Con xin một lần để nói lên sự thật!
Xin một lần để nói! Nói để cầu mong trong giới Tu sĩ lẫn Cư sĩ đùng có còn ai nối theo bước đi của thầy Tuệ Sỹ mà đau lòng Giáo hội.
Xin một lần để nói! Nói để cầu mong qúy vị Tu sĩ trong Phật giáo Quốc doanh mau nhận ra những bối cảnh bê tha, thối nát, tục tỉu, ghê gớm trong Giáo hội này (một Giáo hội xa nguồn cội Dân tộc) hòng thoát khỏi tiếng xấu “Con sâu làm rầu bát canh” để trở về với Giáo hội truyền thống, Giáo hội của Lòng dân (GHPGVNTN).
Xin một lần để nói! Nói để minh tâm kính cẩn đê đầu đập địa đảnh lễ tất cả qúy Ngài trong GHPGVNTN đã hết lòng vị Dân vị Ðạo, sống chết dấn thân cho hương vị của nền cổ truyền chân nguyên tinh túy Phật giáo tại Việt Nam mãi luôn thơm khiết! Con kính nguyện cầu Phật tổ Như Lai, chư đại Bồ Tát thường hằng chiếu hộ đến Pháp thể của qúy Ngài luôn được khinh an để tiếp tục dẫn dắt toàn khối Phật tử tiếp tục con đường đấu tranh xả thân vì Ðạo, đối đầu với ác đảng đến cùng!
Và sau cùng, chỉ vì một tâm nguyện là tranh đấu cho Giáo Pháp uyên nguyên nhiệm mầu của Ðức Như Lai không bị đồng hóa bôi nhọ bởi chủ nghĩa vô thần Mác-Lê, Giáo hội chính thống được mãi mãi truyền thừa, qúy ngài Trưởng tử Như Lai đúng nghĩa được thoát khỏi cảnh bắt bớ tội tù do bàn tay sắt máu của đảng CSVN gây ra; con nay xin trung ngôn đệ đạt.
I. Kính bạch thầy Tuệ Sĩ và Trí Siêu:
Kính bạch hai thầy:
Sở dĩ con đề cập đến hai thầy vì nguyên do đảng CSVN đưa ra 3 điều kiện. Nếu một trong ba điều kiện được thực thi, họ sẽ ngưng đàn áp GHPGVNTN và không còn bắt bớ qúy ngài trực thuộc Giáo hội này nữa. Ba điều kiện đó là:
Thứ nhất: Buộc hai ngài Huyền Quang và Quảng Ðộ phải trao Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống (GHPGVNTN) nhất cho thầy Tuệ Sỹ cầm đầu, và hai ngài phải về vườn nghỉ hưu.
Thứ hai: Vứt bỏ hai từ “Thống nhất” ra khỏi cụm từ GHPGVNTN trên. Nghĩa là danh xưng của GHPGVNTN phải trở thành GHPGVN mà thôi.
Thứ ba: Sáp nhập GHPGVNTN vào GHPGVN.
Sự việc đặt ra 3 điều kiện trên của đảng CSVN hiển nhiên dẫn đến một kết luận chắc chắn: CSVN muốn xóa tên dẹp bỏ GHPGVNTN bằng cách nhập GHPGVNTN vào GHPGVN (GH Quốc doanh vốn đã được chúng lập ra năm 1981) để chịu sự chỉ đạo của Mặt trận Tổ quốc và làm công cụ cho chúng. Và, vấn đề đáng nói ở đây, tại sao nhị vị Hòa thượng Huyện Quang và Quảng Ðộ cầm đầu GHPGVNTN thì bị CSVN trù dập, còn nếu như thầy thay thế thì được tự do? Lý do duy nhất là, phải chăng chỉ vì thầy Tuệ Sỹ là người của đảng CSVN?
Giáo sư tiến sĩ thiền sư Trí Siêu Lê Mạnh Thát, cái tên dài ngoằng VC bắt thiên hạ gọi. Không ai dám thay đổi.Tên dài, tóc tai cũng dài không kém, mà VC gọi là tóc "tốt".
Nỗi thống khổ nhất là, kể từ khi chính quyền CSVN đưa ra điều kiện thứ nhất ở trên (nghĩa là giao lại GHPGVNTN cho thầy nắm giữ), ấy là lúc cảnh huống “nồi da xáo thịt” và hiện tượng phân hóa trầm trọng xảy ra trong nội bộ Phật giáo Việt Nam Thống nhất tại hải ngoại, bởi vì có sự xuất hiện Giáo chỉ số 9 từ Viện Tăng thống và Thông bạch hướng dẫn thực thi Giáo chỉ đó từ Viện Hóa đạo được ban hành. Có một vài phần tử trong văn phòng II VHÐ hải ngoại vì không thấy rõ cơn nguy biến của Phật giáo ở quê nhà hoặc là vì lý do bất chính nào đó, nên cho rằng Giáo chỉ số 9 này tạo sự phân chia nội bộ Phật giáo, mà sự phản kích khốc liệt nhất phát gốc từ nhóm gọi là “Thân hữu già lam”. (Trong bài viết tới đây, con sẽ phân tích rõ cái nhóm mệnh danh “Thân hữu già lam” này để qúy độc giả chân tường).
Thật ra, Giáo chỉ số 9 này là chấn chỉnh nội bộ, kiện toàn tổ chức, chọn lựa nhân sự, gom góp những phần tử trung kiên với Giáo hội và Ðạo pháp, mà nhất là loại bỏ những con ong đang con chui rúc dưới tay áo của mình trong thời điểm nguy biến hiện nay của Giáo hội. Con kính cẩn cúi đầu tuân thủ và tuyên dương Giáo chỉ, Thông bạch của Lưỡng viện đã tung ra kịp thời để bảo tồn Giáo hội, mà nhất là để đối phó lọai bỏ những tên “Phạm Xuân Ẩn” tái diễn như ở dưới thời Ðệ nhất, Ðệ nhị Cọng hòa trước đây. Con khâm phục sự anh minh sáng suốt của nhị vị Hòa thượng Huyền Quang và Quảng Ðộ trong phương diện lãnh đạo Phật giáo, lèo lái con thuyền Giáo hội giữa ma sóng, qủy phong.
