- Buổi Thuyết pháp ứng khẩu của Pháp sư Thích Giác Đức.
Trong dịp ra mắt tập Thơ “Tù” của Đại lão Hoà Thượng Thích Quảng Độ,
tại Sydney ngày 14/06/2009
Trước hết, chúng tôi xin kính chào quý ngài và quý vị. Hôm nay chúng tôi không biết phải nói như thế nào diễn tả được sự vui mừng của chúng tôi khi gặp lại quý ngài và quý vị ở đây. Có những vị mà tôi đã được gặp từ năm 1963 đến bây giờ, tuy là mấy chục năm xa cách, nhưng thoáng nhìn thì thấy có rất nhiều vị đã quen biết và chúng tôi cũng có lời tán thán công đức quý ngài. Ở đây, đáng lý chúng tôi sẽ nói chuyện thật dài, nếu có nhiều thì giờ, nhưng vì thì giờ không có. Ban tổ chức chỉ cho 45 phút. Tôi cũng xin được phép cải chính chức vị của chúng tôi là Tổng Ủy viên kế hoạch của Văn Phòng 2 Viện Hóa Đạo (VP2 VHĐ) kiêm phó Chủ Tịch của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất (GHPGVNTN) tại Hoa kỳ.
Làm kế hoạch thì tôi dựa vào một số tiêu điểm. Cái tiêu điểm đó tức là những tiêu chuẩn, là những cái gì có lợi cho mình, có lợi cho người, có lợi bây giờ mà về sau vẫn có lợi ích và không có hại cho bất cứ ai thì cái đó có thể xúc tiến được. Và những cái nào mà đem lại lợi ích cho mình mà có hại cho người thì nhất định không làm dù người ấy là người nào. Và những cái nào có lợi cho mình, có lợi cho người, có lợi bây giờ nhưng di hại về sau thì cũng nhất định không làm. Những cái nào có lợi ích cho tổ quốc, cho đạo pháp mình, nhưng di hại cho nhân loại nhất định không làm. Thì đấy là kế hoạch nó khó như vậy Làm sao có một kế hoạch, làm sao có một nền hoà bình mà tránh được chiến tranh?. Có nhiều khi phải làm hòa bình, muốn làm hòa bình thì phải có chiến tranh. Thí dụ như bây giờ người ta cướp nước mình và bảo rằng mình không chiến tranh thì làm sao giữ được nước? Do đó cho nên phải nghiên cứu kế hoạch nào để không phải lưỡng lợi mà đa lợi. Lợi đây là lợi ích chứ không phải lợi lộc. Là một tu sĩ phật giáo không bao giờ mong lợi ích về quyền lực, mà cũng chẳng mong lợi ích về thế lực, và cũng không mong lợi ích gì về những lợi lộc vật chất.
Chúng tôi xin phép được nói tóm tắt về Đức Giáo chủ của chúng ta. Điều thứ hai là nói sơ lược về giáo lý của chúng ta và điều thứ ba là giáo hội của chúng ta.
Chúng ta thấy, nói đến đạo Phật tức là nói đến con đường mà tự mình giải thoát cho mình. Con đường tự mình cứu khổ mình và có thể đem con đường giải thoát của Đức Phật để cứu khổ cho nhân loại. Như vậy, đạo Phật không những là một tôn giáo chỉ ra phương hướng để giải thoát mà còn là con đường hoá độ để cứu khổ cho chúng sinh. "Thượng hoằng Phật Đạo hạ hoá chúng sinh" .....
Đạo Phật là một đạo giải thoát, siêu thoát, nhưng là một đạo nhập thế hoá đạo cứu đời. Cho nên chúng ta thấy đạo phật là một tôn giáo đại đồng cho toàn thể nhân loại. Nhưng đạo Phật lại cũng là một tôn giáo ủng hộ chủ nghĩa quốc gia rất mãnh liệt để bảo toàn lãnh thổ, bảo toàn nền văn minh cho mỗi nơi, mỗi vùng và đặc biệt là tôn trọng nền độc lập của mọi quốc gia. Do đó cho nên chúng ta thấy vị giáo chủ của đạo Phật là Đức Phật, một vị giáo chủ rất hoà bình. Chúng ta có thể nói Đức Phật về nhiều phương diện, nhưng mà không có Đức Phật nào mà không có hoà bình, vì chẳng có tượng Phật nào mà không mỉm cười. Đến chùa thấy tượng Phật là thể nào cũng thấy có tượng Phật mỉm cười rồi:
"Gió luồn khe cửa chao đèn vật.
Một nụ cười xưa phát thệ nguyền.."
(Thanh Tịnh)
Hễ nói đến đạo Phật là người ta nói đến từ bi, đạo từ bi. Và nói đến đạo Phật là người ta nói đến đạo giác ngộ. Bởi vì trước khi Đức Phật nhập niết bàn thì A Nan hỏi rằng:
Bạch Đức thế tôn, sau khi Ngài nhập niết bàn thì chúng con tôn ai làm thầy?
Phật đã nói rằng:
Này A Nan, sau khi Như Lai nhập niết bàn thì các ngươi hãy lấy giới luật làm thầy, từ bi làm chí nguyện và trí tuệ làm sự nghiệp (Kinh Di Giáo).
Có ai làm thầy mình hơn là chính giới luật làm thầy. Không phải một vị sư có quyền phạm giới được. Không phải một nhà vua có quyền phạm giới được. Tất cả từ Tăng chúng sinh đến tín đồ, từ người lớn đến người nhỏ, từ những vua quan, chính quyền cho đến thứ dân và tất cả mọi người đều phải tôn sùng giới luật và pháp luật. Chứ không phải tôi là chính quyền thì tôi muốn bỏ tù ai thì bỏ tù. Đâu có phải tôi là nhà nước thì tôi muốn giết ai thì giết. Không! Tất cả mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, tức Giới hòa đồng tu.
Hãy lấy giới luật làm thầy. Giới luật là: Một vị cư sĩ ở tại gia có 5 giới. Một vị xuất gia sa di có 10 giới. Một vị pháp sư như chúng tôi thì 58 giới và 10 điều nguyện. Nhưng đã thọ giới rồi và đã giữ giới rồi thì thà chết không phạm giới. Cho nên sau khi Đức Phật nhập diệt hay bất cứ lúc nào, đã là người Phật tử, đã là một người có đạo đức, bắt buộc phải giữ giới. Trong những giới đã thọ mà giữ được toàn thể thì gọi là Toàn Phần Giới Luật, giữ được một phần thì gọi là Thiểu Phần Giới Luật và giữ được phần lớn thì gọi là Đa Phần Giới Luật. Bất cứ ai giữ được những điều giới luật mình đã nguyện thọ trì thì cái đó gọi là tịnh giới. Không thể có người tịnh giới mà thọ rất nhiều giới rồi thì phạm giới lung tung. Không được! Không cho phép. Cho nên giới luật làm thầy, là phải tôn trọng giới luật. Chỗ nào có sự tôn trọng giới luật làm thầy thì chỗ ấy Phật pháp không thể bị suy đồi. Đó là mục đích của thế gian này. Lấy giới luật làm thầy, lấy từ bi làm chí nguyện. Đạo Phật là đạo từ bi, nói đến đạo Phật là thấy sự hiền lành. Chính vì vậy, qua suốt giòng lịch sử trên 2500 năm của đạo Phật trên mặt đất này, không có một chỗ nào mà đạo Phật đã khuyến dụ để có chiến tranh cả. Nhưng đạo Phật cho phép một cư sĩ tại gia hay cả tu sĩ xuất gia, khi giặc đến chiếm đất nước thì phải dấn thân để đi ra bảo vệ tổ quốc, bảo vệ giống nòi và bảo vệ lãnh thổ. Thế nên chúng ta không ngạc nhiên khi biết Trần Hưng Đạo là một nhà sư, Lý Thường Kiệt là một nhà sư, Ngô Thời Nhiệm là một thiền sư và Nguyễn Trãi là một thiền sư. Lịch sử cho phép như vậy và đã chép như vậy đó. Trong thời Trần, một nửa dân chúng ở trong nước là tu sĩ, nhưng ở giòng tu sĩ có gia đình (bán thiên hạ vi Tăng). Các vị mở sử ra mà coi, muốn biết Trần Hưng Đạo là một nhà sư ở đâu thì mở Đại Việt Sử ký toàn thư ở bản kỷ trang 41 a & b thì thấy Trần Hưng Đạo là một nhà sư. Đọc lịch sử thấy Lý Thường Kiệt có phải một chú sa di bỏ giới, phải xả giới để hoàn tục. Từ hoàn tục đến tự cung để đi vào trong triều đình cùng với vua. Vua mới tuyển từ đó ra mặt trận mà làm kinh thiên động địa: phía Bắc thì đánh Liêm Châu, Ung Châu tức Quảng Đông Quảng Tây, miền Nam thì đánh suốt từ bến Nhật Lệ và mấy lần đuổi quân xâm lăng, bảo vệ lãnh thổ với mặt trận ở sông Như Nguyệt như thế nào ... các vị biết rồi đó. Ba lần xả giới. Trần Hưng Đạo xả giới để đại phá quân Mông cổ ra sao. Trận Bạch Đằng như thế nào các vị còn nhớ? Các nhà sư đấy! Hiền lành đấy! Nhưng mà cầm võ khí để chống giặc, bảo toàn lãnh thổ .
Thành ra, chúng ta sống trong một nước Phật giáo như Phật giáo Việt Nam (PGVN), không thể và không giống như Phật giáo Campuchia, không giống như PG Miến Điện. Chúng ta không thể tìm thấy một ngôi chùa, như tất cả các ngôi chùa mà giống hệt nhau ở trên thế giới. Chúng ta thấy lạ lùng là ngôi chùa Tàu giống chùa Tàu, ngôi chùa Việt giống chùa Việt, ngôi chùa Miên giống chùa Miên, ngôi chùa Thái giống chùa Thái. Không có một kiểu nhất loại là bắt tất cả thế giới phải nhất định theo một mẫu mực mà ngược lại Đạo Phật tôn trọng văn hoá của mỗi dân tộc, tôn trọng chủ quyền của mỗi dân tộc, tôn trọng lãnh thổ của mỗi dân tộc và tôn trọng tất cả sự sống của con người và loài vật. Đạo Phật là đạo từ bi, và chúng ta không thấy đạo Phật có chiến tranh và chúng ta thấy những Phật tử hiền lành lắm. Người Campuchia cũng hiền lành, hiền lành mấy nghìn năm cho đến khi chủ nghĩa Cộng sản truyền vào là đẻ ra một Polpot giết mấy triệu người một lúc. Các vị thấy trong lịch sử đó. Các vị thấy những người đang hung hãn, nhưng mà đến khi quy y đạo Phật, như quân Mông Cổ là quân hiếu chiến, mà đến khi quy y đầu Phật thì trở nên một sắc dân hiền lành. Chúng ta đã nhìn thấy thật rõ ràng. Chúng ta thấy đạo hữu của dân tộc ta “sinh ra đời mà không gặp Phật thì thờ phượng cha mẹ, chính là thờ Phật vậy“. (Kinh Hiếu Tử) Và chúng ta thấy sự hiền lành từ bi đã thấm nhuần vào ca dao:
"Bầu ơi thương lấy bí cùng.
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn".
Tình thương yêu như vậy mà đến khi ảnh hưởng bởi chế độ CS, thì con chỉ vào mặt mẹ, con lấy đá con ném cho mẹ chết. Vì sao? Thấy không? Có thấy không? Hãy nhìn xem chín năm CS cai trị ở Bắc Việt, đạo Phật ở Bắc Việt còn không? Và tàn tạ như thế nào? Nhìn xem CS cai trị ở Trung Quốc mấy chục năm, bây giờ PG Trung Hoa còn gì không? Cho nên nói: hỏi tức là trả lời. Chúng ta thấy đạo Phật là đạo từ bi, nhưng đạo Phật nhấn mạnh tới trí tuệ. Ở trong kinh có câu rằng “Duy tuệ thị nghiệp“ lấy trí tuệ làm sự nghiệp. Nếu không có trí tuệ, chúng ta không ngồi đây, không đứng đây. Ngay từ thuở ban sơ, từ thời còn ở dưới hang, còn ăn con vật cả lông, còn ăn sống, chưa biết nướng chín, nấu chín, cho đến tiến bộ như ngày hôm nay, tôi đang cầm micro như thế này chúng ta đang ngồi dưới ánh điện như thế này là nhờ bộ óc của chúng ta theo con đường trí tuệ. Nhờ trí tuệ của chúng ta mà tìm ra chỗ nào có nước uống, để về sông mà uống nước. Về sông uống nước rồi tìm được chỗ nào có cây mọc để ăn trái, ăn củ, ăn lá và ăn rau, và cũng nhờ sông mà có cá ăn, cũng nhờ có trí tuệ, tìm cách làm nhà mà ở và nhờ có trí tuệ phát triển đến ngày hôm nay. Trí tuệ là sự nghiệp. Không có trí tuệ nhân loại chết rồi, không sống được, không tồn tại được. Chúng ta thử hỏi, nếu trí tuệ mất đi, mà chúng ta cứ say sưa, chẳng biết đâu là nhà, đâu là đường. Đường cái không đi, nhè bụi tre mà bước vào còn chửi cha đứa nào trồng tre giữa đường. Ai trồng cây giữa đường? Lý Bạch - một nhà thi hào Trung Hoa, uống rượu say rồi nhảy xuống nước, yêu mặt trăng, ôm mặt trăng mà hôn ... chết tuốt. Ai kéo trăng xuống nước, ai trồng tre giữa đường? Chỉ vì vô minh, mà mất trí tuệ. Do đó cho nên phải lấy trí tuệ làm sự nghiệp.
