- Không Tán Trợ Tham Vọng Bành Trướng Của Hán Tộc:
Hãy Gọi Nước Tàu Là Trung Hoa, Đừng Gọi Là Trung Quốc
Kim Khôi (Hiến Chương 2000), Cập Nhựt 2009/07/26
(Lời mở đầu: Bản tính của người Việt “Quốc Gia” (từ nầy để chỉ người Việt Nam sống ở Miền Nam trước đây, đặc biệt là người Việt đang tỵ nạn Cộng sản tại Hải Ngoại) là Giàu Tình Cảm và Dễ Dãi.
Vì giàu tình cảm nên chúng ta đã chống Cộng theo một cách thức rất trái khoáy: Vừa chống lại tập đoàn cầm quyền trong nước – với mục đích giải thể chế độ Cộng sản - vừa ồ ạt gởi tiền về để nuôi dưỡng chế độ (theo thống kê của giới hữu trách CSVN thì năm 2007 Việt Kiều gởi về đến 6 tỉ usd theo đường chính thức !). Đó là chưa kể có rất nhiều người Việt tại Hải Ngoại tình nguyện xin đi “đổ vỏ ốc” (chữ của Đỗ Văn Phúc) để đảng/nhà nước rảnh tay thi hành các biện pháp kềm kẹp dân chúng, vơ vét tài sản quốc gia, ăn chận tiền viện trợ, tiền vay của nước ngoài, và, để giai cấp thống trị có thì giờ ăn tiêu phung phí số tiền vơ vét kia mà khỏi phải bận tâm gì đến sự bất hạnh, nỗi cùng cực của những người già yếu bệnh tật. Vì dễ dãi nên Hải Ngoại “tiếp thu” vô điều kiện những sản phẩm “văn học, nghệ thuật” từ trong nước, rõ nét nhất là việc dùng từ ngữ. Các phương tiện truyền thông, báo chí … Hải Ngoại có khuynh hướng bắt chước cách dùng từ ngữ trong nước, bất luận đúng sai, nên hay không nên, chỉ cần mới là được ! Những từ “động thái” (hành động + thái độ) được dùng để thay thế cho từ “hành động” mặc dù nó không chính xác, “nội hàm” dùng thay cho “nội dung” (không cần thiết phải thay !), “chí ít” thay cho “ít nhất” (không chính xác: ít nhất / nhiều nhất , chí ít = đến ít (?) / chí nhiều (? !). Thảm hại hơn cả là dùng từ “chất lượng” (phẩm chất + định lượng / số lượng) để thay thế cho từ “phẩm chất”. Cách dùng từ “chất lượng” như vậy vừa thể hiện sự dốt nát, vừa nói lên sự thiếu tự tin, ưa bắt chước. Lại có những trường hợp dùng từ ngữ vô ý thức đến độ phải đau lòng như khi chính những sĩ quan Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà (đã từng bị VC bỏ tù) hoặc gia đình họ, sau khi ra Hải Ngoại kể lại chuyện cũ vẫn còn dùng nhóm chữ “hồi mới giải phóng” (giải phóng ai ?). Đã được giải phóng sao còn bỏ nước ra đi ?), hay “ngụy quân”, “ngụy quyền” (tự mình sỉ mạ mình mà không hay !). Không đơn giản như mấy trường hợp trên, việc dùng từ “Trung Quốc” để gọi Trung Hoa lại mang một ý nghĩa chính trị. Hiện nay Hải Ngoại vẫn đang tôn xưng Trung Hoa là “Trung Quốc” ngay trong thời điểm làn sóng phẫn nộ đang dâng cao trong lòng người Việt tại năm châu bốn bể khi hay tin Trung Hoa, vào ngày 06/12/2007, hợp thức hoá hành động xâm lăng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam ta. Vậy chúng ta có nên xét lại thói quen dùng từ “Trung Quốc” để gọi Trung Hoa hay không ?. Cách gọi như vậy có cần thiết và thích đáng không ?. Có nên cải bỏ thói quen bất lợi đó không ?. Đó là lý do có bài viết nầy. Tôi vẫn biết thay đổi một thói quen không phải là dễ dàng gì, mà lại là thói quen có từ cả ngàn năm rồi thì càng khó khăn vô cùng, nên tôi rất đắn đo khi định viết bài nầy. Thế nhưng đứng trước hiện trạng đất nước đang bị Trung Hoa dùng mọi thủ đoạn để lấn chiếm, lại gặp phải tập đoàn cầm quyền Hà Nội vừa hèn nhát, vừa ngu muội đang tâm chịu cúi đầu làm nô lệ cho Bắc kinh, sẵn sàng bán biển, bán đất của Tổ Tiên cho kẻ thù truyền kiếp Bắc phương, và còn nhiều nhượng bộ thảm hại hơn nữa … miễn sao bọn chúng được Trung Hoa hứa bảo đảm cho chúng giữ được độc quyền cai trị đất nước. Vì thế tôi quyết định viết bài nầy, xem như đốt đóm lửa của một que diêm hầu mong quý vị thức giả, những ai còn quan tâm đến tiền đồ của Dân Tộc Việt tiếp tay, thêm sức thổi bùng ngọn lửa yêu nước đang ngầm cháy trong trái tim của mỗi người dân Việt, may ra có xoay chuyển được tình thế, cứu vãn được đất nước thoát cơn nguy biến !. Với khả năng rất hạn hẹp, chắc chắn không tránh khỏi những sai sót, kính mong các bậc trưởng thượng, quý vị thức giả châm chước và chỉ giáo cho. Xin chân thành cảm tạ trước.
Hiện nay trên thế giới có vào khoảng 184 nước. Mỗi nước đều được đặt cho một cái tên, trước hết là để thể hiện ý nghĩa mà dân tộc của nước đó muốn nói lên, thứ đến là để bày tỏ chế độ chính trị hiện hành, cuối cùng là để phân biệt với các nước khác hầu tiện việc giao dịch trong các sinh hoạt trong cộng đồng các khu vực hay trong cộng đồng quốc tế. Như vậy việc đặt tên cho một nước là cần thiết và tất yếu. Tên của một nước lại có thể thay đổi tùy theo hoàn cảnh chính trị của nước hay dân tộc đó, chính vì thế một nước có thể có nhiều cái tên cũ mới khác nhau, và do đó, cũng có thể được gọi bằng nhiều cái tên khác nhau – Ví dụ Thái Lan, Xiêm La, Xiêm; Mỹ, Hoa Kỳ; Đại Hàn, Cao Ly, Triều Tiên; Tàu, Trung Hoa, Trung quốc … – Tuy nhiên trên giấy tờ hành chánh, mỗi nước chỉ có một tên có giá trị pháp lý và được cộng đồng thế giới công nhận. Trong bài nầy chúng ta quan tâm đến việc dùng tên của một nước trên thực tế, nghĩa là dùng theo thói quen hay trên các phương tiện truyền thông, báo chí, sách vở …
Như trên đã trình bày, trên thực tế một nước có thể được gọi bằng nhiều cái tên khác nhau. Việc gọi tên một nước cũng khá rắc rối vì nước nào cũng dùng ngôn ngữ và chữ viết riêng của nước mình để gọi tên nước mình, mà trên thế giới hiện nay có khá nhiều thứ tiếng nói và chữ viết được xem là phổ thông. Để thuận tiện cho việc gọi hay viết tên các nước trong cộng đồng thế giới, từ lâu người ta đã đồng thuận “la tinh hoá” tên của nước đó, đồng thời tên của một nước được chấp nhận viết hay gọi bằng Anh hay Pháp ngữ là hai thứ chữ tương đối phổ biến trong việc giao dịch quốc tế. Nhờ sự “la tinh hoá” nầy mà các văn thư chính thức và báo chí có thể viết và gọi tên các nước một cách tương đối thuận tiện hơn. Tôi nói “tương đối” vì trên thực tế mỗi nước khi viết hay gọi tên của một nước khác đều dùng ngôn ngữ và chữ viết của chính nước mình – dù tên nước đó đã được “pháp hoá” hay “anh hoá” – để cho dân chúng trong nước có thể đọc và hiểu được. Do tình trạng trên, một nước có thể dùng cả hai dạng: Dạng “phiên âm” và dạng chính thức để gọi tên một nước khác.
Để rõ ràng hơn chúng ta có thể dùng việc gọi và viết tên một nước của người Việt chúng ta, tức dùng chữ /tiếng Việt để gọi và viết tên các nước khác. Từ lâu người Việt chúng ta có thói quen dùng dạng “phiên âm” để viết và gọi tên một số nước quen thuộc như Anh-Cát-Lợi, Pháp-Lang-Sa, Cao-Ly, Ấn-Độ, Ma-Rốc … đó là do ảnh hưởng của Trung Hoa trong việc họ “phiên âm” tên của những nước nầy để dùng cho thuận tiện. Lại nữa cũng do tình trạng ảnh hưởng văn hoá Trung Hoa, nên người Việt chúng ta lại còn có thói quen dùng từ hán việt “QUỐC” đặt sau tên của một số nước quen thuộc (sau khi đã được tỉnh lược hay “biến dạng”) để gọi nước đó, ví dụ: Mỹ quốc, Pháp quốc, Anh quốc, Hồi quốc, Hàn quốc … Như vậy việc dùng chữ “quốc” đặt sau tên của một nước để gọi nước đó là rất bình thường. Thế thì tại sao trong bài nầy chúng tôi lại đặt vấn đề “Nên gọi nước Tàu là Trung Hoa hay Trung quốc” ? Đó có phải là “vẽ rắn thêm chân” hay “chẻ sợi tóc làm tư” hay không ?. Chúng tôi xin thưa là KHÔNG, trái lại đây là một vấn đề cần được xem xét lại. Lý do chúng tôi sẽ xin trình bày như sau:
Tuy chúng ta thường dùng chữ “quốc” để viết và gọi một số nước quen thuộc như Lào quốc, Anh quốc, Ý quốc … thế nhưng khi dùng chữ “quốc” đặt sau chữ “Trung” để gọi nước Trung Hoa (hay Tàu) là Trung Quốc nó lại mang một ý nghĩa hoàn toàn khác những trường hợp trên. Vấn đề nầy nó đã bắt rễ từ quá khứ xa xăm, cho nên muốn lý giải cho rõ ràng cần phải điểm qua một chút về lịch sử Trung Hoa, và sự ảnh hưởng của Trung Hoa đối với Việt Nam từ trước đến nay.
Như chúng ta biết, qua những khảo cứu mới nhất đã xác định người Hoa không phải là dân bản xứ trên lục địa Trung Hoa ngày nay, kể cả nơi mà Trung Hoa thường cho là địa bàn phát tích của người “Hán” là vùng bình nguyên hợp bởi các sông Hoàng Hà, sông Vị, sông Hoài, sông Hán. Nguồn gốc của họ là một giống dân du mục từ miền tây bắc tràn xuống. Sinh kế của giống dân nầy là chăn nuôi và săn bắn nên họ chuyên dùng vũ lực và chiến đấu rất giỏi. Khi tràn xuống đến vùng bình nguyên tạo thành do các sông Hoàng Hà, sông Hoài, Sông Hán thì họ nhận thấy vùng nầy đất đai màu mở nên đã đánh đuổi các thổ dân đã định canh định cư ở đây lâu đời, chiếm đất dựng nên nước Trung hoa thời cổ đại. Quá trình phát triển của nước Trung Hoa ngay thời bấy giờ đã là một quá trình chiến tranh xâm lược, bành trướng, thôn tính và đồng hoá các dân tộc khác.
Tương truyền rằng họ lập quốc từ thời Tam Hoàng, Ngũ Đế, nhưng mãi đến đời vua Nghiêu mới xưng danh hiệu. Vua Nghiêu có họ Đào Đường nên lấy quốc hiệu là Đường. Vua Thuấn kế nghiệp vua Nghiêu đóng đô ở Bồ Bản thuộc đạo Hà Đông, tỉnh Sơn Tây, lấy quốc hiệu là Ngu. Đến đời nhà Thương (1766 – 1122 trước TL) họ xưng là “Trung Quốc” vì tự cho mình là nước văn minh nhất ở trung tâm thế giới. Từ “Trung Quốc” được tìm thấy trong các thư tịch cỗ như Thượng Thư, Kinh Thi. Trong Kinh Thi có câu “Huệ thử Trung Quốc, dĩ tuy tứ phương*” nghĩa là lấy ân huệ của Trung Quốc để an định bốn phương.
(*) Cội Nguồn Việt Tộc, Phạm Trần Anh, trang 48.
“Trung quốc” là nước có nền văn minh cao nhất mệnh danh là văn minh Hoa Hạ. Chính hai chữ Hoa Hạ đã biểu lộ tính tự cao, tự đại của giống dân nầy, vì theo Hán tự Hoa có nghĩa là tinh hoa, rực rỡ, thịnh vượng và Hạ là to lớn, nước ở giữa. (Cũng có thuyết cho rằng Hoa Hạ là vùng đất có núi Hoa, sông Hạ tức sông Hán, nơi “phát sinh” giống dân nầy, nhưng thuyết nầy ngày nay không còn đứng vững nữa vì nhờ các tiến bộ của khoa học, kỹ thuật đã giúp cho các môn Nhân chủng học, khảo cổ học … xác định là nguồn gốc của người Hoa không phải phát xuất từ vùng đất nầy).
Với bản chất kiêu căng đó, họ cho rằng Trung Quốc là nước văn minh nhất nằm ở trung tâm thế giới, còn tất cả các nước khác ở chung quanh đều là man-di-mọi-rợ, vì thế Trung Quốc được giao cho trọng trách thay trời cai trị và khai hoá thiên hạ. Họ chủ trương “Dĩ Hạ biến Di” (lấy nền văn minh Hoa Hạ để khai hoá các dân tộc mọi rợ). Địa bàn do giống dân nầy cư ngụ gọi là Trung Hoa (nước có nền văn minh rực rỡ và cường thịnh nằm ở trung tâm), cư dân gọi là Hoa nhân (người Hoa). Sự thực vùng đất mà vương triều nhà Thương trực tiếp cai trị chỉ là vùng đất hẹp gần kinh đô gồm phía đông tỉnh Sơn Tây, phía tây tỉnh Sơn Đông, phía nam tỉnh Hồ Bắc và phía bắc tỉnh Hồ Nam được gọi là “Trung Nguyên” còn các vùng chung quanh đều do các chư hầu cai quản, phần lớn là dân bản địa đã bị đồng hoá sống chung với người Hoa.
Nhà Chu tiếp nối nhà Thương đại diện cho vương quyền của người Hoa, có thiên mệnh cai quản và giáo hoá thiên hạ, nên vương triều ở Trung Nguyên được xưng là Thiên Triều, hoàng đế là Thiên Tử để phân biệt với vua và triều đình các nước chư hầu. Lối xưng hô trịch thượng nầy trở thành truyền thống và sau khi nhà Tần thống nhất đất nước không còn tình trạng cát cứ của các nước chư hầu nữa thì lối xưng hô nầy được áp dụng đối với các thuộc quốc như Việt Nam, Triều Tiên … về sau nầy. Đến thời Chiến Quốc nhà Chu đã suy yếu nhiều, các nước chư hầu lớn thôn tính các nước nhỏ (nước phụ dung) và gây chiến tranh với nhau để xưng Bá dưới danh nghĩa “Tôn Chu diệt di” (Tôn phù nhà Chu, tiêu diệt mọi rợ) nghĩa là vẫn theo đuổi chủ trương xâm lăng, tiêu diệt các dân tộc khác để bành trướng đất đai.
