Đọc trong danh sách những giáo sư dạy ở trường trung học Võ Tánh (Nha Trang) trước 75, tôi thấy có tên Nguyễn Thị Hoàng Bắc. Dù chưa từng là học trò của Cô, vì khi Cô vào dạy là tôi đã rời trường vài năm trước đó, nhưng tôi luôn xem Cô như là “cô giáo của trường mình”. Sau này ra hải ngoại, biết Cô là một nhà văn, tôi mừng và hãnh diện lắm, khoe với mấy thằng bạn tù: đó là cô giáo của trường tao! Tôi mua luôn mấy tập truyện Long Lanh Hạt Bụi rất dễ thương của Cô tặng cho mấy thằng bạn tù đọc chơi, để tạm quên những ngày tháng cũ.
Tôi định cư ở tận Bắc Âu, nên mấy năm đầu, không theo dõi được nhiều tin tức, sinh hoạt của người Việt bên Mỹ. Bỗng một hôm tôi đọc được trên một tờ báo hay diễn đàn nào đó, đề cập đến nhà văn Nguyễn Thị Hoàng Bắc trả lời phỏng vấn ông đạo diễn Trần Văn Thủy, đăng trên “Nếu Đi Hết Biển”. Tôi đã tìm đọc bài viết ấy của Cô và thấy lòng buồn cùng một chút băn khoăn. Sau đó bận bịu với chuyện học hành, nghề nghiệp áo cơm, tôi quên bẵng- quên chuyện Nếu Đi Hết Biển và (tạm) quên luôn cả cái tên đẹp đẽ của Cô.
Mấy tháng nay, một số các anh chị cựu học sinh hai trường VT và NTH Nha Trang tất bật lo tổ chức ngày Hội Ngộ 2010 tại San Jose vào tháng 8 này để kỷ niệm 50 năm ngày thành lập trường Nữ Trung Học và cũng là dịp để tỏ lòng biết ơn các Thầy Cô đã dạy dỗ mình, tôi lại được thấy tên GS Nguyễn Thị Hoàng Bắc trong danh sách được mời, nhưng chưa thấy trả lời. Sáng nay, thức dậy sớm, không có việc gì làm, tôi vào trang Talawas đọc, thì mới biết lý do vì sao Cô ”chưa trả lời” cho đám học trò, từng một thời tôn kính Cô: ,Ba MươiTháng Tư Đen, tôi đi Hà Nội (chữ của cô).*
Nếu chuyện chỉ đến đây thì tôi không phải viết những điều phiền muộn này làm gì, để mang tội thất lễ với Cô. Nhưng sau khi thấy Cô đưa cái lý do ”công tác tình cờ” để mỉa mai giáo đầu thiên hạ đừng vội hiểu “lệch lạc” cái chuyện du lịch Hà Nội của Cô, và cười nhạo cái giọng “lói” của người “Hà Lội” (chữ của Cô), cho có vẻ làm dáng hài hòa, Cô bèn khoe chuyện vào lăng viếng bác rồi sau đó là chửi xiên xỏ cái đám người Việt chống Cộng trong các “ghetto người Việt” tại Mỹ (chữ của Cô), tôi phải gom góp chút hiểu biết vốn đã ít oi, để viết lá thư này gởi đến Cô.
Xin trích một vài đoạn Cô viết:
Cô có quyền thăm viếng, có quyền ca ngợi và cũng có quyển “dỡ mu ra chào” bác Hồ của Cô. Không được học rộng, không biết làm thơ viết văn có tầm cỡ như cô, tôi không có đủ khả năng để luận bàn những chuyện đông tây kim cổ, chỉ xin được phép nhắc cô ba điều mà cả nước, dù bất cứ kẻ ngu dốt nào, ai cũng biết:
- Chuyện Cải Cách Ruộng Đất , chuyện Nhân Văn Giai Phẩm ở miền Bắc và Chuyện Tết Mậu Thân 1968 ở Huế
Xin được hỏi Cô, bàn tay ông Hồ có vấy máu của hàng vạn người dân vô tội? Chuyện Cải Cách Ruộng Đất xảy ra hầu hết là ngoài Bắc, và thời gian ấy Cô còn bé, nên có thể không chứng kiến những cảnh kinh hoàng. Còn chuyện Nhân Văn Giai Phẩm, là một nhà văn/nhà thơ, chắc Cô phải biết, nhất là một số nạn nhân “đồng nghiệp” khốn khổ của Cô vẫn còn sống sau 75. Và mới nhất là chuyện Tết Mậu Thân 1968 ở Huế? Hay gốc gác ở Huế nhưng vì mang cái tên Bắc, nên Cô chẳng còn chút tình nào với Huế, với hơn 5000 đồng hương Huế của Cô bị giết dã man trong những ngày tết cổ truyền ?
Khi vào lăng viếng bác, không biết Cô có hỏi bác của Cô điều này? Nó ngàn lần quan trọng hơn là chuyện “dì Xuân, chuyện bác Hồ không được các đồng chí của ông cho làm việc nước”. Người trí thức và ngay thẳng, không ai đem vài chuyện “ruồi bu” để đánh lận những chuyện tày trời.
Cô có biết là trong những ngày Cô và gia đình sống êm ấm ở Saigon, để Cô được trở thành cô giáo, có biết bao nhiêu người lính (và dân) miền Nam đã chết, trong đó có biết bao nhiêu thằng học trò đã học với Cô. Chính họ đã hy sinh tính mạng để giữ an toàn cho Cô, và giúp cho Cô không sớm trở thành giáo viên “lưu dung”. Ngày xưa có lẽ Cô dạy môn Quốc Văn cho đệ nhị cấp, nên chẳng còn nhớ những bài công dân giáo dục vỡ lòng: “ăn trái nhớ kẻ trồng cây”, vậy mà tội nghiệp cho đám học trò của Cô, bây giờ đến tuổi già rồi mà cứ vẫn còn phải nằm lòng cái câu “nhất tự vi sư bán tự vi sư”.
Cô về “tham quan Hà Nội”, dắt theo mấy người bạn Mỹ, viếng lăng bác, và bận rộn công việc họp hành “giao lưu với các nhà văn trong nước”, rồi lại tất bật sang viếng cả xác chết của “chủ tịch” Mao Trạch Đông tận bên Tàu, có lẽ vì vậy mà Cô không có dịp gặp đám dân nghèo cùng khổ, và những người trí thức trẻ như, những nhà tu, đang bị hành hạ giam cầm chỉ vì lên tiếng kêu gọi nhân quyền và tự do tôn giáo. Tôi tiếc (và buồn) cho Cô, đi nghe (và viết mỉa mai) làm gì những lời nói ngọng. Đó chỉ là chuyện bình thường của những vùng quê, nơi nào cũng có, mà một nhà giáo nhà văn tên tuổi như Cô không nên làm. Tôi tiếc hơn là giá mà Cô dùng thì giờ ấy để đi thăm một nữ luật sư rất trẻ có tên Lê Thị Công Nhân, vừa mới ra tù, để nghe cô ấy nói những lời đớn đau chân thật, thăm vài gia đình vùng Thái Bình, Nam Định, hỏi xem có bao nhiêu cô con gái, bao nhiêu đứa con nít tuổi 11-12 (và có cả những người vợ nữa) đã được “xuất cảng” sang các nước Trung Quốc, Đài Loan, Đại Hàn, Cam Bốt, để làm nô lệ và gái điếm?
Cùng là đàn bà, chẳng lẽ Cô không cảm thấy chút nào tủi nhục và chua xót hay sao? Hay là Cô lại chậc lưỡi, phán rằng “biết rồi, mấy cái chuyện này đã xưa như trái đất”!
Chắc thế nào Cô cũng đã gặp giáo sư Nguyễn Huệ Chi, người đồng hành với đạo diễn Trần văn Thủy và nhiều người bạn khác của Cô ở William Joiner Center, người lập ra trang web boxitvn. Sao Cô không hỏi ông những điều quan trọng hơn của đất nước, để nghe ông tâm tình về viễn ảnh của một Việt Nam trở thành chư hầu (thực thụ) của Trung Quốc? Bao nhiêu lãnh thổ, lãnh hải của cha ông đã mất? Và ngay cả những người trí thức chống họa xâm lăng phương Bắc này đã hứng chịu những hậu quả ra sao, từ phía chính quyền?
