Friday, July 25, 2008

"Lan Hương" , người nhục mạ gia đình cố Nhạc sĩ Trịnh Hưng là ai ?

TinParis.

Sau khi TinParis.net đăng bức thơ của Bà Trinh De Léotard gởi cho Ông Đỗ Bình "Thơ của con gái Cố Nhạc sĩ Trịnh Hưng" , Ông Đỗ Bình có điện thoại cho chúng tôi ngày 24.06.2008, và nói rằng "các người con" của cố nhạc sĩ Trịnh Hưng đã hiểu lầm về ông rất nhiều, và tỏ ý nếu đượcTinParis.net cho rút bài nầy ra khỏi báo điện tử. Chúng tôi trả lời cho ông Đỗ Bình là chúng tôi rất vui lòng và sẵn sàng nếu có mail của tác giả bức thơ, và ông Đỗ Bình nói là sẽ ĐT cho cô con gái của Nhạc sĩ Trịnh Hưng. Nhưng ngày hôm qua (25.06.08), thật bất ngờ, chúng tôi lại nhận được những tài liệu dưới đây, và tiếp tục phổ biến trên TinParis.net để quý đọc giả hiểu rõ vấn đề, làm sáng tỏ "sự thật" , và phục hồi "danh dự" cho gia đình cố nhạc sĩ "Trịnh Hưng" cũng như cho chính bản thân ông.

Chúng tôi tự hỏi "Ai là tác giả dưới bút hiệu LAN HƯƠNG của bài viết Nhạc sĩ Trịnh Hưng Ra đi vĩnh viễn trong cô độc ngày 10.05.2008" ở phần phụ đính dưới đây ? Phải chăng tác giả rất thân với Bs Trần thế Tùng (tức Trần Đại Sỹ, Yên Tử Cư Sĩ ) và cô Thy Như, và là kẻ thù của cố nhạc sĩ Trịnh Hưng, ngoài mặt thì có vẻ như ca ngợi ông nhưng bên trong là "bêu xấu" cả dòng họ ông và gây đau khổ cho cả nhà ông ?

Trong bài nầy có nhiều điều "bịa đặt", "vu khống" và "bôi lọ" những người con của cố nhạc sĩ Trịnh Hưng mà qua nhân chứng (Cô Hoàng thị Hương) , cũng như các tài liệu đính kèm cho thấy là Bà Trinh De Léotard và chồng đã "đứng đơn" xin cấp dưỡng các quỹ xã hội" , cũng như đưa cố nhạc sĩ Trịnh Hưng đến những Bác sĩ chuyên khoa để trị bệnh.

TinParis hy vọng rằng những ai đã "vu khống" và "mạ lỵ" gia đình cố Ns Trịnh Hưng hãy tự "sám hối ăn năn" vì đã nghe lời sằng bậy đầy ác ý của những kẻ cố tình trả thù cố Ns Trịnh Hưng lúc ông vừa nhắm mắt qua đời.

* Con gái của cố Nhạc sĩ Trịnh Hưng gởi thơ cho Đổ Bình (Thơ thứ 2)

Thưa chú Đỗ Bình.

Vì không hài lòng về thư cháu trả lời cho chú, được đăng trên web, nên trưa nay vào lúc 12giờ33 phút ngày 24-6-2008, chú có gọi điện thoại cho cháu để phân trần thêm một lần nữa.

Trước hết, chú Đỗ Bình không trả lời về ba điều mà cháu đã nêu ra: một là chú tranh dành đọc điếu văn trước mọi người trong lễ An Táng, hai là chú kỳ thị tôn giáo, ba là chú bươi móc đời tư của người quá vãng là cố nhạc sĩ Trịnh Hưng ra để nhục mạ.

Ngược lại, chú Đỗ Bình chỉ nói cho cháu biết, cha cháu, cố nhạc sĩ Trịnh Hưng, lúc còn sống, qua thư từ, ông rất thích kể lể về ông và con cái của ông cho chú Đỗ Bình và những bạn bè của ông, những bức thư này chú Đỗ Bình hiện còn giữ. Nếu cháu không rút lại bức thư của cháu vừa rồi đó, thì chú Đỗ Bình sẽ công bố những bức thư ấy, đem đời tư của cha chúng cháu và cả đời tư của con cái ông, trong đó có cả đời tư của cháu ra «bôi nhọ».

Cố Ns Trịnh Hưng và Cô con gái thứ hai Trinh De Léotard
Giáng sinh 2007

Thưa chú Đỗ Bình, cháu không ngờ chú vẫn giữ hai thói quen bất hủ của chú, là:

- Hăm dọa dùng báo chí để nhục mạ đối phương (như chú đã hăm dọa Mục sư chủ lễ vừa rồi)
- Bươi móc đời tư của đối phương (như đối với cha cháu qua bài «Về lối chân mây» của chú vừa rồi).

