William Calley bị đưa ra trước toà án quân sự
Ngọc Khánh
|
Tuần rồi, báo chí trong nước cũng như nước ngoài đồng loạt đưa tin về việc cựu binh trung úy Hoa Kỳ William Calley công khai xin lỗi những nạn nhân của vụ thảm sát Mỹ Lai xảy ra hơn 40 năm trước.
William Calley giờ đây đã 66 tuổi nói rằng ông vô cùng ân hận vì đã góp phần trong chuyện thảm sát ở Mỹ Lai trong chiến tranh Việt Nam trước đây. Lời xin lỗi được người cựu binh này đưa ra ở một câu lạc bộ thuộc thành phố Columbus, tiểu bang Georgia.
Cựu trung úy quân đội Mỹ, William Calley, bằng thái độ chân thành đã nói “Không có ngày nào trôi qua mà tôi không cảm thấy ân hận cho những gì đã xảy ra ngày đó ở Mỹ Lai". Theo mô tả của BBC, giọng cựu binh Mỹ này lạc đi và ông nói tiếp: "Tôi thấy thương xót cho những người VN bị sát hại, cho gia đình họ, cho những người lính Mỹ tham gia vụ việc. Tôi rất xin lỗi”.
William Calley đã từng bị đưa ra tòa và bị kết 22 tội trong cuộc thảm sát thường dân năm 1968 ở Việt Nam. Ông bị kết án chung thân nhưng ngay sau đó được giảm án và chỉ bị 3 năm quản thúc tại gia. Lâu nay ông sống ẩn dật và đã nhiều lần từ chối trả lời phỏng vấn của giới truyền thông về những gì đã diễn ra trong cái ngày định mệnh đó.
Ngày 16 tháng 3 năm 1968, 2 tháng sau cuộc Tổng tấn công Tết Mậu Thân, thông tin của tình báo Mỹ cho rằng sau, Tiểu đoàn 48 đã rút lui về ẩn náu tại địa bàn Sơn Mỹ thuộc tỉnh Quảng Ngãi, cụ thể là thôn Mỹ Lai.
Calley khi đó 25 tuổi, đeo hàm trung úy, nhận lệnh của cấp trên, chỉ huy một đại đội lục quân Hoa Kỳ vào Mỹ Lai để “tìm và tiêu diệt” những du kích cộng sản trong vùng. Mặc dù không tìm thấy du kích nào và không bị tấn công, Calley đã ra lệnh tiến vào làng đốt nhà dân, tập trung dân chúng và xả súng bừa bãi vào họ. Trước tòa án quân sự, Calley thanh minh rằng ông chỉ tuân lệnh thượng cấp khi làm những việc này và ông đã nhận được những thông tin sai lầm.
Theo những báo cáo sau này, có 504 thường dân bị thiệt mạng (phía Mỹ đưa ra con số 347), chủ yếu là phụ nữ, trẻ em và người già, tuổi từ 1 cho tới 82. Một số nhân chứng may mắn sống sót cho hay, trước khi bị bắn chết, nhiều người còn bị tra tấn với mục đích tìm nơi trú ẩn của Viêt Cộng, phụ nữ bị hãm hiếp .v.v...
William Calley giờ đây đã 66 tuổi nói rằng ông vô cùng ân hận vì đã góp phần trong chuyện thảm sát ở Mỹ Lai trong chiến tranh Việt Nam trước đây. Lời xin lỗi được người cựu binh này đưa ra ở một câu lạc bộ thuộc thành phố Columbus, tiểu bang Georgia.
Cựu trung úy quân đội Mỹ, William Calley, bằng thái độ chân thành đã nói “Không có ngày nào trôi qua mà tôi không cảm thấy ân hận cho những gì đã xảy ra ngày đó ở Mỹ Lai". Theo mô tả của BBC, giọng cựu binh Mỹ này lạc đi và ông nói tiếp: "Tôi thấy thương xót cho những người VN bị sát hại, cho gia đình họ, cho những người lính Mỹ tham gia vụ việc. Tôi rất xin lỗi”.
William Calley đã từng bị đưa ra tòa và bị kết 22 tội trong cuộc thảm sát thường dân năm 1968 ở Việt Nam. Ông bị kết án chung thân nhưng ngay sau đó được giảm án và chỉ bị 3 năm quản thúc tại gia. Lâu nay ông sống ẩn dật và đã nhiều lần từ chối trả lời phỏng vấn của giới truyền thông về những gì đã diễn ra trong cái ngày định mệnh đó.
