Sunday, July 13, 2008

Hội Tam Điểm, Thuyết Vô Thần và Công Giáo


VietCatholic News (Thứ Ba 17/06/2008 03:30):
Lược Trích Bài Phỏng Vấn tới Tác Giả của Cuốn Sách Có Nhan Đề “Âm Mưu của Hội Tam Điểm” (The Masonic Plot)

Nhằm nối tiếp chủ đề về "Lạc Giáo" hay các "Giáo Phái Mới" người viết đã có dịp giới thiệu qua mấy năm về trước, lần này xin giới thiệu tiếp bài viết này để Quý Vị độc giả tham khảo!


*
* *
BURGOS, Tây Ban Nha (Zenit.org).- Đâu là sự thật và đâu không phải là sự thật về Hội Tam Điểm, thì đó chính là đề tài của một cuốn sách vừa mới được cho xuất bản ra gần đây bởi một chuyên gia chuyên về lịch sử của các tôn giáo.

Cha Manuel Guerra Gómez, tác giả của 25 cuốn sách nói về các giáo phái và các chủ đề khác, vừa mới cho xuất bản ra cuốn sách bằng tiếng Tây Ban Nha có nhan đề “Âm Mưu của Hội Tam Điểm” (La Trama Masónica hay The Masonic Plot), do nhà xuất bản Styria phát hành.

Cha hiện đang là Linh Mục của Giáo Phận Burgos, và cũng là Giáo Sư nghĩ hưu của Phân Khoa Thần Học tại trường Đại Học Burgos ở phía Bắc, Tây Ban Nha.

Trong cuộc phỏng vấn với hãng tin Zenit, Cha nói rằng: “Cách thức của Hội Tam Điểm, vốn tự bản chất là vô thần, bộc lộ ra thứ thuyết tương đối có tính lịch sử, để từ đó hướng đến thứ thuyết tương đối có tính cách văn hóa xã hội mà nó muốn cổ võ.”

Hỏi (H): Thưa Cha, có phải âm mưu nổi tiếng của Hội Tam Điểm (HTĐ) chỉ là một chuyện thần thoại, hay hoang đường mà thôi?

Cha Guerra (T): Thưa, điều cần thiết là chúng ta cần phải phân biệt cho rõ ràng giữa HTĐ và những hội viên của HTĐ. HTĐ thì không khát khao gì cả đến quyền lực, hay ít ra chỉ muốn phục vụ cho những nguyên tắc và lợi ích riêng của HTĐ mà thôi.

Còn những hội viên của HTĐ thì lại khác. Họ có mặt trong hầu hết những tổ chức quốc tế nào, vốn có quyền đưa ra những quyết định về sự hợp tác đa quốc gia, để từ đó cố tạo ra một sự ảnh hưởng nào đó về quyền lực kinh tế và chánh trị.

Thật là hợp lý khi nghĩ rằng họ cố gieo rắc và lan truyền ra những nguyên tắc mang tính ý thức hệ của họ như: thuyết tương đối, chủ nghĩa vô thần, và thuyết ngộ đạo, tại bất cứ nơi nào mà họ có mặt và tìm cách làm cho chúng được sáng tỏ và lan rộng ra ngoài phạm vi của riêng họ, càng lớn mạnh chừng nào thì càng tốt chừng nấy.

Mặt khác, tại các quốc gia nói tiếng Anh và tại các quốc gia ở phía Bắc của địa cầu, như tại Thổ Nhĩ Kỳ chẳng hạn, vấn đề không phải là họ tìm cách để đạt quyền lực, mà họ chính là quyền lực rồi.

Lấy ví dụ như tại Anh Quốc chẳng hạn, quốc chủ tối cao của Anh Quốc cũng là vị lãnh tụ tối cao của Hiệp Hội Tam Điểm Thống Nhất của Anh Quốc, và của hơn 150 ban lãnh đạo của HTĐ (grand lodges) mà mỗi quốc gia đều có một người; và riêng tại Hoa Kỳ, thì từng tiểu bang có một người lãnh đạo của HTĐ. Vào năm 1995, trong Hiệp Hội Tam Điểm Thống Nhất của Anh Quốc, đã có hơn 750,000 thành viên thuộc vào hơn 8,000 HTĐ trên khắp thế giới.

Bên cạnh đó, vì thứ luật lệ có tính bảo mật, nên không có cách nào mà chúng ta có thể biết được một cách chắc chắn là liệu họ có tích cực hoạt động hay không, và liệu tầm ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp của họ lan tới tận đâu.

