Nguyễn Phước Đáng
1. LUẬT SỬ DỤNG "I" VÀ "Y"
Bây giờ tôi đọc "y" ra "Y gờ-réc" đàng hoàng, chớ hồi bé bỏng tiểu học tôi đọc nhại theo người lớn là "Y cà-rết".
Ðọc theo chữ quốc ngữ, đó là "y dài", đối chọi lại với "i ngắn". Người mình quen thấy sao nói vậy, thấy nó dài thì gọi là dài, còn thấy nó ngắn thì gọi là ngắn để phân biệt 2 chữ cái đồng âm dị tự nầy. Người ta từng đặt tên "dê trên" cho "d" và "dê dưới" cho "gi", cũng theo cái thấy “d” viết cao lên trên, và "gi" viết kéo xuống dưới.
Y dài, i ngắn gây tranh luận triền miên, cho đến nay vẫn chưa phân thắng bại. Phe tự coi là tiến bộ thì thích dùng i ngắn. Chỉ khi nào kẹt lắm mới dùng y dài. Gặp tên vua Bảo Ðại Vĩnh Thuỵ , gặp tên ca sĩ Thanh Thuý , gặp chức vụ Uỷ viên ... họ mới ráng xài y dài, nghĩa là khi nào kẹt gặp chữ có vần hoà âm họ mới lôi y dài ra chịu trận, còn không thì họ xài tuốt luốt i ngắn hết. Thế kỷ , nước Mỹ, ly tách ... họ viết thế kỉ , nước Mĩ, li tách ... và còn xác định thẳng rằng viết như vậy mới đúng nữa. Hai trường học ở Thị Xã Long Xuyên mang chung một tên, toạ lạc sát vách nhau, một trường tên là cấp 1 Mỹ Long, còn trường kia tên là cấp 2 Mĩ Long. Sau một thời gian, bị nhiều lời đàm tiếu, nói ra nói vào, những người "cấp tiến" sửa lại là "cấp 2 Mỹ Long".
Như vậy, dùng y dài cũng được, mà dùng i ngắn cũng được!
Theo tôi, không có luật sử dụng i và y , mà chỉ có một vài quy tắc sử dụng, tùy theo suy nghiệm của từng người.
Một số nhà ngôn ngữ nói rằng "mỗi âm nên biểu thị bằng 1 ký hiệu (chữ cái) thôi". Vậy i và y đồng âm (phát ra tiếng giống nhau) vậy nên dùng i thôi, dùng chi y cho thêm rắc rối.
Có vị còn phát biểu đến chỗ quá trớn, bảo rằng chữ mây viết mâi cũng đọc ra mây được (đúng với ngôn ngữ học).
Thực tế thì không đơn giản như vậy. Bây giờ mà bỏ hẳn y thì chữ Việt sẽ rối loạn. Nói vậy, có nghĩa là không thể lấy i thay cho y được. Có nhiều trường hợp, âm i đứng một mình hay đứng cuối chữ thì viết y hay i đều phát âm giống nhau, vậy viết bằng i thì gọn hơn. Tuy nhiên, tính như vậy cũng chưa hẳn là hay, vì xét về ý nghĩa của từng chữ, thì 2 chữ đồng âm dị nghĩa mà có 2 dạng chữ khác nhau thì hay hơn là đồng âm, đồng tự mà dị nghĩa. Nói cách khác, 2 chữ viết khác nhau, có 2 nghĩa khác nhau hay hơn là 2 chữ giống nhau mà có 2 nghĩa khác nhau.
Thí dụ: Viết lý trí và lí nhí. 2 chữ lý, lí (khác mặt chữ, khác nghĩa) thì hay hơn là viết lí trí và lí nhí (giống mặt chữ, khác nghĩa)
Giáo Sư Nguyễn Ðình-Hoà không coi y dài là một nguyên âm trong hệ thống mẫu tự quốc ngữ. Có lẽ giáo sư coi y dài chỉ là biến thể của i ngắn.
Có người còn "lạc đề" khi tham chiếu văn phạm Anh ngữ, coi y là phụ âm. Tôi nói đó là lạc đề, vì nghiên cứu chữ Việt mà lấy chữ Anh vào, để buộc chữ Việt phải như chữ Anh. Những vị nầy nghiên cứu chữ Việt mà lệ thuộc, chịu ảnh hương chữ Anh thậm tệ.
