VÀNG BA SỌC ĐỎ NGÀY 20 THÁNG 7 NĂM 2008
Đinh Lâm Thanh
Thượng kỳ, chào cờ và mặc niệm
Khởi hành từ Paris đúng 7 giờ sáng và chúng tôi đến thành phố ‘S Hertogenbosch – Hòa Lan vào khoảng 13 giờ trưa. Dù bận việc nhưng ban tổ chức đã dành nhiều thời gian đón tiếp, thăm hỏi phái đoàn khách.
Lễ Vinh Danh Cờ Vàng của cộng đồng người Việt Quốc Gia tại Hòa Lan được tổ chức tại trụ sở văn hóa Denbooch của thành phố ‘S Hertogenbosch, là một thành phố nằm cách thủ đô chừng 90 cây số. Người Việt Tự Do định cư tại đây tuy ít nhưng tinh thần thật cao, dù trời mưa và ở cách nhau hàng chục cây số nhưng họ đã đến tham dự khoảng năm mươi người, thuộc ba thế hệ và đủ thành phần cựu quân-cán-chính cũng như đại diện các đoàn thể tại Hoà Lan. Chúng tôi được biết có nhiều vị đã đi hàng trăm cây số để góp mặt trong ngày Vinh Danh Cờ Vàng nhân dịp 60 năm tại đây.
Dù trời mưa lớn nhưng chương trình vẫn khởi đầu bằng một cuộc rước quốc kỳ, chào cờ, dâng hương trước bàn thờ Tổ Quốc và mặc niệm những người đã hy sinh cho Đất Nước tại sân cờ trước khi vào trong hội trường. Đại diện ban tổ chức ngỏ lời chào mừng quan khách và nhất là các đại diện đoàn thể đến từ Paris, đồng thời tuyên bố lý do và mục đích buổi lễ. Bài đơn ca vinh danh cờ Quốc gia, qua giọng hát của một đồng hương đã sưởi ấm quan khách sau cơn mưa đồng thời khởi đầu một chương trình dự trù kéo dài hai giờ.
Mục đích buổi lễ hôm nay nhằm trình bày lịch sử và vinh danh Cờ Việt Nam, nhưng Ông Nguyễn Điền Lăng, với một giọng trầm ấm và thuyết phục, ông không nói nhiều chi tiết lịch sử mà đề cập đến ba điểm chính mà theo tôi thật súc tích, cảm động và thích ứng với hoàn cảnh, đóng góp thêm một kết quả tốt đẹp trong chương trình vinh danh Cờ Quốc Gia Vàng Ba Sọc Đỏ của người Việt trên khắp thế giới:
1. Điều ghi nhận trước tiên của chúng tôi, ông Nguyễn Điền Lăng với những lời tâm huyết, đã hết lòng ca ngợi vai trò của người lính thuộc Quận Lực Việt Nam Cộng Hòa trong nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc. Nhất là khi ông đề cập đến việc những người lính miền Nam đã đổ máu, giành từng tấc đất để treo lại cờ Quốc Gia Vàng Ba Sọc Đỏ trên cột cờ ở Phú Văn Lâu trong biến cố Tết Mậu Thân tại thành phố Huế.
2. Khi nói đến ‘tình người’ dưới chế độ Tự Do Việt Nam Cộng Hòa với màu cờ Vàng Ba Sọc Đỏ, ông đã vẽ lại hình ảnh của một quả phụ, vợ một chiến sĩ đã bỏ mình vì tổ quốc, bà đã xả thân để giải cứu và đùm bọc ba quân nhân thuộc Sư Đoàn 3 Bộ Binh khi họ thất lạc đơn vị. Bà thật can đảm trước họng súng quân thù trong vùng địch chiếm giữ, một mặt lo cho con dại, một mặt bao che, chữa vết thương và nuôi dưỡng trong nhà của mình ba người lính vô phước cho đến lúc quân đội của QLVNCH vào giải phóng. Điều nầy chứng minh cho tình quân dân cá nước và sự hy sinh lớn lao của những người đàn bà Việt Nam, bất chấp nguy hiểm và mạng sống của mình để giúp đỡ bao che cho những người lính thân yêu của miền Nam.
