Saturday, July 12, 2008

Ý chí và mục tiêu sau bức thư HY Phạm Minh Mẫn




Hồng Lĩnh


Vào dịp đại hội giới trẻ (WYD) vào tháng 8/2008 tổ chức tại Sydney Úc Đại Lợi, theo sáng kiến của Giáo Hoàng Jean-Paul II định kỳ hai năm một lần, Đức Hồng Y Y.G. Pell đã chính thức mời riêng cá nhân Đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn tham dự.

Hồng Y Phạm Minh Mẫn đã gừi một bức thư đến Giám Mục chủ tịch ủy ban Mục Vụ giới trẻ, Giám Mục chủ tịch Giáo Lý và Đức Tin và Giám Mục Lạng Sơn, bức thư liên quan tới chính trị: «Lá cờ vàng ba sọc đỏ của quốc gia Việt Nam», và nay là biểu tượng của NVHN tỵ nạn trên khắp thế giới.

Hồng Y Phạm Minh Mẫn đến dự không trong tư thế đại diện hàng giáo phẩm VN và không có trách nhiệm tổ chức các người trẻ tại quốc nội sẽ tới tham giữ đại hội. Hai nét căn bản nầy phải được nêu lên để góp phần vào đánh giá của bức thư của Hồng Y Mẫn.

Qua các phản ứng giây chuyền không kém phần phẫn nộ và dữ dội của báo chí và diễn đàn tại hải ngoại.

Bức thư của Hồng Y Mẫn đã tạo nên cuộc bút chiến xoay quanh các điểm (một số bạn trẻ ở một số nơi coi như một sự cố làm tắc nghẽn con đường hiệp thông của các bạn Việt Nam. Sự cố đó là lá cờ ba sọc đỏ. Một thói đời mang tính đối kháng). Ngoài ra ít tác giả khơi rộng vấn đề liên quan tới ý chí và cũng như tác giả thật của ý tạo ra bức thư cũng như mục đích thật của bức thư sau những giòng chữ.

Bài nầy chủ đích tìm hiểu ý chí và mục tiêu của bức thư cuả HY Mẫn thông qua các giai thoại qúa khứ và hiện tình đượng cự giữa hai lực luợng Dân Chủ và Độc Tài. Phải tổng hợp ý chí và mục tiêu của bức thư trước khi ca tụng hay kết án. Trong xã hội CSVN, tất cả hành động không thể không qua kiểm soát và ưng thuận của bạo quyền. Nhất là một hành động của một vị có chức sắc của GHCGVN, một đối thủ không đội trời chung của bạo quyền.

Hiện tại là một nối tiếp của các giai thoại đã xảy ra trong quá khứ

1. Con người và cuộc hành trình tới chức Hồng Y

Đức Hồng Y Mẫn sinh năm 1934 tại Cà Mau.

- Chịu chức linh mục vài ngày 25/05/1965, dưới thời Đệ II VNCH.

- Từ ngày ấy tới năm 1975, ngài giảng dạy tại tiểu chủng viện Cái Răng.

- Sau biến cố tang thương cho tự do miền Nam năm 1975, Giáo Hội Công Giáo bị bách hại và các chủng viện bị đóng cửa, ngài đảm trách đào tạo các linh mục.

- Vào năm 1988, khi sáu đại chủng viện được mở cửa lại, ngài đảm nhiệm giám đốc một trong sáu chủng viện ấy.

- Vào ngày 22/03/1993, ngài được bổ nhiệm Giám Mục phụ tá của Giám Mục Mỹ Tho và thụ phong Giám Mục vào ngày 11/08/1993.

- Từ ngày 01/03/1998 tới nay ngài là Tồng Giám Mục của giáo phận Sài-Gòn, nay có tên là thành phố Hồ Chí Minh.

