Monday, November 17, 2008

NHỮNG SINH HOẠT PHỨC TẠP TRONG CỘNG ĐỒNG SEATTLE

  • NHỮNG SINH HOẠT PHỨC TẠP TRONG CỘNG ĐỒNG SEATTLE - Nguyễn Huỳnh -

(Trích Tạp chí Bia Miệng tháng 11 năm 2008)

Cộng đồng người Việt ở Hãi ngoại là một tập thể khá phức tạp thể hiện qua tính chất tỵ nạn đã biến dạng một phần nào. Sự biến dạng này có nhiều nguyên nhân và liên quan đến vấn đề hiện trạng thế hệ trẻ lớn lên sinh ra tại hải ngoại được những phần tử đón gió trở cờ, ham danh lợi (dù chỉ là ảo) v.v… Tại tiểu bang Washington của chúng ta thì cũng không tránh khỏi điều này. Những sinh hoạt ồn ào mà chúng ta nhìn thấy được trong thời gian dài hơn ba mươi năm chỉ là mặt nỗi. Tuy nhiên, có nhiều những sinh hoạt khác không thấy được, không biết … Những sinh hoạt này đi sâu vào chính giới và tài phiệt Mỹ mà các tổ chức của họ rất có hệ thống một cách rất khoa học. Những ai nằm trong hoặc thân cận với các tổ chức này thuộc lớp trẻ đã thành tài và một số thành phần chế độ VNCH qua Mỹ lâu, chịu khó lăn lộn, xông xáo với mục đích riêng của họ .

Như số báo tháng 10 vừa qua, chúng tôi đã phổ biến những tin tức sinh hoạt của một vài tổ chức người Việt tại tiểu bang nhà như đã miêu tả ở trên. Những hoạt động này đã có từ lâu nhưng phần lớn trong cộng đồng chúng ta không biết. Trong số báo này và các số kế tiếp, chúng tôi sẽ tiếp tục đưa thêm một số những tin tức quan trọng như thế đến quý độc giả. Chúng tôi xin nhấn mạnh là chỉ đưa tin tức vì làm bổn phận của giới truyền thông. Còn phần nhận định, phê phán, bày tỏ thái độ, hay muốn có ứng xử đúng lúc kịp thời trong lúc này thì phải do ở quý đồng hương, quý hội đoàn, đoàn thể của người Việt tỵ nạn. Khi những loạt bài này chấm dứt, chúng tôi tạp chí Bia Miệng sẽ có những bài viết để phân tích, nhận định riêng … Ngay từ đầu như đã thưa thì tôn chỉ của tạp chí BM là nói lên sự thật, không cả nể, thiên vị, bóp méo sự thật, luôn kèm theo bằng chứng. Vì thế, chúng tôi mong quý độc giả đọc những tin tức ở BM và phổ biến những tin tức này bằng mọi phương tiện đến mọi người. Tuy nhiên chúng tôi xin quý độc giả phổ biến đúng như chúng tôi đã đăng tải—tránh bóp méo sự thật. Nếu có những thắc mắc nào hay muốn rỏ ràng hơn, xin quý vị vui lòng đừng ngần ngại liên lạc với chúng tôi.

Vụ việc tiểu bang Washington phát triển khu thương mại tại thành phố Seattle với 03 dự án (mà chúng tôi đã đăng chi tiết ở số báo tháng 10) là:

1) Livable South Downtown Planning
2) Yesler Terrace Housing
3) Dearborn/Goodwill Project

