Ngay sau khi được tin Đại lão Hòa Thượng Thích Huyền Quang viên tịch, nhà thơ Nguyên Hoàng Bảo Việt* đã gởi điện thư khẩn báo tin buồn đó đến Văn Bút Quốc Tế và các Trung tâm Văn Bút Anh, Đan Mạch, Pháp và Sydney mà nhà trí thức thâm sâu về Phật học từng là hội viên danh dự. Điện thư đã nhắc lại tiểu sử thân thế và quá trình hoạt động của Cố Tăng Thống cho quyền Tự do ngôn luận và tín ngưỡng nói riêng, và Tự Do Dân Chủ và Nhân Quyền nói chung. Thi hữu cũng thay mặt Nhà Văn Việt Nam Lưu Vong cảm ơn Văn Bút Quốc Tế, các văn hữu thuộc nhiều Trung tâm, gồm cả ba Trung tâm Văn Bút Thụy Sĩ Pháp, Đức và Ý thoại và Québec, đã hết lòng ủng hộ và đoàn kết với Cố Đại lão Hòa Thượng. Trong những ngày qua, có rất nhiều điện thư phân ưu của Hiệp Hội Nhà Văn Thế Giới và các nhà cầm bút hội viên Văn Bút Quốc Tế ở khắp năm châu.
Sáng hôm nay, 23 tháng 7 năm 2008, trong một Thông cáo phổ biến toàn cầu, Ủy Ban Văn Bút Quốc Tế Bênh Vực Nhà Văn bị Cầm tù bày tỏ lòng thương tiếc đối ‘’người tù lương tâm’’ Việt Nam nổi tiếng vừa qua đời.
Thông cáo nhắc rằng Người quá cố là một nhà lãnh đạo Phật giáo, nhà văn và nhà dân chủ đối kháng. Đại lão Hòa Thượng Thích Huyền Quang mất ngày 5 tháng 7 năm 2008 sau một thời gian dài đau yếu, hưởng thọ 87 tuổi. Vị tu sĩ cao niên này là người đã lãnh đạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhứt bị cấm (dưới chế độ cộng sản). Tác giả của nhiều tác phẩm về Phật giáo và Triết lý Đông phương, Ngài cũng là một học giả tôn giáo rất được tôn kính. Năm 1978, hai ‘’người tù lương tâm’’ Hòa Thượng Thích Huyền Quang và Hòa Thượng Thích Quảng Độ được bà Mairead Corrigan và bà Betty Williams, người Bắc Ái Nhĩ Lan, đồng Giải Nobel Hoà Bình năm 1976, đề cử làm ứng viên Giải Nobel Hoà Bình. Cố Đệ Tứ Tăng Thống từng trải qua gần ba mươi năm dài trong nhà tù hoặc bị lưu đày, quản chế vì vận động cho Tự do tôn giáo và Nhân Quyền. Từ năm 2003, Ngài bị quản thúc biệt lập tại Tu viện Nguyên Thiều, tỉnh Bình Định. Nơi đó, lễ tang của Ngài đã diễn ra trong sự canh chừng nghiêm ngặt của công an vào tuần qua.
Nhân dịp này, Văn Bút Quốc Tế xác định rằng Hiệp Hội tiếp tục đòi phóng thích tất cả những người đang bị giam cầm ở Việt Nam chỉ vì hành sử ôn hoà quyền tự do phát biểu, phù hợp với Điều 19 Công Ước Quốc Tế về các Quyền Dân Sự và Chính Trị mà nhà nước Việt Nam (C.H.X.H.C.N) đã ký kết.
Cuối Thông Cáo, Ủy Ban Văn Bút Quốc Tế Bênh Vực Nhà Văn bị Cầm tù đề nghị các Trung tâm Văn Bút thành viên gởi Văn Thư đến nhà cầm quyền C.H.X.H.C.N.V.N để:
- Bày tỏ sự thương tiếc đối với nhà văn và nhà lãnh đạo Phật Giáo Việt Nam, Đại lão Hòa Thượng Thích Huyền Quang vừa qua đời. Nhắc rằng Ngài đã trải qua gần ba thập niên cuối đời mình trong nhà tù hoặc bị lưu đày, quản chế vì vận động cho Tự do tôn giáo và Nhân Quyền.
- Lưu ý nhà cầm quyền C.H.X.H.C.N.V.N. về những bổn phận của họ đối với Điều 19 Công Ước Quốc Tế về các Quyền Dân Sự và Chính Trị mà họ đã ký kết. Đồng thời kêu gọi họ phóng thích tức khắc và vô điều kiện tất cả những nhà văn đang bị giam cầm tại Việt Nam.
Genève ngày 23 tháng 7 năm 2008
Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ
Ligue Vietnamienne des Droits de l’Homme en Suisse
Vietnamese League for Human Rights in Switzerland
* Hội viên Trung tâm Văn Bút Thụy Sĩ Pháp thoại, Trung tâm Nhà Văn Việt Nam Lưu vong và Trung tâm Âu Châu/Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại.
VIETNAM: Death of dissident and spiritual leader Thich Huyen Quang. The Writers in Prison Committee of International PEN mourns the death of Buddhist leader, writer and dissident, Venerable Thich Huyen Quang, on 5 July 2008 at the age of 87 after a long illness. Thich Huyen Quang had spent most of the past thirty years in prison or under house arrest for his work in support of religious freedom, human rights and political reform in Vietnam. International PEN continues to call for the release of all those currently detained in Vietnam solely for the peaceful exercise of their right to free expression, in accordance with Article 19 of the International Covenant on Civil and Political Rights (ICCPR), to which Vietnam is a signatory. Ven. Thich Huyen Quang, leader of the banned Unified Buddhist Church of Vietnam (UBCV) and author of books on Buddhism and Oriental philosophy, was also a respected religious scholar. In 1978, he was proposed by Nobel Peace laureates, Mairead Corrigan and Betty Williams, as a candidate for the Nobel Peace Prize. He had been detained under house arrest since 1982 for alleged "anti-government activities", but in spite of this he continued his public appeals for religious freedom and freedom of speech. Since 2003 he had been held incommunicado at Nguyen Thieu Monastery, Binh Dinh Province, where his funeral was held under tight security last week. Please send appeals: Mourning the death of writer and Buddhist leader Ven. Thich Huyen Quang, who spent the last thirty years of his life in prison or house arrest for his campaign for religious freedom and human rights. Reminding the Vietnamese authorities of their obligations to Article 19 of the International Covenant on Civil and Political Rights to which Vietnam is a signatory, and calling for the immediate and unconditional release of all writers currently detained in Vietnam. Appeals to be sent to: His Excellency Nguyên Minh Triêt President, Socialist Republic of Vietnam C/o Ministry of Foreign Affairs Hanoi Socialist Republic of Vietnam Please note that there are no fax numbers available for the Vietnamese authorities, so you may wish to ask the diplomatic representative for Vietnam in your country to forward your appeals. It would also be advantageous to ask your country’s diplomatic representatives in Vietnam to intervene in the case.
|
Ghi chú: Bản Thông Cáo cũng được phổ biến trên hệ thống quốc tế IFEX Action Alert Network.”.
No comments:
Post a Comment