Monday, November 10, 2008

Chuyện Cô Tim Aline Rebeaud, bài học cho Cộng Đồng Tị nạn

Đỗ Văn Phúc

Lịch trình gây quỹ của cô Tim tại Hoa Kỳ bắt đầu tại Washington DC (11/10/2008), rồi đến Philadelphia (12/10), Houston (19/10), Orange County (24/10), San Fernando (25/10), Sanjose (26/10) tạm chấm dứt tại Seattle (31/10)

Đã quá trễ khi chuyện nổ ra tại trụ sờ Cộng đồng Việt Nam tại San Fernando Valley, nơi ban tổ chức đã theo lời yêu cầu của cô Tim, cất bỏ lá quốc kỳ Việt Nam Cộng Hoà đã được bày trí sẵn trên sân khấu, cạnh bục thuyết trình.

Cô Tim đã bỏ ra ngoài khi bắt đầu buổi dạ tiệc bằng lễ chào Quốc Kỳ. Sau đó cô ngang ngược tuyên bố “Tôi không muốn những vấn đề chính trị ảnh hưởng đến công việc từ thiện của tôi. Nếu Ban Tổ Chức muốn treo cờ hay làm gì đó tùy ý, nhưng trong chương trình của tôi không thể có cờ Vàng Ba Sọc Đỏ. Điều nầy qúy vị biết hơn ai hết, tôi không thể đứng dưới bất kỳ một lá cờ nào cả.” (điều này cô đã nói láo, vì có nhiều hình ảnh cho thấy cô đứng dưới lá cờ đỏ)

Việc ngang ngược của cô và thái độ hèn kém phản phúc của ban tổ chức đã gặp những phản ứng dữ dội của người Việt tị nạn trên các diễn đàn, truyền thông.

Nhưng khi phản ứng này nổ ra, thì cô Tim đã hoàn tất chuyến đi vòng nước Mỹ để xin tiền và đang đếm hàng trăm ngàn đô la ẵm về Việt Nam ngon ơ.

Trước khi có biến cố này, thì hầu như mọi người đều lên tiếng ca ngợi tấm lòng bác ái của một cô gái Thụy Sĩ đã rời bỏ cuộc sống hạnh phúc riêng tư nơi quê nhà mình, tìm đến một đất nước nghèo nàn xa xôi cách nửa vòng trái đất để mang niềm vui và hy vọng cho hàng trăm đứa trẻ tật nguyền bị bỏ rơi ở Việt Nam.

Năm 1993, người con gái Âu châu trong chuyến du lịch Việt Nam, đã này đã gặp một em bé tật nguyền bị bỏ rơi. Cô đã chọn lựa hy sinh thì giờ và tuổi xuân của mình để ở lại Việt Nam, bắt đầu một kế hoạch nhân đạo để chăm sóc cho trẻ em có cảnh ngộ đáng thương. Cô đã thành lập “Căn Nhà May Mắn”, đem các em về nuôi ăn, dạy học và dạy nghề. So với những người cầm quyền vô cảm trong chế độ Cộng Sản Việt Nam, so với hàng triệu người dân tất bật kiếm ăn, bất lực trước thảm cảnh, thì việc làm của cô Tim rất đáng ca ngợi. Người ta đã không quá lời khi so sánh cô với Nữ thánh Theresa trước đây từng làm việc thiện tại Ấn Độ.

Nhưng nếu cô chỉ làm việc thiện và có thái độ biết điều thì sẽ không ai lên tiếng; dù rằng người Việt tị nạn vốn vẫn quan niệm rằng làm việc thiện tại Việt Nam là vô tình đưa lưng ra đỡ gánh nặng cho nhà cầm quyền – qua Bộ Xã Hội, là cơ quan chức năng chính yếu có nhiệm vụ phải lo chăm sóc đời sống cho con dân họ.

Người ta đã đưa ra thống kê dài cả trang giấy danh sách những đảng viên Cộng sản và giới cầm quyền chóp bu của nhà nước CHXHCNVN mà tài sàn lên đến hàng trăm triệu cho đến hàng tỷ đô la Mỹ (dẫn đầu là Lê Đức Anh, Đỗ Mười, Phạm Văn Trà, Trần Đức Lương, Phan Văn Khải, Nguyễn Tấn Dũng, Nông Đức Mạnh mà tài sản mỗi người trên dưới 2 tỷ đô la).

Chúng tôi không lấy làm lạ rằng những người thủ đắc những tài sản khổng lồ này đã không chi ra một chút nào để giúp đỡ con dân mình. Vì mục đích cầm quyền của họ là làm giàu cho bản thân qua sự cướp đoạt và tham ô.