Cô cay cú làm gì với những “ghetto người Việt” (chữ của Cô). Bản thân và gia đình họ đã từng bị hành hạ, bị sỉ nhục, bây giờ họ có “hận thù” “sặc mùi máu”, cũng là lẽ tự nhiên thôi. Hơn nữa, thấy những kẻ “tư bản đỏ” cầm quyền đang sống phè phỡn trên máu và nước mắt của dân nghèo, xã hội ở quê nhà ngày càng băng hoại, đất nước ngày càng lệ thuộc và có nguy cơ mất vào tay giặc, họ phẫn nộ cũng là lẽ thường tình. Cô có thể (và có quyền) không ưa họ, nhưng là người viết văn làm thơ, ít nhiều phải thông cảm họ. Giá hồi ấy cha của Cô bị đấu tố, chôn sống trong Cải Cách Ruộng Đất, mẹ của Cô bị trói tay, đập đầu, vùi thây trong hố chôn người tập thể ở Huế trong Tết Mậu Thân, (sau tháng 4/75) phu quân của Cô bị đày ải đánh đập đến tàn phế, mù lòa, còn Cô không được “lưu dung” mà bị cưỡng bức lên vùng kinh tế mới, mang theo một đàn con dại sống đói khổ bơ vơ giữa rừng thiêng nước độc, bị đám cường quyền 30/4 làm nhục đến mang bầu, liệu bây giờ Cô có hận thù để “nếu đi hết biển” rồi mà cũng vẫn chưa thăm viếng được bác Hồ? Nhưng những người trong “ghetto chống Cộng sặc mùi máu” ấy cũng chỉ là một thiểu số. Cái bách phân lớn lao chính là khối người thầm lặng, nhiều người tài năng, học rộng, chí ít cũng bằng Cô, nhưng chắc chắn là họ sẽ không khi nào để mất lương tri và liêm sĩ.
Cô bênh vực cho đám trí thức hèn hạ cỡ Nguyễn Hữu Liêm, (nhưng tội nghiệp cho gs Lê Xuân Khoa bị Cô cưỡng bức đứng chung với đám này). Cô quên là Nguyễn Hữu Liêm bị đuổi ra khỏi đại hội của Hội Luật Gia Viêt Nam tại San Jose, không phải bởi những người chống Cộng “sặc mùi máu” mà bởi một số Luật sư lão thành, cùng với sự đồng tình của hầu hết những vị đồng nghiệp có mặt? Tất nhiên, họ cũng đều là những người trí thức. Còn riêng tôi, và chắc chắn tất cả đám học trò ngày xưa của Cô, chỉ cần nghe tới cái tên của gã trí thức này là đã muốn buồn nôn.
Khi tôi ngồi viết mấy dòng buồn bã này, thì dưới bài viết của Cô (trên Talawas) đã có trên 30 ý kiến. Tôi chỉ mới đọc thoáng qua mà lòng đã nhói đau, bởi dù gì Cô cũng là cô giáo của trường tôi. Ý kiến ngắn nhất của ông độc giả Louis nào đó chỉ đúng có một dòng: “Thương nữ bất tri vong quốc hận”. Tôi đã từng đọc được ở đâu đó câu này, trong bài thơ Bạc Tần Hoài của nhà thơ Đỗ Mục. Chỉ có một câu mà lòng tôi đau hơn vết chém. Chẳng lẽ cô giáo trường Võ Tánh Nha Trang tiếng tăm, nhà văn tôi từng mến mộ một thời, lại được một người lạ hoắc gọi là một “ca nhi đâu còn biết hận vong quốc” là gì!
Không biết là Cô về Hà Nội lần này có được tham dự cuộc hội thảo Văn học Việt Nam - Hoa Kỳ sau chiến tranh do Đại học Văn hóa Hà Nội và Trung tâm William Joiner thuộc Đại học Massachusetts phối hợp tổ chức, với sự tham gia của nhiều nhà văn hai nước. Nếu đúng như vậy, thì có thể bài viết trên Talawas của Cô chỉ là món quà lót đường. Nhưng khi đọc bài viết “Ngẫm nghĩ về ba tư cách văn hóa của tôi trong những ngày làm việc ở William Joiner Center”, của giáo sư Nguyễn Huệ Chi, một tên tuổi trong nước, trên trang boxitvn, ngày 06.6.10, tôi càng buồn hơn cho Cô. Bài viết của ông (có thể có người không đồng tình một vài điểm), nhưng là người sống trong nước, dưới sự “canh gác” của chính quyền, mà những điều ông viết, ngay cả nhận định về cộng đồng người Việt hải ngoại, đã vượt Cô quá xa.
Lẽ ra, tôi phải viết dài hơn, thưa thêm với Cô ít điều phải trái, nhưng ngại là Cô không có thì giờ để đọc. Bởi lòng Cô đang tràn ngập niềm vui, con tim của Cô đang rộn rã như ngày nào, (trong đại hội Việt kiều), khi Nguyễn Hữu Liêm bước lên sân khấu đồng ca bài “như có bác Hồ trong ngày vui đại thắng”. Mong là tháng 8 này Cô sẽ đến San Jose tham dự Ngày Hội Ngộ của cựu giáo sư và học sinh hai trường Võ Tánh & Nữ Trung Học Nha Trang, để gặp lại đám học trò nhỏ dại ngày xưa, mà bây giờ ai nấy cũng đều bạc tóc. Không chỉ bạc vì tuổi tác mà bạc vì từng phải trải qua cuộc trầm luân khốn khổ sau ngày “thống nhất hai miền”, để bây giờ Cô được ra Hà Nội viếng lăng bác và viết lách xỏ xiên những đồng hương sống trong các “ghetto người Việt”, mà trong đó chắc hẳn phải có những đứa học trò của Cô ngày trước.
Nếu những dòng này làm buồn lòng Cô, xin Cô thông cảm và tha lỗi. Bởi nếu tôi không viết, chắc chắn sẽ có nhiều người khác viết. Dù gì, một người học trò viết cho cô giáo của trường mình, vẫn còn nặng một chút tình. Tuổi đã già, lại sống trong cảnh lưu lạc tha hương, cái tình này lại càng đáng trân quý lắm, phải không Cô?
Kính chúc Cô được nhiều sức khỏe trong những ngày còn lại trên quê hương.
Kính chào Cô.
Phạm Tín An Ninh
______________Tôi định cư ở tận Bắc Âu, nên mấy năm đầu, không theo dõi được nhiều tin tức, sinh hoạt của người Việt bên Mỹ. Bỗng một hôm tôi đọc được trên một tờ báo hay diễn đàn nào đó, đề cập đến nhà văn Nguyễn Thị Hoàng Bắc trả lời phỏng vấn ông đạo diễn Trần Văn Thủy, đăng trên “Nếu Đi Hết Biển”. Tôi đã tìm đọc bài viết ấy của Cô và thấy lòng buồn cùng một chút băn khoăn. Sau đó bận bịu với chuyện học hành, nghề nghiệp áo cơm, tôi quên bẵng- quên chuyện Nếu Đi Hết Biển và (tạm) quên luôn cả cái tên đẹp đẽ của Cô.
Mấy tháng nay, một số các anh chị cựu học sinh hai trường VT và NTH Nha Trang tất bật lo tổ chức ngày Hội Ngộ 2010 tại San Jose vào tháng 8 này để kỷ niệm 50 năm ngày thành lập trường Nữ Trung Học và cũng là dịp để tỏ lòng biết ơn các Thầy Cô đã dạy dỗ mình, tôi lại được thấy tên GS Nguyễn Thị Hoàng Bắc trong danh sách được mời, nhưng chưa thấy trả lời. Sáng nay, thức dậy sớm, không có việc gì làm, tôi vào trang Talawas đọc, thì mới biết lý do vì sao Cô ”chưa trả lời” cho đám học trò, từng một thời tôn kính Cô: ,Ba MươiTháng Tư Đen, tôi đi Hà Nội (chữ của cô).*
Nếu chuyện chỉ đến đây thì tôi không phải viết những điều phiền muộn này làm gì, để mang tội thất lễ với Cô. Nhưng sau khi thấy Cô đưa cái lý do ”công tác tình cờ” để mỉa mai giáo đầu thiên hạ đừng vội hiểu “lệch lạc” cái chuyện du lịch Hà Nội của Cô, và cười nhạo cái giọng “lói” của người “Hà Lội” (chữ của Cô), cho có vẻ làm dáng hài hòa, Cô bèn khoe chuyện vào lăng viếng bác rồi sau đó là chửi xiên xỏ cái đám người Việt chống Cộng trong các “ghetto người Việt” tại Mỹ (chữ của Cô), tôi phải gom góp chút hiểu biết vốn đã ít oi, để viết lá thư này gởi đến Cô.
Xin trích một vài đoạn Cô viết:
- “Tôi thấy Bác nằm nghiêm trang, hồn hậu, đèn mờ nên mặt như mặt sáp, sau này vào xem ông Mao ở Trung Quốc cũng thấy không biết đâu là thật đâu là giả, nhưng nói chung, Bác Hồ mình đẹp trai hơn Bác Mao, theo tôi.