Việc phát triển này có ảnh hưởng lớn đến cộng đồng chúng ta, vì những nơi phát triển đó có người Việt sinh sống chung quanh, cũng như người Việt và Việt Hoa đến sinh hoạt buôn bán hằng ngày. Sự liên hệ quan trọng như vậy nên tập đoàn xây cất cần xem phản ứng các công đồng liên hệ (trong đó có cộng đồng người Việt tỵ nạn). Họ đưa ra những phúc lợi để có thể thương lượng (DEAL) cho là đền bù cho thiệt thòi của cộng đồng Việt. Đứng ra tự chính thức liên hệ với phía Mỹ là một nhóm trẻ trước lấy tên là VAEDA (Vietnamese Economic Development Association hay Hội phát triễn kinh tế người Mỹ gốc Việt), giờ đổi là WAVA hay Phòng Thương Mại người Mỹ gốc Việt tiểu bang WA. Mặc dù họ tự xưng đại diện cộng đồng người Việt tỵ nạn, nhưng đã 03 năm qua, bây giờ chúng ta mới biết (trừ một số người sinh hoạt cộng đồng đi đêm).

Nhóm người này còn có sự liên hệ với các nhóm khác: VABAW ( Hội luật sư đoàn người Mỹ gốc Việt tiểu bang Washington), Helping Link (cơ quan Một Dấu Nối) của cô Minh Đức--cùng một vài hội đoàn khác, cũng như một vài khuôn mặt quen thuộc (tầng lớp VNCH) . Chúng tôi sẽ nêu tên ở số báo cuối loạt bài về vấn đề này. B.M phải nói đến vấn đề này vì có sự liên hệ với nhà cầm quyền VN.

* Vào ngày họp 30 tháng 8 năm 2007 tại văn phòng cơ quan Một Dấu Nối (cuộc họp đầu tiên về Little Saigon Vision Project—liên hệ đến đề án Livable South Downtown—với kiến trúc sư người Đức), khi nhân viên Phòng Kế Hoạch và Phát Triển đô thị hỏi anh nghĩ thế nào về vấn đề giao
thương với Việt Nam. Anh Quang tiết lộ với mọi người trong buổi họp là anh Quang đã là một đại biểu trong phái đoàn người Mỹ vừa sang Việt Nam để bàn thảo vấn đề giao thương. Anh còn bảo rằng phát triển kinh tế và giao thương Việt Nam là cần thiết cho dù cộng đồng Việt hải ngoại chống cộng cực đoan rất nhạy cảm về việc này. Anh Thi Huỳnh thuộc Luật sư đoàn của người Việt cũng có tham gia chuyến giao du về thương mại này và đã công nhận điều này vào ngày 29 tháng 3, 2008. [On August 30th, 2007, when being asked by the DPD City Staff, Quang disclosed his past involvement as a US delegate with a trading team gone to Vietnam on economic development issues. Quang asserted that even though this trading issue has been very sensitive with the Vietnamese Americans living in Seattle (especially the ones who showed opposition toward the communist government in Vietnam), he “strongly believed that economic development is the way to go for the economic situation of Viet Nam.”]

Hình chụp cuộc họp ngày 30 tháng 08 năm 2007 tại văn phòng Một Dấu Nối.

Cuộc họp về Little Saigon Vision project với kiến trúc sư người Đức khi anh
Quang Nguyễn đã phát biểu như trên đây)
  • Dưới đây là một số dữ kiện ghi nhận được:
Trong chuyến về VN từ ngày 28 tháng 04 năm 2007, hai cơ quan phòng thương mại người Mỹ gốc Việt (WaVA) của anh Quang Nguyễn và Hội Luật Sư Đoàn Người Mỹ Gốc Việt (VABAW) của anh Thi Huỳnh về VN đã ghé thăm các nơi:
  • 1/ Chuyến viếng thăm Phó thành ûy Sài Gòn:
* From left to right: Thao Tran, Thi Huynh (VABAW), Peter Chu (VABAW), Kim Tran (VABAW), Ho Chi Minh City Vice Mayor Mrs. Nguyen Thi Hong, Buu Lam, Thuy Nguyen-Leeper (VABAW), and Lam Nguyen-Bull (VABAW). [Note: Quang Nguyen (WaVA) stood right behind Thuy Nguyen-Leeper.]

