Phan Trần
Một số tuổi trẻ của thủ đô Hà Nội đã xụt xùi nhỏ lệ trước cái chết của MJ, trong khi mắt lại ráo hoảnh đối với sự tồn vong của tổ quốc, cũng như đối với biết bao thảm trạng khổ đau của người dân. Ðiều này đã chứng tỏ là vấn đề giáo dục của CSVN đã ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống và suy tư của một thế hệ thanh niên.
Trong giới trẻ VN ngày nay, bao nhiêu phần còn coi trọng cuộc sống tinh thần hơn cuộc sống vật chất, và còn quan tâm tới vấn đề đạo lý đạo đức?
Một khảo sát của Tiến sĩ Huỳnh Văn Sơn thuộc Ðại học Sư phạm của Sàigòn, được tờ Việt Báo điện tử của CSVN phổ biến ngày 14/7/09, cho thấy:
"41% sinh viên không thích sống cao thượng, thiếu hy sinh vì cộng đồng; 36% sinh viên đồng tình rằng làm việc theo lương tâm sẽ bị thua thiệt; 32% sinh viên chấp nhận hành vi vô ơn, không xem đó là chuyện phi đạo đức; 28% sinh viên có tư tưởng trả thù, báo oán."
Nội dung bản khảo sát này của Tiến sĩ Huỳnh Văn Sơn cùng với hình ảnh người trẻ VN, đầm đìa nước mắt khóc thương MJ đã phản ảnh rõ nét về hậu quả của chính sách giáo dục ngu dân của nhà cầm quyền Hà Nộị Không cần phải lục lọi tìm kiếm những tài liệu liên quan tới vấn đề giáo dục của CSVN, chỉ cần liếc qua vài trang báo điện tử của CSVN về một số tin tức liên quan tới giáo dục và thi cử, cũng quá đủ để thấy được sự thật nàỵ
- Ðối với học sinh, sinh viên:
Dưới đây là một vài nhận xét của những người chấm thị Theo tờ Xã Luận ngày 12/06/09: "Chúng tôi bắt gặp vô vàn các bài văn hạn chế, yếu kém. Chữ viết cẩu thả, trình bầy tệ hại, sai chính tả, câu văn què cụt, diễn đạt ý tứ sai lạc. Thí dụ "Lỗ Tấn sinh năm 1985, mất năm 1963" hay "Tô Hoài sinh năm 1920, quê Nghệ An, năm 1960 ông có 200 bài thơ và ÐẠT KỶ LUẬT (kỷ lục) nhà thơ VN".
Còn trên tờ Dân Trí, thì: "Về kiến thức văn học, càng tệ hại hơn, khi có một em viết Bình Ngô Ðại Cáo là của Lý Thường Kiệt" và: "kiến thức về lĩnh vực địa lý, lịch sử, văn hoá dân tộc của sinh viên ngày nay đang ở mức "báo động đỏ". Một bộ phận sinh viên đang dần lãng quên các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc"
- Ðối với giới thầy cô:
Ngày 09/01/2007, trong mục "Ai là triệu phú" trên đài truyền hình VTV3 Hà Nội, cô Nguyễn Thị Tâm, 27 tuổi, giảng viên trường Ðại học Sư phạm Thái Bình, khi được hỏi về Tự Lực Văn Ðoàn, đã trả lời Tự Lực Văn Ðoàn là một gánh hát cải lương, và Nhất Linh là một kép hát; và nhờ một đồng nghiệp mách cho biết Hoàng Ðạo không phải là anh em ruột với Nhất Linh và Thạch Lam. Kiến thức của hai giảng sư đại học Sư phạm là như thế đấy!
Tin trên tờ Tuổi Trẻ ngày 14/07/09 cho biết: "Hiệu trưởng trường Trung học cơ sở Dăkman tỉnh Komtum Bùi Công Nam cùng hai giáo viên khác đánh một giáo viên đến phải nhập viện". Còn tờ Việt Báo ngày 15/6/09 loan tin là 8 cán bộ giảng viên trong đó có cả Tiến sĩ của Học viện Tài chánh đánh bạc ngay trong trường.
Với kiến thức và tư cách của thầy cô như vậy mà học sinh sinh viên không ngu mới là điều lạ!
