn, đây là một tội ác nữa của nhóm tu sĩ nầy, thật đáng kinh tởm.
Tôn giáo là một thế lực chính trị lớn nhưng lối hoạt động chính trị của họ chỉ nhằm tạo cho thế giới bình an, con người thanh tâm trường an lạc và các tu sĩ chỉ được đào tạo làm như thế là đúng như thiên chức. Trong xã hội, mỗi người đều có khả năng chuyên môn, đó là điều người đời công nhận "nhất nghệ tinh, nhất thân vinh". Người lãnh đạo đất nước, đảng phái khác xa chức lãnh đạo tinh thần của các tu sĩ; nếu lẫn lộn thì sinh ra tai họa, như Công Giáo qua vụ đức giám Mục Hoàng Quỳnh vô tình đưa cụm tình báo chiến lược A 22 vào Dinh độc Lập và những quấy động Phật Giáo Ấn Quang do thượng tọa Thích Trí Quang lãnh đạo, ảnh hưởng sâu rộng trong cuộc biến động chính trị 1-11-1963 và ngày mất miền Nam 30-4-1975. Người dân miền Nam quá chán ngán sự khuynh đảo, ảnh hưởng của các tôn giáo đối với chính quyền, nên có câu tục ngữ "nhất đĩ, nhì sư, tam cha, tứ tướng". Không phải dân miền Nam đánh phá, ác cảm đối với hai tôn giáo lớn, nhưng vì người hành đạo làm nhiều chuyện sai trái, chớ đạo không bao giờ sai cả. Chính những vị lãnh đạo tinh thần làm sai, gây hệ lụy đến tôn giáo và các vị lãnh đạo tinh thần chân chính khác "con sâu làm sầu nồi canh". Miền Nam lúc ấy có giới thầy chùa hay biểu tình chống chính phủ, bị kích động để xung đột với Công Giáo và một số linh mục dựa thế chính quyền làm dân không ưa, còn tướng lãnh sau cuộc đảo chánh, có một số phản tướng tranh quyền như Dương Văn Minh, Nguyễn Khánh, Nguyễn Cao Kỳ, Nguyễn Văn Thiệu ... gây tình trạng khủng hoảng chính trị, có lợi cho giặc Cộng, nên dân khinh miệt ghép chung ba giới nầy sau giới làm ĐĨ. Miền Nam có những danh tướng vừa tài giỏi, vừa thanh liêm, được quân dân ngưỡng mộ qua câu: "nhất Thắng, Nhì Thanh, tam Chinh, tứ Trưởng, Ngũ Hiếu" và nhiều anh hùng đã tuẫn tiếc như tướng Nguyễn Khoa Nam, Lê Văn Hưng, Lê Nguyên Vỹ, Trần Văn Hai. Trong khi đó hầu như tất cả các tướng Cộng Sản từ Võ Nguyên Giáp trở xuống, tên nào cũng làm đại tham nhũng, coi mang bộ đội như kiến, là những tên tội đồ gây ra các chết của hơn 1,5 triệu bộ đội trong cuộc chiến xâm lấn miền Nam và hơn 300 ngàn bị mất tích. Cho nên những nạn nhân của Cộng Sản ở miền Bắc thuộc các gia đình bị bắt đi nghĩa vụ nào Nam, phải đòi bọn lãnh đạo đảng, trong đó có tướng lãnh trả món nợ máu khổng lồ nầy.
Đối với đảng Cộng Sản, tôn giáo chỉ là thứ công cụ phục vụ cho đảng, mà kỳ đại hội Phật Giáo thế giới sắp tổ chức tại Việt Nam năm 2008 là thí dụ điển hình; đây là cuộc hội quốc tế dưới danh nghĩa Liên Hiệp Quốc nhưng do "sư quốc doanh tổ chức, đảng lãnh đạo" nhằm đánh bóng chế độ giả nhân giả nghĩa là có tự do tôn giáo để nhận thêm cho viện từ các nước khác. Đối với người quốc gia, thì ngược lại: tôn giáo ảnh hưởng đến chính quyền và nhiều khi tôn giáo khuynh đảo, biến chính quyền thành công cụ đây là sự nguy hại đáng tránh xa. Những nhà lãnh đạo đất nước dân chủ cũng phải có chỗ dựa vào vài tôn giáo để được phiếu qua các cuộc bầu cử, nhưng tôn giáo không thể khuynh đảo chính phủ; các vị lãnh đạo quốc gia luôn đặt quyền lợi đất nước trên tôn giáo.
Tuy nhiên ở miền Nam Việt Nam, các vị lãnh đạo tinh thần đã đi quá xa, vượt khỏi khả năng chuyên môn của một tu sĩ, nhúng tay quá sâu vào chính trường như các vị lãnh đạo Thiên Chúa, Phật Giáo trước 1975. Các lãnh tụ chính trị, lãnh đạo quốc gia tại Hoa kỳ, Úc, Âu Châu cũng đi nhà thờ Thiên Chúa, Tin Lành họ là những con chiên ngoan đạo, tín hữu thành tâm, nhưng khi ra khỏi nhà thờ thì sẵn sàng bỏ lại sau lưng tất cả những gì mà các vị lãnh dạo tinh thần gởi gấm, gây áp lực đối với chính quyền; hay nói đúng hơn: thiên chức lãnh đạo tinh thần chỉ có ý nghĩa trong tôn giáo mà thôi, nếu vượt khỏi ranh giới nầy để trở thành quân sư cho chính quyền thì dễ đưa đến tai họa. Lãnh đạo chính quyền và lãnh đạo tinh thần không nên trộn lẫn với nhau, nhưng bổ sung cho nhau, đó mới là cách tôn trọng lãnh vực chuyên môn lẫn nhau và có như vậy mới tránh bị tôn giáo khuynh đảo chính quyền, đưa đến những hệ quả không tốt như miền Nam trước 1975.
