Saturday, September 27, 2008

Sự thật về "láo sĩ" hay thi sĩ Nguyễn Chí Thiện

“Vè Sĩ” Nguyễn Chí Thiện

Bài 1

Triệu Lan


Kính thưa các Bậc Thức Giả Việt-Mỹ

Kính thưa các Bậc Trưởng Thượng

Kính thưa các vị Trí thức truyền thông, Nhà văn, Nhà báo, Nhà thơ

Kính thưa quý Độc giả của báo Sài Gòn Nhỏ

Trong khoảng 15 năm qua hay là từ ngày 1 tháng 11 năm 1995 đến nay, hầu hết tất cả chúng ta trong mọi giới từ nhà văn, nhà báo, nhà thơ, các nhà làm truyền thông, các vị trí thức Bác sĩ, Giáo sư, cho đến người dân lành bình thường ai cũng có lần nghe qua nhân vật được mang tên là “nhà thơ” Nguyễn Chí Thiện. Nhưng phải nói rằng: Ít có người chịu tìm hiểu về nhân vật “nhà thơ” Nguyễn Chí Thiện đến nơi đến chốn. Những nhân vật đại diện các cộng đồng người Việt Nam tị nạn Cộng sản khắp nơi trên thế giới nói chung và các nhà văn ngoại quốc nói riêng.

Một cán bộ Tình Báo Cộng sản được sở tình báo Yết Kiêu Hà Nội đưa ra ngụy trang dưới vỏ bọc “thi sĩ” được sự dàn dựng của nhiều phe nhóm tình báo khác nhau cũng như với sự thỏa thuận của giới tài phiệt ngoại quốc trong âm mưu “lột xác” cho chế độ Việt Gian Cộng sản từ đỏ sang xanh, hầu che đậy tội ác cũng như trục lợi trên nỗi thống khổ của hơn 83 triệu người dân Việt hiền lành qua bàn tay tham ác của tập đoàn Việt Gian Cộng sản. Vì lý do đó họ đã rắp tâm mưu đồ toa rập bịt miệng, khóa mồm, dọa nạt những người Quốc Gia Chân Chính Yêu Nước Thương Nòi” (người Quốc Gia Chân Chính Yêu Nước Thương Nòi là người Không Thỏa Hiệp, Không Nhân Nhượng, Không Xem Tổ Quốc Của Mình Như Một Món Hàng Để Trao Đổi, cho nên các thế lực bất lương lúc nào cũng ghét bỏ Người Quốc Gia Chân Chính), để đến này hôm nay như chúng ta đã thấy. Họ đã bóc lột và sống trên nỗi thống khổ của người Việt Nam bằng những mỹ từ Kinh tế, Thương mại, Đầu tư Phát triển, xây trường học và cuối cùng là thiết lập hệ thông Ngân hàng xây nhà Băng (bank) để rửa tiền cho tập đoàn Việt Gian Cộng sản để họ chia lời và chia lợi.

Tóm lại là những mưu đồ bất chính đã được khoát dưới nhiều lớp áo nhưng điểm chính vẫn làrửa tiền và chuyển tiền cho tập đoàn Việt Gian Cộng sản đã cướp của dân Việt trong hơn 60 năm qua. Tập đoàn Việt Gian Cộng sản đã chuyển hàng trăm tỷ đô la đã được chuyển ra ngoại quốc dưới dạng kinh tế, buôn bán. Nhưng sự thật thì chúng đã chia nhau cho con cháu, bà con của chúng nắm giữ. Điều này ở miền Nam bang Calif ai cũng biết hệ thống tiệm vàng NQ và rõ nhất là con gái của tên Nguyễn Tấn Dũng đã nắm giữ khoảng 800 triệu đô la qua vỏ bọc buôn bán sắt thép cho 1 công ty Việt Nam trong nước, nhưng ai cũng biết chúng đã dùng tiền mồ hôi của người dân Việt để mua sắt thép chở về Thượng Hải cho Bắc Kinh (điều này Triệu Lan tôi nói mà không sợ nhầm vì tôi có Bằng Chứng rõ ràng, hơn nửa chưa ai thấy con gái của Nguyễn Tấn Dũng mua Sắt thép ở Mỹ chở về Việt Nam bao giờ vì những tàu hàng sắt thép này đã đi từ cảng Long Beach tới Thượng Hải. Triệu Lan tôi còn bằng chứng để chứng minh Nguyễn Chí Thiện và nhóm tình báo đặt trách về văn hóa của Hà Nội đã thật sự làm việc cho Bắc Kinh trong nhiều năm qua, điều này một trong những tên nằm trong nhóm của Thiện đã tiết lộ, nhưng đây là chuyện sẽ nói sau).

Như vậy 3 triệu người Việt Nam ở hải ngoại và hơn 80 triệu người dân Việt trong nước chúng ta đã bị cả một tập đoàn lừa bịp quốc tế lừa bịp chúng ta trong mấy chục năm qua. Đã đến lúc chúng ta không thể tự che tai bịt mắt được nửa, cho nên chúng ta phải nói, phải viết, phải muôn ngàn kẻ viết để bạch hóa những tội ác này được bưng bít tinh vi trong mấy mươi năm qua. Chúng ta là những nạn nhân của sự lừa bịp này, chúng ta có quyền tố cáo các tội ác này trước công luận thế giới. Chúng ta phải nói ra chúng ta phải viết lại để cho con cháu đời sau chúng ta hiểu rằng: trong một giai đoạn nào đó của đầu thế kỷ 21 anh cha của chúng đã chiến đấu gian khổ để chống lại tập đoàn Việt Gian bán nước cấu kết với tập đoàn tài phiệt buôn xương bán máu người dân Việt Nam và chúng ta cũng phải tri ân những người ngoại quốc đã hết sức để giúp cho dân tộc cũng như đất nước Việt Nam, nhưng cơ hội chưa đến.

Thưa quý vị:

Sau bài viết của tác giả Trần Thanh “đặt câu hỏi” về “thi sĩ” Nguyễn Chí Thiện được đăng trên báo Sài Gòn Nhỏ tuần qua. Thì ngày hôm sau trên hệ thống Internet (hệ thống chuyển tin toàn cầu - www) người ta thấy ông “nhà văn” Chu Tất Tiến lại ồn ào viết bài ca tụng “thi sĩ, nhà văn” Nguyễn Chí Thiện (vì ông Thiện tiết lộ rằng: ông đã bỏ làm thơ, chỉ còn viết “văn xuôi”) và ông Chu Tất Tiến cũng nhân danh “đại diện” cho “thi sĩ, nhà văn” Nguyễn Chí Thiện đứng ra thách đố những ai dám ra mặt “công khai” đối chất với hai ông “thi sĩ, nhà văn” Chu Tất Tiến và Nguyễn Chí Thiện. Vì theo ông Chu Tất Tiến cho rằng: tập thơ Vô Đề do “thi sĩ, nhà văn” Nguyễn Chí Thiện là tác giả. “Thi sĩ, nhà văn” Nguyễn Chí Thiện đang “làm đơn” để kiện những ai đã có ý cho rằng ông Thiện không phải là tác giả của tập thơ Vô Đề nói trên với số tiền là 100 ngàn đô la. Nhưng không hiểu ông Thiện hay ông Tiến lấy tư cách gì để kiện? Và hai (2) ông định kiện ai?

Bài viết này Triệu Lan tôi xin đưa ra nhiều chi tiết mà tôi đã âm thầm gom góp trong 13 năm qua về nhân vật Nguyễn Chí Thiện, những điều chính từ mồm ông Thiện nói ra cũng như các báo chí kể cả các báo ngoại vi của Hà Nội ở hải ngoại, những người đã có dịp gián tiếp hay trực tiếp đối diện với nhân vật Nguyễn Chí Thiện, cũng như những nhận xét của họ về con người “rất thật” của Nguyễn Chí Thiện. Tình báo Mỹ và những người Quốc Gia Chân Chính Có Trí Tuệ họ không mù và lại càng không bị lừa như ông Nguyễn Chí Thiện và nhóm người của ông nghĩ. Xét ra thì “thi sĩ, nhà văn” Nguyễn Chí Thiện cũng “có công”, đấy là “công lừa bịp” trong âm mưu lột xác cho “đảng” từ đỏ sang xanh. Nhân đây Triệu Lan cũng xin “thông báo” cho “nhà văn” Chu Tất Tiến và những người đứng sau lưng ông Tiến và ông Thiện biết rằng: chúng tôi có những bằng chứng Nguyễn Chí Thiện, Phan Nhật Nam, Đỗ Hoàng Điềm, Đỗ Thị Thuấn và còn nhiều tên nửa chưa tiện nêu tên ra. Chúng đã và đang làm việc cho Tầu Bắc Kinh qua trung gian của Đỗ Thị Thuấn và nhóm “nhân dân tình báo sở” của Hoa Lục được bọc dưới vỏ “Pháp Luân Công” hay còn gọi là nhóm “Pháp Luân Cộng” (nhóm này gốc Đài Loan nhưng là loại Đỏ, đám Đỏ này đang nằm sau lưng Đỗ Thị Thuấn).

Để tiện cho nhiều người hiểu thêm về “thi sĩ, nhà văn” Nguyễn Chí Thiện. Triệu Lan tôi xin quý vị nên bỏ ra một chút thời giờ để xem “thi sĩ, nhà văn” nguyễn Chí Thiện đã làm gì và đã nói gì trong 13 năm qua từ khi Nguyễn Chí Thiện sang Hoa Kỳ vào ngày 1 tháng 11 năm 1995 đến nay. Và cũng để xác nhận thêm về “thi sĩ, nhà văn” Nguyễn Chí Thiện nên trong gần 15 năm qua (1993-2008) chúng tôi đã cho người về Hà Nội và Hải Phòng “điều tra” cũng như biết thêm về nhân vật “thi sĩ, nhà văn” Nguyễn Chí Thiện. Sau một thời gian dài tìm hiểu, ngày nay Triệu Lan tôi có thể mạnh dạn nói rằng: Tôi dư dữ kiện để chứng minh Nguyễn Chí Thiện Không Phải Là Tác Giả Của Tập Thơ Vô Đề Nói Trên. Để dư luận cùng rõ và cùng chia xẻ trách nhiệm chung. Triệu Lan mời quý vị cùng đọc.

Vào năm 1980 đồng bào Việt Nam tị nạn Cộng sản tại hải ngoại biết đến tập thơ Vô Đề của tác giả Vô Danh. Sau đó có hai nhóm người đã cho in ra và họ tự đặt tên cho tập thơ Vô Đề với hai cái tên khác nhau, nhưng cả hai tập thơ đều có cùng một nội dung. Lý do nói “hai tập thơ” bởi vì: Một (1) tập được mang tên là: “Tiếng Vọng Từ Đáy Vực” do ông Nguyễn Hữu Hiệu (*) và Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị in và phát hành; Một (1) tập nửa mang tên là: “Bản Chúc Thư Của Một Người Việt Nam” do nhà sách Tú Quỳnh in và xuất bản với sự thỏa thuận của ông chủ nhiệm tạp chí Văn Nghệ Tiền Phong (có trụ sở tại Virginia, Hoa Kỳ, hiện nay 2008 tạp chí Văn Nghệ Tiền Phong vẫn còn đang hoạt động). Vào ngày 24 tháng 11 năm 1980 trên báo Người Việt số 32 một cán bộ Cộng sản đặt trách về văn hóa hải ngoại tên là “Minh Thi viết bài” tự nhận y là bạn đồng tù với tác giả tập thơ Vô Đề nói trên, Minh Thi cho biết: tác giả Vô Danh của tập thơ “tên thật” là Nguyễn Chí Thiện sinh năm 1937 tại Hải Phòng, Bắc Việt, đậu Tú Tài Pháp (BAC), thông suốt Anh, Pháp, Hán ngữ. “Minh Thi, Nguyễn Chí Thiện, Phùng Cung cả ba (3) người là bạn và cùng hoạt động trong phong trào Nhân Văn Giai Phẩm ở miền Bắc”, bị bắt giam và Nguyễn Chí Thiện mang bệnh Ho Lao rất nặng từ năm 1966, đến 1978 Thiện được tạm phóng thích. Sau khi được thả, Minh Thi và bằng hữu có quyên góp một số tiền chuyển về giúp Thiện, được tiền bạc Nguyễn Chí Thiện mở nhà thổ (nhà chứa đĩ) chứa gái buôn thân kiếm sống, sáng rượu tối trà như người thất chí nên Thôi không còn làm thơ chống đối chế độ Việt Gian Cộng sản Hà Nội nữa. Cùng phụ họa với Minh Thi còn có “nhà văn” Trần Nhu cũng tự nhận là bạn thân thương và thường có liên lạc với Nguyễn Chí Thiện! Báo Người Việt số 32 viết nhiều và dài, nhưng Triệu Lan chỉ trích một đoạn. Điều này nếu muốn làm sáng tỏ vấn đề, đồng bào miền Nam California nên “yêu cầu” báo Người Việt cho đăng lại bài viết này của Minh Thi .

Sau khi sang Hoa Kỳ Nguyễn Chí Thiện thường đi khắp nơi để “diễn thuyết” chính Nguyễn Chí Thiện đã khai là Thiện: “Sinh năm 1939, bị bắt giam 27 năm tù vì tội tham gia trong nhóm Nhân Văn Giai Phẩm chống đối bạo quyền Cộng Sản Việt Nam”. Ai cũng biết với chiến dịch Trăm Hoa Đua Nở đã tạo ra vụ án Nhân Văn Giai Phẩm vào năm 1956. Thì bấy giờ tên Nguyễn Chí Thiện được 17 tuổi. Vậy Nguyễn Chí Thiện bị bắt bởi tác phẩm nào? và bị bắt năm nào (từ năm 1956 đến 1961). Trong số văn nghệ sĩ bị giết hại, bị bắt tù đày chưa ai nghe thấy có tên Nguyễn Chí Thiện bao giờ. Vì lý do “chưa thuộc bài” nên sau này Nguyễn Chí Thiện khai rằng Thiện bị bắt lần đầu vào năm 1960, bị bắt về tội “dạy sử” hộ cho một người bạn hôm đó “bị ốm”. Nhưng theo nhà báo Việt Thường thì ông khẳng định là không bao giờ có chuyện “dạy sử” hộ cho người bạn bị ốm cả. Ông Việt Thường khẳng định đây là một sự bịa đặt, vì nhà báo Việt Thường rất rõ về hệ thống “giáo dục” của Cộng sản thời đó. (xin tìm đọc bài của nhà báo Việt Thường nói về Nguyễn Chí Thiện - www.vietthuongonline.com ). Trong một dịp khác ở San Jose miền Bắc California thì Thiện khai, Thiện bị bắt về tội phát báo cho nhân văn giai phẩm năm 1961. Nếu Nguyễn Chí Thiện có bị bắt, thì tại sao bốn (4) năm sau Thiện mới bị bắt? (1958 đến 1961), trong khi những văn nghệ sĩ khác đều bị bắt gọn vào 1958-1959.

Cũng trên báo Người Việt số 2373 ngày 4/4/1992, Bác sĩ (Bs) Bùi Duy Tâm “viết bài”: “Nguyễn Chí Thiện với công cuộc xây dựng một nước Việt Nam Tự Do, Dân Chủ và hiện đại trong Tinh Thần Đạo Đức Dân Tộc”. Bùi Duy Tâm đã về Việt Nam móc nối với Bùi Tín qua nhómĐại Học Dân Lập Thăng Long cùng với cựu dân biểu thiên tả Hồ Văn Ân, Nhật Tiến, Nguyễn Mộng Nam, Huỳnh Tấn Hải, Hồ Trọng Mẫn, Hồng Quang, Đặng Đình Khiết, Nguyễn Mộng Giác, và bọn Cộng Sản đã được huấn luyện thuần lý thuyết Cộng sản trá hình hoạt động trong các đảng phái miền Nam trước năm 1975. Bs Bùi Duy Tâm viết lại tiểu sử của Nguyễn Chí Thiện sinh năm 1935 tại phố Hàng Bột, Hà Nội, học bậc trung học tại trường Albert Sarraut, Nguyễn Chí Thiện một thời gian có học đại học tại Văn Khoa Hà Nội. Thiện bị bắt giam từ 1958 vì hoạt động phong trào Nhân Văn Giai Phẩm, được thả ra năm 1964 lại bị bắt giam 1965 cho đến năm 1978, rồi lại bị bắt giam 1979, mang bệnh ho lao rất nặng, sau cùng được thả ra ngày 29/10/1991 tại Bắc Việt. Nếu đọc kỹ chúng ta sẽ thấy Minh Thi, Trần Nhu, Nguyễn Chí Thiện và Bùi Duy Tâm khai “lý lịch” của Thiện theo kiểu “đặt hàng” cho nên chẳng bao giờ hợp lý. Nhưng những người “biết chuyện” thì họ nói rằng: Nguyễn Chí Thiện “có thể sinh năm 1932 hoặc 1933”.