Cuối thời Chiến Quốc, Tần Thỉ Hoàng gồm thâu lục quốc, thống nhất “thiên hạ”, lập nên một quốc gia theo chế độ trung ương tập quyền chuyên chế. Về mặt địa lý đất nước nầy đã được mở rộng về phía tây và phía nam: Phía tây đến tận Lũng Tây, phía Nam bao gồm cả vùng Hoa nam hiện nay. Tần Thỉ Hoàng cũng thống nhất chữ viết, đơn vị đo lường, kích thước đường sá, xe cộ trong toàn cõi đế quốc do ông cai trị nhờ đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, văn hoá cho các triền đại về sau. Vì Tần Thỉ Hoàng quá bạo ngược nên nhà Tần chỉ kéo dài đến đời thứ hai là Tần Nhị Thế thì bị Hạng Võ rồi Lưu Bang tiêu diệt.
Lưu Bang lập nên nhà Hán, tuy vẫn theo chế độ trung ương tập quyền và thừa hưởng những kết quả cải cách của Tần Thỉ Hoàng nhưng đã khôn khéo giảm nhẹ thuế khoá, bồi dưỡng sức dân, tạo nên cảnh an cư lạc nghiệp nên đất nước được phát triển về mọi mặt từ chính trị, quân sự, kinh tế, văn hoá … Có thể nói đây là triều đại đầu tiên xây dựng nên một nước Trung Hoa thống nhất, ổn định, cường thịnh và phát triển. Về phía Tây, địa giới của nhà Hán bao gồm cả Mông Cổ và Tân Cương. Họ đã mở ra con đường tơ lụa để giao thương với Tây Phương. Vì cả vùng Trung và Đông Á đều được hưởng sự thái bình trong một thời gian dài nên được các sử gia Tây Phương gọi là Thái Bình Trung Hoa (Pax Sinica) tương đương với thái bình La Mã (Pax Romana). Chính do thời đại phát triển rực rỡ đó nên người Hoa tự xưng là “Hán Tộc”, một sắc dân đông đảo nhất của Trung hoa, nắm quyền cai quản các sắc dân khác đã bị đồng hoá trong quá trình bành trướng lãnh thổ. Và cũng từ đó, chữ viết của họ được gọi là Hán tự.
Hán triều tiếp tục dùng vũ lực xâm chiếm các nước nhỏ yếu chung quanh để mở mang bờ cõi theo chủ nghĩa Đại Hán. Vẫn với não trạng tự tôn cố hữu, Hán tộc tự cho mình là giống dân cao quí nhất, văn minh nhất trong thiên hạ được trời giao cho trách nhiệm giáo hoá các giống dân khác. Người Hán rất kỳ thị chủng tộc, khinh khi tất cả các dân tộc sống chung quanh, gán cho các giống nầy những cái tên thật thấp hèn để thỏa mản bản chất kiêu ngạo của họ. Họ gọi người sống ở phía đông là Di (Triều Tiên, Nhật Bản), phía tây là Nhung (Thổ Phồn, Tây Hạ), phía Nam là Man (người Việt, người Choang ở Quảng Tây, người Mân ở Phúc Kiến) phía bắc là Địch (Hung Nô, Kim, Khiết Đan, Hồ, Đột Quyết). Để thể hiện thái độ khinh thị nầy, trong chữ Hán có kèn theo các bộ “khuyển” (chó), bộ “trãi” (trĩ, loài sâu bọ), bộ “mã” (ngựa) để gọi những giống dân sống chung quanh. Các triều đại về sau, kể cả chính quyền Trung Hoa hiện nay vẫn theo đuổi chính sách nhất quán của nhà Hán là “Đại nhất thống thiên hạ” để lấn chiến đất đai. Chủ nghĩa nầy ngày nay thường gọi là “Chủ nghĩa Đại Hán”, còn chính quyền Hà Nội trong thời gian xung đột với Trung Hoa thì gọi là “Chủ nghĩa sô-vanh nước lớn” hay “Chủ nghĩa bành trướng bá quyền Trung Quốc”.
Sự thật Hán tộc không phải là một dân tộc thượng đẳng được trời giao cho nhiệm vụ cai quản và giáo hoá các giống dân khác như họ tự tôn xưng, “Trung Quốc” cũng không phải là một nước hùng cường bách chiến bách thắng mà họ cũng bị chi phối bởi định luật “thịnh suy” như tất cả các dân tộc hay quốc gia khác. Qua quá trình lịch sử ta thấy dưới đời nhà Tống, Trung Hoa đã bị nước Liêu và Kim liên tiếp quấy nhiễu. Năm 1126 quân Kim đánh chiếm kinh đô Khai Phong, bắt vua Tống Huy Tông, tiêu diệt Bắc Tống. Về sau Tống Cao Tông phục nghiệp đóng đô ở Lâm An gọi là Nam Tống. Sau đó Trung Hoa bị người Mông cổ xâm lăng lập nên nhà Nguyên, cai trị Trung Hoa gần một trăm năm (1271 – 1368). Đến thế kỷ 17 Trung Hoa bị người Mãn Châu xâm lăng. Năm 1644 người Mãn Châu chiếm Trung Hoa lập nên nhà Thanh, cai trị 267 năm (1644 – 1911). Điều trớ trêu là hai dân tộc Mông Cổ và Mãn Châu tuy đã chiến thắng, chiếm đóng và cai trị Trung Hoa trong một thời gian khá dài, nhưng vì căn bản văn hoá thấp (không được như Việt tộc chúng ta) lại quá sùng bái nền văn minh tại Trung nguyên, nên bị nền văn minh của Trung Hoa âm thầm đồng hoá. Khi đế quốc Mông Cổ cũng như Mãn Châu bị tan rả, chẳng những hai dân tộc nầy bị hán hoá mà cả đất nước của họ cũng bị sát nhập vào Trung Hoa dưới sự cai trị của người Hán.
Tệ hại nhất là vào hậu bán thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 Trung Hoa bị các nước Tây Phương lấn áp phải ký các hiệp ước Nam Kinh 1842 và hiệp ước Thiên Tân 1854 dành cho người Tây Phương quá nhiều đặc quyền. Nước Trung hoa bấy giờ ngày càng suy yếu mặc sức cho người Tây Phương xâu xé, khinh khi, nhục mạ (như cấm người Hoa và chó vào các công viên của Tây Phương ngay trên đất Trung Hoa chẳng hạn). Thêm vào đó cuôïc chiến tranh Trung Nhật năm 1894 -1895 đã làm cho người Trung hoa càng thêm mất mặt khi hạm đội Bắc Hải bị hạm đội của Nhật Bản tiêu diệt. Năm 1932 Nhật chiếm Mãn Châu, Nội Mông, ngày 07/7/1937 Nhật dựng lên vụ Lư Câu Kiều để khai chiến với Trung Hoa và chiếm thêm nhiều đất đai thuộc miền duyên hải và phong tỏa bờ biển Trung Hoa. Mãi đến tháng 8/1945 khi thế chiến thứ 2 chấm dứt, Nhật mới rút quân khỏi Trung Hoa. Trong thời gian chiếm đóng, người Nhật đã ngược đãi và nhục mạ người Hoa bằng mọi cách kể cả gọi người Hoa là “Cẩu Hán” không khác gì người Hán gọi các dân tộc thiểu số phía tây là “Khuyển Nhung” trong các thế kỷ trước. Trong thời kỳ bị ngoại nhân cai trị bởi những dân tộc bị người Hán khinh bỉ từ lâu nay, cũng có rất nhiều người Hán tự nguyện làm tay sai cho chế độ đương quyền, hãm hại người đồng tộc. Điều đó chứng tỏ rằng người Hán cũng hèn kém, tồi tệ, xu thời, dễ biến chất… chứ không phải là một dân tộc “thượng đẳng” như họ đã tự phong !
Nước Tàu quá suy yếu và lạc hậu so với các nước Tây Phương, kể cả Nhật Bản đã sớm biết canh tân. Uy lực của “thiên triều” không còn nữa, chủ trương “Đại Nhất thống thiên hạ” truyền thống từ nhiều thế kỷ trước không còn điều kiện để thực hiện. Hai nước Triều Tiên, Việt Nam từ lâu bị lệ thuộc Nước Tàu nay bị Nhật Bản và Pháp cai trị, ảnh hưởng của Nước Tàu bị phai nhạt nhiều. Đây là thời kỳ duy nhất trong lịch sử Nước Tàu mà chủ nghĩa Đại Hán bị gián đoạn. Sau khi Mao Trạch Đông đánh bại Tưởng Giới Thạch, thống nhất toàn nước Tàu dưới chế độ Cộng sản, cái não trạng thực dân Đại Hán chẳng những được phục hồi mà lại có phần phát huy mạnh mẽ hơn. Nhà cầm quyền Trung Cộng cố ý cổ xúy chủ nghĩa quốc gia cực đoan để dân chúng thỏa mãn tự ái dân tộc, trả mối thù bị người Tây Phương và Nhật Bản chiếm đóng, xâu xé nhưng lý do chính được khéo léo che đậy là để cho nhân dân Tàu không thấy thực trạng bị kềm kẹp và nghèo khổ, sẵn sàng chấp nhận sự cai trị độc tài, hà khắc, bất nhân của tập đoàn Trung Nam Hải.
Đó là xét về đất nước và con người Tàu, còn về phương diện văn hoá thì ngày nay khoa học kỹthuật đã chứng minh được rằng nền văn minh Nước Tàu không phải do chỉ người Hoa tạo lập mà có sự đóng góp tích cực của dân tộc bản xứ đã định cư lâu đời tại địa bàn Nước Tàu ngày nay, nếu không muốn nói là người Hán đã cướp đoạt các thành quả văn hoá của người bản xứ - sau khi thôn tính đất đai và tiêu hủy mọi di tích văn hoá của các dân tộc bị bại trận - đem về nhào nặn lại rồi lớn tiếng rêu rao là do Hán tộc tạo dựng rồi đem “giáo hoá” các dân tộc bị trị để đồng hoá họ.
Minh chứng thứ nhất là các di vật thuộc thời kỳ đồ đá cũ (như rìu có vai) phát xuất từ Hoà Bình, Bắc Việt. Ngày nay được các nhà bác học về các môn khảo cổ gọi là nền văn hoá Hoà Bình có niên đại cổ nhất, sau đó do hiện tượng “biển tiến” khoảng từ 18.000 đến 8.000 năm, nền văn hoá nầy được các cư dân miền bắc Việt Nam mang lên phía bắc mà “hậu duệ” của nó được tìm thấy ở Ngưỡng Thiều thuộc tỉnh Thiểm Tây.
Minh chứng thứ hai là Cây Lúa Nước. Về cây lúa nước, trong quyển “Eden in the East” của Stephen Oppenheimer cũng đã chứng minh được rằng nguồn gốc của Cây Lúa Nước được tìm thấy sớm nhất ở Đông Nam Á mà các di vật được phát hiện rải rác ở vùng Bắc Việt, Bắc Lào và Bắc Thái Lan. Thêm vào đó những nghiên cứu về Nước Tàu còn xác định là thực phẩm chính của người “Hán” vào đời nhà Thương là lúa mì, lúa tắc chớ không có gạo, mãi đến đời nhà Hán họ mới ăn gạo. [Do sự kiện nầy, có giả thuyết cho rằng “Thần Nông” (vị thần dạy dân làm ruộng) là nhân vật người Việt thời cổ đại đã dạy cho dân Việt cách trồng lúa nước, đã bị Nước Tàu chiếm đoạt làm ông tổ của dân tộc mình cũng có lý !].
Minh chứng thứ ba là Trống Đồng. Tiến sĩ W.G. Solheim II là vị học giả có uy tín nhất về việc nghiên cứu và phân loại Trống Đồng, đã kết luận là Trống Đồng Ngọc Lũ là loại trống đồng lớn nhất, đẹp nhất và cũ nhất. Hiện nay các nhà khảo cỗ học nổi tiếng trên thế giới đều công nhận là Trống Đồng Ngọc Lũ, thuộc nền văn hoá Đông Sơn, phần đất ở Bắc Việt ngày nay, là loại trống đồng tiêu biểu nhất. Nước Tàu – với não trạng tự tôn cố hữu - đã cho tổ chức hội nghị Nam Ninh tháng 8/1980 để cố giành nền văn hoá trống đồng về cho mình nhưng đã thất bại ê chề vì không được các nhà khảo cổ học hàng đầu của thế giới công nhận.*
(* Quý vị muốn rõ hơn về các vấn đề nầy, xin đọc thêm các quyển “Tìm về nguồn gốc VĂN MINH VIỆT NAM dưới ánh sáng của khoa học” của GS Cung Đình Thanh và Cội nguồn Việt Tộc” của Phạm Trần Anh).
Xét về quốc hiệu của nước Tàu. Theo truyền thuyết thì Đế Nghiêu có họ Đào Đường (Đào Đường thị) nên lấy quốc hiệu là Đường. Vua Thuấn dời đô về Bồ Bản (Sơn Tây) đổi quốc hiệu là Ngu (Đế Thuấn họ Hữu Ngu). Các triều đại tiếp theo là Hạ, Thương, Chu, Tần đều lấy tên đất được phong làm quốc hiệu. Triều Hán , Lưu Bang được Hạng Võ phong danh hiệu là Hán vương nên lấy quốc hiệu là Hán. Các quốc hiệu Đường, Nguyên không rõ lai lịch. Triều Tống, Triêïu Khuông Dẫn lấy châu Tống, nơi được phong làm Tiết độ sứ làm quốc hiệu. Triều Minh Chu Nguyên Chương lấy 2 chữ “Nhật, Nguyệt” trong câu : “Sơn hà yểm hữu Trung Hoa địa, nhật nguyệt trùng khai đại tống thiên(*)” (nghĩa là sơn hà bỗng có đất Tàu, nhật nguyệt ghép lại trời bừng sáng) ghép lại thành chữ Minh. Khi nhà Kim thôn tính Nước Tàu đổi quốc hiệu là Thanh vì năm 1626 Hoàng Thái Cực lên ngôi hoàng đế sợ dùng quốc hiệu là Kim sẽ bị người Hán chống đối, nên lấy chữ Thanh là từ đồng vận với Kim. Sau khi cách mạng Tân Hợi thành công, Tôn Trung Sơn được bầu làm Tổng Thống và đổi quốc hiệu là Trung Hoa Dân Quốc. Ngày 01 tháng 10 năm 1949, sau khi chiếm toàn Hoa Lục, Mao Trạch Đông đã tuyên bố thành lập nước Cộng sản lấy quốc hiệu là Cộng Hoà Nhân dân Trung Hoa.