· Sau đây là bài viết của anh Thi Huỳnh trong chuyến viếng thăm bà Nguyễn thị Hồng tại Sài Gòn: Later, we had a meeting with the Vice-Chairwoman of Ho Chi Minh City, Mrs. Nguyen Thi Hong. She was dressed in a beautiful ao dai, or traditional Vietnamese dress and greeted us warmly. For many of us, she probably did not fit the image of a Communist official they were expecting. It was obvious that she showed a particular interest in the Vietnamese American delegates. She spent a considerable amount of time after the formalities to ask us personal questions and learn more about us. Towards the end of the meeting, Secretary of State Sam Reed presented her with a bottle of Washington wine. Immediately, she had the bottle opened and glasses brought out. We ended the meeting on a high note with a tinkle of glasses full of Washington wine.

· Chúng tôi xin phép dịch là: <<> Bà ra đón tiếp chúng tôi nồng hậu trong một chiếc áo dài truyền thống rất đẹp. Đa số chúng tôi đều nhận thấy là bà ấy không giống hình ảnh của một cán bộ cộng sản như trong tưởng tượng của mình. Có điều hiển nhiên là bà ta rất để ý đến những đại biểu người Mỹ gốc Việt. Sau phần nghi thức chào hỏi với phái đoàn thì bà bỏ nhiều thì giờ để hỏi han về gia thế và tỏ ra hiếu kỳ về cá nhân chúng tôi. Tới gần cuối buổi họp thì ông Sam Reed, Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, gởi biếu bà Hồng một chai rượu của WA. Bà lập tức khui rượu và mang cốc ly ra mời. Buổi họp của chúng tôi đã điểm nét kết thúc trong tiếng leng keng của các ly cốc chạm nhau đầy rượu vang của WA. >>
  • 2/ Họ cùng nhau đi thăm một vài cơ sở sản xuất thực phẩm, đặc biệt là tại cơ sở có hình dưới đây. Chủ nhân là một Việt kiều ở tiểu bang Washington.
* (Thi Huỳnh là người mặc áo sơ mi trắng có sọc đứng phía trước người thanh niên đội nón. Quang Nguyễn mặc quần kaki vàng đứng phía sau cận bức tường của xí nghiệp.)

Họ viết như sau
: "Back on the bus, we set off towards the Mekong Delta, which is the bread basket of Vietnam where just about all of the produce and most of the rice is grown. In My Tho, we visited a brand new seafood and produce processing plant owned by a Washington State businessman. Inside, the workers had to wear rubber boots, face and head coverings and gloves. We toured the facilities and saw how the fruit passed through the machines and ended up in vacuum sealed packages complete with nutrition information. Early the next morning, we began with a commercial breakfast briefing with the U.S. Consular and Commercial Service officers and the American Chamber of Commerce. They provided information about the current political and economic climate in Vietnam and answered"

Chúng tôi xin phép dịch là : "Trở lại xe buýt chúng tôi tiến về hướng đồng bằng sông Cửu Long—vùng phì nhiêu nơi mà hầu hết lúa gạo được trồng trọt và các sản phẩm được sản xuất nhiều nhất ở Việt Nam. Chúng tôi đến viếng một cơ sở mới khai trương của một thương nhân ở tiểu bang WA chuyên về hải sản và những sản phẩm đống gói tại Mỹ Tho. Công nhân làm ở phía bên trong của cơ sở này thì phải mang găng tay, che kín tóc. Chúng tôi thăm viếng các khâu làm việc của cơ sở này quan sát thấy trái cây di chuyển qua máy móc và cuối cùng thì được đóng vào gói trên có ghi những chi tiết dinh dưỡng như thế nào. Chúng tôi bắt đầu sáng sớm ngày hôm sau bằng buổi ăn sáng với các nhân viên thuộc phòng Thương Mại Dịch Vụ của tòa đại sứ Hoa Kỳ và Phòng Thương Mại Hoa Kỳ. Chúng tôi được họ cung cấp đầy đủ tin tức cập nhật về tình hình chính trị và kinh tế hiện tại của Việt Nam và được trả lời tường tận. Ngoài vấn đề hiểu biết họ rất cởi mở và sẵn lòng giúp đỡ. Chúng tôi sẽ đề nghị những ai muốn giao thương với Việt Nam thì nên liên lạc với văn phòng của họ."

