Wednesday, August 5, 2009

Cuộc tấn công Mùa Hè Đỏ Lửa và chiếc cầu ở Đông Hà



Richard Botkin – Giang chuyển ngữ

Vào giữa trưa ngày 30 tháng Ba, 1972, Bắc Quân bất ngờ phóng ra cuộc tấn công lớn nhất trong cuộc chiến Việt Nam. Lớn hơn cả về tầm vóc và mức độ của cuộc tổng công kích Mậu Thân, lần nầy Bắc Quân gần như đánh một trận đánh quy ước.

Với viện trợ rộng rãi và vô giới hạn về đạn pháo, xe tăng Liên Xô và các vũ khí phòng không mới nhất, Bắc quân đã đạt nhiều thắng lợi. Bộ tổng tham mưu Nam Việt Nam và các cố vấn Mỹ ở mãi tận Sài Gòn đã không tin nổi các báo cáo về sức mạnh và những thắng lợi của Bắc quân trong những ngày đầu tiên.

Ba ngày rưỡi đầu tiên của cái mà về sau được gọi là cuộc tấn công Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 hầu như chỉ toàn là tháo lui. Yếu tố bất ngờ của lực lượng chiến đấu quy ước của Bắc Quân đã gây tổn thất nặng cho lực lượng bạn. Những trận pháo không phân biệt mục tiêu, dữ dội như những trận pháo mà các chiến binh kỳ cựu từng trải qua, đã gây thiệt hại cho từng đoàn nông dân, giờ đã trở thành dân di tản ở tỉnh Quảng Trị. Thời tiết xấu và tầm nhìn bị giảm đã hoá giải lợi thế về không lực của miền Nam. Thật không ngờ tình hình có thể xấu đi trong một khoảng thời gian ngắn đến thế.

Ngay từ đầu thị trấn Đông Hà rõ ràng đã là một mục tiêu chiến lược của Bắc Quân. Biết được rằng chiếc cầu duy nhất ngang qua Cam Lộ – sông Cửa Việt, với khả năng chịu được sức nặng của xe tăng T-54, có thể được dùng với hiệu quả khổng lồ, quân địch cần chiếm được chiếc cầu này còn nguyên vẹn. Kiểm soát được chiếc cầu này sẽ mở được cánh cửa phía Nam cho các lợi thế về sau. Ít nhất, nếu chiếm được Đông Hà thì chắc chắn sẽ chiếm được các tỉnh phía bắc.

Đơn vị đồng minh duy nhất gần vùng bão tố đang vần vũ ở Đông Hà là Tiểu Đoàn 3 Thủy Quân Lục Chiến Việt Nam. Như định mệnh đã an bài, Đại Úy John Ripley người cố vấn của đơn vị, ngày hôm ấy chuẩn bị bước vào đấu trường.

Cho đến năm 1971, John Ripley đã thực hiện hầu như tất cả những gì mà một đại úy có thể hoàn thành để xứng đáng với cương vị của mình. Sau khi đã phục vụ thành công ở Việt Nam trong cương vị một cấp chỉ huy đại đội vào năm 1967, trong khoảng thời gian này Ripley bị thương và được tưởng thưởng huân chương, sau đó ông lần lượt phục vụ với lực lượng thám sát của Thủy Quân Lục Chiến và là sĩ quan trao đổi trong lực lượng Thuỷ Quân Lục Chiến của Hoàng Gia Anh (những chức vụ trong Thủy Quân Lục Chiến của Hoàng Gia được tuyển chọn vô cùng khó khăn, và thường chỉ có các sĩ quan có nhiều triển vọng mới đạt được). Có một gia đình hạnh phúc và là bố của ba đứa con thơ, Ripley không cần phải trở lại Việt Nam. Thế mà ông đã trở lại.