Mười năm trước đây, trong nhiều bức thư “tâm huyết”, thầy (Tuệ Sỹ) với lời lẽ “thiết tha, ưu tư cho Phật giáo” đã liên tục thốt ra bằng những “giọt nước mắt” chảy dài, đánh động những tâm hồn vị quốc vị đạo. Dòng tâm tư ấy từ các bức thư của thầy, thật khó phai mờ trong trí não của con, như sau:
“Di sản được tích lũy ròng rã hằng thế kỷ, bằng bao tâm tư qua bao khổ lụy đau thương, bằng máu và nước mắt của biết bao Tăng Ni, Phật tử; mà những người gầy dựng nên di sản đó bằng bi nguyện và hùng lực của mình, có vị bị bức tử bởi bạo quyền, có vị suốt năm tháng dài chịu tù đày, bị lăng nhục. Nhưng sống hay chết, vinh hay nhục, không làm dao động tâm tư của những ai biết sống và chết xứng đáng với phẩm cách của con người, không hổ thẹn với phẩm hạnh cao quý của bậc xuất gia.”
“Các con hãy tự rèn luyện cho mình một tín tâm bất hoại; một đức tính dũng mãnh vô úy; nỗ lực tự huân tập trí tuệ bằng văn, tư, tu để nhìn rõ sự tướng chân ngụy, để thấy và biết rõ mình đang ở đâu, đang đi về đâu; không nhắm mắt phóng càn theo cỗ xe lộng lẫy bên ngoài nhưng rệu rã bên trong, đang lao xuống dốc dài không định hướng.”
“Một chút phù danh, một chút thế lợi, một chút an nhàn tự tại; đấy chỉ là những giá trị nhỏ bé, tầm thường và giả ngụy, mà ngay có người đời nhiều kẻ còn vất bỏ không tiếc nuối để giữ tròn danh tiết. Chớ khoa trương bảo vệ Chánh pháp, mà thực tế chỉ là ôm giữ chùa tháp làm chỗ ẩn núp cho Ma vương, là nơi tụ hội của cặn bã xã hội.”
Và, bằng kết luận độc đáo, thầy đã gói gắm tâm tư của thầy qua bức thư gửi tăng sinh Huế như sau: “Cầu mong các con có đủ dũng mãnh để đi bằng đôi chân của mình, nhìn bằng đôi mắt của mình; tự xác đinh hướng đi cho chính mình. Thầy sẽ là người đồng hành với các con trên đoạn đường bóng xế của đời mình".
Tuệ sỹ, bà con với Phạm Văn Đồng, tâm hồn dẩy đầy tính chất cách m
Những “dòng tâm tư ngọt mật” như trên của chính thầy Tuệ Sỹ được liên tục phóng lên các mạng toàn cầu. Ai đọc mà không cảm động? Ai đọc mà không dòng lệ tuôn trào? Ai đọc mà chẳng động lòng buốt dạ cho một nền Phật giáo cổ truyền, uyên nguyên đang bị ác đảng CSVN vùi dập? Ai đọc mà chẳng ứa cảm cho một quê hương đang tang tóc bởi chế độ bạo tàn? Ai đọc mà chẳng ngậm ngùi, đau xót cho một dân tộc đang quằn quại dưới ách thống trị của chủ nghĩa Mác Lê? Ai đọc mà chẳng băn khoăn, thương tiếc cho hiện trạng thuần phong mỹ tục đang trên đà băng hoại? Ai đọc mà chẳng căm hận những thế lực ma vương đang phân hóa, tách lià Dân tộc ra khỏi Ðạo pháp? Ðể rồi, từ đó, ai không muốn phò “Thầy” Tuệ Sỹ và “Thầy” Mạnh Thác, quyết một lòng dấn thân cho lý tưởng chống Cọng của mình?
Với thành tích “chống Cọng” trên của hai thầy, qua một thời gian đánh động lòng yêu nước mến đạo của mọi tầng lớp dân chúng nói chung, và toàn bộ Phật tử trong nước lẫn hải ngoại nói riêng, hai thầy (Tuệ Sỹ và Mạnh Thát) đã thu hút toàn bộ nhân tâm kẻ sĩ từ đó! Ðến bây giờ, hai thầy, khi đã lôi cuốn toàn bộ thực lực, nhân số, nhân sự của toàn dân, cọng với thời điểm đã chín mùi, thì hai thầy mới cởi bỏ lốt ra, quay lưng bôi mặt, hợp tác với đảng CSVN trong tiến trình dẹp bỏ xóa sổ GHPGVNTN.
Thời cơ chín mùi đó là gì? Ðó là sự thành công của CSVN trên phương diện đối ngoại. Nghĩa là, những khát khao thèm muốn của đảng CSVN đã đạt: Ðược tham gia Mậu dịch Quốc tế (WTO), được lấy tên ra khỏi danh sách một trong những quốc gia đang quan ngại (CPC), và được hưởng quy chế bình thường hóa thương mại vĩnh viễn với Hoa Kỳ (PNTR).
Bây giờ CSVN tập trung mũi nhọn vào việc đối nội, là san bằng các thế lực mà họ cho là kẻ thù, nhất là dập tắt tiếng nói của GHPGVNTN. Quả là thâm hiểm, gian ác và độc địa vô cùng!
Kính bạch hai thầy! Từ các diễn tiến đã xảy ra quá rõ ràng trên đây, hiển nhiên dẫn đến những kết luận bên dưới:
Chính hai thầy đã thực hiện chiến dịch đường dài trong nhiệm vụ đặc công của CSVN! CSVN đã thực hiện kế hoạch “Mười năm trồng người” đối với hai thầy?
Và, chính hai thầy đã đeo mang một tham vọng là tham quyền, đoái chức?
Liên tưởng đến vấn đề, con xin nhắc lại, vào cuối thập niên 90, khi thầy bị kết án tội tù và trước tòa án, thầy Tuệ Sỹ đã tuyên bố: “Lập trường của chúng tôi là lập trường của Phật giáo, là lập trường của toàn khối dân tộc”. Hiên ngang thay! Uy dũng thay! Nhưng… cái khí phách hiên ngang, uy dũng ấy nay ở đâu rồi hỡi thầy? Bổng nay thầy trở mặt, quay lưng, xoay chiều 180 độ!