Đây là bài học xương máu mà người Việt Quốc Gia nên để ý, hầu rút ra những kinh nghiệm quý báu sau khi chính quyền dân chủ thay thế bạo quyền Cộng Sản trong tương lai. Tôn giáo giúp chính quyền để lo cho dân được ấm no, hạnh phúc, an lạc về mặt tinh thần, còn việc điều hành đất nước có những người được đào tạo chuyên môn khác đảm trách.
Trương Minh Hòa
Tôn giáo có mặt lâu đời trên hành tinh nầy, song hành với biết bao thăng trầm qua nhiều biến cố trong đời sống nhân loại với thiên tai, chiến tranh ... tôn giáo được hầu hết các dân tộc coi đây là chỗ dựa vững chắc và không thể thiếu trong sinh hoạt tâm linh, đời sống của con người, nên các chế độ cai trị từ thời đại thần quyền, phong kiến đến thời đại văn minh ngày nay vẫn còn sự hiện hữu của tôn giáo. Như vậy đương nhiên tôn giáo có ảnh hưởng rất nhiều đến tất cả các chế độ, thế chế chính trị ở mọi thời đại; tức là tôn giáo cũng làm chính trị theo tôn chỉ được thể hiện dưới danh nghĩa của Trời, Phật, Chúa, thần linh ... trong mục đích cao đẹp "cứu thế, giúp đời", sự đóng góp hữu ích của tôn giáo được đánh giá là rất tích cực trong công cuộc giúp đỡ cho các chính quyền ổn định hơn, đỡ phần tội phạm, tốn kém ngân sách chi trả cảnh sát, nhà tù, tòa án, luật sư,... với tôn chỉ lấy tình thương làm đầu, được coi là "chính sách" không bao giờ thay đổi của tất cả các tôn giáo, nhằm xây dựng một xã hội lành mạnh, đi xa hơn là một thế giới hòa bình, an lạc; bởi tất cả các tôn giáo đều hướng dẫn con người làm điều lành, tránh điều ác. Tuy nhiên hầu hết các tôn giáo đều có những sai lầm tai hại, do những suy nghĩ lệch lạc của các chức sắc, hàng giáo phẩm có tâm tà, ý gian, lợi dụng bình phong tín ngưỡng để thủ lợi cá nhân, bè phái, mượn đạo tạo đời; nên trên thế gian nầy, thường xảy ra tình trạng có nhiều chức sắc tôn giáo nhúng tay vào đời quá đậm bằng những thủ đoạn khuynh đảo chính quyền, gây nên bao thảm họa cho loài người.
Thời trung cổ ở Âu Châu, quyền lực của các vị tu sĩ Thiên Chúa Giáo bao trùm cả châu lục nầy, các vua chúa thường mặc nhiên tuân hành theo ý kiến, lời khuyên, chỉ bảo của các giáo sĩ cao cấp như Hồng y, Giáo Hoàng, các lãnh chúa nghe theo các linh mục, giám mục, tổng giám mục địa phương, mỗi khi có chuyện trọng đại hay chuyện lợi lộc cá nhân, bè phái cần sự cố vấn và cả sự ủng hộ của các vị lãnh đạo. Thế giới Hồi Giáo càng khắc nghiệt hơn, giáo quyền lấn lướt cả chính quyền từ ngày xưa và nay tại nhiều nước vẫn còn duy trì ảnh hưởng sâu đậm, nên họ vẫn coi kinh Koran là mẫu mực để điều hành đất nước, vị thế lãnh đạo quan trọng của các giáo sĩ ( Cleric) thường được hầu hết các chính quyền vị nể, nên tình trạng xã hội, dân trí không theo kịp với thời đại dân chủ, tự do, điển hình là nhiều nước ở Trung Đông vẫn còn coi phụ nữ là thứ công cụ sanh sản, nô dịch, phục vụ sinh lý cho đàn ông; phụ nữ bị đối xử bất công từ hàng ngàn năm lịch sử đến nay, nên họ không được quyền tham gia các công việc quốc gia; nhiều nước còn cấm phụ nữ không được lái xe, ngồi cạnh người khác phái, làm việc trong các công sở, như tại quốc gia Hồi Giáo khá nhất là Arab Saudi, luật pháp nhẹ tay đối với tội hiếp dâm phụ nữ, họ coi đó là chuyện không đáng lưu tâm ... dù biết đây là vi phạm nhân quyền trầm trọng, nhưng Tổ Chức Liên Hiệp Quốc cũng đành bó tay, để mặc cho các chế độ tôn giáo trị được tự do cai trị dân bằng giáo luật, ảnh hưởng giáo sĩ quyền lực, được chính quyền kính nể. Đây là điều vô cùng tai hại, các quốc gia dân chủ vì quyền lợi quốc gia mà làm lơ để cho các chế độ tôn giáo trị mặc tình vi phạm quyền sống của con người.