Vì thế từ mấy chục năm nay, người Việt Tị nạn đã phải quá hào phóng bỏ ra hàng tỷ đô la để cứu giúp trước hết cho thân nhân, sau đó là các nạn nhân các thiên tai, tệ nạn xã hội.

Vì thế, mà mấy năm gần đây, đã có hiện tượng các ông sư bà vãi, cha cố quốc doanh từ Việt Nam đi các nước tư bản – nơi có đông người tị nạn - để xin tiền cho các chương trình nào tu sửa chùa chiền, nhà thờ, nào nuôi nấng cô nhi, người già, nào cứu đói, cứu lụt …

Trong khi ngay tại trong nước, họ không dám góp phần vào việc đấu tranh đòi lại quyền sở hữu đất đai, tài sản mà Cộng sản đã cướp đoạt từ nửa thế kỷ qua do những Thượng Toạ, Linh Mục, Giám Mục đã can đảm khởi xướng như vụ giáo xứ Thái Hà vừa qua.

Không lâu trước đây, vào giữa năm, linh mục Trịnh Tấn Hoàng dòng Phancicô từ California đã đến nhiều nơi tổ chức gây quỹ và đã từ chối việc treo và chào quốc kỳ VNCH. Dư luận đã kịch liệt lên án tên thầy tu Việt gian này một thời gian dài.

Và nay thì đến cô Tim Aline Rebeaud.

Dĩ nhiên Tim Rebeaud khác với Trịnh Tấn Hoàng. Một bên là người Việt Nam đến Hoa Kỳ có xác xuất 90% ông ta cũng mang tư cách tị nạn; một bên thì là người ngoại quốc chẳng dính dáng gì đến quốc sự Việt Nam. Chúng ta không lên án nặng nề cô Tim như lên án Trịnh Tấn Hoàng. Nhưng ít ra, khi ở Việt Nam, cô phải đứng dưới lá cờ đỏ để thực hiện ý nguyện từ tâm của mình; thì khi ra hải ngoại cô cũng phải chấp nhận đứng dưới lá cờ vàng để kiếm chút tài trợ của người tị nạn.

Nếu như ban tổ chức đặt một vài điều kiện nào đó làm xúc phạm đến lòng tự trọng và danh dự của cô; thì việc cô phản đối là chính đáng. Nhưng đây là vấn đề lễ nghi rất hợp lý của bất cứ tổ chức, đoàn thể nào. Lá cờ vàng là biểu tượng cao quý nhất của người Việt hải ngoại. Đó là hồn thiêng sông núi, là máu xương hàng trăm ngàn chiến sị đồng bào đã hy sinh cho tổ quốc. Đó là chứng minh lý lịch của người Việt tị nạn.

Cô đã từ chối, không chào quốc kỳ VNCH, vì có lẽ lá quốc kỳ đó biểu trưng những gì cô không ưa. Mà đã như vậy, thì cô không nên tìm đến cộng đồng người Việt, là những người tôn vinh lá quốc kỳ đó, và theo thuyết tam đoạn luận, thì họ cũng là đối tượng cô thù ghét. Người có lòng tự trọng sẽ không ngửa tay nhận ân huệ từ những người mình thù ghét, không ưa.

May mắn cho cô. Cô đã gặp phải những ban tổ chức hèn yếu, thiếu bản lãnh, lập trường. Nên họ đã nhượng bộ cái thái độ trịch thượng của cô.

Trách cô Tim là thừa !

Phải đặt vấn đề này với ban chấp hành Cộng đồng San Ferdinand Valley, những người được cộng đồng tín nhiệm, bầu ra đại diện cho mình, đại diện cho quyền lợi và chính nghĩa của mình; cũng như các ban tổ chức khác tại các thành phố cô đã đi qua. Chính họ đã vì phút bồng bột, thiếu suy nghĩ đã có hành vi mà chúng ta có thể gọi là phản bội khi cất bỏ lá cờ mà người tị nạn ấp ủ tôn kính để làm vừa lòng một kẻ ngoại lai đến xin xỏ ơn huệ. Họ đã quên cái thế thượng phong của mình. Chắc cô Tim và những kẻ đứng sau lưng cô rất hể hả vì đại thắng lợi: »Chúng ta vừa lấy tiền chúng nó, vừa hành nhục chúng nó ! »

Hiện nay, đã có nhiều chi nhánh của tổ chức « Căn Nhà May Mắn » tại các nước Mỹ, Canada, Bỉ, Thụy Sĩ. và Pháp. Dĩ nhiên, có rất nhiều người đầy từ tâm sẵn sàng giúp cô mà quên đi những mặt trái của vấn đề xã hội trong chế độ Cộng Sản.

Cô Tim có lẽ sẽ còn lâu mới trở lại Hoa Kỳ. Nhưng chắc chắn trong tương lai, sẽ còn nhiều trò ăn xin từ Việt Nam.