Chính phủ của cựu Thủ Tướng Tony Blair đã tìm cách quy định và bắt buộc những thành viên của HTĐ phải công khai tuyên bố họ là thành viên trong HTĐ, đặc biệt là nếu những người đó giữ các chức vụ cao trọng trong chính phủ, hay hiện đang làm việc trong ngành pháp lý hoặc cảnh sát. Thì việc đáp trả của 1,400 chánh án Anh Quốc - những người tự nguyện công khai hóa họ là những thành viên trong HTĐ – là một điều đáng được biểu dương. Thế nhưng, thật chất thì con số đó vẫn còn cao hơn rất nhiều nữa.

Tiếp nối các vụ xì-căng-đang của việc Tuyên Truyền Bí Mật của HTĐ Licio Gelli ở Ý, các công chức trong một số lãnh vực hành chánh công cộng tại Ý đã buộc phải công bố một cách công khai là liệu họ có phải là thành viên của HTĐ hay không, dẫu có nguy cơ là họ sẽ bị mất chất đi.

Các Thứ Bậc của Hội Tam Điểm
(H): Thưa Cha, có đúng thực rằng có đến 60% thành viên của Quốc Hội Châu Âu là những hội viên của HTĐ không?

(T): Thưa, sự khẳng định này cũng tương tự được Josep Corominas, lãnh tụ tối cao của HTĐ Tây Ban Nha, đưa ra vào tháng 3/2006 vừa qua. Và vào ngày 9 tháng 2 năm 2007, Ông đã rời khỏi chức vụ lãnh đạo của HTĐ, nhưng vẫn xác nhận là Ông sẽ tiếp tục là một hội viên của HTĐ và muốn mọi người biết được đến Ông như vậy.

Thì liệu đây có phải là một sự chia rẽ mới về một sự phục tùng mới của HTĐ hay đó chỉ là một sự sát nhập vào một HTĐ khác, vốn đã được tồn tại trước đó rồi không?

Thực chất mà nói, tất cả những đề nghị có liên quan tới các vấn đề về gia đình và đạo đức sinh học, vốn trái ngược hẳn so với những giảng dạy của Giáo Hội, và thậm chí là trái ngược ngay cả với luật lệ tự nhiên, cũng đều đã được Quốc Hội Âu Châu thông qua. Đây cũng là trường hợp mà Rocco Buttuglione của Ý bị chối từ vào chức vụ Ủy Viên bởi khối vô thần, vốn chiếm đa số trong Quốc Hội Châu Âu.

(H): Thưa Cha, tại Rôma, vừa mới kết thúc một hội nghị mà trong đó sự bất tương hợp giữa Công Giáo và HTĐ được đề cập đến. Lời gọi mời để đối thoại với những hội viên của HTĐ, về các vấn đề có liên quan đến tính văn hóa và xã hội, được đưa ra. Thì làm thế nào để điều này có thể xảy ra?

(T): Thưa, dẫu có sự bất tương xứng khách quan giữa HTĐ và Công Giáo, thì những người Công Giáo vẫn có thể đối thoại với những người thuộc HTĐ ở nhiều mức độ khác nhau, ngoại trừ những lãnh vực nguy hiểm mà Tòa Thánh thừa có khả năng để đối phó.

Trong bản tuyên bố về HTĐ, Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin đã tuyên bố rằng: “Việc đó không thuộc về thẩm quyền của giáo hội địa phương trong việc đưa ra lời nhận xét hay phán đoán về bản chất của các tổ chức thuộc HTĐ, vốn nhằm ám chỉ đến một sự xúc phạm từ những gì đã được quyết định ở trên, và điều này phù hợp với tuyên bố của Thánh Bộ được đưa ra vào ngày 17 tháng 2 năm 1981."

Do đó, điều cần thiết là phải suy xét về tính hiện thực và những hệ quả về tính bí mật của HTĐ.

Làm sao bạn có thể đối thoại với một người nào, khi người đó đang đeo mặt nạ? Mặc dầu vậy, chúng ta vẫn có thể đối thoại về các vấn đề có liên quan đến tính văn hóa xã hội. Thậm chí nếu các tôn giáo và các ý thức hệ được lồng hết cả vào văn hóa, thì vẫn còn có cách để tìm ra những điểm chung.

Khác với tôn giáo hay ý thức hệ cụ thể nào đó, thì phạm vi của văn hóa vẫn còn là một lãnh vực, vốn có thể dẫn đến việc đối thoại, ít ra là về mặt lý thuyết. Thật dễ dàng để đảm nhận lấy việc đối thoại trong các lãnh vực đa văn hóa như: sự đói nghèo, môi trường, sức khỏe, sự toàn cầu hóa, vân vân …, hơn là về các vấn đề đa tôn giáo.

