Monday, July 14, 2008

Hãy dâng một lời cầu nguyện cho Việt Nam

Preeta D Bansal and Richard D Land, Asia Times 15/7/08,
Khánh Ðăng lược dịch

HOA THỊNH ÐỐN – Vài ngày sau khi vừa đảm nhiệm chức vụ chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, trong một quá trình theo đuổi khá lâu để được xác nhận có một tư thế trên trường quốc tế, thì chính phủ Việt Nam đã đưa ra những lời cảnh cáo nham hiểm đến các vị lãnh đạo Phật giáo là không được biến tang lễ của vị tăng thống 87 tuổi của giáo hội bị cấm đoán thành một “cuộc biểu dương chống nhà nước”.

Thay vì đưa ra những lời đe doạ để tiếp tục xúc phạm đến những tiêu chuẩn quốc tế thông thường về tự do tôn giáo, thì nhà nước Việt Nam nên chấm dứt những hạn chế vô lý đối với tổ chức Phật giáo lớn nhất Việt Nam, đó là Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN). Khi đảm đương một vị trí quan trọng ở Liên Hiệp Quốc trong tháng này, Việt Nam nên bảo vệ, chứ không nên vi phạm đến các quyền tự do căn bản.

Sự đe doạ gần đây nhất đối với GHPGVNTN theo sau sự viên tịch của Ðại lão Hòa thượng Thích Huyền Quang, vị tăng thống của GHPGVNTN được kính trọng khắp nơi như một chiến sĩ tranh đấu cho tự do và nhân quyền. Vì sự tranh đấu một cách ôn hòa mà ngài đã phải trải qua nửa cuộc đời bị giam giữ hoặc trong tù, đầu tiên là dưới chế độ của nhà cầm quyền thực dân Pháp, rồi chính phủ miền Nam, và cuối cùng là nhà nước cộng sản. Ngài qua đời vào ngày 5 tháng 7 tại tu viện nơi ngài bị quản thúc từ năm 2003.

Vị lãnh đạo mới tạm thời, Hoà thượng Thích Quảng Ðộ, và hầu hết các vị lãnh đạo lão thành khác của GHPGVNTN, cũng bị đặt dưới một kiểu giam cầm. Thậm chí ngay cả các nỗ lực mới đây của giáo hội để thành lập các tổ chức từ thiện và gia đình Phật tử ở các tỉnh đã gặp phải sự sách nhiễu, hăm doạ, và bắt bớ. Chế độ Hà Nội coi sự ủng hộ ôn hoà của các nhà sư cho tự do và nhân quyền là một mối đe dọa đến “sự ổn định” của nhà nước. Ngược lại, hàng triệu người Việt Nam coi GHPGVNTN là một tổ chức tinh thần và nhân đạo vô cùng cần thiết.

“Sự viên tịch của Hòa thượng Thích Huyền Quang tạo ra một cơ hội hiếm có cho nhà nước Việt Nam để vinh danh một nhà tranh đấu không biết mệt mỏi cho nhân quyền, bằng cách cho phép GHPGVNTN được thực hiện quyền tự do tôn giáo đúng theo các quy tắc quốc tế thông thường, để tự do chọn lựa vị lãnh đạo của riêng họ, và được tiến hành các sinh hoạt tôn giáo mà không bị quấy rầy. Nhưng thật đáng buồn, điều này sẽ không có khả năng xảy ra.

Chính phủ Hoa Kỳ vẫn tiếp tục công khai ca ngợi Việt Nam về các tiến bộ đã đạt được trong việc nới rộng sự bảo vệ cho các cộng đồng tôn giáo khác nhau. Trong một chuyến viếng thăm Hoa Kỳ hồi tháng trước của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, Tổng thống Hoa Kỳ George W Bush đã tán dương các nỗ lực của nhà nước Việt Nam nhằm cải thiện tự do tôn giáo.

Nhưng một lời tuyên bố như vậy không phản ánh đúng sự thật tại Việt Nam. Uỷ ban Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế, một cơ quan độc lập cấp liên bang, đã đến Việt Nam hồi cuối năm ngoái để gặp gỡ các viên chức cao cấp của nhà nước Việt Nam và các vị lãnh đạo tôn giáo lão thành, trong đó có GHPGVNTN cũng như các thành viên của xã hội dân sự Việt Nam. Ít nhất có 30 nhà tranh đấu cho nhân quyền, dân chủ, tự do tôn giáo và quyền lợi lao động đã bị bỏ tù hơn một năm, sau khi họ bị bắt vào năm 2007, và nhiều người khác bị theo dõi thường xuyên.