Xin chấm dứt cái trò vừa ăn mày vừa hỗn láo này !

Muốn có tiền thì trước hết hãy gõ cửa bọn lãnh đạo Cộng Sản; nếu chúng không cho thì lật nhào chúng ra mà lấy lại. Vì đó là tiền của nhân dân Việt Nam. Còn kẹt quá mà phải ra hải ngoại xin, thì chớ có thái độ trịch thượng. Đất nào cũng có chủ cả.

Riêng với quý vị tị nạn, quý vị cộng đồng, đã quá đủ rồi. Không có công tác thiện nguyện nào hiệu quả bằng công tác đấu tranh chấm dứt chế độ phi nhân ở Việt Nam.

Austin, mùa Thanksgiving, 2008.

Michael Do (Do Van Phuc)
webpage: www.michaelpdo.com

Hình chụp dưới đây tại VN khi Cô Tim nhận giải Henri Dunant ( Thụy Sĩ ) dưới Cờ đỏ Sao Vàng của Hà Nội



    Aline Rebeaud
N Nguyen

Mấy hôm nay qua câu chuyện về cô Tim đã cho chúng ta thấy một vài điều như sau:

1. So sánh hai nền văn hóa Đông Tây thì chúng ta thường được nghe nói rằng người tây phương và nhất là người Âu Châu rất LỊCH SỰ - về cung cách cũng như cách đối xữ - đặc biệt là trong các trường hợp giao tế có tính cách "nhập gia tùy tục" ("When in Rome, do as the Romans do"). Vậy mà các hành động của cô đã cho ta thấy rằng cô không có được cái phong thái mà ta mong đợi. Đó là mới nói đến việc "nhập gia tùy tục" thôi huống chi là trong trường hợp này cô còn là người chịu ơn (xin tiền) của chủ nhà (Người Việt Tỵ Nạn cs) vậy mà cô đã không có cái cung cách của một người biết điều chứ đừng nói chi đến cái phong thái lịch sự của một người tây phương. Nhưng không cần phải là một người tây phương quý phái, lịch lãm mà là bất cứ ai, thuộc bất cứ dân tộc nào cũng đều phải có cái LỊCH SỰ TỐI THIỂU của một người khách đối với chủ nhà - đó là việc biểu lộ sự tôn trọng của mình đối với chủ gia.

2. Qua lời kể của chính cô thì ngay trong những bước đầu tiên cô đã gặp vô vàn những sự khó khăn trong việc tìm cách cứu giúp đứa bé mồ côi mà cô đã tìm thấy bên đống rác. Cô đã phải cúi đầu nhẫn nhục, chịu đựng đi đập cửa của không biết bao nhiêu là cơ quan công quyền để van xin sự giúp đỡ của họ mà đều bị từ chối, hất hủi, xua đuổi. Để rồi chỉ bằng một trái tim nhỏ bé nhưng lại chứa đựng một tấm lòng nhân ái bao la cô đã đơn thân độc mã, tự cán đáng một mình việc cứu giúp, nuôi nấng, dạy dỗ ... mới đầu một em, hai em, rồi dần dần hàng chục em bé bất hạnh với sự hình thành Căn Nhà May Mắn (Maison Chance) như ngày hôm nay. Nhưng tiếc thay những hành động và cách cư xử của cô vừa qua đã để lộ ra cho chúng ta thấy rằng con người của cô Tim ngày nay không còn có sự hy sinh, quên mình trong việc làm từ thiện mà đã "chệch hướng" sang việc mua bán, đòi hỏi, mặc cả, có sự tính toán!

(Đó là nói về khách còn bây giờ thì đến phần chủ nhà.)

3. Chúng ta (Người Việt Tỵ Nạn cộng sản) là chủ nhà nhưng với một tấm lòng từ bi, bác ai bao la đã làm cho chúng ta đôi khi trở nên quá dễ dãi, yếu mềm để rồi bị lợi dụng, làm tiền một cách trắng trợn. Chúng ta cần phải có một thái độ nghiêm túc, những điều lệ nghiêm minh để duy trì kỷ cương trong gia đình và sự tôn trọng của "khách vãng lai". Cho dầu các vị khách đó là một Hồng Y, Giám Mục, Thượng Toạ, Đại Đức, Cha, Thầy, Sơ (Soeur), Ni Cô, là một người Việt hay là một người ngoại quốc đều phải "nhập gia tuỳ tục". Trong các Cộng Đồng Người Việt từ Mỹ sang Úc, từ Âu xuống Á, nếu chúng ta không có luật lệ rõ ràng để "tề gia" một cách cứng rắn thì làm sao chúng ta có thể nói đến chuyện "bình thiên hạ"?!

