Wednesday, November 12, 2008

Ai Dám Nói Bà Ấy Điên

  • Ai Dám Nói Bà Ấy Điên, Nhưng
    ... Không Ai Nghĩ Bà Ta Bình Thường
Đặng thiên Sơn

Trong phiên họp ngày 4/11/08, Hội Đồng Thành Phố đã từ chối Thỉnh Nguyện của cử tri đề nghị bầu và chọn người thay thế bà Madison chung trong một cuộc bầu cử duy nhứt. Đồng thời, HĐTP cũng ra thông báo cho biết ngày 3 tháng 3 năm 2009, là ngày bầu cử để hỏi cử tri khu vực 7 “Đồng ý ” (YES) hay “Không đồng ý” (NO) bải nhiệm bà Madison.

Đặt trường hợp với kết quả “YES” nhiều hơn “NO”, thì HĐTP sẽ chọn cách nào để tìm người thay thế bà Madison? Chưa ai biết, nhưng theo luật lệ hiện hành thì HĐTP có thể áp dụng một trong hai cách dưới đây:

- Thứ nhứt: HĐTP sẽ tổ chức một cuộc bầu cử kế tiếp, để cử tri khu vực 7 chọn người thay thế bà Madison.

- Thứ hai: HĐTP sẽ chỉ định người thay thế bà Madison.

Dầu sao, bây giờ còn quá sớm để thảo luận chuyện này, khi việc bầu cử ngày 3/3/09 chưa đến. Cho nên, việc trước mắt, ngay bây giờ, là mọi người hãy sốt sắng hợp tác với Ủy Ban Bải Nhiệm bằng cách yểm trợ tài chánh và nhân lực để kết quả xảy ra như mong đợi. Kết quả này, là tỷ lệ cử tri khu vực 7 muốn bà Madison phải rời chức vụ trước ngày chấm dứt nhiệm kỳ, nhiều hơn là số người muốn bà ta ở lại. Tính từ bây giờ, hai bên chỉ còn 3 tháng 15 ngày để vận động cử tri.

Chắc mọi người còn nhớ, sau phiên họp ngày 4/11/08 của HĐTP, trả lời cuộc phỏng vấn báo San Jose Mercury News ngày 5/11/08 trong bài viết tên “San Jose city council sets March 3, as date for Nguyen recall vote” của ký giả Patrick May, bà Madison cho biết bà sẽ không từ chức trừ khi có đủ 96.000 cư dân trong khu vực bà đang đại diện muốn bà từ chức, còn không thì bà vẫn tiếp tục nhiệm vụ ("They ask for my resignation, but until all 96,000 people I represent want me out, I'm keeping my job and following my duty to serve the people of District 7," she said).

Với câu trả lời này của bà Madison, có lẽ ký giả Patrick May không tránh khỏi há hốc miệng, mắt tròn xoe vì ngạc nhiên. Còn nếu không như vậy, thì đây không phải là câu trả lời mà ông ký giả này mong đợi. Bởi vì là một nghị viên, bà Madison tất nhiên phải hiểu rõ quy luật của trò chơi dân chủ được thể hiện qua các cuộc đầu phiếu về bầu cử và ứng cử. Quy luật này ấn định về nhiệm vụ, thể thức, quyền lợi của ứng cử viên, cử tri mà kết quả của nó được tính theo tỷ lệ dựa theo con số, chớ không phải đơn thuần chỉ bằng con số. Ở đây tôi muốn nói về tỷ lệ thắng cử của ứng cử viên và tỷ lệ cử tri cần hội đủ để đòi hỏi bãi nhiệm người đại diện của mình.

Vào tháng 9 năm 2005, bà Madison đắc cử nghị viên khu vực 7 với số phiếu là 5.603 chiếm 31% tỷ lệ người người ghi danh đi bầu. Ngày 29/8/08, UBBN đệ nạp lên Thư Ký Thành Phố 5.180 chữ ký yêu cầu HĐTP tổ chức bầu cử bãi nhiệm bà Madison và đã được xác nhận có 4.775 chữ ký hợp lệ chiếm tỷ lệ trên 150% của cách tính ngẩu nhiên. Điều đáng lưu ý ở đây, là chưa kể đến hơn 2.000 chử ký khác mà UBBN đã tự ý loại bớt. Như vậy, đã cho thấy số người bất tín nhiệm bà Madison đã vượt xa tỷ lệ đã đưa bà lên đài danh vọng. Cho nên, khi cử tri khu vực 7 đề nghị bà Madison nên từ chức không phải là điều vô lý, không phải là việc xử ép bà hay là dồn bà vào bước đường cùng.

