Saturday, July 12, 2008

Phỏng vấn ông Nguyễn Văn Thanh: Chủ Tịch Hội Đồng Tư Vấn & Giám Sát- thành viên của Cộng đồng Công Giáo tại Sydney - về Ngày Giới Trẻ Thế Giới


Việt Luận


LTS: Ngày Giới Trẻ Thế Giới sắp được tổ chức tại Sydney quy tụ gần 500,000 người đến từ khắp nơi trên thế giới. Để tìm hiểu rõ hơn về ngày lễ đặc biệt này, nhất là lá thư ngỏ của Đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn đã gây xôn xao Cộng đồng Người Việt tại Hải ngoại, chúng tôi đã phỏng vấn ông Nguyễn Văn Thanh, Chủ Tịch Hội Đồng Tư Vấn & Giám Sát, Cựu Chủ Tịch Cộng Đồng Công Giáo tại Sydney để độc giả có thể hiểu rõ hơn về những diễn biến này.


Việt Luận: Một cách ngắn gọn ông có thể giải thích cho độc giả biết ý nghĩa, cũng như chương trình của Ngày Giới Trẻ Thế Giới năm 2008 (World Youth Day 2008 Ố gọi tắt là WYD 2008) sắp được tổ chức tại Sydney vào giữa tháng 7 nầy?

Ông Nguyễn Văn Thanh: Ngày Giới Trẻ Thế Giới được tổ chức do sáng kiến của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Năm 1995 là Năm Giới Trẻ Thế Giới, tại Liên Hiệp Quốc Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã quyết định tổ chức Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới. Mục đích của Đại Hội là đưa hàng triệu những người trẻ trên khắp năm châu đến với nhau qua các cuộc hành hương đến các châu như Châu Âu, Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ và Châu Đại Dương. Chính thức thì Ngày Giới Trẻ Thế Giới được bắt đầu vào năm 1987, tại Buenos Aires, Argentina, trong hai ngày 11 và 12 tháng 4, đã quy tụ hơn 900,000 khách hành hương. Nhưng trong thực tế Ngày Giới Trẻ Thế Giới đã được bắt đầu năm 1984 tại Roma, quy tụ khoảng 300,000 khách hành hương, và lần thứ hai vào năm 1985 cũng tại Roma, quy tụ khoảng 300,000 khách hành hương.

Từ ngày bắt đầu đến nay, Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới (WYD) đã được tổ chức hai năm một lần, thay phiên tại các quốc gia. Mấy năm gần đây, vì việc tổ chức một Đại Hội Quốc Tế như thế ngày càng có nhiều phức tạp, các quốc gia đứng ra tổ chức cần nhiều thời gian hơn để chuẩn bị, nên có những lần đã cách 3 năm. WYD 2000 tổ chức tại Rome quy tụ 2,000,000 khách hành hương. WYD 2002 tại Toroto, Canada, quy tụ 800,000 người. WYD 2005 tại Cologne, Đức Quốc, quy tụ 1,200,000 người, và WYD 2008 tại Sydney dự trù có khoảng 500,000 người tham dự.

Đại Hội Giới Trẻ kéo dài trong 6 ngày, bắt đầu từ thứ Ba đến Chúa Nhật. Chương trình gồm có: Thánh Lễ Khai Mạc, học hỏi giáo lỶ, nghi thức đón Đức Giáo Hoàng, đi chặng đàng Thánh Giá, các chương trình lễ hội giới trẻ, văn nghệ, hòa nhạc v.v. Cao điểm là cuộc hành hương vào ngày thứ Bảy và Thánh Lễ Bế Mạc vào sáng Chúa Nhật.

Việt Luận: Đối với những người không tham dự chính thức thì có thể tham dự những tiết mục nào trong tuần lễ này?

Ô. Nguyễn Văn Thanh: Chương trình trong tuần lễ Đại Hội sẽ xen kẽ một số sinh hoạt chung toàn thế giới, và một số sinh hoạt riêng cho từng sắc tộc hoặc ngôn ngữ khác nhau. Với những người không tham dự chính thức thì có thể tham dự những nghi lễ và sinh hoạt chung như sau:

- Thánh Lễ Khai Mạc do Đức Hồng Y George Pell chủ tế tại Barangaroo/Domain vào lúc 4giờ 30 chiều thứ Ba 15 tháng 7.