Tôi để ý thấy có 4 trường hợp y dài thay thế i ngắn:
1. Thay i ngắn trong chữ có vần hoà âm. (Bắt buộc phải dùng y dài)
Thí dụ: thuỳ (mị), Tuy (nhiên), suy (nghĩ) ... (thu+ỳ , tu+y , su+y ...)
2. Thay i ngắn khi bán nguyên âm iê đứng đầu chữ.
Thí dụ: yết (kiến), yến (tiệc), yên (ổn) ... Ta viết iết, iến, iên thì phát âm đã đúng với tiếng nói rồi, nhưng quy tắc quốc ngữ buộc khi bán nguyên âm iê đứng đầu chữ thì i phải thay bằng y.
3. Thay i ngắn khi vần xuôi có u ráp với vần ngược hoặc vần hợp âm có i.
Thí dụ: xuýt (xoa), (họ) huỳnh , (đêm) khuya , khuỷu (tay). Chữ Việt không có vần yt, ynh, ya, yu ..., mà chỉ có vần it, inh, ia, iu ... Khi các vần nầy ráp với vần xuôi có u như xu, hu, khu ... thì i được thay bằng y (xu+ýt , hu+ỳnh , khu+ya , khu+ỷu).
4. Thay i ngắn khi vần xuôi có u ráp với vần ngược có iê.
Thí dụ: tuyết (trắng), (họ) Nguyễn , thuyên chuyển ... Cũng vậy, chữ Việt không có vần yêt, yên ..., mà chỉ có vần iêt, iên ... khi các vần nầy ráp với vần xuôi có u như tu, ngu, thu, chu ... thì i được thay bằng y (tu+yết , Ngu+yễn, thu+yên, chu+yển...)
Bây giờ xét qua công dụng của y dài trong việc hình thành chữ viết quốc ngữ đang dùng hiện nay. Nói cách khác, xét về vị trí của y dài trong chữ quốc ngữ, thì y dài có đủ 4 công dụng của 1 nguyên âm:
1. Y dài đứng một mình tạo được 1 chữ, ghi được 1 lời nói.
Thí dụ: (Sao) y , ý (kiến)...
2. Y dài đứng đầu chữ tạo được 1 chữ, ghi được 1 lời nói.
Thí dụ: (Thương) yêu, (chim) yến ...
3. Y dài đứng giữa chữ tạo được 1 chữ, ghi được 1 lời nói.
Thí dụ: (hoa) Quỳnh, (diễn) thuyết, luyện (tập), (họ) Nguyễn...
4. Y dài đứng cuối chữ tạo được 1 chữ ghi được 1 lời nói.
Thí dụ: ký (sự), (thủ) quỹ , thuỷ (thủ)...
Thật là khó khi tranh luận về y dài, i ngắn.
Lý giải như cách thứ nhì, phân tích thẳng vào thực tế chữ quốc ngữ đang dùng, thì y dài có 4 công dụng y như các nguyên âm a, e, ê, i, o, ô, ơ, u, ư, thì nó phải là nguyên âm.
Lý giải như cách thứ nhứt, xét đến các quy tắc quốc ngữ trước, để chỉ ra rằng có rất nhiều trường hợp y dài chỉ giữ vai trò thay thế i ngắn mà thôi. Các quy tắc đó có thật, mặc dù hầu hết chúng ta không đọc thấy trong văn kiện hay tài liệu nào. Ta biết theo suy luận hợp lý mà thôi.
Dù quả thật như vậy đi nữa, chúng ta cũng không loại hẳn y dài ra khỏi hệ thống mẫu tự quốc ngữ được:
1. Không thể lấy i ngắn thay y dài trong các chữ có vần hoà âm được.
Thí dụ: Tuy (nhiên), khuy (áo)...
2. Không thể lấy i ngắn thay y dài ráp thành vần hợp âm với bán nguyên âm â được.
Thí dụ: Ấy (là)..., (hướng) Tây , (đám) mây, thầy (giáo) ...
3. Không thể lấy i ngắn thay y dài ráp với nguyên âm a để tạo thành 1 vần nghiêng qua âm â.
Thí dụ: dạy (học), (bái) lạy , hay (giỏi), (số) bảy ...
