Sunday, September 14, 2008

Các chính đảng đối lập


Trần Thanh

Tiếp theo bài viết "Tâm sự của một cựu đại tá việt cộng"

Giới thiệu tóm tắt nhân vật:

- Ông Khải: Cựu đại tá việt cộng đã về hưu trên 20 năm, đảng viên cộng sản nhưng đã xin ra khỏi đảng từ khi về hưu. Ông đang là ủng hộ viên cho các phong trào đấu tranh dân chủ.

- Anh Tý cu li: Cháu đích tôn của ông Khải, công nhân hãng sản xuất xe gắn máy của Trung Quốc. Anh là thành viên của phong trào đấu tranh dân chủ tại Hà Nội.

*
* *

Ông Khải mở cái hộp nhựa trên bàn ra, bên trong là ba gói lá chuối gói thịt chó còn nóng hổi, thơm phức, mỡ chó rịn chảy ra ngoài. Đó là ba món chó nướng, chả chìa và rựa mận. Ông nói với anh Tý cu li:

- Đây là thịt của con chó cái màu vàng, thơm ngon lắm! Thịt chó vàng có thể giúp cho chúng ta thêm bổ về dương, tức bổ thận và bổ não!

Anh Tý hỏi:

- Sao ông biết đây là con chó vàng? Thịt chó vàng ăn bổ lắm hay sao?

Ông Khải đáp:

- Thằng trợ lý chủ quán nói cho ông biết như thế. Nhất mực, nhì vàng, tam khoang, tứ đốm. Chó mực dạo này hiếm lắm, đôi khi người ta phải đi lùng mua mãi tận bên Lào!

Anh Tý giúp ông nội bỏ các món ăn vào lò vi ba (micro-wave) hâm nóng lại. Ông Khải lấy chai rượu nếp than rót ra ly:

- Nào, ông cháu mình cùng uống với nhau ly rượu cho ấm bụng rồi lai rai nhậu thịt chó! Sống trên đời đớp miếng chó dồi ....

Anh Tý lăng xăng bày biện các món ăn trên bàn, nhất là dĩa rau húng, mắm tôm, ớt và củ giềng. Trong đầu anh còn rất nhiều những thắc mắc về chính trị, đây là cơ hội tốt để anh hỏi ông nội, vị "tổ sư bồ đề", được xem như La Sơn Phu Tử* của các nhân vật đấu tranh dân chủ tại Hà Nội. Ông Khải cầm đũa gắp một miếng thịt chó nướng:

- Cháu ăn đi. Có thắc mắc gì cháu cứ hỏi, ông sẽ chỉ dạy cho ....

Anh Tý nêu câu hỏi:

- Vừa rồi ông đã giảng cho cháu hiểu thế nào là đa nguyên đa đảng. Như vậy nếu mình muốn có dân chủ, nhân quyền thì mình phải có nhiều đảng phái đối lập phải không ông?

Ông Khải hỏi lại:

- Theo như cháu hiểu, thế nào là đảng đối lập?

Anh Tý đáp:

- Đối lập tức là chống đối lại chính quyền .... Vậy đảng đối lập tức là đảng chống đối lại chính quyền ....

Ông Khải hỏi tiếp:

- Vậy hiện nay trong nước ta có đảng nào gọi là đảng đối lập không?

- Có chứ ạ. Đó là đảng Dân Chủ 21, đảng Thăng Tiến, đảng 8406 ....

Ông Khải lắc đầu:

- Cháu hiểu lầm rồi. Khi tìm hiểu một vấn đề gì, ta phải tìm hiểu tận gốc và ĐI TỪ GỐC ĐI LÊN. Đừng có hớt cái ngọn hoặc giải quyết vấn đề bằng cách hớt ngọn. Cái gốc nó sẽ tiếp tục đẻ ra cái ngọn thì mình sẽ không bao giờ giải quyết dứt điểm được vấn đề. Vậy trước hết, ông dặn cháu ba điều này, cần phải nhớ:

Một là, trước tiên là phải có một thể chế chính trị lành mạnh, thực sự dân chủ, lúc ấy mới nói chuyện đến các chính đảng đối lập. Cũng ví như, phải có xe Honda rồi thì mới bàn đến chuyện nên mua loại bình điện gì để chạy xe cho tốt. Nếu cháu đang đi xe đạp thì cháu có cần phải mua bình điện không, vậy thì bàn đến chuyện mua bình điện để làm gì? Người Mỹ có câu: - Chưa bắn được con gấu thì đừng có bàn đến chuyện đem bán da gấu! Mình đang sống trong một chế độ độc tài đảng trị khát máu (xe đạp) mà lại đòi đi mua cái bình điện xe Honda (đảng đối lập) thì làm sao gắn nó vào chiếc xe đạp được? Gắn ở chỗ nào? Hề quá!

Nếu cháu muốn biết thêm về đối lập chính trị thì cháu nên tìm đọc bài viết của giáo sư Nguyễn Văn Bông*

Hai là, các đảng "đối lập" đang hoạt động trong nước hiện nay không phải là đảng đối lập đúng nghĩa theo như khoa chính trị học đã định nghĩa. Họ giống như những cái bình điện của xe Honda treo trên tay lái của chiếc xe đạp, trang trí coi cho vui mắt. Chỉ trang trí cho vui thôi chớ không thể gọi đó là chiếc xe Honda được! Bản chất là xe đạp thì vẫn là xe đạp. Ông chưa cần nói đến yếu tố đối lập cuội hay không cuội.

Năm 1944 thằng Hồ nó thành lập ra cái đảng Dân Chủ để trang trí cho cái xe đạp của nó coi cho giống xe .... Honda. Đến năm 1988 thì đảng Dân Chủ bị giải tán. Rồi đến năm 2006, thằng Hoàng Minh Chính tuyên bố "phục hoạt" lại đảng Dân Chủ. Nó thêm con số 21 vào thành ra đảng Dân Chủ 21 cho có vẻ là đảng tân lập nhưng thực chất nó cũng chỉ là một vật trang trí cho cái "xe đạp" tức cái chế độ việt gian cộng sản bạo tàn, sắt máu!

Còn hai đảng Thăng Tiến và đảng 8406, ta cứ tạm cho họ là những người có thiện chí đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền và không phải là đảng cuội nhưng họ đang ở trong cái tình thế giúp phần tô vẽ thêm cho cái chế độ việt gian cộng sản, làm cho thế giới hiểu lầm rằng ở Việt Nam đang có các chính đảng đối lập (đa đảng)!

Ba là, đảng đối lập - hiểu theo đúng nghĩa chính trị của nó- không phải là đảng chống đối lại chính quyền. Nó có ba nhiệm vụ chính, đó là giám sát, chế tài và hợp tác với chính quyền để cùng nhau xây dựng một đất nước giàu mạnh. Cháu nên tìm đọc tài liệu trên internet để hiểu rõ thế nào là một đảng phái chính trị (political party)

Nếu căn cứ vào định nghĩa chính trị về chính-đảng thì cái đảng Cộng Sản Việt Nam hiện nay chỉ là một đảng cướp và đảng Dân Chủ 21 cũng chỉ là một đảng thảo khấu chính trị! Ở các nước dân chủ tại Âu Mỹ, các chính đảng nắm được chính quyền là nhờ thông qua các cuộc bầu cử, hay nói cụ thể hơn là nhờ lá phiếu của người dân. Còn đảng Cộng Sản Hồ Tặc nắm được chính quyền là nhờ .... LƯỜNG GẠT hồi năm 1945, và sau đó bọn chúng củng cố địa vị lâu dài bằng cách khủng bố, GIẾT HAI TRIỆU người hồi những năm 1951 - 1956 mà chúng gọi là "cải cách ruộng đất"!

Theo bài viết của giáo sư Bông thì đối lập là một sự bất đồng về chính kiến, có tính cách tập thể và phải hợp pháp, tức là phải được chính quyền công nhận.