………………………
Cụ già xứ Nghệ sống thanh đạm và có vẻ lặng lẽ, tủ sách nhỏ, vài quyển sách cũ đã tróc gáy, sờn bìa, thậm chí mất cả bìa, giấy ố vàng rất giống mấy quyển sách của ông già tôi khi ông về hưu; vườn hoa, ao cá, nhà sàn, khu vườn mênh mông, nếu hồi ký sách vở của vài nhân vật thân cận Bác nói đúng thì những năm cuối đời không được các đồng chí cho tham gia việc nước, suốt ngày cứ ra vào vỗ tay nói chuyện với cá không biết nói chỉ biết đớp mồi, ông cụ sống cô tịch lặng lẽ mà lại không được la đà tiêu dao thoải mái rượu đến gốc cây ta sẽ nhắp, gót sen theo đủng đỉnh một đôi dì, vừa hé ra một dì Xuân gì đấy đã bị Bộ Chính trị tàn sát ngay, tôi thấy tội nghiệp Bác, sống thế có khác gì Bác đang bị cầm tù
…………………..
khi về lại Mỹ, đi ăn trưa với vài người bạn tôi nhặt được trong mấy tờ báo tiếng Việt địa phương ở đây sử dụng, cũng vẫn cái luận đề sát cộng, diệt cộng năm mươi năm trước sặc mùi máu, mà máu của ai đây mới được chứ, máu đã đổ thành sông thành biển, tám mươi tám triệu người trong nước không ai đọc, không ai viết, không ai suy nghĩ, không ai chia sẻ những gì như ghetto người Việt ở đây viết dai, nói dài, đọc dở. Chúng ta đang tự đóng cửa rút cầu, tự cô lập, tự xa lạ mình với tổ quốc, đất nước gốc, với đồng bào ta để làm gì vậy?
Tôi không ngạc nhiên khi nghe nói đến vô số lực lượng đối lập võ mồm mà các bậc thân hào nhân sĩ người Việt nước ngoài lớn tiếng kêu gọi, ở nước ngoài quý ông bà anh chị muốn nói gì thì nói, công an có sờ gáy bắt bớ đụng đến cọng lông chân nào của anh chị đâu, nói cho vui, cho nổi bật, để xả stress, để tự sướng thì dễ, nhưng nói và được lắng nghe thì khó lắm, quý ông Lê Xuân Khoa, Nguyễn Hữu Liêm, Đỗ Kh., Nguyễn-Khoa Thái Anh … lâu lâu cũng vì mấy cái vụ này mà bị phản hồi lăng mạ tơi bời.”
Cô có quyền thăm viếng, có quyền ca ngợi và cũng có quyển “dỡ mu ra chào” bác Hồ của Cô. Không được học rộng, không biết làm thơ viết văn có tầm cỡ như cô, tôi không có đủ khả năng để luận bàn những chuyện đông tây kim cổ, chỉ xin được phép nhắc cô ba điều mà cả nước, dù bất cứ kẻ ngu dốt nào, ai cũng biết:
- Chuyện Cải Cách Ruộng Đất , chuyện Nhân Văn Giai Phẩm ở miền Bắc và Chuyện Tết Mậu Thân 1968 ở Huế
Xin được hỏi Cô, bàn tay ông Hồ có vấy máu của hàng vạn người dân vô tội? Chuyện Cải Cách Ruộng Đất xảy ra hầu hết là ngoài Bắc, và thời gian ấy Cô còn bé, nên có thể không chứng kiến những cảnh kinh hoàng. Còn chuyện Nhân Văn Giai Phẩm, là một nhà văn/nhà thơ, chắc Cô phải biết, nhất là một số nạn nhân “đồng nghiệp” khốn khổ của Cô vẫn còn sống sau 75. Và mới nhất là chuyện Tết Mậu Thân 1968 ở Huế? Hay gốc gác ở Huế nhưng vì mang cái tên Bắc, nên Cô chẳng còn chút tình nào với Huế, với hơn 5000 đồng hương Huế của Cô bị giết dã man trong những ngày tết cổ truyền ?
Khi vào lăng viếng bác, không biết Cô có hỏi bác của Cô điều này? Nó ngàn lần quan trọng hơn là chuyện “dì Xuân, chuyện bác Hồ không được các đồng chí của ông cho làm việc nước”. Người trí thức và ngay thẳng, không ai đem vài chuyện “ruồi bu” để đánh lận những chuyện tày trời.
Cô có biết là trong những ngày Cô và gia đình sống êm ấm ở Saigon, để Cô được trở thành cô giáo, có biết bao nhiêu người lính (và dân) miền Nam đã chết, trong đó có biết bao nhiêu thằng học trò đã học với Cô. Chính họ đã hy sinh tính mạng để giữ an toàn cho Cô, và giúp cho Cô không sớm trở thành giáo viên “lưu dung”. Ngày xưa có lẽ Cô dạy môn Quốc Văn cho đệ nhị cấp, nên chẳng còn nhớ những bài công dân giáo dục vỡ lòng: “ăn trái nhớ kẻ trồng cây”, vậy mà tội nghiệp cho đám học trò của Cô, bây giờ đến tuổi già rồi mà cứ vẫn còn phải nằm lòng cái câu “nhất tự vi sư bán tự vi sư”.
Cô về “tham quan Hà Nội”, dắt theo mấy người bạn Mỹ, viếng lăng bác, và bận rộn công việc họp hành “giao lưu với các nhà văn trong nước”, rồi lại tất bật sang viếng cả xác chết của “chủ tịch” Mao Trạch Đông tận bên Tàu, có lẽ vì vậy mà Cô không có dịp gặp đám dân nghèo cùng khổ, và những người trí thức trẻ như, những nhà tu, đang bị hành hạ giam cầm chỉ vì lên tiếng kêu gọi nhân quyền và tự do tôn giáo. Tôi tiếc (và buồn) cho Cô, đi nghe (và viết mỉa mai) làm gì những lời nói ngọng. Đó chỉ là chuyện bình thường của những vùng quê, nơi nào cũng có, mà một nhà giáo nhà văn tên tuổi như Cô không nên làm. Tôi tiếc hơn là giá mà Cô dùng thì giờ ấy để đi thăm một nữ luật sư rất trẻ có tên Lê Thị Công Nhân, vừa mới ra tù, để nghe cô ấy nói những lời đớn đau chân thật, thăm vài gia đình vùng Thái Bình, Nam Định, hỏi xem có bao nhiêu cô con gái, bao nhiêu đứa con nít tuổi 11-12 (và có cả những người vợ nữa) đã được “xuất cảng” sang các nước Trung Quốc, Đài Loan, Đại Hàn, Cam Bốt, để làm nô lệ và gái điếm?
Cùng là đàn bà, chẳng lẽ Cô không cảm thấy chút nào tủi nhục và chua xót hay sao? Hay là Cô lại chậc lưỡi, phán rằng “biết rồi, mấy cái chuyện này đã xưa như trái đất”!
Chắc thế nào Cô cũng đã gặp giáo sư Nguyễn Huệ Chi, người đồng hành với đạo diễn Trần văn Thủy và nhiều người bạn khác của Cô ở William Joiner Center, người lập ra trang web boxitvn. Sao Cô không hỏi ông những điều quan trọng hơn của đất nước, để nghe ông tâm tình về viễn ảnh của một Việt Nam trở thành chư hầu (thực thụ) của Trung Quốc? Bao nhiêu lãnh thổ, lãnh hải của cha ông đã mất? Và ngay cả những người trí thức chống họa xâm lăng phương Bắc này đã hứng chịu những hậu quả ra sao, từ phía chính quyền?
Cô cay cú làm gì với những “ghetto người Việt” (chữ của Cô). Bản thân và gia đình họ đã từng bị hành hạ, bị sỉ nhục, bây giờ họ có “hận thù” “sặc mùi máu”, cũng là lẽ tự nhiên thôi. Hơn nữa, thấy những kẻ “tư bản đỏ” cầm quyền đang sống phè phỡn trên máu và nước mắt của dân nghèo, xã hội ở quê nhà ngày càng băng hoại, đất nước ngày càng lệ thuộc và có nguy cơ mất vào tay giặc, họ phẫn nộ cũng là lẽ thường tình. Cô có thể (và có quyền) không ưa họ, nhưng là người viết văn làm thơ, ít nhiều phải thông cảm họ. Giá hồi ấy cha của Cô bị đấu tố, chôn sống trong Cải Cách Ruộng Đất, mẹ của Cô bị trói tay, đập đầu, vùi thây trong hố chôn người tập thể ở Huế trong Tết Mậu Thân, (sau tháng 4/75) phu quân của Cô bị đày ải đánh đập đến tàn phế, mù lòa, còn Cô không được “lưu dung” mà bị cưỡng bức lên vùng kinh tế mới, mang theo một đàn con dại sống đói khổ bơ vơ giữa rừng thiêng nước độc, bị đám cường quyền 30/4 làm nhục đến mang bầu, liệu bây giờ Cô có hận thù để “nếu đi hết biển” rồi mà cũng vẫn chưa thăm viếng được bác Hồ? Nhưng những người trong “ghetto chống Cộng sặc mùi máu” ấy cũng chỉ là một thiểu số. Cái bách phân lớn lao chính là khối người thầm lặng, nhiều người tài năng, học rộng, chí ít cũng bằng Cô, nhưng chắc chắn là họ sẽ không khi nào để mất lương tri và liêm sĩ.