3. Ông chứng minh lá cờ Quốc Gia là biểu tương cho Tự Do, cho sự Sống Còn và Hạnh Phúc của toàn dân. Ông kể lại những người bị kẹt trong các vùng do Cộng sản chiếm đóng, họ không theo địch và liều chết chạy về hướng Quốc Gia. Những ai không thoát được thì cam tâm chịu trận và chỉ biết cầu xin một cuộc giải tỏa bởi QLVNCH chứ không bao giờ chịu theo đi theo địch.Cách ứng khẩu nói chuyện rất tự nhiên về người lính, về lá cờ Vàng Quốc Gia của ông Nguyễn Điền Lăng, tuy không phải cựu quân nhân nhưng ông đã làm cho hội trường rơi lệ và nhất là một người lính như cá nhân tôi đã không cầm được nước mắt khi ông kết luận: Ở đâu có Cờ Vàng là nơi đó có bình an, tự do, hạnh phúc, no ấm. Cờ Vàng Quốc Gia là linh hồn của dân tộc Việt Nam, là điểm tựa của người tỵ nạn, là niềm tin của tranh đấu và hy vọng của ngày về.
Trước khi chấm dứt chương trình buổi lễ, ông Dương Hồng Cách đại diện ban tổ chức Cờ Vàng 60 Năm tại Paris đã thay mặt cho phái đoàn đến từ Pháp cám ơn ban tổ chức cũng như toàn thể đồng hương tại Hoàn Lan đã nồng nhiệt tiếp đón.
Cộng Đồng người Việt Tự Do Hòa Lan tuy không đông như các thành phố hay thủ đô của những quốc gia khác, nhưng ở đây chúng tôi đã tìm thấy tình người cư xử với nhau thật gắn bó, các khuynh hướng chính trị kết hợp chặt chẽ dưới một màu cờ và các thế hệ đều có tinh thần, chung vai sát cánh tranh đấu nhằm đánh đổ đảng Cộng sản để đem lại tự do dân chủ và no ấm cho dân tộc Việt Nam.
Chúng tôi phải ghi nhận cộng đồng Hòa Lan tổ chức ngày Vinh Danh Cờ Vàng 60 năm thật thành công với sự hiện diện của tất cả các đoàn thể, đảng phái, tôn giáo tại đây với sự góp mặt của ba thế hệ. Ban tổ chức đã làm việc ngày đêm để hoàn thành kịp thời tập san Kỷ Niệm 60 Năm Cờ Vàng, chu đáo tiếp đón, đãi tiệc đầy đủ. Xen lẫn trong chương trình, chúng tôi ngỡ ngàng với các giọng hát thật điêu luyện, nghiêm trang, cảm động trong suốt buổi lễ. Có thể kết luận, đây là một cố gắng vượt bực của một cộng đồng nhỏ, nhưng đã mang lại những thành công tuyệt vời, phải được ghi vào sổ sách tranh đấu của người tỵ nạn Cộng sản.
Ngoài ra, tờ nguyệt san của cộng đồng người Việt tại Hòa Lan đã gây cho chúng tôi một ngạc nhiên lớn với trên ba chục độc giả mua báo hàng năm dài hạn. Đây không phải là một bản thông tin nội bộ, sống nhờ quảng cáo, mà đúng là một tờ báo tháng dày trên dưới 50 trang với đầy đủ các tiết mục từ bình luận, chính trị, văn hóa đến tin tức thế giới nổi bật trong tháng. Cũng trong dịp Vinh Danh Cờ Quốc Gia, cộng đồng Hòa Lan đã cho phát hành tem thư với lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ, có giá trị như tem phát hành bởi bưu điện của chính phủ Hòa Lan.
Điểm son cuối cùng là chương trình đi bộ từ ba năm nay, từ thành phố nầy đến các thành phố khác, người Việt tại Hoà Lan đã tham dự để vinh danh Cờ Quốc Gia Vàng Ba Sọc Đỏ theo các lịch trình dưới đây :
1. Đi bộ Quốc Tế Nijmegen 2005, trong bốn ngày, lộ trình dài 120 cây số với sư tham dự của các ông Nguyễn Trung Cang, Nguyễn Điền Lăng, Đào Công Long, Lưu Phưóc Tấn, và các ông Thảo, ông Sáng và ông Hoàng.
2. Đi bộ quốc tế Nijmegen 2006, trong bốn ngày, lộ trình dài 120 cây số của hai ông Nguyễn Điền Lăng và Lưu Phước Tấn. Nhưng sau hai ngày (40 cây số) phải ngưng vì có có hai tham dự viên chết vì nắng.