Nếu chiếu theo tiêu chuẩn "hợp pháp" thì chỉ có cái đảng Dân Chủ 21 của thằng Hoàng Minh Chính là hội đủ điều kiện vì nó được phục hoạt từ đảng Dân Chủ do thằng Hồ thành lập ra từ năm 1944! Đó là lý do vì sao thằng Hoàng Minh Chính chỉ muốn "canh tân" chế độ chớ không dám xóa bỏ cái chế độ cộng sản! Nó là con đẻ của đảng cộng sản thì làm sao nó dám phủ nhận mẹ đẻ của nó! Nó chỉ đi vận động, xin chữ ký để XIN hủy bỏ điều BỐN hiến pháp (!), hủy bỏ nghị định 31/CP và thành lập "hội chống tham nhũng"! Cái phong trào đòi hủy bỏ điều bốn hiến pháp và "tiểu diên hồng" là hai vở hài kịch do bọn việt gian cộng sản làm đạo diễn mà thằng Hoàng Minh Chính đóng vai chánh, được một số nhân vật ngây thơ chính trị và cò mồi chính trị ở hải ngoại hưởng ứng! Cả "sự nghiệp chính trị" của nó chỉ có như vậy!

Cho đến bây giờ những điều XIN-CHO của nó chưa được điều nào hết và mãi mãi sẽ không bao giờ được!

Giả sử việt cộng nó có hủy bỏ nghị định 31/CP đi chăng nữa thì nó sẽ ký cái nghị định khác còn tàn bạo hơn gấp mấy lần cái nghị định 31/CP! Độc tài đảng trị mà, nó muốn làm cái gì mà không được! Nó cho tay phải rồi lấy lại bằng tay trái mấy hồi! Cho nên vấn đề quan trọng là ta phải ĐẤU TRANH ĐỂ TRIỆT ĐỂ XÓA BỎ CÁI CHẾ ĐỘ BẠO TÀN, KHÁT MÁU. Phải bứng nguyên cái gốc cây đi và chặt hết tất cả rễ của nó chớ không phải giải quyết vấn đề bằng cách chặt những cành cây ở trên ngọn! Chỉ có những thằng đối lập cuội mới chủ trương như vậy! Bởi vì bọn chúng là những con ký sinh trùng ăn bám nhờ "đấu tranh chống cộng"! Ngoài ra, những thằng lưu manh, điếm đàng sống nhờ dịch vụ "từ thiện" cũng không bao giờ muốn xóa bỏ cái chế độ cộng sản!

Anh Tý thấy ông nội nói có vẻ gay gắt nên anh gắp một miếng chả chìa bỏ vào bát của ông:

- Ông ăn miếng này còn đang nóng kẻo nguội. Đúng như ông nói, thịt chó cái mà lại là chó vàng thì ngon quá!

Ông Khải cầm miếng chả chìa chấm vào dĩa mắm tôm có chanh ớt rồi đưa lên miệng nhai rau ráu một cách ngon lành. Tuy đã 80 tuổi nhưng ông vẫn còn tinh anh, khỏe mạnh, thường xuyên tập thái cực quyền mỗi sáng và nghiên cứu chính trị trên internet. Ông uống cạn ly rượu rồi hỏi thằng cháu:

- Như thế cháu đã hiểu rõ thế nào là đảng đối lập chưa?

Anh Tý gật đầu:

- Vâng, thưa ông cháu đã hiểu! Sẵn đây cháu xin hỏi ông: - cháu thấy có một số nhà dân chủ như anh Đỗ Nam Hải đã tuyên bố rằng anh đấu tranh trong khuôn khổ tôn trọng luật pháp của nhà nước và đấu tranh bất bạo động, như vậy có phải anh ta là loại "đối lập hợp pháp" như cái đảng Dân Chủ 21 của ông Hoàng Minh Chính hay không? Ngoài ra, cháu thấy ở hải ngoại có cái đảng Việt Tân cũng thường tuyên bố là họ đấu tranh bất bạo động nhằm "canh tân" đất nước. Họ có phải là .... con đẻ của đảng Cộng Sản hay không?

Ông Khải hít một hơi thuốc lào kêu ro ro thật là vui tai. Ông khẽ ngửa cổ lên và thở ra một luồng khói trắng dày đặc. Trời đã tối hẳn, khí trời tháng mười hơi se lạnh nên khói thuốc lào vẫn còn quyện trong căn gác xép bé nhỏ, hòa lẫn với mùi thịt chó và rượu nếp than, những món ăn truyền thống của người miền bắc. Bỗng nhiên ông Khải cười khà khà một cách khoái chí. Ông thích thú nhìn thằng cháu của ông và khen ngợi:

- Cháu khá lắm! Biết đặt câu hỏi như vậy tức là cháu đã tìm ra câu trả lời tới 50 phần trăm rồi! Thằng Đỗ Nam Hải là thằng cò mồi chính trị do bọn việt gian cộng sản nặn ra, phối hợp với đám chó săn ở hải ngoại thổi ống đu đủ, đưa nó lên tuốt lên mây, tới cái mức mà "danh tiếng" của nó vang tới tận tai ông tổng thống Bush, khiến ông phải gọi điện thoại hỏi thăm! Qua sự kiện đó, thế giới đã đánh giá rằng Việt Nam đang có "dân chủ" vì có "nhà bất đồng chính kiến" trí thức, trẻ tuổi đang bị quản thúc trong nước! Còn cái gọi là đấu tranh "bất bạo động" của đảng Việt Tân chính là hình thức quỳ lạy XIN-CHO mà bọn việt gian cộng sản rất mong muốn các tổ chức đấu tranh làm như vậy! Cứ làm đơn hoặc thỉnh nguyện thư, gởi lên bọn chúng rồi ngồi chờ khoảng ..... 100 năm sau sẽ được giải quyết!

Đảng Việt Tân chính là đảng cướp và là cánh tay nối dài của bọn cộng sản. Bọn chúng nguy hiểm ở chỗ chúng khoác áo người "quốc gia" để ....."chống cộng"! Rất nhiều người đã bị lầm, trao duyên lầm tướng cướp, tan nát cuộc đời và vô hình chung họ đã tiếp tay với bọn cướp để phản dân hại nước!

Nghe ông nội giảng, anh Tý vô cùng thích thú vì được mở mang thêm kiến thức. Anh hứng chí làm một miếng rựa mận còn nóng hổi, thơm phức và đồng thời chiêu thêm một ngụm rượu nếp than để lấy .... can đảm hỏi tiếp một câu hơi khó trả lời:

- Thưa ông, theo như lời ông thì các đảng phái hoạt động công khai trong nước hiện nay thì hoặc họ là đảng phái cuội hoặc là các đảng vô tình giúp đánh bóng cho chế độ việt gian cộng sản. Vậy thì theo ý ông phải hoạt động cách mạng như thế nào cho hữu hiệu?

Ông Khải bẻ một miếng bánh tráng, gắp một miếng thịt chó đặt lên đó rồi chấm vào dĩa mắm tôm:

- Hoạt động cách mạng có ba hình thức: bí mật, bán công khai và công khai. Hình thức bí mật thì ta miễn bàn ở đây vì nó là .... bí mật! Bán công khai là hình thức đấu tranh một cách gián tiếp nhưng không trực tiếp ra mặt đối đầu với việt cộng. Ví dụ như những người dân tiếp tế, ủng hộ tinh thần và vật chất cho những người dân oan hoặc những người biểu tình, những giáo dân đang cầu nguyện đòi công lý ..v..v.. Và cuối cùng là hình thức công khai đấu tranh. Nếu đã công khai ra mặt đấu tranh thì những chiến sĩ đấu tranh nên sẵn sàng đón nhận cái chết như những chiến sĩ cảm tử thuộc phi đội Thần Phong của Nhật Bản khi ra trận. Những cá nhân hoặc tổ chức nếu đã chấp nhận đấu tranh công khai thì nên can đảm NÓI THẲNG RA VẤN ĐỀ LÀ TOÀN DÂN KHÔNG CHẤP NHẬN SỰ CAI TRỊ CỦA BỌN CỘNG SẢN DƯỚI BẤT CỨ HÌNH THỨC NÀO. Nghĩa là bọn việt gian cộng sản, nếu biết điều thì phải tự nguyện rút lui, còn nếu không rút lui thì toàn dân sẽ nổi dậy lật đổ bọn chúng! Tất cả những tên đầu sỏ, tội đồ của dân tộc sẽ bị đưa ra tòa, hình phạt nhẹ nhất là tử hình! Tất cả tài sản ăn cướp của bọn chúng phải được trao trả cho toàn dân. Tất cả những tên tay sai làm chó săn cho bọn việt gian cộng sản cũng phải bị trừng trị, ví dụ như đảng Việt Tân!