Vậy ta có lối thoát nào cho vấn đề y-dài-i-ngắn được êm dịu không? Nghĩa là có biện luận nào hy vọng thuyết phục được cả đôi bên không?
Tôi xin mạo muội nêu ra sau đây đôi điều biện luận về vị trí hay công dụng thực sự của y dài trong chữ quốc ngữ.
Ðiều quan trọng bậc nhất là: "Y dài không có chức năng tạo vần ngược, cũng như không có chức năng tạo vần hợp âm".
Tất cả các nguyên âm a, e, ê, i, o, ô, ơ, u, ư và bán nguyên âm ă, â, iê, uô, ươ đều ráp được với phần lớn phụ âm để tạo thành vần ngược. Riêng y dài thì không. Chúng ta đâu từng thấy vần ngược yt, yc, yn, ym, ych, ynh, yp ...
Các nguyên âm a, e, ê, i, o, ô, ơ, u, ư đều tạo được vần hợp âm. Riêng y dài thì không. Chúng ta đâu từng thấy vần hợp âm ya, yu.
Do vậy, ta có 2 hệ quả sau đây:
1. Y dài không có công dụng đứng đầu chữ:
(Không tạo ra được vần ngược hay vần hợp âm thì làm sao đứng đầu chữ được?)
2. Y dài không có công dụng đứng giữa chữ:
(Không tạo ra vần ngược hay vần hợp âm được thì lấy gì để ráp với các phụ âm phía trước để được đứng giữa?)
Tuy nhiên, nhóm người sáng tạo chữ quốc ngữ lại đưa ra 2 quy tắc làm cho y dài có cơ hội có được chức năng đứng đầu chữ và đứng giữa chữ. Hai quy tắc đó là:
1. Bán nguyên âm iê khi đứng đầu chữ, thì i ngắn phải được thay thế bằng y dài.
Thí dụ: Ðáng lẽ phải viết iết kiến, iến anh, iên ổn... nhưng ta bị quy tắc trên khống chế, nên phải viết yết kiến, yến anh, yên ổn. Trong trường hợp nầy, nếu không có quy tắc trên, ta viết với i ngắn, khi phát âm, các chữ đó cũng cho ra tiếng nói giống hệt như ta viết với y dài, như hiện nay.
2. Vần ngược hay vần hợp âm có i ngắn và vần ngược có bán nguyên âm iê khi ráp với u hay vần xuôi có u thì i ngắn phải được thay thế bằng y dài.
Thí dụ: Ðáng lẽ ta phải viết: Uình uịch (u+ình, u+ịch) , họ Huình (hu+ình) , họ Nguiễn (Ngu+iễn), canh khuia (Khu+ia), khuỉu (khu+ỉu) tay... nhưng ta bị quy tắc trên khống chế, nên phải viết: Uỳnh uỵch, họ Huỳnh, họ Nguyễn, canh khuya, khuỷu tay.
Thật ra quốc ngữ đâu có vần ngược ynh, ych, mà chỉ có inh, ich. Quốc ngữ cũng không có vần ngược yên: Nếu có vần yên , thì ta có thể ráp với các phụ âm khác như vầy sao để thành tạo các chữ: tyên (t + yên) , thyên (th + yên), myên (m + yên) ...? Quốc ngữ cũng không có vần hợp âm ya, yu. Nếu có thì ta có thể viết như vầy sao týa (má), (cây) mýa, (cái) dỹa, (xá)-xýu, nýu (kéo )...? Trong trường hợp nầy, nếu không có quy tắc trên, ta viết với i ngắn, khi phát âm, các chữ đó cũng cho ra tiếng nói giống hệt như ta viết với y dài, như hiện nay.
Vậy thì, nếu ta vẫn còn công nhận 2 quy tắc trên trong việc sử dụng y dài đứng đầu chữ và đứng giữa chữ, thì y dài có đủ tiêu chuẩn (có 4 chức năng để thành tạo chữ như kể ở trên) để được coi là nguyên âm như những nguyên âm khác.
