Hoa Lư Phạm Thái
“Chúng tôi muốn sống”, vâng chúng tôi là những người đã bị CS đuổi chạy từ 1945 trong cái mùa Thu giở giáo đã lên đường, từ 1954 trong cái hiệp định Genève chia đội đất nước, và rồi 1975 cái di tản theo những cuộc vượt biên hãi hung. Đó là “chúng tôi muốn sống” trong tự do và dân chủ thực sự. Ngày giặc cộng tràn vào Sài gòn, bọn chúng hăm dọa dân chúng rằng “đừng có tưởng chạy qua Mỹ là thoát, nhân dân sẽ đuổi theo bọn ngụy các anh, sẽ đến tận sào huyệt đế quốc mà hỏi tội các anh”, ngày đó ai cũng tưởng việt cộng nói đùa, thế mà việt-gian cộng-sản (vgcs) đang biến điều đó thành hiện thực. Hoàng minh Chính đã qua đến Mỹ để tập họp cái đám “Việt kiều” đón gió đó. Cứ vào youtube mà nghe nó biện bạch cho Hồ chí Minh ra sao trong cái “Tiểu Diên Hồng” ở Cali đó, và nghe bọn Bùi Tín phê bình về cái thất bại của miền Nam trong hội luận của đài SBTN thì rõ.
Ký giả Tường Thắng, người tiếp tục công trình của Nguyễn Phương Minh, lôi tập Lịch Sử Đảng (vgcs) để phân tích và đưa ra Hội Luận về Hồ chí Minh – Tên Việt Gian Số 1 của Lịch Sử.
http://www.vietnamexodus.org/vne/modules.php?name=News&file=article&sid=1433 để cho mọi người nhớ rằng các hệ quả đau đớn của dân tộc Việt và các lân bang là do kết quả của Hồ chí Minh và vgcs làm tay sai cho CS Nga Tàu.
“Chúng tôi muốn sống” không có nghĩa là Hòa hợp Hòa Giải của Hoàng Minh Chính và NCT. Bênh vực cho một tên ăn cướp là một điều không nên làm, biện hộ cho một tên ăn cướp đi cái tinh hoa của tập thơ “Vô Đề” là đồng lõa với hắn để ngụy tạo chính nghĩa và khoác cho tên ma đầu đó cái tư cách để tập hợp quần chúng và dẫn giắt quần chúng vào mục tiêu kiều-vận của vgcs. Đừng tưởng rằng có lập trường Hòa hợp Hòa giải mà thoát đi cải tạo sau khi vgcs lãnh đạo đâu, Nguyễn Phương Minh dư biết điều đó. Sau năm 1975 những tay "ký giả ăn mày" từng đi biểu tình thời VNCH, đi theo phong trào “Đòi quyền sống” làm xáo trộn miền Nam trước ngày mất nước, những tay đó có thoát khỏi trại cải tạo đâu.
Trong trại cải tạo cán bộ vgcs đã sỉ nhục cho các anh “chân trong chân ngoài”, các anh chị là bọn “cơ hội chủ nghĩa”, các anh có “chân trong” để ủng hộ cách mạng cũng tốt thôi. Vì thế cách mạng chiếu cố cái “chân trong” của các anh, nhưng chỉ giữ lại cái “chân ngoài” chưa tốt của các anh thôi. Luật sư Đỗ Thái Nhiên trong bài viết TỘI PHẠM LIÊN THẾ KỶ
http://www.vietnamexodus.org/vne0508/modules.php?name=News&file=print&sid=68
LS Đỗ đã phân loại tội phạm như sau: Về phương diện thời gian, tội phạm được chia ra làm hai loại. Tội phạm tức thời và tội phạm liên tục, vậy xin hỏi với cái lý luận đó LS. Đỗ là Hoàng minh Chính thuộc loại tội phạm nào đối với dân tộc? Nguyễn chí Thiện là loại tội phạm nào nếu những dẫn chứng sau đây đủ giá trị để kết luận NCT đã ăn cướp tập thơ. Dùng chính các trang nhà ủng hộ NCT như Ánh Dương với Bút Vàng Đỗ thị Thuấn.