Với câu tuyên bố trên, chính thầy đã lợi dụng danh nghĩa Phật giáo và Dân tộc để gây tiếng tăm, và vun đắp cho chí khí không thật (gọi là chí khí ma) của mình, hay là thấy đã có dụng ý riêng? Phật giáo nào? Toàn khối dân tộc nào trong lời tuyên bố ấy? Hay thầy muốn ám chỉ Phật giáo là Phật giáo quốc doanh, và toàn khối dân tộc là đảng Cọng sản? Hay phải chăng đó là lời tuyên bố để o bế gom góp lòng người, thu hút nhân tâm để đưa họ về một mối nằm trong sự tính toán của thầy?
Bản thân của thầy thật lạ lùng, mâu thuẫn? Khi ở bước đường cùng như khó khăn, tù tội thì chắc lẽ thầy coi mình như sẽ chết, nên cố tình tự lừa dối bản thân để tuyên bố lung tung, mong tạo cho mình có một chút tiếng gì “thơm tho, hay ho” trước khi tắt thở?!?!?! Nhưng lúc thoát cảnh tù tội rồi, thì giấc mơ phù du “viễn mộng” của thầy tái phát, ơn nghĩa đạo đời lắng xuống, danh vọng địa vị giả dối tự dưng bốc lên che khuất nẻo lương tâm, quên bẳng quá khứ, và mớm lợi dẫn dắt thầy bước theo con đường tà đạo? (Tà đạo là con đường phụng sự Phật pháp của Giáo hội Quốc doanh. Nói cho rõ nghĩa hơn, là con đường phụng sự chủ nghĩa Mác Lê Hồ mới đúng, bởi vì tông chỉ của GHPG Quốc doanh là “Dân tộc và Chủ nghĩa Xã hội” đã minh định rõ ràng – Con xin chú thích và dám quả quyết như thế!)
Thầy ơi! Nhân tâm lẫn thiện cảm của Phật tử thì trong mười năm qua, hai thầy đã chiếm hết rồi. Bây giờ hai thầy (thầy Tuệ Sỹ và thầy Mạnh Thát) trở mặt, ai nào nỡ phanh phui những khuyết điểm của thầy để chống thầy? Bằng chứng rõ rệt, đã có nhiều cây bút, nhóm văn bút, trước đây, rất có uy tín trên phương diện chống Cọng mà con rất khâm phục, nhưng nay bỗng nhiên dở dở ươn ươn quay ngòi bút của mình viết bài binh vực tà đạo, chống lại chính nghĩa. Chính thế, hôm nay, hai thầy đang thay chiều đổi hướng, đi ngược lại với Giáo hội truyền thừa để thực hiện mộng riêng trong “khung trời viễn mộng”, thì phải chăng, đây là một cơ hội thuận buồm xuôi gió cho hai thầy, ở thời điểm hoàn toàn không có sự chống đối hoặc sự ngăn cản nào từ những người mà hai thầy đã lấy lòng họ qua những bức “tâm thư đầy máu lẫn nước mắt” do thầy đã ban bố trước đây?
Nhưng, chỉ còn lại một nỗi đau xót cho GHPGVNTN và cho những tâm hồn thánh thiện từ cư sĩ lẫn tu sĩ đã dày công hun đúc, vun vén cho nền Phật giáo thống huyết của Việt Nam được truyền thừa mấy ngàn năm qua đang bị rướm máu. Sở dĩ như thế, vì đã nhẹ dạ tin tưởng vào một vài kẻ gian, lỡ chứa chấp họ trong con thuyền đạo pháp, đến hôm nay lênh đênh trên biển cả, giữa thịnh nộ cuồng phong, thì chính bàn tay của những kẻ này đã nhận chìm con thuyền Ðạo pháp!
Qúy Thầy Không Tánh, Thầy Thiện Hạnh v.v. cũng đã tiết lộ qua nhiều bức tâm thư về việc trong quá khứ, thầy Tuệ Sĩ đã đi khắp nơi xúi giục qúy thầy trong GHPGVNTN từ bỏ để cô lập GH này. Ðủ để thấy những việc làm sai trái của thầy Tuệ Sĩ. Con không muốn dài dòng thêm ở đây, vì sự thật nay ai cũng đã biết.
Hôm nay, một phật tử nhỏ nhoi, vốn đã khâm phục và kính mến hai thầy trước đây, chẳng biết nói gì hơn, con xin dùng dùng những lời của thầy để khuyên thầy, dùng chính những chữ mà con đã học nằm lòng qua bức tâm thư thầy dạy và đã gửi Tăng sinh Huế trước đây của thầy để khuyên ngăn đến chính thầy, rằng: “Các THẦY hãy tự rèn luyện cho mình một tín tâm bất hoại; một đức tính dũng mãnh vô úy; nỗ lực tự huân tập trí tuệ bằng văn, tư, tu để nhìn rõ sự tướng chân ngụy, để thấy và biết rõ mình đang ở đâu, đang đi về đâu; không nhắm mắt phóng càn theo cỗ xe lộng lẫy bên ngoài nhưng rệu rã bên trong, đang lao xuống dốc dài không định hướng.”
“Một chút phù danh, một chút thế lợi, một chút an nhàn tự tại; đấy chỉ là những giá trị nhỏ bé, tầm thường và giả ngụy, mà ngay có người đời nhiều kẻ còn vất bỏ không tiếc nuối để giữ tròn danh tiết. Chớ khoa trương bảo vệ Chánh pháp, mà thực tế chỉ là ôm giữ chùa tháp làm chỗ ẩn núp cho Ma vương, là nơi tụ hội của cặn bã xã hội.”
“Cầu mong THẦY có đủ dũng mãnh để đi bằng đôi chân của mình, nhìn bằng đôi mắt của mình; tự xác định hướng đi cho chính mình. CON sẽ là người bạn đồng hành với các THẦY trên đoạn đường bóng xế của đời mình.”