Theo tôi, 2 quy tắc trên không cần thiết, nó chỉ tạo thêm ngoại lệ vô ích, vì không cần lấy y dài thay i ngắn, mà chữ viết với i ngắn, khi phát âm cũng chẳng khác biệt với chữ viết với y dài.
Còn nếu ta gạt bỏ 2 quy tắc trên, thì y dài chỉ còn có 2 công dụng trong việc thành tạo chữ: đứng một mình và đứng sau cùng để thành tạo chữ. Theo tôi, chỉ 1 công dụng "đứng một mình" mà thành tạo được một chữ ghi được một lời nói thôi cũng đủ để y dài được coi là nguyên âm rồi. Các bán nguyên âm ă, â, iê, uô, ươ không có chức năng tiên quyết nầy.
Bỏ 2 quy tắc trên, ta xoá bớt được ngoại lệ cho i ngắn, y dài. Mà cái gì "ít ngoại lệ chừng nào thì lại hay và tốt chừng nấy".
Người xưa ỡm ờ, vừa bóp xiết, giới hạn chức năng của y, lại vừa mở cửa ngách cho y thoát ra, nên gây phiền phức, gây tranh luận trong đám con cháu về chuyện y-dài-i-ngắn triền miên, chưa biết đến bao giờ mới dứt.
Cho đến nay chưa có cơ quan hay cá nhân nào đủ uy tín định đặt được quy tắc sử dụng "i" ngắn, "y" dài. Phần lớn đang sử dụng theo nếp cũ, coi y dài có 4 công dụng tạo chữ như các nguyên âm khác. Họ dùng y dài nhiều bình thường. Một số khác, được đào tạo từ miền Bắc, và một số ít theo thời, ở miền Nam, lại sử dụng rất ít y dài. Lúc nào kẹt lắm, khi dùng i ngắn mà không thể phát âm ra đúng tiếng nói, thì họ mới dùng đến y dài. Ngoài những chữ có vần hoà âm cần y dài, họ cũng không thể dùng i ngắn trong các chữ có vần ay hay ây. Câu nói "Miền Tây, dân cày cấy mà hát hò rất hay", đâu có ai viết là "Miền Tâi, dân cài cấi mà hát hò rất hai".
Nguyễn Phước Đáng
1. LUẬT SỬ DỤNG "I" VÀ "Y"
Bây giờ tôi đọc "y" ra "Y gờ-réc" đàng hoàng, chớ hồi bé bỏng tiểu học tôi đọc nhại theo người lớn là "Y cà-rết".
Ðọc theo chữ quốc ngữ, đó là "y dài", đối chọi lại với "i ngắn". Người mình quen thấy sao nói vậy, thấy nó dài thì gọi là dài, còn thấy nó ngắn thì gọi là ngắn để phân biệt 2 chữ cái đồng âm dị tự nầy. Người ta từng đặt tên "dê trên" cho "d" và "dê dưới" cho "gi", cũng theo cái thấy “d” viết cao lên trên, và "gi" viết kéo xuống dưới.
Y dài, i ngắn gây tranh luận triền miên, cho đến nay vẫn chưa phân thắng bại. Phe tự coi là tiến bộ thì thích dùng i ngắn. Chỉ khi nào kẹt lắm mới dùng y dài. Gặp tên vua Bảo Ðại Vĩnh Thuỵ , gặp tên ca sĩ Thanh Thuý , gặp chức vụ Uỷ viên ... họ mới ráng xài y dài, nghĩa là khi nào kẹt gặp chữ có vần hoà âm họ mới lôi y dài ra chịu trận, còn không thì họ xài tuốt luốt i ngắn hết. Thế kỷ , nước Mỹ, ly tách ... họ viết thế kỉ , nước Mĩ, li tách ... và còn xác định thẳng rằng viết như vậy mới đúng nữa. Hai trường học ở Thị Xã Long Xuyên mang chung một tên, toạ lạc sát vách nhau, một trường tên là cấp 1 Mỹ Long, còn trường kia tên là cấp 2 Mĩ Long. Sau một thời gian, bị nhiều lời đàm tiếu, nói ra nói vào, những người "cấp tiến" sửa lại là "cấp 2 Mỹ Long".
Như vậy, dùng y dài cũng được, mà dùng i ngắn cũng được!
Theo tôi, không có luật sử dụng i và y , mà chỉ có một vài quy tắc sử dụng, tùy theo suy nghiệm của từng người.