(*) Đàm Thiên Thuyết Địa Luận Nhân, Ngô Bạch, trang 86
Như vậy, trong suốt quá trình lịch sử, từ thời tối cổ cho đến đời nhà Thanh, các chế độ quân chủ chuyên chế đều lấy tên triều đại làm quốc hiệu, chứ không hề dùng chữ Trung Hoa để làm quốc hiệu bao giờ. Chỉ đến sau khi cách mạng Tân Hợi thành công lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế, thành lập một nước cộng hoà, từ Trung Hoa mới được dùng làm quốc hiệu dưới danh xưng “Trung Hoa Dân Quốc”, sau đó từ Trung Hoa lại được dùng làm quốc hiệu trong “Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa” dưới chế độ cộng sản. Còn từ “Trung Quốc” chưa bao giờ được dùng làm quốc hiệu để chỉ nước Tàu, kể cả các thời nước nầy bị qua phân như thời Tam Quốc (Ngụy, Thục, Ngô), thời đại nhiễu nhương từ đời nhà Tấn đến Nam Bắc Triều (Tấn, “Lưu” Tống, Tề, Lương, Tần) mãi đến nhà Tùy. Từ “Trung Quốc” được xuất hiện lần đầu tiên dưới thời nhà Thương, đây chỉ là lối thậm xưng của người Hán để tự đề cao dân tộc và đất nước mình. Với bản chất kiêu ngạo, hiếu chiến, người Hán tự cho mình là dân tộc siêu đẳng, đất nước mình là một đất nước lớn nhất, hùng mạnh nhất và văn minh nhất nằm ở trung tâm thế giới, còn các nước khác chỉ là những nước nhược tiểu, yếu hèn, các dân tộc khác đều là man di mọi rợ, nên người Hán được trời giao cho trọng trách đi chinh phục, cai trị và giáo hoá thiên hạ ! Với não trạng độc tôn Đại Hán đó, họ đề ra chủ trương “Đại nhất thống thiên hạ” để bành trướng đất đai, luôn luôn gây hấn với các nước lân cận, tìm mọi cơ hội để đánh chiếm đất đai của nước khác. Nếu thời cơ chưa thuận tiện cho việc phát động chiến tranh để xâm lăng thì người Hán dùng những phương thức “hoà bình” như gây áp lực, lũng đoạn chính quyền hay mua chuộc giới cầm quyền lân bang để tìm cách lấn đất, lấn biển (như đang áp dụng đối với Việt Nam ngày nay). Chủ trương “Đại nhất thống thiên hạ” là nền tảng của chính sách xâm lăng, bành trướng của đế quốc Trung Hoa được người Hán theo đuổi từ thời mới lập quốc cho đến ngày nay.
Trong sự giao dịch giữa các nước với nhau, từ “Trung Quốc” ngoài người Hán dùng để tự tôn xưng đất nước mình, nhiều lắm thì được lưu hành ở các nước đồng văn như Đại Hàn, Nhật Bản và Việt Nam chứ những nước dùng văn tự khác chữ Hán chắc không có mấy người biết đến từ nầy. Đối với thế giới Tây Phương từ “Trung Quốc” lại càng xa lạ hơn. Người Tây Phương biết đến nước Tàu vào triều Tần (Qin) nên họ gọi Nước Tàu là “Sin” theo cách phiên âm chữ Tần của Hoa ngữ [có thuyết cho rằng Tây Phương giao dịch với Nước Tàu từ đời nhà Thương vì cách đọc chữ Thương (Shang) của người Tàu gần giống vời chữ “sin” hơn là chữ Tần]. Về sau chữ “Sin” được viết thành Chine trong tiếng Pháp và China trong tiếng Anh. Ngày nay mọi giao dịch trên thế giới đều dùng Anh hay Pháp ngữ vì thế các phương tiện truyền thông, báo chí, sách vở và các giao dịch bình thường của hầu hết các nước, khi dùng dưới dạng “la tinh hoá”, - kể cả Đại Hàn và Nhật - đều dùng từ Chine (Pháp) hay China (Anh) để chỉ nước Tàu, chỉ những giấy tờ quan trọng thuộc lãnh vực ngoại giao hay luật pháp mới dùng đủ quốc hiệu của Nước Tàu là People’s Republic of China hay République Populaire de Chine (Côïng Hoà Nhân Dân Trung Hoa).
Mặc dầu Nước Tàu có chung biên giới với 14 nước là : Afghanistan, Ấn Độ, Bhutan, Cao Ly (Đại Hàn), Kazakhstan, Kyrgizstan, Lào, Myama, Mông Cổ, Nepal, Nga, Pakistan, Tajikistan, và Việt Nam nhưng chỉ có Đại Hàn và Việt Nam là nước vừa có chung biên giới với Nước Tàu, vừa chịu ảnh hưởng về văn hoá và chính trị của Nước Tàu nhiều nhất nên có lẽ chỉ hai nước nầy thường dùng từ “Trung Quốc” để gọi hay viết về nước Tàu. Tuy nhiên theo một số sử liệu thì trong quá khứ Cao Ly (Đại Hàn) thường gọi Trung Hoa là “Thượng Quốc” hay “Đại Quốc” hơn là “Trung Quốc”. Ngày nay chỉ Bắc Hàn mới gọi Trung Hoa là “Trung Quốc”, Nam Hàn dùng từ Trung Hoa (Junghwa, Chunghwa (ÉTƯ ; -Nïƒ) hay China để gọi nước Tàu. Còn nước Nhật tuy cũng là đồng văn và có chịu ảnh hưởng ít nhiều từ văn hoá Trung hoa nhưng nhờ cách biệt Trung Hoa bởi eo biển Nhật Bản nên ít bị sự chi phối của nước nầy. Từ cuối thế kỷ thứ 19 đến nay, Nhật Bản đã phát triển vượt cả Trung Hoa về mọi mặt, từng là nước đã xâm lăng Trung Hoa nên Nhật Bản không chịu ảnh hưởng gì của Trung Hoa cả. Nhật Bản thường gọi nước Tàu là Chuka (Trung Hoa).
Rốt lại chỉ có người Việt chúng ta là có thói quen ưa dùng chữ “Trung Quốc” để chỉ nước Trung Hoa. Thói quen nầy mang nặng dấu ấn lich sử.
Như chúng ta đã biết, theo Việt sử thì trước làn sóng xâm lăng liên tục và hung bạo của “Hán tộc”, các bộ lạc Việt định cư tại phía Nam sông Dương Tử phần thì bị đồng hoá, phần thì chạy dần về phương Nam nếu không muốn bị “Hán tộc” tiêu diệt. Trong các bộ lạc Việt tộc nầy có Lạc Việt đã lập nên nước Văn Lang ở vùng Bắc Việt và Bắc Trung Việt ngày nay. Đến đời nhà Triệu nước ta có quốc hiệu là Nam Việt. Năm 111 trước Tây lịch, vua Vũ Đế nhà Hán sai Lộ Bác Đức và Dương Bộc đem quân đánh nhà Triệu, chiếm Nam Việt rồi cải tên là Giao Chỉ bộ, từ đó dân Việt bị nước Tàu cai trị gần một ngàn năm ! Với chính sách cai trị hà khắc và chủ trương đồng hoá của Hán tộc, nhất là sự cai trị nầy bắt đầu từ đời nhà Hán, một thời đại mà nước Trung Hoa rất hùng mạnh về mọi phương diện như đã đề cập ở trên - thế mà Tổ Tiên ta vẫn giữ được bản sắc dân tộc đã là một kỳ công hi hữu - thì vấn đề người Việt dùng từ “Trung Quốc” để gọi nước Tàu giống như một người Hoa chẳng những là một điều tất nhiên mà còn có thể được xem như một phương thức dùng cái “mặt nổi” để che đậy cái ý đồ “bất phục tùng” của Tổ Tiên ta ! Đáng tiếc là qua một thời gian dài đằng đẳng cả một ngàn năm, sự xưng hô nầy đã ăn sâu vào tiềm thức của người Việt lúc bấy giờ đến nổi nó trở thành thói quen không còn ai để ý đến lối xưng hô mang tính cách lệ thuộc nầy nữa. Đến khi Ngô Quyền đánh thắng quân Nam Hán, giành lại nền độc lập, tự chủ cho dân Việt vào năm 939, và những triều đại tiếp nối, kể cả hai triều Lý, Trần là những triều đại mà Nho giáo không đóng vai trò độc tôn, nhưng tất cả các lãnh vực khác từ chề độ cai trị, tổ chức hành chánh, quân đội, thi cử … đều còn chịu ảnh hưởng sâu sắc của Trung Hoa, nên thói quen dùng từ “Trung Quốc” để chỉ nước Tàu hẳn vẫn được duy trì. Sang các triều Lê Nguyễn - Đặc biệt là vua Lê Thánh Tông hết sức sùng bái Tống Nho để củng cố uy tín và vương quyền của mình – chế độ cai trị ở Việt Nam hoàn toàn rập khuôn Trung Hoa về mọi phương diện. Nước ta lại là một nước nhỏ yếu sát nách một anh khổng lồ vừa tự cao tự đại, vừa hung hản, vừa tham lam, không lúc nào từ bỏ ý định thôn tính các lân bang nên các vị vua phải dùng đường lối ngoại giao mềm mỏng với “thiên triều” để bảo vệ sự tự chủ, mà cách dùng từ “Trung Quốc” để gọi Trung Hoa là một cách thể hiện đường lối ngoại giao khôn khéo đó. Từ đời Tự Đức trở về sau, tuy bị Pháp cai trị, nhưng ảnh hưởng về văn hoá của Tàu đối với nước ta vẫn còn sâu đậm, cách xưng hô tôn sùng gọi Trung Hoa là “Trung Quốc” vẫn được duy trì. Tóm lại trong suốt quá trình lịch sử từ khi có nước Văn Lang cho đến cuối triều Nguyễn, Việt Nam ta luôn luôn bị áp lực của nước Tàu khổng lồ sát nách nên đã tự xem mình là một nước nhỏ lệ thuộc vào Trung Hoa, phải xưng tụng Trung Hoa là “Trung Quốc”.
Khi chiến tranh thế giới thứ II chấm dứt, phong trào độc lập tự chủ sự được Hoa Kỳ và các nước Tây Phương cổ xúy, đáng lý ra Việt Nam phải cởi bỏ được mặc cảm lệ thuộc Tàu, thành lập một quốc gia Việt Nam thực sự độc lập tự chủ. Thế nhưng do vận nước còn lận đận, do sự bất hạnh của dân tộc, ta lại rơi vào tay của Hồ Chí Minh và tập đoàn cộïng sản bất tài cai trị. Như ta đã biết Hồ Chí Minh không những là cán bộ của Cộng sản Đệ tam Quốc tế mà còn hoạt động ở đất Tàu rất lâu nên quen biết và chịu ảnh hưởng của giới lãnh đạo đảng Côïng sản Trung Hoa khá nhiều, nhất là Mao trạch Đông. Khi có thời cơ về nước cầm quyền, Hồ Chí Minh đã dựa hoàn toàn vào Trung cộng để kháng Pháp, tinh thần lệ thuộc vào Trung Hoa lại được tiếp diễn !
Tệ hơn các triều đại thời quân chủ cố bảo vệ sự độc lập tự chủ, chỉ lệ thuộc Tàu về hình thức qua đường lối ngoại giao, Hồ Chí Minh và bọn hậu duệ đặt quyền lợi của tập đoàn cai trị và của đảng Cộng sản Việt Nam lên trên quyền lợi của Quốc Gia Dân tộc nên tự nguyện cúi đầu làm nô lệ cho Trung Cộng. Khi tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp dưới chiêu bài là đánh đuổi thực dân để giành độc lập nhưng thực chất là thi hành lệnh của Đệ Tam Quốc tế gây chiến tranh với các nước phương tây để mở rộng thuộc địa cho Liên Bang Xô Viết, vì thế Hồ Chí Minh và đồng bọn không quan tâm đến sự thiệt hại của Tổ Quốc Việt Nam. Ngoài việc Hồ Chí Minh sai Phạm Văn Đồng gởi công hàm ngoại giao ngày 24 tháng 9 năm 1958 để bán đứng 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung cộng, tập đoàn Hà Nội còn để cho Trung Hoa làm nhiều việc rất phương hại đến nền an ninh, quốc phòng như : Đồng thuận cho Trung Hoa thiết lập đường hỏa xa nối dài từ đất Tàu, xuyên qua Ải Nam Quan, đi sâu vào đất Việt Nam trên 3 km - theo tiêu chuẩn mới, có chiều rộng giống như đường sắt của Trung Cộng - nói là để “thuận tiện cho việc vận chuyển đồ viện trợ cho Việt Nam”. Hậu quả là sau nầy Tàu đã dựa vào đoạn đường sắt ấy làm bằng chứng để lấn chiếm đất của ta khiến Viêt cộng phải ngậm miệng. Hà Nội cũng giao cho Cục đồ bản của Trung Hoa in bản đồ quân sự có tỉ lệ 1/10000, tỉ lệ 1/50000 nên Trung Hoa đã nắm rõ hết các đặc điểm địa hình của Việt Nam, lại để cho 300 ngàn quân Trung cộng sang đóng khắp vùng trung và thượng du Bắc Việt nên trong cuộc chiến tranh Hoa Việt năm 1979 , Tàu cộng đã dễ dàng chiến cứ các vị trí chiến lược quan trọng thuộc biên giới Việt Nam ngay khi khai chiến ... Sau khi Liên xô và Đông Âu sụp đổ, tập đoàn cầm quyền Hà Nội quay sang quỳ lụy Trung cộng để được bảo vệ sự độc quyền cai trị của đảng Cộng sản Việt Nam. Từ cổ chí kim, chưa có khi nào mà giới cầm quyền của nước ta lại chịu làm nô lệ một cách hết sức hèn hạ như tập đoàn cộng sản Việt Nam hiện nay. Ngoài việc cắt đất, nhường biển cho Trung cộng qua các hiệp ước bất bình đẳng và đầy khuất tất năm 1999, 2000, Hà Nội còn để cho Trung cộng tự tung tự tác với nhiều sự kiện rất khó coi như : để cho Giang Trạch Dân đến tắm biển Mỹ Khê – Mà do một tay Mỹ gà mờ nào đã đặt cho một cái tên thật vô lý là “China Beach” – trong chuyến công du Việt Nam, như tắm tại hồ nhà mình ; để cho hải quân Trung Cộng tha hồ bắn giết, bắt bớ và hà hiếp ngư dân Việt Nam ; theo lệnh Trung cộng cấm sinh viên học sinh Việt Nam biểu tình chống Trung Cộng khi chúng hợp thức hoá sự xâm lăng hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, và gần đây để cho các nam nữ thanh niên Trung Hoa , với thái độ ngang nhiên và hống hách, cầm cờ Trung cộng đi theo bảo vệ cuộc rước đuốc Olympic tại Sài Gòn vào ngày 29/04/2008 vừa qua. Do sự luồn cúi hèn hạ đó mà tập đoàn cầm quyền Hà Nội từ thời Hồ Chí Minh đến nay vẫn chỉ thị cho báo chí và các phương tiện truyền thông, kể cả các giấy tờ giao dịch với Trung Hoa đều nhất nhất dùng từ “Tung Quốc” thay vì dùng từ Trung Hoa, để lấy điểm với Trung Nam Hải.
