Friday, July 18, 2008

Chống Cộng Nhờ Ơn Chúa Thánh Thần. Qua Gương Thánh Georg










ĐTC Benetikto XVI ban Phép lành Tòa Thánh!




ĐTC Benetikto XVI đang treo lên cổ Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ
thân yêu của những người yêu chuộng Tự do, Công lý và Hoà bình.







Một niềm vui hãnh diện cho mọi người
đang quyết tâm cổ võ nền chính trị Phi CS tại Việt Nam


Cờ Vàng 3 Sọc Đỏ xuất hiện một lần nữa trang trọng
trên chiếc du thuyền đón Đức Giáo Hoàng.
(người chụp: Michael Duong)


Lời ngỏ:

Khi chúng tôi đang viết bài này, thì được tin kẻ gian trong nhà ác tại Úc là Trần Quốc Khánh, đã ra lệnh cho thuộc hạ, những tay sai côn đồ phá rối Cộng Đồng Người Việt Tự Do tại Úc. Ngoài ra, cũng có tin trong nước cho biết rằng, chủ tịch “Ủy Ban Phá Rối Tôn Giáo” là Huỳnh Đảm, đã đưa ra chỉ thị Việt Cộng (VC) mang mật số là 317/VC/MTTW-BTT để phá đạo. Chiếu theo chỉ thị này, thì kẻ Gian sẽ trà trộn vào người Thiện là 60 người để gây sự tà gian. Xin nhắc nhỏ quý vị đồng bào tự do thế này: Quý vị mà cứ thấy mặt kẻ nào gian ác, trông ngơ ngơ ngáo ngác, mặt thì tràn đầy sắc khí là đích thị đúng hắn rồi đấy!

Chúng tôi mong các bạn từ Việt Nam qua, những người làm tay sai cho kẻ ác, mong các bạn đừng tiếp tay cho sự dữ! Hãy phục thiện! Các bạn hãy giác ngộ! Hãy cải tà quy chính! Chống Cộng là chống ý thức hệ, chống lại việc làm tay sai cho sự ác của các bạn, chống “tội trong tư tưởng” của bạn, chứ không chống cá nhân bạn. Chúng tôi chấp nhận bạn, nhưng không chấp nhận sự ác bạn gây ra.

Nhân đây, chúng tôi xin được nhắc lại lược trình biểu dương lá cờ Vàng Ba Sọc Đỏ, biểu dương sự Thiện, sự Tốt lành, sự yêu chuộng Tự Do Dân Chủ Công Lý và Hòa Bình như sau:

Xin đồng bào tụ họp vào lúc 7 giờ sáng Chúa Nhật, từ Belmore Park, đối diện Ga Central, để cùng với đoàn người hành hương về Randwick Rase Course, tham dự Đại Hội Thánh Lễ Bế Mạc lúc 9 giờ sáng.

Sự tham gia của qúi đồng hương là làm chứng nhân cho sự thiện, việc tốt lành, phá tan sự gian ác của CSVN. Mong thay!

Như trong những bài bình luận trước, chúng tôi luôn khẳng định rằng, sự hiện diện cờ máu của CSVN trong đại Hội Giới trẻ, là thể hiện sự ác trong môi trường sinh hoạt thánh thiện của cộng đồng thế giới yêu chuộng Dân chủ Tự do, Công lý Hoà Bình. Những kẻ nào cầm cờ máu tại những nơi trang nghiêm, có thể bị tình nghi là những kẻ gây ra tội ác. Và Chính quyền địa phương có quyền theo dõi và truy nã, nếu cần thiết.

Để hiệp thông với đồng bào Việt Nam tham dự Đại Hội giới trẻ, cũng như hợp tâm với Cộng Đồng người Việt Tự Do tại Úc, chúng tôi, khai triển thêm đề tài của đại hội, với nhan đề:


“Chống Cộng nhờ ơn Chúa thánh thần. Qua gương Thánh Georg”

1. Chúa Thánh Thần là ai?

1.1. Chúa Thánh Thần được ban bao giờ, ở đâu?

Có thật Thiên Chúa ban cho chúng ta Chúa Thánh Thần không? Ban bao giờ? Và Chúa thánh Thần là ai? Ơn Chúa Thánh thần là ơn gì? Biều tượng của Chúa thánh Thần là gi?

Ít lâu trước ngày Thăng Thiên, Chúa Giêsu nói với các môn đệ: “Và đây, chính Thầy sẽ gởi cho anh em điều Cha Thầy đã hứa” (Lc 24, 49).