Một khi lòng dân đã không thuận rồi thì có mười thằng Mỹ muốn "giúp việt gian cộng sản được xuống cọp an toàn" thì cũng vô ích. Không có sức mạnh gì có thể cản được một khi nước đã muốn lật thuyền! Thằng Trung Cộng ở kế một bên cũng không thể nào can thiệp được! Ngay cả cái tập đoàn đại gian ác của Trung Cộng cũng không thể nào biết bọn chúng sẽ bị toàn dân nổi dậy lật đổ và hỏi tội bất cứ lúc nào!

Đối với những đảng phái chọn hình thức công khai đấu tranh, khi được truyền thông ở hải ngoại phỏng vấn thì nên nói thẳng vấn đề. Không nên nói một cách nửa vời, kiểu như đấu tranh là để đòi lại các thứ chổi cùn và rế rách, còn cái nhà thì không dám đòi lại! Nhà của chúng ta thì chúng ta phải đòi lại chớ tại sao chỉ dừng lại ở những cái cối đá, cái nồi đất, cái chổi cùn và rế rách? Và nếu việt cộng nó trả lại những thứ này thì thỏa mãn, thôi không đấu tranh nữa? Ông chỉ giả sử như vậy thôi chớ toàn dân ta đòi chổi cùn và rế rách đã hơn 60 năm nay rồi mà chúng nó chưa bao giờ trả lại bất cứ một thứ gì, dù là nhỏ nhất!

Sở dĩ chúng ta phải nói thẳng vấn đề là để tránh cho thế giới hiểu lầm chúng ta là những chính đảng đối lập (political party), nghĩa là Việt Nam dưới sự cai trị của việt cộng, đang được hưởng tự do, dân chủ và có các đảng phái đối lập! Chúng ta không phải là những chính đảng đối lập! Chúng ta là những người làm cách mạng thuộc những đảng phái cách mạng, quyết tâm xóa bỏ toàn bộ cái chế độ cộng sản hung tàn, bạo ngược để xây dựng một chế độ mới tự do và dân chủ!

Được ông nội truyền dạy cho những bài học kinh nghiệm về đấu tranh cách mạng, anh Tý mừng rỡ vô cùng. Anh hăng hái đi nướng thêm bánh đa (bánh tráng) để hai ông cháu tiếp tục nhậu với thịt chó. Ông Khải tiếp tục khoan khoái nhâm nhi ly rượu nếp và món rựa mận mà ông rất ưa thích. Cả cuộc đời của ông là một chuỗi những ngày buồn dài lê thê đầy những oan trái và bất đắc chí. Chỉ may mắn lắm mới có một đôi lúc được vui và thư thái về tinh thần như giây phút này. Dù đang nói chuyện với thằng cháu nhưng ông có cảm tưởng như ông đang nói chuyện với một người bạn cố tri! Nếu mai đây ông có chết thì đã có thế hệ trẻ nối tiếp ngọn lửa đấu tranh của cha ông để lại, vong hồn tổ tiên ông nơi đảo Tahiti ở Thái Bình Dương chắc cũng không đến nỗi tủi hổ!

Ông Khải tiếp tục hâm nóng các món nhậu chứa trong cái lẩu đặt trên bàn và đưa mắt nhìn đứa cháu:

- Cháu còn thắc mắc gì không cứ việc hỏi. Ông còn sống ngày nào thì ông sẵn sàng chỉ dạy cho cháu ngày đó miễn là cháu chịu học. Cháu phải luôn ghi khắc trong tim điều này: ông tổ gia phả nhà ta mang họ Nguyễn, đã từng thi đỗ phó bảng, từng làm quan lớn dưới triều Nguyễn, đã từng phò vua Hàm Nghi lập hịch Cần Vương chống Pháp. Tiếc rằng sau đó ngài đã bị giặc Pháp bắt, bị đày đi đảo Tahiti rồi chết đó! Ông cố nội của cháu là đảng viên Việt Nam Quốc dân đảng, rất giỏi Pháp Văn và Hán văn, đã bị giặc Pháp xử chém năm 1933! Lúc ấy ông còn nhỏ nên có người lén đưa vào thuộc địa Nam Kỳ, đổi họ Nguyễn thành họ Huỳnh, làm con nuôi gia đình một người giàu có. Ông lớn lên ở đất Nam kỳ thuộc địa, đậu tú tài Pháp rồi đi theo Việt Minh chống Pháp. Ông là người trí thức nên bọn việt gian cộng sản rất ghét, thường xuyên trù dập nên cuộc đời binh nghiệp chỉ lên đến cấp đại tá là hết! Ông may mắn còn được thừa hưởng chút văn hóa, chữ nghĩa của tổ tiên để lại, đó là chữ Tàu, tiếng Pháp và tiếng Ăng Lê. Dù đó là văn hóa ngoại lai nhưng thế hệ của ông còn được gọi là có chữ nghĩa. Đến đời bố của cháu và cháu, sống dưới chế độ "bác Hồ" thì hoàn toàn dốt đặc, chữ Việt đọc chưa thông, viết chưa thạo, đừng có nói gì đến các ngoại ngữ như Anh, Pháp, Hán văn! Tủi hổ và buồn lắm! Đáng lẽ "con hơn cha là nhà có phúc" nhưng đằng này, các thế hệ càng về sau thì càng tàn lụi! Đó là những tội ác tày trời của thằng Hồ tặc và cái tập đoàn ăn cướp đại gian ác của hắn!!!

Nghe ông nội kể về gia phả, anh Tý không khỏi ngỡ ngàng và tự hào. Không ngờ tổ tiên của anh đã từng là những người tài cao học rộng, khí phách hiên ngang đến thế! Vậy mà đến đời bố anh thì gần như bị thất học. Bố anh chỉ mới học đến lớp tám là bị cưỡng bức đi vào Nam xâm lược. Còn thân phận anh thì cũng chỉ học dở dang đến lớp 11 thì phải nghỉ học, đi bán chợ trời rồi nhờ ông nội chạy chọt xin vào làm công nhân trong hãng chế tạo xe gắn máy của Trung Quốc! Anh Tý tiếp tục hỏi ông:

- Hiện nay giới sinh viên đang chuẩn bị biểu tình lớn vào ngày 14 tháng 9 để phản đối Trung Cộng xâm chiếm hai đảo Hoàng-Trường Sa. Ông có ý kiến gì về chuyện này không?

Ông Khải:

- Đây có thể là một âm mưu của bọn việt gian cộng sản nhằm làm lu mờ cuộc đấu tranh của giáo dân giáo xứ Thái Hà! Bọn chúng sẽ ngấm ngầm lèo lái cuộc biểu tình theo từng bước:

+Bước một, "phản đối" Trung Cộng và cũng để làm một màn trình diễn "dân chủ" để làm hài lòng thằng thứ trưởng ngoại giao của Mỹ đến thăm Hà Nội hôm 12 tháng 9. Đây lại là một màn moi tiền đô la để đem cống nạp cho thằng bố đẻ của bọn chúng là Trung Cộng!

+Bước hai, kêu gọi người Việt trong và ngoài nước cùng hợp tác với chính quyền Việt Cộng, cùng đứng dưới bóng cờ đỏ sao vàng để "chống" giặc ngoại xâm Trung Quốc, vốn là bố đẻ của bọn việt gian cộng sản!

+Bước ba, trong khi dư luận trong và ngoài nước đang lo chúi đầu chú ý vào cuộc biểu tình thì bọn chúng sẽ thẳng tay đàn áp cuộc đấu tranh của giáo dân giáo xứ Thái Hà và dập tắt luôn!

Anh Tý:

- Chúng cháu đang chuẩn bị làm những câu khẩu hiệu treo nơi công cộng, đòi đa nguyên đa đảng, xin ông cho biết nên viết câu gì thiết thực nhất?

Ông Khải:

Như ông đã phân tích: đòi đa nguyên đa đảng là vô ích. Mình đang đi xe đạp mà cứ đòi cái bình chứa xăng cho xe Honda thì đòi để làm gì? Phải đòi cho được cái xe Honda rồi mới đòi quyền được mua xăng chứ! Chiếc xe Honda có thể ví như chế độ chính trị tự do dân chủ, còn quyền được mua xăng chính là đa nguyên đa đảng! Câu khẩu hiệu phải như thế này:

- ĐẢNG VIỆT GIAN CỘNG SẢN PHẢI CÚT VỀ TÀU! NẾU KHÔNG CÚT THÌ TOÀN DÂN SẼ NỔI DẬY LẬT ĐỔ CHÚNG BAY!