Đọc giả nào đã đọc qua tập thơ Vô Đề đều hiểu tập thơ chất chứa tư tưởng đầy chiến đấu tính, mặc dù thi sĩ Vô Danh đã xử dụng ngôn từ thật bình dân, dễ đọc, dễ cảm và rất dễ nhớ để người đọc có thể phổ biến những lời thơ gây ảnh hưởng đến đại chúng. Nhưng trớ trêu trong tập thơ Vô Đề có những ẩn nghĩa không phải dễ dàng cho mọi tầng lớp quần chúng hiểu thấu ý tưởng của tác giả. Muốn hiểu tập thơ Vô Đề ở một mức độ cao hơn, người đọc phải đọc nhiều sách vở Đông Tây của các học giả như: Brenda Staleup, George Holmes, Malcoms B Sterling để hiểu A Van Hô và các cuộc Thập Tự Chinhhay đọc cách tác phẩm của các văn hào như: Leo Nikolayevich Tolstoy (1828-1910) để hiểu “ấm Samovar”, hoặc tác phẩm của Fyodor Dostoevsky 1821-1881 để biết được sự đau khổ và gian trá trong “Tội Ác và Hình Phạt” để hiểu “chàng sinh viên giết người Raskolnikov”. Đọc tiếp 108 anh hùng “Lương Sơn Bạc” của thời nhà Tống để hiểu nhân vật “Võ Tòng đả hổ”, đọc thêm Tam Quốc Chí để xem “Quan Vân Trường mặt đỏ râu đen”. Tra cứu cũng như hiểu thấu các bài thơ của thi sĩ Vô Danh, vì công trình làm việc trong suốt 20 năm dài của ông không phải để chửi Cộng sản một cách cường điệu, ông cũng không chống Cộng sản kiểu giải trí hay tiêu sầu hay mong làm ‘lãnh tụ” của hơn 3 triệu người Việt lưu vong tại hải ngoại. Tập thơ Vô Đề của tác giả Vô Danh là một thiên bi hùng ca, một tác phẩm văn chương đã nói lên hết nỗi thống khổ của dân tộc Việt Nam bị đọa đày dưới ách tàn bạo của tập đoàn sài lang vô tính Cộng sản. Một tác phẩm văn chương kêu gọi người Việt Nam dù đang lầm đường lạc lối, ở bất cứ nơi đâu hãy trở về với đại nghĩa của Tổ Quốc, nhưng đến nay cũng chỉ một số người bỏ công sưu tầm nghiên cứu mới có thể hiểu được ý nghĩa của từng bài thơ. Ví dụ như bài thơ: “Tôi Muốn Sống với ...” dưới đây:

Tôi muốn sống với…

* Tôi muốn sống với Võ Tòng đả hổ

* Với Quan Vân Trường mặt đỏ râu đen

* Vào lính ngự lân cùng Athos làm quen

* Bạn với D'Artagnan, Porthos và Aramis !

* Tôi muốn tới Palestine, mồ Jesus Christ

* Cùng Ai-Van-Hô làm cuộc Thập Tự Chinh

* Sống một ngàn một đêm lẻ trong dinh

* Dựng lên bởi thần đèn giúp A-La-Đanh cưới vợ

* Sang châu Mỹ đất tân kỳ man rợ

* Cùng Jack London đi xe chó tìm vàng

* Tôi muốn sang yến tiệc với Nga Hoàng

* Tiếp chuyện André một chiều trên bến nước

* Cùng Petchorine giữa Caucase dạo bước

* Đấu súng, đấu gươm, khiêu vũ chan hòa

* Gặp Dostoi trong đêm vắng pha trà

* Mặc tuyết rơi, ngồi bên ấm Samovar

* An ủi chàng sinh viên giết người Raskolnikov

* Khuyên Philippovna lấy chàng ngốc hiền hòa

…………………………………

(thơ Vô Đề - Tôi Muốn Sống Với ... - 1962)

(1) xin xem bài thơ “Tôi Muốn Sống với...” ở cuối bài viết

Nhân vật Võ Tòng sống vào thời nhà Tống và Quan Vân Trường sống vào thời Tam Quốc bên Tầu. Thời nhà Tống và thời Tam Quốc (Ngụy, Thục, Ngô) là hai thời kỳ tiêu biểu nước Tầu (Trung Hoa) bị phân rã và loạn lạc, quan quân nổi lên chống lại triều đình nhà Tống, làm nổi danh 108 anh hùng “Lương Sơn Bạc” được ghi vào sử sách của Tầu. Tam Quốc (Ngụy, Thục, Ngô) cũng là một thời kỳ nước Tầu phân rã tranh hùng tạo ra thế chân vạc đánh nhau mà một mưu sĩ thời đó đã có công giúp Lưu Bị dù không toàn thắng, nhưng còn nổi danh đến ngày hôm nay đó là: Khổng Minh Gia Cát Lượng. Tóm lại hai câu đầu: “Tôi muốn sống với Võ Tòng đả hổ. Với Quan Vân Trường mặt đỏ râu đen”.Tác giả tập thơ Vô Đề muốn nhìn thấy nước Tầu bị loạn lạc và phân rã như hai thời kỳ trên. Nước Tầu trong nay mai phải bị phân ra làm nhiều tiểu quốc như lời của cựu Tổng Thống Lý Đăng Huy có nói tới trong một quyển sách của ông được viết bằng Hoa Ngữ trước đây, Nên “nước Tầu (Trung Hoa) phải bị phân rã thì Á Châu mới có thời gian sống lại”. Đây là một lời tiên đoán nhưng nếu những ai theo dõi tình hình cũng như những diễn biến chính trị, thì ... lời “tiên đoán” trên có lẽ sẽ thành sự thật trong một ngày không xa lắm (chúng ta chờ xem sao?). Vì thời gian và những diễn biến chưa thuận tiện nên Triệu Lan xin phép không thể giải thích rõ ràng trọn bài được, xin hẹn vào dịp khác.

Thấy bài thơ Tôi Muốn Sống Với ... nói về Quan Vân Trường. Vè sĩ Nguyễn Chí Thiện cũng nhái theo thành bài Quan Vũ như sau:

Quan Vũ

Tay cầm long đao, cưỡi ngựa xích thố

Mặt đỏ, râu dài, uy nghi đồ sộ

Đào viên kết nghĩa, anh hùng tương ngộ

Chung thủy trọn đời, tận tụy vắn số

Chém đầu Hoa Hùng, đọ sức Lã Bố

............ ......... ......... ......... ......... ......

thơ Nguyễn Chí Thiện - Hạt Máu Thơ 2 - trang 128

- Xin xem bài thơ “Quan Vũ” của Nguyễn Chí Thiện ở cuối bài để so sánh

So sánh bài thơ “Tôi Muốn Sống Với”... của thi sĩ Vô Danh trong tập thơ Vô Đề. Và bài thơ “Quan Vũ”của Vè sĩ Nguyễn Chí Thiện trong tập Hạt Máu Thơ. Ta thấy lời văn (văn phong) của hai (2) bài thơ hoàn toàn khác nhau. Bài thơ Tôi Muốn Sống Với ... tác giả Vô Danh có một viễn kiến chính trị thâm sâu nên ông nhìn trước thời cuộc và đoán đúng như hai giọt nước. Nguyễn Chí Thiện cũng “khoái”chuyện Tầu nhưng làm đến ‘vè thơ’ thì có lẽ hết ý vì ‘thiếu chữ nghĩa’, trọn bài Quan Vũ ‘vè thơ’ của Thiện chỉ có vần Ố, Ộ, Ổ, Ồ, và cách sắp từ thì lộn xộn không đâu vào đâu. Xin quý độc giả đọc tiếp để thấy Viễn Kiến Chính Trị của Thi sĩ Vô Danh như sau:

Từ những thế kỷ 11-13 hay trở về trước, từ thế kỷ thứ nhất cho đến thế kỷ thứ 8 (711-716). Muốn hiểu (7) cuộc “Thánh Chiến” trong suốt hai thế kỷ 11 và 13 (1096-1291) được viết trong câu, “Cùng Ai Van Hô làm cuộc Thập Tự Chinh”, thì thứ nhất phải đọc được tiếng La Tinh hay tiếng Ả Rập, vì vào thời điểm bài thơ “Tôi Muốn Sống Với …”, được viết vào năm 1962 thì những quyển sách này chưa được dịch ra tiếng Anh ở Việt Nam. Những quyển sách này chỉ được dịch ra Anh Ngữ vào giữa thập niên 1980 do các học giả Brenda Staleup, George Holmes, Malcoms B Sterling của trường Đại Học Oxford, London ..v.v.. mà thôi. Vậy từ năm 1962 trở về trước, nếu bảo Nguyễn Chí Thiện đặt ra bài thơ “Tôi Muốn Sống Với …” thì Nguyễn Chí Thiện học tiếng Nga, tiếng La Tinh hay tiếng Ả Rập ở đâu và ai đã dạy cho Thiện !? để Nguyễn Chí Thiện có “cảm hứng” đặt những câu thơ trên?!, và cho mãi đến nay chúng ta cũng chưa bao giờ nghe Nguyễn Chí Thiện nói về trình độ ngoại ngữ như tiếng Nga, tiếng La Tinh, Anh, Pháp hay tiếng Ả Rập của Thiện bao giờ.

Cuộc tấn công lật đổ chế độ Saddam Hussein ở Iraq được gói trọng trong hai câu “Sống một ngàn đêm lẻ trong dinh”. “Dựng lên bởi thần đèn giúp A-La-Đanh cưới vợ”. Sau cuộc chiến tranh Mỹ-Iraq các cường quốc cũng như dân chúng đều muốn Mỹ phải rút quân ra khỏi Iraq ngay. Nhưng chính phủ Mỹ từ ông Bush, ông Rumfiel và ông Powell (đã về hưu) đều nói rằng: Quân đội Hoa Kỳ sẽ ở lại Iraq từ ba (3) đến năm (5) năm để ổn định trật tự cho nước Iraq, như vậy quân đội Hoa Kỳ sẽ “Sống một ngàn đêm lẻ trong dinh” (trong dinh - trong Baghdad). Một ngàn đêm lẻ là hơn 3 năm, trong dinh là ngay trong Baghdad. “Dựng lên bởi thần đèn giúp A-La-Đanh cưới vợ”, Thần Đèn là ông Vua dầu Hỏa Cheney hay các công ty Cheney này sẽ thầu và tái thiết Iraq, giúp A La Đanh (A La Đanh tượng trưng cho dân nghèo Iraq) giúp cho đám dân nghèo Iraq, cưới vợ là có đời sống hạnh phúc, tự do vì không còn cảnh cầm quyền trị dân Iraq man rợ kiểu Saddam Hussein. Đặc biệt chữ “Cưới Vợ” đúng vào trong cái “Code” của một nhóm người Iraqis sống lưu vong ở Hoa Kỳ và trên thế giới trước đây chống lại chế độ Saddam Hussein. Họ dùng chữ “The Wedding - Cưới Vợ” để làm “Code” (mật mã) trao đổi thông tin lẫn nhau từ bên ngoài về bên trong Iraq. Những sự việc trên đã xảy ra như chúng ta đã thấy. Chưa muốn nói tới chi tiết trong bài “Tôi Muốn Sống Với ... ”, tại sao tên các nhân vật khác được viết đúng với ngôn ngữ gốc của nó theo mẫu tự la tinh như : Athos, D’Artagnan, Porthos, Aramisl, Jesus Christ, Jesus Christ, Jack London, André, Petchorine, Dostoi, Raskolnikov, Philippovna, Don ..v.v.., nhưng chỉ duy có từ “Ai-Van-Hô”“A-La-Đanh” lại được viết theo ngôn ngữ Việt Nam. Vậy đây phải là dụng ý của tác giả chứ!.

Vì vậy “đánh cắp tư tưởng” không dễ, khó lắm và chưa một gián điệp ngoại hạng nào trên thế giới có thể làm được. Anh có thể hóa trang, giả giọng nói, chữ viết, nhưng không thể đánh cắp tư tưởng. Vì vậy với những người “Biết” chuyện hay những tay “nhà nghề” họ dễ dàng nhìn ra chân tướng “thi sĩ Nguyễn Chí Thiện” một cách rõ ràng. Nếu thức Thời và cảm được Thế Nguyễn Chí Thiện nên tự mình mạnh dạn bước ra tự thú là điều nên làm, với chân tình của một người yêu lẽ phải tôi khuyênông Thiện như vậy. Triệu Lan tôi ghét ông vì ông sống không chân thật, nhưng tôi chưa khinh ông và hy vọng rằng ông Thiện không nên để những người chung quanh ông coi Khinh ông vậy. (con người đã bị khinh khi thì không còn gì để nói nữa cả).

Tập thơ Vô Đề (tuy có Hai tên gọi khác nhau nhưng cũng chỉ là Một) gồm có 188 bài Thơ(báo Văn Nghệ Tiền Phong ghi là 192 bài thơ bi hùng). Triệu Lan đã đếm từng bài và có mấy bài giống nhau, nhưng năm viết thì lại ghi khác nhau như bài: Tôi Không Tiếc (một bài được ghi năm viết là năm 1971 và một bài được ghi năm 1963). Vậy ắt hẳn tác giả Vô Danh phải có dụng ý gì khi ông viết hai bài thơ giống nhau nhưng lại ghi năm khác nhau. Vì không hiểu ý tác giả nên Nguyễn Chí Thiện đã đục bỏ bài “Tôi Không Tiếc” viết năm 1971 khi Nguyễn Chí Thiện và nhóm của Thiện đã cho in lại tập thơ Vô Đề vào năm 2006 do “Tổ Hợp Xuất Bản Miền Đông Hoa Kỳ” phát hành. Nhưng cái đểu là Nguyễn Chí Thiện đã đục bỏ những vần những chữ hoặc những nào không có lợi cho Thiện hoặc giả những điều đọc giả nghi ngờ nhưng Thiện lại không trả lời được. Toàn bộ tập thơ Vô Đề đều được Nguyễn Chí Thiện sửa chữ và bỏ chữ, rồi lại trộn lẫn cả hai tập Vô Đề của tác giả Vô Danh và Hạt Máu Thơ của Nguyễn Chí Thiện lại với nhau để Thiện dễ lừa những người vô ý khi Thiện cho in tập Hoa Địa Ngục vào năm 2006. Nhưng Nguyễn Chí Thiện quên rằng: Với những người đã nhiều năm qua để mắt theo dõi việc làm của Nguyễn Chí Thiện thì Thiện khó lòng qua mặt hay lừa bịp được họ. Và còn hàng trăm lỗi khác nữa trong tập Hoa Địa Ngục in vào năm 2006 nhưng chưa tiện viết ra đây (có như vậy Thiện mới bảo rằng: tập thơ Vô Đề là tập Hoa Địa Ngục do Thiện viết ra) điều này cũng chứng minh cho thấy là Thiện rõ ràng không phải là tác giả của tập thơ Vô Đề (lá thư viết bằng tiếng Pháp ở đầu tập thơ Vô Đề, tác giả đã nói rằng: (tập thơ) “đây là công trình làm việc trong suốt 20 năm trời của tôi”, vậy công trình 20 năm làm việc để ngày nay “tác giả” lại phải ngồi đục bỏ những chữ không có lợi cho tác giả hay sao?. Càng đọc thì chúng ta càng thấy rõ ràng Nguyễn Chí Thiện đã cố gắng nhận vơ tập thơ Vô Đề, nhưng trời cao có mắt, chuyện đời lại không dễ như vậy.

188 đoản khúc “Những Ghi Chép Vụn Vặt” được thi sĩ Vô Danh viết với những thể thơ khác nhau. Nội dung tập thơ quyết liệt chống đối lý thuyết Cộng sản đang bành trướng gieo rắc tai họa trên khắp thế giới nói chung, và phỉ nhổ bọn Việt Gian Cộng sản nói riêng, bọn Việt Gian Cộng sản tuy chúng cùng có “Da vàng Máu đỏ” như chúng ta. Nhưng chúng chỉ là một loại thú dữ hơn cả sài lang đang hà hiếp nhân dân Việt Nam với hơn 83 triệu người. Bọn Việt Gian Cộng sản bạo ngược như tục vật nhưng chúng được phùng thời đắc vận, chúng đem chiến tranh vào chiếm lãnh cả nước Việt, để hôm nay với quyền bính trong tay, chúng cướp bóc, tham ô, tranh giành hưởng lạc trong phe nhóm Bắc Nam, chúng lập bè kết đảng thanh trừng giết hại lẫn nhau. Chúng chỉ biết ăn cắp và ăn cướp nên chúng không thể thiết kế được chương trình nào khả dĩ từ chính trị, kinh tế, văn hóa cho xã hội để đem lại sự hạnh phúc, tự do no ấm cho người dân. Chúng đã hoàn toàn thất bại trong việc xây dựng xã hội, ngược lại chúng đã mở cửa cho ngoại bang đến “đầu tư” cướp bóc tài nguyên quốc gia, bóc lột sức lao nô của dân Việt Nam. Chính bọn Việt Gian Cộng sản là đầu mối làm băng hoại, sa đọa xã hội Việt Nam đến tận cùng như ngày nay.

Triệu Lan

* đón xem bài 2 tiếp theo

Nhân danh hàng triệu nạn nhân vô tội của chính thể độc tài, đã gục ngã hay còn đang kéo dài một cái chết đau đớn trong ngục tù Cộng sản, tôi xin cho xuất bản những bài thơ này tại vùng đất tự do của quốc gia ông. Ðây là công trình làm việc suốt hai mươi năm trời của tôi. Phần lớn được sáng tác trong những năm tôi bị quản thúc. Tôi nghĩ rằng không phải ai khác mà chính chúng tôi, những nạn nhân, có sứ mạng phải phơi bày cho thế giới thấy những khổ nhục không thể tưởng tượng nổi của dân tộc tôi, hiện nay vẫn còn đang bị áp chế và hành hạ thẳng tay. Cuộc đời tan nát của tôi chỉ còn một hy vọng là nhìn thấy thế giới ý thức được rằng Cộng sản là một bệnh dịch khủng khiếp của nhân loại.