Tôi sung sướng quá, ở trong kinh Viên Giác nói rằng bản thể vũ trụ là trí tuệ, là viên giác, tức là giác ngộ hoàn toàn tròn đầy, không còn huyễn hoá. Trong khoa học ngày nay thì nói rằng: The nature of universe is emptiness. Và nhà khoa học hiện nay còn sống, Stephens Hawkins, đang là một nhà toán học của Hoàng gia Anh nói rằng Tôi biết được bản thể vũ trụ là emptiness là Không, là nhờ tôi học thuyết chân không của PG. Trong khoa học tôi thấy ông ta nói: “In the emptiness there’s something, some unseen materials. Trong cái chân không đó, cái bản thể vũ trụ đó có một thứ vật chất mà mắt người không thấy được. Ông ta nói: “Sở dĩ tôi thấy được điều đó là nhờ Đại thừa PG nói rằng “trong chân không có diệu hữu” Kinh nói trong chân-không có diệu hữu và chính vì trong chân không có diệu hữu cho nên trong khoảng trống không mà khoa học thấy đó có một cái gì gọi là thời gian. Vì cái ấy có phát triển cho nên có lịch sử thời gian. Và ông ta viết quyển "The History of times" (Lịch sử thời gian). Trước đó nhà bác học nổi tiếng Albert Einstein cũng nói về thuyết tương đối, có một ít tương tự Thuyết Duyên Sinh huyễn hóa vô thường vô ngã của Phật Giáo.
Cái bản thể chân không mà Đức Phật gọi là viên giác đó tức là trí tuệ tròn đầy. Và gần đây Đức đương kim Giáo hoàng của toà thánh La Mã của người công giáo trên thế giới, Ngài tuyên bố rằng: "Bản thể của vũ trụ là một structure”. Ngài nói là bản thể vũ trụ là một kiến trúc trí tuệ. (The nature of Universe is a structure of intelligence). Tôi đọc đến đoạn đó tôi đứng dậy và tôi cười,tôi Nam mô A di đà Phật , Đức Giáo hoàng nhìn thấy điều này giống như ở trong kinh Viên Giác. Nhưng chưa giống hệt, bởi vì nếu giống hệt, thì bản thể không là một structure, không là một cấu trúc, vì cái gì đã có cơ cấu thì có điều kiện, mà cái gì có điều kiện thì cái đó tương đối huyễn hoá, mà cái gì tương đối huyễn hoá thì không phải cái tuyệt đối. Bản thể phải tuyệt đối. Mà bản thể không dùng trí tuệ phân biệt, tương đối mà thấy được ”ly ngôn thuyết tướng” xa lìa cái tướng lời nói. “Ly danh tự tướng” cũng xa lìa cả sách vở cũng không dùng sách vở mà nói nó được. “Ly tâm luyên tướng” không dùng tư tưởng mà quán triệt nó được (Luận Đại Thừa Khởi Tín). Chỉ có thể dùng đại trí tuệ bát nhã mới thấy được cái bản thể của vũ trụ. Nhưng mà tôi chúc mừng Đức Giáo hoàng. Ngài là người công giáo đầu tiên đã nhìn thấy bản thể của vũ trụ là một cấu trúc, một cơ cấu kiến trúc trí tuệ. Đấy là sự sáng suốt lớn, nếu so với trong quá khứ. Carl Sagan là người đã tìm thấy thuyết Evolution tạm dịch là thuyết phát triển tự nhiên của vũ trụ. Cũng dựa trên Đạo lý duyên sinh của Phật giáo, hiện nay tất cả các đại học trên thế giới đều phải học về thuyết đời sống của một ngôi sao, ngôi sao là mặt trời, Và một mảnh của mặt trời là trái đất. Trong tất cả hư không như khi chúng ta đọc một câu trong kinh:" Nam mô tận hư không biến pháp giới thập phương tam thế". Tận hư không biến pháp giới ở trong cái không là hư không. Thế hư không thì ngoài hư không là chỗ nào? Không có đâu ngoài hư không hết, chỗ nào cũng là hư không. Nếu đã có một cái gì chiếm một thể tích hư không thì chỗ ấy đã có không gian rồi.
Bởi vì vũ trụ là gì?
Vũ trụ là tất cả là không gian và thời gian.
Thời gian thì chẳng phải trước sau. Thời gian chẳng trước chẳng sau. Không gian không có trên, dưới, trong, ngoài. Trên- dưới - trong- ngoài là do con người đặt ra. Trước, sau là quan niệm của con người gắn vào đó mà thôi, và ngày đêm chỉ là bóng dáng của thời gian, chứ tự nó chẳng phải thời gian. Cho nên không gian vô cùng, thời gian vô tận. Nam mô là trở về, là hoà đồng với bản thể tận hư không, là hết khắp các cõi hư không, biến pháp giới là toàn thể vũ trụ, thập phương là mười phương. Nói là 10 phương là nói cho loài người: Phương Đông, phương Tây, phương Nam , phương Bắc (4 phương), Đông Nam , Tây Nam , Đông Bắc, Tây Bắc (8 phương), trên và dưới là 10 phương. Nhưng nói 10 phương là vì chúng ta muốn giả định để biết phương hướng, chỉ gọi nó vậy thôi. Chứ làm gì có một phương nào nhất định là Tây đâu! Bảo Tây là kia nhưng trái đất vẫn quay thì Tây lại sang hướng này. Bảo đây là trên nhưng khi trái đất quay ngược lên trên thì trên kia nay là dưới. Trái đất hình tròn, nó quay “tùm lum“, thành ra chỗ nào trên đầu ta gọi là trên. Nhưng mà khi trái đất nó quay thì đầu ta ở dưới. Cho nên, đứng trên phương hướng mà nói cũng chỉ là đơn giản tượng trưng và tương đối thôi. Vì vậy, đứng trên phương diện trí tuệ, đạo Phật là đạo trí tuệ, đạo từ bi, đạo giác ngộ, đòi hỏi con người làm nhiều việc lắm. Nhưng có hai việc là tự độ và cứu khổ. “Chúng con khổ, nguyện xin cứu khổ” và “chúng con khổ nguyện xin tự độ”. Nếu mình không cứu mình, Đức Phật chẳng cứu mình được, và nếu mình không muốn cứu mình, thật sự mình có tu chứng thì mình cứu được mình và trong lúc mình cứu được mình thì mình có thể nhờ ơn Đức Phật cứu mình, cứu rỗi mình, cứu độ mình. Tôi đứng ở trên này là đâu phải tôi đứng một mình tôi. Đã có người nào ngày xưa đóng cái bục này, và cái bục này phải có sức hút của trái đất và có biết bao nhiêu những cái nhờ vả, tôi mới đứng ở đây được. Chứ nếu bây giờ có một người làm lệch quỹ đạo mặt trăng đi, trái đất mất sức hút đi thì tôi hết đứng đây. Thành ra “tăng thượng duyên” ở các nơi làm cho chúng ta ngồi đây được, làm cho chúng ta hiểu nhau được, tất cả đâu phải chỉ một mình mình. Cho nên, chúng ta nhờ tha độ đó. Mỗi tôn giáo đều nhờ vào một thần linh của mình. Đạo Phật cũng nhờ vào sự giúp đỡ của Đức Phật. Tha độ là tăng thượng duyên. Tất cả sự giúp đỡ của Đức Phật, những hào quang của Đức Phật, những vũ trụ tuyến, từ bản thể vũ trụ phát ra, ảnh hưởng đến đời sống của con người mỗi ngày. Không có tăng thượng duyên chúng ta không sống được. Cho nên, “chúng con khổ, nguyện xin cứu khổ“, tức là xin cho mình kết tụ được những tăng thượng duyên là những tha độ. Và “chúng con khổ nguyện xin tự độ”, phải tự mình độ mình bằng hanh trì và tu chứng.
Người Hoa rất yêu thương chúng ta. Nhưng CS Trung Hoa của chính phủ Trung Quốc đang lập một chương trình bauxite để cướp đất nước chúng ta. Mà chúng ta cứ nằm im thôi, rồi thì nếu cụ Quảng Độ không nói ra, mà cứ nghe người nào xúi dại, bảo rằng: “Đi tu thì mũ ni che tai, sự ai không biết, ai sao tôi vậy, tôi không nói bậy thôi”. Nếu Cụ Quảng Độ cứ ngồi im thì cả nước, cả thế giới có ai biết rằng mình đang sắp chết đuối mà đến cứu. Phải nói là ngưng bauxite đi! Không có lợi gì đâu. Đó là một cách họ kiếm cớ xây tiền đồn trên mái nhà Đông Nam Á, rồi họ cướp tất cả Đông Nam Á và nước VN bây giờ ...Ngưng đi! Không những thế mà phải ngưng. Tất cả các giòng sông đều bị hoá chất hết. Không những thế mà phải ngưng, núi trọc chết rồi thì nước chảy về, ngập hết. Sau cơn ngập lụt ở trên cao nguyên không chứa được nước, không có nước để thấm dần về đồng bằng, đồng bằng sông Cửu long nước mặn ở dưới trồi lên vì không có nước ngọt dằn xuống, nhà nông chết đói, Sài Gòn và một phần miền Trung không có nước ngọt uống. Chết ... chết ... Ngưng bauxite đi! Thì người ta bảo “Cụ đã tu không lo mà tu đi, cứ nói đến bauxite”. Mà nếu không ngưng bauxite, không ngưng ngay đi thì mất nước Việt đến nơi rồi ... Dân nhà nông chết đói rồi, các sông ngòi không còn nước mà có thể uống được, bị thấm vào khoáng chất rồi mà không có nước ngọt ... Chết, nước mất rồi. Thành ra tu là phải có trí tuệ, phải giác ngộ, phải tự cứu mình và cứu người. Ngài chẳng làm được gì cũng như chúng tôi và cũng như chúng ta, nhưng ngài nói rằng, hãy nghe, hãy giác ngộ, hãy tỉnh lên đi, kêu lên đi, kêu ầm lên đi và cả thế giới quay vào cứu, phản đối . Bây giờ nó khựng lại rồi. Lúc đầu họ (CS) cấm ngặt mấy người quốc hội không được nói đến chữ bauxite, và bây giờ phải nói rồi, và cả thế giới người ta nói rồi. Được rồi, muốn nói thì cho nói, muốn hội thảo, được rồi cho hội thảo. Tưởng rằng người ta khen đảng , không ngờ 135 người (trong quốc hội) ký giấy phản đối phải ngưng ngay! Thành ra chúng ta chết đuối thì chúng ta cũng phải ráng mà ngoi lên mặt nước, đưa tay lên và nếu ngóc được lên mà hét thì có người khác cứu chúng ta. Bây giờ cả thế giới bắt đầu để ý cứu chúng ta rồi. Chúng ta, trên bước đầu, chúng ta được thoát chết chứ không còn mà âm thầm chịu chết nữa. Chắc chắn rằng cả nhân loại không để cho chúng ta chết. Và chắc chắn rằng các quốc gia Đông Nam Á sẽ chia sớt với chúng ta, và cả thế giới chia sớt với chúng ta trong vấn đề đó. Giúp chúng ta để mà giữ được Hoàng sa Trường sa ở phía Đông và ngưng ngay việc trên toan tính cướp nước chúng ta từ phía Tây. Chúng ta mới thoát ra trên lý thuyết thôi. Còn trên thực tế, người của bọn họ còn đó, thế lực CS còn đó, súng đạn còn đó. Có người bảo hừ mấy ông sư, giặc nó đánh đến nhà, không lo mà đánh lại, cứ lo bất bạo động, biểu tình tại gia, tại chỗ, không lẽ trùm mền tranh đấu ai đây. Xin thưa: Đấy là thái độ tranh đấu tại gia, xây dựng ý thức hệ tự chủ, "Nam quốc Sơn Hà Nam Đế Cư" đấy. Không có ý thức đó, không giữ được tổ quốc và lãnh thổ đâu. Mà không có cái đó mà đem ra bắn, anh có bán hết cả tài sản anh có để kiếm lấy vài ngàn hoả tiễn. Bán hết vài ngàn hoả tiễn thì lấy đâu ra bán. Muốn bắn nữa thì phải mua. Mua không được thì phải mời người khác. Mời người khác, tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa thì sao đây? Không lẽ nằm yên mà chịu chết. Cho nên biểu tình tại gia, tức là nuôi dưỡng ý chí. Chúng ta ngồi ngay đây, không ra ngoài đường biểu tình, ngồi ngay đây và ý thức rõ ràng, quyền sống của người Việt, cái sự sống của người Việt, lãnh thổ của người Việt và nền văn minh của nước Việt. Chúng ta ý thức được cái đó, chúng ta đang biểu tình tại chỗ đấy, nếu không muốn gọi là tại gia thì nói rằng: Ngay tại chỗ này chúng ta đang rèn chí đấu tranh, bảo toàn lãnh thổ, nhằm kêu gọi nhân loại không cho phép Trung Cộng với sự tiếp sức của tay sai, âm mưu cướp nước ta và chuẩn bị đàn áp cuộc tranh đấu của chúng ta như đã làm ở Thiên an môn.