Sự dữ dội của cuộc tấn công của Bắc Quân đã gây ra đủ thứ vấn đề về chỉ huy và kiểm soát của đồng minh. Vì tình hình vô cùng khẩn cấp, Trung Tá Gerry Turley, người vừa đặt chân đến để phục vụ với chức vụ cố vấn trưởng của vùng phía bắc, được lệnh chỉ huy tạm lực lượng tiền phương của sư đoàn 3 bộ binh. Ý thức được việc phá hủy cây cầu là một điều cần thiết, mặc dù thượng cấp ở bộ chỉ huy (vì không nhận ra được tình hình đang tan rã về mặt chiến thuật) đã ra lệnh cho ông không được làm việc này, Turley vẫn ra lệnh. Ông biết chắc rằng ông đang đưa Đại Úy Ripley vào cõi chết.

Đại úy John Ripley và "Ripley Raider" trung sĩ Chuck Goggin, Cà Lũ, 1967. Nguồn: wnd.com
Với hỏa lực bảo vệ của Tiểu Đoàn Ba Thủy Quân Lục Chiến và sự hỗ trợ của Thiếu Tá Bộ Binh John Smock, Đại Úy Ripley hoàn thành được điều coi như không thể thực hiện được: Ông xông tới và giựt xập chiếc cầu.

Không thể dùng một hình ảnh tương tự nào về thể thao để so sánh với việc Ripley làm. Không giống như chạy 1 mile (1.6 km) chỉ có 3 phút, hay là cử được quả tạ 700 lb (317.5 kg) hay là lật ngược tình thế dành được chiến thắng giải vô địch Super Bowl. Không có đám đông ngưỡng mộ. Điều Ripley làm đơn giản là điều không thể thực hiện được. Giả sử như ông thất bại trong khi cố gắng làm việc ấy, nhiều lắm các đồng đội của ông chỉ nghĩ về ông như là một người mã thượng và can đảm.

Giá trị của việc phá hủy đúng lúc chiếc cầu ở Đông Hà không nói sao cho hết – cả về tinh thần anh dũng của cá nhân Ripley và ảnh hưởng của nó đối với toàn bộ cuộc tấn công của cộng sản. Đối với những người thích suy tưởng về những hoàn cảnh lịch sử khác nhau, họ có thể lý luận một cách dễ dàng rằng nếu như Bắc Quân chiếm được chiếc cầu và thị trấn vào lúc ấy, cái đoạn kết kém may mắn của Việt Nam Cộng Hòa vào ngày 30 tháng Tư, 1975 có thể đã đến sớm hơn.

Được xây dựng bởi lực lượng công binh Seebees của Hải Quân Hoa Kỳ vào năm 1967, chiếc cầu dài 200 mét, bằng bê tông cốt thép. Sự phá hủy chiếc cầu nầy đòi hỏi sự chuẩn bị chu đáo, thông minh và gan dạ. Mà gan dạ là chính. Ripley cần phải có cả ba để có thể gài 500 lb (227 kg) chất nổ vào gầm cầu.

Phải mất hơn một chục lần di chuyển qua lại giữa bờ sông phía nam và gầm cầu, mỗi lần ông mang khoảng 40 lb (10 kg) chất nổ, đánh đu dưới gầm cầu, chuyền bằng tay đến những nhịp cầu và những đà ngang khác nhau, phơi mình cho hỏa lực của đối phương từ bờ sông phía bắc. Công việc đạt chất nổ và gài dây nổ mất hơn hai tiếng đồng hồ.

Khi việc gài chất nổ đã xong, không kèn không trống, Smock và Ripley cho nổ tung chiếc cầu.

Kỳ công của Ripley ngày hôm ấy vẫn còn tiếp tục làm say mê lòng người. Đây không phải là hành động của một người bình thường. Sự can đảm của ông không phải là một phản ứng liều lĩnh hay là cú đấm trả đũa sau khi bị ăn đấm của kẻ thù. Hành động của ông trong cái khung thời gian ba tiếng ấy – trong khi thế giới đang sụp đổ chung quanh ông – là có ý thức, có chủ tâm, có chủ định trước. Toàn bộ tinh thần và thể xác của ông được tập trung cho việc hoàn thành nhiệm vụ. Chỉ cần thiếu đi một chút là ông đã thất bại. Ngay cả trước khi bắt đầu ông đã mệt mỏi lắm, đến khi hoàn thành xong nhiệm vụ ông ở trong trạng thái không phải là trống rỗng, mà còn hơn thế nữa.