Xin ông nhận nơi đây lòng biết ơn sâu xa của tôi cũng như của những đồng bào bất hạnh của tôi.”

***

* Lá thư của Ông Vô Danh trong tập thơ Vô Đề (bên trên)

{Chú ý: Lá thư đi kèm với tập thơ Vô Ðề viết bằng tiếng Pháp, Nguyên thủy không có tên tác giả, tập thơ cũng không có tên và tác giả không tên}

Sự thật về “láo sĩ” hay thi sĩ Nguyễn Chí Thiện:

Tại Sao Ông Nguyễn Chí Thiện Lại Có Thể Tuyên Bố Quá Nhiều Điều Tương Phản Về Chính Mình

Triệu Lan

Bài 2

Kể từ khi tập thơ Vô Ðề nói trên được phổ biến nó đã gây xôn xao trong tập thể người Việt tị nạn Cộng sản khắp nơi. Có thể nói tập thơ Vô Ðề đã khơi dậy lửa đấu tranh trên trận tuyến văn hóa. Tập thơ như có sức hấp dẫn, như thuyết phục người Việt tị nạn cũng như nhắn nhủ với bọn Việt Gian Cộng sản rằng: Tương lai đất nước Việt Nam sẽ được phục hưng, phục hoạt sau bao năm dài bị gông cùm đau thương tủi nhục, nay đến lúc chúng ta phải bừng tỉnh để đốt lên ngọn Lửa Cách Mạng. Ngọn Lửa Cách Mạng thiêng liêng này sẽ đốt cháy bọn Việt Gian bán nước, sẽ thiêu rụi bọn sài lang Cộng sản đã làm trì trệ con người Việt Nam. Tập thơ Vô Ðề ngày nay không những gây ảnh hưởng trong tập thể người Việt tị nạn Cộng sản chúng ta, mà còn lan rộng đến nhiều quốc gia khác trên thế giới. Tập thơ Vô Ðề đã được giới trí thức ngoại quốc cho dịch ra nhiều ngôn ngữ. Tóm lại tập thơ Vô Ðề là một bản cáo trạng tố cáo tội ác của tập đoàn Cộng sản Việt Nam trước dư luận của thế giới, đồng htời tập thơ cũng cảnh tỉnh toàn thể dân Việt là: tập đoàn Cộng sản Việt Nam là đầu mối gieo bi thương, thống khổ cho nhân dân Việt Nam, chúng đã tàn phá đất nước Việt Nam đến tang hoang tan tành, chúng đã phá vỡ nền tản văn hóa Việt, để đến ngày hôm nay xã hội Việt Nam hầu như băng hoại hoàn toàn từ văn hóa, kinh tế, chính trị, tôn giáo. Chỉ một thế hệ này hay là 25 năm nửa con người Việt Nam sẽ bị diệt chủng vì họa Cộng sản.

Trên hệ thống Radio Việt Nam Hải Ngoại vùng Louisiana trong chương trình Thời Sự Hàng Tuần do Vương Kỳ Sơn thực hiện ngày 10-12-03, ông Vương Kỳ Sơn đã phỏng vấn “thi sĩ” Nguyễn Chí Thiện như sau:

(Trích) “ ..... Ông Nguyễn Chí Thiện bắt đầu sáng tác trong thời gian bị tù năm 1957 cho đến năm 1978. Ông đem tập bản thảo của Hoa Ðịa Ngục I vào Sứ quán Anh ở Hà Nội vì việc đó ông bị bắt giam từ năm 1979-1991 trong thời gian này ông sáng tác tập thơ Hoa Ðịa Ngục II.

Khi được thả vào năm 1978, ông về ở với gia đình bà chị ruột tại Hà Nội. Bà chị ruột có 1 người con trai, người con trai đó kết hôn với một cô gái gọi Cục Trưởng Cục An Ninh (chú thích của người viết bài này, Triệu Lan - “Cục Trưởng Cục An Ninh” Cộng sản Hà Nội lúc đó là Thiếu tướng Quang Phòng hay là Phạm Quang Phòng) bằng cậu ruột. Ông Nguyễn Chí Thiện đã tá túc tại nhà người cháu này để chép lại những bài thơ mà ông đã sáng tác ở trong tù .... vì đây là nơi dung thân tương đối an toàn cho hoàn cảnh của ông. ..... Ông dự định trao cho Tòa Ðại Sứ Pháp ở Hà Nội, nhưng ngày hôm ấy vì một lý do đặc biệt nào đó tòa Ðại sứ Pháp đóng cửa. Nên ông phải xoay chuyển ý định bằng cách đưa vào Sứ quán Anh ở Hà Nội, người cháu trai dắt xe đạp theo sau ông cách một đoạn khá xa để nếu có gì xãy ra thì ít nhất người cháu đó cũng biết để báo cho bà chị ở nhà.

Và sau đây là các chi tiết mà ông Nguyễn Chí Thiện đã kể trong cuộc phỏng vấn này: Chúng tôi ghi lại theo thể hỏi đáp:

.............

Hỏi: Tại sao tập thơ in ra dưới tựa đề Tiếng Vọng Từ Ðáy Vực, hoặc có người cho là tập thơ không có tên.

• Nguyễn Chí Thiện: Tập bản thảo có đầy đủ tựa đề, tôi đặt tên là Hoa Ðịa Ngục và ghi chú thêm tựa đề bằng Pháp văn Les Fleur de L’enfer. Nhưng vì bản mà một số người Việt ở Hoa Kỳ nhận được đã không có trang đầu nên họ đã lấy ý từ một số bài thơ để đặt tên là Tiếng Vọng Từ Ðáy Vực .... Bộ Ngoại Giao Anh vẫn giữ lại trang bìa của tập thơ và một số hình ảnh đi kèm với bản thảo tập thơ.

.................

Hỏi: Sau khi lọt vào Sứ Quán Anh họ đã tiếp ông như thế nào? Ông bị bắt lại trong trường hợp nào?

• Nguyễn Chí Thiện: Họ đã tiếp tôi, tôi trình bày chi tiết, nhưng vì vấn đề bang giao họ không thể cho tôi tị nạn chính trị. Khi tôi trở ra thì công an vây bắt ngay, và bắt cả đứa cháu của tôi. Tôi bị đưa vào giam ở Hỏa Lò. Ở trong Hỏa Lò, họ đã đối xữ tử tế với tôi cho ăn uống đàng hoàng, trà đường thuốc lá...v..v.. để yêu cầu tôi viết ra. Mục đích của cộng sản là để điều tra xem tập thơ có phải là của một tập thể hay chỉ là một cá nhân tôi. Nếu tôi ú ớ là họ biết ngay tập thơ của nhiều tác giả. Tôi vừa chép lại vừa nghĩ: nếu mình chép ra hết sớm ngày nào thì chúng nó sẽ tống giam hành hạ mình sớm ngày đó. Nên tôi chỉ giả bộ ngẫm nghĩ và chép lại dần dần. Nhưng một thời gian cả tháng sau, chúng nó cũng biết đó là những bài thơ riêng của tôi nên chúng tiếp tục giam tôi từ ngày 16-7-1979.” (ngưng trích)

Phân tích đoạn phỏng vấn và trả lời trên của ông Vương Kỳ Sơn và Nguyễn Chí Thiện như sau:

* Theo sự trả lời của Nguyễn Chí Thiện thì: Nguyễn Chí Thiện dự tính xin đi tị nạn chính trị. Nhưng Sứ quán Anh viện lý do “bang giao” nên không cho Thiện được “Tị Nạn Chính Trị” như Thiện đã nói ở trên. Ðộc giả nào đã từng đọc tập thơ Vô Ðề, thì chúng ta sẽ thấy tác giả của tập thơ Vô Ðề không bao giờ muốn “xin” tị nạn chính trị như Nguyễn Chí Thiện. Bằng chứng trong tập thơ Vô Ðề với bài: “Khi Mỹ Chạy” (dưới đây), tác giả Vô Danh khẳng định dù hoàn cảnh nào đi nửa ông vẫn ở lại ngay trên đất nước của ông, để Chiến Ðấu Với quân thù Cộng sản. Dù tuyệt vọng có lan tràn, dù có tiêu tan, sức có yếu, tất cả chỉ còn là đêm dài ai oán, nhưng sức chiến đấu dân Việt (Sức Thơ) thì Vô Hạn, nên ông vẫn tin tưởng vào một ngày mai dân tộc của ông sẽ thắng và phải chiến thắng bọn sài lang Cộng sản. Chứ không bao giờ tác giả tập thơ Vô Ðề chịu “gông cùm trên ván” để “xin” Tị Nạn Chính Trị nhưng lại bị từ chối.

Khi Mỹ chạy...

Khi Mỹ chạy, bỏ miền Nam cho Cộng Sản
Sức mạnh toàn cầu nhục nhã kêu than
Giữa tù lao, bệnh hoạn, cơ hàn
Thơ vẫn bắn, và thừa dư sức đạn!
Vì thơ biết một ngày mai xa xôi nhưng sáng lạn
Không dành cho thế lực yêu gian
Tuyệt vọng dẫu lan tràn
Hy vọng dẫu tiêu tan
Dân nước dẫu đêm dài ai oán
Thơ vẫn đó, gông cùm trên ván
Âm thầm, thâm tím, kiên gan
Biến trái tim thành “chiếu yêu kính”
giúp nhân gian
Nhận rõ nguyên hình Cộng Sản
Tất cả suy tàn, sức thơ vô hạn
Thắng không gian, và thắng cả thời gian
Sắt thép quân thù, năm tháng rỉ han!

Thơ Vô Ðề của tác giả Vô Danh - Khi Mỹ Chạy - 1975.

a) Khi Nguyễn Chí Thiện nói rằng: “Tập bản thảo có đầy đủ tựa đề, tôi (Thiện) đặt tên là Hoa Ðịa Ngục và ghi chú thêm tựa đề bằng Pháp văn Les Fleur de L’Enfer”, Thiện không biết rằng hiện nay một số người đang có bản copy từ bản nguyên thủy đầy đủ không mất một trang. Nhưng duy nhất chỉ có Thiện và nhóm của Thiện là có thêm “Một Trang Ðầu và mấy tấm ảnh của Nguyễn Chí Thiện”. Lý do tại sao? Hỏi tức là trả lời vậy. Như vậy tập thơ Vô Ðề có đến Hai (2) bản viết tay?:

* Một (1) bản do chính tay tác giả Vô Danh viết ra và ông Vô Danh ghi rõ “Ðây là công trình làm việc trong suốt hai mươi năm (20) trời của tôi” (ông Vô Danh) và tập thơ Vô Ðề này không có hình ảnh của tác giả Vô Danh đi kèm và không có tựa đề (Vô Ðề).

* Và Một (1) bản khác do Nguyễn Chí Thiện sau nhiều năm ngồi học cách viết (giả dạng chữ viết), Thiện viết ra. Bản này do sự chỉ đạo của tổng cục phản gián Yết Kiêu, có tựa đề là “Hoa Ðịa Ngục” và một số hình ảnh Cha, Mẹ, Anh, Chị, Cháu (hay con) của Nguyễn Chí Thiện.

b) - Trong lá thơ viết tay dài bốn (4) trang của Nguyễn Chí Thiện viết tại Virginia khi Thiện mới sang Hoa “gởi đồng bào hải ngoại” ngày 7 tháng 11 năm (xin xem lá thư viết tay ngày 7 tháng 11 năm 1995 của Nguyễn Chí Thiện đã được đăng trong nhật báo Sài Gòn Nhỏ số 22 ra ngày chủ Nhật 14 tháng 9 năm 2008 - Nghi án văn học lớn nhất của Việt Nam sau năm 1975). Trang 2 và 3 lá thơ viết tay của Nguyễn Chí Thiện từ giòng 28 tới giòng 37 Nguyễn Chí Thiện kể như sau:

(Trích) “Tôi xin kể lại tóm tắt. Thơ tôi toàn giữ trong đầu, không viết ra được, vì hồi đó công an thường xuyên kiểm tra lục soát căn buồng ngủ ở Hải Phòng của tôi. Tháng 6-1979 tôi bí mật đánh lạc hướng bọn theo rõi, đi ô tô buýt lên Hà Nội tôi bí mật tới nhà một người bạn trong sạch, nghĩa là chưa bị tù, thành fần lao động ngồi trên căn gác xép, viết trong ba ngày, viết xong dấu lại đó. Tôi lại trở về Hải Phòng. Ngày 12-7-1979 (con số 7 bị đồ lại thành 4, 7 không xác định số nào đúng) tôi bí mật lên Hà Nội định tâm đợi ngày 14-7 quốc khánh Pháp sẽ trà trộn vào các đoàn ..(chừa một hàng trống và chen vào đó là ngòi Bút khác, nguyên văn của đoạn thêm vào là) ... ngoại giao, lọt vào sứ quán Pháp, tới ngày 13-7 sứ quán Pháp và thất vọng. (ngòi Bút khác và tuồng chữ khác có khoản trống giữa câu “ngày 13-7” và “sứ quán”. Vậy lá thư này không phải Một (1) mình Nguyễn Chí Thiện viết ra, mà ít nhất phải Hai (2) người viết). Cửa sứ quán đóng kín, các đoàn ngoại giao đều đi ô tô vào trong sân. Cửa chỉ mở khi ô tô tới.” (ngưng trích)

Nhưng trong đoạn trên, trong một bài trên phỏng vấn khác, cũng một câu hỏi tương tự như trên, thì Thiện lại kể khác với “phóng viên" Vương Kỳ Sơn như sau:

(Trích) “Khi được thả vào năm 1978, Thiện về ở với gia đình bà chị ruột tại Hà Nội. Bà chị ruột có 1 người con trai, người con trai đó kết hôn với một cô gái gọi Cục Trưởng Cục An Ninh (lập lại chú thích của người viết - “Cục Trưởng Cục An Ninh” Cộng sản Hà Nội lúc đó là Thiếu tướng Quang Phòng hay là Phạm Quang Phòng) bằng cậu ruột. Nguyễn Chí Thiện đã tá túc tại nhà người cháu này để chép lại những bài thơ mà ông đã sáng tác ở trong tù ..... vì đây là nơi dung thân tương đối an toàn cho hoàn cảnh của ông.” (ngưng trích)

Xin đọc giả đọc kỹ hai (2) đoạn dưới đây để so sánh xem Thiện và nhóm của Thiện đã chơi trò tiểu xảo và coi thường sự hiểu biết của người Việt Quốc Gia hải ngoại như thế nào?!

• Ngày 7 tháng 11 năm 1995 Nguyễn Chí Thiện viết trong lá thư gửi đồng bào hải ngoại rằng:

“Tháng 6-1979 tôi bí mật đánh lạc hướng bọn theo rõi, đi ô tô buýt lên Hà Nội tôi bí mật tới nhà một người bạn trong sạch, nghĩa là chưa bị tù, thành fần lao động ngồi trên căn gác xép, viết trong ba ngày, viết xong dấu lại đó. Tôi lại trở về Hải Phòng”.

• Ngày 10 tháng 12 năm 2003 Nguyễn Chí Thiện trả lời Vương Kỳ Sơn, Thiện nói lại rằng:

“Khi được thả vào năm 1978, Thiện về ở với gia đình bà chị ruột tại Hà Nội. Bà chị ruột có 1 người con trai, người con trai đó kết hôn với một cô gái gọi Cục Trưởng Cục An Ninh bằng cậu ruột. Nguyễn Chí Thiện đã tá túc tại nhà người cháu này để chép lại những bài thơ mà ông đã sáng tác ở trong tù .... vì đây là nơi dung thân tương đối an toàn cho hoàn cảnh của ông.”

Chỉ cần so sánh hai đoạn văn trên đây đều chính từ mồm Nguyễn Chí Thiện nói ra, nhưng cả hai đều không “ăn khớp” với nhau. Hai lần nói về “xuất xứ” tập thơ Vô Ðề thì hai lần Nguyễn Chí Thiện diễn tả hoàn toàn khác nhau. Lần đầu năm 1995 Nguyễn Chí Thiện nói rằng: “Thiện ra tù sống ở Hải Phòng đi ô tô (xe) lên Hà Nội viết tập thơ trong nhà người quen xong dấu ở đó, và Thiện trở về Hải Phòng”.

Mấy năm sau năm 2003 khi được phỏng vấn lại, cũng câu hỏi tương tự được đặt ra cho Thiện, thì Thiện nói lại rằng: “Thiện ra tù và sống ở nhà người Chị tại Hà Nội và viết ra tập thơ” (ở đây chưa nói ra chi tiết đứa Cháu của Nguyễn Chí Thiện cùng bị bắt với Thiện). Như vậy chứng tỏ Thiện không nhớ những gì chính từ mồm Thiện nói ra hay viết ra. Cái tật cố hữu của những tên cán bộ Cộng sản là cứ nói Láo rồi chúng cho đó là thật. Rồi lại tiếp tục nói Láo nửa. Chỉ riêng nội dung của lá thư viết tay của Nguyễn Chí Thiện tự nó đã là nghi vấn mà Nguyễn Chí Thiện không thể trả lời được. Cũng như khi Nguyễn Chí Thiện lớn tiếng hô hào kêu gọi mọi người “hòa hợp hòa giải” với bọn cầm quyền Cộng sản. Chữ viết trong lá thư viết tay 4 trang giấy của Nguyễn Chí Thiện viết rất cẩu thả và lượm thượm, nhiều chữ viết xong lại bị gạch bỏ, câu trên phản lại câu dưới, lời văn không rõ ràng mạch lạc. Hơn nửa! Trong lá thư viết tay ngày 7 tháng 11 năm 1995 của Nguyễn Chí Thiện chúng ta rất dễ nhìn ra những hàng chữ viết của người khác theo kiểu “điền vào chổ trống cho hợp nghĩa”, để đồng bọn dễ dàng hợp thức hóa cho “Vè Sĩ” Nguyễn Chí Thiện “nhận vơ” là tác giả tập thơ Vô Ðề nói trên.