Việc gì đến sẽ phải đến dù hy sinh để mãi mãi xứng đáng với giống nòi “Anh hùng Hiếu Đạo”. Lời kêu gọi Tháng Năm Biểu tình tại gia Bất Tuân Dân Sự đã kết thúc, gây được tiếng vang mau chóng và nhận được sự hưởng ứng giúp sức của Quốc tế và nhân loại. Trung Cộng và tay sai Cộng sản bản địa đã “khựng lại”. Nhưng việc bảo toàn lãnh thổ và sự sống còn của dân Việt vẫn đòi hỏi phải trường kỳ đấu tranh bất bạo động đầy gian khổ và hy sinh hơn nữa.
(Giá như mà tôi có thì giờ đứng ở đây với các đạo hữu vài tiếng đồng hồ, tôi nói hết. Tôi xin vắn tắt).
Vậy thì Đức Phật không những là đấng đầu tiên dạy nhân loại biết sử dụng lý trí và phát triển trí tuệ của mình đến tuyệt đối, mà còn là người để lại cho nhân loại những tư tưởng lớn nhất và nhiều nhất trong tất cả các nhà tư tưởng của đông tây kim cổ. Không tin cứ mở sách ra mà coi có người nào để lại nhiều tư tưởng cho loài người qua lịch sử bằng Đức Phật không? Tôi thấy Đức Phật, tôi không khen đấng giáo chủ của tôi là nhất đâu, nhưng mà tôi không tìm thấy một nhân vật nào trên thế giới để lại cho nhân loại nhiều tư tưởng giải thoát và nhiều tư tưởng cứu khổ và nhiều tư tưởng để sống giữa vũ trụ và nhân sinh bằng Đức phật. Voltaire ở thế kỷ XVI là người đầu tiên ở Tây âu kêu gọi nhân loại sử dụng lý trí. Nhưng trước Voltaire, Đức Phật trên 2500 năm đã kêu gọi sử dụng lý trí để phát triển trí tuệ bản chất của lý trí ... (Xin coi kinh Kalama).
Về giáo lý của đạo Phật thì đời vô thường - có đúng vô thường không? Đời khổ - có đúng khổ không? Người ta bảo không. Khổ là vì anh thiếu tình yêu thôi. Anh có tình yêu anh không khổ. Đồng ý! Nhưng mà “đường vào tình yêu, có trăm lần vui, có vạn lần buồn”. Tại anh sai mà anh khổ đấy! Đồng ý! Nhưng mà tại sao có người viết là "anh đã lầm đưa em sang đây". Vậy thì chúng ta có nhìn thấy khi chưa có được cái mà chúng ta khao khát. Có người bảo rằng, tại thiếu tình yêu, thiếu tiền. Vậy thì tôi xin thưa, rất ít người nghèo tự tử nhưng phần lớn là những người giàu - mới khổ chứ! Thử nhìn sự thống kê. Nghèo thì túng, túng thì bần, "bần cùng sinh đạo tặc, phú quý sinh lễ nghĩa". Biết vừa đủ thì luôn luôn đủ (tri túc thường túc). Bần cùng khổ lắm, nhưng trong cảnh bần cùng chúng ta vẫn phải chiụ đựng trên cả ngàn năm. Trong cuộc đời đầy khổ ải này chúng ta vẫn thương nhau, không ai thương chúng ta bằng chính chúng ta.
Các vị đến đây, tôi nhìn thấy, có các vị bận áo len, có những vị bận áo khoác, tôi mừng lắm, vì ít nhất thái độ đầu tiên là mình nghĩ đến là mình thương mình. Tuổi già rồi, chẳng biết đi về có ho hen không, cúm heo thì sao? (Cả hội trường cười ầm lên). Thành ra phải có cái áo khoác. Thành ra mình có thương mình, mình có trọng người khác và mình thương người khác thì đùm bọc. Trong cuộc đời này chúng ta đã nhìn thấy đạo Phật khuyên chúng ta yêu thương đùm bọc là như vậy đó. Và chúng ta biết giáo lý của đạo Phật, tuy rằng trong cuộc đời vô thường, nay còn mai mất, nay có mai không, chẳng cái gì bền vững. Và lớn như một đế quốc, như vũ trụ, nhỏ như một hạt bụi đều chuyển biến. Chuyển biến và đổi thay. Trong một satna là cái thời gian ngắn bằng 1/90 của một giây đồng hồ, như là một cái chớp mắt vậy, mọi sự mọi vật đều chuyển biến qua bốn giai đoạn: cái sinh ra, cái tồn tại, cái hao mòn và cái mất đi. Trong kinh gọi là “ thành, trụ, hoại không“ và trong các loài sinh vật thì "sinh, lão, bệnh, tử" . Chúng ta đang cười và chúng ta nhìn nhau vui ở đây, mà cả anh, cả tôi, cả cụ, cả cháu đều đang già đi một tí đấy. Cuộc đời nó biến chuyển như vậy đó. Thành ra, cuộc đời là đau khổ - Khổ đấy! Nhưng mà trong cái khổ đó nó có cái vui, và người có đạo là người biết nhận cái khổ làm cái của mình và đương đầu phấn đấu với cái khổ. Từ cái khổ ấy để mà tiến lên, mà thoát nghiệp. Người tu đạo Phật là người chuyển nghiệp, chứ không phải là người ôm cái nghiệp vào mình rồi bảo, đây là số mệnh, ta phải chịu. Ta không phải chịu một cái gì hết. Ta phấn đấu để sống và cải tổ cái biệt nghiệp và chúng ta cải tổ cái đồng nghiệp tức là cái cộng nghiệp chung. Từ cái biệt nghiệp là thân phận cá nhân và cái đồng nghiệp hay là cộng nghiệp là cải tổ xã hội. Tu dưỡng bản thân cải tạo xã hội đấy là con đường tu cộng nghiệp và biệt nghiệp. Chứ tu không phải là cúi đầu mà ai đánh thì chịu trận. Không! Từ bi không phải là thụ động, và nhẫn nhục không phải là đê hèn. Từ bi không phải thụ động. Từ bi nhiều lúc phải đánh cho quân giặc một vài cái tát để nó tỉnh lên, nó đừng cướp nước.
Do đó, thưa quý ngài và quý vị.
Chúng ta quan niệm từ bi một cách sai lầm . Vào thế kỷ thứ 12, Hồi giáo tràn vào Ấn Độ tiêu diệt PG. Có nhiều người hiểu lầm rằng, thôi từ bi đừng có đánh nó. Bây giờ vì vậy mà tại Ấn Độ đạo Phật đã suy nhược, không còn như thời xưa nữa. Thành ra năm 1963 khi thuyết trình trước hội đồng hoằng pháp của Tổng hội PGVN tôi phát biểu rằng: “không biết các Ngài nghĩ sao chứ theo chỗ chúng con hiểu thì từ bi không thể là thụ động được. Ai đánh con thì con đỡ. Ai đánh con nữa, con sợ con chạy, nhưng con nếu hết đường chạy thì sao? Không lẽ con đứng đó cho người ta đánh chết à! Bây giờ con phải đánh lại, mà con muốn đánh lại để tự vệ vì Phật không dạy con là phải để yên cho người ta đánh chết. Bởi vì đạo Phật đã sản ra bao nhiêu anh hùng dân tộc”. Có một vị, đó chính là ngài Tịnh Khiết mới chỉ cho tôi rõ, Ngài nói rằng: “chú nói đúng đấy nhưng mà chú diễn tả cái đó một cách dịu dàng hơn” (Năm ấy tôi còn thanh niên). Do đó, chúng ta thấy đạo Phật với những giáo lý của đạo Phật: giáo lý vô ngã, giáo lý vô thường và giáo lý nhiều nhất là nguyên nhân của sự khổ, cách cứu khổ, khổ vì sao mà có và trong khi được cứu khổ rồi thì chúng ta được như thế nào? Đây là giáo lý, những giáo lý vừa hợp với đủ mọi trình độ. Cho nên, chúng ta thấy trong đạo Phật có những nhà bác học. Ba nhà bác học hiện kim nổi tiếng nhất trong khoa học tây phương mà tôi vừa đề cập ở trên đều có cảm tình với đạo Phật và có người còn là Phật tử nữa.
Chúng ta cũng nhìn thấy ở trong đạo Phật có những người rất là bình dân, vì quá bình dân đến mức chất phác, không có óc cầu tiến dù rằng đạo Phật chủ trương: Từ kẻ trí người ngu đều có thể phát triển, đều có Phật tính. Đấy là chúng ta thấy về giáo lý của đức Phật. Thế nên khoa học càng tiến bao nhiêu thì giáo lý của đạo Phật càng được minh chứng bấy nhiêu. Và một giáo lý lạ lùng lắm, ở trong kinh A Hàm có nói rằng, sau đây nhân loại đến một thời gian nào đó, trái đất này sẽ huỷ diệt. A Nan mới hỏi là: Bạch Thế Tôn, tại sao như vậy? Chính vì cái nghiệp con người quá nặng, Đức Phật trả lời.
Năm ấy tôi nhỏ tuổi lắm, tôi lớn lên ở chùa ... tôi mở kinh ở thư viện Chùa Quán Sứ Hà nội, đọc và nghĩ rằng làm gì có chuyện con người tự làm ra cái để tự huỷ diệt mình . Không phải tôi không tin nhưng cứ phân vân cho đến khi tôi học hết ở Chu Văn An năm 1953 trước khi vào Nam một năm. Tôi vẫn cho là thật kỳ lạ. Có ai mà tự làm cái tự huỷ diệt mình không? Dù tôi có nghĩ Đức Phật nói đúng nhưng Đức Phật cho phép rằng đừng có nhắm mắt mà tin. “Các ngươi tin ta mà không hiểu ta là các người bài báng, chê bai ta vậy” Tôi cứ ngẫm nghĩ, mỗi đêm thiền định có suy nghĩ theo cách Chính Tư Duy, nghiên cứu kinh sách chữ Hán. Chịu khó đọc, nhưng cứ tìm mãi đến ngày tôi lớn lên rồi thì mới biết là Đức Phật nói đúng. Cho đến giai đoạn này thì thấy Đức Phật nói rất đúng. Cái nghiệp của con người tự tạo ra và cái nghiệp ấy nó tiêu diệt con người và trái đất - Mô Phật – Lúc này tôi thấy đúng vì nó hiện ra trước mắt rồi, không còn nghi ngờ gì nữa. Tôi thấy nhiều quốc gia đã làm được nguyên tử, thậm chí cả ông Bắc Hàn vừa làm ra nguyên tử. Rồi đến mấy ông khác. Có nguyên tử rồi cũng run, chứ không phải tôi không có nguyên tử rồi tôi không run. Ông Mỹ có nguyên tử cũng run, ông Ấn độ có nguyên tử mà cũng run. Anh đừng làm, đi vào đây, vào cái “cỗ” sáu bên đi. Sợ nguyên tử là vì nếu nguyên tử mà nó nổ thì chết hết cả đám. Chỗ này bấm nút bay chỗ kia, chỗ kia bấm nút bay chỗ này, và nó tự động bay với nhau, ai rồi cũng chết. Trước đây có một lần tôi có một người bạn Mỹ nói cho biết là có người đề nghị dùng vài ba trái bom nguyên tử cỡ trung bình là giải quyết vấn đề miền Bắc VN trong vòng từ ba ngày cho đến một tuần lễ là giải quyết xong chiến tranh VN. Tôi nói không được vì sau cái đó chỉ còn đá quặng thì còn giải quyết được gì nữa. Đất nước tôi không thể thành đá quặng. Đồng bào tôi không thể bị tiêu diệt. Không! chấm dứt. Tôi nói thẳng như vậy. Ai hiểu là ai cũng được. Nhưng mà người đó có thẩm quyền và tôi năn nỉ chấm dứt vì chúng ta có cách khác.