Phải có lập trường chính trị dứt khoát là quyết tâm LÀM CÁCH MẠNG lật đổ bạo quyền. Tám mươi triệu dân trong nước không lẽ không đủ sức để lật đổ bọn chúng? Đó là chưa kể chúng ta đang được cộng đồng người Việt tại hải ngoại làm hậu thuẫn và được sự đồng tình ủng hộ của nhiều nước và nhiều tổ chức trên thế giới! Không cần phải súng ống gì cả, lực lượng công nhân viên chức và nông dân trong nước, khoảng 15 triệu người, với sự ủng hộ của công an và bộ đội cứ thay phiên nhau đình công, lãng công, sẽ làm tê liệt guồng máy quốc gia rồi làm cho cả chế độ của bọn việt gian cộng sản phải sụp đổ! Đây cũng là một hình thức đấu tranh bất bạo động nhưng không phải là đường lối XIN-CHO mà các đảng phái dỏm, cò mồi đang cố lèo lái chúng ta đi theo hướng đó! Và cháu cần nhớ điều này:

Thằng Nguyễn Tấn Dũng nó mới ký hiệp ước dâng luôn bốn thành phố cho giặc Tàu, đó là Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh và Lạng Sơn. Nó gọi là "hợp tác kinh tế" nhưng thực chất là dâng đất cho giặc Tàu. Bọn giặc Tàu sẽ nuốt hết đất nước chúng ta bằng hình thức xâm thực kinh tế, xâm lăng văn hóa, bằng nạn di dân, trộn dân, lai giống dân, đồng hóa ..v..v.. Như vậy là chỉ khoảng vài chục năm sau nước Việt Nam sẽ biến mất trên bản đồ thế giới! Việt Nam sẽ biến thành một quận của Trung Cộng!

Vấn đề Hải-Hà-Quảng-Lạng là vấn đề quan trọng, rất lớn mà ông không thấy tổ chức nào lên tiếng phản đối, vạch mặt bọn việt gian bán nước. Cứ lo quay lòng vòng trong cái vòng lẩn quẩn đòi "đa nguyên đa đảng" thật là lãng phí thì giờ và công sức đấu tranh! Ông nói thật với cháu: giả sử bọn việt gian cộng sản nó có nhường cho mấy cái tổ chức đấu tranh một phần ba số ghế trong bộ chính trị cũng không làm đếch gì được nó, bởi vì nó vẫn chiếm đa số, vẫn nắm quyền hành tuyệt đối! Quyền hành thật sự chỉ tập trung trong tay khoảng năm sáu thằng trong bộ chính trị, còn mấy thằng khác chẳng qua cũng chỉ là chầu rìa!

Nói đến đây bỗng ông Khải hỏi anh Tý về tình hình làm việc trong hãng:

- Dạo này cháu làm việc như thế nào? Bọn cố vấn Trung Cộng có tôn trọng người Việt mình không?

Như một đứa bé thường xuyên bị bắt nạt, nay được "mẹ" hỏi, anh Tý thoải mái trút bầu tâm sự:

- Ối dào, ông ơi, nói ra thêm buồn. Nhục lắm ông ạ! Bọn cố vấn Tàu rất lộng hành, tha hồ hiếp đáp người Việt mình mà không có ai dám làm gì bọn chúng! Cháu đã từng chứng kiến mấy thằng cố vấn Trung Cộng bóp vú mấy nữ công nhân người Việt ngay tại trong hãng!

Ông Khải cau mày:

- Bọn Tàu mất dạy! Thế mấy cô công nhân đó có báo cáo với ban giám đốc công ty hay không?

Anh Tý:

- Mấy cô đó kêu khóc, đi báo cáo với ban giám đốc. Sau đó ban giám đốc triệu tập một buổi họp gồm 300 công nhân và mời các cố vấn Trung Quốc tới dự để .... "hòa hợp hòa giải". Mấy thằng Tàu nó nói là công nhân Việt Nam "vu khống" các đồng chí chuyên gia Trung Quốc. Bọn chúng bắt các cô gái đó phải .... xin lỗi bọn chúng công khai trong buổi họp! Thật là ngược đời, vừa ăn cướp vừa la làng! Toàn bộ công nhân rất phẫn nộ, nhao nhao phản đối, đòi đình công và yêu cầu ban giám đốc phải có thái độ cương quyết để bảo vệ danh dự của người Việt. Nhưng ban giám đốc, cũng giống như .... bộ chính trị trung ương đảng, hai đầu gối đã quá mềm nên lưỡng lự, không dám lên án bọn cố vấn Tàu ..... Thế là thằng cố vấn Tàu bèn nổi giận tát luôn ông giám đốc hai bạt tai ngay trước mặt 300 công nhân người Việt! Vừa tát nó vừa chửi bằng tiếng Tàu có pha tiếng Việt: - Tỉu nà ma, ngọ tả nị xảy. Nị xực buồi pín! (đù má mày, tao đập chết cha mày! Mày ăn cặc tao!)

Trước tình trạng đó, toàn bộ công nhân bèn nổi loạn, đập phá bàn ghế và ùa lên sân khấu rượt mấy thằng cố vấn Trung Cộng. Nhưng may cho bọn chúng là trước khi họp, bọn chúng đã lường trước sự việc nên đã gọi sẵn công an đến canh gác ngay trong hội trường. Tuy vậy, mấy thằng Tàu cũng phải chạy trốn trong .... cầu tiêu, sợ hết hồn đến đái ỉa ra quần! Nếu không nhờ công an bảo vệ thì có lẽ bọn chúng đã bị tan xác vì sự phẫn nộ của giới công nhân!!!

Nghe xong câu chuyện của đứa cháu, ông Khải thở dài buồn rười rượi. Giọng nói của ông như lạc đi:

- Tổ tiên ta hiển hách chừng nào thì bọn chó việt gian cộng sản nó hèn và biến dân ta thành những nô lệ mạt hạng đến như vậy! Cháu biết không, trong hộp quà mà cháu gởi biếu ông có một tờ mẫu đơn ghi bằng chữ Tàu, nội dung là yêu cầu người công nhân nên "tình nguyện" tham gia vào câu lạc bộ thể thao và văn hóa. Thật ra, đây chính là một sự lừa bịp và ngụy trang. Bọn Tàu muốn những người dân trong bốn tỉnh Hải- Hà-Quảng-Lạng làm thủ tục xin được trở thành ..... kiều dân Trung quốc!!! Mình mà điền vào mấy tờ đơn đó tức là mình chối bỏ mình là người Việt và xin được trở thành người Tàu! Một hình thức ngụy trang để đăng ký "hộ khẩu" trở thành người Tàu!

Thấy ông nội buồn, anh Tý rụt rè hỏi một câu chót:

- Thưa ông, có một số người chủ trương rằng mình phải "đi sâu vào quỹ đạo của người Mỹ" để được người Mỹ che chở, chống lại bọn giặc Tàu xâm lược. Theo ý ông như thế nào?

Ông Khải thở dài ngao ngán:

- Hiện nay một số thằng chó săn cho việt gian cộng sản ở hải ngoại đang tích cực làm môi giới để lôi kéo người Mỹ can thiệp vào Việt Nam, để giúp bọn việt gian cộng sản được "xuống cọp an toàn", được "hạ cánh an toàn". Bọn chúng thường quảng cáo rùm beng rằng việt gian cộng sản ngày càng đang đi sâu vào quỹ đạo của người Mỹ!

Thật ra, chúng ta phải nhìn vấn đề như thế này: - việt gian cộng sản (nếu có) đi sâu vào ÂM ĐẠO của Mỹ thì ai sẽ được sướng? Hai thằng lưu manh đó nó địt đéo với nhau thì chỉ có bọn việt gian cộng sản và bọn chính quyền Mỹ, tư bản Mỹ bẩn thỉu nó SƯỚNG VỚI NHAU, chớ 83 triệu dân Việt đâu có sướng!!! Còn mấy thằng chó săn chầu rìa thì bất quá chỉ được liếm những chất nước nhờn rơi vãi ở bên ngoài! Tám mươi ba triệu người dân đen nghèo vẫn hoàn nghèo, vẫn tiếp tục phải đánh đổi bát máu để lấy bát cháo sống qua ngày! Theo sự thỏa thuận mua bán ngầm một cách bẩn thỉu, người Mỹ sẽ tiếp tục làm ngơ cho việt cộng đàn áp nhân quyền và tiếp tục ách cai trị độc tài đảng trị, đổi lại, bọn tư bản Mỹ sẽ được hưởng một số quyền lợi nào đó!!!