Trong hoàn cảnh của mình, lẽ ra bà Madison phải nhìn thẳng vào thực tế, phải thông hiểu hai chữ “tình và lý”. Tình ở đây, là bà phải biết chừa “một phương” để sống cho ra kiếp người, biết trọng danh dự và liêm sĩ. Còn lý ở đây, là số chữ ký 4.775 vượt quá con số 3.162 theo luật định, mà “cây dù” Chuck Reed của bà đã nói là “chuyện dễ”, nhưng đã nói lên sự thật. Bà Madison không cam tâm, cam lòng chấp nhận sự thực này.

Bà Madison chẳng những không dám đối diện với sự thật, mà còn lấy con số 96.000 người gồm: già, trẻ, lớn, bé và con nít sơ sinh đang cư ngụ trong khu vực 7 để tự dối gạt mình. Với kiểu ăn nói “bạt mạng” mất bình tỉnh! Thứ nhứt, bà Madison đã cho mọi người thấy, bà coi thường người Việt đang sống tại San Jose và khắp nơi trên thế giới một cách quá đáng.

Bà Madison có quyền không từ chức với bất cứ một lý do nào. Chẳng hạn như bà “quá mê” cái ghế nghị viên vì quyền lợi to tát của nó. Hay vì bà “không được phép từ chức” do một động lực bên trong nào đó thức đẩy, thứ nào cũng được! Nhưng “mạo nhận” mình là đại diện cho 96.000 người đang sống trong khu vực 7, là một điều hết sức lố lăng, trơ trẻn, đáng khinh tởm, đáng bị người đời xỉ vả.

Thứ hai, với câu trả lời trên báo San Jose Mercury News như vậy, “không ai dám nói bà Madison điên, nhưng không ai nghĩ là bà ta bình thường!” Trái lại, đã cho mọi người thấy bà Madison như đang sống ở một hành tinh nào khác. Mà nơi đó! Giả dụ có một loại nhà thương như nhà thương Biên Hòa ở Việt Nam, thì nhà thương này cũng không nhận bà làm bịnh nhân. Vì đối với một người bị bịnh tâm thần thì “nhà thương Biên Hòa” dầu không có thuốc chữa, nhưng cũng có cách làm cho bịnh nhân thuyên giảm.

Từ lâu nay, bà Madison đã lợi dụng tình đồng hương Việt Nam. Bà Madison đã uống được những giòng sửa ngọt ngào của mẹ Việt Nam do đồng hương San Jose ban phát để từng bước, từng bước, bà bước lên địa vị Nghị viên hôm nay. Thế nhưng, qua biến cố tên “Little Sàigòn”, bà Madison đã ló cái đuôi không phải là một người Việt Nam tỵ nạn cộng sản chân chính thuộc thế hệ thứ hai! Và bà đang thẳng tay, đang phá hoại lý tưởng chống cộng của người Việt quốc gia tại San Jose - những nạn nhân của Việt Cộng tàn ác. Hành động bà Madison xua tay từ chối, không dám cầm lá cờ quốc gia do ông Mạc Văn Thuận trao tặng, đã nói lên điều này. Sự kiện bà đã cùng Vũ Đức Vượng tìm đủ cách để làm trì trệ Nghị quyết Cờ Vàng ra đời, đã chứng minh tinh thần không phải là người quốc gia của bà. Và cuối cùng từ năm 2007 đến nay, bà đã liên tục chống đối lại cộng đồng người Việt qua cái tên “Little Sàigòn” - biểu tượng của tinh thần chống, đã nói lên thái độ chính trị của bà. Cho nên, đến giờ phút này, không có điều gì phải ngần ngại khi truyền tai nhau, truyền miệng nhau, nói cho tất cả mọi người quốc gia hiểu rằng bà Madison đang làm công việc “Xóa bỏ lằn ranh Quốc - Cộng”. Ý đồ này của bà Madison hiện đang được một số đài phát thanh, truyền hình, báo chí và bọn tay sai, chó săn, chim mồi Việt cộng trong vùng ra sức hổ trợ. Bà Madison đã hiện nguyên hình là một “lực cản” đối với sinh mệnh chính trị của Cộng Đồng Việt Nam Chống Cộng tại Hải Ngoại.

Xóa bỏ lằn ranh Quốc Cộng! Đây không phải là một tiền đề mới mẻ. Tiền đề này đã được nhiều người bàn cải và đề cập từ lâu, nhiều năm về trước. Nó đã sống lại qua “chuyến công du” của Hồng Y Phạm Minh Mẫn vừa qua. Và gần đây nhứt, một việc xảy ra tại thành phố San Fernando Valley rất phù hợp với mưu đồ “Xóa bỏ lằn ranh Quốc-Cộng” mà bà nghị viên Madison đã và đang thể hiện cho thấy.