Lần nầy, thì rõ ràng chú Đỗ Bình đã ứng xử không logic về Lý Luận, không, thành thật về Tình Thương, mà có thể nói là với ác ý. Cho nên cháu xin phép không thể nhượng bộ theo lời hăm dọa của chú Đỗ Bình được.

Vậy cháu kính xin chú Đỗ Bình cứ tùy ý phổ biến những bức thư của ba cháu, cố nhạc sĩ Triịh Hưng, đã tâm tình với chú. Chú Đỗ Bình sẽ thấy được dư luận của quý độc giả xa gần bốn phuơng đối với chú, nhà thơ Đỗ Bình, trong vụ nầy ra thế nào.

Trân trọng kính chào chú Đỗ Bình.

Trinh de Léotard.



* Bài viết của một nhân chứng

* Từ nội dung của một bài viết - Hoàng Thị Hương -

Cô Hoàng Thị Hương là người đến chăm sóc hàng ngày cho cố Nhạc sĩ Trịnh Hương (nấu ăn, giặt ủi, v;v...) để kiếm tiền đi học.

Cô Hoàng thị Hương
Giờ đây khi nhắc tới nhạc sĩ Trịnh Hưng, những người thân và bạn bè của ông vẫn chưa nguôi một nỗi buồn thương tiếc

Một nhạc sĩ tài năng, một nhà văn-nhà thơ chân thực, ông ra đi nhưng vẫn để lại trong lòng những người thương yêu ông niềm kính yêu vô hạn.

Có lẽ cuộc đời và sự nghiệp của ông bất kỳ người nào cũng có thể dễ dàng tìm được trong những bài viềt về ông và gần đây nhất là bài «Ra đi vĩnh viễn trong cô độc» (http://tvvn.org/f104/nha-c-sae-tra-nh-hae-ng-qua-ae-i-12284/) ( xin xem phụ đính cuối bài viết)

Và cũng chính vì bài viết này, mà hôm nay, tôi-một nhân vật ít được quan tâm nhưng lại hiểu rất rõ về CUỘC SỐNG của ông, đặc biệt là những ngày cuối đời-tự cho mình một trách nhiệm đưa thêm những thông tin để những người còn quan tâm tới ông có được cái nhìn chính xác

Theo thông tin trong bài viết thì khi qua Pháp, ông đã ở với người con gái, đó là cô con gái lớn của ông, và quả thực cô con gái «hiếu thảo» này đã tiếp đón ông thật «chu đáo» khi đưa ông vào foyer và không quan tâm tới những điều sau đó.

Nhắc tới cô con gái lớn, tôi cũng nhân tiện nói về cô con gái thứ hai của nhạc sĩ, cô này lấy chồng và hiện đang ở Paris, từ khi nhạc sĩ chuyển lên sinh sống ở Paris, cô lui tới thường xuyên để chăm lo, săn sóc. Chính cô cùng người chồng đã lo thủ tục, giấy tờ để nhạc sĩ được hưởng những trợ cấp của người già.

Điều này làm tôi thắc mắc bởi khi đọc nội dung của bài viết trên có nhắc tới một người mang tên THY NHƯ - người mà theo bài viết là đã giúp và lo lắng cho nhạc sĩ được hưởng những trợ cấp đó. Liệu ở đây có sự NHẦM LẪN nào không ?? NHẦM khi nghĩ là sẽ không có ai biết được sự thật của những lời bịa đặt trong bài viết, LẪN khi «kể công» nhưng lại đặt nhầm tên mình thay vì tên người đã làm điều đó.

Và đây là bài viết về nhạc sĩ Trịnh Hưng hay là bài viết về lòng tốt bụng của THY NHƯ ???

Tôi cũng phải đọc lại thật nhiều lần bài viết vì nhân vật tôi rất quan tâm ở đây là vị bác sĩ điều trị người Việt Nam, bài viết ở đây tạo nên một sự hoàn hảo để vị bác sĩ này có thể né tránh được trách nhiệm và cả khả năng chuyên môn yếu kếm của bản thân mình.

Tôi nói là HOÀN HẢO vì ngay từ đầu bài viết đã nói tới sự «bất hiếu, vô trách nhiệm» của những đứa con với nhạc sĩ, để rồi khi vị bác sĩ này phát hiện được bệnh tình của nhạc sĩ cũng chẳng thể thông báo với ai mà chỉ ÂM THẦM lo lắng.