Tuy nhiên, thậm chí ngay cả trong lãnh vực này, thì việc đối thoại với các thành viên của HTĐ vẫn còn gặp phải những khó khăn nghiêm trọng, tới mức độ như chủ nghĩa vô thần của HTĐ chẳng hạn, cho dù hiện hay ẩn, nó đều có khuynh hướng loại bỏ ra những đặc điểm có tính riêng biệt của tôn giáo, vốn rất xa lạ so với hầu hết các tôn giáo và các quy luật về đạo đức, luân lý; và lại có khuynh hướng lồng vào những thứ như kiểu “quản thúc tại gia” vào trong chiều kích lương tâm cá nhân và sau các bức tường của nhà thờ.

Thì theo nghĩa này, HTĐ cố tìm cách loại bỏ ra những ràng buộc bên ngoài về mặt văn hóa xã hội của Kitô Giáo, vốn đã được xem như là truyền thống lâu đời của các quốc gia Kitô Giáo, chẳng hạn như những cảnh về Chúa Giáng Sinh, hay việc trưng bày ra các biểu tượng của mầu nhiệm Giáng Sinh như ngôi sao tại hang đá Bêlêm, Ba Nhà Đạo Sĩ, vân vân ….

Những Biểu Tượng của Hội Tam Điểm
(H): Thưa Cha, có phải HTĐ tự thay thế nó cho tôn giáo?

(T): Thưa, HTĐ, cùng với một trong những loại sản phẩm của nó là Thời Đại Mới (New Age), thích dùng từ “duy linh” (spirituality) hơn vì nó có một tính cộng hưởng chủ quan hơn là từ “tôn giáo” (religion).

Một số hội viên của HTĐ nói rằng họ là những người Kitô Giáo và họ từ chối cho rằng HTĐ chính là một tôn giáo. Họ nên nhìn nhận rằng họ thuộc về hai tôn giáo: Công Giáo và HTĐ.

Thế nhưng, trong thực tế, ít ra là đối với nhiều người, hầu hết những người thuộc HTĐ đều là những người theo thuyết bất khả tri (agnostics) và là những nhà thần luận (deists), và họ xem HTĐ chính là một sự thay thế cho tôn giáo. Thật chất, HTĐ được gọi là một “tôn giáo” và đôi lúc nó được đề cập đến như vậy trong các bản văn tự của những thành viên thuộc HTĐ.

(H): Thưa Cha, làm thế nào mà Cha có thể tiếp cận được quá gần với giáo phái này khi nó rất là bí mật?

(T): Thưa, tôi đã dành ra rất nhiều giờ để nghiên cứu về các hiến pháp, các quy luật và các lễ nghi của nhiều HTĐ khác nhau, đã từng nói chuyện với những hội viên của HTĐ, và những người trước kia là thành viên của HTĐ tại Tây Ban Nha và Mêhicô, và đọc những sách về HTĐ được viết bởi những hội viên của HTĐ và những người không phải là HTĐ.

Khoảng 10 năm trước đây, tôi đã dành ra hai mùa hè để nói chuyện hằng ngày với các giáo sư đại học là hội viên của HTĐ và cả những giáo sư đại học không phải là HTĐ. Tôi cũng đã dành ra các buổi chiều để đến thăm các trung tâm của nhiều giáo phái khác nhau, một số đó thuộc gốc Tam Điểm chính cống, nằm ở các vùng ngoại ô của các thành phố.

(H): Thưa Cha, thì liệu HTĐ nặng về phương cách hay nội dung?

(T): Ồ, con người, ngoài việc suy nghĩ, cũng còn phải có cả sự cảm nghiệm và sự tưởng tượng nữa chứ. Những cảm giác và trí tưởng tượng có thể cản trở và khuấy động đến tính sáng suốt của tâm trí. Ngoài những thứ này ra, thì những ý tưởng và những tín ngưỡng cũng được dùng đến để hướng con người nữa; các nguyên tắc được tạo ra và cấu thành nên các thể chế về con người, và để đạt được mục tiêu này, thì điều cần thiết là nó cần phải sử dụng đến “cách thức” đúng đắn.

Từ “odos” trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là “cách thức,” và từ “met” có nghĩa là “mục tiêu,” thì đó là hai từ chúng ta đề cập đến. Trong HTĐ, phương cách là nhằm đạt đến tính hiệu quả cao nhất và cũng là một trong những loại cao nhất để hình thành nên một trong những “nguyên tắc,” vốn có lẽ là quan trọng và có tính nền tảng nhất trong tất cả.

Vì chính lẽ đó mà phương cách của HTĐ kết cục rồi vẫn là bất tương xứng với học thuyết Kitô Giáo.

Cách thức của HTĐ, vốn tự bản chất là vô thần, bộc lộ ra thứ thuyết tương đối có tính lịch sử, để từ đó hướng đến thứ thuyết tương đối có tính cách văn hóa xã hội mà nó muốn cổ võ.

Alain Gérard, một trong những vị giám đốc của Grand Orient của Pháp Quốc nói rằng: “HTĐ chỉ là một phương pháp mà thôi.”

