Hoàng Quý
Trước đây, con người bị ngoại thù dị địch xích hóa và có thể phá tan xiềng xích. Nhưng thê thảm thay, dù đã thoát được ngoại xâm, phần đông lại trở thành nô lệ của chính mình. Mới đây một lãnh tụ của một tổ chức chính trị đã cao niên hỏi chúng tôi hai câu hỏi: "Tại sao một dân tộc có một lịch sử chống ngoại xâm rất hào hùng như VN, lại trở thành khiếp nhược trước người CS?" Và "Tại sao các nỗ lực chống CS của các tổ chức tranh đấu tại hải ngoại đã thất bại?" Đây không phải là sự khiếp nhược của con người, nhưng là sự đầu hàng trước quyền năng của ma qủy. Hay đây là sự phục tòng tạm thời của những con người quá lương thiện trước những con thú man rợ đội lốt người trong lịch sử. Những người CS rất đáng được truy tặng một tước hiệu của thời đại, đó là: "Những con thú man rợ của lịch sử cận đại," hay "ma vương trong vương quốc bóng tối."
Trong bài viết này Nguyễn Anh Tuấn làm nổi bật chân tướng của HCM và đảng CSVN chỉ là bọn tay sai của lũ ma vương đứng đàng sau điều khiển, xiềng xích hoá đất nước chúng ta suốt hơn 60 năm qua. Chúng ta đã dòng dã chiến đấu đến mỏi mòn suốt bao tháng năm qua, nhưng vẫn chưa diệt trừ nổi lũ ma vương và các bộ hạ của chúng, vì chúng ta mới chỉ mới vận dụng những phương tiện, những khí giới của con người, làm sao chúng ta chiến thắng được bọn ma vương? Muốn thắng được bọn ma vương, chúng ta phải vận động được sức mạnh của thần thiêng mới có thể chiến thắng nổi.
Bài học thế giới đã chiến thắng được bọn ma vương tại Ba Lan, rồi Đông Âu, rồi Liên Xô, ngoài những đấu tranh của Tây phương nhằm làm kiệt quệ kinh tế của khối Cộng sản và nhất là Liên Xô bằng cuộc chạy đua vũ trang, bao vây kinh tế và dấy động phong trào vùng lên của Công đoàn Đoàn Kết tại Balan..., chứng minh cho thấy Cố Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã là nhân vật kiệt xuất đứng lên lãnh đạo cuộc chiến đấu thần thánh chống CS , nhờ đó chế độ CS Tây phương xụp đổ tan tành trong 'khoảnh khắc' như bàn cờ Domino.
Ngày nay toàn dân Việt Nam muốn chiến thắng CS cũng phải đi vào học hỏi và thực hiện bài học đấu tranh này. Chúng ta phải vừa vận dụng được các phương tiện và khí giới đấu tranh của con người, đồng thời các nhà lãnh đạo các tôn giáo phải huy động được toàn dân chạy đến cầu viện sức mạnh của Thiên Chúa hay của Thượng Đế, của chư thánh, của Chân Tâm, của Vô Ngã... Từ trước tới nay chúng ta cũng đã nhiều lần chạy đến cầu viện Thượng Đế, nhưng mới chỉ là những lời kêu cầu lẻ tẻ, chứ chưa tạo thành một tổng lực của toàn dân, do đó sức mạnh thần thiêng của chúng ta còn yếu ớt. Giờ đây đã đến thời điểm các tôn giáo cùng chen vai sát cánh bên nhau huy động toàn dân họp thành một tổng lực cầu xin Thượng Đế tiếp sức chúng ta trong cuộc tiêu diệt lũ ma vương và bè lũ tay sai CS trên quê hương chúng ta. Vận mệnh làm nên lịch sử của chúng ta là đây. Thế chiến thắng của chúng ta nằm tại đây. Không học được bài học lịch sử này, chúng ta sẽ khó có thể tiêu diệt được chế độ tay sai của ma vương và giải phóng đất nước chúng ta.