Tôn giáo là một thế lực chính trị rất quan trọng tại hầu hết các quốc gia trên thế giới, bất kể là dân chủ, độc tài, Cộng Sản. Các nước Hồi Giáo thì đương nhiên giáo quyền khuynh đảo chính quyền như Iran sau khi giáo chủ Khomeini lật đổ vua Paul Palevi đến nay, vai trò Giáo Sĩ Hồi Giáo rất lớn trong các chính quyền; tại Phi Luật Tân, dù là một nước dân chủ, có bầu cử, nhưng muốn đắc cử tổng thống, dân biểu, nghị sĩ ... các ứng cử viên, đảng phái cũng phải được hậu thuẫn của các tu sĩ Thiên Chúa Giáo, nếu được các linh mục, giám mục, Hồng Y lên tiếng ủng hộ cũng đắc cử không khó. Nam Dương là nước dân chủ, có bầu cử tự do, nhưng vai trò Hồi Giáo rất quan trọng, hầu như các đảng phái cũng đều muốn có Hồi Giáo đứng sau lưng, nên ông giáo sĩ lãnh đạo tổ chức Hồi Giáo cực đoan Jemayh Islamyah là Abu Bakir Bashir có dính dáng đến vụ 2 đánh bom ở Bali, tòa đai sứ Úc ở thủ đô Jakarta, sát hại hơn 220 người địa phương và ngoại quốc, nhưng chính quyền chỉ giam ông một thời gian nhằm xoa dịu những phản ứng quốc tế từ các nước Tây Phương và thả ra sau đó, bất chấp những chỉ trích của nước Úc với 88 người bị chết.
Tuy nhiên, một số người không am tường về sinh hoạt và ảnh hưởng của tôn giáo đối với đời, nhất là chính quyền mà cho là "TÔN GIÁO PHI CHÍNH TRỊ". Thật ra, tôn giáo làm chính trị tích cực nhất trong tất cả các đảng phái, tổ chức ... nên các vị tu sĩ được người đời phong chức "LÃNH ĐẠO TINH THẦN", một chức lãnh đạo do giáo hội tấn phong, được người đời mặc nhiên công nhận và kính trọng; đây là một chức lãnh đạo cao quý nắm phần hồn, không nhiệm kỳ quy định và cũng chẳng cần dân bầu cử, có nhiều vị lãnh đạo tinh thần duy trì chức lãnh đạo đến mãn phần và thường được người đời kính mến, nhắc nhở, nhất là trong tôn giáo của họ. Ông tổ Cộng Sản Karl Marx sinh ra trong gia đình Do Thái, sau nầy trở thành tín hữu Tin Lành, nên biết được vai trò lãnh đạo tinh thần của các tôn giáo rất quan trọng trong sinh hoạt chính trị, ảnh hưởng đến chính quyền; do đó ông ta muốn làm giảm thế lực hay triệt tiêu hoàn toàn mọi tôn giáo càng tốt để thực hiện cái triết duy vật, vô thần, nên Marx thẳng thừng cho rằng: "tôn giáo là thuốc phiện".
Trong chế độ Cộng Sản, tôn giáo là kẻ thù không đội trời chung với đảng Cộng Sản, là thế lực chính trị lớn luôn cạnh tranh quyền lực với thiểu số lãnh đạo đảng và nhà nước; tôn giáo đúng là thế lực thầm lặng nhưng có sức mạnh vô địch, không có vũ khí nào có thể chém đứt, bắn thủng, tiêu diêt; tôn giáo uyển chuyển như dòng nước, thầm lặng như không khí, nhưng có khi dũng mảnh như trận cuồng phong, sóng thầnn ... có khả năng san bằng bình địa bất cứ thứ gì nằm trong vòng ảnh hưởng, bài học ở Liên Sô và các nước Cộng Sản Đông Âu về sức mạnh của tôn giáo đã xảy ra, làm cho các nước Cộng Sản tàn dư như Việt Nam, Trung Cộng phập phòng lo sợ, nên họ phản ứng điên cuồng bằng những biện pháp vá víu, cổ điển qua hành vi khủng bố, giam cầm các tu sĩ không theo đảng.Tuy nhiên, càng đàn áp thì lòng tin vào tôn giáo càng cao, là điều mà người Cộng Sản cũng phải công nhận "áp bức nhiều, đấu tranh cao".
Tôn Giáo là thế lực chính trị quan trọng tại các quốc gia, nhất là các nước theo chế độ Cộng Sản, dưới nhản quan của kẻ vô thần và triết học Marx Lenin, thì tôn giáo luôn đe dọa thế độc quyền chính trị của đảng và đối nghịch lại chủ trương của người Cộng Sản như lửa với nước; tức là tôn giáo là chánh đạo thì không bao giờ "hòa hợp hòa giải" với tà đạo ma quỷ Cộng Sản vô thần: tôn giáo chủ trương hòa bình, nhân ái, thương yêu nhau, bình đẳng trong khi người Cộng Sản chủ trương chiến tranh, dùng bạo lực để khống chế loài người, bốc lột, chém giết qua chính sách đấu tranh giai cấp, cải tạo xã hội, kích động hận thù, sử dụng bạo lực như công cụ duy trì chính quyền, khủng bố như câu nói đầy bản chất hiếu chiến của Lenin: "ngày nào ngọn cờ đỏ chưa phất phới trên toàn cầu, là người Cộng Sản không ngừng đấu tranh".