Trên đây chỉ là một phần nhỏ về sinh hoạt của một số những người trẻ tại tiểu bang chúng ta. Để cho quý đồng hương tiện suy nghĩ và đóng góp ý kiến trong vấn đề này chúng tôi chỉ đưa ra một ít. Trong những số báo kế tiếp chúng tôi sẽ cung cấp thêm những tin tức. Trong giới hạn kỳ báo này, chúng tôi xin phép đặt một vài câu hỏi để quý độc giả suy xét.

** Với tư cách gì và quyền hạn gì mà anh Quang, một nhân viên với chức Giám Đốc Phòng thương mại, và cố vấn của anh có thể xưng danh là những người đại diện cho cộng đồng Việt, và ký giao kèo này với tập đoàn xây cất Ravenhurst được?

** Ai là người thảo ra trong phần thỏa ước lợi ích cộng đồng (Community Benefits Agreement) này rằng quyền tham khảo và chấp nhận của Ban đại diện cộng đồng phải có trong vấn đề chuyển giao tiền bạc cho cơ quan thừa hưởng?

** Ban đại diện cộng đồng này là ai? Tại sao Ban đại diện cộng đồng thì phải thuộc cơ quan bất vụ lợi đang phục vụ cho người Việt ở khu Tiểu SàiGòn?

Ghi chú: Chỉ có Cơ quan Một Dấu Nối (Helping Link) và Phòng thương mại là hai cơ quan duy nhất nằm trong khu này như đã viết phân định trong thỏa ước.

** Những sinh hoạt của họ có mầm mống muốn giao thương với Việt Nam như đã nêu trên, thì có quyền gì tự xưng chức năng đại diện cộng đồng của người Việt tỵ nạn tại tiểu bang Washington không? Và họ có thật tình muốn mang lợi ích (nếu có) cho cộng đồng người Việt tỵ nạn hay không?

** Cộng đồng người Việt tỵ nạn tiểu bang Washington có muốn gìn giữ quang cảnh đúng nghĩa chính trị theo ý cộng đồng như đã có, hay muốn xóa bỏ quang cảnh đó để thay vào một khu thương mại đồ sộ, chọc trời… không còn thấy gì là khu thương mại văn hóa của người Việt Nam? (Dĩ nhiên là nếu phát triển mà còn giữ được nét Little Sài Gòn là một điều tốt nhất).

Số báo kế tiếp chúng tôi sẽ đưa ra một vài điều khoản trong thỏa ước mà Phòng Thương Mại của anh Quang Nguyễn đã ký với tập đoàn xây cất (phúc lợi sẽ được hưởng nếu đồng thuận với họ). Ví dụ tạm gác bỏ qua về mặt chính trị, nếu có những đền bù cho cộng đồng chúng ta thì sự đền bù này cho ai? Ai quản lý? Xử dụng như thế nào? v.v. và v.v. Đây là những câu hỏi mà quý đồng hương có thể đặt vấn đề.

