Wednesday, July 9, 2008

Những Tiếng Rú của Bản Tình Ca Vùi Dập


Ðặng thiên Sơn

Càng ngày việc làm của thị trưởng Chuck Reed và nghị viên Madison đối với cộng đồng Việt Nam càng tệ, càng coi không được. Hình như hai người họ đã mất hết khả năng kiểm soát của lý trí khi phải đối diện với lương tâm con người. Lương tâm ở đây, là một người ăn ở có đạo nghĩa thì phải biết: “Ăn trái nhớ kẻ trồng cây. Uống nước phải nhớ nguồn”. Phải biết giữ chừng mực cái đạo lý làm người.

Chuck Reed hôm nay, không còn là Chuck Reed mặc áo dài, khăn đống hay áo sơ mi với cà vạt cờ vàng ba sọc đỏ để kiếm phiếu thị trưởng. Và Madison hôm nay, không còn là Madison ngày nào đi gõ cửa từng nhà đồng hương để cầu khẫn, van xin sự ủng hộ. Hình ảnh một Chuck Reed hay một Madison gần gũi với cộng đồng Việt Nam ngày nào nay đã không còn nữa, đã nhạt nhòa trong tâm trí họ. Thế vào đó, là hình ảnh mới toanh của một Chuck Reed hùng hùng, hổ hổ, gân cổ nổi cộm và hùng hụt đi từ lầu 18 City Hall xuống quán cà phê uống rượu nho để tính chuyện - No recall - Anti recall - Support Madison. Và hình ảnh một Madison trâng tráo với những lời kể công không đúng sự thật, mặt mày dáo dác khi ra đường. Hai hình ảnh này, tạo thành chân dung một Mỹ, một Việt - một nam, một nữ - một rỗ, một rá. Một cao lêu khuê, một thấp lè tè, khắn khít dưới ánh đèn vàng để cùng “rú” bài “Tình ca vùi dập”, đã làm nỗi bật tinh thần “ôm nhau mà sống” của đôi nam, nữ này.

Với nỗ lực sáng tác nhịp điệu vùi dập, bà Madison lên hệ thống truyền thông Quê Hương cho biết - những cử tri đã ký tên bãi nhiệm, nay có thể thay đổi ý định. Bà kêu gọi người nào nghĩ lại thấy thương bà muốn rút lại chữ ký, thì có hai cách:

- Cách thứ nhứt, tự động viết thư xin rút tên gởi về văn phòng Thư ký thành phố.

- Cách thứ hai, vào mạng lưới toàn cầu No recall của bà lấy mẫu thư đã được soạn sẳn, điền vào chỗ trống cho hợp nghĩa, rồi bỏ vào bao thư, dán tem, gởi cho bà Lee Price Thư ký thành phố thì mọi chuyện sẽ đẹp như mơ.

Tuy nhiên, như đã nói rất nhiều lần là bà Madison - người nữ nghị viên “cưng” của ông thị trưởng Chuck Reed và của các ông Sam Licarrdo, Pete Constant, Forrest William, bà Judy Chirco… là giống nữ nhi trong máu đã có sẳn vi trùng dối trá, nên những gì bà nói ra đều thiếu trong sáng, không rõ ràng. Dưới đây là bằng chứng.

Dựa vào điều lệ bầu cử (election code) 103 và 11303 trong Tiến Trình Bãi Nhiệm Các Viên Chức Tiểu Bang và Khu Vực ( Procedure for Recalling State And Local Officials) đăng nơi trang 20, bà Madison đã viết trên mạng lưới toàn cầu No Recall của bà như sau:

“Withdrawal of Signatures

Under California state law, any voter may withdraw his or her signature from the recall petition upon filing a written request with the appropriate elections official (103, 11303”).Tạm dịch là: “Dưới luật của tiểu bang California, bất cứ cử tri nào cũng có thể rút lại chữ ký trong thỉnh nguyện bãi nhiệm bằng cách viết thư yêu cầu nhân viên phụ trách bầu cử (103, 11303).