Cho nên tôn giáo tại các nước Cộng Sản là kẻ thù số một, đảng cần thanh toàn bằng tất cả các thủ đoạn từ đàn áp, triệt hạ, lập ra giáo hội theo đảng để dùng "tôn giáo diệt tôn giáo" là sách lược đúng theo giáo điều của Marx là khai thác tối đa tất cả "mâu thuẫn nội tại" trong xã hội, gia đình để họ cấu xé, đấu tố lẫn nhau và người hưởng lợi tất cả chính là đảng Cộng Sản; sách lược nầy đảng đã từng thành công trong các cuộc chém giết dã man trong cái gọi là cải cách ruộng đất, đánh tư sản qua hình thức "đấu tố" lẫn nhau để được an thân tạm thời, trong một giai đoạn và sau nầy áp dụng cả vào các tôn giáo, trong đó có việc kích động tôn giáo nầy hiềm khích với tôn giáo khác là sách lược của đảng; sự kiện nầy đã xảy ra ở Việt Nam qua các tu sĩ Phật Giáo khối Ấn Quang, lợi dụng sự thiên vị của tổng thống Ngô Đình Diệm, nên kích động hận thù với Công Giáo.
Thời kỳ ấy ở miền Nam, hàng ngày có những cuộc biểu tình của Phật Giáo và những tin đồn thất thiệt về các giáo sứ, giáo dân đánh nhau với các tín đồ Phật Giáo, làm dân chúng, tín đồ của hai tôn giáo hoang mang; từ đó tạo ấn tượng thù hằn nhau, chắc chắn là nọc độc thù hằn giữa các tín đồ của các tôn giáo vẫn còn tồn đọng trong đầu óc của một số người chưa tỉnh, chưa nhận ra âm mưu thâm độc của đảng Cộng Sản vô thần gây ra trước 1975.
Tại nước Úc, dù là nước dân chủ, nhưng trong làn sóng tỵ nạn cũng có vài thành phần có hành vi như thế, điển hình như Hoàng Nguyên Nhuận (tên thật là Hoàng Văn Giàu) phát hành tờ báo Chuyển Luân ở Sydney, kích động thù hiềm, đánh phá, chia rẽ các tôn giáo, mà mục tiêu của hắn cũng không khác khối Ấn Quang trước năm 1975, nhắm vào Công Giáo, cuộc chiến tranh bảo vệ lý tưởng tự do miền Nam Việt Nam trước 1975 bị xuyên tạc trong một bài báo của Hoàng Nguyên Nhuận đăng trên tờ Chuyển Luân, cho là: "âm mưu bành trướng, xâm lược, thống trị của đế quốc Mỹ và Tòa Thánh Vatican". Hoàng Nguyên Nhuận ngưng làm tờ báo Chuyển Luân khá lâu do sự phản ứng khác mạnh của đồng bào và các cơ quan truyền thông Việt ngữ tại Úc, có lần vào tháng 10 năm 2001, song hành với chuyến sang Hoa Kỳ của Thiền sư Nhất Hạnh trong lúc Hoa Kỳ lãnh đạo đồng minh đánh vào A Phú Hãn để tận diệt sào huyệt Al Qaeda, ở các tiểu bang miền Đông, thì đài phát thanh Little Saigon có thông báo học giả Hoàng Nguyên Nhuận đến thuyết giảng và gặp mặt một số người Việt, không biết với mục đích gì.? Chắc chắn đây không phải là trường hợp ngẫu nhiên, nhưng đây cũng không nằm ngoài luật nhân quả nhà Phật.
Tại Việt Nam, tôn giáo chân chính luôn bị đảng Cộng Sản rình rập, bắt bớ, triệt hạ các tự viện, cơ sở tôn giáo và các tu sĩ lãnh đạo tinh thần được nhiều tín đồ kính trọng và có uy tín quốc tế như huề thượng Quảng Độ, Huyền Quang ... linh mục Nguyễn Văn Lý ... Song hành với chính sách thâm độc "dùng gậy ông đập lưng ông", các giáo hội do nhà nước thành lập được ban cấp nhiều quyền lợi vật chất cũng như quyền hành, tìm cách dẹp các giáo hội chân chính qua nhiều biện pháp, kể cả cạm bẫy như dùng miệng của tân sứ quán Mỹ yêu cầu huề thượng Quảng Độ nộp đơn xin phép hoạt động (là lọt vào bẫy của lũ quỷ đỏ vô thần), dùng hình thức sinh hoạt để phong chức lãnh đạo, nhằm đồng hóa giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất vào giáo hội quốc doanh.