- Đón mừng Đức Giáo Hoàng tại Sydney Habour vào lúc 2giờ 45 chiều thứ Năm 17 tháng 7.

- Chặng đàng Thương Khó và Tử Nạn của Chúa Giêsu. Địa điểm: Nhà Thờ Chánh Tòa St Mary, The Domain, Art Galery, Sydney Opera House, Barangaroo, Cockle Bay . Vì số người tham dự rất đông nên Ban Tổ Chức yêu cầu người tham dự chọn 1 trong 14 địa điểm để tham dự. Toàn bộ chặng đàng Thánh Gía sẽ được trình chiếu trên màn ảnh đại vĩ tuyến.

- Thánh Lễ Bế Mạc do Đức Giáo Hoàng chủ tế tại Randwick Race Course vào lúc 9giờ sáng Chúa Nhật 20 tháng 7. BTC cho biết nếu Randwick Race Course không còn chỗ, khách tham dự có thể sang Centennial Park cạnh đó để tham dự qua các màn ảnh trực tiếp truyền hình Thánh Lễ.

- Các buổi văn nghệ, hòa nhạc và lễ hội giới trẻ vào các buổi chiều và tối trong tuần lễ Đại Hội tại Sydney. Muốn biết thêm chi tiết về những lễ hội dành cho giới trẻ xin xem trong quyển Cẩm Nang cho Khách Hành Hương.

Việt Luận: Liên quan đến lễ này, từ Việt Nam Đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn có gởi một bức thư ngỏ gây nhiều xôn xao trong cộng đồng người Việt ở hải ngoại, trong đó có nhắc đến lá cờ vàng ba sọc đỏ như sau: WYD ba lần trước ở Pháp, Đức, Canada, đều có một sự kiện mà một số bạn trẻ ở một số nơi coi như một sự cố làm tắc nghẽn con đường hiệp thông của các bạn trẻ VN. Sự cố đó là lá cờ vàng ba sọc đỏ đã được dương lên trong lúc các bạn trẻ VN từ nhiều châu lục quy tụ lại để cử hành phụng vụ hoặc sinh hoạt chung.Ể Với tư cách là một thành viên của HĐTV&GS và cũng là thành viên của Cộng Đồng Công Giáo Sydney, xin ông cho biết quan điểm của ông về lời tuyên bố này?

Ô. Nguyễn Văn Thanh: Là một người tỵ nạn cộng sản và cũng là một người Công Giáo tôi rất buồn về nhận định trên của Đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn. Mặc dù rất kính trọng chức vị của Đức Hồng Y, nhưng tôi hoàn toàn không đồng Ỷ và rất thất vọng về nhận định trên của ngài. Lá cờ là một biểu tượng thiêng liêng của một dân tộc. Lá cờ vàng ba sọc đỏ biểu tượng cho các giá trị nhân bản, tự do và dân chủ của người Việt Nam . Hàng triệu người đã hy sinh mạng sống dưới lá cờ đó. Nhất định lá cờ vàng không thể làm tắc nghẽn sự hiệp thông của các bạn trẻ Việt Nam đến từ khắp năm châu như nhận định của Đức Hồng Y. Khi đưa ra nhận định này, theo tôi, Ỷ của Đức Hồng Y là không muốn thấy lá cờ vàng hiện diện trong Đại Hội Giới Trẻ. Nhưng ngài không thể dùng những lời lẽ như trong lá thư để nói về lá cờ vàng, là biểu tượng tinh thần của hơn 3 triệu người Việt hải ngoại. Tôi cũng không hiểu tại sao Đức Hồng Y lại có nhận định như vậy, nhưng tôi tin một điều là không ai ngăn cản được chân lý và sự thật. Sự thật đó là lá cờ vàng ba sọc đỏ là lá cờ của tự do, là biểu tượng của người Việt yêu tự do trên khắp thế giới và lá cờ vàng sẽ tung bay trên bầu trời tự do Úc Châu.

Việt Luận: Theo ông biết thì phản ứng của người công giáo tại Úc nói riêng và tại hải ngoại nói chung về bức thư của Đức Hồng Y Mẫn như thế nào?

Ô. Nguyễn Văn Thanh: Theo tôi thì đại đa số người Công Giáo rất buồn về lá thư của ĐHY Phạm Minh Mẫn. Trong những ngày vừa qua, có rất nhiều bài viết bày tỏ sự bất mãn về lá thư của ĐHY. Đa số những bài viết đó là của người Công Giáo. Chúng tôi không hiểu do động cơ nào mà ĐHY có những nhận định như vậy. Những nhận định của ĐHY làm cho người ngoài Công Giáo buồn một thì những người Công Giáo chúng tôi buồn mười.