Xin nhắc lại để mọi người không quên khi tôi khẳng định mình là người có thể hiểu rõ được những ngày cuối đời cuả nhạc sĩ, và vì điều này mà tôi không thể im lặng khi bài viết đã hoàn toàn bịa đặt nhằm giúp vị bác sĩ này thoát tội.

Trên thực tế, vị bác sĩ này đã không hoàn thành trách nhiệm cơ bản của một bác sĩ điều trị khi hàng tháng chỉ cấp đơn thuốc với vài thứ chung chung như đau đầu, nhỏ mắt … những loại thuốc đó không hề giúp được cho nhạc sĩ điều trị 3 thứ bệnh được coi là nan y (theo như bài viết đã nói), điều này khiến cô con gái thứ hai của ông đã phải đưa ông đi khám thêm những vị bác sĩ khác có chuyên môn để có thuốc điều trị.

Vị bác sĩ này cũng là người chần chừ lúc gia đình yêu cầu đưa nhạc sĩ vô viện khi thể lực nhạc sĩ rất yếu, ông này viện lý do điều đó là bình thường với một người già.

Vậy, tôi tự hỏi, một người bác sĩ nếu như đã hiểu rõ bệnh tình của người bệnh mà lại chỉ nói con cái nên ở quanh chăm sóc chứ không đưa bệnh nhân mình vô viện để được nhận sự chạy chữa có chuyên môn, điều này có hợp logic không ?? Và tại sao vị bác sĩ này lại né tránh việc đưa bệnh nhân của mình vô viện ?? Phải chăng ông ta không hề biết được bệnh tình của người mà hàng tháng ông ta phải ĐIỀU TRỊ ??

Mọi thứ bịa đặt đều sẽ có ngày được phanh phui bởi «cái kim trong bọc lâu ngày cũng lòi ra», nhưng điều tồi tệ nhất của bài viết là đã đề cao hai nhân vật mà theo tôi chính họ là người có ảnh hưởng gián tiếp tới tinh thần và bệnh tình của nhạc sĩ, họ đã lấy người vừa mới khuất để tự đề cao bản thân mình, có phải họ nghĩ rằng không ai có thể biết được những điều họ làm ??

Những điều tôi viết trên dây chỉ đơn giản để đính chính những điều sai lệch của bài viết và cũng mong rằng hai nhân vật được nhắc tới trong bài viết hổ thẹn với người đã khuất mà nhìn lại bản thân mình.

* Những tài liệu chứng minh là Bà Trinh De Léotard và chồng Đã Săn sóc và lo lắng cho cố nhạc sĩ Trịnh Hưng rất nhiều khác với những lời "mạ lỵ", "vu khống", và "bịa đặt" của LAN HƯƠNG !

Tài liệu 1 - Thơ trả lời của Quỹ An Sinh Vùng Val de Marne cho Ông Di Léotard Bruno chồng của cô Trinh, con gái thứ hai của cố NsTrịnh Hưng, về việc xin tiền trợ cấp đặc biệt cho người già và không tự lo được.


Tài liệu 2 - Đơn xin tăng tiền trợ cấp người gìa và không tự lo được cho cố Ns Trịnh Hưng của Bà Trinh Léotard người con gái thứ hai của cố Ns Trịnh Hưng.


Tài liệu 3- Thư trả lời của Vùng Rhône cho Bà Trinh De Létard về việc xin gia tăng trợ cấp tiền già cho Cố Ns Trịnh Hưng vì không tự lo được



Tài liệu 4. Toa Bác sĩ Merlin cho phép mướn người để cho cố Ns Trịnh Hưng uống thuốc và "tiêm Insuline " (bệnh tiểu đường)



* Bài Viết mạ lỵ và Vu Khống những người con của cố Nhạc Sĩ TRỊNH HƯNG

Nhạc sĩ TRỊNH HƯNG,
Ra đi vĩnh viễn trong cô độc ngày 10-5-2008.

Nhạc sĩ Trịnh Hưng với những tác phẩm tình ca :

* Lối về xóm nhỏ,
* Duyên soi trăng lành,
* Tình thắm duyên quê,
* Tôi yêu,
* Trăng soi duyên lành,
* Miền Nam mưa nắng hai mùa,
* Lúa mùa duyên thắm .

Ông đã ra đi vĩnh viễn, trong cô độc, tại bệnh viện Henri Mondor, Créteil, Pháp lúc 8 giờ 30 sáng ngày 10 tháng 5 năm 2008.