Bây giờ chúng ta nhìn thấy trái đất mỗi ngày mỗi ô nhiễm, nếu không tin nữa thì cứ làm bauxit đi, cả đồng bằng miền Nam, MeKong và cả đồng bằng các sông ở Trung Việt và cả đồng bằng sông ngòi ở Trung Việt sẽ không còn chỗ sống nữa. Một đồng bằng Bắc Việt, không thể nuôi cả dân chúng miền Nam. Đấy, con người - thí nghiệm của con người tự giết con người và nhìn vào chung quanh trái đất ô nhiễm. Chúng ta nhìn thấy trái đất nung nóng như thế nào. Chúng ta nhìn thấy đất nước chúng ta, một khi trái đất nung nóng như thế nào, thì băng giá Bắc cực tan ra, thì nước biển dâng lên, nước biển dâng lên 2 mét nữa thôi thì bao nhiêu vùng đất của quê hương chúng ta chìm xuống biển. Cho nên trong Kinh A Hàm Đức Phật nói từ trước mà chúng ta không có nghe, rằng nhân loại và trái đất này có thể bị huỷ diệt vì chính cái nghiệp, nặng nghiệp của con người gây ra. Vậy thì cái câu xin khuyên là tu cái nghiệp đi một chút. Thiền đi một chút!
Chúng ta nhìn lại đất nước, tôi tin rằng những người CS bây giờ, họ hơn ai hết nói CS macxit muôn năm đấy! CS muôn năm đấy! Đảng muôn năm đấy! Họ nói như vậy . Vì sao họ nói như vậy? Là vì không có mac-xit, CS thì không có đảng, không có đảng thì họ không có độc quyền, không có độc quyền thì không có tiền bỏ túi. Thế nhưng mà nếu bây giờ nói cho họ biết về CS thật đúng như chủ nghĩa CS nói thì họ không dám nghe đâu. Họ thích chuyên chính nhưng không thích vô sản vì họ giàu gấp mấy chục ngàn lần chúng ta. Nếu các vị không tin, (và tôi hy vọng rằng họ nghe vài câu nói của tôi), các bạn cứ thử điều tra xem có bao nhiêu ngân hàng ở Thuỵ sĩ, có bao nhiêu ngân hàng ở Cali đứng tên những lãnh tụ của đảng hoặc là trực tiếp hoặc là gián tiếp. Dân VN có thể không đủ phương tiện để kiểm tra nhưng mà người Mỹ họ biết rõ những người nào có bao nhiêu tiền. Một người chuyên viên có thể nhìn thấy xe hơi của tôi đi ngoài đường, họ bấm lên một cái họ biết tôi sinh ngày nào, con ai và ở đâu, tôi có bao tiền trong ngân hàng. Sự thật là như vậy, chứ không phải dấu diếm gì. Vì vậy cho nên một thế giới đầy tham nhũng, đầy tham lam, một thế giới trùm hết lên dân tộc VN đầy tham nhũng, đầy hà khắc, đầy khổ cực và đầy giằn vặt, được cai trị bởi những lính gác gọi là công an, hàng ngày kèm theo theo dõi, dân chúng hằng ngày khổ cực mà cụ Quảng Độ đã gọi là “nhà tù lớn”. Rồi thì họ muốn “bình yên” không bị ai phản đối thì họ phá mình. Họ phá mình, 5 điều như họ đã phá ở trong nước:
Điều thứ nhất, mời Đức tăng thống Thích Huyền Quang đi ra Hà nội ở. Mà người nào đến mời? Vì nó quan niệm là ngài bị giam lỏng thì ngài là tù mà họ là đại tướng công an thì tặng cho họ chức cai tù. Tôi muốn nói đến ông Nguyễn Văn Hưởng là đại tướng công an, đến bạch Ngài Huyền Quang là : “thưa cụ, cụ nên ra Hà Nội ở cho khí hậu nó mát để cụ chữa bệnh ngoài đó. Rồi đại hội sắp đến cụ ra mà nhận ngôi Pháp Chủ”. Đức Tăng Thống trả lời: “ Không, tôi già rồi, tôi chả thích đi đâu nữa, đau yếu, tôi đi làm sao được, tôi ở đây thôi”.
- Không được, cụ đau yếu thì có bác sĩ đi kèm cụ, cụ già không đi được thì chúng tôi cho người võng cụ, cụ phải đi.
Khi nhận được câu ấy gửi về tôi nghĩ: mời cụ đi Hà Nội rồi đến đại hội đảng nó tôn cụ lên ngôi Pháp chủ, cụ nói gì không cần biết, nó cứ để cụ ngồi đó, chụp hình và nó đứng ra đọc một bản văn và nó tuyên bố GHPGVNTN là phản động, và cụ là Pháp chủ chứ không có thèm làm Tăng thống. Thế là nó giải tán viện Tăng Thống. Đó là điều thứ nhất.
Điều thứ hai, cho xây ngay, sửa ngay cái phòng kín mít chỉ đặt một cái lỗ kính ánh sáng ở trên nơi chùa Lý Quốc Sư Hà Nội. Người của tôi đến điều tra xem sửa cái này để làm gì. “Nghe nói là chúng tôi được phép xây, để đem cụ Quảng Độ ra đây ở đấy“. Vậy là giải tán luôn hội đồng VHĐ. Nhưng chưa hết, muốn cho Thầy QĐ với 22 ban đại diện bận rộn, không còn làm gì chống đối được nhà nước CS nữa, bèn ra lệnh công an cấp phường, ngày nào cũng phải bắt những người này, từ viện trưởng cho đến 22 ban đại diện đi làm việc - tức là không sợ thất nghiệp - Cụ Quảng Độ và một số ban đại diện khá lớn không đi. Có một vài người thử đi xem làm sao. Cứ sáng lên tối về, cứ ra đó “nộp mạng”, trình diện và tối về.
Điều thứ ba quan trọng lắm. Thủ tướng Nguyễn tấn Dũng họp với các tướng công an toàn quốc đưa ra một số kế hoạch đại cương và hạ lệnh rằng “phải xoá sổ GHPGVNTN càng sớm càng tốt”. Như vậy là thủ tướng đã hạ lệnh cho công an chuẩn bị xoá sổ GHPGVNTN.
Điều thứ tư, chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết ở Tân Tây Lan, một quốc gia gần quý vị đây khi bị người ta hỏi về những dân oan như thế nào, thì chủ tịch nước trả lời rằng, những kẻ nào lợi dụng tôn giáo để âm mưu lật đổ chế độ, sẽ phải đền tội đích đáng trước pháp luật. Kẻ ấy là Ai nếu không phải cụ Quảng Độ? Phải không? Vậy thì đã xây sửa phòng cho Cụ Quảng Độ ở, dù chưa xử án, mà chủ tịch nước đã tuyên án như vậy. Đó là điều thư tư.
Điều thứ năm: cho radio, đài, báo hai tháng rưỡi ròng rả, chửi ròng rã tên cụ Quảng Độ. Ai về nước thì nghe rõ. Hoà thượng Quảng Độ không nói một tiếng nào.
Đó là 5 việc trong nước.
Còn việc ở ngoài thì:
điều thứ nhất, có những phần tử bất đồng chính kiến ở trong Giáo hội, phá trong phá ra, phá trên phá xuống, phá dưới phá lên, vào trong những giáo hội, địa phương có, trung ương có. Và lập ra ba tổ chức. Tổ chức thứ nhất là Tăng Ni Hải Ngoại, ký truyền đơn chửi Giác Đức rằng “tên đầu sỏ Thích Giác Đức”. Chúng tôi hỏi Qúy đại biểu Đại Hội Đồng Điều Hành GHPGVNTN Hoa Kỳ và các châu rằng : Bây giờ tôi làm phần việc kế hoạch của giáo hội mà họ gọi tôi là “ tên đầu sỏ”. Dạ thưa quý ngài, quý vị, đài phát thanh nào hay gọi tên đầu sỏ. Có một vị nói lớn lên (trong hàng ngũ chư tăng): Cộng sản. Vậy thì tôi nói CS đang đặt bảng danh dự cho tôi. Do đó chúng ta nhìn thấy những biến cố hiện trạng của PG đang bị như thế nào.
Ngoài cái tổ chức ấy ra chúng ta nhìn thấy: tổ chức thứ hai là Thân hữu Già Lam và tổ chức thứ ba là Về Nguồn. Già Lam là tên một ngôi chùa, ngài trụ trì ở đó là Đại lão HT Thích Trí Thủ. Ngài rất thương tôi và tôi rất kính trọng ngài. Ngài là vị sư mà tôi làm việc bên cạnh nhiều nhất trong đời sống tu hành của tôi.
Chúng tôi đã là người đi tìm đất để làm chùa Già Lam, từng ủng hộ chùa Già Lam ... Nhưng tổ chức Thân Hữu Già Lam thì chỉ mới được kết hợp và thành lập bởi một số ít cựu học Tăng hiện đang sống ở hải ngoại. Và tổ chức thứ ba là Về Nguồn mới họp sơ bộ vài lần bán chính thức thì Giáo Chỉ số 9 ra đời và Về Nguồn đã chính thức ra mắt sau Giáo chỉ số 9 chỉ chừng hơn tuần lễ. Cả ba tổ chức Tăng Ni hải ngoại, Thân hữu Già Lam và Về Nguồn đều có khuynh hướng giống nhau là đứng ngoài GHPGVNTN và ngoài sự lãnh đạo của Viện Tăng Thống và Viện Hóa Đạo. Thế nên thành viên của ba tổ chức này đã không khâm tuân Giáo Chỉ số 9 và không tham dự Đại Hội Bất Thường vào tháng 10 năm 2007 tại chùa Bửu Môn để hoán chuyển và bổ sung các chức vụ của GHPGVNTN ngõ hầu cứu nguy cho Giáo Hội. Hơn nữa chúng tôi vẫn tin rằng “Gia bần tri hiếu tử!...” nhưng đã thất vọng vì thấy có những người bạn lâu đời, giờ lại ly khai Giáo Hội. Đây là điểm càng trở nên nghịch lý, là bởi vì GHPGVNTN từ Ngài Đại lão Hoà Thương Thích Tịnh Khiết cho đến suốt bốn đời các Đức Tăng Thống, có biết bao nhiêu các vị Hòa thượng, Thượng Tọa, Đại đức, Tăng ni đã hy sinh và biết bao nhiêu thánh tử đạo đã tự thiêu mới thành lập nên GHPGVNTN thoát ra được dụ số 10. Ba tổ chức này đã làm méo mó tất cả, nên tôi gọi là nghịch lý.
Ba tổ chức hải ngoại và năm biến cố trong nước đều nhằm xóa sổ GHPGVNTN, mà nếu họ không làm được thì biến nó thành một GHPGVNTN có tính cách như giáo hội nhà nước thứ nhì hoàn toàn do đảng CS kiểm soát.
Qua Giáo Chỉ số 9, Đức Đệ Tứ Tăng Thống đã chỉ định Văn Phòng II trong trường hợp khẩn cấp ... có toàn quyền điều hợp cả trong lẫn ngoài, không những các GHPGVNTN trên toàn thế giới mà luôn cả trong nước nữa.
Kính thưa quý ngài, thưa quý liệt vị và anh chị em,
Trước hương linh của Đức cố Tăng thống và trước sự linh thiêng của lá cờ Phật Giáo thế giới, tôi tuyên bố rằng, nếu không có giáo chỉ số 9 thì GHPGVNTN đã tan nát hết rồi, không còn như ngày hôm nay. Cho nên dù bất cứ hoàn cảnh nào, chúng ta cũng phải bảo vệ GHPGVNTN. Riêng phần chúng tôi, trước khi có Giáo Chỉ số 9, tôi đã làm Phó Chủ Tịch Văn Phòng II, nhưng sau khi có Giáo Chỉ số 9 tôi cũng chỉ là 1 Tổng Ủy viên thôi. Nói thế để trả lời cho sự xuyên tạc rằng Quý Thầy trong Văn Phòng II muốn “có thêm chức vị”.
Chúng tôi vừa trình bày về Đức Giáo Chủ, Đặc tính Giáo Lý và hiện tình Giáo Hội, xin phép được kết luận:
Kính thưa Quý Ngài, quý vị và anh chị em,
GHPGVNTN được thành lập từ năm 1964, nhưng sự thành hình từ các danh hiệu cho đến mọi phiên họp của Đại hội đã được Chư vị Tôn Túc dự trù từ ngày 31/12/1963. Năm ấy tôi 29 tuổi đã được Quý Ngài và Quý Đại biểu chọn là một vị sư trẻ nhất (trong Ủy Ban Liên Phái Bảo Vệ Phật Giáo) để làm chủ toạ tiền hội nghị, thành lập GHPGVNTN. Từ đó cho đến nay tôi chỉ xin một điều là nếu có sự chia rẽ nào, bị ảnh hưởng bên ngoài, thì chúng ta trong Phật giáo phải bao dung nhau; tay phải mà đánh tay trái hay tay trái mà cố tình đánh tay phải thì chúng ta bị thương chứ không phải riêng cánh tay bị thương. Cho nên người phật giáo phải yêu thương nhau và kính trọng nhau.