Kính bạch thầy, đọan văn khuyên bảo trên đưọc trích dẫn nguyên văn 100%, con chỉ đảo ngược từ “THẤY”/“CON” mà thôi, nên vẫn trịnh trọng đặt đoạn trích dẫn trong ngoặc kép! Cũng từ đoạn văn trích dẫn trên đây, chỉ cần lật qua lật lại hai chữ “THẦY và CON”, tức là “chủ thể” và “đối tượng” đã khác rồi. Thế nên, thầy ạ! Ma/Phật cũng mang ý nghĩa như trên, ví như bàn tay mặt trái - mặt phải, chỉ cần lật qua lật lai là thấy rõ biến tướng xuất hiện ngay. Cái khó ở đây, duy nhất, là dựa trên căn bản của Lập trường và Tâm đạo có cho chúng ta giữ lại hay lật đi không mà thôi!
Con xin tạ lỗi cùng qúy Ngài, qúy vị niên trưởng rằng con đang mạnh dạn nói thật, vì trước đây con rất tin tưởng vào thầy Tuệ Sĩ trên phương diện giải trừ Pháp nạn tại quê nhà. Nhưng tin tưởng ở văn tự ngôn từ mà thiếu thước đo lòng dạ, nên có sự tổn thương hiện hữu tồn đọng tại tim con. Do vậy mới nói thật! Thật là lòng đau như cắt, nước mắt dầm dề khi dùng lại những lời lẽ của chính thầy dạy chúng con để khuyên thầy lại! Thầy có bị lương tâm cắn rứt không hỡi thầy?
II. Kính bạch qúy thầy trong Giáo hội Phật giáo Quốc doanh:
Ngưỡng bạch qúy thầy:
Trước tình huống đau thương của Dân tộc, trước tình thế nguy ngập của Giáo hội truyền thống vốn đã được thừa kế sự nghiệp của biết bao Tổ sư tiền kiếp nay đang sắp bị bứng gốc, mà nhất là trước những thảm trạng Ðạo pháp bị lăng nhục bôi nhọ triệt tiêu, con kính xin được nói ngay và nói thẳng như một dòng tâm sự của một người con Phật đến với qúy thầy. Tiền nhân có bảo “nói thật mất lòng”, ngưỡng mong qúy thầy tha cho con cái lỗi “nói thật”.
sư quốc doanh hãnh diện đứng xếp hàng cho trưởng ban tôn giáo trung ương đảng Nguyễn Thế Doanh gắn huân chương mà dân miền Nam thường gọi là mề đai.
Nỗi đau thương của Dân tộc, như là cấp trên lạm dụng quyền lực tham nhũng, cướp giựt tài sản của người dân, tạo bao cảnh dân oan khiếu kiện khắp ba miền, hẳn nhiên qúy thầy đã biết quá rõ. Gốc rễ Giáo hội sắp bị bứng như thế nào cũng thể hiện qua Giáo chỉ số 9 và Thông bạch hướng dẫn thi hành Giáo chỉ ấy, đã được ban hành mới đây của nhị vị Hòa thượng Huyền Quang và Quảng Ðộ. Còn riêng, Ðạo pháp bị đảng CSVN bôi nhọ và triệt tiêu như thế nào, rất ít người lưu ý. Do vậy, trước khi đi vào vấn đề, con xin được kể ra một mẫu chuyện đã thông hành xảy ra trong các chùa ngay tại Huế. Câu chuyện như sau: Một chị đã phục vụ như là quét dọn, nấu ăn cho qúy thầy trong các chùa tại Huế kể lại rằng, có một nhóm Tu sĩ quốc doanh trong chùa thường hay đến các quán bia để ăn nhậu sau 11 giờ đêm, khi đi về trên đường say qúa không tự chủ được nên la ó um sùm, đến chùa thì nặc mùi rượu thịt. Một vài vị thầy (còn có tâm huyết với GHPGVNTN, nhưng đang bị ràng buộc ở chung với mấy vị Tu sĩ quốc doanh) thấy vậy lên tiếng chỉ dạy. Thế là có những cuộc tranh cãi lộn xộn thường xảy ra ngay tại chùa hằng đêm... Chị ấy cũng cho biết là có ba phe ở trong chùa, nhóm thứ nhất là mấy tên công an cạo đầu giả làm tu sĩ trà trộn vào chùa để tạo những cảnh tượng ô uế như trên, nhóm thứ hai là các thầy trong phe quốc doanh, và nhóm thứ ba là qúy ngài có tâm hồn hướng về GHPGVNTN nhưng đang còn bị kẹt ép trong những chùa này. Khi tranh cãi, các thầy trong quốc doanh thì im tiếng. Còn lại hai phe kia chỉ trích nhau. Ðây là lời được chị phục dịch kể lại và chính tai chị nghe, mắt chị thấy.
Bây giờ con xin nhận xét: Nếu cảnh tượng “thầy chùa đi ăn nhậu rượu thịt la ó ban đêm” như thế đập vào mắt Phật tử hoặc những người dân đang có dụng tâm muốn đến với Ðạo Phật, thì như thế nào? Rất dễ hiểu! Họ sẽ mất tín tâm vì những hành động nhố nhăn trên của Tu sĩ. Và, tất nhiên, họ sẽ xa lánh đạo Phật. Ðây là một trong những chiêu thức đánh phá, tiêu diệt Phật giáo của CSVN đúng như phương án chúng đề ra “Tôn giáo là thuốc phiện, là thứ bất dung trong các chế độ Cọng sản”! Tiếc thay, ít ai trong giới Tu sĩ biết thổn thức, trở mình hoặc băn khoăn cho số phận của Phật giáo trong một xã hội vô thần.