Trước hết về giảo nghiệm, NCT đã viết rằng:
Tài liệu giảo nghiệm gồm hai phần:
Phần A: Bức thư tôi viết bằng tiếng Pháp trong "Tiếng Vọng từ Đáy Vực" năm 1979, và một trang bài thơ Đồng Lấy.
Phần B: Bức thư tôi viết gửi đồng hương tị nạn hải ngoại, ngày 7 tháng 11, 1995, sáu ngày sau khi tôi tới Hoa Kỳ.
Kết luận giảo nghiệm xác nhận hai tự dạng, phần A và phần B là của cùng một người viết.
Tôi không hề hay biết việc ông Nguyễn Sĩ Hưng nhờ chuyên viên giảo nghiệm chữ tôi. Hồi tháng 9, 2008, ông Hưng mới cho tôi hay.
Ngày 9 tháng 10, 2008, tôi tới văn phòng chuyên viên giảo nghiệm tự dạng Marcel B. Matley, tại 3092 Army St, CA 94110, San Francisco, CA 94188, giao cho ông 5 trang nguyên bản bài thơ Đồng Lầy, trong đó có lá thư tôi viết bằng tiếng Pháp. Đó là phần A.
Phần B: Bức thư tôi viết bằng tiếng Việt gửi cho giáo sư Nguyễn Ngọc Bích, ngày 6 tháng 12, 1995, có in trong tập Flowers of Hell, dịch giả Nguyễn Ngọc Bích, xuất bản 1996.
Phần C: Một trang tôi viết bằng tiếng Anh, chú thích những danh từ xử dụng trong tập truyện Hỏa Lò bằng tiếng Anh được đại học Yale xuất bản tháng 11, 2007.
Kết luận: Tất cả 3 phần A,B,C là chữ của một người viết.
Chuyên viên giảo nghiệm chữ, ông Matley, nếu cần thiết sẽ làm chứng tại tòa án.
Bây giờ ta hãy xem các vị expert này giảo nghiệm cái gì và ra sao:
Phần A: Bức thư tôi viết bằng tiếng Pháp trong "Tiếng Vọng từ Đáy Vực” năm 1979, và một trang bài thơ Đồng Lầy
Xin xem trang web: http://www.vannha.com/NCT/NCT-thatgia.htm
Hãy so sánh các chữ "v" khi viết chung với các nguyên âm khác trong 2 phóng ảnh về lá thư tiếng Pháp và lá thư tiếng Việt.
Sau đây mời bạn đọc so sánh cách ngắt câu và xuống hàng trong hai bài Đồng Lầy:
Một bài NCT gửi cho ông giảo nghiệm viên Marcel B. Matley và một bản trong website Ánh Dương của Đỗ thị Thuấn, thì NCT cố dùng bài Đồng Lầy này để nói tác giả ám chỉ mùa Thu trở lại là mùa Thu 1954, và lúc đó NCT đã 15 tuổi, và đã biết làm thơ yêu nước. NCT chỉ nhận vơ thôi ông ơi! Đâu phải đợi tới năm 1954 mới với "cải cách ruộng đất", mà đồng lúa đó tiêu thổ kháng chiến đã bỏ hoang? trong chín năm toàn quốc kháng chiến ruộng đồng đã bỏ hoang rồi, còn gì mà với tiếc thương bao mùa lúa vun trồng. Phải là năm 1954, khi Việt Minh nổi dậy như Phạm Duy, (lại Phạm Duy) kêu gào: "Một mùa thu năm xưa Cách Mạng tiến ra đất Việt, và bừng sống, thanh niên tung gông, phá xiềng... Cùng đi mang máu lên đỏ ngọn cờ...", đấy, cái đấy nó là giở giáo phá tan bồ kim cổ. Đấy cái đó mới là "một mùa thu nước lũ" mới "trở thành bùn nước mênh mông", và rồi "lớp lớp sông Hồng man dại" mới làm cho người ta "khiếp sợ, sững sờ, té đái". Tác giả Vô Đề mới tiếc bao mùa lúa vun trồng trước mùa Thu kháng chiến 1945 này đã trở thành đồng lầy mênh mông nước.