Tôi xin cảm ơn quý ngài và quý vị và anh chị em. Xin phép hồi hướng công đức.
Làm kế hoạch thì tôi dựa vào một số tiêu điểm. Cái tiêu điểm đó tức là những tiêu chuẩn, là những cái gì có lợi cho mình, có lợi cho người, có lợi bây giờ mà về sau vẫn có lợi ích và không có hại cho bất cứ ai thì cái đó có thể xúc tiến được. Và những cái nào mà đem lại lợi ích cho mình mà có hại cho người thì nhất định không làm dù người ấy là người nào. Và những cái nào có lợi cho mình, có lợi cho người, có lợi bây giờ nhưng di hại về sau thì cũng nhất định không làm. Những cái nào có lợi ích cho tổ quốc, cho đạo pháp mình, nhưng di hại cho nhân loại nhất định không làm. Thì đấy là kế hoạch nó khó như vậy Làm sao có một kế hoạch, làm sao có một nền hoà bình mà tránh được chiến tranh?. Có nhiều khi phải làm hòa bình, muốn làm hòa bình thì phải có chiến tranh. Thí dụ như bây giờ người ta cướp nước mình và bảo rằng mình không chiến tranh thì làm sao giữ được nước? Do đó cho nên phải nghiên cứu kế hoạch nào để không phải lưỡng lợi mà đa lợi. Lợi đây là lợi ích chứ không phải lợi lộc. Là một tu sĩ phật giáo không bao giờ mong lợi ích về quyền lực, mà cũng chẳng mong lợi ích về thế lực, và cũng không mong lợi ích gì về những lợi lộc vật chất.
Chúng tôi xin phép được nói tóm tắt về Đức Giáo chủ của chúng ta. Điều thứ hai là nói sơ lược về giáo lý của chúng ta và điều thứ ba là giáo hội của chúng ta.
Chúng ta thấy, nói đến đạo Phật tức là nói đến con đường mà tự mình giải thoát cho mình. Con đường tự mình cứu khổ mình và có thể đem con đường giải thoát của Đức Phật để cứu khổ cho nhân loại. Như vậy, đạo Phật không những là một tôn giáo chỉ ra phương hướng để giải thoát mà còn là con đường hoá độ để cứu khổ cho chúng sinh. "Thượng hoằng Phật Đạo hạ hoá chúng sinh" .....
Đạo Phật là một đạo giải thoát, siêu thoát, nhưng là một đạo nhập thế hoá đạo cứu đời. Cho nên chúng ta thấy đạo phật là một tôn giáo đại đồng cho toàn thể nhân loại. Nhưng đạo Phật lại cũng là một tôn giáo ủng hộ chủ nghĩa quốc gia rất mãnh liệt để bảo toàn lãnh thổ, bảo toàn nền văn minh cho mỗi nơi, mỗi vùng và đặc biệt là tôn trọng nền độc lập của mọi quốc gia. Do đó cho nên chúng ta thấy vị giáo chủ của đạo Phật là Đức Phật, một vị giáo chủ rất hoà bình. Chúng ta có thể nói Đức Phật về nhiều phương diện, nhưng mà không có Đức Phật nào mà không có hoà bình, vì chẳng có tượng Phật nào mà không mỉm cười. Đến chùa thấy tượng Phật là thể nào cũng thấy có tượng Phật mỉm cười rồi:
"Gió luồn khe cửa chao đèn vật.
Một nụ cười xưa phát thệ nguyền.."
(Thanh Tịnh)
Hễ nói đến đạo Phật là người ta nói đến từ bi, đạo từ bi. Và nói đến đạo Phật là người ta nói đến đạo giác ngộ. Bởi vì trước khi Đức Phật nhập niết bàn thì A Nan hỏi rằng:
Bạch Đức thế tôn, sau khi Ngài nhập niết bàn thì chúng con tôn ai làm thầy?
Phật đã nói rằng:
Này A Nan, sau khi Như Lai nhập niết bàn thì các ngươi hãy lấy giới luật làm thầy, từ bi làm chí nguyện và trí tuệ làm sự nghiệp (Kinh Di Giáo).
Có ai làm thầy mình hơn là chính giới luật làm thầy. Không phải một vị sư có quyền phạm giới được. Không phải một nhà vua có quyền phạm giới được. Tất cả từ Tăng chúng sinh đến tín đồ, từ người lớn đến người nhỏ, từ những vua quan, chính quyền cho đến thứ dân và tất cả mọi người đều phải tôn sùng giới luật và pháp luật. Chứ không phải tôi là chính quyền thì tôi muốn bỏ tù ai thì bỏ tù. Đâu có phải tôi là nhà nước thì tôi muốn giết ai thì giết. Không! Tất cả mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, tức Giới hòa đồng tu.
Hãy lấy giới luật làm thầy. Giới luật là: Một vị cư sĩ ở tại gia có 5 giới. Một vị xuất gia sa di có 10 giới. Một vị pháp sư như chúng tôi thì 58 giới và 10 điều nguyện. Nhưng đã thọ giới rồi và đã giữ giới rồi thì thà chết không phạm giới. Cho nên sau khi Đức Phật nhập diệt hay bất cứ lúc nào, đã là người Phật tử, đã là một người có đạo đức, bắt buộc phải giữ giới. Trong những giới đã thọ mà giữ được toàn thể thì gọi là Toàn Phần Giới Luật, giữ được một phần thì gọi là Thiểu Phần Giới Luật và giữ được phần lớn thì gọi là Đa Phần Giới Luật. Bất cứ ai giữ được những điều giới luật mình đã nguyện thọ trì thì cái đó gọi là tịnh giới. Không thể có người tịnh giới mà thọ rất nhiều giới rồi thì phạm giới lung tung. Không được! Không cho phép. Cho nên giới luật làm thầy, là phải tôn trọng giới luật. Chỗ nào có sự tôn trọng giới luật làm thầy thì chỗ ấy Phật pháp không thể bị suy đồi. Đó là mục đích của thế gian này. Lấy giới luật làm thầy, lấy từ bi làm chí nguyện. Đạo Phật là đạo từ bi, nói đến đạo Phật là thấy sự hiền lành. Chính vì vậy, qua suốt giòng lịch sử trên 2500 năm của đạo Phật trên mặt đất này, không có một chỗ nào mà đạo Phật đã khuyến dụ để có chiến tranh cả. Nhưng đạo Phật cho phép một cư sĩ tại gia hay cả tu sĩ xuất gia, khi giặc đến chiếm đất nước thì phải dấn thân để đi ra bảo vệ tổ quốc, bảo vệ giống nòi và bảo vệ lãnh thổ. Thế nên chúng ta không ngạc nhiên khi biết Trần Hưng Đạo là một nhà sư, Lý Thường Kiệt là một nhà sư, Ngô Thời Nhiệm là một thiền sư và Nguyễn Trãi là một thiền sư. Lịch sử cho phép như vậy và đã chép như vậy đó. Trong thời Trần, một nửa dân chúng ở trong nước là tu sĩ, nhưng ở giòng tu sĩ có gia đình (bán thiên hạ vi Tăng). Các vị mở sử ra mà coi, muốn biết Trần Hưng Đạo là một nhà sư ở đâu thì mở Đại Việt Sử ký toàn thư ở bản kỷ trang 41 a & b thì thấy Trần Hưng Đạo là một nhà sư. Đọc lịch sử thấy Lý Thường Kiệt có phải một chú sa di bỏ giới, phải xả giới để hoàn tục. Từ hoàn tục đến tự cung để đi vào trong triều đình cùng với vua. Vua mới tuyển từ đó ra mặt trận mà làm kinh thiên động địa: phía Bắc thì đánh Liêm Châu, Ung Châu tức Quảng Đông Quảng Tây, miền Nam thì đánh suốt từ bến Nhật Lệ và mấy lần đuổi quân xâm lăng, bảo vệ lãnh thổ với mặt trận ở sông Như Nguyệt như thế nào ... các vị biết rồi đó. Ba lần xả giới. Trần Hưng Đạo xả giới để đại phá quân Mông cổ ra sao. Trận Bạch Đằng như thế nào các vị còn nhớ? Các nhà sư đấy! Hiền lành đấy! Nhưng mà cầm võ khí để chống giặc, bảo toàn lãnh thổ .
Thành ra, chúng ta sống trong một nước Phật giáo như Phật giáo Việt Nam (PGVN), không thể và không giống như Phật giáo Campuchia, không giống như PG Miến Điện. Chúng ta không thể tìm thấy một ngôi chùa, như tất cả các ngôi chùa mà giống hệt nhau ở trên thế giới. Chúng ta thấy lạ lùng là ngôi chùa Tàu giống chùa Tàu, ngôi chùa Việt giống chùa Việt, ngôi chùa Miên giống chùa Miên, ngôi chùa Thái giống chùa Thái. Không có một kiểu nhất loại là bắt tất cả thế giới phải nhất định theo một mẫu mực mà ngược lại Đạo Phật tôn trọng văn hoá của mỗi dân tộc, tôn trọng chủ quyền của mỗi dân tộc, tôn trọng lãnh thổ của mỗi dân tộc và tôn trọng tất cả sự sống của con người và loài vật. Đạo Phật là đạo từ bi, và chúng ta không thấy đạo Phật có chiến tranh và chúng ta thấy những Phật tử hiền lành lắm. Người Campuchia cũng hiền lành, hiền lành mấy nghìn năm cho đến khi chủ nghĩa Cộng sản truyền vào là đẻ ra một Polpot giết mấy triệu người một lúc. Các vị thấy trong lịch sử đó. Các vị thấy những người đang hung hãn, nhưng mà đến khi quy y đạo Phật, như quân Mông Cổ là quân hiếu chiến, mà đến khi quy y đầu Phật thì trở nên một sắc dân hiền lành. Chúng ta đã nhìn thấy thật rõ ràng. Chúng ta thấy đạo hữu của dân tộc ta “sinh ra đời mà không gặp Phật thì thờ phượng cha mẹ, chính là thờ Phật vậy“. (Kinh Hiếu Tử) Và chúng ta thấy sự hiền lành từ bi đã thấm nhuần vào ca dao:
"Bầu ơi thương lấy bí cùng.
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn".
Tình thương yêu như vậy mà đến khi ảnh hưởng bởi chế độ CS, thì con chỉ vào mặt mẹ, con lấy đá con ném cho mẹ chết. Vì sao? Thấy không? Có thấy không? Hãy nhìn xem chín năm CS cai trị ở Bắc Việt, đạo Phật ở Bắc Việt còn không? Và tàn tạ như thế nào? Nhìn xem CS cai trị ở Trung Quốc mấy chục năm, bây giờ PG Trung Hoa còn gì không? Cho nên nói: hỏi tức là trả lời. Chúng ta thấy đạo Phật là đạo từ bi, nhưng đạo Phật nhấn mạnh tới trí tuệ. Ở trong kinh có câu rằng “Duy tuệ thị nghiệp“ lấy trí tuệ làm sự nghiệp. Nếu không có trí tuệ, chúng ta không ngồi đây, không đứng đây. Ngay từ thuở ban sơ, từ thời còn ở dưới hang, còn ăn con vật cả lông, còn ăn sống, chưa biết nướng chín, nấu chín, cho đến tiến bộ như ngày hôm nay, tôi đang cầm micro như thế này chúng ta đang ngồi dưới ánh điện như thế này là nhờ bộ óc của chúng ta theo con đường trí tuệ. Nhờ trí tuệ của chúng ta mà tìm ra chỗ nào có nước uống, để về sông mà uống nước. Về sông uống nước rồi tìm được chỗ nào có cây mọc để ăn trái, ăn củ, ăn lá và ăn rau, và cũng nhờ sông mà có cá ăn, cũng nhờ có trí tuệ, tìm cách làm nhà mà ở và nhờ có trí tuệ phát triển đến ngày hôm nay. Trí tuệ là sự nghiệp. Không có trí tuệ nhân loại chết rồi, không sống được, không tồn tại được. Chúng ta thử hỏi, nếu trí tuệ mất đi, mà chúng ta cứ say sưa, chẳng biết đâu là nhà, đâu là đường. Đường cái không đi, nhè bụi tre mà bước vào còn chửi cha đứa nào trồng tre giữa đường. Ai trồng cây giữa đường? Lý Bạch - một nhà thi hào Trung Hoa, uống rượu say rồi nhảy xuống nước, yêu mặt trăng, ôm mặt trăng mà hôn ... chết tuốt. Ai kéo trăng xuống nước, ai trồng tre giữa đường? Chỉ vì vô minh, mà mất trí tuệ. Do đó cho nên phải lấy trí tuệ làm sự nghiệp.
