Saturday, August 1, 2009

Vịnh Tiến Sĩ Giấy - Nguyễn Khuyến

Nguyễn Khuyến sinh năm 1835, tại làng Hoàng Xá, huyện Ý yên Nam Ðịnh. Lớn lên sống ở làng Yên Ðỗ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Ông Mất ngày 24/02/1909.

Nguyễn Khuyến nổi tiếng là một người thông minh, hiếu học.

Năm 1864, Nguyễn Khuyến đi thi Hương và đỗ giải nguyên ở trường Nam Ðịnh.

Năm 1871, Thi Hội lần hai, đỗ Hội nguyên và thi Ðình đỗ Ðình nguyên. Ông từng thi đỗ Tam nguyên nên người ta gọi Nguyễn Khuyến là Tam nguyên Yên Ðỗ và làm quan dưới triều Tự Ðức.

Nguyễn Khuyến là người có phẩm chất trong sạch, mặc dù ra làm quan nhưng nổi tiếng là thanh liêm, chính trực. Nhiều giai thoại kể về đời sống đời sống và sự gắn bó của Nguyễn Khuyến đối với nhân dân.

Ông là người có tâm hồn rộng mở, giàu cảm xúc trước cuộc sống và gắn bó với thiên nhiên
    Vịnh Tiến Sĩ Giấy

    Rõ chú hoa man (1) khéo vẽ trò,
    Bỡn ông mà lại dứ thằng cu.
    Mày râu mặt đó chừng bao tuổi,
    Giấy má nhà bay đáng mấy xu ?
    Bán tiếng mua danh thây lũ trẻ,
    Bảng vàng bia đá vẩn nghìn thu.
    Hỏi ai muốn ước cho con cháu,
    Nghĩ lại đời xưa mấy kiếp tu.

    Cũng cờ, cũng biển, cũng cân đai.
    Cũng gọi ông nghè có kém ai.
    Mảnh giấy làm nên thân giáp bảng, (2)
    Nét son điểm rõ mặt văn khôi. (3)
    Tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ ?
    Cái giá khoa danh thế mới hời. (4)
    Ghế tréo, lọng xanh, ngồi bảnh chọe,
    Nghĩ rằng đồ thật hoá đồ chơi.

    Nguyễn Khuyến
1. hoa man: người thợ làm nghề hàng mã.
2. giáp bảng: bảng đề tên từ học vị tiến sĩ (thi đình) hay cử nhân (thi hương) trở lên. Trái với ất bảng đề tên những người đỗ phó bảng (thi đình) hay tú tài (thi hương).
3. văn khôi: đầu làng văn, chỉ người đỗ đạc cao.

No comments:

Post a Comment