Một ví dụ cụ thể: sách báo của việt cộng tràn ngập ở hải ngoại trong khi đó sách báo ở hải ngoại thì bị cấm nhập vào trong nước. Sao người Mỹ không can thiệp? Rõ ràng là có một sự cấu kết bẩn thỉu giữa chính quyền Mỹ bẩn thỉu và bọn việt gian cộng sản thông qua cái đám chó săn làm môi giới cò mồi chính trị tại hải ngoại. Nếu văn hóa phẩm ở hải ngoại mà được tự do nhập vào Việt Nam thì ông bảo đảm chỉ trong vòng một năm là cái chế độ cộng sản sẽ bị sụp đổ!!!

Nói xong ông Khải đưa tay lấy cái điếu bát thuốc lào. Ông phải hút cho say để quên hết sự đời, quên bớt những phiền muộn mà đám chó săn đã từng làm cho cuộc đời ông bị đau khổ, làm cho đất nước ta mãi mãi phải khốn khổ, điêu linh. Và đó cũng là một trong những lý do mà ông thường hay nhậu thịt chó!

Trần Thanh
Ngày 13 tháng 9 năm 2008

* Chú Thích:

* Xin đọc Bài viết "Đối Lập Chánh Trị" của giáo sư Nguyễn Văn Bông

* Giáo sư Nguyễn Văn Bông đi du học tại Pháp, đậu bằng thạc sĩ luật. Khi về nước, ông được bổ nhiệm làm Viện trưởng Học viện quốc gia Hành chánh và sau đó được tổng thống Thiệu mời giữ chức Thủ tướng chính phủ. Ông là lãnh tụ đảng đối lập Quốc gia Cấp tiến. Tháng 11 năm 1971, ông bị việt cộng ám sát chết.

* Nguyễn Thiếp (1723 - 1804), tên hiệu thường gọi là La Sơn Phu Tử, người tỉnh Hà Tĩnh. Ngoài ra, ông còn có những tên hiệu khác do người đời phong tặng như: Lam Hồng Dị Nhân, Lạp Phong Cư sĩ ..v..v..

Ông học rất giỏi, từng thi đỗ làm quan dưới triều Lê, sau đó từ quan về ở ẩn, dạy học. Vua Quang Trung đã viết thơ mời ông ra cộng tác ba bốn lần, cuối cùng ông nhận lời nhưng khi vua Quang Trung mất, ông lại lui về ở ẩn cho đến khi mất.




Đối lập chánh trị - Nguyễn văn Bông -

I. Định nghĩa và các quan niệm về đối lập.

Nói đến Dân chủ là chúng ta nghĩ ngay đến vấn đề đối lập, mà đối lập là gì? Và được quan niệm như thế nào?

A. Định nghĩa.

Chúng ta đã dùng nhiều danh từ đối lập. Mà đối lập là gì? Thế nào là đối lập? Đứng về phương diện lịch sử mà suy xét, đối lập phát sinh ở sự thực hành chính trị và liên quan đến lịch trình biến chuyển của chế độ Đại nghị. Nói đến đối lập tức là nói đến cái gì ở ngoài đa số, ngoài chính phủ. Đối lập là khía cạnh nghị viện của vấn đề. Ý niệm đối lập cần phải được phân tích rõ ràng hơn nữa để phân biệt nó với những hiện tượng tương tự. Đối lập có ba đặc điểm: Một sự bất đồng về chánh trị, có tánh cách tập thể và có tính cách hợp pháp.

1. Trước nhất, đối lập phải là một sự bất đồng về chánh trị.

Hiện tượng đối lập chỉ có, khi nào những kẻ chống đối có thể tổng hợp lại tất cả những vấn đề được đặt ra , đưa những vấn đề ấy lên một mực độ đại cương và phán đoán theo một tiêu chuẩn chính trị. Có thể có một số đông người dân chận đường chận xá để phản đối một chính sách của chính phủ, có thể có một số đông sinh viên, một đoàn thể văn hóa hay tôn giáo biểu tình đòi hỏi những cái gì. Đành rằng những sự kiện ấy có thể có hậu quả chính trị, nhưng đó không phải là đối lập. Đó chỉ là một sự khước từ, kháng cự hay phản đối. Hiện tượng đối lập chỉ có, khi nào sự khước từ ấy, sự kháng cự ấy, sự phản đối ấy được chính trị hóa.

2. Là một sự bất đồng về chính kiến.

Đối lập phải có tính cách tập thể. Trong bất cứ lúc nào, luôn luôn có những người bất đồng chính kiến với chính quyền. Có thể có một thiểu số đông anh em, thỉnh thoảng họp nhau, rồi trong lúc trà dư tửu hậu, bàn quốc sự, có một thái độ chống đối đường lối, chủ trương của chính phủ. Đó là những kẻ chống đối, những cá nhân đối lập. Và những kẻ chống đối ấy có thể có trong chính thể Độc tài, Cộng sản. Đó không phải là đối lập.

Đối lập chỉ có khi nào sự bất đồng chính kiến ấy có tính cách tập thể, khi nào nó là kết quả biểu hiện một sự hành động có tổ chức của những kẻ chống đối. Nói đến sự hành động có tổ chức là nghĩ ngay đến chính đảng. Chỉ có đối lập khi nào có một chính đảng đối lập.

3. Là một sự bất đồng về chính kiến có tính cách tập thể, đối lập phải hợp pháp nữa.

Có thể vì một lý do gì mà một đoàn thể phải dùng võ lực chống lại chính quyền. Có thể vì một lý do gì mà một chiùnh đảng phải hoạt động âm thầm trong bóng tối. Những hành động ấy, đành rằng nó có tính cách tập thể và kết quả của một sự bất đồng chính kiến, không được xem là đối lập. Những hành động ấy chỉ được xem là những cuộc âm mưu phiến loạn hay kháng chiến, nó không còn là đối lập nữa. Vì đối lập chỉ hoạt động trong vòng pháp luật.

B. Các quan niệm về đối lập.

Một khi đã ý thức được danh từ "đối lập" và nhận định tầm quan trọng của nó trong cuộc sinh hoạt chính trị, vấn đề then chốt được đặt ra là xác định vị trí của đối lập trong các chính thể. Nếu tinh túy của dân chủ là lòng độ lượng, khoan dung và tự do chính trị, thì lẽ tất nhiên lòng độ lượng, khoan dung và tự do chính trị ấy được thể hiện trên bình diện chính trị, qua những quyền của đối lập và sự hiện diện của đối lập chỉ là kết quả của sự thừa nhận tự do chính trị.

Đối lập chỉ có giá trị và hiệu quả trong một chế độ mà triết học chính trị là Dân chủ tự do. Vì đối lập dựa trên tinh thần khoan dung, trên sự chiùnh đáng của bất đồng chính kiến. Vì thừa nhận tính cách tương đối của chân lý chính trị. Một quan niệm đối lập như thế, dựa trên Chủ nghĩa tự do, Chính thể độc tài không thể chấp nhận được. Trong chính thể này, chính quyền là tất cả, còn đối lập chẳng những vô ích mà còn nguy hiểm nữa. Vô ích vì những nhà độc tài luôn cho rằng ý thức hệ của mình là bất di bất dịch và vai trò của cơ quan công quyền không phải tìm lấy một ý chí đi sát với nguyện vọng của quốc gia mà trái lại chỉ có nhiệm vụ áp dụng mệnh lệnh của chính đảng nắm quyền lãnh đạo. Chẳng những vô ích, đối lập còn nguy hiểm nữa. Nguy hiểm cho sự thực hiện nguyện vọng của quần chúng, vì hành động của đối lập phân ly quần chúng. Bởi thế, đối lập cần phải được thanh trừng và những cái mà người ta gọi là Dân chủ, quyền tự do công cộng, những lợi khí mà đối lập dùng để họat động, lợi khí ấy cần phải được cấm nhặt.

Bị khước từ bởi những chính thể Độc tài, đối lập chỉ được thừa nhận trong chính thể Dân chủ, chẳng những trên bình diện triết lý chính trị, đối lập còn được chứng minh qua khía cạnh cuộc điều hành thực tiễn của định chế. Chính sự hiện diện của đối lập phản ảnh tính cách chân chính của ý chí quốc gia. Trong những chế độ mệnh danh là "nhất tề - nhất trí", trong những chế độ mà người ta chỉ nghe 99 phần trăm, đành rằng không phải không thể có được, nhưng sự vắng mặt của đối lập làm cho người ta lắm lúc phải hoài nghi. Chỉ trên bình diện thực tại, vai trò của đối lập chứng tỏ rằng, mặc dù bị loại ngòai hệ thống chính quyền, đối lập cần có mặt và phát biểu.