Nhạc sĩ Trịnh Hưng quán tại Bắc Ninh, sinh ngày 1 tháng 3 năm 1924, trong một gia đình Nho học. Thân phụ là tri huyện Bình lục, Hà Nam. Vào những ngày đầu của cuộc khởi nghĩa tháng 8 năm 1945, với tuổi 21, đầy nhiệt huyết, ông gia nhập trung đoàn Thủ đô. Vì có năng khiếu âm nhạc, viết văn, ông được cử làm trưởng ban văn nghệ trung đoàn. Khi quân đội Việt Minh thành lập sư đoàn, ông được cử làm trưởng ban Văn nghệ sư đoàn 320.

Năm 1951, ông trốn vào thành, đổi tên là Nguyễn Văn Hưng. Ông mang tên này cho đến ngày qua đời.

Năm 1954, di cư vào Nam, sống bằng nghề dậy nhạc. Tháng tư năm 1975, cũng như các văn nghệ sỹ khác, ông bị tù 8 năm.

Sau khi ra tù, ông vượt biên, và sống tại Pháp. Ông tiếp tục sáng tác khoảng hơn 50 bản nhạc.

Ông trải qua nhiều đời vợ, và có nhiều con. Tại Pháp ông có ba người con "nổi tiếng" vì gây cho ông nhiều điều đau đớn về tinh thần.

Lúc đầu ông ở với người con gái có chồng Tây. Cô gái hiếu thảo này đuổi ông ra khỏi nhà. Bơ vơ, tiền không, tiếng Pháp không biết, ông đến xin ở nhờ nhà Giáo sư Phạm Hữu tại quận 13 Paris.

Ông gặp may, giữa lúc khốn cùng, ông gặp được một người năng động sẵn sàng bỏ công ra giúp đỡ ông. Người đó là cô Thy Như, nguyên tiếp viên hàng không VNCH. Cô làm công việc chính là giúp đỡ những người không may mắn mà phải vào bệnh viện điều trị. Cô xin cho ông được: tiền trợ cấp già, được vào ở trong nhà dưỡng lão ở Créteil. Cô lại nhờ một bác sĩ xin cho ông được cấp bảo hiểm xã hội trị bệnh miễn phí.

Dần dần giới yêu nhạc Paris biết ông có nơi ở, thường lui tới thăm hỏi ông. Một vài người muốn học nhạc, ông dạy miễn phí, từ đó ông thường sinh hoạt văn hóa với cộng đồng người Việt ở Patis.

Tuy nhiên vào năm 2001, bác sĩ điều trị của ông (là người Việt Nam), khám phá ra ông bị ba thứ bệnh bất trị cực kỳ tàn bạo, nhưng ông đã 77. Một bệnh phải uống thuốc đều đều, không đáng quan ngại. Còn hai bệnh thì với tuổi 77, các bác sĩ chuyên khoa đều bó tay. Một trong hai bệnh đó nếu điều trị bằng thuốc thì ông không chịu nổi. Một bệnh nữa điều trị bằng giải phẫu, thì ông không bác sĩ nào dám can thiệp. Nếu trị bằng hóa trị hay xạ trị thì e ông qua đời rất mau. Tuy nhiên các bác sĩ đều không cho ông biết, vì ông biết mình bị hai con ác quỷ đó hành hạ, thì thần trí ông sẽ hỗn loạn và qua đời sớm.

Tai vạ lại xẩy đến với ông: Năm 2005 ông bị ngã, gẫy chân phải đưa vào một bệnh viện chuyên về tay chân ở thành phố Pontault Conbault, cách Paris 18 cây số. Sau hai lần giải phẫu, sức khỏe của ông suy xụp rất mau, bác sĩ gia đình xin cơ quan bảo hiểm xã hội cho ông được đi dưỡng bệnh tại một vùng khí hậu tốt tại miền trung nước Pháp. Sau bốn tháng dưỡng bệnh, ông trở về, nhưng đi đứng cực kỳ khó khăn.

Cô Thy Như với bác sĩ điều trị lại xin cho ông được tòa thị chính (Mairie) và cơ quan bảo hiểm xã hội chi phí cho ông:

- Mỗi tháng được một người tới giặt quần áo, dọn nhà, nấu ăn cho ông 50 giờ (2 giờ một ngày, trừ cuối tuần) .
- Hai ngày y tá tới tắm cho ông một lần .
- Tuần lễ hai lần chuyên viên tẩm quất (kinésisthérapeutre) tới nhà săn sóc ông .