Ngày 16 tháng 3 năm 1968, 2 tháng sau cuộc Tổng tấn công Tết Mậu Thân, thông tin của tình báo Mỹ cho rằng sau, Tiểu đoàn 48 đã rút lui về ẩn náu tại địa bàn Sơn Mỹ thuộc tỉnh Quảng Ngãi, cụ thể là thôn Mỹ Lai.
Calley khi đó 25 tuổi, đeo hàm trung úy, nhận lệnh của cấp trên, chỉ huy một đại đội lục quân Hoa Kỳ vào Mỹ Lai để “tìm và tiêu diệt” những du kích cộng sản trong vùng. Mặc dù không tìm thấy du kích nào và không bị tấn công, Calley đã ra lệnh tiến vào làng đốt nhà dân, tập trung dân chúng và xả súng bừa bãi vào họ. Trước tòa án quân sự, Calley thanh minh rằng ông chỉ tuân lệnh thượng cấp khi làm những việc này và ông đã nhận được những thông tin sai lầm.
Theo những báo cáo sau này, có 504 thường dân bị thiệt mạng (phía Mỹ đưa ra con số 347), chủ yếu là phụ nữ, trẻ em và người già, tuổi từ 1 cho tới 82. Một số nhân chứng may mắn sống sót cho hay, trước khi bị bắn chết, nhiều người còn bị tra tấn với mục đích tìm nơi trú ẩn của Viêt Cộng, phụ nữ bị hãm hiếp .v.v...
|
Sự việc bị che giấu và Lầu Năm Góc cho rằng những người bị giết là Việt Cộng. Sự thật chỉ bị phanh phui hơn một năm sau đó khi nhà báo Seymour Hersh bằng cuộc điều tra độc lập của mình đưa ra những hình ảnh kinh hoàng của vụ thảm sát.
Sự thật được phơi bày đã làm rúng động nước Mỹ và làm thay đổi cái nhìn cũng như sự ủng hộ cuộc chiến của người dân Mỹ. Phong trào phản chiến của người dân Mỹ tăng lên làm cục diện cuộc chiến ngày càng thay đổi bất lợi cho phía Mỹ.
41 năm đã qua đi. Lời xin lỗi dù quá muộn của William Calley cũng giúp trả lại sự thật, đem lại sự thanh thản cho những linh hồn ở Mỹ Lai và phần nào an ủi những người còn sống hay thân nhân của họ. Thái độ chân thành của ông đã cứu vớt phần nào nhân cách không chỉ cho ông mà còn cho những đồng đội của ông, ngày hôm đó ở Mỹ Lai.
Sự thật được phơi bày đã làm rúng động nước Mỹ và làm thay đổi cái nhìn cũng như sự ủng hộ cuộc chiến của người dân Mỹ. Phong trào phản chiến của người dân Mỹ tăng lên làm cục diện cuộc chiến ngày càng thay đổi bất lợi cho phía Mỹ.
41 năm đã qua đi. Lời xin lỗi dù quá muộn của William Calley cũng giúp trả lại sự thật, đem lại sự thanh thản cho những linh hồn ở Mỹ Lai và phần nào an ủi những người còn sống hay thân nhân của họ. Thái độ chân thành của ông đã cứu vớt phần nào nhân cách không chỉ cho ông mà còn cho những đồng đội của ông, ngày hôm đó ở Mỹ Lai.
Muộn vẫn hơn là không! Lời xin lỗi trong bất kỳ trường hợp nào vẫn có những giá trị của nó.
Và dù sao, linh hồn của những nạn nhân Mỹ Lai cũng còn nhận được một lời xin lỗi, của một người ngoại quốc, của một kẻ thù. Còn khoảng 50.000 oan hồn bị giết trong Cải Cách Ruộng Đất nhằm "tiêu diệt giai cấp địa chủ" ở miền Bắc, hàng chục ngàn người khác bị đấu tố, hàng ngàn người bỏ mạng trong các hố chôn tập thể ở Huế trong cuộc "Tổng Tấn Công Mậu Thân" năm 1968, hàng ngàn người bị bỏ tù về Nhân Văn Giai Phẩm hay những vụ án "chống đảng", gia đình cũng như con cái họ bị phân biệt đối xử cả chục năm sau đó, những người bị cướp bóc tài sản, nhà cửa trong cuộc "Cải tạo Tư bản Tư thương" sau năm 1975.v.v. đã chờ đợi từ nửa thế kỷ nay cho một lời xin lỗi.
Một lời xin lỗi không phải từ kẻ thù, không phải từ một người khác chủng tộc mà từ chính những người đồng hương, đồng chí, những người máu đỏ da vàng mà sao khó khăn đến thế!
Bài viết sử dụng số liệu từ Wikipedia.
|
|
Bài viết sử dụng số liệu từ Wikipedia.
Ngọc Khánh
No comments:
Post a Comment