Monday, June 2, 2008

Thủ Đoạn của Việt Cộng

Thủ Đoạn của Việt Cộng và Chuyện từ Tên Little Saigòn Đến Việc Bãi Nhiệm Một Nghị Viên

Đặng thiên Sơn

Trong sinh hoạt hàng ngày, bất cứ lãnh vực nào cũng có ngôn ngữ riêng. Những ngôn ngữ này có tính phạm trù, nên khi nói ra người ta có thể hình dung được sự liên hệ tới nó. Trong lãnh vực chính trị, danh từ thủ đoạn là một thứ ngôn ngữ được thường xuyên dùng đến. Những người hoạt động chính trị, những tổ chức chính trị, những đảng phái chính trị, thường áp dụng thủ đoạn ngay trong nội bộ và ngoài công chúng.

Thủ đoạn là chiến thuật, chiến lược. Chiến thuật là kế hoạch có tính cách tạm thời, ngắn hạn. Còn chiến luợc là kế hoạch có tính cách trường kỳ, dài hạn. Cả hai chiến thuật và chiến luợc đều là phương pháp, đường hướng của mánh khóe, đòn chơi, cách chơi. Khi đã nói đến mánh khóe, đòn chơi thì sẽ có chơi xấu, chơi ăn gian, chơi hạ cấp và chơi ngay thẳng, chơi sòng phẳng, chơi trong sáng. Do đó, bản chất của thủ đoạn không hẳn là một cái gì xấu, mà chỉ có người áp dụng mới xấu, đáng khinh. Dùng thủ đoạn mờ ám là lối “bá đạo”, còn trong sáng là lối “vương đạo”.

Trong cuộc xung đột chính trị của dân Việt Nam giữa hai miền Nam Bắc, tức giữa những người theo chủ nghĩa Cộng sản và những người theo chủ nghĩa Quốc gia Dân tộc. Những người CS phần nhiều là thành phần thất học, làm nghề thiến heo, chăn trâu, chăn bò, đầu trộm, đuôi cướp và không có nhân bản nên họ đã dở thủ đoạn theo lối “bá đạo”. Bọn người này đã dùng dao găm, mã tấu, súng, đạn kê vào cổ, bắt ép mọi người phải nghe theo. Họ có châm ngôn để hành động là “cứu cánh biện minh cho phương tiện” và “giết lầm hơn bỏ sót”.

“Cứu cánh biện minh cho phương tiện” ý nói “kết quả việc làm sẽ biện hộ cho cách hành động”. Cụm từ này được trình bày trong triết học Duy vật sử quan và Duy vật biện chứng của Karl Max và Engghen, hai tổ sư của chủ thuyết cộng sản. Hồ Chí Minh đã học cụm từ này tại trường Chính Trị Đông Phương Stalin bên Nga năm1924.

Còn “giết lầm hơn bỏ sót” ngụ ý là “thà giết oan một người còn hơn là không giết ” tư tưởng nầy của Mao Trạch Đông, được Hồ Chí Minh áp dụng trong cuộc Cải Cách Ruộng Đất sau kỳ đại hội Ban Chấp Hành trung ương đảng CS kỳ II vào cuối năm 1951. Ngoài mặt, Cải Cách Ruộng Đất giải thích là một phương thức cách mạng “đấu tranh giai cấp”, nhằm phát triển kinh tế qua việc thành lập các nông trường, công trường tập thể. Nhưng thực chất, là một phương pháp để loại những người bị xếp vào thành phần “phản động”, chống “bác”, chống “đảng”. Đối tượng của Cải Cách Ruộng Đất là: Trí, Phú, Địa, Hàọ Việt cộng gọi là địa chủ, thân hào, nhân sĩ, tiểu tư sản nông thôn. Vì chủ trương “cứu cánh biện minh cho phương tiện” và “giết lầm hơn bỏ sót”, Việt cộng đã bắt bớ giam cầm, giết người thả giàn. Và cũng chính vì áp dụng thủ đoạn “bá đạo, tráo trở”, Việt cộng đã nuốt trửng miền Nam và làm cho hơn 3 triệu rưởi dân Việt phải bỏ mạng, gần 2 triệu người khác phải bị tật nguyền.