Cô bênh vực cho đám trí thức hèn hạ cỡ Nguyễn Hữu Liêm, (nhưng tội nghiệp cho gs Lê Xuân Khoa bị Cô cưỡng bức đứng chung với đám này). Cô quên là Nguyễn Hữu Liêm bị đuổi ra khỏi đại hội của Hội Luật Gia Viêt Nam tại San Jose, không phải bởi những người chống Cộng “sặc mùi máu” mà bởi một số Luật sư lão thành, cùng với sự đồng tình của hầu hết những vị đồng nghiệp có mặt? Tất nhiên, họ cũng đều là những người trí thức. Còn riêng tôi, và chắc chắn tất cả đám học trò ngày xưa của Cô, chỉ cần nghe tới cái tên của gã trí thức này là đã muốn buồn nôn.
Khi tôi ngồi viết mấy dòng buồn bã này, thì dưới bài viết của Cô (trên Talawas) đã có trên 30 ý kiến. Tôi chỉ mới đọc thoáng qua mà lòng đã nhói đau, bởi dù gì Cô cũng là cô giáo của trường tôi. Ý kiến ngắn nhất của ông độc giả Louis nào đó chỉ đúng có một dòng: “Thương nữ bất tri vong quốc hận”. Tôi đã từng đọc được ở đâu đó câu này, trong bài thơ Bạc Tần Hoài của nhà thơ Đỗ Mục. Chỉ có một câu mà lòng tôi đau hơn vết chém. Chẳng lẽ cô giáo trường Võ Tánh Nha Trang tiếng tăm, nhà văn tôi từng mến mộ một thời, lại được một người lạ hoắc gọi là một “ca nhi đâu còn biết hận vong quốc” là gì!
Không biết là Cô về Hà Nội lần này có được tham dự cuộc hội thảo Văn học Việt Nam - Hoa Kỳ sau chiến tranh do Đại học Văn hóa Hà Nội và Trung tâm William Joiner thuộc Đại học Massachusetts phối hợp tổ chức, với sự tham gia của nhiều nhà văn hai nước. Nếu đúng như vậy, thì có thể bài viết trên Talawas của Cô chỉ là món quà lót đường. Nhưng khi đọc bài viết “Ngẫm nghĩ về ba tư cách văn hóa của tôi trong những ngày làm việc ở William Joiner Center”, của giáo sư Nguyễn Huệ Chi, một tên tuổi trong nước, trên trang boxitvn, ngày 06.6.10, tôi càng buồn hơn cho Cô. Bài viết của ông (có thể có người không đồng tình một vài điểm), nhưng là người sống trong nước, dưới sự “canh gác” của chính quyền, mà những điều ông viết, ngay cả nhận định về cộng đồng người Việt hải ngoại, đã vượt Cô quá xa.
Lẽ ra, tôi phải viết dài hơn, thưa thêm với Cô ít điều phải trái, nhưng ngại là Cô không có thì giờ để đọc. Bởi lòng Cô đang tràn ngập niềm vui, con tim của Cô đang rộn rã như ngày nào, (trong đại hội Việt kiều), khi Nguyễn Hữu Liêm bước lên sân khấu đồng ca bài “như có bác Hồ trong ngày vui đại thắng”. Mong là tháng 8 này Cô sẽ đến San Jose tham dự Ngày Hội Ngộ của cựu giáo sư và học sinh hai trường Võ Tánh & Nữ Trung Học Nha Trang, để gặp lại đám học trò nhỏ dại ngày xưa, mà bây giờ ai nấy cũng đều bạc tóc. Không chỉ bạc vì tuổi tác mà bạc vì từng phải trải qua cuộc trầm luân khốn khổ sau ngày “thống nhất hai miền”, để bây giờ Cô được ra Hà Nội viếng lăng bác và viết lách xỏ xiên những đồng hương sống trong các “ghetto người Việt”, mà trong đó chắc hẳn phải có những đứa học trò của Cô ngày trước.
Nếu những dòng này làm buồn lòng Cô, xin Cô thông cảm và tha lỗi. Bởi nếu tôi không viết, chắc chắn sẽ có nhiều người khác viết. Dù gì, một người học trò viết cho cô giáo của trường mình, vẫn còn nặng một chút tình. Tuổi đã già, lại sống trong cảnh lưu lạc tha hương, cái tình này lại càng đáng trân quý lắm, phải không Cô?
Kính chúc Cô được nhiều sức khỏe trong những ngày còn lại trên quê hương.
Kính chào Cô.
Phạm Tín An Ninh
*
- Ba mươi tháng Tư Đen, tôi đi Hà Nội.
Nguyễn Thị Hoài Bắc
Ấy ấy, các bác chớ có mà nhanh nhẩu phản hồi đoảng là tớ đội mũ ngược bán nước cũ (miền Nam) lươn lẹo cầu vinh với nước mới (miền Bắc), thế ra vẫn là hai nước Việt sao, nhá, chẳng qua là nhà cháu có tí công tác tình cờ rơi vào hai tuần cuối tháng Tư và đầu tháng Năm năm nay ấy thôi …
Thế là cờ đỏ rợp trời Hà Nội, thế là tivi hát hùng ca giải phóng miền Nam chúng ta cùng quyết tiến bước, nhưng bây giờ nghe không còn sợ giật mình như trước chẳng qua vì … vào thành ra cửa tây, xe ngựa chạy như bay…, nghe hát giải phóng không còn thấy sợ như ngày ấy khi chính quyền ta di tản hết rồi, thành phố lặng yên vắng ngắt, mọi người mọi nhà nằm yên thin thít nín thở như chết, ngoài đường không một bóng xe, bỗng thình lình từ cái loa nào đó vang lên tiếng hát … xác nhận thành phố đã có chủ mới!
Nhưng không sao, mấy loại đài đó là đài dớ dẩn, bấm bấm vài cái sang đài khác chập chờn thì cũng hip hop, hoà nhạc jazz, liên hoan chân dài có Jennifer Phạm nói tiếng Anh như gió, Mr. Đàm mùi mẫn nhạc sến sợ lên trời, lên trên trời … hai đứa hai nơi, nhưng em chỉ muốn làm người trần gian, Ngô Thanh Vân bay lượn Bước nhảy Hoàn vũ, và còn khối gì phim truyện đắc ý để xem. Tôi đi đâu cũng ba chân bốn cẳng về phòng xem tivi để luyện tiếng Việt cho đúng giọng Hà Nội.
Chả bù đêm hôm trước, ra khỏi sân bay Nội Bài, đang phấn khởi đắc ý, lần này mình đi Hà Nội chẳng khác gì Nhất Linh Đi Tây thuở ấy, chỉ không có được cái sướng theo bác Linh là được tha hồ đọc rạng ngày lên bãi hái chè oang oang ngoài phố mà chẳng làm Tây giật mình, mình thì ngược lại, được cái thú tha hồ nói giọng Bắc giả cầy với các cháu lái xe taxi:
“Cháu ơi, cầu này là cầu gì thế cháu?”
“Ủa, nghe cô lói giọng Hà Lội mà cô không phải là người Hà Lội à?”
Buôn dưa lê với cháu nái xe một hồi thì biết cháu quê ở Quảng Linh, trước nái xe tải, bây giờ thì chuyển qua nái taxi, ít tiền hơn nhưng đỡ mệt hơn, hai tư tuổi mà đã vợ hai con v.v… Sau hai tuần ở Hà Nội, Hạ Long, Ninh Bình, gặp gỡ, tán chuyện tầm phào với người này người kia thì thấy họ tỉnh bơ bờ dậu cho rằng Quảng Linh là Quảng Linh chứ làm gì có tỉnh nào tên là Quảng Ninh, Hạ Long thì tuy có cái bảng to đùng ra đấy nhưng vài người ngoan cường vẫn bảo là Hạ Nong.
Đi city tour thì tất nhiên phải có đi thăm Lăng Bác, vào thăm lăng bác âm u, các chị bộ đội dở mu ra chào, trời nắng, tôi không phải bộ đội nhưng chưa kịp dở nón nên bị anh cảnh vệ dữ dằn lừ mắt phất tay ra hiệu. Tôi thấy Bác nằm nghiêm trang, hồn hậu, đèn mờ nên mặt như mặt sáp, sau này vào xem ông Mao ở Trung Quốc cũng thấy không biết đâu là thật đâu là giả, nhưng nói chung, Bác Hồ mình đẹp trai hơn Bác Mao, theo tôi. Khu nhà ở của Bác nguy nga bát ngát, người tour guide nói tiếng Anh giới thiệu đây là nhà cũ của French Ambassador, một tên Tây trong đoàn xì xào, dạo đó Việt Nam là thuộc địa của Pháp thì làm sao có đại sứ?