Nói một cách trung thực thì dưới thời VNCH, báo chí, sách vở chúng ta cũng thường dùng từ “Trung Quốc” khi đề cập đến nước Trung Hoa, nhưng đó là chỉ do thói quen hay vì những liên hệ thuộc lãnh vực văn hoá, lịch sử được lưu truyền từ bao đời trước chứ không do chủ trương chịu nô lệ Tàu như ở miền Bắc !
Đối với Trung Hoa việc dùng từ “Trung Quốc” để gọi nước mình ngày nay là có ý đồ chính trị chứ không chỉ có tính cách lịch sử. Như trên chúng ta đã biết, nước Trung Hoa là một nước lớn, đất rộng dân đông, có nền văn hoá cao và rất hùng mạnh về quân sự ; Hán tộc lại là một dân tộc có đầu óc rất tự tôn, kỳ thị chủng tộc, có não trạng thực dân “Đại nhất thống thiên hạ”, luôn luôn theo đuổi tham vọng bành trướng đất đai và thế lực. Sau thời gian bị Tây Phương, Nhật bản xâu xé và khinh bỉ, khi Mao Trạch Đông chiếm được toàn bộ Hoa lục tuyên bố thành lập nước Trung Hoa độc lập theo thể chế cộng sản, lòng tự ái dân tộc được vực dậy. Mao Trạch Đông đã khôn khéo kích thích tinh thần quốc gia cực đoan của nhân dân Trung Hoa hầu che đậy sự cai trị độc đoán, tàn bạo và những thất bại về chính trị của chế độ cộng sản. Não trạng bành trướng lại được tái lập và có cơ hội thực hiện. Chính sách Đại Hán được áp dụng triệt để : Trung Cộng muốn chiếm toàn nước Mông cổ nhưng bị Nga sô can thiệp nên chỉ chiếm được vùng Nội Mông. Chiếm lại toàn bộ vùng Tân Cương và đe doạ các nước Hồi giáo vùng Trung Á. Năm 1950 Trung cộng xua quân chiếm Tây Tạng, triệt hạ các tu viện, giải thể Phật giáo Tây Tạng và đang tiến hành kế hoạch xoá bỏ nền văn hoá truyền thống của Tây Tạng, đưa một số rất đông người Hán lên định cư tại đây để lấn áp dân Tây Tạng hầu sớm đồng hoá dân tộc hiền hoà nầy. Trung Cộng cũng đã xua quân lấn chiếm hàng ngàn cây số vuông tại vùng biên giới phía bắc của Ấn Độ. Yểm trợ cho quân du kích Maoist lũng đoạn chính quyền vương quốc Népal. Chiếm một phần lãnh thổ phía đông bắc Tajikistan. Nhưng nạn nhân dai dẳng nhất và hiện nay là miếng mồi ngon nhất màTrung Hoa rất thèm thuồng chính là Việt Nam. Vì nước ta có một vị trí chiến lược rất quan trọng : Là cửa ngõ tiến vào Đông Nam Á, bờ biển có nhiều vịnh thiên nhiên rất có giá trị về mặt quân sự, có một thềm lục địa rộng lớn về phía đông với nhiều mỏ dầu khí và nhiều hải sản, là hải đạo quan trọng trong việc giao thương và tiếp tế dầu khí, hàng hoá cho vùng bắc Á. Chính vì lý do nêu trên nên giới cầm quyền của Trung Cộng đang dùng mọi thủ đoạn để mua chuộc, áp lực, khống chế tập đoàn cầm quyền Việt Nam đương đại để thủ lợi tối đa. Hậu quả của chủ trương nầy là bọn chóp bu Việt cộng chấp nhận cúi đầu xin làm nô lệ cho Trung Cộng, bán đứng đất đai của Cha Ông để tiếp tục được giữ độc quyền cai trị như đã trình bày ở đoạn trên.
Mặc dầu các công ước quốc tế qui định rằng mọi quốc gia dù lớn dù nhỏ đều có quyền bình đẳng như nhau, các quốc gia phải tôn trọng sự toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia khác, và khuyến cáo nên dùng lề lối thương thuyết để giải quyết mọi tranh chấp về đất đai, nếu có, chứ không được dùng vũ lực để áp đảo đối phương, và mặc dù Trung Hoa là một trong 5 hội viên thường trực của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, thế nhưng Trung Cộng không cần quan tâm đến những qui định nầy, luôn luôn dùng vũ lực để lấn chiếm đất đai của các nước lân cận, hoặc dùng những phương cách mờ ám để lấn chiếm lãnh thổ, lãnh hải của các nước khác, rồi lại dùng thái độ kẻ cả của nước lớn giải thích lấp liếm. Trong gần nữa thế kỷ vừa qua, Trung Cộng đã nhiều lần công bố rằng lãnh thổ Trung Hoa bao trùm cả vùng Đông Nam Á và đã nhiều lần đưa ra các chứng cớ giả mạo để chứng minh rằng từ xa xưa những vùng đất đó đã từng là lãnh thổ của tổ tiên họ. Điều đó chứng tỏ rằng Trung Cộng công khai bày tỏ tham vọng bành trướng lãnh thổ trong vùng Đông Nam Á và còn dòm ngó đến các nước tiếp cận với khu vực trên. Tham vọng của Trung Cộng hiện nay đang đe doạ tình hình an ninh chẳng những của các nước Đông Nam Á mà còn đe doạ cả tình hình an ninh toàn thế giới. Với sự phát triển khá nhanh về kinh tế và với tiềm năng quân sự lớn trên thế giới, chỉ sau Hoa Kỳ, và với lợi thế là hội viên thường trực của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, Trung Cộng đang dùng những phương cách quỉ mị, mờ ám để dụ dỗ, tán trợ lôi kéo các nước kém mở mang có chế độ độc tài, quân phiệt về phe với mình để gây uy thế hầu lũng đoạn thế giới, tạo sự bất ổn thường xuyên trên trường quốc tế để thủ lợi. Bất chấp luật lệ quốc tế, bất chấp các tiêu chuẩn đạo đức của thời đại văn minh được qui định trong các công ước quốc tế mà Trung Cộng đã long trong ký kết, Trung Cộng đang dùng những phương thức lạc hậu thời trung cổ để thực hiện giấc mơ làm chủ thế giới của mình ! Là một nước đất rộng vào hàng thứ ba, thứ tư của thế giới, có dân số đông nhất hoàn cầu, có nền kinh tế đang phát triển nhanh, có trình độ khoa học kỹ thuật cao và có tiềm năng quân sự đáng kể, đang nuôi một tham vọng vô bờ bến là “Đại Nhất Thống Thiên Hạ” mà lại có thói quen rất nguy hiểm là chuyên dùng vũ lực đểù áp chế kẻ khác, Trung Cộng thật sự là một tai hoạ đối với nhân loại trong tương lai !
Ngày xưa khi kiến thức về điạ lý còn bị hạn chế do phương tiện di chuyển khó khăn, Hán tộc, với sự tự cao tự đại đã lầm tưởng mình là nước văn minh nhất, hùng cường nhất nằm ở “trung tâm của thiên hạ” nên đã tự xưng là “Trung Quốc”. Ngày nay với sự tiến bộ của khoa học kỹthuật, Trung Cộng biết rõ là không có một nước nào là nằm ở trung tâm thế giới về mặt địa lý, thế mà họ vẫn tự xưng nước mình là “Trung Quốc” hẳn có một dụng ý ! Dụng ý đó là họ tự cho Trung Hoa là trung tâm quyền lực của thế giới ! Trung Cộng đang từng bước cố làm hiển lộ cái vị thế “Trung Quốc” của Trung Hoa mà Việt Nam là nạn nhân trực tiếp đầu tiên !
Qua phần trình bày trên, chúng tôi đã nhắc lại cho quí vị thấy rằng tham vọng thôn tính/đồng hoá Việt Nam của Trung Hoa là một chủ trương liên tục và bất di bất dịch. Chúng tôi cũng nhắc nhở cho quí vị thấy rằng Việt Nam ta đang còn vận bỉ nên đất nước bị một lũ vô tài bất tướng, vừa dốt, vừa tham lại vừa hèn thống trị. Bọn chúng chỉ biết quyền lợi của cá nhân và của ác đảng Cộng sản mà không lý gì đến Quốc Gia Dân tộc mặc dầu hàng ngày vẫn dùng chiêu bài “yêu nước”, “yêu Tổ Quốc” để lừa mị dân. Chúng tôi cũng giới thiệu cho quí vị thấy nguồn gốc của từ “Trung Quốc”, ý nghĩa của nó qua các thời kỳ lịch sử và ẩn ý chính trị của từ nầy với tham vọng quyền lực của giới cầm quyền Trung Cộng hiện nay. Chúng tôi cũng đã lượt qua cho quí vị thấy lý do tại sao Tổ Tiên ta chấp nhận đến trở thành thói quen dùng từ “Trung Quốc” để tôn xưng Trung Hoa và cũng chỉ rõ ý đồ hèn hạ của tập đoàn cầm quyền trong nước đã và đang ru ngủ dân chúng tiếp tục thói quen gọi Trung Hoa là “Trung Quốc” để lấy lòng nhà cầm quyền Trung Hoa. Và… vừa qua, khi Trung Cộng hợp thức hoá việc xâm lăng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, người Việt Nam trên khắp năm châu bốn bể đã phản ứng một cách gay gắt, quyết liệt trước hành động xâm lăng trắng trợn nầy. Đủ thấy tinh thần yêu nước của đồng bào ta vẫn nồng nàn, vẫn tha thiết… Đủ thấy mối thù truyền kiếp của dân tộc ta đối với bọn xâm lăng phương bắc không hề bị phai nhạt ! Đủ thấy người Việt chúng ta không bao giờ quên cái nhục bị Trung Cộng chèn ép, lấn chiếm lãnh thổ và lãnh hải của ta hiện nay. Đủ thấy chúng ta không bao giờ tha thứ cho lũ chóp bu của đảng Cộng sản Việt Nam về tội phản quốc, bán biển bán đất của tiền nhân để lại cho Trung Cộng.
Với những lý do trên đây, chúng tôi đề nghị người VN chúng ta, đặc biệt là đống bào đang sống ở Hải Ngoại, hãy xét lại có nên tiếp tục dùng từ “Trung Quốc để gọi nước Trung Hoa hay không ? Sau đây là những lý cớ để xem xét:
Vì giàu tình cảm nên chúng ta đã chống Cộng theo một cách thức rất trái khoáy: Vừa chống lại tập đoàn cầm quyền trong nước – với mục đích giải thể chế độ Cộng sản - vừa ồ ạt gởi tiền về để nuôi dưỡng chế độ (theo thống kê của giới hữu trách CSVN thì năm 2007 Việt Kiều gởi về đến 6 tỉ usd theo đường chính thức !). Đó là chưa kể có rất nhiều người Việt tại Hải Ngoại tình nguyện xin đi “đổ vỏ ốc” (chữ của Đỗ Văn Phúc) để đảng/nhà nước rảnh tay thi hành các biện pháp kềm kẹp dân chúng, vơ vét tài sản quốc gia, ăn chận tiền viện trợ, tiền vay của nước ngoài, và, để giai cấp thống trị có thì giờ ăn tiêu phung phí số tiền vơ vét kia mà khỏi phải bận tâm gì đến sự bất hạnh, nỗi cùng cực của những người già yếu bệnh tật. Vì dễ dãi nên Hải Ngoại “tiếp thu” vô điều kiện những sản phẩm “văn học, nghệ thuật” từ trong nước, rõ nét nhất là việc dùng từ ngữ. Các phương tiện truyền thông, báo chí … Hải Ngoại có khuynh hướng bắt chước cách dùng từ ngữ trong nước, bất luận đúng sai, nên hay không nên, chỉ cần mới là được ! Những từ “động thái” (hành động + thái độ) được dùng để thay thế cho từ “hành động” mặc dù nó không chính xác, “nội hàm” dùng thay cho “nội dung” (không cần thiết phải thay !), “chí ít” thay cho “ít nhất” (không chính xác: ít nhất / nhiều nhất , chí ít = đến ít (?) / chí nhiều (? !). Thảm hại hơn cả là dùng từ “chất lượng” (phẩm chất + định lượng / số lượng) để thay thế cho từ “phẩm chất”. Cách dùng từ “chất lượng” như vậy vừa thể hiện sự dốt nát, vừa nói lên sự thiếu tự tin, ưa bắt chước. Lại có những trường hợp dùng từ ngữ vô ý thức đến độ phải đau lòng như khi chính những sĩ quan Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà (đã từng bị VC bỏ tù) hoặc gia đình họ, sau khi ra Hải Ngoại kể lại chuyện cũ vẫn còn dùng nhóm chữ “hồi mới giải phóng” (giải phóng ai ?). Đã được giải phóng sao còn bỏ nước ra đi ?), hay “ngụy quân”, “ngụy quyền” (tự mình sỉ mạ mình mà không hay !). Không đơn giản như mấy trường hợp trên, việc dùng từ “Trung Quốc” để gọi Trung Hoa lại mang một ý nghĩa chính trị. Hiện nay Hải Ngoại vẫn đang tôn xưng Trung Hoa là “Trung Quốc” ngay trong thời điểm làn sóng phẫn nộ đang dâng cao trong lòng người Việt tại năm châu bốn bể khi hay tin Trung Hoa, vào ngày 06/12/2007, hợp thức hoá hành động xâm lăng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam ta. Vậy chúng ta có nên xét lại thói quen dùng từ “Trung Quốc” để gọi Trung Hoa hay không ?. Cách gọi như vậy có cần thiết và thích đáng không ?. Có nên cải bỏ thói quen bất lợi đó không ?. Đó là lý do có bài viết nầy. Tôi vẫn biết thay đổi một thói quen không phải là dễ dàng gì, mà lại là thói quen có từ cả ngàn năm rồi thì càng khó khăn vô cùng, nên tôi rất đắn đo khi định viết bài nầy. Thế nhưng đứng trước hiện trạng đất nước đang bị Trung Hoa dùng mọi thủ đoạn để lấn chiếm, lại gặp phải tập đoàn cầm quyền Hà Nội vừa hèn nhát, vừa ngu muội đang tâm chịu cúi đầu làm nô lệ cho Bắc kinh, sẵn sàng bán biển, bán đất của Tổ Tiên cho kẻ thù truyền kiếp Bắc phương, và còn nhiều nhượng bộ thảm hại hơn nữa … miễn sao bọn chúng được Trung Hoa hứa bảo đảm cho chúng giữ được độc quyền cai trị đất nước. Vì thế tôi quyết định viết bài nầy, xem như đốt đóm lửa của một que diêm hầu mong quý vị thức giả, những ai còn quan tâm đến tiền đồ của Dân Tộc Việt tiếp tay, thêm sức thổi bùng ngọn lửa yêu nước đang ngầm cháy trong trái tim của mỗi người dân Việt, may ra có xoay chuyển được tình thế, cứu vãn được đất nước thoát cơn nguy biến !. Với khả năng rất hạn hẹp, chắc chắn không tránh khỏi những sai sót, kính mong các bậc trưởng thượng, quý vị thức giả châm chước và chỉ giáo cho. Xin chân thành cảm tạ trước.