Nhưng đảng Cộng Sản không thể lừa bịp được những chư tăng cao trọng tuổi tác, dầy kinh nghiệm với Cộng Sản, Ngài không nhận bất cứ thứ gì của quỷ đỏ đưa ra, đúng là "cái gì của đảng Cộng Sản hoàn lại cho đảng"; sự xuất hiện của các giáo hội thân nhà nước Cộng Sản là do trong tôn giáo có một số tu sĩ chưa đủ đức độ, tâm tánh chao đảo, hay do những cán bộ Cộng Sản được đảng phối trí vào nằm vùng, trở thành lãnh đạo tinh thần, làm hệ lụy rất nhiều đến uy tín của tôn giáo; đó cũng là một trong những ý đồ thâm hiểm của người Cộng Sản trong chính sách tận diệt mọi tín ngưỡng để dân chúng không còn tin vào tôn giáo nữa, nhưng đảng là thứ tôn giáo vô thần duy nhất thay thế. Thời kỳ bao cấp ở miền Bắc sau 1954, cán bộ Cộng Sản lý luận một cách ngây ngô rằng: "Ông Thích Ca, Jesus không cấp phát lương thực, phương tiện cho nhân dân sinh sống ... nhưng chỉ có đảng và Bác là ban cấp tất cả".
Dưới chế độ Cộng Sản, tôn giáo chỉ có hai con đường: bị tiêu diệt và phục vụ đảng; chớ không bao giờ có tự do tôn giáo, bề ngoài đảng cho phép dân, tu sĩ được quyền "tự do cúng bái, lễ lạc" kể cả mê tín dị đoan, để làm màu mè với thế giới và các nước cấp viện, nhưng không cho phép bất cứ những sinh hoạt nào mang tính cách cạnh tranh quyền lực như giảng đạo, truyền bá tư tưởng nhân ái và nhất là quyền lãnh đạo tinh thần của các chức sắc, ngoại trừ các chức sắc tùng phục đảng và lãnh tụ Cộng Sản như họ kính mến Trời, Phật, Chúa. Kinh điển các tôn giáo không quan trọng, nhưng chỉ có triết học vô thần Marx Lenin là "nền tảng" cho các kinh Phật, thánh kinh; tức là đảng vô thần chủ trương diệt tận gốc tôn giáo từ nguồn gốc triết lý. Chủ nghĩa vô thần Marx Lenin làm cho các tôn giáo điêu đứng từ nền tảng, được các tu sĩ do nhà nước "chỉ đạo" trở thành những kẻ phá đạo tích cực, tinh vi và nguy hiểm nhất, là kẻ nội thù của tôn giáo (đồng nghĩa với quỷ phá nhà chay, quỷ sa tăng giả làm thiên sứ). Theo truyền thống tốt đẹp của tất cả các tôn giáo là phục vụ dân tộc, giáo dân, tín đồ nên tôn giáo song hành với sự tồn vong của đất nước. Tức là tôn giáo là một bộ phận không thể tách rời của dân tộc, là xương sống vững chắc, chỗ dựa tâm linh để đưa đất nước tiến lên, giúp dân tộc vững tin chống ngoại xâm. Hoa Kỳ là đệ nhất siêu cường thời đại, chính phủ và người dân lấy đức tin vào thượng đế, nên trong tờ giấy bạc với tên gọi đồng Dollar có câu: "THE GOD WE TRUST".
Bảo vệ đất nước là ưu tiên hàng đầu, nước mất nhà tan và đạo bại là điều không ai phủ nhận. Do đó các tôn giáo ngày nay ở Việt Nam đặt ưu tiên hàng đầu "giải trừ quốc nạn", khi đất nước thanh bình, tự do thì đạo pháp đương nhiên phải có, đạo được yên, như câu nói của Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ, vị khai sáng Phật Giáo Hòa Hảo: "Đất nước bình, thân ta mới YÊN, bờ cõi lặng, thân ta mới ẤM".
Tuy nhiên bất cứ quốc gia nào bị tôn giáo khuynh đảo, tức là đem đất nước phục vụ cho tôn giáo, có khi đưa đất nước đến bờ vực thẩm, như tập đoàn Taliban, Iran với chủ trương Hồi Giáo trị đó là lý do mà dân Thổ Nhỉ Kỳ gần đây tổ chức nhiều cuộc biểu tình qui mô nhằm phản đối một chế độ cầm quyền áp dụng theo kinh Hồi Giáo, có khả năng gây ảnh hưởng đến các quyền tự do, dân chủ của người dân. Đối với người Cộng Sản, họ cũng sử dụng tôn giáo, không phải tôn trọng tín ngưỡng, nhưng người Cộng Sản dùng tôn giáo như một công cụ phục vụ chế độ lúc chưa triệt hạ hết các tôn giáo; khi tôn giáo hoàn toàn bị tiêu diệt thì đảng Cộng Sản sẽ ra tay đối tượng sau cùng là các tôn giáo do họ nhào nặn ra; cái gương của những địa chủ khai minh tiến bộ, tư sản dân tộc, trí thức yêu nước thời đánh Tây, họ đóng góp tài sản, máu xương để xây dựng đảng Cộng Sản, thần tượng Hồ Chí Minh và sau năm 1954, đảng không nương tay giết nhiều người thuộc "trí phú địa hào" ở nông thôn, tư sản thành thị và những trí thức từng góp công giúp đảng lớn mạnh. Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam sau năm 1975, bị giải thể và những tên tay sai bị đá văng ra khỏi cơ quan quyền lực, nhiều cán bộ gốc miền Nam bị phục viên, hay cho về hạ tầng công tác. Đó là những bài học "cụ thể" để những vị lãnh đạo tinh thần nào đã trót làm tay sai cho quỷ đỏ vô thần, hãy nên tự biết thân phận, sớm quay về với chánh đạo.