- Vào ngày 21/1072003 Đức Giáo Hoàng Jean-Paul II nâng Tồng Giám Mục Phạm Minh Mận lên chức Hồng Y dưới danh hiệu Hồng Y-Linh Mục của thánh đuờng S. Guistino tại La Mã. Một tập tục của La Mã. Trong chính phủ La Mã, ngài là thành viên của Bộ Phụng Sự và Quy Luật Thánh Lễ. Ngoài ra ngài cũng là thành viên của Bộ Truyền Giáo các dân tộc.

2. Vài nét riêng biệt của tước Hồng Y

Hồng Y là một Giám Mục được Giáo Hoàng chọn trong hàng Giám Mục của một quốc gia với hai nhiệm vụ, ngoài nhiệm vụ Giám Mục của sở tại, bầu Giáo Hoàng, dưới danh hiệu hội đồng «Dicastère» qua đầu phiếu kín và công tác với Giáo Hoàng. Các Hồng Y,thành lập một tập hợp tham khảo có tên «Consistoire» thường được Giáo Hoàng triệu tập để bàn luận các vấn đề quan trọng của Giáo Hội Công Giáo. Do đó một Hồng Y cộng tác với Giáo Hoàng qua hội đồng Hồng Y Consistoire và cá nhân. Chức Hồng Y có tính cách vĩnh viễn. Nhưng hoạt động của Hồng Y lệ thuộc vào giới hạn tuổi tác vào tuổi.

Giám đốc của Dicastère ngừng ở tuổi 75. Nhưng Giáo Hoàng cò thể lưu lại (truờng hợp của Hồng Y Ratzinger nay là Giáo Hoàng Bennoît XVI). Sau 80 tuổi, Hồng Y chấm dứt vài trò ở Dicastère và không được bầu Giáo Hoàng. Số Hồng Y bầu Giáo Hoàng là 120 người do Paul VI định. Theo truyền thống. Hồng Y chia thành ba hạng. Hồi xa xưa, các Hồng Y được chọn từ các trợ tế, linh mục của hàng giáo phầm La Mã và các Giám Mục của các giáo xứ xung quanh La Mã.

Các vị ấy thường có một thánh đường hay nhà nguyện tại La Mã. Ngày nay các Hồng Y tới từ xa. Nhưng thói quen ấy vẫn còn tồn tại. Vì lý do ấy, các Hồng Y chia ra ba giai từng: Hồng giáo chủ, Hồng Y linh mục và Hồng Y trợ tế và dành cho các Hồng Y một thánh đường hay một nhà nguyện. Và Hồng Y Mẫn gọi là Hồng Y linh mục của nhà nguyện S Guistino.

3. Vài giai thoại của con đuờng không thẳng tới chức Giám Mục Sài-Gòn

Đáng lý ra sau khi Tồng Giáo Mục Nguyễn tạ thế, Giám Mục Sài-Gòn phải là GM Huỳnh Văn Nghi của Phan Thiết. Có tin đồn sở dĩ được chức Tổng Giám Mục Sài-Gòn là nhờ Giám Mục Bùi Tuần gửi gấm. Vậy ra, có nên xem ông Mẫn là một Giám Mục quốc doanh đề bạt hay không ?.

Nên nhà nuớc chấp thuận để Vatican bổ nhiệm vào chức Tổng Giám Mục Sài-Gòn. Riêng về Giám Mục Bùi Tuần. Ông đã đại diện nhà nước sang Vatican chống đối vụ phong 117 vị thánh tử đạo VN. Trong khi nhà nuớc cấm các Giám Mục VN khác tới giữ lệ.

Ngoài ra Giám Mục Bùi Tuần thường trực viết bài cho báo Công Giáo và Dân Tộc của nhóm quốc doanh và được trao tặng Huy Chương cao quý của nhà nước CS. Ngoài ra, Giáo phận Sài-Gòn có dấu vết của linh mục chính ủy Huỳnh Công Minh. Cựu dân biểu quốc hội trong hai nhiệm kỳ (1976-1986) và đại lý của giáo phận.