Ngược lại, những người Quốc gia Dân tộc là thành phần có học, có nhân bản nên đã dùng thủ đoạn theo lối “vương đạo”. Họ dùng lý luận để thuyết phục đối tượng. Trong đó, đời sống con người thể hiện qua hai phần tâm linh và vật chất của tri‰t h†c Platon, Duy tâm cỗ Hy lạp và Tư bản luận của Adam Smith. Họ không dùng sức mạnh, không dùng bạo lực bắp ép mọi người nghe theo. Họ biết lắng nghe tiếng nói đối lập, biết tôn trọng tự do, nhân quyền và sinh mạng con người.

Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, hầu như mọi người đều nghĩ là “game đã over”. Tức cuộc chiến đối đầu ý thức giữa hai miền Nam- Bắc đã chấm dứt, không còn nữa. Nhưng chỉ chừng vài tháng sau, khi những Quân - Cán - Chính VNCH bị Việt cộng lừa bịp bắt vào tù, nhưng gọi là Học Tập Cải Tạo 10 ngày, 1 tháng. Và sau đó, khi chúng bắt đầu thực hiện việc “ăn cướp có giấy phép” qua thủ đoạn đổi tiền, đánh tư sản, ép dân đi kinh tế mới để chiếm nhà, chiếm đất, đã mở đầu cho các cuộc hành trình đi tìm tự do của người miền Nam. Cuộc hành trình này rất đắt giá. Phải đổi bằng mạng sống của cá nhân hay toàn bộ gia đình. Sự kiện này đã cho thấy “game chưa over” như mọi người đã tưởng.

Người ta có thể chấp nhận suy nghĩ của đồng bào trong nước, khi họ cho rằng “game đã over”, vì ở vào trường hợp không thể nghĩ khác hơn. Ngoại trừ, những người can đảm, tiêu biểu như: linh mục Nguyễn văn Lý, bác sĩ Phạm hồng Sơn, luật sư Nguyễn chí Quang, luật sư Nguyễn thị Công Nhân, luật sư Nguyễn văn Đài, nhà văn Trần khải Thanh Thủy, nhà báo Nguyễn vũ Bình vân vân. Nhưng đối với gần ba triệu người Việt sống lưu vong tại hải ngoại, đang bị Việt cộng quấy phá và muốn khống chế, nắm đầu, xỏ mũi, thì trong chừng mực có thể nói ý niệm “game đã over” cần xét lại.

Nếu ví cộng đồng người Việt quốc gia hải ngoải là rừng cây, thì rừng cây này chưa muốn yên, vì trong 33 năm qua chúng ta vẫn đấu tranh cho tự do, dân chủ của đất nước. Và nếu ví Việt cộng là gió, thì trong 33 năm qua bọn thổ phỉ VC vẫn và đang tiếp tục cày người để gây xáo trộn, chia rẽ cộng đồng VN hải ngoại. Điều này, cho thấy thực tế là “Cây cũng chẳng muốn lặng” mà “Gió cũng chẳng muốn ngừng”.

Do đó, phải cần xác định lại vị trí mấy chữ “game đã over” nằm ở chỗ nàọ Nếu nói, với ý nghĩa là cuộc chiến bằng súng đạn đã kết thúc. Điều này thì đúng! Nhưng kể cả toàn bộ của cuộc xung đột, thì chưa! Bởi cốt lõi triết lý cộng sản và tự do nhân bản theo suy nghĩ của hai khối vẫn còn trong vòng tranh chấp và chưa giải quyết xong. Vì vậy, sự đối chọi giữa người Việt hải ngoại và bạo quyền Việt cộng xảy ra như hiện nay, mà mọi người đã thấy, thì đây chỉ là sự chuyển hướng của cuộc xung đột. Điều này chứng minh “game chưa over”. Và càng được rõ ràng hơn nữa, là qua nghị quyết 36 của Việt cộng “về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài”, đã viết: “ Hiện nay có khoảng 2,7 triệu người Việt Nam đang sinh sống ở gần 90 nước và vùng lãnh thổ, trong đó hơn 80% ở các nước công nghiệp phát triển, phần đông bà con ngày càng ổn định cuộc sống và hoà nhập vào xã hội nơi cư trú, có vị trí nhất định trong đời sống kinh tế, chính trị - xã hội ở nước sở tại, có tác động ở mức độ khác nhau tới mối quan hệ giữa các nước đó với Việt Nam …

Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài có tiềm lực kinh tế nhất định, có mối quan hệ với nhiều doanh nghiệp, tổ chức kinh tế nước ngoài và quốc tế, có khả năng tìm kiếm đối tác và làm cầu nối với các doanh nghiệp, tổ chức trong nước. Nhiều trí thức có trình độ học vấn và chuyên môn cao; một số người giữ vị trí quan trọng trong các cơ quan, cơ sở nghiên cứu, đào tạo, các công ty và tổ chức quốc tế, có khả năng tạo dựng quan hệ với các cơ sở kinh tế, khoa học ở nước sở tại ...”.

“ Một bộ phận đồng bào do chưa có dịp về thăm đất nước để tận mắt thấy được những thành tựu của công cuộc đổi mới hoặc do thành kiến, mặc cảm, nên chưa hiểu đúng về tình hình đất nước. Một số ít người đi ngược lại lợi ích chung của dân tộc, ra sức chống phá đất nước, phá hoại mối quan hệ hợp tác giữa nước sở tại với Việt Nam.

Nhu cầu giao lưu văn hoá giữa cộng đồng với đất nước, giữ gìn và phát triển tiếng Việt trong cộng đồng là rất lớn và trở nên bức thiết song chưa được đáp ứng. Sự đóng góp của bà con vào công cuộc xây dựng đất nước, nhất là về trí thức, chưa tương xứng với tiềm năng của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài”.

“Đảng và Nhà nước ta luôn luôn coi cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam, đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách rộng mở và biện pháp cụ thể nhằm tạo điều kiện ngày càng thuận lợi hơn cho đồng bào về thăm đất nước, người thân, đầu tư, kinh doanh, hợp tác khoa học - công nghệ, hoạt động văn hoá - nghệ thuật. Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài đã được đổi mới và đạt được những kết quả đáng kể cả ở trong và ngoài nước. Công tác thông tin, văn hoá phục vụ cộng đồng từng bước được tăng cường, nhất là trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình và qua mạng Internet. Sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, chính quyền địa phương và các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài đã có chuyển biến tích cực”.

Qua phần trích dẫn trên, người ta đã thấy CSVN chính thức ra chỉ thị cho Việt cộng nằm vùng tại hải ngoại, tức các Lãnh sự của chúng thi hành. Ngoài ra, còn bật đèn xanh và cung cấp tiền bạc cho bọn Việt gian thân cộng, bọn đón gió trở cờ, bọn tỵ nạn quên quá khứ hướng về tương lai, ra tay phát động chiến dịch gây rối cộng đồng người Việt hải ngoại. Việc cộng làm như vậy với mục đích khống chế kinh tế và phá tan ý chí đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền Việt Nam của người Việt hải ngoại.

Để thực hiện ý đồ này, Việt Cộng đã không gần ngại bỏ ra hàng năm cả 500 triệu đô la, để đạt cho được phần thắng cuối cùng trong cuộc xung đột ý thức hệ. Năm trăm triệu đô la không phải là số tiền nhỏ, mà là số tiền rất lớn, đáng kể. Đây là số tiền mà VC đã ăn cướp, đã rút chận và tồn trử tại các ngân hàng nước ngoài, nằm trong số tiền chúng thâu vào từ 4 đến 5 tỷ đô la, do người hải ngoại gởi về giúp đở gia đình hàng năm. Việt cộng đã dùng thủ đoạn lấy tiền của người hải ngoại, để đánh lại và tiêu diệt ý chí chống cộng của người hải ngoại.