Hiện nay trên thế giới có vào khoảng 184 nước. Mỗi nước đều được đặt cho một cái tên, trước hết là để thể hiện ý nghĩa mà dân tộc của nước đó muốn nói lên, thứ đến là để bày tỏ chế độ chính trị hiện hành, cuối cùng là để phân biệt với các nước khác hầu tiện việc giao dịch trong các sinh hoạt trong cộng đồng các khu vực hay trong cộng đồng quốc tế. Như vậy việc đặt tên cho một nước là cần thiết và tất yếu. Tên của một nước lại có thể thay đổi tùy theo hoàn cảnh chính trị của nước hay dân tộc đó, chính vì thế một nước có thể có nhiều cái tên cũ mới khác nhau, và do đó, cũng có thể được gọi bằng nhiều cái tên khác nhau – Ví dụ Thái Lan, Xiêm La, Xiêm; Mỹ, Hoa Kỳ; Đại Hàn, Cao Ly, Triều Tiên; Tàu, Trung Hoa, Trung quốc … – Tuy nhiên trên giấy tờ hành chánh, mỗi nước chỉ có một tên có giá trị pháp lý và được cộng đồng thế giới công nhận. Trong bài nầy chúng ta quan tâm đến việc dùng tên của một nước trên thực tế, nghĩa là dùng theo thói quen hay trên các phương tiện truyền thông, báo chí, sách vở …
Như trên đã trình bày, trên thực tế một nước có thể được gọi bằng nhiều cái tên khác nhau. Việc gọi tên một nước cũng khá rắc rối vì nước nào cũng dùng ngôn ngữ và chữ viết riêng của nước mình để gọi tên nước mình, mà trên thế giới hiện nay có khá nhiều thứ tiếng nói và chữ viết được xem là phổ thông. Để thuận tiện cho việc gọi hay viết tên các nước trong cộng đồng thế giới, từ lâu người ta đã đồng thuận “la tinh hoá” tên của nước đó, đồng thời tên của một nước được chấp nhận viết hay gọi bằng Anh hay Pháp ngữ là hai thứ chữ tương đối phổ biến trong việc giao dịch quốc tế. Nhờ sự “la tinh hoá” nầy mà các văn thư chính thức và báo chí có thể viết và gọi tên các nước một cách tương đối thuận tiện hơn. Tôi nói “tương đối” vì trên thực tế mỗi nước khi viết hay gọi tên của một nước khác đều dùng ngôn ngữ và chữ viết của chính nước mình – dù tên nước đó đã được “pháp hoá” hay “anh hoá” – để cho dân chúng trong nước có thể đọc và hiểu được. Do tình trạng trên, một nước có thể dùng cả hai dạng: Dạng “phiên âm” và dạng chính thức để gọi tên một nước khác.
Để rõ ràng hơn chúng ta có thể dùng việc gọi và viết tên một nước của người Việt chúng ta, tức dùng chữ /tiếng Việt để gọi và viết tên các nước khác. Từ lâu người Việt chúng ta có thói quen dùng dạng “phiên âm” để viết và gọi tên một số nước quen thuộc như Anh-Cát-Lợi, Pháp-Lang-Sa, Cao-Ly, Ấn-Độ, Ma-Rốc … đó là do ảnh hưởng của Trung Hoa trong việc họ “phiên âm” tên của những nước nầy để dùng cho thuận tiện. Lại nữa cũng do tình trạng ảnh hưởng văn hoá Trung Hoa, nên người Việt chúng ta lại còn có thói quen dùng từ hán việt “QUỐC” đặt sau tên của một số nước quen thuộc (sau khi đã được tỉnh lược hay “biến dạng”) để gọi nước đó, ví dụ: Mỹ quốc, Pháp quốc, Anh quốc, Hồi quốc, Hàn quốc … Như vậy việc dùng chữ “quốc” đặt sau tên của một nước để gọi nước đó là rất bình thường. Thế thì tại sao trong bài nầy chúng tôi lại đặt vấn đề “Nên gọi nước Tàu là Trung Hoa hay Trung quốc” ? Đó có phải là “vẽ rắn thêm chân” hay “chẻ sợi tóc làm tư” hay không ?. Chúng tôi xin thưa là KHÔNG, trái lại đây là một vấn đề cần được xem xét lại. Lý do chúng tôi sẽ xin trình bày như sau:
Tuy chúng ta thường dùng chữ “quốc” để viết và gọi một số nước quen thuộc như Lào quốc, Anh quốc, Ý quốc … thế nhưng khi dùng chữ “quốc” đặt sau chữ “Trung” để gọi nước Trung Hoa (hay Tàu) là Trung Quốc nó lại mang một ý nghĩa hoàn toàn khác những trường hợp trên. Vấn đề nầy nó đã bắt rễ từ quá khứ xa xăm, cho nên muốn lý giải cho rõ ràng cần phải điểm qua một chút về lịch sử Trung Hoa, và sự ảnh hưởng của Trung Hoa đối với Việt Nam từ trước đến nay.
Như chúng ta biết, qua những khảo cứu mới nhất đã xác định người Hoa không phải là dân bản xứ trên lục địa Trung Hoa ngày nay, kể cả nơi mà Trung Hoa thường cho là địa bàn phát tích của người “Hán” là vùng bình nguyên hợp bởi các sông Hoàng Hà, sông Vị, sông Hoài, sông Hán. Nguồn gốc của họ là một giống dân du mục từ miền tây bắc tràn xuống. Sinh kế của giống dân nầy là chăn nuôi và săn bắn nên họ chuyên dùng vũ lực và chiến đấu rất giỏi. Khi tràn xuống đến vùng bình nguyên tạo thành do các sông Hoàng Hà, sông Hoài, Sông Hán thì họ nhận thấy vùng nầy đất đai màu mở nên đã đánh đuổi các thổ dân đã định canh định cư ở đây lâu đời, chiếm đất dựng nên nước Trung hoa thời cổ đại. Quá trình phát triển của nước Trung Hoa ngay thời bấy giờ đã là một quá trình chiến tranh xâm lược, bành trướng, thôn tính và đồng hoá các dân tộc khác.
Tương truyền rằng họ lập quốc từ thời Tam Hoàng, Ngũ Đế, nhưng mãi đến đời vua Nghiêu mới xưng danh hiệu. Vua Nghiêu có họ Đào Đường nên lấy quốc hiệu là Đường. Vua Thuấn kế nghiệp vua Nghiêu đóng đô ở Bồ Bản thuộc đạo Hà Đông, tỉnh Sơn Tây, lấy quốc hiệu là Ngu. Đến đời nhà Thương (1766 – 1122 trước TL) họ xưng là “Trung Quốc” vì tự cho mình là nước văn minh nhất ở trung tâm thế giới. Từ “Trung Quốc” được tìm thấy trong các thư tịch cỗ như Thượng Thư, Kinh Thi. Trong Kinh Thi có câu “Huệ thử Trung Quốc, dĩ tuy tứ phương*” nghĩa là lấy ân huệ của Trung Quốc để an định bốn phương.
(*) Cội Nguồn Việt Tộc, Phạm Trần Anh, trang 48.
“Trung quốc” là nước có nền văn minh cao nhất mệnh danh là văn minh Hoa Hạ. Chính hai chữ Hoa Hạ đã biểu lộ tính tự cao, tự đại của giống dân nầy, vì theo Hán tự Hoa có nghĩa là tinh hoa, rực rỡ, thịnh vượng và Hạ là to lớn, nước ở giữa. (Cũng có thuyết cho rằng Hoa Hạ là vùng đất có núi Hoa, sông Hạ tức sông Hán, nơi “phát sinh” giống dân nầy, nhưng thuyết nầy ngày nay không còn đứng vững nữa vì nhờ các tiến bộ của khoa học, kỹ thuật đã giúp cho các môn Nhân chủng học, khảo cổ học … xác định là nguồn gốc của người Hoa không phải phát xuất từ vùng đất nầy).
Với bản chất kiêu căng đó, họ cho rằng Trung Quốc là nước văn minh nhất nằm ở trung tâm thế giới, còn tất cả các nước khác ở chung quanh đều là man-di-mọi-rợ, vì thế Trung Quốc được giao cho trọng trách thay trời cai trị và khai hoá thiên hạ. Họ chủ trương “Dĩ Hạ biến Di” (lấy nền văn minh Hoa Hạ để khai hoá các dân tộc mọi rợ). Địa bàn do giống dân nầy cư ngụ gọi là Trung Hoa (nước có nền văn minh rực rỡ và cường thịnh nằm ở trung tâm), cư dân gọi là Hoa nhân (người Hoa). Sự thực vùng đất mà vương triều nhà Thương trực tiếp cai trị chỉ là vùng đất hẹp gần kinh đô gồm phía đông tỉnh Sơn Tây, phía tây tỉnh Sơn Đông, phía nam tỉnh Hồ Bắc và phía bắc tỉnh Hồ Nam được gọi là “Trung Nguyên” còn các vùng chung quanh đều do các chư hầu cai quản, phần lớn là dân bản địa đã bị đồng hoá sống chung với người Hoa.
Nhà Chu tiếp nối nhà Thương đại diện cho vương quyền của người Hoa, có thiên mệnh cai quản và giáo hoá thiên hạ, nên vương triều ở Trung Nguyên được xưng là Thiên Triều, hoàng đế là Thiên Tử để phân biệt với vua và triều đình các nước chư hầu. Lối xưng hô trịch thượng nầy trở thành truyền thống và sau khi nhà Tần thống nhất đất nước không còn tình trạng cát cứ của các nước chư hầu nữa thì lối xưng hô nầy được áp dụng đối với các thuộc quốc như Việt Nam, Triều Tiên … về sau nầy. Đến thời Chiến Quốc nhà Chu đã suy yếu nhiều, các nước chư hầu lớn thôn tính các nước nhỏ (nước phụ dung) và gây chiến tranh với nhau để xưng Bá dưới danh nghĩa “Tôn Chu diệt di” (Tôn phù nhà Chu, tiêu diệt mọi rợ) nghĩa là vẫn theo đuổi chủ trương xâm lăng, tiêu diệt các dân tộc khác để bành trướng đất đai.
Cuối thời Chiến Quốc, Tần Thỉ Hoàng gồm thâu lục quốc, thống nhất “thiên hạ”, lập nên một quốc gia theo chế độ trung ương tập quyền chuyên chế. Về mặt địa lý đất nước nầy đã được mở rộng về phía tây và phía nam: Phía tây đến tận Lũng Tây, phía Nam bao gồm cả vùng Hoa nam hiện nay. Tần Thỉ Hoàng cũng thống nhất chữ viết, đơn vị đo lường, kích thước đường sá, xe cộ trong toàn cõi đế quốc do ông cai trị nhờ đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, văn hoá cho các triền đại về sau. Vì Tần Thỉ Hoàng quá bạo ngược nên nhà Tần chỉ kéo dài đến đời thứ hai là Tần Nhị Thế thì bị Hạng Võ rồi Lưu Bang tiêu diệt.
Lưu Bang lập nên nhà Hán, tuy vẫn theo chế độ trung ương tập quyền và thừa hưởng những kết quả cải cách của Tần Thỉ Hoàng nhưng đã khôn khéo giảm nhẹ thuế khoá, bồi dưỡng sức dân, tạo nên cảnh an cư lạc nghiệp nên đất nước được phát triển về mọi mặt từ chính trị, quân sự, kinh tế, văn hoá … Có thể nói đây là triều đại đầu tiên xây dựng nên một nước Trung Hoa thống nhất, ổn định, cường thịnh và phát triển. Về phía Tây, địa giới của nhà Hán bao gồm cả Mông Cổ và Tân Cương. Họ đã mở ra con đường tơ lụa để giao thương với Tây Phương. Vì cả vùng Trung và Đông Á đều được hưởng sự thái bình trong một thời gian dài nên được các sử gia Tây Phương gọi là Thái Bình Trung Hoa (Pax Sinica) tương đương với thái bình La Mã (Pax Romana). Chính do thời đại phát triển rực rỡ đó nên người Hoa tự xưng là “Hán Tộc”, một sắc dân đông đảo nhất của Trung hoa, nắm quyền cai quản các sắc dân khác đã bị đồng hoá trong quá trình bành trướng lãnh thổ. Và cũng từ đó, chữ viết của họ được gọi là Hán tự.
Hán triều tiếp tục dùng vũ lực xâm chiếm các nước nhỏ yếu chung quanh để mở mang bờ cõi theo chủ nghĩa Đại Hán. Vẫn với não trạng tự tôn cố hữu, Hán tộc tự cho mình là giống dân cao quí nhất, văn minh nhất trong thiên hạ được trời giao cho trách nhiệm giáo hoá các giống dân khác. Người Hán rất kỳ thị chủng tộc, khinh khi tất cả các dân tộc sống chung quanh, gán cho các giống nầy những cái tên thật thấp hèn để thỏa mản bản chất kiêu ngạo của họ. Họ gọi người sống ở phía đông là Di (Triều Tiên, Nhật Bản), phía tây là Nhung (Thổ Phồn, Tây Hạ), phía Nam là Man (người Việt, người Choang ở Quảng Tây, người Mân ở Phúc Kiến) phía bắc là Địch (Hung Nô, Kim, Khiết Đan, Hồ, Đột Quyết). Để thể hiện thái độ khinh thị nầy, trong chữ Hán có kèn theo các bộ “khuyển” (chó), bộ “trãi” (trĩ, loài sâu bọ), bộ “mã” (ngựa) để gọi những giống dân sống chung quanh. Các triều đại về sau, kể cả chính quyền Trung Hoa hiện nay vẫn theo đuổi chính sách nhất quán của nhà Hán là “Đại nhất thống thiên hạ” để lấn chiến đất đai. Chủ nghĩa nầy ngày nay thường gọi là “Chủ nghĩa Đại Hán”, còn chính quyền Hà Nội trong thời gian xung đột với Trung Hoa thì gọi là “Chủ nghĩa sô-vanh nước lớn” hay “Chủ nghĩa bành trướng bá quyền Trung Quốc”.