Một số nhà ngôn ngữ nói rằng "mỗi âm nên biểu thị bằng 1 ký hiệu (chữ cái) thôi". Vậy i và y đồng âm (phát ra tiếng giống nhau) vậy nên dùng i thôi, dùng chi y cho thêm rắc rối.
Có vị còn phát biểu đến chỗ quá trớn, bảo rằng chữ mây viết mâi cũng đọc ra mây được (đúng với ngôn ngữ học).
Thực tế thì không đơn giản như vậy. Bây giờ mà bỏ hẳn y thì chữ Việt sẽ rối loạn. Nói vậy, có nghĩa là không thể lấy i thay cho y được. Có nhiều trường hợp, âm i đứng một mình hay đứng cuối chữ thì viết y hay i đều phát âm giống nhau, vậy viết bằng i thì gọn hơn. Tuy nhiên, tính như vậy cũng chưa hẳn là hay, vì xét về ý nghĩa của từng chữ, thì 2 chữ đồng âm dị nghĩa mà có 2 dạng chữ khác nhau thì hay hơn là đồng âm, đồng tự mà dị nghĩa. Nói cách khác, 2 chữ viết khác nhau, có 2 nghĩa khác nhau hay hơn là 2 chữ giống nhau mà có 2 nghĩa khác nhau.
Thí dụ: Viết lý trí và lí nhí. 2 chữ lý, lí (khác mặt chữ, khác nghĩa) thì hay hơn là viết lí trí và lí nhí (giống mặt chữ, khác nghĩa)
Giáo Sư Nguyễn Ðình-Hoà không coi y dài là một nguyên âm trong hệ thống mẫu tự quốc ngữ. Có lẽ giáo sư coi y dài chỉ là biến thể của i ngắn.
Có người còn "lạc đề" khi tham chiếu văn phạm Anh ngữ, coi y là phụ âm. Tôi nói đó là lạc đề, vì nghiên cứu chữ Việt mà lấy chữ Anh vào, để buộc chữ Việt phải như chữ Anh. Những vị nầy nghiên cứu chữ Việt mà lệ thuộc, chịu ảnh hương chữ Anh thậm tệ.
Tôi để ý thấy có 4 trường hợp y dài thay thế i ngắn:
1. Thay i ngắn trong chữ có vần hoà âm. (Bắt buộc phải dùng y dài)
Thí dụ: thuỳ (mị), Tuy (nhiên), suy (nghĩ) ... (thu+ỳ , tu+y , su+y ...)
2. Thay i ngắn khi bán nguyên âm iê đứng đầu chữ.
Thí dụ: yết (kiến), yến (tiệc), yên (ổn) ... Ta viết iết, iến, iên thì phát âm đã đúng với tiếng nói rồi, nhưng quy tắc quốc ngữ buộc khi bán nguyên âm iê đứng đầu chữ thì i phải thay bằng y.
3. Thay i ngắn khi vần xuôi có u ráp với vần ngược hoặc vần hợp âm có i.
Thí dụ: xuýt (xoa), (họ) huỳnh , (đêm) khuya , khuỷu (tay). Chữ Việt không có vần yt, ynh, ya, yu ..., mà chỉ có vần it, inh, ia, iu ... Khi các vần nầy ráp với vần xuôi có u như xu, hu, khu ... thì i được thay bằng y (xu+ýt , hu+ỳnh , khu+ya , khu+ỷu).
4. Thay i ngắn khi vần xuôi có u ráp với vần ngược có iê.
Thí dụ: tuyết (trắng), (họ) Nguyễn , thuyên chuyển ... Cũng vậy, chữ Việt không có vần yêt, yên ..., mà chỉ có vần iêt, iên ... khi các vần nầy ráp với vần xuôi có u như tu, ngu, thu, chu ... thì i được thay bằng y (tu+yết , Ngu+yễn, thu+yên, chu+yển...)
Bây giờ xét qua công dụng của y dài trong việc hình thành chữ viết quốc ngữ đang dùng hiện nay. Nói cách khác, xét về vị trí của y dài trong chữ quốc ngữ, thì y dài có đủ 4 công dụng của 1 nguyên âm:
1. Y dài đứng một mình tạo được 1 chữ, ghi được 1 lời nói.
Thí dụ: (Sao) y , ý (kiến)...