Thấy tình trạng sức khỏe của ông ngày càng suy xụp, cô Thy Như có ý đưa ông vào một trung tâm giữ người tàn tật. Vì nếu ông ở một mình lỡ ra bệnh biến chứng thì sao ? Trung tâm này nằm giữa quận 13. Mọi sự đang chuẩn bị thì một biến cố xẩy ra. Tháng 3 năm 2007 vì tuổi cao quên uống thuốc, ông bị ngã ngay trong phòng ngủ. Được chở vào bệnh viện Henri Mondor, do không bị thương tích gì, ở đây chuyển ông đến bệnh viện Les Vallées ở Brunoy, cách Paris 30 cây số.

Xuất viện với sức lực quá yếu, quá mệt mỏi. Thân hữu của ông khuyên ông nên về sống với con cái, phòng khi ông không làm chủ được mình. Nhưng con ông không nhận bố vào nhà mình.

Vào trung tuần tháng tư 2008, ông đứng mở tủ lạnh, do sức yếu, ông ngã ngồi trong phòng, mông đau. Được đưa đi chụp quang tuyến X, không bị tổn thương gì. Bác sĩ điều trị cho ông uống thuốc trấn thống rất nhẹ. Mông hết đau, nhưng ông cảm thấy đau hông phải. Đến trình độ này bác sĩ điều trị vẫn giữ kín bệnh hiểm nghèo của ông, không cho ai biết. Mà muốn cho biết cũng không biết ai mà nói. Tuy nhiên khi cơn đau của ông quá ác liệt trong đêm, bác sĩ điều trị cũng đến chích cho ông mũi thuốc morphine. Hai lần.

Bác sĩ điều trị có yêu cầu con gái ông nên ở cạnh ông. Nhưng bà này bận chồng, con không giúp gì được. Bà yêu cầu bác sĩ viết thư gửi ông vào nhà thương. Bác sĩ điều trị gảng giải: cứ gọi xe hồng thập tự đưa vào, khi một người bị bệnh nặng, bất cứ ai cũng có thể đưa vào bệnh viện, không cần bác sĩ điều trị can thiệp. Trong quá khứ các con ông đã đưa ông vào bệnh viện 7 lần. Có bao giờ bác sĩ điều trị phải can thiệp đâu ?

Thế rồi con trai ông gọi xe hồng thập tự đưa ông vào bệnh viện. Bệnh viện cũng không làm được gì hơn là vào nước biển. Khi ông nằm nhà thương, bà vợ cũ của ông, một vài người con ông cũng vào nhà thương thăm ông. Người theo dõi tình trạng của ông vẫn là cô Thy Như. Cô loan báo cho giới thân hữu của ông từng diễn biến bệnh của ông. Cuối cùng ông qua đời vì hai căn bệnh hiểm nghèo đã quá lâu, khiến ông đi như ngọn đèn hết dầu.

LAN HƯƠNG


TinParis.
Từ sau ngày nhạc sĩ Trịnh Hưng qua đời (10.5.2008), trên diễn đàn Internet, có những mail của cô (hay Ông) Lan Hưong, và bài viết của ông Đỗ Bình (Lối về Chân Mây) đã cố tình hay vô ý "bôi lọ" và "vu khống" những người con của cố nhạc sĩ Trịnh Hưng. Trong mail của Lan Hương trên các diễn đàn, hình như tác giả có quen biết nhiều với Bác sĩ (giả, hay thiệt hay là thần đồng ?? * xin xem phần chú thích cuối bài) người Việt "trị bệnh" của nhạc sĩ Trịnh Hưng nên mới biết rõ bệnh tình của ông nầy. Theo lời cô con gái của cố nhạc sĩ Trịnh Hưng thì nhờ một bác sĩ người Pháp làm "ordonnance" đưa cha mình vào bệnh viện nên mới biết cố Ns Trịnh Hưng bị cancer (ung thư) nhưng đã để trễ gần hơn 1 tháng nên không còn cứu trị kịp nữa. Tưởng thế là yên, không dè cô (hay ông Lan Hương) lại nỡ lòng kết tội các người con của cố Ns Trịnh Hưng. Sau đó là bài viết của ông Đỗ Bình khiến cho những người con trai (Đạt) và cô con gái là Trinh có những bức thơ trả lời như duới đây :

* Con gái của cố Nhạc sĩ Trịnh Hưng gởi thơ cho Đỗ Bình

Thưa chú Đỗ Bình.

Chúng cháu có đọc thư chú gởi cho chúng cháu, được đăng trên web “Về bài viết Lối về chân mây”. Thật đáng buồn, vì chú Đỗ Bình không can đảm nhận thấy khuyết điểm của mình. Là con gái thứ hai của cố nhạc sĩ Trịnh Hưng, là người từng đương đầu với những khó khăn của cha và giúp cha đối phó những nan đề, khi cha còn sống cũng không để ai ức hiếp ông. Cũng vậy, nay chúng cháu rất đau lòng xót xa cho cha vừa mới qua đời, mồ mả chưa yên, mà đã bị chú dựng đứng lên để nhục mạ.