Nhờ sự phá hủy chiếc cầu, cuộc tấn công của cộng sản bị khựng lại, nhưng giao tranh vẫn tiếp diễn. Luôn luôn được giao cho những nhiệm vụ khó khăn, Tiểu Đoàn Ba Thủy Quân Lục Chiến – còn có biệt danh là Sói Biển – là một đơn vị được truyền tụng nhiều trong binh chủng Thủy Quân Lục Chiến Việt Nam. Trong khi hành động của Ripley vào ngày chủ nhật năm 1972 đã biến ông thành huyền thoại giữa các cố vấn và các quân nhân chuyên nghiệp cùng thời, ít nhất cũng có một nhân vật ngang ngửa với ông, người chỉ huy của Sói Biển.

Thiếu Tá Lê Bá Bình là “Thủy Quân Lục Chiến của Thuỷ Quân Lục Chiến”. Trong 18 năm lịch sử của binh chủng, ông đối với binh chủng Thủy Quân Lục Chiến giống như Chesty Puller, Dan Daly và Pappy Boyington cộng lại trong lịch sử 196 năm của Thuỷ Quân Lục Chiến Hoa Kỳ. Trạc tuổi với người bạn thân tín John Ripley, Bình đã từng thụ huấn tại The Basic School ở Quantico (Virginia) nơi mà tất cả các thiếu úy Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ được huấn luyện quân sự. Bị thương hàng chục lần, ông đã được trao thưởng huân chương 7 lần trước khi xảy ra cuộc tấn công mùa hè đỏ lửa.

Bình là một cấp chỉ huy quân sự chuyên nghiệp. Luôn luôn ở phía trước khi giao tranh đang ác liệt nhất, ông được các binh sĩ kính trọng và ông sẵn sàng chấp nhận gian khổ để đánh bại những người cộng sản mà ông căm ghét. Với thế giới quanh ông và các binh sĩ của ông đang sụp đổ và khả năng chiến đấu kém cỏi của nhiều đơn vị Việt Nam Cộng Hòa của vùng 1, ông vẫn giữ ý định tuân theo mệnh lệnh mà ông đã nhận được – giữ vững vị trí bằng mọi giá.

Các trận đánh bên trong và chung quanh trị trấn Đông Hà chỉ là một phần của cuộc tấn công rộng lớn của cộng sản. Trong khi nhiều đơn vị của quân đội Việt Nam Cộng Hoà lúc đầu sụp đổ trước áp lực của Bắc Quân, những tiểu đoàn của lực lượng Thuỷ Quân Lục Chiến Việt Nam, cùng với các cố vấn, đã chiến đấu kiên cường và bất đắc dĩ mới chịu lui quân.

Đối diện với cả sư đoàn gồm 20000 quân và khoảng 200 xe tăng, hơn 700 người của Tiểu Đoàn Ba Thủy Quân Lục Chiến đã giữ được Đông Hà trong bốn ngày, cho đến khi họ hoàn toàn bị vây kín và buộc phải chiến đấu để mở đường rút lui ra khỏi khu vực. Gần một tháng sau, khi những người lính còn sống sót đứng nghiêm để nghe diễn từ của cấp chỉ huy tại bộ chỉ huy vùng ở Huế, Thiếu Tá Bình chỉ đọc lên được tên của 52 người sống sót. Hai đại đội bắn bảo vệ cho Ripley khi ông và Đại Úy Smock phá hủy chiếc cầu, rồi ở lại cố thủ, chiến đấu với xe tăng và bộ đội của Bắc Quân, đã bị xóa tên cho đến người lính cuối cùng.

Cuộc tấn công mùa hè đỏ lửa chấm dứt với sự thất bại của Bắc Quân, một phần không nhỏ nhờ vào những nỗ lực của binh chủng Thủy Quân Lục Chiến Việt Nam và các cố vấn trung kiên của họ. Bất hạnh thay, gần ba năm sau sự tự do ở vùng Đông Nam Á bị kết liễu. Trong lúc đó các cố vấn Gerry Turley, John Ripley, George Philip và các người khác nữa trở về nhà, hội nhập trở lại binh chủng Thủy Quân Lục Chiến và xã hội Hoa Kỳ.