Tôn giáo đào tạo tu sĩ, giáo sĩ, khả năng thu phục quần chúng qua trình độ thuyết giảng, tác phong đạo đức; tuy nhiên các vị lãnh đạo tinh thần không được đào tạo để trở thành những nhà lãnh đạo chính quyền; do đó quan niệm của chính trị gia không giống như quan niệm chính trị của các vị lãnh đạo tinh thần; giống như các nhà quân sự chuyên môn chỉ giỏi đánh giặc nhưng không chuyên môn trong lãnh vực hành chánh, tài chánh; mỗi địa hạt đều có ưu điểm và khuyết điểm, không nên dẫm lên hay khuynh đảo nhau. Nếu các tu sĩ lãnh đạo tinh thần thọt sâu vào chính quyền, cố tình dùng ảnh hưởng tôn giáo để khuynh loát chính quyền, tức là đem cái của mình không chuyên môn để khuynh đảo nghề nghiệp của người khác, dù rằng mục đích của họ cũng được coi là chánh đáng, vì dùng quyền lực của chánh quyền để củng cố, phát triển đạo, có lợi cho đạo của họ là chuyện trước mắt, nên được một số tín đồ ủng hộ việc làm; tuy nhiên có khi đây là một đại họa cho đất nước, dân tộc khi các tu sĩ đi quá xa, thọt sâu vào một vấn đề mà họ không được đào tạo chuyên môn, chẳng khác anh thợ sửa xe làm công việc của một y tá hay anh thư ký (tai hại trầm trọng dễ làm chết người là nếu anh thợ nầy lại thay bác sĩ giải phẫu).
Miền Nam trước 1975, tôn giáo ảnh hưởng rất lớn trong chính quyền, có lợi cho đất nước như các tôn giáo Hòa Hảo, Cao Đài chiêu mộ lính đồng đạo để thành lập các đơn vị cấp đại đội, tiểu đoàn địa phương quân thời thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ làm chủ tịch Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương, như linh mục Công Giáo Nguyễn Lạc Hóa (thường gọi là cha Hóa), quy tụ những người Thiên Chúa Giáo gốc các dân tộc thiểu số thượng du Bắc Việt di cư, khai phá vùng hoang vu, có nhiều Việt Cộng, lập nên đặc khu Hải Yến. Nhưng cũng có những việc tai hại vô cùng như trường hợp linh mục HOÀNG QUỲNH, có nhiều ảnh hưởng đến chính phủ đệ nhị Cộng Hòa vì tổng thống Nguyễn Văn Thiệu là người Công Giáo sùng đạo, tin cha sứ hơn người thân, thuộc cấp, nên Cộng Sản lợi dụng để xâm nhập qua ngõ nhà thờ, thế là đức Giám Mục Hoàng Quỳnh là người vô tình đưa cụm tình báo chiến lược Cộng Sản A 22 vào tận Dinh Độc Lập nằm vùng nhiều năm mà không hay; biết bao tin tức tối mật bị lọt vào tay Hà Nội, chắc chắn là có nhiều chiến sĩ bị hy sinh trong các cuộc hành quân, khi địch biết trước lộ trình. Những tên gián điệp nầy nhờ bình phong của Lm Hoàng Quỳnh, nên gây nhiều uy tín đối với ông Thiệu (cũng cùng là con chiên với nhau), không ai ngờ bên cạnh vị tổng thống, kiêm tổng tư lịnh quân lực Việt Nam Cộng Hòa với hơn 1 triệu chiến sĩ dũng cảm, có mặt của cố vấn chính trị Huỳnh Văn Trọng, bên trong là tên siêu điệp viên Cộng Sản.
Bên Phật Giáo, đặc biệt là khối Ấn Quang là nơi đáng nghi ngại, xuất phát nhiều cuộc biến động làm suy yếu chính quyền, có lợi cho Cộng Sản. Nhờ trung tướng Dương Văn Minh đảo chánh ngày 1-11-1963, ông thả tất cả tù chính trị, và biện minh là nạn nhân Ngô Triều, trong đó có nhiều cơ sở gián điệp nằm vùng, bị chính phủ Ngô Đình Diệm triệt hạ tan tác, không ngóc đầu dậy; do đó ông Minh là người thả cọp về rừng, là ân nhân của nhiều tên siêu điệp, cán bộ cao cấp Cộng Sản, nên sau ngày 30-4-1975, ông lập công to với đảng Cộng Sản và được ưu ái nhiều quyền lợi, sau cùng cho xuất ngoại.