Sự thật Hán tộc không phải là một dân tộc thượng đẳng được trời giao cho nhiệm vụ cai quản và giáo hoá các giống dân khác như họ tự tôn xưng, “Trung Quốc” cũng không phải là một nước hùng cường bách chiến bách thắng mà họ cũng bị chi phối bởi định luật “thịnh suy” như tất cả các dân tộc hay quốc gia khác. Qua quá trình lịch sử ta thấy dưới đời nhà Tống, Trung Hoa đã bị nước Liêu và Kim liên tiếp quấy nhiễu. Năm 1126 quân Kim đánh chiếm kinh đô Khai Phong, bắt vua Tống Huy Tông, tiêu diệt Bắc Tống. Về sau Tống Cao Tông phục nghiệp đóng đô ở Lâm An gọi là Nam Tống. Sau đó Trung Hoa bị người Mông cổ xâm lăng lập nên nhà Nguyên, cai trị Trung Hoa gần một trăm năm (1271 – 1368). Đến thế kỷ 17 Trung Hoa bị người Mãn Châu xâm lăng. Năm 1644 người Mãn Châu chiếm Trung Hoa lập nên nhà Thanh, cai trị 267 năm (1644 – 1911). Điều trớ trêu là hai dân tộc Mông Cổ và Mãn Châu tuy đã chiến thắng, chiếm đóng và cai trị Trung Hoa trong một thời gian khá dài, nhưng vì căn bản văn hoá thấp (không được như Việt tộc chúng ta) lại quá sùng bái nền văn minh tại Trung nguyên, nên bị nền văn minh của Trung Hoa âm thầm đồng hoá. Khi đế quốc Mông Cổ cũng như Mãn Châu bị tan rả, chẳng những hai dân tộc nầy bị hán hoá mà cả đất nước của họ cũng bị sát nhập vào Trung Hoa dưới sự cai trị của người Hán.
Tệ hại nhất là vào hậu bán thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 Trung Hoa bị các nước Tây Phương lấn áp phải ký các hiệp ước Nam Kinh 1842 và hiệp ước Thiên Tân 1854 dành cho người Tây Phương quá nhiều đặc quyền. Nước Trung hoa bấy giờ ngày càng suy yếu mặc sức cho người Tây Phương xâu xé, khinh khi, nhục mạ (như cấm người Hoa và chó vào các công viên của Tây Phương ngay trên đất Trung Hoa chẳng hạn). Thêm vào đó cuôïc chiến tranh Trung Nhật năm 1894 -1895 đã làm cho người Trung hoa càng thêm mất mặt khi hạm đội Bắc Hải bị hạm đội của Nhật Bản tiêu diệt. Năm 1932 Nhật chiếm Mãn Châu, Nội Mông, ngày 07/7/1937 Nhật dựng lên vụ Lư Câu Kiều để khai chiến với Trung Hoa và chiếm thêm nhiều đất đai thuộc miền duyên hải và phong tỏa bờ biển Trung Hoa. Mãi đến tháng 8/1945 khi thế chiến thứ 2 chấm dứt, Nhật mới rút quân khỏi Trung Hoa. Trong thời gian chiếm đóng, người Nhật đã ngược đãi và nhục mạ người Hoa bằng mọi cách kể cả gọi người Hoa là “Cẩu Hán” không khác gì người Hán gọi các dân tộc thiểu số phía tây là “Khuyển Nhung” trong các thế kỷ trước. Trong thời kỳ bị ngoại nhân cai trị bởi những dân tộc bị người Hán khinh bỉ từ lâu nay, cũng có rất nhiều người Hán tự nguyện làm tay sai cho chế độ đương quyền, hãm hại người đồng tộc. Điều đó chứng tỏ rằng người Hán cũng hèn kém, tồi tệ, xu thời, dễ biến chất… chứ không phải là một dân tộc “thượng đẳng” như họ đã tự phong !
Nước Tàu quá suy yếu và lạc hậu so với các nước Tây Phương, kể cả Nhật Bản đã sớm biết canh tân. Uy lực của “thiên triều” không còn nữa, chủ trương “Đại Nhất thống thiên hạ” truyền thống từ nhiều thế kỷ trước không còn điều kiện để thực hiện. Hai nước Triều Tiên, Việt Nam từ lâu bị lệ thuộc Nước Tàu nay bị Nhật Bản và Pháp cai trị, ảnh hưởng của Nước Tàu bị phai nhạt nhiều. Đây là thời kỳ duy nhất trong lịch sử Nước Tàu mà chủ nghĩa Đại Hán bị gián đoạn. Sau khi Mao Trạch Đông đánh bại Tưởng Giới Thạch, thống nhất toàn nước Tàu dưới chế độ Cộng sản, cái não trạng thực dân Đại Hán chẳng những được phục hồi mà lại có phần phát huy mạnh mẽ hơn. Nhà cầm quyền Trung Cộng cố ý cổ xúy chủ nghĩa quốc gia cực đoan để dân chúng thỏa mãn tự ái dân tộc, trả mối thù bị người Tây Phương và Nhật Bản chiếm đóng, xâu xé nhưng lý do chính được khéo léo che đậy là để cho nhân dân Tàu không thấy thực trạng bị kềm kẹp và nghèo khổ, sẵn sàng chấp nhận sự cai trị độc tài, hà khắc, bất nhân của tập đoàn Trung Nam Hải.
Đó là xét về đất nước và con người Tàu, còn về phương diện văn hoá thì ngày nay khoa học kỹthuật đã chứng minh được rằng nền văn minh Nước Tàu không phải do chỉ người Hoa tạo lập mà có sự đóng góp tích cực của dân tộc bản xứ đã định cư lâu đời tại địa bàn Nước Tàu ngày nay, nếu không muốn nói là người Hán đã cướp đoạt các thành quả văn hoá của người bản xứ - sau khi thôn tính đất đai và tiêu hủy mọi di tích văn hoá của các dân tộc bị bại trận - đem về nhào nặn lại rồi lớn tiếng rêu rao là do Hán tộc tạo dựng rồi đem “giáo hoá” các dân tộc bị trị để đồng hoá họ.
Minh chứng thứ nhất là các di vật thuộc thời kỳ đồ đá cũ (như rìu có vai) phát xuất từ Hoà Bình, Bắc Việt. Ngày nay được các nhà bác học về các môn khảo cổ gọi là nền văn hoá Hoà Bình có niên đại cổ nhất, sau đó do hiện tượng “biển tiến” khoảng từ 18.000 đến 8.000 năm, nền văn hoá nầy được các cư dân miền bắc Việt Nam mang lên phía bắc mà “hậu duệ” của nó được tìm thấy ở Ngưỡng Thiều thuộc tỉnh Thiểm Tây.
Minh chứng thứ hai là Cây Lúa Nước. Về cây lúa nước, trong quyển “Eden in the East” của Stephen Oppenheimer cũng đã chứng minh được rằng nguồn gốc của Cây Lúa Nước được tìm thấy sớm nhất ở Đông Nam Á mà các di vật được phát hiện rải rác ở vùng Bắc Việt, Bắc Lào và Bắc Thái Lan. Thêm vào đó những nghiên cứu về Nước Tàu còn xác định là thực phẩm chính của người “Hán” vào đời nhà Thương là lúa mì, lúa tắc chớ không có gạo, mãi đến đời nhà Hán họ mới ăn gạo. [Do sự kiện nầy, có giả thuyết cho rằng “Thần Nông” (vị thần dạy dân làm ruộng) là nhân vật người Việt thời cổ đại đã dạy cho dân Việt cách trồng lúa nước, đã bị Nước Tàu chiếm đoạt làm ông tổ của dân tộc mình cũng có lý !].
Minh chứng thứ ba là Trống Đồng. Tiến sĩ W.G. Solheim II là vị học giả có uy tín nhất về việc nghiên cứu và phân loại Trống Đồng, đã kết luận là Trống Đồng Ngọc Lũ là loại trống đồng lớn nhất, đẹp nhất và cũ nhất. Hiện nay các nhà khảo cỗ học nổi tiếng trên thế giới đều công nhận là Trống Đồng Ngọc Lũ, thuộc nền văn hoá Đông Sơn, phần đất ở Bắc Việt ngày nay, là loại trống đồng tiêu biểu nhất. Nước Tàu – với não trạng tự tôn cố hữu - đã cho tổ chức hội nghị Nam Ninh tháng 8/1980 để cố giành nền văn hoá trống đồng về cho mình nhưng đã thất bại ê chề vì không được các nhà khảo cổ học hàng đầu của thế giới công nhận.*
(* Quý vị muốn rõ hơn về các vấn đề nầy, xin đọc thêm các quyển “Tìm về nguồn gốc VĂN MINH VIỆT NAM dưới ánh sáng của khoa học” của GS Cung Đình Thanh và Cội nguồn Việt Tộc” của Phạm Trần Anh).
Xét về quốc hiệu của nước Tàu. Theo truyền thuyết thì Đế Nghiêu có họ Đào Đường (Đào Đường thị) nên lấy quốc hiệu là Đường. Vua Thuấn dời đô về Bồ Bản (Sơn Tây) đổi quốc hiệu là Ngu (Đế Thuấn họ Hữu Ngu). Các triều đại tiếp theo là Hạ, Thương, Chu, Tần đều lấy tên đất được phong làm quốc hiệu. Triều Hán , Lưu Bang được Hạng Võ phong danh hiệu là Hán vương nên lấy quốc hiệu là Hán. Các quốc hiệu Đường, Nguyên không rõ lai lịch. Triều Tống, Triêïu Khuông Dẫn lấy châu Tống, nơi được phong làm Tiết độ sứ làm quốc hiệu. Triều Minh Chu Nguyên Chương lấy 2 chữ “Nhật, Nguyệt” trong câu : “Sơn hà yểm hữu Trung Hoa địa, nhật nguyệt trùng khai đại tống thiên(*)” (nghĩa là sơn hà bỗng có đất Tàu, nhật nguyệt ghép lại trời bừng sáng) ghép lại thành chữ Minh. Khi nhà Kim thôn tính Nước Tàu đổi quốc hiệu là Thanh vì năm 1626 Hoàng Thái Cực lên ngôi hoàng đế sợ dùng quốc hiệu là Kim sẽ bị người Hán chống đối, nên lấy chữ Thanh là từ đồng vận với Kim. Sau khi cách mạng Tân Hợi thành công, Tôn Trung Sơn được bầu làm Tổng Thống và đổi quốc hiệu là Trung Hoa Dân Quốc. Ngày 01 tháng 10 năm 1949, sau khi chiếm toàn Hoa Lục, Mao Trạch Đông đã tuyên bố thành lập nước Cộng sản lấy quốc hiệu là Cộng Hoà Nhân dân Trung Hoa.
(*) Đàm Thiên Thuyết Địa Luận Nhân, Ngô Bạch, trang 86
Như vậy, trong suốt quá trình lịch sử, từ thời tối cổ cho đến đời nhà Thanh, các chế độ quân chủ chuyên chế đều lấy tên triều đại làm quốc hiệu, chứ không hề dùng chữ Trung Hoa để làm quốc hiệu bao giờ. Chỉ đến sau khi cách mạng Tân Hợi thành công lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế, thành lập một nước cộng hoà, từ Trung Hoa mới được dùng làm quốc hiệu dưới danh xưng “Trung Hoa Dân Quốc”, sau đó từ Trung Hoa lại được dùng làm quốc hiệu trong “Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa” dưới chế độ cộng sản. Còn từ “Trung Quốc” chưa bao giờ được dùng làm quốc hiệu để chỉ nước Tàu, kể cả các thời nước nầy bị qua phân như thời Tam Quốc (Ngụy, Thục, Ngô), thời đại nhiễu nhương từ đời nhà Tấn đến Nam Bắc Triều (Tấn, “Lưu” Tống, Tề, Lương, Tần) mãi đến nhà Tùy. Từ “Trung Quốc” được xuất hiện lần đầu tiên dưới thời nhà Thương, đây chỉ là lối thậm xưng của người Hán để tự đề cao dân tộc và đất nước mình. Với bản chất kiêu ngạo, hiếu chiến, người Hán tự cho mình là dân tộc siêu đẳng, đất nước mình là một đất nước lớn nhất, hùng mạnh nhất và văn minh nhất nằm ở trung tâm thế giới, còn các nước khác chỉ là những nước nhược tiểu, yếu hèn, các dân tộc khác đều là man di mọi rợ, nên người Hán được trời giao cho trọng trách đi chinh phục, cai trị và giáo hoá thiên hạ ! Với não trạng độc tôn Đại Hán đó, họ đề ra chủ trương “Đại nhất thống thiên hạ” để bành trướng đất đai, luôn luôn gây hấn với các nước lân cận, tìm mọi cơ hội để đánh chiếm đất đai của nước khác. Nếu thời cơ chưa thuận tiện cho việc phát động chiến tranh để xâm lăng thì người Hán dùng những phương thức “hoà bình” như gây áp lực, lũng đoạn chính quyền hay mua chuộc giới cầm quyền lân bang để tìm cách lấn đất, lấn biển (như đang áp dụng đối với Việt Nam ngày nay). Chủ trương “Đại nhất thống thiên hạ” là nền tảng của chính sách xâm lăng, bành trướng của đế quốc Trung Hoa được người Hán theo đuổi từ thời mới lập quốc cho đến ngày nay.
Trong sự giao dịch giữa các nước với nhau, từ “Trung Quốc” ngoài người Hán dùng để tự tôn xưng đất nước mình, nhiều lắm thì được lưu hành ở các nước đồng văn như Đại Hàn, Nhật Bản và Việt Nam chứ những nước dùng văn tự khác chữ Hán chắc không có mấy người biết đến từ nầy. Đối với thế giới Tây Phương từ “Trung Quốc” lại càng xa lạ hơn. Người Tây Phương biết đến nước Tàu vào triều Tần (Qin) nên họ gọi Nước Tàu là “Sin” theo cách phiên âm chữ Tần của Hoa ngữ [có thuyết cho rằng Tây Phương giao dịch với Nước Tàu từ đời nhà Thương vì cách đọc chữ Thương (Shang) của người Tàu gần giống vời chữ “sin” hơn là chữ Tần]. Về sau chữ “Sin” được viết thành Chine trong tiếng Pháp và China trong tiếng Anh. Ngày nay mọi giao dịch trên thế giới đều dùng Anh hay Pháp ngữ vì thế các phương tiện truyền thông, báo chí, sách vở và các giao dịch bình thường của hầu hết các nước, khi dùng dưới dạng “la tinh hoá”, - kể cả Đại Hàn và Nhật - đều dùng từ Chine (Pháp) hay China (Anh) để chỉ nước Tàu, chỉ những giấy tờ quan trọng thuộc lãnh vực ngoại giao hay luật pháp mới dùng đủ quốc hiệu của Nước Tàu là People’s Republic of China hay République Populaire de Chine (Côïng Hoà Nhân Dân Trung Hoa).