Cụ già xứ Nghệ sống thanh đạm và có vẻ lặng lẽ, tủ sách nhỏ, vài quyển sách cũ đã tróc gáy, sờn bìa, thậm chí mất cả bìa, giấy ố vàng rất giống mấy quyển sách của ông già tôi khi ông về hưu; vườn hoa, ao cá, nhà sàn, khu vườn mênh mông, nếu hồi ký sách vở của vài nhân vật thân cận Bác nói đúng thì những năm cuối đời không được các đồng chí cho tham gia việc nước, suốt ngày cứ ra vào vỗ tay nói chuyện với cá không biết nói chỉ biết đớp mồi, ông cụ sống cô tịch lặng lẽ mà lại không được la đà tiêu dao thoải mái rượu đến gốc cây ta sẽ nhắp, gót sen theo đủng đỉnh một đôi dì, vừa hé ra một dì Xuân gì đấy đã bị Bộ Chính trị tàn sát ngay, tôi thấy tội nghiệp Bác, sống thế có khác gì Bác đang bị cầm tù … Tuổi già của mọi người, dù là của một người thông minh kiệt xuất như ông cũng không hơn gì bọn dân ngu như tôi, rồi mình sẽ có chuyện để tự an ủi nếu lỡ có buồn khi về hưu bị ngồi một mình …
Hà Nội ba mươi sáu phố phường không lớn, không trẻ trung, nhà cao cửa rộng hiện đại như Sài Gòn nhưng rất giống Rome, Bắc Kinh, Paris ở vẻ cổ kính đan xen với hiện đại. Chùa Trấn Bắc, trấn bắc hành cung cảnh dãi dầu, Ô Cầu Giấy Henri Rivière bị Cờ Đen giết, người anh hùng áo vải nửa đêm trừ tịch định ngày xuất chinh kéo một mạch quân ra Bắc rượt Tôn sĩ Nghị chạy te, bỏ mặc lính hắn nghẽn cầu chết chôn thành Gò Đống Đa, Quốc Tử Giám, một thời sĩ tử ưu tú khăn xếp áo the trang nghiêm đến nghe giọng giảng bài sang sảng của các bậc danh nho. Nói về cái giọng danh nho sang sảng một thời của Hà Nội chắc phải nhắc đến bác Bô-xít Nguyễn Huệ Chi thôi. Bác gầy, tầm thước, tôi đã gặp mấy lần ở Mỹ, gặp lại bác vẫn vậy, hồn nhiên, thư sinh, và hùng hồn sang sảng, nói hồn nhiên vì khi nghe chúng tôi đến, bác Chi chơi nguyên một bộ pyjama, một ống quần xăng lên, một ống bỏ xuống, ra đến tận đầu ngõ đứng chờ (nhà của bác Chi và bác Dương Tường đều là những căn nhà đẹp và đều ở trong ngõ,) vào nhà, sẵn gặp một đám khách đang sẵn sàng hóng chuyện, bác sang sảng hùng hồn kể một lèo chuyện bị công an lôi lên làm việc vì cái website bauxite, nhưng lại được công an tặng rượu quý sau đó; đến khi chúng tôi đề nghị chụp ảnh trong nhà thì bác đi thay một bộ đồ áo sơ mi và quần tây mới toanh cáo cạnh, còn nguyên cả giấy nhãn hiệu vướng ở cổ lòng thòng. Tôi nghe bác gọi vợ bằng tên: “này Hương (?), vào chụp ảnh đi!” tôi nghe không rõ lắm tên bác gái, nhưng cách xưng hô của một cặp vợ chồng lớn tuổi đã từng là mối tình sinh viên nghe vẫn nhẹ nhàng trong sáng và… hấp dẫn như của một cặp tình nhân trẻ. Ra đến cửa tôi được Nguyễn Thị Minh Hà ở Nhà xuất bản Phụ Nữ cho biết thêm thông tin, bác gái là Nguyễn Kim Hưng cũng là một chuyên gia Hán-Nôm của Hà Nội.
Hai gian nhà là thư viện tư gia Hán-Nôm của Nguyễn Huệ Chi thì khỏi nói, mai sau dầu có bao giờ mong sẽ được bảo quản tốt hơn tủ sách của thầy Vương Hồng Sển hiện nay ở miền Nam.
Nói về bảo quản di tích ngàn năm Thăng Long thì chỉ có Lăng Bác là vào hạng nhất, nhưng xác của Bác thì nghe đâu tháng 10 này lại phải đem đi Nga để bảo quản lại. Ở khu triển lãm các dạng nhà cổ, nhà sàn dân tộc thì nhân viên tỉnh bơ nấu ăn thật ngay trong bếp thiết kế giả, vài người lăn kềnh ra soải tay soải chân nằm ngủ tự nhiên trên sạp tre, mặc kệ du khách tò mò xem xét ngắm nghía, cứ ngỡ họ làm mẫu minh hoạ người Việt cổ, nhưng ngó lại không phải vì họ đang ăn mặc… giống như tôi, ở Quốc Tử Giám, tôi thấy các cánh cửa gỗ bị long ốc ra, những con ốc cũng bằng gỗ của một thời văng đâu mất tiêu, cánh cửa bị dẹp qua bên xếp xó bụi bám để dành chỗ bày hàng bán các món rùa giả, bia tiến sĩ bằng plastic … cho khách du lịch. Cũng ở đó, không ai quắc mắt tôi phải dở nón ra khi vào nơi trang nghiêm, nên cha mẹ các em nhỏ tha hồ dạy con (làm cái phép) đến sờ đầu, cỡi cổ rùa đá để chụp ảnh (sau này bất chiến tự nhiên thành, học lai rai cũng có tiến sĩ hay phó tiến sĩ?) Nhiều bia tiến sĩ đã mờ chữ đi một nửa, có tấm mòn gần hết, trong khi sách của cụ Hồ có long gáy hay mất bìa cũng vẫn được an toàn nằm kín trong tủ khoá chẳng làm sao mà đụng đến được!
Tôi đến Hà Nội cũng hơi … trật đường rầy. Xem thời tiết trước ở internet thì thấy rất nóng, chỉ toàn mang áo quần ngắn tay ngắn chân, ai ngờ đến nơi lại rét nàng Bân thế là tha hồ run cầm cập. Nhưng sau đó ghé chơi thăm công ty của Nguyễn Thuỵ Kha và Trần Thị Trường được mời ăn bánh trôi thân em vừa trắng lại vừa tròn mà Trần Thị Trường nói là nhân dịp tết Hàn thực là tết ăn đồ lạnh, tại trời nóng quá phải ăn đồ lạnh cho mát hay tại để nhớ ông Khuất Nguyên? Tôi đem ý này hỏi một cháu nái xe khác, cháu nói, là tết thì ăn tết thế thôi, chả biết ông nào với bà nào, và gọi điện nhắc vợ ngay “em ơi, hôm nay tết hàn thực đấy nhé!” Ở miền Nam tôi chưa hề ăn tết này nên thấy người Hà Nội rất cổ truyền. Cũng phải thôi, sống giữa một miền núi non đan xen quá khứ và hiện tại gần gũi chen lẫn gắn bó như thế, con người hồn nhiên sống với lịch sử và Hà Nội tương tự với Huế, có thể bảo thủ một chút, nhưng phong cách bảo vệ cổ truyền hơn hẳn những miền khác của đất nước, trong một ý nghĩa tích cực.
Ba má tôi từ miền Trung vào Nam lập nghiệp đã lâu, sinh đẻ anh chị em chúng tôi ở Sài Gòn, chúng tôi đi học ở Sài Gòn, Đà Lạt, Nha Trang, lớn lên tôi lại có việc làm và gia đình ở Nha Trang, những di tích lịch sử của tôi cũ lắm là Lăng Ông Lê văn Duyệt, sau đó là mấy cái tháp Chàm, tôi đi qua đi lại chỉ thấy hơi mặc cảm chút xíu là mình chiếm nước người ta lại còn diệt chủng họ nữa thì chẳng có gì đáng tự hào, Lăng Ông thì tôi buồn vì cách xử sự tàn ác với nhân tài của một ông vua xứ Huế của mẹ tôi.
Nhưng đến Hà Nội thì tôi thấy cái gì là cội nguồn, cái gì là lịch sử, và cái gì là các vua Hùng đã có công dựng nước, bác cháu ta phải ra công giữ nước. Khi lên biên giới đến xem Hữu Nghị Quan thấy cột mốc biên giới quả có bị lùi lại thật, quả các đồng chí công an Trung Quốc có dương oai diệu võ thật, người nói câu nói trên dù có là ai đi nữa cũng không thể bị/được gọi bằng những từ xỏ xiên như già hồ, cáo hồ, giặc hồ, con hoang của Hồ Sĩ Tạo… như trưa nay khi về lại Mỹ, đi ăn trưa với vài người bạn tôi nhặt được trong mấy tờ báo tiếng Việt địa phương ở đây sử dụng, cũng vẫn cái luận đề sát cộng, diệt cộng năm mươi năm trước sặc mùi máu, mà máu của ai đây mới được chứ, máu đã đổ thành sông thành biển, tám mươi tám triệu người trong nước không ai đọc, không ai viết, không ai suy nghĩ, không ai chia sẻ những gì như ghetto người Việt ở đây viết dai, nói dài, đọc dở. Chúng ta đang tự đóng cửa rút cầu, tự cô lập, tự xa lạ mình với tổ quốc, đất nước gốc, với đồng bào ta để làm gì vậy?