Cho nên tôi có bổn phận phải lên tiếng.

Nhín tổng quát, chú có những lỗi gì ?

1. - Lỗi thứ nhất của chú là tranh đấu cho bài viết của mình được mình đọc trước mọi người trong một lễ An Táng. Thật là ấu trĩ không thể tưởng tượng được. Tệ hơn nữa, không được đọc trước thiên hạ, thì chú nổi giận nói lên những lời thô tục, khó nghe, không xứng với con nguời có học thức và có nề nếp.

2. - Lỗi thứ hai của chú kỳ thị tôn giáo. Sau ngày tang lễ, trong cuộc điện đàm với tôi, chú đã trách ông Mục Sư Chủ Lễ đã mời ông Tiến sĩ Lê Mộng Nguyên lên đọc điếu văn trước chú. Tôi đã giải thích với chú Đỗ Bình rằng đó là do tôi nhờ Mục Sư lên giới thiệu, chứ ông Mục Sư không hề biết Lê Mộng Nguyên là ai. Nhưng chú Đỗ Bình vẫn lớn tiếng hằn học nói rằng “Cha của cô không có đạo nào hết, cha cô chỉ có Đạo ông bà mà thôi” rồi nặng lời hơn nữa, chú chửi thề ; “Đ-M. tên Mục Sư ….. này, vừa hành nghề Mục Sư vừa hành nghề giới thiệu chương trình, từ bây giờ cho đến lúc ông Mục Sư này chết, tên tuổi ông ta sẽ được đem lên báo để rủa sả.” Chú đâu có biết cha chúng tôi Tin Chúa khi gia đình còn ở Viêt Nam, và cha con chúng cháu hiện đang sinh hoạt với Hội Thánh Tin Lành vùng Paris. Nếu chú là nguời có ăn học, thì chú phải biết đạo Tin Lành là gì ? mà sao chú cả gan dám xúc phạm đến với những lời lẽ tục tằng hạ cấp mà cháu không dám lặp lại ở đây. Cháu xấu hổ cho chú và tội nghiệp chú lằm, chú ơi !!!

3. - Lỗi thứ ba của chú là bêu xấu dòng dõi người quá cố. Để giới thiệu tiểu sử của cố nhạc sĩ Trịnh Hưng, chú Đỗ Bình đã viết “Trịnh Hưng sanh năm 1930, nguyên quán Bắc Ninh, bố là quan huyện, mẹ là thứ thiếp. Ông mồ côi mẹ từ lúc mới ba tuổi, nên sống với một người bà con ở Hà Nội, thuở thiếu thời cuộc sống của ông rất chật vật ….”

Thì ra, ông nội chúng cháu là một quan huyện, một quan huyện thuộc hạng người có địa vị quyền thế cao sang trong xã hội ngày xưa, vì không đủ sức nuôi hay vì thiếu tinh thần trách nhiệm … nên ông huyện ấy vứt đứa con trai mình cho một người bà con ở Hà Nội nuôi, thành ra từ thửa thiếu thời cha chúng cháu (cố nhạc sĩ Trịnh Hưng) cuộc sống rất chật vật … Chú Đỗ Bình biết không ? Chú đã bêu xấu cả dòng họ chúng cháu, nói động đến ông nội chúng cháu, «tổ cha» chúng cháu ngay trong lễ An Táng cố nhạc sĩ Trịnh Hưng, cha chúng cháu. Chú lại tổ chức bạn bè thật đông hôm lễ An Táng ấy để đến nghe chú chia buồn với chúng cháu bằng những chi tiết bươi móc trong đời sống của cha chúng cháu, mà chính chúng cháu cũng không một ai biết đến.

«Vì cực tấm lòng nên phải nói ra», chúng cháu phải thưa lại cho chú thấy rõ sự thật, chứ chúng cháu vẫn thông cảm rằng chẳng qua chú Đỗ Bình vì thói quen, nghĩ sao nói vậy, chớ không có ác ý. Và xin chú cũng thông cảm cho chúng cháu, để vui lòng chia xẻ những nỗi đau đớn của chúng cháu trong hoàn cảnh trớ trêu tang tóc nầy.

Cháu xin chúc chú Đỗ Bình và gia đình nhiều sức khỏe, bình an,và thành công trên sự nghiệp.