Không có chuyện trở về nhà – không có chuyện hết hạn luân phiên phục vụ – cho những người như Thiếu Tá Bình và các binh sĩ Thủy Quân Lục Chiến của ông. Họ chiến đấu với cộng sản cho đến ngày 30 tháng Tư, 1975. Lê Bá Bình không được may mắn như một số ít người tìm được một chỗ trên những chiếc trực thăng bốc người vào những ngày cuối tháng Tư. Bị bắt, ông bị tống giam vào các trại tù “cải tạo.”

Trong một khoảng thời gian dài hơn sáu lần thời gian Mỹ tham dự Thế Chiến II, Bình lao động khổ sai trong các trại. Trong suốt nhiệm kỳ của năm tổng thống Mỹ, Bình lao động khổ sai. Khi thị trường chứng khoán nhảy vọt năm 1982, Bình lao động khổ sai. Trong khi đa số những người từng phục vụ ở Việt Nam sống tiếp đời mình và hướng tới tương lai, Bình vẫn kẹt lại trong những khu rừng tre tù ngục. Rồi thị trường chứng khoán sụp đổ năm 1987, vụ Thiên An Môn, sự xụp đổ của Liên Bang Sô Viết, cuộc chiến vùng Vịnh, qua biết bao những thăng trầm của thế sự, Bình vẫn cứ lao động khổ sai. Luôn luôn ngạo nghễ, không bao giờ khuất phục. Những chủ nhân ông của đám nô lệ chỉ hoài công.

Thiếu tá Lê Bá Bình ở Quảng Trị trước khi bị thương lần thứ 9 (1972). Nguồn: wnd.com
Niềm Vui

Bất cứ khi nào tôi ở bên cạnh những người lính Thuỷ Quân Lục Chiến, dù là những người bạn thâm giao hay là những người bạn mới quen, những lúc ấy tôi cảm thấy một cảm giác dễ chịu và hạnh phúc rất lạ lùng. Tôi không thể nào diễn tả thành lời được. Nó khác hẳn với những khoái cảm khi được làm cha, và hơn cả những sự thích thú và sự vui sướng hồn nhiên khi tôi hồi tưởng thuở còn là một đứa bé đang chờ mong ông già Noel đến cho quà. Tôi sẽ chỉ biết gọi tên tình cảm này là vui sướng. Khi tôi kề cận các anh em Thủy Quân Lục Chiến, tôi thấy vui … vui sướng … hân hoan. Chỉ đơn giản có thể thôi. Tất cả chỉ đơn giản có thế thôi.

Trong ba ngày tôi được kề cận, đắm mình trong ánh hào quang của hàng tá những anh hùng mà tên tuổi và công trận của họ hàng triệu người Mỹ và Việt Nam sẽ không bao giờ biết đến. Những cố vấn trẻ nhất giờ đây cũng gần 60. Đa số thì già hơn, và ngoài trừ những sợi tóc bạc, tất cả vẫn còn phong độ, dáng vẫn hiên ngang, lửa vẫn còn trong mắt. Những điều đó cho thấy họ vẫn còn là – và chỉ là – Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ.

Những nhân viên tuyển mộ cho lực lượng đã bỏ quên một lợi khí quảng cáo lớn nhất, mà hiệu quả của nó không thể lường hết được. Cứ mỗi lần tôi gặp các bạn TQLC, những điều hiển nhiên ấy lại tràn ngập lòng tôi. Đó là cái đám TQLC cùng với những người vợ, và nhờ những người vợ, trông rất thành công. Các hàng huy chương của các cố vấn vẫn không bằng các bà vợ, những người đã giữ gìn tất cả. Đây không những chỉ là những người đàn bà đẹp. Họ quả là những người đàn bà đẹp. Nhưng đây còn là những người đàn bà mà nghị lực, can đảm và nhiệt tình có khi còn hơn cả những ông chồng của họ. Đây là những người vợ có cá tính, tin tưởng vào chồng, và chính nghĩa mà chồng họ đã phục vụ, trong khi rất ít những bà vợ khác giữ được niềm tin như vậy.