Câu chuyện như sau: “ Được sự móc nối của những người đang sinh sống tại Hoa Kỳ, Nhà May Mắn Việt Nam do bà Tim Allene Rebeaud người Thụy Sĩ làm Giám đốc đang hoạt động tại VN, được Hội Người Việt San Fernando Valley do ông Richard Mười Trương làm Chủ tịch, nhận tổ chức một chương trình văn nghệ gây quỹ cho tổ chức này.

Điều lạ lùng, là mặc dù nhờ Hội Người Việt San Fernando Valley đứng ra tổ chức gây quỹ cho mình, nhưng phái đoàn Nhà May Mắn Việt Nam đã yêu sách không chấp nhận lễ chào quốc kỳ Việt Nam Cộng Hòa trong chương trình. Họ đã yêu cầu ông Chủ tịch Richard Mười Trương phải dẹp bỏ lá quốc kỳ Việt Nam Cộng Hòa và Hoa Kỳ, phải thay đổi toàn bộ logo, huy hiệu của Hội Người Việt San Fernando Valley có cờ vàng ba sọc đỏ mà Ban Tổ Chức đã đeo trước ngực thì họ mới tham dự văn nghệ để gây quỹ cho họ. Thật là lạ lùng! Sự việc này đã tạo nên tranh cãi giữa bọn đội lốt quốc gia trà trộn trong Ban Tổ Chức và những người Việt tỵ nạn cộng sản chân chính. Cuối cùng, không hiểu sao các biểu tượng của VNCH phải tạm thời đem cất.

Sau khi đã lợi dụng vào tình thương “Lá lành đùm lá rách” của người Việt hải ngoại, phái đoàn của bà Tim Thụy Sĩ ôm số tiền gây quỹ được đi đã lâu rồi, nhưng xào xáo cộng đồng tại địa phương vẫn chưa yên ...”

Việt cộng chỉ cần có vậy để từ từ tính tiếp. Sự việc tuy xảy ra tại một thành phố có ít người Việt cư ngụ, nhưng điều này cho thấy Việt Cộng không từ bỏ một mục tiêu nào, để thực hiện “Xóa bỏ lằn ranh Quốc - Cộng” mà nghị quyết 36 của bọn chúng đã đề ra, từ đó làm bàn đạp.

Nhiệm kỳ của bà Madison sẽ chấm dứt vào ngày 31 tháng 12 năm 2010, nhưng nhiệm kỳ này có bị chấm dứt vào ngày 3/3/09 hay không? Điều này tùy thuộc vào cử tri Việt, Mỹ, Mễ tại khu vực 7. Nhưng trách nhiệm của nó, là trách nhiệm của cả khối người Việt hải ngoại tại thành phố San Jose.

Nhìn lại, trong hơn nửa năm làm việc của UBBN với kết quả hiện tại, làm mọi người bùi ngùi nhớ lại không còn bao lâu nữa là đến ngày 20/11 tủi nhục. Ngày đau thương của CĐVN tại San Jose, khi bà Madison đanh mặt giáng một tát tay nẩy lửa xuống mặt đồng hương của bà với cái tên bà chọn là “Saigòn Business District”.

Với sự kiện HĐTP phải cúi mặt và hổ thẹn khi đứng ra tổ chức bầu cử bải nhiệm bà Madison - người nữ nghị viên mà họ cưng chiều, hết lòng bảo vệ. Đã chứng minh được sức mạnh đoàn kết, lòng quả cảm của cộng đồng VN trước sự khủng bố tinh thần, sự kỳ thị chính trị của bạo quyền “thực dân mới” do Thị trưởng Chuck Reed lãnh đạo. Ưu điểm này phải được nuôi dưỡng, phải được phát triển trong chặn đường quyết định thành, bại vào ngày 3/3/09 sắp tới. Riêng đối với bà Madison, cho dầu vào một ngày nào đó, bà có nói lại với báo San Jose Mercury News rằng: “Khi nào cả triệu người đang sống tại TP. San Jose muốn bà từ chức thì bà mới từ chức” thì tùy ý. Nhưng, bà không thể phủ nhận rằng đang đối diện với con đường … đau khổ trước mặt. Trên đoạn đường này, dù bà có dở trò “bá đạo” của một thứ “vùi dập” mới mẻ nào đó, hay “vương đạo” bằng những giọt nước mắt để xin xỏ lòng thương của cử tri các sắc tộc, thì cũng chỉ chuốc lấy thảm bại mà thôi. Cộng đồng người Việt tại San Jose phải khẳng định điều này. Bởi đây là hệ quả tất yếu của những khổ đau mà bà Madison đã đổ ập lên một thành phố đang sống yên vui thành xáo trộn. Là tội ác của bà Madison, nước sông Hoàng Hà cũng không đủ để rữa sạch.

Đặng thiên Sơn
12 tháng 11 năm 2008


No comments:

Post a Comment