Mặc dầu Nước Tàu có chung biên giới với 14 nước là : Afghanistan, Ấn Độ, Bhutan, Cao Ly (Đại Hàn), Kazakhstan, Kyrgizstan, Lào, Myama, Mông Cổ, Nepal, Nga, Pakistan, Tajikistan, và Việt Nam nhưng chỉ có Đại Hàn và Việt Nam là nước vừa có chung biên giới với Nước Tàu, vừa chịu ảnh hưởng về văn hoá và chính trị của Nước Tàu nhiều nhất nên có lẽ chỉ hai nước nầy thường dùng từ “Trung Quốc” để gọi hay viết về nước Tàu. Tuy nhiên theo một số sử liệu thì trong quá khứ Cao Ly (Đại Hàn) thường gọi Trung Hoa là “Thượng Quốc” hay “Đại Quốc” hơn là “Trung Quốc”. Ngày nay chỉ Bắc Hàn mới gọi Trung Hoa là “Trung Quốc”, Nam Hàn dùng từ Trung Hoa (Junghwa, Chunghwa (ÉTƯ ; -Nïƒ) hay China để gọi nước Tàu. Còn nước Nhật tuy cũng là đồng văn và có chịu ảnh hưởng ít nhiều từ văn hoá Trung hoa nhưng nhờ cách biệt Trung Hoa bởi eo biển Nhật Bản nên ít bị sự chi phối của nước nầy. Từ cuối thế kỷ thứ 19 đến nay, Nhật Bản đã phát triển vượt cả Trung Hoa về mọi mặt, từng là nước đã xâm lăng Trung Hoa nên Nhật Bản không chịu ảnh hưởng gì của Trung Hoa cả. Nhật Bản thường gọi nước Tàu là Chuka (Trung Hoa).
Rốt lại chỉ có người Việt chúng ta là có thói quen ưa dùng chữ “Trung Quốc” để chỉ nước Trung Hoa. Thói quen nầy mang nặng dấu ấn lich sử.
Như chúng ta đã biết, theo Việt sử thì trước làn sóng xâm lăng liên tục và hung bạo của “Hán tộc”, các bộ lạc Việt định cư tại phía Nam sông Dương Tử phần thì bị đồng hoá, phần thì chạy dần về phương Nam nếu không muốn bị “Hán tộc” tiêu diệt. Trong các bộ lạc Việt tộc nầy có Lạc Việt đã lập nên nước Văn Lang ở vùng Bắc Việt và Bắc Trung Việt ngày nay. Đến đời nhà Triệu nước ta có quốc hiệu là Nam Việt. Năm 111 trước Tây lịch, vua Vũ Đế nhà Hán sai Lộ Bác Đức và Dương Bộc đem quân đánh nhà Triệu, chiếm Nam Việt rồi cải tên là Giao Chỉ bộ, từ đó dân Việt bị nước Tàu cai trị gần một ngàn năm ! Với chính sách cai trị hà khắc và chủ trương đồng hoá của Hán tộc, nhất là sự cai trị nầy bắt đầu từ đời nhà Hán, một thời đại mà nước Trung Hoa rất hùng mạnh về mọi phương diện như đã đề cập ở trên - thế mà Tổ Tiên ta vẫn giữ được bản sắc dân tộc đã là một kỳ công hi hữu - thì vấn đề người Việt dùng từ “Trung Quốc” để gọi nước Tàu giống như một người Hoa chẳng những là một điều tất nhiên mà còn có thể được xem như một phương thức dùng cái “mặt nổi” để che đậy cái ý đồ “bất phục tùng” của Tổ Tiên ta ! Đáng tiếc là qua một thời gian dài đằng đẳng cả một ngàn năm, sự xưng hô nầy đã ăn sâu vào tiềm thức của người Việt lúc bấy giờ đến nổi nó trở thành thói quen không còn ai để ý đến lối xưng hô mang tính cách lệ thuộc nầy nữa. Đến khi Ngô Quyền đánh thắng quân Nam Hán, giành lại nền độc lập, tự chủ cho dân Việt vào năm 939, và những triều đại tiếp nối, kể cả hai triều Lý, Trần là những triều đại mà Nho giáo không đóng vai trò độc tôn, nhưng tất cả các lãnh vực khác từ chề độ cai trị, tổ chức hành chánh, quân đội, thi cử … đều còn chịu ảnh hưởng sâu sắc của Trung Hoa, nên thói quen dùng từ “Trung Quốc” để chỉ nước Tàu hẳn vẫn được duy trì. Sang các triều Lê Nguyễn - Đặc biệt là vua Lê Thánh Tông hết sức sùng bái Tống Nho để củng cố uy tín và vương quyền của mình – chế độ cai trị ở Việt Nam hoàn toàn rập khuôn Trung Hoa về mọi phương diện. Nước ta lại là một nước nhỏ yếu sát nách một anh khổng lồ vừa tự cao tự đại, vừa hung hản, vừa tham lam, không lúc nào từ bỏ ý định thôn tính các lân bang nên các vị vua phải dùng đường lối ngoại giao mềm mỏng với “thiên triều” để bảo vệ sự tự chủ, mà cách dùng từ “Trung Quốc” để gọi Trung Hoa là một cách thể hiện đường lối ngoại giao khôn khéo đó. Từ đời Tự Đức trở về sau, tuy bị Pháp cai trị, nhưng ảnh hưởng về văn hoá của Tàu đối với nước ta vẫn còn sâu đậm, cách xưng hô tôn sùng gọi Trung Hoa là “Trung Quốc” vẫn được duy trì. Tóm lại trong suốt quá trình lịch sử từ khi có nước Văn Lang cho đến cuối triều Nguyễn, Việt Nam ta luôn luôn bị áp lực của nước Tàu khổng lồ sát nách nên đã tự xem mình là một nước nhỏ lệ thuộc vào Trung Hoa, phải xưng tụng Trung Hoa là “Trung Quốc”.
Khi chiến tranh thế giới thứ II chấm dứt, phong trào độc lập tự chủ sự được Hoa Kỳ và các nước Tây Phương cổ xúy, đáng lý ra Việt Nam phải cởi bỏ được mặc cảm lệ thuộc Tàu, thành lập một quốc gia Việt Nam thực sự độc lập tự chủ. Thế nhưng do vận nước còn lận đận, do sự bất hạnh của dân tộc, ta lại rơi vào tay của Hồ Chí Minh và tập đoàn cộïng sản bất tài cai trị. Như ta đã biết Hồ Chí Minh không những là cán bộ của Cộng sản Đệ tam Quốc tế mà còn hoạt động ở đất Tàu rất lâu nên quen biết và chịu ảnh hưởng của giới lãnh đạo đảng Côïng sản Trung Hoa khá nhiều, nhất là Mao trạch Đông. Khi có thời cơ về nước cầm quyền, Hồ Chí Minh đã dựa hoàn toàn vào Trung cộng để kháng Pháp, tinh thần lệ thuộc vào Trung Hoa lại được tiếp diễn !
Tệ hơn các triều đại thời quân chủ cố bảo vệ sự độc lập tự chủ, chỉ lệ thuộc Tàu về hình thức qua đường lối ngoại giao, Hồ Chí Minh và bọn hậu duệ đặt quyền lợi của tập đoàn cai trị và của đảng Cộng sản Việt Nam lên trên quyền lợi của Quốc Gia Dân tộc nên tự nguyện cúi đầu làm nô lệ cho Trung Cộng. Khi tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp dưới chiêu bài là đánh đuổi thực dân để giành độc lập nhưng thực chất là thi hành lệnh của Đệ Tam Quốc tế gây chiến tranh với các nước phương tây để mở rộng thuộc địa cho Liên Bang Xô Viết, vì thế Hồ Chí Minh và đồng bọn không quan tâm đến sự thiệt hại của Tổ Quốc Việt Nam. Ngoài việc Hồ Chí Minh sai Phạm Văn Đồng gởi công hàm ngoại giao ngày 24 tháng 9 năm 1958 để bán đứng 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung cộng, tập đoàn Hà Nội còn để cho Trung Hoa làm nhiều việc rất phương hại đến nền an ninh, quốc phòng như : Đồng thuận cho Trung Hoa thiết lập đường hỏa xa nối dài từ đất Tàu, xuyên qua Ải Nam Quan, đi sâu vào đất Việt Nam trên 3 km - theo tiêu chuẩn mới, có chiều rộng giống như đường sắt của Trung Cộng - nói là để “thuận tiện cho việc vận chuyển đồ viện trợ cho Việt Nam”. Hậu quả là sau nầy Tàu đã dựa vào đoạn đường sắt ấy làm bằng chứng để lấn chiếm đất của ta khiến Viêt cộng phải ngậm miệng. Hà Nội cũng giao cho Cục đồ bản của Trung Hoa in bản đồ quân sự có tỉ lệ 1/10000, tỉ lệ 1/50000 nên Trung Hoa đã nắm rõ hết các đặc điểm địa hình của Việt Nam, lại để cho 300 ngàn quân Trung cộng sang đóng khắp vùng trung và thượng du Bắc Việt nên trong cuộc chiến tranh Hoa Việt năm 1979 , Tàu cộng đã dễ dàng chiến cứ các vị trí chiến lược quan trọng thuộc biên giới Việt Nam ngay khi khai chiến ... Sau khi Liên xô và Đông Âu sụp đổ, tập đoàn cầm quyền Hà Nội quay sang quỳ lụy Trung cộng để được bảo vệ sự độc quyền cai trị của đảng Cộng sản Việt Nam. Từ cổ chí kim, chưa có khi nào mà giới cầm quyền của nước ta lại chịu làm nô lệ một cách hết sức hèn hạ như tập đoàn cộng sản Việt Nam hiện nay. Ngoài việc cắt đất, nhường biển cho Trung cộng qua các hiệp ước bất bình đẳng và đầy khuất tất năm 1999, 2000, Hà Nội còn để cho Trung cộng tự tung tự tác với nhiều sự kiện rất khó coi như : để cho Giang Trạch Dân đến tắm biển Mỹ Khê – Mà do một tay Mỹ gà mờ nào đã đặt cho một cái tên thật vô lý là “China Beach” – trong chuyến công du Việt Nam, như tắm tại hồ nhà mình ; để cho hải quân Trung Cộng tha hồ bắn giết, bắt bớ và hà hiếp ngư dân Việt Nam ; theo lệnh Trung cộng cấm sinh viên học sinh Việt Nam biểu tình chống Trung Cộng khi chúng hợp thức hoá sự xâm lăng hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, và gần đây để cho các nam nữ thanh niên Trung Hoa , với thái độ ngang nhiên và hống hách, cầm cờ Trung cộng đi theo bảo vệ cuộc rước đuốc Olympic tại Sài Gòn vào ngày 29/04/2008 vừa qua. Do sự luồn cúi hèn hạ đó mà tập đoàn cầm quyền Hà Nội từ thời Hồ Chí Minh đến nay vẫn chỉ thị cho báo chí và các phương tiện truyền thông, kể cả các giấy tờ giao dịch với Trung Hoa đều nhất nhất dùng từ “Tung Quốc” thay vì dùng từ Trung Hoa, để lấy điểm với Trung Nam Hải.
Nói một cách trung thực thì dưới thời VNCH, báo chí, sách vở chúng ta cũng thường dùng từ “Trung Quốc” khi đề cập đến nước Trung Hoa, nhưng đó là chỉ do thói quen hay vì những liên hệ thuộc lãnh vực văn hoá, lịch sử được lưu truyền từ bao đời trước chứ không do chủ trương chịu nô lệ Tàu như ở miền Bắc !
Đối với Trung Hoa việc dùng từ “Trung Quốc” để gọi nước mình ngày nay là có ý đồ chính trị chứ không chỉ có tính cách lịch sử. Như trên chúng ta đã biết, nước Trung Hoa là một nước lớn, đất rộng dân đông, có nền văn hoá cao và rất hùng mạnh về quân sự ; Hán tộc lại là một dân tộc có đầu óc rất tự tôn, kỳ thị chủng tộc, có não trạng thực dân “Đại nhất thống thiên hạ”, luôn luôn theo đuổi tham vọng bành trướng đất đai và thế lực. Sau thời gian bị Tây Phương, Nhật bản xâu xé và khinh bỉ, khi Mao Trạch Đông chiếm được toàn bộ Hoa lục tuyên bố thành lập nước Trung Hoa độc lập theo thể chế cộng sản, lòng tự ái dân tộc được vực dậy. Mao Trạch Đông đã khôn khéo kích thích tinh thần quốc gia cực đoan của nhân dân Trung Hoa hầu che đậy sự cai trị độc đoán, tàn bạo và những thất bại về chính trị của chế độ cộng sản. Não trạng bành trướng lại được tái lập và có cơ hội thực hiện. Chính sách Đại Hán được áp dụng triệt để : Trung Cộng muốn chiếm toàn nước Mông cổ nhưng bị Nga sô can thiệp nên chỉ chiếm được vùng Nội Mông. Chiếm lại toàn bộ vùng Tân Cương và đe doạ các nước Hồi giáo vùng Trung Á. Năm 1950 Trung cộng xua quân chiếm Tây Tạng, triệt hạ các tu viện, giải thể Phật giáo Tây Tạng và đang tiến hành kế hoạch xoá bỏ nền văn hoá truyền thống của Tây Tạng, đưa một số rất đông người Hán lên định cư tại đây để lấn áp dân Tây Tạng hầu sớm đồng hoá dân tộc hiền hoà nầy. Trung Cộng cũng đã xua quân lấn chiếm hàng ngàn cây số vuông tại vùng biên giới phía bắc của Ấn Độ. Yểm trợ cho quân du kích Maoist lũng đoạn chính quyền vương quốc Népal. Chiếm một phần lãnh thổ phía đông bắc Tajikistan. Nhưng nạn nhân dai dẳng nhất và hiện nay là miếng mồi ngon nhất màTrung Hoa rất thèm thuồng chính là Việt Nam. Vì nước ta có một vị trí chiến lược rất quan trọng : Là cửa ngõ tiến vào Đông Nam Á, bờ biển có nhiều vịnh thiên nhiên rất có giá trị về mặt quân sự, có một thềm lục địa rộng lớn về phía đông với nhiều mỏ dầu khí và nhiều hải sản, là hải đạo quan trọng trong việc giao thương và tiếp tế dầu khí, hàng hoá cho vùng bắc Á. Chính vì lý do nêu trên nên giới cầm quyền của Trung Cộng đang dùng mọi thủ đoạn để mua chuộc, áp lực, khống chế tập đoàn cầm quyền Việt Nam đương đại để thủ lợi tối đa. Hậu quả của chủ trương nầy là bọn chóp bu Việt cộng chấp nhận cúi đầu xin làm nô lệ cho Trung Cộng, bán đứng đất đai của Cha Ông để tiếp tục được giữ độc quyền cai trị như đã trình bày ở đoạn trên.