Bia Miệng cũng nhận được bài viết dưới đây: <<>> của hai vợ chồng cô Quỳnh Trâm (cô là sinh viên đang làm luận án tiến sĩ xã hội học) có liên quan đến vấn đề này. Bài này viết trước ngày Hội chợ Công Giáo (30 & 31 tháng 08 năm 2008) ngay sau ngày Phòng thương mại tự động ký giao kèo mà chúng ta không biết. Chúng tôi đưa ra để quý đồng hương có thêm tài liệu, hầu biết sự việc một cách thấu đáo. Tưởng cũng cần nhắc lại cô Quỳnh Trâm và chồng là anh Hiếu Nguyễn đã chống lại các dự án danh xưng “phát triển”, vì hai người này cho rằng: Khi xây cất khu siêu thị thương mại khổng lồ này sẽ làm mất ý nghĩa hai chữ LITTLE SAIGON, họ muốn có cộng đồng hợp nhau để đấu tranh cho một cái DEAL tốt hơn, minh bạch hơn nhiều, đồng thời giữ được cảnh quan LITTLE SAIGON. Cô QT cũng không đồng ý sự thiếu minh bạch của nhóm người tự xưng đại diện cộng đồng người Việt Tỵ nạn tại WA để âm thầm ký thỏa ước giao kèo với ập đoàn xây cất.
  • Những cuộc “đi đêm” -Nhóm Hoạt Động Viên Xã Hội Tây Bắc -Seattle - Ngày 29 tháng 8, 2008
Đã hơn hai tháng sau buổi Sân Khấu Kịch Nghệ Ngoài Trời khi các cuộc thương lượng ngõ tắt giữa Liên Minh Dự Án Đường Dearborn Tranh Đấu Cho Khu Cư Dân Sinh Động (Dearborn Street Coalition for a Livable Neighborhood, viết tắt là DSCLN) và tập đoàn xây cất Ravenhurst/TRF Pacific lần đầu tiên được vạch trần ra cho cộng đồng biết. Cách hành xử của nhóm này đã lộ diện. Họ đã muốn quên đi công sức nhiều ngày tháng của đám đông thầm lặng, trong đó đa số là những người nghèo làm thuê mướn. Họ xóa bỏ ký ức công việc của những bàn tay giúp đỡ họ, ví dụ như thành phần đa số sinh viên trẻ gốc Việt. Họ đã phổng tay trên thành tích của các sinh viên thuộc hội Vietnamese Student Association of Washington—nhóm đã giúp họ lấy được 4.000 chữ ký hỗ trợ cho cuộc biểu tình tháng tư năm 2007 để chống lại tập đoàn xây cất. Họ muốn phủi tay những thực lực năng nổ trọng yếu này đã góp sức lại không hề kể ơn và giúp họ ngồi vào bàn đại diện thương lượng. Lợi dụng sức mạnh đám đông vô vụ lợi này họ đã tạo được bàn đạp rồi âm thầm đi đêm. Tuy nhiên vì các cuộc thương lượng ngõ tắt này dần dần không thật sự mang lợi ích cho mọi người và cộng đồng như thuở đầu, một số thành viên của DSCLN chính trực đã rời bỏ Liên Minh. Tổ chức phát triển cộng đồng InterIm kỳ cựu và uy tín cho người Á Châu/Thái Bình Dương trong thành phố, nhất là ở khu International District hay gọi tắt là khu ID (bao gồm Phố Tàu, Phố Nhật, và Tiểu Sài Gòn), và một thành viên chính của DSCLN là hai nhân tố quan trọng cũng chính thức ra khỏi Liên Minh từ đầu tháng 5 đến giữa tháng 6 năm 2008.

Thế nhưng từ đó đến nay những cuộc đi đêm vẫn tiếp diễn. Lần này chỉ vỏn vẹn bốn thành viên—nhóm WaVA (với tên tiền thân là VAEDA), Puget Sound Sage, Jackson Place Community Council, và The Laborers Union—đã họp kín hoặc bỏ nhỏ riêng rẽ với từng tổ chức trong DSCLN. Họ tìm cách chiêu dụ từng nhóm một để tạo ra nghi ngờ xé lẻ, hay gợi chất vấn giả mạo về những nhân tố đã rời khỏi liên minh hoặc những ai lên tiếng phản kháng thái độ và hành xử không công khai của họ. Mục đích tối hậu chỉ là mong đạt được sự đồng thuận từ những nhóm có tiếng mà không có miếng còn sót lại để cùng họ chấp nhận một Thoả Ước Lợi Ích Cộng Đồng (Community Benefits Agreement, viết tắt là CBA) với tập đoàn xây cất. Ngược lại, họ vẫn khăng khăng nhất định từ chối lời đề nghị của tập đoàn xây cất trong việc công khai hóa việc ký kết thỏa hiệp với nhau một khi có xảy ra. Họ chỉ muốn thông báo sơ trên báo chí khi mọi sự đã rồi.