Tuy nhiên, theo nguyên văn điều 103, 11303 không phải như trên, mà như sau:

“Withdrawal of Signatures

Any voter may withdraw his or her signature from the recall petition upon filing a written request with the appropriate elections official prior to the day the petition section on which the signature appears is files (103, 11303)” Tạm địch là: “Bất cứ cữ tri nào cũng có thể rút lại chữ ký trong thỉnh nguyện bãi nhiệm bằng cách viết thư yêu cầu nhân viên phụ trách bầu cử trước ngày thỉnh nguyện với chữ ký đó được đệ trình .(103, 11303).”

Qua hai đoạn văn vừa trình bày, người đọc chắc hẳn đã thấy rõ được sự thiếu thẳng thắn của bà Madison. Bà Madison đã “tự ý đục bỏ” hàng chữ “prior to the day the petition section on which the signature appears is files” .

Mấy chữ “prior to the day the petition section on which the signature appears is files” (trước ngày thỉnh nguyện với chữ ký đó được đệ trình) là 14 chữ nói về thời gian hạn định cho việc rút chữ ký. Tại sao bà Madison lại “đục bỏ” như vậy? Trả lời ngay, là nếu để nguyên con như chính phủ ấn định thì cho tới giờ phút này việc bà Madison lên đài Quê Hương hô hào, khuyến khích rút chữ ký là chuyện tào lao, chẳng đi đến đâu vì không phải lúc.

Theo luật định, tiến trình ký tên trong Thỉnh Nguyện Bãi Nhiệm trải qua hai giai đoạn. Giai đạn I, là giai đoạn phải có những chữ ký tiên khởi đính kèm với Thỉnh Nguyện nêu lý do xin bãi nhiệm. Giai đoạn II, là giai đoạn sau khi Thỉnh Nguyện và chữ ký tiên khởi đã hợp lệ, Thư ký thành phố phụ trách hồ sơ cho phép UBBN đi lấy số chữ ký bãi nhiệm theo luật định.

Đối với giai đoạn I: Ủy Ban Bãi Nhiệm đã hoàn tất thủ tục. Nên không có vấn đề rút tên hay thêm tên trong Thỉnh Nguyện Bãi Nhiệm. Như vậy, trong giai đoạn này thời hạn rút chữ ký (Withdrawal of Signatures) đã khóa sổ. Vậy thử hỏi, bà Madison còn kêu gọi, khuyến khích cử trư rút chữ ký bãi nhiệm thì làm sao mà rút đây. Chuyện này, y như trường hợp tòa phán quyết xong rồi. Nhân chứng bất ngờ muốn phản cung và đòi hồi tố khi thời gian hạn định đã hết thì việc xét lại bản án chắc chắn sẽ chẳng bao giờ xảy ra.

Đối với giai đoạn II: Ủy Ban Bãi Nhiệm chưa hết hạn 120 ngày nộp danh sách 3,200 chữ ký (đây là con số thí dụ), thì nhân viên phục trách dựa vào đâu mà rút tên theo ý người viết thư yêu cầu?. Bà Lee Price, Thư ký thành phố - người phụ trách việc tiếp nhận những thủ tục trong tiến trình bãi nhiệm. Dù là người làm dưới quyền ông Chuck Reed, nhưng bà cũng không biết làm sao mà rút chữ ký của cữ tri khi chưa có danh sách do Ủy Ban Bãi Nhiệm đệ nạp trong tay. Thành ra, khi bà Madison không đề cập tới hạn định rút tên là một trò đánh lận con đen. Biết là không đúng, không có kết quả, nhưng bà Madison cứ hô hào ầm ỉ. Nên đây chỉ là một cách chữa cháy vụng về.