Theo Ông, một hội viên của HTĐ có thể có “những ý kiến” hay những tín ngưỡng về một tôn giáo cụ thể nào đó, thế nhưng cách thức của HTĐ ràng buộc người đó “phải nghi vấn” về những ý kiến của mình và chấp nhận lấy cơ may rằng những ý kiến đó (của chính mình) sẽ được công bố là giả tạo hay bị một hệ thống lý trí cứng nhắc hơn vượt trội và với sự ủng hộ của đa số.

Ông nói: “Bạn không thể nào có được một cuộc thảo luận thật sự, nếu cho dẫu kết cục của cuộc thảo luận đó có là thế nào đi chăng nữa, thì vẫn có một số điểm mà bạn luôn lúc nào cũng tin chắc rằng bạn là đúng.”

Vì điều này mà HTĐ hoàn toàn bị dị ứng với những tín điều và với tôn giáo được mạc khải và có tính chất tín điều, đặc biệt là với Kitô Giáo.

Đây cũng là sự lý giải cho việc tại làm sao mà những hội viên của HTĐ có khuynh hướng xem nền dân chủ như là một sự thành đạt của HTĐ và của phương cách dân chủ, tức là được chấp thuận bởi việc bầu phiếu của đa số, cũng như là điều gì đó có cùng bản chất với HTĐ. Phương cách dân chủ này đã được họ lan rộng ra tới mọi hiện thực, kể cả chính sự thật của nó, vân vân. ..

Vị lãnh đạo tối cao hiện tại của HTĐ Grand Orient ở Pháp Quốc là Jean Michel Quilardet, trong một tuyên cáo gởi cho tờ báo của Tây Ban Nha là tờ La Voz de Asturias vào ngày 29 tháng 1 năm 2007 vừa qua nói rằng:

“Bạn có thể suy nghĩ rằng một nền dân chủ không phải là vô thần hiện diện, và không phải là vô thần cũng có nghĩa là không phải thuộc HTĐ, thế nhưng, đối với cách mà tôi nhìn nhận các sự việc và đối với cách mà tôi suy nghĩ, thì chủ nghĩa vô thần chính là một sự thành công của nền dân chủ.”

Chính vì thế, những người theo dân chủ nào mà không phải là vô thần hay thành viên của HTĐ, nếu họ là những người dân chủ, thì họ sẽ là những người dân chủ thuộc hạng hai.

(H): Thưa Cha, có phải những hội viên của HTĐ chính là một thiểu số sáng tạo không? Và liệu những người Kitô Giáo cũng là vậy đúng không?

(T): Thưa, rõ ràng là những hội viên của HTĐ không có độc quyền về sự sáng tạo. Thậm chí nếu nó là một dạng tự nhiên khác đi chăng nữa, thì sự sáng tạo cũng thuộc về cả những người Kitô Giáo với sự trợ giúp về ân huệ và sức mạnh của Chúa Thánh Thần. Và sự sáng tạo Kitô Giáo không phải là một kiểu sáng tạo kém cõi hơn đâu.

Để minh chứng thì điều mà chúng ta cần nhìn vào đó là lịch sử của Giáo Hội và những khả năng thích ứng của việc rao giảng vào những hoàn cảnh văn hóa và xã hội đa dạng trong suốt hơn 2,000 năm hiện diện. Như đã nói trong Isaiah 59:1 rằng: “Cánh tay của Thiên Chúa thì không quá ngắn” ngay trong thời đại của chúng ta.

Khi mà vào vài năm trước đây, Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị đã gọi những phong trào truyền giáo như là “mùa xuân mới của Chúa Thánh Thần,” hay “Ngũ Tuần được canh tân”, hay “một hồng ân đặc biệt mà Chúa Thánh Thần mang đến cho Giáo hội trong thời đại lịch sử của chúng ta,” thì tôi hoàn toàn nhất trí cho sự tinh tuý trổi vượt này của Ngài.

Chỉ có người tốt và thánh thiện mới có thể nhìn thấy điều tốt đẹp trong tất cả mọi sự, thì điều này cũng giống như người tham lam, vốn chỉ có thể nhìn thấy sự lợi lộc (lucre) và những người dâm dục thì chỉ có thể nhìn thấy được sự khoái cảm về tình dục mà thôi.

Làm sao mà Giáo Hội hay thế giới có thể tồn tại nếu như những phong trào giáo hội – như các dự án về việc giáo dục, về việc từ thiện, vân vân …. – bị biến mất đi, để lại một “lỗ hỏng đen” thật lớn trong dãi ngân hà có tính văn hóa xã hội và trong Giáo Hội được?

Anthony Lê

Trích từ: http://vietcatholic.net/News/Clients/ReadArticle.aspx?Id=55842


No comments:

Post a Comment