3. Đi bộ Waalwijk tháng 9 năm 2006, trong hai ngày, lộ trình 80 cây số với sự tham dự của ông Lưu Phước Tấn.
4. Đi bộ quốc tế Nijmegen, trong bốn ngày, lộ trình 160 cây số với sự tham dự của ông Tấn và ông Thảo.
5. Đi bộ Waalwijk tháng 9 năm 2007, trong hai ngày, lộ trình 80 cây số với sự tham dự của ông Cang và ông Tấn.
6. Đi bộ quốc tế Nijmegen 2008, trong bốn ngày, lộ trình 160 cây số với sự tham dự của ông Lưu Phước Tấn.Những lần đi bộ quốc tế Nijmegen hay Waalwijk đều do chính quyền Hòa Lan tổ chức, các đoàn thể diễn hành cầm cờ suốt theo lộ trình cho đến đích và ngang qua khán đài trung ương. Điều cảm phục đối với chúng tôi, đa số người Việt ở Hòa Lan tham dự đi bộ đều lớn tuổi, nhất là ông Lưu Phước Tấn, đã 64 tuổi, tay vẫn hiên ngang giữ vững ngọn cờ Quốc Gia Vàng Ba Sọc Đỏ và đi suốt một quảng đường dài 160 cây số ! *
Trên đây là những lý do để chúng ta vinh danh cộng đồng người Việt Quốc Gia tại Hòa Lan.
Đinh Lâm Thanh
Thành phố ‘S Hertogenbosch, Hòa Lan
Ngày 20.7.2008
* Những cộng đồng bạn muốn tham gia đi bộ ‘vinh danh cờ Quốc Gia’ xin liên lạc ghi danh với cộng đồng Hòa Lan.
Lễ Vinh Danh Cờ Vàng của cộng đồng người Việt Quốc Gia tại Hòa Lan được tổ chức tại trụ sở văn hóa Denbooch của thành phố ‘S Hertogenbosch, là một thành phố nằm cách thủ đô chừng 90 cây số. Người Việt Tự Do định cư tại đây tuy ít nhưng tinh thần thật cao, dù trời mưa và ở cách nhau hàng chục cây số nhưng họ đã đến tham dự khoảng năm mươi người, thuộc ba thế hệ và đủ thành phần cựu quân-cán-chính cũng như đại diện các đoàn thể tại Hoà Lan. Chúng tôi được biết có nhiều vị đã đi hàng trăm cây số để góp mặt trong ngày Vinh Danh Cờ Vàng nhân dịp 60 năm tại đây.
Đặt vòng hoa trước đài tưởng niệm
Đoàn khách đến từ Pháp gồm có các đại diện của ban Vinh Danh Cờ Vàng 60 năm, Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam, Văn Phòng Liên Đới Xã Hội, Văn Phòng Liên Lạc Các Đoàn Thể tại Paris. Ngoài những vị đại diện các đoàn thể còn có một nhà đạo diễn điện ảnh và hai nhà báo tháp tùng.Dù trời mưa lớn nhưng chương trình vẫn khởi đầu bằng một cuộc rước quốc kỳ, chào cờ, dâng hương trước bàn thờ Tổ Quốc và mặc niệm những người đã hy sinh cho Đất Nước tại sân cờ trước khi vào trong hội trường. Đại diện ban tổ chức ngỏ lời chào mừng quan khách và nhất là các đại diện đoàn thể đến từ Paris, đồng thời tuyên bố lý do và mục đích buổi lễ. Bài đơn ca vinh danh cờ Quốc gia, qua giọng hát của một đồng hương đã sưởi ấm quan khách sau cơn mưa đồng thời khởi đầu một chương trình dự trù kéo dài hai giờ.