Qua nghị quyết 36, Việt cộng nhận định:

- “Người Việt hải ngoại có tìm lực kinh tế cao”: Tức chúng đã nhắm vào túi tiền của người hải ngoại. Việt cộng đã coi cộng đồng VN hải ngoại là những con bò sữa để chúng vắt.

- “ Người Việt hải ngoại có học vấn cao”: Tức là chúng nhắm vào thành phần có bằng cấp cử nhân, tiến sĩ, bác sĩ, luật sư. Những hạng người mà Việt cộng vốn lâu nay thường lợi dụng sự ngây ngô chính trị của họ và coi như những cục phân.

- “Người Việt hải ngoại có chức vụ cao trong chính quyền nước ngoài”: Tức là chúng nhắm vào những người đang làm trong các cơ quan công quyền thuộc hành pháp và lập pháp. Đối với Việt cộng đây là những tên giao liên, kẻ dắt mối, đưa lối, chỉ đường.

- “Tăng cường lĩnh vực phát thanh, truyền hình , báo chí và Internet”: Việt cộng muốn nói đến thứ khí cụ hàng đầu, là phương tiện truyên truyền then chốt trong trận chiến giữa Việt cộng và Quốc gia tại hải ngoại, cần phải được thực hiện như là một hệ thống truyền thông quốc doanh.

Và cuối cùng, nghị quyết 36 đề cập tới: “Là có một số ít người đi ngược lại lợi ích chung của đất nước, đang ra sức chống phá”. Việt cộng tuy dùng chữ “một số ít”, nhưng không dấu được sự thật là cộng đồng Việt Nam tỵ nạn CS là một thực thể có sức mạnh đang làm chúng điên đầu, vì mỗi lần chúng công du ra nước ngoài để họp hành, lạy lục, van xin đều phải đi bằng cửa hậụ Luận điệu “một số ít”, y chang như luận điệu của bà Madison và những kẻ bợ … bà, khi cho rằng phát khởi sự bãi nhiệm chỉ là thất vọng của một số ít người trong việc chọn tên cho một khu thương mạị

Hiện nay, những thành phần Việt Nam tại hải ngoại được nghi quyết 36 VC nhắc nhở tới có rất nhiều, nếu không muốn nói là thặng dư. Đây là kết quả đáng mừng của người Việt sau những năm dài lưu vong. Nhưng vấn đề ở đây, là trong số đó có bao nhiêu người, đã đồng ý tự nhận mình là một bộ phận nằm trong quỹ đạo nghị quyết 36?

Thành phố San Jose, nơi có cái tên thơ mộng là “Thung Lũng Hoa Vàng”. Đây là cái tên mà người bản xứ đã đặt cho từ lâu, với bản sắc của những đồi hoa vàng rực rỡ vào mùa xuân. Nhưng kể từ khi người Việt đến định cư tại vùng đất này, nó có thêm một cái tên. Đó là “Thủ đô chính trị của người Việt tỵ nạn cộng sản”. Với tên này, một lần nữa, đã hùng hồn nói lên rằng: “GAME CHƯA OVER”. Vì chưa “over” nên tinh thần chống cộng đã bùng lên mạnh mẽ qua vụ nghị viên Madison Nguyễn. Trong cuộc đấu tranh này, đã làm lộ chân tướng nhiều nhân vật tên tuổi trong cộng đồng.

Với sự ra mặt một cách hăng hái, cuồng nhiệt của những người làm nhiệm vụ tâng bốc thành tích và bảo vệ cái ghế nghị viên của bà Madison, đã không tránh khỏi khiến người ta đồn đãi rằng: “Đã thể hiện đầy đủ tinh thần nghị quyết 36 của Việt cộng”.