Quả là một tập thể đáng để gần gũi. Rồi còn những con người Việt Nam nữa chứ.

Tôi không nghĩ rằng tôi là kẻ duy nhất nhìn lịch sử qua cái nhìn duy ngã của “kinh nghiệm của nước Mỹ” – Kinh nghiệm của Mỹ trong đệ nhị Thế Chiến, kinh nghiệm của Mỹ ở Đại Hàn, Việt Nam, chiến tranh Lạnh … hoặc bất cứ nơi nào khác. Hiếm khi nào tôi nghĩ đến đồng minh, nhất là đồng mình từ một đất nước và chính quyền đã không còn chính thức tồn tại. Thế mà họ đang có mặt ở đây với chúng tôi, hay chúng tôi đang có mặt cùng họ cũng thế. Tất cả những người lính TQLC Việt Nam, vợ con họ, đều có vẻ hãnh diện, sung túc và thành đạt. Cũng như các cố vấn anh em, những người lính TQLC Việt Nam, với bộ quần phục rằn ri, trong vẫn oai hùng, vẫn còn toát ra vẻ nhiệt tình, sẵn sàng vì nhiệm vụ.

Khi tôi được cho biết về những gì mà những gia đình này – nay đã là công dân Hoa Kỳ- phải trải qua để đặt chân đến nơi đây, những bài nói chuyện của họ, những lời kể lại của họ về tình đồng đội, sự dũng cảm và hy sinh, bằng tiếng Anh hoàn hảo hơn cái tiếng Việt của tôi nhiều, bỗng dưng trĩu nặng những ý nghĩa.

Trong toàn thể dân số của Hoa Kỳ, nhiều lắm chỉ có chừng một triệu người đã từng chiến đấu, xáp lá cà, bằng lưỡi lê, không lùi bước để bảo vệ tự do. Trong toàn thể những người sinh trưởng nơi đây, ngoại trừ những người bị bắt làm tù binh, không một người nào bị tước mất tự do của mình. Ngay cả giữa những chiến binh của chúng ta, đa số chưa từng bị nguy hiểm tới bản thân để bảo vệ tổ quốc. Với người Mỹ tự do là chuyện đương nhiên.

Tôi tự hỏi không hiểu tự do ngọt ngào như thế nào, không hiểu một người đến từ Hungary vào năm 1957, Cuba vào năm 1962, Đông Âu và Đông Nam Á sau năm 1975 yêu quý đất nước này như thế nào và hiểu như thế nào về những phước lành mà chúng ta đang thụ hưởng. Lê Bá Bình hiểu.

Sống lại với nhau những giây phút chỉ có hai người, Ripley và Bình dạo bước trong sảnh đường trống rỗng của The Basic School nơi họ có những kỷ niệm chung dù từ những thời gian khác nhau. Bao bạn bè đã ra đi. Biết bao là hy sinh. Thân thiết còn hơn là anh em, họ không cần phải giao tiếp bằng lời. Xưng hô với nhau vẫn như thời 1972, không phải vì kỷ cương quân cách nhưng phát xuất từ lòng quý mến và kính trọng, đối với Ripley thì Bình bao giờ cũng vẫn là “Thiếu Tá.”

Bình, người đã hoàn thành quá nhiều, đã từng nhìn thấy quá nhiều, đã từng trải qua tất cả những cảnh đời, là một người ít nói. John Ripley đã không thể diễn tả hết những câu trao đổi ngắn gọn sau cùng, mà không phải ngừng lại để dằn nỗi xúc động. Dừng bước để quay lại nhìn quang cảnh một lần cuối trước khi từ giã, Bình bày tỏ với người cố vấn của mình: “Ripp-lee. Tôi hạnh phúc.”

“Quả là tuyệt, Thiếu Tá. Tôi cũng sung sướng nữa”

“Không, không, không phải vậy, Ripp-lee” – như thế muốn nói với Ripley rằng ông vẫn chưa hiểu gì cả. Vỗ vỗ lên ngực mình, Bình tiếp tục. “Tôi hạnh phúc … ở tận đây. Tôi hãnh diện.”