Ông Minh là người phản bội đê hèn đối với chính thể Việt Nam Cộng Hòa, phản dân hại nước qua hai sự kiện lớn có liên quan đến vận mệnh đất nước: cuộc đảo chánh 1-11- 1963 và bàn giao miền Nam cho giặc Cộng ngày 30-4-1975. Những hành vi của ông Minh có quan hệ đến Phật Giáo khối Ấn Quang và đương nhiên là có lợi rất nhiều cho Cộng Sản, nhất là qua cái chết của tổng thống Ngô Đình Diệm, cố vấn Ngô Đinh Nhu là món quà vô cùng qúy giá "dâng Bác và đảng"; món quà "bàn giao trong vòng trật tự" cũng là một kỳ công lớn đối với kẻ kế thừa Hồ Chí Minh là tên đại cuồng sát Lê Duẫn; tác giả của kế hoạch "tắm máu khô" qua hệ thống tù cải tạo quân nhân cán chính miền Nam. Do đó ông Dương Văn Minh không xứng đáng được đứng chung hàng ngũ quân lực Việt Nam Cộng Hòa, là một kẻ phản bội "ăn cơm quốc gia thờ ma Cộng Sản". Nói về sự khuynh đảo của Phật Giáo Án Quang đối với dân tộc Việt Nam, thì "Cộng Nghiệp" của những tu sĩ trong khối nầy quá lớn, nếu không muốn nói là họ tiếp tay cho quỷ đỏ thôn tín miền Nam, mà câu tục ngữ "núp bóng từ bi đâm sau lưng chiến sĩ" là sự phản ảnh trung thực của quần chúng đối với thành phần tu sĩ nầy. Người lãnh đạo khối Ấn Quang là thượng tọa Thích Trí Quang, một nhân vật lãnh đạo tinh thần danh tiếng đối với một số Phật Tử có tinh thần "trọng Phật Kính Tăng" một cách máy móc, trở thành những Tam Tạng thời đại, trong chuyện ngụ ngôn Tây Du Ký, không nhìn thấy ma quái giả thành Phật mà cứ quỳ lại. Nhờ những Tang Tạng nầy mà Thích Trí Quang mới có thế lực, ảnh hưởng đến chính quyền, có lần báo Times của Hoa Kỳ còn cho là Thích Trí Quang là người làm rung chuyển Tòa Bạch Ốc; có thể quá đáng nhưng thời ấy thì Thích Trí Quang là thế lực vô hình bao trùm trong giới Phật Tử và chính quyền miền Nam. Nhiều Phật Tử gọi bằng ÔN là từ ngữ rất tôn kính của người Huế, thông thường gọi bằng Ông; do đó việc ông ta gây nên bao biến động tại Việt Nam là điều dễ hiểu và tướng Dương Văn Minh là người chịu ảnh hưởng nặng nề với vị tu sĩ nầy. Nổi bật là vụ biến động Phật Giáo miền trung năm 1966, thời thiếu tướng Không Quân Nguyễn Cao Kỳ, một Phật tử thuần thành, làm chức cao nhất nước là Chủ Tịch Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương, thì làm gì có đàn áp Phật Giáo? Thế mà Phật Giáo dưới sự lãnh đạo tinh thần của Thích Trí Quang đã đứng dậy nhằm triệt hạ chính phủ miền Nam. Nếu không nhờ quyết tâm của thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan thì miền Trung mất vào tay Cộng Sản và từ đó các đơn vị chính qui Bắc Việt có đất làm tuyến xuất phát tiến chiến luôn quân khu 2 dễ dàng, và sau cùng là "tiến vào Saigon, trận cuối là trận nầy". Nếu chuyện nầy xảy ra thì làm gì đại tướng ngố Văn Tiến Dũng huênh hoang "đại thắng mùa xuân". Ngày 30-4-1975, trong lúc dân chúng miền Nam phập phòng lo sợ kẻ cướp từ rừng núi Trường Sơn, từ đồng ruộng miền Nam ... nối liền cánh tay lông lá, thì khối Phật Giáo Ấn Quang huy động hơn 500 tăng ni ra đón đoàn quân giặp cướp Cộng Sản và sau đó họ làm lễ kỷ niệm sinh nhật của Hồ Chí Minh một cách long trọng, hơn cả vía Đức Phật, Bồ Tác vào ngày 19-5-1975. Phật Giáo chủ trương cấm sát sanh, thế mà thượng tọa Thích Trí Quang và một số lãnh đạo Ấn Quang đã thừa thắng xông lên sau ngày đảo chánh lật đổ chính phủ đệ nhất Cộng Hòa, gây áp lực với trung tướng Nguyễn Khánh để xử tử người em út của chí sĩ Ngô Đình Diệm là Ngô Đình Cẩn, đây là một tội ác nữa của nhóm tu sĩ nầy, thật đáng kinh tởm.