Việc Thiên Chúa hứa ban ơn Chúa thánh thần đã được nhắc tới nhiều trong Cựu Ước. Và trong Tân Ước, Đức Giêsu đã nói với các môn đệ nhiều lần về việc Chúa Thánh Thần sẽ đến, Ngài là “Đấng Bảo Trợ, trước khi Ngài chịu chết trên Thập giá. (x. Ga 14, 16-17. 25-26; 15, 26; 16, 13).

a)- Chiều ngày phục sinh, Chúa Giêsu hiện ra với các môn đệ, khi môn đệ đang trong phòng đóng kín cửa. “Người thổi hơi vào các ông và bảo: Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần!” (Gioan 20, 22).

b)- Rồi mạnh mẽ hơn, Chúa Thánh Thần đã ngự xuống trên các Tông Đồ vào ngày lễ Ngũ Tuần. Chúng ta đọc trong sách Công Vụ Tông Đồ: “Bỗng từ trời phát ra một tiếng động, như tiếng gió mạnh ùa vào đầy cả căn nhà nơi họ đang tụ họp. Rồi họ thấy xuất hiện những hình lưỡi giống như lửa tản ra đậu xuống từng người một.” (2, 2-3).

Hai cách mà Thiên Chúa đã ban Chúa Thánh Thần cho các môn đệ được ghi chép trong Kinh Thánh, đó là sự kiện: “thổi hơi” và “lửa xuống đầu người”.

• Chúa thổi hơi tiếp sức cho chúng ta. Chúa ban hơi sự sống cho chúng ta như người chết đuối hết hơi. Chúa truyền sức cho chúng ta, như chúng ta đang chạy đua chống sự gian ác. Chúa ban sự sống cho chúng ta, như chúng ta đang bị chìm rơi trong văn hóa của sự chết. Nơi đâu thiếu vắng Chúa Thánh thần, nơi đó thiếu vắng sự sống động (sự chết). “Chúa Thánh Thần là Đấng ban sự sống” (Kinh tin kính).

• Lửa đốt thiêu đi những sự xấu xa, những sự gian ác. Lửa làm sạch môi trường. Lửa làm cho những kẻ ẩn núp trong bóng tối hại anh em, sẽ bị “lòi đuôi chuột”. Lửa làm cho chúng ta hâm nóng sức mạnh. Lửa sởi ấm lòng người. Lửa là hình ảnh tình thương của sự ấm cúng. Nơi nào có tình thương, nơi đó só sự hiện diện của Chúa Thánh Thần: Chúa thánh Thần ngự xuống là vậy.

Lửa răn bảo chúng ta hy sinh dấn thân cho người anh em, đừng dừng “chân như vại”. Cứu người như chữa lửa. Hình ảnh lửa nói lên lòng nhiệt tành, nhiệt huyết hăng xay của chúng ta đối với tha nhân, trong ý nghĩa tích cựu. Qủa thật! Chúa thánh thần là nguồn mạch sự sống, là tình yêu cho chúng ta. (Rm 5, 5). Chính người thúc đẩy chúng ta đến tha nhân, thắp lên trong chúng ta ngọn lửa yêu đương để chúng ta là chứng nhân cho tình yêu và là chứng nhân tình yêu của Thiên Chúa qua chúng ta. Lửa hâm nóng tình yêu tha nhân!

1.2. Tác động của Chúa thánh Thần

Chúng ta nhìn ra được tác động của Chúa Thánh Thần như thế nào? Chỉ “thổi hơi” và “lửa rơi xuống đầu”, làm sao nhận ra được ơn Chúa chứ?

Thiên Chúa ban Chúa thánh thần, ngay sau khi Ngài về trời. Hiên tượng có tác động Chúa thánh Linh, đó là: Từ những ngư phủ chài lưới dốt nát thật thà, nay trở thành những nhà “rao giảng tin mừng lão luyện, mạnh dạn hăng say đầy nhiệt huyết.” Và quan trọng hơn nữa, đó là Chúa Thánh Thần đã BIẾN ĐỔI và THÁNH HÓA con người của họ, từ một người nhút nhát thành người cam đảm không sợ hãi, từ một người yếu đuối thành người dũng cảm. Đó là biến cố Chúa Thánh Thần Hiện xuống.

Chúng ta còn nhớ những gì xẩy ra ngay khi Chúa chết? Các môn đệ sợ hãi trốn vào phòng đóng cửa kín mít lại. (x. Gioan 20, 19) Một số khác thì hoảng sợ chạy nạn về thành Emmaus, qúa sợ hãi, qúa xuống tinh thần, đến nỗi Đức Giêsu Phục Sinh cùng đồng hành với họ mà họ cũng không nhận ra! (Xem Lc 24, 13-32; Mc 16, 12-13).

Nhờ qua bích tích Thánh Tẩy và Thêm Sức, người Ky tô Hữu đã đón nhận được ân huệ cao qúi biết bao. Hồng ân lớn nhất mà Thiên Chúa đã ban cho nhân loại – đó là Chúa Thánh Thần. Nhờ Bí tích rửa tội làm cho chúng ta trở nên con cái của Chúa Cha, nên người anh em của Chúa Giêsu, trở nên thành phần của Giáo Hội. (1 Cor 12, 12-25) Ai lãnh bí tích Thêm sức đều ý thức thêm được điều này, đó là: Họ trở nên những “đền thờ của Chúa Thánh Thần”.