Các tín đồ và cộng đồng tôn giáo ở Việt Nam cũng tiếp tục phải chịu đựng sự quấy rầy, hăm dọa và theo dõi xâm lấn nặng nề của nhà nước, đặc biệt là những người tranh đấu ôn hoà cho một quyền hạn lớn hơn về tự do tôn giáo hoặc muốn được độc lập tổ chức mà không bị nhà nước kiểm soát. Hàng chục cá nhân đang bị tù hoặc bị giam giữ vì các lý do liên quan đến các hoạt động tôn giáo hoặc cổ xuý cho tự do tôn giáo, mặc dù có sự khẳng định của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ rằng không còn bất cứ một người nào gọi là “tù nhân đáng quan tâm” tại Việt Nam.

Các cộng đồng tôn giáo khác nhau ở Việt Nam vẫn phải chịu đựng sự sách nhiễu, bắt bớ và ngược đãi giống như đối với các nhà sư của GHPGVNTN, điều này trực tiếp mâu thuẫn với các tuyên bố cho rằng tình trạng tự do tôn giáo tại Việt Nam đã được cải thiện rất đáng kể, để bảo đảm cho việc tháo gỡ Việt Nam ra khỏi danh sách các quốc gia vi phạm tự do tôn giáo. Phật giáo là một tôn giáo chính trong dân số 86 triệu người ở Việt Nam và sự đàn áp liên tục đối với GHPGVNTN vẫn là một điều tệ hại rất hiển nhiên trong thành tích vi phạm nhân quyền của Việt Nam mà chúng ta không được phép làm ngơ.

Giữa năm 2004 và 2006, Hoa Kỳ đã đưa Việt Nam vào danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt (CPC) dưới Ðạo luật Tự do Tôn giáo Quốc tế 1998. Việc chỉ định này đòi hỏi chính phủ Hoa Kỳ phải tăng cường các biện pháp ngoại giao, bao gồm cả việc trừng phạt lẫn khuyến khích các quốc gia để cam kết với Hoa Kỳ về các đường lối nhằm bảo vệ cho quyền tự do căn bản này.

Nhà nước Việt Nam đã thực hiện nhiều bước tích cực để mở rộng tự do tôn giáo cho đến năm 2006, khi họ được tháo gỡ ra khỏi danh sách CPC. Rồi sau đó, tự do tôn giáo lại bị trì hoãn: các tù nhân tôn giáo vẫn bị tù, cộng thêm các vụ bắt bớ mới, và nhiều cộng đồng tôn giáo khác nhau một lần nữa lại phải đối diện với nhiều hạn chế. Uỷ ban Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế đã xét thấy chính phủ của ông Bush hành động quá sớm sủa và đề nghị đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC.

Trong khi mối quan hệ Mỹ - Việt đang đi lên, thì Hoa Kỳ nên suy xét rõ ràng hơn về việc đề thảo ra các chính sách để áp lực nhà nước Việt Nam phải chấm dứt các vi phạm trầm trọng về tự do tôn giáo, bao gồm cả việc bắt bớ bừa bãi các nhà bất đồng chính kiến, và mở rộng sự bảo vệ của luật pháp để phù hợp với các quyền làm người đã được quốc tế công nhận.

Các vị lãnh đạo dũng cảm của GHPGVNTN cùng chư tăng và các Phật tử xứng đáng được hưởng quyền tự do hành đạo, mà không lo sợ bị nhà nước sách nhiễu và bắt bớ, như các nguyên tắc mà quốc tế đã quy định. Các chính sách và chương trình của người Mỹ nên chỉ rõ cho thấy - bằng lời nói lẫn hành động - rằng Hoa Kỳ kiên quyết đứng bên cạnh tự do, và nhân quyền ở Việt Nam.

Preeta D Bansal, một tổ hợp viên của công ty luật quốc tế Skadden, Arps, Slate, Meagher & Flom LLP, và Dr. Richard D Land, chủ tịch Uỷ ban Tự do Tôn giáo và Ðạo lý của Southern Baptist Convention, đồng thời là thành viên của Uỷ ban Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế

http://www.atimes.com/atimes/Southeast_Asia/JG15Ae01.html


  • Say a prayer for Vietnam
By Preeta D Bansal and Richard D Land

WASHINGTON - Days after taking up the presidency of the United Nations Security Council in a long-sought affirmation of its international standing, the government of Vietnam issued dark warnings to Buddhist leaders not to turn the funeral of the 87-year-old patriarch of their banned church into an "anti-government rally".