Tôn giáo là một thế lực chính trị lớn nhưng lối hoạt động chính trị của họ chỉ nhằm tạo cho thế giới bình an, con người thanh tâm trường an lạc và các tu sĩ chỉ được đào tạo làm như thế là đúng như thiên chức. Trong xã hội, mỗi người đều có khả năng chuyên môn, đó là điều người đời công nhận "nhất nghệ tinh, nhất thân vinh". Người lãnh đạo đất nước, đảng phái khác xa chức lãnh đạo tinh thần của các tu sĩ; nếu lẫn lộn thì sinh ra tai họa, như Công Giáo qua vụ đức giám Mục Hoàng Quỳnh vô tình đưa cụm tình báo chiến lược A 22 vào Dinh độc Lập và những quấy động Phật Giáo Ấn Quang do thượng tọa Thích Trí Quang lãnh đạo, ảnh hưởng sâu rộng trong cuộc biến động chính trị 1-11-1963 và ngày mất miền Nam 30-4-1975. Người dân miền Nam quá chán ngán sự khuynh đảo, ảnh hưởng của các tôn giáo đối với chính quyền, nên có câu tục ngữ "nhất đĩ, nhì sư, tam cha, tứ tướng". Không phải dân miền Nam đánh phá, ác cảm đối với hai tôn giáo lớn, nhưng vì người hành đạo làm nhiều chuyện sai trái, chớ đạo không bao giờ sai cả. Chính những vị lãnh đạo tinh thần làm sai, gây hệ lụy đến tôn giáo và các vị lãnh đạo tinh thần chân chính khác "con sâu làm sầu nồi canh". Miền Nam lúc ấy có giới thầy chùa hay biểu tình chống chính phủ, bị kích động để xung đột với Công Giáo và một số linh mục dựa thế chính quyền làm dân không ưa, còn tướng lãnh sau cuộc đảo chánh, có một số phản tướng tranh quyền như Dương Văn Minh, Nguyễn Khánh, Nguyễn Cao Kỳ, Nguyễn Văn Thiệu ... gây tình trạng khủng hoảng chính trị, có lợi cho giặc Cộng, nên dân khinh miệt ghép chung ba giới nầy sau giới làm ĐĨ. Miền Nam có những danh tướng vừa tài giỏi, vừa thanh liêm, được quân dân ngưỡng mộ qua câu: "nhất Thắng, Nhì Thanh, tam Chinh, tứ Trưởng, Ngũ Hiếu" và nhiều anh hùng đã tuẫn tiếc như tướng Nguyễn Khoa Nam, Lê Văn Hưng, Lê Nguyên Vỹ, Trần Văn Hai. Trong khi đó hầu như tất cả các tướng Cộng Sản từ Võ Nguyên Giáp trở xuống, tên nào cũng làm đại tham nhũng, coi mang bộ đội như kiến, là những tên tội đồ gây ra các chết của hơn 1,5 triệu bộ đội trong cuộc chiến xâm lấn miền Nam và hơn 300 ngàn bị mất tích. Cho nên những nạn nhân của Cộng Sản ở miền Bắc thuộc các gia đình bị bắt đi nghĩa vụ nào Nam, phải đòi bọn lãnh đạo đảng, trong đó có tướng lãnh trả món nợ máu khổng lồ nầy.
Đối với đảng Cộng Sản, tôn giáo chỉ là thứ công cụ phục vụ cho đảng, mà kỳ đại hội Phật Giáo thế giới sắp tổ chức tại Việt Nam năm 2008 là thí dụ điển hình; đây là cuộc hội quốc tế dưới danh nghĩa Liên Hiệp Quốc nhưng do "sư quốc doanh tổ chức, đảng lãnh đạo" nhằm đánh bóng chế độ giả nhân giả nghĩa là có tự do tôn giáo để nhận thêm cho viện từ các nước khác. Đối với người quốc gia, thì ngược lại: tôn giáo ảnh hưởng đến chính quyền và nhiều khi tôn giáo khuynh đảo, biến chính quyền thành công cụ đây là sự nguy hại đáng tránh xa. Những nhà lãnh đạo đất nước dân chủ cũng phải có chỗ dựa vào vài tôn giáo để được phiếu qua các cuộc bầu cử, nhưng tôn giáo không thể khuynh đảo chính phủ; các vị lãnh đạo quốc gia luôn đặt quyền lợi đất nước trên tôn giáo.
Tuy nhiên ở miền Nam Việt Nam, các vị lãnh đạo tinh thần đã đi quá xa, vượt khỏi khả năng chuyên môn của một tu sĩ, nhúng tay quá sâu vào chính trường như các vị lãnh đạo Thiên Chúa, Phật Giáo trước 1975. Các lãnh tụ chính trị, lãnh đạo quốc gia tại Hoa kỳ, Úc, Âu Châu cũng đi nhà thờ Thiên Chúa, Tin Lành họ là những con chiên ngoan đạo, tín hữu thành tâm, nhưng khi ra khỏi nhà thờ thì sẵn sàng bỏ lại sau lưng tất cả những gì mà các vị lãnh dạo tinh thần gởi gấm, gây áp lực đối với chính quyền; hay nói đúng hơn: thiên chức lãnh đạo tinh thần chỉ có ý nghĩa trong tôn giáo mà thôi, nếu vượt khỏi ranh giới nầy để trở thành quân sư cho chính quyền thì dễ đưa đến tai họa. Lãnh đạo chính quyền và lãnh đạo tinh thần không nên trộn lẫn với nhau, nhưng bổ sung cho nhau, đó mới là cách tôn trọng lãnh vực chuyên môn lẫn nhau và có như vậy mới tránh bị tôn giáo khuynh đảo chính quyền, đưa đến những hệ quả không tốt như miền Nam trước 1975.
Đây là bài học xương máu mà người Việt Quốc Gia nên để ý, hầu rút ra những kinh nghiệm quý báu sau khi chính quyền dân chủ thay thế bạo quyền Cộng Sản trong tương lai. Tôn giáo giúp chính quyền để lo cho dân được ấm no, hạnh phúc, an lạc về mặt tinh thần, còn việc điều hành đất nước có những người được đào tạo chuyên môn khác đảm trách.
Trương Minh Hòa
No comments:
Post a Comment