Mặc dầu các công ước quốc tế qui định rằng mọi quốc gia dù lớn dù nhỏ đều có quyền bình đẳng như nhau, các quốc gia phải tôn trọng sự toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia khác, và khuyến cáo nên dùng lề lối thương thuyết để giải quyết mọi tranh chấp về đất đai, nếu có, chứ không được dùng vũ lực để áp đảo đối phương, và mặc dù Trung Hoa là một trong 5 hội viên thường trực của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, thế nhưng Trung Cộng không cần quan tâm đến những qui định nầy, luôn luôn dùng vũ lực để lấn chiếm đất đai của các nước lân cận, hoặc dùng những phương cách mờ ám để lấn chiếm lãnh thổ, lãnh hải của các nước khác, rồi lại dùng thái độ kẻ cả của nước lớn giải thích lấp liếm. Trong gần nữa thế kỷ vừa qua, Trung Cộng đã nhiều lần công bố rằng lãnh thổ Trung Hoa bao trùm cả vùng Đông Nam Á và đã nhiều lần đưa ra các chứng cớ giả mạo để chứng minh rằng từ xa xưa những vùng đất đó đã từng là lãnh thổ của tổ tiên họ. Điều đó chứng tỏ rằng Trung Cộng công khai bày tỏ tham vọng bành trướng lãnh thổ trong vùng Đông Nam Á và còn dòm ngó đến các nước tiếp cận với khu vực trên. Tham vọng của Trung Cộng hiện nay đang đe doạ tình hình an ninh chẳng những của các nước Đông Nam Á mà còn đe doạ cả tình hình an ninh toàn thế giới. Với sự phát triển khá nhanh về kinh tế và với tiềm năng quân sự lớn trên thế giới, chỉ sau Hoa Kỳ, và với lợi thế là hội viên thường trực của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, Trung Cộng đang dùng những phương cách quỉ mị, mờ ám để dụ dỗ, tán trợ lôi kéo các nước kém mở mang có chế độ độc tài, quân phiệt về phe với mình để gây uy thế hầu lũng đoạn thế giới, tạo sự bất ổn thường xuyên trên trường quốc tế để thủ lợi. Bất chấp luật lệ quốc tế, bất chấp các tiêu chuẩn đạo đức của thời đại văn minh được qui định trong các công ước quốc tế mà Trung Cộng đã long trong ký kết, Trung Cộng đang dùng những phương thức lạc hậu thời trung cổ để thực hiện giấc mơ làm chủ thế giới của mình ! Là một nước đất rộng vào hàng thứ ba, thứ tư của thế giới, có dân số đông nhất hoàn cầu, có nền kinh tế đang phát triển nhanh, có trình độ khoa học kỹ thuật cao và có tiềm năng quân sự đáng kể, đang nuôi một tham vọng vô bờ bến là “Đại Nhất Thống Thiên Hạ” mà lại có thói quen rất nguy hiểm là chuyên dùng vũ lực đểù áp chế kẻ khác, Trung Cộng thật sự là một tai hoạ đối với nhân loại trong tương lai !
Ngày xưa khi kiến thức về điạ lý còn bị hạn chế do phương tiện di chuyển khó khăn, Hán tộc, với sự tự cao tự đại đã lầm tưởng mình là nước văn minh nhất, hùng cường nhất nằm ở “trung tâm của thiên hạ” nên đã tự xưng là “Trung Quốc”. Ngày nay với sự tiến bộ của khoa học kỹthuật, Trung Cộng biết rõ là không có một nước nào là nằm ở trung tâm thế giới về mặt địa lý, thế mà họ vẫn tự xưng nước mình là “Trung Quốc” hẳn có một dụng ý ! Dụng ý đó là họ tự cho Trung Hoa là trung tâm quyền lực của thế giới ! Trung Cộng đang từng bước cố làm hiển lộ cái vị thế “Trung Quốc” của Trung Hoa mà Việt Nam là nạn nhân trực tiếp đầu tiên !
Qua phần trình bày trên, chúng tôi đã nhắc lại cho quí vị thấy rằng tham vọng thôn tính/đồng hoá Việt Nam của Trung Hoa là một chủ trương liên tục và bất di bất dịch. Chúng tôi cũng nhắc nhở cho quí vị thấy rằng Việt Nam ta đang còn vận bỉ nên đất nước bị một lũ vô tài bất tướng, vừa dốt, vừa tham lại vừa hèn thống trị. Bọn chúng chỉ biết quyền lợi của cá nhân và của ác đảng Cộng sản mà không lý gì đến Quốc Gia Dân tộc mặc dầu hàng ngày vẫn dùng chiêu bài “yêu nước”, “yêu Tổ Quốc” để lừa mị dân. Chúng tôi cũng giới thiệu cho quí vị thấy nguồn gốc của từ “Trung Quốc”, ý nghĩa của nó qua các thời kỳ lịch sử và ẩn ý chính trị của từ nầy với tham vọng quyền lực của giới cầm quyền Trung Cộng hiện nay. Chúng tôi cũng đã lượt qua cho quí vị thấy lý do tại sao Tổ Tiên ta chấp nhận đến trở thành thói quen dùng từ “Trung Quốc” để tôn xưng Trung Hoa và cũng chỉ rõ ý đồ hèn hạ của tập đoàn cầm quyền trong nước đã và đang ru ngủ dân chúng tiếp tục thói quen gọi Trung Hoa là “Trung Quốc” để lấy lòng nhà cầm quyền Trung Hoa. Và… vừa qua, khi Trung Cộng hợp thức hoá việc xâm lăng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, người Việt Nam trên khắp năm châu bốn bể đã phản ứng một cách gay gắt, quyết liệt trước hành động xâm lăng trắng trợn nầy. Đủ thấy tinh thần yêu nước của đồng bào ta vẫn nồng nàn, vẫn tha thiết… Đủ thấy mối thù truyền kiếp của dân tộc ta đối với bọn xâm lăng phương bắc không hề bị phai nhạt ! Đủ thấy người Việt chúng ta không bao giờ quên cái nhục bị Trung Cộng chèn ép, lấn chiếm lãnh thổ và lãnh hải của ta hiện nay. Đủ thấy chúng ta không bao giờ tha thứ cho lũ chóp bu của đảng Cộng sản Việt Nam về tội phản quốc, bán biển bán đất của tiền nhân để lại cho Trung Cộng.
Với những lý do trên đây, chúng tôi đề nghị người VN chúng ta, đặc biệt là đống bào đang sống ở Hải Ngoại, hãy xét lại có nên tiếp tục dùng từ “Trung Quốc để gọi nước Trung Hoa hay không ? Sau đây là những lý cớ để xem xét:
1. Chữ “quốc” trong từ “Trung Quốc” nó không mang một ý nghĩa bình thường như là một chữ ghép được đặt sau tên một nước để gọi nước đó như Mỹ quốc, Áo quốc… mà nó mang một ý nghĩa chỉ vị trí, có tính cách địa lý : “Trung Quốc” là nước ở trung tâm, hàm ý là “nước ở trung tâm thế giới”. Nhưng ngày nay chúng ta biết rõ rằng trái đất hình cầu nên không có nơi nào là trung tâm cả, không có nước nào nằm ở “trung tâm thế giới” cả.
2. Từ “Trung Quốc” mang dấu ấn lịch sử : Từ ngàn năm xưa Tổ Tiên người Việt đã dùng như vậy thì nay cứ tiếp tục dùng. Lý cớ nầy không đứng vững vì chúng ta biết vì hoàn cảnh đặc biệt, Tổ Tiên ta bị bắt buộc phải dùng như vậy. Ngày nay hoàn cảnh xã hội đã thay đổi, bối cảnh thế giới cũng đã khác trước, chúng ta không còn bị áp đặt phải dùng từ “Trung Quốc” như xưa nữa.
3. Dưới thời Việt Nam Cộng Hoà, chúng ta chống cộng nhưng từ “Trung Quốc” vẫn được dùng để chỉ Trung Hoa, nên nay không có gì cần xem xét lại cả ! Luận cứ nầy chỉ đúng một phần vì lúc đó mặc dầu chúng ta vẫn chống cộng nhưng Trung Cộng không là một đe doạ trực tiếp đối với Việt Nam Cộng Hoà cho mãi đến khi chúng xua quân xâm lăng Hoàng Sa. Hơn nữa cách gọi nầy chỉ là do thói quen, nay cục diện thế giới thay đổi, chúng ta cũng cần thay đổi cách dùng cho hợp lý hơn.
4. Từ Hồ Chí Minh đến nay, đảng và nhà nước Cộng sản Việt Nam chịu làm nô lệ cho Trung Hoa để trục lợi cho tập đoàn cầm quyền nên đã tôn xưng Trung Hoa là “Trung Quốc”. Đồng bào trong nước sống dưới ách kìm kẹp của đảng Cộng sản tất nhiên phải làm theo những gì mà đảng và nhà nước muốn. Chúng ta không chấp nhận sự cai trị của Việt Cộng (tức Cộng sản Việt Nam) đã bỏ nước ra đi tìm tự do. Hiện tại chúng ta không bị đảng và nhà nước Việt cộng khống chế, vậy chúng ta cần gì phải làm theo những gì mà đảng và nhà nước Việt cộng muốn ?
5. Vì tính “dễ dãi”, nghe thấy các phương tiện truyền thông và báo chí trong nước dùng từ “Trung Quốc” để chỉ Trung Hoa nên chúng ta dùng theo ! Đây là một thực tế, nhưng là một thực tế đáng tội nghiệp ! Người Việt sống ở miền Nam Việt Nam trước năm 1975 từng hãnh diện là kẻ được truyền thừa di sản văn hoá dân tộc Việt : Nếp sống, âm nhạc, cách dùng từ ngữ…không bị lai căn bởi ảnh hưởng của Trung Cộng, vậy thì nay người Việt Quốc Gia sống ở Hải Ngoại có còn giữ được bản chất đó không ? Có còn hãnh diện là kẻ thừa kế nền văn hoá dân tộc không ? Tại sao chúng ta lại nhất nhất bắt chước những gì trong nước dùng ? Hay giới trí thức, giới cầm bút tại Hải Ngoại không đủ khả năng sáng tạo ? Chúng ta không quá khích, không chống Cộng theo cảm tính, biết chắt lọc những cái hay cái tốt để dùng, nhưng chúng ta phải có bản sắc riêng, không “dễ dãi” bắt chước càn dở như vậy được. Vấn nạn nầy xin nhường lại cho quí vị có trách nhiệm trả lời !
6. Tập đoàn cầm quyền Bắc Kinh đang có tham vọng “Đại Nhất Thống Thiên Hạ”, muốn đặt cả thế giới dưới sự cại quản của Trung Hoa. Họ dùng từ “Trung Quốc” để ngầm chỉ Trung Hoa là trung tâm quyền lực của thế giới, là “cái rốn của vũ trụ”. Nay chúng ta dùng từ “Trung Quốc” để chỉ nước Trung Hoa là vô tình tán trợ tham vọng ngông cuồng của tập đoàn Trung Nam Hải mà nạn nhân đầu tiên chính là Việt Nam ta !
7. Tên gọi chính thức của nước Trung Hoa được chính chính phủ Trung Hoa công bố vào ngày 01/10/1949 là “Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hoà Quốc”, gọi theo cách Việt Nam là “ Nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa”. Nếu tỉnh lược thì gọi là Trung Hoa. Vã lại từ “Trung Quốc” chưa bao giờ được dùng làm quốc hiệu của Trung Hoa cả, vậy tại sao chúng ta không dùng từ Trung Hoa mà lại dùng từ “Trung Quốc” ? Chúng ta đâu phải là người Hoa hay dân nô lệ của Trung Hoa mà bắt chước cách gọi tự tôn đó của họ ?
Tóm lại, qua các biện giải trên, chúng tôi đề nghị từ nay người Việt tại Hải Ngoại không nên gọi Trung Hoa là “Trung Quốc” nữa. Đề nghị giới cầm bút, quí vị làm công tác truyền thông, báo chí cố gắng sửa cái thói quen không mấy hay ho nầy. Người xưa thường dùng thành ngữ : “Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”, để chỉ tình trạng bất nhất khi thực hiện một việc gì. Chúng ta phản đối, lên án Trung Cộng lấn chiếm đất đai của chúng ta mà chúng ta lại đi bắt chước Việt cộng tôn xưng Trung Hoa là “Trung Quốc” e có trái khuấy lắm không !
Vã lại chúng ta vẫn đang theo đuổi cuộc chiến đấu để giải thể chế độ Cộng sản độc hại hầu cứu đất nước thoát khỏi nạn trì trệ, tham ô nhũng lạm, ô nhiểm môi trường, cứu dân tộc thoát khỏi tình trạng phá sản về luân lý, đạo đức, giáo dục … nên cần có một chiến tuyến vững, một hậu phương mạnh. Hải Ngoại có đủ điều kiện để đảm trách nhiệm vụ nầy. Chúng ta phải biết suy nghĩ đúng, vì tư tưởng sẽ dẫn dắt hành động. Trước hết chúng ta cần điều chỉnh thói quen, không gọi Trung Hoa là “Trung Quốc” nữa, để thể hiện tính độc lập không những đối với trong nước mà còn đối với quá khứ, và cũng chứng tỏ rằng việc chống tham vọng bành trướng của Trung Cộng là một việc làm có ý thức chứ không phải một phản ứng nhất thời theo “phong trào”. Đây tuy là một việc làm đơn giản, có vẻ nhỏ nhặt, nhưng rất quan trọng, vì là điểm khởi đầu, điểm then chốt ! Một khi Hải Ngoại tuyệt đối không dùng từ “Trung Quốc” để “gọi” nước và người Trung Hoa nữa thì sẽ khiến cho quốc nội suy tư về thái độ nầy, sẽ “ngộ” và dần dần tìm cách gở cái ách nô lệ tinh thần mà tập đoàn cầm quyền Hà Nội cố ý tròng vào cổ của họ. Quốc nội sẽ tin tưởng quyết tâm của Hải Ngoại, sẽ ý thức được vai trò và tiềm lực của mình. Quốc nội sẽ tiếp tay với Hải Ngoại. Ban đầu chỉ là để phản đối hành động xâm lăng của Trung Cộng bằng hình thức “tiêu cực” và vô hại nhất, lần lần sẽ phát triển đến chỗ lơ là đối với các lệnh lạc (bất tuân xã hội dân sự) mà đảng/nhà nước Việt cộng không có đủ lý cớ để đàn áp. Ngược lại nếu người Việt Hải Ngoại không từ bỏ nổi thói quen đơn giản là "không gọi Trung Hoa là Trung Quốc nữa” thì chẳng những chủ trương chống tham vọng bành trướng của Trung Hoa chỉ là phong trào, có tính cách nhất thời, sẽ mai một theo thời gian mà cả hoài bảo giải thể chế độ Cộng Sản tại Quốc Nội mãi mãi chỉ là hoài bảo mà thôi !
Kim Khôi
Tài liệu tham khảo:
- Cung Đình Thanh. Tìm về nguồn gốc Văn Minh Việt Nam dưới ánh sáng mới của khoa học. NXB Tư Tưởng, Sydney, Australia, 2003.
- Phạm Trần Anh. Cội Nguồn Việt Tộc. Việt Nam, 2004.
- Ngô Bạch. Đàm Thiên, Thuyết Địa, Luận Nhân.(Trương Huyền lược dịch). NXB Mũi Cà Mâu, 1997.
- Trần Trọng Kim. Việt Nam Sử Lược. NSB Miền Nam, 1971.
- Lịch sử Trung Hoa. Tự điển mở Wikipedia.
No comments:
Post a Comment