Lời văn (Việt ngữ) trong 4 trang thư viết tay đã chứng tỏ Nguyễn Chí Thiện có một trình độ học vấn “khiêm nhường” cũng như chỉ biết đọc và viết. Ngược lại thi sĩ Vô Danh với cách hành văn xúc tích, lưu loát (xin so sánh lá thư viết bằng tiếng Pháp - đã được dịch ra tiếng Việt - trong tập thơ Vô Ðề, và bức thư viết tay ngày 7 tháng 11 năm 1995 của Nguyễn Chí Thiện khi Thiện đến Hoa Kỳ.) Bức thư viết tay của ông Vô Danh ý tứ, lời văn hùng hồn, cách dùng chữ, cách sắp câu văn đều hoàn toàn khác nhau vì hai người có hai trình độ học vấn khác nhau. Phải nhìn bằng cặp mắt như vậy thì chúng ta nhận định được Nguyễn Chí Thiện là người có trình độ khoảng ở bậc Tiểu học. Trong khi tác giả Vô Danh với lời văn gảy gọn mạch lạc, cách hành văn lưu loát vững vàng, cương quyết chứng tỏ ông phải ở vào trình độ Tú tài hay cao hơn Nguyễn Chí Thiện rất nhiều. Chắc chắn rằng Nguyễn Chí Thiện không thể có khả năng ngoại ngữ như tiếng Anh, Pháp, Hán (năm 2005 khi bà Jean Libby phỏng vấn NCT, thì Thiện nói với bà rằng Thiện còn “thông thạo” cả tiếng Hán ngữ - điều này sẽ được dẫn chứng ở bài viết sau), Quan trọng nhất là việc Thiện đậu tú tài Pháp (BAC) như Minh Thi đã viết ra trong tờ báo Người Việt số 32 ngày 24 tháng 11 năm 1980 chỉ là không tưởng. Như vậy ngay cả “tài liệu” do chính Nguyễn Chí Thiện cung cấp về bản thân của Nnguyễn Chí Thiện, chúng ta cũng nên cần kiểm chứng lại xem có đúng hay không!.

Từ khi tập thơ Vô Ðề ra đời năm 1980 cho đến nay, chúng ta đã bị bọn Cộng sản lừa bịp quá nhiều. Hôm nay chúng ta không thể câm nín để cho chúng tiếp tục lừa bịp mọi người thêm nửa. Và để so sánh thêm con người “rất thật” của “vè sĩ” Nguyễn Chí Thiện. Triệu Lan mời đọc giả xem tiếp một đoạn được trích nguyên văn trong buổi phỏng vấn Nguyễn Chí Thiện trên diễn đàn Thảo Luận (nay là Thảo Luận 9) do bạn Nguyen Van Ruong thực hiện được đăng trên web Thảo Luận vào tháng 1 năm 2004, Nguyễn Chí Thiện đã trả lời cuộc phỏng vấn như sau:.

(Trích)

1 - Hỏi: Ông bị Việt cộng bắt năm nào về tội gì ?

Nguyễn Chí Thiện trả lời: Bị Việt cộng bắt năm 1960, về tội Nhân Văn Giai Phẩm.

2 - Hỏi: Ông sanh năm 1939, vụ án Nhân Văn Giai Phẩm vào năm 1956, lúc đó ông mới 17 tuổi. Vậy ông đã viết bài nào trong đó?

Nguyễn Chí Thiện trả lời: Tôi không có viết bài, chỉ có phân phối báo.

3 - Hỏi: Những người có liên quan đến Nhân Văn Giai Phẩm bị bắt vào các năm 1957-1958, sao ông bị bắt năm 1960 ?

Nguyễn Chí Thiện trả lời: Không tin thì thôi

4 - Hỏi: Tại sao ông được thả năm 1963 trong khi những người khác của nhóm Nhân Văn Giai Phẩm chỉ được thả sau 20 năm (1978 và 1982)?

Nguyễn Chí Thiện trả lời: Câu hỏi nầy không quan trọng.

5 - Hỏi: Sau khi được tự do, ông cho biết ông sống bằng nghề dạy ngoại ngữ tại miền Bắc. Xin cho biết ông dạy ở đâu, dạy cho ai (khi cán bộ không dám học, dân thường không dám học)?

Nguyễn Chí Thiện trả lời: Không trả lời

6 - Hỏi: Ông bị Việt cộng bắt lại năm 1966, về tội lật đổ "chánh quyền cách mạng". Ông bị bắt với ai, có ai biết ?

Nguyễn Chí Thiện trả lời: Tôi chỉ bị bắt một mình.

7 - Hỏi: Ông đã từng làm 1000 bài thơ trong tù và cho biết chỉ trong 1 đêm ông chép lại hơn 100 bài để thảy vào tòa đại sứ Anh ?

Nguyễn Chí Thiện trả lời: Không tin thì thôi

8 - Hỏi: Sở trường của ông là làm thơ, khi qua Hoa Kỳ, sao ông không làm bài thơ nào nữa mà chỉ viết văn?

Nguyễn Chí Thiện trả lời: Vì viết văn diễn tả được chi tiết hơn. Trong tù làm thơ tiện và gọn. (ngưng trích)

Ðây là lối trả lời xỏ lá, khinh thị coi thường đọc giả cũng như thính giả của các diễn đàn người Việt của Nguyễn Chí Thiện. Tất cả có 8 câu hỏi. Nhưng người viết (tức Triệu Lan, chú thích của SGN) chỉ lấy câu hỏi số 1 để làm chuẩn, chúng ta hãy xem Nguyễn Chí Thiện đã trả lời như thế nào trong 13 năm qua, mỗi nơi mỗi khác nhau như sau:

1 - Hỏi: Ông bị Việt cộng bắt năm nào về tội gì?

(câu hỏi ở trên)

• Minh Võ: Nguyen Chi Thien 2006

Trước khi bị bắt Nguyễn Chí Thiện dạy Anh, Pháp văn tại tư gia. Lần thứ nhất ông bị bắt giam trong hai năm vì cho ra báo “Vì Dân”.

• CT dien van TT Sinh Hoat CÐ Uc Chau 04-23-06

... đến năm 1961, ông bị bắt tù vì tội tuyên truyền phản cách mạng.

• RFA. NCT noi ve sua sai cua CCRÐ 05-2006

Mãi đến tận năm 1961, lần đầu tiên tôi đi tù thì tôi gặp không biết bao nhiêu là địa chủ vẫn còn nằm nguyên trong tù thôi.

• VNHN - VuongKySon pv NCT 10-12-03

" ...... Ông Nguyễn Chí Thiện bị tù năm 1957 cho đến năm 1978".

• fva.org NCT Renowned Poet Landed freedom 11-01-1995 Mr. Thien was first sent to jail in 1958 when the Vietnamese communist government repeated the Chinese campaign of “Hundred Flowers Blossom” to discover and purge dissenting elements. Mr. Thien and other young writers, nevertheless, published their own papers pointing out serious wrongdoing committed by the government, especially during the Land Reform Campaign a few years earlier. For that "crime," Mr. Thien was imprisoned for 20 years.

• Viet Bao: NCT la Cong Dan Danh Du cua Garden Grove 01-16-03

Thi Sĩ Nguyễn Chí Thiện sinh ngày 27 tháng 2 năm 1938 tại Hà Nội và bị bắt lần đầu năm 22 tuổi (tức năm 1960) với tội danh “Phản Ðộng”

Xin bạn đọc chú ý! Những câu trả lời bên trên chứng minh mỗi nơi đi qua Nguyễn Chí Thiện đã trả lời mỗi khác. Các năm Thiện bị bắt lần đầu thay đổi như: 1957, 1958, 1960, 1961. Các tội Thiện bị bắt cũng khác nhau như: Ra báo Vì Dân, tuyên truyền, phong trào trăm hoa đua nở, phản cách mạng.

Vậy tội đúng nhất Nguyễn Chí Thiện bị bắt về Tội Gì? Và năm Nguyễn Chí Thiện bị bắt đúng nhất là Năm Nào?. Thưa bạn đọc, chắc chắn bạn đọc đã có câu trả lời cho câu hỏi trên.

***

Xin xem câu hỏi số 8 bên trên để so sánh câu hỏi và trả lời của NCT dưới đây:

- Hỏi: Thưa ông Nguyễn Chí Thiện, dự tính trong chương trình hành động của ông trong tương lai ra sao, thưa ông?

* Xuan Trung & Kieu My Duyen pv NCT 01-11-1995

Nguyễn Chí Thiện trả lời: Tôi chỉ là một người làm thơ thôi, trong tương lai thì tôi cũng sẽ xuất bản những tập thơ của tôi đang để trong đầu.

Trả lời cho Xuân Trung và Kiều Mỹ Duyên như trên và thực tế cho chúng ta thấy Thiện không làm thơ nhưng lại viết “Văn Xuôi”. Thế thì làm sao Thiện có thể “Tất cả suy tàn, sức thơ vô hạn, Thắng không gian, và thắng cả thời gian” như sự quyết tâm của tác giả Vô Danh trong bài thơ “Khi Mỹ Chạy...” bên trên.

*

• Bui van Phu: 2 gio voi NCT 11-19-02

- Bùi Văn Phú: Ông còn nhớ bài thơ đầu tiên của mình?

Nguyễn Chí Thiện: Bây giờ khó nhớ vì những bài thơ đó chưa đạt yêu cầu nên đã loại nó ra khỏi bộ nhớ của mình.

- Bùi Văn Phú: Tại sao ông lại làm thơ?

Nguyễn Chí Thiện: Ðua đòi thôi. Chơi với bạn bè mấy ông làm thơ thì mình cũng làm thơ.

Qua cuộc phỏng vấn của Bùi Văn Phú trên đây, Nguyễn Chí Thiện xác nhận là Thiện làm Thơ chỉ vì “đua đòi” mà thôi.

Lá thư viết bằng tiếng Pháp trong tập thơ Vô Ðề được đưa đến tòa đại sứ Anh có đoạn ... “Nhân danh hàng triệu nạn nhân vô tội của chính thể độc tài, đã gục ngã hay còn đang kéo dài một cái chết đau đớn trong ngục tù Cộng sản, tôi xin cho xuất bản những bài thơ này tại vùng đất tự do của quốc gia ông. Ðây là công trình làm việc suốt hai mươi năm trời của tôi. Phần lớn được sáng tác trong những năm tôi bị quản thúc. Tôi nghĩ rằng không phải ai khác mà chính chúng tôi, những nạn nhân, có sứ mạng phải phơi bày cho thế giới thấy những khổ nhục không thể tưởng tượng nổi của dân tộc tôi, hiện nay vẫn còn đang bị áp chế và hành hạ thẳng tay. Cuộc đời tan nát của tôi chỉ còn một hy vọng là nhìn thấy thế giới ý thức được rằng Cộng sản là một bệnh dịch khủng khiếp của nhân loại.”. Đã chứng minh tác giả tập thơ Vô Ðề là một bậc anh hùng, thơ của ông là máu, là lửa, là khổ nhục không thể tưởng tượng nổi của dân tộc tôi. 100% những vần thơ như thế không thể là thơ của một anh coi chuyện làm thơ là một chuyện đua đòi theo chúng bạn làm cho vui như vậy được.

Sự thật về “láo sĩ” hay thi sĩ Nguyễn Chí Thiện:

Tại Sao Ông Nguyễn Chí Thiện Lại Có Thể Tuyên Bố Quá Nhiều Điều Tương Phản Về Chính Mình

Triệu Lan

Bài 2 đoạn b tiếp theo

Thi sĩ Nguyễn Nhược Pháp chỉ cần làm một bài thơ ngũ ngôn “Đi Chùa Hương”, tên tuổi của ông vẫn đủ sáng chói trên văn đàn mấy chục năm qua không ai cần phải thắc mắc. Vì sao? dễ hiểu thôi, vì ông là một nhà thơ có tài và đúng nghĩa là một Thi Sĩ, cũng như thi sĩ Nguyễn Nhược Pháp không Nhái thơ hay “cầm nhầm” thơ của bất cứ một ai. Chỉ một bài thơ “Đi Chùa Hương”, cho đến nay thi sĩ Nguyễn Nhược Pháp đã để lại cho đời muôn vàn cảm xúc khi đọc lên.

Chuyện Tập thơ Vô Đề và Nguyễn Chí Thiện làm cho tôi nhớ lại tác phẩm “Chinh Phụ Ngâm khúc” trong văn học Việt Nam từ khoảng 1705 đến nay. Nhiều người hiện nay vẫn cho rằng Tác Phẩm Chinh Phụ Ngâm Khúc là do Bà Đoàn Thị Điểm 1705-1748 sáng tác, viết ra và ông Đặng Trần Côn 1715-1745 dịch ra từ bản dịch chữ Nôm. Sách vở và lịch sử văn chương đều dạy cho như vậy. Nhưng vào thập niên 1960 Học giả Hoàng Xuân Hãn trong một dịp nghiên cứu văn thơ đã đem được bản chính viết tay từ bên Pháp về Việt Nam, và Học giả Hoàng Xuân Hãn tuyên bố rằng: Tác Phẩm Chinh Phụ Ngâm Khúc không phải của Bà Đoàn Thị Điểm hay của ông Đặng Trần Côn (dịch ra) mà là của tác giả Phan Huy Chú. Báo chí và nhiều nhà thơ, văn vào thời đó nổi giận, đã viết bài đả kích, kịch liệt lên án chê bai Học giả Hoàng Xuân Hãn thậm tệ, kể cả một số người không biết gì về Thơ, Văn cũng nỏ mồm phê phán Học giả Hoàng Xuân Hãn một cách gay gắt. Khoảng 6 tháng sau Học giả Hoàng Xuân Hãn bình tĩnh đưa ra tác phẩm Chinh Phụ Ngâm Khúc với bút tích và có ký tên của tác giả Phan Huy Chú viết bằng chữ Nôm được hội văn bút Pháp vào thời xưa đó xác nhận. Thì lúc đó mọi người thơ, văn sĩ, kể cả báo chí đều im lặng. Nhưng mãi đến bây giờ có một điều lạ là, không ai kể cả giới Thơ, Văn sĩ Việt Nam ở Hải Ngoại hay ở trong nước, và các vị “thông thái” chữ Nôm”, chẳng bao giờ chịu sửa cái lỗi lớn này từ thập niên 1960 cho đến nay. Ngay bây giờ nếu chúng ta vào webside Văn Hóa Việt Nam (www vhvn.com) chúng ta vẫn thấy Chinh Phụ Ngâm Khúc “được ghi” là của Đoàn Thị Điểm và Đặng Trần Côn như đã nói ở trên. Nhưng đây là một lầm lẫn trong Lịch Sử Văn Chương và thiếu sót bằng chứng của người đời sau như chúng ta, chứ không phải bà Đoàn Thị Điểm cố ý viết văn “kể chuyện Ma Hoả Lò”, hay đi “diễn thuyết” khắp nơi để bảo rằng tác phẩm Chinh Phụ Ngâm Khúc là của bà hay của ông Đặng Trần Côn.

Xưa nay Hà Nội được xem là xứ ngàn năm văn hiến, thanh tao với nhiều tác phẩm văn chương, nhiều thi, văn sĩ nổi tiếng. Nhưng tiếc thay! dưới ách đô hộ của bọn Việt Gian Cộng sản hơn nửa thế kỷ qua, người và vật điêu tàn như nhau! Cảnh trai thanh gái lịch của xứ ngàn năm không còn nửa, vì bọn Việt Gian đã làm tha hóa con người và đất nước Việt Nam đến độ tang hoang trông đau đớn xót xa. Từ trẻ con đến người già gầy còm suy dinh dưỡng vì thiếu ăn thiếu mặc trầm trọng, người già cằn cỗi đang trông ngóng “thiên đường xã hội chủ nghĩa” ở kiếp sau! Trẻ con chưa nứt mắt đã bị tù đày, đã biết dùng bạo lực. Có thể nói cả một đất nước Việt Nam hiện nay dưới sự cai trị của tập đoàn Việt Gian Cộng sản tất cả đều mất mát, xiêu vẹo, hư hao! Nhưng chỉ riêng “thi sĩ, văn sĩ, vè sĩ” Nguyễn Chí Thiện “mang bệnh” ung thư phổi ho lao, ung thư và bị 27 năm như lời Thiện kể. Nhưng khi Nguyễn Chí Thiện bước chân đến Hoa Kỳ vào ngày 1 tháng 11 năm 1995 trông Thiện phương phi, khỏe mạnh với y phục thời trang veston, áo pullover, kính lão gọng vàng giống như một lãnh tụ phường tuồng. Thì lúc đó mọi người mới hiểu rằng trên trán của Thiện đã được đóng dấu made in Yết Kiêu”.