Tôi không ngạc nhiên khi nghe nói đến vô số lực lượng đối lập võ mồm mà các bậc thân hào nhân sĩ người Việt nước ngoài lớn tiếng kêu gọi, ở nước ngoài quý ông bà anh chị muốn nói gì thì nói, công an có sờ gáy bắt bớ đụng đến cọng lông chân nào của anh chị đâu, nói cho vui, cho nổi bật, để xả stress, để tự sướng thì dễ, nhưng nói và được lắng nghe thì khó lắm, quý ông Lê Xuân Khoa, Nguyễn Hữu Liêm, Đỗ Kh., Nguyễn-Khoa Thái Anh… lâu lâu cũng vì mấy cái vụ này mà bị phản hồi lăng mạ tơi bời. Trong nước nghe các anh chị Nguyễn Huệ Chi, Đà Linh, Trần Thị Trường kể chuyện chạm trần mà không vượt ngưỡng, chuyện công an văn hoá làm việc mới là ghê. Lần tổ chức ra mắt quyển Thơ đến từ đâu đã phải làm như đánh du kích không bằng, và banderole giới thiệu đã phải thay đi đổi lại mấy lần để … thoát. Tuy nhiên, so với cái lần đã lâu rồi, thuở nhà thơ Đỗ Kh. cầm bản thảo tập hợp những truyện ngắn trong và ngoài nước do nhóm Hợp Lưu Nhật Tiến, Khánh Trường chủ trương đưa về cho nhà văn Hoàng Lại Giang in và đã không thành, Đỗ Kh. thì lại bị công an theo sát nút, coi như Nguyễn Đức Tùng và số phận Thơ đến từ đâu lần này gặp may mắn hơn, để may ra Trần Thị Trường lấy lại vốn chút chút vì đã chơi ngông tung tiền ra xuất bản. Ở Việt Nam, chưa có nhà xuất bản tư nhân, muốn in sách báo phải hợp đồng với nhà xuất bản của nhà nước, và trường hợp Thơ đến từ đâu là hợp đồng của công ty Nguyễn Thuỵ Kha, Trần Thị Trường ký với nhà xuất bản Lao Động. Nhưng đạt được hợp đồng hay chịu ký hợp đồng in sách tư nhân lại là một chuyện khá gay go, bây giờ tôi mới hiểu tại sao ông Đặng Tiến bảo phải đánh giá cao nhà xuất bản Lao Động trong trường hợp này.
Nhưng tiệm sách tư nhân thì khá lớn và khang trang mà lại có phong thái ấm cúng, sang trọng và tất nhiên có cá tính riêng tây hơn những hiệu sách Tràng Thi hay Fahasa của nhà nước. Tôi tình cờ có dịp đến dự buổi ra mắt sách của nhà văn trẻ Linh Lê ở hiệu sách Đông Tây của dịch giả Đoàn Tử Huyến, thấy đông đảo độc giả đến dự, mua sách, ký sách, trao đổi, chuyện trò rôm rả mà thèm. Vì là nơi hội tụ nhân sĩ Bắc Hà nên đã được gặp và nghe các bài nói chuyện và giới thiệu về sách vở quan trọng của Phạm Xuân Nguyên, Lê Anh Hoài, gặp mặt Đà Linh, Đoàn Tử Huyến, Trần Thị Trường và diễn viên Xuân Tóc Đỏ một thời và bây giờ anh đang là đạo diễn một số phim tài liệu và phim truyền hình …
Tháng Năm, Hà Nội lại nóng như điên. Tôi ra Hồ Gươm ngồi hóng mát một mình, liễu rũ la đà, nước đậm rong rêu, chờ mãi chả thấy hậu duệ rùa nào của cụ-rùa-ngậm-gươm năm xưa xuất hiện, trai thanh gái tú Hà Nội bây giờ tây hơn Tây cặp kè khoác vai ôm ấp thoải mái nơi ghế đá, một bác gái ngồi cạnh, áo cánh trắng, quần đen ống rộng, và ngắn như thời bao cấp thiếu vải, tay phe phẩy cái quạt giấy màu tím, tôi buôn dưa lê với bác đỡ buồn.
Tôi quên rồi, nguời Việt mình hay hỏi tuổi người khác thẳng tưng, bác hỏi tôi:
“Năm nay bác bao tuổi rồi?”
Tôi giật mình nhưng lanh miệng phịa:
“Tôi tuổi Dần.”
Bác gái lẩm nhẩm tính, mới biết bác khoảng sáu mươi, trẻ tuổi hơn tôi. Trời ạ, mà tôi lại quần jean áo sơ mi ngắn tay sọc kẻ. Thấy một cái quạt đan bằng lát rất đẹp tôi mua chơi nhưng rồi chỉ vứt ở khách sạn không dám phe phẩy mang theo đi ngoài đường sợ thấy mình giống ông địa, bác gái nói, bác nói giọng Bắc lơ lớ giọng Nam nhỉ, tôi bảo vâng, tôi ở trong Nam ra chơi, bác bảo giời nóng thế này hiệu tôi bán chăn đệm ga nên cũng ế ẩm lắm nên mới ra đây ngồi chơi một chốc; một chị bán quà rong mời chúng tôi mua quả dứa, hồng xiêm và na mà ăn cho mát; chị khác đi buôn đồ đồng nát ghé lại góp chuyện thì lại khuyên tôi nên ăn thử quả mã tử mát hơn. Nếu tôi phiên dịch các câu chuyện này ra tiếng Nam thì phải nói thế này: trời nóng như zầy, tiệm bán mền gối khăn giường của tui ai mà mua, mời hai cô mua trái thơm, lồng mức và trái mảng cầu, còn chị bán ve chai thì khuyên nên ăn củ năng cho mát người hơn.
Và thế nghĩa rằng thì là … tôi đang hiểu và biết nói được đến … hai thứ tiếng Việt! Ba mẹ tôi là người Trung, tất nhiên tôi sẽ dễ dàng hạ sang tone nặng trịch, rứa là tui nọi được tợi ba thự tiệng Việt rồi đó nghẹ. Thời buổi toàn cầu hoá, khuynh hướng nổi bật hiện nay là mỗi người nên tự trang bị cho mình ít nhất là hai sinh ngữ, bilingual, cho nó văn minh văn hoá, tôi thấy yên chí lớn, vì với khả năng nghe và nói tiếng Việt vừa rồi, tôi đã là multilingual rồi còn gì.
Khoẻ re, khoẻ re … như con bò kéo xe, người lần đầu đến rồi đi từ Hà Hà, Nội Nội!
Virginia, tháng 5/ 2010
Source: http://www.talawas.org/?p=20888
Ấy ấy, các bác chớ có mà nhanh nhẩu phản hồi đoảng là tớ đội mũ ngược bán nước cũ (miền Nam) lươn lẹo cầu vinh với nước mới (miền Bắc), thế ra vẫn là hai nước Việt sao, nhá, chẳng qua là nhà cháu có tí công tác tình cờ rơi vào hai tuần cuối tháng Tư và đầu tháng Năm năm nay ấy thôi …
Thế là cờ đỏ rợp trời Hà Nội, thế là tivi hát hùng ca giải phóng miền Nam chúng ta cùng quyết tiến bước, nhưng bây giờ nghe không còn sợ giật mình như trước chẳng qua vì … vào thành ra cửa tây, xe ngựa chạy như bay…, nghe hát giải phóng không còn thấy sợ như ngày ấy khi chính quyền ta di tản hết rồi, thành phố lặng yên vắng ngắt, mọi người mọi nhà nằm yên thin thít nín thở như chết, ngoài đường không một bóng xe, bỗng thình lình từ cái loa nào đó vang lên tiếng hát … xác nhận thành phố đã có chủ mới!
Nhưng không sao, mấy loại đài đó là đài dớ dẩn, bấm bấm vài cái sang đài khác chập chờn thì cũng hip hop, hoà nhạc jazz, liên hoan chân dài có Jennifer Phạm nói tiếng Anh như gió, Mr. Đàm mùi mẫn nhạc sến sợ lên trời, lên trên trời … hai đứa hai nơi, nhưng em chỉ muốn làm người trần gian, Ngô Thanh Vân bay lượn Bước nhảy Hoàn vũ, và còn khối gì phim truyện đắc ý để xem. Tôi đi đâu cũng ba chân bốn cẳng về phòng xem tivi để luyện tiếng Việt cho đúng giọng Hà Nội.
Chả bù đêm hôm trước, ra khỏi sân bay Nội Bài, đang phấn khởi đắc ý, lần này mình đi Hà Nội chẳng khác gì Nhất Linh Đi Tây thuở ấy, chỉ không có được cái sướng theo bác Linh là được tha hồ đọc rạng ngày lên bãi hái chè oang oang ngoài phố mà chẳng làm Tây giật mình, mình thì ngược lại, được cái thú tha hồ nói giọng Bắc giả cầy với các cháu lái xe taxi:
“Cháu ơi, cầu này là cầu gì thế cháu?”