Một quan niệm quá ư rộng rãi về Dân chủ, lẽ tất nhiên - dựa trên một sự đối lập chân thành, xây dựng. Nhưng ý niệm đối lập ngày nay quá biến chuyển. Một hiện tượng mới đã xảy ra, một đối lập, không phải trong chính thể, mà chống chính thể Dân chủ, một sự đối lập hoàn toàn phủ nhận nguyên tắc Dân chủ, một sự đối lập về ý thức hệ. Tất cả vấn đề là thử hỏi, trước một sự đối lập như thế, thái độ của chính thể Dân chủ phải như thế nào. Một vấn đề hết sức phức tạp, tế nhị và trên bình diện quốc tế, những giải pháp bảo vệ chính thể Dân chủ tùy thuộc hoàn cảnh thực tại chính trị của mỗi nước.

Dù sao, để trở lại vấn đề đối lập trong chính thể Dân chủ, không ai có thể chối cãi tính cách chính đáng của sự hiện diện của đối lập. Nhưng đối lập, chẳng những phải có mặt mà còn phải có thể phát biểu nữa. Mà đối lập phát biểu để làm gì và hành động của đối lập sẽ có tác dụng gì trong guồng máy chính trị quốc gia? Và theo thủ tục nào, dưới hình thức nào, với những bảo đảm nào, đối lập có thể mạnh dạn và thành thực phát biểu ý kiến?

Đó là hai vấn đề cực kỳ quan trọng, vấn đề vai trò của đối lập và vấn đề qui chế của đối lập, hai vấn đề căn bản mà chính thể Dân chủ cần phải giải quyết một cách phân minh để ổn định cuộc sinh hoạt chính trị và để đối lập làm tròn sứ mạng của nó.

II- Vai trò của Đối Lập.

Trong chính thể Dân chủ thật sự, hiện diện của đối lập là một điều hết sức chính đáng. Chính đáng vì thừa nhận đối lập tức là thừa nhận tự do chính trị. Chẳng những chính đáng, đối lập lại còn cần thiết nữa. Cần thiết cho phẩm tính, đối lập còn cần thiết cho sự hiện hữu của chính quyền nữa. Trong cuộc sinh hoạt chính trị ổn định, đa số ở đâu ra, chính quyền hiện tại ở đâu ra, nếu không phải là sự kết tinh của sự tranh chấp với đối lập? Trên khía cạnh này, đối lập đóng vai trò căn bản, vai trò hợp tác với chính quyền, đó là hai khía cạnh của vai trò đối lập.

A. Vai trò hạn chế và kiểm soát chính quyền

1- Hạn chế và kiềm soát chính quyền.

Đó là một trong những hoạt động cốt yếu của đối lập ở bất cứ lúc nào trong cuộc sinh hoạt chính trị. Trước hết, ở giai đoạn tuyển cử Đối lập có mặt, có thể phát biểu ý kiến, đối lập có quyền phủ nhận làm cho chính quyền bỏ bớt thái độ cứng rắn, những chương trình mỵ dân, những hứa hẹn hão huyền. Đối lập chận đứng lại những tư tưởng hẹp hòi, những quan điểm thiển cận, tư tưởng và quan điểm không phải của một chính phủ quốc gia mà hoàn toàn lệ thuộc vào mệnh lệnh của đảng phái.

2- Đối lập bảo đảm tính cách đích xác công khai của những quyết định của nhà nước.

Thật vậy, khi mà chúng tạ nói đến ý chí của toàn dân, ý chí của quốc gia, cần phải nhận định rằng đó chỉ là ý chí của đa số. Ý chí của đa số là ý chí của quốc gia, cái phương trình ấy chỉ có giá trị khi nào quyết định của đa số được chấp thuận trong một bầu không khí cởi mở, sáng tỏ và tự do. Chính đối lập bảo đảm tính cách đích xác của quyết định của đa số và bắt buộc đa số nắm chính quyền phải tham dự một cuộc tranh luận công khai. Vẫn biết rằng, trong chế độ Tổng Thống hay trong chế độ Đại nghị mà chính phủ có đa số ở Quốc Hội, đối lập không thể ngăn cản chính quyền hành động theo ý của họ. Nhưng, tự do chỉ trích, đối lập bắt buộc địch thủ phải tiết lộ dự định của họ, những lý do của một quyết định của họ. Và như thế, đối lập bảo đảm rằng, khi một biện pháp hay chính sách được chấp thuận, những lý lẽ chống đối hay bênh vực biện pháp, chính sách ấy, đều được công khai đưa ra dư luận. Vai trò hạn chế và kiểm soát chính quyền, đối lập đảm đương một cách thiết thực hơn nữa trên diễn đàn Quốc Hội.

3 - Với phương tiện nào đối lập đóng vai trò của nó trên bình diện nghị viện?

Đành rằng cơ cấu chính phủ nước này không giống nước kia, nhưng trong bất cứ chính thể Dân chủ nào, người ta cũng tìm thấy từng ấy phương tiện cho phép đối lập phát biểu công khai ý kiến của họ. Trong những lúc bàn cãi và biểu quyết ngân sách quốc gia, sự hiện hữu của đối lập bắt buộc chính quyền bỏ hẳn chương trình mỵ dân, thái độ cứng rắn, và nhứt là chính quyền hết sức dè dặt khi bắt buộc toàn dân phải hy sinh quá độ. Cuộc đối thoại giữa chính phủ và quốc hội - chung qui giữa chính quyền và đối lập - qua những cuộc tranh luận, những câu hỏi, những cuộc tiếp xúc với ủy ban hay giữa phiên họp công khai là những dịp mà các vị Dân biểu đối lập nói lên những lạm dụng của cơ quan hành chánh, hay nhận được - qua cuộc trình bày của các vị Bộ trưởng - tin tức về một vấn đề nhất định hay câu trả lời đích xác. Vai trò hạn chế và kiểm soát chính quyền được biểu hiện một cách thiết thực nữa qua nguyên tắc trách nhiệm chính trị. Chúng ta biết rằng trong chế độ Đại nghị, chính phủ bắt buộc phải từ chức khi đa số ở Quốc Hội biểu quyết chống chính phủ. Yếu điểm này sẽ là một ảo mộng nếu không có một đối lập thực sự.

Vậy qua từng giai đoạn của sự khởi thảo chương trình và trong hành động hàng ngày, chính quyền luôn luôn để ý đến lập trường của đối lập, tự kiểm soát lấy mình và trong việc ấn định kế hoạch quốc gia, lắm lúc phải nhận lấy chủ trương của đối lập. Thái độ này không nhằm làm vui lòng đối lập mà cho toàn dân, vì để ý đến lập trường của đối lập trong việc xác định đường lối chính trị, chính quyền hướng về nguyện vọng của quốc gia.

4 - Hạn chế và kiểm soát chính quyền.

Vai trò tối quan trọng này, không phải đối lập luôn luôn đảm đương với tất cả hiệu quả thật sự. Không, vấn đề không phải ở chỗ đó. Vấn đề là ở khía cạnh tâm lý của toàn dân. Vấn đề là mỗi công dân có thể chắc chắn rằng, ngoài Quốc Hội hay trên diễn đàn Quốc Hội, có những người đại diện có thể phát biểu ý kiến của mình, không phải theo đường lối của chính quyền mà khác hẳn chính quyền. Và dù rằng ý kiến không được chấp thuận đi nữa, họ có cảm giác rằng sự kiện ấy do nơi quyền lợi tối cao của quốc gia, chứ không phải vì tính thị hiếu nhất thời, chuyên chế. Cần phải nhận định rằng, đối lập không những là tượng trưng cho một khuynh hướng chính trị, đối lập còn có giá trị tự bản chất nó nữa. Vì chỉ có đối lập và bởi đối lập mà việc kiểm soát của toàn dân mới có tính cách chân thành và hiệu lực trong một chế độ thương nghị, không những hạn chế, kiểm soát chính quyền, đối lập còn cộng tác với chính quyền nữa.