- Về vấn đề “tìm lực kinh tế” người ta thấy sự lộ diện công khai của ông Henry Le tức Lê văn Hướng, chủ nhân hệ thống bánh mì thịt nguội Lee’s Sandwiches. Ông này, nhiều năm qua, mọi người biết đến như là một đại gia người Mỹ gốc Việt nhờ gói bánh mì (?) mà trong tay đã có hàng trăm triệu mỹ kim. Nhưng để rồi một sớm, một chiều, bất ngờ ông ta xuất hiện trong buổi điều trần của HĐTP ngày 4/3/08. Trong phiên họp, ông Henry Le đã đưa ra danh sách 92 cơ sở trên đường Story, giả nhiều, thật ít, để chống lại cái tên “Little Saigòn”. Cái tên biểu tượng cho sự chống cộng.Với thái độ quyết liệt này, người ta có thể kết luận, ông Henry Le không còn đơn thuần là “anh gói bánh mì thịt nguội” nữạ Và mọi người không còn thấy lạ khi nói đến những chuyến đi đi, về về Việt Nam của ông để nghiên cứu mở hãng xưởng làm ăn với VC. Cũng như ngày nào ông đã đón chào, diện kiến tên trùm VC Nguyễn minh Triết tại Nam Calị

- Về vấn đề “những người có học vị cao” tiêu biểu, người ta thấy có bác sĩ Nguyễn xuân Ngãi, luật sư Nguyễn hữu Liêm. Từ việc chọn tên “Little Saigon” cho khu thương mại đến việc bãi nhiệm Madison. Hai người này mỗi lần mở miệng trên đài phát thanh, trên đài truyền hình hay trên báo chí đều nói lên đức độ, tài năng, công lao của bà nghị viên đối với cộng đồng, để phản bác lại chủ trương bãi nhiệm cộng đồng đang tiến hành như là một chuyện sai quấy, một việc làm vô vọng.

Khi nghe hai ông trí thức này phân bua, giải thích, biện hộ cho bà nghị viên “ăn cháo đái bát” với những ý tưởng đại loại như: “Chiếc ghế nghị viên đơn vị 7 là của người Việt Nam truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác, chúng ta đều có bổn phận và trách nhiệm phải giữ gìn bảo vật đó, đừng để lọt vào tay sắc tộc khác … nên không nên bãi nhiệm ”. Người ta có cảm tưởng là các ông đang nhắm mắt, bịt mũi, mới có đủ can đảm để nói lên những câu rất khó nghe lẫn khó ngữi như vậỵ Đây, đúng là sự phát ngôn của bọn người mà Việt cộng thường ví như là những cục phân. Trong trường hợp này, ở đây, là hai cục … đang bón cho thân cây Madison.

- Về việc “người Việt giữ chức vụ cao trong chính quyền sở tại” được hiểu là một nhu cầu có lợi cho Việt cộng. Điều này được trả lời rõ ràng qua việc bà Madison, đã hướng dẫn chính quyền địa phương bác bỏ cái tên chống cộng “Little Saigon” cho khu thương mại đêm 20 /11/07. Từ quyết định của HĐTP, bà Madison đã lộ nguyên hình là thành phần không thể tách rời của “cộng đồng dân tộc Việt Nam” theo nghĩa nghị quyết 36 của Việt cộng. Đồng thời, bà nghiễm nhiên trở thành là một “một bộ phận tách rời” cộng đồng San Jose nói riêng và hải ngoại nói chung.

Với thủ đoạn dùng nghị viên Madison để chống lại cộng đồng. Việt cộng phần nào thu được lợi nhuận trong việc tạo chia rẽ, xách động bi quan về sự chọn người Việt đại diện trong các chức vụ dân cử. Việt cộng đã để lộ bài tẩy Madison. Nhưng Việt cộng cũng đã nắm được phương thức vận động các dân cử có màu da khác. Vì vậy, ở đây, cũng cần nói thêm, là trên cõi đời này, cho dù “da trắng, da đỏ, da đen hay da vàng”. Màu da nào cũng có thể bị mua chuộc bằng tiền tài và vật chất. Vì vậy, dù nghĩ rằng cộng đồng đã trưởng thành trong ý thức chính trị, nhưng trưởng thành không đồng nghĩa là có đủ kinh nghiệm. Nên mọi người cần phải thận trọng, bình tỉnh mới phát giác kịp thời âm mưu VC dùng người khác màu da, để đối phó lại với cộng đồng.