* HY Mẫn: Tha phương cầu thực
Sáng nay mở máy vi tính, tôi nhận được một chuỗi emails đề cập về Hy Phạm Minh Mẫn liên quan đến lời phát biểu tại Nhật:
"Ngài đến Kolbê thăm nơi bị động đất năm 1995 với hơn 6 ngàn người chết , nhà cửa sụp đổ, nhà thờ tan hoang. Tuy nhiên tại một ngôi thánh đường nho nhỏ nơi có khoảng 800 người Việt sinh sống các tượng trong nhà thờ vỡ hết nhưng có bức tượng Thánh Tâm cao khoảng 1 mét do người Việt Nam mang qua vẫn nguyên vẹn. Đức Hồng Y đã hỏi ông hội đồng giáo xứ là người bản xứ: Có bí quyết nào giữ tượng Thánh Tâm nguyên vẹn trong khi nhà thờ đổ nát, suy nghĩ vài giây ông trả lời: Bí quyết đó là niềm tin công giáo của người Việt Nam. Đức Hồng Y nói lúc đó mình vui mừng lắm, vì dù trong hoàn cảnh tha phương cầu thực, người Việt mình vẫn giữ vững được niềm tin."
Sau đây là phản ứng của các emails gửi tới (xin được phép không nêu danh):
- Hy Mẫn đã đụng tới vấn đề chính trị và xã hội rồi, chứ không phải là vấn đề thuần tuý đạo đức hay tôn giáo nữa! Câu nói của HY đã đánh giá quá thấp chính nghĩa của những người Việt Hải ngoại. HY đã nói vậy để làm gì? Chắc chắn HY sẽ không được welcome khi tới Mỹ nữa đâu!
- Đối với cá nhân tôi, tôi rất thông cảm với HY Mẫn, vì thực ra dù là HY hay giáo dân cũng đều giống nhau ở chỗ: "Càng xét mình càng thấy mình tội lỗi." Điều đáng tiếc không phải chỉ là một vài câu nói sai, nhưng là người ta KHÔNG quen xét mình, thậm chí cứ "yên tâm" mình là "nhiệt tình, yếu mến, bác ái... và rất nhiều thành tích..." Và nguy hiểm hơn nữa, làm HY hay GM rồi, RẤT ÍT có dịp được "NGHE."
Trước cửa nhà tôi, dọc đường tôi đi tới nhà thờ, bất cứ chỗ nào trên quê hương này, đều đầy dẫy những người nghèo khó, bất hạnh ..., vậy mà chúng ta vẫn "ăn ngon ngủ yên" mới là điều "kỳ diệu." Chỗ nào cũng lễ lạt, hoành tráng ..., và kêu gọi "người khác" làm phúc bố thí.
- Dù đã uống thuốc ngủ nhưng cũng chẳng nhắm mắt, đành ngồi dậy để viết lá thư này tới quý vị. Gia đình tôi đã bảo trợ cho hai Nữ Tu tại VN. Nhưng khi tôi đọc bản tin này, tôi thành thật xin lỗi Ban Tuyên Uý, Ban Thường Vụ và anh chị em trong Hội Bảo Trợ Tu Sĩ là Gia đình tôi xin huỷ bỏ nhận bảo trợ hai Nữ Tu vì lý do sau đây: Trong bài chia sẻ của Hy Phạm Minh Mẫn đã gọi chúng tôi, những người đi tìm tự do THOÁT NGỤC CỘNG SẢN là "dù trong hoàn cảnh THA PHƯƠNG CẦU THỰC." Ông HY đã nhục mạ Cộng đồng Người Việt Tỵ Nạn CS tại hải ngoại.