Theo nhận định và hiểu biết của con, tất cả mọi người dân khi đã được sinh ra làm người, đều phải mang một bổn phận và trách nhiệm đối với gia đình và tổ quốc. Riêng với người xuất gia, không phải xuất gia để quên hết, bỏ cuộc, tư lợi, hoặc trốn trách nhiệm; mà trước khi chọn cho mình một thế đứng trong lãnh vực Tu sĩ, người Tu sĩ này đã phải nhận thức và minh xác lý tưởng lẫn trách nhiệm của mình. Nay con xin mạo muội nói tiếp. Chưa xuất gia thì vẫn là Cư sĩ! Do vậy, bổn phận của một cư sĩ tại gia là phải phụng dưỡng Cha Mẹ. Ðến khi xuất gia đầu Phật, chuẩn bị thọ Tỷ khưu giới, chí quyết CÁT ÁI TỪ THÂN, chọn cho mình một lý tưởng sống vị đạo giáo, vị tha nhân, thì lần cuối trong đời là quay lại lạy song Thân để từ đó sẽ không bao giờ lạy Cha Mẹ nữa (bất bái Quốc vương, bất bái Phụ Mẫu - Thế mà có hơn 800 vị sư đến cúi lạy tượng Hồ Chí Minh tại ngôi chùa Ðại Nam ở Bình Dương Việt Nam trong ngày khánh thành ngôi chùa này (http://www.take2tango.com/News.aspx?NewsID=6068), thì hử hỏi trong số 800 vị sư này có ai đúng là chân tu? - người viết chú); trong đời chỉ lấy Phật làm đầu, lấy Ðạo làm trọng, lấy Chúng sinh làm đối tượng, lấy Pháp làm phương tiện và lấy Giải thoát làm cứu cánh.
Tựu trung, Tu sĩ phải ý thức được rằng: Xuất gia trở thành Tu sĩ Phật giáo, không phải là xa lánh bổn phận làm con trong gia đình hoặc trốn tránh trách nhiệm phụng dưỡng Cha Mẹ, mà là cởi bỏ cái trách nhiệm nhỏ (phụng dưỡng Cha Mẹ) để gánh trên vai một trọng trách nặng nề hơn, to lớn hơn; đó là bảo vệ và duy trì CHÁNH PHÁP NHƯ LAI (Con muốn nhấn mạnh từ “Chánh Pháp”, vì hiện thời tà pháp qúa sức lộng hành và nhiều người rất mập mờ trong sự phân biệt).
Hiện tình, ngay tại trên quê hương Việt Nam chúng ta, Giáo hội truyền thống đang bị CSVN bứng gốc xóa tên, Ðạo pháp đang bị đảng CSVN tiêu diệt, Chánh pháp Như Lai đang bị CSVN bôi bẩn… Thế tại sao Tu sĩ Phật giáo chẳng có phần tác dụng, mà chỉ như là những người trốn tránh gia đình cha mẹ để tìm nơi ẩn trú ở chốn thiền môn, cầu mong yên phận, thủ trì lợi lạc…?
Hãy tự suy, giả sử một Tu sĩ bỏ bê Cha Mẹ không săn sóc nuôi nấng, có phải là BẤT HIẾU? Thấy Ðạo Chánh pháp băng hoại vẫn cứ làm lơ, phải chăng là BẤT NGHĨA? Thấy chúng sinh bị hàm oan khổ não mà chẳng cứu, phải chăn là BẤT TÌNH? Cương vị một Tu sĩ như thế có đầy đủ ý nghĩa chăng? Nhìn ngay đến bản thân mình tránh sao cho khỏi thẹn lòng?
Hãy liên tưởng đến một người con trong gia đình, bỏ cha mẹ mợ con lại ở nhà, ghi danh vào trại lính để được hưởng bổng lộc của Quốc gia, thế nhưng khi xảy ra giao chiến, người lính này không xông trận, bỏ chạy trốn vào nơi khác để ẩn núp bảo toàn mạng sống. Thế có coi được không? Ðâu còn gì là giá trị của một chiến sĩ? Cũng vậy, Tu sĩ Phật giáo mà thấy Ðạo Pháp của Như Lai đang băng hoại, nhưng cứ nhắm mắt thờ ơ, đâu khác gì người lính kia? Có phải như thế không qúy ngài?
Dòng Sư thác loạn xuất phát từ những chùa chiền Phật giáo Quốc doanh, đã thấy được ở Huế, không phải dừng chân ở một vài biểu tượng quái đản như trên, mà còn có vô số hiện tượng làm băng hoại, thoái hóa Phật giáo. Mấy tháng trước đây, một người bạn trẻ ở Mỹ đã về thăm gia đình tại làng An Bằng, kể rằng: Gia quyến người thân của anh ta đã mời một số Tăng sĩ từ Huế về tụng kinh cầu siêu cho thân nhân quá cố trong ngày lễ kỵ Ông bà, anh ấy cũng tham dự trong ngày lễ kỵ đó. Sau khi lễ xong là lúc chư Tăng thọ trai, gia chủ thỉnh ý chư Tăng muốn uống gì, chư Tăng bảo là uống bia. Gia chủ liền mang bia Huda (chai màu đỏ) ra mời chư Tăng. Chư Tăng từ chối, bảo rằng chư Tăng muốn uống loại bia chai màu xanh (nghĩa là bia Henekein của Hòa Lan) mà thôi. Anh bạn trẻ Việt kiều này mới nổi khí xung thiên, nói trực tiếp với các vị Tăng sĩ tại đó: “Mô Phật! Xin lỗi các Thầy, nhà của chúng con chỉ có loại bia này thôi. Hơn nữa nơi đây nông thôn nhà xa đường ngái, không thể nào kiếm được “bia xanh” cho các thầy được. Các thầy muốn uống loại bia đó, thì đi đến những nơi “bia ôm” mới có được!” Khi nói xong, mọi người nơi ấy đều phá cười rộ lên, và anh bạn Việt kiều tâm sự với con tiếp: “Thầy tu mà uống bia rượu! Lại còn đòi uống bia xanh ngoại quốc nữa, là lần đầu tiên tôi thấy! Tôi thường hay trực tính, thấy là nói thẳng! Khi tôi nói, bà con ở đó bảo tôi đừng có nói nữa mà bọn chúng sẽ còng tay, tại vì trong đám Tu sĩ đó là bọn Công an cạo đầu đó, chúng có mang theo còng số 8!”
Ðủ để thấy rằng dân chúng đều biết rõ tình trạng thoái hóa của Phật giáo đang trên đà diệt vong, nhưng không ai dám hé môi mở miệng vì sợ gông cùm siết cổ.
Vốn được sinh ra lớn lên trong khuôn lễ giáo và được hun đúc dạy dỗ một tinh thần cổ truyền Phật giáo, vấn đề báo hiếu Cha Mẹ, Tổ tiên cứ mãi khăn khắn trong lòng. Cho nên thỉnh chư Tăng về tại gia để tụng kinh cầu nguyện cho Ông Bà, Cha Mẹ qúa cố vẫn là trách nhiệm của con cái hằng năm. Thế nhưng, những vị trong GHPGVN Thống nhất vẫn còn bị kềm kẹp, không ra khỏi chùa nửa bước. Chỉ có những sư trong GHPG quốc doanh mới được tự do đi lại cúng tế. Dân chúng thỉnh ai bây giờ? Làm sao để thỉnh được những vị đạo cao đức trọng trong GHPGVNTN? Buộc lòng họ phải ngậm cay nuốt đắng để thỉnh các vị sư như qúy thầy. Thỉnh để thỉnh, thỉnh để cho tròn chữ hiếu, nhưng trong lòng dân chúng còn có sự cung nghinh, kính trọng không? Hay chỉ là một sự bất tín, hòa chung với nỗi lo sợ lẫn khinh khi, chê miệt không dám thổ lộ ra, nhưng mãi luôn tiềm ẩn trong lòng của dân chúng?
Kính bạch qúy thầy!
CA đầu trọc cùng nân ly trong hậu liêu nhà chùa.
Vô số những tên công an đội lốt tu sĩ từ năm 1975 đã liên tục cài vào chùa chiền, tu viện để làm ô uế chốn thiền môn, mà then chốt của chúng là triệt tiêu đạo Phật. Chúng đang dùng chiến dịch lâu dài “Một con sâu làm rầu bát canh” để triệt hạ Phật giáo và nhất là triệt hạ uy tín của qúy thầy đó. Con muốn nói ở đây, như qúy thầy đang có nhiều hạ lạp, đã gia nhập dòng Thánh Như Lai trước năm 1975, không nên giậm chân trong GH Quốc doanh nữa để mang chịu tiếng tăm xấu xa, mà nên ly khai thoát khỏi cái lưới công cụ của Mặt trận Tổ quốc đó, để cùng qúy ngài trong GHPGVNTN xông vào con đường Lục Ðộ cứu Ðạo giáo, cứu dân lành thoát cảnh hàm oan. Qúy thầy còn lệ thuộc vào GH Quốc doanh, nghĩa là qúy thầy đang gián tiếp hay trực tiếp cổ võ, tạo sức mạnh cho đảng gian lộng hành, tác uy, tác quái.
Thêm nữa, rất nhiều tờ báo của CSVN đăng những bài viết phỉ báng, sỉ nhục qúy Ngài trong GHPGVNTN. Mới đây, do sự việc hàm hồ hàm chứa của đảng và các sư quốc doanh, tờ báo An Ninh Thế Giới, số 704, ngày thứ Tư 07-11-2007 đã đăng thêm một bài tựa đề “Huỳnh Văn Ba, Ðội Lốt Tu Hành Chống Ðối Chính Quyền” do tên công an dưới bút hiệu Hòa Xuân bôi bác.
Thế thì, tại sao các thầy trong Giáo hội Phật gáo Quốc doanh, không vì danh dự Tu sĩ, không vì danh nghĩa tu hành, không vì Chánh pháp, hoặc không vì sự tồn vong của Phật giáo, viết lên những bài viết với tựa đề “Những Tên Công An, Ðội Lốt Tu Sĩ Xâm Nhập Vào Phật Giáo Ðể Phá Ðạo” để tố cáo những hành bê tha, băng hoại trong Phật giáo? Sao các ngài lại im re như vậy?
III. Phát huy tinh thần cứu khổ của Như Lai qua cung cách cư xử của GHPGVNTN:
Là Phật tử, ai cũng biết rằng, không có khổ thì Ðạo Phật đã không có trên thế gian này. Mục đích của việc cứu khổ là bứng ngay gốc rễ của mầm khổ, chứ không phải là đi vuốt ve thoa dịu cái khổ. Không có giai cấp phân để đối xử, không có bè đảng chia để trị, không có hạ cấp làm đày tớ nhịn nhục phục tùng thượng cấp thì Ðức Phật không chọn Ấn Ðộ để thị hiện cách đây hơn 25 thế kỷ. Hiện nay, gốc của sự khổ não đều do đảng CSVN tạo ra. Diệt khổ cho dân Việt Nam tức là diệt bè lũ ác đảng Cọng sản.
Hành động phát tiền, an ủi số dân oan khiếu kiện vừa qua của Viện Hóa Ðạo chính là một việc làm thể hiện đức tính từ bi cứu khổ một cách tạm thời đối với cái khổ của một nhóm dân trong ngàn nỗi khổ của cả dân tộc trên toàn cõi Việt Nam. Hiện nay trên quê hương ta, một bè lũ ác đảng đầu trộm, đuôi cướp, vô học, bất giáo đang coi đất nước như món hàng, muốn bán thì bán muốn cho thì cho; coi dân tộc như nô lệ, muốn giết thì giết, muốn đày thì đày; coi Ðạo pháp như món giải trí hơn là Pháp môn Giải thoát; dụng Chùa chiền, Phật cảnh để thu hút dân du lịch đầu tư kinh tế hơn là nơi lễ bái, tu học đúng nghĩa thiền môn… Thấy cảnh đau lòng này, ngài Quảng Ðộ đã gióng lên tiếng chuông tỉnh thức, cảnh báo: “Tu sĩ Phật giáo không làm chính trị nhưng luôn có thái độ chính trị”. Khuông vàng thước ngọc này đã làm cho thế giới hoan nghênh, lòng người dậy tín, chỉ có những ai đang còn nhắm mắt “tham thiền”, mê ngủ trong cảnh giới “ai chết mặc ai”, nên mới “bình như vại”.