Như vậy tác giả của tập thơ Vô Đề là ai, đọc lời thơ ai cũng hiểu đó không thể nào là một người tầm thường, vì lời văn nói lên tác giả Vô Danh không những là người hiểu rõ tình hình Việt Nam một cách chi tiết, mà ông còn am hiểu tình thế giới một cách rõ ràng chính xác. Ý của tác giả đã gói ghém trong tập thơ một cách tinh vi mà người đọc cần phải suy tư mới hiểu ra được. Tác giả Vô Danh đã tiên đoán thời cuộc thế giới, ví dụ như: những thế lực đen tối lập mưu đánh phá lẫn nhau, những âm mưu của các thế lực quốc tế đã xung đột mà các quốc gia, các dân tộc “nhược tiểu” sẽ bị hy sinh như những con chốt thí, các quốc gia này chỉ có giá trị trong giai đoạn “để được” các “siêu cường” bán rẽ.

Đọc tập thơ Vô Đề ta có thể thấy rằng tác giả Vô Danh không như những nhà thơ bình thường là: Tả cảnh mộng mơ yêu nhau say đắm, thương lá vàng mùa thu khóc cho tình yêu dang dỡ, mùa hè sang tình bạn ly tan ..v.v.. Ngược lại tác giả Vô Danh ông đã dùng lời thơ bi hùng của mình để làm nhân chứng cho hàng triệu triệu người Việt Nam đau khổ đang sống khắc khoải trong gông cùm của “thiên đường xã hội chủ nghĩa” (xin tìm đọc đầy đủ tập thơ Vô Đề trong website ngamy.com để hiểu thêm), tác giả Vô Danh là nhân chứng sống của muôn ngàn đau khổ của dân ông, ông đã chứng kiến cảnh mồ hôi của triệu triệu người dân Việt nhỏ xuống bốc hơi trong lòng vạc nóng, ông đã chứng kiến máu và nước mắt của hàng triệu gia đình Việt Nam chảy ướt nước non. Nên ông tự thấy mình phải có sứ mệnh nói lên những nỗi đau khổ thống thiết của chính dân tộc ông, ông có trách nhiệm gióng lên tiếng nói cho người dân Việt đang sống khốn khổ khốn nạn dưới sự cai trị hà khắc của tập đoàn Việt Gian Cộng sản bán nước, một lũ ác quỷ rừng rú man rợ chưa từng có trong giòng sử Việt.

Tập thơ Vô Đề được tung ra ở hải ngại không phải để “lãnh giải Nobel”, vì đây không phải là chủ ý của tác giả Vô Danh khi viết ra tập thơ Vô Đề, trong bức thư viết tay của tác giả Vô Danh viết bằng tiếng Pháp kèm theo tập thơ ông viết: ... “Đây là công trình làm việc trong suốt hai mươi năm trời của tôi ... một hy vọng duy nhất là được thấy càng nhiều người ý thức rằng cộng sản là một bịnh dịch khủng khiếp của nhân loại”. Nguyễn Chí Thiện và đồng bọn không ngờ rằng ngày hôm nay có người sau nhiều năm theo dõi, so sánh và nghiền ngẫm về tập thơ Vô Đề, đã tự đứng ra làm sáng tỏ vụ Nguyễn Chí Thiện đã “cầm nhầm” tập thơ Vô Đề của Thi sĩ Vô Danh. Một lý do mà mọi người không thể hiểu được là trong gần 13 năm qua Hội Văn Bút Quốc Tế và Hội Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại lại không nhìn thấy sự khác biệt của tập thơ Vô Đề được phổ biến ở hải ngoại vào năm 1980, khác hẳn với tập (Hoa Địa Ngục) tức Hạt Máu Thơ II của Nguyễn Chí Thiện được in ra năm 1996 (nhưng không thấy tên nhà xuất bản nào). Trong hai (2) tập thơ nói trên hoàn toàn khác nhau từ văn phong, khẩu khí cách hành văn, ý thơ, nhân vật được nêu lên trong hai tập thơ, cho đến cách sắp chữ, sắp câu văn mà người đọc dù không có kiến thức về Thơ cũng có thể nhìn thấy một cách dễ dàng là: Hai tập thơ của hai người viết khác nhau và quan trọng là Tư Tưởng Hai (2) người hoàn toàn khác nhau.

Thơ, Văn hay Võ, Nghệ là nghiệp của mỗi con người, và mỗi người đều có sở trường và sở đoản khác nhau. Một nhà thơ nổi tiếng của Pháp vào giữa thế kỷ 20, trước khi chết còn nằm trên giường bệnh ông đã viết ra bài thơ “Chiếc Lá Cuối Cùng” để tặng cho người yêu trước khi từ biệt ra đi, bài thơ đến nay mỗi khi đọc lại người đọc vẫn còn nhiều cảm xúc ngây ngất xuất phát từ con tim đúng nghĩa của một thi sĩ, làm người đọc tưởng như tâm sự của chính mình. Là một “thi sĩ” cớ sao ông Thiện lại bỏ “nghiệp làm thơ” từ thuở thiếu thời, để đi qua viết “văn xuôi” và kể truyện “Ma Hỏa Lò”. Trên đời này không ai muốn bỏ cái Đẹp để ôm lấy cái Xấu cả, có lẽ chỉ có mỗi một mình Nguyễn Chí Thiện dám bỏ đi sở trường để ôm lấy sở đoản. Hơn nửa chính Nguyễn Chí Thiện đã cho mọi người biết (tôi) Nguyễn Chí Thiện không biết làm thơ mà chỉ thích viết “Văn Xuôi”. Nhưng tại sao ở Mỹ, Nguyễn Chí Thiện không viết “Văn Xuôi” được mà phải đi qua Pháp ở chung cùng Vũ Thư Hiên và Bùi Tín thì ông Thiện mới viết được?!. Phải chăng Nguyễn Chí Thiện không biết viết văn vì “thiếu chữ nghĩa” và không rành bên trong Hỏa Lò hơn Vũ Thư Hiên và Bùi Tín (vì Bùi Tín có một thời làm phó tổng biên tập báo nhân dân của CSVN), Tín ra vào Hỏa Lò như ăn cơm bửa, nên Thiện tìm cách đi Pháp tá túc một thời gian để Tín và Hiên viết hộ cho Thiện quyển “Hoả Lò”?!. Chúng ta có quyền đặt câu hỏi: Vũ Thư Hiên và Bùi Tín có phải là tác giả của quyển “Hỏa Lò”?. Như vậy là Thiện, Tín và Hiên đã có sự chỉ đạo và làm việc chung với nhau từ lâu. Vì vậy vừa sang Mỹ một thời gian ngắn thì Nguyễn Chí Thiện tức tốc sang Pháp để cho Hiên và Tín luyện thêm cho Thiện về cách viết Láo.

Chúng ta hãy xem vài cái Láo của Thiện trong tập “Hạt Máu Thơ” Thiện viết:

Ở, Hỏa lò, giấy vệ sinh khó có .
Nhiều người không dùng, như trâu, như chó
Phải có quà, có ngoại giao, mới có thể mong xoay
Xoay nó còn gay hơn xoay vé máy bay!.

* Trích thơ Nguyễn Chí Thiện - Hạt Máu Thơ - Những ghi chép vụn vặt - đoạn số 7.

*

Nó cho chó nó đẻ
Bánh cuốn thu của dân
Quay lại dọa tù nhân
:Thằng nào ăn bỏ mẹ!

* Trích thơ Nguyễn Chí Thiện - Hạt Máu Thơ - Những ghi chép vụn vặt - đoạn số 67.

Viết như trên mà Thiện lại dám cho đó là “Thơ” thì rõ ràng Thiện và đám Bịp chuyên nghiệp xem thường người Việt hải ngoại cũng như kiến thức của người đọc quá mức, và Thiện cũng chứng tỏ sự kém hiểu biết của Thiện quá rõ ràng. Chỉ có những đứa bịp mới viết hay nói những lời xạo. Thiện nên hỏi những tên công an gác tù chúng nó có bao giờ thấy hay biết “giấy vệ sinh” là cái thứ gì chưa?. Hàng triệu người Việt Nam đã có kinh nghiệm về nhà tù Cộng sản, họ kể rằng tù nhân trong chế độ sài lang Cộng sản người tù ăn cả châu chấu, cào cào, chuột cống thì “giấy vệ sinh” là cái gì!?. Những người sinh vào năm 1945 sống dưới chế độ cai trị của tập đoàn Việt Gian Cộng sản đến nay (2008) họ đã 63 tuổi, thử hỏi bao nhiêu người được diễm phúc ngồi trên máy bay, cớ sao Thiện lại viết rằng: “giấy vệ sinh, vé máy bay”?!. Điều này cũng chứng tỏ Thiện chưa bao giờ bị tù. Nếu có! thì màn ở tù của Nguyễn Chí Thiện cũng đã được dàn cảnh một cách tinh vi để chuẩn bị cho Thiện trong công tác đánh lừa dư luận hải ngoại sau này mà ngày nay Nguyễn chí Thiện đang thực hiện, điều nửa là những tên thầy dùi sau lưng Thiện quá xạo và quá ấu trĩ nên chúng xem thường sự hiểu biết của người Quốc gia. Tên Việt Gian Hồ Chí Minh ngày xưa cũng là thầy của đám Việt Gian Cộng sản ngày nay, cáo Hồ đã “cầm nhầm” quyển “Ngục Trung Nhật Ký” của một người Trung Hoa, chuyện này Giáo sư Lê Hữu Mục và nhiều người khác đã lên án và chứng minh, (xin tìm xem bài viết của Giáo sư Lê Hữu Mục đã có đăng ở nhiều nơi) ở đây chúng ta không cần phải nhắc lại.

Ngày nay Nguyễn Chí Thiện quả đúng là một tên đồ đệ trung thành của cáo Hồ, Thiện đã học và làm đúng bài bản của “bác Hồ” và chủ ý là “cầm nhầm” tập thơ Vô Đề của thi sĩ Vô Danh. Nếu thành công Nguyễn Chí Thiện sẽ dễ dàng xưng danh lãnh tụ đại diện cho khối 3 triệu người Việt hải ngoại và “hòa hợp hòa giải” với “đảng ta” trong nước. Nhưng may mắn cho chúng ta Nguyễn Chí Thiện và đồng đảng, đồng bọn chưa làm được nên “Đảng ta” chưa thể thực hiện được “Nghị Quyết 36” như mọi người đã thấy. Như vậy xem như nghị quyết 36 “đảng” không thực hiện được tại hải ngoại, thì kể như Việt Gian Cộng sản không bao giờ có cơ hội Lột Xác từ Đỏ sang Xanh để sống nhởn nhơ với hàng tỷ đô la do tham lam, tham nhũng, bóc lột xương máu người dân Việt trong nước. Như vậy Yết Kiêu có nên tiếp tục Tin, Dùng nhân vật Nguyễn Chí Thiện và đồng bọn của Thiện nửa hay không?, khi Thiện không làm được việc và có thể Nguyễn Chí Thiện cũng đã hiểu như vậy, nên không chừng Thiện đã “phản đảng” bán tin hay làm việc cho đối phương ai biết được?!. Như trên đã nói về quyển “hỏa lò” chuyện này có lẽ trong tương lai Vũ Thư Hiên hay Bùi Tín cũng sẽ “phản tỉnh” và đưa ra sự thật. Nếu Tín, Hiên và Nguyễn Chí Thiện vẫn còn tình người và tính người, thì ngay bây giờ “các anh” nên trở về với Đại Nghĩa Dân Tộc. Chúng ta chờ xem.

Để kết thúc bài số 2 này, nhân đây Triệu Lan tôi cũng xin thông báo trước cho “Vè sĩ” Nguyễn Chí Thiện rằng: Triệu Lan tôi đã thâu thập hơn 100 cuộc Phỏng vấn, Hội thảo, buổi Nói chuyện, Vinh danh, Tâm tình mà trong khoảng 13 năm qua từ khi Nguyễn Chí Thiện đặt chân đến Mỹ. Ở Mỹ hay nhiều quốc gia khác, bất cứ nơi nào Thiện đến đều có người của “Ta” đứng ra tổ chức cho Thiện. Hơn 100 cuộc Phỏng vấn, Hội thảo, buổi Nói chuyện, Vinh danh, Tâm tình nói trên Triệu Lan tôi đã bỏ rất nhiều thời gian đánh máy ra dạng chữ viết để chuẩn bị đưa ra trình bày cùng đọc giả khắp nơi. Vậy! Nguyễn Chí Thiện và nhóm người bật mí đứng sau lưng của Thiện nên tìm đọc báo Sài Gòn Nhỏ để “rà” lại “bộ nhớ” của mình càng sớm càng tốt.

Bên trên chỉ là vài đoạn ngắn Nguyễn Chí Thiện đã trả lời những người đã phỏng vấn cũng như đã “nói chuyện” với Thiện. Họ đã dùng các cơ quan truyền thông sẳn có ngay trên nước Mỹ để dành cho Thiện “phân bua” hay đính chính những điều Thiện đã không thuộc bài, nhưng tính của Thiện lại hay nói “sảng”, nên Thiện đâm ra “nói bậy”. Trời cao có mắt! trí tuệ không có nhưng lại ham danh to thì họa lại vào thân. Càng nói lại càng làm lộ chân tướng của mình và người ta càng thấy cái không thật của cả một nhóm người “bí mật” đang đứng sau lưng Nguyễn Chí Thiện càng ngày họ càng lộ rõ hơn.

Triệu Lan

Bài 3

Cộng Sản hiểu quy luật tổ chức đấu tranh; nên đã lo sợ khi thấy tập thơ Vô Đề xuất hiện tại hải ngoại vào năm 1980, tính đến nay (2008) thắm thoát 28 năm. Tập thơ đã được tái bản nhiều lần, số người đọc kể tới con số hàng chục vạn và số người viết để bình phẩm dẫn giải cũng đã lên đến hàng nghìn; tập thơ chỉ được hiểu như một tác phẩm đấu tranh chống Cộng của một nhà thơ đại diện cho tập thể nhân dân trong nước và đại đa số người dân chỉ hiểu về tập thơ một cách bình thường là chống bọn Việt Gian Cộng sản.

Sau đó để ngăn chận những hậu quả “nguy hại không thể lường trước được” nếu giới đấu tranh biết tập hợp mà góp lực và quần chúng hải ngoại nhìn ra được yếu điểm của Cộng sản, họ sẽ chấm dứt tình trạng chia rẽ như hiện nay biết tìm đến một đích điểm là đất nước Việt Nam mà thống nhất lập trường để cùng nhìn về một hướng. Nếu có một chỉ đạo trong công cuộc đấu tranh chung thì chúng ta rất dễ dàng giải thể chế độ Việt Gian Cộng sản, nên Hà Nội đã mở ra cả một chiến dịch tuyên truyền với đầy đủ nhân lực, tài lực với những tên cán bộ văn hóa nằm vùng, và dư thừa tiền bạc của các cơ sở kinh tài dùng để mua chuộc, lũng đoạn ngành báo chí và giới cầm bút tại hải ngoại, nên một số “văn sĩ” thờ ơ đã bị chúng cầm chân.

Nhưng với những cặp mắt “hiểu chuyện đời” thì sự xuất hiện của tập thơ này là một “tiếng gọi” để khởi đầu cho một cuộc đấu tranh Cách Mạng gay gắt trên lãnh vực văn hóa giữa người Việt Quốc Gia Chân Chính chống lại bọn Việt Gian Cộng sản trên mọi mặt, cũng như chống sự xâm nhập của các tên tình báo Cộng sản trà trộn len lõi vào trong các hội đoàn, các tổ chức chống Cộng của người Quốc Gia ở khắp nơi trên thế giới nói chung và ở Hoa Kỳ nói riêng.

Hơn thế nửa tập thơ Vô Đề là một bức thông điệp được viết bằng máu, từ trong nước gửi ra cho những người kiên tâm trì chí, những kẻ sĩ, những người trí thức hiểu được thời thế đồng loạt đứng lên, trong và ngoài nước cùng nhau chung lưng đấu cật, cộng tác làm xoay đổi cục diện hiện nay và đi đến một cuộc Đại Cách Mạng, đồng loạt giải quyết tận gốc rễ vấn đề một cách triệt để, những vấn đề của Dân Tộc trong lãnh vực Dân Sinh, Dân Quyền tại Việt Nam.

Để làm sáng tỏ thêm vụ Nguyễn Chí Thiện “đạo thơ” của thi sĩ Vô Danh. Xin đọc giả đọc thêm hai chi tiết, (1) trong báo Người Việt (bài trước có nói đến nhưng chưa đủ) nói về “thi sĩ” Nguyễn Chí Thiện theo lời kể của nhân vật Minh Thi một người tự nhận là “bạn đồng tù” với Nguyễn Chí Thiện và (2) lời giới thiệu của Nguyễn Ngọc Bích như sau:

(Trích) “Nguyễn Chí Thiện sinh 1937 tại Hải Phòng Bắc Việt, khoảng cuối năm 1978 được tạm phóng thích, ngụ tại 36 đường Nhà Ga, Hải Phòng. Thiện bị chuyển từ trại cải tạo II Yên Báy tới trại Phong Quang cách Lao Cay 30 km vào đầu năm 1966 suốt tới 1978 (12 năm tù). Nguyễn Chí Thiện, Minh Thi, Phùng Cung (nhóm Nhân Văn Giai Phẩm ở Bắc) bị giam chung với chính trị phạm và biệt kích miền Nam ... Thi sĩ Nguyễn Chí Thiện thông suốt Anh, Pháp ngữ, Hán văn, ưa thích thơ Đường, ông học hết tú tài Pháp (BAC) ... Ông bị ho lao nặng nên đến ở toán đan lát trong tù. Đa số bài thơ sáng tác trong tù, thuộc lòng và chỉ chép lại cất dấu khi được tạm phóng thích. Hai ba lần tìm tầu người ngoại quốc nhờ chuyển tập thơ ra ngoài bị thất bại. Sau cùng tập thơ được tác giả trao tay một nhà ngoại giao Anh Quốc, và một nhân viên đài BBC người Việt: Đỗ Doãn Quy, rồi chuyển giao cho ông Châu Kim Nhân đưa qua Hoa Kỳ ...”. (ngưng trích báo Người Việt, số 32 ngày 24 tháng 11 năm 1980).