Trinh de Léotard

Chú thích -
a.
Bác sĩ TTT trị bệnh cho cố Ns Trịnh Hưng,
ngày 1.2.1975 (nhập ngũ ngày 1.1.1958), Ký ngày 27.11.1974 KBC 3529, Đại Tá Nguyễn văn Thái Tham Mưu Trưởng Tổng Cục Chiến Tranh chánh Trị.

Tỵ Nạn tại Hong Kong được Pháp nhận cho sang Laisser Passer N° 912/75 ký ngày 21.6.1975

b. Đậu Tú Tài 2 Ban Khoa Học Toán (Ban B) ngày 2.7.1959 Saigon.

c. Tốt nghiệp Đại Học Sư Phạm năm 1963 Ban Việt Hán Khoá thứ Nhất ngày 18.3.1963 - Bùi Xuân Bào Khoa Trưởng Đại Học Sư Phạm ký ngày 24.4.1963.

d. Theo lời khai của đương sự tại quận cảnh sát Pháp ( Paris 17è, ngày 4.6.1977) là mất bằng cấp bác sĩ : Bằng cấp trình bày Luận án Y Khoa Bác sĩ Quốc Gia ngày 16.11.1964 do Gs Phạm Biểu tâm ký ..

e. Chưa kể trong Lý lịch bằng tiếng Pháp của đương sự : nguyên văn như sau :
- Doctorat d'Etat en Droit Publique , 1964, Faculté de Droit Saigon avec la mention : Très Honorable...Tiến sĩ Luật về Công Pháp , 1964, Đại học Luật Tối Ưu

f. TTT Viết văn với bút hiệu là Yên Tử Cư Sĩ., có tên trong quyển sách " Danh sách những anh tài của Việt Tộc " do Phan Tần Hùng thành lập ngày 1.1.1990 với tên khác của TTT là Trần Đại Sỹ .

Như vậy Ông TTT là một thiên tài : ?? : tốt nghiệp sư phạm năm 1963, đậu Bác sĩ năm 1964, Tiến sĩ Luật năm 1964


* Lan Hương, người viết bài nhục mạ gia đình cố nhạc sĩ Trịnh Hưng là ai ?
* Các con và rể của cố nhạc sĩ Trinh Hưng mời ông Trần Đại Sỹ lên tiếng

Cha chúng tôi là cố nhạc sĩ Trịnh Hưng vừa tạ thế được mấy hôm, thì bỗng nhiên báo Tiền Phong số 780 tr 31 (ở bên Mỹ) đăng một bài ký tên Lan Hương vu cáo chúng tôi đã bỏ bê, hất hủi đuổi xua, đối xử tệ mạt cố nhạc sĩ Trịnh Hưng là cha chúng tôi, với những lời buộc tội nặng nề. Chồng của tôi (Trinh) là Bruno de Léotard rất phẫn uất, thấy cần phải viết thơ chất vấn báo Tiền Phong, như sau :

Tôi, Bruno de Léotard, con rể của ông Nguyễn Văn Hưng (nhạc sĩ Trinh Hưng), không thể không lên tiếng về một bài báo bịa đặt nhằm bôi nhọ danh dự gia đình tôi, do một người xưng Lan Hương viết và được đăng trên báo Tiền Phong số 780 tr31 (tài liệu 1 dưới đây). Bài viết này cũng đã đăng trên một trang web và đã được xóa khỏi trang web này, ngay sau khi được những người biết rõ về cố nhạc sĩ Trinh Hưng và gia đình ông cho biết sự thật. Vợ tôi và em trai cô ấy đã bị xúc động rất lớn về mặt tinh thần trước quá nhiều lời giả dối và không đúng sự thật.

“Lan Hương“ đã không đủ can đảm để viết tên thật của mình dưới bài báo này và theo tôi nghĩ không biết có phải đó là Bác sĩ Trần Đại Sỹ, hiện đang làm việc tại Paris chăng ? Có lẽ Bác sĩ Trần Đại Sỹ quá xấu hổ đến nỗi không thể tuyên bố mình là bác sĩ điều trị cho nhạc sĩ Trịnh Hưng.

Nhưng sự thật cần được chia xẻ với tất cả bạn đọc của báo Tiền Phong, để quí vị chính mình nhận xét về con người thật của bác sĩ Trần Đại Sỹ, dưới tên “Lan Hương chăng ?” và của gia đình của cố nhạc sĩ Trịnh Hưng:

* Nhạc sĩ Trịnh Hưng đã không vượt biên khỏi Việt Nam. Mùa hè năm 1990, ông đã được lãnh sự quán Pháp giúp đỡ rời khỏi VN dưới hình thức tỵ nạn chính trị. Lúc bấy giờ, ông đã có một cô con gái tên Trang và một anh con trai là Đạt đang định cư tại Pháp. Mùa hè năm 1991, hai cô con gái cùng vợ cũ của ông tới Pháp tỵ nạn chính trị và định cư ở Lyon.