2. Y dài đứng đầu chữ tạo được 1 chữ, ghi được 1 lời nói.
Thí dụ: (Thương) yêu, (chim) yến ...
3. Y dài đứng giữa chữ tạo được 1 chữ, ghi được 1 lời nói.
Thí dụ: (hoa) Quỳnh, (diễn) thuyết, luyện (tập), (họ) Nguyễn...
4. Y dài đứng cuối chữ tạo được 1 chữ ghi được 1 lời nói.
Thí dụ: ký (sự), (thủ) quỹ , thuỷ (thủ)...
Thật là khó khi tranh luận về y dài, i ngắn.
Lý giải như cách thứ nhì, phân tích thẳng vào thực tế chữ quốc ngữ đang dùng, thì y dài có 4 công dụng y như các nguyên âm a, e, ê, i, o, ô, ơ, u, ư, thì nó phải là nguyên âm.
Lý giải như cách thứ nhứt, xét đến các quy tắc quốc ngữ trước, để chỉ ra rằng có rất nhiều trường hợp y dài chỉ giữ vai trò thay thế i ngắn mà thôi. Các quy tắc đó có thật, mặc dù hầu hết chúng ta không đọc thấy trong văn kiện hay tài liệu nào. Ta biết theo suy luận hợp lý mà thôi.
Dù quả thật như vậy đi nữa, chúng ta cũng không loại hẳn y dài ra khỏi hệ thống mẫu tự quốc ngữ được:
1. Không thể lấy i ngắn thay y dài trong các chữ có vần hoà âm được.
Thí dụ: Tuy (nhiên), khuy (áo)...
2. Không thể lấy i ngắn thay y dài ráp thành vần hợp âm với bán nguyên âm â được.
Thí dụ: Ấy (là)..., (hướng) Tây , (đám) mây, thầy (giáo) ...
3. Không thể lấy i ngắn thay y dài ráp với nguyên âm a để tạo thành 1 vần nghiêng qua âm â.
Thí dụ: dạy (học), (bái) lạy , hay (giỏi), (số) bảy ...
Vậy ta có lối thoát nào cho vấn đề y-dài-i-ngắn được êm dịu không? Nghĩa là có biện luận nào hy vọng thuyết phục được cả đôi bên không?
Tôi xin mạo muội nêu ra sau đây đôi điều biện luận về vị trí hay công dụng thực sự của y dài trong chữ quốc ngữ.
Ðiều quan trọng bậc nhất là: "Y dài không có chức năng tạo vần ngược, cũng như không có chức năng tạo vần hợp âm".
Tất cả các nguyên âm a, e, ê, i, o, ô, ơ, u, ư và bán nguyên âm ă, â, iê, uô, ươ đều ráp được với phần lớn phụ âm để tạo thành vần ngược. Riêng y dài thì không. Chúng ta đâu từng thấy vần ngược yt, yc, yn, ym, ych, ynh, yp ...
Các nguyên âm a, e, ê, i, o, ô, ơ, u, ư đều tạo được vần hợp âm. Riêng y dài thì không. Chúng ta đâu từng thấy vần hợp âm ya, yu.
Do vậy, ta có 2 hệ quả sau đây:
1. Y dài không có công dụng đứng đầu chữ:
(Không tạo ra được vần ngược hay vần hợp âm thì làm sao đứng đầu chữ được?)
2. Y dài không có công dụng đứng giữa chữ:
(Không tạo ra vần ngược hay vần hợp âm được thì lấy gì để ráp với các phụ âm phía trước để được đứng giữa?)
Tuy nhiên, nhóm người sáng tạo chữ quốc ngữ lại đưa ra 2 quy tắc làm cho y dài có cơ hội có được chức năng đứng đầu chữ và đứng giữa chữ. Hai quy tắc đó là:
1. Bán nguyên âm iê khi đứng đầu chữ, thì i ngắn phải được thay thế bằng y dài.
Thí dụ: Ðáng lẽ phải viết iết kiến, iến anh, iên ổn... nhưng ta bị quy tắc trên khống chế, nên phải viết yết kiến, yến anh, yên ổn. Trong trường hợp nầy, nếu không có quy tắc trên, ta viết với i ngắn, khi phát âm, các chữ đó cũng cho ra tiếng nói giống hệt như ta viết với y dài, như hiện nay.