Lê Bá Bình, chúng tôi hân hạnh ông có mặt nơi này.

Mừng ông đã về nhà, Thiếu Tá. Mừng ông đã về nhà.


Nguồn: http://www.wnd.com/news/article.asp?ARTICLE_ID=34046

(1) The Easter Offensive and the bridge at Dong Ha. World Net Daily, 12 August 2003
(2) "Mùa Hẻ Đỏ Lửa" là tựa đề của một cuốn sách của nhà văn Phan Nhật Nam, nói về cuộc tấn công của quân đội chính quy Bắc Việt vào địa đầu giới tuyến của miền Nam năm 1972.
(3) Chức vụ cuối cùng của ông Lê Bá Bình là Trung tá binh chủng Thủy Quân Lục Chiến, Quân lực Việt Nam Cộng Hòa.


*****
    The Easter Offensive and the bridge at Dong Ha
By Richard Botkin

Editor's note: The following commentary is the conclusion to yesterday's column, King Kong lives!

At midday on March 30, 1972, almost by complete surprise, the North Vietnamese Army launched its single biggest assault of the Vietnam War. Larger in size and scale than the very costly but politically effective 1968 Tet Offensive, the NVA this time were fighting an almost conventional battle.

Generously supplied with seemingly unlimited artillery, Soviet armor and the latest air-defense weapons, reports of the NVA strength and battlefield successes were, for the first few days, not believed by the South Vietnamese general staff and their senior American advisers way down yonder in Saigon.

The first three and a half days of what came to be known as the Easter Offensive of 1972 were a near rout. The shock value of the new conventional NVA juggernaut was wreaking havoc with friendly forces. Indiscriminate artillery barrages, as intense as any experienced by the old hands, were especially deleterious for the uncounted masses of peasants turned refugees in Quang Tri Province. The poor weather and low visibility temporarily neutered the South's advantage in air power. It was hard to believe things could turn so negative in such a short time.

It was clear early on that the town of Dong Ha was a strategic target for the NVA. Offering the only bridge over the Cam Lo-Cua Viet River capable of supporting the heavy T-54 tanks now being used with such tremendous effect, the enemy needed to take it intact. Control of that one bridge would open the South for further exploitation. At a minimum, the turnover of Dong Ha would assure the loss of the northern provinces.

The allied unit closest to the gathering storm at Dong Ha was the Vietnamese Third Marine Battalion. As fate would have it, Capt. John Ripley was the covan (the Vietnamese name "co-van" for U.S. Marine Corps advisers means "trusted friend") that day about to enter the arena.

By 1971, John Ripley had done almost everything a Marine captain could accomplish commensurate with his rank. Having already successfully served in Vietnam as an infantry company commander in 1967, during which time Ripley was decorated and wounded, he had had subsequent tours with Marine Force Recon and as an exchange officer with the British Royal Marines. (Postings with the Royal Marines are extremely competitive and go only to the most promising officers.) Happily married and the father of three very young children, Ripley did not really need to be back in Vietnam. But he was.

The ferocity of the NVA offensive caused all manner of problems with allied command and control. Due to the extreme emergency, Lt. Col. Gerry Turley, who had recently arrived to serve as the senior covan in the northern region, was ordered to also assume control of the Third ARVN Division Forward. Recognizing the need to destroy the bridge, even though higher headquarters (who were unaware of the deteriorating tactical situation) ordered him not to, Turley gave the order. He was certain he was sending Capt. Ripley to his death.

With some cover fire provided by the men of the Third Marine Battalion and aided by U.S. Army Maj. John Smock, Capt. John Ripley accomplished what was not possible: He went out and blew up the bridge.

There is no sports analogy for what Ripley did. It was not like running a three minute mile, bench pressing 700 pounds, or pulling out a come-from-behind Super Bowl upset victory. There were no adoring crowds. What Ripley did was simply impossible. Had he failed while attempting to do it, his peers would have only thought him noble and brave for trying.

The significance of the timely destruction of the bridge at Dong Ha cannot be overstated – both in terms of Ripley's personal heroism and the impact it had on the entire communist offensive. Those who ponder alternative history could easily argue that had the NVA been able to secure the bridge and the town at that time, the unfortunate end of the Republic of Vietnam on April 30, 1975, might have been markedly speeded up.