4. Khúc Hòa tấu cùa dàn nhạc hòa giải, hòa hợp và hiệp thông để quên quá khứ

* Truởng ban nhạc CSVN: “NVHN là khúc ruột ngàn dăm xa xôi. Hãy quên đi quá khứ và bớt nguyền rủa quê hương mang tính đối kháng. Hãy về góp tay xây dựng kinh tế tự do theo định huớng XHCN trong tư ttưởng Hồ Chí Minh”.

* Cái trống Bùi Tuần: “Tôi không nhắn riêng cho người Công Giáo mà viết cho mọi người thiện chí. Làm sao có sự hòa hợp trong đất nước, trong công giáo. Làm sao dân tộc mình hòa hợp với nhau, thương yêu thật sự. Bởi người Việt mình có sự chia rẽ, ngôi thứ không chan hòa”

* Cái kèn Phạm Minh Mẫn: “Tinh thần hiệp thông chưa bao giờ xây trên nền tảng tư bàn hay cộng sản hay quốc gia. Bao giờ cũng tạo nên sự phân rẽ mang tính đối kháng.”

5. Tinh thần của đại hội trẻ thế giời do Giáo Hoàng Jean-Paul II sáng lập năm 1985:

Một cuộc hành hương của giới trẻ thế giới (tại Manille năm 1995 có 5 triệu thanh niêm nam nữ đã về đây gặp Giáo Hoàng). Các thanh niên nam nữ, với cờ quốc gia nhận diện, từ các nẻo đuờng hớn hở về gặp Giáo Hoàng để tâm tình và trao đổi. Một nối tiếp và đổi mới sáng kiến của Giáo Hoàng Urbain II thế kỳ XI.

Tinh thần tập hợp để chống trả một nguy hiểm, Giáo Hoàng Jean-Paul II mời gọi tuổi trẻ chấp nhận thách đố đối thoại với đức hạnh. Đối thoại với Thượng Đế. Giáo Hoàng mời gọi giới trẻ Thiên Chúa Giáo đặt thẳng với Thiên Chúa: “Lạy Cha! Con phải làm gì để có sự sống vĩnh hằng?“ .

Một tác gia trẻ phải ý thức được rằng sự sống có một kết cuộc vượt xa hơn cuộc sống trần gian. Qua ba ngày đại hội, Giáo Hoàng mong mỏi mỗi một người trẻ ý thức được ý muốn đặc biệt ấy của con người tiềm ẩn trong con tim. Đó là Ý muốn của nhân phẩm con người.

Với tinh thần ấy, Đại hội giới trẻ không có chỗ cho hận thù đấu tranh và vô thần kiểu CSVN. Cho nên cây cờ đỏ sao vàng đã chà đạp nhân phẩm con người nên phải tự loại khỏi nơi nầy. Một lạc lõng của ma qủy trước vị Giáo Hoàng. Và cây cờ vàng ba sọc đỏ, một biểu tuợng phù hợp cho tinh thần đại hội, là cây cờ quen thuộc đại diện cho NVHN.

Một bức thư tạo hòa hợp hay một kết án trá hình và sai trái?

Các em trẻ NVHN về đây không một chút hận thù các em trẻ tới từ quốc nội, mong gặp gỡ để trao đổi bao cảm tình và dùng cờ vàng ba sọc đỏ để nhận diện nhau. Và cây cờ ấy không phản lại tinh thần đại hội và không va chạm kẻ đã lập ra đại hội. Các em trẻ NVHN không chống đối việc các em trẻ quốc nội mang theo lá cờ đỏ sao vàng, dù rằng lá cờ đỏ nầy chống tinh thần đại hội, cờ ấy là cờ của hận thù và đàn áp.

Hồng Y Phạm Minh Mẫn không có lý do hô hào hòa hợp. Khi không có chia ly giữa các em. Vai trò của người trung gian không phải là kết án, nhưng Hồng Y Phạm Minh Mẫn đã lầm lẫn trung gian với kết án:

“Một số bạn trẻ ở một số nơi coi như một sự cố làm tắc nghẽn con đường hiệp thông của các bạn Việt Nam. Sự cố đó là lá cờ ba sọc đỏ. Một thói đời mang tính đối kháng”.