Trong quyển [“Hạt Máu Thơ - Blood Seeds Become Poetry”. Ông Nguyễn Ngọc Bích khai lại năm sinh của Nguyễn Chí Thiện sinh ngày 27 tháng 2 năm 1939 tại Hà Nội (Bắc Việt). Thiện là tác giả của tập “Hoa Địa Ngục và Hạt Máu Thơ”. Thiện có học thức khá, thông thạo Pháp và Việt ngữ trước khi Cộng sản nắm quyền ở miền Bắc vào năm 1954 (Triệu Lan- năm 1954 Thiện được 16 tuổi. “1939-1954” và Nguyễn Ngọc Bích cũng không quên lấy ra chi tiết, “Thiện thông suốt Anh ngữ và Hán văn”). (Tổ hợp xuất bản miền Đông Hoa Kỳ - Arlington, VA 1996). Được biết Nguyễn Ngọc Bích cũng là người “khổ công” đã dịch tập “Hạt Máu Thơ” ra Anh ngữ và nhiều “tác phẩm” khác của Bùi Tín.

Hai “tác giả” Minh Thi và Nguyễn Ngọc Bích đều tự nhận mình là bạn thân, bạn cùng tù với Nguyễn Chí Thiện nhưng Hai ông này đều khai hai năm sinh và hai nơi sinh của Nguyễn Chí Thiện hoàn toàn khác nhau (Minh Thi: Thiện sinh năm 1937 tại Hải Phòng - Nguyễn Ngọc Bích: Thiện sinh năm 1939 tại Hà Nội). Tại sao ?!

Nhưng có một chi tiết quan trọng mà từ bao lâu nay không ai để ý đặt ra đó là: Nhân Vật Minh Thi. Và để rộng đường dư luận nên chúng ta phải đặt vấn đề về nhân vật Minh Thi với Nguyễn Chí Thiện là: Tại sao gần 13 năm qua (từ 1995 đến nay) chưa ai trong chúng ta từng nghe Nguyễn Chí Thiện nhắc đến nhân vật Minh Thi hay dù chỉ một lời hỏi thăm. Minh Thi một người “bạn đồng tù” với Nguyễn Chí Thiện và cũng là người đã “có công” đưa tên tuổi của diễn viên Nguyễn Chí Thiện ra sân khấu phường tuồng như ngày hôm nay, ít nhất Nguyễn Chí Thiện phải nhắc đến tên Minh Thi dù chỉ một lần. Nếu đọc giả nào có theo dõi về tập thơ Vô Đề, thì Minh Thi là người đầu tiên “xác nhận” tập thơ Vô Đề là thơ của Nguyễn Chí Thiện. Vậy hiện nay ông Minh Thi đang ở đâu?.

***

Công Tử Hà Đông khi phỏng vấn Nguyễn Chí Thiện vào năm 2001 thì chính Thiện cho biết các năm và các lần Thiện bị bắt như sau:

- Nguyễn Chí Thiện: Tôi bị bắt ba lần, lần thứ nhất tù từ 1961 đến 1964, lần thứ hai từ 1966 đến 1977, lần thứ ba từ 1979 đến 1991. [SVN Cong Tu Ha Dong pv NCT 2001]

(Triệu Lan: tổng cộng 27 năm. Nhưng theo Minh Thi thì Nguyễn Chí Thiện “bị” ở tù từ năm 1966 đến 1978, chứ không phải từ năm 1966 đến 1977)

Năm (5) năm sau; bà Jean Libby phỏng vấn trực tiếp Nguyễn Chí Thiện để viết “hồi ký”, thì Thiện đã trả lời rằng:

* Jean Libby: Ông bị bắt tù lần thứ 3 vào năm nào ?.

- Nguyễn Chí Thiện: Tôi đi tù lần thứ 3 từ năm 1977 đến 1988 ...

[nhật ký bà Jean Libby: VAA Jean Libby Sunday May 21, 2006 Vietnamese American Achievement ...]

(Triệu Lan: Nên nhớ các tác giả trên đây không phải họ đoán mò để viết ra về cuộc đời “tù” của Nguyễn Chí Thiện, mà họ đã tìm đến phỏng vấn cũng như tìm hiểu về sự thật cuộc đời của Nguyễn Chí Thiện để viết hồi ký cũng như viết sách, báo. Những điều họ viết ra hoàn toàn vô tư theo lời kể (khai) của chính Nguyễn Chí Thiện. Vậy Thiện đi “tù” lần thứ ba (3) từ năm 1979 đến 1991 hay từ năm 1977 đến 1988 ...?!).

***

Dưới đây là cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Hữu Hiệu về “xuất xứ” tập thơ Vô Đề. Báo Việt Star (vietstar & Việtstaronline.com) do hai phóng viên Joe Đỗ Vinh & Chris Phan vào ngày 18 tháng 6, 2008 vừa qua thực hiện. Tập thơ Vô Đề được gọi là “tác phẩm” “Tiếng Nói Từ Đáy Vực”.

VS (vietstar): Ông sang Hoa Kỳ từ năm nào?

Nguyễn Hữu Hiệu: Vào cuối năm 1978, và đã định cư ở Virginia từ đó đến bây giờ.

VS (vietstar): Bây giờ xin phép ông hỏi sang qua tác phẩm “Tiếng Nói Từ Đáy Vực”. Cơ duyên nào mà ông đã có được thơ của Nguyễn Chí Thiện ?

Nguyễn Hữu Hiệu: Đây là lần đầu tiên tôi có cơ hội để nói điều mà từ xưa nay mình chưa nói tới. Cảm ơn anh em tòa soạn Việt Star. Để tôi trình bày nguyên nhân lý do tại sao tôi có tập thơ này.

Anh Bùi Bảo Trúc lúc đó đang làm trong báo Văn Nghệ Tiền Phong cho tôi biết là anh có một tập thơ rất hay. Chỉ có một tập thơ, tập giấy, không có tên tác giả. Bùi Bảo Trúc được đọc, và tôi xin anh ấy cho tôi bản sao. Anh Bùi Bảo Trúc ngần ngại, nhưng rồi cũng đồng ý. Sau khi tôi đọc lên thấy ý thơ bất khuất của một kẻ sĩ Hà Thành, đã kiên cường và ném vào tòa Đại sứ Anh ... Huỳnh Sanh Thông đã nhận được tác phẩm mà không thấy có tên tác phẩm. Sau đó có người nào đó trong bộ ngoại giao (?) trao cho đài BBC, và BBC chuyển đến báo Văn Nghệ Tiền Phong-theo tôi biết.

VS (vietstar): Ông có trực tiếp thấy bản gốc không ?

Nguyễn Hữu Hiệu: Nét chữ viết bằng tay, tôi có chụp lại từ trong sách này. Văn Nghệ Tiền Phong không phổ biến tác phẩm này làm cho mình nghĩ rằng họ không đúng. Lúc đó tôi là Chủ Tịch Ủy Ban Tranh Đấu Giải Phóng Tù Nhân Chính Trị. Bùi Bảo Trúc chỉ cho tôi coi, tôi chỉ xin để có tài liệu viết tay, và photocopy. Với tư cách Ủy Ban tôi phải làm chuyện này, dù rằng việc đó không đúng, mình nghĩ rằng tác giả không chỉ gởi riêng cho Văn Nghệ Tiền Phong hay một cá nhân tổ chức nào cả .... Nếu Văn Nghệ Tiền Phong giữ riêng thì không thể nào phổ biến đến những người đó hay những người khác nữa.

VS (vietstar): Ai đặt tên cho cuốn sách này?

Nguyễn Hữu Hiệu: Người đặt tên sách là nhà thơ Viên Linh “Tiếng Vọng Từ Đáy Vực” nhờ Linh Mục Trần Duy Nhất, chủ nhiệm/chủ bút Việt Báo ở Washington DC đánh máy. Phát hành vào ngày 20 tháng 9, 1980 tại Trường Học Thomas Jefferson. Sau đó tôi gởi qua Pháp cho Quê Mẹ của ông Võ Văn Ái, và rất nhiều nơi. Làm bùng dậy một cuộc đấu tranh mới, một khí thế và đề tài để tranh đấu sống động. Không biết bao nhiêu cuộc hội thảo dùng tác phẩm này làm tài liệu. Khi tôi gửi đến cho nhà báo Đỗ Ngọc Yến (*), anh em đọc say mê và ông Phạm Duy xin phổ nhạc, cho nên Phạm Duy được gởi cho nửa cuốn sách, còn các anh em khác chỉ được vài trang thôi. Sau đó Phạm Duy phổ nhạc 10 bài “Ngục Ca” và gởi cho tôi.

VS (vietstar): Làm sao chúng ta có thể kiểm chứng được những bài thơ này là chính Nguyễn Chí Thiện viết ra?

Nguyễn Hữu Hiệu: Sau tác phẩm và nhạc của Phạm Duy, thì tôi mời Nguyễn Đức Quang về Washington DC để hát và ngâm tập thơ này. Tập thơ này đánh dấu một thời điểm rực rỡ. Sau đó tôi có gởi thơ về nhà văn Phùng Quán, hỏi ông có biết “NCT” hoặc “N.Chi.T” là ai không ?. Phùng Quán trả lời là không biết .... Tôi về Hà Nội lần đầu tiên năm 1992. Lần nhì, tôi nói với Phùng Quán là khi tôi về đây, tôi đã bị công an theo dõi cho nên tôi nhờ ông điều tra giùm. Ông Phùng Quán nói với tôi rằng nếu ông không biết thì không ai biết bởi vì các anh em văn nghệ sĩ đều ghé nhà ông hết, và ông nói rằng ông đã nhờ các anh em điều tra mà không ai biết tác giả “NCT” là ai hết!.

VS (vietstar): Phùng Quán có đọc được tập thơ đó không ?

Nguyễn Hữu Hiệu: Không một nhà thơ Việt Nam nào biết về tập thơ này. Bít kín như vậy! Tôi cho ông Phùng Quán thêm một cái “clue”. Đó là NCT phải là một người sống khép kín. Mà Phùng Quán là một người “quảng giao” (giao thiệp rộng rãi) thì không thể nào chơi được một người “quả giao” (khép kín) như NCT. Với cái “clue” này, ông Phùng Quán suy ra là có thể ông Phùng Cung biết NCT là ai bởi vì Phùng Cung cũng là người “quả giao” khép kín. Khi hỏi đến Phùng Cung, thì quả đúng, ông Nguyễn Chí Thiện chỉ chơi với một mình ông Phùng Cung mà thôi. Tôi hẹn gặp Nguyễn Chí Thiện ở nhà Phùng Cung, lúc đó tôi cảm phục Nguyễn Chí Thiện. Sau này tôi có hiểu khác đi. Nhưng lúc đó tôi hoàn toàn thuyết phục bởi vì khi ông Phùng Cung mời ông Nguyễn Chí Thiện đọc vài bài thơ, thì Nguyễn Chí Thiện có đọc một số bài từ trí nhớ. Đó là năm 1993. Nhưng về tình cảm thì tôi thấy rất lạ lùng. Tôi chưa từng thấy có một nhà thơ nào lạnh lùng như thế này?. Rất là khất bật, không phải ở trong ý niệm của mình về một nhà thơ. Tôi thấy có một điều như thế này: có một số văn nghệ sĩ mà đọc giả không nên tìm gặp bởi vì sẽ làm cho họ (đọc giả) thất vọng!.

VS (vietstar): Như vậy vẫn chưa trả lời được câu hỏi “Nguyễn Chí Thiện có thật sự là tác giả của thơ Hoa Địa Ngục hay không ?”.

Nguyễn Hữu Hiệu: Cả nước chỉ có một người biết Nguyễn Chí Thiện là tác giả của tập thơ này, đó là Phùng Cung. Phùng Cung nói rằng Nguyễn Chí Thiện nói với ông rằng sau tập thơ Hoa Địa Ngục, Nguyễn Chí Thiện còn sáng tác cả trăm bài thơ nữa, mà Phùng Cung nói rằng ông không tin điều ấy.

VS (vietstar): Sau tập thơ “Hoa Địa Ngục” Nguyễn Chí Thiện có tập thơ nào khác nữa không?

Nguyễn Hữu Hiệu: Có tập thơ “Những Hạt Máu Thơ” mà văn phong không giống “Hoa Địa Ngục ....”

[Thắc mắc của Triệu Lan: Theo lời kể trên của ông Nguyễn Hữu Hiệu thì năm 1992-1993 ông đã về Việt Nam tìm gặp “nhà thơ chống Cộng” Nguyễn Chí Thiện, lúc đó ông Hiệu đang là: “Chủ Tịch Ủy Ban Tranh Đấu Giải Phóng Tù Nhân Chính Trị”. Có thể nói ông Hiệu là Chủ tịch của một ủy ban cũng thuộc loại “chống Cộng”, nhưng không hiểu vì lý do gì Cộng sản Hà Nội lại để cho ông Hiệu đi vào, đi ra Việt Nam tiếp xúc với nhiều người (nhất là Nguyễn Chí Thiện) mà không ai làm khó dễ gì ông Hiệu cả. Nhưng điều quan trọng là ông Hiệu và thi sĩ Phùng Cung có thể “biết rõ” về Nguyễn Chí Thiện, cũng như biết Nguyễn Chí Thiện không phải là tác giả của tập thơ Vô Đề như ông Hiệu đã tiết lộ rằng: “lúc đó tôi cảm phục Nguyễn Chí Thiện. Sau này tôi có hiểu khác đi.”. Ông Nguyễn Hữu Hiệu đã gặp Nguyễn Chí Thiện vào năm 1993, nhưng theo lời Thiện kể, thì Thiện gặp ông Hiệu vào năm 1994 và có chụp hình lưu niệm được đăng trong tập “Hạt Máu Thơ” của Nguyễn Chí Thiện. (hình chụp mùa đông năm 1994: Nguyễn Hữu Hiệu, Nguyễn Chí Thiện, Nguyễn Hữu Đang, Bác sĩ Lân, Phùng Cung). Nhưng dù sao chúng ta cũng phải cảm ơn ông Nguyễn Hữu Hiệu đã “dám” nói ra sự thật sau bao nhiêu năm dấu kín. Hy vọng trong những ngày tới cũng sẽ có nhiều người trong cuộc cho chúng ta biết thêm những sự thật khác mà bao lâu nay chúng ta chưa được biết.]

(*) Báo Người Việt của Đỗ Ngọc Yến có được tập thơ Vô Đề từ ông Nguyễn Hữu Hiệu và từ đây báo Người Việt và Đỗ Ngọc Yến đã “đẻ” ra nhân vật Minh Thi, để sau đó Minh Thi lại phịa ra “tập thơ Vô Đề là của Nguyễn Chí Thiện?!”, vì vậy sau một lần xuất hiện trên báo Người Việt, số 32 ngày 24 tháng 11 năm 1980 cho đến nay, không ai còn thấy nhân Vật Minh Thi đâu nửa cả. Vậy cả tòa soạn báo Người Việt nên bạch hóa nhân vật Minh Thi!

***

Và tiếp theo dưới đây là các bài viết của một số “nhà văn” cũng như các cuộc “Gặp gỡ, Phỏng vấn, Nói chuyện, Diễn đàn, Hội luận, Hội thảo, Đại hội” đã có dịp đối diện với Nguyễn Chí Thiện cũng như để phỏng vấn Thiện. Chúng ta thấy rất nhiều điểm “không thuộc bài” của Nguyễn Chí Thiện. Bài trước có nói, Triệu Lan tôi đã thâu thập rất nhiều dữ kiện về Nguyễn Chí Thiện. Nay không thể viết ra trong khuôn khổ một tờ báo hay một vài số báo với hàng ngàn trang giấy. Nên Triệu Lan xin phép cùng quý độc giả trong loạt bài này chỉ nêu lên với một số chi tiết nhỏ trong hàng trăm chi tiết mà Triệu Lan đang nắm trong tay (kể cả các cuộn băng video bằng hình ảnh), để chúng ta cùng so sánh những cái không có thật đã được nói ra từ chính nhân vật Nguyễn Chí Thiện. Có lẽ vì đi quá nhiều nơi và nói quá nhiều chuyện Không Có Thật nên Nguyễn Chí Thiện đã quên những điều chính Thiện đã nói ra. Nhưng tệ hại nhất là những người đã viết báo, viết bài “bốc thơm” những điều không có thật về con người của Nguyễn Chí Thiện mà họ không cần kiểm chứng. Đây là một vấn đề vô cùng tai hại cho chính danh dự của họ, cũng như cho công cuộc đấu tranh chung trong vấn đề giải thể bọn cầm quyền Việt Gian Cộng sản đem phúc lợi cho toàn thể dân Việt trong nước.