Tôi sung sướng quá, ở trong kinh Viên Giác nói rằng bản thể vũ trụ là trí tuệ, là viên giác, tức là giác ngộ hoàn toàn tròn đầy, không còn huyễn hoá. Trong khoa học ngày nay thì nói rằng: The nature of universe is emptiness. Và nhà khoa học hiện nay còn sống, Stephens Hawkins, đang là một nhà toán học của Hoàng gia Anh nói rằng Tôi biết được bản thể vũ trụ là emptiness là Không, là nhờ tôi học thuyết chân không của PG. Trong khoa học tôi thấy ông ta nói: “In the emptiness there’s something, some unseen materials. Trong cái chân không đó, cái bản thể vũ trụ đó có một thứ vật chất mà mắt người không thấy được. Ông ta nói: “Sở dĩ tôi thấy được điều đó là nhờ Đại thừa PG nói rằng “trong chân không có diệu hữu” Kinh nói trong chân-không có diệu hữu và chính vì trong chân không có diệu hữu cho nên trong khoảng trống không mà khoa học thấy đó có một cái gì gọi là thời gian. Vì cái ấy có phát triển cho nên có lịch sử thời gian. Và ông ta viết quyển "The History of times" (Lịch sử thời gian). Trước đó nhà bác học nổi tiếng Albert Einstein cũng nói về thuyết tương đối, có một ít tương tự Thuyết Duyên Sinh huyễn hóa vô thường vô ngã của Phật Giáo.
Cái bản thể chân không mà Đức Phật gọi là viên giác đó tức là trí tuệ tròn đầy. Và gần đây Đức đương kim Giáo hoàng của toà thánh La Mã của người công giáo trên thế giới, Ngài tuyên bố rằng: "Bản thể của vũ trụ là một structure”. Ngài nói là bản thể vũ trụ là một kiến trúc trí tuệ. (The nature of Universe is a structure of intelligence). Tôi đọc đến đoạn đó tôi đứng dậy và tôi cười,tôi Nam mô A di đà Phật , Đức Giáo hoàng nhìn thấy điều này giống như ở trong kinh Viên Giác. Nhưng chưa giống hệt, bởi vì nếu giống hệt, thì bản thể không là một structure, không là một cấu trúc, vì cái gì đã có cơ cấu thì có điều kiện, mà cái gì có điều kiện thì cái đó tương đối huyễn hoá, mà cái gì tương đối huyễn hoá thì không phải cái tuyệt đối. Bản thể phải tuyệt đối. Mà bản thể không dùng trí tuệ phân biệt, tương đối mà thấy được ”ly ngôn thuyết tướng” xa lìa cái tướng lời nói. “Ly danh tự tướng” cũng xa lìa cả sách vở cũng không dùng sách vở mà nói nó được. “Ly tâm luyên tướng” không dùng tư tưởng mà quán triệt nó được (Luận Đại Thừa Khởi Tín). Chỉ có thể dùng đại trí tuệ bát nhã mới thấy được cái bản thể của vũ trụ. Nhưng mà tôi chúc mừng Đức Giáo hoàng. Ngài là người công giáo đầu tiên đã nhìn thấy bản thể của vũ trụ là một cấu trúc, một cơ cấu kiến trúc trí tuệ. Đấy là sự sáng suốt lớn, nếu so với trong quá khứ. Carl Sagan là người đã tìm thấy thuyết Evolution tạm dịch là thuyết phát triển tự nhiên của vũ trụ. Cũng dựa trên Đạo lý duyên sinh của Phật giáo, hiện nay tất cả các đại học trên thế giới đều phải học về thuyết đời sống của một ngôi sao, ngôi sao là mặt trời, Và một mảnh của mặt trời là trái đất. Trong tất cả hư không như khi chúng ta đọc một câu trong kinh:" Nam mô tận hư không biến pháp giới thập phương tam thế". Tận hư không biến pháp giới ở trong cái không là hư không. Thế hư không thì ngoài hư không là chỗ nào? Không có đâu ngoài hư không hết, chỗ nào cũng là hư không. Nếu đã có một cái gì chiếm một thể tích hư không thì chỗ ấy đã có không gian rồi.
Bởi vì vũ trụ là gì?
Vũ trụ là tất cả là không gian và thời gian.
Thời gian thì chẳng phải trước sau. Thời gian chẳng trước chẳng sau. Không gian không có trên, dưới, trong, ngoài. Trên- dưới - trong- ngoài là do con người đặt ra. Trước, sau là quan niệm của con người gắn vào đó mà thôi, và ngày đêm chỉ là bóng dáng của thời gian, chứ tự nó chẳng phải thời gian. Cho nên không gian vô cùng, thời gian vô tận. Nam mô là trở về, là hoà đồng với bản thể tận hư không, là hết khắp các cõi hư không, biến pháp giới là toàn thể vũ trụ, thập phương là mười phương. Nói là 10 phương là nói cho loài người: Phương Đông, phương Tây, phương Nam , phương Bắc (4 phương), Đông Nam , Tây Nam , Đông Bắc, Tây Bắc (8 phương), trên và dưới là 10 phương. Nhưng nói 10 phương là vì chúng ta muốn giả định để biết phương hướng, chỉ gọi nó vậy thôi. Chứ làm gì có một phương nào nhất định là Tây đâu! Bảo Tây là kia nhưng trái đất vẫn quay thì Tây lại sang hướng này. Bảo đây là trên nhưng khi trái đất quay ngược lên trên thì trên kia nay là dưới. Trái đất hình tròn, nó quay “tùm lum“, thành ra chỗ nào trên đầu ta gọi là trên. Nhưng mà khi trái đất nó quay thì đầu ta ở dưới. Cho nên, đứng trên phương hướng mà nói cũng chỉ là đơn giản tượng trưng và tương đối thôi. Vì vậy, đứng trên phương diện trí tuệ, đạo Phật là đạo trí tuệ, đạo từ bi, đạo giác ngộ, đòi hỏi con người làm nhiều việc lắm. Nhưng có hai việc là tự độ và cứu khổ. “Chúng con khổ, nguyện xin cứu khổ” và “chúng con khổ nguyện xin tự độ”. Nếu mình không cứu mình, Đức Phật chẳng cứu mình được, và nếu mình không muốn cứu mình, thật sự mình có tu chứng thì mình cứu được mình và trong lúc mình cứu được mình thì mình có thể nhờ ơn Đức Phật cứu mình, cứu rỗi mình, cứu độ mình. Tôi đứng ở trên này là đâu phải tôi đứng một mình tôi. Đã có người nào ngày xưa đóng cái bục này, và cái bục này phải có sức hút của trái đất và có biết bao nhiêu những cái nhờ vả, tôi mới đứng ở đây được. Chứ nếu bây giờ có một người làm lệch quỹ đạo mặt trăng đi, trái đất mất sức hút đi thì tôi hết đứng đây. Thành ra “tăng thượng duyên” ở các nơi làm cho chúng ta ngồi đây được, làm cho chúng ta hiểu nhau được, tất cả đâu phải chỉ một mình mình. Cho nên, chúng ta nhờ tha độ đó. Mỗi tôn giáo đều nhờ vào một thần linh của mình. Đạo Phật cũng nhờ vào sự giúp đỡ của Đức Phật. Tha độ là tăng thượng duyên. Tất cả sự giúp đỡ của Đức Phật, những hào quang của Đức Phật, những vũ trụ tuyến, từ bản thể vũ trụ phát ra, ảnh hưởng đến đời sống của con người mỗi ngày. Không có tăng thượng duyên chúng ta không sống được. Cho nên, “chúng con khổ, nguyện xin cứu khổ“, tức là xin cho mình kết tụ được những tăng thượng duyên là những tha độ. Và “chúng con khổ nguyện xin tự độ”, phải tự mình độ mình bằng hanh trì và tu chứng.
Người Hoa rất yêu thương chúng ta. Nhưng CS Trung Hoa của chính phủ Trung Quốc đang lập một chương trình bauxite để cướp đất nước chúng ta. Mà chúng ta cứ nằm im thôi, rồi thì nếu cụ Quảng Độ không nói ra, mà cứ nghe người nào xúi dại, bảo rằng: “Đi tu thì mũ ni che tai, sự ai không biết, ai sao tôi vậy, tôi không nói bậy thôi”. Nếu Cụ Quảng Độ cứ ngồi im thì cả nước, cả thế giới có ai biết rằng mình đang sắp chết đuối mà đến cứu. Phải nói là ngưng bauxite đi! Không có lợi gì đâu. Đó là một cách họ kiếm cớ xây tiền đồn trên mái nhà Đông Nam Á, rồi họ cướp tất cả Đông Nam Á và nước VN bây giờ ...Ngưng đi! Không những thế mà phải ngưng. Tất cả các giòng sông đều bị hoá chất hết. Không những thế mà phải ngưng, núi trọc chết rồi thì nước chảy về, ngập hết. Sau cơn ngập lụt ở trên cao nguyên không chứa được nước, không có nước để thấm dần về đồng bằng, đồng bằng sông Cửu long nước mặn ở dưới trồi lên vì không có nước ngọt dằn xuống, nhà nông chết đói, Sài Gòn và một phần miền Trung không có nước ngọt uống. Chết ... chết ... Ngưng bauxite đi! Thì người ta bảo “Cụ đã tu không lo mà tu đi, cứ nói đến bauxite”. Mà nếu không ngưng bauxite, không ngưng ngay đi thì mất nước Việt đến nơi rồi ... Dân nhà nông chết đói rồi, các sông ngòi không còn nước mà có thể uống được, bị thấm vào khoáng chất rồi mà không có nước ngọt ... Chết, nước mất rồi. Thành ra tu là phải có trí tuệ, phải giác ngộ, phải tự cứu mình và cứu người. Ngài chẳng làm được gì cũng như chúng tôi và cũng như chúng ta, nhưng ngài nói rằng, hãy nghe, hãy giác ngộ, hãy tỉnh lên đi, kêu lên đi, kêu ầm lên đi và cả thế giới quay vào cứu, phản đối . Bây giờ nó khựng lại rồi. Lúc đầu họ (CS) cấm ngặt mấy người quốc hội không được nói đến chữ bauxite, và bây giờ phải nói rồi, và cả thế giới người ta nói rồi. Được rồi, muốn nói thì cho nói, muốn hội thảo, được rồi cho hội thảo. Tưởng rằng người ta khen đảng , không ngờ 135 người (trong quốc hội) ký giấy phản đối phải ngưng ngay! Thành ra chúng ta chết đuối thì chúng ta cũng phải ráng mà ngoi lên mặt nước, đưa tay lên và nếu ngóc được lên mà hét thì có người khác cứu chúng ta. Bây giờ cả thế giới bắt đầu để ý cứu chúng ta rồi. Chúng ta, trên bước đầu, chúng ta được thoát chết chứ không còn mà âm thầm chịu chết nữa. Chắc chắn rằng cả nhân loại không để cho chúng ta chết. Và chắc chắn rằng các quốc gia Đông Nam Á sẽ chia sớt với chúng ta, và cả thế giới chia sớt với chúng ta trong vấn đề đó. Giúp chúng ta để mà giữ được Hoàng sa Trường sa ở phía Đông và ngưng ngay việc trên toan tính cướp nước chúng ta từ phía Tây. Chúng ta mới thoát ra trên lý thuyết thôi. Còn trên thực tế, người của bọn họ còn đó, thế lực CS còn đó, súng đạn còn đó. Có người bảo hừ mấy ông sư, giặc nó đánh đến nhà, không lo mà đánh lại, cứ lo bất bạo động, biểu tình tại gia, tại chỗ, không lẽ trùm mền tranh đấu ai đây. Xin thưa: Đấy là thái độ tranh đấu tại gia, xây dựng ý thức hệ tự chủ, "Nam quốc Sơn Hà Nam Đế Cư" đấy. Không có ý thức đó, không giữ được tổ quốc và lãnh thổ đâu. Mà không có cái đó mà đem ra bắn, anh có bán hết cả tài sản anh có để kiếm lấy vài ngàn hoả tiễn. Bán hết vài ngàn hoả tiễn thì lấy đâu ra bán. Muốn bắn nữa thì phải mua. Mua không được thì phải mời người khác. Mời người khác, tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa thì sao đây? Không lẽ nằm yên mà chịu chết. Cho nên biểu tình tại gia, tức là nuôi dưỡng ý chí. Chúng ta ngồi ngay đây, không ra ngoài đường biểu tình, ngồi ngay đây và ý thức rõ ràng, quyền sống của người Việt, cái sự sống của người Việt, lãnh thổ của người Việt và nền văn minh của nước Việt. Chúng ta ý thức được cái đó, chúng ta đang biểu tình tại chỗ đấy, nếu không muốn gọi là tại gia thì nói rằng: Ngay tại chỗ này chúng ta đang rèn chí đấu tranh, bảo toàn lãnh thổ, nhằm kêu gọi nhân loại không cho phép Trung Cộng với sự tiếp sức của tay sai, âm mưu cướp nước ta và chuẩn bị đàn áp cuộc tranh đấu của chúng ta như đã làm ở Thiên an môn.