Trước bản tin đó và những phản ứng vừa rồi của một số thân hữu, có lẽ phản ứng của tôi nhẹ nhàng hơn. Mang bản chất của người dân miền Nam miền quê chất phát hiền hòa, có lẽ HY Mẫn đã vô tình sử dụng bốn chữ Tha Phương Cầu Thực tại Cộng đồng VN tại Nhật. Một số thân hữu của tôi đã nhận định từ lâu là HY Mẫn khá non yếu về kiến thức chính trị cũng như ít am tường về người CS xảo quyệt, gian manh. HY Mẫn được dư luận coi như con nai tơ trước nanh vuốt CS tại Tổng Giáo Phận quan trọng nhất của Giáo Hội VN. Nếu vị HY này không tận hiệp đủ với Chúa Thánh Linh để tiếp nhận những ơn khôn ngoan và can đảm của Ngài, không tài nào vị HY của chúng ta có thể đương đầu được người CS và điều hành Giáo hội đi theo đường lối của Tin Mừng được.
Giáo hội VN đang phải đối đầu với bọn ma vương, thế mà chúng ta chỉ dựa vào sức con người mà không chạy tới cầu viện sức mạnh của Thánh Thần, chắc chắn chúng ta chỉ từ lết đến bị thương thôi. Điển hình Tổng Giáo phận bề ngoài xem ra thịnh đạt, nhưng thực sự đời sống nội tâm của các chủ chiên ra sao? Bao nhiêu vị đi theo con đường mục vụ của Tin Mừng, bao nhiêu vị đua đòi nhau chạy theo lối sống thế tục với tìm kiếm tiền tài, danh vọng, mở đủ loại tiệc tùng, xây cất nhà cửa riêng, mua sắm xe cộ sang trọng và vui hưởng nếp sống phong lưu, quan quyền, hống hách?
Đạo của Chúa Kitô là vương quốc tâm linh, thế mà nhiều chức sắc của Ngài lại vồ vập chạy theo các bổng lộc của vương quốc trần gian. Nhà thờ, tu viện hay các phẩm phục không che đậy được tâm đạo cho con người. Đạo phải được thể hiện bằng thân sống của mình, tức là đem thân mình ra làm chứng tá cho Tin Mừng của Đức Kitô giữa trần thế hôm nay. Im lặng trước các bất công, các áp bức, các vi phạm nhân quyền và bịt miệng, phải chăng các chức sắc cao cấp của Chúa Kitô đang đem thân mình ra làm chứng tá cho Tin Mừng của Ngài?
Một sai lầm to lớn của hàng giáo phẩm là mang mặc cảm tự tôn, có những thái độ tự mãn khi cho rằng mình hơn người về mọi phương diện, do đó có những lời nói, những hành động tỏ ra coi thường người khác và nghĩ rằng mọi người đều nghe theo mình. Xét về phương diện tri thức, các linh mục đều qua trình độ đại học, tuy nhiên mới chỉ trong lãnh vực thần học, còn ngay lãnh vực triết học cũng chỉ nằm trong khuôn khổ kinh viện, chứ ít vị đi xa trên lãnh vực này. Sánh với nhiều người khác, quý ngài còn thua xa về những kiến thức triết học, xã hội, nhất là khoa học. Như vậy vênh vang được với ai? Phải chăng chỉ với những người giáo dân bình dân. Thời đại độc tôn kiến thức của hàng giáo phẩm đã chấm dứt từ lâu rồi. Bây giờ kiến thức của giới trẻ, con cháu chúng ta vượt xa chúng ta nhiều lắm. Đỗ cụ rồi, đa số hàng giáo sĩ ít còn học hỏi, nghiên cứu thêm, do đó về mặt kiến thức, hàng giáo phẩm mỗi ngảy mỗi tụt hậu, kể cả về lãnh vực sở trường của mình là thần học và tu đức.