Bích tích thêm sức đúng ý nghĩa của nó: Ngài “thêm sức” cho chúng ta, thêm sức mạnh để minh chứng trong cuộc sống chúng ta, đế chúng ta đủ khả năng làm tròn bổn phận con Chúa trong sứ vụ của Ngài trao ban. (Rm 12, 1). Ngài “đổ trên đầu” chúng ta sức mạnh của Người và biến đổi chúng ta trở nên những chiến sĩ anh dũng của Chúa dấn thân cho Sự thật, cho Lẽ phải cho sự Công chính, cho Giá trị nhân phẩm con người.

1.3. Biểu tượng Chúa thánh thần

Chúa Thánh Thần không có hình dáng? Biểu tượng của Chúa Thánh Thần là gì?

Chúa thánh thần không hình không dạng không bóng không mùi, giống như một luồng gió! Mắt chúng ta không nhìn thấy, mũi chúng ta không ngửi ra, nhưng tai chúng ta nghe và cảm nghiệm được sự hiện hữu của gió.

Cũng vậy. Chúa Thánh Thần như Tình yêu. Một danh từ trìu tượng. Chúng ta không nhìn thấy tình yêu, nhưng chúng ta cảm nhận được rằng người đó thương yêu mình hay hại mình.

Trong Kinh Thánh, chỉ có một lần, khi Đức Giêsu được Thánh Gioan rửa tội tại sông Gio-Đan, thì có hình ảnh biểu tượng Chúa Thánh Thần hiện ra. “Khi Đức Giêsu chịu phép rửa xong, Người thấy Thần khí Thánh Thần đáp xuống như chim bồ câu và ngự trên người”. (Mt, 3, 16; Mc 1, 9-11; Lc 3, 21-22).

Biểu Tượng Chúa Thánh Thần là chim bồ câu.

Viết đến đây, chúng tôi chợt nhớ câu chuyện vui, xin được kể qúi vị cùng nghe:

“Vào dịp Đại Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, Đức Giám Mục ban Bí Tích Thêm sức cho thanh thiếu niên cho một xứ đạo nọ. Để nghi thức Ban phép Bí tích chấm dứt trong long trọng và dễ hiểu, cha xứ dặn với ông Từ rằng: “Khi Ngài Giám Mục ban dầu thánh xong, ông nhớ thả mấy chim bồ câu ra nhé!”

Ghi thức thêm sức xong, linh mục chánh xứ ra hiệu cho ông Từ thả chim bồ câu ra. Đợi mãi cũng chẳng thấy chim đâu. Ông Linh Mục chánh xứ sốt ruột qúa nói vọng to vào cho ông từ hay: “Thả Chúa thánh Thần ra!” Ông từ đáp to lại: “Dạ, Chúa Thánh Thần bị mèo ăn hết rồi ạ!”

1.4. Ơn Chúa thánh Thần

Có cả thảy bảy ơn Chúa Thánh Thần. Đó là: Ơn khôn ngoan (Weisheit), ơn hiểu biết (Einsicht), ơn khuyên trợ (Rat), ơn nhận biết (Erkenntnis), ơn sức mạnh (Stärke), ơn ngoan đạo (Frömmigkeit) và ơn biết kính sợ Thiên Chúa (Gottesfurcht).

- Ơn hiểu biết và nhận biết là ơn Thiên Chúa ban cho chúng ta để chúng ta phân biệt được đâu là Thiện đâu là Ác. Vì chúng ta luôn ở trong “trận chiến giữa Thiện và Ác” (ĐHY Pell, diễn văn khai mặc Đại Hội Giới trẻ Sydney 2008).

- Ơn Khôn ngoan là ơn dạy chúng ta khôn, nhưng không ranh ma không gian dối, và phải ngoan, có nghĩa hiền lành nữa.

- Ơn khuyên trợ là ơn mỗi khi chúng ta làm việc gì cũng khẩn cầu đến Ngài, để xin Chúa hướng dẫn và soi sáng mọi việc làm của chúng ta diễn ra trong thánh ý Ngài.

- Ơn Ngoan đạo là ơn giúp chúng ta chăm chỉ đi lễ nhà thờ đọc kinh cầu nguyện.

- Ơn biết kính sợ Thiên Chúa không phải là ơn làm chúng ta sợ hãi hay khiếp nhược. Nhưng đây là ơn để chúng ta nhìn ra quyền năng khôn xiết của Thiên Chúa mà kính trọng.

- Muốn được hưởng ơn Sức mạnh, chúng ta phải mạnh dạn và can đảm. Và trong bài này, chúng tôi chú trọng đến ơn Sức mạnh, qua gương Thánh Georg.