Dân chúng thấy cảnh đạo mạt, đức tàn đang xảy ra trong Phật giáo nhưng sợ gông siết, còng cùm vì còn có gia đình cha mẹ vợ con nên không dám hé môi, mở miệng. Còn riêng qúy Thầy, đã xuất thân khỏi gia đình trong ý nghĩa cát ai từ thân, lấy Phật giáo làm nhà, không còn vướng bận gì với gia tộc. Ngưỡng mong qúy thầy hãy thấu đặng nỗi tang thương của CHÁNH PHÁP PHẬT GIÁO mà cùng nhau xuống đường vận động toàn khối cư sĩ đứng lên biểu tình đòi hỏi những yêu cầu chính đáng cho CHÁNH PHÁP NHƯ LAI không bị băng hoại, mãi mãi trường tồn. Ðó là ước nguyện của con và của toàn bộ Phật tử. Con xin mở ngoặc để nói thêm rằng, CSVN cũng gọi Phật giáo, nhưng Phật giáo của chúng là Phật giáo của Mặt trận được dựng lên để làm con bài chính trị. Còn Phật giáo mà con đang nói ở đây là Phật giáo trong sự kết hợp của Dân tộc và Ðạo pháp như là một cặp song sanh song tử, được xây dựng trên căn bản của Chánh pháp Như Lai. Bởi vậy, con luôn nhấn mạnh liên từ “Chánh Pháp Phật giáo” hoặc “Chánh pháp Như Lai” là như vậy đó!
Cuối cùng, kính mong qúy ngài:
Thể hiện đức tính từ bi của Phật Giáo, tiếp thu tinh thần vô úy của qúi ngài trong GHPGVNTN, theo gót chân dũng mãnh lẫn hành động cứu khổ ban vui của Hòa thượng Quảng Ðộ, chúng ta phải giương cao ngọn cờ chính nghĩa dập tắt thế lực vô minh để trước nhất là tiếp tục cứu khổ dân oan và bảo tồn Chánh Pháp.
Như trên đã nói, là một Tu sĩ, hãy đừng nên “xuất gia = chạy ra khỏi nhà” để trú ẩn ở chốn thiền môn, bỏ bê trách nhiệm của một con người! Hãy đừng nên trốn tránh bổn phận gia đình, mà phải nhận thức được rằng chính mình đã cởi bỏ trách nhiệm nhỏ trong phạm vi gia đình để mang cõng một trách nhiệm lớn là phụng sự, bảo tồn chánh Pháp. Chánh Pháp nghĩa là Giáo lý tinh túy của Ðức Phật không bị đồng hóa bởi chủ nghĩa vô thần của Mác-Lê, không đặt bất cứ hình thức nào của già Hồ ác Ðảng vào trong phạm vi chùa chiền Phật giáo. Hiểu như thế mới có đủ thực tính TRÍ để nhận việc đúng sai. Hiểu như thế mới phát huy được tinh thần DŨNG để bảo vệ Phật giáo mà không bị sự tuyên truyền “Tu sĩ không nên làm chính trị” của Việt Cọng chi phối, không thoái chí và không bị mù lòa mỗi khi đảng CS giật dây! Dùng ánh sáng chói lọi từ những tấm gương cao qúy của gần hai trăm nghìn Sư Miến Ðiện soi rọi tâm tư để nhận biết rằng sự việc xuống đường biểu tình là đi đòi lại công lý cho toàn dân vì mình đang thọ ân đàn na tín thí. Do đó, phải nên thi hành nghĩa vụ gì thực tiển nhất để cứu khổ cho dân chúng khi dân chúng bị gông cùm áp đặt lên cổ thân.
Trong lúc gốc Chánh Pháp bị những con sâu trùng gặm nhấm đến mục nát mà không tập trung diệt trùng, lại cứ đặt “việc thuyết pháp” lên hàng đầu thì phải chăng hời hợt, không chính đáng chút nào? Ví như qúy thầy cho dù có mang hết nước đại dương tưới vào những ngọn lá của tàng cây Chánh Pháp, nhưng gốc rễ đã bị côn trùng đục khoét, thì liệu cây Chánh Pháp còn tồn tại được bao lâu? Cho nên phải diệt côn trùng sâu mọt từ gốc rễ trước. Nghĩa là qúy thầy phải phát động phong trào CHẤM DỨT CHỦ NGHĨA CỌNG SẢN TẠI VIỆT NAM! Ðừng có nghĩ đây là sự xúi dục các thầy làm chính trị như CS thường tuyên truyền, mà là thể hiện đức tính Bi-Trí-Dũng để bảo tồn Phật giáo và cứu khổ toàn dân! Qúy ngài dẫn đầu trước, dân chúng theo sau. Ví như ở Miến Ðiện, các vị sư bước chân xuống đường trước rồi tiếp đến là dân chúng bá tánh tiếp nối, tạo nên một phong trào biểu tình quy mô làm chấn động hoàn cầu…
Xét theo thực tế, hiện tại hoàn cảnh của người dân chúng trên đất nước Việt Nam chưa cho phép Tu sĩ Phật giáo đặt công việc Hoằng dương Phật pháp làm đầu. Mà hiện nay, công việc tối quan trọng nhất hơn hẳn việc “truyền bá Phật pháp” là “giải tỏa kềm kẹp áp bức cho người dân” để mang lại hạnh phúc tự do ấm no cho họ! Không nên nghĩ rằng sự việc đấu tranh Tự do cho dân chúng là của kẻ khác, chẳng liên quan gì đến Tu sĩ, như trên đã nói.