Thật may mắn, nhờ trào lưu mạng lưới mở rộng, nhiều giáo sĩ và giáo dân đã khai triển được rất nhiều bài vở về thần học và tu đức thật đa dạng và phong phú trên các mạng lưới toàn cầu. Nhờ đó kiến thức về thần học và tu đức của các giáo sĩ và giáo dân được gia tăng đáng kể. Điều cần nói ở đây không phải là chúng ta đã chứng tỏ được kiến thức mình phong phú và rộng rãi, nhưng chính yếu là phải đem thân mình ra sống với những gì mình viết, mình tin tưởng. Được mấy giáo sĩ và giáo dân sau khi đã cử hành Thánh Thể, có thể đem Thánh Thể đi theo với mình vào cuộc sống như Mẹ Têrêsa Calcutta. Đa số, sau khi bước ra khỏi thánh đường là lao đầu ngay vào một đời sống khác, một lối sống khác và Chúa Thánh Thể bị bỏ rơi lại trong thánh đường rồi. Như vậy ai hướng dẫn cuộc sống của các giáo sĩ và giáo dân đây? Vẫn bon chen danh lợi, vẫn chạy theo hưởng thụ, vẫn đua đòi vật chất, vẫn kết phe kết nhóm và loại trừ người khác, vẫn im lặng trước các bất công, các áp bức, các gian trá, vẫn che đậy tội ác bằng các vỏ nhân nghĩa, kể cả bằng các nghi lễ phụng vụ nữa.
* Một vương quốc trong một vương quốc
Trong Giáo hội, mỗi giám mục là một vị toàn quyền trong giáo phận của mình. Mỗi giám mục đều đem hết tâm lực của mình vào công việc điều hành giáo phận. Hầu hết các giám mục đều có bằng tiến sĩ giáo luật để điều khiển giáo phận, trong khi lại không quân bình về bằng cấp mục vụ và tu đức. Giáo hội thiên về cai trị hơn là chăn dắt, trong lúc Chúa Giêsu truyền lệnh cho Phêrô và các môn đệ: "Hãy chăn dắt chiên của Ta."
Chúa Giêsu đến khai mở vương quốc tâm linh của Ngài giữa trần gian, chính là Ngài khai mở một vương quốc trong một vương quốc. Vương quốc tâm linh của Ngài đến thánh hóa vương quốc trần gian, trong lúc nhiều vị giám mục lại thu hẹp vương quốc của Ngài vào nội bộ của mình, vào pháo đài của mình là tòa giám mục, là các giáo xứ. Rốt cục nhiều nơi, nhất là thời xưa, bên này là làng Công giáo, bên kia là làng lương giáo chỉ cách xa nhau một con đường hay con sông. Hai bên không chơi với nhau, nhiều khi còn kình chống nhau. Thế là bế quan tỏa cảng, rồi quanh quẩn dậy dỗ nhau và truyền giáo cho nhau.
Vào thời hưng thịnh, nhiều giáo sĩ dấn thân vào các lãnh vực trần thế như đi vào các hoạt động văn hóa, giáo dục, xã hội và cả chính trị nữa như thời VNCH, cùng chen vai sát cánh với các tôn giáo khác, các đoàn thể khác, các cơ quan chính quyền. Nhiều vị tạo được những uy thế rất mạnh. Có vị lợi dụng chức quyền, thân thuộc, quen biết để tạo thế lực, để lấn át đối phương, để trao đổi thần quyền thành thế quyền. Các vị này đã tạo cho mình được một vương quốc trong một vương quốc. Cả hai vương quốc này đều mang tính chất tục lụy, chứ không phải vương quốc tâm linh như Đức Kitô đã đến khai mở. Các vị này không chăn dắt đàn chiên, nhưng lợi dụng đàn chiên để kiến tạo công danh, sự nghiệp và lợi lộc cho chính mình.