2. Gương thánh Nhân Georg

2.1. Giải thích chữ “Mut”, “Tapferkeit” và “Zivilcourage” (chữ tiếng Đức)

Để chiến đấu sự dữ chúng ta cần có cái dũng, tiếng đức gọi là Mut hay Tapferkeit. Có cái Dũng mới mang lại sức mạnh được. Như vậy, điều kiện để có ơn Thần khí sức mạnh đòi hỏi phải có cái DŨNG. Hai đức tính này hỗ trợ cần thiết cho nhau.

Có lẽ chúng ta chưa đủ mạnh dạn (Mut/Tapferkeit), và có những hành động nghĩa hiệp (Zivilcourage, The courage of one´s convictions) cần đúng mức.

• Nghĩa của chữ “Mut”, “Tapferkeit”: Sự dũng cảm, can đảm, can trường, gan dạ, qủa cả, dũng khí, dũng cảm hiên ngang….

Phản nghĩa của ý nghĩa danh từ “Mut”, “Tapferkeit” là nhát gan, yếu bóng vía. Người nào không có “Mut”, thì người ta còn gọi người đó là tình trạng mất tinh thần. Phải lấy lại tinh thần. Nói chung, ai không có “Mut” là trạng thái tinh thần bất an (Xin lỗi, chúng tôi nói có hơi mạnh không?)

• Zivilcourage: Bản tính can đảm mạnh dạn, cử chỉ nghĩa hiệp.

Danh từ chữ “Mut, Tapferkeit” diễn tả sự dũng cảm, can đảm. Ý nghĩa danh từ Zivilcourage cũng diễn tả ý nghĩa tương tự như vậy, nhưng danh từ “Zivilcourage” diễn tả hành động mang tính cao thượng. Ví dụ, có người bị cướp giật đánh đập ngoài đường. Môt một anh niên xông lại cứu người bị cướp giật, thì người ta gọi anh ta có Zivilcourage (cử chỉ nghĩa hiệp). Và hành động đó được đánh giá là mutig (dũng cảm, bạo gan).

Chúng tôi cho rằng, chừng nào chúng ta bày tỏ được lòng dũng cảm với những hành động can đảm, chừng đó, chúng ta đang kiến tạo một nền VĂN MINH (Zivilisation), vì trong danh từ VĂN MINH (Zivil-isation), có chữ Zivil trong đó. Bày tỏ lối sống Văn minh là bày tỏ BẢN TÍNH cứu nhân độ thế, ra tay nghĩa hiệp (Zivilcourage). Chúng ta không thờ ơ trước bạo lực sự gian ác của CSVN đang đối xử tàn bạo với người dân trong nước là chúng ta biểu lộ lối sống văn minh (Zivilisation). Đó cũng là lối sống văn minh của nhân loại nói chung, và của dân tộc văn hóa Việt Nam (Volkskultur) nói riêng.

2.2. Lợi ích của việc vạch trần sự ác

Biểu tượng của Thánh Nhân Georg, là người cầm dao đâm con Rồng. Ý nghĩa con rồng không giống ý nghĩa tích cực như của người Á Đông chúng ta. Trong Kinh Thánh, con Rồng biểu tượng cho sự dữ và sự hiểm độc. (x. Mặc Khải 12, 1-4) (Thật ra, chúng ta cũng chẳng biết con Rồng là con gì? Con khủng Long, kiểu hình dạng con kỳ nhông to lớn nhiều chân?)

Trong nhiều cửa kiếng của một số lớn nhà thờ Công giáo tại Đức (Tại Zypern có 60 nhà thờ mang tên thánh người, và bên Anh có 160) có hình của Thánh Nhân Georg. Họ tôn kính ngài và chọn ngài làm bổn mạng xứ đạo. Qua đấy, Người giáo dân muốn bầy tỏ niềm tin và sự ao ước được bao che đùm bọc, gìn giữ và bảo vệ của Thánh Nhân trước sự gian ác.

Có lẽ chúng ta không muốn thấy và cũng không muốn nhắc đến sự gian ác xấu xa tội lỗi của người CSVN với với đồng bào dân tộc trong nước?!

Có những người vì muốn thăm gia đình họ hàng bà ở VN, nên họ cũng luôn tránh lé nói về tội ác của CSVN, mặc dù họ ở hải ngoại. Họ không sợ sự dòm ngó của tay sai Việt gian của CS. Tuy nhiên, Chúng ta cũng cần nên tôn trọng sự lo sợ này của họ.

Chúng ta không muốn tố cáo sự gian ác của CSVN, vì chúng ta sợ liên lụy đến bản thân. Nhưng, ngay khi chúng ta không lên án tội ác của CS, thì chính là lúc sự dữ sẽ có cơ may bộc phát, có cơ may mần mống triển nở và tác oai tác quái hại nhân loại.

Vậy, nếu chúng ta không vạch trần tội ác CSVN, chúng ta vẫn có thể tiếp tục là nạn nhân, là tòng phạm của sự ác không? Và sự gian ác sẽ không còn rình rập chúng ta nữa? Không lẽ chúng ta mãi như là con cáy chỉ biết chúi đầu vào cát để tránh sự dữ? Vạch trần tội ác, chống lại tội ác của CSVN, là không những mang lại sự thanh bình cho dân tộc đồng bào chúng ta, mà còn mang lại sự bình an cho chính chúng ta nữa.

2.3. So sánh lối sống Văn Hóa Văn Minh và Văn Hóa Hạ Đẳng (Subkultur)

Lối sống của CS và những kẻ làm tay sai cho CS là lối sống Văn Hóa Hạ Đẳng (Subkultur). Văn Hóa Hạ Đẳng là văn hóa thế nào? Đó là lối sống hèn hạ, bản chất đê hèn, ném đá dấu tay, luôn núp sau bóng tối rình rập hại người khác. Ngôn từ họ xử dụng rất là hạ cấp. Họ dùng những danh từ rất là thô tục, tục tũi. Họ luôn thể hiện bản chất vô văn hóa vô giáo dục và vô học. Văn hoá CS chỉ tới đó! Vì thế, chúng ta gọi Văn hóa CS là Văn Hóa Hạ Đẳng (Subkultur).

Phản ảnh kiểu Văn Hóa Hạ Đẳng chúng ta còn thấy được cung cách hành xử vu oan cáo vạ cho người ngay chính, giống như thời kỳ Cải Cách Ruộng Đất 1960 tại miền Bắc, với những Tòa Án Nhân Dân đúng nghĩa của nó: Những anh nông dân cán bộ (còn gọi là cán ngố) ra làm chánh án. Tức (mà phải) cười thật!

Những ai đã bị CS phá phách chắc chắn đều đã có kinh nghiệm này. Đó là sự khác biệt giữa lối sống Văn Hoá Văn Minh của ngưòi Quốc gia và cách sống Văn Hoá Hạ Đẳng của người Cộng Sản.

Nếu chúng ta bàn về làn ranh Quốc Cộng, thì chúng tôi thiết nghĩ, đây cũng là ranh giới giữa người Quốc gia và Cộng sản. Nếu chúng ta tự hào mình là người Quốc gia, thì chúng ta không nên đầm mình vào lối sống Văn Hóa Hạ Đẳng. Còn nói về ranh giới làn ranh Quốc Cộng, xét về phương cách, thì thật muôn vàn muôn cách. Không phải chỉ có người Quốc gia mới chống cộng. Cả người Cộng Sản cũng chống Cộng! Họ cũng có thể chống cộng hăng say hơn người quốc gia nữa không biết chừng. Tại sao không?

Đương nhiên, khi người Cộng sản cảnh tỉnh chống cộng là họ không còn tôn thờ Hồ Chí Minh. Nói chống cộng mà còn tôn thờ Hồ Chí Minh thì việc chống cộng của họ là “kiểu chống cộng đánh bùn sang ao”.

2.4. Chống cộng theo gương Thánh Georg -cái DŨNG của Thánh nhân-

Trở lại về đề tài của chúng ta:

Thánh Georg sinh năm 303 tai Kappadozien. Khi vừa mới lên 17 tuổi, cậu trai trẻ Georg đã xin gia nhập vào đoàn kỵ quân. Chẳng bao lâu, Thánh nhân nổi tiếng nhờ sự dũng cảm.

Có câu chuyện kể về Thánh Georg như sau:

“Vào một ngày kia, Thánh Nhân đến thành Selem. Gần đấy có con Rồng rất hung dữ nguy hiểm. Con Rồng đói ăn này phải mỗi ngày ăn một mạng người. Nếu không hiến mạng cho nó, là nó sẽ nổi khủng phá rối thành phố và sẽ gây thiệt hại thêm nhiều người khác. Nếu ngày nào nó ăn được một mạng người, thì nó sẽ để mọi người trong thành phố an thân làm ăn.

Mọi người trong thành phố rất khó xử. Nếu không hiến dân cư trong thành, thì nó sẽ ăn tươi nuốt sống thêm nhiều mạng người nữa. Mà ai sẽ là người tự hiến thân đây, và sẽ hiến đến bao giờ?? Thật là điểu hết sức nan giải.

Vào một ngày kia, Thánh Georg đi ngang qua Thành xem thấy cảnh tượng người dân đang rút thăm, ai sẽ là người phải bị cống cho Rồng đói.

Sui xẻo làm sao, hôm đó Công Chúa Cleoline lại rút ngay phải số là người thí mạng.

Vua cùng quận quan chiều thần và tất cả mọi người dân trong thành đều buồn cho số phận của Công Chúa. Nhưng đã có quyết định như vậy rồi thì làm sao rút lại được!?

Thánh Georg thấy vậy hứa sẽ giúp nhà vua và dân thành Selem. Thánh Georg liền cấp tốc lên đường đến vùng sình lầy nơi Rồng đói ẩn núp để chiến đấu với nó.