Riêng trong cộng đồng người Việt, phòng thương mại người Mỹ gốc Việt--với tên gọi rất kêu là “Washington Vietnamese-American Chamber of Commerce” (WaVA) mặc dù chỉ có vài người cầm cờ lèo tèo--đã hợp cùng một vài cá nhân vấn kế khác tung ra một cái bánh vẽ rất nổ. Họ đưa ra số ước lượng bồi hoàn hấp dẫn cỡ “vài triệu” kèm với một “trung tâm văn hoá”, hay “nhà cộng đồng” để dụ dỗ, chài mồi nhiều tổ chức. Cùng với các nhóm liên kết ngấm ngầm khác, họ nhất định tìm mọi cách phân hoá cuộc tranh đấu chung bảo tồn văn hoá khu thương mại Tiểu Sài Gòn. Vì vậy đã có người hoặc tổ chức trở mặt làm ngơ đứng bên lề, hoặc khoanh tay phán xét rằng “phe” nào thắng thì ta theo, miễn có lợi hay tạo tiếng tăm cho ta là được. Họ đâu biết thỏa ước hạng bèo này chỉ mang một chút ít lợi nhuận không danh chánh ngôn thuận cho cá nhân hoặc tổ chức riêng.

Trên thực tế, tiền bán thí đường phố chưa hề được định đoạt bởi các nghị viên do những rào cản chính trị và pháp lý thưa kiện phức tạp. Hơn thế nữa, quỹ này chỉ có quyền được xử dụng cho lợi ích công cộng với sự đồng ý hợp thức hóa từ nhiều cộng đồng chứ không phải chỉ cộng đồng Việt đơn chiếc mà thôi. Tựu hình chung, hiện tượng suy nghĩ cục bộ, phe phái tỉnh lẻ này dĩ nhiên sẽ dẫn đến sự vong tàn của cộng đồng Việt là thiểu số di dân mới nhất trong khu phố ID. Cộng vào đó là những con sán lãi trong khúc ruột ngàn dặm này đang nhăm nhe hút hết tài nguyên, sinh khí của cộng đồng.

Vào đêm thứ tư ngày 27 tháng 8 vừa qua, nhóm này đã tranh thủ thông qua bí mật cái thỏa ước CBA bèo này, và muốn tiến hành gấp gáp việc ký kết sắp tới với tập đoàn xây cất. Với lời lẽ ngụy biện và các dữ kiện không chứng cứ, nhóm này đang tìm cách vận động chữ ký với các thành viên khác trong Liên Minh và sẽ gởi về Hội Đồng Thành Phố văn bản của họ. Điều đó không có nghĩa là mọi chuyện sẽ xong xuôi vì hiện đang có đơn kiện thành phố về Sử Dụng Đất (land use) sẽ đưa ra xét xử trong cuối năm nay hoặc đầu năm tới.

Một văn kiện sơ thảo quan trọng, Phụ đính F, tạm dịch là Chứng Từ Ủng Hộ Dự Án Dearborn (Attachment F, Statement of Support for the Dearborn Project) của DSCLN sắp hoàn tất gởi tới Hội Đồng Thành Phố vừa mới được tiết lộ ngoài ý muốn của họ. Chúng tôi xin phân tích sơ khởi tài liệu này để mọi người có tin tức cập nhật mà tự suy xét. Được biết hiện nay tổ chức Puget Sound Sage đang cổ động và cầm cờ thay thế WaVA. Số tiền bồi hoàn thay vì hổ trợ phát triển cộng đồng và tiểu thương thì dùng để trả tiền chi phí cho luật sư. Nhóm Sage là chủ chốt thương lượng với tập đoàn xây cất và soạn thảo tài liệu. Hoạt động của tổ chức này thiên về công ăn việc làm và lương bổng. Có nghĩa là một nửa đầu não của DSCLN, Sage và The Laborers Union, chỉ vận động cho các lợi ích liên hệ đến lao động và nghiệp đoàn. Vì vậy những lợi ích cụ thể nắm chắc của họ đã phản ánh rạch ròi trong Thoả Ước Lợi Ích Cộng Đồng CBA này.

Còn cộng đồng người Việt thì hưởng được gì trong CBA đó?
  • Hai triệu đồng để hỗ trợ cho tiểu thương gia ở khu Tiểu Sài Gòn, các tổ chức bất vụ lợi, và chỉnh trang lưu thông xe cộ.
  • Số tiền này không được trình bày chi tiết là bao nhiêu sẽ dành cho chỉnh trang, bao nhiêu dành cho tổ chức bất vụ lợi và bao nhiêu cho thương gia. Bản thỏa hiệp không hề vạch ra rõ ràng là các tiểu thương sẽ được hỗ trợ như thế nào, trực tiếp đưa tiền mặt hay chi phí qua một cơ quan trung gian, dựa vào tiêu chuẩn ra sao, ai sẽ định đoạt tiêu chuẩn và số lượng, v.v…. Hãy thử làm tính theo tỉ dụ ¼ dành cho chỉnh trang lưu thông, ¼ dành cho cơ quan thiện nguyện, và ½ dành cho tiểu thương. Nếu phân phát trực tiếp chia đổ đồng cho 100 tiểu thương, trải dài trên 5-10 năm thì các tiểu thương sẽ nhận được bao nhiêu, độ $80 một tháng?
Quyền xử dụng không gian công cộng của khu siêu thương mại cho các hoạt động cộng đồng.
  • Bản thỏa hiệp không hề cho biết là việc xử dụng sẽ hoàn toàn miễn phí hay là mọi người phải trả lệ phí khi xử dụng. Hơn nữa, nhóm đoàn nào của cộng đồng Việt Nam muốn sinh hoạt nơi đó hoặc có khả năng trả lệ phí này?
  • Dự trù dành 200 căn gia cư vào loại có thể “kham nổi” (affordable) [không phải là loại cho “lợi tức thấp”] trong đó có 120 căn dành cho người với thu nhập 50% chỉ số gia đình thu nhập vào hạng trung.
  • Người cao niên lãnh trợ cấp An Sinh Xã Hội (Social Security) khoảng $700 một tháng, gia đình 2 người lương bổng độ $16,800 một năm thì chỉ mới thuộc khoảng 30% thu nhập hạng trung, sẽ không có khả năng để trả tiền nhà ở đó.
Một điểm quan trọng nhất của gói lợi ích (benefits package) vận động bởi DSCLN là bảng hiệu treo lủng lẳng trị giá từ 4 tới 8 triệu bồi hoàn cho việc nhượng bỏ đường phố (street vacation). Họ loan tin rằng Thị Trưởng thành phố đã “hứa” nhưng cần phải vận động các nghị viên hội đồng thành phố phê chuẩn. Chắc họ đã cố tình quên hoặc không muốn nhớ đến bài học 33 năm về trước khi Hoa-kỳ phủi tay không trợ cấp cho Việt Nam Cộng Hoà dẫn đến việc chúng ta mất nước. Hiệp định Paris và ký kết (lắt léo) giữa hai quốc gia đã bị khinh thường không được tôn trọng thì đáng gì một vài lời hứa hảo tức thời của các nghị viên "kiếm phiếu" ở Seattle. Việc chia chác và sử dụng đều nằm trong tay của nhóm họ do Puget Sound Sage cầm cán. Hy vọng gì từ đó! Trong cái máng ăn mà tập đoàn xây cất đổ ra đó chúng ta thấy chỉ lợn cợn vài cọng rễ rau. Than ôi, nhà cháy thì không lo nhưng có người lại đi ôm cái máng!


No comments:

Post a Comment