* Tôi gặp Nguyễn Thị Huyền Trinh ở Sàigon mùa hè năm 1990, chúng tôi đã luôn giữ liên lạc với nhau, sau đó khi cô ấy sang Pháp, tôi gặp lại cô ấy ở Paris mùa hè năm 1991, trước khi tôi đi công tác nước ngoài một lần nữa. Cô là người tỵ nạn, do đó không đủ sức trợ cấp cha cô, người đã được nhận trợ cấp xã hội.

* Tôi cưới Huyền Trinh vào tháng 10 năm 1992 và ít lâu sau chúng tôi chuyển đến Indonesia ở cho đến năm 1997. Mỗi năm, vợ chồng tôi đều quay về Pháp và thăm nhạc sĩ Trịnh Hưng đang sống ở Lyon.

* Năm 2000, nhạc sĩ Trịnh Hưng muốn chuyển đến Paris để được gần hơn với cô con gái Huyền Trinh, người ông biết sẽ chăm sóc lo lắng cho ông tốt nhất vì cô đã từng ròng rã, tận tụy chăm sóc ông suốt tám năm trời khi ông ngồi tù. Với sự giúp đỡ và chỉ dẫn của một vài người bạn và chúng tôi, ông có thể dời đến ở viện dưỡng lão tại Creteil.

* Ở đó, tại Paris, nhạc sĩ Trịnh Hưng đã có thể có một mối quan hệ thân thiết và tham gia nhiều cuộc gặp gỡ với hội các văn nghệ sĩ Việt nam. Trong suốt thời gian nhạc sĩ ở Paris, con gái ông và tôi đã chăm sóc lo lắng về giấy tờ hành chánh, tiền trợ cấp xã hội, trợ cấp dành cho người già. Vợ chồng tôi và các con trai thăm ông thường xuyên và luôn đáp ứng tất cả những yêu cầu ít ỏi của ông. Chúng tôi luôn tôn trọng sở thích tự do của ông

Khi chúng tôi hỏi Báo VNTP xuất xứ của người viết bài báo đó, thì được trả lời qua các E Mail sau đây :



Tóm lại, nhà báo Tiền Phong cho chúng tôi, các con cố nhạc sĩ Trịnh Hưng, biết rằng chính ông Trần Đại Sỹ đã gửi bài báo ký tên Lan Hương cho báo Tiền Phong đăng.

Chúng tôi rất ngạc nhiên vì ông Trần Đại Sỹ vốn là quen biết nhiều với gia đình chúng tôi, vừa là médecin traitant cho cha chúng tôi nữa (tức phải là người chúng tôi tin cậy), nếu có một bà Lan Phương (bút hiệu Lan Hương) nào đó viết về chúng tôi như thế, thì đáng lẽ ông ngăn cản, hay vứt đi, hay ông cũng có thể chuyển lại cho chúng tôi xem để cải chính, sao lại gửi cho báo chí đăng ngay vào lúc cha chúng tôi vừa qua đời, để phổ biến rộng rãi khắp nơi những lời vu cáo nhục mạ, làm mất thể diện cha chúng tôi nhạc sĩ Trịnh Hưng là bạn của ông và mất thể diện gia đình chúng tôi, là những người đã từng tin cậy và biệt đãi ông ?

Vậy chúng tôi xin ông Trần Đại Sỹ vui lòng cho chúng tôi biết bà Lan Phương (Lan Hương) kia là ai? Nếu không phải là chính ông đã viết bài ấy dưới bút hiệu Lan Hương chăng? Và nếu ông viết ra như như thế, thì với mục đích gì? Thật tình, chúng tôi không biết liệt ông vào hạng người nào?

Xin ông Trần Đại Sỹ lên tiếng cho dư luận quí vị độc giả năm châu được biết.
Rất mong.

Bruno và Trinh de Léotard
Rémi Nguyễn Phước Đạt , Phương Trang
Day và Michel Orsolini

* Tài Liệu 1 - Bài viết dưới bút hiệu Lan Hương đăng trên Báo Văn Nghệ Tiền Phong ngày số 780 tr. 31 do Trần Đại Sỹ gởi tới Tòa Soạn nhờ đăng :


Tài Liệu thứ 2- Báo Văn Nghệ Tiền Phong số 783 đăng bài viết của Ông Bruno de Leotard đính chánh lại sự " vu khống " của Lan Hương ( đáng tiếc là không đăng hết bài )




No comments:

Post a Comment