Người lượm lặt
Thế lưỡng nan.
Tôi cứ nghĩ mãi lý do vì sao trong kinh sách mọi tôn giáo thường bàn về điều Thiện và điều Ác? Các nhà lãnh đạo tôn giáo, từ Muslam qua Phật giáo đến Công giáo v.v., thường khuyên răn tín hữu nên làm việc Thiện và tránh mọi điều Ác. Các nhà lãnh đạo tôn giáo cứ đem những kết quả tốt đã nhận được sau một việc mà họ cho là Thiện và kết quả xấu sau một hành động gọi là Ác, để chứng minh cho lời họ nói là đúng.
Trong tờ tạp chí Nature, Martin Nowak đã phúc trình một cuộc thí nghiệm với 100 sinh viên ở Boston, với mục đích thử coi trong sự tương giao giữa những người chọn chiến lược cộng tác giữa Thiện và Ác, và đi đến kết luận những người chọn con đường Thiện, thì về lâu dài có lợi hơn những người chọn đường Ác. Kết luận của công trình nghiên cứu này, nói theo lối người Mỹ, là “Thiện vẫn lợi hơn,” (It pays to play nice). Rồi khuyên các ông công an nằm vùng trong cộng đồng hải ngoại người Việt Nam nên đọc kỹ bài nghiên cứu này.
Cuộc thí nghiệm của Nowak và các đồng nghiệp dựa trên một “trò chơi” gọi là Ngụ Ngôn Hai Người Tù, tên gọi chính xác là “Thế Lưỡng Nan Của Người Tù” (prisoner's dilemma). Lưỡng nan là khi chúng ta phải chọn giữa hai đường, đường nào cũng có “cả lợi lẫn hại”. Khi hiểu chuyện ngụ ngôn về thế lưỡng nan này, độc giả sẽ thưởng thức được ý nghĩa của cuộc thí nghiệm nói trên.
Câu chuyện ngụ ngôn hai người tù như sau:
Tanya và Cinque là 2 người bạn bị bắt trong lúc cướp ngân hàng Hibernia, và bị giam trong hai phòng riêng rẽ. Mỗi người chỉ lo cho mình để thoát tội (hay tội nhẹ hơn), chứ không lo cho bạn. Một viên biện lý khôn ngoan biết mình không thể có đủ bằng cớ, bèn bảo riêng mỗi người tù rằng:
“Mày có thể thú tội, hoặc giữ im lặng”. Nếu mày thú tội mà bạn mày không thú, mày sẽ được tha, còn bạn mày sẽ bị tù 10 năm vì có mày làm chứng. Ngược lại, nếu mày im lặng mà bạn mày tự thú thì nó sẽ được tha, còn mày ở tù 10 năm. Nếu cả hai cùng thú tội, cả hai sẽ bị tù, nhưng tòa sẽ cho án nhẹ thôi, mỗi đứa 5 năm. Nếu cả hai cùng im lặng, dù không đủ chứng cớ buộc tội ăn cướp, nhưng tòa vẫn buộc tội mang vũ khí bất hợp pháp và phạt ít nhất là 6 tháng tù. Bây giờ nghĩ đi, sáng mai viết cho tòa một tấm giấy thú tội nhé!”
Khi chúng ta xét kỹ các điều kiện do viên biện lý đưa ra, thì tốt nhất là cả 2 bị cáo đều nhất định chối, và mỗi người sẽ bị 6 tháng tù thôi. Còn nếu cả hai cùng thú tội, sẽ bị đến 5 năm. Nếu hai người có dịp bàn bạc với nhau, chắc họ sẽ cùng chối bay chối biến. Đó là “giải pháp tối ưu!”
Nhưng liệu họ có thể tin nhau không? Nếu vấp thằng bạn nó phản mình đi thú tội thì sao? Chắc chắn nó sẽ được tha còn mình bị 10 năm tù! Vậy biết lựa chọn thế nào bây giờ? Đó là thế lưỡng nan.
Hai người tù đều suy nghĩ và thấy chỉ có 2 trường hợp sẽ xẩy ra, mà mình không kiểm soát được. Hoặc tên bạn đồng phạm sẽ im lặng, hoặc hắn sẽ phản mình mà đi thú tội. Thử tính xem trong mỗi trường hợp đó, mình quyết định như thế nào thì có lợi nhất.
Trường hợp thứ nhất: Nếu thằng bạn kia nó im lặng và mình có thể chọn trong 2 giả thiết : “hoặc cũng im lặng, hoặc sẽ thú tội”. Nếu mình im lặng thì cả hai đều bị tù nhẹ chỉ vì tội mang súng bất hợp pháp. Ngược lại nếu mình thú tội, mang tiếng phản bội bạn bè, thì sẽ được tha. Vậy so sánh hai kết quả sẽ xẩy ra thì nên chọn sự thú tội, vì nó tốt hơn!
Trường hợp thứ hai: Nếu thằng bạn kia không im lặng mà lại phản bội mình thì tính sao? Nếu mình im lặng, mình sẽ bị tù 10 năm, mà nó sẽ được tha. Còn nếu mình cũng thú tội, cả hai sẽ bị tù nhưng án tù chỉ có 5 năm, nhẹ hơn 10 năm. Kết luận, trong trường hợp này sự thú tội vẫn tốt hơn.