Bước vào thời vận suy vi, bị đàn áp, hàng giáo phẩm lại co cụm về giữ thế thủ, để tránh đi tất cả các rắc rối phiền hà cho chính mình và để sống còn. Oái oăm thay, chế độ CS kéo dài quá lâu, nên thái độ nín thở qua sông không còn chịu được nữa, thế là nhiều vị đành chấp nhận lối sống thỏa hiệp với địch thù để tồn tại và phát triển. Và thực sự hiện nay Giáo hội Công giáo Việt Nam đang được mọi người nhìn là một Giáo hội hưng đạt, trong lúc các tôn giáo khác lại đang bị đè nén, bắt bớ. Phải chăng GHCG là một Giáo hội phát đạt trong mọi thời đại, ngay cả trong thời đại của ma vương CS, vì hàng ngũ lãnh đạo Giáo hội khéo léo, tài giỏi, lanh lợi, dễ dãi và qua mặt được cả bọn ma vương lẫn các tay sai của chúng? Hay ngược lại các vị lãnh đạo của chúng ta đã bị bọn chúng lợi dụng ban cho một số ân huệ hoặc gài bẫy để rồi bị bọn chúng chăn dắt? Giữa một đất nước nghèo đói, nhất là tại các vùng thôn quê, giữa lúc các tôn giáo khác đang bị bách hại, một số vị lãnh đạo cao cấp của chúng ta lại đi qua đi lại giữa lòng dân tộc một cách hân hoan, vênh vang, trưởng giả với các phẩm phục mũ gậy, với các tiệc mừng linh đình, trong lúc Đức Kitô ngày xưa ăn mặc nghèo khổ và lặn lội khắp nơi đi tìm các con chiên để chăn dắt. Giáo hội càng thịnh đạt bề ngoài, càng đi xa con đường cứu nhân độ thế của Đức Kitô. Cuối cùng đạo của Chúa trở thành một vương quốc mang mầu sắc tâm linh, nhưng thực chất lại bị vương quốc trần thế dẫn dắt và lũng đoạn.
Kinh nghiệm Giáo hội Hoa Kỳ và Ban Lan cho chúng ta thấy gì? Bề ngoài Giáo hội Hoa Kỳ được coi là một Giáo hội hùng mạnh nhất địa cầu. Đùng một cái nổ tung trái bom ngàn cân lạm dụng tình dục của một số giáo sĩ giữa thế giới. Thế là Giáo hội hiện nay lâm vào tình trạng bi đát đánh mất niềm tin của bao người, phản chứng niềm tin trước thế giới và phải bán cả nhà thờ, cả tỏa giám mục để bồi thường tội lỗi. Hy Law, một hồng y uy thế nhất của Giáo hội Hoa Kỳ phải nhục nhã rời bỏ chức vụ do áp lực của giáo dân và truyền thông Hoa Kỳ vì trọng tội bao che tội ác. Còn Giáo hội Ba Lan được coi là một thứ trưởng nữ của Giáo hội, ngày nay đang phơi bầy nhiều giáo sĩ đã bán mình làm chỉ điểm cho ma vương. Đứng trước những thương đau, những suy sụp của Giáo hội Tây Phương, đức đương kim Giáo Hoàng Bênêđictô 16 phải lên tiếng cảnh báo Giáo hội: "Giáo hội Tây phương đang hấp hối!"
* Phá vỡ vòng vây quốc doanh trước khi bước vào lòng dân tộc
Vương quốc tâm linh của Đức Kitô được xây dựng trên lối sống từ bỏ mình, quên mình như chính mẫu gương của Ngài. Một vị Thiên Chúa cao quang, vì muốn đến trần gian cứu độ con người, Ngài đã từ bỏ địa vị cao sang của Ngài, từ bỏ quyền uy của Ngài, tử bỏ ý riêng của Ngài để lầm lũi bước vào trần gian sống một cách nghèo khổ, bất hạnh như con người, rồi từ đó vực con người đứng dậy sống nếp sống thiên linh của Ngài. Ngài đi vào trần thế là đi vào những tranh đấu với bọn ma vương ngay từ lúc khởi đầu đi vào cuộc đời công khai với ba chước cám dỗ quyết liệt của Satan. Ba cơn cám dỗ đó vẫn quyết liệt theo Ngài cho đến lúc Ngài toàn thắng chúng trên thập giá.