Đối với thủ tục hành chánh, chắc hẳn những người muốn rút tên cũng cần phải làm “appointment” để được tuần tự gọi đến văn phòng bà Lee Price trình ID hay Driver licenseso để xác nhận thực, hư. Vì thủ tục xin chữ ký của UBBN đòi hỏi sự chính xác, những người đã cho chữ ký biết rõ điều này, thì đương nhiên việc rút tên của họ cũng phải như vậy, để tránh trường hợp 92 chữ ký mà ông bánh mì thịt nguội Lê văn Hướng đã làm. Cho nên, ngay lúc này nếu bà Lee Price có nhận được thư xin rút tên thì cũng để đó mà chơi, ngồi mà ngó và người xin rút tên ngóng cỗ đợi làm hẹn .

Tóm lại, việc kêu mọi người viết thư để rút tên bãi nhiệm mà không nêu rõ thời gian hạn định, là một sự thiếu trong sáng của bà Madison. Điều này hiễn nhiên, thêm một lần nữa, làm nổi bật hạnh kiểm không tốt của bà Madison. Chính cái bản chất xấu xa này và thêm vào sự vi phạm luật Brown Act của bà, đã dẫn đến việc ông Chuck Reed phải ngậm đắng nuốt cay nhìn bà nghị viên mà ông ta ca tụng, tâng bốc tới trời xanh đang bị “Recall”. Đây mới chính là nguyên do, chớ không phải vì cái tên “Little Sàigòn” như các cơ quan truyền thông của bà Madison ra rả ngày này sang ngày nọ bóp méo sự thật.

Ngoài việc bà Madison “tự ý đục bỏ” thời hạn rút chữ ký theo luật định. Thiên hạ còn cho biết có người đến các khu nhà Mobile Home và nhà dân trong khu vực 7, chìa cái Nghị quyết ký ngày 25 tháng 3 năm 2008 của HĐTP tạm thời cộng nhận tên “Lillte Sàigòn” trên lá phướn, khoe đó là thành tích của bà Madison, rồi xin đồng bào thương dùm Madison, đừng ký tên bãi nhiệm.

Khi nhắc đến cái “nghị quyết lá phướn”. Mọi người nhớ đến phiên họp điều trần giữa Sở Kế Hoạch Thành Phố và Ban Thành Lập Little Saigòn (Little Saigon San Jose Foundation) ngày 26/6/08 tại Leninger, Kelley Park. Trong ngày này, không ai thấy sự hiện diên của bà Madison như người của bà đã kể công.

Mọi người ngạc nhiên, đã kể công như vậy. Tại sao bà Madision không có mặt để làm việc cho tới nơi, tới chốn, là nói với đại diện Sở Kế Hoạch Thành Phố là Debra Figone và Joe Horwedel rằng, số banner mà LSSF xin thực hiện là 20 cái như trong thư của ông Dave Cortese đã đề cập, chớ không phải chỉ có 7 cái hay 11 cái. Và tại sao bà không có mặt, để “chỉnh” Sở Kế Hoạch khi cơ quan này cho biết chỉ cho phép treo các baner từ ngã tư đường McLaughin/Story đến đường Roberts mà thôi. Điều này, trái với tinh thần nghị quyết TP có bà Madison ký tên ngày 25/3/08, mà người của bà cầm đi lấy điểm tùm lum. Vì theo nghị quyết này, các baner được phép treo trên các trụ đèn từ cầu freeway 101 đến đường Senter. Do đó, sự vắng mặt của bà Madison, một lần nữa đã tố cáo:

- Thứ nhứt, bà không quan tâm, ngó ngàng gì đến quyền lợi, nguyện vọng cử tri khu vực 7.

- Thứ hai, bà dị ứng với cái tên chống cộng “Little sàigòn” dù nó có treo… ở cột đèn.

Bên cạnh những lời kêu gọi rút chữ ký của bà Madison. Sự thể hiện sức mạnh quyền lực của một ông thị trưởng cũng bắt đầu ló dạng. Tin mới nhất cho biết chính quyền thành phố sẽ tịch thu và phạt UBBN về vi phạm cắm và dán những bản “Recall Madison Nguyễn” tại những nơi công cộng. Như vậy là đèn xanh đã bật, tập đoàn vùi dập bắt đầu tiến lên.