Instead of issuing threats to continue its abuse of international norms on religious freedom, the government should end its
unjustified restrictions on Vietnam's largest Buddhist organization, the United Buddhist Church of Vietnam (UBCV). In assuming its prominent position at the UN this month, Vietnam should be protecting, not violating, fundamental freedoms.

The latest government threat to the UBCV follows the death of The Most Venerable Thich Huyen Quang, the supreme patriarch of the UBCV and a widely respected champion of freedom and human rights. For his peaceful advocacy, he spent half his life in detention or prison, first under the French colonial authorities, then under the South Vietnamese government, and finally under the communist government. He died on July 5 in the monastery where he had been detained since 2003.

The new presumptive leader, Thich Quang Do, and most other senior UBCV leaders, are also under a form of detention. Even their recent efforts to organize provincial-level charitable and youth organizations have met with government harassment, intimidation and detentions. Hanoi views the peaceful monks' advocacy of freedom and human rights as a threat to government "stability". Millions of Vietnamese, in contrast, see the UBCV as a much-needed spiritual and humanitarian organization.

The death of Thich Huyen Quang offers the Vietnamese government a rare opportunity to honor a tireless advocate for human rights by allowing the UBCV to exercise freedom of religion according to international norms to freely select its own leadership and carry out its activities without interference. Sadly, this is unlikely to happen.

The US government continues to publicly praise Vietnam for the progress made expanding protections for its diverse religious communities. During a visit to the United States last month by Vietnamese Prime Minister Nguyen Tan Dung, US President George W Bush extolled the Vietnamese government's efforts to advance religious freedom.

Such a statement, however, does not reflect facts on the ground. The US Commission on International Religious Freedom, an independent federal body, traveled to Vietnam late last year and met with senior government and religious leaders, including from the UBCV, as well as with members of Vietnam's civil society. At least 30 human-rights, democracy, religious freedom and labor advocates have been imprisoned for more than a year following their arrests in 2007, and others are under constant surveillance.

Religious adherents and communities in Vietnam also continue to experience government interference, intimidation, and heavy intrusive surveillance, particularly those who peacefully advocate for greater religious freedom or seek to organize independently of government oversight. Dozens of individuals are in prison or detention for reasons related to their religious activity or religious freedom advocacy, despite the US State Department's insistence that there are no longer any so-called "prisoners of concern" in Vietnam.

The harassment and detention of UBCV monks and the abuses still experienced by Vietnam's diverse religious communities directly contradict the claim that religious freedom conditions in Vietnam have improved so substantially as to warrant removing the country from the list of religious freedom violators. Buddhism is the primary religion among Vietnam's 86 million people and the continued suppression of the UBCV remains an obvious blight on the country's human-rights record that must not be ignored.

Between 2004 and 2006, the United States designated Vietnam as a country of particular concern (CPC) under the 1998 International Religious Freedom Act. This designation requires the US to take enhanced diplomatic action and includes sanctions and incentives for countries to engage the US on ways to protect this fundamental freedom.

Vietnam took several positive steps to expand religious freedom until 2006, when the CPC designation was lifted. Thereafter, religious freedom progress stalled: prisoners remained in jail, new arrests were made, and many of Vietnam's diverse religious communities once again faced restrictions. The Commission on International Religious Freedom found that the Bush administration acted too soon and recommended that it re-designate Vietnam as a CPC.

As the US-Vietnamese relationship grows, the US should think more clearly about how to shape its policies to press the Vietnamese government to cease its severe violations of religious freedom, including the arbitrary detention of dissidents, and to expand legal protections consistent with internationally recognized human rights.

The courageous UBCV leaders and monks and their followers deserve the right to practice their religion freely, without fear of official harassment and arrest, as international statutes provide. American policies and programs should show - in word and deed - that the US stands firmly on the side of liberty, freedom, and human rights in Vietnam.

Preeta D Bansal, a lawyer in New York city and the former solicitor general of New York state and Dr Richard D Land, president of the Southern Baptist Convention's Ethics and Religious Liberty Commission, are members of the US Commission on International Religious Freedom.

(Copyright: US Commission on International Religious Freedom.)


No comments:

Post a Comment