Cả hai người tù cùng suy nghĩ thuần lý sẽ thấy trong cả hai trường hợp, đằng nào thú tội cũng lợi hơn! Đó là suy nghĩ thuần lý dựa trên quyền lợi của mỗi người, đứng trước điều không thể đoán trước là không biết anh kia nó sẽ làm gì. Dù có bàn với nó cũng không biết nó có phản hay không!
Nhưng khi họ lựa chọn như vậy, họ đã bỏ mất “giải pháp tối ưu” chỉ bị tù 6 tháng; mà đi chọn con đường tù tội 5 năm!
Câu chuyện này cho thấy trong xã hội, lắm lúc chỉ có một người dùng tinh thần duy lý và duy lợi thì kết quả gây thiệt hại cho tất cả mọi người! Ở đời có rất nhiều trường hợp tương tự! Cho nên chuyện này được dùng trong phương pháp nghiên cứu kinh tế, chính trị, và chiến lược quân sự.
Thực ra câu chuyện “Mối lưỡng nan của hai người tù” bịa ra đầu tiên vào năm 1950, là do Merrill Flood và Melvin Dresher. Họ làm cho Cơ Quan RAND, nghiên cứu về chiến lược trong thế giới với hai cường quốc Nga, Mỹ đang đe dọa nhau bằng bom hạch tâm. Sau đó, Albert Tucker kể lại câu chuyện cho có con số rõ ràng hơn, để các giáo sư tâm lý trong Đại Học Stanford có thể hiểu và áp dụng! Cho tới cuối thập niên 1970 đã có cả ngàn bài nghiên cứu về câu chuyện này. Từ 1988 đến 1994 có hơn 200 cuốn sách viết đến chuyện này, và cứ thế bây giờ còn tiếp tục.
Trò chơi của giáo sư Martin Nowak.
Cuộc thí nghiệm của Giáo Sư Nowak dùng một trò chơi theo mẫu Prisoner's Dilemma, nhưng đặt ra những “luật chơi” mới. Hai sinh viên tham dự được quyết định bình đẳng không ai có quyền trên ai. Mỗi người phải lựa chọn, hoặc là đối xử theo đường Thiện, hoặc theo đường Ác. Họ được tham dự trò chơi nhiều lần, và thay đổi người cùng chơi. Nếu hai người cộng tác với nhau, mỗi người sẽ được thưởng 10 xu (cents); nếu cả hai phản bội, họ sẽ chỉ được 5 xu. Nếu một người cộng tác còn người kia phản bội, người thiện sẽ bị phạt 20 xu, và người ác được thưởng 30 xu.
Nếu theo lý luận của Ngụ Ngôn Hai Người Tù, thì cả hai thường thường sẽ phản bội, trừ khi tin tưởng ở bạn mình. Nhưng trong cuộc chơi này, giống như trong xã hội loài người, người bị phản có thể trừng phạt kẻ phản bội. Giáo Sư Nowak đặt thêm một quy luật, là người bị phản có thể bỏ ra thêm 10 xu để yêu cầu tòa án trừng phạt tên bội phản, và hắn sẽ bị phạt 40 xu. Mỗi lần phạt là kẻ phản bội mất toi 30 xu mới nhận được, nhưng rồi lại bị lỗ thêm 10 xu, còn người ra tay phạt cũng tốn thêm 10 xu!
Hơn 100 sinh viên đã tham dự trò chơi, kéo dài cuộc chơi nhiều lần. Mỗi sinh viên tự do chọn “cộng tác” hay “phản bội,” rồi sẽ chọn trừng phạt hay không trừng phạt. Họ quyết định một cách thoải mái, đúng là trò chơi, cốt xem cuối cùng sau 8,000 lần chơi chung thì ai sẽ giữ được nhiều tiền nhất.
Kết quả khi chấm dứt cuộc chơi, đến mục đếm tiền thì thấy những người chọn đường cộng tác và không trừng phạt đối phương có nhiều xu nhất trong túi! Những người chọn đường Ác và hay trừng phạt kẻ phản bội thì ít tiền nhất! Ông Nowak kết luận, sống thiện vẫn có lợi – (It pays to play nice!)
HY Phạm Minh Mẫn đã hành động Thiện hay Ác?
Trong Nhà Thờ các vị linh mục, các mục sư thường nhắc những lời dạy của Chúa Giêsu bảo chúng ta hãy tha thứ, hãy bao dung, hãy thương yêu đồng loại. Phải sống thiện. Có thể kết luận rằng sở dĩ loài người sau hàng trăm ngàn năm vẫn tồn tại vì ai cũng xiển dương điều Thiện. Cuộc thí nghiệm của Nowak khiến chúng ta tin rằng loài người tồn tại và tiến bộ chính vì đã chọn “chiến lược” sống Thiện, từ mấy trăm ngàn năm nay mà những người thiện đã thắng. Cuối cùng, cái Thiện là “chiến lược tối ưu.”