4. Qua bao nhiêu tháng năm, đã có biết bao nhiêu là các tổ chức từ thiện với các buổi quyên tiền rầm rộ, nhưng thử hỏi có mấy ai trong chúng ta đặt ra câu hỏi cho chính mình và cho những người đi quyên tiền là: "Tại sao quý vị không tổ chức các buổi quyên tiền ngay ở trong nước để kêu gọi sự đóng góp tấm lòng từ thiện của các tư bản đỏ mà lại cứ tìm mọi cách để rúc rĩa "khúc ruột ngàn dặm" của những người lương thiện?!". Và ai ai cũng đều rỏ là bọn tư bản đỏ là các tay cán bộ, đảng viên giàu sụ, có những tài sản kếch xù, với tiền rừng bạc bể đã từng bỏ cả ngàn đô-la (Mỹ) cho một bữa nhậu hay đi du hí vào cuối tuần, hàng trăm ngàn đô đế cho con cháu đi du học. Là những tay giàu nứt vách đổ tường, giàu đến nỗi thừa tiền để có thể tậu những chiếc Roll Royce bạc triệu, hay có máy bay riêng với giá hàng chục triệu mỹ kim. Trong khi đó Người Việt Tỵ Nạn cs vẫn có rất, rất nhiều người hàng ngày phải cày 2, 3 jobs để nuôi con cái, lo cho gia đình mà cũng vẫn còn thiếu trước hụt sau.

Một lần nữa đây là một bài học cho những ai vẫn chưa sáng mắt - hãy chịu khó suy nghĩ một tí xíu thì chúng ta sẽ thấy rõ rằng hầu như tất cả các vụ gây quỷ từ thiện của "khách vãng lai" đều có cái thùng đựng tiền mà dưới đáy thùng có ghi rõ hàng chữ: "Nghị Quyết 36". Do đó chúng ta phải có thái độ dứt khóat: KHÔNG CHO MỘT CẮC, KHÔNG THÍ MỘT XU!

Riêng đối với các việc gây quỷ từ thiện của Cộng Đồng để giúp cho những người kém may mắn tại quê nhà nhất là các Thương Phế Binh và Cô Nhi Qủa Phụ thì chúng ta đã có các tổ chức, hội đoàn, đoàn thể và các cá nhân uy tín đã và đang âm thầm chuyển những đồng bạc mồ hôi, nước mắt đầy tình nghĩa của chúng ta đến tận tay những người đáng được cứu giúp. Nói một cách khác, từ thiện là một việc làm từ tâm những nếu không dược lý trí dìu dắt, đặt để con tim đúng chỗ thì việc làm của chúng ta sẽ đem đến một sự cay đắng, ân hận khôn cùng. Mà điều đáng buồn và thất vọng nhất là những người mà chúng ta hằng mong cứu giúp lại hoàn toàn không nhận được gì ở chúng ta. Do đó "Trực Tiếp Từ Thiện" (TTTT = 4T) hoặc tận tay chúng ta hoặc nhờ qua bạn bè, người thân tín là điều tốt nhất!

Tóm lại, có những người như cô Tim, bao năm qua đã tạo được sự quý trọng cùng những cảm tình sâu đậm trong Cộng Đồng Người Việt Tỵ Nạn cs nhưng vì nay đã bán linh hồn cho loài quỷ đỏ, chịu sự lèo lái của cs cho nên tiếng tăm của cô Tim cũng như sự yêu mến mà Cộng Đồng Người Việt dành cho cô bấy lâu nay đã một sớm một chiều tan theo mây khói.

Để kết thúc bài viết xin phép được mượn một câu trong bản nhạc Pháp "Aline" của Christophe để kêu gọi cô Aline Rebeaud (Tim) hãy sáng suốt, thức tỉnh trở về nhưng không phải là trở về với người tình mà là trở về với con đường Từ Thiện Chân Chính –

"Et j'ai crié, crié, Aline, pourqu'elle revienne ..."
Aline
Christophe






N Nguyen
*****

Dưới đây là chi tiết liên lạc của cô Tim nếu quý vị nào muốn có đôi lời cùng với cô. Tuy nhiên xin quý vị cũng phải hiểu rằng tất cả các thư từ, các cuộc đối thoại đều bị VC đón bắt, nghe lén hay kiểm duyệt cũng như là cô Tim hôm nay không còn là cô Tim của ngày xưa nữa!

Bằng bưu điện:

Nhà May Mắn / Maison Chance
06/17 đường Tân Kỳ Tân Quý, Khu phố 4
Phường Bình Hưng Hòa, Quận Bình Tân
Saigon, Việt Nam

Bằng điện thoại:

Tel & Fax : 0084 (0)8 875 51 71
Tel : 0084 (0)8 265 9566
Fax: 0084 (0)8 767 0434

Bằng email: vietnam@maison-chance



No comments:

Post a Comment