Sau một trận chiến quyết liệt Thánh nhân đã hạ gục được con Rồng khát máu này. Thánh nhân đã tận dụng hết khả năng của mình để chiến đấu, mặc dù trong lúc chiến đấu, Thánh nhân chỉ có mỗi con dao nhỏ.

Người dân trong thành hết đỗi hàm ơn cậu thanh niên trẻ gan dạ đã ra tay nghĩa hiệp (Zivilcourage) giúp mọi người trong thành để tiêu giệt Rồng qủy đỏ.

Thánh nhân đã không những giúp nhà Vua cứu công Chúa khỏi thí mạng mà còn giúp cho hết thảy mọi người dân trong thành hết sự sợ hãi, được sống lại trong cảnh thanh bình.

Người dân vui mừng hân hoan hãnh diện trước sự dũng cảm (Tapferkeit) của Georg đã ra tay cứu họ (cử chỉ Zivilcourage). Từ đó, hằng năm, vào mỗi ngày 23 tháng 4, mọi người trong thành tổ chức lễ ăn uống lớn đề kính trọng nhớ Thánh Georg”.

a)- So sánh Thành Selem và Việt Nam

Câu chuyện cử chỉ nghĩa hiệp (Zivilcourage) của thánh Georg như thế.

Mọi người trong thành đều biết việc hiến mạng người cho Rồng Qủy Đỏ là rất xấu, điều không nên làm, không thể làm và không cho phép làm. Nhưng vì sự khiếp nhược của mọi người họ đành cắn răng chịu rút thăm ai phải thí mạng mình cho Rồng khát máu.

Thay vì mọi người can đảm (Tapferkeit) cùng đứng lên chiến đấu chống lại Qủi đỏ để thoát nạn, thì họ đành chịu hy sinh thí mạng cho sự ác để rồi đi vào ngõ cụt. Tương lai mù tịt! Giải quyết bế tắc!

Chúng tôi thiết nghĩ, dân tộc Việt Nam thân yêu chúng ta cũng đang lâm vào trong tình trạng như thế. Mọi người nhút nhát sợ hãi?! Họ đành nghiến răng rút thăm cầu mong không phải tới phiên mình? Ai chết mặc ai, quan trọng là mình sẽ thoát phen này!?

Bao nhiêu nạn nhân đã phải cống hiến cho qủi đỏ, từ khi có đảng CS hiện diện trong đất nước Việt Nam thân yêu của chúng ta? Qúi vị cứ thật tâm nhận xét suy nghĩ kỹ đi! Đừng vì thù oán phe đảng mà thiên vị! Chúng ta cứ thât tâm phán đoán. Đã có biết bao nhiêu con dân Việt Nam đã phải bị hiến thân cho con Rồng qủi đỏ CSVN một cách vô lý? Tương lai đất nước sẽ đi về đâu, khi Rồng khát máu còn ngự trị? Con Dân VN có thoát được cảnh “rút thăm” mãi không khi Rồng đói thì luôn khao khát rình mò? Trước tình trạng củi châu gạo quế hiện nay ở Việt Nam sẽ còn bao nhiêu nạn nhân phải “nộp mạng” cho chính sách độc tài chuyên chính của CSVN?

Câu chuyện này biểu dương cho công cuộc chống cộng của tất cả mọi người yêu chuộng tự do dân chủ, trong và ngoài nước, không phân biệt Quốc gia cộng sản, không phân biệt tu sĩ giáo dân, cư sĩ phật tử, không phân biệt chính kiến, mọi người mọi giới, nếu họ có cùng mục đích, phải ra tay nghĩa hiệp cứu dân độ thế: Thay cơ chế CSVN triệt để. Đó là mẫu số chung của chúng ta. Chúng ta hành động ngay bây giờ, ngay ngày hôm nay, trong mọi tình huống chống lại sự ác! Phải xây dựng đất nước ngay từ bây giờ mà không có sự hiện diện của cơ chế CS! Xây dựng lại quê hướng đất nước cho tương lai thế hệ con cháu chúng ta, cho dân tộc cường thịnh đi lên, cho toàn dân tộc hãnh diện sánh vai cùng các nước văn minh dân chủ trên thế giới!!!

b)- Áp dụng thực tiễn

Vì qúa sợ hãi, người dân trong thành Selem đã sẵn sàng hiến mạng cho sự ác. Không ai trong thành dám lên tiếng phản kháng. Chính họ là nạn nhân cho sự sợ hãi của chính mình.

Chìa khóa giải thoát mọi khó khăn kể trên đó là thánh Georg. Ngài đã làm gương sáng, đã dũng cảm tự tin, trông cậy vào sự trợ giúp của Thiên Chúa ra tay nghĩa hiệp cứu Công Chúa. Dù, tuy chỉ là cứu một người, nhưng qua đó Thánh nhân đã cứu cả thành.