Chính một số người tự cho mình là “nhà văn” hay nhà báo đã vì một lý do vô tình hay cố ý nào đó, họ cũng đã a tòng theo những điều bất chính để đánh lừa niềm tin của đồng bào người Việt tị nạn Cộng sản. Đây được xem như là một trọng tội nếu từ đây về sau họ không biết ăn năn hối cãi hay đoái công chuộc tội và mạnh dạn dám nói lên những điều đúng với lương tâm nghề nghiệp của họ. Thì thiết nghĩ các cộng đồng người Việt ở hải ngoại hiện nay chúng ta nên có những hành động thiết thực để chận đứng các trò hề rẻ tiền này của bọn tình báo văn hóa Cộng sản đội lốt dưới chiêu bài người Quốc Gia tị nạn Cộng sản.

Trong những ngày tháng tới đây sự thật về nhân vật Nguyễn Chí Thiện đã “cầm nhầm” tập thơ Vô Đề phải được bạch hóa. Người Việt chúng ta không thể để cho bọn bất lương coi thường hay lừa bịp chúng ta mãi được. Như đã nói quý vị trí thức, nhà báo, nhà văn, các giáo sư, các nhà nghiên cứu về lãnh vực văn hóa, chúng ta nên có trách nhiệm chung để đưa ra ánh sáng về con bài Nguyễn Chí Thiện. Thiết nghĩ đây là một điều phải làm và nên làm. Vậy quý vị nào đã không am tường sự việc lại lỡ “bốc thơm” cho Nguyễn Chí Thiện quý vị sẽ nghĩ gì và sẽ làm gì? hay quý vị tiếp tục giữ thái độ im lặng?. Nếu quý vị không tự mình đứng ra bạch hóa những điều chính quý vị biết mình đã bị cả một tập đoàn gian trá lừa bịp trong nhiều năm qua, thì ai là người sẽ giúp quý vị “giải oan” cho quý vị đây?!. Chính ta phải tự cứu ta trước. Vì đây là Danh Dự và Thể Diện của chính quý vị vậy. Đây cũng là lời cuối cùng để quý vị bình tâm suy nghĩ mình nên làm gì ? Trong những loạt bài tới Triệu Lan sẽ đưa tất cả tên của những người có liên hệ trong con bài Nguyễn Chí Thiện lên mặt báo để rộng đường dư luận. Những người khi đã bị điểm mặt chỉ tên thì lúc đó không ai có thể nhân nhượng được nữa.

***

Dưới đây là một số buổi; Gặp gỡ, Phỏng vấn, Nói chuyện, Hội luận, Hội thảo, Đại hội được các báo chí, thân hữu, bè bạn ghi lại qua lời kể của Nguyễn Chí Thiện như sau:

1) - Hồi cuối năm 1991, khi sắp được thả, tôi nằm ở bệnh-viện 19-8, một bệnh-viện của Công-an. Tôi mượn được bản dịch Truyện Kiều ra Pháp-ngữ của Nguyễn Khắc Viện. Một hôm, Cục-trưởng cục An-ninh Quốc-gia tới phòng tôi, thấy có quyển sách đó, hỏi tôi: “Thằng Viện dịch có được không”? Tôi trả lời: “Có khoảng 30 chỗ sai nghiêm-trọng, thí-dụ như câu Thành xây khói biếc mà dịch là Thành-phố dựng lên những cột khói mầu xanh; câu Ðiếc tai lân-tuất mà dịch là Hàng xóm giả điếc, ..v.v..”. Y nói ngay với tôi: “Anh viết ngay một bài phê-bình đi, tôi sẽ cho báo Nhân-Dân đăng”. Thực lòng, tôi rất khinh Nguyễn Khắc Viện, y đã làm cái loa bỉ-ổi tuyên-truyền cho Ðảng bao năm. Nhưng giai-đoạn đó, y đang phê-phán độc-tài, đòi dân-chủ. Tôi thấy không nên tham-gia vào việc hạ-nhục y, trái lại, còn phải khuyến-khích. Tôi từ-chối không viết. [NCT dien van dai hoi Paris 2000 (phần 1)].

1) Thắc mắc của Triệu Lan - Hàng triệu người Việt chúng ta đã từng nếm mùi “cải tạo” của bọn Cộng sản, kể cả những đảng viên của chúng bị “kỷ luật”. Ai có những “tiêu chuẩn tù” như Nguyễn Chí Thiện ?!. Một tù nhân “chửi” chế độ thậm tệ như Nguyễn Chí Thiện mà lại được “Cục-trưởng cục An-ninh Quốc-gia tới phòng tôi”.

Thưa quý vị đọc giả. Ngay trên nước Mỹ quý vị đang sống đây là một nước tự do, dân chủ hàng đầu trên thế giới, quý vị có bao giờ thấy ông hay bà Bộ trưởng hay Thứ trưởng “an ninh quốc gia” của Mỹ đến thăm bất cứ một tù nhân nào không? Và lại càng không thấy ông hay bà Bộ trưởng hay thứ trưởng nào khuyên tên tù nhân “nguy hiểm” như Nguyễn Chí Thiện rằng: “Anh viết ngay một bài phê-bình đi, tôi sẽ cho báo “New York” (nhân dân) đăng”. Chuyện Tề Thiên tưởng đâu chỉ có mỗi một mình Ngô Thừa Ân có thể phóng tác, ấy vậy mà chuyện Tề Thiên đã đến thật, có thật. Tề Thiên đã “hóa phép” nhập vào với riêng con người “rất thật” của Nguyễn Chí Thiện. Đúng là “thiên đường xã hội chủ nghĩa” có khác. Cả một đại hội Paris 2000 như trên, đến nay đã 8 năm qua chưa thấy ai lên tiếng về chuyện “Tề thiên Nguyễn Chí Thiện” này!. Tại sao?!.

***

* - Dưới đây là những đoạn so sánh để chúng ta thấy rằng mỗi nơi đi qua Nguyễn Chí Thiện đều tự đặt chuyện nói ra, nên mỗi nơi Thiện đều nói mỗi khác nhau.

2) - Ngày 10 tháng 7 năm 1979 ông đi lên Hà Nội. Mặc dù có một bà chị ruột ở Hà Nội, ông đến nhà một người bạn, ngồi trên gác nhà ấy và viết ra 4000 câu thơ trong ba ngày ròng rã mà ông nhớ trong đầu sau hai mươi năm tù đầy. [Tran Viet Dai Hung - Hoa thiet Hoa gia - bai 4&5 - 04-25-2003]

2) Tối hôm thứ Sáu 13.7, trước ngày 14.7 là ngày Quốc khánh Pháp, sứ quán có chiêu đãi. Tôi đã lên Hà Nội trước đó ba hôm, lên nhà thằng cháu gọi tôi bằng cậu. Bây giờ nó chết rồi. Vợ nó, bây giờ tôi nói thật ra là vợ nó gọi thiếu tướng Quang Phòng là cậu, ông ấy là Cục trưởng An ninh Quốc gia phụ trách về văn hoá. Nhà đó thì công an rất nể, không ai dòm ngó đến cái nhà đó cả. Thế là tôi mới lủi vào nhà đó tôi viết. Vợ nó đi làm thì tôi mới viết, khi vợ nó về thì không viết nữa. Một ngày có 8, 9 tiếng ở nhà để viết, viết gấp rút, chỉ có thằng cháu biết thôi vì tôi nói nó đóng cho tôi một cái tủ hai ngăn, để giấu tập thơ. Nó giỏi thợ mộc nên làm được ngay. Tôi dặn nó tuyệt đối không được mở ra. Viết xong nó đóng hộ tôi thành ra quyển sách vì tay tôi yếu. Giấy viết hai mặt, đôi lúc thiếu bút, vì thế nguyên bản có nhiều trang viết bằng mực đỏ. Cũng may trước khi đóng, nó khuyên tôi: “Cậu phải viết một cái thư, chứ gửi nguyên thế này đâu được, ai biết chuyện gì”. Tôi nói nó đưa bút, ngồi ngoáy chớp nhoáng lá thư bằng tiếng Pháp. Kí tên, đề thẳng là 136 Rue de la Gare, Nguyễn Chí Thiện, địa chỉ nhà tôi ở Hải Phòng. Dưới lá thư đó tôi đề: “Hoa Địa Ngục”, mở ngoặc đóng ngoặc: Fleurs de l’Enfer, đề tên tác giả hẳn hoi. [Bui van Phu: 2 gio voi NCT 11-19-02]

***

3) Người đầu tiên công bố tác giả tập thơ là ông Minh Thi, hiện sống tại Santa Ana. Ông Minh Thi là bạn tù của nhà thơ Nguyễn chí Thiện từ năm 1970 đến 1977 tại trại tù Phong Quang. [Tran Viet Dai Hung - Hoa That Hoa Gia - bài 1 - 04-25-2003]

3) - Lần thứ ba ông bị giam từ 1967 đến 1977 đúng vào thời gian có “vụ án xét lại chống đảng”. Trong 10 năm tù lần này … “tôi nằm xà lim hơn 8 năm, sống bẩn thỉu hôi hám như một con chuột cống, có điều thua con chuột cống ở chỗ đói, rét, ốm, đi không vững.” Khi được ra khỏi xà lim ông có bị giam cùng với Vũ Thư Hiên hơn một năm.[DVC Minh Vo: Nguyen Chi Thien 2006]

3) Nguyễn Chí Thiện: Tôi có bị giam ở trại tù Phong Quang, Lào Cay và tôi đã gặp Vũ Thư Hiên trong vòng ba năm. Sau đó, Vũ Thư Hiên được thả ra về trước tôi. Tôi đã nếm đủ mùi gian khổ. [DCV Nguyen Van Luc pv NCT 06-07-07]

***

4) Nguyễn Chí Thiện: Theo tôi thì họ nhắm nhiều mục đích. Trước hết, họ nghi tập thơ do nhiều người viết... Nếu do nhiều người viết, họ sẽ tìm cách truy lùng những người khác đã viết. Cho nên, bằng cách nào, họ cũng muốn tôi viết lại... Tôi tìm cách trì hoãn nói rằng nay sức yếu, thiếu ăn uống, không đủ sức để ngồi tập trung tinh thần để nhớ hết ... Tôi xin họ cho gia đình tiếp tế. Sau đó, tôi đã nhận được sự tiếp tế của gia đình gồm một bao lớn, chỉ có chăn màn và mấy kí lô mì rang và đường đen. Phần họ, họ chấp thuận cho bồi dưỡng tôi mỗi ngày có chè tầu, thuốc lá hai bữa cơm ăn tươm tất có thịt, giò chả. Đấy là món chi tiêu khá lớn cho một tên tù. Trà hai đồng một ngày, thuốc lá Sông Cầu hai đồng nữa, vị chi 4 đồng trong khi lương cán bộ chỉ có 2 đồng một ngày ... Nhưng cũng nhờ chuyện viết lại này mà tôi lên được khoảng 5 kí lô. [DCV Nguyen Van Luc pv NCT 06-07-07]

[(Thắc mắc của Triệu Lan: Theo lời kể của Nguyễn Chí Thiện ở trên thì tiêu chuẩn “bồi dưỡng cho Nguyễn Chí Thiện rất cao “vị chi 4 đồng trong khi lương cán bộ chỉ có 2 đồng một ngày”, cao gấp 2 lần lương cán bộ để Nguyễn Chí Thiện có thể ngồi chép lại một tập thơ Vô Đề khác.

Như vậy quả đúng như lời của Triệu Lan đã có nói trong bài viết trước là: Tập thơ Vô Ðề có đến Hai (2) bản viết tay!:

* Tập thơ Vô Đề bản số Một (1) nguyên thủy do chính tay tác giả Vô Danh viết ra và ông Vô Danh ghi rõ “Ðây là công trình làm việc trong suốt hai mươi năm (20) trời của tôi” (ông Vô Danh), tập thơ Vô Ðề này không có hình ảnh của tác giả Vô Danh cũng như hình ảnh gia đình của ông đi kèm và tập thơ không có tựa đề (Vô Ðề).

* Bản số Hai (2) do chính tổng cục phản gián Yết Kiêu dàn dựng cho Nguyễn Chí Thiện ngồi học cách viết (giả dạng chữ viết của tác giả Vô danh), Thiện viết ra từ nguyên bản tập thơ Vô Đề. Bản này có tựa đề là “Hoa Ðịa Ngục” và một số hình ảnh Cha, Mẹ, Anh, Chị, Cháu (hay con?) của Nguyễn Chí Thiện trong bản viết tay này. Đây cũng là lý do để giải thích tại sao từ năm 1980 tập thơ Vô Đề ra đời và Đỗ Ngọc Yến cũng như báo Người Việt có được bản copy tập thơ Vô Đề từ ông Nguyễn Hữu Hiệu gởi cho như ông Hiệu đã xác nhận và dĩ nhiên sau đó Yết Kiêu cũng có nguyên bản copy này, nhưng mãi đến năm 1995 (15 năm sau) Nguyễn Chí Thiện mới được đảng cho ra hải ngoại.

Nguyễn Chí Thiện đã chép tập thơ Vô Đề từ bản nguyên thủy ra bản số 2, điều này do chính Nguyễn Chí Thiện tiết lộ bên trên (xin xem mục số 4 được tô đậm trong bài này) do Nguyễn Văn Lục phỏng vấn ở mục số 4 “Cho nên, bằng cách nào, họ cũng muốn tôi viết lại” (tập thơ Vô Đề). Vì lẽ có công chép lại tập thơ Vô Đề ra bản số 2 nên Thiện mới được Yết Kiêu ưu đãi như Thiện đã kể: “Phần họ, họ chấp thuận cho bồi dưỡng tôi mỗi ngày có chè tầu, thuốc lá hai bữa cơm ăn tươm tất có thịt, giò chả. Đấy là món chi tiêu khá lớn cho một tên tù. Trà hai đồng một ngày, thuốc lá Sông Cầu hai đồng nữa, vị chi 4 đồng trong khi lương cán bộ chỉ có 2 đồng một ngày ...”. Chúng ta vì đã quá thờ ơ nên chúng ta đã bị lừa trong một thời gian quá dài và khi hiểu ra sự thật chúng ta có còn để Nguyễn Chí Thiện lừa bịp chúng ta nửa hay không ?!.

Đến đây chúng ta có thể khẳng định 100% rằng: Những trang thơ viết tay đủ màu như Nguyễn Chí Thiện đã kể trong mục số 2 ở trên và nay đã được in ra trong quyển “Hoa Địa Ngục” [phụ bản số 4 trang 400 và 401 do Tổ hợp xuất bản miền Đông Hoa Kỳ năm 2006 phát hành. Nhà in Printed and Bound, Republic of China First Edition, 2006. Bản quyền của Nguyễn Chí Thiện và Nguyễn Ngọc Bích - Copyright 2006 by Nguyen Chi Thien and Nguyen Ngoc Bich - Bích và Thiện lấy tư cách gì để làm chủ bản quyền của tập thơ Vô Đề ?] là cả một sự dàn dựng công phu cũng như rất nhiều thời gian để đạo tào ra con bài Nguyễn Chí Thiện. Và cũng chính từ các bài thơ Nguyễn Chí Thiện đã chép lại từ bản nguyên thủy của tập thơ Vô Đề mà bọn nằm vùng hải ngoại đã có một phong trào thổi phồng cho Thiện “chính danh” trở thành tác giả của tập thơ Vô Đề trong nhiều năm qua. Như chúng ta đã biết Nguyễn Chí Thiện không phải là tác giả của tập thơ Vô Đề nên nhiều lần có sang Anh Quốc nhưng chưa bao giờ Thiện dám đến tòa Đại sứ Anh để xin lại tập thơ, một “công trình làm việc trong suốt 20 năm trời” như trong lá thư viết bằng tiếng Pháp tác giả Vô danh đã xác định.

Như vậy câu chuyện Nguyễn Chí Thiện kể lại Thiện vào trong sứ quán Anh (Thiện kể trong 4 lá thơ viết tay đã có đăng trong báo Saigon Nhỏ tuần qua) tại Hà Nội “cởi quần” móc ra ... tập thơ vào năm 1979 cũng phải được “điều nghiên” lại xem có đúng với sự thật hay không?. Hiện nay nhiều người đang có copy bản chép tay (Thiện chép từ bản nguyên thủy) tập thơ số 2 của Nguyễn Chí Thiện, nhưng chúng lại cho người phịa ra là: “do tòa đại sứ Anh gởi trả lại cho Nguyễn Chí Thiện”. Chuyện này sẽ nói sau.

Triệu Lan tôi (bỏ tiền túi) đang liên lạc với ban giảo tự (giảo nghiệm chữ viết) của cơ quan Tư pháp Hoa Kỳ (ban Forensic science), để có thể nhờ họ so sánh dạng chữ viết tay của Nguyễn Chí Thiện và thủ bút của tác giả tập thơ Vô Đề. Triệu Lan tin rằng với kỹ thuật hiện đại (high tech) máy móc tinh vi có thể kiểm chứng và phân loại các dạng chữ viết khác nhau nếu không phải do một người viết ra. Vì ngoài cách so sánh 3 chiều (3D) các loại máy này còn đo được sức đè (pressure) từ chính bàn tay người viết một cách chính xác. Và còn nhiều kỹ thuật giảo nghiệm khác (chưa tiện nói ra) ngoài sự hiểu biết của Thiện cũng như nhóm người đứng sau lưng Thiện. Khi có kết quả thì sẽ công bố cho đọc giả khắp nơi được rõ.)]