- Về thi cử:
Vấn đề gian lận trong việc thi cử hầu như là chuyện bình thường không những đối với thí sinh mà còn với cả giám khảo nữa. Vì thế mới có cảnh theo như tờ Việt Báo đưa tin: "Chiều ngày 29/05/08 Thứ trưởng Bành Tiến Long cùng đoàn thanh tra bộ Giáo Dục/ Ðào Tạo đã chứng kiến cảnh "phao" rải trắng phía sau phòng thi ở Thanh Hóa "Phao" cũng xuất hiện nhiều ở Hà Tây, Ninh Bình, Hà Nội v.v....". Còn tờ Pháp Luật ngày 18/06/09 cho biết "nhiều trường Trung học phổ thông ở Huế đỗ tốt nghiệp 100%, và số ra ngày 19/06/09, thì: "17 trường Trung học Phổ thông ở Saigon tốt nghiệp 100%", trong khi đó, thực tế cho thấy "hơn 99% điểm Khối A Ðại học Kỹ thuật Công nghệ dưới điểm trung bình" theo như tờ Việt Báo loan tin ngày 23/07/09. Về môn Toán của Ðại học Lạc Hồng, 99.41% dưới điểm 5, nghĩa là chỉ có 16 người trong tổng số 2711 thí sinh có số điểm trên 5. Ðối với Ðại học Ðà Lạt, hầu hết các môn thi đều có điểm dưới 5, tỷ lệ này chiếm 95%. Ðó là theo những tin tức trên tờ Tuổi Trẻ những ngày 22 và 23 tháng 7 năm 2009. Còn theo tờ Vietnam Media ngày 09/07/09 tại trường Ðại học Luật "đa số thí sinh đều hoảng về môn Sử". Về đề thi, tờ Dân Trí ngày 19/07/09 trích lời Tiến sĩ Nguyễn Văn Khải là: "Lịch sử thi cử ở VN trong 15 năm nay, năm nào cũng có đề thi sai ở cấp huyện, cấp tỉnh và cấp bo^.. Chu+a bao giờ những người ra đề sai nhận rằng là đề sai". Năm nay đề thi Vật lý cũng lại saị
- Về đào tạo Tiến sĩ:
Tờ Ðại Ðoàn Kết ngày 22/07/09 đã viết một câu quá ngắn, nhưng lại rất nhiều ý nghĩa: "Quá nhiều tiến sĩ giấy". Còn tờ Tổ Quốc ngày 15/07/09 trích lời PTT kiêm Bộ trưởng Giáo Dục/Ðào Tạo Nguyễn Thiện Nhân như sau: "Có lần tôi gặp hiệu trưởng của một trường đại học có uy tín về đào tạo tiến sĩ, tôi có hỏi, trong luận án tiến sĩ của nghiên cứu viên ở trường có gì mới lạ không, vị hiệu trưởng trả lời là không có gì mới cả, vì những cái mới thì thế giới đã làm hết rồi!". Tiến sĩ của CSVN là thế đó. Ấy là chưa kể loại tiến sĩ mua bằng cấp, tiến sĩ thuê người làm luận án, và một số "chuẩn" tiến sĩ đi Pháp để lấy bằng tiến sĩ đã bị đuổi về vì không thông hiểu Pháp ngữ như tin tức được loan tải mấy năm trước đâỵ
Thực trạng giáo dục của CSVN như thế cũng không có chi lạ, vì đó là "ý đồ" của CSVN trong chiều hướng giáo dục ngu dân, ngõ hầu triệt tiêu được tinh thần yêu nước thương nòi của người dân, để chúng dễ dàng duy trì được quyền và lợi, và lại cũng dễ dàng thi hành bổn phận đầy tớ đối với quan thầỵ
"Học sinh là người tổ quốc mong cho mai sau", một câu hát rất mộc mạc bình dị nhưng lại chuyên chở một ý nghĩa vô cùng trọng đại: học sinh, sinh viên chính là tài nguyên quý báu của quốc giạ Hôm nay là học sinh, sinh viên, ngày mai sẽ là những người điều hành đất nước, sẽ là những người lãnh đạo quốc giạ Tổ quốc và dân tộc Việt Nam trông đợi được gì ở đa số giới trẻ VN ngày nay dưới chính sách giáo dục của CSVN!.
Ðể có một tương lai tươi sáng cho tổ quốc và dân tộc VN, chỉ có một cách duy nhất là chế độ và đảng CSVN này phải bị thay thế.
Vậy thôi!
Phan Trần
Wednesday, August 5, 2009
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment