Lý Đại Nguyên
Dù báo thân của Đức Tăng Thống Thích Huyền Quang đã an nhiên thị tịch vào lúc 13 giờ ngày 05/07/2008 tại tu viện Nguyên Thiều – Bình Định. Nhưng Tâm Hạnh Bồ Tát của Ngài vẫn còn đây. Còn trong mỗi chúng ta, những người quyết đấu tranh cho tự do tôn giáo, nhân quyền, dân chủ, và sự nghiệp giành độc lập cho Việt-Nam. Còn trong tâm tư tình cảm của Tăng, Ni, Cư Sĩ Phật Giáo Việt-Nam.
Còn trong sự kính trọng của những người hiểu biết trên thế giới, đã cảm thông với hoàn cảnh bị đầy đọa khắc nghiệt của Ngài dưới chế độ Việt cộng. Còn đối với Việt cộng và bọn tay sai, vì ảnh hưởng của Ngài vẫn là mối đe dọa cho quyền vị gian tà của họ, nên họ âm mưu giành làm tang lễ cho Ngài, với hy vọng hão huyền là muốn chôn luôn tinh thần vô úy, đấu tranh bất khuất của Ngài theo với báo thân giả tạm nơi Ngài. Nhưng tâm hạnh của Ngài đã là Tâm Hạnh Bồ Tát, sẽ mãi mãi vẫn còn đây Ngài là tấm gương “Đấu tranh kiên cường mà không thù hận.”
Dù đối với thế lực vô minh độc ác tàn nhẫn nhất thế giới là cộng Sản Việt Nam thì Ngài cũng chỉ xem đó như một con bệnh nguy hiểm cần phải thuốc thang đối trị. Ngài là người tù của Việt cộng, ngay trong thời kháng chiến chống Thực Dân Pháp. Rồi sau khi Việt cộng chiếm miền Nam, Ngài trở thành “người tù không án” cho tới hơi thở cuối cùng.
Cũng như bao nhiêu thanh niên yêu nước, khi chưa biết cộng sản là bọn đã cướp danh nghĩa “giành độc lập dân tộc” để lãnh đạo cuộc kháng chiến của toàn dân, Ngài Huyền Quang đã tham gia kháng chiến tại Liên Khu 5, với chức Phó Chủ Tịch, kiêm Tổng Thư Ký Phật Giáo Cứu Quốc Liên Khu. Đầu năm 1951, bọn Việt Minh chuẩn bị hiện nguyên hình cộng sản. Ủy Ban Kháng Chiến Liên Khu, tuyên bố: “Sinh hoạt Phật Giáo phải theo mô thức Hội Đoàn.” Ngài lên tiếng phản đối rằng: “Phật Giáo chúng tôi là một tôn giáo quy tụ đủ mọi thành phần trí thức, nông dân, nam, phụ, lão, ấu, không thể xem như hội đoàn.” Ngài liền bị bắt giam 4 năm, chỉ được thả ra một tháng trước ngày đình chiến 20/07/1954.
Trong cuộc Vận Động Bình Đẳng Tôn Giáo 1963, Phật Giáo đòi chính quyền VNCH xóa bỏ Dụ số 10, vốn là sản phẩm của thời Pháp thuộc, Phật Giáo bị liệt vào quy chế Hiệp Hội. Ngài Huyền Quang giữ chức Tổng Thư Ký kiêm Trưởng Khối Soạn Thảo Tài Liệu Đấu Tranh của Ủy Ban Liên Phái. Đêm 20/08/63, Ngài cùng hàng ngàn Tăng, Ni bị bắt. Sau chính biến 01/11/63, mới được tự do. Dụ số 10 bị bãi bỏ.
Năm 1964, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất chính thức ra mắt, trở thành một Tôn Giáo Dân Lập, với đầy đủ tính cách pháp nhân. Trong Đại Hội Phật Giáo toàn quốc đầu tiên, được tổ chức tại Sàigòn từ 31/12/63 đến 04/01/1964, Ngài được cung thỉnh giữ chức Tổng Thư Ký Viện Hóa Đạo kiêm Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Cư Sĩ, cho đến Đại Hội kỳ 6, ngày 27/12/74, Ngài được cung thỉnh giữ chức Phó Viện Trưởng Viện Hóa Đạo và Ngài Thích Quảng Độ giữ chức Tổng Thư Ký VHĐ.
Từ sau 1975, Việt cộng chiếm được Miền Nam, với chủ trương tiêu diệt các tôn giáo. Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất cùng chung số phận. Tất cả các cơ sở của Giáo Hội, như chùa viện, trường học, cơ sở văn hóa, từ thiện đều bị tịch thu. Tăng, Ni bị khủng bố, bắt hoàn tục, khiến cho 12 Tăng, Ni phải tự thiêu tập thể tại Thiền Viện Dược Sư ở Cần Thơ vào ngày 02/11/75. Hai Ngài Huyền Quang, Quảng Độ cùng chư tôn đức Tăng, Ni, Phật Tử phát động phong trào đòi hỏi nhà nước Việt cộng phải hoàn trả những tài sản tịch thu của Giáo Hội. Cuộc đấu tranh bị đàn áp. Ngày 06/04/1977, Ngài cùng với Ngài Thích Thiện Minh cố vấn Chỉ Đạo VHĐ, Ngài Quảng Độ và một số Tổng Vụ Trưởng khác, bị Việtcông bắt giam 18 tháng tù. Năm 1981, Việt cộng thành lập Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam trực thuộc Mặt Trận Tổ Quốc của cộng Đảng. Ngày 25/02/82, Ngài bị bắt trục xuất khỏi Sàigòn đem về quản chế tại chùa Phước Hội tỉnh Quảng Ngãi. Còn Ngài Quảng Độ bị đem về quản chế tại quê hương Thái Bình.
Việt cộng coi như đã xóa sổ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất dân lập, chỉ còn giữ lại một cái vỏ Phật Giáo là Giáo Hôị Phật Giáo Việt Nam đảng lập, để làm công cụ toàn trị. Nhưng thật bất ngờ đối với Vìệt cộng, từ trong nước, Hòa Thượng Thích Đôn Hậu, Chánh Thư Ký xử lý Viện Tăng Tống, gửi một bức Tâm Thư đề ngày 10/09/91, tiếp đó là Thông Điệp ngày 31/10/1991, kêu gọi chư Tôn Đức và Phật Tử Hải Ngoại cùng chung sức Phục Hoạt Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất. Ngày 23/04/1992, Hòa Thượng Thích Đôn Hậu viên tịch tại chùa Thiên Mụ Huế. Ngài Huyền Quang từ chốn lưu đầy Quảng Ngãi, xin đi dự đám tang, nhưng bị từ chối. Ngài tuyên bố: “Nếu chính quyền Quảng Ngãi ngăn cấm tôi ra Huế dự tang lễ, tôi sẽ tuyệt thực vô thời hạn và sẵn sàng cúng dường thân này lên chư Phật…”
Với quyết tâm thành sức mạnh vô biên, Việt cộng đành phải để Ngài đi. Trong lễ tang, Ngài quỳ nhận di chúc của Cố Đại Lão Thích Đôn Hậu, cung thỉnh Ngài giữ chức vụ Xử Lý Hội Đồng Lưỡng Viện, kiêm Quyền Viện Trưởng Viện Hóa Đạo, để hướng dẫn việc đòi hỏi phục hồi quyền sinh hoạt pháp lý cho Giáo Hội. Đến nay, khi Ngài viên tịch, tuy quyền sinh hoạt pháp lý của Giáo Hội chưa được trả lại. Nhưng với bao nhiêu hy sinh gian khó của hàng Giáo Phẩm và Phật Tử Việt-Nam trong và ngoài nước, thì thực tế Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất đã chủ động phục hoạt, được toàn dân và toàn thế giới công nhận, không có một thế lực vô minh nào có thể huỷ diệt nổi nữa.
Đến đây, có thể trả lời với dư luận rằng: Tất cả những âm mưu đen tối từ trước tới nay, nhằm quy kết cho các nhà lãnh đạo Phật Giáo đấu tranh vì Dân Tộc và Dân Chủ ở Việt-Nam là cộng sản, đều là do quỷ kế của các thế lực phản Dân Tộc, tay sai ngoại bang và cộng sản.
Vì nếu các lãnh tụ Phật Giáo thực sự là cộng sản, hay tay sai Việt cộng thì làm gì Việt cộng phài đẻ ra cái gọi là Giáo Hội Phật Giáo quốc doanh, để rồi đẩy Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất vào thế đối đầu nguy hiểm cho Việtcông như hiện nay. Còn dư luận đười ươi cứ cho rằng, Đức Tăng Thống Thích Huyền Quang là người có khuynh hướng muốn hòa hợp Phật Giáo trong nước là môt sai lầm ngây thơ vô số tội. Ngay thời kháng chiến, Ngài đã phản đối việc coi Giáo Hội là một Hội Đoàn. Chính vì vậy mà năm 1981, Ngài và Ngài Quảng Độ đã quyết liệt chống lại việc đặt Giáo Hội trong Mặt Trận Tổ Quốc.
Vậy, khi Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam còn bị nằm trong Mặt Trận Tổ Quốc để làm công cụ cho cộng Đảng, mà bảo các Ngài phải hòa hợp với thứ giáo hội đó là điều không tưởng. Chính các Ngài và cuộc Đấu Tranh Tự Do Tôn Giáo của GHPGVNTN đang buộc Việt cộng phải dễ dãi với Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam của chính họ, và các Tôn Giáo khác tại Việt-Nam. Đâu có phải Ngài Huyền Quang, Quảng Độ và GHPGVNTN chỉ tranh đấu cho tự do phục hoạt của tôn giáo mình, mà đang buộc Việt cộng vào thế phải Dân Chủ Hóa chế độ, đúng với tâm nguyện của Đức Đệ Tứ Tăng Thống Thích Huyền Quang và toàn dân hằng theo đuổi.
Lý Đại Nguyên
Còn trong sự kính trọng của những người hiểu biết trên thế giới, đã cảm thông với hoàn cảnh bị đầy đọa khắc nghiệt của Ngài dưới chế độ Việt cộng. Còn đối với Việt cộng và bọn tay sai, vì ảnh hưởng của Ngài vẫn là mối đe dọa cho quyền vị gian tà của họ, nên họ âm mưu giành làm tang lễ cho Ngài, với hy vọng hão huyền là muốn chôn luôn tinh thần vô úy, đấu tranh bất khuất của Ngài theo với báo thân giả tạm nơi Ngài. Nhưng tâm hạnh của Ngài đã là Tâm Hạnh Bồ Tát, sẽ mãi mãi vẫn còn đây Ngài là tấm gương “Đấu tranh kiên cường mà không thù hận.”
Dù đối với thế lực vô minh độc ác tàn nhẫn nhất thế giới là cộng Sản Việt Nam thì Ngài cũng chỉ xem đó như một con bệnh nguy hiểm cần phải thuốc thang đối trị. Ngài là người tù của Việt cộng, ngay trong thời kháng chiến chống Thực Dân Pháp. Rồi sau khi Việt cộng chiếm miền Nam, Ngài trở thành “người tù không án” cho tới hơi thở cuối cùng.
Cũng như bao nhiêu thanh niên yêu nước, khi chưa biết cộng sản là bọn đã cướp danh nghĩa “giành độc lập dân tộc” để lãnh đạo cuộc kháng chiến của toàn dân, Ngài Huyền Quang đã tham gia kháng chiến tại Liên Khu 5, với chức Phó Chủ Tịch, kiêm Tổng Thư Ký Phật Giáo Cứu Quốc Liên Khu. Đầu năm 1951, bọn Việt Minh chuẩn bị hiện nguyên hình cộng sản. Ủy Ban Kháng Chiến Liên Khu, tuyên bố: “Sinh hoạt Phật Giáo phải theo mô thức Hội Đoàn.” Ngài lên tiếng phản đối rằng: “Phật Giáo chúng tôi là một tôn giáo quy tụ đủ mọi thành phần trí thức, nông dân, nam, phụ, lão, ấu, không thể xem như hội đoàn.” Ngài liền bị bắt giam 4 năm, chỉ được thả ra một tháng trước ngày đình chiến 20/07/1954.
Trong cuộc Vận Động Bình Đẳng Tôn Giáo 1963, Phật Giáo đòi chính quyền VNCH xóa bỏ Dụ số 10, vốn là sản phẩm của thời Pháp thuộc, Phật Giáo bị liệt vào quy chế Hiệp Hội. Ngài Huyền Quang giữ chức Tổng Thư Ký kiêm Trưởng Khối Soạn Thảo Tài Liệu Đấu Tranh của Ủy Ban Liên Phái. Đêm 20/08/63, Ngài cùng hàng ngàn Tăng, Ni bị bắt. Sau chính biến 01/11/63, mới được tự do. Dụ số 10 bị bãi bỏ.
Năm 1964, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất chính thức ra mắt, trở thành một Tôn Giáo Dân Lập, với đầy đủ tính cách pháp nhân. Trong Đại Hội Phật Giáo toàn quốc đầu tiên, được tổ chức tại Sàigòn từ 31/12/63 đến 04/01/1964, Ngài được cung thỉnh giữ chức Tổng Thư Ký Viện Hóa Đạo kiêm Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Cư Sĩ, cho đến Đại Hội kỳ 6, ngày 27/12/74, Ngài được cung thỉnh giữ chức Phó Viện Trưởng Viện Hóa Đạo và Ngài Thích Quảng Độ giữ chức Tổng Thư Ký VHĐ.
Từ sau 1975, Việt cộng chiếm được Miền Nam, với chủ trương tiêu diệt các tôn giáo. Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất cùng chung số phận. Tất cả các cơ sở của Giáo Hội, như chùa viện, trường học, cơ sở văn hóa, từ thiện đều bị tịch thu. Tăng, Ni bị khủng bố, bắt hoàn tục, khiến cho 12 Tăng, Ni phải tự thiêu tập thể tại Thiền Viện Dược Sư ở Cần Thơ vào ngày 02/11/75. Hai Ngài Huyền Quang, Quảng Độ cùng chư tôn đức Tăng, Ni, Phật Tử phát động phong trào đòi hỏi nhà nước Việt cộng phải hoàn trả những tài sản tịch thu của Giáo Hội. Cuộc đấu tranh bị đàn áp. Ngày 06/04/1977, Ngài cùng với Ngài Thích Thiện Minh cố vấn Chỉ Đạo VHĐ, Ngài Quảng Độ và một số Tổng Vụ Trưởng khác, bị Việtcông bắt giam 18 tháng tù. Năm 1981, Việt cộng thành lập Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam trực thuộc Mặt Trận Tổ Quốc của cộng Đảng. Ngày 25/02/82, Ngài bị bắt trục xuất khỏi Sàigòn đem về quản chế tại chùa Phước Hội tỉnh Quảng Ngãi. Còn Ngài Quảng Độ bị đem về quản chế tại quê hương Thái Bình.
Việt cộng coi như đã xóa sổ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất dân lập, chỉ còn giữ lại một cái vỏ Phật Giáo là Giáo Hôị Phật Giáo Việt Nam đảng lập, để làm công cụ toàn trị. Nhưng thật bất ngờ đối với Vìệt cộng, từ trong nước, Hòa Thượng Thích Đôn Hậu, Chánh Thư Ký xử lý Viện Tăng Tống, gửi một bức Tâm Thư đề ngày 10/09/91, tiếp đó là Thông Điệp ngày 31/10/1991, kêu gọi chư Tôn Đức và Phật Tử Hải Ngoại cùng chung sức Phục Hoạt Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất. Ngày 23/04/1992, Hòa Thượng Thích Đôn Hậu viên tịch tại chùa Thiên Mụ Huế. Ngài Huyền Quang từ chốn lưu đầy Quảng Ngãi, xin đi dự đám tang, nhưng bị từ chối. Ngài tuyên bố: “Nếu chính quyền Quảng Ngãi ngăn cấm tôi ra Huế dự tang lễ, tôi sẽ tuyệt thực vô thời hạn và sẵn sàng cúng dường thân này lên chư Phật…”
Với quyết tâm thành sức mạnh vô biên, Việt cộng đành phải để Ngài đi. Trong lễ tang, Ngài quỳ nhận di chúc của Cố Đại Lão Thích Đôn Hậu, cung thỉnh Ngài giữ chức vụ Xử Lý Hội Đồng Lưỡng Viện, kiêm Quyền Viện Trưởng Viện Hóa Đạo, để hướng dẫn việc đòi hỏi phục hồi quyền sinh hoạt pháp lý cho Giáo Hội. Đến nay, khi Ngài viên tịch, tuy quyền sinh hoạt pháp lý của Giáo Hội chưa được trả lại. Nhưng với bao nhiêu hy sinh gian khó của hàng Giáo Phẩm và Phật Tử Việt-Nam trong và ngoài nước, thì thực tế Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất đã chủ động phục hoạt, được toàn dân và toàn thế giới công nhận, không có một thế lực vô minh nào có thể huỷ diệt nổi nữa.
Đến đây, có thể trả lời với dư luận rằng: Tất cả những âm mưu đen tối từ trước tới nay, nhằm quy kết cho các nhà lãnh đạo Phật Giáo đấu tranh vì Dân Tộc và Dân Chủ ở Việt-Nam là cộng sản, đều là do quỷ kế của các thế lực phản Dân Tộc, tay sai ngoại bang và cộng sản.
Vì nếu các lãnh tụ Phật Giáo thực sự là cộng sản, hay tay sai Việt cộng thì làm gì Việt cộng phài đẻ ra cái gọi là Giáo Hội Phật Giáo quốc doanh, để rồi đẩy Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất vào thế đối đầu nguy hiểm cho Việtcông như hiện nay. Còn dư luận đười ươi cứ cho rằng, Đức Tăng Thống Thích Huyền Quang là người có khuynh hướng muốn hòa hợp Phật Giáo trong nước là môt sai lầm ngây thơ vô số tội. Ngay thời kháng chiến, Ngài đã phản đối việc coi Giáo Hội là một Hội Đoàn. Chính vì vậy mà năm 1981, Ngài và Ngài Quảng Độ đã quyết liệt chống lại việc đặt Giáo Hội trong Mặt Trận Tổ Quốc.
Vậy, khi Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam còn bị nằm trong Mặt Trận Tổ Quốc để làm công cụ cho cộng Đảng, mà bảo các Ngài phải hòa hợp với thứ giáo hội đó là điều không tưởng. Chính các Ngài và cuộc Đấu Tranh Tự Do Tôn Giáo của GHPGVNTN đang buộc Việt cộng phải dễ dãi với Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam của chính họ, và các Tôn Giáo khác tại Việt-Nam. Đâu có phải Ngài Huyền Quang, Quảng Độ và GHPGVNTN chỉ tranh đấu cho tự do phục hoạt của tôn giáo mình, mà đang buộc Việt cộng vào thế phải Dân Chủ Hóa chế độ, đúng với tâm nguyện của Đức Đệ Tứ Tăng Thống Thích Huyền Quang và toàn dân hằng theo đuổi.
Lý Đại Nguyên
No comments:
Post a Comment