***

5) - Nguyễn Chí Thiện: ...Vừa ra khỏi cổng tôi bị hai công an nắm cổ đi luôn, họ đưa tôi lên xe hơi, chở tôi vào thẳng Hỏa Lò. Dù tôi có ngồi xe hơi sứ quán chạy ra cũng không thoát được…. Vào Hỏa Lò tôi bị thẩm vấn ngay. Tôi khai tôi chạy vào sứ quán xin tị nạn, bọn công an trong sứ quán nghe được câu tôi nói lúc đầu với ba người Anh là tôi có tài liệu quan trọng muốn đưa, nên họ vặn hỏi tôi đưa tài liệu gì vào Sứ Quán Anh. Tôi nói tiếng Anh của tôi loại giả cầy, tôi nói tôi có chuyện quan trọng muốn nói chứ tôi có nói tài liệu gì đâu. Những ngày đầu bọn thẩm vấn rất ngọt với tôi, chúng nói Anh có đưa tài liệu gì cứ nói, chúng ta sẽ lấy lại tài liệu đó cho tổ quốc không bị thịệt hại, chúng tôi hứa sẽ trả tự do cho anh ngay”. Tôi vẫn nói tôi không có đưa tài liệu gì cả.

[NSVN Cong Tu Ha Dong pv NCT 2001]

5) - Hỏi: Sau khi lọt vào Sứ Quán Anh họ đã tiếp ông như thế nào? Ông bị bắt lại trong trường hợp nào?

Nguyễn Chí Thiện: Họ đã tiếp tôi, tôi trình bày chi tiết, nhưng vì vấn đề bang giao họ không thể cho tôi tị nạn chính trị. Khi tôi trở ra thì công an vây bắt ngay, và bắt cả đứa cháu của tôi. Tôi bị đưa vào giam ở Hỏa Lò. Ở trong Hỏa Lò, họ đã đối xữ tử tế với tôi cho ăn uống đàng hoàng, trà đường thuốc lá ..v.v.. [Radio VNHN Vuong ky Son pv NCT 10-12-2003]

* Thắc mắc: Hai (2) cuộc phỏng vấn ở trên. Với Công Tử Hà Đông Nguyễn Chí Thiện nói “bị bắt một mình. Với Vương Kỳ Sơn Nguyễn Chí Thiện “bị bắt” cùng với đứa Cháu.

***

Bốn (4) người dưới đây trong 4 cuộc phỏng vấn Nguyễn Chí Thiện đã có cùng 1 câu hỏi. Nhưng Nguyễn Chí Thiện đã trả lời cho Bốn (4) người đều hoàn toàn khác nhau.

6-1) - Nguyễn Chí Thiện: “ … Mãi đến 16 tháng sau, tháng 10, 1980, lần ấy ra làm việc tôi được đưa vào một phòng lớn, trong có ba bốn tên công an bự chờ sẵn, tôi hồi hộp biết là có chuyện mới. Lần này họ cho tôi thấy tập thơ của tôi được xuất bản ở Hoa Kỳ. Họ cho tôi xem bức thư chữ Pháp viết tay của tôi, tôi nhận đó là chữ tôi, nhận thư đó tôi viết và thơ trong tập là thơ tôi ... Lúc ấy tôi biết tác phẩm Hoa Địa Ngục của tôi đã được xuất bản, và đến lúc ấy tôi mới nhận tôi vào sứ quán Anh là để trao cho nhân viên sứ quán tập thơ ấy. Sự việc sau đó diễn ra như tôi đã kể…[NSVN Cong Tu Ha Dong pv NCT 2001]”.

6-2) - Nguyễn Chí Thiện: “Một hôm, lúc đó tôi đã bi quan lắm rồi, vào tháng 10 năm 1980, họ cũng gọi cung như mọi lần, nhưng lần này họ đưa vào phòng lớn, không phải phòng hỏi cung. Những nhân viên vẫn hỏi cung cũ biến mất, giờ có mấy ông ở bộ sang, mặc quần áo dạ mùa đông, đi giầy bóng, tuổi hơn 50. Tôi đoán có chuyện gì rồi, mừng thầm vì có thể có kết quả. Quả nhiên đúng. Họ mời trà, hút thuốc lá đâu đấy, rồi họ mới giở quyển sách ra, họ không giơ bìa ra mà chỉ cho coi bức thư viết bằng tiếng Pháp bên trong. Họ hỏi, có phải chữ của anh không? Tôi nói đúng. Mình mừng hơn bố sống lại chứ không phải là không. Vì đợi mãi mà.

Bùi Văn Phú: Có phải đó là cuốnTiếng Vọng Từ Đáy Vực”?.

Nguyễn Chí Thiện: Tôi không biết. Vì họ đâu có cho mình coi bìa sách. Họ mở ra, gấp cong bìa lại, chỉ cho mình thấy trang có in lá thư chữ viết tay của mình thì mình đâu có nhìn được tên sách. [Bui van Phu: 2 gio voi NCT 11-19-2002]”

6-3) - Jean Libby: “… Ông ta biết là thơ của ông được phát hành vì tên công an cầm tờ báo Việt ngữ in ở Hoa Kỳ năm 1980 có hình của ông. Ông cười mím và không phủ nhận điều đó [Jean Libby: May 21, 2006 - JANCT tr.7.]”.

6-4) - Nguyễn Chí Thiện: “Thoạt tiên khi được biết tập bản thảo được in ra, chúng mời tôi lên làm việc. 15 tháng sau, 4, 5 tên đã đưa ra trước mặt tôi tập thơ đã được in ... Họ hỏi tôi có nhận ra tập thơ này là của tôi không? Tôi nhận ngay là của tôi sau khi đọc mấy bài. Sau đó, bọn họ yêu cầu tôi viết lại tất cả các bài thơ tôi đã viết. [DCV Nguyen Van Luc pv NCT 06-07-2007]”.

***

7) - Lần thứ tư ông bị giam 12 năm 3 tháng. Đó là khi ông xông vào tòa đại sứ Anh ở Hà Nội để trao tập thơ Hoa Địa Ngục như đã nói trên. Lần này ông bị giam ở Hải Phòng 6 năm sau đó bị chuyển về Hỏa Lò ở Hà Nội. Ông được tha ngày 22 tháng 10 năm 1991, cùng dịp với nhà văn nữ Dương Thu Hương, nhà văn Doãn Quốc Sĩ và linh mục dòng tên Lê Đan Quế. [DVC Minh Vo: Nguyen Chi Thien - 2006]

7) - “… Cuối cùng tôi hỏi họ có thể lưu tôi trong sứ quán Anh được không. Họ nói việc vào đã lộ, công an đã vây ở ngoài ở lại sẽ khó khăn ... Họ đưa tôi thẳng vào Hỏa Lò và hỏi cung ngay … Tôi ở Hỏa Lò tới năm 1985 thì chuyển về xà lim bộ ở xã Thanh Liệt, Huyện Thanh Trì”. [Nguyen Chi Thien 4 trang la thu viet tay ngay 7 thang 11, 1995].

Sau đây là “văn phong” của Nguyễn Chí Thiện viết cho thi sĩ Phùng Cung khi Thiện nghe tin Phùng Cung qua đời vào tháng giêng năm 1997, được trích đăng trong tập nhật ký của bà Jean Libby năm 2006.

- “văn sĩ” Nguyễn Chí Thiện: “tháng giêng, 1997 tôi ở Hoa kỳ .... Nhà thơ Lê Quang Dũng thông báo là Phùng Cung đã chết tại nhà anh vào ngày thứ sáu, sau hai tuần bạo bệnh. Phùng Cung là người bạn tù với tôi. Và họ đang chuẩn bị tang lễ. Tôi nghe nữa.

* “văn sĩ” Nguyễn Chí Thiện: “ … Tôi hiểu là cái chết là điều không thể tránh được, nhưng tôi không kềm chế được cảm giác mất mát lớn lao và tôi đã khóc. Đêm ấy, khi nằm ngủ tôi quay mặt vào vách. Hồi tưởng lại lần đầu gặp nhau tại Phong Quang vào một ngày mùa đông ảm đạm. Anh đứng bên cạnh cây ớt đỏ. Anh đưa mắt nhìn bầu trời nặng trĩu cũng nặng buồn như khuôn mặt của anh. Và sau đó, trong ngày chia tay từ giả tôi vào Sài gòn để đáp chuyến bay đi Hoa kỳ, anh nắm đôi bàn tay tôi bịn rịn không rời, nước mắt anh lưng tròng. Sáng hôm sau tôi chập chờn giấc mơ tôi thấy những vì sao, tôi thấy những cánh buồm xanh biếc quyện bay với gió trong dãy ngân hà đem linh hồn anh đến nơi vĩnh hằng. Ngày nào đó, khi trở về Việt Nam tôi không làm gì hơn bằng im lặng đứng trước mộ anh nằm ở mô đất trâu cày dẫm nát ở cuối làng.” [Jean Libby. ANCT tr.10]

Khi viết văn người ta có thể tả cảnh trời trăng mây nước, hoa cỏ hữu tình. Nhưng cổ kim chưa từng thấy “văn sĩ” nào lại tả cảnh “trong dãy ngân hà” bao giờ và hay hơn nửa là “trong dãy ngân hà” lại có cả “gió” và “những cánh buồm xanh biếc”. Rồi đến “ngày mùa Đông ảm đạm” thì cây ớt mới Đỏ. Và vì có “cây ớt đỏ” (không phải Cây Ớt Xanh) nên ông Phùng Cung mới ra “đứng bên cạnh cây ớt đỏ”, để “văn sĩ” Nguyễn Chí Thiện có cảm hứng mà viết văn hay “chép thơ.” Những bằng chứng trên chứng tỏ Nguyễn Chí Thiện không biết viết văn, nếu Thiện có viết thì cũng chỉ là viết Láo như đoạn “văn” ở trên.

Về thơ thì người ta có thể nhớ trong một thời gian ngắn, một số lượng nhỏ các bài thơ do mình sáng tác, chứ không thể nhớ một số lượng lớn nhiều bài thơ mà gần như cả đời mình làm trong một thời gian kéo dài mấy chục năm. Với nhiều người đã có kinh nghiệm tù đày Cộng sản, thì chỉ riêng tội “làm thơ cực kỳ phản động”, đã xúc phạm lãnh tụ, nhục mạ đảng và bôi đen chế độ. Nếu bị bắt, dù chỉ một bài truyền miệng thôi, thì đương sự cũng đủ bị xử nghiêm ngặt bằng án tử hình mà không cần phải xét xử gì cả. Trong hơn 60 năm qua kể từ khi Cộng sản cai trị đất nước cho đến nay, duy nhất chỉ có “Một Tù Nhân” Nguyễn Chí Thiện dám “chép thơ” “chửi đảng”, xúc phạm lãnh tụ “bác Hồ”, phê bình cả “đồng chí” Nguyễn Khắc Viện mà “tù nhân” Nguyễn Chí Thiện vẫn được đảng “ưu ái” cho Thiện ăn tiêu chuẩn “gấp hai lần cán bộ”. “Trà hai đồng một ngày, thuốc lá Sông Cầu hai đồng nữa, vị chi 4 đồng trong khi lương cán bộ chỉ có 2 đồng một ngày”.

Khi Thiện “bị” tù thì được cả “đồng chí” “Cục-trưởng cục An-ninh Quốc-gia tới phòng” và yêu cầu. “Anh viết ngay một bài phê-bình đi, tôi sẽ cho báo Nhân-Dân đăng” để phê bình “đồng chí” Nguyễn Khắc Viện. Ôi! “thiên đường xã hội chủ nghĩa” sao lại có những tên Đại Láo như thế này?. Ba (3) triệu người Việt Quốc Gia tị nạn Cộng sản chúng ta phải làm gì với tập đoàn Đại Bịp Nguyễn Chí Thiện?!. Chúng đã dùng đủ mọi mánh khóe để đánh lạc hướng, làm cho người Quốc Gia không nhận ra được ý nghĩa chân thực của tập thơ trên, chúng dùng chiến thuật “lượng chống phẩm” kiểu hát hay không bằng hay hát. Sự nhắc lại nhiều lần bởi nhiều tên bịp, chúng nghĩ rằng cuối cùng sẽ làm quần chúng yên trí mà tin theo chúng! Nhưng kết quả cho thấy chúng đã nhầm.

Nguyễn Chí Thiện và đồng bọn tưởng có thể dùng trò tiểu xảo lừa bịp mọi người được mãi, đối với đại khối quần chúng việc nhận ra sự kiện hay nhân sự thường chậm vì phải thông qua một tiến trình suy luận dùng đủ các phương thức như phân tích và tổng hợp, diễn dịch hay căn cứ trên số dữ kiện có sẵn. Nếu thơ “văn là người” do xem thơ, văn mà biết được khí chất, trình độ tư tưởng, chí hướng của một người được coi là nguyên tắc phổ quát, thì điều kiện cần và đủ để nhận ra tác giả tập thơ Vô Đề này phải là người có quá trình “hành động” cách mạng. Càng đọc hay nghe những điều từ Nguyễn Chí Thiện nói ra, chúng ta lại càng khẳng định là Nguyễn Chí Thiện bằng xương bằng thịt đang sống và đang sinh hoạt trong cộng đồng chúng ta Không Phải Là Tác Giả của Tập Thơ Vô Đề và với một số điều đã nêu trong 3 bài viết này ai cũng đồng ý rằng: Nguyễn Chí Thiện là người đã nhận vơ tập thơ Vô Đề của tác giả Vô Danh. Vì sau 3 bài viết thiết nghĩ Triệu Lan đã thừa dữ kiện cũng như bằng chứng để chứng minh cho lập luận của mình mà không bao giờ sợ nhầm lẫn được nữa.

Một điểm nửa cũng cần nêu ra ở đây là: Bọn cộng sản (Nguyễn Chí Thiện) vì không có tên nào có học hay chuẩn bị học tập gì, mà do một sự trớ trêu rất ngẫu nhiên chúng được ngồi vào “chính trường”, nói chuyện chính sự kiểu “bần cố nông” nên chức vụ “to” nhưng tài năng thì không có nên bọn này phải dùng “tiểu xảo” để lừa bịp. Đây chính là lý do đúng nhất để giải thích tại sao trong gần 13 năm qua Thiện đi Đông, đi Tây cố dùng những trò “tiểu xảo” để làm sao tạo cho Thiện được cái “mác thi sĩ”. Nhưng hỡi ôi! Thiện đã không có khả năng và cũng không ai có thể thổi con ếch Thiện to bằng con bò. Người ta đã nhìn thấy Thiện quá kém cỏi trong mọi lãnh vực, nghe Thiện nói chuyện hay đối đáp người ta rất dễ dàng nhìn ra trình độ học vấn và con người thật của Thiện. Những sĩ phu Việt Nam hải ngoại và trong nước họ không Mù như Thiện và đồng bọn nghĩ. Nhiều năm qua họ chưa nói bởi vì chưa đúng lúc thế thôi. Hiện nay thời điểm năm 2008 này có lẽ bọn cầm quyền Việt Gian Cộng sản cũng đã hết thời và tất cả bọn chúng đều là những tên tội đồ của dân tộc, sẽ bị xét xử theo luật cách mạng và đời đời chịu sự phê phán nghiêm khắc của lịch sử.

Sĩ Phu Việt họ là những người đồng chất, có cùng một tần số rung động, nên nhận ra nhau và chấp nhận nhau thật dễ, chẳng cần biện bạch rườm rà, chỉ qua một câu nói gọn, ngắn, một cử chỉ nhẹ nhàng, trầm tĩnh, là họ đã hiểu nhau, như đã từng quen biết từ một tiền kiếp xa xưa lắm! Với cùng một vấn đề, họ thường có cùng một giải đáp. Do đó, họ chỉ trao đổi với nhau những gì thực sự quan trọng, vì chuyện đất nước là chuyện dài lâu. Đó là lý do để giải thích tại sao các sĩ phu Việt họ không vội vã trong ván bài Nguyễn Chí Thiện.

Đây là cơ hội cuối để cho những ai đã từng lầm tưởng và tin theo nhóm của tên Nguyễn Chí Thiện để thích nổi danh và nổi tiếng. Hôm nay diễn viên Nguyễn Chí Thiện thật sự đã được bạch hóa, màn kịch Nguyễn Chí Thiện cũng đã từ từ hạ xuống, giới “hoạt động văn hóa” Mỹ cũng như các quốc gia khác họ đã biết từ lâu. Chỉ có những người thích nổi danh và nổi tiếng đang ồn ào bênh vực cho Nguyễn Chí Thiện vẫn chưa biết. Tiếc thay!. Từ thời điểm này quý vị nên tự mình nói lên những điều chân thật nhất từ lý trí của mình. Vì “đất” của Saigon Nhỏ vẫn đang còn dành chổ cho quý vị. Cộng đồng người Việt hải ngoại vẫn còn dành nhiều cảm tình cho những ai biết lẽ phải và còn thương yêu đất nước.

* Lỗi lầm tại ai ? xét ra tất cả
* Mấy ai người đem hết tâm can?
* Trước quân thù hung hiểm gian ngoan
* Biết bao kẻ mơ hồ mong hưởng lạc!
* Nghĩ tới ngày mai lòng ta tan tác
* Đến bao giờ lấy lại được giang san!

Triệu Lan

A) Chấm dứt phần I
B) Xin dành bình luận cho Ban điều hành báo Saigon Nhỏ
C) Xin đón xem phần II



No comments:

Post a Comment