Riêng với bà Madison, bây giờ, có lẽ, bà đang hận cộng đồng chống cộng tại San Jose tới thấu xương. Nên có thể tiên đoán, là cộng đồng còn điêu đứng dài dài, khi bà chưa bị lôi xuống. Bà Madison đã hết đường chọn lựa. Cũng như vậy, cộng đồng không còn chọn lựa nào khác đối với một người quá tráo trở, lươn lẹo, là phải thực hiện bãi nhiệm thành công.

- Về “truyền thanh, truyền hình, báo chí”. Qua chương trình phát thanh, phát hình của Quê Hương và ấn bản báo Tin Việt News với nội dung ra sức binh vực, biện hộ và diễn đạt lạc hướng việc bãi nhiệm bà Madison một cách trơ trẻn, lố bịch, đã khiến người ta phải nghĩ, là các cơ quan truyền thông này nhận chỉ thị từ đâu đó, để làm chuyện như vậy.

Việc đài Quê Hương phỏng vấn ông Terry Trần, chồng bà Madison, để chứng minh bà Madison chẳng có liên hệ gì với Việt cộng hay cuộc phỏng vấn ông bác sĩ thông tim là câu chuyện khôi hài giữa Chú Cuội, Chàng Ngáo Ộp và Cô Đào Già Lẳng lơ. Để sau đó câu chuyện này được Cao Sơn lặp lại trên Tin Viêt News, là một kịch bản vô duyên của những người bí lối, cùng đường, quẩn trí làm bậy, nói bậy. Chúng ta cũng không nên quan tâm tới làm gì.

Khi viết những dòng này, tôi thừa nhận mình là người ủng hộ việc làm chính nghĩa lẫn chính đáng của Ban Đại Diện Cộng do ông Nguyễn ngọc Tiên làm Chủ tịch và Phong Trào Cử Tri Đòi Dân Chủ do ông Đỗ Hùng làm Phát ngôn viên trong việc đấu tranh đòi hỏi HĐTP phải thực hiện dân chủ. Và hiện tại là việc làm của Ủy Ban Bãi Nhiệm đang do các ông Lê Lộc, Thomas Nguyễn, Steve N, Hồ Vũ, Mỹ Phương, Lưu Phương và hàng trăm đồng hương trong khu vực 7 và ngoài khu vực 7 đang chung vai, sát cánh làm việc ngày đêm trong tiến trình bãi nhiệm bà Madison.

Viết để trình bày trước công luận về một vấn đề nhạy cảm, ảnh hưởng đến sự nghiệp chính trị một đời người, ảnh hưởng đến danh dự, tư cách của cá nhân mà tránh được ngộ nhận là theo phe bên này, đánh phá phe bên kia, không phải là chuyện dễ dàng. Điều này, xin dành lại cho đồng hương phán xét. Phần mình, tôi cảm thấy hài lòng là đã nói lên được cảm nghĩ của con người có lương tri, không lợi dụng giấy mực để diễn tả lời nói có tính cách hạ phẩm giá con người.

Qua nghị quyết 36, Việt cộng xử dụng những người mang danh tỵ nạn, những người khoát áo và trương cờ quốc gia qua cái vỏ nghị viên, thương gia, trí thức, truyền thông, báo chí để đánh phá cộng đồng chống cộng, đã cho thấy Việt cộng dùng thủ đoạn “Mượn dao giết người”. Nhưng tiếc thay, âm mưu thâm độc của chúng đã hoàn toàn thất bại, vì những con dao mà chúng xử dụng trong chuyện tranh chấp tên “Little Saigòn và bãi nhiệm một nghị viên” đã trở thành loại dao cùn, dao mẻ, dao rỉ sét, dao tà đầu trước chính nghĩa và trước sức mạnh đoàn kết của cộng đồng. Rốt cuộc rồi những con dao vô dụng kia sẽ bị Việt cộng đào thải, quăng vào sọt rác.

Đặng thiên Sơn

No comments:

Post a Comment