“Ủa, nghe cô lói giọng Hà Lội mà cô không phải là người Hà Lội à?”
Buôn dưa lê với cháu nái xe một hồi thì biết cháu quê ở Quảng Linh, trước nái xe tải, bây giờ thì chuyển qua nái taxi, ít tiền hơn nhưng đỡ mệt hơn, hai tư tuổi mà đã vợ hai con v.v… Sau hai tuần ở Hà Nội, Hạ Long, Ninh Bình, gặp gỡ, tán chuyện tầm phào với người này người kia thì thấy họ tỉnh bơ bờ dậu cho rằng Quảng Linh là Quảng Linh chứ làm gì có tỉnh nào tên là Quảng Ninh, Hạ Long thì tuy có cái bảng to đùng ra đấy nhưng vài người ngoan cường vẫn bảo là Hạ Nong.
Đi city tour thì tất nhiên phải có đi thăm Lăng Bác, vào thăm lăng bác âm u, các chị bộ đội dở mu ra chào, trời nắng, tôi không phải bộ đội nhưng chưa kịp dở nón nên bị anh cảnh vệ dữ dằn lừ mắt phất tay ra hiệu. Tôi thấy Bác nằm nghiêm trang, hồn hậu, đèn mờ nên mặt như mặt sáp, sau này vào xem ông Mao ở Trung Quốc cũng thấy không biết đâu là thật đâu là giả, nhưng nói chung, Bác Hồ mình đẹp trai hơn Bác Mao, theo tôi. Khu nhà ở của Bác nguy nga bát ngát, người tour guide nói tiếng Anh giới thiệu đây là nhà cũ của French Ambassador, một tên Tây trong đoàn xì xào, dạo đó Việt Nam là thuộc địa của Pháp thì làm sao có đại sứ?
Cụ già xứ Nghệ sống thanh đạm và có vẻ lặng lẽ, tủ sách nhỏ, vài quyển sách cũ đã tróc gáy, sờn bìa, thậm chí mất cả bìa, giấy ố vàng rất giống mấy quyển sách của ông già tôi khi ông về hưu; vườn hoa, ao cá, nhà sàn, khu vườn mênh mông, nếu hồi ký sách vở của vài nhân vật thân cận Bác nói đúng thì những năm cuối đời không được các đồng chí cho tham gia việc nước, suốt ngày cứ ra vào vỗ tay nói chuyện với cá không biết nói chỉ biết đớp mồi, ông cụ sống cô tịch lặng lẽ mà lại không được la đà tiêu dao thoải mái rượu đến gốc cây ta sẽ nhắp, gót sen theo đủng đỉnh một đôi dì, vừa hé ra một dì Xuân gì đấy đã bị Bộ Chính trị tàn sát ngay, tôi thấy tội nghiệp Bác, sống thế có khác gì Bác đang bị cầm tù … Tuổi già của mọi người, dù là của một người thông minh kiệt xuất như ông cũng không hơn gì bọn dân ngu như tôi, rồi mình sẽ có chuyện để tự an ủi nếu lỡ có buồn khi về hưu bị ngồi một mình …
Hà Nội ba mươi sáu phố phường không lớn, không trẻ trung, nhà cao cửa rộng hiện đại như Sài Gòn nhưng rất giống Rome, Bắc Kinh, Paris ở vẻ cổ kính đan xen với hiện đại. Chùa Trấn Bắc, trấn bắc hành cung cảnh dãi dầu, Ô Cầu Giấy Henri Rivière bị Cờ Đen giết, người anh hùng áo vải nửa đêm trừ tịch định ngày xuất chinh kéo một mạch quân ra Bắc rượt Tôn sĩ Nghị chạy te, bỏ mặc lính hắn nghẽn cầu chết chôn thành Gò Đống Đa, Quốc Tử Giám, một thời sĩ tử ưu tú khăn xếp áo the trang nghiêm đến nghe giọng giảng bài sang sảng của các bậc danh nho. Nói về cái giọng danh nho sang sảng một thời của Hà Nội chắc phải nhắc đến bác Bô-xít Nguyễn Huệ Chi thôi. Bác gầy, tầm thước, tôi đã gặp mấy lần ở Mỹ, gặp lại bác vẫn vậy, hồn nhiên, thư sinh, và hùng hồn sang sảng, nói hồn nhiên vì khi nghe chúng tôi đến, bác Chi chơi nguyên một bộ pyjama, một ống quần xăng lên, một ống bỏ xuống, ra đến tận đầu ngõ đứng chờ (nhà của bác Chi và bác Dương Tường đều là những căn nhà đẹp và đều ở trong ngõ,) vào nhà, sẵn gặp một đám khách đang sẵn sàng hóng chuyện, bác sang sảng hùng hồn kể một lèo chuyện bị công an lôi lên làm việc vì cái website bauxite, nhưng lại được công an tặng rượu quý sau đó; đến khi chúng tôi đề nghị chụp ảnh trong nhà thì bác đi thay một bộ đồ áo sơ mi và quần tây mới toanh cáo cạnh, còn nguyên cả giấy nhãn hiệu vướng ở cổ lòng thòng. Tôi nghe bác gọi vợ bằng tên: “này Hương (?), vào chụp ảnh đi!” tôi nghe không rõ lắm tên bác gái, nhưng cách xưng hô của một cặp vợ chồng lớn tuổi đã từng là mối tình sinh viên nghe vẫn nhẹ nhàng trong sáng và… hấp dẫn như của một cặp tình nhân trẻ. Ra đến cửa tôi được Nguyễn Thị Minh Hà ở Nhà xuất bản Phụ Nữ cho biết thêm thông tin, bác gái là Nguyễn Kim Hưng cũng là một chuyên gia Hán-Nôm của Hà Nội.
Hai gian nhà là thư viện tư gia Hán-Nôm của Nguyễn Huệ Chi thì khỏi nói, mai sau dầu có bao giờ mong sẽ được bảo quản tốt hơn tủ sách của thầy Vương Hồng Sển hiện nay ở miền Nam.
Nói về bảo quản di tích ngàn năm Thăng Long thì chỉ có Lăng Bác là vào hạng nhất, nhưng xác của Bác thì nghe đâu tháng 10 này lại phải đem đi Nga để bảo quản lại. Ở khu triển lãm các dạng nhà cổ, nhà sàn dân tộc thì nhân viên tỉnh bơ nấu ăn thật ngay trong bếp thiết kế giả, vài người lăn kềnh ra soải tay soải chân nằm ngủ tự nhiên trên sạp tre, mặc kệ du khách tò mò xem xét ngắm nghía, cứ ngỡ họ làm mẫu minh hoạ người Việt cổ, nhưng ngó lại không phải vì họ đang ăn mặc… giống như tôi, ở Quốc Tử Giám, tôi thấy các cánh cửa gỗ bị long ốc ra, những con ốc cũng bằng gỗ của một thời văng đâu mất tiêu, cánh cửa bị dẹp qua bên xếp xó bụi bám để dành chỗ bày hàng bán các món rùa giả, bia tiến sĩ bằng plastic … cho khách du lịch. Cũng ở đó, không ai quắc mắt tôi phải dở nón ra khi vào nơi trang nghiêm, nên cha mẹ các em nhỏ tha hồ dạy con (làm cái phép) đến sờ đầu, cỡi cổ rùa đá để chụp ảnh (sau này bất chiến tự nhiên thành, học lai rai cũng có tiến sĩ hay phó tiến sĩ?) Nhiều bia tiến sĩ đã mờ chữ đi một nửa, có tấm mòn gần hết, trong khi sách của cụ Hồ có long gáy hay mất bìa cũng vẫn được an toàn nằm kín trong tủ khoá chẳng làm sao mà đụng đến được!
Tôi đến Hà Nội cũng hơi … trật đường rầy. Xem thời tiết trước ở internet thì thấy rất nóng, chỉ toàn mang áo quần ngắn tay ngắn chân, ai ngờ đến nơi lại rét nàng Bân thế là tha hồ run cầm cập. Nhưng sau đó ghé chơi thăm công ty của Nguyễn Thuỵ Kha và Trần Thị Trường được mời ăn bánh trôi thân em vừa trắng lại vừa tròn mà Trần Thị Trường nói là nhân dịp tết Hàn thực là tết ăn đồ lạnh, tại trời nóng quá phải ăn đồ lạnh cho mát hay tại để nhớ ông Khuất Nguyên? Tôi đem ý này hỏi một cháu nái xe khác, cháu nói, là tết thì ăn tết thế thôi, chả biết ông nào với bà nào, và gọi điện nhắc vợ ngay “em ơi, hôm nay tết hàn thực đấy nhé!” Ở miền Nam tôi chưa hề ăn tết này nên thấy người Hà Nội rất cổ truyền. Cũng phải thôi, sống giữa một miền núi non đan xen quá khứ và hiện tại gần gũi chen lẫn gắn bó như thế, con người hồn nhiên sống với lịch sử và Hà Nội tương tự với Huế, có thể bảo thủ một chút, nhưng phong cách bảo vệ cổ truyền hơn hẳn những miền khác của đất nước, trong một ý nghĩa tích cực.