Mục đích buổi lễ hôm nay nhằm trình bày lịch sử và vinh danh Cờ Việt Nam, nhưng Ông Nguyễn Điền Lăng, với một giọng trầm ấm và thuyết phục, ông không nói nhiều chi tiết lịch sử mà đề cập đến ba điểm chính mà theo tôi thật súc tích, cảm động và thích ứng với hoàn cảnh, đóng góp thêm một kết quả tốt đẹp trong chương trình vinh danh Cờ Quốc Gia Vàng Ba Sọc Đỏ của người Việt trên khắp thế giới:
1. Điều ghi nhận trước tiên của chúng tôi, ông Nguyễn Điền Lăng với những lời tâm huyết, đã hết lòng ca ngợi vai trò của người lính thuộc Quận Lực Việt Nam Cộng Hòa trong nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc. Nhất là khi ông đề cập đến việc những người lính miền Nam đã đổ máu, giành từng tấc đất để treo lại cờ Quốc Gia Vàng Ba Sọc Đỏ trên cột cờ ở Phú Văn Lâu trong biến cố Tết Mậu Thân tại thành phố Huế.
2. Khi nói đến ‘tình người’ dưới chế độ Tự Do Việt Nam Cộng Hòa với màu cờ Vàng Ba Sọc Đỏ, ông đã vẽ lại hình ảnh của một quả phụ, vợ một chiến sĩ đã bỏ mình vì tổ quốc, bà đã xả thân để giải cứu và đùm bọc ba quân nhân thuộc Sư Đoàn 3 Bộ Binh khi họ thất lạc đơn vị. Bà thật can đảm trước họng súng quân thù trong vùng địch chiếm giữ, một mặt lo cho con dại, một mặt bao che, chữa vết thương và nuôi dưỡng trong nhà của mình ba người lính vô phước cho đến lúc quân đội của QLVNCH vào giải phóng. Điều nầy chứng minh cho tình quân dân cá nước và sự hy sinh lớn lao của những người đàn bà Việt Nam, bất chấp nguy hiểm và mạng sống của mình để giúp đỡ bao che cho những người lính thân yêu của miền Nam.
3. Ông chứng minh lá cờ Quốc Gia là biểu tương cho Tự Do, cho sự Sống Còn và Hạnh Phúc của toàn dân. Ông kể lại những người bị kẹt trong các vùng do Cộng sản chiếm đóng, họ không theo địch và liều chết chạy về hướng Quốc Gia. Những ai không thoát được thì cam tâm chịu trận và chỉ biết cầu xin một cuộc giải tỏa bởi QLVNCH chứ không bao giờ chịu theo đi theo địch.Cách ứng khẩu nói chuyện rất tự nhiên về người lính, về lá cờ Vàng Quốc Gia của ông Nguyễn Điền Lăng, tuy không phải cựu quân nhân nhưng ông đã làm cho hội trường rơi lệ và nhất là một người lính như cá nhân tôi đã không cầm được nước mắt khi ông kết luận: Ở đâu có Cờ Vàng là nơi đó có bình an, tự do, hạnh phúc, no ấm. Cờ Vàng Quốc Gia là linh hồn của dân tộc Việt Nam, là điểm tựa của người tỵ nạn, là niềm tin của tranh đấu và hy vọng của ngày về.
Ban tổ chức ngày Vinh Danh Cờ Quốc Gia tại Hòa Lan
Trong buổi lễ có cựu quân nhân cũng như cảnh sát lên đại diện cho những người đã cầm súng chiến đấu bảo vệ Quê Hương là ba cựu sĩ quan Trừ Bị Thủ Đức. Đây là những cựu quân nhân mang nhiều thương tích trong người, họ kể lại những gian khổ trong thời chiến cũng như nhưng oai hùng của đơn vị trong việc bào vệ Đất Nước và Cờ Vàng Quốc Gia. Tiết mục cuối cùng, quan khách được xem phim và nghe tường thuật những hoạt động vinh danh Cờ Vàng bằng những cuộc đi bộ hàng trăm cây số.Trước khi chấm dứt chương trình buổi lễ, ông Dương Hồng Cách đại diện ban tổ chức Cờ Vàng 60 Năm tại Paris đã thay mặt cho phái đoàn đến từ Pháp cám ơn ban tổ chức cũng như toàn thể đồng hương tại Hoàn Lan đã nồng nhiệt tiếp đón.
Cộng Đồng người Việt Tự Do Hòa Lan tuy không đông như các thành phố hay thủ đô của những quốc gia khác, nhưng ở đây chúng tôi đã tìm thấy tình người cư xử với nhau thật gắn bó, các khuynh hướng chính trị kết hợp chặt chẽ dưới một màu cờ và các thế hệ đều có tinh thần, chung vai sát cánh tranh đấu nhằm đánh đổ đảng Cộng sản để đem lại tự do dân chủ và no ấm cho dân tộc Việt Nam.