Làm dân trong một xã hội, mà trên thì bị kẻ cầm quyền chà đạp, dưới thì bị lũ công an hiếp đáp trấn tra làm sao chịu nổi? Ðâu chỉ phải chừng đó! Gia sản bị cướp giựt, nhà cửa rách nát, áo quần tả tơi, con cái thất học tự lăn mình vào ngưỡng cữa bán dâm bỏ đời nuôi cha mẹ. Bụng chẳng khi nào được no. Miệng chẳng bao giờ ngưng khát! Khô cổ rát họng kêu trời van đất, chẳng ai nghe! Gia đình nào còn có thân nhân ở hải ngoại cung cấp mỗi năm thì còn có chút máu mặt. Ai không có sự giúp đỡ thì thiếu trên hụt dưới, mặt mày trông tựa qủy ma! Chính quyền lãnh đạo làm gì mà tiền non bạc bể, còn dân chúng thì thân đói khổ như trâu ngựa lại còn bị răn đe? Vậy thì, sự việc “Truyền bá Phật pháp” và “Cứu độ chúng sinh” trong thời điểm này, cái nào thiết thực, quan trọng nhất? Qúy ngài thử nghĩ xem, hãy treo ngược một người lên, rồi mang cơm đút vào miệng cho người đó ăn, họ có nuốt được qua cổ những muỗng cơm qúy ngài đang đút cho họ không? Ví dụ này con dẫn ra để ám chỉ rằng, hiện nay dân chúng đang bị hàng trăm nỗi thống khổ từ công an, chính quyền, thuốc men, thực phẩm, chăn áo chồng chất, hỏi ai còn tâm trí nào để nghe trọn và ghi nhớ những lời Pháp của qúy ngài ban cho mà qúy ngài cứ đi “rao giảng Phật pháp”. Hơn nữa, thời xưa chưa có phương tiện thông tin, việc đi từng nhà để truyền bá Phật pháp coi là quan trọng. Ngày nay, khoa học tiến bộ, liên mạng internet khắp nơi, muốn học Phật pháp chỉ bấm vào internet là gì cũng có. Thế nhưng, tiếng kêu ơi ới đau thương của dân chúng bên tai ngay trên quê nhà chẳng ai đoái tưởng!!!
Muốn cho sự việc Hoằng dương Chánh pháp không bị so sánh như “nước đổ lá môn”; muốn cho sự việc Hoằng dương Chánh pháp được thù thắng, nghĩa nói câu nào dân nhớ câu đó; thì trước tiên phải làm là giải phóng gốc rễ sự khổ của người dân. Tìm nguyên nhân đang gây nên những nỗi khổ hiện hữu để diệt nó! Chung quy lại, nghĩa là phải ÐẬP TAN CHẾ ÐỘ GIAN ÁC CỌNG SẢN VIỆT NAM! Vì đây là nguyên nhân của cái khổ tạo ra cho dân chúng trong suốt hơn 3 thập niên qua!
Cảm phục nghĩa cử cao đẹp và noi theo tinh thần bất khuất khẳng khái tràn ngập tính chất Bi-Trí-Dũng trong đạo Phật của gần hai trăm ngàn Tu sĩ Miến Ðiện, tất cả mọi Tăng Ni, Cư sĩ Phật tử hãy nên đồng loạt xuống đường đòi hỏi Tự do Dân chủ và Tự do Tôn giáo tại Việt Nam!
Ðảng CSVN đang bán luôn Hoàng Sa và Trường Sa cho Tàu Cọng, qúy ngài là con dân nước nào mà lại ngồi yên nhắm mắt hoặc theo chân ủng hộ Việt Cọng bán nước? Hãy nên quán chiếu về bản thân của mình, và nên làm gì cho khỏi thẹn với Tiền nhân!
Noi gương Tuệ Trung Thượng Sĩ là một nhà Sư dưới thời Trần tuốt gươm giết giặc Nguyên bảo toàn bờ cõi! Noi gương Thiền sư Ngô Chân Lưu (Khuông Việt) dưới thời vua Ðinh Tiên Hoàng, Thiền sư Ðỗ Pháp Thuận (thời Lê Ðại Hành), Thiền sư Vạn Hạnh, Quốc sư Viên Thông, Quốc sư Nguyễn Minh Không, Thiền sư Trúc Lâm (Hương Vân Ðại Ðầu Ðà) v.v. là những vị Sư Phật giáo đã đóng góp không nhỏ vào nền tảng chính trị làm cho quốc thái dân an thiện hạ thái bình, thì ít nhất, qúy ngài nên đứng ra làm tiên phong trực diện với Cọng sản để lãnh đạo toàn dân nhất quyết yêu cầu chính phủ CSVN phải dẹp bỏ chủ thuyết ma quái Mác Lê và thay vào đó một thể chế chính trị ích nước lợi dân, giành lại bờ cõi giang sơn đã mất!
Vì nhận thấy thực trạng tang thương của nền Phật giáo Việt Nam như một đóa hoa đàm đang dần dần khô héo trong bể lửa Mác-Lê-Hồ, vì thấy rõ thực trạng thống khổ của đại đa số toàn dân Việt Nam như những con nai vàng đang bị bao vây bởi gần 3 triệu con cá sấu nhăn nanh chực nuốt, con trong thời điểm này buộc phải dâng lời khiếm khuyết mà con cảm nhận tự đáy tâm cũng không ngoài mục đích là đánh động tâm tri qúy ngài, ngưỡng mong qúy ngài thức tỉnh, bật lên ngọn đuốc cho chúng con nương theo để đẩy lùi ma vương vào bóng tối, nghĩa là lật đổ tà quyền Cọng sản Việt Nam. Trung ngôn nghịch nhĩ! Con không có ý thất lễ hoặc ám chỉ một riêng ai, mà chỉ mong sự thật đánh động này vượt ra khỏi tự ái cá nhân để cùng nhau diệt ma cứu đạo.
Xin được trích lời Phi lộ trong Thi tập “Giọt Sầu Trên Mắt Mẹ” để nhấn mạnh thêm một lần nữa về hiện tình đất nước Việt Nam dưới thời Cọng sản: “Tuy khói bom, tiếng súng, lằn đạn trên quê hương thân yêu của chúng ta không còn nữa; nhưng chiến tranh của hận thù, giam cấm, tù đày, quản thúc, quản chế; chiến tranh của áp bức, độc tài, tham nhũng, diệt Ðạo, diệt Tông… vẫn mãi tiếp diễn, giết chết mầm sinh của dân tộc; mà ở đó, lệ chưa bao giờ ngừng đổ, máu chưa bao giờ thôi rơi kể từ năm 1975 trên toàn ba miền đất nước. Thế thì ai bảo rằng chiến tranh trên quê hương Việt Nam đã thật sự kết thúc, đất nước Việt Nam đã thật sự hòa bình, và dân tộc Việt Nam đã thoát khỏi vòng nô lệ?”
Hoài Nam - Không Hóa
No comments:
Post a Comment