Built by U.S. Navy Seabees in 1967, the bridge was a 200-meter concrete and steel leviathan. Its destruction required deliberate planning, intellect and guts. Mostly guts. Ripley would provide all three as he needed to distribute 500 pounds of dynamite on the structure's underside.

Making a dozen-odd trips between the southern bank of the river and the belly of the bridge, each time he shuttled roughly 40 pounds of explosives as he swung, hand-over-hand, out to the various spans and stringers, all the while exposed to enemy fire from the northern side. Placement of the dynamite and requisite wiring took more than two hours.

With the rigging complete, and without fanfare, Smock and Ripley blew the bridge. (For a superbly chronicled read of the entire action, see "The Bridge at Dong Ha" by Ripley friend and fellow covan U.S. Marine Corps Col. John Miller. For the view from the senior adviser who effectively ran the entire show during this period of the war, pick up Col. Gerry Turley's compellingly honest and painstakingly fair "The Easter Offensive." Both available at the U.S. Naval Institute or the Marine Corps Association.)

Ripley's performance that day continues to fascinate. These were not the deeds of a regular man. His bravery was not some gut reaction or counterpunch to a blow struck by an enemy. His actions in that three-hour window – with the world collapsing around him – were deliberate, willful, premeditated. Every ounce of his spiritual and physical fiber was focused on mission accomplishment. Anything less and he surely would have failed. Exhausted prior to the start, when he was finished he was way past empty.

With the bridge's destruction, the communist offensive was blunted but the fighting continued. Always seeming to draw tough assignments, the Third Marine Battalion – known as the Soi Bien or "Wolves of the Sea" – was a storied unit within the Vietnamese Marine Corps. While John Ripley's actions on Easter Sunday of 1972 would make him a legend among his brother covans and professional contemporaries, he was at least evenly matched with the man who led the Soi Bien.

Major Le Ba Binh was a Marine's Marine. He was to the Vietnamese Marine Corps, in its by-then 18-year history, what Chesty Puller, Dan Daly and Pappy Boyington combined were to the by then 196-year history of the U.S. Marine Corps. About the same age as his trusted friend John Ripley, Binh had even served as a student at The Basic School in Quantico where all American Marine lieutenants are schooled in the warrior arts. Wounded at least a dozen times, he had already been decorated for valor on seven separate occasions when the Easter Offensive began.

Binh was the consummate combat leader. Always out front where the action was heaviest, he was revered by his men and would endure any burden to defeat the hated communists. With the world crumbling around his Marines and the generally poor showing being put forth by most ARVN units in Military Region 1, he intended to follow the orders he received – to hold at all costs.

The battles in and around Dong Ha were only part of the much larger communist offensive. While many other ARVN units initially collapsed under NVA pressure, the various battalions of the Vietnamese Marine Corps, along with their covans, fought with tenacity and gave ground grudgingly.

Facing an entire 20,000 man division with an estimated 200 tanks, the 700-plus men of the Third Marine Battalion held Dong Ha for four days, until they too were completely surrounded and were forced to make a fighting withdrawal from the area. Less than a month later, as those who remained stood in formation to be addressed by their commandant at the regional headquarters in Hue, Maj. Binh would muster only 52 survivors. The two companies which had provided Ripley with cover fire while he and Major Smock destroyed the bridge, and then remained in place to battle the NVA armor and infantry, had been wiped out to the last man.

The Easter Offensive ended in failure for the NVA, in no small part thanks to the efforts of the Vietnamese Marine Corps and their faithful advisers. The unfortunate demise of freedom in Southeast Asia would come nearly three years later. In the meantime, covans Gerry Turley, John Ripley, George Philip and all the others headed home to be reabsorbed back into the regular Marine Corps and American society in general.

There was no going home – no rotation date – for Major Binh or his Marines. They fought the communists right up until and past April 30, 1975. Le Ba Binh was not among the fortunate few able to secure spots on the extraction helicopters that last day of April. Captured, he was sentenced to the "re-education camps."