2. Vần ngược hay vần hợp âm có i ngắn và vần ngược có bán nguyên âm iê khi ráp với u hay vần xuôi có u thì i ngắn phải được thay thế bằng y dài.
Thí dụ: Ðáng lẽ ta phải viết: Uình uịch (u+ình, u+ịch) , họ Huình (hu+ình) , họ Nguiễn (Ngu+iễn), canh khuia (Khu+ia), khuỉu (khu+ỉu) tay... nhưng ta bị quy tắc trên khống chế, nên phải viết: Uỳnh uỵch, họ Huỳnh, họ Nguyễn, canh khuya, khuỷu tay.
Thật ra quốc ngữ đâu có vần ngược ynh, ych, mà chỉ có inh, ich. Quốc ngữ cũng không có vần ngược yên: Nếu có vần yên , thì ta có thể ráp với các phụ âm khác như vầy sao để thành tạo các chữ: tyên (t + yên) , thyên (th + yên), myên (m + yên) ...? Quốc ngữ cũng không có vần hợp âm ya, yu. Nếu có thì ta có thể viết như vầy sao týa (má), (cây) mýa, (cái) dỹa, (xá)-xýu, nýu (kéo )...? Trong trường hợp nầy, nếu không có quy tắc trên, ta viết với i ngắn, khi phát âm, các chữ đó cũng cho ra tiếng nói giống hệt như ta viết với y dài, như hiện nay.
Vậy thì, nếu ta vẫn còn công nhận 2 quy tắc trên trong việc sử dụng y dài đứng đầu chữ và đứng giữa chữ, thì y dài có đủ tiêu chuẩn (có 4 chức năng để thành tạo chữ như kể ở trên) để được coi là nguyên âm như những nguyên âm khác.
Theo tôi, 2 quy tắc trên không cần thiết, nó chỉ tạo thêm ngoại lệ vô ích, vì không cần lấy y dài thay i ngắn, mà chữ viết với i ngắn, khi phát âm cũng chẳng khác biệt với chữ viết với y dài.
Còn nếu ta gạt bỏ 2 quy tắc trên, thì y dài chỉ còn có 2 công dụng trong việc thành tạo chữ: đứng một mình và đứng sau cùng để thành tạo chữ. Theo tôi, chỉ 1 công dụng "đứng một mình" mà thành tạo được một chữ ghi được một lời nói thôi cũng đủ để y dài được coi là nguyên âm rồi. Các bán nguyên âm ă, â, iê, uô, ươ không có chức năng tiên quyết nầy.
Bỏ 2 quy tắc trên, ta xoá bớt được ngoại lệ cho i ngắn, y dài. Mà cái gì "ít ngoại lệ chừng nào thì lại hay và tốt chừng nấy".
Người xưa ỡm ờ, vừa bóp xiết, giới hạn chức năng của y, lại vừa mở cửa ngách cho y thoát ra, nên gây phiền phức, gây tranh luận trong đám con cháu về chuyện y-dài-i-ngắn triền miên, chưa biết đến bao giờ mới dứt.
Cho đến nay chưa có cơ quan hay cá nhân nào đủ uy tín định đặt được quy tắc sử dụng "i" ngắn, "y" dài. Phần lớn đang sử dụng theo nếp cũ, coi y dài có 4 công dụng tạo chữ như các nguyên âm khác. Họ dùng y dài nhiều bình thường. Một số khác, được đào tạo từ miền Bắc, và một số ít theo thời, ở miền Nam, lại sử dụng rất ít y dài. Lúc nào kẹt lắm, khi dùng i ngắn mà không thể phát âm ra đúng tiếng nói, thì họ mới dùng đến y dài. Ngoài những chữ có vần hoà âm cần y dài, họ cũng không thể dùng i ngắn trong các chữ có vần ay hay ây. Câu nói "Miền Tây, dân cày cấy mà hát hò rất hay", đâu có ai viết là "Miền Tâi, dân cài cấi mà hát hò rất hai".
Nguyễn Phước Đáng
No comments:
Post a Comment