• Vì cứu thoát một người (vì Đức Giêsu chịu hy sinh), cả thành, cả mọi dân tộc trên thế giới được cứu thoát.

Thiên Chúa đã không cứu thành Salomon, vì không còn người công chính trong thành. Thiên Chúa cứu thành Salem, vì cử chỉ nghĩa hiệp, sự gan dạ dũng cảm.

Đức tin đã mang lại cho Thánh nhân Ơn Sức mạnh đế chiến thắng sự dữ. Đức tin làm Thánh nhân sáng mắt (ơn hiểu biết, ơn nhận biết) để nhân định vấn đề, tìm ra lối thoát, ai là kẻ yếu đuối hiền lành, ai là kẻ gian ác khát máu. Và quyết định của Thánh Nhân đã đúng: Ngài đứng về phía người dân oan ức mà bênh vực cho họ.

Hiện nay tại Việt Nam. Ai là nạn nhân, ai là dân oan, giáo oan? Ai cần phải được bênh vực che trở bảo vệ? Ai? Con Rồng khát máu là ai?

c)- Thánh Georg và Giới trẻ tại Đại Hội Sydney 2008

Thánh Georg đã can đảm dấn thân cho Tin mừng của chúa. Ngài là một cậu trai trẻ cường tráng phản ảnh tinh thần hăng say của giới trẻ. Ngài dành lại sự bình an và chiếm lại được quê hương đã đánh mất cho giới trẻ. Ngài dẹp tan những thế lực đen tối hung tàn. Georg chính là Thánh Bổn Mạng Giới Trẻ có tinh thần nhiệt huyết dấn thân chống lại sự ác. Ngài là BIỂU TƯỢNG RA TAY NGHĨA HIỆP CHỐNG LẠI SỰ BẤT CÔNG HUNG DỮ.

Viết đến đây, chúng tôi hướng lòng về các bạn trẻ đang tham dự đại hội Giới Trẻ Thế Giới tại Sydney. Họ đang là nhân chứng tranh đấu cho sự Thiện, cho sự tốt lành, chống lại Rồng đói của biểu tượng cờ máu. Các em đang là „Hiệp sĩ tí hon“ chống lại con Rồng đói khổng lồ. Trong tay của họ chỉ có biểu tượng sự Tự do và Đức tin, rằng Chúa hằng ở cùng chúng con!

Ngày nay, chúng ta không những cần những nghĩa cử hiệp sĩ (Zivilcourage), những tư cách quân tử, mà còn cần tinh thần đấu tranh dứt khoát và cương quyết chống lại sự ác.

Đối với chúng tôi, câu chuyện thánh Georg không phải là câu chuyện cũ rích cách đây gần 1700 năm. Song chúng tôi thiết nghĩ, câu chuyện này thật đang nóng bỏng và phản ảnh lại tình trạng dân tộc Việt Nam của chúng ta hôm qua và ngày nay.

Đức Cố Giám Mục Georg Moser, năm 1986 có viết trong thư mục vụ: „Cứ núp trong bóng tối nguyền rủa than vãn (sự tối tăm), thì chẳng giúp gì được ai. Chi bằng, phải bắt tay vào làm việc và chấp nhận sự kháng cự!”

Chúng ta có quyết tâm như thế không?

Cái gì chúng ta cần phải giữ cần phải duy trì trong đòi sống con người? Có lẽ câu trả lời của chúng ta là: cần duy trì giá trị đạo đức tôn giáo. Nhưng nếu „thế quyền“ lôi kéo và cám dỗ được „thần quyền“ thì chúng tôi hết sức lo ngại. Sự tai hại do sự tiếp tay sai trái này, nếu có, sẽ còn gây ra bao nhiêu tai hại hơn nữa cho Quê hương Dân tộc. Chúng ta sẽ mất hết, mất tất cả, mất vật chất lẫn tinh thần, mất giá trị thiêng liêng và mất luôn cả giá trị con người, mất tất cả niềm tin và mất hết tình người. Còn gì để mà cứu, nếu tôn giáo làm tay sai cho sự ác? Còn đâu là „tâm Phật“ bụng Chúa?

d)- Thiên Chúa cứu thành

Thiên Chúa đã hủy diệt thành Salomo, vì không tìm thấy đâu ra thêm người công chính. Lúc đầu ông Lót chỉ xin tìm năm chục người công chính thôi. Nếu có, Thiên Chúa cũng tha không phạt thành. Nhưng rồi cuối cùng, giả như ông Lót tìm được mười người công chính Thiên Chúa cũng không phạt thành, vì „tội lỗi của chúng gây ra qúa nặng nề“ (St 18, 20b). Nhưng ông cũng không tìm ra. (Xem Sáng Thế 18, 16 tt)

Nếu tôn giáo phục vụ cho sự dữ sẽ tìm đâu ra người công chính? Chúng tôi rất lo ngại và hằng quan tâm âu lo cho Dân tộc Việt Nam thân yêu của chúng ta đứng trước thảm họa này.