In a time period six times longer than America's involvement in World War II, Binh labored in the camps. Through the terms of five American presidents, Binh labored. When the Great Bull Market lifted off in 1982, Binh labored. While most who served in Vietnam moved on and pressed ahead, Binh was stuck in the bamboo gulag. Through the stock market crash of 1987, Tiananmen Square, the collapse of the Soviet Union, the Gulf War, the ups, the downs – through it all, Binh labored. From 1975 up until the time of his release in 1998 and subsequent movement to the United States, Binh labored. Ever defiant, never broken, his slave masters toiled in vain.

Joy

Whenever I am with Marines, whether long-time friends or new acquaintances, there is a peculiar level of comfort and happiness unique always to those times. I am not quite able to reduce those feelings to words. It is different than the pleasure that comes from being a father, and exceeds the delight and youthful exuberance I recall as a little boy awaiting Santa's arrival. I would describe it simply as joy. When I am with brother Marines, I feel joy ... joyful ... joyous. That's it. That's all.

For three days I was allowed to hang with, to bask in the reflected glory of several dozens of heroes whose names and deeds the many millions of Americans and Vietnamese they served will never know. The youngest covans are now in their late 50s. Most are older, and except for a touch of graying hair they all – to a man – have that same comportment, the ramrod-straight bearing, the fire in their eyes that identifies them still as – only as – U.S. Marines.

Recruiters for the Corps have left one of their greatest, unquantifiable marketing tools completely off the table. Each time I am with Marine friends, the evidence overwhelms me yet again – that is how well Leathernecks do with and by the women they marry. More impressive even than the array of valor and Purple Heart medals among the covan warriors were the wives who kept it all together. These were not just women who look good. They do. These are women equal to or greater than their men in terms of grit and pluck and spirit. Women of character who kept the faith in their men and the cause they served when few others did.

What a group to be around. And then there were the Vietnamese.

I doubt I am unique in my viewing of history always from the solipsism of the "American experience" – the American experience in World War II, the American experience in Korea, Vietnam, the Cold War ... wherever. Rarely is my consideration for allies, especially allies from a country and government which no longer officially exists. Yet, here they were with us, or we with them. All these Vietnamese Marines, their wives and children, looking proud, prosperous, accomplished. Like their covan brothers, the Vietnamese Marines, clad in their signature tiger-striped uniforms, still formidable, retain that eager-for-action, lock-and-load aura.

When I was told what so many of these now-American families had been through to get here, their speeches, their testimonies of comradeship and bravery and sacrifice, in English far more perfect than my Vietnamese, became heavy with meaning.

In the entire American population there are, at most, a million men living who have actually really fought the up-close and personal, fixed bayonets, give no quarter fight for freedom. Of the entire native born, except maybe for those who have been prisoners of war, there are none who have had their freedom taken from them. Even among our own warriors, most have never had to risk more than their own lives in our nation's defense. For Americans, freedom is a given. It is assumed.

I wonder how sweet freedom must seem and how much someone who came from Hungary in 1957, Cuba in 1962, Eastern Europe or Southeast Asia after 1975 must love our country and truly know the blessings we enjoy. Le Ba Binh knows.

Spending time alone together, Ripley and Binh toured the hallowed halls of The Basic School where they had common memories from different times. So many friends gone. So much sacrifice. More familiar with one another than brothers, the communication was mostly non-verbal. Referring to each other as they did in 1972, not because of rigid formality but out of love and respect, Binh is still "Thieu Ta" – Vietnamese for "Major" – to Ripley.

Binh, who has done so much, seen so much, experienced it all, is a man of few words. John Ripley cannot describe their brief, final exchange without pausing to acknowledge his own emotions. Stopping to look back one last time before leaving, Binh reflected to his covan: "Ripp-lee. I am happy."

"That is good Thieu Ta. I am happy too."

"No, no, no Ripp-lee" – as if to tell John Ripley he did not quite get it all. Tapping his fingers over his own heart, he continued. "I am happy ... in here. I am proud."

Le Ba Binh, we are glad you are here.

Welcome home, Thieu Ta. Welcome home.



No comments:

Post a Comment