B. Vai trò cộng tác với chánh quyền

Cho rằng đối lập cộng tác với chính quyền, đó là một khẳng định có hơi mâu thuẫn. Tuy nhiên chính đó là khía cạnh tích cực của vai trò đối lập. Và chúng ta có thể quả quyết rằng cái lợi của chính quyền là dung túng đối lập.

1 - Qua những cuộc tranh luận trong một bầu không khí cởi mở, những ý tưởng khích động tinh thần, những định kiến bớt phần cứng rắn, những ý kiến được chọn lọc và uy quyền sáng tỏ.

Bất cứ một chính quyền nào cũng có khuynh hướng tự giam mình trong tình trạng cô đơn, chỉ nghe lời của đồng chí và lấy quyết định phù hợp với ảo vọng hoang đường qua những nhận xét riêng biệt của mình về thời cuộc. Đối lập có mặt, nhắc lại cho đoàn thể ở chính quyền tính cách phức tạp của thực tại chính trị, đem lại những màu sắc chính trị và đôi khi phản kháng lại những truyền tin báo cáo đơn phương của chính phủ. Qua những hành vi tích cực ấy, chính quyền thâu lượm được những dấu hiệu quý giá về tình trạng tinh thần của dư luận. Chẳng những trong lãnh vực thông tin, vai trò cộng tác với chính quyền của đối lập nổi bật lên nữa qua khía cạnh nghị viện.

2 - Tất cả những công việc thuộc về thiết lập chương trình nghị sự, về những vấn đề cần phải được thảo luận, những dự án ưu tiên, những cuộc tiếp xúc tóm lại, vấn đề liên hệ đến việc tổ chức công tác của Quốc Hội, sự thỏa thuận giữa đối lập và chính quyền là điều kiện cốt yếu của một tình trạng chính trị ổn định. Và lịch sử đã chứng minh rằng, trong những trường hợp đặc biệt, trong những tình trạng khẩn cấp, tối cần, trong những trường hợp mà sinh tồn của quốc gia được đặt ra, trong những trường hợp ấy, lịch sử đã chứng minh rằng đối lập từ khước độc lập và lắm lúc lại ủng hộ chính quyền để bảo vệ uy thế của chính quyền lúc phải đương đầu với mọi cuộc ngoại xâm.

3 - Hướng dẫn chính quyền tham gia vào cuộc điều hành công tác Quốc Hội, một sự đối lập có tổ chức, có hệ thống đóng một vai trò cực kỳ quan trọng là chủ trương một chính sách để thay thế cho chính sách chính quyền. Cần phải nhấn mạnh đặc điểm này. Trong những xứ mà tình trạng chính trị chưa ổn định, trong những xứ mà đối lập vắng mặt, người ta luôn luôn lo ngại cho tương lai chính trị quốc gia. Ai sẽ thay thế nhà lãnh tụ hôm nay? Viễn tượng những cuộc cách mạng đẫm máu, những cuộc chính biến, viễn tượng những gián đoạn chính trị đầy hậu quả làm cho cuộc sinh hoạt chính trị kém phần tích cực. Đối lập, trong chính thể Dân chủ, cho phép Quốc gia xoay chiều, đổi hướng trong khung cảnh của định chế và không tổn thương đến sự liên tục của cuộc sinh hoạt chính trị. Đối lập là chính phủ của ngày mai, đối lập tượng trưng sự tin tưởng vào định chế quốc gia, đối lập duy trì sự liên tục của chính quyền.

Một sự đối lập hữu hiệu là một lực lượng tích cực. Cần phải nhận định rằng đối lập không phải là lực lượng luôn luôn chống đối chính quyền. Đối lập và chính quyền là hai yếu tố căn bản của thế quân bình chính trị trong chính thể Dân chủ.

Hạn chế và kiểm soát chính quyền, cộng tác với chính quyền, một khi đã hiểu như thế, vai trò của đối lập, vấn đề được đặt ra bây giờ là thử hỏi trong điều kiện nào đối lập có thể làm tròn sứ mạng của nó trong một bầu không khí khoan dung, khi mà một số quyền hạn của đối lập được xem là bất khả xâm phạm và đồng thời đối lập thông suốt nhiệm vụ của mình. Kê khai những quyền hạn ấy, ấn định nghĩa vụ của đối lập, tức là bàn đến vấn đề quy chế của đối lập.

III – Qui chế của Đối Lập

Vấn đề ấn định qui chế của đối lập tùy thuộc mỗi quan niệm riêng về đối lập. Nếu đối lập chỉ được xem là một quyền đối lập, nó chỉ là hậu quả tất nhiên của thể chế chính trị Dân chủ tự do. Đối lập tức là có quyền xử dụng tất cả những tự do hợp pháp. Trái lại, nếu đối lập được đưa lên hàng một chức vụ rất cần thiết cũng như chính quyền, nếu đối lập được xem không phải là một việc bất đắc dĩ, mà là một liều thuốc kích thích chính quyền, thì theo quan niệm này, quy chế chẳng những bảo đảm tự do của đối lập mà còn chú ý tới công hiệu của nó nữa. Tổ chức đối lập, định chế hóa đối lập đó là quan niệm thứ hai của đối lập.

Nhưng dù có được định chế hóa hay không, đối lập để có thể đảm đương vai trò chủ yếu của nó, phải là một đối lập tự do và xây dựng. Nói đến đối lập tự do là phải nghĩ ngay đến quyền hạn của nó; nói đến đối lập xây dựng là nghĩ đến ngay nghĩa vụ của nó.

A - Một trong những quyền hạn của Đối Lập

1 - Là quyền không thể bị tiêu diệt.

Vì đối lập luôn luôn là một chướng ngại, chính quyền hay có khuynh hướng thừa một cơ hội nào đó, tẩy trừ phần tử rối loạn ấy đi. Vẫn biết rằng, có những lúc, những giờ phút nguy nan, đối lập hoặc tự mình, hoặc thỏa thuận với chính quyền, ngưng hẳn những phê bình hay chỉ trích. Nhưng đó chỉ là im hơi, lặng tiếng; chớ quyền sinh tồn vẫn là quyền tối cao của đối lập. Tiêu diệt đối lập tức là dọn đường cho Chủ nghĩa độc tài. Đối thoại trở thành độc thoại.

2 - Quyền thứ hai của đối lập là quyền phát biểu.

Và quyền phát biểu này được thể hiện bởi những cái mà người ta gọi là tự do công cộng. Số phận của đối lập sẽ ra sao nếu đối lập không tự do có ý kiến khác hẳn ý kiến chính quyền, và tự do phát biểu ý kiến ấy trên báo chí và sách vở? Nếu đối lập không được tự do hội họp? Chỉ có đối lập thật sự trong một chế độ mà các tự do này được ấn định và chế tài một cách hợp lý.

Chúng ta có nói rằng thừa nhận đối lập tức là thừa nhận tính cách tương đối của chân lý chánh trị Dân chủ. Tính cách tương đối này được thể hiện qua sự tự do tuyển cử. Tự do tuyển cử tức là tự do trình ứng cử viên, tự do cổ động và nhất là sự bảo đảm tính cách chân thành của kết quả cuộc bầu cử.

Trên bình diện đại nghị, đối lập cần phải được đặc biệt bảo vệ. Trường hợp Dân biểu đối lập bị bắt bớ hay tống giam không phải là những trường hợp hiếm có. Vì thế mà quyền bất khả xâm phạm của Dân biểu là một thực tại.

Những quyền hạn mà chúng tôi đã sơ lược kê khai không phải chỉ dành riêng cho đối lập. Đó là quyền bảo vệ tất cả công dân trong chính thể Dân chủ. Nhưng phải thành thật mà nhận định rằng tự do phát biểu, tự do tuyển cử, quyền bất khả xâm phạm v..v.. là những điều kiện quí giá cho đối lập luôn luôn bị chính quyền đe dọa.

Đó là điều kiện tối thiểu. Một quan niệm cấp tiến đã đi đến chỗ định chế hóa đối lập. Đối lập trở thành một thực thể có hiến tính. Đó là trường hợp của Anh quốc vậy.

Ở nước Anh, đối lập có một tước vị chính thức "đối lập của Nữ hoàng". Và đối lập của Nữ hoàng có cả chính phủ riêng của họ, một nội các bóng trong Hạ nghị viện. Vị lãnh tụ đối lập của Nữ hoàng là một nhân vật cao cấp đầy uy thế, luôn luôn được mời đến cùng vị Thủ tướng tham dự những buổi lễ chính thức và luôn luôn được tham khải ý kiến về những vấn đề chính trị trọng đại. Và xin nhắc lại một điều rất lý thú là "nhà nước lại phải trả lương cho vị lãnh tụ đối lập".