Sau tháng 7 năm 1954 với hiệp định Genève, vgcs về tiếp thu Hà nội, 1, 2 năm đầu còn lo ổn định, che dấu bộ mặt ác ôn, xây dựng chính quyền và tổ chức lại hương thôn, tất cả bắt đầu xây dựng trở lại thì làm gì có bao mùa lúa vun trồng để tiếc thương? NCT cố viện dẫn câu:
"Nhưng rồi một sớm đầu Thu, mùa Thu trở lại," để gán cho đó là mùa Thu năm 1954, cho hợp với tuổi 15 của NCT, (trong phỏng vấn bởi Bút Vàng Đỗ thị Thuấn, Thiện nói là tuổi của Thiện đã 16, 17, cho gần với cái tuổi 20 cho nó có vần trong bài thơ, rồi để chữa cho sự kỳ kèo NCT chữa thẹn 16 là tuổi Ta đấy mà?? Năm nào mà chả có mùa Hè đi rồi mùa Thu trở lại? hoặc Đông tàn Xuân lại đến. Nhưng chỉ có một mùa Thu kinh hoàng năm 1945 là năm mà lịch sử, văn học và âm nhạc đã dùng để dẫn nhập cho tác phẩm của mình http://anhduong.net/biemthi/NCT-2tailieu.htm )
Điều thú vị trong sự khác biệt của hai bài Đồng Lầy, bài mới được viết lại năm 2008 đã có những câu thiếu dấu phẩy so với bài đăng của VNTP năm 1981, và cũng đã viết theo hứng khởi của NCT khi chép lại.
Không sợ
Viễn vông
Mơ ước
Đợi chờ
Vĩ Đại...
Là những ý tưởng riêng rẽ mà thi sĩ vô danh muốn nhấn mạnh, nó có một khoảng cách riêng, một âm hưởng riêng để người đọc hoặc nghe nghiệm ra các trạng thái tinh thần, nó không thể dồn vào một hàng như NCT đã chép lại:
Không sợ, viễn vông đẹp tựa thơ
Mơ ước, đợi chờ, vĩ đại
Nay NCT viết liền tù tì một hàng, dù cách dấu phẩy, thì âm điệu của nó cũng đã khác đi rồi, nó không còn nguyên bản cái dụng ý của tác giả nữa. NCT làm vậy để làm gì? Vì NCT là vè sĩ thôi biết gì về hồn thơ, điệu thơ? Lại nữa trong bản viết năm 2008, hai câu chót:
Mặt trời sự sống
Thổ ra từng vũng máu hồng
Được lập lại từ đoạn trên và khác bản in của VNTP năm 1981:
Máu, lệ, mồ hôi, rớt rãi
Đi về ai nhận ra ai!
Tại sao vậy? Hay tại lần này NCT cố ý cho thấy là mình bị ho ra máu để trả lời cho câu hỏi 13 năm trước lúc mới qua Mỹ đã trả lời là chẳng có bị bịnh lao phổi gì cả.
Bạn đọc hãy xem trang web này để thấy chính NCT có hai bản chụp thư tiếng Pháp khác nhau: http://www.vietamreview.net/handwriting.html
Vậy Đỗ Thái Nhiên đã bịt mắt che tai, mà không thấy những điều này sao? Hay Đỗ Thái Nhiên trở lại chui vào cái vỏ Luật sư Nguyễn Phương Minh cũ của mình. Cái vỏ có điều gì uẩn khúc mà Nguyễn Phương Minh đã muốn đổi nó thành Đỗ Thái Nhiên? Nếu tên đó là tên thật của một người can trường nào trong trại tù mà NPM đã dùng để vinh danh ông ta, thì lần này Nguyễn Phương Minh đã làm xú danh cái tên DTN khi ông đồng lõa với NCT để tiêu diệt đi cái nguyện vọng chúng tôi muốn sống của người tỵ nạn vgcs, qua những bài ông viết để bênh vực cho tên đạo thơ đó.
Hoa Lư Phạm Thái
Để kết thúc có lẽ xin hỏi LS Đỗ Thái Nhiên hai bản văn tiếng Pháp: mà chữ S cuối cùng khác nhau như giáo sư Nguyễn Phúc Liên nhận định thì nhà phân tích dạng tự nói sao?
Hay là chúng ta lại chờ một Tiểu Diên Hồng trên SBTN trả lời?
No comments:
Post a Comment