Người Công Giáo cũng như các tín đồ các tôn giáo bạn, chúng tôi vui và hãnh diện khi có các vị lãnh đạo can đảm lên tiếng bảo vệ chính nghĩa, chống lại độc tài, thối nát, bất công và tàn ác của đảng Cộng Sản và nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam. Những năm qua chúng tôi rất hãnh diện với các vị chủ chăn đầy can đảm như ĐHY Trịnh Như Khuê, ĐHY Trịnh Văn Căn, ĐHY Nguyễn Văn Thuận, Đức Cha Nguyễn Kim Điền, Cha Nguyễn Văn Lý cùng rất nhiều Giám Mục và Linh Mục khác. Gần đây nhất là Đức Cha Ngô Quang Kiệt, Tổng Giám Mục Hà Nội, đã thẳng thắn tuyên bố ngài sẽ đi tù thay cho những người cầu nguyện để đòi lại đất của Toà Giám Mục trong dịp Lễ Giáng Sinh 2007 vừa qua.

Ngược lại, chúng tôi rất buồn và đau lòng khi có những vị lãnh đạo có những nhận định đi ngược lại với ước vọng và lập trường của dân tộc.

Việt Luận: Chỉ riêng đối với người VN, ông có thể cho biết số người tham dự chính thức đến từ VN và tại các nước khác là bao nhiêu không?

Ô. Nguyễn Văn Thanh: Theo tôi được biết con số các bạn trẻ Việt Nam tham dự Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới kỳ này khoảng 3,000 người. Trong số đó có khoảng 600 người đến từ Việt Nam . Khoảng 1,200 người ở tại Úc và khoảng 1,200 người đến từ các nước ở Mỹ Châu và Âu Châu.

Việt Luận: Cờ vàng ba sọc đỏ dĩ nhiên là biểu tượng của người Việt tị nạn yêu chuộng tự do, nhưng đối với người Việt đến từ trong nước (có trên 600 người?) nếu những người này dùng cờ đỏ sao vàng làm biểu tượng của mình trong những ngày lễ này, thì cộng đồng Công giáo tại Sydney sẽ có phản ứng gì không?

Ô. Nguyễn Văn Thanh: Mục đích của Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới là đem các bạn trẻ từ khắp nơi trên thế giới lại với nhau qua một cuộc hành hương, những giờ học hỏi giáo lỶ, những sinh hoạt lễ hội giới trẻ vui tươi, lành mạnh để các bạn đón nhận Ơn Chúa và trở thành chứng nhân cho tình yêu của Chúa nơi môi trường các bạn đang sinh sống. Vì vậy điều quan tâm nhất của Ban Tổ Chức là tạo điều kiện tốt nhất để các bạn trẻ có những ngày thật vui tươi, thật thoải mái khi tham dự Đại Hội. Tôi tin rằng Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Sydney đã có những chuẩn bị cần thiết cho những ngày này.

Việt Luận: Ông có nghĩ là chính quyền CSVN có nhúng tay vào lễ hội tôn giáo này không?

Ô. Nguyễn Văn Thanh: Cộng Sản Việt Nam (CSVN) sẽ không từ bỏ bất cứ một cơ hội nào để ảnh hưởng vào các sinh hoạt trong đó có người Việt Nam , nhất là những sinh hoạt của giới trẻ. Trong Nghị Quyết 36 CSVN đã nhấn mạnh đến vấn đề xâm nhập và lũng đoạn Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại bằng cách: ỀĐổi mới và đa dạng hóa các phương thức vận động, các hình thức tập họp với mục đích đoàn kết người Việt Nam ở nước ngoài quan tâm giúp đỡ lẫn nhau, khuyến khích những hoạt động hướng về tổ quốc của bà con, nhất là thế hệ trẻỂ (NQ36). Việt Cộng không hề dấu diếm mục đích của họ khi nói phải đa dạng hóa các phương thức vận động. Tức là họ sẽ dùng mọi cách để xâm nhập và lũng đoạn Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại. Vì vậy trong lễ hội quan trọng này CSVN sẽ không bỏ qua bất cứ một cơ hội nào để tạo ảnh hưởng, và nếu không tạo được ảnh hưởng thì sẽ tìm cách quấy phá, gây chia rẽ Cộng Đồng chúng ta như họ đã làm trước đây.