Ngài có thể sống thỏa hiệp với hàng ngũ tư tế, và Biệt Phái nắm giữ vai trò lãnh đạo quần chúng để Ngài được yên ổn truyền đạo, nhưng Ngài không thể sống tương dung như thế được, vì hàng ngũ lãnh đạo dân Do Thái đã đi ngược lại những lời Giao Ước của Ngài đã ban bố cho các tổ phụ, các ngôn sứ, các vua chúa như Môsê, Salômôn, Đavít... Họ sống đạo, họ điều hành đạo theo hình thức, theo luật lệ bề ngoài, trong lúc tâm hồn họ chấp chứa đầy gian tham, đầy xảo trá, đầy trục lợi.
Ba năm Ngài ra truyền đạo là ba năm Ngài phải đối diện với tầng lớp lãnh đạo giả hình và gian dối này. Đi đâu Ngài cũng bị lớp người này và bọn tay sai theo dõi và tìm cách triệt hạ uy thế của Ngài. Những lời rao giảng của Ngài đã vạch mặt những sai trái và giả dối của họ, trong lúc họ vẫn vênh váo họ là những người thi hành và bảo vệ lề luật của Đạo Chúa.
Để đối đầu với hàng ngũ lãnh đạo suy đồi này, Ngài đào tạo nhóm mười hai môn đệ và các thân hữu đi theo lối sống từ bỏ của Ngài. Ngài chẳng có tiền bạc, chẳng có cơ sở, chẳng có thánh đường nào để trụ trì, để nương thân. Ngài chẳng có vây cánh, chẳng có người đỡ đầu. Ngài tứ cô vô thân và đào tạo các môn đệ cũng sống như Ngài. Ngài vất vưởng và bôn ba khắp nơi đi tìm chiên lạc để chăn dắt, để băng bó, để dậy dỗ. Ngài ban bố triết lý sống và lãnh đạo của Ngài: Ai đi tìm mạng sống mình, họ sẽ đánh mất và ai đánh mất mạng sống mình, họ sẽ tìm gặp. Thật là một nghịch lý quái dị. Nhưng đó lại là nền tảng cho công cuộc khai mở vương quốc tâm linh của Ngài.
Và quả thật sau những vây hãm thật khắc nghiệt của lũ ma vương và đám tay sai là các tư tế và Biệt Phái hủ bại, Ngài đã bẻ gẫy vòng vây của chúng và đã toàn thắng chúng ngay trên thập giá. Như vậy, những nhà lãnh đạo nào nghĩ mình đang chế ngự được bọn ma vương và bè lũ tay sai của chúng là đám linh mục quốc doanh và chỉ điểm, quả thực các vị đó đang sống trong hoang tưởng và sẽ chết theo con tầu của chúng, sau khi chúng sẽ bị đắm chìm giữa lòng dân tộc mai ngày.
Muốn thoát ra khỏi vòng vây của bọn quốc doanh và các chỉ điểm, và đứng đàng sau là ma vương Satan, các nhà lãnh đạo Giáo hội phải trở về cầu nguyện và nghiền ngẫm Tin Mừng, để rồi đi theo đường lối lãnh đạo của Đức Kitô. Trong những ngày sắp tới, tầng lớp giáo dân sẽ phát hành cuốn sách nổi tiếng của nhà thần học tu đức lừng danh thế giới: Linh mục Henri Nouwen với tác phẩm: "Thế nào là nhà lãnh đạo Kitô giáo trong kỷ nguyên 21?"