Đó là những lời lẽ thuộc phạm trù trung gian hay một bản án? Các em NVHN về tham dự đại hôi để gặp gỡ bạn bè trên toàn thế giời, nhất là gặp vị chăn chiên và lá cờ vàng là dấu hi ện nhận diện các em NVHN.

Một bức thư sai trái về quyền hạn và gây va chạm quyền con người

- Lá thư của Hống Y Phạm Minh Mẫn là một lá thư của một Giám Mục độc lập chủ quyền của một giáo phận gửi cho các Giám Mục khác cũng độc lập của các giáo phận khác.

- Còn vai trò Hồng Y chỉ giới hạn vào hai hội đồng tại ngoại là Dicastère và Consistoire thôi. Và Hồng Y Mẫn không có một quyền hành nào hết trên linh mục và giáo dân NVHN.

- Đại Hội không nhắm thành phần Hồng Y. Đại hội của giới trẻ với nhau với sự hiện của Giáo Hoàng. Khi có sự hiện diện của Giáo Hoàng. Hồng Y là phận con cái. Khi vị Giáo Hoàng chấp nhận sự hiện diện của một lá cờ nhận diện. Hồng Y Mẫn không nên đưa ra một bức thư chống thẩm quyền của Giáo Hoàng hiện diện và làm phiền các em trẻ.

- Tại đại hội giới trẻ, Hồng Y Mẫn năm nay chỉ là một người khách của Giám Mục Pell. Hồng Y Mẫn không mang vai trò hướng dẫn các em đi từ quốc nội. Và Giám Mục trách nhiệm không cần văn thư kết án của Hồng Y Mẫn. Một hành động phạm quy luật và thẩm quyền.

- Hồng Y chỉ là một Giám Mục của giáo phận và chỉ có thẩm quyền trong giáo phận ấy thôi. Vai trò Hồng Y- linh mục không phải là vai trò nội tại. Một tham khảo và cố của Giáo Hoàng tại La Mã. Không có quyền lên mặt dạy các Giám Mục khác.

- Đại hội là của các em. Các em có tất cả quyền hạn mà vị sáng lập ban cho. Một ông quan khách do Giám Mục Pell mời tới tham dự. Lấy tư cách gì mà kết án các em là các chủ nhân?

- Từ năm 1985 tới nay. Đã bao lần các em NVHN, trong tay với lá cờ ấy, đã tới trình diện vị sáng lập. Ngài đã ôm ấp các em với lá cờ sau chuyến hành trình nhuốm bụi đường xa từ muôn dặm. Cha con gặp nhau trong mừng mừng tủi tủi có nhau.

- Ai là kẻ sẽ bị cha chung của 2 tỷ con chiên Thiên Chúa Giáo kết án và nói «Hãy xa ra khỏi mặt ta! Hãy để các em lại gần ta». Lời Chúa trong phúc âm! Nếu Giáo Hoàng Jean-Paul còn hiện diện ?

- Vấn đề không nằm ở chỗ dân VN hận thù nhau. Dân Việt Nam không thù hận nhau mà họ đang thù hận chế độc cộng sản bạo quyền, đã đẩy toàn thể dân tộc đến bờ vực của nghèo nàn, đói nát và lạc hậu. Sao lại đem một vấn đề không có để hô hào ?

Chiến lược CSVN

- CSVN không còn một lý thuyết cai trị. Con đường tạo phát triển cho dân tộc kẹt lối. Tạo niềm tin cho tương lai không có. Xem số người trốn chạy khỏi CS là một bằng chứng.

- NVHN nay là điểm tựa của dân quốc nội. Một niềm tin quật khởi. Một điạ bàn an toàn. VNCH chỉ là một thể chế của quốc gia ấy thôi. Một biến mất của một thể chế không đồng nghĩa với sự biến đi của một quốc gia, trong khi cuộc chiến vẫn còn đang tiếp tục.