Việc gì đến sẽ phải đến dù hy sinh để mãi mãi xứng đáng với giống nòi “Anh hùng Hiếu Đạo”. Lời kêu gọi Tháng Năm Biểu tình tại gia Bất Tuân Dân Sự đã kết thúc, gây được tiếng vang mau chóng và nhận được sự hưởng ứng giúp sức của Quốc tế và nhân loại. Trung Cộng và tay sai Cộng sản bản địa đã “khựng lại”. Nhưng việc bảo toàn lãnh thổ và sự sống còn của dân Việt vẫn đòi hỏi phải trường kỳ đấu tranh bất bạo động đầy gian khổ và hy sinh hơn nữa.
(Giá như mà tôi có thì giờ đứng ở đây với các đạo hữu vài tiếng đồng hồ, tôi nói hết. Tôi xin vắn tắt).
Vậy thì Đức Phật không những là đấng đầu tiên dạy nhân loại biết sử dụng lý trí và phát triển trí tuệ của mình đến tuyệt đối, mà còn là người để lại cho nhân loại những tư tưởng lớn nhất và nhiều nhất trong tất cả các nhà tư tưởng của đông tây kim cổ. Không tin cứ mở sách ra mà coi có người nào để lại nhiều tư tưởng cho loài người qua lịch sử bằng Đức Phật không? Tôi thấy Đức Phật, tôi không khen đấng giáo chủ của tôi là nhất đâu, nhưng mà tôi không tìm thấy một nhân vật nào trên thế giới để lại cho nhân loại nhiều tư tưởng giải thoát và nhiều tư tưởng cứu khổ và nhiều tư tưởng để sống giữa vũ trụ và nhân sinh bằng Đức phật. Voltaire ở thế kỷ XVI là người đầu tiên ở Tây âu kêu gọi nhân loại sử dụng lý trí. Nhưng trước Voltaire, Đức Phật trên 2500 năm đã kêu gọi sử dụng lý trí để phát triển trí tuệ bản chất của lý trí ... (Xin coi kinh Kalama).
Về giáo lý của đạo Phật thì đời vô thường - có đúng vô thường không? Đời khổ - có đúng khổ không? Người ta bảo không. Khổ là vì anh thiếu tình yêu thôi. Anh có tình yêu anh không khổ. Đồng ý! Nhưng mà “đường vào tình yêu, có trăm lần vui, có vạn lần buồn”. Tại anh sai mà anh khổ đấy! Đồng ý! Nhưng mà tại sao có người viết là "anh đã lầm đưa em sang đây". Vậy thì chúng ta có nhìn thấy khi chưa có được cái mà chúng ta khao khát. Có người bảo rằng, tại thiếu tình yêu, thiếu tiền. Vậy thì tôi xin thưa, rất ít người nghèo tự tử nhưng phần lớn là những người giàu - mới khổ chứ! Thử nhìn sự thống kê. Nghèo thì túng, túng thì bần, "bần cùng sinh đạo tặc, phú quý sinh lễ nghĩa". Biết vừa đủ thì luôn luôn đủ (tri túc thường túc). Bần cùng khổ lắm, nhưng trong cảnh bần cùng chúng ta vẫn phải chiụ đựng trên cả ngàn năm. Trong cuộc đời đầy khổ ải này chúng ta vẫn thương nhau, không ai thương chúng ta bằng chính chúng ta.
Các vị đến đây, tôi nhìn thấy, có các vị bận áo len, có những vị bận áo khoác, tôi mừng lắm, vì ít nhất thái độ đầu tiên là mình nghĩ đến là mình thương mình. Tuổi già rồi, chẳng biết đi về có ho hen không, cúm heo thì sao? (Cả hội trường cười ầm lên). Thành ra phải có cái áo khoác. Thành ra mình có thương mình, mình có trọng người khác và mình thương người khác thì đùm bọc. Trong cuộc đời này chúng ta đã nhìn thấy đạo Phật khuyên chúng ta yêu thương đùm bọc là như vậy đó. Và chúng ta biết giáo lý của đạo Phật, tuy rằng trong cuộc đời vô thường, nay còn mai mất, nay có mai không, chẳng cái gì bền vững. Và lớn như một đế quốc, như vũ trụ, nhỏ như một hạt bụi đều chuyển biến. Chuyển biến và đổi thay. Trong một satna là cái thời gian ngắn bằng 1/90 của một giây đồng hồ, như là một cái chớp mắt vậy, mọi sự mọi vật đều chuyển biến qua bốn giai đoạn: cái sinh ra, cái tồn tại, cái hao mòn và cái mất đi. Trong kinh gọi là “ thành, trụ, hoại không“ và trong các loài sinh vật thì "sinh, lão, bệnh, tử" . Chúng ta đang cười và chúng ta nhìn nhau vui ở đây, mà cả anh, cả tôi, cả cụ, cả cháu đều đang già đi một tí đấy. Cuộc đời nó biến chuyển như vậy đó. Thành ra, cuộc đời là đau khổ - Khổ đấy! Nhưng mà trong cái khổ đó nó có cái vui, và người có đạo là người biết nhận cái khổ làm cái của mình và đương đầu phấn đấu với cái khổ. Từ cái khổ ấy để mà tiến lên, mà thoát nghiệp. Người tu đạo Phật là người chuyển nghiệp, chứ không phải là người ôm cái nghiệp vào mình rồi bảo, đây là số mệnh, ta phải chịu. Ta không phải chịu một cái gì hết. Ta phấn đấu để sống và cải tổ cái biệt nghiệp và chúng ta cải tổ cái đồng nghiệp tức là cái cộng nghiệp chung. Từ cái biệt nghiệp là thân phận cá nhân và cái đồng nghiệp hay là cộng nghiệp là cải tổ xã hội. Tu dưỡng bản thân cải tạo xã hội đấy là con đường tu cộng nghiệp và biệt nghiệp. Chứ tu không phải là cúi đầu mà ai đánh thì chịu trận. Không! Từ bi không phải là thụ động, và nhẫn nhục không phải là đê hèn. Từ bi không phải thụ động. Từ bi nhiều lúc phải đánh cho quân giặc một vài cái tát để nó tỉnh lên, nó đừng cướp nước.
Do đó, thưa quý ngài và quý vị.
Chúng ta quan niệm từ bi một cách sai lầm . Vào thế kỷ thứ 12, Hồi giáo tràn vào Ấn Độ tiêu diệt PG. Có nhiều người hiểu lầm rằng, thôi từ bi đừng có đánh nó. Bây giờ vì vậy mà tại Ấn Độ đạo Phật đã suy nhược, không còn như thời xưa nữa. Thành ra năm 1963 khi thuyết trình trước hội đồng hoằng pháp của Tổng hội PGVN tôi phát biểu rằng: “không biết các Ngài nghĩ sao chứ theo chỗ chúng con hiểu thì từ bi không thể là thụ động được. Ai đánh con thì con đỡ. Ai đánh con nữa, con sợ con chạy, nhưng con nếu hết đường chạy thì sao? Không lẽ con đứng đó cho người ta đánh chết à! Bây giờ con phải đánh lại, mà con muốn đánh lại để tự vệ vì Phật không dạy con là phải để yên cho người ta đánh chết. Bởi vì đạo Phật đã sản ra bao nhiêu anh hùng dân tộc”. Có một vị, đó chính là ngài Tịnh Khiết mới chỉ cho tôi rõ, Ngài nói rằng: “chú nói đúng đấy nhưng mà chú diễn tả cái đó một cách dịu dàng hơn” (Năm ấy tôi còn thanh niên). Do đó, chúng ta thấy đạo Phật với những giáo lý của đạo Phật: giáo lý vô ngã, giáo lý vô thường và giáo lý nhiều nhất là nguyên nhân của sự khổ, cách cứu khổ, khổ vì sao mà có và trong khi được cứu khổ rồi thì chúng ta được như thế nào? Đây là giáo lý, những giáo lý vừa hợp với đủ mọi trình độ. Cho nên, chúng ta thấy trong đạo Phật có những nhà bác học. Ba nhà bác học hiện kim nổi tiếng nhất trong khoa học tây phương mà tôi vừa đề cập ở trên đều có cảm tình với đạo Phật và có người còn là Phật tử nữa.
Chúng ta cũng nhìn thấy ở trong đạo Phật có những người rất là bình dân, vì quá bình dân đến mức chất phác, không có óc cầu tiến dù rằng đạo Phật chủ trương: Từ kẻ trí người ngu đều có thể phát triển, đều có Phật tính. Đấy là chúng ta thấy về giáo lý của đức Phật. Thế nên khoa học càng tiến bao nhiêu thì giáo lý của đạo Phật càng được minh chứng bấy nhiêu. Và một giáo lý lạ lùng lắm, ở trong kinh A Hàm có nói rằng, sau đây nhân loại đến một thời gian nào đó, trái đất này sẽ huỷ diệt. A Nan mới hỏi là: Bạch Thế Tôn, tại sao như vậy? Chính vì cái nghiệp con người quá nặng, Đức Phật trả lời.
Năm ấy tôi nhỏ tuổi lắm, tôi lớn lên ở chùa ... tôi mở kinh ở thư viện Chùa Quán Sứ Hà nội, đọc và nghĩ rằng làm gì có chuyện con người tự làm ra cái để tự huỷ diệt mình . Không phải tôi không tin nhưng cứ phân vân cho đến khi tôi học hết ở Chu Văn An năm 1953 trước khi vào Nam một năm. Tôi vẫn cho là thật kỳ lạ. Có ai mà tự làm cái tự huỷ diệt mình không? Dù tôi có nghĩ Đức Phật nói đúng nhưng Đức Phật cho phép rằng đừng có nhắm mắt mà tin. “Các ngươi tin ta mà không hiểu ta là các người bài báng, chê bai ta vậy” Tôi cứ ngẫm nghĩ, mỗi đêm thiền định có suy nghĩ theo cách Chính Tư Duy, nghiên cứu kinh sách chữ Hán. Chịu khó đọc, nhưng cứ tìm mãi đến ngày tôi lớn lên rồi thì mới biết là Đức Phật nói đúng. Cho đến giai đoạn này thì thấy Đức Phật nói rất đúng. Cái nghiệp của con người tự tạo ra và cái nghiệp ấy nó tiêu diệt con người và trái đất - Mô Phật – Lúc này tôi thấy đúng vì nó hiện ra trước mắt rồi, không còn nghi ngờ gì nữa. Tôi thấy nhiều quốc gia đã làm được nguyên tử, thậm chí cả ông Bắc Hàn vừa làm ra nguyên tử. Rồi đến mấy ông khác. Có nguyên tử rồi cũng run, chứ không phải tôi không có nguyên tử rồi tôi không run. Ông Mỹ có nguyên tử cũng run, ông Ấn độ có nguyên tử mà cũng run. Anh đừng làm, đi vào đây, vào cái “cỗ” sáu bên đi. Sợ nguyên tử là vì nếu nguyên tử mà nó nổ thì chết hết cả đám. Chỗ này bấm nút bay chỗ kia, chỗ kia bấm nút bay chỗ này, và nó tự động bay với nhau, ai rồi cũng chết. Trước đây có một lần tôi có một người bạn Mỹ nói cho biết là có người đề nghị dùng vài ba trái bom nguyên tử cỡ trung bình là giải quyết vấn đề miền Bắc VN trong vòng từ ba ngày cho đến một tuần lễ là giải quyết xong chiến tranh VN. Tôi nói không được vì sau cái đó chỉ còn đá quặng thì còn giải quyết được gì nữa. Đất nước tôi không thể thành đá quặng. Đồng bào tôi không thể bị tiêu diệt. Không! chấm dứt. Tôi nói thẳng như vậy. Ai hiểu là ai cũng được. Nhưng mà người đó có thẩm quyền và tôi năn nỉ chấm dứt vì chúng ta có cách khác.