Một thiên tố khác quan trọng nhất chính là làm thế nào các nhà lãnh đạo Kitô giáo phải tràn đầy Thần Khí Thiên Chúa. Chỉ có Ngài mới có thể ban cho các nhà lãnh đạo chúng ta ơn khôn ngoan và can đảm để đối đầu và thắng lướt được bọn ma vương và bè lũ tay sai của chúng. Đánh với bọn ma vương, nếu Giáo hội chỉ dùng sức con người sẽ vô phương bước ra khỏi vòng vây quốc doanh của bọn ma vương được. Giáo hội không còn chọn lựa nào khác là phải chạy đến cầu cứu với Thánh Thần Thiên Chúa. Chỉ như vậy, Giáo hội mới có thể bẻ gẫy vòng vây quốc doanh để sau đó đi vào giữa lòng dân tộc, cùng chen vai sát cánh với các tôn giáo khác, các tổ chức đấu tranh để tận diệt lũ ma vương CS khỏi quê hương chúng ta.
* Hai hình ảnh Giám mục: TGM. Nguyễn Kim Điền và GM. Nguyễn Sơn Lâm
TGM Nguyễn Sơn Lâm
Sau đây là một chứng từ chứng minh điều chúng tôi vừa đề cập. Trong bài tham luận đọc trước Đại hội 8 của Đảng CSVN, GM. Lâm dõng dạc tuyên bố: "Đảng CSVN luôn nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật." Một chế độ xảo trá như vậy, thế mà một giám mục lại đứng lên làm chứng gian. Nhân tiện chúng tôi cũng nên nhắc qua hai hình ảnh giám mục khác cũng được đánh giá như một loại quốc doanh, qua bài viết của LM. Nguyễn Hữu Lễ, mang tựa đề: "Cảm nhận sau khi xem tấm hình Bịt Miệng" : "Chủ tịch Nhà nước Nguyễn Minh Triết đã ban Huân Chương Đại Đoàn Kết Dân Tộc cho hai Giám mục Nguyễn Văn Sang và Bùi Tuần vào ngày 18-11-2006, Giám mục Nguyễn Văn Sang đã hãnh diện thông báo trong một lá thư Mục Vụ." Quả thật các giám mục này trở thành những nhân vật thần thế trong chế độ của ma vương.
Trong khi đó, TGM Nguyễn Kim Điền phải đối diện với những đàn áp của CSVN khi ngài thi hành trách vụ của một chủ chiên tại Huế. Đây, chúng ta hãy đọc một câu trích dẫn của ngài trong bức Thư Luân lưu gửi TGP Huế vào năm 1985:
"Từ ngàn xưa, trải qua lịch sử Giáo Hội, đã có nhiều vị chết để bảo vệ quyền lợi của Giáo Hội. Ngày nay đã có một vị Giám mục nào sẳn sàng liều chết để bảo vệ Nhân quyền chưa? Ngày hôm nay tôi là người được diễm phúc ấy: Thiên Chúa đã gọi tôi để chịu Tù Tội và Chết Chóc vì bảo vệ Nhân Quyền và Công Lý".
Thật là một tấm gương sáng ngời cho các vị chủ chiên cao cấp của chúng ta! Chính vì lập trường và thái độ kiên quyết của ngài bảo vệ Giáo Hội, ngài được Cố GH Gioan Phaolô II xưng tụng ngài là "Vị Giám mục uy dũng" khi ngài đến Roma tham dự Thượng Hội Đồng Giám mục Thế giới năm 1980. (Chúng tôi xin phổ biến sau đây bài viết của tác gi$#7843; Nguyễn An Quý về Cố TGM Nguyễn Kim Điền mang tựa đề: "Vị Giám mục uy dũng, Cố TGM Nguyễn Kim Điền").