- Nghị quyết 36 nhắm mục đích gì ? CSVN tiến không được. Nên tìm cách phá địa bàn NVHN. Chiêu bài hoà hợp, hòa giải với NVHN của CSVN qua kiều vận đã thất bại thảm hại.

Xin hỏi Hồng Y Mẫn đâu là ý chí thật và mục đích của bức thư ?

- Mục tiêu nêu trong bức thư không giống mục tiêu đại hội Công Giáo của tuồi trẻ và tuồi trẻ không chia rẽ. Mục tiêu nêu trong thơ là một trá hình che lấp mục tiêu khác ! Hồng Y Mẫn hãy nói rõ mục tiêu ấy !

Xin ngài chọn cho chúng tôi biết sự thật trong bốn giả thuyết sau đây:

Bức thư của ngài là :

- Một đề nghị kết hợp với chiến thuật ngụy trang ?

- Một đề nghị kết hợp với thái độ theo CSVN ?

- Một thông cáo kèm theo với chiến thuật ngụy trang ?

- Một thông cáo kèm theo thái độ theo CSVN ?

Lời kết

* Dưới danh hiệu của một vấn đề không có để viết một bức thư.

* Kẻ viết bức thư chỉ là một người được mời tham dự. Không có nhiệm vụ hay quyền hạn gì hết đối với các em trong nước hay của NVHN tới tham dự.

* Chức phận Hồng Y không liên quan gì với các Giám Mục khác tại quốc nội.

* Giám mục chịu trách nhiệm hướng dẫn các quốc nội tới Sydney không lên tiếng về vụ cờ vàng ba sọc đỏ.

* Cớ vàng ba sọc đỏ, một nhận diện của phái đoàn NVHN, đã được vị sáng lập đại hội chấp nhận không phản lại tinh thần đại hội. Vì đã bao lần GH Jean-Paul II đã chào nó.

* Phải nói thật. Lá cờ đỏ sao vàng là lá cớ phản lại tinh thần đại hội. Nên nó không được hiện diện tại đại hội là lẽ đương nhiên. Không phải vì có sự hiện diện của lá cờ vàng ba sọc đỏ.

* Lá cờ là một biểu tượng của một ý chí. Nếu có hòa hợp hay phân chia phải là ý chí. Chứ không phải ở nơi biểu tượng. Sau khi dẹp đuợc biểu tượng. Ý chí hòa hợp hay phân chia còn tồn tại. Như thế dẹp cái biểu tượng có ích gì không ! Nhưng về vấn đề đại diện và nhận diện. Lá cờ là một cần thiết ? Hồng Y Mẫn nhắm vào điểm nào đây ?

* Khi ai muốn họ hào hòa hợp. Nguyên tắc cố hữu là không kết án. Nay Hồng Y Mẩn chơi trò kết án. Cho nên dùng hòa hợp như một lý do để viết bức thư là chiêu bài. Chiêu bài thường che lấp một mục tiêu. Do đó. Mục tiêu của Hồng Y Mẫn là một mục tiêu dấu kín sau chiêu bài hòa hợp. Vấn đề chống đối giữa mục tiêu và lời lẽ của Hồng Y Mận trong bức thư đã tố cáo sự gian lận của Hồng Y.

* Khi đã gian lận. Một kết luận tạm thời có thể: “Hồng Y Mẫn làm việc cho CSVN” không phải không có căn bản.

* Dùng áo Hồng Y làm việc cho kẻ chống giáo hội xem ra là phản bội. Lá thư của một tên phản bội. Cũng giống như cái hôn của tên Juda.

* Với ý chí phục vụ CSVN và mục tiêu Juda như vậy? Kẻ phải bị kết án phải là Hồng Y Mẫn.


* Nay chính kẻ bị kết án lại đi kết án kẻ khác. Đó là sự thật của bức thư.

Hồng Lĩnh

No comments:

Post a Comment