Vậy điều Thiện có thật, không phải chỉ là một lý tưởng xa xôi. Chúng ta tin ở điều Thiện, vì nhờ những người theo đường Thiện, dậy dỗ đường Thiện, đời này sang đời khác cả loài người sẽ được lợi lộc! Cũng vì vậy chúng ta cảm ơn những người nêu tấm gương thánh thiện ngay trong cuộc sống bên cạnh chúng ta. Họ tặng cho chúng ta niềm phấn khởi muốn tin vào điều Thiện.
Trong những ngày vừa qua, báo chí trên toàn thế giới, - trừ Việt Nam Catholic bên Hoa kỳ và tờ báo Giáo Hội và Đất Nước của Huỳnh Công Nghị tại Saigon -, tất cả đều có phản ứng không thuận lợi về bức thư và lời tuyên bố của Hồng Y Phạm Minh Mẫn, người đang giữ chức vị cao nhất trong hàng lãnh đạo tối cao của Giáo Hội Việt Nam. Đặc biệt, công đồng người Việt tự do Úc Châu, lại gửi thư đến các tổ chức công giáo Úc Châu và đề nghị trực tiếp với các linh mục lãnh đạo thiên chúa giáo nên tránh mọi xáo trộn có thể xẩy ra bất ngờ, nếu hồng y Phạm Minh Mẫn có mặt tại Sydney. Sự từ khước làm cho mọi người đặt vấn đề là HY Phạm Minh Mẫn đã làm đìều Thiện hay điều Ác?
Người Việt hải ngoại Úc Châu công khai từ khước sự hiện diện của một vị Hồng Y của Giáo Hội, trong đó lại có cả cộng đồng người công giáo, quả thật là điều rất ư tồi tệ!. Bởi lẽ trong khi Hồng Y Phạm Minh Mẫn đang cần có mặt tại Úc Châu để lo việc “công tác di dân”, tổ chức các cha tuyên úy “nắm vững tình hình giáo dân”, chứ không được làm chính trị, thế mà giáo dân đuổi như đuổi tà! . Vậy vì sao lại có phản ứng bất lợi vô tiền khoáng hậu nầy? Hoặc là Hồng y Phạm Minh Mẫn đã đi “công tác di dân” mà mục đích “công tác” thiếu minh bạch trước dung nhan Thiên Chuá, hoặc là HY Mẫn không đi công tác cho Giáo Hội Việt Nam, trái lại Ngài đi “công tác” cho chính quyền Việt Cộng. Há lẽ con người thông minh sáng láng như Ngài lại không biết hành động của mình sẽ có lợi cho ai? hại cho ai? và dụng ý hành động đó là thế nào? Hành động và lời nói của Ngài chứng tỏ cho giáo dân biết rằng Ngài là người bất xứng, chỉ biết đến quyền lợi cá nhân hơn là của Giáo Hội và tín hữu. Chuyện “công tác di dân” nếu có thật chăng nữa, thì cũng không dính dáng gì với chuyện “cờ vàng và cờ đỏ”. Ngài còn dám đi xa hơn nữa là yêu cầu giáo dân dẹp bỏ luôn cờ vàng ba sọc đỏ để Ngài đến chủ trì các Thánh Lễ!. Vậy hành động và lời nói của HY Phạm Minh Mẫn là Thiện hay Ác?
Giáo Hội Công Giáo không thể là cộng sản, nhưng HY Phạm Minh Mẫn và một số chức sắc trong Giáo Hội Việt Nam đã phục vụ làm tay sai cho cộng sản, đã thi hành một chiến lược hoàn toàn bước ra ngoài tín ngưởng và đức tin Thiên triều. Hôm nay, hành động và lời nói của quý Vị đang bắt đầu dấy lên dư luận bất lợi cho toàn GHVN trên vài diễn đàn hải ngoại và điễn hình nhất là 2 bài của hai giáo dân Ts Hồ Nam Trân và Duyên Lãng Nguyễn Tất Tiến. Thiết nghĩ hôm nay có vài diễn đàn công giáo trong nước đưa tin ra hải ngoại cố tạo sai hướng đi của dư luận cũng chẳng đem lại kết quả nào hơn là hành động của chính HY Phạm Minh Mẫn và các vị chức sắc giáo hội nên “dừng chân lại ”. Bởi lẽ, hành động của qúy Vị không theo điều Thiện cho giáo dân nói riêng, và cho đồng bào Việt Nam nói chung. Nói khác, quý Vị đã hành động theo điếu Ác.
Nếu Hồng Y Phạm Minh Mẫn còn muốn phục vụ cho Giáo Hội Việt Nam thì không nên đến Lourdes (Pháp) để gặp mặt các đoàn giáo dân Liên Âu đang dự bị đi Hành Hương Đức Mẹ trong tháng 8/2008 nầy. Vì hành động của Hồng Y Mẫn và vài linh mục không những chỉ gây thêm nhiều căm phẩn, mà còn tránh được những gì không ổn sẽ xẩy ra tại nơi tôn kính của người Công giáo toàn cầu.
Người lượm lặt.
No comments:
Post a Comment