Rồi đây chế độ CS sẽ tiêu tan như mây khói, nhưng những bút tích, những chứng tích của các nhà lãnh đạo tôn giáo và thế quyền sẽ còn lưu lại ngàn năm trong lịch sử, trong văn học Giáo hội và dân tộc. Ai cũng muốn con cháu mình mai sau sẽ nở mày nở mặt với tổ tiên anh hùng, tài giỏi, đức độ, và ngược lại chẳng ai muốn con cháu mình và hậu thế sẽ phỉ nhổ mình vì những hành động, những câu nói hèn nhát, cầu vinh và tha hóa của mình. Những vị đã khuất bóng như GM. Nguyễn Sơn Lâm chẳng thể vớt vát cho danh dự của mình trước lịch sử được nữa, tuy nhiên, những vị còn thời gian sống còn, vẫn có thể nghe lại lời Thiên Chúa phán truyền cho vua Salômôn và quay đầu làm lại cuộc đời:
"Nếu dân Ta, dân vốn kêu cầu Danh Ta, mà biết hạ mình xuống khẩn nguyện và tìm kiếm Nhan Ta, từ bỏ những con đường xấu xa mà trở lại, thì Ta, từ trời, Ta sẽ nghe và thứ tha tội lỗi nó và sẽ phục hưng xứ sở của nó." (2Sb 7:14)
Hoàng Quý
Phải chăng Giáo hội Công Giáo Việt Nam đang đi vào con đường quốc doanh?
Hoàng Quý
Kể từ Tết Đinh Hợi khi bạo quyền Cộng sản Việt Nam mở chiến dịch tổng công kích "Tết Mậu Thân" thứ hai tại Việt Nam nhằm trấn át và tiêu diệt các lực lượng đứng lên đòi tự do dân chủ, dân quyền, tự do ngôn luận và tự do tôn giáo tại Việt Nam, trong đó nổi cộm hai sự kiện liên quan đến Giáo hội Công giáo: linh mục Nguyễn văn Lý bị kìm tỏa và tượng Đức Mẹ Sầu Bi tại Phát Diệm bị đập phá, dư luận bên trong và bên ngoài Công giáo càng ngày càng xôn xao về "Giáo hội Công giáo hiện nay tại Việt Nam đang bị 'quốc doanh' hóa?"
Chưa bao giờ dư luận bên ngoài lên án các chức sắc cao cấp của Giáo hội Công giáo Việt Nam bằng lúc này. Chưa bao giờ các cây bút giáo sĩ lẫn giáo dân đụng chạm mạnh mẽ đến các chức sắc Giáo hội bằng lúc này, đặc biệt trước sự kiện Đức Mẹ Sầu Bi tại Phát Diệm bị các cán bộ Cộng sản đập phá một cách tàn bạo, dã man. Người ta nêu ra thí dụ trong gia đình, người mẹ bị người bên ngoài đến hành hung dã man, thế mà các con cái đứng nhìn một cách bàng quang, có người con lại sợ thiệt thòi đến quyền lợi của mình, đã khuyên các em út hãy bỏ qua, hãy "khép lại" chuyện này! Và đó là thực tế tại Việt Nam cũng như tại quốc ngoại hôm nay khi đa số mọi người rửng rưng trước việc tượng của Đức Mẹ Sầu Bi bị đập phá. Trong lúc đó, trong cuộc họp báo tại Toà soạn Diễn Đàn Giáo Dân vào ngày 8-3-07 vừa qua, ông Lê Quang Dật, Hội trưởng Gia đình Phật tử miền Quảng Đức, đã đứng lên phát biểu khi ông nhìn thấy hai bức hình Đức Mẹ: một hình chụp nguyên vẹn và một hình sau khi bị đập phá cụt đầu, cụt tay, cụt chân, ông rướm lệ và ông phát biểu chế độ Taliban đã sụp đổ sau khi phá bức tượng Phật tại Afganistan. Như vậy ông muốn nói gì với chúng ta khi tượng Mẹ Cực Thánh của chúng ta bị đập phá dã man như thế tại Việt Nam? Chúng ta đã cư xử với Mẹ của chúng ta thế nào?
Hoàng Quý
No comments:
Post a Comment