Nhưng dù sao, định chế hóa hay không, quyền sinh tồn và những điều kiện thuận tiện để tự do phát biểu, chỉ có ý nghĩa khi nào đối lập tin tưởng có quyền nắm lấy chính quyền. Chính sự bình đẳng trong vận hội ấy làm cho cuộc sinh hoạt chính trị thêm phần phấn khởi.

Đối lập có vài quyền hạn để đảm đương vai trò của nó. Nhưng đối lập không phải chỉ có quyền. Một số nghĩa vụ hạn chế hoạt động của đối lập, nghĩa vụ nhằm mục tiêu tôn trọng tinh thần Dân chủ.

B - Những nghĩa vụ của Đối Lập

1. Một trong những nghĩa vụ của đối lập là thừa nhận qui luật đa số.

Những ai quan tâm đến cuộc bầu cử đều rõ rằng có thể xảy ra trường hợp mà vị Tổng thống đắc cử hay một chính đảng chiếm đa số ở Quốc Hội trong lúc phiếu của mình lại kém địch thủ thất bại. Nhưng đó chỉ là hậu quả kỹ thuật của luật tuyển cử. Và công lý là một chuyện, mà hợp pháp là một chuyện khác nữa. Trường chính trị là một cuộc tranh đấu công nhận qui luật đa số, tức là thẳng thắn tham gia cuộc đấu tranh bởi đó là luật lệ của nguyên tắc dân chủ.

2. Nghĩa vụ thứ hai của đối lập là hoạt động một cách ôn hòa xây dựng và có tinh thần trách nhiệm.

Những chỉ trích vớ vẩn, những vu khống không có căn bản chính trị của những kẻ tự cho là chính khách, những phê bình chỉ đem lại hoài nghi và bất mãn, đó là những tệ đoan của sự đối lập không xứng đáng với danh hiệu của nó. Vì đâu lại có một hiện tượng bất thường như thế? Ngoài tham vọng cá nhân, hiện tượng này phát sinh từ một hệ thống chính đảng nhất định và liên quan đến khía cạnh ý thức hệ của một vài chính đảng.

Trong một xứ, một hệ thống đa đảng là một thực tại chính trị, khi mà không một chính đảng nào chiếm đa số hay ưu thế trên sân khấu chính trị, Chính phủ luôn luôn là một chính phủ liên hiệp. Mà liên hiệp tức là tập hợp những khuynh hướng mâu thuẫn, dung hòa những chính sách tương phản. Chính cái viễn tượng không bao giờ tự mình chiếm được hoàn toàn quyền và thực hiện những chương trình hứa hẹn làm cho chính đảng thiếu ý thức xây dựng và tinh thần trách nhiệm. Tính cách rời rạc và chia rẽ của đối lập, chỉ biết phá hoại biến đổi hẳn mối tương quan truyền thống giữa đa số và thiểu số. Đối lập không còn là đối lập ngoài và chống chính phủ, đối lập ở đây là đối lập trong chính phủ.

Chẳng những thế, khía cạnh ý thức của một vài chính đảng là nguyên do thứ nhì của sự thiếu tinh thần xây dựng. Đối lập chỉ có nghĩa trong một khung cảnh chính trị nhất định. Nếu chúng ta đồng ý về một nguyên tắc căn bản, nếu chúng ta thừa nhận chủ quyền nhân dân, nguyên tắc phân quyền, tự do chính trị, nếu chúng ta tôn trọng nhân vị, sự độc lập của Thẩm phán hay quyền tự do phát biểu, thì cuộc tranh chấp chính trị chỉ nằm trên lãnh vực thực tiễn qua những nguyên tắc thứ yếu. Trái lại, nếu đối lập nhằm chống lại, không phải một khuynh hướng chính trị hay một chính sách nhất định, mà chính cả nền tảng của xã hội, nghĩa là chống cả chính thể, thì khẳng định rằng đối lập là chính phủ tương lai không còn giá trị nữa. Vì đặc tính của đối lập về ý thức hệ là chiếm chính quyền để rồi thủ tiêu quyền đối lập.

Trong một tình trạng như thế, trước tình trạng mà đối lập không thi hành nghĩa vụ của nó, những quyền hạn không còn lý do tồn tại nữa. Và "Chính thể dân chủ" cần phải có những biện pháp thích nghi để đối phó. Sa thải những phần tử bất chính trong hành chính, bắt buộc đối lập phải có một chương trình và có năng lực nắm chính quyền trước khi lật đổ chính phủ, sửa đổi luật bầu cử, đặt ngoài vòng pháp luật những chính đảng quá khích, đó là một vài ví dụ cụ thể về biện pháp được áp dụng để bảo vệ Chính thể dân chủ.

IV - ĐốI lập trong các quốc gia chậm tiến

Phác họa như thế, vai trò và "qui chế đối lập" trong "chính thể dân chủ" qua sự biến chuyển của ý niệm trong xã hội cận đại, chúng ta không khỏi tự nhủ rằng đó là lý tưởng. Và tự hỏi rằng lý tưởng ấy có phù hợp với những quốc gia trên đường phát triển, với hiện tình những nước vừa thu hồi độc lập.

Thực tại chính trị cho chúng ta biết rằng, đối lập nếu không hoàn toàn vắng mặt, thì chỉ được dung túng một phần nào, một phần nhỏ nào, trong những nước mới này, những nước mệnh danh là Dân chủ và đồng thời cũng được xem là những chính thể không độc tài. Tại sao lại có một sự kiện oái oăm như thế?

Lý do thứ nhất mà người ta đưa ra là sự đe dọa trầm trọng của độc tài Cộng sản. Những nước mới này, là những nước bị nạn Cộng sản đe dọa và có nước đang chiến đấu một mất một còn với Cộng sản. Dung túng đối lập tức là cho Cộng sản cơ hội núp sau lá cờ đối lập để phá hoại nền dân chủ. Đối lập Cộng sản là đối lập về ý thức hệ, và chúng ta biết rằng đối lập về ý thức hệ là đối lập chống chính thể Dân chủ.

Lý do thứ hai là trình độ giáo dục của quần chúng. Người ta cho rằng dân chúng chưa có một trình độ giáo dục về chính trị khá đầy đủ để cho có thể xử dụng một cách hoàn hảo những quyền tự do công cộng. Và như thế, đối lập chỉ có hại vì nó sẽ là bức bình phong của những tham vọng cá nhân của những kẻ không cơ sở chính trị chỉ dựa trên cuộc chính đồ sinh hoạt. Hơn nữa, thì giờ gấp rút, nâng cao mực sống của toàn dân là một việc tối cần, lúc kiến quốc không phải lúc bàn cãi, phê bình hay chỉ trích.

Những lý do mà chúng ta vừa nêu ra rất là chính đáng. Nhưng chính đáng không có nghĩa là phải chấp nhận. Trong lĩnh vực chính trị và xã hội, sự hoàn hảo của một định chế chính trị là kết quả của kinh nghiệm. Làm sao hy vọng một nhận thức khá cao của quần chúng, nếu hôm nay không có học tập hướng về Dân chủ? Không phải nhất thiết áp dụng tất cả những gì đã có hay đang có ở Tây phương. Thực tại chính trị xã hội văn hóa của mỗi nước là yếu tố căn bản. Nhưng điều kiện tối thiểu phải có để đối lập được phép khởi đầu và phát triển.

Vả lại, vì thiếu đối lập mà Cộng sản và những phần tử phản Dân chủ nắm mất chính nghĩa đối lập và lợi dụng khai thác những bất mãn, than phiền của quần chúng.

Vậy để tránh mọi sự ngộ nhận giữa chính quyền và nhân dân, để cho trạng thái tinh thần khủng hoảng của dư luận được thể hiện một cách ôn hòa, để cho phần tử phiến loạn hết cơ hội lợi dụng tuyên truyền và khai thác, vấn đề đối lập tự do và xây dựng cần phải được đặt ra. Và như thế không những trong những nước tiền tiến, mà chính ngay trong những tân quốc gia, công cuộc kiến quốc và cứu quốc, công cuộc xây dựng nền Dân chủ phải là kết tinh của hoạt động song phương giữa chính quyền và đối lập

No comments:

Post a Comment