Việt Luận: Theo ông thì ban tổ chức Cộng Đồng Công Giáo Sydney có đề phòng một sự va chạm có thể xảy ra giữa hai nhóm người Việt khác quan điểm chính trị?

Ô. Nguyễn Văn Thanh: Theo tôi nghĩ sẽ không có sự va chạm giữa hai nhóm người Việt khác quan điểm chính trị. Đại đa số những người đến đây đều mang một tâm tình là tham dự Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới và có cơ hội gặp gỡ các bạn trẻ khác đến từ khắp nơi trên thế giới. Đại đa số những người này là những người yêu chuộng tự do, công bình, bác ái; cả những người đến từ Việt Nam . Tôi tin rằng đại đa số họ là những người yêu tự do, không ưa Cộng Sản, nhưng vì hoàn cảnh bắt buộc phải sống dưới chế độ Cộng Sản mà thôi. Vì vậy sẽ không có sự va chạm chính kiến vì họ cũng như chúng ta thôi. Tuy nhiên chúng ta vẫn phải đề phòng những kẻ phá hoại và tôi tin rằng ban tổ chức CĐCG Sydney đã chuẩn bị cho những trường hợp bất trắc.

Việt Luận: Ông còn điều gì muốn trình bày thêm với độc giả Việt Luận không?

Ô. Nguyễn Văn Thanh: Điều tôi muốn thưa với quỶ vị là Nghị Quyết số 36 do Bộ Chính Trị đảng CSVN ban hành ngày 26/3/2004, cách đây 4 năm, hiện vẫn còn được họ tiếp tục nỗ lực thi hành tại hải ngoại. Do đó, tôi nghĩ, chúng ta phải cẩn thận lưu tâm và đề cao cảnh giác. Như tôi đã trình bày ở trên CSVN sẽ không từ bỏ một thủ đoạn nào để gây ảnh hưởng hoặc phá hoại Cộng Đồng chúng ta, nhất là trong dịp lễ hội quan trọng này. Chúng ta phải rất cẩn thận, đừng nóng nảy để rơi vào bẫy của Việt Cộng. Trong những ngày vừa qua, chúng tôi đã làm việc rất chặt chẽ với quỶ vị trong Ban Chấp Hành Cộng Đồng Liên Bang và Tiểu Bang NSW, quỶ vị đại diện CĐCGVN Sydney. Chúng tôi rất mừng vì tất cả các quỶ vị có trách nhiệm đã làm việc hết sức nhiệt tình, gắn bó trong tinh thần tích cực cộng tác và chia sẻ trách nhiệm chung. Với cách làm việc như vậy tôi tin rằng cộng sản sẽ thất bại trong mọi âm mưu lũng đoạn Cộng Đồng chúng ta. Trong phiên họp đặc biệt vào tối thứ Tư ngày 2 tháng 7 vừa qua về những vấn đề liên quan đến Đại Hội Giới Trẻ sắp tới, có sự hiện diện của ông Chủ Tịch CĐLBUC, cũng như sự hiện diện của BCH/CĐNVTD/NSW, đại diện CĐCGVN Sydney, các hội đoàn, đoàn thể và cơ quan truyền thông Việt Ngữ. Tất cả đã đồng thuận để Cộng Đồng hướng dẫn và quyết định trong mọi hành động khi cần thiết. Vì vậy, trong thời gian này, xin quỶ vị theo dõi những Thông Báo của BCH/CĐNVTDUC để có những thông tin cần thiết.

Điều thứ hai là CSVN không muốn lá cờ vàng của chúng ta hiện diện trong Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới sắp tới. Chúng ta hãy vận động đồng hương tham dự Lễ Bế Mạc thật đông đảo vào lúc 9 giờ sáng Chúa Nhật 20 tháng 7 tại Randwick Race Course với cờ vàng ba sọc đỏ, để nói lên tinh thần bất khuất của Cộng Đồng chúng ta. Đây cũng là dịp để chúng ta đón chào khách hành hương từ khắp nơi trên thế giới đến Sydney, với lá cờ vàng của người Việt Tự Do chúng ta.

Việt Luận: Xin chân thành cảm ơn ông

No comments:

Post a Comment