Ba má tôi từ miền Trung vào Nam lập nghiệp đã lâu, sinh đẻ anh chị em chúng tôi ở Sài Gòn, chúng tôi đi học ở Sài Gòn, Đà Lạt, Nha Trang, lớn lên tôi lại có việc làm và gia đình ở Nha Trang, những di tích lịch sử của tôi cũ lắm là Lăng Ông Lê văn Duyệt, sau đó là mấy cái tháp Chàm, tôi đi qua đi lại chỉ thấy hơi mặc cảm chút xíu là mình chiếm nước người ta lại còn diệt chủng họ nữa thì chẳng có gì đáng tự hào, Lăng Ông thì tôi buồn vì cách xử sự tàn ác với nhân tài của một ông vua xứ Huế của mẹ tôi.
Nhưng đến Hà Nội thì tôi thấy cái gì là cội nguồn, cái gì là lịch sử, và cái gì là các vua Hùng đã có công dựng nước, bác cháu ta phải ra công giữ nước. Khi lên biên giới đến xem Hữu Nghị Quan thấy cột mốc biên giới quả có bị lùi lại thật, quả các đồng chí công an Trung Quốc có dương oai diệu võ thật, người nói câu nói trên dù có là ai đi nữa cũng không thể bị/được gọi bằng những từ xỏ xiên như già hồ, cáo hồ, giặc hồ, con hoang của Hồ Sĩ Tạo… như trưa nay khi về lại Mỹ, đi ăn trưa với vài người bạn tôi nhặt được trong mấy tờ báo tiếng Việt địa phương ở đây sử dụng, cũng vẫn cái luận đề sát cộng, diệt cộng năm mươi năm trước sặc mùi máu, mà máu của ai đây mới được chứ, máu đã đổ thành sông thành biển, tám mươi tám triệu người trong nước không ai đọc, không ai viết, không ai suy nghĩ, không ai chia sẻ những gì như ghetto người Việt ở đây viết dai, nói dài, đọc dở. Chúng ta đang tự đóng cửa rút cầu, tự cô lập, tự xa lạ mình với tổ quốc, đất nước gốc, với đồng bào ta để làm gì vậy?
Tôi không ngạc nhiên khi nghe nói đến vô số lực lượng đối lập võ mồm mà các bậc thân hào nhân sĩ người Việt nước ngoài lớn tiếng kêu gọi, ở nước ngoài quý ông bà anh chị muốn nói gì thì nói, công an có sờ gáy bắt bớ đụng đến cọng lông chân nào của anh chị đâu, nói cho vui, cho nổi bật, để xả stress, để tự sướng thì dễ, nhưng nói và được lắng nghe thì khó lắm, quý ông Lê Xuân Khoa, Nguyễn Hữu Liêm, Đỗ Kh., Nguyễn-Khoa Thái Anh… lâu lâu cũng vì mấy cái vụ này mà bị phản hồi lăng mạ tơi bời. Trong nước nghe các anh chị Nguyễn Huệ Chi, Đà Linh, Trần Thị Trường kể chuyện chạm trần mà không vượt ngưỡng, chuyện công an văn hoá làm việc mới là ghê. Lần tổ chức ra mắt quyển Thơ đến từ đâu đã phải làm như đánh du kích không bằng, và banderole giới thiệu đã phải thay đi đổi lại mấy lần để … thoát. Tuy nhiên, so với cái lần đã lâu rồi, thuở nhà thơ Đỗ Kh. cầm bản thảo tập hợp những truyện ngắn trong và ngoài nước do nhóm Hợp Lưu Nhật Tiến, Khánh Trường chủ trương đưa về cho nhà văn Hoàng Lại Giang in và đã không thành, Đỗ Kh. thì lại bị công an theo sát nút, coi như Nguyễn Đức Tùng và số phận Thơ đến từ đâu lần này gặp may mắn hơn, để may ra Trần Thị Trường lấy lại vốn chút chút vì đã chơi ngông tung tiền ra xuất bản. Ở Việt Nam, chưa có nhà xuất bản tư nhân, muốn in sách báo phải hợp đồng với nhà xuất bản của nhà nước, và trường hợp Thơ đến từ đâu là hợp đồng của công ty Nguyễn Thuỵ Kha, Trần Thị Trường ký với nhà xuất bản Lao Động. Nhưng đạt được hợp đồng hay chịu ký hợp đồng in sách tư nhân lại là một chuyện khá gay go, bây giờ tôi mới hiểu tại sao ông Đặng Tiến bảo phải đánh giá cao nhà xuất bản Lao Động trong trường hợp này.
Nhưng tiệm sách tư nhân thì khá lớn và khang trang mà lại có phong thái ấm cúng, sang trọng và tất nhiên có cá tính riêng tây hơn những hiệu sách Tràng Thi hay Fahasa của nhà nước. Tôi tình cờ có dịp đến dự buổi ra mắt sách của nhà văn trẻ Linh Lê ở hiệu sách Đông Tây của dịch giả Đoàn Tử Huyến, thấy đông đảo độc giả đến dự, mua sách, ký sách, trao đổi, chuyện trò rôm rả mà thèm. Vì là nơi hội tụ nhân sĩ Bắc Hà nên đã được gặp và nghe các bài nói chuyện và giới thiệu về sách vở quan trọng của Phạm Xuân Nguyên, Lê Anh Hoài, gặp mặt Đà Linh, Đoàn Tử Huyến, Trần Thị Trường và diễn viên Xuân Tóc Đỏ một thời và bây giờ anh đang là đạo diễn một số phim tài liệu và phim truyền hình …
Tháng Năm, Hà Nội lại nóng như điên. Tôi ra Hồ Gươm ngồi hóng mát một mình, liễu rũ la đà, nước đậm rong rêu, chờ mãi chả thấy hậu duệ rùa nào của cụ-rùa-ngậm-gươm năm xưa xuất hiện, trai thanh gái tú Hà Nội bây giờ tây hơn Tây cặp kè khoác vai ôm ấp thoải mái nơi ghế đá, một bác gái ngồi cạnh, áo cánh trắng, quần đen ống rộng, và ngắn như thời bao cấp thiếu vải, tay phe phẩy cái quạt giấy màu tím, tôi buôn dưa lê với bác đỡ buồn.
Tôi quên rồi, nguời Việt mình hay hỏi tuổi người khác thẳng tưng, bác hỏi tôi:
“Năm nay bác bao tuổi rồi?”
Tôi giật mình nhưng lanh miệng phịa:
“Tôi tuổi Dần.”
Bác gái lẩm nhẩm tính, mới biết bác khoảng sáu mươi, trẻ tuổi hơn tôi. Trời ạ, mà tôi lại quần jean áo sơ mi ngắn tay sọc kẻ. Thấy một cái quạt đan bằng lát rất đẹp tôi mua chơi nhưng rồi chỉ vứt ở khách sạn không dám phe phẩy mang theo đi ngoài đường sợ thấy mình giống ông địa, bác gái nói, bác nói giọng Bắc lơ lớ giọng Nam nhỉ, tôi bảo vâng, tôi ở trong Nam ra chơi, bác bảo giời nóng thế này hiệu tôi bán chăn đệm ga nên cũng ế ẩm lắm nên mới ra đây ngồi chơi một chốc; một chị bán quà rong mời chúng tôi mua quả dứa, hồng xiêm và na mà ăn cho mát; chị khác đi buôn đồ đồng nát ghé lại góp chuyện thì lại khuyên tôi nên ăn thử quả mã tử mát hơn. Nếu tôi phiên dịch các câu chuyện này ra tiếng Nam thì phải nói thế này: trời nóng như zầy, tiệm bán mền gối khăn giường của tui ai mà mua, mời hai cô mua trái thơm, lồng mức và trái mảng cầu, còn chị bán ve chai thì khuyên nên ăn củ năng cho mát người hơn.
Và thế nghĩa rằng thì là … tôi đang hiểu và biết nói được đến … hai thứ tiếng Việt! Ba mẹ tôi là người Trung, tất nhiên tôi sẽ dễ dàng hạ sang tone nặng trịch, rứa là tui nọi được tợi ba thự tiệng Việt rồi đó nghẹ. Thời buổi toàn cầu hoá, khuynh hướng nổi bật hiện nay là mỗi người nên tự trang bị cho mình ít nhất là hai sinh ngữ, bilingual, cho nó văn minh văn hoá, tôi thấy yên chí lớn, vì với khả năng nghe và nói tiếng Việt vừa rồi, tôi đã là multilingual rồi còn gì.
Khoẻ re, khoẻ re … như con bò kéo xe, người lần đầu đến rồi đi từ Hà Hà, Nội Nội!
Virginia, tháng 5/ 2010
Source: http://www.talawas.org/?p=20888
No comments:
Post a Comment