Có lẽ qúi vị đọc tới đây, qúi vị e ngại sợ hãi? Lấy đâu ra sức mạnh? Tìm đâu ra sự gan dạ? Thưa, nếu dù có sợ hãi, chúng ta hãy đặt niềm tin trông cậy nơi Chúa Thánh thần, Ngài là Đấng Bảo Trợ. Hãy tin và nhờ lời cầu bầu của thánh Georg! Hãy tin vào sức mạnh của mọi người yêu chuộng tự do trên toàn thế giới, không riêng gì Cộng đồng người Việt tị nạn tại hải ngoại mà tất cả những người yêu chuộng tự do trong nước, cả những người CS cảnh tỉnh.

Chúng ta hãy bày tỏ cự dũng cảm (Tapferkeit) và cử chỉ nghĩa hiệp (Zivilcourage) chống lại sự gian tà, để thế hệ mai sau hãnh diện về thế hệ chúng ta, để thế hệ mai sau tìm lại sự bình an tự do thanh bình. Và để niềm tin của các em tìm thấy nơi chúng ta.

Mỗi khi chúng ta dấn thân cho LẼ PHẢI, CHO CÔNG LÝ và HÒA BÌNH, đấu tranh cho TÌNH NHÂN BẢN thì Thánh Georg đứng về phía chúng ta. Ngài sẽ ban cho chúng ta sức mạnh khi chúng ta yếu đuối xuống tinh thần.

Chống Cộng! Chúng ta cần học gương sáng và sự bảo trợ của Thánh Nhân với lời cầu bầu của Ngài, để Chúa Thánh Thần, cùng Thánh Georg ban lại cho chúng ta sự Dũng cảm (Mut, Taperkeit) và bản tính anh hùng nghĩa hiệp (Zivilcourage) chống lại những kẻ làm tay sai cho kẻ gian ác, những thế lực gian tà của chế độ hung thần CSVN.

Chúng ta cũng cầu xin Chúa Thánh Thần, ban cho chúng ta biết dùng ơn Ngài, là ơn khôn ngoan hiểu biết, để chúng ta sáng suốt nhận ra được đâu là Thiện, đâu là Ác, đâu là giả dối và đâu là Chân Thiện Mỹ.

Nhiều khi chúng ta qúa hăng say chống cộng đê rồi chúng ta chống ngay cả người bạn hữu của chúng ta, nhìn đâu cũng ra bóng CS thì, hỗi ơi! Chống cộng là chống cái gì đây? Đấu tranh đòi hỏi tôn trọng nhân quyền là đòi hỏi cho ai đây?

Một mặt, chúng ta luôn phải cảnh giác để không rơi vào bẫy của nghị quyết 36 CS, mặt khác, chúng ta cũng phải thật dè dặt ý tứ thận trọng khi chúng ta chỉ trích phê bình người khác. Và nếu chúng ta phê bình, và nếu chúng ta thật tâm có tấm lòng chân thật muốn xây dựng, thì chúng ta phải chú ý cách thức làm việc. Chúng tôi biết việc này không phải dễ thực hiện.

Hỡi các bạn trẻ yêu chuộng tự to thân mến!

Thần khí Chúa Thánh Thần đang thổi vào các bạn. Thần khí Chúa đang nung náu hâm đúc lòng nhiệt huyết các bạn, để các bạn vững tâm can trường chống lại sự gian tà của CSVN.

Chúng ta cùng nhau khẩn cầu cùng Chúa thánh Thần liên kết chúng ta lên một, trong tình Hiệp thông một lòng một dạ chống lại sự bạo lực gian tà của CS gây ra. Các bạn là những „Hiệp sĩ tí hon“ đang chiến đấu với qủi dữ. Chúa Thánh Thần sẽ thêm sức cho các bạn. Các bạn tin như thế! Và chắc chắn các bạn sẽ thắng sự gian ác!

Nguyện xin Đức Mẹ Maria, nhờ lời cầu bầu của thánh Georg, cùng đồng hành với anh em, để anh em luôn đón nhận ơn Chúa thánh Thần, ơn sức mạnh, ơn khôn ngoan, ơn hiểu biết để phân biệt đâu là Thiện đâu là Ác, đâu là Tà gian đâu là Chân chính để các bạn dấn thân.

Cầu chúc các bạn chiến thắng sự dữ. Giáo Hội và quê hương Việt Nam tin tưởng các bạn!

Nguyện xin Thiên Chúa ban phép lành cho các bạn. Nguyện xin Mẹ La vang, mẹ thánh mẫu của Giáo Hội Việt Nam, cầu bầu cùng Chúa cho các bạn.

Cầu chúc!

Từ Đức Quốc, ngày 17. Juli 2008
Lm Gioan Baotixita Đinh Xuân Minh

No comments:

Post a Comment