Có lẽ mọi người chưa quên, cách nay hơn một tháng trên chương trình phát thanh Việt Nam Radio AM do ông Huỳnh Hớn phụ trách. Ông Thomas Nguyễn, thành viên UBBN, đã lên tiếng báo động trước chính quyền và công luận về vấn đề nhiều bảng “Recall Madision Nguyễn” cắm trong sân nhà cử tri đã bị kẻ gian lấy đi. Đồng thời UBBN đã kêu gọi đồng bào cố gắng ghi nhận lại hình ảnh thủ phạm như chụp hình, lấy số xe vân vân, gởi đến UB sẽ được trọng thưởng 500 đồng.

Với những việc làm có nghiên cứu, có phương pháp, nắm vững luật lệ. Chắc chắn UBBN sẽ không cho người đi cắm hay dán những bảng hiệu Recall Madison Nguyễn bừa bãi trên đất công do ông Chuck Reed “tạm thời quản lý” trong nhiệm kỳ của ông. Cho nên, hôm nay, những bảng “Recall Madison Nguyễn” nếu có xuất hiện bừa bãi trên đất công cộng của thành phố, sẽ không tránh khỏi người ta nghi ngờ đã đến lúc những tấm bảng bị mất cắp được đem ra xử dụng để vu oan, giá họa, làm mất uy tín và hao tốn ngân quỷ eo hẹp của UBBN khi bị phạt từ 100 - 250 đồng một cái.

Nếu UBBN bị chính quyền Chuck Reed phạt vì những bãng hiệu “Recall Madison Nguyễn” thì đây là điều bất thường. Đây là những trò áp dụng quyền bính vặt vãnh, hạ cấp, rẽ tiền, không xứng đáng là một thủ đoạn chánh trị của người lãnh đạo thành phố khi đứng về phía chống bãi nhiệm. Vì từ nhiều năm qua trong mùa tranh cử, các bảng hiệu quảng cáo tên tuổi ứng viên cắm đầy đường, từ đất tư cho đến ngoài công cộng. Nhưng chưa có báo nào đăng là các chủ nhân các bảng hiệu đó nhận được giấy cảnh cáo hay giấy phạt của chính quyền.

Có người thì thầm, có lẽ vì “quá cưng” cục cưng Madison, nên ông thị trưởng đã tuyên bố rất hùng hồn và rất “cứng cựa” đến nỗi quên cả quyền Bãi Nhiệm là một quyền hiến định.

Trò vùi dập của thế lực Chống Bãi Nhiệm đã bắt đầu nổi lên qua sự kêu gọi rút chữ ký quờ quạng của bà Madison, qua sự ông thị trưởng quờ quạng sẳn sàng cho người đi biên phạt các bảng “Recall Madison Nguyễn”. Đã cho thấy bản “Tình ca vùi dập bãi nhiệm” đã bắt đầu cất lên với những nốt nhạc khủng bố tinh thần. Những nốt nhạc này là những âm thanh kêu rú thảm thiết, quái đản trong nền dân chủ của một Hội Đồng Thành Phố đang trên đà phá sản.

Khi bài viết còn đang dở dang, thì một người bạn gọi điện thoại cho tôi, nói anh có người quen ở bên Thụy sĩ sang chơi. Và cho biết nhiều đồng hương bên đó cũng biết chuyện bãi nhiệm bà Mdision qua mạng lưới toàn cầu. Mọi người đều cho đây là việc làm chính đáng, hợp tình, hợp lý của cộng đồng người Việt tại San Jose. Rồi ông bạn tôi kết luận: “ Như vậy thì bà nghị Madison Nguyễn - một chuyên viên nói dối- sẽ không còn chỗ đứng trên quả địa cầu này”.

* Đặng thiên Sơn (8 tháng 7/2008)

No comments:

Post a Comment