Chúng tôi phải ghi nhận cộng đồng Hòa Lan tổ chức ngày Vinh Danh Cờ Vàng 60 năm thật thành công với sự hiện diện của tất cả các đoàn thể, đảng phái, tôn giáo tại đây với sự góp mặt của ba thế hệ. Ban tổ chức đã làm việc ngày đêm để hoàn thành kịp thời tập san Kỷ Niệm 60 Năm Cờ Vàng, chu đáo tiếp đón, đãi tiệc đầy đủ. Xen lẫn trong chương trình, chúng tôi ngỡ ngàng với các giọng hát thật điêu luyện, nghiêm trang, cảm động trong suốt buổi lễ. Có thể kết luận, đây là một cố gắng vượt bực của một cộng đồng nhỏ, nhưng đã mang lại những thành công tuyệt vời, phải được ghi vào sổ sách tranh đấu của người tỵ nạn Cộng sản.
Ngoài ra, tờ nguyệt san của cộng đồng người Việt tại Hòa Lan đã gây cho chúng tôi một ngạc nhiên lớn với trên ba chục độc giả mua báo hàng năm dài hạn. Đây không phải là một bản thông tin nội bộ, sống nhờ quảng cáo, mà đúng là một tờ báo tháng dày trên dưới 50 trang với đầy đủ các tiết mục từ bình luận, chính trị, văn hóa đến tin tức thế giới nổi bật trong tháng. Cũng trong dịp Vinh Danh Cờ Quốc Gia, cộng đồng Hòa Lan đã cho phát hành tem thư với lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ, có giá trị như tem phát hành bởi bưu điện của chính phủ Hòa Lan.
Điểm son cuối cùng là chương trình đi bộ từ ba năm nay, từ thành phố nầy đến các thành phố khác, người Việt tại Hoà Lan đã tham dự để vinh danh Cờ Quốc Gia Vàng Ba Sọc Đỏ theo các lịch trình dưới đây :
1. Đi bộ Quốc Tế Nijmegen 2005, trong bốn ngày, lộ trình dài 120 cây số với sư tham dự của các ông Nguyễn Trung Cang, Nguyễn Điền Lăng, Đào Công Long, Lưu Phưóc Tấn, và các ông Thảo, ông Sáng và ông Hoàng.
2. Đi bộ quốc tế Nijmegen 2006, trong bốn ngày, lộ trình dài 120 cây số của hai ông Nguyễn Điền Lăng và Lưu Phước Tấn. Nhưng sau hai ngày (40 cây số) phải ngưng vì có có hai tham dự viên chết vì nắng.
3. Đi bộ Waalwijk tháng 9 năm 2006, trong hai ngày, lộ trình 80 cây số với sự tham dự của ông Lưu Phước Tấn.
4. Đi bộ quốc tế Nijmegen, trong bốn ngày, lộ trình 160 cây số với sự tham dự của ông Tấn và ông Thảo.
5. Đi bộ Waalwijk tháng 9 năm 2007, trong hai ngày, lộ trình 80 cây số với sự tham dự của ông Cang và ông Tấn.
6. Đi bộ quốc tế Nijmegen 2008, trong bốn ngày, lộ trình 160 cây số với sự tham dự của ông Lưu Phước Tấn.Những lần đi bộ quốc tế Nijmegen hay Waalwijk đều do chính quyền Hòa Lan tổ chức, các đoàn thể diễn hành cầm cờ suốt theo lộ trình cho đến đích và ngang qua khán đài trung ương. Điều cảm phục đối với chúng tôi, đa số người Việt ở Hòa Lan tham dự đi bộ đều lớn tuổi, nhất là ông Lưu Phước Tấn, đã 64 tuổi, tay vẫn hiên ngang giữ vững ngọn cờ Quốc Gia Vàng Ba Sọc Đỏ và đi suốt một quảng đường dài 160 cây số ! *
Trên đây là những lý do để chúng ta vinh danh cộng đồng người Việt Quốc Gia tại Hòa Lan.
Đinh Lâm Thanh
Thành phố ‘S Hertogenbosch, Hòa Lan
Ngày 20.7.2008
* Những cộng đồng bạn muốn tham gia đi bộ ‘vinh danh cờ Quốc Gia’ xin liên lạc ghi danh với cộng đồng Hòa Lan.
No comments:
Post a Comment