Bây giờ chúng ta nhìn thấy trái đất mỗi ngày mỗi ô nhiễm, nếu không tin nữa thì cứ làm bauxit đi, cả đồng bằng miền Nam, MeKong và cả đồng bằng các sông ở Trung Việt và cả đồng bằng sông ngòi ở Trung Việt sẽ không còn chỗ sống nữa. Một đồng bằng Bắc Việt, không thể nuôi cả dân chúng miền Nam. Đấy, con người - thí nghiệm của con người tự giết con người và nhìn vào chung quanh trái đất ô nhiễm. Chúng ta nhìn thấy trái đất nung nóng như thế nào. Chúng ta nhìn thấy đất nước chúng ta, một khi trái đất nung nóng như thế nào, thì băng giá Bắc cực tan ra, thì nước biển dâng lên, nước biển dâng lên 2 mét nữa thôi thì bao nhiêu vùng đất của quê hương chúng ta chìm xuống biển. Cho nên trong Kinh A Hàm Đức Phật nói từ trước mà chúng ta không có nghe, rằng nhân loại và trái đất này có thể bị huỷ diệt vì chính cái nghiệp, nặng nghiệp của con người gây ra. Vậy thì cái câu xin khuyên là tu cái nghiệp đi một chút. Thiền đi một chút!
Chúng ta nhìn lại đất nước, tôi tin rằng những người CS bây giờ, họ hơn ai hết nói CS macxit muôn năm đấy! CS muôn năm đấy! Đảng muôn năm đấy! Họ nói như vậy . Vì sao họ nói như vậy? Là vì không có mac-xit, CS thì không có đảng, không có đảng thì họ không có độc quyền, không có độc quyền thì không có tiền bỏ túi. Thế nhưng mà nếu bây giờ nói cho họ biết về CS thật đúng như chủ nghĩa CS nói thì họ không dám nghe đâu. Họ thích chuyên chính nhưng không thích vô sản vì họ giàu gấp mấy chục ngàn lần chúng ta. Nếu các vị không tin, (và tôi hy vọng rằng họ nghe vài câu nói của tôi), các bạn cứ thử điều tra xem có bao nhiêu ngân hàng ở Thuỵ sĩ, có bao nhiêu ngân hàng ở Cali đứng tên những lãnh tụ của đảng hoặc là trực tiếp hoặc là gián tiếp. Dân VN có thể không đủ phương tiện để kiểm tra nhưng mà người Mỹ họ biết rõ những người nào có bao nhiêu tiền. Một người chuyên viên có thể nhìn thấy xe hơi của tôi đi ngoài đường, họ bấm lên một cái họ biết tôi sinh ngày nào, con ai và ở đâu, tôi có bao tiền trong ngân hàng. Sự thật là như vậy, chứ không phải dấu diếm gì. Vì vậy cho nên một thế giới đầy tham nhũng, đầy tham lam, một thế giới trùm hết lên dân tộc VN đầy tham nhũng, đầy hà khắc, đầy khổ cực và đầy giằn vặt, được cai trị bởi những lính gác gọi là công an, hàng ngày kèm theo theo dõi, dân chúng hằng ngày khổ cực mà cụ Quảng Độ đã gọi là “nhà tù lớn”. Rồi thì họ muốn “bình yên” không bị ai phản đối thì họ phá mình. Họ phá mình, 5 điều như họ đã phá ở trong nước:
Điều thứ nhất, mời Đức tăng thống Thích Huyền Quang đi ra Hà nội ở. Mà người nào đến mời? Vì nó quan niệm là ngài bị giam lỏng thì ngài là tù mà họ là đại tướng công an thì tặng cho họ chức cai tù. Tôi muốn nói đến ông Nguyễn Văn Hưởng là đại tướng công an, đến bạch Ngài Huyền Quang là : “thưa cụ, cụ nên ra Hà Nội ở cho khí hậu nó mát để cụ chữa bệnh ngoài đó. Rồi đại hội sắp đến cụ ra mà nhận ngôi Pháp Chủ”. Đức Tăng Thống trả lời: “ Không, tôi già rồi, tôi chả thích đi đâu nữa, đau yếu, tôi đi làm sao được, tôi ở đây thôi”.
- Không được, cụ đau yếu thì có bác sĩ đi kèm cụ, cụ già không đi được thì chúng tôi cho người võng cụ, cụ phải đi.
Khi nhận được câu ấy gửi về tôi nghĩ: mời cụ đi Hà Nội rồi đến đại hội đảng nó tôn cụ lên ngôi Pháp chủ, cụ nói gì không cần biết, nó cứ để cụ ngồi đó, chụp hình và nó đứng ra đọc một bản văn và nó tuyên bố GHPGVNTN là phản động, và cụ là Pháp chủ chứ không có thèm làm Tăng thống. Thế là nó giải tán viện Tăng Thống. Đó là điều thứ nhất.
Điều thứ hai, cho xây ngay, sửa ngay cái phòng kín mít chỉ đặt một cái lỗ kính ánh sáng ở trên nơi chùa Lý Quốc Sư Hà Nội. Người của tôi đến điều tra xem sửa cái này để làm gì. “Nghe nói là chúng tôi được phép xây, để đem cụ Quảng Độ ra đây ở đấy“. Vậy là giải tán luôn hội đồng VHĐ. Nhưng chưa hết, muốn cho Thầy QĐ với 22 ban đại diện bận rộn, không còn làm gì chống đối được nhà nước CS nữa, bèn ra lệnh công an cấp phường, ngày nào cũng phải bắt những người này, từ viện trưởng cho đến 22 ban đại diện đi làm việc - tức là không sợ thất nghiệp - Cụ Quảng Độ và một số ban đại diện khá lớn không đi. Có một vài người thử đi xem làm sao. Cứ sáng lên tối về, cứ ra đó “nộp mạng”, trình diện và tối về.
Điều thứ ba quan trọng lắm. Thủ tướng Nguyễn tấn Dũng họp với các tướng công an toàn quốc đưa ra một số kế hoạch đại cương và hạ lệnh rằng “phải xoá sổ GHPGVNTN càng sớm càng tốt”. Như vậy là thủ tướng đã hạ lệnh cho công an chuẩn bị xoá sổ GHPGVNTN.
Điều thứ tư, chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết ở Tân Tây Lan, một quốc gia gần quý vị đây khi bị người ta hỏi về những dân oan như thế nào, thì chủ tịch nước trả lời rằng, những kẻ nào lợi dụng tôn giáo để âm mưu lật đổ chế độ, sẽ phải đền tội đích đáng trước pháp luật. Kẻ ấy là Ai nếu không phải cụ Quảng Độ? Phải không? Vậy thì đã xây sửa phòng cho Cụ Quảng Độ ở, dù chưa xử án, mà chủ tịch nước đã tuyên án như vậy. Đó là điều thư tư.
Điều thứ năm: cho radio, đài, báo hai tháng rưỡi ròng rả, chửi ròng rã tên cụ Quảng Độ. Ai về nước thì nghe rõ. Hoà thượng Quảng Độ không nói một tiếng nào.
Đó là 5 việc trong nước.
Còn việc ở ngoài thì:
điều thứ nhất, có những phần tử bất đồng chính kiến ở trong Giáo hội, phá trong phá ra, phá trên phá xuống, phá dưới phá lên, vào trong những giáo hội, địa phương có, trung ương có. Và lập ra ba tổ chức. Tổ chức thứ nhất là Tăng Ni Hải Ngoại, ký truyền đơn chửi Giác Đức rằng “tên đầu sỏ Thích Giác Đức”. Chúng tôi hỏi Qúy đại biểu Đại Hội Đồng Điều Hành GHPGVNTN Hoa Kỳ và các châu rằng : Bây giờ tôi làm phần việc kế hoạch của giáo hội mà họ gọi tôi là “ tên đầu sỏ”. Dạ thưa quý ngài, quý vị, đài phát thanh nào hay gọi tên đầu sỏ. Có một vị nói lớn lên (trong hàng ngũ chư tăng): Cộng sản. Vậy thì tôi nói CS đang đặt bảng danh dự cho tôi. Do đó chúng ta nhìn thấy những biến cố hiện trạng của PG đang bị như thế nào.
Ngoài cái tổ chức ấy ra chúng ta nhìn thấy: tổ chức thứ hai là Thân hữu Già Lam và tổ chức thứ ba là Về Nguồn. Già Lam là tên một ngôi chùa, ngài trụ trì ở đó là Đại lão HT Thích Trí Thủ. Ngài rất thương tôi và tôi rất kính trọng ngài. Ngài là vị sư mà tôi làm việc bên cạnh nhiều nhất trong đời sống tu hành của tôi.
Chúng tôi đã là người đi tìm đất để làm chùa Già Lam, từng ủng hộ chùa Già Lam ... Nhưng tổ chức Thân Hữu Già Lam thì chỉ mới được kết hợp và thành lập bởi một số ít cựu học Tăng hiện đang sống ở hải ngoại. Và tổ chức thứ ba là Về Nguồn mới họp sơ bộ vài lần bán chính thức thì Giáo Chỉ số 9 ra đời và Về Nguồn đã chính thức ra mắt sau Giáo chỉ số 9 chỉ chừng hơn tuần lễ. Cả ba tổ chức Tăng Ni hải ngoại, Thân hữu Già Lam và Về Nguồn đều có khuynh hướng giống nhau là đứng ngoài GHPGVNTN và ngoài sự lãnh đạo của Viện Tăng Thống và Viện Hóa Đạo. Thế nên thành viên của ba tổ chức này đã không khâm tuân Giáo Chỉ số 9 và không tham dự Đại Hội Bất Thường vào tháng 10 năm 2007 tại chùa Bửu Môn để hoán chuyển và bổ sung các chức vụ của GHPGVNTN ngõ hầu cứu nguy cho Giáo Hội. Hơn nữa chúng tôi vẫn tin rằng “Gia bần tri hiếu tử!...” nhưng đã thất vọng vì thấy có những người bạn lâu đời, giờ lại ly khai Giáo Hội. Đây là điểm càng trở nên nghịch lý, là bởi vì GHPGVNTN từ Ngài Đại lão Hoà Thương Thích Tịnh Khiết cho đến suốt bốn đời các Đức Tăng Thống, có biết bao nhiêu các vị Hòa thượng, Thượng Tọa, Đại đức, Tăng ni đã hy sinh và biết bao nhiêu thánh tử đạo đã tự thiêu mới thành lập nên GHPGVNTN thoát ra được dụ số 10. Ba tổ chức này đã làm méo mó tất cả, nên tôi gọi là nghịch lý.
Ba tổ chức hải ngoại và năm biến cố trong nước đều nhằm xóa sổ GHPGVNTN, mà nếu họ không làm được thì biến nó thành một GHPGVNTN có tính cách như giáo hội nhà nước thứ nhì hoàn toàn do đảng CS kiểm soát.
Qua Giáo Chỉ số 9, Đức Đệ Tứ Tăng Thống đã chỉ định Văn Phòng II trong trường hợp khẩn cấp ... có toàn quyền điều hợp cả trong lẫn ngoài, không những các GHPGVNTN trên toàn thế giới mà luôn cả trong nước nữa.
Kính thưa quý ngài, thưa quý liệt vị và anh chị em,
Trước hương linh của Đức cố Tăng thống và trước sự linh thiêng của lá cờ Phật Giáo thế giới, tôi tuyên bố rằng, nếu không có giáo chỉ số 9 thì GHPGVNTN đã tan nát hết rồi, không còn như ngày hôm nay. Cho nên dù bất cứ hoàn cảnh nào, chúng ta cũng phải bảo vệ GHPGVNTN. Riêng phần chúng tôi, trước khi có Giáo Chỉ số 9, tôi đã làm Phó Chủ Tịch Văn Phòng II, nhưng sau khi có Giáo Chỉ số 9 tôi cũng chỉ là 1 Tổng Ủy viên thôi. Nói thế để trả lời cho sự xuyên tạc rằng Quý Thầy trong Văn Phòng II muốn “có thêm chức vị”.
Chúng tôi vừa trình bày về Đức Giáo Chủ, Đặc tính Giáo Lý và hiện tình Giáo Hội, xin phép được kết luận:
Kính thưa Quý Ngài, quý vị và anh chị em,
GHPGVNTN được thành lập từ năm 1964, nhưng sự thành hình từ các danh hiệu cho đến mọi phiên họp của Đại hội đã được Chư vị Tôn Túc dự trù từ ngày 31/12/1963. Năm ấy tôi 29 tuổi đã được Quý Ngài và Quý Đại biểu chọn là một vị sư trẻ nhất (trong Ủy Ban Liên Phái Bảo Vệ Phật Giáo) để làm chủ toạ tiền hội nghị, thành lập GHPGVNTN. Từ đó cho đến nay tôi chỉ xin một điều là nếu có sự chia rẽ nào, bị ảnh hưởng bên ngoài, thì chúng ta trong Phật giáo phải bao dung nhau; tay phải mà đánh tay trái hay tay trái mà cố tình đánh tay phải thì chúng ta bị thương chứ không phải riêng cánh tay bị thương. Cho nên người phật giáo phải yêu thương nhau và kính trọng nhau.
Tôi xin cảm ơn quý ngài và quý vị và anh chị em. Xin phép hồi hướng công đức.
No comments:
Post a Comment